Giá trị hàng hóa Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa kết tinh bên trong hàng hóa ấy.. Khi hai hàng hóa khác nhau là vải và
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ – LUẬT
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
NHÓM 3
TÊN ĐỀ TÀI HÀNG HÓA VÀ LIÊN HỆ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT HÀNG HÓA, DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2023
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ – LUẬT
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
TÊN ĐỀ TÀI HÀNG HÓA VÀ LIÊN HỆ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT HÀNG HÓA, DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Nhóm: 3 Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Trang
Trưởng nhóm: Nguyễn Phước Nhật Minh
Thành viên:
1 Nguyễn Thị Thùy Linh
2 Nguyễn Ngọc Kiều Loan
3 Trần Quốc Long
4 Võ Thị Kim Luyến
5 Bùi Nguyễn Trúc Ly
6 Đặng Thị Thu Ngân
7 Nguyễn Bảo Ngân
8 Cao Xuân Nghi
9 Nguyễn Thành Nhân
TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên, nhóm em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các khoa, phòng và quý thầy, cô của trường đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, những người đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhóm em trong quá trình học tập Đặc biệt nhóm em xin gửi một lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên cô Nguyễn Thị Thu Trang – người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn nhóm em trong quá trình học môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin Mặc dù nhóm em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được
và tìm tòi thêm nhiều thông tin để hoàn thành bài tiểu luận này Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm trên thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm Rất kính mong quý thầy, cô cho nhóm em thêm những góp ý để bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện hơn
Nhóm em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
L ỜI MỞ ĐẦU 1
N ỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1 HÀNG HÓA 2
1.1 Khái niệm và hai thuộc tính của hàng hóa 2
1.1.1 Khái ni ệm của hàng hóa 2
1.2 Tính ch ất hai mặt của hàng hóa 5
1.2.1 Lao động cụ thể 5
1.2.2 Lao động trừu tượng 7
1.3 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa 8
CHƯƠNG 2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT HÀNG HÓA, DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM HI ỆN NAY 11
2.1 Khái quát l ịch sử hình thành và phát triển của hàng hóa, dịch vụ tại việt nam 11 2.1.1 Khái ni ệm và vai trò của mỹ phẩm 11
2.1.2 Quá trình hình thành và phát tri ển của mỹ phẩm tại Việt Nam 12
2.2 Th ực trạng và nguyên nhân của một hàng hóa dịch vụ của việt nam hiện nay 13 2.2.1 Th ực trạng của hàng hóa dịch vụ Việt Nam: 14
2.2.2 Nguyên nhân c ủa thực trạng hàng hóa dịch vụ Việt Nam: 14
2.3 Các kiến nghị thúc đẩy sự phát triển của hàng hóa và dịch vụ hiện nay 16
2.4 Kết luận 20
K ẾT LUẬN 21
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 23
Trang 5L ỜI MỞ ĐẦU
A LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Việc nghiên cứu về hàng hóa và sự phát triển của chúng đóng một vai trò quan trọng và có ý nghĩa cả trong lý thuyết lẫn thực tế trong quá trình cạnh tranh Trong bối cảnh này, hiểu rõ về giá trị và phát triển của hàng hóa giúp tối ưu hóa quá trình cạnh tranh của các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp tại Việt Nam Chính điều này
đã thúc đẩy nhóm 3 lựa chọn đề tài nghiên cứu về hàng hóa
B MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nâng cao nhận thức cá nhân, nắm bắt rõ tình hình kinh tế lúa gạo nước nhà, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia từ đó rút ra được bài học cho cá nhân để tuyên truyền vận động cộng đồng cùng nhau hiểu rõ hơn vấn đề
C ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng của đề tài này là sự phát triển của hàng hóa và dịch vụ ở Việt Nam Phạm vi nghiên cứu bao gồm tình hình phát triển, yếu tố ảnh hưởng, tác động đến kinh tế và xã hội, cũng như cách quản lý và tối ưu hóa sự phát triển của hàng hóa
và dịch vụ tại Việt Nam
D PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu sẽ bao gồm việc sử dụng dữ liệu hàng hóa hiện tại và tham khảo qua Internet, phân tích tài liệu, tìm hiểu qua các người nổi tiếng trên mạng, qua những khoản lợi và khoản thiếu hụt để thu thập thông tin và hiểu rõ sâu hơn về tình hình và tác động của sự phát triển này tại Việt Nam
Giúp cho sinh viên hiểu được rõ những nội dung chính về hàng hoá và sự phát triển của chúng nhằm có đủ kiến thức cơ bản để dễ dàng áp dụng vào thực tiễn đời sống
Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận Tiểu luận còn có hai nội dung chính đó
là hàng hoá; sự phát triển của một hàng hoá và dịch vụ ở Việt Nam hiện nay
Trang 6N ỘI DUNG CHƯƠNG 1 HÀNG HÓA
1.1 Khái ni ệm và hai thuộc tính của hàng hóa
1.1.1 Khái ni ệm của hàng hóa
Hàng hoá là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán
Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc ở dạng phi vật thể (dịch vụ vô hình)
Khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bnr chủ nghãi, C.Mác bắt đầu sự phân tích hàng hóa Điều này bắt nguồn từ các lý do sau:
Thứ nhất, hàng hóa là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải trong xã hội
tư bản C.Mác viết: "Trong những xã hội do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chi phối thì của cải xã hội biểu hiện ra là một "đống hàng hóa khổng lồ"
Thứ hai, hàng hóa là hình thái nguyên tố của của cải, là tế bào kinh tế trong đó chứa đựng mọi mầm mống mâu thuẫn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Thứ ba, phân tích hàng hóa nghĩa là phân tích giá trị - phân tích cái cơ sở của tất
cả các phạm trù chính trị kinh tế học của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Nếu không có sự phân tích này, sẽ không thể hiểu được, không thể phân tích được giá trị thặng dư là phạm trù cơ bản của chủ nghĩa tư bản và những phạm trù khác như lợi nhuận, lợi tức, địa tô,
1.1.2 Hai thu ộc tính của hàng hóa
1.1.1.1 Giá trị hàng hóa
Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa kết tinh bên trong hàng hóa ấy Giá trị là nội dung bên trong của hàng hóa, nó được biểu hiện ra bên ngoài bằng việc hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau
Trang 7Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi C.Mác viết: “Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác”
Ví dụ: 1 mét vải = 10 kg thóc
Vấn đề đặt ra là, tại sao vải và thóc là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau, hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định?
Khi hai hàng hóa khác nhau là vải và thóc có thể trao đổi được với nhau, thì phải
có một cơ sở chung nào đó: Cái chung đó không phải là giá trị sử dụng, tuy sự khác nhau về giá trị sử dụng của chúng là điều kiện cần thiết của sự trao đổi Song, cái chung
đó phải nằm ở cả hai hàng hóa Nếu gạt giá trị sử dụng của sản phẩm sang một bên, thì giữa chúng chỉ có một cái chung: chúng đều là sản phẩm của lao động Để sản xuất ra vải và thóc, nguời thợ thủ công và người nông dân đều phải hao phí lao động để sản xuất
ra chúng Hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh vải với thóc, để trao đổi giữa chúng với nhau
Sở dĩ phải trao đổi theo một tỷ lệ nhất định, (1m vải = 10kg thóc), vì người ta cho rằng lao động hao phí sản xuất ra lm vải bằng lao động hao phí để sản xuất ra 10kg thóc Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa ẩn giấu trong hàng hóa chính là giá trị của hàng hóa Từ sự phân tích trên, rút ra kết luận: giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Như vậy, chất của giá trị là lao động, vì vậy, sản phẩm nào không có lao động của người sản xuất kết tinh trong đó thì nó không có giá trị Sản phẩm nào lao động hao phí để sản xuất ra chúng càng nhiều thì giá trị càng cao Giá trị hàng hóa là biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa Giá trị
là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa Giá trị là nội dung,là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị Nếu giá trị
sử dụng là thuộc tính tự nhiên, thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa Hàng hóa là
sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập Sự đối lập và mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị thể hiện ở chỗ: người làm ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa do mình làm ra, nếu họ có chú ý đến giá trị sử dụng cũng chính là để có được giá trị Ngược lại, người
Trang 8mua hàng hóa lại chỉ chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hóa, nhưng muốn tiêu dùng giá trị sử dụng đó người mua phải trả giá trị của nó cho người bán Nghĩa là quá trình thực hiện giá trị tách rời quá trình thực hiện giá trị sử dụng: giá trị được thực hiện trước, sau
đó giá trị sử dụng mới được thực hiện
Giá trị hàng hóa có những đặc trưng cơ bản như sau:
Biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa
Là phạm trù lịch sử chỉ tồn tại ở kinh tế hàng hóa
Giá trị hàng hóa = hao phí sức lao động = thời gian lao động của người sản xuất
để sản xuất ra hàng hoá
Là sức lao động của người sản xuất hàng hoá bị hao phí kết tinh trong hàng hoá
Là mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hoá
Trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị còn giá trị là nội dung,
cơ sở của trao đổi
Giá trị hàng hoá gồm 2 loại:
Thứ nhất là giá trị cá biệt: hao phí sức lao động của từng người sản xuất để sản xuất ra từng hàng hoá
Thứ hai là giá trị xã hội: trung bình chung của giá trị cá biệt
1.1.1.2 Giá tr ị sử dụng của hàng hóa
Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
Ví dụ: Giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của máy móc, thiết
bị, nguyên nhiên vật liệu là để sản xuất Và ngay mỗi một vật cũng có thể có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau, do đó nó có nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau: gạo có thể dùng nấu cơm, nhưng gạo cũng có thể dùng làm nguyên liệu trong ngành rượu, bia hay chế biến cồn y tế
Đối với giá trị sử dụng, hàng hóa có các đặc điểm như sau:
Thứ nhất, giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định Thứ hai, hàng hóa không nhất thiết chỉ có một giá trị sử dụng duy nhất Khi khoa học kỹ thuật càng phát triển người ta càng phát hiện ra nhiều thuộc tính mới của hàng hóa và sử dụng chúng cho nhiều mục đích khác nhau
Trang 9Thứ ba, giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hoặc mọi kiểu tổ chức sản xuất
Thứ tư, giá trị sử dụng không dành cho bản thân người sản xuất hàng hóa mà cho người tiêu dùng hàng hóa (xã hội) Người mua có quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa theo mục đích của họ Hay nói cách khác, sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của
xã hội
Vì vậy, một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hóa Chẳng hạn, không khí rất cần cho cuộc sống con người nhưng không phải là hàng hóa Nước suối, quả dại cũng có giá trị sử dụng, nhưng cũng không phải là hàng hóa Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi
1.2 Tính chất hai mặt của hàng hóa
Theo Mác, sở dĩ, hàng hóa có 2 thuộc tính đó là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt: lao động cụ thể và lao động trừu tượng
1.2.1 Lao động cụ thể
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng và kết quả riêng
VD: Trong cuộc sống hằng ngày, một thợ làm gỗ thì sẽ làm ra các bộ bàn ghế,
tủ quần áo, những đồ vật trang trí thì đối tượng lao động của họ sẽ là gỗ, keo dán, đinh sắt, các loại máy cắt, đục phương thức lao động của họ là đục, hàn, cắt, Người thợ
sẽ làm thủ công và máy móc có như là: máy cắt, cưa, đầu đục tạo hình,điêu khắc Kết quả là thu được các sản phẩm tủ gỗ, bàn từ gốc cây thụ, bộ ấm tách, Đó được gọi là lao động cụ thể
Đặc trưng của lao động cụ thể:
Thứ nhất, mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định
Trang 10Mỗi lao động cụ thể có một mục đích riêng, công cụ lao động riêng, đối tượng lao động riêng Chính những cái riêng đó tạo ra một lao động cụ thể này khác với lao động cụ thể kia
Ví dụ 1: Thợ may thì cần nguyên vật liệu: vải vóc, chỉ, kim ,máy may Mục đích của họ là tạo ra các sản phẩm may mặc, quần áo
Ví dụ 2: Thợ xây thì cần những nguyên vật liệu: gạch, xi măng, thép, thước đo Mục đích của họ là tạo ra các công trình xây dựng, nhà ở
Thứ hai, lao động cụ thể phản ánh trình độ phân công lao động xã hội
Trong xã hội thì không một ai có thể làm hết mọi việc, mọi lao động cụ thể Mà chỉ có thể đảm nhận một công việc, một lao động cụ thể nhất định vậy nên cần phân công lao động xã hội Càng nhiều lao động cụ thể thì sẽ tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng nên sẽ phản ánh trình độ phân công lao động xã hội Vậy càng xuất hiện lao động cụ thể thì phân công lao động xã hội ngày càng chi tiết, sản xuất hàng hoá càng phát triển, xã hội ngày càng tiến bộ
Thứ ba, lao động cụ thể lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn
Lao động cụ thể tồn tại không phụ thuộc hình thái kinh tế xã hội nào nên nó phạm trù vĩnh viễn
Ví dụ: Lao động cụ thể của một người làm gốm thì sẽ tạo ra các sản phẩm bằng gốm ví dụ như chén gốm, vât liệu trang trí bằng gốm Thì chắc chắn lao động cụ thể của người làm gốm sẽ không bao giờ tạo ra các sản phẩm như quần áo, đồ cơ khí khi
nó ở trong một hình thái kinh tế xã hội khác
Thứ tư, lao động cụ thể ngày càng phong phú đa dạng, tính chuyên môn hóa cao Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu con người ngày càng trở nên cao, nhờ vào sử dụng các thành tựu của khoa học công nghệ kĩ thuật máy móc cùng với nhu cầu ấy sẽ tạo ra những lao động động cụ thể đa dạng, chuyên môn cao
Ví dụ: Trong xây nhà của những thập kỷ trước, người thầu sẽ lên ý tưởng, xây nhà làm tất cả công việc liên quan đến nhà mình phụ trách đảm bảo
Ngày nay, nhu cầu sẽ cần nhà đẹp nên muốn xây một căn nhà cần rất nhiều lao động cụ thể ví dụ như: kiến trúc sư lên kiến trúc cho căn nhà, thợ điện nước để lên đường
Trang 11dâu, bộ phận làm nội thất Từ đó ta có thể thấy lao động cụ thể ngày càng phong phú,
đa dạng, chuyên môn cao
1.2.2 Lao động trừu tượng
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ
những hình thức cụ thể của nó, nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa nói chung
VD: Ta chỉ xét hao phí lao động của thợ may, thợ làm bánh, thợ cơ khí, thợ xây
mà không cần quan tâm họ sản xuất ra cái gì, sản xuất cho ai, sản phẩm là gì,
Đặc trưng của lao động trừu tượng:
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa
Khi xét mặt lao động trừu tượng, thì người ta có thể so sánh giá trị của hàng hóa này với hàng hóa khác
Ví dụ: lao động trừu tượng của người chế tạo cơ khí sẽ cao hơn lao động trừu tượng của người chăn nuôi gia cầm Do hao phí lao động xã hội để làm ra 1 chiếc máy nhiều hơn việc nuôi 1 con gia cầm
Đương nhiên, khi bán ra thị trường, thì 1 chiếc máy có giá cả cao hơn 1 con gia cầm Vậy, xét về mặt lao động cụ thể thì người ta không thể so sánh loại lao động này vơi loại lao động khác, nhưng xét về mặt lao động trừu tượng người ta có thế so sánh mức độ hao phí về thần kinh, cơ bắp của lao động này, với lao động khác, và có thể trả lời được câu hỏi, loại lao động nào có giá trị cao hơn?
Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế
Do lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa Nên khi hai hàng hóa trao đổi với nhau, cần dựa vào nguyên tắc trao đổi ngang giá
Ví dụ: 1 con bò có thể đổi thành 1 chiếc xe máy
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi Nếu không có sản xuất hàng hóa, không có trao đổi thì không cần phải quy các lao động
cụ thể về lao động trừu tượng Vì vậy, lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử riêng
có của sản xuất hàng hóa
Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử
Trang 12Tóm lại, lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng
Lao động cụ thể xem xét sản xuát hang hóa sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào?
Còn lao động trừu tượng xem xét lao động hao phí nhiều hay ít
Thời gian lao động xã hội cần thiết - đơn vị đo lường lượng giá trị của hàng hóa
Giá trị hàng hóa được xét cả về mặt chất và mặt lượng: Chất giá trị hàng hóa và lao động trừu tượng của người sản hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Vậy, lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định Lượng lao động đã tiêu hao đó được đo bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động xã hội cần thiết Lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình trong những kiện bình thường của xã hội Hao phí lao động xã hội cần thiết chính là mức hao phí lao động trung bình trong xã hội để sản xuất ra một sản phẩm Vì vậy, người nào đưa ra thị trường nhiều sản phẩm nhất sẽ là người quyết định giá mua bán của sản phẩm
Hao phí lao động để sản xuất hàng hóa gồm hao phí về lao động vật hóa dưới dạng nhà xưởng, máy móc, công cụ lao động, nguyên nhiên vật liệu và hao phí lao động sống Trong quá trình sản xuất, hao phí lao động vật hóa được chuyển sang vật phẩm dưới dạng khấu hao về máy móc, nhà xưởng, công cụ lao động, chi phí về nguyên, nhiên vật liệu; còn hao phí về lao động sống của người lao động tạo ra giá trị mới, được kết tinh trong hàng hóa Như vậy, giá trị của hàng hóa bao gồm hao phí lao động quá khứ cộng với hao phí lao động sống hay giá trị mới kết tinh thêm
Từ đó chúng ta hiểu đơn giản từ trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một loại hàng hóa, nhưng điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề, năng suất lao động khác nhau, do đó thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó là khác nhau, tức là
có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau Theo đó ta thấy với số lượng giá trị của hàng
Trang 13hóa cụ thể sẽ không phải do mức hao phí lao động cá biệt hay thời gian lao động cá biệt quy định, mà nó được đo bởi thời gian lao động xã hội cần thiết
Trên thực tế, nếu chúng ta tiến hành các hoạt động mua bán, mặc cả một loại hàng hóa thì yếu tố thời gian lao hao phí tạo ra là một trong những yếu tố quyết định đến giá trị của hàng hóa, tuy nhiên thời gian này không phụ thuộc vào định giá của người bán (căn cứ vào thời gian hao phí để sản xuất) mà sẽ do người mua (cùng người bán) đánh giá giá trị thực dựa trên căn cứ chung trong toàn xã hội (giá trị trường) để trả giá Theo đó đối với trường hợp cụ thể, nếu người sản xuất muốn có các nguồn lợi nhất định,
họ phải rút ngắn thời gian lao động xuống càng thấp với thời gian lao động cần thiết (tính theo mặt bằng chung của xã hội/vùng miền) để ra phần giá trị chênh lệch giữa thời gian lao động xã hội cần thiết đó với thời gian lao động thực tế của họ
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa:
Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hàng hóa cũng là một đại lượng không cố định Sự thay đổi lượng giá trị của hàng hóa tùy thuộc vào những yếu tố sau:
Thứ nhất là, năng suất lao động
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí
để sản xuất ra một sản phẩm
Có hai loại năng suất lao động: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động
xã hội Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà trị xã hội Vì vậy, năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa chính là năng suất lao động xã hội
Năng suất lao động có tác động tỷ lệ nghịch với giá trị của một hàng hóa Khi năng động lao động tăng, số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời nhiều hơn nên hao phí lao động để sản xuất ra một sản phẩm ít hơn, lao động kết tinh trong một sản phẩm giảm xuống, do đó giá trị của một sản phẩm giảm nhưng tổng giá trị không đổi
Năng suất lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố khoa học kỹ thuật, công cụ, phương tiện lao động, trình độ người lao động, trình độ tổ chức quản lý sản xuất Muốn
Trang 14tăng năng suất lao động phải phát triển các yếu tố trên để sản xuất ra một sản phẩm ít hơn, lao động kết tinh trong một sản giảm xuống, do đó giá trị của một sản phẩm giảm những tổng giá trị không đổi
Khi xem xét về mối quan hệ giữa tăng năng suất với lượng giá trị của một đơn
vị hàng hóa, C.Mác còn chú ý hơn về mối quan hệ giữa với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất
Tăng cường độ lao là tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động Cường độ lao động có tác động tỷ lệ thuận với tổng giá trị hàng hóa được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian nhất định Khi cường độ lao động tăng, hao phí lao động cũng tăng lên, khối lượng hàng hóa cũng tăng tương ứng Vì vậy, hao phí lao động để làm ra một sản phẩm không đổi nhưng tổng giá trị hàng hóa tăng lên
Cường độ lao động ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, thể chất, tâm lý, trình độ tay nghề thành thạo của người lao động, công tác tổ chức, kỷ luật lao động, Nếu giải quyết tốt những vấn đề này thì người lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, tập trung hơn, do đó tạo ra nhiều sản phẩm hơn
Thứ hai là, tính chất phất tạp hay giản đơn của lao động
Trong đời sống xã hội có nhiều loại lao động cụ thể khác nhau Căn cứ tính chất của lao động có thể chia các loại lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp
Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên nghiệp vụ cũng có thể thao tác được
Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định
Trong cùng một đơn vị thời gian, một hoạt động lao động phức tạp sẽ tạo được nhiều lượng giá trị hơn so với lao động giản đơn C.Mác gọi lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội lên Đây là cơ sở lý luận quan trọng để cả nhà quản trị và