1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG VĂN XUÔI THIẾU NHI VIỆT NAM

20 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhân Vật Trẻ Em Trong Văn Xuôi Thiếu Nhi Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương
Người hướng dẫn PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý, PGS. Nguyễn Văn Long
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 466,04 KB

Nội dung

Giáo Dục - Đào Tạo - Khoa học xã hội - Kế toán BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRỜNG ĐẠI HỌC S PHẠM HÀ NỘI ---------- NGUYỄN THỊ THANH HƠNG NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG VĂN XUÔI THIẾU NHI VIỆT NAM Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 62.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGỜI HỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý 2. PGS. Nguyễn Văn Long HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu trong luận án và kết quả nghiên cứu đều trung thực, chưa từng được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hƣơng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3 5. Những đóng góp mới của luận án ............................................................................... 4 6. Bố cục của luận án ....................................................................................................... 4 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 5 1.1. Những vấn đề chung về Văn học thiếu nhi và nhân vật trẻ em ................................ 5 1.1.1. Về cách hiểu Văn học thiếu nhi ............................................................................ 5 1.1.2. Đặc trưng cơ bản của Văn học thiếu nhi ............................................................ 10 1.1.3. Sự hình thành và vận động của truyện thiếu nhi Việt Nam ................................. 11 1.1.4. Về khái niệm “Trẻ em”........................................................................................ 14 1.1.5. Nhân vật trẻ em ................................................................................................... 16 1.2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................. 24 1.2.1. Vài nét về nghiên cứu nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi nước ngoài ......... 24 1.2.2. Tình hình nghiên cứu nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam ............. 26 Chƣơng 2. NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN THIẾU NHI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1945 ĐẾN 1975 ............................................................................... 33 2.1. Những nhân tố tác động đến việc xây dựng nhân vật trẻ em ................................. 33 2.1.1. Bối cảnh xã hội, văn hóa ..................................................................................... 33 2.1.2. Bối cảnh Văn học thiếu nhi ................................................................................. 36 2.1.3. Nhân vật trẻ em trong truyện trước Cách mạng tháng Tám – tiền đề tạo dựng hình tượng nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi 1945-1975 ..................................... 37 2.1.4. Quan niệm của nhà văn về trẻ em ....................................................................... 42 2.2. Các kiểu loại nhân vật trẻ em giai đoạn 1945-1975 ............................................... 44 2.2.1. Nhân vật chiến sĩ nhỏ tuổi trong chiến đấu......................................................... 44 2.2.2. Nhân vật công dân nhỏ tuổi trong sinh hoạt đời thường .................................... 52 2.2.3. Nhân vật như tấm gương (nhân vật nêu gương) ................................................. 59 2.2.4. Nhân vật trẻ em bị ruồng bỏ ................................................................................ 63 2.2.5. Nhân vật trẻ em hồn nhiên, mơ mộng .................................................................. 70 2.3. Một số đặc điểm nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ...................................................................... 78 2.3.1. Xây dựng nhân vật trẻ em theo hình mẫu người lớn thu nhỏ .............................. 78 2.3.2. Ngôn ngữ nhân vật trẻ em đậm dấu ấn diễn ngôn thời đại ................................. 83 2.3.3. Cá thể hóa trong xây dựng nhân vật trẻ em ở Văn học thiếu nhi miền Nam 1954-1975 .................................................................................................... 88 Tiểu kết .......................................................................................................................... 91 Chƣơng 3. NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN THIẾU NHI VIỆT NAM TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY ........................................................................................... 92 3.1. Những yếu tố tác động đến sự thể hiện nhân vật trẻ em ........................................ 92 3.1.1. Những thay đổi về văn hóa, xã hội ...................................................................... 92 3.1.2. Sự gia tăng lực lượng sáng tác cho thiếu nhi và ảnh hưởng của văn học dịch thời hiện đại ................................................................................................................... 93 3.1.3. Những thành tựu của ngành tâm lý học trẻ em ................................................... 95 3.1.4. Cái nhìn mới của nhà văn về trẻ thơ ................................................................... 96 3.2. Các kiểu loại nhân vật trẻ em sau 1975 .................................................................. 97 3.2.1. Nhân vật nạn nhân............................................................................................... 97 3.2.2. Nhân vật trẻ em trải nghiệm .............................................................................. 109 3.2.3. Nhân vật trẻ em hồn nhiên nhi nhiên ................................................................ 113 3.2.4. Nhân vật trẻ em với những xúc cảm đầu đời ..................................................... 122 3.2.5. Nhân vật trẻ em anh hùng lãng mạn ................................................................. 126 3.3. Những đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi sau 1975 ....................................................................................................................... 130 3.3.1. Miêu tả nhân vật trẻ em trên nhiều bình diện, gắn bó, gần gũi với tuổi thơ ..... 130 3.3.2. Những nỗ lực trong tạo dựng hệ ngôn ngữ trẻ thơ ........................................... 136 Tiểu kết ........................................................................................................................ 147 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 148 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 152 DANH MỤC TÁC PHẨM KHẢO SÁT .................................................................. 168 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nền văn học của một dân tộc được cấu thành từ nhiều bộ phận, trong đó Văn học thiếu nhi là mảnh ghép tuy nhỏ bé nhưng không kém phần quan trọng, góp phần làm nên diện mạo bức tranh văn học. Bắt rễ từ cội nguồn văn hóa dân gian, sáng tác V ăn học thiếu nhi là bầu sữa tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Nó giữ vai trò trọng yếu trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ trước và ngay sau tuổi đến trường. Từ sự ra đời của loạt sách “Livre du petit” ở miền Bắc Việt Nam vào những năm đầu thập kỉ 40 của thế kỷ XX, đến nay, Văn học thiếu nhi Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ với đội ngũ tác giả đông đảo và nhiều tác phẩm giá trị. Sự vận động, phát triển của V ăn học thiếu nhi khúc xạ, phản chiếu sự vận động, biến đổi quan niệm về con người và văn chương qua mỗi giai đoạn lịch sử văn học. Tuy nhiên, nghiên cứu về bộ phận văn học này vẫn còn nhiều khoảng trống. Thực hiện đề tài Nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam , chúng tôi muốn góp phần khẳng định vai trò của Văn học thiếu nhi cả trên phương diện lí luận và thực tiễn. 1.2. Nói đến văn xuôi, không thể không nhắc đến nhân vật. Dù là thiên nhiên hay con người, dù vô tri hay hữu tri, nhân vật trong văn xuôi cũng là “vai chính” trên sân khấu văn học, là nơi kết tinh tư tưởng và tài năng sáng tạo của nhà văn. Với văn xuôi thiếu nhi, nhân vật trẻ em là “trung tâm điểm” của bộ phận văn học này. Qua nhân vật trẻ em, có thể nhận diện được diện mạo cũng như đặc trưng tư duy thẩm mĩ của của từng thời kì văn học đồng thời khai phá được sự vi diệu trong thế giới trẻ thơ. Vừa tồn tại với những bản tính tự nhiên, đặc thù, sống động của trẻ thơ, lại vừa ẩn chứa cái nhìn nghệ thuật riêng của tác giả cũng như quan niệm của một giai đoạn văn học, thế giới nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam mang trong mình đặc tính kép. Phục dựng, kiến giải chân dung nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi, qua đó phân tích và cắt nghĩa sự vận động, biến đổi của cái nhìn nghệ thuật cũng như cách tiếp cận trẻ thơ của mỗi giai đoạn văn học bị chế định bởi điều kiện lịch sử- văn hóa- xã hội đặc thù là một trong những hứng thú và động lực đưa chúng tôi đến với đề tài Nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam. 2 1.3. Cuộc sống hiện đại với vô vàn rào cản ngăn cách mối tương giao giữa con người với con người, đặc biệt là giữa thế hệ trước với thế hệ sau. Trẻ em thời hiện đại đã không còn giống với cha anh. Cuộc sống của chúng ngày một khác trước, tâm sinh lí cũng có nhiều thay đổi. Hơn thế, bản thân mỗi đứa trẻ đã là một thế giới luôn luôn biến động, khó nắm bắt. Trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ. Đề tài Nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam , vì thế, còn mang tính thời sự nóng hổi, hướng tới nhu cầu giải quyết những vấn đề thực tiễn của đời sống đương đại, với hy vọng là một nhịp cầu dẫn vào thế giới trẻ thơ để hiểu và có ứng xử thích hợp với những công dân tương lai của đất nước. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam qua hai giai đoạn lớn của văn học từ năm 1945 đến năm 1975 và sau năm 1975. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: Văn xuôi thiếu nhi gồm Truyện thiếu nhi và k í thiếu nhi. Tuy nhiên, tiểu loại kí thiếu nhi chưa có nhiều thành tựu cho nên, luận án tập trung khảo sát nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam. Do khối lượng tác phẩm nhiều, cho nên chúng tôi lựa chọn tư liệu phục vụ mục đích nghiên cứu của đề tài là các tiểu thuyết, truyện ngắn và tự truyện viết cho thiếu nhi từ năm 1945 đến nay, đặc biệt, tập trung vào một số sáng tác tiêu biểu, có giá trị và chứa đựng nhiều yếu tố mang tính cách tân. Từ sau năm 1990, Văn học thiếu nhi Việt Nam bắt đầu xuất hiện truyện do thiếu nhi viết, điển hình như trường hợp Nguyễn Bình hay những cây bút tuổi teen. Đây cũng là những sáng tác nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và đó là lí do vì sao chúng tôi lựa chọn tên luận án là: “Nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam”. Cụm từ “Văn xuôi thiếu nhi” được hiểu theo hai nghĩa: văn xuôi viết cho thiếu nhi và văn xuôi do thiếu nhi viết. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Thực hiện đề tài Nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam, chúng tôi hướng tới mục tiêu nhận diện, lý giải hình tượng nhân vật trẻ em và các phương thức nghệ 3 thuật thể hiện nhân vật qua các giai đoạn phát triển của Văn học thiếu nhi từ đó dựng lên bức tranh toàn cảnh V ăn học thiếu nhi với những góc nhìn khác nhau về trẻ em, góp phần khẳng định giá trị thẩm mĩ đặc thù của bộ phận văn học này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.1. Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài, cụ thể là xác định khái niệm: V ăn học thiếu nhi, trẻ em, nhân vật trẻ em, sự phân loại nhân vật trẻ em trong văn học. 3.2.2. Tìm hiểu về sự hình thành nền Văn học thiếu nhi Việt Nam và chặng đường phát triển của nhân vật trẻ em trong tiến trình Văn học thiếu nhi. 3.2.3. Phân tích một số kiểu nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi giai đoạn 1945-1975. 3.2.4. Phân tích một số kiểu nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam giai đoạn sau 1975. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau đây: - Phương pháp loại hình: Nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam là một thực thể nghệ thuật đa dạng, phức tạp, chịu sự chi phối trực tiếp và gián tiếp của những tiền đề xã hội – lịch sử - văn hóa. Để nhận diện và tìm hiểu đối tượng này, phương pháp loại hình giúp người nghiên cứu khảo sát, phân loại các dạng thức nhân vật trong tiến trình Văn học thiếu nhi. - Phương pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để liên hệ, tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa các loại hình nhân vật, chỉ ra sự giống và khác nhau trong cách thể hiện nhân vật ở các nhà văn cũng như ở một nhà văn trong từng thời kì khác nhau. Nó cũng giúp xem xét sự thể hiện nhân vật trẻ em trong các giai đoạn văn học. - Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại: Phạm vi khảo sát của luận án là tiểu thuyết, truyện ngắn, tự truyện. Do đó, chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm giúp cho sự phân tích bám sát vào những đặc trưng của thể loại tự sự đồng thời quan tâm đến đặc điểm riêng của từng thể loại trong việc thể hiện nhân vật trẻ em. - Phương pháp văn học sử: Bên cạnh việc nhìn nhận nhân vật trẻ em trên bình diện chung của văn học, chúng tôi cũng nghiên cứu dựa trên những giai đoạn văn học sử để thấy rõ những nét khác biệt trong cách xây dựng nhân vật trẻ em ở trong tiến trình văn học. 4 - Phương pháp liên ngành : Các phương pháp tâm lí học trẻ em, tâm lí học sáng tạo, nhân học văn hóa,… được dùng như những thao tác bổ trợ khi cần thiết. 5. Những đóng góp mới của luận án Về mặt lí luận, hướng tiếp cận của đề tài góp phần cung cấp một bức tranh khái quát và toàn diện về nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam, từ đó làm rõ thêm những vấn đề lý luận chi phối mỗi giai đoạn văn học. Ý nghĩa văn học sử của luận án là góp phần nghiên cứu, tổng kết diện mạo nhân vật trẻ em trong tiến trình Văn học thiếu nhi nước nhà. Qua đó, đưa đến một cách tham chiếu về sự vận động, những quy luật cơ bản trong nền văn học Việt Nam. Về mặt thực tiễn, từ việc xác lập hệ thống kiểu loại nhân vật trẻ em trong suốt quá trìn h hình thành và phát triển của Văn học thiếu nhi Việt Nam đưa ra những mẫu hình nhân vật thiếu nhi tiêu biểu tạo thành những hình tượng nhân vật gắn với thực tế đời sống qua đó góp phần định hướng sự phát triển nhân cách của trẻ em trong thời kì đổi mới. Luận án cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn học thiếu nhi Việt Nam trong các trường Cao đẳng, Đại học. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được triển khai trong 3 chương: Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Văn học thiếu nhi và nhân vật trẻ em Chương 2. Nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến 1975 Chương 3. Nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam từ sau 1975 đến nay 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những vấn đề chung về Văn học thiếu nhi và nhân vật trẻ em 1.1.1. Về cách hiểu Văn học thiếu nhi Các nhà nghiên cứu nước ngoài đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về “Văn học thiếu nhi” (cách gọi khác là: “Văn học trẻ em” - Children’s literature, ở đây, xin thống nhất gọi là Văn học thiếu nhi). Trong khuôn khổ những tư liệu có được, chúng tôi nhận thấy, khi nhận diện Văn học thiếu nhi, các học giả quan tâm tới vấn đề: đối tượng tiếp nhận, nội dung phản ánh, điểm nhìn trần thuật. Từ góc độ tiếp nhận, nhiều nhà nghiên cứu đã định nghĩa Văn học thiếu nhi thông qua độ tuổi của người đọc. Margaret R. Marshall viết: “Một số người cho rằng Văn học thiếu nhi là nhịp cầu nối từ độ tuổi sơ sinh tới 18 tuổi. Tuy nhiên, như tôi biết, không học sinh trung học hay phổ thông nào cho rằng mình là trẻ em. Vì vậy, tôi định nghĩa văn học cho lứa tuổi 13 đến 18 tuổi là Văn học thanh ni ên (Young adult literature) và v ăn học cho tuổi từ sơ sinh đến 13 tuổi là Văn học thiếu nhi. Các trường tiểu học truyền thống nhận trẻ từ 6 tuổi và những đứa trẻ này tới 12 hoặc 13 tuổi sẽ hoàn thành cấp tiểu học” 240;2-3. Bà cũng cho rằng: “Rất dễ phân biệt một đứa trẻ tiểu học và một học sinh trung học hay phổ thông, cũng dễ dàng phân biệt giữa độ tuổi 13 và 14 tuổi, bằng cách đơn giản là hỏi chúng. Nh ưng rất khó để phân biệt giữa Văn học cho thiếu nhi và Văn học cho thanh niên” 240;3. Cuối cùng, người viết đi đến kết luận: “Các định nghĩa và sự phân chia rất cực đoan và đôi khi trẻ em sẽ làm bạn ngạc nhiên khi chúng vượt qua những ranh giới phân loại trong lựa chọn đọc sách” 240;3. Margaret đã định nghĩa về Văn học thiếu nhi bằng cách phân định độ tuổi của độc giả. Tuy nhiên, bà cũng nhận thấy rằng, thực tế việc xác định một tác phẩm văn học trẻ em viết cho đối tượng nào không đơn giản. Ví dụ tác phẩm Giết con chim nhại của Harper Lee ban đầu không phải dành cho trẻ em, nhưng truyện lại được kể dưới góc nhìn của một cô bé tám tuổi, trong sáng, hồn nhiên và đầy cảm xúc. Mặc dù vậy, cuốn sách cũng đề cập đến những vấn đề gai góc của cuộc sống như: nạn phân biệt chủng tộc, những định kiến khắt khe, trọng nam khinh nữ,… Loạt tác phẩm Harry 6 Portter của J.K. Rowling, ban đầu hướng đến trẻ em nhưng nó đã gây ra tranh cãi về việc ai sẽ yêu thích những cuốn sách này, đặc biệt khi cuốn sách nói về những vấn đề có tính phổ quát với tất cả các loại độc giả. Jan Susina, giáo sư về Văn học thiếu nhi và văn hóa của đại học Illinois State (Mỹ) trên trang web: http:www.encyclopedia.com (Bách khoa thư) cho rằng: “Giống như các khái niệm về thời thơ ấu, văn học thiếu nhi là một cấu trúc văn hóa và đang trong quá trình phát triển. Văn học thiếu nhi bao gồm những văn bản được viết riêng cho trẻ em và những văn bản được trẻ em lựa chọn, ranh giới giữa văn học trẻ em và văn học người lớn rất mong manh” 244. Ông cũng chỉ ra các nhà xuất bản đã khiến cho sự phân biệt sách dành cho trẻ em và người lớn trở nên khó khăn hơn bởi chính việc ấn hành của họ. Ví như bộ truyện Harry Potter của J. K. Rowling luôn có phiên bản cho trẻ em và người lớn mà sự khác nhau chỉ là ở bìa sách. Hay như những truyện kể dân gian, ban đầu không phải là để dành cho trẻ em nhưng chúng đã trở thành một bộ phận của V ăn học thiếu nhi. Bên cạnh đó, có những cuốn sách viết cho trẻ em ở thế kỉ XVII, XVIII lại được đọc bởi phần lớn độc giả người lớn. Thực tế là, V ăn học thiếu nhi được viết, minh họa, xuất bản, tiếp thị và mua bởi chính người lớn để dành cho con cháu nhằm giáo dục hay giải trí. Cùng chung ý kiến với M.R. Marshall, trong cuốn Sách của trẻ em trong bàn tay trẻ: Dẫn nhập về văn học của trẻ, Temple, Martinez, Yokota và Naylor nhận định: “Văn học thiếu nhi là tập hợp những cuốn sách đọc cho trẻ em và được đọc bởi trẻ em… từ sơ sinh tới 15 tuổi” 245;6, các tác giả cũng cho rằng: “rất khó để định nghĩa một cuốn sách trẻ em” 245;5. Chú trọng tới nội dung phản ánh trong sáng tác Văn học thiếu nhi, Norton, Norton và McClure viết: “Khi mà thời thơ ấu trở thành một phần đặc biệt trong cuộc đời của một con người thì văn học viết riêng cho trẻ trở thành rất quan trọng” 239;42. Charlotte Huck, một trong những chuyên gia đầu tiên về Văn học thiếu nhi lại coi trọng điểm nhìn trẻ thơ trong sáng tác , ông cho rằng: “Sách trẻ em là sách mà cái nhìn trẻ thơ là cái nhìn chủ đạo” 238;5. Maria Nikolajeva – giáo sư ch uyên nghiên cứu về Văn học thiếu nhi của khoa Văn – Đại học Stockholm, Thụy Điển và là giáo sư danh dự của khoa văn, Đại học 7 Abo Akademi của Phần Lan, một trong số những tác giả cuốn Bách khoa thư Oxford về văn học thiếu nhi, đã chỉ ra tính đặc thù của Văn học thiếu nhi và cho thấy cần phải nghiên cứu tính thẩm mĩ riêng của bộ phận văn học này để có thể hiểu được chức năng và sức ảnh hưởng của nó đối với độc giả trong cuốn sách “ Phương pháp tiếp cận mĩ học cho văn học thiếu nhi: Dẫn nhập” . Bà nhận thấy, các nhà phê bình vẫn thảo luận về những vấn đề như “Văn học thiếu nhi là gì?, “Trẻ em là gì?”,… mà hiếm khi đưa ra được bất kì kết quả nào đáng chú ý. Và điều này là không cần thiết. Quan trọng là “ta nên xem V ăn học thiếu nhi như một trong nhiều thể loại của văn học nhưng vẫn nỗ lực chỉ ra các tính chất đặc trưng của văn học thiếu nhi” 241;xii. Ở Việt Nam, thuật ngữ “Văn học thiếu nhi” được nhắc tới trong Từ điển thuật ngữ văn học, theo nghĩa hẹp, gồm: “Những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riê ng cho thiếu nhi, cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi…” 53;353. Định nghĩa này khá gần với cách hiểu của Jan Susina, đã nhắc đến ở trên. Theo Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam : Văn học thiếu nhi là “những tác phẩm văn học được mọi nhà sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi và nhiều khi, cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, hay một đồ vật, một cái cây,… Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em, mà cũng là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi” 202;6. “những tác phẩm được thiếu nhi thích thú tìm đọc. Bởi vì c...

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG VĂN XUÔI

THIẾU NHI VIỆT NAM

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam

Mã số : 62.22.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS Lã Thị Bắc Lý

2 PGS Nguyễn Văn Long

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi Các số liệu trong luận án và kết quả nghiên cứu đều trung thực, chưa từng được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hương

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Những đóng góp mới của luận án 4

6 Bố cục của luận án 4

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Những vấn đề chung về Văn học thiếu nhi và nhân vật trẻ em 5

1.1.1 Về cách hiểu Văn học thiếu nhi 5

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của Văn học thiếu nhi 10

1.1.3 Sự hình thành và vận động của truyện thiếu nhi Việt Nam 11

1.1.4 Về khái niệm “Trẻ em” 14

1.1.5 Nhân vật trẻ em 16

1.2 Lịch sử nghiên cứu 24

1.2.1 Vài nét về nghiên cứu nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi nước ngoài 24

1.2.2 Tình hình nghiên cứu nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam 26

Chương 2 NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN THIẾU NHI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1945 ĐẾN 1975 33

2.1 Những nhân tố tác động đến việc xây dựng nhân vật trẻ em 33

2.1.1 Bối cảnh xã hội, văn hóa 33

2.1.2 Bối cảnh Văn học thiếu nhi 36

2.1.3 Nhân vật trẻ em trong truyện trước Cách mạng tháng Tám – tiền đề tạo dựng hình tượng nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi 1945-1975 37

2.1.4 Quan niệm của nhà văn về trẻ em 42

2.2 Các kiểu loại nhân vật trẻ em giai đoạn 1945-1975 44

2.2.1 Nhân vật chiến sĩ nhỏ tuổi trong chiến đấu 44

2.2.2 Nhân vật công dân nhỏ tuổi trong sinh hoạt đời thường 52

2.2.3 Nhân vật như tấm gương (nhân vật nêu gương) 59

2.2.4 Nhân vật trẻ em bị ruồng bỏ 63

Trang 4

2.2.5 Nhân vật trẻ em hồn nhiên, mơ mộng 70

2.3 Một số đặc điểm nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em trong truyện

thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 1945-1975 78

2.3.1 Xây dựng nhân vật trẻ em theo hình mẫu người lớn thu nhỏ 78

2.3.2 Ngôn ngữ nhân vật trẻ em đậm dấu ấn diễn ngôn thời đại 83

2.3.3 Cá thể hóa trong xây dựng nhân vật trẻ em ở Văn học thiếu nhi

miền Nam 1954-1975 88

Tiểu kết 91

Chương 3 NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN THIẾU NHI VIỆT NAM

TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY 92

3.1 Những yếu tố tác động đến sự thể hiện nhân vật trẻ em 92

3.1.1 Những thay đổi về văn hóa, xã hội 92

3.1.2 Sự gia tăng lực lượng sáng tác cho thiếu nhi và ảnh hưởng của văn học dịch thời hiện đại 93

3.1.3 Những thành tựu của ngành tâm lý học trẻ em 95

3.1.4 Cái nhìn mới của nhà văn về trẻ thơ 96

3.2 Các kiểu loại nhân vật trẻ em sau 1975 97

3.2.1 Nhân vật nạn nhân 97

3.2.2 Nhân vật trẻ em trải nghiệm 109

3.2.3 Nhân vật trẻ em hồn nhiên nhi nhiên 113

3.2.4 Nhân vật trẻ em với những xúc cảm đầu đời 122

3.2.5 Nhân vật trẻ em anh hùng lãng mạn 126

3.3 Những đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi

sau 1975 130

3.3.1 Miêu tả nhân vật trẻ em trên nhiều bình diện, gắn bó, gần gũi với tuổi thơ 130

3.3.2 Những nỗ lực trong tạo dựng hệ ngôn ngữ trẻ thơ 136

Tiểu kết 147

KẾT LUẬN 148

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

DANH MỤC TÁC PHẨM KHẢO SÁT 168

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Nền văn học của một dân tộc được cấu thành từ nhiều bộ phận, trong đó Văn học thiếu nhi là mảnh ghép tuy nhỏ bé nhưng không kém phần quan trọng, góp phần làm nên diện mạo bức tranh văn học Bắt rễ từ cội nguồn văn hóa dân gian, sáng tác Văn học thiếu nhi là bầu sữa tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ Nó giữ vai trò trọng yếu trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ trước và ngay sau tuổi đến trường

Từ sự ra đời của loạt sách “Livre du petit” ở miền Bắc Việt Nam vào những năm đầu thập kỉ 40 của thế kỷ XX, đến nay, Văn học thiếu nhi Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ với đội ngũ tác giả đông đảo và nhiều tác phẩm giá trị Sự vận động, phát triển của Văn học thiếu nhi khúc xạ, phản chiếu sự vận động, biến đổi quan niệm về con người và văn chương qua mỗi giai đoạn lịch sử văn học Tuy nhiên, nghiên cứu về bộ phận văn học này vẫn còn nhiều khoảng trống Thực hiện đề tài

Nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam, chúng tôi muốn góp phần khẳng

định vai trò của Văn học thiếu nhi cả trên phương diện lí luận và thực tiễn

1.2 Nói đến văn xuôi, không thể không nhắc đến nhân vật Dù là thiên nhiên hay con người, dù vô tri hay hữu tri, nhân vật trong văn xuôi cũng là “vai chính” trên sân khấu văn học, là nơi kết tinh tư tưởng và tài năng sáng tạo của nhà văn

Với văn xuôi thiếu nhi, nhân vật trẻ em là “trung tâm điểm” của bộ phận văn học này Qua nhân vật trẻ em, có thể nhận diện được diện mạo cũng như đặc trưng tư duy thẩm mĩ của của từng thời kì văn học đồng thời khai phá được sự vi diệu trong thế giới trẻ thơ Vừa tồn tại với những bản tính tự nhiên, đặc thù, sống động của trẻ thơ, lại vừa ẩn chứa cái nhìn nghệ thuật riêng của tác giả cũng như quan niệm của một giai đoạn văn học, thế giới nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam mang trong mình đặc tính kép Phục dựng, kiến giải chân dung nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi, qua đó phân tích và cắt nghĩa sự vận động, biến đổi của cái nhìn nghệ thuật cũng như cách tiếp cận trẻ thơ của mỗi giai đoạn văn học bị chế định bởi điều kiện lịch sử- văn hóa- xã hội đặc thù là một trong những hứng thú và động lực đưa chúng tôi

đến với đề tài Nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam

Trang 6

1.3 Cuộc sống hiện đại với vô vàn rào cản ngăn cách mối tương giao giữa con người với con người, đặc biệt là giữa thế hệ trước với thế hệ sau Trẻ em thời hiện đại

đã không còn giống với cha anh Cuộc sống của chúng ngày một khác trước, tâm sinh

lí cũng có nhiều thay đổi Hơn thế, bản thân mỗi đứa trẻ đã là một thế giới luôn luôn

biến động, khó nắm bắt Trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ Đề tài Nhân vật

trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam, vì thế, còn mang tính thời sự nóng hổi,

hướng tới nhu cầu giải quyết những vấn đề thực tiễn của đời sống đương đại, với hy vọng là một nhịp cầu dẫn vào thế giới trẻ thơ để hiểu và có ứng xử thích hợp với những công dân tương lai của đất nước

2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam qua hai giai đoạn lớn của văn học từ năm 1945 đến năm 1975 và sau năm 1975

2.2 Phạm vi nghiên cứu: Văn xuôi thiếu nhi gồm Truyện thiếu nhi và kí thiếu nhi

Tuy nhiên, tiểu loại kí thiếu nhi chưa có nhiều thành tựu cho nên, luận án tập trung

khảo sát nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam

Do khối lượng tác phẩm nhiều, cho nên chúng tôi lựa chọn tư liệu phục vụ mục đích nghiên cứu của đề tài là các tiểu thuyết, truyện ngắn và tự truyện viết cho thiếu nhi từ năm 1945 đến nay, đặc biệt, tập trung vào một số sáng tác tiêu biểu, có giá trị và chứa đựng nhiều yếu tố mang tính cách tân

Từ sau năm 1990, Văn học thiếu nhi Việt Nam bắt đầu xuất hiện truyện do thiếu nhi viết, điển hình như trường hợp Nguyễn Bình hay những cây bút tuổi teen Đây cũng là những sáng tác nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và đó là lí do vì sao chúng tôi lựa chọn tên luận án là: “Nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam” Cụm từ “Văn xuôi thiếu nhi” được hiểu theo hai nghĩa: văn xuôi viết cho thiếu nhi và văn xuôi do thiếu nhi viết

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Thực hiện đề tài Nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam, chúng tôi

hướng tới mục tiêu nhận diện, lý giải hình tượng nhân vật trẻ em và các phương thức nghệ

Trang 7

thuật thể hiện nhân vật qua các giai đoạn phát triển của Văn học thiếu nhi từ đó dựng lên bức tranh toàn cảnh Văn học thiếu nhi với những góc nhìn khác nhau về trẻ em, góp phần khẳng định giá trị thẩm mĩ đặc thù của bộ phận văn học này

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.2.1 Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài, cụ thể là xác định khái niệm: Văn học thiếu nhi, trẻ em, nhân vật trẻ em, sự phân loại nhân vật trẻ em trong văn học

3.2.2 Tìm hiểu về sự hình thành nền Văn học thiếu nhi Việt Nam và chặng đường phát triển của nhân vật trẻ em trong tiến trình Văn học thiếu nhi

3.2.3 Phân tích một số kiểu nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi giai đoạn 1945-1975

3.2.4 Phân tích một số kiểu nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam giai đoạn sau 1975

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau đây:

- Phương pháp loại hình: Nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam là

một thực thể nghệ thuật đa dạng, phức tạp, chịu sự chi phối trực tiếp và gián tiếp của những tiền đề xã hội – lịch sử - văn hóa Để nhận diện và tìm hiểu đối tượng này, phương pháp loại hình giúp người nghiên cứu khảo sát, phân loại các dạng thức nhân vật trong tiến trình Văn học thiếu nhi

- Phương pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để liên hệ, tìm ra sự

tương đồng và khác biệt giữa các loại hình nhân vật, chỉ ra sự giống và khác nhau trong cách thể hiện nhân vật ở các nhà văn cũng như ở một nhà văn trong từng thời kì khác nhau Nó cũng giúp xem xét sự thể hiện nhân vật trẻ em trong các giai đoạn văn học

- Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại: Phạm vi khảo sát của

luận án là tiểu thuyết, truyện ngắn, tự truyện Do đó, chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm giúp cho sự phân tích bám sát vào những đặc trưng của thể loại tự sự đồng thời quan tâm đến đặc điểm riêng của từng thể loại trong việc thể hiện nhân vật trẻ em

- Phương pháp văn học sử: Bên cạnh việc nhìn nhận nhân vật trẻ em trên bình

diện chung của văn học, chúng tôi cũng nghiên cứu dựa trên những giai đoạn văn học

sử để thấy rõ những nét khác biệt trong cách xây dựng nhân vật trẻ em ở trong tiến trình văn học

Trang 8

- Phương pháp liên ngành: Các phương pháp tâm lí học trẻ em, tâm lí học sáng

tạo, nhân học văn hóa,… được dùng như những thao tác bổ trợ khi cần thiết

5 Những đóng góp mới của luận án

Về mặt lí luận, hướng tiếp cận của đề tài góp phần cung cấp một bức tranh khái quát và toàn diện về nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam, từ đó làm rõ thêm những vấn đề lý luận chi phối mỗi giai đoạn văn học

Ý nghĩa văn học sử của luận án là góp phần nghiên cứu, tổng kết diện mạo nhân vật trẻ em trong tiến trình Văn học thiếu nhi nước nhà Qua đó, đưa đến một cách tham chiếu về

sự vận động, những quy luật cơ bản trong nền văn học Việt Nam

Về mặt thực tiễn, từ việc xác lập hệ thống kiểu loại nhân vật trẻ em trong suốt quá trình hình thành và phát triển của Văn học thiếu nhi Việt Nam đưa ra những mẫu hình nhân vật thiếu nhi tiêu biểu tạo thành những hình tượng nhân vật gắn với thực tế đời sống qua đó góp phần định hướng sự phát triển nhân cách của trẻ em trong thời kì đổi mới

Luận án cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn học thiếu nhi Việt Nam trong các trường Cao đẳng, Đại học

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được triển khai trong 3 chương:

Chương 1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu Văn học thiếu nhi và nhân vật trẻ em Chương 2 Nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến 1975 Chương 3 Nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam từ sau 1975 đến nay

Trang 9

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Những vấn đề chung về Văn học thiếu nhi và nhân vật trẻ em

1.1.1 Về cách hiểu Văn học thiếu nhi

Các nhà nghiên cứu nước ngoài đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về

“Văn học thiếu nhi” (cách gọi khác là: “Văn học trẻ em” - Children’s literature, ở đây, xin thống nhất gọi là Văn học thiếu nhi) Trong khuôn khổ những tư liệu có được, chúng tôi nhận thấy, khi nhận diện Văn học thiếu nhi, các học giả quan tâm tới vấn đề: đối tượng tiếp nhận, nội dung phản ánh, điểm nhìn trần thuật

Từ góc độ tiếp nhận, nhiều nhà nghiên cứu đã định nghĩa Văn học thiếu nhi thông qua độ tuổi của người đọc Margaret R Marshall viết: “Một số người cho rằng Văn học thiếu nhi là nhịp cầu nối từ độ tuổi sơ sinh tới 18 tuổi Tuy nhiên, như tôi biết, không học sinh trung học hay phổ thông nào cho rằng mình là trẻ em Vì vậy, tôi định nghĩa văn học cho lứa tuổi 13 đến 18 tuổi là Văn học thanh niên (Young adult literature) và văn học cho tuổi từ sơ sinh đến 13 tuổi là Văn học thiếu nhi Các trường tiểu học truyền thống nhận trẻ từ 6 tuổi và những đứa trẻ này tới 12 hoặc 13 tuổi sẽ hoàn thành cấp tiểu học” [240;2-3] Bà cũng cho rằng: “Rất dễ phân biệt một đứa trẻ tiểu học và một học sinh trung học hay phổ thông, cũng dễ dàng phân biệt giữa độ tuổi

13 và 14 tuổi, bằng cách đơn giản là hỏi chúng Nhưng rất khó để phân biệt giữa Văn học cho thiếu nhi và Văn học cho thanh niên” [240;3] Cuối cùng, người viết đi đến kết luận: “Các định nghĩa và sự phân chia rất cực đoan và đôi khi trẻ em sẽ làm bạn ngạc nhiên khi chúng vượt qua những ranh giới phân loại trong lựa chọn đọc sách” [240;3] Margaret đã định nghĩa về Văn học thiếu nhi bằng cách phân định độ tuổi của độc giả Tuy nhiên, bà cũng nhận thấy rằng, thực tế việc xác định một tác phẩm văn

học trẻ em viết cho đối tượng nào không đơn giản Ví dụ tác phẩm Giết con chim nhại

của Harper Lee ban đầu không phải dành cho trẻ em, nhưng truyện lại được kể dưới góc nhìn của một cô bé tám tuổi, trong sáng, hồn nhiên và đầy cảm xúc Mặc dù vậy, cuốn sách cũng đề cập đến những vấn đề gai góc của cuộc sống như: nạn phân biệt

chủng tộc, những định kiến khắt khe, trọng nam khinh nữ,… Loạt tác phẩm Harry

Trang 10

Portter của J.K Rowling, ban đầu hướng đến trẻ em nhưng nó đã gây ra tranh cãi về

việc ai sẽ yêu thích những cuốn sách này, đặc biệt khi cuốn sách nói về những vấn đề

có tính phổ quát với tất cả các loại độc giả

Jan Susina, giáo sư về Văn học thiếu nhi và văn hóa của đại học Illinois State (Mỹ) trên trang web: http://www.encyclopedia.com (Bách khoa thư) cho rằng: “Giống như các khái niệm về thời thơ ấu, văn học thiếu nhi là một cấu trúc văn hóa và đang trong quá trình phát triển Văn học thiếu nhi bao gồm những văn bản được viết riêng cho trẻ em và những văn bản được trẻ em lựa chọn, ranh giới giữa văn học trẻ em và văn học người lớn rất mong manh” [244] Ông cũng chỉ ra các nhà xuất bản đã khiến cho sự phân biệt sách dành cho trẻ em và người lớn trở nên khó khăn hơn bởi chính

việc ấn hành của họ Ví như bộ truyện Harry Potter của J K Rowling luôn có phiên

bản cho trẻ em và người lớn mà sự khác nhau chỉ là ở bìa sách Hay như những truyện

kể dân gian, ban đầu không phải là để dành cho trẻ em nhưng chúng đã trở thành một

bộ phận của Văn học thiếu nhi Bên cạnh đó, có những cuốn sách viết cho trẻ em ở thế

kỉ XVII, XVIII lại được đọc bởi phần lớn độc giả người lớn Thực tế là, Văn học thiếu nhi được viết, minh họa, xuất bản, tiếp thị và mua bởi chính người lớn để dành cho con cháu nhằm giáo dục hay giải trí

Cùng chung ý kiến với M.R Marshall, trong cuốn Sách của trẻ em trong bàn

tay trẻ: Dẫn nhập về văn học của trẻ, Temple, Martinez, Yokota và Naylor nhận định:

“Văn học thiếu nhi là tập hợp những cuốn sách đọc cho trẻ em và được đọc bởi trẻ em… từ sơ sinh tới 15 tuổi” [245;6], các tác giả cũng cho rằng: “rất khó để định nghĩa một cuốn sách trẻ em” [245;5]

Chú trọng tới nội dung phản ánh trong sáng tác Văn học thiếu nhi, Norton, Norton

và McClure viết: “Khi mà thời thơ ấu trở thành một phần đặc biệt trong cuộc đời của một con người thì văn học viết riêng cho trẻ trở thành rất quan trọng” [239;42]

Charlotte Huck, một trong những chuyên gia đầu tiên về Văn học thiếu nhi lại coi trọng điểm nhìn trẻ thơ trong sáng tác, ông cho rằng: “Sách trẻ em là sách mà cái nhìn trẻ thơ là cái nhìn chủ đạo” [238;5]

Maria Nikolajeva – giáo sư chuyên nghiên cứu về Văn học thiếu nhi của khoa Văn – Đại học Stockholm, Thụy Điển và là giáo sư danh dự của khoa văn, Đại học

Ngày đăng: 05/03/2024, 01:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w