Phương tiện- Âm thanh phương tiện ngôn ngữ, kết hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh mắt,… phương tiện phi ngôn ngữ.- Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu: giọng nói có thể cao hay thấp, nh
Trang 2THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP NGÔN NGỮ NÓI VÀ VIẾT
(Tiếp theo)
Trang 3NHẮC LẠI
LÍ THUYẾT
Trang 4Đặc điểm Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ viết
1 Phương
tiện
- Âm thanh (phương tiện ngôn ngữ), kết hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh mắt,… (phương tiện phi ngôn ngữ).
- Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu: giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, liên tục hay ngắt quãng,…
- Lời nói khó phổ biến rộng và lưu giữ lâu dài nếu không được ghi âm, ghi hình.
- Chủ yếu là chữ viết (phương tiện ngôn ngữ), kết hợp hình ảnh, kí hiệu, biểu đồ,… (phương tiện phi ngôn ngữ).
- Các văn bản viết được phổ biến rộng và lưu giữ lâu dài.
2 Nhân vật
giao tiếp và
hoàn cảnh
giao tiếp
- Có người nói và người nghe; người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau.
- Hoàn cảnh giao tiếp bằng ngôn ngữ nói mang tính chất tức thời, không được dàn dựng trước:
+ Người nói ít có điều kiện chọn lọc, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ.
+ Người nghe cũng phải tiếp nhận, lĩnh hội kịp thời, ít có điều kiện suy nghĩ, phân tích kĩ.
- Người viết và người đọc không thể ngay lập tức đổi vai cho nhau Nhưng người viết vẫn phải hình dung là viết cho người đọc nhất định
và có thể nhận được phản hồi của người đọc.
- Hoàn cảnh giao tiếp của ngôn ngữ viết có điều kiện dàn dựng trước, người viết có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn gọt giũa; còn người đọc có điều kiện đọc lại, phân tích, nghiền ngẫm để lĩnh hội thấu đáo.
Trang 5Đặc
điểm
3 Từ
ngữ và
câu
- Từ ngữ: thường sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, sử dụng lớp từ mang tính khẩu ngữ,
từ ngữ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ, trợ từ, thán từ,…
- Câu: có thể sử dụng các câu tỉnh lược, câu đặc biệt; câu
có yếu tố dư thừa, trùng lặp,
…
- Từ ngữ:
+ Được trau chuốt, hoàn chỉnh, phù hợp với từng phong cách chức năng văn bản được tạo lập
+ Tránh dùng các từ mang tính khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng,…
- Câu:
+ Ít sử dụng các câu tỉnh lược, câu đặc biệt, các yếu tố chêm xen, dư thừa
+ Thường có những câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ các quan hệ từ và sự sắp xếp các thành phần phù hợp
Trang 6II LUYỆN TẬP VỀ NGÔN NGỮ NÓI VÀ VIẾT
Trang 7Bài tập 1 Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong đoạn
trích sau đây:
Phéc-đi-năng (giận dữ, đứng ngăn giữa Luy-dơ và bọn chúng): Đứa nào dám tới
đây? (chàng rút kiếm và dùng chuôi kiếm chống lại) – Chớ có đứa nào tìm cách
động vào nàng trừ phi đã bán đứt cái sọ của mình khi vào làm thuê cho Pháp
đình! (với Tể tướng) – Xin cha hãy nghĩ đến bản thân cha, cha ơi, đừng dồn ép
con thêm nữa!
Tể tướng (giọng đe doạ, với các nhân viên pháp đình): Nếu chúng bay còn muốn
giữ lấy miếng ăn, đồ hèn nhát (bọn họ lại xông tới Luy-dơ)
Phéc-đi-năng: Thề độc có tử thần cùng tất cả mọi loài ma quỷ, lùi lại! Tao bảo:
lùi lại! – Hãy thương tiếc lấy cha, đừng dồn con đến chỗ cùng đường, cha ơi!
Tể tướng (sôi sục giận dữ): Chúng bay làm tròn nhiệm vụ của chúng bay như thế
ư, quân tôi đòi hèn mạt? (bọn tuỳ tùng lại xông tới dữ dội hơn trước)
Trang 8Bài tập 1 Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong đoạn trích sau đây:
…
Phéc-đi-năng: Thôi được! Đã phải như vậy thì (tuốt gươm đâm bị thương mấy người)
Tể tướng (cuồng nộ): Ta muốn xem liệu chính ta có phải nếm lưỡi kiếm này không! (tự
mình giằng lấy Luy-dơ, giao cho một tên)
Phéc-đi-năng (cười cay đắng): Cha ơi, cha ơi! Hành vi của cha thật là một lời cay độc
ném vào mặt Chúa, vì Chúa đã lầm, đã lẫn, đã chọn tên đao phủ đê hèn lên làm Tể tướng mạt hạng
Tể tướng (với các tuỳ tùng): Lôi nó đi!
Phéc-đi-năng: Cha ơi! Nàng sẽ lên giá nhục hình nhưng là cùng với Thiếu tá – con trai
của Tể tướng Cha vẫn cương quyết ư?
Tể tướng: Thế thì cuộc trưng bày càng thú vị! Lôi nó đi!
(In trong Âm mưu và tình yêu (Si-le), bản dịch của Nguyễn Đình Nghi, NXB Sân Khấu,
2006, tr 50-55)
Trang 9ĐẶC ĐIỂM BIỂU HIỆN
Phương tiện
ngôn ngữ
Âm thanh/ ngôn ngữ nói
Phương tiện phi
ngôn ngữ
Cử chỉ (Phéc-đi- năng: rút kiếm và dùng chuôi kiếm chống lại, tuốt gươm đâm bị thương mấy người), nét mặt (Phéc-đi- năng: cười cay đắng,…), giọng điệu (tể tướng: giọng đe doạ, sục sôi giận dữ; Phéc-đi năng: giận dữ)…
Nhân vật giao tiếp Có người nói và người nghe: Tể tướng và Phéc-đi-năng.
→ luân phiên vai nói – nghe
Từ ngữ - Giản dị, dễ hiểu;
- Sử dụng nhiều các trợ từ, thán từ: xin, đừng, …
Câu - Ngắn, nhiều câu cảm thán
GỢI Ý BÀI TẬP 1
Trang 10Bài tập 2 Nhận xét về những đặc điểm của ngôn ngữ viết trong các đoạn văn sau:
a) Như vậy, hai lực đối kháng và đồng đẳng xung đột quyết liệt trong tác phẩm bi kịch hoàn chỉnh một cách cổ điển của Nguyễn Huy Tưởng: nghệ sĩ và nhân dân Nghệ sĩ mượn tay vương quyền để khẳng định thiên tài sáng tạo của mình, không đếm xỉa đến mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân Nhân dân không chấp nhận sự áp đặt giá trị với những đòi hỏi hi sinh từ nghệ sĩ, nổi dậy tiêu diệt nghệ sĩ và công trình kỳ quan của y Nếu quan niệm hoạt động sáng tạo là sự thực hiện mệnh lệnh của “cái đẹp” và việc bảo vệ quyền sống và các quyền chính đáng khác của con người là sự thực hiện mệnh lệnh của “cái thiện” thì trước chúng ta là cuộc xung đột khốc liệt giữa “cái đẹp” và “cái thiện”, cuộc xung đột có ý nghĩa lịch sử nhân loại mà nhà văn Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng đã khắc họa […].
Theo Phạm Vĩnh Cư
(Trích Bàn thêm về bi kịch Vũ Như Tô, in trong Sáng tạo và giao lưu,
NXB Giáo dục, 2007, tr.39-41)
b) Những nhà văn có phong cách đều tạo ra cho mình một thế giới nhân vật riêng Thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân, nói chung, gồm hai loại người đối lập nhau: loại người tài hoa nghệ sĩ, có nhân cách, có
“thiên lương”, tự đặt mình lên trên hạng người thứ hai gồm những kẻ tiểu nhân phàm tục, bằng thái độ ngạo đời, khinh bạc Loại người thứ nhất, theo Nguyễn Tuân, thường là những linh hồn đẹp còn sót lại của một thời đã qua, nay chỉ còn “vang bóng” Loại người ấy cố nhiên là hiếm hoi Còn kẻ tiểu nhân phàm tục thì đầy rẫy trong thiên hạ
Trang 11GỢI Ý BÀI TẬP 2 a
Phương tiện
ngôn ngữ
Chữ viết/ngôn ngữ viết
Phương tiện phi
ngôn ngữ
- Không sử dụng các yếu tố như cử chỉ, nét mặt, điệu điệu
…
Nhân vật giao
tiếp
- Chỉ có người viết;
- Người đọc vắng mặt trên văn bản
Từ ngữ Trau chuốt, giàu hình tượng, mang phong cách ngôn ngữ
phê bình văn chương: xung đột quyết liệt, tác phẩm bi kịch, hoạt động sáng tạo, cái đẹp, cái thiện
Câu Không sử dụng câu tỉnh lươc, câu đặc biệt, câu cảm thán
Trang 12GỢI Ý BÀI TẬP 2 b
Phương tiện
ngôn ngữ
Chữ viết/ngôn ngữ viết
Phương tiện
phi ngôn ngữ
- Không sử dụng các yếu tố như cử chỉ, nét mặt, điệu điệu …
Nhân vật giao
tiếp
- Chỉ có người viết;
- Người đọc vắng mặt trên văn bản
Từ ngữ Trau chuốt, giàu hình tượng, mang phong cách ngôn ngữ phê
bình văn chương: phong cách, nhân vật, người tài hoa nghệ
sĩ, “thiên lương”
Câu Không sử dụng câu tỉnh lươc, câu đặc biệt, câu cảm thán
Trang 13Bài tập 3: Dựa vào nội dung một truyện ngắn mà anh/ chị yêu thích được học trong Ngữ văn 11, tập hai, hãy viết một kịch ngắn có sự đối thoại giữa các nhân vật thể hiện rõ đặc điểm của ngôn ngữ nói.
Trang 14STT Tiêu chí Kết quả
Có Không
1 Vở kịch có các nhân vật liên quan đến tác phẩm truyện
đã học trong sách Ngữ văn 11, tập hai
2 Vở kịch có liện quan đến nội dung của tác phẩm truyện
đã học trong sách Ngữ văn 11, tập hai.
3 Lời thoại có thể hiện được những đặc điểm của ngôn
ngữ nói
4 Lời thoại còn nhầm lẫn giữa ngôn ngữ Nói và Viết
5 Lời thoại phù hợp với tình huống đặt ra
BẢNG KIỂM: ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
Trang 15THAM KHẢO VỞ KỊCH NGẮN TRÍCH ĐOẠN “MỘT NGƯỜI HÀ NỘI”
- NGUYỄN KHẢI
Cảnh 1: Nhân vật Khải đến trước cửa nhà cô chú, gõ cửa
Em họ: Ai đấy ạ?
Khải: Anh Khải đây, mở cửa cho anh với.
Em họ (chạy từ trong nhà ra, mở cửa): Mẹ ơi! Đồng chí Khải đến!
Cô Hiền (cau mặt, gắt): Nào, con phải gọi là anh Khải, hiểu chưa?
Chồng cô Hiền (bước ra cửa, nắm tay Khải, hồ hởi nói): Chào đồng chí, sao Chủ
nhật trước đồng chí không ra chơi, làm cả nhà nhà cơm mãi.
Cô Hiền (thở dài, quay đi): Đấy anh cứ vậy bảo sau thằng con anh nó học theo
gọi anh nó là đồng chí Khải.
Khải (cười xòa, vui vẻ nói): Đất nước mình độc lập rồi, vui quá cô nhỉ?
Trang 16Vở kịch ngắn trích đoạn “Một người Hà Nội” - Nguyễn Khải
…
Cô Hiền: Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ? Chính phủ mình
cứ can thiệp vào nhiều việc của dân quá, nào phải tập thể dục mỗi sáng, phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải sống ra sao, trai gái phải yêu nhau như thế nào, thậm chí cả tiền công sá cho kẻ ăn người ở Về sau, tổ dân phố lại vận động nhau không nên nuôi người ở Nhà này trước đây có hai người ở, một anh bếp và một chị vú Chị vú là
vợ anh bếp, đẻ được đứa con nào lại đưa về quê cho bà ngoại nuôi Sau ngày giải phóng,
cô phải cho anh bếp về quê làm ruộng, còn chị vú vẫn ở lại, vì chủ tớ còn cần dựa vào nhau
(Nghỉ một lúc, cô Hiền nói tiếp): Mỗi ngày chị đi chợ, đều có cán bộ bám theo, dò hỏi:
"Chị có bị nhà chủ hành hạ không? Tiền công có được trả đều đặn không? Thái độ chính trị của họ là như thế nào?” Chị vú bực mình gắt ầm lên: “Nếu họ không tử tế thì tôi đã xéo đi từ lâu rồi không khiến anh phải xui." Chị ta kể lại chuyện đó cho cả nhà nghe, bình luận: “Cách mạng gì toàn để ý đến những chuyện lặt vặt!”