1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích báo cáo tài chính công ty đường biên hòa

68 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
Tác giả Lê Nguyễn Thanh Mai
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Lâm Sơn
Trường học Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2013
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 2,57 MB

Nội dung

Để làm được điều đó yêu cầu các doanh nghiệp phải thườngxuyên phân tích tình hình tài chính của mình để phát hiện những thuận lợi cũng nhưnhững khó khăn ở hiện tại và tương lai.Việc phân

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

LỚP : NH10DH – NH1 KHÓA : 2010 – 2014

TP HỒ CHÍ MINH, Tháng 12 Năm 2013

Trang 2

Sau thời gian học tập tại giảng đường - Đại học Quốc tế Hồng Bàng, nhờ có sựgiúp đỡ từ phía nhà trường, đặc biệt là sự quan tâm từ văn phòng khoa Tài ChínhNgân Hàng đã giúp em có cơ hội học tập nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm thựctiễn Em vô cùng biết ơn các thầy cô đã chỉ dạy em trong thời gian qua Các giảngviên rất nhiệt tình và luôn cố gắng truyền dạy tất cả kiến thức một cách thực tế nhấtgiúp em cũng như các bạn sinh viên khác không phải bỡ ngỡ khi tiếp xúc với môitrường làm việc thực sự

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Th.s Nguyễn Lâm Sơn, cám

ơn thầy đã không tiếc khoảng thời gian quý báu của mình để hướng dẫn em hoàn thànhbài báo cáo thực tập này Chúc thầy thật nhiều sức khỏe và thành công trong công việc

Quá trình thực tập tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín(Sacombank) đã cho em rất nhiều trải nghiệm về môi trường làm việc trong thực tế.Tại đây, em cũng đã học hỏi thêm được nhiều kiến thức mà trước đó em chỉ mới đượcbiết qua sách vở Em xin được gửi lời cảm ơn tới ngân hàng TMCP Sacombank, cácanh chị đã tạo điều kiện cũng như đã hướng dẫn rất nhiệt tình trong suốt thời gian emthực tập

Vì điều kiện có hạn cũng như kinh nghiệm chưa nhiều nên bài báo cáo khôngtránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy

cô và các bạn để em có thể bổ sung nâng cao kiến thức và trình độ giúp em vững bướctrên con đường sự nghiệp sau này

Xin chân thành biết ơn !!!

Sinh viên thực tập

Lê Nguyễn Thanh Mai

Trang 3

- 

-

Tp Hồ Chí Minh, ngày……tháng… năm 2013

GIẢNG VIÊN

Th.S NGUYỄN LÂM SƠN

Trang 4

- 

-

Tp Hồ Chí Minh, ngày……tháng… năm 2013

Trang 5

Bảng Trang

Bảng 3.2 Phân tích sự biến động tài sản ngắn hạn 21Bảng 3.3 Phân tích sự biến động tài sản dài hạn 22

Bảng 3.5 Phân tích sự biến động nợ phải trả 23Bảng 3.6 Phân tích sự biến động nguồn vốn chủ sở hữu 23Bảng 3.7 Phân tích mối quan hệ giữa Nợ ngắn hạn và Tài

Bảng 3.8 Phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận 24Bảng 3.9 Phân tích kết cấu chi phí, lợi nhuận 27Bảng 3.10 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 29Bảng 3.11 Phân tích tỷ số thanh toán hiện thời 30Bảng 3.12 Phân tích tỷ số thanh toán nhanh 31Bảng 3.13 Phân tích tỷ số thanh toán bằng tiền 32Bảng 3.14 Phân tổng kết các tỷ số thanh toán 33

Bảng 3.26 Phân tích doanh lợi vốn chủ sở hữu 45

Bảng 3.28 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA 48

Trang 6

Biểu đồ, đồ thị Trang

Biểu đồ 3.9 Tỷ số vòng quay khoản phải thu 39Biểu đồ 3.10 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho 40

Biểu đồ 3.12 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 42

Biểu đồ 3.16 Biểu đồ doanh lợi vốn chủ sở hữu 46

Trang 7

1 Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế của đất nước chuyển sang nền kinh tếthị trường thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt hơn nữa trênthương trường Nguồn vốn của mỗi doanh nghiệp đều có hạn vì vậy vấn đề sử dụngvốn sao cho có hiệu quả là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Các doanhnghiệp muốn đạt được lợi nhuận cao trong kinh doanh thì phải sử dụng nguồn vốn đósao cho thật hợp lý Để làm được điều đó yêu cầu các doanh nghiệp phải thườngxuyên phân tích tình hình tài chính của mình để phát hiện những thuận lợi cũng nhưnhững khó khăn ở hiện tại và tương lai

Việc phân tích tình hình tài chính trong một doanh nghiệp nhằm đánh giá hiệuquả sử dụng vốn, khắc phục những thiếu sót trong quản lý và sử dụng vốn, từ đó nângcao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệpngày càng phát triển hơn nữa và đó chính là yếu tố quyết định sự sống còn của doanhnghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay Ngoài ra, những nhà đầu tư, nhà cung cấp,khách hàng cũng quan tâm đến tình hình tài chính của công ty để có thể đưa ra quyếtđịnh đầu tư, hợp tác

Vì vậy việc phân tích tình hình tài chính có một ý nghĩa quan trọng, giúp chonhững người quan tâm biết được cụ thể tình hình tài chính và những lĩnh vực họ muốn

biết về công ty Chính vì lý do đó mà em quyết định chọn đề tài “Phân tích báo cáo

tài chính công ty cổ phần đường Biên Hòa" làm đề tài báo cáo tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu đề tài

Mục tiêu đề tài này là vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, phân tích cácbáo cáo tài chính của công ty thông qua đó để đánh giá sức mạnh tài chính, hiệu quảhoạt động kinh doanh và những hạn chế còn tồn tại của công ty Và đưa một số giảipháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu qua các báo cáo và tài liệu củacông ty

- Phương pháp xử lý số liệu: Phân tích các số liệu thực tế, sau đó so sánh vàphân tích các biến động qua các năm Qua đó ta có thể thấy được thực trạng kinhdoanh của công ty trong những năm qua, trong hiện tại và cả những định hướng trongtương lai

4 Phạm vi nghiên cứu

Gồm bảng kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, lưu chuyển tiền tệ của cácbáo cáo tài chính từ năm 2010 – 2012

Trang 8

Chương 2: Giới thiệu về Công ty cổ phần đường Biên HòaChương 3: Phân tích tình hình tài chính

Chương 4: Giải pháp và kiến nghị

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1

I Khái niệm: 1

1 Khái niệm về báo cáo tài chính: 1

2 Nội dung các báo cáo tài chính: 1

II Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2

1 Ý nghĩa: 2

2 Mục đích: 3

III Phương pháp phân tích chủ yếu: 4

1 Phương pháp so sánh: 4

2 Phương pháp loại trừ: 4

3 Phương pháp Dupont: 4

IV Nội dung phân tích tình hình tài chính: 4

1 Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính: 4

2 Phân tích các tỷ số tài chính: 7

3 Phân tích tài chính Dupont: 10

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA 12

I Lịch sử hình thành và phát triển: 12

1 Thông tin tổng quát về công ty: 12

2 Lịch sử hình thành: 12

II Sơ đồ tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: 13

1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: 13

2 Chức năng nhiệm vụ của một số bộ phận chính: 15

3 Vốn điều lệ: 16

III Đặc điểm sản xuất kinh doanh: 16

1 Sản phẩm: 16

2 Hệ thống phân phối: 19

3 Nguyên vật liệu: 19

4 Vị thế công ty: 19

IV Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua: 19

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 22

I Phân tích khái quát báo cáo tài chính 22

1 Phân tích bảng cân đối kế toán 22

2 Phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh 25

3 Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ 29

II Phân tích các tỷ số tài chính 31

Trang 10

4 Các tỷ số về doanh lợi 44

III Phân tích tài chính Dupont 49

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 51

I Nhận xét và đánh giá chung tình hình tài chính công ty 51

1 Trong phân tích biến động cơ cấu tài sản – nguồn vốn: 51

2 Trong phân tích kết quả kinh doanh: 52

3 Trong phân tích các chỉ số tài chính 52

II Các biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính công ty 53

1 Các biện pháp tăng doanh thu 53

2 Các biện pháp giảm chi phí 54

3 Các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản 55

4 Các biện pháp làm tăng tính thanh khoản của công ty 55

III Kiến nghị 56

1 Đối với chủ thể doanh nghiệp: 56

2 Đối với chủ thể ngoài doanh nghiệp: 57

KẾT LUẬN 58

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

I Khái niệm:

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình sử dụng các kỹ thuật phân tích thích hợpkiểm tra, xem xét, đối chiếu các số liệu về tài sản, công nợ, nguồn vốn và tình hình tàichính của doanh nghiệp Qua đó hình thành hệ thống các chỉ tiêu tài chính nhằm đánhgiá thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh, nguyên nhân ảnh hưởng và dự đoán tiềmlực tài chính trong tương lai

1 Khái niệm về báo cáo tài chính:

Báo cáo tài chính là các báo cáo kế toán cung cấp các thông tin về tình hình tàichính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu cho nhữngngười sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế

Các thành phần của báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinhdoanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh các báo cáo tài chính

2 Nội dung các báo cáo tài chính:

2.1 Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán là một bảng tổng hợp số dư đầu và cuối của một kỳ kếtoán của các loại tài khoản: tài sản gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, nguồn vốngồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Thông qua bảng cân đối kế toán, ta có thể xem xét quan hệ cân đối từng bộphận vốn và nguồn vốn, cũng như các mối quan hệ khác Và thông qua việc nghiêncứu các mối quan hệ đó, người quản lý thấy rõ tình hình huy động nguồn vốn chủ sởhữu và nguồn vay nợ để mua sắm từng loại tài sản, hoặc quan hệ giữa công nợ khảnăng thanh toán, kiểm tra các quá trình hoạt động, kiểm tra tình hình chấp hành kếhoạch

2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát

về tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chỉ ra sựcân bằng giữa thu nhập và chi phí trong từng kỳ kế toán

Bảng báo cáo này phản ánh tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh theo từng loại trong một thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụđối với nhà nước Báo cáo còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xétdoanh nghiệp sẽ hoạt động thế nào trong tương lai

2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Bảng lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh sự thay đổi trong

số dư tiền mặt của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh

Trang 12

Phản ánh sự thay đổi trong dòng thu, dòng chi trong kỳ hoạt động sản xuất kinhdoanh thông qua ba hoạt động: kinh doanh, đầu tư và tài chính Vì vậy, nội dung củabảng lưu chuyển tiền tệ gồm ba phần:

- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh

- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư

- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính

2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính:

Thuyết minh báo cáo tài chính được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tìnhhình hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõràng và chi tiết Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt độngthực tế của doanh nghiệp

Thông tin trong thuyết minh báo cáo tài chính thường được chia ra làm hai mảngđáng chú ý:

- Mảng thứ nhất: đưa ra thông tin về phương pháp kế toán mà công ty áp dụng,như phương pháp ghi nhận doanh thu

- Mảng thứ hai: giải thích cụ thể về các kết quả tài chính và hoạt động quan trọngcủa công ty

II Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1 Ý nghĩa:

Phân tích báo cáo tài chính là việc sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích đểxem xét mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, để biết được tình hình tàichính của doanh nghiệp giữ một vai trò cực kỳ quan trọng không thể thiếu được trongmọi hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đánh giá về tình hình tài chính hiện tại cũngnhư dự báo về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai

Phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa như sau:

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho chủ sởhữu, người cho vay, nhà đầu tư, ban lãnh đạo doanh nghiệp để họ có những quyếtđịnh đúng đắn trong tương lai, để đạt được hiệu quả cao nhất

- Đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản,mật độ, hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có

- Cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn, các hình thức huy động vốn,chính sách vay nợ, mật độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính với mụctiêu làm gia tăng lợi nhuận trong tương lai

Trang 13

2 Mục đích:

Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, thu hút sựquan tâm của nhiều đối tượng bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp Mỗi đốitượng quan tâm đến báo cáo tài chính trên một góc độ khác nhau, song nhìn chung đềunhằm có được những thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định phù hợp với mụctiêu của mình:

- Với nhà quản lý doanh nghiệp, báo cáo tài chính cung cấp thông tin tổng hợp

về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình và kết quả kinh doanhsau một kỳ hoạt động, trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ phân tích đánh giá và đề rađược các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp cho sự phát triển của doanhnghiệp trong tương lai

- Với các cơ quan hữu quan của nhà nước như tài chính, ngân hàng kiểm toán,thuế báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra giám sát, hướng dẫn,

tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ kinh tế tài chính của doanhnghiệp

- Với các nhà đầu tư: quan tâm đến việc điều hành hoạt động công tác quản lý.Những điều đó tạo ra sự an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư Để từ đó họ có thểđưa ra các quyết định đầu tư

- Với các nhà cho vay: mối quan tâm của họ chủ yếu vào khả năng hoàn vốn,mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn và sự rủi ro Việc phân tích tài chính sẽ giúp họ

có được các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp

- Với nhà cung cấp: báo cáo tài chính giúp họ nhận biết khả năng thanh toán,phương thức thanh toán, để từ đó họ quyết định có bán hàng cho doanh nghiệp nữahay thôi, hoặc cần áp dụng phương thức thanh toán như thế nào cho hợp lý

- Với khách hàng: báo cáo tài chính giúp cho họ có những thông tin về khảnăng, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp, chínhsách đãi ngộ khách hàng để họ có quyết định đúng đắn trong việc mua hàng củadoanh nghiệp

- Với cổ đông, công nhân viên: họ quan tâm đến thông tin về khả năng cũngnhư chính sách chi trả cổ tức, tiền lương, bảo hiểm xã hội, và các vấn đề khác liênquan đến lợi ích của họ thể hiện trên báo cáo tài chính

- Đối với các cơ quan chức năng quản lý:

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, qua việc phân tích tình hình tài chínhdoanh nghiệp, sẽ đánh giá được năng lực lãnh đạo của ban giám đốc, hiệu quả kinh

Trang 14

doanh, sự minh bạch về tài chính Để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư bổ sung vốncho doanh nghiệp nhà nước nữa không hay là có nhưng điều chỉnh phù hợp.

Đối với chủ doanh nghiệp: giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp nắm rõ đượctình hình kinh doanh và hoạt động tài chính của doanh nghiệp Xác định được nhữngthế mạnh, nhận dạng được những biểu hiện không tốt, bất cập trong vấn đề tài chính

có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp Để từ đó tiến hành cân bằngtài chính, khả năng sinh lời, thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp

III Phương pháp phân tích chủ yếu:

1 Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựatrên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở Phương pháp so sánh có hai hình thức:

So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối

Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất và là phương pháp chủ yếu trongphân tích tài chính để đánh kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến đổi của chỉ tiêuphân tích

2 Phương pháp loại trừ:

Phương pháp này được áp dụng rộng rãi để xác định xu hướng và mức độ ảnhhưởng của từng nhân tố đối với chỉ tiêu phân tích Khi phân tích, để nghiên cứu ảnhhưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác

Điều kiện áp dụng phương pháp là mối quan hệ giữa nhân tố cần đo ảnh hưởng vàchỉ tiêu phân tích phải thể hiện được dưới dạng công thức Ngoài ra việc sắp xếp cácnhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng đối với các chỉ tiêu phân tíchphải theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhấn tố chất lượng

3 Phương pháp Dupont:

Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫnđến hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp Bản chất của phương phápnày là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức sinh lời của doanh nghiệp như thu nhậptrên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số củachuỗi các chỉ số có mối quan hệ nhân quả khác nhau Điều đó cho phép phân tích ảnhhưởng của các tỷ số đó với tỷ số tổng hợp

IV.Nội dung phân tích tình hình tài chính:

1 Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính:

1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán:

Muốn phân tích khái quát về tình hình tài chính của công ty, trước hết phải xemxét sự thay đổi của bảng cân đối kế toán, tức là sự tăng giảm về mặt tổng số của tài sản

và nguồn vốn Sự thay đổi này nói lên sự thay đổi về quy mô hoạt động của công ty

Trang 15

 Phân tích kết cấu tài sản:

Phân tích kết cấu tài sản là việc so sánh tổng hợp số vốn cuối kỳ với đầunăm, ngoài ra ta còn xem xét từng khoản vốn (tài sản) của doanh nghiệp chiếmtrong tổng số để thấy được mức độ đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

Phân tích tình hình tài sản ta sẽ lập bảng phân tích tình hình phân bổ vốn.Trên bảng phân tích này ta lấy từng khoản vốn (tài sản) chia cho tổng số tài sản

sẽ biết được tỷ trọng của từng khoản vốn chiếm trong tổng số là cao hay thấp

Đối với các khoản nợ phải thu tỷ trọng càng cao thể hiện doanh nghiệp

bị chiếm dụng vốn nhiều, hiệu quả sử dụng vốn thấp

Khi phân tích kết cấu tài sản ta cần chú ý đến tỷ suất đầu tư Tỷ suất đầu tư nóilên kết cấu tài sản, là tỷ lệ giữa giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với tổng tàisản Tỷ suất đầu tư cũng là chỉ tiêu thể hiện sự khác nhau của bảng cân đối kế toángiữa các doanh nghiệp khác nhau về đặc điểm, ngành nghề kinh doanh

Tỷ suất đầu tư tổng quát

=

Trị giá tài sản cố định và khoản đầu tư dài

100% Tổng tài sản

Tỷ suất này ngày càng cao cho thấy năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài

 Phân tích kết cấu nguồn vốn:

Cũng như phân tích kết cấu tài sản, ta cũng lập bảng phân tích kết cấunguồn vốn để xem xét tỷ trọng từng khoản, nguồn vốn chiếm trong tổng số làcao hay thấp

Trong phân tích kết cấu nguồn vốn, ta cũng đặc biệt chú ý đến tỷ suất tự tài trợ(hay còn gọi là tỷ suất vốn chủ sở hữu) Chỉ số này sẽ cho thấy mức độ tự chủ về vốn,

là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu với tổng nguồn vốn

Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu x 100%

Trang 16

Tổng nguồn vốn

Tỷ suất này ngày càng cao thể hiện khả năng về tự chủ tài chính hay mức độ tự tàitrợ của doanh nghiệp tốt

1.2 Phân tích bảng kết quả kinh doanh:

Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể nhận biết sự dịch chuyểncủa tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó dự tính khả năng hoạt động củadoanh nghiệp trong tương lai

 Phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận (chiều ngang):

Từ số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ sử dụng các chỉ tiêu doanh thu,chi phí, lợi nhuận để lập bảng so sánh nhằm phân tích sự biến động doanh thu, chi phí,lợi nhuận

So sánh theo chiều ngang:

- Tìm hiểu mức tăng/giảm từng loại doanh thu, chi phí, lợi nhuận

- Tìm hiểu tính hợp lí của sự tăng/giảm từng loại doanh thu, chi phí, lợinhuận (phù hợp với phương hướng sản xuất kinh doanh, phù hợp với đặc điểmdoanh thu, chi phí, lợi nhuận, tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tiết kiệmchi phí, khả năng luân chuyển vốn)

 Phân tích kết cấu chi phí, lợi nhuận (chiều dọc):

Từ số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ sử dụng các chỉ tiêudoanh thu, chi phí, lợi nhuận để lập bảng so sánh nhằm phân tích kết cấu chi phí, lợinhuận

So sánh theo chiều dọc:

- Tìm hiểu mức tăng/giảm kết cấu từng loại chi phí, lợi nhuận

- Tìm hiểu tính hợp lí của sự thay đổi kết cấu chi phí, lợi nhuận ( phù hợpvới chức năng, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, tính tiết kiệm,khả năng luân chuyển vốn, khả năng sinh lời)

1.3 Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ:

Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ để thấy được khả năng tạo tiền của doanhnghiệp chủ yếu từ hoạt động nào và việc sử dụng tiền hiệu quả như thế nào khi doanhnghiệp thực hiện chính sách đầu tư

2 Phân tích các tỷ số tài chính:

2.1 Các tỷ số thanh toán:

 Tỷ số thanh toán hiện thời (khả năng thanh toán ngắn hạn)

Tỷ số thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn

Trang 17

sử dụng vốn như: có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ khó đòi, hàng tồn kho ứ đọngkém phẩm chất.

 Tỷ số thanh toán nhanh:

Tỷ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán nhanh là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắnhạn Tài sản quay vòng nhanh là tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền baogồm: tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu Hàng tồn kho là tàisản khó chuyển đổi thành tiền

Tỷ số này càng cao thì khả năng thanh toán càng tốt Tuy nhiên, nếu tỷ số nay quácao sẽ gây ra tình trạng mất cân đối của vốn lưu động và sẽ không mang lại hiệu quảcho doanh nghiệp

Tỷ số thanh toán bằng tiền:

Hệ số thanh toán bằng tiền = Vốn bằng tiền

 Tỷ số nợ

Trang 18

nợ để khuếch đại doanh thu Nhưng nếu tỷ số này cao doanh nghiệp dễ rơi vào tìnhtrạng mất khả năng thanh toán Tỷ số này cao hay thấp cũng tùy thuộc vào lãi suất vìphải đảm bảo một chi phí tài chính thích hợp

Tỷ số tự tài trợ

Tỷ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn

Tỷ số này phản ánh trong nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng thì số vốn chủ

sở hữu chiếm tỷ trọng là bao nhiêu, thể hiện mức độ hoạt động độc lập về tài chính củadoanh nghiệp hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với nguồn kinh doanh củamình Các chủ nợ thường quan tâm đến hệ số này khi quyết định cho vay, vì nó thểhiện mức đảm bảo cho các khoản nợ của doanh nghiệp

Tỷ số thanh toán lãi vay

Tỷ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay

Tỷ số này được tính theo công thức:

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Trị giá hàng tồn kho bình quân

Trang 19

Trong đó:

- Hàng hóa tồn kho bao gồm hàng hóa thành phẩm

- Vòng quay hàng tồn kho càng cao càng tốt; tuy nhiên, với số vòng quácao sẽ thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không kịpcung ứng kịp thời cho khách hàng, gây mất uy tín công ty

Vòng quay khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu dùng để đo lường tính thanh khoản ngắn hạn cũng như hiệuquả hoạt động của công ty Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoảnphải thu

Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu bán chịu

Các khoản phải thu bình quân

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, vì thế hiệu quả sử dụngvốn cố định sẽ được thể hiện qua việc đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định

Chỉ tiêu này nói lên mỗi đồng tài sản cố định có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thuhàng hóa tiêu thụ trong kỳ Hiệu suất sử dụng vốn cố định được xác định bởi công thức:

Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần

Tài sản cố định bình quân

Tỷ số này cao phản ánh tình hình hoạt động tốt của công ty đã tạo ra mức doanh thuthuần cao so với tài sản cố định

Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh trong một năm vốn của doanh nghiệp quay được mấyvòng hay một đồng vốn đầu tư có thể mang lại bao nhiêu đồng doanh thu

Công thức tính tỷ số này như sau:

Vòng quay toàn bộ tài sản = Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân

Trang 20

2.7 Các tỷ số doanh thu hay tỷ suất lợi nhuận:

Doanh lợi tiêu thụ (ROS)

ROS là một chỉ số tài chính phản ánh khả năng sinh lợi trên doanh thu

ROS = Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần

Doanh lợi tài sản (ROA)

ROA đo lường khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư

ROA = Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản bình quân

Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE đo lường mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu hay nói cách khác là bình quân mộtđồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng

ROE = Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân

3 Phân tích tài chính Dupont:

Phương pháp phân tích tài chính DUPONT nhằm đánh giá tác tương hỗ giữa các tỷ

số tài chính, nghĩa là phản ánh mối quan hệ giữa các tỷ số tài chính với nhau Đó làmối quan hệ hàm số giữa các tỷ số:

Vòng quay tài sản, doanh lợi tiêu thụ, tỷ số nợ và doanh lợi vốn chủ sở hữu Mốiquan hệ đó được thể hiện qua phương trình sau:

ROE = Doanh lợi tiêu thụ * Vòng quay tài sản * (Tổng tài sản / Vốn tự có)

hay

ROE = ROA / ( 1 – tỷ số nợ)

Đến đây có thể nhận biết yếu tố cơ bản tác động tới ROE của một doanhnghiệp: đó là khả năng tăng doanh thu, công tác quản lý chi phí, quản lý tài sản và đònbẩy tài chính

Trang 21

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN

HÒA

Hình 2.1: Công ty cổ phần đường Biên Hòa

I Lịch sử hình thành và phát triển:

1 Thông tin tổng quát về công ty:

- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA

- Công ty cổ phần đường Biên Hòa được xây dựng từ năm 1968 với tiền thân

là nhà máy đường 400 tấn, sản phẩm chính lúc bấy giờ là đường ngà và chưng cấtrượu Rhum

- Đến năm 1971 – 1983, đầu tư nhà máy đường tinh luyện, sản xuất đườngluyện và rượu mùi, bao đay

Trang 22

- Năm 1994, nhà máy Đường Biên Hòa đổi tên thành Công ty Đường Biênhòa, là doanh nghiệp hạch toán độc lập có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp.

- Năm 1995, để mở rộng sản xuất công ty đường Biên Hòa tiến hành đầu tư

mở rộng công suất đường luyện tại Biên Hòa từ 200 tấn/ngày lên 300 tấn/ngày và khởicông xây dựng nhà máy đường Tây Ninh (hiện nay là nhà máy Đường Biên Hòa – TâyNinh) Sau hơn hai năm thiết kế, thi công và lắp đặt, nhà máy đường Tây Ninh đãchính thức đi vào hoạt động ngày 26/03/1998 với công suất chế biến là 2.500 tấnmía/ngày, đến năm 2001 đã đầu tư nâng công suất chế biến lên 3.500 tấn mía/ngày

- 1995 – 1996, đầu tư mới dây chuyền sản xuất bánh cookies năng suất 8 tấnthành phẩm/ngày

- 1997, đầu tư mới dây chuyền sản xuất kẹo dẻo Jelly năng suất 8 tấn thànhphẩm/ngày

- Tháng 01/1999, cổ phần hóa các phân xưởng Bánh, Kẹo, Nha để thành lậpCông ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa

- Ngày 07/11/2000, công ty được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu ANHHÙNG LAO ĐỘNG

- Ngày 27/03/2001, theo Quyết định số 44/2001/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty đường Biên Hòa thànhcông ty cổ phần, quá trình cổ phần hóa Công ty đã diễn ra và được Sở kế hoạch vàĐầu tư tỉnh Đồng Nai cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào ngày 16/05/2001.Công ty cổ phần đường Biên Hòa ra đời

- Tháng 12/2006 cổ phiếu Công ty chính thức được niêm yết trên sàn giaodịch chứng khoán với mã giao dịch BHS

II Sơ đồ tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:

1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:

Trang 23

TỔNG GIÁM ĐỐCHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

PHÒNGKTĐT

PHÒNGNHÂN SỰ

PHÓ TGĐ

GD KINH DOANH

(Nguồn: Bản cáo bạch Công ty Cổ phần Đường Biển Hòa)

Hình 2.3: sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

PHÂN XƯỞNGĐƯỜNG

PHÒNGDỊCH VỤ

PHÒNGKINHDOANH

PHÒNGXNK

PHÒNGQM

PHÒNG QLNN

NÔNGTRƯỜNGTHÀNH LONG

NHÀ MÁYĐƯỜNG BH-TN

PHÒNGTCKT

NHÀ MÁY ĐƯỜNG

BH-TA

Trang 24

2 Chức năng nhiệm vụ của một số bộ phận chính:

Phòng Tài chánh - Kế toán:

- Hạch toán kế toán

- Quản lý, kiểm soát hoạt động tài chính

- Thống kê, báo cáo và phân tích hoạt động kinh tế

- Quản lý hệ thống mạng vi tính

Phòng nhân sự:

- Quản lý lao động, tiền lương, chế độ, chính sách đối với người lao động

- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật

- Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người lao động

- Huấn luyện, đào tạo

- Quản lý hành chính, văn thư

- Quản lý tài sản, trang thiết bị, dụng cụ văn phòng; bảo vệ trật tự an ninh

- Quản lý, điều hành xe đưa rước, dịch vụ

Phòng Dịch vụ

- Tổ chức phục vụ ăn uống nội bộ

- Kinh doanh dịch vụ ăn uống

Phòng Kinh Doanh

- Thu thập thông tin tức thời và nghiên cứu thị trường, marketing

- Quản lý và khai thác hệ thống phân phối của công ty

- Cung ứng nguyên liệu đường, mật chè cho sản xuất

- Kinh doanh các sản phẩm khác

- Theo dõi và tổng hợp, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh

Phòng Xuất Nhập Khẩu

- Thực hiện công tác xuất nhập khẩu, xuất nhập khẩu ủy thác

- Thu thập và xử lý thông tin về tình hình kinh tế thế giới liên quan đến hoạtđộng của công ty

- Cung cấp thông tin, dịch thuật tài liệu, phiên dịch cho ban lãnh đạo

Phòng QM

- Công tác quản lý và triển khai công tác của hệ thống quản lý chất lượng

- Giám sát quá trình sản xuất của các phân xưởng

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng;nghiệm thu nguyên, vật liệu cho sản xuất

Phòng Kỹ Thuật - Đầu tư (KTĐT):

- Quản lý thiết lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật thiết bị toàn công ty, kiểm soát tìnhhình sử dụng của các đơn vị, quản lý hồ sơ các sự cố, tham mưu trong sử dụng thiết bị

Trang 25

- Thiết lập các quy trình kỹ thuật công nghệ sản xuất các sản phẩm và kiểm soátviệc thực hiện trong toàn công ty;

- Tham gia quản lý đầu tư nông nghiệp tại nhà máy

- Nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm mới

- Tham gia huấn luyện, đào tạo công nhân kỹ thuật

Các Phân xưởng sản xuất

- Tổ chức điều hành sản xuất theo kế hoạch đã được phê duyệt

- Kiểm soát thực hiện các quy trình, quy phạm về thiết bị, công nghệ

- Kiểm soát quá trình sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng quy định

- Quản lý thiết bị, nhà xưởng, vật kiến trúc thuộc phạm vi trách nhiệm kể cả hệthống xử lý nước thải; xây dựng kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa tháng, năm

Riêng phân xưởng đường còn thêm chức năng sau:

- Quản lý thiết bị gia công cơ khí, dụng cụ cầm tay thuộc đơn vị

- Thực hiện gia công cơ khí, tu bổ, sửa chữa thiết bị theo kế hoạch và nhucầu của các đơn vị; thực hiện thi công lắp đặt, chế tạo cho các dự án

Bảng 2.1: Quá trình tăng vốn của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa

Thời gian Nội dung Số lượng cp

phát hành (cp)

Vốn điều lệ sau phát hành (đồng)

Tháng

10/2006 Phát hành tăng vốn điều lệ 8,100,000 162,000,000,000Tháng

05/2007 Chia cổ tức bằng cổ phiếu 647,727 168,477,270,000Tháng

05/2008 Chia cổ tức bằng cổ phiếu 1,683,893 185,316,200,000Tháng

11/2011 Chia cổ phiếu thưởng 11,465,960 299,975,800,000Tháng

Trang 26

III Đặc điểm sản xuất kinh doanh:

1 Sản phẩm:

 Sản phẩm đường tinh luyện:

- Đường bao: bao 50 kg, 12 kg

- Đường túi: túi 1 kg, 0.5 kg,…

 Sản phẩm đường rượu:

- Rượu bình dân: rượu Rhum, Rhum trái cây, nếp thơm,…

- Rượu cao cấp: Marten, St Napoleon, Royal,…

 Các sản phẩm khác:

- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mía đường, các sản phẩm sản xuất có

sử dụng đường, sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm, phế phẩm của ngành míađường

- Mua bán máy móc, vật tư, thiết bị của ngành mía đường

- Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị ngành mía đường

- Thi công các công trình xây dựng và công nghiệp

- Mua bán, đại lý, ký gửi hàng nông sản, thực phẩm công nghệ, nguyên liệuvật tư ngành mía đường

- Dịch vụ vận tải, ăn uống, cho thuê kho bãi

Trang 27

(Hình 2.4: Một số hình ảnh sản phẩm của công ty cổ phần đường Biên Hòa)

Trang 28

2 Hệ thống phân phối:

Sản phẩm của công ty trải đều trên cả nước, bao gồm trên 100 đơn vị sản xuất sửdụng đường làm nguyên liệu đầu vào và trên 130 nhà phân phối, đại lý, siêu thị trựctiếp bán sỉ, bán lẻ trên thị trường tiêu dùng Ngoài ra, công ty cũng quan tâm phát triểnkinh doanh xuất khẩu và trong các năm qua đã xuất khẩu đường tinh luyện đi một sốnước trong khối ASEAN, Trung Quốc và IRAQ

Hệ thống phân phối của công ty gồm 2 kênh:

 Phân phối vào lĩnh vực sản xuất: đường tinh luyện Biên Hòa được sử dụng làmnguyên liệu để sản xuất các sản phẩm thực phẩm và dược phẩm cao cấp

 Phân phối tiêu dùng trực tiếp: chủ yếu thông qua hệ thống các đại lý trên cảnước và trên các siêu thị: Big C, Coopmark, Maximark, Metro,…

3 Nguyên vật liệu:

Các nguyên vật liệu:

 Trong nước: đường thô, mật rỉ, cồn tinh luyện, bao bì, than hoạt tính,…

 Nhập khẩu: đường thô, bột trợ lọc, hương liệu,…

 Sự ổn định của nguồn nguyên liệu:

Nguồn nguyên vật liệu chính (đường thô) để sản xuất đường tinh luyện củacông ty được cung cấp ổn định từ hai nguồn chính: nguồn nguyên vật liệuchính tự sản xuất bởi nhà máy đường Biên Hòa – Tây Ninh (chiếm khoảng60%) và nguồn nguyên liệu mua ngoài (40% trong nước và nhập khẩu)

Nguồn nguyên liệu mía bao gồm: từ các nông trường trực thuộc và từ đầu tưngoài dân

4 Vị thế công ty:

Cho đến hiện nay, công ty cổ phần Đường Biên Hòa tự tin khẳng định là một trongnhững thương hiệu mạnh của ngành đường Xét trên phương diện tổng thể, công ty làmột trong những đơn vị hàng đầu của ngành đường, là đơn vị duy nhất có nhà máyluyện đường chuyên biệt, có khả năng sản xuất đường luyện quanh năm, không phụthuộc vào mùa vụ Đồng thời, công ty có đủ năng lực cung ứng kịp thời sản phẩm cóchất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước

Là đơn vị duy nhất được người tiêu dùng bình chọn “hàng Việt Nam chất lượng cao’’liên tục 10 năm kể từ khi danh hiệu này ra đời

Công ty còn là đơn vị cung ứng sản phẩm đường phong phú, đáp ứng nhu cầu sử dụng

đa dạng cho mọi đối tượng

IV.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua:

Trang 29

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu Doanh thu

Doanh thu chủ yếu của BHS đến từ mảng kinh doanh đường sản phẩm chủ lựccủa công ty là đường RE cung cấp cho khách hàng công nghiệp và bán lẻ đến ngườitiêu dùng

Biểu đồ 2.2: Tỷ suất lợi nhuận gộp theo từng mảng kinh doanh:

Về mảng kinh doanh đường, doanh thu năm 2012 đạt 2,904.2 tỷ đồng (tăng20.1%), hoàn thành 102% kế hoạch năm và chiếm tỷ trọng đến 94.3% tổng doanh thuthuần Mặc dù giá bán đường bình quân trong năm 2012 giảm nhẹ 3-4% (chưa baogồm VAT) Nhìn chung, công ty vẫn giữ được lượng đường tiêu thụ khoảng 13,000tấn đường/tháng, bất chấp những khó khăn diễn ra trong ngành mía đường như giá bánđường giảm, tồn kho tăng, đường nhập lậu…

Trang 30

Doanh thu từ kinh doanh rượu đạt 3.1 tỷ đồng (tăng 3.9%) và hoàn thành 99%

kế hoạch năm, tuy nhiên doanh thu từ mảng này chỉ chiếm tỷ trong rất nhỏ, khoảng0.1% tổng doanh thu

Doanh thu từ dịch vụ khác đạt 149.8 tỷ đồng (tăng 3.8%) và hoàn thành556.7% kế hoạch năm, tuy nhiên doanh thu từ mảng dịch vụ chiếm tỷ trọng khoảng5.6% tổng doanh thu

Trang 31

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

I Phân tích khái quát báo cáo tài chính

1 Phân tích bảng cân đối kế toán

1.1 Phân tích tình hình biến động tài sản

Bảng 3.1: Bảng phân tích sự biến động tài sản

ĐVT: VND

CHỈ TIÊU

Chênh lệch giá trị Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Mức % Mức %

I Tiền và các khoản tương đương

tiền 120,019,316,437 204.26 -80,254,663,219 44.89 II.Các khoản phải thu ngắn hạn -20,240,133,696 -7.94 50,372,704,504 21.46 III Hàng tồn kho 33,839,075,711 11.31 486,945,646,020 146.20

IV Tài sản ngắn hạn khác 1,223,727,896 24.19 227,845,514,510 3627.08

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán 2010-2012 công ty BHS)

Năm 2011 so với năm 2010 tài sản ngắn hạn tăng 134,841,986,348 đồng tương

ứng với tỷ lệ tăng là 21.82% Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền tăng120,019,316,437 đồng tương đương 204.26%, các khoản phải thu ngắn hạn giảm20,240,133,696 đồng tương đương 7.94%, hàng tồn kho tăng 33,839,075,711 đồng

Trang 32

tương đương 11.31%, tài sản ngắn hạn khác tăng 1,223,727,896 đồng tương đương24.19% Hàng tồn kho tính đến cuối năm 2012 tăng mạnh chủ yếu là do nguyên vậtliệu tăng đến 289.1% Đây là mức tăng đột biến dù công ty đang trong kỳ thu hoạchmía, giá trị hàng tồn kho tăng mạnh do công ty dự kiến nhu cầu vì thế phải tăng thumua mía để đáp ứng nhu cầu sản xuất cung cấp cho các đối tác công nghiệp lớn nhưVinamilk, Pepsi Co,… Tuy nhiên, theo thuyết minh báo cáo tài chính, có liên quanđến hai công ty khác là NHS và SEC, có thể do có sự đầu tư của Công ty Thành Công,

có khả năng BHS trở thành đơn vị bao tiêu đường RS cho hai công ty nói trên

Năm 2012 tài sản ngắn hạn tăng 701,409,201,815 đồng tương đương 93.16 %

so với năm 2011 Nguyên nhân chủ yếu là do hàng tồn kho tăng 486,945,646,020đồng tương đương 146.20 % Tiền và các khoản tương đương tiền giảm80,254,663,219 đồng tương đương 44.89 %, khoản phải thu tăng 50,372,704,504 đồngtương đương 21.46%, chứng tỏ công ty đã có chính sách hợp lý trong vấn đề thu hồivốn, sử dụng vốn để có thể chủ động nguồn vốn cho việc tái đầu tư

I.Khoản phải thu dài hạn -7,180,723,339 -10.89 -5,410,360,759 -9.21

II Tài sản cố định 129,021,374,107 46.50 115,537,535,455 28.42 1.Tài sản cố định hữu hình -19,340,265,291 -8.77 107,581,521,109 53.49 2.Tài sản cố định vô hình -1,357,354,993 -9.97 -1,690,991,637 -13.79 3.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 149,718,994,391 345.01 9,647,005,983 5.00 III Tài sản dài hạn khác 28,481,374,693 656.04 1,863,937,126 5.68

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán 2010-2012 công ty BHS)Năm 2011 so với năm 2010 tăng 131,702,932,604 đồng tương đương 33.16 %.Nguyên nhân chính là do khoản phải thu dài hạn tăng 365,786,439,846 đồng Tài sản

cố định giảm 3,642,946,365 đồng tương đương 0.6%

Năm 2012 so với năm 2011 tài sản dài hạn tăng 124,688,701,822 đồng tươngđương 23.58 %.Tài sản cố định của doanh nghiệp tăng 115,537,535,455 đồng tươngđương 28.42% Nguyên nhân chính là do tài sản cố định hữu hình tăng107,581,521,109 đồng Tài sản cố định vô hình giảm -1,690,991,637 đồng, tương ứng

Trang 33

1.2 Phân tích tình hình biến động nguồn vốn

Bảng 3.4: Bảng phân tích sự biến động nguồn vốn.

ĐVT: VND

CHỈ TIÊU

Chênh lệch giá trị Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011

I Nợ ngắn hạn 224,758,481,561 55.72 799,551,378,527 127.29

II Nợ dài hạn -10,037,921,380 -8.72 2,321,264,141 2.21

ĐVT: VND(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán 2010-2012 công ty BHS)

Nợ phải trả năm 2011 so với 2010 tăng 214,720,560,182 đồng tương đương41.41% chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng 224,758,481,561 đồng tương đương 55.72%.Đến năm 2012 nợ phải trả tăng 801,872,642,667 đồng tương đương 109.36% do phảitrả người bán và các khoản nợ ngắn hạn cộng dồn

Trang 34

-(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán 2010-2012 công ty BHS)Nguồn vốn năm 2011, 2012 nhìn chung có tăng nhưng không đáng kể Cuộchọp Đại hội Cổ động của Nhóm Công ty vào ngày 20 tháng 04 năm 2012 và cuộc họpHội đồng Quản trị ngày 24 tháng 08 năm 2012 đã quyết định phát hành cổ phiếu theochương trình lựa chọn cho người lao động với số lượng 1,499,879 cổ phiếu, nguồnphát hành từ lợi nhuận chưa phân phối với giá trị là 14,999 triệu VND Nâng số cổphiếu đang lưu hành năm 2012 lên 31,497,459 cổ phiếu.

1.3 Phân tích mối quan hệ giữa nợ ngắn hạn và tài sản ngắn hạn

Bảng 3.7: Bảng phân tích mối quan hệ giữa Nợ ngắn hạn và Tài sản ngắn hạn

2 Phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh

2.1 Phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Dựa vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta lập bảng phân tích biếnđộng doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Bảng 3.8: Bảng phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận

2 Các khoản giảm trừ doanh thu -1,596,505,685 -53.53 165,741,008 11.96

3 Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 560,104,001,633 27.94 479,624,140,122 18.70

4 Giá vốn hàng bán 539,154,706,985 30.71 469,302,957,948 20.45

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung

20,949,294,651 8.42 10,321,182,171 3.83

Ngày đăng: 04/03/2024, 06:36

w