Đỗ Thị Nga - Giảng viên bộ môn Ký Sinh Trùng khoa Thú y trườngcao đẳng ngại ngữ và công nghệ VIỆT NAM, người đã động viên, hướng dẫn,dành nhiều thời gian và công sức, tạo điều kiện tốt n
Quá trình học tập tại trường đã cho mỗi sinh viên một lượng kiến thức lý thuyết về chuyên ngành mà họ đã lựa chọn Những lý thuyết ấy có thể giúp chúng ta hiểu biết về những con số trên giấy tờ, hiểu biết những khái niệm đặc thù của ngành nghề nhưng như thế vẫn chưa đủ Đối với xã hội ngày càng phát triển hiện nay thì việc cọ xát thực tế cùng với những kiến thức mà sinh viên được tiếp thu trên giảng đường thì thực sự rất cần thiết Hoạt động đó sẽ giúp sinh viên biết được việc thật làm thật là như thế nào, kiến thức trên giảng đường khác với việc thực hành tại công ty là như thế nào Chính vì vậy các trường đại học hiện nay đã áp dụng các chưng trình khảo sát thực tế còn gọi là "thực tập" cho các sinh viên dễ dàng, nhanh chóng tiếp thu kiến thức giữa việc học đi với việc hành Thực tập còn giúp sinh viên không còn bỡ ngỡ khi kết thúc chương trình học tại trường mà vẫn không xác định được là bản thân sẽ làm những gì sau đó Nó làm tăng sự tự tin trong nghề nghiệp của bản thân, giúp vượt qua nỗi sợ hãi không tên mà mình phải đối mặt ở môi trường làm việc khác nhau Thông qua các hoạt động đó sinh viên còn có cơ hội làm việc tại các phòng khám tốt, mở ra một tương lai tươi sáng Vì thế chúng tôi đã lựa chọn bệnh viện thú y ASVELIS là nơi để thực tập ASVELIS là một phòng khám tốt, là nơi làm việc mơ ước của nhiều người và có thể giúp chúng tôi trở thành một bác sĩ thú y tốt nhất trong tương lai gần Do đó chúng tôi đã chọn đề tài tìm hiểu về "Quy trình làm việc tại phòng khám thú y ASVELIS" để nghiên cứu trong thời gian thực tập tại nơi đây.
Thực tập là các tốt nhất để em có thể tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm thông qua nhưng gì đã được học Vì khi thực tập em sẽ có cơ hội học hỏi và được đào tạo như một nhân viên mới trong công ty Được có cơ hội làm việc chung với các bác sĩ thú y chuyên nghiệp, trong môi trường chuyên nghiệp Từ đó giúp bản thân phát triển và hiểu sâu hơn về công việc nhờ điều đó sẽ giúp đỡ nhiều cho quá trình phát triển và có cơ hội việc làm cao hơn trong tương lai. Trong tương lai em mong muốn được làm việc luôn ở nơi em đang thực tập, một môi trường quá tốt và quá nhiều điều để em học hỏi Vậy nên khi em tốt nghiệp em sẽ xin việc ở nơi em đang thực tập phòng khám thú y ASVELIS.
Khái niệm về ASVELIS
2.1.1 Khái quát trung công ty
Hình 2.1 Phòng khám thú y ASVELIS
(nguồn bệnh viện thú y Asvelis) Loại hình doanh nghiệp: phòng khám thú y
Tên công ty:phòng khám thú y ASVELIS Địa chỉ: House G - 98 To Ngoc Van, Hanoi, Vietnam, 84
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Được thành lập bởi những người yêu thú cưng tại Việt Nam vào năm 2004
Phòng khám thú y ASVELIS đã chuyển dổi từ một cơ sở chăm sóc thú cưng nhỏ phục vụ một số khách tại tây hồ, Hà Nội thành một phòng khám hiện đại đầy đủ dịch vụ phục vụ nhu cầu của những người nuôi thú cưng tại ViệtNam và nhiều quốc gia khác Các bộ phận của thế giới.
giới thiệu về phòng khám ASVELIS
Lễ tân: Nguyễn Thị Thùy Dung
Tư vấn du lịch thú cưng: Ngô Thị Thùy Giang
Bác sĩ cấp cao: Sabrina Glatzer
Bác sĩ : Dinh Thị Thanh Nguyên
Bác sĩ : Bùi Tiến Đạt
Bác sĩ : Lê Văn Nam
Bác sĩ : Nguyễn Thị Huế
2.2.1 Nhiệm vụ từng vịnh trí
2.2.1.1 Giám đốc kinh doanh. quản lý tất cả các phần hành chính của phòng khám,
2.2.1.2.lễ tân phụ trách Quản lý kế hoạch, Chào đón khách hàng, Tư vấn dinh dưỡng và Quản lý quan hệ nhà cung cấp.
2.2.1.3 tư vấn du lịch thú cưng phụ trách Dịch vụ Di chuyển Thú cưng, Chào đón Khách hàng và Dịch vụ cũng như Tư vấn Dinh dưỡng.
Bac sĩ khám chính và đữaỉa nhưng phương pháp điều trị.
Bác sĩ chăm sóc và thực hiện những phac sđò chăm sóc và mổ điều trị…
Quy trình thăm khám
Bước 2: khám tổng quát và tình ra bệnh
Bước 3: lên phương án và điều trị
Bước 4: chắm sóc sau điều trị
Giai đoạn này tiếp nhận khách hàng và thông tin về triệu chứng lâm sàng của con vật sau đó sẽ tư vấn và đặt lịch hẹn để đến thăm khám
2.3.2 Khám tổng quát và tìm ra bệnh
Sau khi con vật được đưa đến phòng khám sẽ được các bác sĩ nước ngoài thăm khám tổng quát các bộ phân trên cơ thể thể Kiểm tra cân nặng, nhiệt độ,mắt, mũi, tai, răng, xương, tim và phổi Đồng thời dùng nhiều công nghệ cao như xét nhiệm máu, siêu âm, chụp x-quang và kết hợp với triệu chứng để từ đó đưa ra kết quả chính xác về bệnh của con vật
2.3.3 Lên phương án điều trị
Khi đã tìm ra chính xác bệnh thì sẽ có thể dùng nhũng loại thuốc hoặc nhưng phương pháp phù hợp với bệnh để điều chị bệnh đảm bảo khỏi bệnh nhanh chóng và an toàn cho con vật
2.3.4 Chăm sóc sau điều trị
Khi con vật đã khỏi bệnh rồi với một số bệnh đặc thù thì vẫn phải có chế độ chăm sóc để đảm bảo con vật con không bị tái lại bệnh thêm nữa.
VD: Bệnh viêm da sau khi con vật khỏi ta nên có một chế độ ăn chế độ chăm sóc làm sao cho con vật và môi trường luôn sạch sẽ để con vật không bị tái lại nữa.
Các hoạt động ở phong khám thú y Asvelis
+ Nghe về các triệu chứng của con vật và sáu đó bắt đầu thăm khám lâm sàng chuẩn đoán Đầu tiên cân, đo nhiệt đọ cơ thể để kiêm tra con vật có nặng quá hay quá gầy so với chỉ số bình thường của loài không Kiểm tra nhiệt độ để xác định con vật có nhiệt độ đang quá cao hay quá thấp để kết hợp chuẩn đoán và dùng thuốc hạ sốt hay sưởi Sờ nắn các khớp xương xem con vật có co cứng khi bác sĩ chạm vào là có vấn đề, xoa nắn bụng động vật một cách nhẹ nhàng kiểm tra phân bàng các cơ quan bên trong Sau đó kiểm tra phần hạch ở hai bên dưới hàm của động vật kiểm tra hạch nếu nó sưng là động vật đang sốt. Kiểm tra mắt xem động vật có nhiều mạch máu hay xước mắt hay đục mờ mắt không Xem tình hình răng miệng của động vật xem có bị viêm lợi hay lung lay hoặc có nhiều mảng bám cao răng không Vạch tai đông vật soi bên trong để xem có sạch hay có mủ hay bẩn nhiều hay có ve Sau đó nghe tim phổi của động xác địn hệ hô hấp và tim vẫn bình thường hay không, cùng với những gì khám lâm sàng đã thu được kết hợp với triệu chứng của con vật để đưa ra chuẩn đoán cụ thể về bệnh của con vật.
+ Các loại thuốc phải được bảo quản dựa theo nhãn mác hướng dẫn của sản phẩn sử dụng, khi sắp xếp phải đảm báo khoa học để tiện lấy sử dụng ngay khi cần và dễ tìm trong các trường hợp khẩn cấp
Hình ảnh 2.2 các tinh thể và ký sinh trùng được tìm qua kinh hiển vi
Hình ảnh 2.3 hình ảnh mổ khám
Hình ảnh 2.4 triệt sản mèo đực
+ Được hướng dẫn nhưng bước thực hiện một ca mổ triệt sản trên mèo cái các bước
Bước 1: Bạn cần phải tắm rửa vệ sinh cho mèo thật sạch sẽ ở nhà.
Bước 2: Bác sĩ thú y sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe cho mèo trước khi triệt sản sau đó gây mê toàn thân.
Bước 3: Cuộc phẫu thuật được thực hiện thông qua một vết rạch tương đối nhỏ ở giữa bụng, ngay dưới rốn
Bước 4: Cắt bỏ cả hai buồng trứng cũng như cắt bỏ toàn bộ tử cung.
Bước 5: Đóng vết mổ bằng nhiều lớp chỉ khâu.
Bước 6: Trong nhiều trường hợp, chỉ khâu da sẽ được cắt bỏ sau khi 7 - 10 ngày khi mèo cái liền hoàn toàn vết mổ.
Các nhóm thuốc được dùng tại phòng khám Asvelis
Amoxilan: thuộc nhóm kháng sinh phổ rộng và chứa amoxicillin là hoạt chất có tác dụng diệt vi trùng nhanh chóng đối với nhiều mầm bệnh khác nhau.
+ Amoxicilan được vhir định để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm với amoxicinllin, vi khuẩn gram dương hoặc gram âm sau gây ra.
+ Nhiễm trùng đường hô hấp trên, bao gồm nhiễm trùng tai, mũi họng như viêm tai giữa, viêm xoang, hầu họng, thanh quản và amidan do một số vi khuẩn gây ra.
+ Nhiễm trùng da và mô mềm: nhọt, đờm, nhiễm trùng vết thương
+ Nhiễm trùng nặng như nhiễm trùng huyết, viêm tủy xương, viêm màng não Điều trị các bệnh nhiễm trùng này, trước trị bằng đường tiêm.
Erythromycin: thành phần chủ yếu bao gồm Erythromycin stearate
+ Các nhiễm khuẩn đường hô hấp, da và các mô mềm, các cơ quan tiết niệu– sinh dục, đường tiêu hóa.
+ Phối hợp với Neomycin để phòng nhiễm khuẩn khi tiến hành phẫu thuật ruột.
+ Dùng thay thế các kháng sinh b– lactam ở những bệnh nhân dị ứng Penicillin.
Doxycycline: thành phần bao gồm Doxycycline hyclate, Tinh bột sắn, Talc, Lactose.
Doxycycline là một kháng sinh thuộc nhóm tetracycline được sử dụng trong Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể như:
- Nhiễm trùng da, mụn trứng cá
- Nhiễm trùng lây qua đường tình dục
- Viêm phổi hoặc các nhiễm trùng đường hô hấp khác
- Nhiễm trùng hệ bạch huyết
- Nhiễm trùng sinh dục và tiết niệu
Fosmicin: thành phần chính gồm Fosfomycin calcium hydrate
-Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn sâu ở da, viêm bàng quang, viêm ruột nhiễm khuẩn, viêm túi lệ, chắp lẹo, viêm sụn mi, viêm tai giữa, viêm xoang.
-Tương tác thuốc (Những lưu ý khi dùng chung thuốc với thực phẩm hoặc thuốc khác)
- Metoclopramide và các thuốc làm tăng nhu động đường tiêu hóa khi dùng đồng thời với fosfomycin sẽ làm giảm nồng độ fosfomycin trong huyết tương và trong nước tiểu.
- Fosfomycin có tác dụng hiệp đồng tăng mức với kháng sinh nhóm P- lactam, aminoglycoside, macrolide, tetracycline, cloramphenicol, rifamycin, colistin, vancomycin và lincomycin.
Metronidazole: là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn và ký sinh trùng Nó sẽ không có tacs dung với một số bệnh vi-rút như cảm lạnh hay cúm thông thường Nó được dùng để chữa bệnh pravo.
2.5.2 Nhóm thuốc ký sinh trùng
- Thuốc đặc trị diệt tất cả các loại bọ chét lây truyền bệnh.
- Thuốc tẩy giun sán ở cho mèo.
- Tẩy giun dạng nước cho chó con.
2.5.3 Thuốc tác dụng hệ thần kinh
- thành phần chủ yếu Phenobarbital
- Phenobarbital là thuốc chống co giật được sử dụng riêng hoặc với các loại thuốc khác để kiểm soát co giật Thuốc hoạt động bằng cách kiểm soát các hoạt động điện bất thường trong não xảy ra trong một cơn động kinh Việc kiểm soát và giảm cơn động kinh cho phép bạn thực hiện nhiều hoạt động bình thường hàng ngày, giảm nguy cơ gây hại khi bạn mất ý thức và giảm mắc bệnh co giật thường xuyên, đe dọa tính mạng Phenobarbital được sử dụng trong một thời gian ngắn (thường không quá 2 tuần) để giúp bạn bình tĩnh hoặc giúp bạn ngủ ngon trong những giai đoạn lo âu Thuốc làm dịu đi các triệu chứng bằng cách tác động đến một số bộ phận nhất định của bộ não.
- Thành phần chính là gabapentin
- Thuốc Gabapentin được dùng chung với các thuốc khác để phòng ngừa và kiểm soát động kinh Thuốc còn được dùng để giảm đau thần kinh sau bệnh zona ở người lớn Gabapentin được biết đến như một loại thuốc chống co giật hoặc thuốc chống động kinh.
Gabapentin còn có thể điều trị các tình trạng đau thần kinh khác (chẳng hạn như bệnh thần kinh đái tháo đường, bệnh lý thần kinh ngoại biên, đau dây thần kinh sinh ba) và hội chứng chân không yên (chân bồn chồn).
2.5.4 nhóm thuốc bổ trợ lức, sức
- thành phần Butaphosphan (1-(n-Butylamino)-1 methylethyl-phosphonic acid) 10 g
- để kích thích biến dưỡng, phòng bệnh và phòng rối loạn trao đổi chất đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp sau.
- Các rối loạn trao đổi chất gây ra do thức ăn, chăm sóc kém hoặc do dịch bệnh và bệnh cấp tính như liệt, kém ăn, mệt mỏi, giảm sữa, thú non yếu, đau lưng ở ngựa và hỗ trợ khi thiếu canxi.
- Rối loạn tra đổi chất và bệnh mãn tính như rối loạn phát triển và loạn dưỡng ở thú non, suy nhược, rối loạn trao đổi chất do dinh dưỡng kém, sinh sản kém và thiếu máu do kí sinh trùng.
- Tăng cường sinh lực và sức đề kháng cho vật nuôi.
3 các dụng cụ được sử dụng ở phòng khám Asvelis
- Đây là dụng cụ được sử dụng nhiều tại phòng khám vì dùng để tiêm các loại thuốc kháng sinh phòng bệnh và lây máu…
- Dùng để cắt móng cho con vật
- Dùng để luền vào ven của con vật để lấy máu hay là để truyền.
- Chỉ khâu trong có tính chất tan được dùng để khâu trong cơ thể con vật
- Chỉ khâu ngoài da khâu ở bên ngoài con vật và không tan được
- dao tiệt trùng dùng để mổ trong phẫu thuật
Hộp dụng cụ phẫu thuật:
- Dùng để hỗ trợ phậu thuật gồm có kéo, banh, kẹp… hỗ trợ quá trình bóc, tách, giữ, hút để có thể lấy được thứ cần
- Dùng để cắt mà không gây chảy máu ở con vật
- Máy siêu âm được dùng trong các trường hợp siêu âm thú nuôi có thai hay không, theo dõi thai kỳ cũng như thăm khám các bất thường diễn ra bên trong cơ thể động vật
Máy xét nhiệm máu thú y:
- đưa ra các kết quả phân tích chỉ số huyết học, đánh giá chức năng các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu Đây là các thông tin cơ bản và quan trọng thể hiện sự miễn dịch và tình trạng sức khỏe của thú cưng.
- Máy có chức năng tách vi khuẩn để cho ra kết quả phân tích về tình trạng thú cưng đang gặp phải một cách tốt nhất.
- máy giúp oxy y tế dễ dàng đi vào trong phổi và tĩnh mạch của thú cưng từ đó giúp cho thú cưng mau khỏe mạnh.
- Giúp các bác sĩ phát hiện ra những ký sinh trùng có ở trong máu của thú cưng.
- Máy dùng trong quá trình hội chẩn
kết quả khảo sát bệnh và vắc-xin tại phòng khám Asvelis
3.1.1 sử dụng vắc-xin phòng bệnh
-Việc tiêm phòng vắc-xin 7 bệnh cho chó giúp hệ miễn dịch của cơ thể kháng nguyên với những bệnh truyền nhiễm Ngăn ngừa sự xâm nhập của các sinh vật gây ra bệnh Khi được tiêm vắc xin vào cơ thể động vật sẽ tăng sức đề kháng Giảm sự tấn công của các tác nhân gây ra bệnh một cách hiệu quả Tránh xa bệnh tật như: bệnh bạch cầu, Bordetella, Chylamydophila và virus gây suy giảm miễn dịch…
Nếu việc tiêm phòng không đầy đủ có thể gây nguy hiểm cho con người. Chúng có thể cắn hoặc làm chảy máu, truyền nhiễm bệnh sang con người Việc tiêm vắc xin phòng bệnh vừa giúp chúng khỏe mạnh, sống lâu Vừa là để bảo vệ ngay chính chủ nhân nuôi dưỡng chúng.
- ở chó thì có nhiều loại vắc-xin của nhiều hãng và nhiều loại như 5 bệnh hay 7 bệnh để ngăn ngừa những bệnh
- Bệnh viêm ruột cannine Parvovirus ……… 107.0 TCID50.
- Bệnh viêm gan Cannine Adenovirus type 2… 102.9 TCID50.
- Bệnh cúm Cannine Parainfluenza Virus … 105.0 TCID50.
- Bệnh nghệ Do leptospira Canicola ………… 600 NU.
- Bệnh nghệ Do leptospira Icterohaemorrhagiae ……600NU.
- Bệnh viêm ruột do coronavirus…… 1468 EAU/0,05 ml.
-Không nên tiêm phòng cho chó quá nhỏ hoặc quá lớn tuổi Cún con còn nhỏ chưa phát triển đầy đủ hệ thống miễn dịch để tiêm vắc-xin Nếu chó quá lớn tuổi hệ thống miễn dịch đã bị tổn hại phần nào, trước khi tiêm nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
-Lịch tiêm phòng 7 bệnh cho chó con là từ 6 tuần tuổi trở lên Sau 8 – 9 tuần nhắc lại mũi 2 Sau 11-12 tuần tiêm nhắc lại mũi 3 Cần phải theo dõi sức khỏe của cún con thường xuyên sau khi tiêm Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ.
-Trước khi quyết định đưa chú chó nhà mình đi tiêm phòng vacxin 7 bệnh cho chó, bạn nên chú ý tới các vấn đề sau:
-Chỉ số cân nặng: Một số chú chó con có thể không đủ cân nặng hoặc không đủ sức khỏe để thích nghi với các loại vắc-xin Đây là trường hợp mà bác sĩ thú y khuyên bạn nên cân nhắc xem có thể tiêm các loại vắc-xin bổ sung hay không Điều này đặc biệt quan trọng đối với những con chó bị suy dinh dưỡng. Nếu cân nặng không đủ tiêu chuẩn, chắc chắn hệ miễn dịch của chú chó cũng rất yếu.
-Điều này không đảm bảo cho việc tiếp nhận vac-xin Chú chó có thể bị lả đi hoặc bị sốc thuốc bất kì lúc nào.Thật nguy hiểm.
Tình trạng sức khỏe: Bạn không nên tiêm cho chú chó của bạn khi chúng bị ốm sốt hoặc bệnh Lúc này, tiêm chủng không những không có lợi mà còn có thể gây áp lực lên cơ thể và hệ thống miễn dịch của chúng.
-Ngoài ra, một số chú chó con có thể bị dị ứng với các thành phần cụ thể có trong vắc-xin Nếu vắc-xin chứa thành phần mà chú chó của bạn bị dị ứng thì bác sĩ thú y sẽ bỏ qua vắc-xin này Nếu một chú chó đã bị tác dụng phụ từ lần tiêm phòng trước đó thì phải lưu ý điều này Vì rất có thể loại vắc-xin bổ sung đó có thể gây ra các phản ứng tiêu cực như tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn, bỏ ăn…
-Giống như ở người, tiêm phòng cho thú cưng cũng có một mục tiêu kép: -Bảo vệ thú cưng của bạn phòng chống lại các bệnh truyền nhiễm (ví dụ bệnh Parvo trên chó) Tiêm phòng sẽ giúp thú cưng giữ được thể trạng tốt và khỏe mạnh!
-Bảo vệ con người khỏi sự lây nhiễm của các bệnh truyền lây giữa động vật và người (ví dụ bệnh Dại trên chó mèo) Tiêm phòng vắc xin ngăn ngừa bệnh lây lan từ động vật này sang động vật khác!
-Do đó, tiêm vắc xin là một trong những bước chăm sóc y tế quan trọng Số lượng thú cưng tiêm vắc xin giảm sẽ tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát trở lại Điều đó có nghĩa số lượng thú cưng được tiêm phòng càng nhiều thì tần suất mắc bệnh trong quần thể càng giảm
-Để tạo ra khả năng miễn dịch hiệu quả, cần phải tiêm vài mũi trong năm đầu tiên, số mũi và khoảng cách tiêm sẽ phụ thuộc vào khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin.
-Các năm sau đó, việc tiêm nhắc thường xuyên là điều cần thiết để bảo vệ và duy trì hiệu quả bảo hộ trong suốt cuộc đời của thú cưng của bạn.
-Tuân theo quy trình tiêm phòng do bác sĩ thú y khuyến cáo là việc cần làm nếu muốn vật nuôi của mình được bảo vệ một cách tối ưu Nếu việc tiêm nhắc không được thực hiện tốt, Bác sĩ thú y có thể yêu cầu tiêm chủng lại từ đầu! -Trong 10 năm qua, một số bệnh hiểm nghèo đã trở nên hiếm gặp nhờ vào việc tiêm phòng Đó có phải là một lý do để ngừng tiêm chủng?
-Không, ngược lại! Tiếp tục tiêm chủng là điều rất cần thiết vì nếu không có điều này, các bệnh nguy hiểm sẽ có nguy cơ xuất hiện trở lại Chúng ta không được quên rằng đối với các bệnh ở chó và mèo thì các loài vật nuôi và động vật hoang dã thường là nguồn chứa virus tiềm ẩn có thể lây truyền và bùng phát bất cứ lúc nào.
-Tiếp tục tiêm phòng đúng cách và phù hợp với từng cá thể để có thể duy trì tỷ lệ tiêm phòng đủ lớn để hạn chế nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại.
kết quả khảo sát các bệnh thường gặp tại phòng khám Asvelis
3.2.1 tên các bệnh đã thăm khám tại
-Bệnh dại là một bệnh do virus gây ra Là bệnh cực kì nguy hiểm Bệnh dại gây viêm não cấp tính và cuối cùng lây nhiễm ra toàn bộ hệ thống thần kinh dẫn đến tử vong Hiện này vẫn chưa có thuốc chữa bệnh dại cho cả người và chó Vì vậy, nên tiêm vaccine phòng bệnh cho chó cực kì quan trọng.
-Nếu bạn nghĩ rằng chú chó của bạn đã tiếp xúc với bệnh dại Bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay lập tức Ngay cả khi chúng mới được tiêm phòng bệnh dại Khi chó được 12 tuần tuổi sẽ được tiêm chủng ngừa bệnh dại Thông thường, chó được tiêm mũi phòng bệnh dại thứ hai sau mũi thứ nhất một năm. Sau đó, các mũi tăng cường thường được tiêm 2 hoặc 3 năm một lần Tùy thuộc vào loại vacxin được sử dụng.
+Bệnh ho cũi chó được biết đến là bệnh do loại virus cúm canine parainfluenza kết hợp với các loại vi khuẩn có trong đường hô hấp khác như: Bordetella bronchiseptica, mycoplasma,
+Để biết được chó bạn có nhiễm bệnh hay không thì hãy quan sát nếu chúng có những triệu chứng như: Ho khạc kéo dài từ 7-21 ngày Mắt không trong sáng, có nhiều ghèn, gương mũi luôn khô ráp, chảy dịch xanh hay chó thường xuyên liếm mũi rồi nuốt dịch, tiêu chảy, phân nát có máu, hôi tanh, nôn ra dịch nhớt vàng, thậm chí là tử vong đột ngột.
Một vài cách chữa trị tại nhà có thể áp dụng:
+Cách ly chó bị bệnh khỏi chó khỏe mạnh.
+Vệ sinh môi trường xung quanh và nơi ở của chó sạch sẽ, giữ cho nơi ở khô ráo, ấm, kín gió.
+Dùng hơi nước làm dịu khoang họng cho chó.
+Hạn chế đưa chó tới nơi có nhiều động vật hoặc những nơi chật hẹp, bên cạnh đó bạn cũng không nên để thú cưng ăn uống bừa bãi ở nơi công cộng, việc tiêm vắc xin cũng là một biện pháp phòng ngừa bệnh ho cũi chó hiệu quả.
Bệnh viêm dạ dày ở chó:
+Do giun móc, virus parvo, virus gây bệnh care hoặc ăn phải thức ăn và nước uống có chứa vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn yếm khí (Clostridium), vi khuẩn E.Coli,
+Chó mắc bệnh sẽ sốt, bỏ ăn, đôi lúc kèm theo những cơn run rẩy, nôn mửa liên tục, tiêu chảy nặng, chuyển qua thời kỳ cuối thì phân có màu nâu sẫm, rất tanh, thời kỳ này chó không đi được, chỉ có nằm một chỗ Chăm sóc không chu đáo, kịp thời thì chó có thể chết từ 2-4 ngày sau khi nhiễm bệnh.
+Nếu phát hiện chó nhiễm bệnh thì nên cho chó ngừng ăn trong 24 giờ đầu, chỉ cần cho chó uống đủ nước Nếu như chó bị nôn thì có thể sử dụng anticholinergic và chlopromazin hoặc metoclopramid để chó được thoải mái hơn.
Việc truyền dịch để bù nước, chất điện giải đã mất cũng sẽ giúp chó được ổn hơn Còn nếu chó đau bụng nhiều thì có thể sử dụng thuốc giảm đau perimidine, chó bị tiêu chảy thì có thể kết hợp điều trị giữa kaolin và pectin hoặc bismuth subcarbonate,
+Cho chó ăn thức ăn chín, không nên để nó ăn thịt sống, thường xuyên tẩy giun sán định kỳ cho chó 3-4 tháng/ lần và tiêm vắc xin phòng bệnh Carê, Parvovirus.
Những con chó lớn tuổi không sinh sản mà lại không cắt bỏ tử cung và buồng trứng sẽ khiến kích thích progesterone hình thành các nang Những nang này tiết ra nhiều dịch và lưu lại bên trong tử cung làm tăng kích thước tử cung.
Khi bệnh càng nặng thì dịch sẽ tràn ra, vi khuẩn trong âm đạo sẽ đi qua cổ tử cung gây nhiễm trùng.
+Đối với trường hợp viêm nội mạc tử cung cấp tính: Biểu hiện sốt cao, chán ăn, khát nước, ói mửa nhưng chỉ thỉnh thoảng, âm đạo tiết ra dịch màu đục. +Đối với trường hợp viêm nội mạc tử cung mãn tính: Ở giai đoạn này có sự thay đổi rõ rệt, chó dễ bị chán ăn, âm đạo tiết ra màu trắng, sờ bụng thấy cứng, bụng bị phình trướng lên.
-Nên kết hợp thuốc bổ trợ và chăm sóc, nuôi dưỡng thú cưng chu đáo, nên thường xuyên thụt rửa tử cung, âm đạo bằng dung dịch rivanol 0.1% hoặc thuốc tím 0.1% ( mỗi ngày một lần), thực hiện liên tục trong khoảng 3-5 ngày cho đến khi chó được đỡ hơn.
+Cho chó ăn đủ chất trước và sau khi tiêm chủng, kiểm soát tần suất giao phối của chó, vệ sinh chuồng, nơi ở sạch sẽ và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho chó.
+Bệnh dại có thể bị lây nhiễm khi chó nhà bạn bị thương bởi những loại động vật mắc bệnh khác Hoặc nguyên nhân khác là do bị virus xâm nhập qua vết thương hở, chưa lành bị tiếp xúc với dịch hay nước bọt có chứa Lyssavirus. -Triệu chứng
báo cáo kết quả công việc đã thực hiện trong quá trình thực tập tại Asvelis
- Những ngày đầu được làm quen với các loại thuốc cơ sở hay sử dụng.
- Những ngày sau đó được thăm khám và hỗ trợ các bác sĩ tại phòng khám
- Được thực hiện những ca mổ triệt sản tại phòng khám
- được học hỏi về nhiều bệnh và cách chữa trị quan tâm và chăm sóc con vật trong quá trình điều trị
- học hỏi về siêu âm và đc soi tìm các bộ phận trong cơ thể con vật
- Học cách sử dụng máy sét nhiệm máu và đọc chỉ số máu
- Học về xem kính hiển vi để phân biệt các vi khiaanr và tinh thể có hại của con vật bị bệnh
kết quả chuẩn đoán bệnh
Mèo bị mắc bệnh ghẻ tai ở mọi lứa tuổi, mọi giống mèo khác nhau được đưa đến khám, điều trị tại Phòng khám thú y ASVELIS
Phòng khám thú y ASVELIS house G- 98 Tô Ngọc Vân, Hà Nội, Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau đây:
- Khảo sát thực trạng các bệnh thường gặp ở chó, mèo được mang đến khám và điều trị tại phòng khám thú y ASVELIS
- Tỷ lệ mắc ngoại ký sinh trùng trên mèo đến khám tại phòng khám thú y
- Tỷ lệ nhiễm bệnh ghẻ tai ở mèo do Otodectes cynotis gây ra theo giống, độ tuổi, phương thức chăn nuôi, giới tính.
- Các triệu chứng lâm sàng thường gặp ở mèo mắc bệnh ghẻ tai do
- Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh ghẻ tai.
Nguyên liệu và dụng cụ nghiên cứu
- Dụng cụ nghiên cứu: Bông y tế, panh, lam kính, la men, dầu soi kính, đèn soi tai, kính hiển vi, điện thoại chụp ảnh.
- Dung dịch vệ sinh tai, thuốc nhỏ gáy Fronil spot, thuốc nhỏ tai Dexoryl,thuốc kháng sinh Amoxi 15% LA, thuốc kháng viêm Dexa VMD.
Phương pháp nghiên cứu
Mẫu được thu thập bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn giản
Khi mèo được mang tới khám tại phòng khám thú y được theo dõi, ghi chép thông tin đầy đủ về: giống loài, tính biệt, cân nặng, độ tuổi, chế độ ăn uống vui chơi, biểu hiện bệnh điển hình,
Thu nhập mẫu ráy tai ngẫu nhiên ở mèo đến khám Lấy ráy tai trực tiếp từ tai ngoài của con vật Lấy tại các điểm trong tai ngoài (loa tai, ngoài ống tai ngoài và sâu trong ống tai ngoài) Số lượng mẫu không lấy quá nhiều, lấy mẫu quá nhiều khiến cho việc soi kính sau này gặp khó khăn Các loại mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày.
Thông tin con vật được ghi chép đầy đủ trong hồ sơ khám hằng ngày và được lưu trữ tại hệ thống thông tin của phòng khám để tiện theo dõi và lưu lại lịch sử bệnh phục vụ cho việc khám chữa.
Thông tin được lấy cần được rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu và trình bày.
Bước 1: Ta sử dụng panh kẹp một ít bông y tế, dùng tay vê bông y tế quấn quanh đầu panh sao cho thật gọn và chắc Làm ẩm đầu bông ở panh bằng nước vệ sinh tai để tránh sự khô ráp từ bông làm tổn thương thêm cho tai của con vật. Sau đó nhẹ nhàng cầm dựng tai con vật lên theo hướng thẳng đứng, đưa panh theo hướng thẳng đứng vào, nhẹ nhàng lấy chất tiết màu nâu đen trong ống tai ngoài của chó mèo
Bước 2: Lấy 1 lượng nhỏ khoảng bằng hạt đậu xanh phần chất tiết màu đen nâu phết lên phiến kính, dàn đều
Bước 3: Nhỏ dầu soi kính và đậy lamen rồi tiến hành soi kính ở vật kính x10 để tìm ghẻ.
Phát hiện thấy ghẻ tai hoặc ấu trùng ghẻ tai kết luận con vật mắc ghẻ tai.
4.4.3 Phương pháp khám lâm sàng
Tìm hiểu bệnh sử của con vật như lịch sử bệnh, cách chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, khẩu phần ăn, thói quen, môi trường và đồ dùng của chúng, sự tiếp xúc với con vật khác, dấu hiệu bệnh chủ con vật quan sát thấy, mới phát hay tái lại, đã điều trị chưa và hiệu quả ra sao.
Quan sát biểu hiện của mèo đến khám: vành tai cả ngoài và trong, xem có dấu hiệu tổn thương cơ học hay không, có hay gãi vùng tai, tai có hôi bẩn, cảm thấy khó chịu khi chạm vào cùng tai,
Dùng đèn soi tai soi kiểm tra bên trong tai để phát hiện chất bẩn trong tai, sự di chuyển của con ghẻ tai.
4.4.4 Phương pháp phân loại nhóm mèo theo giống
Chúng tôi tiến hành phân loại ca bệnh thành các nhóm mèo nội và mèo ngoại dựa vào nguồn gốc ( Nguyễn Văn Thanh và cs, 2012):
+ Mèo nội:là những giống mèo thuần tồn tại lâu đời tại Việt Nam như mèo tam thể, mèo mướp, mèo nhị thể, mèo đen… các trường hợp mèo là mèo lai giữa mèo ngoại và mèo nội và được sinh tại Việt Nam chúng tôi ghép vào nhóm mèo nội
+ Mèo ngoại: là những giống mèo nhập ngoại từ các nước khác như mèo Anh lông ngắn, mèo Anh lông dài, mèo Ba Tư mặt tịt, mèo Nga… các trường hợp mèo là mèo lai giữa các giống mèo ngoại với nhau và đẻ tại Việt Nam thì chúng tôi ghép vào các giống mèo ngoại
4.4.5 Phương pháp phân loại mèo theo lứa tuổi
Dựa vào số liệu và thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu chúng tôi phân loại mèo vào 3 nhóm tuổi như sau :
4.4.6 phương pháp điều trị ghẻ tai do otodectes cynotis trên mèo
Bước 1 : Vệ sinh tai bằng dung dịch nước rửa tai Epi-Otic Dùng panh kẹp bông để vệ sinh loại bỏ toàn bộ chất tiết trong ống tai, sau đó lau sạch tai nhỏ Dexoryl trực tiếp vào ống tai, nhỏ Dexoryl 5-7 ngày.
Bước 2 : Nhỏ gáy bằng ống nhỏ Fronil spot: 1 ống 0,67ml/2-10kg, nhỏ 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần Sau đó mỗi tháng nhỏ 1 lần để phòng cho con vật. Trường hợp con vật bị viêm tai nặng kèm theo có mủ cần tiêm thêm kháng sinh Amoxi 20% LA và thuốc kháng viêm Dexa VMD.
Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà quá trình vệ sinh tai, nhỏ thuốc và tiêm kháng sinh, kháng viêm cho mèo bệnh được thực hiện sao cho tốt nhất cho con vật
Việc đánh giá tiến triển của bệnh thông qua theo dõi, xét nghiệm mầm bệnh, đánh giá mức độ giảm ngứa và lượng chất tiết xuất hiện trong tai bị nhiễm ghẻ Khi tai không còn ngứa và không hình thành dịch tiết, soi trong tai không còn ghẻ tai sẽ được đánh giá là khỏi bệnh.
Một số thuốc được sử dụng ở phòng khám:
Dung dịch vệ sinh tai Epi-Otic
Propylene glycol, tá dược vd……… 1ml
Acid lactic được sử dụng như một chất khử trùng nhẹ
Acid salicylic là acid vô cơ giúp tẩy tế bào chết làm Otodectes Cynotis không còn thức ăn để tồn tại.
Propylen glycol hòa tan chất tiết và bụi bẩn; phân giải chất sừng và kháng khuẩn
Cách sử dụng: Tùy theo thể trạng của mèo mà có thể nhỏ từ 1-3 giọt dung dịch vào ống tai sao cho lượng dung dịch đủ tráng 1 lớp mỏng đều trên toàn bộ bề mặt của ống tai Sau đó xoa bóp nhẹ nhàng từ 1 – 2 phút để thuốc thấm đều làm mềm chất bẩn và giảm kích thích ở tai.
Hình 4.4.1 Dung dịch nước rửa tai
Gentamycin (dạng sulfate): thuộc nhóm kháng sinh aminoglycoside kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp protein trong tế bào vi khuẩn, chống nhiễm khuẩn được cả vi khuẩn gram (+) và vi khuẩn gram (-). Thiabendazole: đặc trị nấm bằng cách ức chế hoạt động của enzyme trong ti thể của nấm
Dexamethasone (dạng acetate): dạng muối acetate của Dexamethasone, một loại corticosteroid – nhóm các hóa chất steroid hormone từ vỏ thượng thận – tổng hợp, có đặc tính chống viêm mạnh
Cách sử dụng: Lau sạch tai, nhỏ Dexoryl trực tiếp vào ống tai 1 lượng0,5ml ( khoảng 3-4 giọt) cho mỗi bên tai rồi xoa đều 2 bên gốc tai cho thuốc khuếch tán vào tai tốt hơn.
Thuốc nhỏ gáy Fonil spot
Tỷ lệ mắc ghẻ tai do Otodectes cynotis trên mèo theo độ tuổi
Tuổi của mèo là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính cảm thụ đối với bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh ghẻ tai do Otodectes cynotis nói riêng.
Vì vậy, tỷ lệ nhiễm ghẻ tai theo lứa tuổi là một chỉ tiêu xác định mèo ở lứa tuổi nào dễ nhiễm, từ đó có cơ sở khoa học đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh ghẻ tai mèo có hiệu quả Xét nghiệm qua kính hiển vi thấy mèo ở các lứa tuổi khác nhau mang đến phòng khám, kết quả được trình bày ở bảng 4.3
Bảng 4.5 Tỷ lệ mắc bệnh ghẻ tai do Otodectes cynotis trên mèo theo độ tuổi
Tuổi (tháng) Số mèo mắc
Tổng số mèo kiểm tra (con)
Thông qua số liệu ở bảng 4.5 có thể thấy: chiếm tỷ lệ cao nhất 16,53% là mèo bị mắc ghẻ tai ở độ tuổi từ 1-12 tháng Tiếp theo là mèo ở độ tuổi 12-48 tháng tuổi chiếm tỉ lệ 9,09%; mèo ở độ tuổi trên 48 tháng tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,62% Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của ST Sotiraki và cs (2001),Frédéric Beugnet và cs (2014) Trong nghiên cứu của MA Lefkaditis và cs
(2009) chỉ ra tỷ lệ nhiễm bệnh ở mèo từ 3-6 tháng tuổi (17,58%) cao hơn đáng kể so với mèo dưới 3 tháng tuổi (11,38%) Qua đó ta có thể thấy mèo ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc ghẻ tai tuy nhiên thì tỷ lệ nhiễm cao tập trung ở độ tuổi dưới
1 tuổi Theo chúng tôi ở giai đoạn mèo con tiếp xúc nhiều với mẹ sẽ bị nhiễm bệnh nếu mẹ bị mắc bệnh, đây là giai đoạn con vật thay đổi về sinh lí, hormone, giai đoạn cai sữa tập ăn làm con vật bị stress, tập tính hiếu động thích chạy nhảy, nghịch ngợm với con vật khác là cơ hội tiếp xúc với mầm bệnh Một nguyên nhân nữa là do nhu cầu nuôi mèo cảnh ngày càng phát triển, mèo con bị tách mẹ sớm, thay đổi chế độ chăm sóc cũng như khẩu phần ăn làm con vật chưa kịp thích nghi, dễ khiến con vật bị stress, giảm sức đề kháng Đây cũng là nguyên nhân làm bệnh phát triển ở mèo con Với mèo trưởng thành đã được phát triển hoàn thiện về thể vóc và hệ miễn dịch, thích nghi với môi trường mới tốt hơn so với mèo con nên tỷ lệ mắc bệnh ít hơn Vì vậy để giảm tỷ lệ mắc bệnh ở mèo con ta cần có những biện pháp thích hợp để tăng sức đề kháng cho con vật, hạn chế những tác động bất lợi để không ảnh hưởng đến sức khỏe Ngoài ra cần chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tiêm phòng đầy đủ, phòng ghẻ tai định kì để nâng sức đề kháng cho con vật Như vậy, yếu tố lứa tuổi của mèo có ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc bệnh ghẻ tai do Otodectes cynotis.
Tỷ lệ mắc ghẻ tai do Otodectes cynotis trên mèo theo giống mèo nội, mèo ngoại
Trong quá trình nghiên cứu,chúng tôi phân chia giống mèo thành 2 nhóm dựa vào nguồn gốc: mèo nội và mèo ngoại Trong đó:
+ Mèo nội:là những giống mèo thuần tồn tại lâu đời tại Việt Nam như mèo tam thể, mèo mướp, mèo đen, mèo nhị thể … các trường hợp mèo là mèo lai giữa mèo ngoại và mèo nội và được sinh tại Việt Nam chúng tôi ghép vào nhóm mèo nội
Bảng 4.6 Tỷ lệ mắc bệnh ghẻ tai do Otodectes cynotis trên mèo theo giống mèo nội và mèo ngoại
Giống mèo Số mèo mắc
Tổng số mèo kiểm tra (con)
+ Mèo ngoại: là những giống mèo nhập ngoại từ các nước khác như mèo Anh lông ngắn, mèo Ba Tư, mèo Nga… các trường hợp mèo là mèo lai giữa các giống mèo ngoại với nhau và đẻ tại Việt Nam thì chúng tôi ghép vào các giống mèo ngoại
Từ bảng 4.6 thấy trong số mèo mắc ghẻ tai, mèo ngoại có tỷ lệ mắc ghẻ tai (11,62%) cao hơn mèo nội (6,21%) Điều này có thể do bản tính của mèo nội và mèo ngoại khá khác biệt, mèo nội (mèo ta) vẫn giữ bản năng săn mồi bắt chuột vì thế chúng khá là nhanh nhẹn, không quá gần gũi với người, có những con có phản ứng rất dữ đội đối với việc bị bắt nhốt lại mang đến phòng khám, vì thế có rất nhiều trường hợp chủ vật nuôi của mèo ta phát hiện được mèo của mình bị bệnh nhưng lại không thể bắt và mang đến khám chữa bệnh được Ngược lại các giống mèo ngoại thì lại khá là thân thiện, thích được ôm ấp vuốt ve, không hay bắt chuột, khá lười vận động nên việc mang đến phòng khám chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe là điều dễ dàng hơn nên số lượng mèo ngoại đi khám chữa bệnh đông hơn Một nguyên nhân nữa có thể do điều kiện khí hậu miền Bắc vốn khắc nghiệt, nóng ẩm mùa hè, mùa đông lại lạnh, nhất là những thời điểm giao mùa thời tiết thay đổi rất đột ngột làm cho các giống mèo ngoại rơi vào tình trạng stress làm sức đề kháng yếu, kết hợp với quá trình chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh không tốt là những nguyên nhân chủ yếu làm mèo nhập ngoại mắc bệnh ghẻ tai do Otodectes cynotis cao Theo nhận định của Scott và cs (2001) họ cho rằng sức đề kháng của con vật bị giảm sút là nguyên nhân chính gây ra bệnh.
Tỷ lệ mắc ghẻ tai do Otodectes cynotis trên mèo theo phương thức nuôi
Phương thức nuôi Số con mắc
Tổng số mèo kiểm tra (con)
Bảng 4.7 Tỷ lệ mắc ghẻ tai do Otodectes cynotis trên mèo theo phương thức nuôi
Có 3 phương thức nuôi mèo ở nước ta hiện nay là: nuôt nhốt, thả rông và bán thả rông Việc nghiên cứu tỷ lệ mắc ghẻ tai theo phương thức nuôi là cơ sở khoa học để đưa ra các biện pháp phòng bệnh hiệu quả
Thông qua số liệu ở bảng 4.5 ta thấy tỷ lệ mắc ghẻ tai theo phương thức nuôi bán thả rông cao nhất chiếm 11,84% Tiếp đến là phương thức nuôi thả rông với tỷ lệ 10,87% Phương thức nuôi nhốt có tỷ lệ mắc thấp nhất chiếm 4,17%.
Bảng 4.8 Tỷ lệ mắc ghẻ tai do Otodectes cynotis trên mèo theo giới tính
Giới tính Số con mắc(con) Tổng số mèo kiểm tra (con) Tỷ lệ (%) Đực 19 191 9,95
Nhiều người nuôi mèo hiện nay vẫn nuôi theo phương thức bán thả rông, tức là có chuồng, ổ riêng nhưng một thời gian trong ngày vẫn thả con vật ra ngoài môi trường và tiếp xúc với chó mèo, điều này làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm và mắc ghẻ tai hơn là phương thức nuôi nhốt hoàn toàn Tuy nhiên nhìn trên thực tế ít mèo được nuôi với phương thức nuôi nhốt hoàn toàn vì thế biện pháp là vệ sinh môi trường xung quanh, và khi thả con vật ra hạn chế cho con vật tiếp xúc với các nguồn bệnh khác Trong nghiên cứu của Frédéric Beugnet và cs (2014) đã chỉ ra rằng mèo không thường xuyên ra ngoài trời (9,4% dương tính) có ít nguy cơ mắc bệnh hơn mèo ra ngoài trời thường xuyên (20,6% dương tính) Theo Akucewich LH và cs (2002) tỷ lệ mắc ghẻ tai do Otodectes cynotis ở mèo được nuôi trong nhà thấp hơn so với mèo hoang sống tự do hơn Trong một cuộc điều tra về tỷ lệ mắc bệnh trên mèo, người ta đã cho 3 con mèo mắc bệnh tiếp xúc với 6 con mèo không bị mắc bệnh trong 28 ngày, kết quả là 3 con mèo bị mắc bệnh đã tạo ra sự lây nhiễm cho 6 con mèo còn lại (Frédéric Beugnet và cs 2014) Như vậy môi trường nuôi dưỡng đặc biệt quan trọng và khi được cách ly với mầm bệnh, không cho tiếp xúc với vật chủ thì khả năng lây bệnh cũng hạn chế hơn rất nhiều.
Tỷ lệ mắc ghẻ tai do Otodectes cynotis trên mèo theo giới tính
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng tiến hành đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố giới tính tới tỷ lệ mắc ghẻ tai do Otodectes cynotis trên mèo 37 con mèo Kết quả được trình bày trong bảng 4.6 Qua bảng 4.8 có thể thấy tỷ lệ mèo đực mắc ghẻ tai do Otodectes cynotis chiếm 9,95%, mèo cái chiếm 9,23%.
Tỷ lệ mắc bệnh ở giống đực cao hơn ở giống cái, tuy nhiên sự chênh lệch này không đáng kể vì không có sự sai khác trong thống kê Trong một nghiên cứu của Mosallanejad.B và cs (2011) cũng cho thấy sự khác biệt không nhiều giữa tỷ lệ mắc bệnh ở mèo đực (25%) và tỷ lệ mắc bệnh ở mèo cái (20,96%) Điều này cho thấy tỷ lệ mắc ghẻ tai do Otodectes cynotis trên mèo theo giới tính đực cái không có nhiều sự khác biệt Kết quả này cho thấy tỷ lệ mắc ghẻ tai do
Otodectes cynotis trên mèo không phụ thuộc vào yếu tố giới tính Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước của Phan Trọng Cung và ctv
(1977), Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Aldemir.O (2007), DantasTorres
(2007), Frédéric Beugnet và cs (2014), MA Lefkaditis và cs (2009)
4.8.1 Các triệu chứng lâm sàng thường gặp ở mèo bị mắc bệnh ghẻ tai do Otodectes cynotis
Các triệu chứng lâm sàng giúp việc chẩn đoán hoặc định hướng chẩn đoán bệnh được chính xác Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành theo dõi 37 mèo bị mắc bệnh ghẻ tai do Otodectes cynotis (đã được xác định thông qua kết quả chẩn đoán bằng phương pháp soi tươi ráy tai dưới kính hiển vi soi nổi), các kết quả thu được về triệu chứng lâm sàng thường gặp được trình bày ở bảng 4.7
Bảng 4.8.1 Các triệu chứng lâm sàng thường gặp trên mèo mắc ghẻ tai do
Triệu chứng Số con có Tỷ lệ biểu hiện (%)
Có chất tiết màu đen trong ống tai ngoài, tai bẩn và ướt 37 100
Ngứa, có biểu hiện gãi, lắc đầu 35 94,59
Vành tai bị tổn thương, trầy xước, lở loét, rụng lông 17 45,95 Thông qua kết quả theo dõi bảng 4.8 cho thấy, mèo khi bị mắc bệnh ghẻ tai do Otodectes cynotis có các triệu chứng chủ yếu như tai bẩn, có chất tiết màu đen trong ống tai ngoài, đôi khi chất tiết quá nhiều và lỏng sẽ rỉ ra bên ngoài vành tai, con vật ngứa tai và liên tục có những hành vi bất thường như gãi tai, lắc đầu Biểu hiện ngứa ngáy là do ghẻ cắn xé ống tai, hút máu và gây ra các ổ tụ máu trong ống tai (Kraft et al., 1988) Gãi quá mạnh và lâu dài có thể dẫn đến tổn thương bên ngoài vành tai Theo Scott & Horn (1987) trường hợp ghẻ tai ra khỏi ống tai có thể gây ra những vết loét sần có vảy ở vùng đầu, chân và cuối đuôi của vật chủ (Scott & Horn, 1987) Tai có mùi hôi Một số trường hợp nhiễm ghẻ tai có thể dẫn đến sự ngứa ngáy, kích thích mạnh, bội nhiễm vi khuẩn và nấm (Roy, Bedard, & Moreau, 2011) có thể dẫn tới tình trạng viêm tai có mủ (Arther, Davis, Jacobsen, Lewis, & Settje, 2015)
Khi con vật có những triệu chứng kể trên, chủ bệnh súc nên đưa ngay con vật đến phòng khám thú y để được chẩn đoán, điều trị và được các bác sỹ thú y tư vấn về cách phòng bệnh, chăm sóc nuôi dưỡng để con vật mau lành bệnh và có tỷ lệ tái phát bệnh thấp nhất có thể.
Kết quả thử nghiệm điều trị
Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm điều trị trên 37 ca bệnh Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.1
Bảng 4.8.2 Kết quả điều trị
Số mèo được điều trị (con)
Số ca khỏi bệnh (con)
Thời gian điều trị (ngày)
Qua thực tế điều trị bằng phác đồ trên chúng tôi thấy điều trị bằng phác đồ này tỷ lệ khỏi rất cao Chi phí sử dụng phác đồ này có giá không quá cao, lại có hiệu quả tốt nên có thể áp dụng rộng rãi Trong phác đồ sử dụng thuốc nhỏ gáy Fronil spot và Dexoryl mang lại hiệu quả cao lên đến 91,89% Trong nhóm mèo mà chúng tôi nghiên cứu, có 3 con mèo chưa khỏi, trong đó có 1 con chúng tôi không liên hệ được với chủ của mèo nên tôi mặc định là mèo chưa khỏi, 2 con mèo còn lại do chủ vật nuôi không điều trị theo liệu trình mà bác sĩ đưa ra: không vệ sinh tai cho con vật, không nhỏ thuốc đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ Trong bài nghiên cứu của Nguyễn Thúy Hằng (2016) tại phòng khám thú y HANVET đã chỉ ra sử dụng Dexoryl trong phác đồ điều trị ghẻ tai đạt hiệu quả cao lên đến 100% Việc sử dụng thuốc nhỏ gáy Fronil spot có thành phần fipronil đã được chứng minh có hiệu quả rất tốt với bệnh ghẻ tai do Otodectes cynotis Theo nghiên cứu của Itoh.N, Itoh.S (2000) người ta sử dụng fipronil điều trị cho 19 con mèo, sau một tháng kiểm tra thì có đến 17 con không còn ghẻ tai Cũng trong bài nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra Fronil spot có khả năng diệt trứng ghẻ tai cao.
Sự hiệu quả của quá trình điều trị còn phụ thuộc nhiều vào chăm sóc, hợp tác tốt của chủ vật nuôi với bác sĩ thú y và phòng bệnh sau khi chữa trị Sau khi con vật lành bệnh, chủ con vật cần:
- Thường xuyên vệ sinh tai cho mèo bằng các dung dịch vệ sinh tai
- Chú ý đến việc tiếp xúc vui chơi hàng ngày của chó mèo.
- Kiểm tra tai chó mèo hàng ngày, hàng tuần.
- Giường ổ của con vật nên được thay thế và tẩy uế định kỳ hàng tuần.
- Nuôi thú cưng sống trong nhà, hoặc được giữ trong cũi chuồng riêng Nếu có cho thú cưng đi dạo bên ngoài nên tránh cho tiếp xúc với chó mèo hoang, thả rông Khi nuôi nhiều cá thể, nếu phát hiện có một cá thể bị ghẻ tai phải nhanh chóng cách ly ngay lập tức.
- Lau khô tai sau khi tắm, tránh trường hợp để nước vào tai.
- Nhỏ thuốc phòng ve rận Fronil spot 1 tháng /1 lần.
Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu tôi thu được tôi rút ra kết luận sau:
1 Trong số 1337 ca bệnh ở chó, mèo mang đến khám và điều trị tại Phòng khám thú y ASVELIS, mắc bệnh nội khoa chiếm tỉ lệ cao nhất là 46,23% (618 ca bệnh), 25,13% mắc bệnh ngoại khoa (336 ca bệnh), 18,77% mắc bệnh ký sinh trùng
(251 ca bệnh), 8,6% các ca bệnh sản khoa (115 ca bệnh), 1,27% mắc bệnh truyền nhiễm (17 ca bệnh).
2 Trong tổng số ca bệnh do ngoại ký sinh trùng gây ra trên mèo, bệnh ghẻ tai do Otodectes cynotis chiếm tỷ lệ cao (94,88%)
3 Độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng giảm Bệnh mắc chủ yếu ở lứa tuổi mèo con (< 12 tháng tuổi) Mèo trên 48 tháng tuổi có tỷ lệ mắc ít nhất Các giống mèo nhập ngoại thì có tỉ lệ mắc ghẻ tai cao hơn so với các giống mèo nội địa Việt Nam
Phương thức nuôi cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc ghẻ tai. Nuôi bán thả rông và thả rông tăng tỉ lệ mắc ghẻ tai của mèo Nếu mèo được nuôi nhốt hoàn toàn, tỷ lệ mắc ghẻ tai thấp
Tỷ lệ mèo mắc bệnh ghẻ tai không phụ thuộc vào yếu tố giới tính: Mèo đực và mèo cái tỷ lệ mắc bệnh không có sự khác biệt lớn.
4 Các triệu chứng thể hiện ở bệnh ghẻ tai ở mèo do Otodectes cynotis: tai bẩn, có chất tiết màu đen trong ống tai ngoài, đôi khi chất tiết quá nhiều và lỏng sẽ rỉ ra bên ngoài vành tai, con vật ngứa tai và liên tục có những hành vi bất thường như gãi tai, lắc đầu Gãi quá mạnh và lâu dài có thể dẫn đến tổn thương bên ngoài vành tai Tai có mùi hôi Nếu bệnh nặng và để lâu sẽ bị nhiễm khuẩn thứ cấp, ống tai ngoài có thể viêm dẫn đến con vật bị sốt Nếu bệnh quá nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ, co giật, nặng có thể thủng màng nhĩ.
5 Phác đồ điều trị sử dụng dung dịch vệ sinh tai Epi-Otic, thuốc Dexoryl,thuốc nhỏ gáy Fronil spot, kháng sinh Amoxi 15% LA, kháng viêm Dexa VMD, có hiệu quả điều trị tốt và chi phí điều trị không quá cao nên có thể sử dụng rộng rãi.
Kiến Nghị
Cần tiếp tục nghiên cứu về Otodectes Cynotis, tài liệu trong nước còn rất ít về ký sinh trùng bề mặt này, để đưa ra nhiều giải pháp hơn trong việc điều trị cũng như thêm được nhiều tri thức hơn về ký sinh trùng.
Chủ vật nuôi nên nâng cao ý thức phòng bệnh, hạn chế cho mèo tiếp xúc với chó mèo lạ, chăm sóc nuôi dưỡng con vật tốt, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng, nơi nuôi nhốt mèo Định kỳ tẩy uế, sát trùng, phun thuốc diệt côn trùng, ve rận Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tai với dung dịch vệ sinh chuyên dùng. Nên tham gia vào các diễn đàn, hội chơi,… để học hỏi thêm kinh nghiệm về chăm sóc cho thú cưng của mình tốt hơn.
Các cán bộ thú y cần hướng dẫn cho chủ nuôi cách chăm sóc, nuôi dưỡng và phương pháp phòng ngừa bệnh tốt hơn, góp phần bảo vệ sức khỏe vật nuôi và sức khoẻ của chính mọi người xung quanh.