Đề xuất hoàn thiện quy định về bảo hộ sáng chế trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh mẽ...11KẾT LUẬN...12 Trang 3 MỞ ĐẦUNgày nay, trước yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP TIỂU LUẬN
MÔN: LÝ THUYẾT CHUYÊN SÂU VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Đề bài :
Mở rộng phạm vi bảo hộ đối tượng SHTT theo
luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2022
Hà Nội, 2023
PHỤ LỤC
i
Mã số học viên : 30NC0307
Lớp : Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự (định hướng nghiên cứu)
Trang 2MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I Khái quát về quyền đối với sáng chế 1
1 Khái niệm về sáng chế 1
2 Chủ thể quyền đối với sáng chế 3
3 Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế 3
II Trí tuệ nhân tạo và sự phát triển của trí tuệ nhân tạo 5
1 Khái niệm trí tuệ nhân tạo 5
2 Các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo 6
III Tác động của trí tuệ nhân tạo liên quan đến bảo hộ sáng chế 7
1 Khả năng được bảo hộ của các sáng chế được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo .7 2 Trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền đối với sáng chế 10
IV Đề xuất hoàn thiện quy định về bảo hộ sáng chế trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh mẽ 11
KẾT LUẬN 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 3MỞ ĐẦU
Ngày nay, trước yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, toàn diện, cần tiếp tục đổi mới để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc
tế, thúc đẩy ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, đóng góp thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế - xã hội của nước nhà Trong thời gian qua, Việt Nam ngày càng tham gia tích cực vào các Hiệp định song phương, đa phương điều này đã đặt ra yêu cầu đối với hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ (SHTT) của Việt Nam phải được sửa đổi để tiệm cận với các quy định
mà Việt Nam đã thỏa thuận tại các Hiệp ước, Hiệp định quốc tế
Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT) được Quốc hội thông qua năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2006, sau đó được sửa đổi bổ sung vào năm 2009, năm 2019
và mới đây nhất là Luật SHTT sửa đổi, bổ sung 2022 Trong Luật sửa đổi 2022, đáng chú ý nhất là các quy định mang tính chất bổ sung, mở rộng phạm vi bảo hộ đối tượng sở hữu trí tuệ Trong phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận, học viên sẽ đi sâu vào phân tích những điểm mới của Luật SHTT sửa đổi, bổ sung 2022 mà có liên quan tới mở rộng phạm vi bảo hộ đối tượng SHTT
NỘI DUNG
I Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
1 Khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu
công nghiệp, và quyền đối với giống cây trồng
1
Trang 4Khi cá nhân, tổ chức có được quyền SHTT thì có nghĩa Nhà nước chấp nhận, ghi nhận việc bảo hộ quyền này cho cá nhân, tổ chức đó Hiện nay, không ít quan điểm cho rằng bảo hộ quyền SHTT không chỉ là sự công nhận
2 Khái niệm về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Thuật ngữ “bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” đã được hình thành từ khi các văn bản pháp lý về SHTT ra đời và được sử dụng khá phổ biến trong khoa học pháp lý hay trên các phương tiện thông tin đại chúng Tuy nhiên, định nghĩa về chúng lại chưa được quy định cụ thể tại các văn bản pháp lý hiện hành ở Việt Nam
Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa của bảo hộ quyền SHTT:
Tác giả Phùng Trung Tập (2013) cho rằng“Bảo hộ quyền SHTT được hiểu là
tất cả các hành vi nhà nước thực hiện nhằm công nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Cụ thể, nhà nước thực hiện thủ tục xác lập quyền SHTT, thực hiện và quản lý nhà nước đối với các quyền sở hữu trí tuệ, quy định các hành vi xâm phạm quyền SHTT và quy định các biện pháp nhằm xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” Tuy nhiên, tác giả Vũ Thị Hải Yến (2021) lại có quan điểm khác khi giới hạn
“Bảo hộ quyền SHTT hướng đến việc Nhà nước chính thức công nhận quyền đối với các đối tượng SHTT thông qua việc xác lập quyền”.
Dựa trên thực tiễn quy định pháp luật liên quan đến các yêu cầu để xác lập quyền đối với các đối tượng SHTT như “điều kiện bảo hộ sáng chế”, “điều kiện bảo hộ nhãn hiệu”… việc hiểu “Bảo hộ quyền SHTT” theo nghĩa hẹp như tác giả
Vũ Thị Hải Yến (2021) là hợp lý và phản ánh đúng bản chất của việc bảo hộ quyền SHTT theo quy định hiện hành
Trang 5II Trí tuệ nhân tạo và sự phát triển của trí tuệ nhân tạo
1 Khái niệm trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (thường được dùng với từ viết tắt là AI - Artificial
Intelligence) trước hết được định nghĩa là “trí tuệ phát sinh bởi máy móc, đối lập
với trí tuệ tự nhiên phát sinh bởi con người và các loài vật” Theo đó khái niệm trí tuệ nhân tạo được áp dụng khi máy móc bắt chước được các chức năng lý trí gắn với trí tuệ con người
Bên cạnh đó trong cuốn sách nổi tiếng "Trí tuệ nhân tạo: Hướng tiếp cận mới nhất"1 (Artificial Intelligence: A Modern Approach) tái bản lần 3 của hai tác giả Stuart Russel và Peter Norvig có tổng hợp một số định nghĩa khác nhau về AI như sau:
“Trí tuệ nhân tạo là nỗ lực thú vị nhằm khiến suy nghĩ của máy tính có thêm nhận thức, tư duy.
Trí tuệ nhân tạo là những hành động của máy móc gắn liền với tư duy của con người, ví dụ như ra quyết định hay giải quyết vấn đề.
Trí tuệ nhân tạo là nghiên cứu về năng lực trí tuệ vận hành vào các mô hình tính toán.
Trí tuệ nhân tạo là nghiên cứu để máy tính có khả năng nhận thức, nhận định
và hành động.
Trí tuệ nhân tạo là nghệ thuật tạo ra các cỗ máy có thể thực hiện những chức năng yêu cầu trí tuệ khi thực hiện bởi con người.
Trí tuệ nhân tạo là nghiên cứu cách khiến máy tính làm được điều mà ở thời điểm hiện tại con người vẫn đang làm tốt hơn.”
1 Stuart Russel - Peter Norvig, Artificial Intelligence: A modern Approach.
3
Trang 6Tóm lại, trí tuệ nhân tạo là sự "tư duy" của máy móc, trong đó các thiết bị sẽ bắt chước cách tư duy tự nhiên của con người để giải quyết các vấn đề Trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, AI là một trong những yếu tố then chốt Từ khái niệm tưởng chừng xa xôi, trí tuệ nhân tạo từng bước đi vào đời sống, hiện thực hóa giấc
mơ về những loại máy móc có khả năng tư duy như con người
2 Các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo
AI đang mang lại những lợi ích thiết thực cho cuộc sống con người mà nhiều chục năm về trước chúng ta không thể tưởng tượng AI xuất hiện ngày càng nhiều
ở nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp con người đạt được những cải tiến lớn trong nghiên cứu, phát triển những sáng tạo công nghệ mới Trong lĩnh vực an ninh, cảnh sát Anh đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để phát triển công cụ đánh giá khả năng phạm tội của nghi phạm Hay kính đặc biệt có phần mềm nhận diện khuôn mặt để phát hiện tội phạm bị truy nã tại những địa điểm đông người Ở mảng kinh tế - tài chính, AI được ứng dụng trong các chương trình phân tích nhằm dự báo xu hướng của thị trường, quản lý giao dịch Xe tự lái được ứng dụng AI trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô Trong lĩnh vực y học, AI cũng đang thể hiện là một công cụ hữu hiệu và có triển vọng trong tương lai khi AI đã được thử nghiệm khâu vết ruột lợn thành công và có độ chính xác cao hơn cả bác sĩ Hơn nữa, AI còn được áp dụng trong công tác chẩn đoán hình ảnh, hỗ trợ phát hiện ung thư
Công nghệ AI hiện nay được chia thành 3 loại chính:
- Kỹ thuật AI (AI technique): là những mô hình tính toán và thống kê cấp tiến như là máy học (machine learning), tư duy mờ (fuzzy logic) và hệ cơ sở tri thức (expert system) cho phép tính toán các nhiệm vụ do con người thực hiện; các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo khác nhau dùng để thực hiện các chức năng khác nhau
Trang 7- Ứng dụng mang tính chức năng của trí tuệ nhân tạo (AI functional application): như là thị giác máy tính (computer vision) có thể chứa đựng một hoặc nhiều kỹ thuật trí tuệ khác nhau
- Áp dụng trí tuệ nhân tạo theo lĩnh vực, ngành nghề (AI application field): là
sử dụng các loại kỹ thuật hoặc ứng dụng trí tuệ nhân tạo mang tính chức năng trong các lĩnh vực, ngành nghề cụ thể như giao thông, nông nghiệp, khoa học đời sống, y tế
AI là ngành khoa học đang tác động sâu sắc đến xã hội và định hình lại xã hội Nhiều chuyên gia cho rằng AI chắc chắn sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là tác động đến pháp luật sở hữu trí tuệ, trong đó là sáng chế
III Tác động của trí tuệ nhân tạo liên quan đến bảo hộ sáng chế
1 Khả năng được bảo hộ của các sáng chế được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo
Với tốc độ phát triển nhanh chóng, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống như an ninh quốc phòng,viễn thông, giáo dục, y tế, giải trí… giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội Bên cạnh việc tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác nghiên cứu và triển khai, thì bảo hộ sáng chế liên quan đến trí tuệ nhân tạo cũng góp phần khuyến khích tạo
ra những công nghệ AI mới tiến bộ hơn Theo số liệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), từ năm 2006 đến năm 2017, số lượng đơn sáng chế liên quan đến
AI tăng gấp 6,5 lần từ 8.515 đơn trong năm 2006 lên 55.660 đơn trong năm 2017 Tuy nhiên, lượng đơn đăng ký sáng chế AI tăng nhanh cũng đặt ra không ít vấn đề liên quan đến pháp luật về bảo hộ sáng chế Từ năm 2019, WIPO đã bắt đầu thảo luận các ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo tới hệ thống sở hữu trí tuệ
Với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, một số quốc gia
đã thay đổi các quy định về bảo hộ sáng chế, tạo ra cơ chế bảo hộ thông thoáng
5
Trang 8hơn dành cho công nghệ về khoa học máy tính Đầu năm 2019, Cơ quan Sáng chế
và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) ban hành một vài hướng dẫn sửa đổi quy chế thẩm định đối tượng bảo hộ sáng chế Hướng dẫn quy định cụ thể hơn về các đối tượng được coi là “abstract ideas” (ý tưởng trừu tượng) không được bảo hộ sáng chế, bao gồm: khái niệm toán học; phương pháp thực hiện các hoạt động của con người; phương pháp suy luận trí óc Theo đó, quy định này đã mở rộng phạm vi đối tượng bảo hộ, cho phép bảo hộ sáng chế liên quan đến lập trình thuật toán mà trước đây
bị xếp vào nhóm đối tượng “ý tưởng trừu tượng” Ngoài ra, USPTO còn tạo ra một
cơ chế linh hoạt tối đa khi chấp nhận những giải pháp được xem là “ý tưởng trừu tượng” nhưng có khả năng tích hợp vào ứng dụng thực tế (practical application) là đối tượng bảo hộ sáng chế Thậm chí ngay cả khi giải pháp kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu về tính ứng dụng thực tế thì vẫn được tiếp tục đánh giá tính sáng tạo, xem xét khả năng có được bảo hộ hay không Có thể thấy, đối với các quốc gia có trình
độ khoa học công nghệ tiên tiến như Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản, pháp luật sáng chế có xu hướng mở rộng quy định về đối tượng bảo hộ sáng chế để tạo điều kiện thuận lợi cho các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo tiếp tục phát triển
Bên cạnh đó, một vấn đề mới khác được đặt ra đó là bảo hộ sáng chế do AI tạo ra Cuối năm 2019, Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO) đã nhận được một đơn đăng ký sáng chế (số đơn EP3564144) dành cho hộp đựng thực phẩm do thực thể trí tuệ nhân tạo tên là Dabus sáng tạo ra Người nộp đơn đăng ký sáng chế là tiến sĩ Stephen Thaler - người tạo ra Dabus Mặc dù giải pháp kỹ thuật này đáp ứng đủ các điều kiện bảo hộ sáng chế, tuy nhiên căn cứ theo Điều 58 Công ước Sáng chế châu Âu quy định tác giả sáng chế phải là con người Do đó, Cơ quan Sáng chế châu Âu đã từ chối bảo hộ đăng ký sáng chế này Vụ việc đã dấy lên làn sóng tranh luận cho câu hỏi: có nên bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo của
AI hay không?
Trang 9Có nhiều giải pháp kỹ thuật liên quan đến AI xuất hiện, nhưng người nộp đơn không đề cập tác giả sáng chế là trí tuệ nhân tạo vì đa số pháp luật các nước đều yêu cầu tác giả sáng chế phải là con người Trong khi đó, theo dự báo trong tương lai sẽ có nhiều đơn đăng ký sáng chế mà tác giả là trí tuệ nhân tạo Vì vậy, hệ thống sáng chế quốc gia cần cân nhắc đặt ra những quy định giải quyết vấn đề này mà vẫn đảm bảo động lực khuyến khích công nghệ trí tuệ nhân tạo phát triển Trong bài viết “The Artificial Inventor Project” (WIPO Magazine), tiến sĩ Ryan Abbott cho rằng nên ghi nhận tác giả sáng chế là trí tuệ nhân tạo Việc chỉ cho phép con người là tác giả sáng chế trong khi thực tế sản phẩm là do máy móc tạo ra sẽ mang đến nguy cơ làm mất giá trị sức sáng tạo của con người, khi mà con người không cần suy nghĩ sáng tạo mà thay vào đó là nhờ tới sự thông minh của máy móc Công nhận trí tuệ nhân tạo là tác giả sáng chế không đương nhiên trao quyền năng pháp
lý cho máy móc vì AI không thể sở hữu và thực thi các quyền tài sản, quyền nhân thân phát sinh từ sáng chế Người sở hữu công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ chính là người sở hữu sáng chế do trí tuệ nhân tạo đó tạo ra
2 Trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền đối với sáng chế
Số lượng đơn đăng ký sáng chế liên quan đến trí tuệ nhân tạo tăng lên dẫn tới khả năng xuất hiện nhiều tranh chấp, kiện tụng trong tương lai và sẽ gặp phải không ít khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp6 Không chỉ là xâm phạm tới quyền tác giả, việc trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền đối với sáng chế đặt ra yêu cầu đối với hệ thống pháp luật cần có các quy tắc cụ thể về xác định trách nhiệm pháp lý, giải quyết xâm phạm
Công nghệ máy học, học sâu, mạng thần kinh nhân tạo là những công nghệ trí tuệ nhân tạo có khả năng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như quyền tác giả, quyền đối với sáng chế Việc huấn luyện một mạng thần kinh nhân tạo bắt chước theo một quy trình đã được bảo hộ sáng chế có thể bị coi là hành vi xâm phạm quyền
7
Trang 10sáng chế Giả dụ, có một sáng chế về xử lý hình ảnh làm tăng độ phân giải của bức ảnh chụp Trong khi đó, một mạng thần kinh nhân tạo được thiết kế để nhận dạng biểu cảm khuôn mặt sẽ được học từ khối lượng dữ liệu hình ảnh khổng lồ được đưa vào Trong số lượng dữ liệu hình ảnh đầu vào có chứa các file hình ảnh đã xử lý nét bằng sáng chế kể trên Trong suốt quá trình học qua các dữ liệu hình ảnh đầu vào, mạng máy thần kinh nhân tạo không chỉ học cách phân biệt biểu cảm khuôn mặt mà đồng thời còn có thể bắt chước quy trình làm sắc nét hình ảnh và cho ra kết quả tương tự Về nguyên tắc, trường hợp này có thể được coi là hành vi sử dụng sáng chế mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu Như vậy, mạng thần kinh nhân tạo đã xâm phạm quyền đối với sáng chế
Pháp luật của đa số các quốc gia đều quy trách nhiệm pháp lý của hành vi xâm phạm do trí tuệ nhân tạo gây ra cho cá nhân, tổ chức xác định Pháp luật châu
Âu quy định “hành vi sử dụng sản phẩm chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra”, như vậy chủ thể sử dụng trí tuệ nhân tạo sẽ phải chịu trách nhiệm cho những xâm phạm do trí tuệ nhân tạo gây ra? Điều này sẽ có thể dẫn đến việc không còn ai muốn sử dụng phần mềm hay trí tuệ nhân tạo nữa Đồng thời, quy tắc này cũng không thực sự triệt để vì trong nhiều trường hợp người sử dụng không thể đoán biết trước hành vi của mình sẽ dẫn tới xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác Thực tế cho thấy, trong các vụ kiện trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền đối với sáng chế, nguyên đơn thường khởi kiện công ty phát triển hoặc kinh doanh sản phẩm chứ không kiện người sử dụng Chính các nhà phát triển máy móc trí tuệ nhân tạo mới có thể đoán trước khả năng xâm phạm của AI, đặc biệt là trong trường hợp hoạt động của AI xảy ra sự cố Tuy nhiên, đối với những công nghệ trí tuệ nhân tạo tự động hoàn toàn như xe tự hành thì liệu con người có thể đoán biết được xâm phạm nào có thể xảy ra hay không? Nếu câu trả lời là không thì trách nhiệm pháp lý trong trường hợp này được xác định như thế nào? Có thể thấy, các