1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Thiết kế kỹ thuật điện gió

99 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế kỹ thuật nhà máy điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng
Tác giả Lý Đình Huy, Nguyễn Trọng Khuê, Trần Đình Tuấn, Nguyễn Tấn Quang, Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn Khắc Quân, Lê Quang Thịnh, Thái Ngô Quang, Trần Công Quân
Người hướng dẫn PGĐ. Trung tâm: Lý Đình Huy, Chủ nhiệm thiết kế: Nguyễn Tất Thành, KT. TỔNG GIÁM ĐỐC: Nguyễn Xuân Phương, PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Trường học CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 4
Chuyên ngành Kỹ thuật điện gió
Thể loại Tập 1: Thuyết minh
Năm xuất bản 2020
Thành phố Khánh Hòa
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 4,06 MB
File đính kèm Thuyet minh TK điện gio.rar (4 MB)

Nội dung

Thiết kế kỹ thuật điện gió tiêu biểu: Vị trí dự án, Tổng mặt bằng, Bản đồ tốc độ gió, Nguyên lý làm việc của tuapin, biểu đồ năng lượng, Côgn nghệ sản xuất, các bản vẽ, tổ chức xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, phụ lục tính toán, báo cáo khảo sát, báo cáo chuyên nghành, quy trình bảo trì

Trang 2

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 4

POWER ENGINEERING CONSULTING JOINT STOCK COMPANY 4

Chủ nhiệm thiết kế : Nguyễn Tất Thành

Khánh Hòa, ngày tháng 9 năm 2020

KT TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Nguyễn Xuân Phương

Trang 3

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA LẬP VÀ KIỂM TRA HỒ SƠ

2 Nguyễn Trọng Khuê Chủ trì phần xây dựng

4 Nguyễn Tấn Quang Tham gia phần điện

5 Nguyễn Tấn Thành Tham gia phần điện

6 Nguyễn Khắc Quân Tham gia phần điện

Trang 4

NỘI DUNG BIÊN CHẾ HỒ SƠ

Hồ sơ công trình “Nhà máy điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng” bước Thiết kế kỹ

thuật (TKKT) được biên chế thành các tập như sau:

TẬP 1: THUYẾT MINH

TẬP 2: CÁC BẢN VẼ

Tập 2.1: Các bản vẽ điện và công nghệ phần nhà máy Tập 2.2: Các bản vẽ tổ chức thi công phần nhà máy Tập 2.3: Các bản vẽ xây dựng phần móng tuabin Tập 2.4: Các bản vẽ phần Đường giao thông

TẬP 3: TỔ CHỨC XÂY DỰNG

TẬP 4: PHỤ LỤC TÍNH TOÁN

Tập 4.1: Phụ lục tính toán phần Điện Tập 4.2: Phụ lục tính toán phần Móng tuabin Tập 4.3: Phụ lục tính toán phần Đường giao thông

TẬP 5: CHỈ DẪN KỸ THUẬT

Tập 5.1: Chỉ dẫn kỹ thuật phần thiết bị Tập 5.2: Chỉ dẫn kỹ thuật phần xây dựng nhà máy Tập 5.2.1: Chỉ dẫn kỹ thuật tổ chức thi công phần nhà máy Tập 5.2.2: Chỉ dẫn kỹ thuật phần xây dựng Móng tuabin Tập 5.2.3: Chỉ dẫn kỹ thuật phần Đường giao thông

TẬP 7: QUY TRÌNH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

TẬP 8: BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT XÂY DỰNG

Đây là Tập 1: Thuyết minh (Ấn bản 02) của hồ sơ

Ấn bản 02 được hiệu chỉnh dựa trên nội dung thẩm tra của Công ty CP Tư vấn

xây dựng Điện 1 về hồ sơ TKKT của dự án Nhà máy điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng

Tập hồ sơ ấn bản 02 này thay cho tập hồ sơ ấn bản 01 xuất bản tháng 9/2020

của Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ QUỐC VINH SÓC TRĂNG 1-1

1.1 CƠ SỞ LẬP ĐỀ ÁN 1-1 1.2 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA DỰ ÁN 1-2

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM GIÓ KHU VỰC DỰ ÁN 2-1

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 2-1 2.2 TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG GIÓ TẠI TỈNH SÓC TRĂNG 2-7 2.3 TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG GIÓ TẠI VỊ TRÍ DỰ ÁN 2-9

CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ TUA-BIN GIÓ 3-1

3.1 TỔNG QUAN VỀ TUA BIN GIÓ 3-1 3.2 CÁC LOẠI CÔNG NGHỆ TUA BIN GIÓ HIỆN NAY 3-3 3.3 KIẾN NGHỊ CÔNG NGHỆ TỔ MÁY 3-6 3.4 TUA BIN GIÓ 3-7 3.5 THIẾT BỊ TRUNG THẾ NHÀ MÁY 3-18 3.6 HỆ THỐNG SCADA 3-21 3.7 HỆ THỐNG BẢO VỆ CHỐNG SÉT, NỐI ĐẤT 3-25 3.8 HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 3-27

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TỔNG MẶT BẰNG 4-1

4.1 HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KHU VỰC DỰ ÁN 4-1 4.2 BỐ TRÍ CÁC TUA BIN GIÓ 4-1 4.3 BỐ TRÍ GIAO THÔNG THOÁT NƯỚC 4-4 4.4 GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CÁP NGẦM 35KV 4-4

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ XÂY DỰNG 5-1

5.1 LỰA CHỌN CAO ĐỘ CÁC KHU VỰC/HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 5-1 5.2 TẢI TRỌNG TÁC ĐỘNG VÀ YÊU CẦU THIẾT KẾ CHỐNG ĐỘNG ĐẤT 5-1 5.3 MÓNG TUA BIN GIÓ 5-3 5.4 YÊU CẦU KỸ THUẬT BÃI THI CÔNG 5-6 5.5 HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT 5-10 5.6 GIẢI PHÁP THIẾT KẾ ĐƯỜNG GIAO THÔNG 5-10

CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 6-1

6.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG 6-1 6.2 CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 6-13 6.3 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 6-16 6.4 QUAN TRẮC VÀ KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG 6-17

Trang 6

MỤC LỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Bản đồ vị trí dự án 1-3Hình 1.3: Tổng mặt bằng dự án 1-4 Hình 2.1: Bản đồ tốc độ gió trung bình tại tỉnh Sóc Trăng 2-10Hình 3.1: Tua bin gió trục ngang 3-2Hình 3.2: Sơ đồ nguyên lý làm việc của Tua bin gió phát điện nối lưới 3-2Hình 3.3: Loại tua bin gió tốc độ cố định 3-3Hình 3.4: Loại tua bin gió tốc độ thay đổi hạn chế 3-4Hình 3.5: Loại tua bin thay đổi tốc độ với bộ chuyển đổi tần số 3-4Hình 3.6: Biểu đồ năng lượng tổ máy 3-5Hình 3.7: Tua bin gió với bộ biển đổi toàn phần 3-6Hình 3.8: Công nghệ sản xuất tua bin của các nhà sản xuất lớn trên thế giới theo gam công suất 3-6Hình 3.9: Các thành phần chính của tua bin gió 3-8Hình 3.10: Tua bin gió sử dụng trụ thép tròn 3-16Hình 3.11: Sơ đồ điển hình tủ trung thế đầu ra tua bin gió 3-18Hình 3.13: Sơ đồ nguyên lý điều khiển hoạt động tua bin gió điển hình 3-23Hình 3.14: Sơ đồ nguyên lý điều khiển hoạt động Tua bin gió Nhà máy điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng 3-23Hình 3.15: Sơ đồ hệ thống Wind SCADA 3-24Hình 3.16: Sơ đồ kết nối hệ thống 3-25Hình 3.17: Hệ thống nối đất và chống sét cho trụ tua bin gió điển hình 3-26Hình 4.1: Vị trí tương đối giữa các tua bin gió 4-3

Trang 7

MỤC LỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tọa độ ranh giới dự án 1-5Bảng 1.2: Diện tích các hạng mục công trình 1-6Bảng 3.1: Dải tần số hoạt động của tua bin gió: 3-15Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật máy biến áp 0,69/6/35kV-6300kVA 3-19Bảng 4.1: Tổng hợp chiều dài các tuyến đường 4-4Bảng 5.1: Tổng hợp chiều dài các tuyến đường 5-13Bảng 6.1 Đánh giá sơ bộ các tác động của dự án 6-2Bảng 6.2: Tổng hợp diện tích chiếm đất của dự án 6-3Bảng 6.3: Định mức phát thải chất ô nhiễm đối với xe tải 6-5Bảng 6.4: Mức ồn cực đại (dBA) từ hoạt động giao thông và xây dựng 6-5Bảng 6.5: Đặc tính của nước mưa chảy tràn trong khu Dự án 6-9

Trang 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ QUỐC VINH SÓC TRĂNG 1.1 CƠ SỞ LẬP ĐỀ ÁN

Hồ sơ Thiết kế kỹ thuật dự án “Nhà máy điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng” được lập dựa trên các cơ sở sau:

- Luật điện lực số 28/2004/QH11 ngày 3/2/2004

- Luật số: 24/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật điện lực

- Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và các văn bản của Chính phủ hướng dẫn Luật Đầu tư

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và các văn bản của Chính phủ hướng dẫn Luật Xây dựng

- Văn bản số 3482/BXD-HĐXD ngày 30/12/2014 V/v thực hiện Luật Xây dựng số 50/2014/QH13

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 Nghị định quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện

- Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ

về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10 tháng 09 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 06 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam

- Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011- 2020 có xét đến năm 2030

- Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công Thương về việc Quy định Hệ thống điện phân phối

- Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ Công Thương về việc Quy định Hệ thống điện truyền tải

- Quyết định số 3909/QĐ-BCT ngày 06/5/2014 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Sóc Trăng giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

- Quyết định số 2630/QĐ-BCT ngày 27/7/2018 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 - Hợp phần I: Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV;

Trang 9

- Thông tư số 02/2019/TT-BCT ngày 15/01/2019 của Bộ Công Thương về việc quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các

dự án điện gió

- Quyết định chủ trương đầu tư số 244/QĐ-UBND ngày 25/01/2019 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc Quyết định chủ trương đầu tư Dự án nhà máy điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng cho Công ty TNHH Điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng

- Văn bản số 4022/EVN-KH ngày 01/8/2019 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc chấp thuận mua điện của dự án NMĐ gió Quốc Vinh Sóc Trăng

- Thỏa thuận chia sẻ hạ tầng truyền tải đường dây 110kV từ Nhà máy điện gió Lạc Hòa 1 – Vĩnh Châu và mở rộng 02 ngăn lộ đường dây 110kV tại TBA 110kV Vĩnh Châu giữa Công ty TNHH Điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng và Cổ phần Năng lượng tái tạo Vĩnh Châu-TĐC ngày 08/8/2019

- Thỏa thuận đấu nối số 09/2019/EVN SPC-WIND.V2-2.S ngày 02 tháng 10 năm

2019 giữa Tổng công ty Điện lực miền Nam và Công ty TNHH Điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng

- Văn bản số 3953/ĐĐQG-CN ngày 04/11/2019 của Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVNNLDC) về thỏa thuận TKKT hệ thống SCADA & viễn thông

dự án NMĐG Quốc Vinh Sóc Trăng

- Văn bản số 4104/ĐĐQG-PT ngày 15/11/2019 của Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVNNLDC) về thỏa thuận TKKT hệ thống rơ le bảo vệ và tự động NMĐG Quốc Vinh Sóc Trăng;

- Thỏa thuận số 5892/EPTC-KT&CNTT-KDBĐ ngày 13/12/2019 giữa Công ty Mua bán điện và Công ty TNHH Điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng (V2-2) về việc Thỏa thuận thiết kế kỹ thuật hệ thống đo đếm điện năng và hệ thống thu thập số liệu đo đếm Nhà máy điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng

- Văn bản số 700/TC-QC ngày 31/12/2019 của Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng về việc chấp thuận độ cao tĩnh không xây dựng công trình

- Văn bản số 81/SCT-QLNL ngày 20/01/2020 của Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng

về việc thông báo kết quả thẩm định Thiết kế cơ sở Dự án Nhà máy điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng

- Văn bản số 149/UBND-TH ngày 05/02/2020 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc thỏa thuận hướng tuyến đường dây 110kV dự án Nhà máy điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng

- Các thỏa thuận khác đang được Chủ đầu tư tiếp tục thực hiện theo luật định

1.2 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA DỰ ÁN

1.2.1 Địa điểm xây dựng nhà máy

Địa điểm đầu tư Dự án nhà máy điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng khu vực đất liền xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng Đây là khu vực có tiềm năng gió lớn trong tỉnh Sóc Trăng, nằm trong Vùng 2 của “Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Sóc Trăng giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại quyết

Trang 10

định số 3909/QĐ-BCT ngày 06/5/2014 với tổng tiềm năng diện tích khảo sát là 75.000

ha, quy mô công suất 295 MW

Khu vực Dự án cách đường quốc lộ Nam Sông Hậu khoảng 1,5km về phía Tây, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 65 km về phía Tây Bắc Có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp đất sản xuất nông nghiệp xã Vĩnh Hải

- Phía Nam giáp đất sản xuất nông nghiệp xã Vĩnh Hải

- Phía Tây bắc giáp đất sản xuất nông nghiệp xã Vĩnh Hải

- Phía Đông giáp với Biển Đông

Khu vực lắp đặt tuabin gió là khu vực đất liền ven biển tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng Phạm vi nghiên cứu, lắp đặt tuabin của dự án là 1.000 ha tại vị trí

số 6 theo Quy hoạch điện gió tỉnh Sóc Trăng

Hình 1.1: Bản đồ vị trí dự án

Vị trí dự án

Trang 11

Hình 1.2: Vị trí dự án trên Google Earth

Hình 1.3: Tổng mặt bằng dự án

Trang 12

Bảng 1.1: Tọa độ ranh giới dự án

1.2.2 Quy mô dự án

Nhà máy điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng do Công ty TNHH Điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng làm chủ đầu tư có quy mô công suất 30MW thuộc khu vực đất liền ven biển

xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, bao gồm các hạng mục chính sau:

- Xây dựng hệ thống tua bin gió: lắp dựng 6 tua bin gió, công suất mỗi tua-bin khoảng 5MW, tổng công suất 30 MW

- Trạm biến áp nâng áp 35/110kV Điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng quy mô công suất 40MVA

- Đường dây 110kV mạch kép từ trạm biến áp 110kV Điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng chuyển tiếp trên một mạch đường dây 110kV Điện gió Lạc Hòa 1 – Vĩnh Châu, dây phân pha 2xACSR240, dài 18,779km Các Chủ Đầu tư các nhà máy điện gió Lạc Hòa 1 (số 5) và NMĐG Quốc Vinh Sóc Trăng chia sẻ hạ tầng đường dây đấu nối từ NMĐG Lạc Hòa 1 về trạm 110kV Vĩnh Châu để giảm hành lang chiếm đất, khai thác hiệu quả hạ tầng lưới điện đấu nối chung

- Xây dựng hệ thống cáp ngầm 35kV để kết nối nội bộ các tua bin gió và kết nối đến trạm biến áp 110kV Điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng

- Hệ thống đường giao thông phục vụ xây dựng, vận chuyển, thi công, vận hành

- Hạ tầng cơ sở: Nhà văn phòng, nhà điều hành

1.2.3 Phân loại công trình và cấp công trình

Công trình các nhà máy điện gió được phân loại theo Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội và phân cấp được xác định theo Nghị định

TỌA ĐỘ RANH GIỚI KHẢO SÁT

DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ QUỐC VINH SÓC TRĂNG

Mốc dự án

Hệ tọa độ VN2000

KTT 105 o 30’, múi chiếu 3 o

WGS 84 Zone 48, KTT 105 o

Trang 13

15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng và Thông tư 07/2019/TT-BXD ngày 07/11/2019 của

Bộ Xây Dựng

Theo đó, Dự án NMĐG Quốc Vinh Sóc Trăng với quy mô công suất 30 MW được phân loại như sau:

- Loại công trình : Công trình năng lượng

- Cấp công trình : Công trình cấp II, nhóm B

Ghi chú: Mỗi tua bin gió có hành lang an toàn cột tháp gió là nửa hình cầu, có tâm là tâm của chân cột

tháp gió, bán kính bằng chiều cao cột tháp gió cộng với bán kính cánh quạt tua bin

- Suất sử dụng đất có thời hạn của NMĐG Quốc Vinh Sóc Trăng là 0,34 ha/MW và suất sử dụng đất tạm thời là 0,29 ha/MW

- Sau khi công trình điện gió đi vào vận hành, Chủ đầu tư phải phục hồi nguyên trạng diện tích sử dụng đất tạm thời và bàn giao cho chính quyền địa phương quản

Trang 14

1.2.5 Các thay đổi chính so với TKCS được phê duyệt

Bảng 1.3: Các thay đổi chính so với TKCS được duyệt

về TBA

Cáp ngầm 35kV đấu nối nội bộ các tuabin và đấu nối về TBA

Giảm tổn thất điện

năng

3

Ngăn máy biến áp

nâng tại TBA 110kV

5.0-158-Nâng cao hiệu suất

và hiệu quả của dự

án

Phù hợp với tổng công suất dự án được phê duyệt 30MW

1.2.6 Các thông số chính của nhà máy

Suất sử dụng đất có thời hạn 0,34 ha/MW

Phương án đấu nối truyền tải Đường dây 110kV mạch kép từ trạm biến áp 110kV

Điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng chuyển tiếp trên một mạch đường dây 110kV Điện gió Lạc Hòa 1 – Vĩnh Châu, dây phân pha 2xACSR240, dài 18,779km

Trang 15

Thông số Nội dung

Công nghệ tua-bin gió Tua-bin gió máy phát không đồng bộ rotor lồng sóc 3

pha – full converter

1.2.7 Tiêu chuẩn áp dụng

1.2.7.1 Tiêu chuẩn tua-bin gió

- IEC 61400-1 : Tua-bin gió – Yêu cầu thiết kế chung;

- IEC 61400-4 : Tua-bin gió – Yêu cầu thiết kế cho hộp số tua-bin;

- IEC 61400-12-1 : Tua-bin gió – Các phép đo hiệu suất năng lượng gió;

- IEC 61400-13 : Hệ thống máy phát tua-bin gió – Đo tải trọng cơ;

- IEC 61400-21 : Đo lường và đánh giá chất lượng điện của tua-bin gió kết nối lưới;

- IEC 61400-22 : Tua-bin gió – Kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp;

- IEC 61400-23 : Tua-bin gió – Kiểm tra kết cấu toàn diện của cánh quạt;

- IEC 61400-25 : Tua-bin gió – Truyền thông để theo dõi và kiểm soát các nhà máy điện gió;

1.2.7.2 Máy phát điện tua bin gió

- IEC 60034-1 to 60034-11 – Máy phát điện quay

- ANSI B 49.1/IEEE Std 810-1987 – Ghép nối trục

- NEMA ANSI/IEEE Std 810-1987 – Căn chỉnh trục

- ISO 10816 – đánh giá rung của máy điện trên phần tĩnh – Hướng dẫn chung

- ISO 10816-3 1998-05 Phần 3 Máy công nghiệp công suất trên 15kW, tốc độ từ

120 vòng /phút đến 15000 vòng /phút khi đo tại hiện trường

1.2.7.3 Biến tần bán dẫn

- IEC 60146-1-1: Part 1-1 Yêu cầu đặc tính cơ bản

- IEC 60146-1-2: Part 1-2 Hướng dẫn áp dụng

- IEC 60146-1-3: Part 1-3 Máy biến áp và cuộn kháng

1.2.7.4 Điều khiển, bảo vệ và tự động

- IEC 60870 - Giao thức truyền tin (mạng WAN);

- IEC 61850 - Giao thức truyền tin (mạng LAN);

- IEC 61255 - Rơle bảo vệ;

- IEEE 1131/IEC 61131 - Bộ điều khiển lập trình;

- IEC 60794 - Cáp sợi quang;

Trang 16

- IEC 60874 - Đầu nối cho cáp và sợi quang;

- IEC 61508 – An toàn chức năng của các hệ thống liên quan đến an toàn điện / điện

- IEC 61784 - Thông tin dữ liệu số cho đo lường và điều khiển;

- IEC 60870-5-101 - Hệ thống và thiết bị điều khiển xa Phần 5-101: Các giao thức truyền tải - Tiêu chuẩn kèm theo cho nhiệm vụ điều khiển xa cơ bản;

- IEC 60870-5-103 - Hệ thống và thiết bị điều khiển xa Phần 5-103: Các giao thức truyền tải - Tiêu chuẩn kèm theo cho giao tiếp thông tin của thiết bị bảo vệ;

1.2.7.5 Kết cấu cơ khí và các thành phần

- ISO 2394 nguyên tắc chung về độ tin cậy về cấu trúc

- ISO 76, Vòng bi lăn - Xếp hạng tải trọng tĩnh

- ISO 281:2007, Vòng bi lăn - Xếp hạng tải trọng động và tuổi thọ định mức

- ISO 683 (tất cả các bộ phận), Thép chịu nhiệt, thép hợp kim và thép cắt tự do

- ISO 1328-1, Bánh răng trụ - Hệ thống độ chính xác ISO - Phần 1: Định nghĩa và giá trị sai lệch cho phép liên quan đến sườn của bánh răng tương ứng

- ISO 6336 (tất cả các bộ phận), Tính toán khả năng chịu tải của bánh răng xoắn và bánh răng xoắn

- ISO 6336-1: 2006, Tính toán khả năng chịu tải của bánh răng xoắn và bánh răng xoắn ốc - Phần 1: Nguyên tắc cơ bản, giới thiệu và các yếu tố ảnh hưởng chung

- ISO 6336-2: 2006, Tính toán khả năng chịu tải của bánh răng xoắn và bánh răng xoắn ốc - Phần 2: Tính toán độ bền bề mặt (rỗ)

- ISO 12925-1, Dầu nhờn, dầu công nghiệp và các sản phẩm liên quan (loại L) Family C (Gears) - Phần 1: Thông số kỹ thuật cho chất bôi trơn cho các hệ thống bánh răng kèm theo

- DIN 743: 2000: Trục, tính toán công suất tải, Phần 1,2, 3

- DIN 3990-4: Tính toán khả năng chịu tải của bánh răng trụ: tính toán khả năng chịu tải

- DIN 6885-2: Hình học chính song song

1.2.7.6 Tiêu chuẩn thiết bị điện

- IEC 60076 : Máy biến áp lực

- IEC 60137 : Đầu sứ cách điện trên 1000V

- IEC 60296 : Lưu chất trong ứng dụng kỹ thuật điện - Dầu cách điện khoáng chưa sử dụng cho máy biến áp và thiết bị đóng ngắt

- IEC 60156 : Chất cách điện lỏng - Xác định điện áp đánh thủng theo tần số công nghiệp – Phương pháp thử

Trang 17

- IEC 60085 : Cách điện – Cấp nhiệt

- IEC 60044-1 : Biến áp đo lường - Phần 1: Biến dòng điện;

- IEC 60044-5 : Biến áp đo lường - Phần 5: Biến điện áp kiểu tụ;

- IEC 60099-3 : Chống sét van - Phần 3: Thử nghiệm ô nhiễm nhân tạo;

- IEC 60093-4 : Chống sét van - Phần 4: Chống sét van oxít kim loại không khe hở cho hệ thống xoay chiều;

- IEC 60099-5 Chống sét van - Phần 5: Lựa chọn và khuyến nghị áp dụng;

- IEC 60071 : Phối hợp cách điện;

- IEC 60056 : Máy cắt điện xoay chiều cao áp

- IEC 62271-100: Thiết bị đóng ngắt cao áp và khóa lệnh điều khiển

- Phần 100: Máy cắt dòng xoay chiều cao áp;

- IEC 62271-110: Thiết bị đóng ngắt cao áp và khóa lệnh điều khiển - Phần 110: Đóng ngắt tải cảm kháng;

- IEC 60376 : Đặc tính kỹ thuật của khí SF6 dùng cho thiết bị điện;

- IEC 62271-102: Thiết bị đóng ngắt cao áp và khóa lệnh điều khiển - Phần 102: Dao cách ly và dao nối đất dòng xoay chiều;

- ISA S18.1 : Đặc tính và trình tự bảng chỉ báo;

- ISA S5.5 : Ký hiệu đồ họa cho màn hình xử lý;

- ISA RP60 : Các phương tiện trung tâm điều khiển;

- ICCP : Giao thức trung tâm điều khiển liên kết;

- NEMA PB1-197: Tủ bảng;

- IEEE 1131 / IEC 61131: Bộ điều khiển lập trình;

- IEEE 802 : Đặc tính mạng Ethernet;

- ANSI/IEEE-1010.1987: Hướng dẫn điều khiển Nhà máy thủy điện;

- IEC 62270 : Tự động trong Nhà máy thủy điện - Hướng dẫn điều khiển dựa trên máy tính;

- IEC 61000 : Khả năng tương hợp điện từ (EMC);

- IEC 61850 : Các hệ thống và mạng thông tin liên lạc trong Trạm biến áp;

- IEC 60870-5-104: Hệ thống và thiết bị điều khển xa Phần 5-104: Các giao thức truyền tải – Truy cập mạng sử dụng các mẫu truyền chuẩn theo IEC 60870-5-101;

- IEC 60870-5-101: Hệ thống và thiết bị điều khển xa Phần 5-101: Các giao thức truyền tải – Tiêu chuẩn kèm theo cho nhiệm vụ điều khiển xa cơ bản;

- IEC 60794 : Cáp sợi quang;

- IEC 61158 : Thông tin dữ liệu số cho đo lường và điều khiển – Mạng Field bus

sử dụng trong hệ thống điều khiển công nghiệp;

- IEC 61784 : Thông tin dữ liệu số cho đo lường và điều khiển;

- IEC 60255 : Rơ le điện;

- IEC 60870-5-103: Hệ thống và thiết bị điều khển xa Phần 5-103: Các giao thức truyền tải – Tiêu chuẩn kèm theo cho giao tiếp thông tin của thiết bị bảo vệ;

- IEC 60189 : Cáp và dây dẫn tần số thấp, có cách điện PVC và vỏ bọc PVC;

Trang 18

- IEC 60227 : Cáp cách điện bằng PVC điện áp định mức đến và kể cả 450/ 750V;

- IEC 60228 : Dây dẫn của cáp cách điện;

- IEC 60230 : Thử nghiệm xung trên cáp và các phụ kiện của chúng;

- IEC 60287 : Tính toán định mức dòng liên tục của cáp (với hệ số tải 100%);

- IEC 60304 : Màu cách điện tiêu chuẩn cho cáp và dây dẫn tần số thấp;

- IEC 60331 : Thử nghiệm cáp điện dưới các điều kiện cháy;

- IEC 60332 : Thử nghiệm trên cáp điện và cáp sợi quang dưới các điều kiện cháy;

- IEC 60391 : Đánh dấu các dây dẫn được cách điện;

- IEC 60423 : Ống dẫn điện, đường kính ngoài của ống dẫn cho lắp đặt điện, lắp đặt ống dẫn và phụ kiện;

- IEC 60502 : Cáp cách điện và phụ kiện cho điện áp định mức từ 1kV đến 30kV;

- IEC 60793 : Sợi quang;

- IEC 60794 : Cáp sợi quang;

- IEC 60811 : Các phương pháp thử nghiệm chung cho vật liệu cách điện và vỏ bọc của cáp điện;

- IEC 60874 : Đầu nối cho cáp và sợi quang;

- Các quy phạm trang bị điện 11TCN–18–2006, 11TCN–19–2006, 11TCN–20–

2006, 11TCN–21-2006

1.2.7.7 Tiêu chuẩn xây dựng

a Tiêu chuẩn trong nước

- TCVN 2682 : 2009 Xi măng Poóc lăng - Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 6260 : 2009 Xi măng Poóc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 6227 :1996 Cát tiêu chuẩn ISO để xác định cường độ của xi măng

- TCVN 7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 7570: 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 7572: 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Các phương pháp thử

- TCVN 4506: 2012 Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 6884:2001 Gạch gốm ốp lát có độ hút nước thấp – yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 5574:2018 Kết cấu bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 9340: 2012 Hỗn hợp Bê tông trộn sẵn - Các yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu

- TCVN 8828 :2011 Bê tông - yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên

- TCVN 9115:2012 Kết cấu bê tông và BTCT lắp ghép - thi công và nghiệm thu

- TCVN 4453:95 Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng từng phần - kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – quy phạm thi công và nghiệm thu

- TCVN 3118:93 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén

- TCVN 3106:93 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp thử độ sụt

- TCVN 1651-1: 2018 Thép cốt bê tông – Phần 1: Thép thanh tròn trơn

Trang 19

- TCVN 1651:2-2018 Thép cốt bê tông – Phần 2: Thép thanh vằn

- TCVN 5709: 2009 Thép cacbon cán nóng dùng trong xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 197-1:2014 Kim loại – Phương pháp thử kéo

- TCVN 198:2008 Kim loại – Phương pháp thử uốn

- TCVN 1765-75 Thép cacbon - Kết cấu thông thường, Mác thép và yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 5847:2016 Cột điện bê tông cốt thép ly tâm

- TCVN-134-77 Vòng đệm – Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 130-77 Vòng đệm lò xo - kích thước và yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 170-2007 Kết cấu thép – Gia công, lắp ráp và nghiệm thu - Yêu cầu kỹ thuật

b Tiêu chuẩn nước ngoài

- EN 206-1 Concrete – Part 1: Specification, performance, production and conformity

- EN 197 Cement

- BS 4449-2005 Steel for the reinforcement of concrete

- EN 12620 Aggregates for concrete

- BS 8666-2005 Scheduling dimensioning, bending & cutting of steel reinforcement for concrete – Specification

- EN 1990 Basis of structural design

1.2.7.8 Tiêu chuẩn PCCC

- TCVN 2622: 1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế

- TCVN 4513 - 1988: Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 5040: 1990 - Thiết bị Phòng cháy và chữa cháy - Kí hiệu hình vẽ dùng trên

sơ đồ phòng cháy - Yêu cầu kĩ thuật

- TCVN 3890: 2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng

- TCVN 7435-1:2004 - Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy Phần 1: Lựa chọn và bố trí"

- TCVN 5738 – 2001 Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật

- Phòng cháy và chữa cháy chất chữa cháy – Cacbon dioxit TCVN 6100: 1996 ISO 5923:1984

- Phòng cháy, chữa cháy - Chất chữa cháy – Bột TCVN 6102:1996 ISO 7202:1987

- Hệ thống chữa cháy bằng khí Novec 1230 cho các tuabin gió, theo tiêu chuẩn NFPA 2001

- Quy phạm trang bị điện:11 TCN 18-2006; 11 TCN 19-2006; 11 TCN 20- 2006; 11 TCN 21- 2006

- TCVN 6160:1996: Tiêu chuẩn phòng chống cháy cho nhà và công trình;

Trang 20

- TCVN 5738: 2001: Hệ thống báo cháy tự động;

- TCXD 218: 1998 Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy

- TCVN 7568-1:2006 Hệ thống báo cháy Phần 1: Qui định chung và định nghĩa

- TCVN 7568-2:2013 Hệ thống báo cháy Phần 2: Trung tâm báo cháy

- TCVN 7568-3:2015 Hệ thống báo cháy Phần 3: Thiết bị báo cháy bằng âm thanh

- TCVN 7568-4:2013 Hệ thống báo cháy Phần 4: Thiết bị cấp nguồn

- TCVN 7568-5:2003 Hệ thống báo cháy Phần 5: Đầu báo cháy kiểu điểm

- TCVN 7568-6:2013 Hệ thống báo cháy Phần 6: Đầu báo cháy cac bon monoxit dùng pin điện hóa

- TCVN 7568-7:2015 Hệ thống báo cháy Phần 7: Đầu báo cháy khói kiểu điểm sử dụng ánh sáng, ánh sáng tán xạ hoặc ion hóa

- TCVN 7568-8:2015 Hệ thống báo cháy Phần 8: Đầu báo cháy kiểu điểm sử dụng cảm biến cacbon monoxit kết hợp với cảm biến nhiệt

- TCVN 7568-9:2015 Hệ thống báo cháy Phần 9: Đám cháy thử nghiệm cho các đầu báo cháy

- TCVN 7568-10:2015 Hệ thống báo cháy Phần 10: Đầu báo cháy lửa kiểu điểm

- TCVN 7568-11:2015 Hệ thống báo cháy Phần 11: Hộp nút ấn báo cháy

- TCVN 7568-12:2015 Hệ thống báo cháy Phần 12: Đầu báo cháy khói kiểu đường truyền sử dụng chùm tia chiếu quang học

- TCVN 7568-13:2015 Hệ thống báo cháy Phần 13: Đánh giá tính tương thích của các bộ phận trong hệ thống

- TCVN 7568-14:2015 Hệ thống báo cháy Phần 14: Thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống báo cháy trong nhà và xung quanh tòa nhà

- TCVN 7568-15:2015 Hệ thống báo cháy Phần 15: Đầu báo cháy kiểu điểm sử dụng cảm biến khói và cảm biến nhiệt

- QCVN 06:2020/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

Trang 21

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM GIÓ KHU VỰC DỰ ÁN 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.1.1 Báo cáo địa hình

Khu vực dự án chủ yếu thuộc kiểu địa hình tích tụ của vùng đồng bằng ven biển, kiểu địa hình này phát triển rộng rãi trong khu vực Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng với cao độ địa hình dao động trong khoảng -1,0m đến +2,5m

2.1.2 Báo cáo địa chất

Dựa theo kết quả công tác khảo sát giai đoạn này, kết hợp kết quả khảo sát các giai đoạn trước, trong khu vực khảo sát địa tầng bao gồm 10 lớp chính từ trên xuống dưới bao gồm:

Lớp 1a: Đất san lấp

Lớp này gặp tại các hố khoan (BH-T03 (NEW) và BH-T04 (NEW)) và nằm phía trên cùng trong phạm vi khảo sát Thành phần là Đất san lấp Bề dày lớp biến đổi từ 0.3m (BH-T04 (NEW) đến 0.4m (BHT03 (NEW)), trung bình 0.35m

Không tiến hành thí nghiệm mẫu trong lớp này

Lớp 1: Sét xám nâu, xám đen, trạng thái chảy

Sét xám nâu, xám đen, trạng thái chảy Lớp này gặp ở toàn bộ các hố khoan và nằm dưới lớp 1a trong phạm vi khảo sát Độ sâu gặp lớp từ 0.3m (BH-T04 (NEW) đến 0.4m (BH-T03 (NEW) Độ sâu kết thúc lớp biến đổi từ 4.0m (BH-T03 (NEW)) đến 4.8m (BH-T04 (NEW)) Bề dày lớp biến đổi từ 3.6m (BH-T03 (NEW) đến 4.5m (BH-T04 (NEW), trung bình 4.05m Giá trị xuyên tiêu chuẩn N30 nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 1, trung bình là

1

Lớp 2: Cát hạt nhỏ, xám ghi, xám đen, kết cấu xốp đến chặt vừa

Cát hạt nhỏ, xám ghi, xám đen, kết cấu xốp đến chặt vừa Lớp này gặp ở hai hố khoan và nằm dưới lớp (1) Độ sâu gặp lớp biến đổi từ 4.0m (BH-T03 (NEW) đến 4.8m (BH-T04 (NEW) Độ sâu kết thúc lớp biến đổi từ 5.5m (BH-T03 (NEW) đến 8.0m (BH-T04 (NEW) Bề dày lớp biến đổi từ 1.5m (BH-T03 (NEW) đến 3.2m (BH-T04 (NEW), trung bình 2.35m Giá trị xuyên tiêu chuẩn N30 nhỏ nhất là 7, lớn nhất là 9, trung bình là

4, trung bình là 3

Trang 22

Lớp 4: Sét xám đen, xám ghi, trạng thái dẻo chảy tới dẻo mềm

Sét xám đen, xám ghi, trạng thái dẻo chảy tới dẻo mềm Lớp này gặp tại 1 hố khoan (BH- T03(new) và nằm dưới lớp (3) Độ sâu gặp lớp biến đổi từ 17.0m (BH-T03 (NEW)

Độ sâu kết thúc lớp biến đổi từ 21.8m (BH-T03 (NEW) Bề dày lớp biến đổi từ 4.8m (BH-T03 (NEW), trung bình 4.8m Giá trị xuyên tiêu chuẩn N30 nhỏ nhất là 2, lớn nhất

Lớp 6: Sét pha, xám xanh, xám ghi, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng

Sét pha, xám xanh, xám ghi, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng Lớp này gặp tại hai

hố khoan và nằm dưới lớp (5) Độ sâu gặp lớp biến đổi từ 27.5m (BH-T04 (NEW)) đến 28.0m (BH-T03 (NEW)) Độ sâu kết thúc lớp biến đổi từ 32.0m (BH-T03 (NEW)) đến 33.2m (BH-T04 (NEW)) Bề dày lớp biến đổi từ 4.0m (BH-T03 (NEW)) đến 5.7m (BH-T04 (NEW)), trung bình 4.85m Giá trị xuyên tiêu chuẩn N30 nhỏ nhất là 4, lớn nhất là 6, trung bình là 5

Lớp 7: Sét pha, màu xám nâu, xám đen, trạng thái dẻo cứng tới nửa cứng

Sét pha, màu xám nâu, xám đen, trạng thái dẻo cứng tới nửa cứng Lớp này gặp tại

01 hố khoan (BH-T04 (NEW)), và nằm dưới lớp (6) Độ sâu gặp lớp là 33.20m Độ sâu kết thúc lớp là 35.5 Bề dày lớp là 2.30m Giá trị xuyên tiêu chuẩn N30 là 14

Lớp 8a: Cát pha, màu xám nâu, xám đen, trạng thái dẻo

Cát pha, màu xám nâu, xám đen, trạng thái dẻo Lớp này gặp tại hai hố khoan T03 (new), BH-T04 (new)), tại BH-T04 (New)nằm dưới lớp (7), tại BH-T03(New) nằm dưới lớp 6 Độ sâu gặp lớp biến đổi từ 32.0m (BH-T03 (NEW)) đến 33.2m (BH-T04 (NEW)) Độ sâu kết thúc lớp biến đổi từ 33.6m (BH-T03 (NEW)) đến 37.5m (BH-T04 (NEW)) Bề dày lớp biến đổi từ 1.6m (BH-T03 (NEW)) đến 2.0m (BH-T04 (NEW)), trung bình 1.8m Giá trị xuyên tiêu chuẩn N30 nhỏ nhất là 18, lớn nhất là 28, trung bình

(BH-là 23

Lớp 8: Cát, cát bụi màu xám đen, trạng thái chặt vừa đến chặt

Cát, cát bụi màu xám đen, trạng thái chặt vừa đến chặt Lớp này gặp tại các hố khoan BH-T04 (NEW) và nằm dưới lớp (8a) Độ sâu gặp lớp là 37.5m (BH-T04 (NEW))

Độ sâu kết thúc lớp là 42.0m (BH-T04 (NEW)) Bề dày lớp là 4.5m (BH-T04 (NEW)) Giá trị xuyên tiêu chuẩn N30 nhỏ nhất là 14, lớn nhất là 42, trung bình là 36

Trang 23

Lớp 10: Cát hạt thô lẫn sỏi sạn, xám xanh, kết cấu chặt đến rất chặt

Cát hạt thô lẫn sỏi sạn, xám xanh, kết cấu chặt đến rất chặt Lớp này gặp ở toàn bộ các hố khoan và nằm dưới lớp (8a, 8) Độ sâu gặp lớp biến đổi từ 33.6m (BH-T03 (NEW)) đến 42.0m (BH- T04 (NEW)) Độ sâu kết thúc khoan trong lớp này biến đổi từ 50.0m (BH-T03 (NEW)) đến 60.0m (BH-T04 (NEW)) Bề dày lớp đã khoan qua biến đổi

từ 16.4m (BH-T03 (NEW)) đến 18.0m (BH-T04 (NEW)), trung bình 17.2m Giá trị xuyên tiêu chuẩn N30 nhỏ nhất là 42, lớn nhất là >50, trung bình >50

2.1.3 Đặc điểm khí tượng thủy văn

Về đặc điểm khí tượng thủy văn khu vực dự án, dự án nằm ven biển Đông vùng ĐBSCL tiếp giáp trực tiếp với biển Chính vì vậy, các yếu tố khí tượng như gió, bão và thủy triều, nước dâng là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực dự án Ngoài ra, khu vực ĐBSCL có địa hình thấp và khá bằng phẳng vì vậy thủy triều và nước biển dâng sẽ tác động lớn tới tình hình ngập trong tương lai Trong lịch sử đã ghi nhận giá trị gió lớn nhất 28 m/s hướng N tại Bạc Liêu trong trận bão Linda 1997 xảy ra khu vực dự án, vận tốc gió này tương đương cấp 11 trong phân cấp Bô-pho có thể gây biển động dữ dội, đổ cột điện hoặc nhà cửa

Về gió, biến đổi giá trị theo thời gian trong năm, tháng có giá trị vận tốc gió trung bình lớn nhất rơi vào các tháng 7, và 8 ở cả hai trạm Sóc Trăng và Bạc Liêu; trong khi đó tháng có giá trị vận tốc nhỏ nhất vào tháng 4 trong năm So sánh giữa hai trạm, vận tốc gió Bạc Liêu có giá trị lớn hơn so với Sóc Trăng cở hầu hết các tháng trong năm Đối với giá trị gió cực đại ghi nhận tại Bạc Liêu là 28m/s trong khi đó tại Sóc Trăng là 20m/s vào tháng 11 năm 1997 trong trận bão Linda Biến động gió trung bình giao động từ 2-3 m/s,

và mức độ biến động của trạm Bạc Liêu lớn hơn so với Sóc Trăng [xem bảng Đặc trưng vận tốc gió lớn nhất tại trạm Sóc Trăng và Bạc Liêu từ 1988-

2018 (m/s)]

Trạm trưng/Tháng Đặc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Sóc

Trăng Lớn nhất 18.0 16.0 14.0 17.0 17.0 18.0 16.0 16.0 16.0 17.0 20.0 14.0 20.0

Trang 24

Trạm trưng/Tháng Đặc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Sóc

Trăng Tb lớn nhất 10.5 10.6 10.7 9.8 11.0 11.0 11.8 11.5 10.8 9.8 8.8 9.5 10.5 Sóc

Trăng Sai số chuẩn 3.0 2.6 2.2 2.5 2.3 2.4 2.4 2.9 2.1 2.7 2.8 2.3 2.5 Bạc

Liêu Lớn nhất 15.0 18.0 15.0 14.0 20.0 20.0 18.0 18.0 16.0 14.0 28.0 16.0 28.0 Bạc

Liêu Tb lớn nhất 10.8 11.1 11.1 9.7 10.5 11.9 12.1 12.0 11.5 10.4 10.8 11.1 11.1 Bạc

Liêu Sai số chuẩn 2.7 3.3 2.7 2.4 3.0 3.6 3.2 3.3 2.6 2.4 4.1 2.9 3

Về nhiệt độ, biến động nhiệt độ trong năm, giá trị nhiệt lớn nhất vào tháng 4 giao động lớn hơn 280C và nhỏ nhất vào tháng 1 giá trị trung bình giao động lớn hơn 250C Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng lớn nhất và nhỏ nhất khoảng 30C với giá trị này cho thấy

sự thay đổi nhiệt độ trong năm khu vực nghiên cứu là không lớn Nhiệt độ so sánh giữa hai trạm Sóc Trăng và Bạc Liêu không chênh lệch nhau lớn, xu thế chung trạm Bạc Liêu cao hơn nhưng mức chênh không lớn nhỏ hơn 10C [xem bảng Đặc trưng nhiệt độ theo tháng tại trạm Bạc Liêu và Sóc Trăng (0C)]

Trăng

Trung

bình 25.5 26.0 27.3 28.5 28.2 27.5 27.0 26.9 26.8 26.9 26.8 25.8 26.9 Sóc

Trăng Nhỏ nhất 24.2 24.7 26.5 27.3 27.2 26.6 26.2 26.2 26.1 26.2 25.7 24.4 25.9 Bạc

Liêu

Lớn

nhất 27.2 27.1 28.3 29.5 30.3 28.7 28.3 28.3 27.8 28.0 28.1 27.3 30.3 Bạc

Liêu

Trung

bình 25.5 26.0 27.3 28.6 28.4 27.7 27.2 27.1 26.8 26.8 26.7 25.7 27.0 Bạc

Trang 25

Tháng có lượng bốc hơi lớn rơi vào tháng 3 và 4 với giá trị trung bình tháng giao động hơn 130 mm tại Bạc Liêu và xấp xỉ 120 mm tại Sóc Trăng Trong khi đó tháng có lượng bốc hơi thấp nhất năm khoảng 60 mm vào tháng 10 tại Bạc Liêu và xấp xỉ 50mm tại Sóc Trăng cũng vào tháng 10 Tổng lượng bốc hơi năm trung bình tại Bạc Liêu xấp xỉ 1200mm trong khi đó tại Sóc Trăng là 888,8 mm Điều này cho thấy khu vực ven biển lượng bốc hơi lớn hơn so với đi vào sâu bên trong đất liền Đặc trưng bốc hơi ngày lớn nhất tại Bạc Liêu là 4,6 mm/ ngày trong khi đó tại Sóc Trăng là 3,8 mm/ngày [xem hình Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng tại Sóc Trăng và Bạc Liêu từ 1988-2018]

Về bão, khu vực dự án nằm trong vùng có tần suất bão xảy ra ít so với các khu vực khác ở Việt Nam Tuy nhiên, trong lịch sử một số trận bão lớn đã xảy ra như Linda 1997 hay Durian 2006 gây ra tác động gió lớn và nước dâng do bão Theo khuyến cáo của Bộ TN&MT mực nước dâng do bão khu vực này có thể lên tới 2 m

Về giông sét khu vực nghiên cứu nằm trong vùng có mật độ giông sét trung bình cao so với các vùng khác ở Việt Nam Thời gian xảy ra giông sét với tần suất lớn vào đầu mùa mưa và kéo dài suốt mùa mưa với tần suất trung bình khoảng 10 lần trên tháng

Trang 26

[xem hình Số lần xảy ra giông sét tại trạm Sóc Trăng và Bạc Liêu từ 1988- 2017]

Về đặc điểm mưa khu vực này có giá trị mưa trung bình so với vùng ĐBSCL, giá trị mưa cực đại mưa ngày lớn nhất xảy ra tại khu vực dự án ghi nhận là 166,2 mm; lượng mưa tập trung phổ biến vào mùa mưa [xem hình Tổng lượng mưa tháng tại trạm Vĩnh Châu từ 1979 -2016]

Về đặc điểm thủy triều, khu vực nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp từ thủy triểu biển Đông với chế độ Bán nhật triều, các tháng cuối và đầu năm thủy triều đạt giá trị lớn nhất năm Xu thế đánh giá cho thấy tại trạm Mỹ Thanh gần khu vực dự án những năm gần đây mực nước thủy triều lớn nhất gia tăng

Về giá trị mực nước thiết kế cho turbine, do khu vực dự án gần trạm thủy văn Mỹ

Trang 27

Thanh Vì vậy mực nước thiết kế xấp xỉ mực nước tần suất trạm Mỹ Thanh Chênh lệnh giữa các turbine về mực nước thiết kế không lớn do khoảng cách gần nhau, và địa hình khu vực dự án khá bằng phẳng Về giá trị nước biển dâng theo khuyến cáo của Bộ TN&MT trong kịch bản BĐKH-NBD cho Việt Nam năm 2016, ở kịch bản phác thải cao RCP 8.5 đến năm 2050 mức dâng trung bình của nước biển là 25 cm và năm 2100 là 73

cm khu vực ven biển vùng dự án

Về hạng mục đường giao thông, tần suất mực nước thiết kế đề xuất lấy theo điểm có giá trị cao nhất trong vùng dựa án dựa vào cơ sở thiên về an toàn Dòng chảy thiết kế tính cho hai lưu vực lân cận LV01 và LV02 với giá trị P1% lớn khoảng 2 m3/s, mức độ ảnh hưởng tới tiêu thoát ở đường giao thông không lớn ở LV02 do có kênh tiêu thu nước phía LV02 Đối với LV01 do địa hình bằng phẳng vì vậy phân bố lượng dòng chảy sinh ra trên lưu vực sẽ đề về các hướng trong LV01 Do đó, có thể đánh giá dòng chảy sinh từ mưa chảy về phía đường giao thông ở LV01 không lớn ước tính khoảng 25% giá trị dòng chảy thiết kế

Về ăn mòn kim loại trong môi trường không khí, kết quả phân tích cho thấy dự án nằm trong vùng có các yếu tố gây ảnh hưởng tốc độ ăn mòn kim loại cao so với khu vực khác ở Việt Nam (chỉ số TOW và mức độ ô nhiễm khí quyển do SO2 và ion Cl-) Nghiên cứu liên quan trong vùng ĐBSCL cho thấy kết quả ăn mòn kim loại trong môi trường không khí cao với khu vực khác

2.2 TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG GIÓ TẠI TỈNH SÓC TRĂNG

Căn cứ Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Sóc Trăng giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Bộ Công Thương phê duyệt theo Quyết đinh số 3909/QĐ-BCT ngày 06/5/2014, tỉnh Sóc Trăng có có 3 vùng gió, cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Tiềm năng gió tỉnh Sóc Trăng

Vùng Khu vực phân bố (xã,

phường, thị trấn)

Diện tích (ha)

Công suất dự kiến (MW)

Vận tốc gió trung bình/năm (m/s)

Trang 28

2.2.1 Quy mô công suất phát triển dự án điện gió giai đoạn đến 2020 trên địa bàn

tỉnh Sóc Trăng

Vùng 1

1 Vùng 1-1 (Dự án đại diện thứ nhất ở vùng 1): bãi bồi

ven biển xã Lai Hòa, TX Vĩnh Châu

50

2 Vùng 1-2 (Dự án đại diện thứ hai ở vùng 1): bãi bồi

ven biển xã Vĩnh Tân, Phường 1, Phường 2, phường

Vĩnh Phước, TX Vĩnh Châu

30

3 Vùng 1-3 (dự án đại diện thứ ba ở vùng 1): bãi bồi

ven biển xã Vĩnh Hải, TX Vĩnh Châu

30

Vùng 2

1 Vùng 2-1 (dự án đại diện thứ nhất ở vùng 2): Đất liền

ven biển phường Vĩnh Phước, TX Vĩnh Châu

30

2 Vùng 2-2 (dự án đại diện thứ hai ở vùng 2): Đất liền

ven biển xã Lạc Hòa, TX Vĩnh Châu

30

3 Vùng 2-3 (dự án đại diện thứ ba ở vùng 2): Đất liền

ven biển xã Lạc Hòa, TX Vĩnh Châu

30

2.2.2 Danh mục Dự án điện gió dự kiến phát triển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai

Trang 29

STT Tên dự án Phân bố Diện tích nghiên

cứu (ha)

Vĩnh Châu Đất liền ven biển Phường 2, TX Vĩnh Châu

Bãi bồi ven biển phường Vĩnh Phước, TX Vĩnh Châu

Nam, huyện Cù Lao Dung

3.800

Nam, huyện Cù Lao Dung

Trung Bình, huyện Trần Đề

2.600

Kết luận: Sóc Trăng là tỉnh có tiềm năng gió tốt để phát triển các dự án điện gió, vùng

phát triển điện gió tập trung ở thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề và huyện Cù Lao Dung

2.3 TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG GIÓ TẠI VỊ TRÍ DỰ ÁN

Địa điểm đầu tư Dự án nhà máy điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng khu vực đất liền xã

Trang 30

Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng Đây là khu vực có tiềm năng gió lớn trong tỉnh Sóc Trăng, nằm trong Vùng 2 của “Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Sóc Trăng giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại quyết định số 3909/QĐ-BCT ngày 06/5/2014 với tổng tiềm năng diện tích khảo sát là 7.500 ha, quy mô công suất 295 MW, vận tốc gió trung bình năm 6m/s

Phạm vi lắp đặt tuabin của dự án là 1.000ha tại vị trí NMĐG số 6 theo Quy hoạch điện gió tỉnh Sóc Trăng

Hình 2.1: Bản đồ tốc độ gió trung bình tại tỉnh Sóc Trăng

Vị trí dự án

Trang 31

CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ TUA-BIN GIÓ

3.1 TỔNG QUAN VỀ TUA BIN GIÓ

Hiện nay các tua bin phát điện bằng sức gió được sản xuất ở nhiều nước trong đó có

Đan Mạch, CHLB Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Nhật, Anh, Ấn độ, Trung Quốc…

Tua bin gió phát điện là thiết bị biến đổi năng lượng gió thành năng lượng điện Với

những vùng có chế độ gió tốt thiết bị này hoạt động có hiệu quả, giá thành sản xuất điện

năng rất rẻ, mang lại ý nghĩa kinh tế xã hội rất lớn đối với tất cả các vùng không thể kéo

lưới điện quốc gia hoặc có lưới điện Quốc gia Ngoài ra, việc ứng dụng các Tua bin gió

phát điện còn góp phần chống ô nhiễm môi trường và tình trạng cạn kiệt tài nguyên

Ngày nay do vấn đề môi trường và trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao nên

công nghệ năng lượng gió phát triển rất mạnh cả về chất cũng như số lượng, suất đầu tư

giảm liên tục Xu thế chung càng ngày các nước càng phát triển các nhà máy Phong điện

có tổ máy công suất lớn

Các tua bin gió phát điện công suất lớn chủ yếu là loại trục ngang, có 2 hoặc 3 cánh,

hướng gió thổi là “upwind”, đã được nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới sản xuất và lắp đặt

ở nhiều nơi với chất lượng và độ tin cậy cao Loại tua bin gió trục đứng công suất nhỏ,

không được ứng dụng rộng rãi trong phát điện thương mại

Loại tua bin trục ngang có 2 loại chủ yếu sau:

Loại có hộp số: Là kiểu tua bin truyền thống, hiện tại chiếm phần lớn thị phần trên

thế giới Loại này được cải tiến nhiều lần và đạt đến mức hoàn thiện Tuy nhiên việc

chuyển đổi năng lượng gió từ tua bin qua máy phát điện phải qua hộp số vẫn gây các tổn

thất cơ học và độ ồn

Loại không hộp số: Loại này mới xuất hiện gần đây, trục máy phát điện được nối

trực tiếp với trục của tua bin gió Các nhà thiết kế đã chế tạo hệ thống điều khiển điện và

từ để giải quyết vấn đề tần số và điện áp của máy phát điện Ưu điểm của lọai này là cấu

tạo máy nhỏ gọn, đơn giản về cơ khí chế tạo, tổn thất cơ nhỏ, điều khiển tự động rất linh

hoạt, không gây tiếng ồn lớn, hiệu suất cao Nhược điểm là hệ thống tự động rất phức tạp

Cánh của tua bin được làm bằng vật liệu đặc biệt, có độ cứng cao và làm giảm xác

xuất sét đánh Cánh được nối với thân của rotor qua hệ thống ổ bi để đảm bảo cho cánh

quạt có thể điều khiển quay linh hoạt theo vận tốc gió và hướng gió

Máy phát điện: Có hai loại là máy phát không đồng bộ và máy phát đồng bộ, tùy

thuộc vào loại tua bin có hộp số hoặc không có hộp số

Bệ máy, khung và vỏ bọc tua bin: Toàn bộ hệ thống chuyển động, máy phát, phanh

hãm, thiết bị điều khiển… được đặt trên một bệ máy vững chắc Khung vỏ bọc và bệ máy

tạo thành hộp kín, bên trong có hệ thống làm mát, bên ngoài có lớp bảo vệ chống sét để

bảo vệ cho tua bin trong mọi điều kiện thời tiết

Toàn bộ hệ thống thiết bị tua bin được gắn với đầu cột tháp tua bin qua hệ thống

vòng bi trụ đứng, có thể quay xung quanh trục thẳng đứng nhờ động cơ

Trang 32

Các tua bin gió có thể chịu được tốc độ gió bão cấp 12 và trên cấp 12 Tuổi thọ của

các tua bin gió là trên 20 năm Các dự án phong điện được lắp đặt phổ biến trên đất liền,

và hiện tại bắt đầu xây dựng các dự án phong điện trên biển và dẫn điện vào đất liền

Các tua bin gió được thiết kế chế tạo đạt tới trình độ hoàn toàn tự động trong suốt

quá trình hoạt động Hệ thống điều khiển có thể điều khiển từ xa qua máy vi tính, có thể

liên lạc với bộ điều khiển tua bin gió từ bất kỳ địa điểm nào thông qua mạng máy tính đã

nối mạng của nhà quản lý vận hành hoặc nhà chế tạo tua bin Các tiến bộ kỹ thuật đã

được áp dụng để giảm trọng lượng của xích truyền động hoặc loại bỏ xích truyền động

thay bằng dây đai nên có thể sử dụng cột cao hơn hoặc cải tiến thiết kế rotor để giảm tải

khí động tác động lên cánh vì thế cho phép tăng đường kính rotor, tăng năng lượng thu

được Trên thị trường thế giới đã sản xuất các loại tua bin gió phát điện ứng dụng cho

những vùng có tốc độ gió thấp đến cao, phù hợp với chế độ gió của Việt Nam

Hình 3.1: Tua bin gió trục ngang

Hình 3.2: Sơ đồ nguyên lý làm việc của Tua bin gió phát điện nối lưới

Trang 33

3.2 CÁC LOẠI CÔNG NGHỆ TUA BIN GIÓ HIỆN NAY

Hiện nay công nghệ điện gió phân thành bốn loại tua bin gió là A, B, C và D Cụ thể

như sau:

3.2.1 Loại tua bin gió tốc độ cố định -Fixed Speed Induction Generator (Loại A)

Loại tua bin gió tốc độ cố định là loại được thiết kế vận hành ở một tốc độ không

đổi, được xác định bởi tần số lưới điện, tỷ số truyền động và thiết kế máy phát điện

Cấu hình tiêu biểu của tua bin gió tốc độ cố định bao gồm máy phát điện cảm ứng

không đồng bộ rô-to lồng sóc (SCIG) kết nối trực tiếp với lưới điện thông qua một máy

biến áp SCIG tiêu thụ công suất phản kháng nên cấu hình này này sử dụng một bộ tụ để

bù công suất phản kháng Để kết nối tốt với lưới điện, chúng thường sử dụng bộ khởi

động mềm

Nguyên tắc điều khiển năng lượng của tua bin gió tốc độ cố định là sự thay đổi tốc

độ gió chuyển đổi thành dao động cơ khí và do đó tạo thành dao động năng lượng điện

Trong trường hợp lưới điện yếu, chúng có thể tạo ra dao động điện áp tại điểm kết nối

Khi máy phát vận hành ở tốc độ quá đồng bộ với độ trượt từ 1-2% có thể xem như vận

tốc không đổi FSIG hấp thụ công suất phản kháng tạo ra từ trường Tụ bù được lắp đặt

để cung cấp cho nhu cầu công suất phản kháng này, giảm thiểu gánh nặng cho lưới điện

Ưu điểm của loại này là đơn giản, giá thành thấp, chắc chắn và tổn thất điện năng

thấp

Nhược điểm của loại này: rất hạn chế trong việc điều chỉnh hệ số công suất của nhà

máy Vì những dao động điện áp, tua bin gió tốc độ cố định sẽ lấy lượng công suất phản

kháng khác nhau từ lưới điện, làm tăng các biến động điện áp và tổn thất Vì vậy, chính

vì những hạn chế đó mà cấu hình loại này không hỗ trợ bất kỳ điều khiển tốc độ nào, nó

đòi hỏi một lưới điện mạnh và kết cấu cơ khí của nó phải có khả năng chịu được độ bền

cơ học cao

Hình 3.3: Loại tua bin gió tốc độ cố định

3.2.2 Loại tua bin gió tốc độ thay đổi hạn chế (Variable-Slip Induction Generator) –

loại B

Cấu hình này tương ứng với tua bin gió hạn chế biển đổi tốc độ bằng sự thay đổi điện

trở ngoại của rô to máy phát điện Máy phát điện sử dụng loại rô to dây quấn, phần stato

kết nối lưới điện thông qua máy biến áp, phía trung tính có điện trở điều chỉnh được để

thay đổi dòng cảm ứng trên rôto cho phép điều chỉnh hệ số công suất trong dải rộng hơn,

cho phép cải thiện và khả năng đáp ứng điều chỉnh điện áp của nhà máy Loại tốc độ thay

Trang 34

đổi hạn chế này cũng tương tự như loại tốc độ cố định, cũng bao gồm một bộ tụ điện để

bù công suất phản kháng và một bộ khởi động mềm

Phạm vi điều khiển tốc độ động phụ thuộc vào dãi biển đổi của điện trở rô to

Thông thường, phạm vi thay đổi tốc độ là 0-10% so với tốc độ đồng bộ

Loại này thu được năng lượng và ổn định lưới điện cao hơn so với loại tốc độ cố

định

Hình 3.4: Loại tua bin gió tốc độ thay đổi hạn chế

3.2.3 Tua bin gió thay đổi tốc độ với bộ chuyển đổi tần số (Double-Fed

Asynchronous Generator) - Loại C

Cấu hình này còn được gọi là máy phát điện tua bin gió cảm ứng nạp kép (double-

fed) (DFIG), tương ứng giới hạn biển đổi tốc độ của tua bin gió với máy phát cảm ứng rô

to dây quấn (WRIG) và một phần tỷ lệ tần số chuyển đổi trên mạch rô to Phần tỷ lệ tần

số chuyển đổi thực hiện bù công suất phản kháng và kết nối lưới điện tối ưu hơn Nó có

phạm vi điều khiển tốc độ rộng hơn so với loại 2 nêu trên Thông thường, phạm vi tốc độ

đồng bộ từ -40% đến 30%

So sánh với một bộ chuyển đổi đầy đủ, thì loại này phù hợp hơn cho tua bin gió

năng lượng cao vì chỉ có một phần nhỏ (thường là 20-30%) của tổng năng lượng đi qua

bộ chuyển đổi Điều này cho phép khả năng thiết kế bộ chuyển đổi với kích thước nhỏ

hơn, và kết quả thu được là chi phí thấp hơn và tổn thất điện năng thấp hơn

Các nhà sản xuất loại này tương đối nhiều như GE, RePower, Suzlon, Vestas,…

Hình 3.5: Loại tua bin thay đổi tốc độ với bộ chuyển đổi tần số

Biểu đồ năng lượng của tổ máy tua bin gió Converter chuyển đổi một phần năng

lượng công suất trượt giữa tần số Roto và tần số lưới Máy phát có thể làm việc ở chế độ

cận đồng bộ hoặc quá đồng bộ

Trang 35

Hình 3.6: Biểu đồ năng lượng tổ máy

3.2.4 Tua bin gió với bộ biến đổi toàn phần (Full Power Conversion variable speed)

– loại D

Cấu hình này bao gồm tua bin gió biến đổi tốc độ hoàn toàn, cùng với máy phát điện

đồng bộ kết nối với bộ biến đổi toàn phần AC-DC-AC Bộ biến đổi tần số thực hiện bù

công suất phản kháng và điều khiển lưới điện được tốt hơn

Máy phát là loại đồng bộ có thể được kích thích bằng điện (như máy phát đồng bộ

rô to dây quấn (WRSG) hoặc máy phát cảm ứng rô to dây quấn (WRIG) hoặc máy phát

đồng bộ nam châm vĩnh cửu (PMSG))

Một số loại tua bin gió loại này không có hộp số, giảm được chi phí bảo trì và tổn

thất cơ học do hộp số Khi đó máy phát thường sử dụng loại có nhiều cực và đường kính

lớn hơn

Hiện tại giá Thành tua bin gió loại này cao hơn so với ba loại còn lại

Trang 36

Các nhà sản xuất đi đầu trong công nghệ này như Enercon, Siemens, GE, Made,

Lagerwey

Hình 3.7: Tua bin gió với bộ biển đổi toàn phần

3.2.5 Tổng hợp các loại Tua bin gió – vùng áp dụng

Hình 3.8: Công nghệ sản xuất tua bin của các nhà sản xuất lớn trên thế giới theo

gam công suất 3.3 KIẾN NGHỊ CÔNG NGHỆ TỔ MÁY

Qua so sánh phạm vi áp dụng, khả năng điều chỉnh đáp ứng yêu cầu vận hành đề án

kiến nghị áp dụng loại tua bin máy phát không đồng bộ rotor lồng sóc – full converter

cho dự án, do có khả năng đáp ứng yêu cầu chất lượng điện năng và phù hợp về công suất

tổ máy

Tua bin phù hợp có cấu trúc điều khiển độ nghiêng cánh (Pitch Control) phù hợp

với kiểu máy phát

Công suất Converter có công suất phù hợp với kiểu máy phát và/ hoặc với tốc độ

trượt giữa tốc độ Rotor và tốc độ lưới

Trang 37

3.4 TUA BIN GIÓ

3.4.1 Tiêu chuẩn áp dụng

Tiêu chuẩn tua bin gió đưa ra các yêu cầu và những lưu ý khi thiết kế tua bin gió,

cũng như kể cả các thành phần liên quan khác, hệ thống, và các công nghệ có ảnh hưởng

đến chức năng hoạt động đáng tin cậy của các tua bin gió Với sự mở rộng IEC 61400

phạm vi bao trùm các vấn đề liên quan như kiểm tra tổng thể về cấu trúc và đo tiếng ồn

âm thanh, cũng như một mô hình thông tin 6 phần cho thông tin liên lạc để theo dõi và

kiểm soát các nhà máy điện gió, sự tiêu chuẩn hóa các tua-bin gió được bổ sung bởi

những nỗ lực từ ISO, ANSI, và các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia khác Cùng với nhau, các

tiêu chuẩn này giúp đảm bảo cho thiết kế và sản xuất tua bin gió một cách đáng tin cậy và

có lợi cho việc đảm bảo tuổi thọ của các tua bin gió được lâu dài và đạt được cả hai lợi

ích về môi trường và kinh tế Các tiêu chuẩn tiêu biểu được sử dụng rộng rãi khi thiết kế

tua bin gió cũng như nhà máy điện gió cụ thể là:

- IEC 61400 về các yêu cầu trong thiết kế tua bin gió, từ các điều kiện trước khi xây

dựng cho đến kiểm tra lắp đặt các chi tiết và vận hành;

- IEC 60050-415 về hệ thống máy phát tua bin gió;

- ANSI/AGMA/AWEA 6006-A03 (R2010) về thiết kế và đặc tính kỹ thuật của hộp

số tua bin gió;

- IEC 60076 (Tất cả các phần) Áp dụng cho MBA trong tuabin gió;

- IEC 62305:2006 và các tiêu chuẩn của GL standard về bảo vệ chống sét;

- IEC 62271 Thiết bị đóng cắt và điều khiển cao áp

- IEC 60376 Quy định kỹ thuật đối với lưu huỳnh sunphat 6 (SF6) loại kỹ thuật

dùng trong thiết bị điện

- IEC 60815 Hướng dẫn chọn và khoảng cách điện liên quan đến các điều kiện

nhiễm bẩn

- IEC 60364-6 Lắp đặt hệ thống điện hạ thế - Phần 6: Kiểm tra

- IEC 60364-1 (all parts) Lắp đặt hệ thống điện hạ thế

- IEC 60502 Cáp nguồn có cách điện ép đùn và các phụ kiện của chúng cho điện áp

danh định từ 1kV (Um=1,2kV) đến 30kV (Um=36kV)

- IEC 60044 Máy biến dòng

- IEC-60099 Thiết bị chống sét lan truyền

3.4.2 Lựa chọn công suất

- Chỉ số giá thành của mỗi kWh (UScents/kWh) của dự án là tối ưu nhất

- Tối ưu hóa mặt bằng bố trí nhà máy theo bản đồ tiềm năng

- Khoảng cách tua bin gió tối thiểu tuân theo IEC61400-12 – đánh giá ảnh hưởng

của chướng ngại vật

- Phân bố hoa gió và hướng gió, để tối ưu vị trí lắp đặt, khoảng cách đấu nối điện

Trang 38

Danh sách các tuabin gió và đặc tính chủ yếu để lựa chọn:

TT Loại tuabin

Công suất định mức (MW)

Đường kính rotor (m)

Chiều cao lắp đặt rotor (m)

Phân loại theo IEC

Vận tốc gió (m/s)

Bắt đầu khởi động

Đạt được công suất định mức

Trên cơ sở dữ liệu bản đồ tốc độ gió theo Quy hoạch và tham khảo thông số,

khuyến nghị của các nhà sản xuất tuabin, tuabin GE 5.0-158 - 5,0MW- chiều cao 121m

của hãng GE được đề xuất để sử dụng tính toán cho dự án Quốc Vinh Sóc Trăng trong

giai đoạn TKKT Phương án chọn lựa thiết bị cụ thể có thể được chủ đầu tư thay đổi

trong giai đoạn sau trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật đã đưa ra

3.4.3 Đặc tính kỹ thuật các thiết bị chỉnh của tua bin gió

Tua bin gió cấu tạo từ các thành phần chính như hình sau:

Hình 3.9: Các thành phần chính của tua bin gió

Trang 39

a Yêu cầu chung:

Tua bin gió được thiết kế kết cấu có cấp an toàn không nhỏ hơn cấp II theo tiêu

chuẩn IEC 61400-11 ở vận tốc gió tại chiều cao Tua bin

Tua bin gió được trang bị hệ thống điều khiển, giám sát, bảo vệ tự động đáp ứng

yêu cầu không người trực vận hành

b Vỏ tua bin (Nacelle)

Vỏ tua bin chứa là nơi chứa hầu hết các thiết bị chỉnh của tua bin gió như khoảng

điều khiển, hệ thống trao đổi nhiệt, hệ thống xoay trụ, máy phát, bộ biến đổi điện…, bên

ngoài vỏ được trang bị cảm biến gió Vỏ được làm từ sợi thủy tinh, có độ bền cao, trọng

lượng nhẹ Khoang của vỏ tua bin có không gian (sàn thao tác) phục vụ cho nhân viên

bảo trì

c Tấm đế (Base Plate)

Tấm đế được bố trí trong khoang gian vỏ tua bin, để lắp đặt bộ truyền động (driven

train), hộp số, máy phát, truyền lực tua bin gió xuống trụ đỡ và nền móng Tấm đế được

chế tạo từ thép tấm cán nguội

d Rotor

Cánh: Tua bin sử dụng 3 cánh loại upwind Mỗi cánh có hệ thống điều khiển pitch

độc lập Cánh được trang bị hệ thống chống sét, dẫn truyền sét qua thân trụ gió xuống

đất

Vật liệu cánh dùng loại nhựa tổng hợp gia cường sợi thủy tinh (fibre-reinforced

plastics - FRP) chịu đựng được tác động của tia cực tím (UV)

Chống sét và dây chống sét được lắp trên đỉnh cánh, dây có tiết diện và mức gia

tăng nhiệt độ đối với dòng phóng điện sét lớn nhất 100kA không vượt quá 250oC

Cánh và tua bin được chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn IEC 61400-23, độ

nhám bề mặt cánh được kiểm tra phù hợp với tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng

DNVGL-ST-0376 hoặc tương đương

Chân cánh tua bin (Root Bulkhead) được nối với bầu tua bin bằng bu lông cấy Kết

cấu cho phép bố trí thiết bị truyền đồng điện/ điện thủy lực của hệ thống điều chỉnh góc

nghiêng cánh

e Hệ thống làm mát

Khoang tổ máy tua bin gió được trang bị hệ thống làm mát gián tiếp bằng nước với

quạt gió và bơm nước tuần hoàn, tản nhiệt cho các bộ phận dầu ổ trục, máy phát, bộ biến

Trang 40

Với loại máy phát không đồng bộ rotor lồng sóc 3 pha, 6 cực kết nối với máy biến

áp 35kV thông qua bộ biến tần công suất toàn phần Công suất biến tần do nhà chế tạo

xác định phù hợp với dải tốc độ trượt giữa tần số rotor và tần số lưới

g Biến tần

Bộ biến tần loại 3 pha đáp ứng các yêu cầu kết nối lưới quy định tại thông tư

39/2017/TT-BCT,

Biến tần được trang bị bảo vệ sa thải theo tần số và có khả năng duy trì vận hành

bám lưới điện trong dải tần số quy định

Công suất biến tần được nhà chế tạo xác định tùy theo cấu hình/ kiểu loại máy phát

tua bin gió Thông số bộ chuyển đổi như sau

Ngày đăng: 06/03/2024, 07:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w