1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thuyết minh pbl 2 thiết kế truyền động thủy khí đề tài thiết kế hệ thống lái xe ô tô

37 27 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế hệ thống lái xe ô tô
Tác giả Nguyễn Văn Hữu Thức, Phạm Lượng, Nguyễn Văn Lên
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thắng
Trường học Đại học Bách Khoa
Chuyên ngành Cơ khí Giao thông
Thể loại PBL
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

- Hệ thống lái xe Toyota Fortuner bao gồm cơ cấu lái, dẫn động lái, và trợ lực lái.- Cơ cấu lái loại bánh răng trụ thanh răng, trong đó thanh răng làm luôn chức năng củathanh lái ngang t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA CƠ KHÍ GIAO THÔNG

THUYẾT MINH PBL 2: THIẾT KẾ TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ HỆ THỐNG LÁI XE Ô TÔ Sinh viên thực hiện:

Giảng viên hướng dẫn: TS Hoàng Thắng

Đà Nẵng 2023

Trang 2

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE TOYOTA FORTUNER 2

1 Giới thiệu chung về xe Toyota Fortuner 2

1.1 Thông số kỹ thuật của xe Toyota Fortuner 2015 3

1.2 Hệ thống lái Toyota Fortuner 2015 3

PHẦN 2 ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI XE TOYOTA FORTUNER 5

2 Giới thiệu chung về hệ thống lái ô tô 5

2.1 Công dụng, phân loại, yêu cầu 5

2.2 Bố trí chung hệ thống lái xe Toyota Fortuner 5

2.3 Đặc điểm kết cấu hệ thống lái xe Toyota Fortuner 7

2.4 Tính tùy động hệ thống lái xe Toyota Fortuner 14

PHẦN 3 TÍNH TOÁN 15

3.1 Tính toán hệ truyền động thủy lực 15

3.2 Chọn các bộ phận cho hệ thống lái trợ lực thủy lực 20

3.2.1 Bơm Thuỷ Lực 20

3.2.2 Thước lái 21

3.2.3 Bình chứa dầu 21

3.2.4 Dây dẫn dầu 22

3.2.5 Dầu trợ lực lái 22

3.3 Minh họa sơ đồ đường dầu trong Automation Studio 7.0 23

3.3.1 Van phân phối thủy lực 4/3 vị trí cân bằng 23

3.3.2 Van phân phối thủy lực 4/3 ở vị trí phải 24

3.3.3 Van phân phối thủy lực 4/3 ở vị trí trái 25

3.4 Đồ thị excel về áp suất và tốc độ trong xilanh 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 4

Hình 1 Hình dáng ngoài xe Toyota Fortuner 2

Bảng 1 Các thông số kỹ thuật của xe Toyota Fortuner 2015 [1] 3

Hình 2.1.a Sơ đồ bố trí hệ thống lái trên xe Toyota Fortuner 6

Hình 2.1.b Trợ lực lái thủy lực 7

Hình 2.2 Bơm kiểu phiến gạt 8

Hình 2.3 Xi lanh lực trên xe Toyota Fortuner 9

Hình 2.4 Van phân phối kiểu quay 10

Hình 2.5 Nguyên lý hoạt động van phân phối ở vị trí trung gian 12

Hình 2.6 Nguyên lý hoạt động van phân phối ở vị trí quay vòng sang phải 13

Hình 2.7 Nguyên lý hoạt động van phân phối ở vị trí quay vòng sang trái 13

Bảng 2 Các tham số trong quá trình tính toán được trích trong TL[1] 15

Bảng 3 Thông số của dầu PERLUS H 68 15

Bảng 4 Thông số của lò xo 20

Bảng 5 Catalogue của bơm: 20

Hình 3.1.1 Bơm thủy lực xe Toyota Fortuner 2015 21

Hình 3.1.2 Thước lái Toyota Fortuner 2015 21

Hình 3.1.3 Bình chứa dầu 21

Hình 3.1.4 Ống dẫn dầu xe Toyota Fortuner 2015 22

Hình 3.1.5 Dầu trợ lực tay lái 22

Hình 3.2.1 Sơ đồ dầu chuyển động ở vị trí cân bằng 23

Hình 3.2.2 Sơ đồ chuyển động của dầu khi van ở vị trí phải 24

Hình 3.2.3 Sơ đồ khi piston đã đạt vị trí biên phải 24

Hình 3.2.4 Sơ đồ chuyển động của dầu khi van ở vị trí trái 25

Hình 3.2.5 Sơ đồ khi piston đã đạt vị trí biên trái 25

Hình 4.1 Biểu đồ áp suất bơm cung cấp 26

Bảng 6 Kết quả mô phỏng áp suất bơm 27

Bảng 7 Bảng kết quả mô phỏng vận tốc piston 28

Hình 4.3 Biểu đồ áp suất xilanh-piston 28

Bảng 8 Bảng kết quả mô phỏng áp xuất xilanh - piston 29

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội Ô tô được dùng phổbiến trong nền kinh tế quốc dân ở nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp,lâm nghiệp, giao thông vận tải, quốc phòng an ninh…

Trên nền tảng của đất nước đang trên đà phát triển lớn mạnh về kinh tế ngành côngnghiệp ô tô ở nước ta ngày càng được chú trọng và phát triển Thể hiện bởi các liên doanhlắp ráp ô tô giữa nước ta với nước ngoài ngày càng phát triển rộng lớn trên hầu hết các tỉnhcủa cả nước như: FORD, TOYOTA, DAEWOO Một vấn đề lớn đặt ra đó là việc nắmvững lý thuyết, kết cấu của các loại xe hiện đại, của từng hệ thống trên xe để từ đó khai thác

và sử dụng xe một cách có hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiếtkiệm

Một trong những hệ thống quan trọng của ô tô là hệ thống lái Hệ thống này có chứcnăng điều khiển hướng chuyển động của ô tô, đảm bảo tính năng ổn định chuyển động thẳngcũng như quay vòng của bánh xe dẫn hướng Trong quá trình chuyển động hệ thống lái cóảnh hưởng rất lớn đến an toàn chuyển động và quỹ đạo chuyển động của ô tô, đặc biệt đốivới xe có tốc độ cao Do đó người ta không ngừng cải tiến hệ thống lái để nâng cao tínhnăng của nó

Xuất phát từ những yêu cầu và đặc điểm đó, em đã được giao thực hiện nhiệm vụ đồ án

tốt nghiệp với đề tài “Thiết kế hệ thống lái trợ lực thủy lực cho xe ô tô” Trong quá trình

tính toán chúng em đã được sự quan tâm chỉ dẫn, sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy HoàngThắng Tuy vậy nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót trong quá trình tínhtoán

Để hoàn thành tốt khắc phục những hạn chế và thiếu sót chúng em rất mong được sựđóng góp ý kiến, giúp đỡ của thầy Hoàng Thắng và các bạn để sau này ra trường bắt tay vàocông việc, quá trình công tác của chúng em được hoàn thành một cách tốt nhất

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE TOYOTA FORTUNER

1 Giới thiệu chung về xe Toyota Fortuner

Toyota Fortuner là phiên bản SUV ra đời năm 2005 Thế hệ Fortuner đầu tiên là mộtphần trong dự án hợp tác giữa các kĩ sư Thái Lan và những nhà thiết kế Nhật của Toyotađược sản xuất tại nhà máy Toyota Gateway, tỉnh Chachoengsao, Thái Lan Với sự ra đời củaFortuner thế hệ năm 2005, Toyota bắt đầu cho dòng xe này tiến quân sang các thị trườngkhác ngoài châu Á

Hình 1 Hình dáng ngoài xe Toyota Fortuner.

*Thế hệ đầu 2005: Kiểu thiết kế thân xe: suv 7 chỗ

Thế hệ đầu tiên của Fortuner lần đầu tiên ra mắt năm 2005 và được phát triển bởi các

kỹ sư người Thái và Nhật Trong khi đó, các bản Facelift sau này lại được thiết kế từ hãng

Toyota tại Úc Ban đầu, Toyota Fortuner có 4 mẫu động cơ bao gồm 2 bản động cơ Diesel

và 2 bản động cơ xăng Ở tất cả các phiên bản này đều có hệ truyền động 1 cầu hoặc 2 cầuvới hộp số tự động 4-5 cấp và hộp số 5 cấp Trong phiên bản đầu tiên này của Fortuner, xeđược thiết kế khá cao và bề thế nên kết cấu không ổn định, dễ rung lắc khi chạy với tốc độnhanh

Vào tháng 8/2008, xe có một vài cải tiến nhỏ, chủ yếu về ngoại thất như đèn pha gươngcầu, lưới tản nhiệt, đèn hậu… Nội thất được đổi sang màu vàng cát với kết nối bluetooth.Cải tiến này đánh dấu lần đâu tiên hệ thống truyền động 4 bánh toàn thời gian xuất hiện trên

Trang 8

Fortuner Trong thời điểm này, xe có 4 phiên bản là Fortuner máy dầu 2.5G (4×2), 2.7G

(4×2), 2.7V (4×4) và 3.0G (4×4)

1.1 Thông số kỹ thuật của xe Toyota Fortuner 2015

Bảng 1 Các thông số kỹ thuật của xe Toyota Fortuner 2015 [1]

Trang 9

1.2 Hệ thống lái Toyota Fortuner 2015

- Hệ thống lái trên xe Toyota Fortuner là hệ thống lái cơ khí với tay lái trợ lực thủy lực,giúp tay lái nhẹ hơn khi chạy xe ở tốc độ thấp và trở lại mức bình thường khi xe chạy ở tốc

độ cao

- Hệ thống lái xe Toyota Fortuner bao gồm cơ cấu lái, dẫn động lái, và trợ lực lái.

- Cơ cấu lái loại bánh răng trụ thanh răng, trong đó thanh răng làm luôn chức năng của

thanh lái ngang trong hình thang lái

- Dẫn động lái gồm có: vành tay lái, vỏ trục lái, trục lái, truyền động các đăng, thanh láingang, cam quay và các khớp nối

- Trợ lực lái gồm các bộ phận cơ bản: bơm dầu, van phân phối và xi lanh lực

- Bán kính quay vòng: Bán kính quay vòng tối thiểu 5,9

Trang 10

PHẦN 2 ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI XE TOYOTA FORTUNER

2 Giới thiệu chung về hệ thống lái ô tô

2.1 Công dụng, phân loại, yêu cầu

a Công dụng của hệ thống lái ô tô.

Hệ thống lái của ôtô dùng để thay đổi hướng chuyển động của ôtô nhờ quay vòng cácbánh xe dẫn hướng cũng như để giữ phương chuyển động thẳng hay chuyển động quayvòng của ôtô khi cần thiết

Việc điều khiển hướng chuyển động của xe được thực hiện nhờ vô lăng (vành lái), trụclái (truyền chuyển động quay từ vô lăng tới cơ cấu lái), cơ cấu lái (tăng lực quay của vô lăng

để truyền mômen lớn hơn tới các thanh dẫn động lái), và các thanh dẫn động lái (truyềnchuyển động từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng)

b Yêu cầu của hệ thống lái ô tô

- Đảm bảo quay vòng ô tô thật ngoặt trong một thời gian rất ngắn trên một diện tích rấtbé

- Đảm bảo lực đặt lên vành tay lái bé

- Đảm bảo động học quay vòng đúng trong đó các bánh xe của tất cả các cầu phải lăntheo những vòng tròn đồng tâm

- Đảm bảo ô tô chuyển động thẳng ổn định

- Đảm bảo khả năng an toàn bị động của xe, đảm bảo hiệu suất thuận phải lớn hơn hiệusuất nghịch để giảm tác động từ mặt đường qua cơ cấu lái lên vô lăng

- Đảm bảo tính tùy động.

2.2 Bố trí chung hệ thống lái xe Toyota Fortuner

Hệ thống lái ô tô Toyota Fortuner bao gồm : cơ cấu lái, dẫn động lái, trợ lực lái Sơ đồ bố trí chung hệ thống lái xe Toyota Fortuner được cho trên hình 2.2.a

Trang 11

Hình 2.1.a Sơ đồ bố trí hệ thống lái trên xe Toyota Fortuner.

1.Vành lái(vô lăng); 2 Trục lái; 3 Thanh răng lái; 4 Xi lanh trợ lực; 5 Cảm biến tốc độ; 6.Bơm trợ lực; 7 Bình chứa dầu; 8 Van điều khiển; 9 Thanh nối;10 Làm mát dầu trợ lực; 11 Rô tuyn.

- Vành lái (vô lăng): vành lái cùng với trục lái có nhiệm vụ truyền lực quay vòng của người lái từvành lái đến trục răng của cơ cấu lái

- Cơ cấu lái: cơ cấu lái sử dụng trên xe Toyota Fortuner là cơ cấu lái bánh răng trụ và thanh răng Nó

có nhiệm vụ biến chuyển động quay của trục lái thành chuyển động góc của đòn quay đứng vàkhuyếch đại lực điều khiển trên vành tay lái

- Dẫn động lái: dẫn động lái bao gồm trục lái, thanh ngang, trục rô tuyn, cam quay Nó có nhiệm vụbiến chuyển động góc của đòn quay đứng thành chuyển động góc của trục bánh xe dẫn hướng

- Hệ thống trợ lực lái: có nhiệm vụ làm giảm lực điều khiển trên vành tay lái để giảm cường

độ lao động cho người lái và để tăng tính an toàn của hệ thống điều khiển lái

So với hệ thống lái không có trợ lực, cấu tạo chung của hệ thống lái có trợ lực gồm hai phầnchính: phần lái cơ khí có cấu tạo và nguyên lý giống với các hệ thống lái thông thường, phần trợ lựcvới các bộ phận chính sau:

+ Nguồn năng lượng của trợ lực (Bơm thủy lực)

+ Van phân phối (Van điều khiển)

+ Cơ cấu chấp hành (Xi lanh lực)

Trang 12

Hình 2.1.b Trợ lực lái thủy lực 1-Bình chứa; 2-Bơm trợ lực lái; 3-Van điều khiển; 4-Hộp cơ cấu lái; 5-Xi lanh trợ lực

2.3 Đặc điểm kết cấu hệ thống lái xe Toyota Fortuner

Các chi tiết chính của hệ thống trợ lực thủy lực:

a Trợ lực lái

- Hệ thống trợ lực lái trên xe Toyota Fortuner là hệ thống trợ lực thủy lực Trong đó vanphân phối, xy lanh lực đặt chung trong cơ cấu lái Thanh răng của cơ cấu lái cũng đồng thời

là xy lanh lực của hệ thống trợ lực

- Ưu điểm của kiểu bố trí này là kích thước nhỏ gọn, và có độ nhạy cao

- Nhược điểm của kiểu bố trí này là kết cấu phức tạp, các chi tiết của dẫn động lái chịu tải trọng lớn

b Bơm thủy lực

- Bơm thủy lực sử dụng trong hệ thống trợ lực lái trên xe Toyota Fortuner là bơm kiểu phiếngạt Bơm thủy lực được đặt phía trên động cơ và được dẫn động từ động cơ bằng bộ truyềnđai

Trang 13

Hình 2.2 Bơm kiểu phiến gạt.

a- Từ bình chứa; b- Tới hộp cơ cấu lái 1-Trục rô to; 2-Rô to; 3-Cánh bơm; 4- Vòng cam; 5- Sau cánh bơm; 6- Van điều khiển lưu

lượng; 7- Lỗ tiết lưu; 8- Cửa hút; 9- Cửa xả;

- Rô to quay trong một vòng cam được gắn chắc với vỏ bơm Rô to có các rãnh để gắn cáccánh bơm Chu vi vòng ngoài của rô to hình tròn nhưng mặt trong của vòng cam hình ô van

do vậy tồn tại một khe hở giữa rô to và vòng cam Cánh gạt sẽ ngăn cách khe hở này để tạothành một buồng chứa dầu

- Cánh bơm bị giữ sát vào bề mặt trong của vòng cam bằng lực ly tâm và áp suất dầu tácđộng sau cánh bơm, hình thành một phớt dầu ngăn rò rỉ áp suất từ giữa cánh gạt và vòngcam khi bơm tạo áp suất dầu Dung tích buồng dầu có thể tăng hoặc giảm khi rô to quay đểvận hành bơm Nói cách khác, dung tích của buồng dầu tăng tại cổng hút do vậy dầu từ bìnhchứa sẽ được hút vào buồng dầu từ cổng hút Lượng dầu trong buồng chứa giảm bên phía xả

và khi đạt đến 0 thì dầu trước đây được hút vào buồng này bị ép qua cổng xả Có 02 cổnghút và 02 cổng xả Do đó, dầu sẽ hút và xả 02 lần trong trong một chu kỳ quay của rô to

Bơm thủy lực có 3 nhiệm vụ chính:

+ Giảm lực đánh vô lăng cho người lái

+ Đảm bảo chuyển động an toàn khi bánh xe dẫn hướng gặp sự cố

Trang 14

+ Hấp thụ lực từ mặt đường tác động lên vô lăng.

c Xi lanh lực

- Trên xe Toyota Fortuner thanh răng đóng vai trò pit tông trợ lực và thanh răng dịchchuyển do áp suất dầu tạo ra từ bơm trợ lực lái tác động lên pít tông theo cả hai hướng Trụcvan phân phối được nối với vô lăng Khi vô lăng ở vị trí trung gian (xe chạy thẳng) thì vanphân phối cũng ở vị trí trung gian Do đó dầu từ bơm trợ lực lái không vào khoang nào màquay trở lại bình chứa Tuy nhiên, khi vô lăng quay theo hướng nào đó thì van phân phốithay đổi đường truyền do vậy dầu chảy vào một trong các buồng Dầu trong buồng đối diện

bị đẩy ra ngoài và chảy về bình chứa theo van phân phối

Hình 2.3 Xi lanh lực trên xe Toyota Fortuner.

1 Trục van phân phối; 2 Thanh răng; 3 Pít tông; 4 Buồng trái; 5 Buồng

phải; 6 phớt dầu.

d Van phân phối

- Van phân phối sử dụng trong hệ thống trợ lực lái trên xe Toyota Fortuner là loại van quay.Trong van phân phối có phần tử định tâm và phần tử phản lực Van phân phối được chế tạovới độ chính xác rất cao, trong đó có các van an toàn để tránh cho áp suất dầu tăng quá cao

và đảm bảo cho hệ thống lái làm việc bình thường khi bơm dầu bị hỏng

- Van phân phối trong cơ cấu lái quyết định đưa dầu từ bơm trợ lực lái đi vào buồng nào.Trục van phân phối (trên đó tác động mô men vô lăng) và trục răng được nối với nhau bằngmột thanh xoắn Van quay và trục răng được cố định bằng một chốt và quay liền với nhau.Nếu không có áp suất của bơm tác động, thanh xoắn sẽ ở trạng thái hoàn toàn xoắn và trục

Trang 15

van phân phối và trục răng tiếp xúc với nhau ở miếng hãm và mômen của trục van phân phốitrực tiếp tác động lên trục răng.

Hình 2.4 Van phân phối kiểu quay

1.Thanh xoắn; 2 Trục van; 3 Van quay; 4 Vỏ van phân phối; 5 Trục răng; 6 Chốt cố

định; 7 Cửa nạp; 8 Cửa hồi; 9 Miếng hãm (trục răng).

a- Tới bình chứa bơm; b- Từ bơm trợ lực lái; c- Tới buồng phải xilanh; d- Tới buồn trái

xilanh

e Lọc dầu

- Chức năng chính: Lọc dầu thủy lực giữ lại tạp chất như bụi, mảnh kim loại, hay bất kỳ tạpchất nào có thể tồn tại trong dầu thủy lực Điều này giúp ngăn chặn những hỏng hóc và mòntrong hệ thống, cũng như duy trì sự sạch sẽ và hiệu suất của dầu

- Chất liệu: Lọc dầu thủy lực thường được làm từ vật liệu chống mòn và chống ăn mòn đểđảm bảo độ bền trong môi trường làm việc của nó

f Bình chứa dầu

Bình chứa dầu có công dụng:

- Cung cấp dầu cho hệ thống: Bình chứa dầu giữ một lượng dầu thủy lực sẵn có để cung cấp

cho bơm khi cần thiết Khi người lái xoay bánh lái, bơm trợ lực sẽ hút dầu từ bình chứa đểtạo áp suất và cung cấp lực trợ lực cho hệ thống lái

- Làm cho hệ thống ổn định: Bình chứa dầu giúp làm cho áp suất trong hệ thống lái trở nên

ổn định hơn Điều này là quan trọng để ngăn chặn các dao động áp suất và duy trì hiệu suất

ổn định của hệ thống trợ lực lái

Trang 16

- Duy trì mức dầu ổn định: Bình chứa giữ một mức dầu ổn định trong hệ thống Điều nàyđảm bảo rằng bơm trợ lực có thể ngay lập tức cung cấp dầu mà không cần chờ đợi nó đượcchuyển từ một nguồn khác.

- Hấp thụ số dầu dư thừa: Khi áp suất tăng lên, bình chứa dầu có thể hấp thụ số dầu dư thừa

từ hệ thống, giữ cho áp suất không tăng quá mức an toàn Điều này có thể giúp bảo vệ cácthành phần của hệ thống khỏi áp suất quá mức

g Dây dẫn dầu

Dây dẫn dầu có công dụng:

- Chuyển động dầu: Ống dẫn dầu chịu trách nhiệm chuyển động dầu từ bình chứa đến các

phần khác của hệ thống như bơm trợ lực, xi lanh lái, và các thành phần khác Điều này giúpduy trì lưu thông liên tục của dầu trong hệ thống

- Duy trì áp suất: Ống dẫn dầu được thiết kế để chịu áp suất cao tạo ra bởi bơm trợ lực Điềunày giúp duy trì áp suất đúng để cung cấp trợ lực lái hiệu quả

- Chống rò rỉ, ăn mòn: Ống dẫn dầu được làm từ vật liệu chống mòn và chống rò rỉ để đảmbảo rằng không có dầu thủy lực rò rỉ ra khỏi hệ thống Rò rỉ có thể dẫn đến mất dầu, giảmhiệu suất và gây hỏng hóc các bộ phận khác của hệ thống lái

- Duy trì nhiệt độ ổn định: Ống dẫn dầu cũng có thể giúp kiểm soát nhiệt độ của dầu thủylực, ngăn chặn quá trình nóng lên quá mức, có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống lái

- Tạo độ linh hoạt: Ống dẫn dầu cũng có thể giúp kiểm soát nhiệt độ của dầu thủy lực, ngănchặn quá trình nóng lên quá mức, có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống lái

h Thước lái

- Thước lái là hệ thống để giúp kết nối vô lăng với bánh xe trước, cho phép có thể xoay tráixoay phải tùy theo ý muốn của người lái Thước lái đóng vai trò chuyển đổi chuyển độngtròn thành chuyển động tịnh tiến

- Thước lái là hệ thống để giúp kết nối vô lăng với bánh xe trước, cho phép có thể xoay tráixoay phải tùy theo ý muốn của người lái Thước lái đóng vai trò chuyển đổi chuyển độngtròn thành chuyển động tịnh tiến

- Tăng cường độ ổn định: Hệ thống thước lái thủy lực giúp tăng cường độ ổn định của xe,đặc biệt là trong các tình huống lái xe nhanh, thay đổi làn đường hoặc khi đang đi trên địa

Trang 17

- Trợ lực thủy lực giúp giảm sức đề kháng cần thiết để quay bánh lái, giúp người lái có thểquay lái mà không cần áp dụng nhiều lực.

j Dầu trợ lực lái

Dầu trợ lực lái có công dụng:

- Tăng cường khả năng điều khiển: Dầu trợ lực tay lái giúp tăng cường khả năng điều khiển

của người lái bằng cách làm giảm sức cản khi quay bánh lái, cung cấp sự nhạy bén và linhhoạt trong việc thay đổi hướng di chuyển của xe

- Giảm lực cần áp dụng lên bánh lái: Trợ lực tay lái giúp giảm áp lực mà người lái phải ápdụng lên bánh lái để kiểm soát hướng di chuyển của xe, đặc biệt là trong các tình huống lái

xe nhanh và xoay nhanh

* Nguyên lý hoạt động của van điều khiển

 Vị trí trung gian

Khi trục van phân phối không quay nó sẽ nằm ở vị trí trung gian so với van quay Dầu dobơm cung cấp quay trở lại bình chứa qua cổng "D" và buồng "D" Các buồng trái và phảicủa xi lanh bị nén nhẹ nhưng do không có sự chênh lệch áp suất nên không có lực trợ lái

Hình 2.5 Nguyên lý hoạt động van phân phối ở vị trí trung gian.

1-Ống nối “A”; 2-Cổng “A”; 3-Ống nối “C”; 4-Cổng “C”; 5-Ống nối “B”;

6-Cổng “B”; 7,9-Buồng “D”; 8-6-Cổng “D”

a- Tới buồng phải của xilanh; b- Tới buồng trái của xilanh; c- Tới bình chứa; d- Từ

bơm trợ lực lái

 Vị trí quay vòng sang phải

Khi xe quay vòng sang phải, thanh xoắn bị xoắn và trục van phân phối theo đó quay

Trang 18

"D" Kết quả là dầu chảy từ cổng"B" tới ống nối "B" và sau đó tới buồng xi lanh phải, làmthanh răng dịch chuyển sang trái và tạo lực trợ lái Lúc này, dầu trong buồng xi lanh tráichảy về bình chứa qua ống nối "C" → cổng "C" → cổng "D" → buồng "D".

Hình 2.6 Nguyên lý hoạt động van phân phối ở vị trí quay vòng sang phải.

1-Cổng “A”; 2-Cổng “B”; 3-Ống nối “B”; 4-Cổng “D”; 5-Cổng “C”; 6-Ống nối “C”;

7-Buồng “C”; 8-7-Buồng “D”

 Vị trí quay vòng sang trái

Hình 2.7 Nguyên lý hoạt động van phân phối ở vị trí quay vòng sang trái.

1-Cổng “C”; 2-Cổng “A”; 3-Cổng “B”; 4-Ống nối “B”; 5-Cổng “D”; 6-Ống nối “C”;

7-Buồng “D”

Khi xe quay vòng sang trái thanh xoắn bị xoắn và trục van phân phối cũng quay sang

Ngày đăng: 06/03/2024, 14:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w