1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần dinh dưỡng quốc tế đài loan

129 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cổ Phần Dinh Dưỡng Quốc Tế Đài Loan
Tác giả Nguyễn Thị Hảo
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Phân tích tài chính
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 628,06 KB

Nội dung

Phân tích tài chính doanh nghiệpđối với các nhà quản lý nhằm đáp ứng các mục tiêu sau:+ Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý tronggiai đoạn đã qua, việc thực hiện că

Trang 1

-🙢✧🙢 -NGUYỄN THỊ HẢO CQ57/09.01 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN

DINH DƯỠNG QUỐC TẾ ĐÀI LOAN

Chuyên ngành :Phân tích tài chính

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do tự bản thân tôi thực hiện và có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Nguyễn Thị Hảo

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian tìm hiểu tại Công ty cổ phần dinh dưỡng quốc tế ĐàiLoan em đã được tiếp cận thực tế và được học hỏi nhiều điều bổ ích cho bảnthân và quan trọng hơn là tìm hiểu về công tác tài chính tại Công ty cổ phầndinh dưỡng quốc tế Đài Loan Thời gian thực tập vừa qua là dịp để em kếthợp giữa lý thuyết em học tại trường và thực tiễn tại công ty Qua đó giúp emthấy rõ mối liên hệ mật thiết, bổ sung cho nhau giữa lý thuyết và thực hành,tạo cho em tiếp cận thực tế với môi trường làm việc, học cách giao tiếp, rènluyện tác phong, phẩm chất nghề nghiệp, trao đổi kiến thức

Em cảm ơn thầy cô trường Học Viện Tài Chính đã tận tình truyền đạtcho em những kiến thức quý giá và bổ ích Đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Trọng

Cơ đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu, cũng như làngười đã truyền đạt cho em những kiến thức căn bản nhất về phân tích tàichính và tài chính doanh nghiệp

Em nhận thấy luận văn của em sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót Emrất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo bổ sung từ các ý kiến của thầy cô giúp

em hoàn thiện hơn về kiến thức của mình hơn nữa

Em xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị ở các phòng ban củaCông ty cổ phần dinh dưỡng quốc tế Đài Loan đã tạo điều kiện cho em đượchọc tập, giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian thực tập

Em xin chân thành và trân trọng cảm ơn rất nhiều!!!

Ngày 20 tháng 05 năm 2023Sinh viên thực hiệnNguyễn Thị Hảo

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5.Ý nghĩa luận văn 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4

1.1 Tổng quan về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 4

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 4

1.1.2 Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 5

1.1.3 Mục tiêu của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 5

1.1.4 Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 8

1.2 Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 8

1.3 Nguồn thông tin phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: 14

1.3.1 Thông tin bên ngoài: 14

1.3.2.Thông tin từ hệ thống tài chính- kế toán: 14

1.4 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 17

1.4.1.Phân tích tình hình nguồn vốn và tài sản 17

1.4.2.Phân tích tình hình hết quả kinh doanh 23

1.4.3.Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 26

1.4.4.Phân tích tình hình dòng tiền 32

Trang 5

1.4.5.Phân tích hiệu suất sử dụng vốn 34

1.4.6.Phân tích khả năng sinh lời 36

1.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: .38

1.5.1 Nhân tố khách quan: 38

1.5.2 Nhân tố chủ quan 39

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG QUỐC TẾ ĐÀI LOAN 41

2.1 Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Cổ Phần Dinh Dưỡng Quốc Tế Đài Loan 41

2.1.1 Quá trình hình thành phát triển của Công ty Cổ Phần Dinh Dưỡng Quốc Tế Đài Loan 41

2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Dinh Dưỡng Quốc Tế Đài Loan 43

2.2.1 Phân tích tình hình nguồn vốn và tài sản 49

2.2.2 Phân tích Tình hình kết kinh doanh của công ty 64

2.2.3.Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán .72

2.2.4.Phân tích tình hình dòng tiền 78

2.2.5.Phân tích hiệu suất sử dụng vốn 81

2.2.6.Phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lời 83

2.2.7.Tình hình phân phối lợi nhuận của công ty 89

2.3 Đánh giá chung về tình hình tài chính doanh của công ty 90

2.3.1 Những kết quả đạt được 90

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 91

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 94

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG QUỐC TẾ ĐÀI LOAN 95

Trang 6

3.1 Bối cảnh kinh tế xã hội và định hướng phát triển của công ty cổ phần

dinh dưỡng quốc tế Đài Loan 95

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 95

3.1.2 Mục tiêu và hướng phát triển của Công Ty cổ phần Dinh Dưỡng Quốc Tế Đài Loan 96

3.2 Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần dinh dưỡng quốc tế Đài Loan 98

3.2.1.Quản lý chặt chẽ dòng tiền của doanh nghiệp 98

3.2.2.Tăng cường công tác quản trị vốn bằng tiền 102

3.2.3.Tăng cường quản lý hàng tồn kho 103

3.2.4.Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn 105

3.2.5.Tăng cường quản lý các khoản phải thu 107

3.2.6 Gia tăng đòn bẩy tài chính 108

3.3.Điều kiện thực hiện giải pháp 112

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 115

KẾT LUẬN CHUNG 116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn của công ty giai đoạn

2021-2022 50

Bảng 2.2 Phân tích tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2021-2022 55

Bảng 2.3: Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của công ty 2 năm 2021-2022 60

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai 2021,2022 .64 Bảng 2.5: Tình hình quản trị chi phí của doanh nghiệp giai đoạn 2020-2022 68 Bảng 2.6.Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình hiệu quả hoạt động 70

Bảng 2.7 Tình hình công nợ của công ty giai đoạn 2021-2022 72

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 75

Bảng 2.9: Bảng phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty năm 2021-2022 78

Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động năm 2021,2022 81

Bảng 2.11: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động năm 2021,2022 83

Bảng 2.12: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình phân phối lợi 89

nhuận của công ty 89

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức công ty 43

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán Công Ty CP Dinh Dưỡng Quốc Tế Đài Loan 47

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam từ hơnthập kỷ qua kéo theo sự thay đổi rõ rệt trong các doanh nghiệp và nhất làtrong phương thức quản lý Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường vớinhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh, cùng với xu thế toàn cầu hóa, hộinhập kinh tế và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng mang đến cho cácdoanh nghiệp trong nước những cơ hội, đồng thời cũng gặp không ít khó khăn

và thử thách, đặc biệt phải chịu sự cạnh tranh gay gắt do nguồn vốn đầu tư ồ

ạt từ nước ngoài vào Đứng trước những thách thức đó, đòi hỏi các doanhnghiệp phải luôn sáng tạo trong kinh doanh, biết nắm bắt cơ hội kịp thời,đồng thời doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tổ chức quản

lý hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu rủi ro cho doanhnghiệp

Muốn thực hiện điều đó thì tự bản thân doanh nghiệp phải nắm rõ đượctình hình tài chính của mình để điều chỉnh quá trình kinh doanh sao cho phùhợp Có thể nói rằng, tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng và tác độngmạnh mẽ đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định đến sựtồn tại, phát triển và cả sự suy vong của doanh nghiệp

Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp doanhnghiệp thấy rõ thực trạng tài chính hiện tại, xác định đầy đủ và đúng đắnnguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính, từ

đó có các giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính củadoanh nghiệp cũng như dự đoán về tương lai

Đánh giá đúng nhu cầu về vốn, tìm được nguồn tài trợ, sử dụng chúngmột cách hiệu quả là vấn đề quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào

Trang 11

Nhận thức được tầm quan trọng đó, em đã quyết định chọn đề tài luận văn tốtnghiệp là “Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ Phần dinh dưỡng quốc tếĐài Loan”.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

-Hệ thống hóa lý thuyết về Phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp-Phân tích đánh giá tình hình tài chính của Công ty cổ phần dinh dưỡng quốc

tế Đài Loan

-Qua đó đưa ra đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của công ty; đề xuất giải phápnhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính của Công ty

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn đã sử dụng các phương pháp:

So sánh đối chiếu các chỉ tiêu phản ánh vốn kinh doanh, hiệu suất sửdụng vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, các hệ số thanhtoán với nhau Phân tích đánh giá sự tăng giảm các chỉ tiêu và đưa ra nguyênnhân của sự tăng giảm

Thu thập thông tin trên báo cáo tài chính của công ty đồng thời thamkhảo thêm ở các công ty cùng ngành khác về hoạt động sử dụng vốn kinhdoanh để đưa ra nhận xét khách quan nhất

Trang 12

5.Ý nghĩa luận văn

Ý nghĩa khoa học

 Luận văn phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa rấtquan trọng trong việc đánh giá và đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả.Luận văn này thường bao gồm việc phân tích và đánh giá các thông tin tàichính như báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinhdoanh và thông tin khác liên quan đến tài chính của doanh nghiệp

Ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình tài chính của công ty, luận văn đềxuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trongthời gian sắp tới

6.Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phân tích tình hình tài chính doanhnghiệp

Chương 2: Phân tích thực trạng tình hình tài chính Công ty Cổ PhầnDinh Dưỡng Đài Loan giai đoạn 2020-2022

Chương 3: Giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty Cổ Phần DinhDưỡng Đài Loan

Trang 13

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH

HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP1.1 Tổng quan về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanhnghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế Các quan hệ tài chính doanh nghiệpbao gồm:

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước

Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuếđối với Nhà nước, khi nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính

Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồntài trợ Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đápứng nhu cầu nguồn vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu để đápứng nhu cầu vốn dài hạn Ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay,trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vàongân hàng, hoặc có thể đầu tư chứng khoán bằng số tiền chưa sử dụng

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường khác:

Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với cácdoanh nghiệp khác trên thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động.Đây là thị trường mà tại đó doanh nghiệp sẽ tiến hành mua sắm máy móc,thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động… Điều quan trọng là thông qua thịtrường, doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cầnthiết cung ứng, trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kếhoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường

- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp:

Trang 14

Đây là mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất, kinh doanh, giữa cổ đông vớiquản lý, giữa cổ đông với chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và sở hữu vốn Cácmối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt chính sách của doanhnghiệp như: chính sách cổ tức ( Phân phối thu nhập), chính sách đầu tư, chínhsách về cơ cấu vốn, chi phí, …….

1.1.2 Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Theo giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp (tái bản lần thứ nhất)của nhà xuất bản Tài chính, phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể cácphương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay,giúp cho nhà quản lý đưa ra những quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giáđược doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dựđoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó đưa ra các quyếtđịnh phù hợp với lợi ích của chính họ Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sửdụng thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp Mỗi đối tượng lại quan tâmtheo giác độ và mục tiêu khác nhau Do nhu cầu về thông tin tài chính doanhnghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích tài chính doanh nghiệp phải được tiếnhành bằng nhiều phương pháp khác nhau để từ đó đáp ứng nhu cầu của cácđối tượng quan tâm Chính điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho phân tích tàichính ra đời, ngày càng hoàn thiện và phát triển, đồng thời cũng tạo ra sựphức tạp của phân tích báo cáo tài chính

1.1.3 Mục tiêu của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp cóthể tập hợp thành các đối tượng chính sau:

- Các nhà quản lý

- Các cổ đông hiện tại và người đang muốn trở thành cổ đông của

Trang 15

- Những người tham gia vào đời sống của doanh nghiệp

- Những người cho doanh nghiệp vay tiền như: Ngân hàng, Các tổchức tài chính, người mua tín phiếu của doanh nghiệp, các doanhnghiệp khác,

- Nhà nước

- Nhà phân tích tài chính

Các đối tượng sử dụng thông tin tài chính khác nhau sẽ đưa ra cácquyết định với mục đích khác nhau Vì vậy, phân tích tài chính đối với mỗiđối tượng khác nhau sẽ đáp ứng vấn đề chuyên môn khác nhau:

-Phân tích tài chính đối với nhà quản lý: Là người trực tiếp quản lýdoanh nghiệp, nhà quản lý hiểu rõ nhất tài chính doanh nghiệp, do đó họ cónhiều thông tin phục vụ cho việc phân tích Phân tích tài chính doanh nghiệpđối với các nhà quản lý nhằm đáp ứng các mục tiêu sau:

+ Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý tronggiai đoạn đã qua, việc thực hiện căn bằng tài chính, khả năng sinh lời, khảnăng thanh toán và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp

+Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợpvới tình hình thực tế của doanh nghiệp, như quyết định đầu tư, tài trợ, phânphối lợi nhuận,

+ Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho những dự đoán tàichính

+ Phân tích tài chính doanh nghiệp là một công cụ để kiểm tra, kiểmsoát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp

Phân tích tài chính làm nổi bật của dự đoán tài chính, mà dự đoán lànền tảng của hoạt động quản lý, làm sáng tỏ không chỉ chính sách tài chính

mà còn làm rõ các chính sách chung trong doanh nghiệp

Trang 16

-Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư: Các nhà đầu tư là ngườigiao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý và như vậy có thể có những rủi

ro Đó là những cổ đông, những cá nhân hoặc các đơn vị, doanh nghiệp khác.Các đối tượng này quan tâm trực tiếp đến những tính toán về giá trị của doanhnghiệp Thu nhập của các nhà đầu tư là tiền lời được chia và thặng dư giá trịcủa vốn Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hưởng của lợi nhuận thu được củadoanh nghiệp Trong thực tế các nhà đầu tư tiến hành đánh giá khả năng sinhlời của doanh nghiệp Câu hỏi chủ yếu đòi hỏi phải làm rõ là: Tiền lời bìnhquân cổ phiếu của doanh nghiệp là bao nhiêu Cũng cần thấy rằng các nhà đầu

tư không hài lòng trước món lời tính toán kế toán và cho rằng món lời này cóquan hệ rất xa so với tiền lời thực sự Tính trước các khoản lời sẽ được nghiêncứu đầy đủ trong chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp và trongnghiên cứu rủi ro, hướng các lựa chọn vào những tín phiếu phù hợp nhất

Các nhà đầu tư phải dựa vào những nhà chuyên môn trung gian

(chuyên gia phân tích tài chính) nghiên cứu các thông tin kinh tế tài chính, cónhững cuộc tiếp xúc trực tiếp với ban quản lý doanh nghiệp, làm rõ triển vọngphát triển của doanh nghiệp và đánh giá các cổ phiếu trên thị trường tài chính

Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư là để đánh giá doanh nghiệp

và ước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các bảng biểu tài chính,khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh

-Phân tích tài chính đối với người cho vay: Đây là những người chodoanh nghiệp vay vốn để đảm bảo nhu cầu sản xuất, kinh doanh Khi cho vay

họ phải viết chắc được khả năng hoàn trả tiền vay Thu nhập của họ là lãi suấttiền vay Do đó phân tích tài chính đối với người cho vay là xác định khảnăng hoàn trả nợ của khách hàng

Từ những vấn đề nêu trên, cho thấy phân tích tài chính doanh nghiệp làcông cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt

Trang 17

mạnh, các mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan vàchủ quan, giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra những quyết định phùhợp với mục đích mà họ quan tâm

1.1.4 Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính có sự liên hệ với hoạt động sản xuất kinh doanh

Do tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến tài chínhdoanh nghiệp Và ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu cũng có những tácđộng tích cực hay tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Vì vậy mà phân tích hoạt động tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đốivới chủ doanh nghiệp và những tổ chức bên ngoài có liên quan đến doanhnghiệp

1.2 Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến nhất trong phântích tài chính Để vận dụng phép so sánh trong phân tích tài chính, cần quantâm đến tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh của chỉ tiêu phân tích cũng như

- Sử dụng số liệu trung bình ngành để đánh giá sự tiến bộ về hoạt độngtài chính của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của ngành

Số liệu trung bình ngành thường được các tổ chức dịch vụ tài chính,các ngân hàng, cơ quan thống kê cung cấp theo nhóm các doanh nghiệplớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ Trong trường hợp không

Trang 18

có số liệu trung bình ngành, nhà phân tích có thể sử dụng số liệu củamột doanh nghiệp điển hình trong cùng ngành để làm căn cứ phân tích.

- Sử dụng các kế hoạch, số dự đoán để đánh giá doanh nghiệp có đạtđược mục đích tài chính trong năm Thông thường, các nhà quản trịdoanh nghiệp chọn gốc so sánh này để xây dựng chiến lược hoạt độngcho tổ chức mình

Để đảm bảo tính chất so sánh của chỉ tiêu qua thời gian cần đảm bảothỏa mãn các điều kiện so sánh sau đây:

- Phải đảm bảo sự thống nhất trong nội dung kinh tế của chỉ tiêu

- Phải đảm bảo sự thống nhất của phương pháp tính các chỉ tiêu

- Phải đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính tính các chỉ tiêu

Khi so sánh mức đạt được trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau, ngoàicác điều kiện đã nêu cần đảm bảo các điều kiện khác như: cùng phươnghướng kinh doanh, điều kiện kinh doanh tương tự nhau

Ngoài ra, cần xác định mục tiêu so sánh trong phân tích các báo cáo tàichính Mục tiêu so sánh trong phân tích là nhằm xác định mức biến độngtuyệt đối và mức biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêuphân tích

- Mức biến động tuyệt đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ

Kỳ thực tế với kỳ kế hoạch, hoặc kỳ thực tế với kỳ kinh doanh trước

- Mức biến động tương đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu ở kỳ nàyvới trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc, nhưng đã được điều chỉnh theo một hệ số củachỉ tiêu có liên quan mà chỉ tiêu liên quan này quyết định quy mô của chỉ tiêuphân tích

Nội dung so sánh bao gồm:

- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanhtrước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính

Trang 19

của doanh nghiệp đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt độngtài chính.

- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số ký kế hoạch nhằm xác địnhmức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt hoạt động tàichính của doanh nghiệp

- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến củangành, của doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan.Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng bahình thức:

- So sánh chiều ngang

- So sánh chiều dọc

- So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp rất quan trọng nóđược sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ một hoạt động phân tíchnào của doanh nghiệp Trong phân tích tình hình hoạt động tài chính củadoanh nghiệp, nó được sử dụng rất đa dạng và linh hoạt

Phương pháp phân chia (chi tiết)

Đây là phương pháp được sử dụng để chia nhỏ quá trình và kết quả hoạtđộng tài chính theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho mục tiêunhận thức quá trình và kết quả đó dưới những khía cạnh khác nhau phù hợpvới mục tiêu quan tâm của từng đối tượng trong từng thời kỳ

- Điều kiện thực hiện phương pháp phân chia:

+ Tình hình tài chính của doanh nghiệp cần phân tích phải được lượnghoá dưới dạng các chỉ tiêu phân tích tổng hợp

+ Phải lựa chọn được tiêu thức phân chia thích hợp với đối tượng phântích

Trang 20

- Nội dung phương pháp phân chia:

Nhà phân tích tài chính thường chi tiết quá trình và kết quả tài chính theonhững tiêu thức sau:

+ Chi tiết theo yếu tố cấu thành của đối tượng nghiên cứu: Căn cứ vàonội dung kinh tế để phân chia đối tượng phân tích theo từng bộ phận cấuthành, kết hợp với kỹ thuật phân tích dọc để thấy rõ tỷ lệ, tỷ trọng phân bốcủa từng bộ phận trong tổng thể nghiên cứu, xác định rõ được trọng điểm cầnquản lý

+ Chi tiết theo thời gian phát sinh đối tượng phân tích: mỗi hiện tượng,quá trình và kết quả tài chính đều có diễn biến theo thời gian phát sinh, pháttriển và tạo ra kết quả Nhà phân tích tài chính chi tiết đối tượng nghiên cứutheo tiêu chí này kết hợp với kỹ thuật chiết khấu dòng tiền có thể đánh giáđược tính thời vụ, quy luật thay đổi theo thời gian của đối tượng để có quyếtđịnh phù hợp

+ Chi tiết theo không gian phát sinh của đối tượng phân tích là xem xétcác hoạt động tài chính diễn ra trên từng địa bàn, khu vực, bộ phận cụ thể đểđánh giá và xác định được trọng điểm quản lý từng địa bàn một cách đúngđắn Khi chi tiết theo tiêu thức này thường kết hợp với kỹ thuật phân tích độnhạy để thấy được sự thay đổi của mỗi hiện tượng kinh tế tài chính của doanhnghiệp khi một hoặc nhiều yếu tố tác động thay đổi

Phương pháp liên hệ đối chiếu

Là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứu, đánh giá đối tượngnghiên cứu dựa trên mối liên hệ kinh tế, tài chính của các hiện tượng, quátrình và kết quả hoạt động tài chính doanh nghiệp với các bên có liên quan -Điều kiện áp dụng

Trang 21

+Nhận diện được mối liên hệ của các hoạt động kinh tế tài chính doanhnghiệp trong nội bộ doanh nghiệp cũng như mối quan hệ của doanh nghiệpvới môi trường bên ngoài.

+ Xác định nội dung phân tích chứa mối liên hệ nào

-Nội dung

+ Thiết lập được mối liên hệ của các hoạt động tài chính của doanhnghiệp với nhau dưới dạng định lượng hoặc định tính phù hợp với mục tiêuphân tích

+ Xác định được tính chất của mối liên hệ đó: Độc lập hay phụ thuộc,liên hệ cùng chiều hay ngược chiều, hình thức hay bản chất nhằm đánh giácác quan hệ tài chính, kinh tế của doanh nghiệp với các bên có liên quan, tìnhhình tài chính, xu hướng biến động của các quan hệ đó thông qua các mối liên

hệ đã xác định để cung cấp thông tin cho chủ thể quản lý về đối tượng phântích

Phương pháp Dupont

Là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ liên kết giữa các chi tiêutài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạtcác biến số có quan hệ kinh tế với nhau Chính nhờ mối liên kết giữa các chỉtiêu mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêuphân tích theo một trình tự logic chặt chẽ, nhìn rõ ràng hơn các hoạt động tàichính của doanh nghiệp trong mối quan hệ tác động lẫn nhau Đây là phươngpháp phân tích có tính ứng dụng cao trong phân tích tài chính Phương phápphân tích mô hình Dupont thường được sử dụng trong phân tích hiệu quả kinhdoanh

Phân tích tình hình tài chính dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớnđối với quản trị tài chính doanh nghiệp Điều đó không chỉ được biểu hiện ở

Trang 22

chỗ: Có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện.Đồng thời, đánh giá đầy đủ và khách quan đến những nhân tố ảnh hưởng đếnhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó, đề ra được hệ thống các biệnpháp cụ thể nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản lý doanh nghiệp,góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ở các

kỳ tiếp theo

Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn: Được sử dụng khi chỉ tiêu phân tích cóquan hệ với nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng phương trình tích hoặcthương Nếu là phương trình tích thì các nhân tố được sắp xếp theo trình tự:

Cử nhân tố số lượng đứng trước nhân tố chất lượng, trường hợp có nhiềunhân tố số lượng hay nhiều nhân tố chất lượng thì nhân tố chủ yếu đứng trướcnhân tố thứ yếu Khi đó để xác ốt thất thỉnh mức độ ảnh hưởng của các nhân

tố, ta tiến hành lần lượt thay thế số kỳ gốc của mỗi nhân tố bằng số thực tếcủa nhân tố đó (nhân tố nào đã được thay thế mang giá trị thực tế từ đó cònnhững nhân tố khác giữ nguyên ở kỳ gốc); sau mỗi lần thay thế phải xác địnhđược kết quả của lần thay thế ấy; chênh lệch giữa kết quả đó với kết quả củalần thay thế ngay trước nó là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế

Phương pháp số chênh lệch

Đây là hệ quả của phương pháp thay thế liên hoàn áp dụng trên cơ sởtuân thủ trình tự sắp xếp các nhân tố và bằng kỹ thuật đặt thừa số chung nhằmđơn giản hóa trong tính toán khi số liệu không quá phức tạp

Phương pháp cân đối

Đây là phương pháp được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng củacác nhân tố nếu chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng dướidạng tổng hoặc hiệu Xác định nào đó tượng của mức độ ảnh hưởng nhân tốnào đó đến đối tượng cụ thể của chỉ tiêu phân tích, bằng phương pháp cân đối

Trang 23

người ta xác định chênh lệch giữa thực tế với kỳ gốc của nhân tố ấy Tuynhiên, cần để ý đến quan hệ thuận, nghịch giữa nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêuphân tích

Phương pháp phân tích tính chất của các nhân tố

Sau khi xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, để có đánhgiá và dự đoán hợp lý, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định và cách thức thựchiện các quyết định cần tiến hành phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân

tố Việc phân tích được thực hiện thông qua chỉ rõ và giải quyết các vấn đềnhư: Chỉ rõ mức độ ảnh hưởng, xác định tính chất chủ quan, khách quan củatừng nhân tố ảnh hưởng, cách đánh giá và dự đoán cụ thể, đồng thời xác định

ý nghĩa của nhân tố tác động đến chỉ tiêu đang nghiên cứu, xem xét

1.3 Nguồn thông tin phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp:

1.3.1 Thông tin bên ngoài:

Để giúp ích cho việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mộtcách khách quan, các nhà phân tích có thể dựa vào thông tin bên ngoài củadoanh nghiệp Các thông tin bên ngoài của doanh nghiệp được quan tâm cóthể là tình hình biến động kinh tế toàn cầu, tình hình biến động kinh tế trongkhu vực và một tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp đó là tình hìnhkinh tế trong nước Các thông tin về sản xuất và kinh doanh trong ngành hoạtđộng của doanh nghiệp, các chính sách nhà nước, chính phủ mở rộng hay thắtchặt ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp

1.3.2.Thông tin từ hệ thống tài chính- kế toán:

- Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một bảng báo cáo tài chính mô tả tình trạng tàichính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Đây là mộtbảng báo cáo rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ

Trang 24

kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán:một bên phản ánh số vốn hình thành tài sản và một bên phản ánh nguồn vốncủa doanh nghiệp

Bên tài sản của BCĐKT phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đếnthời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp đólà: TSCĐ, TSLĐ Bên nguồn vốn, phản ánh số vốn để hình thành các loại tàisản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo đó là vốn chủ sở hữu và cáckhoản nợ

Các khoản mục trên BCĐKT được sắp xếp theo khả năng chuyển hóathành tiền giảm dần từ trên xuống Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy

mô và kết cấu các loại tài sản Bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấuvốn cũng như khả năng độc lập về tài chính doanh nghiệp

Bên tài sản và nguồn vốn của BCĐKT đều có cột chỉ tiêu: số đầu kỳ, sốcuối kỳ Ngoài các khoản mục trong nội bảng còn có những khoản mục ngoàiBCĐKT như: một số tài sản thuê ngoài, vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhậngia công, hàng hóa nhận bán hộ, ngoại tệ nhận các loại,

Nhìn vào BCĐKT, nhà phân tích có thể nhận biết được loại hình doanhnghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp BCĐKT như làmột tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khảnăng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn củadoanh nghiệp

- Báo cáo kết quả kinh doanh

Nếu coi bảng cân đối kế toán là một bức ảnh chụp nhanh phản ánh tổngquan tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ tại thời điểm lập báo cáo tài chính.Thì BCKQKD được coi như là một cuốn phim quay chậm phản ánh tổng quáttình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán BCKQKD cho

Trang 25

nghiệp và cho phép khả năng dự tính hoạt động của doanh nghiệp trong tươnglai BCKQKD cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thựcnhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ, so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiềnxuất quỹ để vận hành doanh nghiệp Trên cơ sở doanh thu và chi phí có thểxác định được kết quả sản xuất- kinh doanh: lãi hay lỗ trong năm Như vậyBCKQKD phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳnhất định Nó cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình, kết quả sử dụng cáctiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý, sản xuất- kinh doanhcủa doanh nghiệp.

Những khoản mục được phản ánh chủ yếu trên BCKQKD: doanh thu

từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu

từ hoạt động bất thường và chi phí tương ứng với từng hoạt động

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo trình bày tình hình số dư tiền đầu

kỳ, tình hình các dòng tiền thu vào, chi ra và tình hình số dư tiền mặt cuối kỳcủa doanh nghiệp Báo cáo bổ sung tình hình tài chính của doanh nghiệp màbảng cân đối và báo cáo kinh doanh của phản ánh hết được

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 hoạt động chính:

- Hoạt động kinh doanh

- Hoạt động đầu tư

- Hoạt động tài chính

Khi phân tích báo cáo lưu chuyển tiền sẽ đánh giá được sự bền vữngcủa dòng tiền doanh nghiệp trong quá khứ, khả năng tạo tiền và sự phù hợpcủa dòng tiền so với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Đánh giá được

sự thịnh vượng hay khó khăn về dòng vốn của doanh nghiệp trong từng thời

kỳ Khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn bằng dòng tiền từ hoạt động

Trang 26

1.4 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.4.1.Phân tích tình hình nguồn vốn và tài sản

1.4.1.1 Phân tích tình hình nguồn vốn

- Vốn kinh doanh của DN là toàn bộ số tiền ứng trước mà DN bỏ ra đểđầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của

DN Nó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà DN đã đầu tư

và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận

- Thông qua quy mô và sự biến động quy mô của tổng tài sản cũng nhưtừng loại tài sản ta sẽ thấy sự biến động về mức độ đầu tư quy mô kinh doanh,năng lực kinh doanh, khả năng tài chính của DN cũng như việc sử dụng vốncủa DN như thế nào

- Thông qua cơ cấu tài sản của DN ta thấy được chính sách đầu tư đã vàđang thực hiện của DN, sự biến động về cơ cấu tài sản cho thấy sự thay đổitrong chính sách đầu tư của DN

-Để đánh giá thực trạng nguồn vốn của DN cần sử dụng hai nhóm chỉtiêu:

+Các chỉ tiêu phản ánh quy mô, sự biến động của nguồn vốn gồm: Giátrị tổng nguồn vốn và từng loại nguồn vốn trong Bảng cân đối kế toán (B01-DN)

+Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp xác địnhtheo công thức:

Các chỉ tiêu đánh giá:

Tỷ trọng từng loại nguồn vốn =Tổng giá trịnguồn vốnchọnlàm quy môchung Giátrị củatừngloại ,từng chỉ tiêu nguồn vốn x

Trang 27

Cả hai chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh thì DN đãdành ra bao nhiêu đồng để đầu tư TSNH, bao nhiêu đồng để hình thànhTSDH.

Phương pháp phân tích:

Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích tình hình nguồn vốn củadoanh nghiệp Tiến hành so sánh tổng nguồn vốn cũng như từng loại nguồnvốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ, xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối, qua

đó thấy được sự biến động quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp Đồng thời,

so sánh tỉ trọng từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ để phản ánh sựthay đổi cơ cấu nguồn vốn cũng như mức độ độc lập tự chủ tài chính củadoanh nghiệp Căn cứ vào độ lớn của các chỉ tiêu phân tích, giá trị trung bìnhngành và kết quả so sánh để đánh giá tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp

1.4.1.2.Phân tích tình hình tài sản

.Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của tài sản Vốn kinh doanh củadoanh nghiệp bao gồm 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu động Vốn nhiều hay ít,tăng hay giảm, phân bổ cho từng khâu từng giai đoạn hợp lý hay không sẽ ảnhhưởng lớn đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp.Phân tích tình hình tài sản là để đánh giá quy mô tài sản của doanh nghiệp,mức độ đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh nói chung cũngnhư từng lĩnh vực hoạt động, từng loại tài sản nói riêng Thông qua quy mô

và sự biến động quy mô của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản ta sẽ thấy

sự biến động về mức độ đầu tư, quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh, khảnăng tài chính của doanh nghiệp, cũng như việc sử dụng vốn của doanhnghiệp như thế nào Thông qua cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ta thấy đượcchính sách đầu tư đã và đang thực hiện của doanh nghiệp, sự biến động về cơ

Trang 28

Khi phân tích tình hình tài sản của DN xem xét quy mô tài sản, cơ cấutài sản thông qua 2 nhóm chỉ tiêu:

+Các chỉ tiêu phần tài sản trên bảng cân đối kế toán

+Tỷ trọng của từng loại tài sản:

Tỷ trọng của từng loại tài sản = Giá trịcủatừngloại tài sản Tổng giátrịtài sả x100(%)

Phương pháp phân tích:

+Phân tích quy mô, sự biến động tài sản: Sử dụng phương pháp so sánhtổng tài sản cũng như từng loại tài sản giữa cuối kỳ với đầu năm, hoặc vớicuối các kỳ trước cả số tuyệt đối và số tương đối Thông qua quy mô tổng tàisản, từng loại tài sản ta thấy được hoạt động phân bổ vốn của doanh nghiệpcho hoạt động kinh doanh, cho từng lĩnh vực, từng loại tài sản Thông qua sựbiến động của tổng tài sản, từng loại tài sản ta thấy sự biến động về mức độđầu tư cho hoạt động kinh doanh, cho từng lĩnh vực hoạt động, cho từng loạitài sản có hợp lý hay không?

+Phân tích cơ cấu tài sản và sự biến động về cơ cấu tài sản: Được tiếnhành thông qua đánh giá tỷ trọng từng loại tài sản ở thời điểm đầu năm vàcuối kỳ hoặc nhiều thời điểm và so sánh tỷ trọng từng loại tài sản giữa cuối kỳvới đầu năm hoặc cuối các kỳ trước Thông qua cơ cấu tài sản xác định được

ở đầu năm, cuối kỳ ta sẽ đánh giá được chính sách đầu tư của doanh nghiệp,qua sự biến động về cơ cấu tài sản ta thấy được sự thay đổi trong chính sáchđầu tư của doanh nghiệp

1.4.1.3.Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Hoạt động tài trợ phản ánh mối quan hệ giữa tài sản với nguồn hình thành tài

Trang 29

việc tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn trên cơ sở tôn trọng các ràng buộcchiến lược về cấu trúc tài chính cũng như các ràng buộc về quy mô phát triển

và quan hệ của doanh nghiệp với môi trường kinh doanh làm mục tiêu Vìvậy, phân tích chính sách tài trợ cần nghiên cứu các quyết định về việc tài trợvốn trên cơ sở cấu trúc tài chính mục tiêu của doanh nghiệp

Để đánh giá việc thực hiện nguyên tắc cân bằng tài chính cũng như tinh ổnđịnh của hoạt động tài trợ cho toàn bộ tài sản, sử dụng chỉ tiêu Vốn lưuchuyển (VLC) Vốn lưu chuyển là phần nguồn vốn dài hạn (sau khi đã tài trợcho tài sản dài hạn) được dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn Vốn lưuchuyển được xác định theo công thức:

VLC = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu - Tài sản dài hạnNgoài ra, để đánh giá hoạt động tài trợ người ta còn có thể sử dụng chỉ tiêu

Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx)

Thực tế, vốn lưu chuyển có thể > 0; có thể < 0 và có thể bằng 0 Khi vốn lưuchuyển < 0 (Htx < 1) thì tình hình tài trợ của doanh nghiệp có dấu hiệu mạohiểm Khi vốn lưu chuyển bằng 0 (Htx = 1), hoạt động tài trợ đạt trạng tháicân bằng tạm thời Khi vốn lưu chuyển > 0 (Htx >1) thì tình hình tài trợ củadoanh nghiệp có thể đánh giá là ổn định Tuy nhiên, mức độ ổn định cao haythấp còn tùy thuộc vào nhu cầu cần tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn của tài sảnngắn hạn của mỗi DN trong mỗi thời kỳ cụ thể

Các phân tích nếu chỉ dừng ở việc phân tích tình hình huy động và sử dụngvốn sẽ không phản ánh hết được chính sách huy động và sử dụng vốn củadoanh nghiệp Chính sách huy động và sử dụng vốn của một doanh nghiệpkhông chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh và khả năng đápứng nhu cầu vốn mà còn có quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, đến hiệu

Trang 30

quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinhdoanh cũng như rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp Để phân tích mối quan

hệ giữa tài sản và nguồn vốn, ta có các chỉ tiêu sau:

+ Hệ số tự tài trợ

H t=Vốnchủ sở hữu Tổng tài sản =1− Nợ phảitrả Tổng tài sản= 1- Hệ số nợ

Hệ số tự tài trợ phản ánh năng lực tự chủ về tài chính của doanh nghiệp Khidoanh nghiệp có hệ số tự tài trợ càng gần 1 thì năng lực độc lập về tài chínhcàng cao, các chủ nợ thường thấy an toàn hơn khi chấp nhận hồ sơ vay vốncủa các đơn vị này, nhưng chính khi đó doanh nghiệp cũng cần cân nhắc cơcấu nguồn vốn tối ưu sao cho chi phí vốn thấp nhất và hệ thống đòn bẩy tàichính của đơn vị có thể khuếch đại khả năng sinh lời của vốn chủ Do đó, mỗidoanh nghiệp căn cứ vào đặc thù kinh doanh của ngành, chính sách tài chínhcủa doanh nghiệp và sự tác động của môi trường kinh doanh để cân nhắc khảnăng tự tài trợ, đảm bảo cân đối giữa cấu trúc tài chính của đơn vị với hiệuquả của chính sách tài chính

+ Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx)

Htx = Nguồn vốndài hạn Tàisản dàihạn

¿ ¿

Hệ số tài trợ thường xuyên (dài hạn) phản ánh tính cân đối về thời gian của tàisản hình thành qua đầu tư dài hạn với nguồn tài trợ tương ứng, hay nói mộtcách khác là mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn hình thành tàisản theo thời gian Quan hệ cân đối này đòi hỏi doanh nghiệp không được huyđộng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư hình thành tài sản dài hạn Do đó, nếu hệ

số tài trợ thường xuyên 1 thì doanh nghiệp luôn có đủ hoặc dư thừa nguồn

Trang 31

vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, sự an toàn về nguồn tài trợ giúp doanhnghiệp tránh được rủi ro thanh toán Ngược lại, nếu hệ số tài trợ dài hạn < 1thì sự mất ổn định về tài chính có thể xảy ra, tuy nhiên, thực tế mỗi lĩnh vựcngành nghề kinh doanh còn lệ thuộc vào đặc thù chu chuyển vốn của đơn vị

để xác định khoảng dao động của hệ số tài trợ dài hạn khác nhau Tính cânđối theo thời gian của nguồn tài trợ với tài sản đầu tư tuỳ thuộc vào sự cânnhắc giữa chi phí vốn huy động với khả năng sinh lời kỳ vọng vốn đầu tư,năng lực sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp và đặc biệt là lĩnh vực,ngành nghề kinh doanh của mỗi đơn vị Giá hay chi phí sử dụng vốn là chiphí cơ hội đối với doanh nghiệp và được xác định từ thị trường vốn.Trên góc

độ người cung cấp vốn cho doanh nghiệp thì chi phí sử dụng vốn là tỷ suấtsinh lời kỳ vọng mà họ đòi hỏi khi cung cấp vốn Mức sinh lời này phải tươngthích với mức độ chấp nhận rủi ro mà nhà đầu tư có khả năng gặp phải khiđầu tư vốn Chính vì vậy, đối với cả nhà cung cấp vốn và doanh nghiệp huyđộng vốn đều phải cân nhắc giữa lợi ích kỳ vọng với các lợi ích buộc phải từ

bỏ khi huy động và đầu tư vốn

- Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu:

“Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu” là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sảncủa doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu Trị số của chỉ tiêu này nếu càng lớnhơn 1, chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm dần

vì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chỉ một phần bằng vốn chủ sở hữu vàngược lại, trị số của chỉ tiêu “Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu” càng gần 1,mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng vì hầu hết tài sảncủa doanh nghiệp được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này được tínhnhư sau:

Tàisản

Trang 32

Như vậy, để giảm “Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu”, các nhà quản lý phảitìm mọi biện pháp để giảm tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu Có như vậymới tăng cường được tính tự chủ về tài chính

1.4.2.Phân tích tình hình hết quả kinh doanh

Phân tích đánh giá chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua 2nhóm chỉ tiêu:

+Các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ảnh quy môthu nhập, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳtheo tổng số và từng lĩnh vực hoạt động Trong đó, chỉ tiêu lợi nhuận thuần từhoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng trong công thức sau:

Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD = Doanh thu thuần từ BH và CCDV - Giávốn hàng bán + Doanh thu tài chính - Chi phí tài chính - Chi phí bán hàng -Chi phí quản lý DN

Đây là chỉ tiêu phản ánh KQHD chính của DN nên cần đặc biệt quan tâm.+Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị chi phí và các chỉ tiêu phản ánh hiệuquả hoạt động Các chỉ tiêu này cho biết cơ cấu chi phí, trình độ tổ chức hoạtđộng KD, các lĩnh vực KD tiềm năng hoặc nguy cơ của DN

*Phân tích tình hình quản trị chi phí

Khi phân tích đánh giá tình hình quản trị chi phí của DN ta sử dụng các chỉtiêu: Hệ số chi phí, hệ số giá vốn hàng bán, hệ số chi phí bán hàng, hệ số chiphí quản lý doanh nghiệp

-Hệ số chi phí

Hệ số chi phí = Tổngluân chuyểnthuần Tổng chi phí

Trang 33

Chỉ tiêu này cho biết để thu về một đồng doanh thu thì DN phải bỏ ra baonhiêu đồng chi phí Hệ số chi phí nhỏ hơn 1 thì hiệu quả hoạt động của DNcàng cao và đó chính là cơ sở để DN phát triển bền vững Chỉ tiêu này nhỏhơn 1 thì DN mới đảm bảo được sự cân đối cần thiết trong từng chu kỳ hoạtđộng Quy mô và trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh trong mỗi thời kỳ,lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chỉtiêu này.

-Hệ số giá vốn hàng bán

Hệ số giá vốn hàng bán = Trị giá vốnhàng bán Doanhthuthuần

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu thuần thu được DN phải bỏ ra baonhiêu đồng trị giá vốn hàng bán Hệ số giá vốn hàng bán càng nhỏ chứng tỏviệc quản lý các khoản chi phí giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại

-Hệ số chi phí bán hàng

Hệ số chi phí bán hàng = Chi phí bán hàng Doanhthuthuần

Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 1 đồng doanh thu thuần DN phải bỏ ra baonhiêu đồng chi phí bán hàng

Hệ số chi phí bán hàng càng nhỏ chứng tỏ DN tiết kiệm chi phí bán hàng vàkinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại

-Hệ số chi phí quản lí doanh nghiệp:

Hệ số chi phí quản lí doanh nghiệp = Chi phí quảnlí doanh nghiệp Doanhthuthuần

Chỉ tiêu này cho biết để thu được 1 đồng doanh thu thuần DN phải chi baonhiêu đồng chi phí quản lý

Trang 34

Hệ số chi phí quản lý DN trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ hiệu quảquản lý các khoản chi phí của DN càng cao và ngược lại.

*Phân tích hiệu quả hoạt động

Khi phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, người ta sử dụng các chỉtiêu: Hệ số sinh lời hoạt động, hệ số sinh lời lợi nhuận trước thuế, hệ số sinhlời từ hoạt động kinh doanh, hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng

-Hệ số sinh lời hoạt động:

Hệ số sinh lời hoạt động = Tổngluân chuyểnthuần LNST

Chỉ tiêu này chi biết cứ 1 đồng thu nhập trong kỳ thì DN thu được bao nhiêuđồng LNST

+Đối với hoạt động kinh doanh:

-Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh:

Hệ số sinh lời từ HDKD = Doanhthuthuần+ DT từ hoạt độngtài chính Lợi nhuận từ HDKD

-Hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng:

Hệ số sinh lời từ HDBH = Doanhthuthuầntừ BH vàCCDV Doanhthutừ HDBH

Lợi nhuận thuần từ HDBH = Lợi nhuận gộp về BH và CCDV - Chi phí bánhàng - Chi phí quả lý DN

Hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt độngsản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, cho biết: Bình quân cứ 1 đồngdoanh thu thuần thu được có bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng

*Phương pháp phân tích:

Trang 35

Khi phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta sửdụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu kỳ phân tích với kỳ gốc (kỳnày với kỳ trước) đánh giá theo từng lĩnh vực hoạt động để kịp thời phát hiệnlĩnh vực hoạt động nào hiệu quả hoặc kém hiệu quả, khâu quản lý nào trongquy trình hoạt động kinh doanh cần điều chỉnh để tăng năng lực cạnh tranh vàtìm kiếm lợi nhuận cho doanh nghiệp.

1.4.3.Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Hệ số các khoản phải thu = Các khoản phải thu Tổng tài sản

Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của DN Chỉ tiêu này chobiết trong tổng tài sản của DN có bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng

Hệ số các khoản phải trả = Các khoảm phảitrả Tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của DN và cho biết trongtổng tài sản của DN có bao nhiêu phần được tài trợ bằng vốn đi chiếm dụng

Trang 36

Hệ số giữa các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả: Chỉ tiêu nàyphản ánh các khoản DN bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng vàđược tính theo công thức:

Hệ số các KPT so với các khoản NPT = Các khoản phải thu Các khoản phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với cáckhoản đi chiếm dụng Nếu hệ số này trả lớn hơn 1 chứng tỏ số vốn của doanhnghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng Ngượclại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụngnhỏ hơn số vốn đi chiếm dụng

Hệ số thu hồi nợ (Số vòng thu hồi nợ)

Hệ số thu hồi nợ = Doanhthuthuầntừ BH vàCCDV Các khoản phảithubình quân

- Hệ số này cho biết trong kỳ các khoản phải thu ngắn hạn của doanhnghiệp quay được bao nhiêu vòng Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số

dư các khoản phải thu ngắn hạn và hiệu quả của việc thu hồi nợ ngắn hạn.Nếu số vòng quay của các khoản phải thu ngắn hạn lớn, chứng tỏ doanhnghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn Tuy nhiên, số vòngquay các khoản phải thu ngắn hạn nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnhhưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ(chủ yếu là thanh toán ngay trong thời gian ngắn)

+ Kỳ thu hồi nợ bình quân

Kỳ thu hồi nợ bình quân =Thời giantrong kỳbáo cáo Hệ số thuhồi nợ

Trang 37

Kỳ thu nợ cho biết trung bình sau bao nhiêu ngày thì doanh nghiệp thuđược nợ.

+ Hệ số hoàn trả nợ

Hệ số hoàn trả nợ =Các khoản phải trảngắn hạnbình quân Giá vốnhàng bánChỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ doanh nghiệp hoàn trả được baonhiêu lần vốn đi chiếm dụng trong khâu thanh toán cho các bên có liên quan.Nếu số vòng quay của các khoản phải trả lớn chứng tỏ doanh nghiệp thanhtoán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn nên tạo ra uy tín cao đối vớingười cung cấp Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải trả nếu quá cao cóthể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, bởi vì khi

đó mức độ chiếm dụng vốn của doanh nghiệp ít, nên doanh nghiệp phải ứngthêm vốn cho hoạt động kinh doanh hoặc doanh nghiệp phải huy động mọinguồn vốn để trả nợ (kể cả vay, bán rẻ hàng hoá, dịch vụ )

+ Kỳ trả nợ bình quân

Kỳ trả nợ bình quân = Thời giantrong kỳbáo cáo Hệ số hoàn trả nợChỉ tiêu phản ánh thời gian bình quân kỳ trả nợ chiếm dụng trong thanhtoán của doanh nghiệp là bao nhiêu ngày Thời gian thanh toán tiền càngngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếmdụng vốn Ngược lại, thời gian thanh toán tiền càng dài, tốc độ thanh toán tiềncàng chậm, số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều

*Phương pháp phân tích

Trang 38

Khi phân tích tình hình công nợ, sử dụng phương pháp so sánh để tiếnhành so sánh các chỉ tiêu nói trên giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (các khoảnphải thu, các khoản phải trả, hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phảitrả, hệ số các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả giữa cuối kỳ vớiđầu kỳ, các chỉ tiêu hệ số thu hồi (hoàn trả) nợ, thời hạn thu hồi nợ (hoàn trả)

nợ bình quân giữa kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước) Đồng thờicăn cứ vào trị số của từng chỉ tiêu, kết quả so sánh, tình hình thực tế củadoanh nghiệp, của ngành để đánh giá tình hình công nợ của doanh nghiệptrong kỳ

1.4.3.2 Phân tích khả năng thanh toán

Khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, sử dụng các chỉtiêu sau:

+ Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tổngtài sản Nợ phảitrả

Chỉ tiêu này do lường khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản

nợ phải trả của doanh nghiệp Hệ số này cho biết mỗi quan hệ giữa tổng tàisản mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả (gồm cả

nợ ngắn hạn và dài hạn), phản ánh một đồng vay nợ có mấy đồng tài sản đảmbảo Khi giá trị của hệ số này nhỏ hơn 1 có nghĩa là tổng tài sản < tổng nợ,như vậy toàn bộ số tài sản hiện có của công ty không đủ để thanh toán cáckhoản nợ, chứng tỏ công ty mất khả năng thanh toán, gặp khó khăn trong tàichính và có nguy cơ phá sản Ngược lại, nếu hệ số này quá cao thì cần phảixem lại vì khi đó việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty sẽ kém hiệu quả

+Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Trang 39

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn TSNH

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần

nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có Thông thường nếu hệ số này thấp

sẽ thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là thấp vàcũng là dấu hiệu báo cho thấy những dấu hiệu mạo hiểm về tài chính vì mấtcân bằng tài chính, công ty đã dùng 1 phần nguồn vốn nợ ngắn hạn để đầu tưdài hạn

+Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Trong doanh nghiệp, hàng tồn kho thường chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổngtài sản và thường khó bán nên doanh nghiệp sẽ mất một thời gian để biếnchúng thành tiền trả nợ khi các chủ nợ yêu cầu thanh toán Do đó, khi phântích cần xem xét đến hệ số khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tiềnvà cáckhoảntương đươngtiền Nợ ngắn hạn

Đây là 1 chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanhnghiệp Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanhnghiệp mà không cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp hang tồn kho Nhìnchung, hệ số ngy mà cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, đảmbảo cho doanh nghiệp có thể vay vốn dễ dàng trong tương lai Nhưng nếu tỷtrọng các khoản phải thu lớn là lớn trong tổng tài sản ngắn hạn thì doanhnghiệp cũng cần xem xét tới khả năng thu hồi nợ để đảm bảo tính chủ động vềtài chính của doanh nghiệp

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Trang 40

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay baonhiêu lần nợ ngắn hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền hiện có, đồngthời chỉ tiêu này thể hiện việc chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệpvới chủ nợ.

Hệ số thanh toán tức thời = Tiềnvàtương đươngtiền Nợ quá hạn ,đếnhạn

Hệ số này đặc biệt hữu ích để đánh giá khả năng thanh toán của mộtdoanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng khi hàng tồn khokhông tiêu thụ được và điều khoản nợ phải thu gặp khó khăn khó thu hồi.Nhìn chung, hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việcthanh toán công nợ Tuy nhiên, cũng như hệ số phản ánh khả năng thanh toán

nợ ngắn , độ lớn của hệ số này cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và

kỳ hạn thanh toán của món nợ phải trả trong kỳ

+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa

vụ phải trả đúng hạn cho các chủ nợ Nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộpsau khi đã trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lãivay phảitrả EBIT

Hệ số này đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảmbảo trả lãi vay cho chủ nợ Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng

ta biết được số vốn đi vay đã được sử dụng tốt tới mức nào và đem lại khoảnlợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không Nếu chỉ tiêunày càng lớm thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và

đó là cơ sở đảm bảo cho tình hình thanh toán của doanh nghiệp lành mạnh

Ngày đăng: 01/03/2024, 16:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w