NGUYỄN THỊ HỔNG Ks nòng nghiệp * NẤM RƠM, NẤM BÀO NGƯ * NẤM ĐÔNG CÔ, N ^ LINH CHI * NẤM MÈO, NẤM SÒ, NẤM MỠ NHÀ XUẤT BẢN THANH HÓA... NGUYỄN THỊ HỎNGKS nông nghiệp TRỒNG NẤM NẤM RƠM NẤM
Trang 1NGUYỄN THỊ HỔNG
(Ks nòng nghiệp)
* NẤM RƠM, NẤM BÀO NGƯ
* NẤM ĐÔNG CÔ, N ^ LINH CHI
* NẤM MÈO, NẤM SÒ, NẤM MỠ
NHÀ XUẤT BẢN THANH HÓA
Trang 2@ A ^ t}fuM
TRỒNG NẤM
Trang 3NGUYỄN THỊ HỎNG
(KS nông nghiệp)
TRỒNG NẤM
NẤM RƠM NẤM BÀO NGƯ NẤM ĐÔNG CÔ NẤM LINH CHI NẤM MÈO NẤM SÒ NẤM MO
NHÀ XUẤT BẢN THANH HOÁ
Trang 5II Đặc điểm sinh học 33
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
G^Aiằm giúp bà con có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc trồng các loại nấm để mang lại hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi xuất bản quyển
sách “K ỹ thuật trồ n g cá c loại n ấ m ”.
Nội dung sách tập trung giới thiệu kỹ thuật trồng 7 loại nấm: nấm rơm, nấm bào ngư, nấm đông cô, nấm linh chi, nấm mèo, nấm sò và nấm mỡ
Những kiến thức trình bày trong sách đã được chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó chắt lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn thành sách với mục đích giúp bà con có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc trồng các loại nấm
Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều
bổ ích cho bà con nông dân
Trang 7- Người trồng nấm rơm có thể cho thu hoạch nấm theo ý mình, chủ động đưỢc thời vụ, hạn chế đưỢc rủi ro Nghề trồng nấm rơm còn tận dụng
Trang 8được thời gian nông nhàn, giải quyết được việc làm cho lao động nhàn rỗi, tạo công án việc làm thường xuyên cho lao động tại địa phương.
- Trồng nấm rơm bước đầu đem lại hiệu quả cao, tận dụng phế phẩm trong nông nghiệp làm nấm, lại có thể dùng rạ sau khi thu hoạch nấm bón cho gốc cây, cải tạo đất trồng cây lâu nám, không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ở địa phương
- Nấm rơm dễ trồng, mọc tốt trên các thực liệu là phế phẩm nông nghiệp, trồng được quanh năm trong điều kiện ỏ miền Nam khi nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 25 - 30°c
II K Ỹ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM
1 Nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu chính để trồng nấm rơm
là rơm rạ cần đạt những yêu cầu sau:
- Nguyên liệu phải sạch, để nơi không bị mưa dột, ẩm ướt
- Không nhiễm vi sinh vật và những loại nấm mốc ký sinh, không có dư lượng thuốc trừ sâu bệnh, không bị nhiễm nước phèn mặn
- Chưa bị phân hủy hoặc mục nát
10^"
Trang 92 Xây dựng nhà trồng nâm
- Chọn nền đất: Chọn những nền đất cứng, cao ráo, cao hơn mặt đất bình thường từ 0,3 - 0,5m Nhà trồng được quây kín bằng nylon (bạt) trên nóc và xung quanh, nên quay về hướng Đông
- Tây để ánh sáng phân bô" đều Trên hai vách chừa hai lỗ có kích thước khoảng 20 X 25cm để làm mát Ban đêm mở cửa đế nấm thải thán khí COg Ban ngày có thể che bớt ánh sáng nếu cường
độ ánh sáng quá cao
- Bên trong nhà trồng nấm làm những giàn
kệ cách nhau 70cm, cao 2m, mỗi giàn kệ làm thành từng ngăn, ngăn này cách ngăn kia 40cm, dày 40cm
3 Meo giông
Cần phải chú ý kỹ đến việc chọn meo giốhg
vì meo giông tốt là yếu tô" quyết định sự thành công của việc trồng nấm Meo giốhg tốt là bịch meo có tơ nấm phát triển trắng đều, đồng thòi bào
tử kết thành những chấm lấm tấm đỏ như muối
ớt Meo giống từ 10 - 15 ngày tuổi đem ra trồng là tô"t nhất
11
Trang 104 Bổ sung các chât dinh dưỡng
Ngoài việc coi trọng kỹ thuật chọn rơm rạ, meo giông, cần phải chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng để tạo điều kiện cho tơ nấm phát triển tốt Các chất dinh dưỡng được trộn đều trong rơm rạ như sau: Cứ lOOkg thực liệu cần Ikg đạm urê, 2,5kg lân supe, Ikg kali suníat Trộn 1 lần trong giai đoạn ủ rơm
5 Các giai đoạn tiến hành
a) Giai đoạn xử lý rơm
Xử lý rơm bằng nước vôi: Ngâm rơm trong nước vôi rồi trộn đều, cần chú ý độ pH của nước vôi trước khi xử lý bằng 11, nhưng sau giai đoạn
xử lý rơm thì độ pH trong nước còn lại 7 là thích
hỢp nhất
b) Giai đoạn ủ rơm
- Thời gian ủ: 10 ngày
- Trong giai đoạn này cần chú ý tối độ ẩm và chất lượng của rơm Rơm sau khi xử lý bằng nưóc vôi sẽ được rải đều lên nền ximăng, cho thêm nưóc vào (nước có độ pH = 7) để rơm có đủ độ ẩm cần thiết, ngoài ra cần bổ sung các chất dinh dưỡng
12^
Trang 11N, p, K (như đã nói ở phần trên) Sau đó, dùng tấm nylon phủ rơm cho kín khí Độ dày của lớp rơm rạ khoảng 0,5m là tốt nhất Sau thời gian ủ
7 ngày, đảo rơm một lần để tạo điều kiện cho quá trình lên men thực liệu tôt hơn và phủ kín nylon trở lại
c) Giai đoạn đóng gói, cây meo
Rơm sau khi xử lý, trộn đều sẽ đưỢc đóng thành từng khôi Chuẩn bị một khung bằng gỗ có dạng khối che kín 5 mặt có kích thước 0,22 X 0,15
X 0,12 m Dùng một miếng nylon vừa đủ rộng trải trong khung rồi cho rơm rạ đã xử lý vào khung, sau đó nén chặt để tạo thành từng khối Cấy meo giốhg vào hai đầu khốĩ thực liệu, sau đó phủ kín bằng tấm nylon trên, sau 6 ngày dỡ ra, mở tấm nylon gói đưa vào nhà trồng Các khối nấm được đặt chồng lên nhau trên các kệ đã thiết kế
d) Giai đoạn chăm sóc và thu hoạch
- Trong giai đoạn này, cần chú ý tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho nấm phát triển, độ ẩm thích hỢp nhất là 90% Dùng bình xịt thuốc để tưới là tốt nhất Trong những ngày nắng nóng, cần theo
Trang 12dõi sự thay đổi độ ẩm của nhà trồng để có chê độ tưới phù hỢp.
- Sau 7 ngày có thể thu hoạch đợt 1 Khi thu hoạch, cần chú ý dùng dao nhọn xắn quanh gốc nấm, tránh phạm vào các gốc nấm khác và làm đứt tơ nấm
- Sau khi thu hái, nấm rơm vẫn sinh trưởng, phát triển nên phải tiến hành chăm sóc tốt để tránh ảnh hưởng đến năng suất Sau 2 - 3 ngày thu hoạch 1 lần, sô" lần thu hoạch kéo dài từ 5 - 6 lần tuỳ thuộc vào sự chăm sóc
Trang 13- Sau khi tận thu, thực liệu trên có thể ủ
để làm phân bón, nuôi trùn Nếu tiếp tục trồng nấm phải được cách ly ít nhất là 5 ngày và xử lý
kỹ bằng formol để trừ các sâu bệnh hại trước khi trồng đợt khác
IIL K Ỹ THUẬT LÀM M EO GIỐNG NẤM r ơ m
Gồm 3 giai đoạn:
1 Giai đoạn meo giống câp 1
a) Môi trường cấp 1: Môi trường căn bản thường
dùng nhất là P.D.A gồm khoai tây 300g, glucose 20g, agar 20g, nưốc cất sạch đủ 1 lít Khoai tây rửa sạch cắt khốĩ vuông nhỏ lcm^, nấu chín lọc xác lấy nước Cho agar vào nước khoai tây, nấu
và khuấy cho tan đều Thêm glucose và nước vào Sau khi kiểm tra pH xong, cho vào ốhg nghiệm
Để nguội, làm nút bông quấn giấy bao'nút lại Hấp khử trùng ở áp suất 0,8 - latm trong 1 giờ
b) Phân lập giống nấm: Giốhg thuần có,thể thu nhận từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ bào
tử hoặc từ mô thịt nấm
15
Trang 14Chọn tai nấm có hình trứng, gọt sạch gốc Lau nấm và tay người cấy bằng cồn alcool, khử trùng dao cấy x ẻ đôi tay nấm, dùng dao cứa nhẹ ở phần thân gần mũ nấm rồi cho nấm vào ốhg nghiệm Tiến hành vô trùng bằng đèn cồn.
c) ủ tớ: ủ tơ nấm thuần ở nơi ấm, sau 4 - 5 ngày tơ nấm sẽ phát triển đầy ốhg nghiệm; khi
đó có thể nhân nhiều ra bằng cách cấy truyền Không được cấy truyền giống quá 3 lần
Tơ nấm trên môi trường cấp 1
Trang 152 Giai đoạn meo giông câp 2
Thường gọi là meo bó - dạng chuyển tiếp sang meo thành phẩm cấp 3 Cây meo bó dài được đặt thẳng trong bịch meo cấp 3 giúp meo phát triển đồng đều, sỢi meo trong bịch có cùng tuổi
a) Nguyên liệu: Chọn rơm lúa mùa có cọng dài, thích hỢp để tơ phát triển, tuốt bỏ bớt lá, cắt khúc khoảng 12cm, dùng dây nylon tước nhỏ cột quấn quanh 8 - 1 0 cọng thành 1 bó nhỏ Nếu dùng thân cây mì làm nguyên liệu thì lựa thân cây mì già, róc hết vỏ xanh, chặt khúc khoảng 12cm, chẻ thành thanh nhỏ, róc bỏ ruột, phơi nắng cho thật khô Bảo quản 1 thời gian ngắn không để lâu vì dễ bị mọt Ngoài ra cũng có thể dùng lúa
Tơ nấm trên môi trường cấp 2
Trang 16b) Môi trường: Ikg rơm bó (thân mì hoặc lúa) ngâm trong nước vôi 1%, bột ngô 150g và cám 50g nấu đặc trộn vào rơm bó (thân mì hoặc lúa).
c) Hấp khử trùng: 1,5 atm/giờ
d) Cấy meo: Từ ốhg nghiệm meo cấp 1, dùng dao cấy cắt 1 phần thạch có meo chuyển vào chai meo bó trong điều kiện vô trùng
e) ủ meo: 15 - 25 ngày với nhiệt độ 30 - 35°c
f) Chọn giống: Chọn chai phát triển nhanh, không bịch; loại bỏ chai xấu, có bịch
3 Giai đoạn meo giông câp 3
a) Bao bì: Để làm meo, dùng chai thủy tinh trong suốt hay bao túi pp kích thước nhỏ, chịu được áp suất cao Để làm bịch tưới trồng, dùng túi
PE kích thước 22 X 36cm
b) Nguyên liệu: Dùng một trong sô" các nguyên liệu rơm, rạ, trấu, mùn cưa, cùi ngô Ngô, cám phải mới, khô, không ẩm, không mốc
c) Môi trường: Rơm, rạ Ikg, cám 50g, ngô 150g, nước vôi 1% Rơm rạ cắt ngắn 2 - 3cm phơi thật khô, trưốc khi làm meo ngâm nưóc vôi 1%, khoảng
2 giờ vớt ra để ráo nước đến khi đủ độ ẩm Ngô, cám trộn nước vôi đủ độ ẩm trước khoảng 2 giờ
18^
Trang 17Trộn đều các nguyên liệu, giậm đạp cho mềm, xong cho vào chai hay bịch.
d) Khử trùng: Hấp khử trùng chai meo và bịch meo pp ở 1,5 atm trong 1 giờ Hấp khử trùng bịch trồng PE 90 - 100'’C trong 4 - 6 giờ
e) Cấy meo: Trong điều kiện vô trùng, lấy một cây meo bó cho vào bịch môi trường hay chai môi trường đã hấp
f) ủ meo; Meo nấm ủ ở nhiệt độ 30 - 35°c sau
Trang 18KỶ THUẬT TRỒNG NẤM BÀO NGƯ
q M ấm bào ngư khá dễ trồng, không đòi hỏi kỹ
thuật cao Tận dụng nhân lực nhàn rỗi và nguyên liệu sẵn có để trồng nấm giúp tăng thêm thu nhập cho nông dân
Nấm bào ngư là loại thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng khá cao, cung cấp một lượng đáng kể chất đạm, đường bột, nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời là dưỢc liệu quí trong việc duy trì,
Trang 19bảo vệ sức khỏe, phòng chông nhiều bệnh kể cả ung thư, u bướu và cũng là nguồn hàng xuất khẩu
có giá trị
I NGUYÊN LIỆU
Nguyên liệu chính làm môi trường nuôi nấm
là các loại phế thải nông nghiệp giàu chất cenlu- lose (như rơm rạ và mùn cưa thuộc loại gỗ mềm)
và không có nhựa ngăn meo nấm phát triển (như
gỗ cao su, xoài, so đũa, thân bắp, cùi bắp )
Nguyên liệu sau khi qua xử lý, ủ chín, phối trộn chất dinh dưỡng, vô bịch, hấp tiệt trùng, cấy meo giốhg Sau 20 - 25 ngày, tơ nấm mọc đầy bịch phôi, lúc này đem bịch phôi vào nhà trồng nấm chăm sóc, sau đó thu hoạch quả thể
II CHUẨN BỊ NHÀ TRỒNG NẤM
Vật liệu: Làm nhà trồng nấm bằng tre, lá, lưới, nylon Có thể tận dụng sàn nhà để treo bịch phôi nấm, xung quanh nhà trồng nấm có thể bao lưới cước hoặc nylon để giữ độ ẩm, hạn chế côn trùng giúp nấm phát triển tốt
21
Trang 20Nhà trồng nấm: Phải sạch sẽ, cao ráo, thoáng khí, dễ thoát nước và giữ được độ ẩm Các bịch phôi nấm có thể xếp đặt trên các bệ (bằng tre hay sắt) hoặc treo dưối các thanh ngang, mỗi hàng cách nhau 20 - 30cm, mỗi dây có thể treo từ 6 -
10 bịch phôi, cách nhau 20 - 25cm Tốt nhất, bô" trí dàn treo theo từng khốỉ một, mỗi khổi rộng từ 1,4 - l,6m , chiều dài tùy theo nhà trồng Mỗi khôi chừa các lốĩ đi để tiện chăm sóc và thu hái
Trước khi đUa nấm vào nhà trồng, cần khử trùng nhà nấm bằng vôi bột, cứ Im^ rải đều lOOg vôi bột xung quanh nền nhà trồng nấm
Sau khi nhà trồng nấm chuẩn bị xong thì đUa bịch phôi nấm vào chăm sóc
Trang 21III ĐƯA BỊCH PHÔI NẤM VÀO NHÀ TRồNG
Chọn những bịch có sỢi tơ nấm mọc trắng đều, sau đó tiến hành tháo nút bông phía trên miệng bịch phôi hoặc dùng dao lam rạch từ 3 - 4 đường dài khoảng 3 - 4cm trên bịch phôi, để sang ngày hôm sau mối phun tưới nước
Nước tưối nấm phải sạch, không phèn, không chứa chất độc gây hại cho nấm và nên tưới bằng bình phun sương hay vòi phun thật mịn Tưới nước nhiều hay ít tùy theo độ ẩm không khí của nhà trồng nấm Bình quân tưới 2 lần/ngày, nếu khô thì tưới 3 - 4lần/ngày
Độ ẩm môi trường không khí nơi trồng nấm đạt 85 - 90% Nhiệt độ thích hỢp 25 - 32°c, nhiệt
độ tốì ưu 27 - 28°c Ánh sáng khuếch tán (có thể đọc sách được) là điều kiện thích hỢp nhất để tạo quả thể nấm phát triển
Cách tưới: Không tưới thẳng lên bịch phôi mà phun xịt như mưa nhẹ rơi, tưới ướt các vách, nóc
và nền nhà để tạo độ ẩm cần thiết cho nhà trồng nấm Tùy theo thời tiết mà tưới nhiều hay ít, mỗi ngày tưối 2 - 4 lần (khi mUa dầm ẩm ướt, không cần tưới) Lưu ý là tránh để giọt nước bắn thẳng vào nụ nấm làm hư nụ
ir^ 23
Trang 22IV NHỮNG ĐIỀU CẦN L ư u Ý
- Nhạy cảm với môi trường: Ngoài các tác nhân ảnh hưởng như nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng, nấm bào ngư đặc biệt nhạy cảm với tác nhân gây ô nhiễm môi trường như hóa chất, thuốc trừ sâu, các kim loại nặng, kể cả trong nguyên liệu cũng như không khí và môi trường xung quanh khu vực nuôi trồng Trong điều kiện ô nhiễm trên, tai nấm sẽ bị biến dạng hoặc ngừng tạo quả thể Vì vậy, khi nấm bào ngư phát triển tốt thì nấm thu hoạch được chắc chắn sẽ là một loại rau sạch
- Dịch bệnh gây hại nấm: Chủ yếu là mốc xanh Trichoderma và ấu trùng ruồi nhỏ Đốì với mốc xanh, có thể hạn chế bằng cách khử trùng tốt nguyên liệu hoặc tăng độ pH Đối với ấu trùng ruồi nhỏ, để ngăn ngừa nhà trồng cần có lưới chắn
và vệ sinh nhà trại, không cho ổ dịch phát sinh
- Dị ứng do bào tử nấm bào ngư: Nếu hít phải có thể gây khó thở, nổi nhiều mẩn đỏ ở tay, nhức đầu, ho và sốt Khắc phục bằng cách đeo khẩu trang khi vào nhà nuôi trồng, tưới ẩm cho nhà trồng
24^
Trang 24- Dùng nưốc vôi đặc quét vào hai đầu khúc gỗ
để chống nhiễm khuẩn và sự xâm nhập của nấm dại vào khúc gỗ
Trang 254 xếp gỗ để ráo nhựa
Sau khi xử lí xong, xếp gỗ vào những cây có tán hoặc mái hiên, phơi gỗ khoảng 7 - 1 5 ngày nhằm làm se nhựa trong cây để sau này không ảnh hưởng đến sự phát triển của sỢi nấm
7 - lOcm, các lỗ so le nhau
, ^ ^ 2 7
Trang 26- Cấy giống- Tra giống gần đầy miệng lỗ, dùng phôi gỗ đã tạo ra làm nắp đậy (độ dày bằng độ dày của vỏ cây) đậy kín lớp giống cấy Phía ngoài dùng ximăng đã hòa giông như vữa trát tường quét trên miệng nắp để bịt kín miệng lỗ.
6 xếp gỗ và nuôi sỢi
- Xếp gỗ: Gỗ khúc sau khi cấy giốhg được xếp vào trong nhà để nuôi ủ, xếp theo kiểu hình khối, cách mặt đất 15 - 20cm, cao l,5m, chiều dài tùy theo khôi lượng gỗ đem trồng, phía trên cùng dùng bao tải gai dấp ướt để ráo nước phủ kín toàn
Trang 278 Ra giàn gỗ
Nhận biết khúc gỗ kết thúc giai đoạn nuôi ủ:
- Khi vỏ khúc gỗ sần sùi như da cóc
- Vỏ có vết rạn trắng như chân chim
th u ộ c đ iều k iệ n n h à trồ n g
9 Chăm sóc - thu hái
- Chăm sóc: Tiến hành điều chỉnh độ ẩm nhà trồng 65 - 68%, ánh sáng khuếch tán đều trên các mặt của khúc gỗ, nhiệt độ 10 - 20°c
/ '29
Trang 28- Thu hái: Khi cuốhg nấm dài 3 - 5cm, quả thể hình dù, dưới mũ có lớp màng mỏng bám vào thân nấm thì cần thu hái ngay.
- Khi hái: Nắm chân xoay nhẹ hoặc dùng dao
để cắt, tránh làm tổn thương lớp vỏ và sót thịt nấm quá nhiều
- Thòi gian thu hái: 3 - 6 tháng/năm Khi nhiệt độ trên 20°c, cần xếp gọn gỗ lại rồi ươm như ban đầu cho đến thời kì lạnh thì chăm sóc - thu hái
30^<•: C^
Trang 29Qĩ^ìiâti 4
KỸ THUẬT TRỔNG N ẤM LINH CHI
I GIỚI TH IỆU CHUNG V Ề NẤM l i n h c h i
Cách đây hàng ngàn năm, nấm linh chi đã đưỢc dùng để làm thuốc Các sách dược thảo của nhiều triều đại ở Trung Quốc đều ghi nhận linh chi được sử dụng làm thuốc từ lâu đời
Theo cách diễn đạt truyền thống của người phương Đông, các công dụng chính của nấm linh chi là:
- Kiện não (làm sáng suốt, minh mẫn)
- Bảo can (bảo vệ gan)
- Cường tâm (thêm sức cho tim)
- Kiện vị (củng cố dạ dày và hệ tiêu hoá).
- Cường phế (thêm sức cho phổi, hệ hô hấp)
- Giải độc (giải toả trạng thái nhiễm độc)
Trang 30- Giải cảm (giải toả trạng thái dị cảm).
- Trường sinh (sốhg lâu, táng tuổi thọ)
áp thấp thì nấm linh chi có tác dụng nâng huyết
áp lên gần mức dễ chịu nhờ cải thiện, chuyển hoá dinh dưỡng
* Đối với các bệnh nhiễm mỡ, xơ mạch: Nấmlinh chi có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, làm tăng nhóm lipoprotein tỉ trọng cao trong máu, làm giảm hệ sô" sinh bệnh Nấm linh chi làm giảm xu thế kết bờ của tiểu cầu, giảm nồng
độ mỡ trong máu, giảm co tắc mạch, giải toả cơn đau co thắt tim
* Đối với các bệnh về hô hấp: Nấm linh chi đem lại kết quả tô"t tới 80%, nhất là với những ca điều trị viêm phê" quản dị ứng, hen phế quản trong việc làm nhẹ bệnh theo hướng khỏi hẳn
32"
Trang 31Ngoài ra, nấm linh chi còn có tác dụng tốt tới các bệnh gan mãn tính mới phát, nâng cao chức năng gan, ổn định đường huyết ở những người bị bệnh đái tháo đường Dùng nấm linh chi trồng trên gỗ long não điều trị ung thư cho kết quả rất tốt - khốĩ u tiêu biến hoàn toàn Điều này dựa trên cơ sở nguyên lý hiệu dụng là nấm linh chi giúp làm tăng và khôi phục hệ miễn dịch.
II ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
1 Hình dạng và màu sắc
- Cây nấm linh chi (quả thể cây nấm) gồm 2 phần; cuốhg nấm và mũ nấm
33
Trang 32+ Cuổhg nấm dài hoặc ngắn, có hình trụ, đường kính 0,5 - 3cm, ít phân nhánh, đôi khi có uốh khúc cong queo Lớp vỏ cuốhg màu đỏ, nâu đỏ hoặc nâu đen, bóng, không có lông, phủ suốt lên mặt tán nấm.
+ Mũ nấm khi non có hình trứng, lớn dần có hình quạt Trên mặt mũ có vân gạch đồng tâm màu sắc từ vàng chanh, vàng nghệ, vàng nâu, vàng cam, đỏ nâu, nâu tím nhẵn bóng như láng vecni
Mũ nấm có đường kính 2 - 15cm, dày 0,8 - l,2cm, phần đính cuốíng thường gồ lên hoặc hơi lõm
Khi nấm đến tuổi trưởng thành thì phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm
34'
Trang 33- Giai đoạn nuôi sỢi: không cần ánh sáng.
- Giai đoạn phát triển quả thể; cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc được), cường độ ánh sáng cân đối từ mọi phía
Trang 34b) Phương pháp xử lý nguyên liệu
* Chuẩn bị:
- Mùn cưa của các loại gỗ kể trên
- Túi nylon chịu nhiệt
Mùn cưa được tạo ẩm và ủ tương tự như phần
xử lý mùn cưa trồng mộc nhĩ (xem Phần 5), sau
đó phôi trộn thêm với các chất phụ gia, đóng vào
36''
Trang 35túi sao cho khối lượng túi đạt 1,1 - l,4kg rồi đưa vào thanh trùng.
3 Phương pháp cây giống
a) Chuẩn bị
- Phòng c ấ y : phòng c ấ y giông phải s ạ c h (đưỢc
thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh)
- Dụng cụ cấy giốhg: que cấy, panh kẹp, đèn cồn, bàn cấy, cồn sát trùng
- Nguyên liệu: đã được thanh trùng, để nguội
- Giôhg: sử dụng hai loại giốhg chủ yếu sinh trưởng trên hạt và trên que gỗ
Giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, nấm dại
b) Cấy giống
* Phương pháp 1: cấy giốhg trên que gỗ
- Tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính 1,8 - 2cm và sâu 15 - 17cm
37