1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống tiện nghi trên ô tô (nghề công nghệ ô tô cao đẳng)

132 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Tiện Nghi Trên Ô Tô
Tác giả Huỳnh Hội Hoa Đăng
Trường học Trường Cao Đẳng Kiên Giang
Chuyên ngành Công Nghệ Ô Tô
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2019
Thành phố Kiên Giang
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 6,7 MB

Cấu trúc

  • BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ TRANG BỊ TIỆN NGHI TRÊN ÔTÔ (0)
    • 1. Khái quát (6)
  • BÀI 2. HỆ THỐNG CỬA SỔ ĐIỆN VÀ GƯƠNG ĐIỆN (10)
    • 1. Hệ thống cửa sổ điện (10)
      • 1.1. Chức năng (10)
      • 1.2. Cấu trúc hệ thống và các cụm thiết bị cửa sổ điện (0)
      • 1.3. Điều khiển và sơ đồ mạch cửa sổ điện (14)
    • 2. Hệ thống gương điện (16)
      • 2.1. Mô tả hệ thống gương chiếu hậu (0)
      • 2.2. Cấu tạo (17)
      • 2.3. Nguyên lý hoạt động (0)
      • 2.4. Kiểm tra công tắc và mô tơ điều khiển gương chiếu hậu (20)
  • BÀI 3. HỆ THỐNG KHÓA CỬA VÀ CHỐNG TRỘM (22)
    • 1. Chức năng và yêu cầu (0)
      • 1.2. Cấu trúc hệ thống và các cụm thiết bị hệ thống khóa cửa (0)
    • 2. Điều khiển và sơ đồ mạch hệ thống khóa cửa (26)
      • 2.1. Chức năng điều khiển khoá (mở khóa) bằng công tắc (26)
      • 2.2. Nguyên lý hoạt động khi khóa cửa (0)
      • 2.3. Nguyên lý hoạt động khi mở khóa (0)
      • 2.4. Chức năng khoá (mở khóa) cửa bằng chìa (28)
      • 2.5. Nguyên lý hoạt động khi mở khóa (0)
      • 2.6. Chức năng mở khoá 2 bước (cửa của người lái) (29)
      • 2.7. Chức năng quên chìa (30)
      • 2.8. Khi núm khóa cửa ở vị trí khóa (0)
    • 3. Hệ thống điều khiển khoá cửa bằng ECU (31)
      • 3.1. Các bộ phận (31)
      • 4.1. Khái quát (33)
      • 4.2. Hệ thống điều khiển khoá cửa từ xa có các chức năng sau (33)
      • 4.3. Nguyên lý hoạt động (0)
      • 4.4. Thay thế (40)
  • BÀI 4. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GHẾ (42)
    • 2. Cấu trúc hệ thống và các cụm thiết bị (0)
      • 2.1. Vị trí các chi tiết (44)
      • 2.2. Sơ đồ hoạt động của hệ thống (45)
  • BÀI 5. HỆ THỐNG NGHE-NHÌN VÀ THÔNG TIN (47)
    • 1.2. Yêu cầu (48)
    • 2.1. Bộ thu só ng radio (48)
    • 2.2. Loa bên phí a trướ c (49)
    • 3. Sơ đồ mạch điện hệ thống âm thanh giải trí trên xe Camry 2007 (49)
    • 4. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của cá c bộ phận chính trong hệ thống (0)
      • 4.1. Cấu tạo (51)
    • 5. Nguyên lý làm việc cá c bộ phận trong hệ thống (0)
      • 5.1. Rađiô (53)
  • BÀI 6. MỘT SỐ THIẾT BỊ KHÁC (ĐỒ CHƠI TRÊN ÔTÔ) (125)
    • 1. Một số “Đồ chơi” trên ôtô (125)
      • 1.1. Mở khóa bằng cảm biến (125)
      • 1.2. Màn hình - Rất nhiều màn hình (125)
      • 1.3. Hộp số 9 cấp (127)
      • 1.4. Ứng dụng và internet (127)
      • 1.5. Xe tự lái (128)
      • 1.6. HỆ THỐNG NHẬN DẠNG VÂN TAY (128)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (132)

Nội dung

Việc xác định kẹt cửa sổ được xác định dựa trên các tín hiệu của cảm biến tốc độ và công tắc hạn chế từ motor điều khiển cửa sổ phía người lái các loại xe có chức năng chống kẹt cửa

TỔNG QUAN VỀ TRANG BỊ TIỆN NGHI TRÊN ÔTÔ

Khái quát

Sự hình thành ô tô được bắt đầu trên các ý tuởng và phát minh bánh xe lăn tròn của con người từ 3000 năm trước Công nguyên Chiếc xe bốn bánh ra đời khoảng thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên và được danh hoạ nổi tiếng Leonad de

Vanci vẽ lại trưng bày trong bảo tàng Pari của

Pháp Ô tô thực sự được gọi tên chỉ từ khi chiếc xe sử dụng bánh tròn tự di chuyển với nguồn động lực đặt trên nó Bởi vậy sự ra đời, phát triển của ô tô gắn mật thiết với sự ra đời, phát triển của nguồn động lực đặt trên xe và sự hoàn thiện cấu trúc bánh xe lăn.Các mốc thời gian chính của sự hình thành và phát triển động cơ, ô tô:

Năm 1690: xuất hiện máy hơi nước đầu tiên của

Năm 1801: Philipp Lebon phát minh động cơ chạy bằng gas (khí đốt), năm 1807 Isaak de Rivaz thí nghiệm lắp động cơ khí đốt lên cỗ xe tam mã và hoàn thiện liên tục, tới năm 1861 đã chế tạo được động cơ khí đốt, 4 kỳ, 8 mã lực lắp lên xe tứ mã phục vụ mục đích vận chuyển người thay cho ngựa kéo

Năm 1864: Nikolai Ôtto, Langen, Daimler, Maybach mở nhà máy sản xuất động cơ gaz 4 kỳ tại Đức và thử nghiệm thành công động cơ gaz-xăng, rồi động cơ gaz 2 kỳ

(1882 của Karl Benz), các loại động cơ này một phần được lắp thử nghiệm trên xe thay ngựa kéo Sau nhiều thay đổi kỹ thuật, động cơ đạt được công suất 20 mã lực, đánh lửa bằng manheto

Năm 1886: Karl Benz chế tạo động cơ xăng 2 kỳ công suất nhỏ 0,7 mã lực, 130 vòng/phút, đánh lửa bằng điện, lắp trên xe ba bánh và đăng ký phát minh kỹ thuật Sau đó Daimler, Maybach hoàn thiện động cơ chạy xăng và lắp trên xe 4 bánh Bản phát minh được chọn và ghi nhận là của Karl Benz, và lấy 1886 là năm ra đời của xe hơi, từ đây xe có thể tự chuyển động, tự chuyển hướng Thực ra, tên gọi “Ô TÔ“

Hình 1.1: Xe 4 bánh của thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên sau đó của Daimler và Maybach

Hình1.2 Những ô tô con ra đời trong khoảng thập kỷ 1860

Năm 1888: J.B Dunlop phát minh ra lốp cao su có chứa khí nén bên trong Chỉ một năm sau lốp của Dunlop được chấp nhận lắp trên ô tô Nhờ phát minh này mà tốc độ của ô tô đã vượt qua tốc độ 40 km/h Tiếp theo hình thành các hãng sản xuất lốp Dunlop (1889) Michelin (1894)

Năm 1892: Rudolf Diezel phát minh ra động cơ diezel và đến năm 1901 lắp trên ô tô tải

Năm 1900: Xuất hiện ô tô con chạy điện (Elektro-Taxi) và dạng Elektro-Mobil

Từ đây sự hình thành ô tô con, ô tô tải, ô tô tải chở người chạy bằng lốp khí nén dần dần hoàn thiện, nhưng quy mô nhỏ và chưa hình thành rõ của nền công nghiệp ô tô

Hình 1.3.Những ô tô ra đời trong những năm đầu 1900

Tuy vậy mốc thời gian đáng ghi nhớ trong công nghiệp sản xuất ô tô:

Năm 1896 Henry Ford (Mỹ) bắt đầu thành lập nhà máy và chế tạo hàng loạt vào năm 1903, đánh dấu một giai đoạn phát triển công nghiệp ô tô trên thế giới

Năm 1898 hãng Renault (Pháp) Năm 1899 hãng Fiat (Italia)

Sau 1902 hàng loạt các quốc gia thực hiện sản xuất ô tô các loại theo một hệ thống công nghiêp và gia tăng sản lượng của mình, tạo thế cạnh tranh mãnh liệt trên thị trường Cho tới nay số lượng ô tô sử dụng ở một quốc gia đã trở thành một chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của quốc gia đó

Hình 1.4 Những ô tô ra đời trong những năm đầu 1930

Sự phát triển kỹ thuật từ đây gắn liền với khả năng ứng dụng và thị trường của các hãng sản xuất ô tô Các mốc thời gian xuất hiện các kỹ thuật mới trên ô tô có thể liệt kê:

Năm 1934: Hoàn thành chế tạo hộp số tự động chuyển số (AT) cho ô tô trên cơ sở hộp số hành tinh, biến mô men thuỷ lực, điều khiển nhờ thuỷ lực và các van con trượt

Năm 1954: Felix Wankel chế tạo động cơ pitton quay tại hãng NSU-Wankel có cấu trúc gọn nhỏ và sau đó lắp trên ô tô con

Năm 1967: Phun xăng điện tử theo hệ D-Jetronic thay thế kiểu phun xăng cơ khí trước đây Đến năm 1973 nghiên cứu thành công hệ phun xăng điện tử nhằm giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường

Năm 1971: Chế tạo hoàn chỉnh hệ thống chống trượt lết bánh xe khi phanh (ABS), tiếp sau đó năm 1978 chế tạo hàng loạt hệ thống ABS, lắp trên ô tô con và ô tô chở người

Năm 1979: Điều khiển kỹ thuật số xuất hiện và ngay lập tức được ứng dụng vào hệ thống phun xăng đánh lửa Motronic và nhiều lĩnh vực điều khiển tự động khác: ABS, hộp số tự động, điều khiển tối ưu lực dọc …

Năm 1980: Cho phép lắp túi khí bảo vệ trên ô tô (Air-Bag) với khả năng tác động nhanh dưới 60 ms (mili giây)

HỆ THỐNG CỬA SỔ ĐIỆN VÀ GƯƠNG ĐIỆN

Hệ thống cửa sổ điện

Hệ thống điều khiển cửa sổ điện là một hệ thống để mở và đóng các cửa sổ bằng cách điều khiển các công tắc Motor cửa sổ điện quay khi vận hành công tắc điều khiển cửa sổ điện Chuyển động quay của motor cửa sổ điện này sau đó được chuyển thành chuyển động lên xuống nhờ bộ nâng hạ cửa sổ để mở hoặc đóng cửa sổ

Hệ thống cửa sổ điện có các chức năng sau đây:

Chức năng đóng (mở) bằng tay

Chức năng tự động đóng (mở) cửa sổ bằng một lần ấn

Chức năng khoá cửa sổ

Chức năng điều khiển cửa sổ khi tắt khoá điện

Hình 2.1 Điều khiển công tắc chính Hình 2.2 Chức năng chống kẹt cửa kính cửa kính người lái

1.1.1 Chức năng đóng (mở) bằng tay

Khi công tắc cửa sổ điện bị kéo lên hoặc đẩy xuống giữa chừng, thì cửa sổ sẽ mở hoặc đóng cho đến khi thả công tắc ra

1.1.2 Chức năng tự động đóng (mở) cửa sổ bằng một lần ấn

Khi công tắc điều khiển cửa sổ điện bị kéo lên hoặc đẩy xuống hoàn toàn, thì cửa sổ sẽ đóng và mở hoàn toàn Một số xe chỉ có chức năng mở tự động và một số xe chỉ có chức năng đóng (mở) tự động cho cửa sổ phía người lái

1.1.3 Chức năng khoá cửa sổ

Khi bật công tắc khoá cửa sổ, thì không thể mở hoặc đóng tất cả các cửa kính trừ cửa sổ phía người lái

1.1.4 Chức năng chống kẹt cửa sổ

Trong quá trình đóng cửa sổ tự động nếu có vật thể lạ kẹt vào cửa kính thì chức năng này sẽ tự động dừng cửa kính và dịch chuyển nó xuống khoảng 50mm

1.2 Cấu trúc hệ thống và các cụm thiết bị cửa sổ điện

Hệ thống cửa sổ điện gồm có các bộ phận sau đây:

1.2.1 Bộ nâng hạ cửa sổ

Các Motor điều khiển cửa sổ điện

Công tắc chính cửa sổ điện (gồm có các công tắc cửa sổ điện và công tắc khoá cửa sổ)

Các công tắc cửa sổ điện

Hình 2.3 Các bộ phận của hệ thống nâng kính 1.2.2 Bộ nâng hạ cửa sổ

Chuyển động quay của motor điều khiển cửa sổ được chuyển thành chuyển động lên xuống để đóng mở cửa sổ

Hình 2.4 Bộ nâng hạ cửa kính

Cửa kính được đỡ bằng đòn nâng của bộ nâng hạ cửa sổ Đòn này được đỡ bằng cơ cấu đòn chữ X nối với đòn điều chỉnh của bộ nâng hạ cửa sổ Cửa sổ được đóng và mở nhờ sự thay đổi chiều cao của cơ cấu đòn chữ X

Các loại bộ nâng hạ cửa sổ khác với loại cơ cấu tay đòn chữ X là loại điều khiển bằng dây và loại một tay đòn

1.2.3 Motor điều khiển cửa sổ điện

Motor điều khiển cửa sổ điện quay theo hai chiều để dẫn động bộ nâng hạ cửa sổ

Motor điều khiển cửa sổ điện gồm có ba bộ phận: Motor, bộ truyền bánh răng và cảm biến Motor thay đổi chiều quay nhờ công tắc Bộ truyền bánh răng truyền chuyển động quay của motor tới bộ nâng hạ cửa sổ Cảm biến gồm có công tắc hạn chế và cảm biến tốc độ để điều khiển chống kẹt cửa sổ

Hình 2.5 Motor nâng hạ cửa kính 1.2.4 Công tắc chính cửa sổ điện

Công tắc chính cửa sổ điện điều khiển toàn bộ hệ thống cửa sổ điện

Công tắc chính cửa sổ điện dẫn động tất cả các motor điều khiển cửa sổ điện

Công tắc khoá cửa sổ ngăn không cho đóng và mở cửa sổ trừ cửa sổ phía người lái

Việc xác định kẹt cửa sổ được xác định dựa trên các tín hiệu của cảm biến tốc độ và công tắc hạn chế từ motor điều khiển cửa sổ phía người lái (các loại xe có chức năng chống kẹt cửa sổ)

Hình 2.6 Công tắc chính điều khiển cửa sổ điệnCác công tắc cửa sổ điện hành khách

Công tắc cửa sổ điện điều khiển dẫn động motor điều khiển cửa số điện của cửa sổ phía hành khách phía trước và phía sau Mỗi cửa có một công tắc điện điều khiển

Khoá điện truyền các tín hiệu vị trí ON, ACC hoặc LOCK tới công tắc chính cửa sổ điện để điều khiển chức năng cửa sổ khi tắt khoá điện

Công tắc cửa xe truyền các tín hiệu đóng hoặc mở cửa xe của người lái (mở cửa:

ON, đóng cửa OFF) tới công tắc chính cửa sổ điện để điều khiển chức năng cửa sổ khi tắt khoá điện

Hình 2.7 Công tắc cửa xe

1.3 Điều khiển và sơ đồ mạch cửa sổ điện

1.3.1 Chức năng đóng (mở) bằng tay

Hình 2.8 Hoạt động của hệ thống khi nâng cửa kính UP

- Khi khoá điện ở vị trí ON và công tắc cửa sổ điện phía người lái được kéo lên nửa chừng, thì tín hiệu UP bằng tay sẽ được truyền tới IC và xảy ra sự thay đổi sau đây: Transistor Tr: ON (mở) Relay UP: ON (bật) Relay DOWN: Tiếp mát

Kết quả là motor điều khiển cửa sổ điện phía người lái quay theo hướng UP (lên) Khi nhả công tắc ra, relay UP tắt và motor dừng lại

- Khi ấn công tắc điều khiển cửa sổ điện phía người lái xuống nửa chừng, tín hiệu DOWN bằng tay được truyền tới IC và xảy ra sự thay đổi sau đây:

Transistor Tr :ON (mở) Relay UP: tiếp mát Relay DOWN: ON (bật) Kết quả là motor điều khiển cửa sổ phía người lái quay theo hướng DOWN

Hình 2.9 Hoạt động của hệ thống khi hạ cửa kính DOWN 1.3.2 Chức năng đóng (mở) cửa sổ tự động bằng một lần ấn

Hình 2.10 Hoạt động của hệ thống ở chế độ AUTO

Khi khoá điện ở vị trí ON và công tắc cửa sổ điện phía người lái được kéo lên (kéo xuống) hoàn toàn, tín hiệu AUTO được truyền tới IC IC điều khiển Motor cửa sổ điện phía người lái tiếp tục quay ngay cả khi công tắc được nhả ra Motor điều khiển cửa sổ điện dừng lại khi cửa sổ phía người lái đóng hoàn toàn IC xác định được điều đó nhờ cảm biến tốc độ và công tắc hạn chế hành trình của motor Có thể dừng thao tác đóng mở tự động bằng cách nhấn vào công tắc cửa sổ điện phía người lái

Cửa sổ bị kẹt được xác định bởi hai bộ phận Công tắc hạn chế và cảm biến tốc độ trong motor điều khiển cửa sổ điện Cảm biến tốc độ chuyển tốc độ motor thành tín hiệu xung Sự kẹt cửa sổ được xác định dựa vào sự thay đổi chiều dài của sóng xung Khi đai của vành răng bị đứng im, công tắc hạn chế sẽ phân biệt sự thay đổi chiều dài sóng của tín hiệu xung trong trường hợp cửa bị kẹt với chiều dài sóng xung trong trường hợp cửa sổ đóng hoàn toàn

Hình 2.11 Cấu tạo bộ cảm biến kẹt cửa

Khi công tắc chính cửa sổ điện nhận được tín hiệu là có một cửa sổ bị kẹt từ motor điều khiển cửa kính, nó tắt relay UP, bật relay DOWN khoảng một giây và mở cửa kính khoảng 50 mm để ngăn không cho cửa sổ tiếp tục đóng

Có thể kiểm tra chức năng chống kẹt cửa sổ bằng cách nhét một vật vào giữa kính và khung Nhưng với một vật có kích thước nhỏ, khi cửa kính gần đóng, chức năng chống kẹt cửa sổ không kích hoạt Do đó, việc kiểm tra chức năng này bằng tay có thể dẫn đến bị thương Một số kiểu xe cũ không có chức năng chống kẹt cửa sổ điện

Hình 2.12 Tín hiệu phát ra của cảm biến

Hệ thống gương điện

Là 1 hệ thống điều khiển 2 gương chiếu hậu bằng công tắc điện

Mô tơ gương chiếu hậu quay khi vận hành công tắc điện

Khi môtơ hoạt động lúc này làm gương chiếu hậu quay lên hoặc quay xuống , trái hoặc phải

Giúp lái xe quan sát đuợc các hình ảnh ở đằng sau lưng mà không cần quay đầu lại.Từ đó đảm bảo an toàn khi lái xe và khi quay đầu xe

Mô tơ dạng lỏi sắt là nam châm vĩnh cửu và có cấu tạo giống như mô tơ của bộ nâng hạ kính

2.2.1 Công tắc điều khiển guơng chiếu hậu

Hình 2.14: Công tắc điều khiển gương chiếu hậu

2.2.2 2 Sơ đồ gương chiếu hậu:

Hình 2.15: Sơ đồ mạch gương chiếu hậu

1: Điều khiển gương xuống và sang phải của gương trên

3: Điều khiển sang trái của gương trái

5: Điều khiển lên của gương trái

8: Điều khiển sang trai của gương phải

9: Điều khiển lên của gương phải

2.3 Nguyên lý hoạt động a)Gương trái :

Lên: Dòng điện từ ac quy đi đến cầu chì→khóa→role→chân B của công tắc điều khiển→công tắc ban 5 →mô tơ của gương bên trái →mass

Kết quả là gương bên trái đuợc nâng lên

Xuống: Dòng từ ac quy đi đến cầu chì→khóa→role →chân B của công tắc điều khiển→công tắc ban 1→mô tơ của guơng bên trái →mass

Kết quả là gương bên trái đuợc hạ xuống

Phải: Dòng điện từ ac quy đi đến cầu chì→khóa→role →chân B→công tắc ban 1→mô tơ của gương bên trái →mass

Kết quả là gương bên trái quay sang phải

Trái: Dòng từ ac quy→khóa→role →chân B→công tắc ban3→môtơ của gương bên trái →mass

Kết quả là gương bên trái quay sang bên trái

Lên :Dòng từ ac quy→cầu chì→khóa→role →chân B→công tắc ban 9→mô tơ của gương bên phải → mass

Kết quả là gương bên phải đuợc hạ xuống

Xuống : Dòng từ ac quy→cầu chì→khóa→role →công tắc ban 7 →chân C→mô tơ cảu gương bên phải →mass

Kết quả là gương bên phải đuợc hạ xuống

Phải : Dòng từ ac quy→cầu chì→khóa→role →chân B→công tắc ban 7→mô tơ của gương bên phải →mass

Kết quả là gương bên phải quay sang phải

Trái :Dòng từ ac quy →cầu chì→khóa→role →chân B→công tắc ban 8→mô tơ của gương bên phải →mass

Kết quả là gương bên phải quay sang trái

2.4 Kiểm tra công tắc và mô tơ điều khiển gương chiếu hậu

Dụng cụ: dồng hồ VOM

Cách kiểm tra: dầu tiên ta chọn 1 dây trong số các dây ở công tắc điều khiển, rồi nhấn nút ở công tắc để bắt đầu đo

Nếu nó thông với dây nào thì đó là nút lên hoặc xuống, trái hoặc phải

Tiếp tục chọn giữ dây ban đầu đã chọn, sau đónếu dây dưới giắc trùng với nút trên công tắc thì ta đã chọn đúng Nếu sai thi ta thì ta lần lượt đổi dây để đo

Khi xác định được dây dưới giắc trùng khớp với nút trên công tắc là 5 giây Dây chung là dây dương là 1 trong số dây còn lại

Tổng số dây đo được là 7 dây

Dụng cụ : đồng hồ VOM, bình ac quy

Cách kiểm tra: dùng đồng hồ VOm kiểm tra xem 3 dây có thông nhau không Nếu không thông nhau thì gương không sử dụng được

Hình 2.17: cách đo gương chiếu hậu bằng đồng hồ VOM

Hình 2.18: Đo gương bằng ac quy

Khi kiểm tra xong ta tiến hành thử bằng bình ac quy ta lấy dây 1 va 3 trên gương chiếu hậu cắm vào 2 cọc ac quy , thấy gương đi xuống như vậy đổi chân 1 và 3 ta sẽ có gương đi lên

Ta dùng dây 1 và dây 2 cắm vào 2 cọc ac quy thì thấy gương chuyển động sang phải Đổi dây 1 và 2 ta có chuyển dộng sang trái Đánh dấu dây lại để nối với mạch của công tắc.

HỆ THỐNG KHÓA CỬA VÀ CHỐNG TRỘM

Điều khiển và sơ đồ mạch hệ thống khóa cửa

2.1 Chức năng điều khiển khoá (mở khóa) bằng công tắc

Khi ấn công tắc điều khiển khoá cửa về phía khoá (mở), tín hiệu khoá (mở khóa) được truyền tới CPU trong relay tổ hợp Sau khi nhận được tín hiệu này, CPU sẽ bật Tr1 hoặc Tr2 làm bật relay khoá (mở) khoá Ở trạng thái này relay khoá (mở khóa) tạo thành mạch kín, dòng điện đi từ ắc qui tới mát qua motor và tất cả các motor điều khiển khoá cửa quay theo hướng khoá (mở khóa) để tắt (bật) công tắc vị trí khoá cửa Ở một số xe, các công tắc vị trí khoá được lắp đặt cho tất cả các cửa.

Hình 3.9 Sơ đồ mạch điện của hệ thống khóa cửa

2.2 Nguyên lý hoạt động khi khóa cửa:

Khi bật công tắc khóa cửa, tín hiệu này được gởi tới bộ điều khiển Bộ điều khiển làm mở Tr1 nối mát cho cuộn dây trong Relay khóa, cung cấp dương vào một đầu của motor khóa cửa làm nó quay đến vị trí khóa cửa

Hình 3.10 Điều khiển khóa cửa bằng công tắc

2.3 Nguyên lý hoạt động khi mở khóa:

Khi bật công tắc mở khóa, tín hiệu này được truyền tới bộ điều khiển Bộ điều khiển kích hoạt Tr2 dẫn, nối mát cho cuộn dây trong relay mở khóa, cấp dương cho một đầu của motor khóa cửa Chiều dòng điện qua motor ngược lại so với khi khóa, làm motor đảo chiều quay làm mở khóa cửa.

Hình 3.11 Điều khiển mở khóa bằng công tắc

2.4 Chức năng khoá (mở khóa) cửa bằng chìa

Khi cắm chìa khoá vào ổ khoá và xoay về phía khoá (mở) khoá, thì công tắc hoạt động nhờ chìa khoá được quay về vị trí khoá (mở khóa) làm quay tất cả các motor điều khiển khoá cửa theo hướng như là công tắc khoá (mở khóa) bằng tay

Nguyên lý hoạt động khi khóa cửa:

Hình 3.12 Điều khiển mở khóa bằng chìa

2.5 Nguyên lý hoạt động khi mở khóa:

Hình 3.13 Điều khiển mở khóa bằng chìa

2.6 Chức năng mở khoá 2 bước (cửa của người lái)

Khi chìa khoá được xoay theo hướng mở thì chỉ có duy nhất cửa đang được mở mới được mở khoá Ở giai đoạn này, cực UL3 của relay tổ hợp được nối mát thông qua công tắc hoạt động nhờ chìa khoá, nhưng Tr2 thì không được bật

Nếu chìa khoá được xoay theo hướng mở khoá 2 lần trong thời gian 3 giây thì cực UL3 được tiếp đất 2 lần và CPU trong relay tổ hợp sẽ bật Tr2 Kết quả là relay mở khoá được bật lên và tất cả các cửa được mở

- Khi thao tác mở khoá bằng chìa được thực hiện 1 lần

Hình 3.14 Mở khóa bằng chìa bước 1

Khi thao tác mở khoá bằng chìa được thực hiện hai lần liên tục

Hình 3.15 Mở khóa bằng chìa bước 2

Khi cửa của người lái được mở và chìa khoá điện vẫn nằm trong ổ khoá điện, CPU trong rơle tổ hợp sẽ bật Tr2 lên khoảng 0.2 giây sau khi núm khoá được xoay về vị trí khoá (với công tắc vị trí khoá cửa tắt OFF)

Kết quả là rơle mở khoá được bật lên và tất cả các cửa được mở khoá Nếu công tắc điều khiển khoá cửa hoạt động để khoá các cửa trong giai đoạn này, thì tất cả các cửa được khoá ngay và sau đó lại được mở khoá giống như ở trên

Khi núm khóa cửa ở vị trí mở khóa:

Hình 3.16 Mạch khóa cửa ở vị trí mở khóa

2.8 Khi núm khóa cửa ở vị trí khóa:

Hình 3.17 Mạch khóa cửa ở vị trí khóa

Hệ thống điều khiển khoá cửa bằng ECU

Hình 3.18 Các bộ phận của hệ thống điều khiển khóa cửa bằng ECU

Hệ thống điều khiển khoá cửa được điều khiển bằng ECU trong MPX gồm các bộ phận sau đây:

ECU sẽ xác định trạng thái của xe dựa trên số liệu từ mỗi công tắc, mỗi cảm biến hoặc thông qua MPX và dẫn động tất cả các motor điều khiển khoá cửa có trang bị relay điều khiển ở bên trong

ECU cửa người lái xác định trạng thái của công tắc điều khiển cửa xe và công tắc hoạt động nhờ chìa khoá của người lái và truyền tín hiệu tới ECU thân xe có MPX

3.1.3 ECU cửa hành khách phía trước

ECU cửa hành khách phía trước xác định trạng thái của công tắc điều khiển khoá cửa và công tắc hoạt động nhờ chìa khoá của cửa hành khách phía trước và truyền tín hiệu tới ECU thân xe có MPX

ECU đo lường tính toán tốc độ xe từ tín hiệu xung của ECU điều khiển trượt truyền tới ECU thân xe

3.1.5 Cụm cảm biến túi khí trung tâm

Khi cụm cảm biến túi khí trung tâm được kích hoạt, nó làm nổ túi khí và truyền thông tin tới ECU thân xe để mở khoá cửa

Hệ thống điều khiển khoá cửa được điều khiển bằng ECU thân xe trong MPX có các chức năng sau:

3.1.6 Chức năng mở khoá cửa khi có tai nạn

Khi túi khí nổ, chức năng này tự động mở khoá tất cả các cửa để tạo điều kiện cho việc thoát thân và cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp

3.1.7 Chức năng mở khoá cửa tự động bằng khoá điện

Khi cửa người lái đóng lại, tắt khoá điện từ vị trí ON về vị trí LOCK (khoá) và mở cửa người lái khoảng 10 giây thì tất cả các cửa xe sẽ tự động mở khoá

3.1.8 Chức năng mở cửa xe tự động liên quan đến cần số (tuỳ chọn)

Khi khoá điện đang ở vị trí ON, việc đẩy cần số về vị trí P từ bất kỳ vị trí nào sẽ tự động mở khoá tất cả các cửa

3.1.9 Chức năng khoá cửa tự động liên quan đến cần số (Tuỳ chọn)

Khi các điều kiện dưới đây được thoả mãn liên tiếp thì chức này sẽ làm cho tất cả các cửa được khoá một cách tự động

Bật khoá điện từ vị trí LOCK hoặc ACC sang vị trí ON

Tất cả các cửa được đóng

Cần số không ở vị trí P

Có ít nhất một cửa đang mở khóa

3.1.10 Chức năng khoá cửa xe tự động theo tốc độ

Khi các điều khiện dưới đây được thoả mãn liên tiếp, thì chức năng này sẽ làm cho tất cả các cửa được khoá một cách tự động

Tốc độ xe lớn hơn 20 km/h

Tất cả các cửa đều đóng

Cần số không ở vị trí P hoặc N

Có ít nhất một cửa đang mở khóa

Hệ thống chống trộm và mã chìa khóa, chìa khóa thông minh

4 Hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa

Hệ thống điều khiển khoá cửa từ xa là một hệ thống gửi các tín hiệu từ bộ điều khiển từ xa được gắn cùng chìa khoá để khoá (mở khóa) các cửa xe ngay cả khi đứng cách xa xe Khi bộ điều khiển cửa nhận được tín hiệu phát ra từ bộ điều khiển từ xa, nó sẽ gửi tín hiệu điều khiển tới relay tổ hợp Relay tổ hợp điều khiển các motor khoá cửa dựa trên tín hiệu nhận được Ngoài chức năng này relay tổ hợp còn có chức năng khoá tự động, chức năng lặp lại, chức năng phản hồi và các chức năng khác Các chức năng của hệ thống điều khiển khoá cửa xe từ xa khác nhau tuỳ kiểu xe, cấp nội thất và thị trường

Hình 3.19 Các bộ phận trong hệ thống điều khiển từ xa

4.2 Hệ thống điều khiển khoá cửa từ xa có các chức năng sau:

4.2.1 Chức năng khoá (mở khóa) tất cả các cửa Ấn vào công tắc LOCK hoặc UNLOCK của bộ điều khiển từ xa sẽ khoá hoặc mở khoá tất cả các cửa xe

Hình 3.20 Chức năng khóa tất cả các cửa và mở khóa 2 bước

4.2.2 Chức năng mở khoá 2 bước Ấn vào công tắc UNLOCK hai lần trong thời gian 3 giây sẽ mở tất cả các cửa xe sau khi cửa người lái được mở khoá

4.2.3 Chức năng phản hồi hoặc báo lại Đèn cảnh báo nguy hiểm sẽ nhấp nháy một lần khi khoá và hai lần khi mở khoá để báo rằng thao tác khoá (mở khóa) cửa đã hoàn thành

4.2.4 Chức năng kiểm tra hoạt động của bộ điều khiển từ xa

Khi ấn lên công tắc của bộ điều khiển từ xa để khoá (mở khóa) cửa xe hoặc cửa khoang hành lý, thì đèn chỉ báo hoạt động của bộ điều khiển từ xa bật sáng để thông báo rằng hệ thống này đang hoạt động Tuy nhiên nếu pin hết điện, thì đèn này sẽ không sáng

Hình 3.21 Chức năng mở cửa khoang hành lý, điều khiển cửa sổ điện và báo động 4.2.5 Chức năng mở cửa khoang hành lý Để mở cửa khoang hành lý phải ấn và giữ công tắc mở cửa khoang hành lý của bộ điều khiển từ xa trong thời gian khoảng một giây

4.2.6 Chức năng đóng (mở) cửa sổ điện

Nếu ấn vào công tắc khoá (mở khóa) cửa xe khoảng 2,5 giây hoặc lâu hơn mà không có chìa khoá trong ổ khoá điện, thì tất cả kính cửa sổ của xe có thể được đóng hoặc mở Quá trình mở/đóng cửa sổ điện sẽ tiếp tục khi nào còn giữ công tắc và dừng lại khi thả ra Một số xe không có chức năng đóng cửa sổ

Nếu giữ công tắc khoá cửa xe của bộ điều khiển từ xa lâu hơn khoảng từ hai đến ba giây, thì sẽ làm kích hoạt hệ thống chống trộm (còi sẽ kêu cũng như đèn pha, đèn hậu và đèn cảnh báo nguy hiểm sẽ nháy)

Loại công tắc đẩy khoá cửa xe không có chức năng đóng cửa sổ điện

4.2.8 Chức năng bật đèn trong xe

Các đèn trong xe sẽ bật sáng khoảng 15 giây cùng thời điểm với khi các cửa được mở khoá bằng công tắc của bộ điều khiển từ xa

Hình 3.22 Chức năng bật đèn trong xe 4.2.9 Chức năng khoá tự động

Nếu không có cửa xe nào được mở ra trong khoảng thời gian 30 giây sau khi chúng được mở khoá bằng công tắc bộ điều khiển từ xa, thì tất cả các cửa xe đều được khoá lại

Nếu một cửa không được khoá theo sự điều khiển của bộ điều khiển từ xa, thì relay tổ hợp sẽ phát ra tín hiệu khoá sau 1 giây

Chức năng cảnh báo cửa xe bị hé mở

Nếu bất kỳ một cửa nào của xe bị mở hoặc hé mở thì việc bấm vào công tắc khoá cửa của bộ điều khiển từ xa sẽ làm cho còi báo khoá cửa kêu khoảng 10 giây

HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GHẾ

HỆ THỐNG NGHE-NHÌN VÀ THÔNG TIN

Yêu cầu

Rađiô casset trên ôtô ngoài các yêu cầu cần có của một máy thông thường còn phải đáp ứng một số yêu cầu khác như:

Kích thước phải nhỏ gọn để tiện bố trí và lắp đặt trên xe

Nơi lắp đặt phải tiện cho lái xe sử dụng vì là người thao tác chính nhưng cũng có thể là do người ngồi phía trước điều khiển và không ảnh hưởng tới việc lái xe Thường máy đặt ở giữa phía dưới táp lô

Việc điều khiển và điều chỉnh rađiôcassette trên xe phải tin cậy và đơn giản đến mức tối đa để tránh cho người lái xe bị tốn phí nhiều thời gian cho việc điều khiển làm giảm sự chú ý khi đang lái xe

Phải có độ nhạy cao lọc nhiễu tốt vì xe có vỏ sắt kín và trên xe có nhiều nguồn nhiễu Chịu được các chấn động cơ học

Chịu được các biến động của khí hậu nhiệt đọ do xe luôn di động nơi này nơi khác Âm thanh tốt khỏe phù hợp với ca bin xe và việc đặt hướng loa phải phù hợp đảm bảo được âm giảm sự không đồng đều về tần số âm trên toàn xe

2 Cấu trúc hệ thống và các cụm thiết bị

Bộ thu só ng radio

Hình 5.2: Vị trí các chi tiết bộ thu sóng Rađiô

Loa bên phí a trướ c

Hình 5.3: Vị trí các chi tiết Loa bên phí a trướ c

Hình 5.4: Vị trí các chi tiết loa bên Phía sau

Cấu tạo, nguyên lý làm việc của cá c bộ phận chính trong hệ thống

Cấu tạo hệ thống âm thanh trên ôtô có nhiều đặc điểm khác nhau tùy vào từng loại xe và cấp nội thất Trong một số trường hợp khách hàng tự lựa chọn các bộ phận của hệ thống âm thanh tại nơi bán hàng Nhìn chung hệ thống âm thanh có các bộ phận sau đây

4.1.1 Rađiô Ăng ten thu sóng rađiô được truyền đi từ đài phát thanh và chuyển thành tín hiệu âm thanh rồi gửi tới bộ khuyếch đại

Hình: 5.5: Cấu tạo một hệ thống rađiô đơn giản

Phần lớn các rađiô ngày nay đều có thể nhận sóng AM/FM và có một bộ dò sóng điện tử được điều khiển bằng một máy tính nhỏ

4.1.2 Máy quay băng /đĩa CD

Máy quay băng đọc tín hiệu analog trên băng từ và gửi âm thanh tới bộ khuyếch đại Thiết bị này có chức năng tự động quay ngược và chức năng chọn tự động …vv Đầu đọc CD đọc tín hiệu số trên đĩa quang rồi thực hiện sự chuyển đổi D/A (số sang analog) và gửi âm thanh tới bộ khuyếch đại Vì sử dụng tín hiệu số nên âm thanh của đĩa CD có tín hiệu rõ hơn so với băng từ Một trong những thuận lợi cơ bản của đĩa

CD là chúng ta có thể lựa chọn bài hát rất nhanh

Bộ khuyếch đại được dùng để khuyếch đại tín hiệu từ rađiô,băng từ,đĩa CD…và gửi các tín hiệu này đến các loa

Loa được dùng để chuyển tín hiệu điện đã được khuyếch thành dao động âm thanh trong không khí Để nghe được tín hiệu âm thanh stereo nhất thiết phải có hai loa

Hệ thống âm thanh trên ôtô cũng như hệ thống âm thanh ở trong nhà Tuy nhiên hệ thống âm thanh ở trên ôtô có điều kiện làm việc khó khăn hơn sau dây là một số đặc điểm của hệ thống này

Hình 5.6: Độ mạnh yếu của tín hiệu sóng rađiô

* Hệ thống sử dụng điện ắc quy của ôtô

Hệ thống âm thanh trên ôtô sử dụng điện từ ắc quy của xe Điện áp của hệ thống là 12V (hoặc 24V)

Hệ thống phải chịu tác động của giao động xe và bụi

Hệ thố ng âm thanh trên ôtô đượ c thiế t kế để chị u cá c dao độ ng và bụ i bặ m khi xe chạ y trên đườ ng xấ u …v v Độ nhạy của hệ thống rất tốt

Bộ thu só ng rađiô đượ c thiế t kế có độ nhạ y cao để có thể nhậ n đượ c tí n hiệ u khi xe chạy qua khu vực có sóng ra đi ô yếu Độ mạnh yếu của sóng rađiô thay đổi tùy theo vị trí Thiế t bị thu só ng rađiô đượ c trang bị mộ t mạ ch (AGC) để điều chỉnh sự thay đổi này dễ điều khiển

Hệ thố ng âm thanh trên ôtô đượ c điề u khiể n rấ t dễ dà ng khi lá i xe Bộ thu só ng rađiô có các nút bấm và chức năng tự động dò sóng Độ nhạy cảm thấp với các nhiễu điện

Trên ôtô có rấ t nhiề u thiế t bị như hệ thố ng đá nh lƣ̉ a, hệ thố ng nạ p và mô tơ có thể tạ o ra nhiễ u điệ n tiế ng ồ n do điệ n Hệ thố ng âm thanh trên ôtô có rấ t nhiề u mạ ch điệ n tƣ̉ để ngăn không cho những nhiễu điện này lọt vào hệ thống Ít nhạy cảm với khí hậu nóng lạnh

Nhiệ t độ trong cabin về mù a hè rất cao trên 80 độ về mù a đông lạ i rấ t thấ p dướ i

Nguyên lý làm việc cá c bộ phận trong hệ thống

5 Nguyên lý làm việc cá c bộ phận trong hệ thống

Máy thu rađiô lựa chọn chương trình mong muốn từ rất nhiều đài phát Trong dải sóng phát thanh rađiô có băng FM và AM Máy thu sẽ nhận các sóng này và phân biệ t giữ a băng AM và FM má y thu rađiô có thể nhậ n cả cá c só ng thuộ c băng AM và

FM có hai nú m dò só ng cho cá c băng AM và FM Việ c lự a chọ n cá c băng nà y đượ c thự c hiệ n bằ ng mộ t nú m điề u khiể n Vì ôtô di chuyển qua rất nhiều vị trí như thành phố , thị trấ n, nông thôn và miề n nú i nên độ mạ nh của sóng rađiô mà máy thu nhận đượ c qua ăng ten cũ ng thay đổ i rấ t lớ n Do đó hệ thố ng rađiô trên xe phả i có độ nhạ y cao để có thể nhậ n đượ c tí n hiệ u rađiô ở nhữ ng nơi che khuấ t bở i cá c tò a nhà hoặ c cá cngọn núi Việ c giả m tiế ng ồ n không cầ n thiế t đượ c tí n hiệ u bở i cá c mạ ch AGC-ATC- ASC

Hình 5.7: Máy thu rađiô 5.1.2 Nguyên lý làm việc của rađiô Băng só ng AM và FM

Hình 5.8: Mô tả băng sóng AM và FM

Việ c phá t cá c só ng ở băng AM và FM khá c nhau ở phương phá p điề u biế n (phương phá p trộ n giữ a tí n hiệ u âm thanh và só ng mang) AM là chữ viế t tắ t củ a điề u biế n theo biên độ tứ c là thay đổ i biên độ củ a só ng mang theo tí n hiệ u âm thanh FM là chữ viế t tắ t củ a điề u biế n theo tầ n số tứ c là biế n đổ i tầ n số só ng mang theo tí n hiệ u âm thanh Ta có thể thấ y sự khá c nhau khi so sá nh só ng phá t thanh AM và FM đượ c th ể hiệ n trên hì nh vẽ trên

Hình 5.9: Các loại sóng tín hiệu

Ngoài việc lựa chọn các chương trình phát thanh thông qua ăng ten rađiô còn loại bỏ những sóng mang tí n hiệ u điệ n (sóng mang + tín hiệu âm thanh) để tạo ra tín hiệ u âm thanh Quá trì nh nà y đượ c gọ i là sự giả i điề u biế n

Hình: 5.10: Mô phỏng mạch giải điều biến

Tín hiệu âm thanh của âm nhạc và giọng nói từ đài phát được trộn với sóng mang và trở thành tín hiệu điều biến do đó để chuyển tín hiệu này thành tín hiệu âm nhạc và giọng nói cần thiết phải loại bỏ sóng mang và chỉ giữ lại tín hiệu âm thanh Vì việc phát sóng FM sử dụng phương pháp Stereo nên tín hiệu khác nhau giữa bên phải và bên trá i đượ c truyề n đi Do đó má y thu Rađiô FM cũ ng phả i có chứ c năng để phân biệ t tí n hiệ u đượ c tổ ng hợ p đố i vớ i bên trá i và bên phả i Vì tín hiệu âm thanh do máy thu nhậ n đượ c là rấ t yế u nên cầ n có bộ khuế ch đạ i để khuế ch đạ i tí n hiệ u nà y đủ cho loa phá t ra âm thanh Bộ khuế ch đạ i nà y có thể đượ c đặ t ngay trong má y thu mà cũ ng có thể để rờ i giố ng như bộ Stereo

+ Chứ c năng thiế t lậ p trướ c chương trì nh

Bằ ng cá ch lưu trữ só ng phá t thanh và o nú t dặ t trướ c “ Preset” ngườ i ta sƣ̉ dụ ng có thể lự a chọ n chương trì nh mà mì nh thí ch bằ ng cá ch nhấ n và o nú t nà y

+ Chứ c năng tì m kiế m tự độ ng (SEEK)

Bằ ng cá ch ấ n và o nú t chọ n só ng,các tần số nhận được sẽ thay đổi theo thứ tự Khi hệ thố ng xá c đị nh đượ c độ mạ nh nhấ t đị nh củ a só ng rađiô nhậ n đượ c nó sẽ dừng việc tìm kiế m và phá t ra chương trì nh củ a đà i phá t

Hình 5.11: Chức năng tự động tìm kiếm chương trình + Chứ c năng RSD (Hệ thố ng dữ liệ u Rađiô)

RSD là hệ thố ng truyề n số liệ u sƣ̉ dụ ng cá c kênh trố ng củ a sóng FM và là dịch vụ thông tin để truyền các số liệu có ích khác nhau hoặc thông tin khác dưới dạng văn bản Rađiô, trong chứ c năng nà y thì chứ c năng linh hoạ t nhấ t là A

Hình 5.12: Chức năng RSD của rađiô

Việ c sƣ̉ dụ ng chứ c năng nà y cho phé p tự độ ng chuyể n sang trạ m phá t khá c có cù ng chương trì nh khi tì nh trạ ng nhậ n só ng tƣ̀ trạ m phá t hiệ n tạ i xấ u đi Bằ ng cách sử dụng chứ c năng BTY tầ n số sẽ tự độ ng điề u chỉ nh theo đà i phá t đang phá t chương trì nh yêu thích Chúng ta có thể thấy các chức năng ngày một pháy triển cao của Rađiô

Chứ c năng AF (thay đổ i tầ n số )“ Đà i phá t có đượ c phá t cù ng mộ t chương trì nh trên cá c tầ n số khá c nhau” Chứ c năng nà y cung cấ p thông tin về tầ n số củ a đà i phá t đang truyề n cù ng mộ t chương trì nh mà ngườ i sƣ̉ dụ ng thu tƣ̀ cá c khu vự c lân cậ n

Chứ c năng PTY (loại chương trì nh) xác định nội dung chương trình

Chứ c năng nà y phân loạ i cá c chương trì nh nhậ n đượ c là gì và nhậ n dạ ng chú ng Ví dụ người sử dụng muốn nghe chương trình thời sự thì máy thu có thể tự động tìm kiế m đà i đang phá t chương trì nh thờ i sự

Nguyên lý của ăng ten

Khái quát: Ăng ten là cƣ̉ a và o tí n hiệ u củ a Rađiô vì vậ y nó là mộ t phầ n rấ t quan trọng để tạo âm thanh tốt

Hai loạ i ăng ten sau đây đượ c sƣ̉ dụ ng trên ôtô là :

+ Ăng ten in sẵ n ở kí nh sau

Hình 6.13: Các loại ăng ten sử dụng trên ôtô Ăng ten cầ n có thể đượ c chia thà nh cá c loạ i sau:

+ Loại lắp ở bađờsốc trước hoặc sau và loại lắp ở nửa trần xe phía sau Ăngten loạ i mô tơ có thể tự độ ng dự ng lên hạ xuố ng khi bậ t hoặ c tắ t công tắ c

+ Loại ăngten in sẵn ở kính sau có sơn dẫn điện ở trên kính sau Đặc điể m củ a loạ i ăng ten nà y là không phả i nâng lên hạ xuố ng như ăng ten cầ n không gây tiế ng ồ n do gió và tuổi thọ cao không bị gấp hoặc cọ sát Ăng ten và độ nhạ y thu só ng

Hình 6.14: Độ nhạy thu sóng của ăng ten

Sóng rađiô do ăngten bắt được là những tín hiệu điện có cường độ điện rất yếu được truyề n tớ i Rađiô thông qua cuộ n dây điệ n gọ i là cáp đồng trục Để thu đượ c só ng Rađiô và o ăng ten chiề u dà i củ a nó phả i bằ ng nƣ̉ a chiề u dà i bướ c só ng củ a Rađiô (ví dụ: khi đà i phá t só ng ở băng só ng AM vớ i tầ n số 1300 KHz thì ăng ten cầ n phải có chiều dài là 115m).Không thể đặ t mộ t ăng ten dà i như vậ y trong ôtô nhưng ăng ten trang bị trên ôtô cầ n phả i dà i tớ i mứ c có thể đượ c

Khi dù ng ăng ten cầ n để nghe đượ c âm thanh có chấ t lượ ng tố t thì cầ n phả i ké o dà i hế t ăng ten Trong trườ ng hợp ăng ten in sẵn ở kính sau ngay cả một vết xước nhỏ ở chỗ in cũ ng là m cho độ nhạ y giả m đi Ăngten và tiế ng ồ n

Tín hiệu điện do ăng ten bắt được đi vào rađiô thông qua lõi dây của cáp đồng trục

MỘT SỐ THIẾT BỊ KHÁC (ĐỒ CHƠI TRÊN ÔTÔ)

Một số “Đồ chơi” trên ôtô

1.1 Mở khóa bằng cảm biến

Khi ngồi trong xe, tài xế cũng chỉ cần nhấn nút khởi động mà không cần tra khóa vào ổ Những lo ngại về an toàn sẽ được những cảm biến nhận diện trên ô tô xử lý

1.2 Màn hình - Rất nhiều màn hình

Trong tương lai, màn hình sẽ không chỉ có mặt trên TV, máy tính bảng hay điện thoại, nó còn phổ biến trong ngành công nghiệp xe hơi Trong thời gian qua hầu hết những mẫu xe mới từ trung cấp trở lên đều được trang bị 1 đến 2 màn hình hiển thị Đó là những thiết bị công nghệ điện tử sẽ được tích hợp nhiều tính năng thông tin qua GPS vừa giúp tài xế điều khiển xe an toàn vừa giải trí, thư giãn trên hành trình Các mặt hàng như đầu DVD, màn hình tinh thể lỏng, dàn âm thanh, máy khử mùi

Những đồ chơi cơ bản như dàn máy CD, VCD, đèn sương mù, cản bảo vệ xe phía trước- sau, ốp gỗ, che nắng xe, thảm trải, nước hoa Ngoài những vật dụng như trên thì việc sử dụng dàn âm thanh radio-cassette, CD có sẵn là không đủ mà chuyển sang sử dụng đầu DVD, tivi màn hình tinh thể lỏng 5-12 inch do Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc sản xuất với các thương hiệu như Kenwood, JVC, Newvox Giá bán các bộ màn hình này dao động từ 5-15 triệu đồng/bộ, tùy thương hiệu Tùy theo thương hiệu mà chi phí cho thiết bị này có thể lên tới vài chục triệu đồng/bộ Ngoài thiết bị âm thanh, hình ảnh, chủ xe có thể nâng cấp salon bằng cách bọc da toàn bộ nội thất xe, thay vô- lăng gỗ, tay nắm cần số bằng gỗ tích hợp công tắc còi và đèn Giá một bộ bọc đệm da cho xe 4 chỗ khoảng 5,5 triệu đồng, cho xe 7 chỗ khoảng 8 triệu đồng Bên cạnh đó, thị trường năm nay còn xuất hiện ghế mát xa do Trung Quốc và Hàn Quốc sản xuất với giá khoảng 800.000đồng đến 1,5 triệu đồng/chiếc

Thậm chí, một số mẫu xe giá rẻ cũng được trang bị tính năng này Mặc dù việc trang bị màn hình lớn, độ phân giải cao mang tính giải trí cao hơn nhưng cũng kéo theo những lo ngại về việc an toàn do dễ mất tập trung khi lái xe

Hình 6.1 Những màn hình cảm ứng cỡ lớn trong ô tô sẽ phổ biến hơn trong thời gian tới

Tuy nhiên, nhờ những công nghệ sản xuất mới có chi phí thấp hơn cũng như chiến lược mới nhiều nhà sản xuất đang có xu hướng trang bị những công nghệ này trên những chiếc xe giá rẻ hơn

Hiện nay, ghế điều hòa” được trang bị những tính năng như sưởi ấm hay làm mát mằng những chiếc quạt thông gió tích hợp bên trong

Công nghệ tự động phanh khi phát hiện vật cản

Công nghệ an toàn mới với sự hỗ trợ của các cảm biến, camera giúp xe có thể tự động dừng hay chạy chậm khi phát hiện vật cản, có khả năng gây va chạm đã bắt đầu có mặt trên những chiếc xe cao cấp và hạng trung trong một vài năm trở lại đây

Nhiều chuyên gia dự đoán các thương hiệu xe hơi có thể sẽ trang bị công nghệ an toàn này trên những chiếc xe giá rẻ hơn nhờ những đột phá trong công nghệ vật liệu, khiến chi phí sản xuất linh kiện ít hơn

Cũng có thể khi có mặt trên xe giá rẻ, công nghệ an toàn trên sẽ bị cắt bỏ một số tính năng nhưng nó vẫn sẽ đảm nhiệm đúng vai trò của mình

Hình 6.2 Camera không chỉ giúp tài xế quan sát tốt hơn mà còn là con mắt của những công nghệ an toàn mới

Hiện nay, với nhiều ƣu điểm nhất là khả năng tiết kiệm nhiên liệu hộp số nhiều cấp đang được nhiều thương hiệu xe hơi trên thế giới quan tâm Các hãng lớn như Ford,

GM, VW đều cho biết đang phát triển hoàn thiện hơn nữa hộp số 8,9, thậm chí 10 cấp

Do sự phức tạp của công nghệ hộp số, những hộp số 9, 10 cấp sẽ phải mất một thời gian dài mới có thể đƣợc trang bị phổ biến trên một số phân khúc nhất định

Thực chất, ứng dụng và internet đƣợc phát triển đi đôi với việc trang bị màn hình trên xe hơi Những màn hình cảm ứng lớn, độ phân giải cao chính là bước đệm dẫn đường những ứng dụng, mạng di động phổ biến hơn trên xe hơi

Nhiều hãng xe hơi trên thế giới đã nhanh chân tích hợp công nghệ mạng và ứng dụng vào hệ thống thông tin giải trí của mình

Tài xế có thể tải ứng dụng hay đọc báo thông qua màn hình hiển thị Tuy nhiên, công nghệ trên cũng làm dấy lên lo ngại về an toàn do tài xế có thể mất tập trung, cũng nhƣ xe hơi có thể bị kẻ xấu lợi dụng thông qua mạng và ứng dụng

Hình 6.3 Những công nghệ an toàn mới, công nghệ mạng, ứng dụng là tiền đề cho những chiếc xe tự lái trong tương lai 1.5 Xe tự lái

Xe tự lái là một thành tựu mới trong nghành công nghiệp ô tô Cho đến thời điểm hiện tại công nghệ xe tự lái vẫn chƣa thực sự hoàn thiện

Nói đến công nghệ xe tự lái phải kể đến Audi và Toyota cũng đang phát triển những chiếc xe an tự lái của riêng mình Được biết, các nhà khoa học Anh tại trường đại học Oxford cũng đang có những thử nghiệm với xe tự lái có chi phí thấp hơn nhiều so với những nghiên cứu của Google hay Audi Điều này hứa hẹn những chiếc xe tự lái trong tương lai sẽ có giá cả phải chăng hơn 1.6 HỆ THỐNG NHẬN DẠNG VÂN TAY

1.6.1 Sơ đồ khối của hệ thống

Ngày đăng: 02/03/2024, 14:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN