1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Biện pháp thi công RCC

16 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện Pháp Thi Công RCC
Trường học Chi Nhánh Sông Đà 903
Chuyên ngành Thi Công
Thể loại Báo Cáo
Năm xuất bản 2013
Thành phố Việt Nam
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 224 KB

Nội dung

Biện pháp thi công chi tiết: Sơ đồ thi công, thuyết minh biện pháp, các mặt bằng bố trí cấp điện, cấp nước, sơ đồ phân khối đổ, trình tự thi công, sơ đồ san rải, bố trí lắp đặt cốp pha, Tiến độ thi công chi tiết cho từng lớp đổ RCC. Biện pháp ATLĐ.

Trang 1

MỤC LỤC Chương I

1.1 Cơ sở thiết kế

1.2 Giới thiệu sơ lược

1.3 Dừng thi công các công trình lân cận theo điều khoản hợp đồng khác

Chương II Bố trí thi công

2.1 Bố trí dốc nước hút chân không

2.2 Bố trí đường vào thi công

2.3 Nguồn cung cấp nước cho thi công

2.4 Nguồn cung cấp năng lượng cho thi công

2.5 Trạm trộn vữa

Chương III Chương trình đổ RCC

3.1 Cơ sở của chương trình

3.2 Ngày nhận xét

3.3 Phân tích tỷ lệ đổ

Chương IV Trình bày phương pháp đổ RCC

4.1 Kế hoạch thi công

4.2 Yêu cầu kỹ thuật cho việc đổ bê tông RCC

4.3 Đổ RCC

4.4 Đổ GEVR

4.5 Cắt khe ngang

4.6.Xử lý khe

4.7 Bảo dưỡng bê tông

4.8 Biện pháp dưới điều kiện thới tiết đặc biệt

4.9 Kiểm soát lưu lượng nước

4.10 Thứ tự thi công RCC và GEVR

Chương V: Khảo sát thi công và công tác gắn tuyến quan trắc

5.1 Khảo sát thi công

5.2 Gắn cặp nhiệt

Chương VI: Nguồn tài nguyên

6.1 Máy móc và thiết bị

6.2 Nguồn nhân lực

Chương VII: Hệ thống đảm bảo chất lượng và đo lường

7.1 Tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng

7.2 Hệ thống đảm bảo chất lượng

7.3 Điểm đảm bảo chất lượng

Chương VIII:Biện pháp bảo đảm an toàn thi công

8.1 Đối tượng cần được bảo đảm an toàn

8.2 Biện pháp bảo đảm an toàn

Chương IX Biện pháp bảo vệ môi trường

Trang 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1 Cơ sở thiết kế.

- Tập bản vẽ thi Công ty TNHH TVXD Sông Đà – Ucrin lập;

- Hồ sơ thiết kế kế thuật công trình thuỷ điện Xekaman 1 do Công ty TNHH TVXD Sông Đà Ucrin lập đã được phê duyệt;

- Hiện trạng thực tế tại công trường

1.2 Giới thiệu sơ lược.

1.2.1 Thi công khối bê tông đầm lăn (RCC) K2.1

Phạm vi của khối K2.1:

+ Cao trình +145.5m đến +170.20m;

+ Chiều dọc: trục K4 - 13.5m -:- trục K7;

1.2.2 Công việc cần phải làm khi thi công khối K2.1

* Công việc cần phải làm trước khi chuyển giao vùng đổ RCC:

Làm sạch bề mặt của đá hố móng trên mái đập bờ trái (Đục và cậy dọn đá long rời, rửa sạch bề mặt mái đá bằng nước áp lực cao), xử lý bề mặt khe lạnh bê tông RCC khối K1 đã đổ Dự kiến bắt đầu thực hiện từ ngày 15/8 đến 30/8/2013

* Chuẩn bị khu vực đổ:

Lắp đặt hệ thống băng tải, chuẩn bị đường thi công, đánh sờm bề mặt của bê tông RCC khối K1 đã đổ theo đúng yêu cầu của tư vấn, lắp đặt cốp pha thượng lưu, hạ lưu

và cốp pha biên trục K7 lớp tiếp giáp với bê tông RCC khối K1 ở cao độ 145.55m

* Vận chuyển RCC:

Bê tông RCC được vận chuyển từ trạm trộn ra khối đổ K2.1 bằng xe Ô tô kết hợp băng tải thông qua trạm trung chuyển theo sơ đồ:

Đường TC8 => Trạm trung chuyển => Băng tải 1 => Băng tải 2 => Băng tải 3

* Việc đổ RCC, GEVR gồm : Vận chuyển RCC, đổ, rải, và đầm ở vị trí đổ, sử lý khe Lắp đặt tấm chắn nước thượng, hạ lưu, cắt khe ngang, đặt tấm thép, bảo dưỡng

bê tông

CHƯƠNG II: BỐ TRÍ THI CÔNG 2.1 Hệ thống đường và băng tải vận chuyển RCC vào khối đổ (xem bản vẽ) 2.2 Bố trí đường thi công cấp nhiên liệu và cấp vữa:

- Đường TC8B và CV4 (đã có) là con đường chính để cho máy móc thiết bị xuống đi vào khối và vận chuyển đổ thải đất, đá cạy dọn mái hố móng trước khi đổ bê tông;

- Đường CV4 (đã có), TC8 và TC8A đi theo các cơ +145.0 và +170.0 là con đường chính cấp vữa xi măng (trong trường hợp xứ lý khe) và cấp nhiên liệu

2.3 Nguồn cung cấp nước.

Trang 3

Nước cung cấp để tạo sương mù, bảo dưỡng bề mặt, rửa khu vực đổ, cho thiết

bị và các công tác khác được lấy từ hai tuyến ống chính

- Tuyến ống chính thứ nhất được đặt phía thượng lưu đập;

- Tuyến ống chính thứ hai đặt phía hạ lưu đập

Từ 2 tuyến ống này ta lắp đặt các tuyến ống nhánh để cung cấp phục vụ thi công RCC (chi tiết xem bản vẽ)

2.4 Nguồn cung cấp năng luợng.

- Tổng tải yêu cầu thi công trong giai đoạn này khoảng 175 KW (trong đó có kể đến hệ

số không đồng thời), yêu cầu phải có Trạm biến áp (TBA) đáp ứng được tổng tải yêu cầu trên Hiện tại trên công trường đã có:

+ TBA : T11.1 – 250 KVA đặt phía hạ lưu, vai trái đập dâng

Với việc bố trí TBA trên đã đảm bảo đủ điện cho công tác thi công RCC khối K2.1

- Điện chiếu sáng: Theo hồ sơ thiết kế chiếu sáng thi công đầu mối đã được Chủ đầu tư phê duyệt, với việc thi công khối K2.1 từ cao độ +145.55 đến +170.20 chỉ bố trí 06 cột đèn tương ứng với mỗi bóng có công suất 250W là không đủ Đơn vị đề nghị:

+ Tăng công suất bóng từ 250W lên 1000W;

+ Bổ sung thêm 04 bóng 1000W lắp trên trụ băng tải D7 (theo 4 phương) và 01 cột đèn tại vị trí giữa trục K7

Ngoài ra đơn vị thi công có bố trí từ 4-:-6 bóng 1000W phục vụ chiếu sáng tại những vị trí cục bộ: Tháo lắp cốp pha thượng lưu, mặt biên trục K7 và hạ lưu; đổ bê tông (di động)…

- Điện thi công: Điện thi công được lấy từ trạm biến áp TBA T11.1 – 250KVA (chi tiết xem bản vẽ cấp điện thi công)

2.5 Trạm trộn vữa.

Trạm trộn vữa công suất 250 m3/h cung cấp vữa RCC thi công khối K2.1; Sử dụng 02 thùng trộn di động dung tích >350 lít với công suất 100 l/phút cung cấp vữa GEVR, đáp ứng nhu cầu giải vữa và đổ GEVR tại biên cốp pha, mái đá, tấm cách nước

Vữa xi măng xử lý các khe được lấy từ trạm trộn bê tông theo cấp phối vữa đã được duyệt để đáp ứng tiến độ thi công Vữa được vận chuyển bằng xe chuyên dụng đến đường cơ +170.00 và xả vào ống dẫn D168 (tráng kẽm) xuống xe vận chuyển nằm trong khối

CHƯƠNG III CHƯƠNG TRÌNH ĐỔ BÊ TÔNG 3.1 Cơ sở của chương trình.

Việc đổ RCC khối K2.1 dự kiến bắt đầu vào 01/9/2013; Dự tính kế hoạch đổ RCC khối K2.1 với cường độ trung bình 1.200 m3/ngày sẽ hoàn thành đến cao độ +170.20m trong khoảng thời gian 90 ngày, trong đó có kể đến thời gian dừng lắp đặt cốp pha hành lang, tấm bê tông cấu kiện hành lang +157.0m, nâng băng tải và xử lý khe lạnh

Trang 4

3.2 Ngày kiểm nghiệm.

Dự kiến trước ngày 01/9/2013, hoàn thành rửa sạch mái đá hố móng vai trái và

bề mặt RCC khối K1 tại cao độ +145.55 đã thi công, lắp dựng cốp pha thượng hạ lưu, biên trục K7… và sẵn sàng đổ RCC

Cuối tháng 8/2013, công tác chuẩn bị ngoài cho việc đổ RCC phải sẵn sàng, bao gồm lắp đặt xong hệ thống băng tải vận chuyển RCC, đường vào, nguồn cung cấp nước và năng lượng

3.3 Phân tích tỷ lệ đổ.

Đổ bê tông khối K2.1 gồm 82 lớp dày 30cm, mỗi lớp có diện tích đổ tối đa là 2.350m2 và tổng khối lượng là 81.267 m3 (tạm tính) theo kế hoạch sẽ hoàn thành trong vòng 90 ngày

CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP ĐỔ BÊ TÔNG

4.1 Dự kiến thi công.

4.1.1 Đổ RCC trên làn và lớp.

Do mặt bằng khối K2.1 tương đối rộng, để đảm bảo tính liên tục và khối lượng phát sinh khe ấm, khe lạnh nhỏ nhất Chia khối K2.1 thành các khối nhỏ thi công liên tục và phân khối nhỏ theo chiều dọc đập, và chiều cao các khối nhỏ dao động từ 2.7m-:-3.0m riêng khối trên cùng có chiều cao 1.8m (chi tiết xem bản vẽ phân khối đổ)

- RCC được đổ liên tục theo các dải từ hạ lưu về thượng lưu, bờ phải sang bờ trái hoặc ngược lại tùy thuộc vào việc phân các khối nhỏ (trừ trường hợp bị trì hoãn khi nâng băng tải và xử lý khe lạnh );

- Các lớp đổ có độ dày mỗi lớp là 30cm Khe ngang được xây dựng theo thiết

kế Tổng diên tích các dải khoảng 270.300 m2 và diện tích lớp đổ tối đa là 2.350 m2 Các dải thi công rộng từ 6 -:- 8 m Thi công 2 dải song song (chi tiết xem bản vẽ)

4.1.2 Vận chuyển RCC.

Bê tông RCC được vận chuyển từ trạm trộn ra khối đổ K2.1 bằng xe Ô tô kết hợp băng tải thông qua trạm trung chuyển theo sơ đồ:

Đường TC8 => Trạm trung chuyển => Băng tải 1 => Băng tải 2 => Băng tải 3

4.2.3 Cốp pha.

* Cốp pha hạ lưu:

- Phía hạ lưu khối K2.1 sử dụng cốp pha có kích thước bxh = 3x0.9m (từ cao độ +153.65 đến +160.85) và cốp pha 3x2.4m cho phần còn lại

- Cốp pha được luân chuyển từ lớp thứ 1 đến lớp thứ 5, lớp thứ 2 lên lớp thứ 6…

- Phần hạ lưu có mái thẳng đứng từ +145.55 đến +153.65 và từ +160.35 sẽ dùng cốp pha tấm lớn 3x2.4m

*Cốp pha thượng lưu, cốp pha biên trục K7 và một phần hạ lưu:

Trang 5

- Dùng cốp pha thượng lưu có kích thước bxh = 3x2.4 m và sử dụng loại cốp pha 3x3m đã có tại công trường

Cốp pha được luân chuyển từ lớp thứ 1 đến lớp thứ 4, lớp thứ 2 lên lớp thứ 5…

* Cốp pha hành lang:

- Phần hành lang dọc sử dụng cốp pha tôn 10mm kết hợp hệ khung chống U160x64x5;

- Phần hành lang ngang đập: Do một thành của hành lang đã được hình thành do đổ

bê tông CVC phần áp mái đá, nên mặt còn lại sử dụng cốp pha tấm lớn 3x2.4m kết hợp hệ khung chống U100x46x5

(chi tiết xem bản vẽ BPTC).

4.2 Yêu cầu kỹ thuật đổ RCC.

4.2.1.Thông số kỹ thuật chủ yếu

Tỉ lệ hỗn hợp trộn RCC sẽ trong phạm vi dưới đây:

Kích cỡ dăm tối đa bình thường (mm) 50

Nước tự do (kg/m3) 115

Xi măng Hạ Long (kg/m3) 70

Tro bay Phả Lại (kg/m3) 130

Cát xay (kg/m3) 674

Dăm hạt 12,5-4,75 (kg/m3) 225

Dăm hạt 25-12,5 (kg/m3) 498

Dăm hạt 50-25 (kg/m3) 777

Hỗn hợp trộn sẽ bao gồm cả phụ gia đông chậm để duy trì tính công tác của bê tông RCC (tức là giữ thời gian đầm rung VeBe) trong khoảng cách thời gian giữa lúc trộn và lúc hoàn thành công tác đầm, đặc biệt vào thời điểm nóng hơn trong ngày Dự định thời gian ninh kết ban đầu của RCC sẽ là khoảng từ 18 đến 24 giờ và thời gian ninh kết kết thúc không được quá 72 giờ

4.2.2 Kiểm soát nhiệt độ

Nhiệt độ sau khi đổ không được >200C theo yêu cầu của điều kiện kỹ thuật và những thông tin kỹ thuật có liên quan

4.2.3 Bề dày của RCC lỏng khi dải không vượt quá 75 cm sẽ được rải trên một lớp

mà sau khi đầm sẽ dày khoảng 30 ± 2 cm

4.2.4 Thời gian vebe tại vị trí đổ không vượt quá 12 ± 5s tại bãi đắp

4.2.5 Dung sai cho phép đối với các mặt đập đã hình thành theo tiêu chuẩn kỹ thuật

4.3 Đổ RCC.

4.3.1 Chuẩn bị trước công tác thi công khối K2.1.

- Trước khi đổ RCC tiến hành đục, cậy dọn và vệ sinh đá long rời mái hố móng;

- Xử lý khe lạnh bê tông RCC khối K1 đã đổ cao độ +145.55m;

Trang 6

- Lắp dựng cốp pha thượng hạ lưu và cốp pha biên trục K7 cho lần đổ đầu tiên (lớp tiếp giáp với bê tông RCC khối K1 đã đổ);

4.3.2 Vận chuyển RCC.

- Từ trạm trộn đến khối đổ K2.1 sẽ được vận chuyển bằng xe ô tô 22T kết hợp băng tải;

- Vận chuyển tại nơi đổ: xe ô tô 22T , xe đổ sẽ được kiểm soát, xe chỉ đi lại với tốc

độ tối đa không quá 15km/h tại nơi đổ Hạn chế xoay xe, phanh gấp vì có thể làm hỏng chất lượng bê tông ở lớp trên

- Do việc phân các khối nhỏ nên việc xe vận chuyển đi lại trong khối đã đổ xong là khó tránh khỏi, Đơn vị đưa ra biện pháp xe ôtô vận chạy trên các tấm tôn thép dày 10mm dải trên bề mặt bê tông RCC của khối đã đổ

4.3.3 Đổ và rải.

Đổ và rải RCC sẽ được tiến hành từ bờ phải sang bờ trái và đổ từ hạ lưu về thượng lưu với hai dải song song hoặc ngược lại phụ thuộc vào việc phân khối đổ và trình tự thi công các khối, mép đầu dải thứ 2 cách mép đầu dải thứ nhất ≥ 10m

Đổ và rải RCC bằng các phương pháp mà sẽ ngăn không cho phân tầng, nhiễm bẩn hoặc làm khô RCC và ngăn làm bẩn hoặc gây hại cho lớp RCC đổ trước đó

Ngoại trừ khi bắt đầu lớp mới, RCC sẽ luôn được đổ lên trên lớp RCC tươi được trải, mà không phải trên đỉnh bề mặt lớp được đầm nện trước đó

Không đươc phép đổ thành các đống rơi chất thành đống cuối cùng Độ dày của RCC lỏng khi rải không vượt quá 75 cm RCC sẽ được rải trên một lớp mà sau khi được đầm sẽ dày khoảng 302 cm

Theo ĐKKT việc san và đầm hỗn hợp RCC tại các khoanh đổ thực hiện theo phương nghiêng từ hạ lưu về thượng lưu từ 3% đến 5% Nhà thầu kiến nghị đổ, san

và đầm phẳng hỗn hợp RCC và khi nước đọng lại sẽ dùng máy bơm kết hợp máy hút chân không hút sạch nước

Việc thoát nước mái cơ trong khối, khi thi công RCC phần tiếp giáp mái đá Đơn

vị sẽ tạo đồng bộ rãnh thu nước bằng các lớp GEVR tương ứng với chiều dày các lớp sau đó dùng máy bơm công suất lớn bơm thoát nước về thượng, hạ lưu

Việc vận chuyển, đổ và dàn trải RCC được hoàn thành trong vòng 75 phút sau khi nước trộn được hoà với vật liệu kết dính

Phải đánh dấu các đường nâng bằng đường sơn liên tục trên nền móng đá và cốp pha đã chuẩn bị, kiểm soát độ dày lớp đổ bằng hệ thống la-ze, hệ thống này sẽ tự động điêù chỉnh lưỡi ủi trải bê tông Xe ủi phải có lưỡi ủi P.A.T

Mỗi lớp RCC phải được kiểm tra đều đặn kỹ lưỡng trong điều kiện rải ra nhưng chưa đầm để kiểm tra độ đều và độ dày đúng quy định; độ sâu mỗi lớp đổ có diện tích là 500m2 được đo tại hai vị trí

RCC chỉ được đổ khi xe lu không gây sụt lún hơn 5cm trong khi đầm RCC Mưa nặng hạt được coi là lớn khi cường độ mưa là 5 mm/giờ Nếu có mưa lớn, phải trì hoãn ngay công tác đổ và dùng bạt nhựa che toàn bộ bề mặt RCC vừa đổ

Trang 7

Đối với phần hỗn hợp RCC đã rải phải khẩn trương tiếp tục công tác đầm để có thể kết thúc sớm công tác đầm nén Công tác thi công trong thời tiết mưa sẽ tuân thủ theo điều kiện kỹ thuật đã đưa ra

4.3.4.Công tác đầm RCC.

1)Tổng quan:

Mỗi lớp RCC sẽ phải được đầm nén đến một dung trọng trong vòng 30 phút sau khi rải

Mỗi một đường cán của trục lăn được xác định như là một lượng vòng lăn yêu cầu, mà qua các phương tiện chồng lên nhau thích hợp, sẽ đảm bảo phủ kín bởi trục lăn lên toàn bộ bề mặt được đầm Đơn vị đề nghị hai đường cán đầu tiên máy đầm sẽ

ở dạng tĩnh, còn các lần cán tiếp theo của trục lăn sẽ không được thực hiện cho đến khi đường cán trước đó đã hoàn thành Sau hai lần xe lu cán qua ở dạng tĩnh, các đường cán tiếp theo sẽ ở dạng rung

Công tác đầm bê tông sẽ không được thực hiện theo hướng thượng lưu - hạ lưu trừ phần dọc theo 2 bên vai đập

Chỉ có các máy đầm lu rung đã được Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư nghiệm thu trước khi sử dụng ở đập RCC, sẽ được phép dùng để đầm chặt RCC

2) Kiểm soát dung trọng tại hiện trường.

Dung trọng thiết kế đảm bảo ≥98% là ≥2,4tấn/m3 Giá trị này có thể thay đổi tuỳ theo thời gian vì cấp phối hỗn hợp trộn và các loại vật liệu thay đổi trong toàn quá trình đổ bê tông

Việc kiểm soát RCC được đầm chặt tại công trường sẽ chính là dung trọng của RCC được đầm tuân thủ theo đúng như các giới hạn sau:

Với RCC được đầm có dung trọng ướt tại chỗ nhỏ hơn 97% so với dung trọng trong phòng thí nghiệm thì sẽ phải loại bỏ Vật liệu bị loại bỏ đó có thể được cán lại

để đạt được dung trọng bằng 99% so với dung trọng trong phòng thí nghiệm nếu như công tác đầm chỉ tiến hành trong vòng 45 phút sau khi rải bê tông Nếu sau khi đầm lại mà vẫn không đạt được kết quả này thì phần RCC bị loại bỏ này sẽ phải bỏ đi Trong phạm vi giới hạn trên, và dựa vào số liệu liên tiếp của các nhà thí nghiệm ở RCC đã đổ trước đó và RCC đã được chấp nhận, tính đồng nhất của dung trọng ướt tại chỗ sẽ là:

*Không quá 5% của RCC có mẫu đại diện được thí nghiệm sẽ có các dung trọng ướt tại chỗ nhỏ hơn 98% của dung trọng trong phòng thí nghiệm;

*Dung trọng ướt tại chỗ trung bình của RCC đã được chấp nhận hoàn toàn sẽ không dưới 99% của dung trọng trong phòng thí nghiệm;

*Sẽ chỉ có duy nhất một thí nghiệm trong số 10 thí nghiệm được tiến hành có dung trọng nhỏ hơn 98% của dung trọng trong phòng thí nghiệm

Kết quả dung trọng đọc được sẽ được lấy tại 2 vị trí trong diện tích đổ là 500m2 Tại mỗi vị trí trong phạm vi mạng lưới mặt cắt, việc xác định dung trọng hạt

Trang 8

nhân sẽ được thực hiện tại 2 độ sâu: 15 và 30 cm Các kết quả ghi được tại mỗi độ sâu sẽ được tính trung bình để có được kết quả dung trọng ở độ sâu đó

Khi công tác đổ RCC gần tới hoặc vượt quá các giới hạn của tính đồng nhất được quy định ở trên, thì Nhà Thầu sẽ ngay lập tức điều chỉnh chu trình khi cần thiết

để duy trì dung trọng đổ nằm trong giới hạn quy định

3) Hàm lượng độ ẩm

Trong quá trình đầm RCC, hàm lượng độ ẩm tại chỗ phải được giữ sao cho chỉ tiêu Cw (tỷ lệ nước/chất kết dính, tính theo trọng lượng) nằm trong khoảng 0.02 của

tỷ lệ Cw thiết kế

4.4 Đổ GEVR

Quy trình thực hiện GEVR sẽ như sau:

 Ngay trước khi rải lớp RCC mới trên lớp bề mặt, vữa xi măng sẽ được rải trên toàn bộ bề mặt các ô nhỏ có chiều dài 1.0m và chiều rộng theo thiết kế (tùy thuộc vào các vị trí) được tạo ra bởi các bờ bê tông RCC cao 10cm

 Sau đó RCC sẽ được rải trực giao (vuông góc) với mặt cốp pha hoặc mái

đá, bê tông san phẳng

 Bê tông làm giàu GEVR sẽ được gia cố bằng máy đầm dùi ngập sâu cho đến khi bê tông đã lún xuống hoàn toàn và không còn nhìn thấy bong bóng bột khí nữa Vào thời điểm này, vữa xi măng phải nhìn thấy được được ở trên bề mặt bê tông

 RCC sẽ được đầm với máy đầm lu rung càng lớn càng tốt

 Đoạn liên kết giữa bê tông làm giàu GEVR và RCC sẽ được đầm bằng máy đầm lu rung cỡ nhỏ

Vữa xi măng sử dụng cho mục đích này sẽ gồm hỗn hợp nước, xi măng với tỷ lệ

là 0.6:1 (theo cấp phối đã được duyệt) đến theo trọng lượng Khối lượng vữa ximăng được dùng sẽ (13,5lít/m2) tuyến mặt

Vữa sẽ được trộn ở ngay trong khu vực khối đổ Sẽ cố gắng hạn chế tối thiểu phần vận chuyển ở khu vực nơi vữa xi măng sẽ được rải trước khi nó được đóng phủ

Bê tông làm giàu GEVR sẽ được đầm trong vòng 30 phút sau khi rải vữa xi măng trừ khi cho thêm phụ gia chậm đông vào trong vữa

Ở những bề mặt đá dốc hay ở những bề mặt khác trên vùng làm giàu GEVR được đổ, bất cứ một gờ cạnh nứt nào của GEVR thấy xuất hiện trên bê tông gia cố thì

sẽ được bỏ đi Đá xung quanh bề mặt dốc ở trên vùng làm giàu GEVR đã hoàn thiện

sẽ được dọn sạch trước khi đổ một lớp tiếp theo

Việc định lượng vữa xi măng cho 1m2 vữa, Đơn vị dùng các xô nhựa có dung tích 7lit/xô, vậy khi đổ 1m2 vữa đơn vị sẽ dùng 02 xô vữa xi măng (hao hụt 0.5 lít) đảm bảo độ chính xác của cấp phối GEVR

4.5 Cắt khe ngang.

Trang 9

Tấm đĩa mạ kẽm sẽ được chèn vào khe ngang bằng cách dùng máy cắt tay và sẽ bắt đầu ngay sau khi hoàn tất công tác đầm Đĩa có độ dày 1.5mm, dài 30cm, cao 30cm máy tạo đĩa được chèn vào độ sâu 30cm, chiều cao là 30cm dọc theo khe, với khoảng cách 2 đĩa không quá 3cm Tổng khoảng cách không quá 10% chiều rộng khe ngang qua phần mặt cắt đập RCC Vị trí khe cắt nằm trong khoảng ±5cm của đường thiết kế Tấm PE (bạt dứa) sẽ được gấp thành đôi sau đó đặt giữa tấm đĩa mạ kẽm và

ép vào khe sao cho chiều cao của tấm PE bằng đúng chiều cao của lớp bê tông (khi đó tấm nhựa PE tại khe sau khi hoàn thành được gấp thành 4)

4.6 Xử lý khe (yêu cầu tuân theo điều kiện kỹ thuật Ucrin lập).

Có 4 lo i khe: khe nóng, khe m, khe l nh, khe siêu l nh Th i gian xácấm, khe lạnh, khe siêu lạnh Thời gian xác ời gian xác

nh cho các khe trong tháng 1 v tháng 2 nh sau:

định cho các khe trong tháng 1 và tháng 2 như sau: à tháng 2 như sau: ư sau:

Thời tiết Thời gian bóc lộ cho việc xử lý khe (giờ)

Dưới 250 ≤ 22 22-:-30

>30

250-300 ≤ 17 17-:-30

Việc dừng thi công và xử lý các khe ấm, khe lạnh, khe nhiễm bẩn phải có sự thống nhất của các bên

Phương pháp xử lý các loại khe như sau:

4.6.1 Khe nóng.

Bề mặt của khe nóng phải được làm sạch khỏi các mảnh vụn và nước trước khi

đổ lớp RCC mới hoặc các tạp chất khác được Tư vấn Giám sát thi công chấp nhận

4.6.2.Khe ấm.

Đối với khe ấm, bề mặt lớp trước phải đánh sờm nhẹ để không làm long rời hạt cốt liệu, làm sạch bằng cách thổi khí nén, hút bằng máy chân không và rải vữa liên kết 5-10mm trước khi đổ lớp mới lên hoặc kết hợp tất cả các biện pháp này trước khi

đổ lớp RCC mới Vữa xi măng liên kết có các yêu cầu kỹ thuật nêu trong mục “3.2” của tập Điều kiện kỹ thuật thi công Công việc làm sạch sẽ được tiến hành cuối cùng trước khi đổ RCC lên bề mặt lớp đổ

4.6.3.Khe lạnh.

Bề mặt khe lạnh phải được xử lý bằng tia nước áp lực cao (nếu nước sau khi dùng cho xử lý không làm ảnh hưởng tới các khu vực thi công khác), bằng thiết bị có lắp chổi sắt quay và các dụng cụ cơ khí cầm tay khác để dọn tất cả các mảnh vụn, váng vữa để cho hở cốt liệu thô của lớp RCC đổ trước ra Việc xử lý bề mặt khe lạnh phải không được làm rạn nứt bề mặt của lớp RCC đổ trước Sau khi xử lý bề mặt đạt yêu cầu, trước khi rải lớp hỗn hợp RCC phải rải một lớp vữa ximăng với chiều dày 5-10mm Vữa xi măng liên kết có các yêu cầu kỹ thuật nêu trong mục “3.2”của tập Điều kiện kỹ thuật thi công Công tác rải vữa liên kết không được trải quá 10 m ở trước đầu của làn đang được đổ Lớp vữa liên kết không được để quá 15 phút trước

Trang 10

khi được rải lớp RCC mới lên trên và hỗn hợp RCC rải trên lớp vữa liên kết phải được đầm trong vòng 45 phút từ khi rải vữa

Nhà thầu sẽ dự báo trước khả năng xuất hiện của khe lạnh với Tư vấn giám sát

và Chủ đầu tư để công tác đánh sờm bề mặt được tiến hành sớm từ khi RCC chưa hoàn toàn đông kết nhằm hạn chế hư hỏng bề mặt RCC và tạo được bề mặt liên kết tốt khi rải vữa liên kết

4.6.4 Khe bị nhiễm bẩn.

Nếu những chất có hại bị đổ lên trên bề mặt khe nối (bao gồm dầu, nhiên liệu chạy máy, hợp chất bảo dưỡng và sơn v.v…), lớp RCC nhiễm bẩn sẽ phải được tách

bỏ và được thay thế bằng RCC tươi RCC thay thế được đầm nện kỹ trước khi đổ lớp RCC tiếp theo Trong quá trình thi công, tuỳ theo điều kiện thời tiết và tốc độ đông kết thực tế của hỗn hợp RCC, Tư vấn tại hiện trường có thể điều chỉnh các tiêu chí phân loại khe nối tiếp giữa các lớp RCC cho phù hợp, đảm bảo yêu cầu kinh tế và kỹ thuật

4.6.5 Các khớp nối đứng trong khối RCC.

Các khớp nối đứng phải được đặt tại các vị trí như thể hiện trong các bản vẽ thiết

kế và luôn luôn phải đảm bảo vuông góc với mặt thượng lưu đập

Vật liệu trong khe co ngót nhiệt độ (khớp nối đứng) là các tấm màng mỏng PE đảm bảo các yêu cầu nêu trong Điều kiện kỹ thuật

Các tấm màng mỏng PE được đặt vào trong lớp RCC sau khi đầm xong bằng thiết bị chuyên dụng

4.6.5 Các khe nối đứng trong lớp GEVR.

Các khe nối đứng trong lớp GEVR được tạo ra trong lớp GEVR bằng cách cắm các tấm tạo khe vào bê tông Các tấm này là các tấm tôn dày 1.2mm, cao 30cm được cắm hết chiều cao lớp GEVR

Tại đầu thượng lưu của các khe co ngót nhiệt độ có bố trí kết cấu chống thấm như thể hiện trong bản vẽ thiết kế và được thi công theo qui định trong Điều kiện kỹ thuật thi công Phía sau lớp tấm chắn nước cuối cùng (tính từ mặt thượng lưu) có bố trí

1 ống tiêu nước D=168mm Các tấm chắn nước và ống tiêu nước bố trí trong lớp GEVR đã được mở rộng kích thước trên mặt bằng Các tấm chắn nước được kéo dài liên tục từ nền đập cho đến đỉnh đập Cần lưu ý đảm bảo các tấm tạo khe tiếp xúc với các tấm chắn nước và các lỗ tiêu nước và đảm bảo chúng được đặt ở giữa tấm chắn nước và lỗ tiêu nước với độ chính xác ±3mm Việc tạo lỗ tiêu nước trong lớp GEVR ở phần thượng lưu của các khe co ngót nhiệt độ được thực hiện bằng cách đặt sẵn ống thép tráng kẽm 168 trong lớp GEVR và được dỡ bỏ khi bê tông đã đông kết bằng thủ công Nhà thầu sẽ chuẩn bị bộ gá thích hợp để định vị thẳng đứng các tấm chắn nước, ống tiêu nước và các tấm tạo khe ở trong khối GEVR

Để tránh tắc ống tiêu nước, trong quá trình thi công Nhà thầu sẽ thường xuyên kiểm tra bằng dây rọi hoặc ống có kích thước 105 để thông ống

4.7 Bảo dưỡng bê tông đầm lăn RCC.

Ngày đăng: 04/03/2024, 10:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w