Tuy nhiên, ban lãnh đạo Liên Xô không tiến hành các cải cách cần thiết về kinh tế - xã hội; không khắc phục những khuyết điểm làm trở ngại sự phát triển của đất nước.. lãnh đạo Đảng và N
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN:
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ BÀI:
Sự khủng hoảng, sụp đổ của Liên Xô(diễn biến, nguyên nhân, bản chất) và bài học cho quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Hà Nội, 2022
Trang 2NỘI DUNG
2.1 SỰ KHỦNG HOẢNG, SỤP ĐỔ Ở LIÊN XÔ
2.1.1 Diễn biến sự khủng hoảng, sụp đổ ở Liên Xô
Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế giới, đòi hỏi các nước phải có những cải cách về kinh tế và chính trị - xã hội Tuy nhiên, ban lãnh đạo Liên Xô không tiến hành các cải cách cần thiết về kinh tế - xã hội; không khắc phục những khuyết điểm làm trở ngại sự phát triển của đất nước Đến cuối những năm 70 – đầu những năm 80, nền kinh tế Liên Xô dần dần bộc lộ những dấu hiệu suy thoái, lâm vào khủng hoảng toàn diện.
Cuối những năm 1980, hầu như tất cả các nền kinh tế bao cấp các ở nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô đều có vấn đề Đời sống chính trị có những diễn biến phức tạp, xuất hiện tư tưởng và một số nhóm đối lập chống lại đảng Xô Viết và nhà nước Xô Viết Người dân ở Kavkaz và vùng Baltic đã yêu cầu quyền tự chủ từ Moskva, sau đó điện Kremlin đã bị mất quyền kiểm soát tại một số khu vực và lãnh thổ trong Liên Xô.
Ngày 11/3/1985, Mikhail Sergeyevich Gorbachyov được Bộ Chính trị bầu làm Tổng Bí thư, ) lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô, ông tiến hành công cuộc cải tổ đất nước Đường lối cải tổ tập trung vào việc
“cải cách kinh tế triệt để” (ông đưa ra các mô hình glasnost "mở cửa", perestroika "cải tổ" và uskoreniye "tăng tốc", phát triển kinh tế tại Đại hội lần thứ 27 Đảng Cộng sản Liên Xô tháng 2 năm 1986), tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.
Sau 6 năm tiến hành cải tổ, do phạm nhiều sai lầm nên tình hình không được cải thiện, đất nước Xô Viết lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện.
Về kinh tế, do việc chuyển sang kinh tế thị trường quá vội vã, thiếu sự điều
tiết của Nhà nước nên đã gây ra sự hỗn loạn, thu nhập quốc dân giảm sút
nghiêm trọng Về chính trị và xã hội, những cải cách về chính trị càng làm
cho tình hình đất nước rối ren hơn Việc thực hiện đa nguyên chính trị, xuất hiện nhiều đảng đối lập đã làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Nhà nước Xô
Trang 3Viết và Đảng Cộng sản Liên xô Sự bất bình của nhân dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều đất nước nổi lên làn sóng bãi công, xung đột sắc tộc diễn
ra gay gắt, nhiều nước cộng hòa đòi tách khỏi liên bang Xô Viết.
Năm 1988 Gorbachev bắt đầu mất đi sự kiểm soát Cộng hòa Baltic và vùng Kavkaz
Tháng 11 năm 1988, Cộng hòa Chủ nghĩa Xô Viết Estonia đã ban hành tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, dẫn đến các nước cộng hòa khác trong khối phía Đông cũng đưa ra tuyên bố tương tự về quyền tự chủ.
Ngày 15/3/1990, Mikhail Gorbachov lên chức tổng thống, Liên Xô trở thành một nước cộng hòa bán tổng thống đa đảng cho đến khi giải thể vào tháng 12 năm 1991 Tháng 8/1991, một cuộc chính biến nhằm lật đổ Gorbachyov nổ ra nhưng thất bại Sau khi đảo chính thất bại 19/8/1991; Vào ngày 24/8/1991, Gorbachev giải thể Ủy ban Chấp hành Trung ương, tuyên bố
từ chức tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và giải thể tất cả các đơn vị đảng trong chính phủ, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động Chính phủ Liên Bang bị tê liệt
Ngày 08/12/1991, tổng thống các nước Nga, Belarus và Ukraina đã tuyên bố giải thể Liên bang Xô viết và thành lập Cộng đồng các Quốc gia Độc lập Đến ngày 21/12, 11 nước Cộng hòa khác gia nhập cộng đồng này, Liên Xô tan rã Ngày 25/12/1991, tổng thống Mikhail Gorbachov từ chức, đánh dấu sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.
2.1.2 Nguyên nhân sự khủng hoảng, sụp đổ ở Liên Xô
Một là, do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí; cùng với
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện Thời gian đầu, kế hoạch hóa tập trung đã phát huy tác dụng mạnh mẽ, song đã biến dạng thành kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì mô hình này Trong mô hình này đã tuyệt đối hóa cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao, từ bỏ hay gần như từ bỏ một cách chủ quan duy ý chí nền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, thực hiện chế độ bao cấp tràn lan, triệt tiêu tính chủ
Trang 4động, sáng tạo của người lao động Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.
Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến Điều này dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội Chẳng hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỉ XX phải nhập lương thực của các nước Tây Âu Sự thua kém rõ rệt của Liên Xô thể hiện trong lĩnh vực công nghệ và năng suất lao động Mà đây lại là yếu tố, như Lênin nói, xét đến cùng, quyết định thắng lợi hoàn toàn của chế độ mới.
Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng Đặc biệt là sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng Cuộc cải tổ ở Liên
Xô bắt đầu từ năm 1986 đã kết thúc trong sự đổ vỡ hoàn toàn vào năm 1991 Đường lối cải tổ ở Liên Xô thực chất là đường lối trượt dài từ cơ hội hữu khuynh đến xét lại, đến từ bỏ hoàn toàn chủ nghĩa Mác - Lênin.
Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn hủ nghĩa đế quốc
đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực hiện được “diễn biến hòa bình” trong nội bộ Liên Xô và Các nước Đông Âu Các thế lực bên ngoài tác động vào cải tổ cả về ý tưởng, chính trị và tổ chức Việc hứa hẹn viện trợ kinh tế được dùng làm một thứ vũ khí rất lợi hại để lái cuộc cải tổ theo quỹ đạo mà phương Tây mong muốn Chủ nghĩa đế quốc đã đẩy mạnh thực hiện:
"diễn biến hòa bình" trong nội bộ Liên Xô và Đông Âu Trong cuốn sách Chiến thắng không cần chiến tranh, Níchxơn cho rằng "mặt trận tư tuởng là mặt trận quyết định nhất", ông ta viết: "Toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hiệp định mậu dịch, viện trợ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng" Chiến lược của Mỹ trước sau như một là đưa chiến tranh vào bên trong "bức màn sắt".
Năm là sự thoái hóa và biến chất trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô chính là một nhân tố chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng Các phần tử cơ hội, thực dụng về kinh tế và chính trị nắm giữ những trọng trách trong ban
Trang 5lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã phản bội lý tưởng XHCN và lợi ích dân tộc, phản bội tư tưởng của V.I.Lênin về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất
là xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, xóa bỏ vai trò lãnh đạo và làm tan rã Đảng Cộng sản Liên Xô, làm cho lực lượng vũ trang bị “phi chính trị hóa”.
Sự thoái hóa của Đảng Cộng sản Liên Xô là do các đảng viên, trước hết và chủ yếu là các đảng viên giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt ở cấp cao đặc biệt là Gorbachev công khai bài xích nguyên tắc tập trung dân chủ theo báo cáo tại Đại hội XXVIII của Đảng Cộng sản Liên Xô (7-1990) , chưa đủ độ chín muồi
về mặt chính trị, chưa thực sự giác ngộ về giai cấp, về lý tưởng cộng sản.Những suy thoái về đạo đức, lối sống của một số lãnh đạo cấp cao giữ vai trò chủ chốt với những biểu hiện nổi bật: Sống ích kỷ, đặt lợi ích của bản thân, gia đình và người thân lên trên lợi ích của Đảng, của nhân dân; cục bộ địa phương, kéo bè kéo cánh đưa những người thân tín với mình, kể cả những người yếu về năng lực, kém về đạo đức, lối sống vào những vị trí lãnh đạo để làm vây cánh, che chắn bảo vệ mình; tham ô, sống xa hoa, nói một đằng làm một nẻo, cá biệt còn tha hóa, suy đồi về đạo đức, lối sống…
2.1.3 Bản chất của sự khủng hoảng, sụp đổ ở Liên Xô
Bản chất sự sụp đổ của nhà nước Xô Viết là sự sụp đổ, đổ vỡ của một
mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn và khoa học Sự sụp đổ của Liên Xô
là sự sụp đổ của của một sản sản phẩm cụ thể được xây dựng, thiết kế theo
mô hình lý luận khoa học Mác Lê Nin và bản thân sự sụp đổ của nhà nước Xô Viết không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội, không phải là sự sai lầm của chủ nghĩa Mác Nhà nước Xô Viết là sự học theo thiếu tính linh hoạt của các nhà cầm quyền mà chưa có sự vận dụng sáng tạo Chủ Nghĩa Mác vào quá trình phát triển, cải tổ cũng như lãnh đạo đất nước Biểu hiện cụ thể đó là sự lãnh đạo chủ quan, duy ý chí của Đảng Cộng sản Liên Xô và những sai lầm nối tiếp nhau trong hệ thống chính trị ở Liên Xô lúc bấy giờ Đảng cộng sản
là rường cột của đất nước và nhân dân Liên Xô, là cốt thép của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, sự thoái hóa và biến chất trong nội bộ Đảng Cộng
Trang 6sản Liên Xô chính là một nhân tố chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của
“toà thành trì” kiên cố, vĩ đại này.
Như sụp đổ của nhà nước Xô Viết hay các nước XHCN ở Đông Âu bản chất suy cho cùng cũng là sự sụp đổ của sự mô phỏng một cách thiếu tính khái quát và khuyết tật chưa đầy đủ về Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin
2.2 BÀI HỌC CHO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Một là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh và gắn bó với nhân dân Xây dựng đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân
Đảng lãnh đạo bằng đường lối, có đường lối lãnh đạo đúng đắn nhưng đường lối đó chỉ trở thành sức mạnh vật chất khi quần chúng nhân dân hiện thực hóa trong đời sống xã hội Do vậy, đòi hỏi mỗi đảng cộng sản phải trung thành với lý luận chủ nghĩa Mác -Lênin, vận dụng sáng tạo các nguyên lý cách mạng để đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn và phù hợp với thực tiễn Để lãnh đạo, quản lý điều hành đất nước có hiệu quả, Đảng cầm quyền, bộ máy chính quyền phải gắn bó mật thiết với nhân dân, được lòng dân, nắm chắc dân và quy tụ được sức mạnh của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Khi Đảng và chính quyền bị tha hóa biến chất, xa dân và sách nhiễu dân, mối quan hệ với nhân dân bị rạn vỡ cũng đồng nghĩa với Đảng sẽ mất quần chúng, nhà nước và chế độ sẽ đánh mất cơ sở xã hội chính trị thì tất yếu bị lật đổ
Trang 7Đảng luôn luôn phải giữ vai trò cầm quyền, có nghĩa là Đảng Cộng sản phải thể hiện quyền lực chính trị, quyền lãnh đạo về chính trị và không bao giờ chia sẻ quyền lực đó cho bất kỳ lực lượng nào khác Đảng mất là mất hết, vì Đảng lãnh đạo toàn bộ các mặt, các lĩnh vực của xã hội, lãnh đạo hệ thống chính trị, nhân sự cán bộ… Lãnh đạo Nhà nước thực hiện tốt chức năng, cụ thể hóa đường lối của Đảng, quản lý tốt xã hội, kiến tạo xã hội mới, định ra chính sách
xã hội đúng đắn đáp ứng lợi ích chính đáng của nhân dân, thực sự dân chủ, lắng nghe và tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của nhân dân Đảng và bộ máy chính quyền là “xương sống” của chế độ nên phải vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thực sự vì nhân dân, thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý điều hành xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân thì mới bảo đảm cho sự tồn tại của chế độ xã hội và thúc đẩy tiến bộ
xã hội
Hai là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận, kế tiếp ở các cấp
từ Trung ương đến địa phương Trong công tác tổ chức sắp xếp cán
bộ, nhất là những vị trí chủ chốt cần lựa chọn đúng những người thực sự tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối sống, năng lực trí tuệ và trình độ tổ chức thực tiễn, gần gũi nhân dân và được tín nhiệm, bảo đảm sự vững vàng về chính trị Kiên quyết loại khỏi bộ máy lãnh đạo của Đảng và cơ quan Nhà nước những phần tử cơ hội
Trang 8thực dụng, tha hóa về chính trị tư tưởng và đạo đức, lối sống, sách nhiễu dân và xa dân, không được tín nhiệm Thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ, đánh giá và sử dụng cán bộ vì đó là gốc của mọi công việc, không để mất cảnh giác để các thế lực thù địch cài cắm các phần tử cơ hội, phần tử chống đối phản bội chui sâu, leo cao trong bộ máy của Đảng và Nhà nước
Ba là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế Sự ổn định và phát triển vững chắc của nền kinh tế là nền tảng vật chất bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước Khi kinh tế lâm vào khủng hoảng suy thoái, đất nước dễ lâm vào mất ổn định chính trị, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lôi kéo, kích động nhân dân chống lại Đảng và chính quyền, làm chuyển hóa chế độ xã hội theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản Cần giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế, bảo đảm đúng định hướng phát triển của quốc gia, không để cho bất kỳ một thế lực nào điều khiển và thao túng nền kinh tế Cần duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý và ổn định, phát huy tốt năng lực nội sinh, tạo được nhiều việc làm để tăng thu nhập của người dân, bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội, tạo cơ sở vật chất để đất nước ổn định và phát triển bền vững Mở rộng hội nhập quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa, đặc biệt là hợp tác về kinh tế là xu thế khách quan mà các nước XHCN phải tham gia, nếu không thì khó có thể tồn tại và phát triển được Vấn đề đặt ra là các
Trang 9nước XHCN mở rộng hội nhập quốc tế để tận dụng được những thành tựu khoa học cộng nghệ, tận dụng được nguồn lực tài chính của các nước phát triển làm cho sản xuất của đất nước ngày càng lớn mạnh đủ sức canh tranh, lợi ích quốc gia - dân tộc và cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ngày càng được củng cố
Bốn là, không đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; phủ nhận kinh tế thị trường sẽ hạn chế đến giải phóng nguồn lực, cản trở sự phát triển sức sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Phát triển luận điểm của V.I Lê-nin cho rằng, “chủ nghĩa tư bản nhà nước độc quyền là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là nấc thang trong quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản và cũng là bước phát triển chuyển tiếp lên chủ nghĩa xã hội”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, việc kế thừa những thành tựu của chủ nghĩa tư bản phải có chọn lọc trên quan điểm khoa học và phát triển, không đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản Trên cơ sở đó, Đảng ta đề ra chủ trương xây dựng
ở Việt Nam nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội mà trong đó, sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người; sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội; một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh
Trang 10bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân
và các phe nhóm; sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi trường; một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chỉ có thể xây dựng được một xã hội tốt đẹp như vậy dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - một chính đảng luôn đặt lợi ích của người dân lên trên hết, coi người dân là trung tâm của chính sách phát triển kinh tế
Năm là, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, nhân dân; phòng, chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hòa bình” và
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” Công tác tư tưởng, lý luận phải trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu trong điều kiện Đảng cầm quyền, trước hết phải quan tâm thường xuyên đến công tác giáo dục lý luận chính trị cho các đối tượng trong xã hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên phải là những người nắm vững bản chất các nguyên lý cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì mới trở thành những người tiên phong Nhận thức sâu sắc nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên xô và Đông Âu, với những nguyên nhân chủ quan và khách quan Giáo dục mục tiêu, lý tưởng của Đảng, quán triệt kịp thời những nghị quyết đến cán bộ,