1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề xuất cấu trúc đô thị x ốp cho thành phố du lịch ven biển đà nẵng trong tình hình mới, tầm nhìn 2035

88 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Xuất Cấu Trúc Đô Thị Xốp Cho Thành Phố Du Lịch Ven Biển Đà Nẵng Trong Tình Hình Mới, Tầm Nhìn 2035
Tác giả ThS. Lê Thị Kim Anh, TS.KTS. Phan Bảo An
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kiến trúc
Thể loại báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 6,92 MB

Nội dung

Cuối cùng, việc "Đề xuất cấu trúc đô thị xốp cho Thành phố du lịch ven biển Đà Nẵng trong tình hình mới, tầm nhìn đến năm 2035" được xem xét như một giải pháp tiềm năng để đảm bảo cho Th

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

ĐỀ XUẤT CẤU TRÚC ĐÔ THỊ XỐP CHO THÀNH PHỐ DU LỊCH VEN BIỂN ĐÀ NẴNG TRONG

TÌNH HÌNH MỚI, TẦM NHÌN 2035

Mã số: T2022–06–30

Chủ nhiệm đề tài: ThS Lê Thị Kim Anh

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU

chuyên môn

01 TS.KTS Phan Bảo An Trường Đại học Sư phạm Kỹthuật, Kiến trúc

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC HÌNH ẢNH 2

PHẦN MỞ ĐẦU 7

1 Tính cấp thiết 7

2 Mục tiêu nghiên cứu 9

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9

4 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG 10

1.1 Điều kiện tự nhiên 10

1.2 Tổng quan về cảnh quan thiên nhiên ven biển và cơ sở hạ tầng kỹ thuật 15

1.3 Kinh nghiệm thiết kế đô thị ứng phó thiên tai của các quốc gia trên thế giới và trong nước 20

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 28

2.1 Lý thuyết về cấu trúc đô thị xốp 28

2.2 Các nhóm giải pháp 31

2.3 Phân tích các đặc tính của hệ thống điều hoà lưu vực 34

2.4 Phân tích các đặc tính của hệ thống xanh - không gian cảnh quan ven biển 38

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 47

3.1 Quan điểm về quy hoạch không gian cảnh quan đô thị ven biển thích ứng với hiện tượng biến đổi khí hậu 47

3.2 Đề xuất giải pháp về hệ thống điều hoà lưu vực 48

3.3 Đề xuất giải pháp về hệ thống xanh ven biển 54

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 Thuyết minh đề tài đã được phê duyệt;

Hợp đồng triển khai thực hiện;

Phụ lục hợp đồng;

Bảng danh mục minh chứng các sản phẩm của đề tài;

Các minh chứng sản phẩm của đề tài

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Bản đồ vị trí Đà Nẵng (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà

Nẵng) 11

Hình 1.2 Vị trí thành phố Đà Nẵng trong hành lang kinh tế Đông Tây 12

Hình 1.3 Biểu đồ khí hậu tại thành phố Đà Nẵng 13

Hình 1.4 Bản đồ địa hình và phân bố mảng xanh trên địa bàn Tp Đà Nẵng 14

Hình 1.5 Bản đồ thủy văn khu vực Đà Nẵng mở rộng 15

Hình 1.6 Cảnh quan ven biển tại thành phố Đà Nẵng 17

Hình 1.7 Đà Nẵng trong chiến dịch “Biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai”20 Hình 1.8 Mô hình đô thị xốp của TP Berlin - Đức 21

Hình 1.9 Công viên Voraakhom – Bangkok, Trường Đại học Chuallongkom 22

Hình 1.10 Quy hoạch phát triển du lịch ven biển Nha Trang – Khánh Hoà 26

Hình 1.11 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phát triển du lịch biển Vũng Tàu 27

Hình 2.1 Hình thái của Đô thị xốp (Nguồn: PGS.TS Phạm Hùng Cường, Đô thị xốp (Porous urban), Tạp chí Quy hoạch Đô thị số 6 – 2011) 28

Hình 2.2 Cấu trúc đô thị nguyên bản - Cấu trúc tầng bậc 29

Hình 2.3 Cấu trúc đô thị xốp - cấu trúc phi tầng bậc 29

Hình 2.4 Nhóm giải pháp thoát nước đô thị theo mô hình của Peter Nicholsonx32 Hình 2.5 Quá trình phát triển các khái niệm liên quan đến thoát nước bền vững (Nguồn: Peter Nicholson, 2020) 33

Hình 2.6 Cấu trúc bờ biển Đà Nẵng 37

Hình 2.7 Phân tích khả năng thấm hút đô thị khi xây dựng nhiều công trình ven biển 42

Hình 2.8 Phân tích khả năng thấm hút đô thị khi công trình ven biển kết hợp với hệ thống xanh đô thị 43

Hình 2.9 Phân tích khả năng thấm hút của hệ thống xanh đô thị 44

Hình 3.1 Bản đồ đề xuất vị trí hồ điều hoà trong thiết kế hệ thống lưu vực 50

Hình 3.2 Đề xuất mẫu đê chắn sông sinh học 51

Hình 3.3 Bố trí đê chắn sóng sinh học khu vực ven biển 52

Hình 3.4 Đề xuất mẫu hồ điều hoà cho bờ biển có độ dốc 52

Hình 3.5 Đề xuất giải pháp hồ điều hoà kết hợp công trình có cao trình thấp 53

Hình 3.6 Đề xuất giải pháp hồ điều hoà sinh học tại vị trí các ao muối chân cầu Thuận Phước – TP Đà Nẵng 53

Hình 3.7 Đề xuất giải pháp siêu đê và hồ điều hoà đa năng cầu Thuận Phước .54 Hình 3.8 Đề xuất mô hình hệ thống xanh dạng mảng 56

Hình 3.9 Đề xuất giải pháp thu gom nước ở các vị trí công viên ven biển 56

Hình 3.10 Đề xuất mô hình hệ thống xanh dạng vệt 57

Hình 3.11 Đề xuất giải pháp thu gom nước ở các công viên ven biển dạng vệt

57

Trang 6

Mẫu 3 Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Trường

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Thông tin chung:

- Tên đề tài: Đề xuất cấu trúc Đô thị x ốp cho thành phố du lịch ven biển Đà Nẵng trong tình hình mới, tầm nhìn 2035

- Mã số: T2022–06–30

- Chủ nhiệm: ThS.KTS Lê Thị Kim Anh

- Thành viên tham gia: TS.KTS Phan Bảo An

- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

- Thời gian thực hiện: 3/2023 – 11/2023

2 Mục tiêu:

- Đề xuất giải pháp cho các dự án quy hoạch thành phố ngập lụt, thiên tai;

- Tài liệu tham khảo cho các sinh viên chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch

3 Tính mới và sáng tạo:

Đề xuất các giải pháp hồ điều hoà phối kết với các điểm công viên ven bờ biển ở

Tp Đà Nẵng, bên cạnh đó xác định khoảng cách từ bờ biển đến các vị trí công trình ven biển, cũng như chiều cao công trình được xác định để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của thuỷ triều.

Tại các vị trí chân cầu ( Thuận Phước) có giải pháp siêu đê và hồ điều hoà hợp lý trong thiết kế quy hoạch lưu vực.

4 Tóm tắt kết quả nghiên cứu:

- Phân tích hiện trạng điều kiện tự nhiên, các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc bờ biển cũng như cảnh quan ven biển Tp Đà Nẵng;

- Xây dựng và phân tích các ưu - nhược điểm của các mô hình quy hoạch lưu vực cũng như quy hoạch cảnh quan ven biển Tp Đà Nẵng;

- Đề xuất các giải pháp về quy hoạch lưu vực, quy hoạch cảnh quan ven biển, vị trí các hồ điều hoà, các giải pháp công viên ( dạng mảng hoặc dạng vệt) phối kết hồ điều

Trang 8

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC HÌNH ẢNH 2

PHẦN MỞ ĐẦU 7

1 Tính cấp thiết 7

2 Mục tiêu nghiên cứu 9

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9

4 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG 10

1.1 Điều kiện tự nhiên 10

1.2 Tổng quan về cảnh quan thiên nhiên ven biển và cơ sở hạ tầng kỹ thuật 15

1.3 Kinh nghiệm thiết kế đô thị ứng phó thiên tai của các quốc gia trên thế giới và trong nước 20

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 28

2.1 Lý thuyết về cấu trúc đô thị xốp 28

2.2 Các nhóm giải pháp 31

2.3 Phân tích các đặc tính của hệ thống điều hoà lưu vực 34

2.4 Phân tích các đặc tính của hệ thống xanh - không gian cảnh quan ven biển 38

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 47

3.1 Quan điểm về quy hoạch không gian cảnh quan đô thị ven biển thích ứng với hiện tượng biến đổi khí hậu 47

3.2 Đề xuất giải pháp về hệ thống điều hoà lưu vực 48

3.3 Đề xuất giải pháp về hệ thống xanh ven biển 54

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 Thuyết minh đề tài đã được phê duyệt;

Hợp đồng triển khai thực hiện;

Phụ lục hợp đồng;

Bảng danh mục minh chứng các sản phẩm của đề tài;

Các minh chứng sản phẩm của đề tài

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Bản đồ vị trí Đà Nẵng (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà

Nẵng) 11

Hình 1.2 Vị trí thành phố Đà Nẵng trong hành lang kinh tế Đông Tây 12

Hình 1.3 Biểu đồ khí hậu tại thành phố Đà Nẵng 13

Hình 1.4 Bản đồ địa hình và phân bố mảng xanh trên địa bàn Tp Đà Nẵng 14

Hình 1.5 Bản đồ thủy văn khu vực Đà Nẵng mở rộng 15

Hình 1.6 Cảnh quan ven biển tại thành phố Đà Nẵng 17

Hình 1.7 Đà Nẵng trong chiến dịch “Biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai”20 Hình 1.8 Mô hình đô thị xốp của TP Berlin - Đức 21

Hình 1.9 Công viên Voraakhom – Bangkok, Trường Đại học Chuallongkom 22

Hình 1.10 Quy hoạch phát triển du lịch ven biển Nha Trang – Khánh Hoà 26

Hình 1.11 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phát triển du lịch biển Vũng Tàu 27

Hình 2.1 Hình thái của Đô thị xốp (Nguồn: PGS.TS Phạm Hùng Cường, Đô thị xốp (Porous urban), Tạp chí Quy hoạch Đô thị số 6 – 2011) 28

Hình 2.2 Cấu trúc đô thị nguyên bản - Cấu trúc tầng bậc 29

Hình 2.3 Cấu trúc đô thị xốp - cấu trúc phi tầng bậc 29

Hình 2.4 Nhóm giải pháp thoát nước đô thị theo mô hình của Peter Nicholsonx32 Hình 2.5 Quá trình phát triển các khái niệm liên quan đến thoát nước bền vững (Nguồn: Peter Nicholson, 2020) 33

Hình 2.6 Cấu trúc bờ biển Đà Nẵng 37

Hình 2.7 Phân tích khả năng thấm hút đô thị khi xây dựng nhiều công trình ven biển 42

Hình 2.8 Phân tích khả năng thấm hút đô thị khi công trình ven biển kết hợp với hệ thống xanh đô thị 43

Hình 2.9 Phân tích khả năng thấm hút của hệ thống xanh đô thị 44

Hình 3.1 Bản đồ đề xuất vị trí hồ điều hoà trong thiết kế hệ thống lưu vực 50

Hình 3.2 Đề xuất mẫu đê chắn sông sinh học 51

Hình 3.3 Bố trí đê chắn sóng sinh học khu vực ven biển 52

Hình 3.4 Đề xuất mẫu hồ điều hoà cho bờ biển có độ dốc 52

Hình 3.5 Đề xuất giải pháp hồ điều hoà kết hợp công trình có cao trình thấp 53

Hình 3.6 Đề xuất giải pháp hồ điều hoà sinh học tại vị trí các ao muối chân cầu Thuận Phước – TP Đà Nẵng 53

Hình 3.7 Đề xuất giải pháp siêu đê và hồ điều hoà đa năng cầu Thuận Phước .54 Hình 3.8 Đề xuất mô hình hệ thống xanh dạng mảng 56

Hình 3.9 Đề xuất giải pháp thu gom nước ở các vị trí công viên ven biển 56

Hình 3.10 Đề xuất mô hình hệ thống xanh dạng vệt 57

Hình 3.11 Đề xuất giải pháp thu gom nước ở các công viên ven biển dạng vệt

57

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT

Quá trình đô thị hóa đã có những tác động mạnh mẽ đến loại hình kinh tế-xãhội, cấu trúc không gian của đô thị cùng với những tác động tiêu cực đến môitrường Có nghĩa là đô thị hoá làm gia tăng dân số, tăng nhu cầu nhà ở, tiện ích

và dịch vụ thương mại, đã dẫn đến việc mở rộng đô thị ra các khu vực trước đâychưa được khai thác, gây ra sự biến đổi về cấu trúc đô thị Hơn nữa, sự gia tăngnày đồng nghĩa với việc tạo ra lượng rác thải lớn hơn và tiêu thụ tài nguyênnhanh chóng hơn, làm gia tăng sự cực đoan của hiện tượng biến đổi khí hậu gây

ra những thách thức về quản lý tài nguyên và môi trường

Theo Báo cáo từ Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) chỉ rarằng hơn 700 triệu người đang sống trong các khu vực bị ảnh hưởng với cường

độ và tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra hằng năm Và điềunày dự kiến sẽ còn trở nên tồi tệ hơn khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng cao vàkhông có dấu hiệu chậm lại Chính vì thế, các quốc gia, địa phương cần phải có

kế hoạch tập trung vào việc xây dựng các hạ tầng phù hợp để đối phó với biếnđổi khí hậu và nguy cơ lũ lụt Trong đó, các giải pháp về chính sách, quản lý quyhoạch đô thị cần ưu tiên phát triển đô thị xanh theo xu hướng bền vững, nhằmgiảm thiểu các tác động tiêu cực từ các hoạt động của đô thị đến môi trường.Trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, các giải pháp ưu tiên hiện nay có xu hướng dựatrên tự nhiên để giảm thiểu tác động cực đoan cuả hiện tượng biến đổi khí hậu

và tăng cao khả năng chống chọi của đô thị với nguy cơ lũ lụt

Trong những năm gần đây, mô hình “Cấu trúc đô thị xốp” đã nổi lên nhưmột giải pháp hiệu quả trong việc quy hoạch và phát triển đô thị Bằng cách dựavào các yếu tố tự nhiên như cây cối, hồ nước, công viên,… thiết kế hệ thốngthoát nước tự nhiên và hệ thống xanh tăng khả năng thấm hút trong đô thị Mụctiêu chính là bảo vệ môi trường, tăng cường khả năng chống ngập lụt đồng thờicải thiện chất lượng cuộc sống cho cư dân đô thị Hiện nay, tại một số đô thị lớn

có tính "xốp" cao như Thượng Hải, New York ,Cardiff, Berlin, … đã và đang ápdụng giải pháp này được điều chỉnh tuỳ theo điều kiện tự nhiên và bối cảnh kinhtế-xã hội đặc trưng của từng vùng Giải pháp này được trình bày như sau: cảithiện hệ thống thoát nước, thiết kế hệ thống cây xanh đô thị, tạo ra các khônggian đô thị có khả năng hấp thụ nước và giảm thiểu nguy cơ ngập lụt và tăng khảnăng chống chịu tốt hơn đối với hạn hán Ngoài ra, giải pháp này còn mangnhững hiệu quả kinh tế rõ rệt Theo thống kê từ Arup - Kinh tế toàn cầu, các giảipháp tự nhiên này rẻ hơn khoảng 50% so với các giải pháp nhân tạo, trong khi

Trang 11

hiệu quả hơn tới

Trang 12

nghiệp du lịch và dịch vụ, từ đó tăng cường năng suất kinh tế và tạo ra cơ hộiviệc làm cho người dân.

(3) Hợp tác chặt chẽ giữa các cấp quản lý, chuyên gia và cộng đồng là vôcùng quan trọng, không chỉ phụ thuộc vào quyết định và triển khai từ phía chínhquyền địa phương, mà còn yêu cầu sự ủng hộ từ phía cộng đồng dân cư và cácchuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch và môi trường

(4) Các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch và môi trường cầnđưa ra những ý kiến chuyên môn và các giải pháp phù hợp với Đà Nẵng

Cuối cùng, việc "Đề xuất cấu trúc đô thị xốp cho Thành phố du lịch ven

biển Đà Nẵng trong tình hình mới, tầm nhìn đến năm 2035" được xem xét

như một giải pháp tiềm năng để đảm bảo cho Thành phố du lịch Đà Nẵng pháttriển bền vững, điểm đến du lịch hấp dẫn, thành phố đáng sống không chỉ chongười dân mà còn cho du khách phương xa

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đề xuất các giải pháp thiết kế hồ điều hoà và hệ thống cây xanh cảnh quantuyến ven biển Thành phố Đà Nẵng;

- Tài liệu tham khảo cho các sinh viên ngành kiến trúc, thiết kế cảnh quan

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Không gian đô thị ven biển tại Thành phố Đà Nẵng;

- Cảnh quan, môi trường tự nhiên ven biển của Thành phố Đà Nẵng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Hệ thống cảnh quan cây xanh ven biển;

- Không gian đô thị ven biển Thành phố Đà Nẵng

4 CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Cách tiếp cận

- Thu thập tài liệu;

- Phân tích, đánh giá toàn diện các nội dung, các đối tượng nghiên cứu;

- Đọc hiểu các lý thuyết cấu trúc đô thị xốp;

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Khảo sát, phân tích và đánh giá hiện trạng

- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp từ lý thuyết

- Mô hình hóa giải pháp bằng phần mềm Autocad, Photoshop

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN CHUNG 1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

a) Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến108°20' Đông, nằm ở trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam vềđường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không Đà Nẵng cách Thủ đô

Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam,cách cố đô Huế 108 km về hướng Tây Bắc Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trungđiểm của 3 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là Cố đô Huế, Phố cổ Hội An vàThánh địa Mỹ Sơn Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là một trongnhững cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào,Campuchia, Thái Lan, Myanma thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC)với điểm kết thúc là Cảng Tiên Sa Nằm trên một trong những tuyến đường biển

và đường hàng không quốc tế trọng yếu, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lýđặc biệt thuận lợi cho việc phát triển sôi động và bền vững

Đà Nẵng, một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam,nằm tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí chiến lược quan trọng trongphát triển kinh tế của khu vực miền Trung cũng như quốc gia Với vai trò làthành phố trung tâm lớn nhất ở khu vực miền Trung, Đà Nẵng là hạt nhân quantrọng phát triển Kinh tế Vùng của miền Trung, là trung tâm hành chính - chínhtrị, kinh tế - văn hóa, đồng thời là thành phố du lịch quan trọng trong khu vực.Trong những năm gần đây, Tp Đà Nẵng đã đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng

cơ sở hạ tầng hiện đại với hệ thống giao thông phát triển Trong đó, sân bayquốc tế Đà Nẵng, cảng Tiên Sa, mạng lưới đường giao thông thuận lợi cho việckết nối với các khu vực trong nội đô và các vùng lân cận trong nước, kể cả quốc

tế Ngoài ra, Đà Nẵng cũng có vai trò quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, y tế,khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo nâng cao trình độ khoa học công nghệcủa khu vực

Bên cạnh đó, Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất ViệtNam và là trung tâm văn hóa du lịch hấp dẫn với các di sản văn hóa, kiến trúcđộc đáo như Cầu Rồng, Bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và Bà Nà Hills… ĐàNẵng đã tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế như Lễ hội pháo hoa quốc tế,Festival Nghệ thuật hát tuồng ven sông Hàn,…đã thu hút sự quan tâm của các

du khách trong nước lẫn quốc tế Hơn nữa, về mặt địa lý, Đà Nẵng không chỉ có

vị trí trọng yếu cả về kinh tế – xã hội mà còn quốc phòng – an ninh bởi Đà Nẵng

là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường

Trang 14

hàng không.

Trang 15

Gia – Thu Bồn có các sông Túy Loan, sông Yên, sông Cái, sông Quá Giáng đổvào vịnh Đà Nẵng thông qua sông Hàn Do vậy, mạng lưới sông ngòi và hệthống cấp thoát nước của Thành phố Đà Nẵng có mối liên kết mật thiết với tỉnhQuảng Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chính vì thế, Thành phố Đà Nẵng cần có sự hợp tác với hai địa phươngtrong việc quản lý nguồn nước một cách hiệu quả và giải quyết các thách thứcliên quan đến biến đổi khí hậu [2]

Hình 1.5 Bản đồ thủy văn khu vực Đà Nẵng mở rộng ( Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư Thành phố Đà Nẵng)

1.2 TỔNG QUAN VỀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN VEN BIỂN VÀ

CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1.2.1 Cảnh quan thiên nhiên ven biển

Đà Nẵng có nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo và hấp dẫn nhờ sự kết hợpgiữa bãi biển, núi và các yếu tố kiến trúc tạo nên cảnh quan ven biển đặc trưng,trong đó một số bãi biển ở Đà Nẵng được mệnh danh là bãi biển đẹp nhất hànhtinh, thu hút du khách hằng năm

Theo đánh giá của một số chuyên gia về đô thị, không gian đô thị ven biển

Đà Nẵng được thiết kế, quy hoạch hài hòa với môi trường tự nhiên, tạo nên sựhòa quyện liền mạch giữa kiến trúc và cảnh quan Đồng thời, có sự tích hợpthông

Trang 16

tác động của mực nước biển dâng cao và biến đổi khí hậu Việc bảo tồn các bãibiển và hệ thống sông là một phần quan trọng trong chiến lược bảo vệ môitrường của Đà Nẵng, do vậy các dự án tái tạo và bảo vệ các bãi biển thông quaviệc xây dựng các bức tường chắn sóng và các công trình hồ bơi tự nhiên, nhằmgiảm thiểu tác động của sóng biển và bảo vệ bờ cát Ngoài ra, việc bảo vệ vàkhôi phục hệ sinh thái sông cũng được đặc biệt chú trọng, nhằm duy trì sự cânbằng động học của môi trường nước ngọt và giảm thiểu nguy cơ lũ lụt.

Quy hoạch phát triển đô thị của Đà Nẵng tập trung vào việc tạo ra môitrường sống và làm việc bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế

và bảo vệ môi trường Các công trình xây dựng và kỹ thuật xanh được ưu tiên,bao gồm việc sử dụng năng lượng tái tạo, quản lý chất thải hiệu quả và khuyếnkhích sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và xe điện

Hình 1.7 Đà Nẵng trong chiến dịch “ Biến đổi khí hậu và phòng chống

thiên tai” ( Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng)

Ngoài ra, Đà Nẵng đã đẩy mạnh các hoạt động giáo dục và nâng cao nhậnthức cộng đồng về vấn đề biến đổi khí hậu Thành phố đã tổ chức các chươngtrình giáo dục và hướng dẫn về bảo vệ môi trường, khuyến khích người dântham gia vào các hoạt động tái chế và sử dụng các nguồn năng lượng thân thiệnvới môi trường Từ những nỗ lực này, Đà Nẵng đã thể hiện sự quyết tâm và camkết trong việc bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu Tại thờiđiểm hiện tại, Đà Nẵng đã và đang dẫn đầu trong việc xây dựng một môi trườngsống và làm việc bền vững, góp phần vào sự phát triển chung của cả khu vực vàtoàn cầu [4]

1.3 KINH NGHIỆM THIẾT KẾ ĐÔ THỊ ỨNG PHÓ THIÊN TAI CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

1.3.1 Trên thế giới

Trang 17

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC ĐÔ THỊ XỐP

2.1.1 Khái niệm

Đô thị xốp” là đô thị mà các thành tố với các chức năng khác nhau có sựbiến đổi và dung nạp ngay bên trong bản thân các thành tố và được đặt cạnhnhau trong mối tương tác mềm Tính đặc trưng là sự dung nạp các khoảng rỗngphân bố tương đối đều trong hệ thống đô thị Khả năng dung nạp nhiều thànhphần, nhiều chức năng (tính xốp chức năng) trong một khu vực đô thị đang trởthành một nhu cầu, một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển đô thị

Tính hỗn hợp và biến đổi chức năng đô thị được hình thành nên tính “xốp”

về cấu trúc đô thị, biểu hiện chính là cấu trúc phi tầng bậc và cấu trúc tầng bậc(Hình 2.2 và Hình 2.3) Khoảng mềm trong cấu trúc phi tầng bậc luôn được duytrì bên cạnh khoảng cứng là nguyên lý không gian của cấu trúc “xốp” Cáckhoảng đệm tạo nên không gian cho các mối tương tác, giảm xung đột giữa cácthành phần, tạo khoảng mở giữa chúng để chúng có thể hòa trộn và thích ứng.Khoảng mềm là cây xanh, là ao hồ, mặt nước, là các khu sân chơi, sinh hoạtcộng đồng… với ý nghĩa công cộng tuyệt đối Chúng cần được đặt ở các vị trí kềgiữa các khu vực chức năng nhằm hỗ trợ cho các hoạt động chính và liên kếtkhông gian Tương quan khoảng mềm và khoảng cứng thay đổi từ khu vực trungtâm ra đến ngoại ô Khu vực trung tâm là tương quan giữa các tuyến phố với cáccông viên, vườn hoa, ao hồ Tương quan vùng giáp ranh nội đô là khu vực làng

xã, nhà vườn với đất nông nghiệp, các đô thị sinh thái, tương quan vòng ngoài làcác đô thị vệ tinh và các công viên rừng,…

Hình 2.1 Hình thái của Đô thị xốp (Nguồn: PGS.TS Phạm Hùng Cường, Đô

thị xốp (Porous urban), Tạp chí Quy hoạch Đô thị số 6 – 2011)

Trang 18

2.1.3 Các yếu tố chính cấu thành cấu trúc đô thị xốp

a) Tính xốp về không gian:

Sự tập trung dân cư đông đúc tại các thành phố lớn, mật độ xây dựng caodẫn tới các không gian công cộng bị cắt xén, chất lượng đời sống dân cư đô thịcũng như chất lượng du lịch bị giảm sút Điều này có nghĩa là tính “xốp xã hội”

đã ảnh hưởng đến tính “xốp không gian”

b) Tính xốp về giao thông:

Đô thị càng lớn càng chịu áp lực về hệ thống giao thông liên kết kiểu cứng(tầng bậc) với thực thể cấu trúc chức năng lại ở dạng xốp (phi tầng bậc) Trongkhi, cấu trúc ‘xốp” cần một hệ thống giao thông dạng mạng, thiên về liên kết đachiều hơn là bị định dạng theo một số khung, tuyến kiểu vành đai và hình tianhất định, dẫn đến việc mở rộng các tuyến đường trục trở nên tốn kém và áp lực

về mặt thời gian bởi vì tình trạng tắc nghẽn giao thông do sự gia tăng vào cáctrục chính

c) Tính xốp về quy hoạch lưu vực:

Khả năng của hệ thống quy hoạch lưu vực đáp ứng sự biến đổi và thích nghilinh hoạt với các yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế, đồng thời giảm thiểu tácđộng tiêu cực của các yếu tố xung quanh Trong cấu trúc đô thị xốp, tính xốptrong quy hoạch lưu vực có ý nghĩa quan trọng nhất trong các yếu tố Điều nàyđảm bảo rằng hệ thống quy hoạch lưu vực không chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản vềthoát nước mà còn hỗ trợ quá trình phát triển đô thị một cách bền vững [13]

2.2 CÁC NHÓM GIẢI PHÁP

2.2.1 Giải pháp truyền thống

Giải pháp thoát nước truyền thống được xây dựng dựa trên hệ thống hiện

có, được cải tiến phù hợp vứoi từng điều kiện của từng địa phương nhằm tăngkhả năng lưu trữ nước mưa đảm bảo an toàn trong các tình huống dự phòng, nhưkhi xảy ra mưa lớn hoặc thiên tai Nghĩa là hệ thống thoát nước có khả năngchứa được lượng nước dư thừa và tránh tình trạng tràn lan bằng việc xây dựngcác hồ chứa nước hoặc bể chứa nước có khả năng thu thập và lưu trữ nước mưatrong thời gian ngắn, từ đó giảm thiểu áp lực lên hệ thống thoát nước và tạo ra

sự ổn định trong quá trình xử lý nước thải

Ngoài việc lưu trữ nước mưa, việc thoát nước mưa sau thiên tai cũng là mộtyếu tố quan trọng trong giải pháp thoát nước truyền thống ứng phó thiên tai Các

hệ thống thoát nước được thiết kế để tiếp nhận và xử lý lượng nước mưa lớn sau

Trang 19

- Trữ tạm nước mưa là một giải pháp khác để ứng phó với lượng nước mưalớn Bằng cách xây dựng các hồ chứa hoặc bể chứa nước, có thể thu thập và lưutrữ nước mưa để sử dụng cho các mục đích khác nhau, chẳng hạn như tưới câyxanh hoặc làm mát không gian xung quanh;

Lọc nước tự nhiên cũng là một giải pháp quan trọng để đảm bảo chất lượngnước và giảm thiểu tác động của nước mưa đến môi trường Các hệ thống lọcnước tự nhiên, chẳng hạn như cảnh quan thụ động, khu vực ngập nước, có khảnăng loại bỏ các chất ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước trước khi nước được xảvào môi trường tự nhiên Các giải pháp bền vững như việc sử dụng vật liệu thấmnước trong xây dựng công trình, tạo ra các không gian xanh thụ động và cảithiện chất lượng nước thông qua các hệ thống lọc tự nhiên cũng nên được tíchhợp vào quy hoạch để tăng cường tính bền vững của hệ thống thoát nước

Ngoài ra, việc giáo dục và tăng cường nhận thức của cộng đồng về vấn đềthoát nước bền vững cũng là một yếu tố quan trọng Thông qua việc tuyêntruyền và giảng dạy về các phương pháp và lợi ích của giải pháp thoát nước bềnvững, có thể khuyến khích sự tham gia và hỗ trợ từ cộng đồng trong việc thựchiện các biện pháp này

Hình 2.5 Quá trình phát triển các khái niệm liên quan đến thoát nước bền

vững (Nguồn: Peter Nicholson, 2020)

Trang 20

mạnh tự nhiên khủng khiếp, tạo ra những đợt sóng dữ dội và gió mạnh, làm tăng

áp lực lên bờ biển Sự va đập liên tục của sóng cùng với sự xói mòn do nướcbiển và cát cứ mài mòn hàng ngày dẫn đến sự suy thoái của bờ biển

Cấu trúc bờ biển của Đà Nẵng cũng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động xâydựng công trình ven biển và hạ tầng giao thông như đường, cầu, khu đô thị, khunghỉ dưỡng Việc xây dựng không phù hợp và không có sự quản lý hợp lý có thểthay đổi luồng dòng nước và tạo ra các tác động không mong muốn đến môitrường bờ biển Các công trình xây dựng này có thể làm giảm khả năng thấm hútcủa bờ biển, ảnh hưởng đến cấu trúc tự nhiên và làm mất đi tính ổn định của bờbiển

Như vậy, việc thay đổi cấu trúc bờ biển có thể làm thay đổi dòng nước vàgiảm khả năng thấm hút và ổn định của bờ biển Điều này có thể dẫn đến sự xóimòn và suy thoái tiếp tục của bờ biển Đà Nẵng, gây ra nguy cơ tổn thương đến

cơ sở hạ tầng và môi trường ven biển

Hình 2.6 Cấu trúc bờ biển Đà Nẵng ( Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng)

Trang 21

Chương 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 3.1 QUAN ĐIỂM VỀ QUY HOẠCH KHÔNG GIAN CẢNH QUAN

ĐÔ THỊ VEN BIỂN THÍCH ỨNG VỚI HIỆN TƯỢNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3.1.1 Quan điểm phát triển du lịch bền vững

Quan điểm phát triển du lịch bền vững nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa pháttriển kinh tế du lịch, bảo vệ môi trường và lợi ích của cộng đồng địa phương.Các biện pháp cụ thể bao gồm:

Phát triển kinh tế du lịch bền vững: cần quản lý chặt chẽ việc xây dựng và

phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đầu tư vào hạ tầng xanh; hạn chế sự tăng trưởng

du lịch quá mức để tránh tình trạng quá tải và ảnh hưởng đến môi trường vàcộng đồng địa phương Cần tập trung vào trải nghiệm chất lượng thay vì sốlượng;

Cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương: Các

doanh nghiệp du lịch cần tạo cơ hội việc làm cho dân địa phương và thúc đẩy sửdụng các sản phẩm địa phương Điều này giúp đảm bảo sự công bằng và tạo sựđồng lòng trong cộng đồng;

Hợp tác và quản lý đa ngành: Tạo mô hình hợp tác giữa chính quyền địa

phương, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng để đảm bảo quản lý phát triển dulịch bền vững mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan Điều này giúp xâydựng hình ảnh tích cực về Đà Nẵng và thu hút thêm du khách

Khuyến khích sử dụng các phương tiện vận tải công cộng, xe đạp và đi bộ

để giảm phát thải: Khuyến khích khách du lịch tham gia vào các hoạt động trải

nghiệm thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường Truyền tải ý nghĩa và giá trịvăn hóa địa phương để bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của Đà Nẵng;

3.1.2 Quan điểm quy hoạch không gian cảnh quan ven biển Đà Nẵng thích ứng với biến đổi khí hậu

Phân vùng chức năng thông minh: cần tối ưu hóa việc sử dụng đất và tạo

môi trường sống đa dạng cho đô thị đa chức năng, đảm bảo rằng các khu vựcđược quy hoạch phù hợp với mục tiêu phát triển và sử dụng tối đa tiềm năng củađất đai;

Bảo vệ cảnh quan ven biển và môi trường biển: cần xác định và bảo vệ các

khu vực quan trọng như bãi biển như vùng ngập mặn, rừng ven biển để tạo môitrường sống thuận lợi cho người dân và khách du lịch;

Quản lý mật độ xây dựng, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật ven biển: cần đặt ra các

Trang 22

yêu cầu và quy định nghiêm ngặt về quản lý mật độ xây dựng hợp lý, đảm bảohệ

Trang 23

thống cơ sở hạ tầng, bao gồm giao thông, cấp thoát nước, điện và dịch vụ côngcộng, cần được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của người dân và khách du lịch;

Thúc đẩy du lịch bền vững: cần cân nhắc kỹ lưỡng trong việc phát triển các

khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí,các hoạt động du lịch, bên cạnh việc chútrọng vào việc phát triển các mảng xanh, công viên và không gian mở trong đôthị, nhằm tạo ra sự cân bằng giữa cơ sở hạ tầng và cảnh quan thiên nhiên, đảmbảo du lịch bền vững và bảo vệ môi trường

Sự kết hợp giữa cây xanh, vườn cây và mạng lưới sông ngòi: tạo ra một môi

trường sống thoải mái và dễ chịu, đạt được sự cân bằng lợi ích giữa tất cả cácbên tham gia vào hoạt động đô thị

3.1.3 Quan điểm triển khai mô hình đô thị xốp tại Việt Nam

Với tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đòihỏi các đô thị Việt Nam áp dụng các giải pháp phát triển bền vững hơn để thíchứng Trong hoạt động thoát nước mặt, cần có những giải pháp định hướng gắn

mô hình thành phố bọt biển trong quy hoạch đô thị Cụ thể như sau:

(1) Thực hiện thí điểm mô hình đô thị với quy mô khác nhau với các đô thịtheo phân vùng khí hậu Việt Nam và cấp đô thị từ loại III trở lên để bước đầuđánh giá hiệu quả, hình thành quy trình lập và thẩm định quy hoạch, dự án;(2) Trên cơ sở đánh giá, xây dựng và cập nhật quy chuẩn Quy hoạch xâydựng 01:2021/BXD; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật quốc gia về đô thị xốp;

(3) Đảm bảo căn cứ pháp lý cao nhất từ cấp trung ương thông qua nội dung

đô thị xốp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khíhậu;

(4) Thí điểm và xây dựng cơ chế hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để đảm bảo sựđồng thuận của cộng đồng dân cư, tư nhân tại địa phương;

(5) Xây dựng dữ liệu dùng chung về mô hình đô thị xốp và dữ liệu hỗ trợphân tích kiểm soát khả năng thấm của bề mặt đô thị;

(6) Nâng cao nhận thức, năng lực của đơn vị tư vấn thiết kế và năng lựcquản lý của cơ quan chuyên môn ở địa phương trong quản lý triển khai

3.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ LƯU VỰC

Trong thiết kế hệ thống đỉều hoà lưu vực cần xác định các điểm nguy hiểmcao để thiết kế các giải pháp lưu trữ và điều tiết nước, nhằm đảm bảo an toàn vàbền vững cho hệ thống môi trường, cáccông trình dân dụng như các công trìnhven biển, công trình dịch vụ thương mại và nhà ở dân cư trong bối cảnh thời tiếtbiến đổi tại thành phố Đà Nẵng Việc xác định các điểm nguy hiểm, áp dụng các

Trang 24

Hình 3.7 Đề xuất giải pháp siêu đê và hồ điều hoà đa năng cầu Thuận Phước

Vì vậy, giải pháp được đề xuất cho vị trí đặc biệt này là xây dựng một cấutrúc bể chứa đa năng, có tính đặc biệt và quan trọng hơn so với các cấu trúc hồđiều hoà lưu trữ khác Mục đích của hồ đièu hoà đa năng này liên quan đến việcđiều tiết dòng nước, bảo vệ khu vực ven biển khỏi ngập lụt và đồng thời tậndụng cơ hội tạo ra một tương tác hiệu quả giữa hệ thống nước ngọt và nướcmặn

3.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ HỆ THỐNG XANH VEN BIỂN

3.3.1 Đề xuất giải pháp thiết kế mảng xanh - thảm thực vật trong đô thị

a) Lựa chọn chủng loại cây cây đô thị và thảm thực vật

Khi thiết kế mảng xanh - thảm thực vật trong đô thị, cần cân nhắc kỹ lưỡng

và tích hợp nhiều yếu tố khác nhau nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn chotoàn bộ hệ thống hạ tầng xanh đô thị:

- Lựa chọn chủng loại cây và thảm thực vật phù hợp cho từng khu vực đô thị;

- Đảm bảo các loại cây không gây hư hại đến cơ sở hạ tầng, như hệ thống cấp thoát nước, giao thông;

- Xem xét các biện pháp bảo vệ môi trường, như việc sử dụng phân bón hữuthay cho thuốc trừ sâu có hại cho môi trường;

- Tìm hiểu rõ về điều kiện môi trường của từng khu vực khác nhau trong đôthị như loại đất, hướng ánh sáng, độ ẩm, và khí hậu;

- Phối kết cây đa dạng, phong phú theo tầng lớp hoặc chiều cao;

- Lựa chọn hình dáng cây xanh, màu sắc lá và thảm thực vật phù hợp với kiến trúc và mục tiêu quy hoạch của khu vực đô thị, đảm bảo tính hài hòa và

Trang 25

thẩm mỹ;

Trang 26

hệ thống xanh dạng mảng chiếm nhiều quỹ đất hơn so với các dạng mảng xanhcòn lại.

3.3.4 Phân bố cây xanh dạng vệt

Hệ thống xanh dạng vệt/ tuyến tính được sử dụng các vị trí có quỹ đất eohẹp, trải dài như đại lộ xanh, đường đi bộ và hành lang xanh Dạng vệt/tuyếntính có thể được bố trí dễ dàng trong việc tích hợp với hệ thống cống thoát nướcdọc theo cá tuyến đường/đại lộ, nhằm điều tiết lượng nước mưa và ngăn ngừangập úng trên diện rộng

Hình 3.10 Đề xuất mô hình hệ thống xanh dạng vệt

Hình 3.11 Đề xuất giải pháp thu gom nước ở các công viên ven biển dạng vệt

Trang 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Điều kiện tự nhiên, Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng, 2022,

https://www.danang.gov.vn/gop-y-do-an/chi-tiet?id=3009&_c=94677463

[2] Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo điều kiện tự nhiên Thành phố

Đà Nẵng, Trung tâm xúc tiến đầu tư Thành phố Đà Nẵng, 2022

[3] Phát triển đô thị biển Đà Nẵng, Đà Nẵng online, 2023,

https://baodanang.vn/channel/5399/202304/dien-dan-da-nang-lam-gi-de-tro- thanh-noi-dang-den-va-dang-song-phat-trien-do-thi-bien-da-nang-3942963/

[4] Đà Nẵng trước thách thức từ biến đổi khí hậu, Sở Tài nguyên môi trường TP Đà Nẵng, 2023, https://baotainguyenmoitruong.vn/da-nang-truoc-thach- thuc-tu-bien-doi-khi-hau-351638.html

[5] Tạp chí Quy hoạch Xây dựng, Giải pháp chung thiết kế quy hoạch không gian công cộng ven biển có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho thành phố Đà Nẵng, Số 105/2020

[6] Giới thiệu môi trường, tiềm năng đẩu tư, kinh doanh, du lịch tại Đà

Nẵng đến các doanh nghiệp Nhật Bản, Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng, 2023, https://www.danang.gov.vn/chi-tiet?id=53129&_c=3,9

[7] Thành phố bọt biển, tích nước ngày mưa làm mát ngày nắng, Tin tức nước Đức, 2019, http://tintucnuocduc.com/thanh-pho-bot-bien-tich-nuoc-ngay-mua-lam-mat-ngay-nang

[8] Các thành phố lớn trên thế giới tìm cách “sống chung” với lũ lụt, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, 2023; https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/cac-thanh-pho-lon-tren-the-gioi-tim-cach-song-chung-voi-lu-lut.html

[9] Đô thị Quảng Ninh, Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm

2040, 3/2023, https://dothiquangninh.net/quy-hoach-ha-long-5/

[10] Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định, Mở ra không gian phát triển mới,5/2023, https://binhdinh.gov.vn/tin-tuc/tin-tu-so-ban-nganh/mo-ra-khong-gian-phat-trien-moi.html

[11] Trang thông tin điện tử Thành phố Nha Trang, Nha Trang: Công bố quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực Cảng Nha Trang và vùng phụ cận, đảoHòn Tre – đảo Hòn Một, 6/2023, https://nhatrang.khanhhoa.gov.vn/vi/hoat-dong-cua- ubnd/nha-trang-cong-bo-quy-hoach-phan-khu-ty-le-1-2000-khu-vuc-cang-nha- trang-va-vung-phu-can-dao-hon-tre-dao-hon-mot

Trang 28

Hình 1.1 Bản đồ vị trí Đà Nẵng (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thành phố

Đà Nẵng)

Nằm trên bờ Biển Đông và là cửa ngõ của Hành lang Kinh tế Đông-Tây(EWEC), Đà Nẵng có tiềm năng trở thành một phần không thể thiếu trong mạnglưới chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu Đặc biệt, Đà Nẵng là cửa ngõ trungchuyển quan trọng cho Lào ( quốc gia không giáp biển) và là tuyến đường thaythế cho Thái Lan và Myanmar để tiếp cận Biển Đông

Ngoài ra, Đà Nẵng có các đường bay trực tiếp đến các trung tâm khu vựckhác như Thẩm Quyến, Băng Cốc, Hồng Kông và Singapore Đây là cơ hội để

Đà Nẵng phát triển một cụm logistics và trung tâm thương mại hiện đại để phục

vụ Đông Nam Á thông qua kết nối đường bộ, đường hàng không và đường biển.Trong phạm vi Việt Nam, Đà Nẵng đã được định hình là một nút đô thị quantrọng tại miền Trung Việt Nam để bổ sung cho Hà Nội và Thành phố Hồ ChíMinh Theo bề dày lịch sử, Đà Nẵng là trung tâm thương mại, công nghiệp vàgiáo dục ở miền Trung Việt Nam.Với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đà Nẵng

Trang 29

có tiềm năng củng cố vị thế là trung tâm kinh tế, thương mại và dịch vụ của miền Trung Việt Nam.

Hình 1.2 Vị trí thành phố Đà Nẵng trong hành lang kinh tế Đông

Tây ( Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng)

b) Điều kiện khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ hàng nămtrung bình khoảng 25oC, với sự biến đổi nhiệt độ khá ổn định giữa hai mùa rõrệt: mùa khô và mùa mưa

Mùa đông ít lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tới đây đã bị suy yếu,nhiệt độ Nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 12 ở vùng đồng bằng ven biển từ21.5-22oC, ở vùng núi độ cao 500m như tại đỉnh đèo Hải Vân khoảng 19oC, núicao 1500m như tại đỉnh Bà Nà khoảng 12-13oC

Mùa hè, vào các tháng 6, 7 là các tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình cáctháng này khoảng 29oC ở vùng đồng bằng ven biển, 25-26oC ở vùng núi có độcao 500m, và khoảng 19oC ở vùng núi có độ cao 1.500m

Hàng năm, trung bình thành phố chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1 cơn bãohoặc áp thấp nhiệt đới có gió mạnh từ cấp 6 trở lên Lượng mưa năm ở các nơithuộc Đà Nẵng vào loại lớn so với các nơi khác trong khu vực cũng như trong

Trang 30

toàn quốc.

Trang 31

Tổng lượng mưa trung bình năm phổ biến từ 2.000 đến 2.700mm Tổng lượngmưa tăng dần về phía Bắc, Tây Bắc và tăng theo độ cao (đỉnh Bà Nà có nămlượng mưa đạt trên 5.000 mm

- Tổng số giờ nắng : trung bình năm 2.211 giờ, lớn nhất 2.523 giờ

- Độ ẩm trung bình năm: 82 %

- Tốc độ gió trung bình năm: 1,78 m/s

- Độ ẩm tương đối thấp nhất: 35,7%

- Độ ẩm tương đối trung bình: 78%

Hình 1.3 Biểu đồ khí hậu tại thành phố Đà Nẵng ( Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng)

c) Địa hình

Đà Nẵng có địa hình đồng bằng và địa hình đồi núi Đồi núi thường dốc(>40°), tập trung ở phía Tây, Tây-Bắc và từ đó có các dãy núi lan ra, xen kẽ vớiđồng bằng hẹp ven biển Vùng núi, độ cao từ 700÷1.500 m, là nơi tập trung rừngđầu nguồn nên có giá trị cao về mặt kinh tế, môi trường và sinh thái của thànhphố Núi Sơn Trà nằm phía Đông-Bắc tạo nên lá chắn gió cho vùng đồng bằngsông Hàn

Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của sông và biển, lànơi tập trung các cơ sở kinh tế, xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,quân sự, dân cư và các khu chức năng khác của thành phố

Đất: Đà Nẵng có 1.283,42 km² đất tự nhiên, trong đó đất lâm nghiệp 512,21km², đất nông nghiệp 117,22 km², đất chuyên dùng 385,69 km², đất ở 30,79 km²

và đất chưa sử dụng 207,62 km² Đà Nẵng có các loại đất như cồn cát và đất cátven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen,đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng,…

Rừng: Diện tích đất lâm nghiệp của Đà Nẵng là 67.148 ha, tập trung chủ yếu

ở phía Tây và Tây-Bắc thành phố Có 3 loại rừng là rừng đặc dụng, rừng phòng

Trang 32

hộ và rừng sản xuất Tỷ lệ che phủ rừng là 49,6%, trữ lượng gỗ khoảng 3 triệum³ Rừng ở Đà Nẵng có giá trị sinh thái, cảnh quan, đa dạng sinh học và cungcấp nguyên liệu, dược liệu cho các ngành kinh tế và nhu cầu dân dụng.

Biển: Ngư trường biển Đà Nẵng rộng trên 15.000 km² với trên 266 giốngloài động vật biển phong phú, trong đó có 16 loài hải sản có giá trị kinh tế cao.Tổng trữ lượng hải sản của ngư trường Đà Nẵng trên 1,1 triệu tấn, có khả năngkhai thác từ 15÷20 vạn tấn/năm Đà Nẵng có bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹpnhư Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô, Vùng biển quanh bán đảo SơnTrà và Nam Hải Vân có nhiều vũng nhỏ, nhiều khu vực có san hô, thuận lợi chophát triển các loại hình du lịch biển [1]

Hình 1.4 Bản đồ địa hình và phân bố mảng xanh trên địa bàn Tp Đà

Nẵng ( Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng)

d) Mạng lưới lưu vực

Các hồ và sông lớn xung quanh và trong khu vực thành phố Đà Nẵng baogồm hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn ở Quảng Nam, sông Cu Đê và sông Hànchảy qua Đà Nẵng, khu vực đầm phá Tam Giang tại huyện Phú Lộc, tỉnh ThừaThiên Huế Cùng với nhau, những sông này tạo thành nguồn nước chính chokhu vực, trong đó nhiều hồ trong khu vực đóng vai trò là hồ điều tiết, bao gồm

hồ Đồng Nghệ và hồ Hòa Trung

Với đặc điểm địa hình là đồi núi cao ở giữa Đà Nẵng và tỉnh Thừa ThiênHuế đã làm gián đoạn hệ thống thủy văn giữa hai tỉnh Trong khi đó, hệ thống

Trang 33

trên núi Sơn Trà còn có chùa Linh Ứng, là một địa điểm tâm linh nổi tiếng của

Đà Nẵng

c) Đảo Hoàng Sa (Paracel) và Trường Sa (Spratly):

Đảo Hoàng Sa (Paracel) và Trường Sa (Spratly) là hai quần đảo nằm trênBiển Đông và đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên cảnh quan hùng vĩ

và đặc biệt ven bờ biển Đà Nẵng Những quần đảo này không chỉ mang ý nghĩa

tự nhiên và địa lý quan trọng mà còn liên quan chặt chẽ đến vấn đề bảo vệ chủquyền biển đảo của Việt Nam Đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều được xem nhưbiểu tượng của sự kiên cường, lòng dũng cảm và bảo vệ chủ quyền biển đảo củaViệt Nam, tôn vinh lòng yêu nước và nhớ đến những người lính đã hy sinh bảo

vệ tổ quốc Trong đó, đã có hiều công trình tưởng niệm đã được xây dựng nhằmtưởng nhớ và ghi nhận sự đóng góp của các chiến sĩ, thủy thủ và ngư dân trongviệc bảo vệ chủ quyền biển đảo, nơi lưu giữ những chứng cứ lịch sử và hồi ức vềquần đảo Hoàng Sa

Hình 1.6 Cảnh quan ven biển tại thành phố Đà Nẵng ( Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng)

1.2.2 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng ven biển tại Đà Nẵng đã được đầu tư và phát triển đáng kể,đáp ứng nhu cầu của cả người dân và khách du lịch Các khu nghỉ dưỡng, kháchsạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí được xây dựng với chất lượng cao, đảm bảo

Trang 34

cũng thúc

Trang 35

Nhằm giải quyết 2 hệ quả của biến đổi khí hậu, Berlin giảm tình trạng ngậplụt, bão lớn trong thành phố bằng cách để một phần lượng mưa sẽ ngấm vàolòng đất, phần còn lại (do bê tông hoá và hạn chế lượng cây xanh trong thànhphố) sẽ theo các hệ thống cống thoát nước chảy vào hồ điều hoà được tích trữ lại

để làm mát vào mùa hè Ngoài ra, Berlin thường xuyên trồng thêm nhiều câyxanh, phủ xanh tất cả các mái nhà bằng cỏ và rêu, sơn các tòa nhà bằng sơn sángmàu, phủ các lớp cản nhiệt trên các tuyến phố để ngăn việc nhựa đường bị chảy

ra khi trời nóng; quy hoạch các vùng trữ nước (Hình 1.8)

Điểm mấu chốt ở đây chính là tránh bị “khóa chặt” trong bề mặt toàn bêtông và nhựa đường, bất cứ nơi nào cũng có thể biến chúng thành bề mặt có thểthấm nước, chẳng hạn như bãi đỗ xe, dải phân cách đều có thể làm lại bề mặt đểnước có thể ngấm vào đất [7]

b) Thái Lan

Công viên Voraakhom - Bangkok thuộc trường Đại học Chuallongkom đượccải tạo thành một ốc đảo xanh, có không gian rộng rãi cho giải trí và một bảotàng cỡ nhỏ Từ khi mở cửa vào tháng 3/2017, công viên đã thu hút sự chú ý củanhiều sinh viên và người dân Trong khi 4.5 héc-ta có chức năng quan trọngkhác đối với thành phố dễ bị lụt này là khả năng thu và xử lí lượng nước mưavào mùa bão, giảm thiểu sức nóng của khu vực đô thị có nhiệt độ cao vào mùa

hè Công viên này có thể chứa tới gần 1 triệu gallons nước, khoảng 4 triệu lít[7], (Hình 1.9)

Hình 1.8 Mô hình đô thị xốp của TP Berlin -

Trang 36

Đức ( Nguồn:

https://springer.com/article/10.1007)

Trang 37

Hình 1.9 Công viên Voraakhom – Bangkok, Trường Đại học

https://springer.com/article/10.1007)

c) Barcelona, Tây Ban Nha

Barcelona đã thành công trong việc tạo ra một không gian biển độc đáo, kếthợp với các hoạt động văn hóa và giải trí, tạo nên một điểm đến hấp dẫn cho cả

cư dân địa phương và du khách Dự án cải tạo bãi biển Barceloneta đóng vai tròquan trọng trong việc biến khu vực này trở thành một điểm đến nổi tiếng, đángchú ý nhất của Barcelona bởi không gian thu hút và đa dạng cho khách thamquan như tổ chức các hoạt động vui chơi thể thao trên bãi biển Vì vậy, bãi biểnBarcelona trở thành nơi thu hút đông đảo người dân và du khách nhất bởi khônggian cảnh quan đẹp và sôi động trên bãi biển

Ngoài ra, các hoạt động văn hóa cũng đã được tổ chức ở bãi biểnBarceloneta như các sự kiện âm nhạc, biểu diễn nghệ thuật, triển lãm và các hoạtđộng nghệ thuật khác diễn ra trên bãi biển, thu hút sự quan tâm của cư dân địaphương và du khách Không gian sống động và sáng tạo, nơi mọi người có thểtận hưởng không chỉ bãi biển mà còn cả nghệ thuật và văn hóa nơi đây Dịch vụ

du lịch tại bãi biển Barceloneta bao gồm các nhà hàng, quầy bar, và cửa hàngbán đồ biển … cũng được trang bị tiện nghi cần thiết [8]

d) Vancouver, Canada

Vancouver đã thành công trong việc tận dụng không gian biển để phát triểncác khu vực công viên, đường dạo bộ và khu vực giải trí, tạo ra một môi trườngsống và vui chơi thú vị cho cư dân và du khách Thành phố này đã thực hiện cácbiện pháp quản lý hợp lý để bảo vệ môi trường và đồng thời đáp ứng nhu cầu về

Trang 38

Hình 1.10 Quy hoạch phát triển du lịch ven biển Nha Trang – Khánh Hoà ( Nguồn: Phòng Quản lý kiến trúc, quy hoạch Sở Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa)

d) Vũng Tàu - Bà Rịa - Vũng Tàu

Vũng Tàu đã thực hiện thành công quy hoạch phát triển các khu du lịch nghỉdưỡng ven biển, kết hợp hài hòa cảnh quan núi non và biển, tạo ra một khônggian đô thị ven biển hấp dẫn cho du khách Một trong những điểm nổi bật củaquy hoạch tại Vũng Tàu là mang đến sự đa dạng về hoạt động giải trí, thể thao

và vui chơi với các tiện nghi sang trọng, dịch vụ chất lượng, nhiều hoạt độnggiải trí đa dạng như sở thú, công viên nước, sân golf và các bãi biển tuyệt đẹp.Ngoài ra, du khách có thể thỏa thích tham gia các hoạt động như lặn biển, lướtván, đi phà khám phá các hòn đảo xung quanh hay tham gia các trò chơi thể thaonhư tennis, bóng đá, và bóng chuyền trên bãi biển Du khách có thể tận hưởngkhông chỉ vẻ đẹp của biển mà còn tham gia các hoạt động leo núi, đi bộ đườngdài, và thám hiểm các khu vực núi non xung quanh Vũng Tàu cũng đã quyhoạch các không gian công cộng, công viên và khu vui chơi trẻ em tạo ra cơ hộigiao lưu, tương tác giữa du khách và người dân địa phương [12]

Trang 39

Hình 1.11 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phát triển du lịch biển Vũng

Tàu ( Nguồn: Sở Xây Dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Trang 40

Khái niệm khác về cấu trúc "Đô thị xốp" là việc cấu thành từ các yếu tố vàchức năng đa dạng trong một đô thị tương tác một cách biến đổi nhiều chiềuhướng trong từng bản chất của từng thành phần mà tồn tại sự hợp nhất chặt chẽtrong mối liên kết Điều này có nghĩa là các yếu tố đặc trưng riêng biệt này cóthể hòa quyện với nhau bằng nhiều cách về hình thái, cấu trúc, phương diện,…nhưng vẫn tạo ra các khoảng không gian mềm như không gian trống cảnh quan

đô thị, sự biến thiên về lưu vực đô thị, thậm chí là sự đàn hồi của tổ chức côngtrình trong đô thị Trong khi đó, khả năng dung nạp nhiều thành phần, nhiềuchức năng (có tính xốp chức năng) trong cùng một khu vực đô thị tạo ra sự đadạng hơn trong việc kết hợp chức năng Sự kết hợp giữa sản xuất, nhà ở và côngtrình dịch vụ ngày càng phụ thuộc vào sự tiến bộ của công nghệ thông tin

Theo quan điểm khác, Đô thị xốp (hay còn gọi là "đô thị xanh" hoặc "đô thịthông minh/linh hoạt ") là một giải pháp quy hoạch đô thị nhằm tạo ra các khu

đô thị bền vững, thông minh và thân thiện với môi trường với mục tiêu tối ưuhóa sử dụng đất, tăng cường tiện ích cho người dân, làm giảm tác động tiêu cựclên môi trường và xây dựng một cộng đồng sống chất lượng cao, kết hợp sửdụng các công nghệ thông tin, hạ tầng thông minh Trong đó, các yếu tố địaphương như quy hoạch đô thị hiện có, văn hóa và xã hội địa phương, nguồn tàichính và sự hỗ trợ từ các cơ quan chính phủ được xem xét và triển khai phù hợpcho từng vùng/thành phố khác nhau [13]

Hình 2.2 Cấu trúc đô thị nguyên bản

- Cấu trúc tầng bậc Hình 2.3 Cấu trúc đô thị xốp - cấu trúc phi tầng bậc (Nguồn: PGS.TS Phạm Hùng Cường, Đô thị xốp (Porous urban), Tạp chí

Quy hoạch Đô thị số 6 – 2011)

Ngày đăng: 06/03/2024, 10:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w