1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản trị kênh phân phốiphân tích chiến lược kênh phân phối thươnghiệu cà phê milano tại việt nam

51 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Trị Kênh Phân Phối Phân Tích Chiến Lược Kênh Phân Phối Thương Hiệu Cà Phê Milano Tại Việt Nam
Tác giả Phạm Lê Đăng Khoa, Đặng Đỗ Duy Khánh, Phạm Hà Kiều My
Trường học Trường Đại Học Tài Chính - Marketing
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Bài Làm
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 11,1 MB

Cấu trúc

  • PHẠM VI NGHIÊN CỨU (6)
    • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MILANO TẠI VIỆT (8)
      • 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MILANO (8)
      • 1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KÊNH PHÂN PHỐI CỦA MILANO (11)
      • 1.3. PHÂN TÍCH SWOT (16)
    • CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KÊNH PHÂN PHỐI (19)
      • 2.1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NGÀNH CÀ PHÊ, DỊCH VỤ QUÁN CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM (19)
      • 2.2. THỰC TRẠNG VIỆC HOẠCH ĐỊNH VÀ TRIỂN KHAI CÁC CHIẾN LƯỢC KPP CỦA MILANO (23)
    • CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐÓNG GÓP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC KPP CỦA THƯƠNG HIỆU MILANO (41)
      • 3.1. ĐÁNH GIÁ (41)
      • 3.2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA MILANO (43)
      • 3.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI (44)

Nội dung

Hiện có hơn 1900 cửa hàng tại 52 tỉnh thành cả nước.Theo Tạp chí điện tử Kinh doanh, đây được xem là "chuỗi nhượng quyền cà phê lớnnhất Việt Nam hiện nay"Năm 2011, thành lập Công ty TNHH

NGHIÊN CỨU

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MILANO TẠI VIỆT

1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MILANO

1.1.1 Sơ lược về công ty cổ phần cà phê Milano

Milano Coffee là chuỗi cà phê nhượng quyền tại Việt Nam, do ông Lê Minh Cường thành lập từ năm 2011 Hiện có hơn 1900 cửa hàng tại 52 tỉnh thành cả nước. Theo Tạp chí điện tử Kinh doanh, đây được xem là "chuỗi nhượng quyền cà phê lớn nhất Việt Nam hiện nay"

Năm 2011, thành lập Công ty TNHH Cà phê Lê Phan, bắt đầu nhượng quyền thương hiệu với cửa hàng đầu tiên tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2013, có hơn 200 cửa hàng nhượng quyền.

Năm 2017, thành lập Công ty Cổ phần Cà phê Milano Việt Nam, cán mốc hơn 1.000 cửa hàng.

Năm 2020, mở thêm 179 điểm bán mới, triển khai thêm 20 thức uống mới. Ngày 30 tháng 12 năm 2020, công ty khánh thành nhà máy sản xuất Milano. Tháng 9 năm 2021, công ty có hơn 1900 cửa hàng trên 52 tỉnh thành Việt Nam, ước tính mỗi năm phục vụ hơn 50 triệu ly cà phê trên toàn quốc

Tầm nhìn: Milano Coffee hướng đến phát triển bền vững với mục tiêu và tầm nhìn chính vẫn là tập trung vào hiệu quả của mô hình nhượng quyền, chia sẻ toàn bộ với nhà đầu tư (nhận nhượng quyền), nâng cao sự trải nghiệm của khách hàng bằng sự tận tâm, cầu thị và nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên.

Sứ mệnh: Chúng tôi luôn cố gắng hết mình để giữ vững chất lượng cà phê đến từng tay quý khách hàng, mọi ý kiến đóng góp hoặc phản ánh về đại lý cà phê

MILANO về chất lượng và phục vụ, quý khách có thể đánh giá phản hồi trực tiếp trên từng điểm đại lý, chúng tôi vô cùng cảm ơn, ghi nhận và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

1.1.2 Về sản phẩm của Milano

 Cà phê bột: Truyền thống, Phong cách, Sành điệu, Moka

 Cà phê hạt nguyên chất: Arabica, Robusta, Culi, Espresso, Rang mộc

 Cà phê tươi: Cà phê nhân xanh

 Cà phê phin giấy: Cà phê phin giấy Arabica, Robusta

 Thức uống: Cà phê đá, cà phê sữa, bạc xỉu, cà phê sữa phô mai, đá xay, trà sữa, trà trái cây, trà đào.

Hình 1 Cà phê hạt của Minalo

Hình 2 Đồ uống của Minalo

Công ty có tổng cộng 12 bộ phận bao gồm: bộ phận kinh doanh, bộ phận pháp lý, bộ phận sáng tạo, bộ phận dự án, bộ phận marketing dịch vụ khách hàng, bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận nhượng quyền, bộ phận phát triển cửa hàng, bộ phận phát triển sản phẩm, bộ phận vận hành, bộ phận sản xuất, bộ phận kho vận mỗi bộ phận chịu trách nhiệm khác nhau

Các bộ phận ảnh hưởng chính đến kênh phân phối của công ty:

- Bộ phận kinh doanh: là bộ phận truyền tải tư vấn sản phẩm dịch vụ đến khách hàng

- Bộ phận pháp lý: đảm bảo những vấn đề liên quan đến pháp lý trong những kinh doanh

- Bộ phận cung cấp các giấy tờ liên quan trong quá trình vận chuyển các sản phẩm cũng như xây dựng hợp đồng cho các nhà phân phối

- Bộ phận nhượng quyền: Bộ phận sẽ lên kế hoạch tìm hiểu thơng tin mặt bằng kinh doanh, tiến hành hợp tác đặt cọc, ký hợp đồng training về các dịch vụ rồi tiến hành thi công nghiệm thu và vận hành quán.

1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KÊNH PHÂN PHỐI CỦA MILANO

Dịch Covid-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến hoạt động xuất nhập khẩu bị hạn chế, ngưng trệ Nhiều đơn hàng xuất khẩu bị hủy bỏ đột ngột hoặc tạm thời ngừng lại làm hàng hóa tồn đọng trong kho Khó khăn do không xuất khẩu được cũng không nhập khẩu được hàng hóa, nguyên vật liệu buộc các doanh nghiệp phải tìm cách chuyển hướng đẩy mạnh cung ứng cho thị trường nội địa, tập trung chiến lược mở rộng kênh phân phối trong nước.

Việt Nam vị trí thuận lợi giao thương, nhập khẩu nhiều nguyên liệu của nhiều quốc gia, giao thông thuận tiện cho việc phân phối và vận chuyển sản phẩm Địa hình bằng phẳng thích hợp cho việc xây dựng nhiều cơ sở nhà máy nhằm thúc đẩy quá trình xúc tiến giai đoạn sản xuất cà phê Bên cạnh đó, khí hậu Việt Nam hiện đangbị ảnh hưởng nặng nề, gây cản trở trong công tác sản xuất và phân phối cà phê Lần đầu tiên nhiều tỉnh thành tại Việt Nam chịu giông lốc và mưa đá – mở màn cho 1 năm thiên tai và đầy đau thương 16 loại hình thiên tai, đặc biệt là lũ lụt lịch sử tại khu vực miền Trung vào tháng 10, tháng 11 đã khiến địa bàn các địa phương như Quảng Bình – Quảng Trị – Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi ngập nặng Lũ chồng lũ, bão chồng bão đã gây thiệt hại rất lớn về tính mạng con người và tài sản Hoạt động sản xuất và phân phối cũng hoàn toàn đình trệ khi cơ sở vật chất bị phá hủy, giao thông chia cắt Thị trường phân phối chịu ảnh hưởng nặng nề không kém gì đại dịch Covid.

- Môi trường công nghệ, khoa học kĩ thuật

Trước diễn biến khó lường của Covid-19, không gì có thể đảm bảo chắc chắn cho tương lai nên các doanh nghiệp đang tận dụng “thời điểm vàng” này để tăng

“sức đề kháng” cho hệ thống phân phối của mình bằng cách đầu tư vào hệ thống sản xuất bài bản cũng như áp dụng khoa học, kỹ thuật tiến tiến vào kênh phân phối để có thể cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất mà ít tốn chi phí nhất Để giúp cho doanh nghiệp dễ dàng quản lí trong việc sắp xếp kênh phân phối của mình, một loại giải pháp công nghệ mới ra đời để phục vụ ngành phân phối như ứng dụng Retail, hay tiêu biểu là ứng dụng Vinshop của ông lớn Vingroup mới ra mắt đầu tháng 10/2020 Những ứng dụng này giúp kết nối trực tuyến các điểm bán lẻ đến nhà sản xuất, đại lý cấp 1 chỉ bằng qua một chiếc điện thoại có kết nối mạng.

- Môi trường chính trị, pháp luật

Hệ thống pháp luật chính trị ngày càng phát triển và có lợi cho các doanh nghiệp phát triển trong nội địa Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn với những nguyên tắc khắt khe, những rào cản tạo ra những thách thức lớn, phù hợp với pháp luật và,tiêu chí của Công ty Hơn nữa, môi trường kinh doanh Việt Nam ngày càng được thuận lợi hơn do có một nền chính trị ổn định và bình yên hơn so với các quốc gia khác.Sự ổn định về chính trị, không xảy ra các mâu thuẫn, xung đột chính trị, sắc tộc hay tôn giáo tạo cơ hội cho hệ thống kênh phân phối dễ dàng phát triển hơn.

Việt Nam có khoảng 54 dân tộc, mỗi dân tộc sẽ có nền văn hoá đặc thù, sở thích cũng như nhu cầu khác nhau Tại mỗi khu vực sinh sống, địa lý khác nhau sản sinh những con người trong cùng một quốc gia có những suy nghĩ và nếp sống khác nhau Việc phân biệt giai cấp giàu nghèo trong xã hội cũng tạo ra những ham muốn về sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau Hiểu được vấn đề đó, các doanh nghiệp luôn lấy khách hàng làm định hướng để phát triển sản phẩm.

Chính vì Việt Nam là một đất nước màu mỡ cho việc kinh doanh các loại café nên việc đối thủ cạnh tranh xuất hiện nhiều là có lý do Vì đặc thù tốc độ tăng trưởng của ngành với các số liệu được thể hiện rõ qua Báo cáo Thị trường cà phê năm 2020 do Vietnambiz, chẳng hạn như: sản lượng cà phê đạt 1,8 triệu tấn, giá cà phê dao động liên tục, số lượng xuất khẩu nhập khẩu cũng bị biến đổi theo từng quý,…nhằm để minh chứng cho việc Milano cần tập trung vào xem xét các đối thủ cạnh tranh cùng ngành của mình đang ở tình trạng như thế nào và cách họ giải quyết các vấn đề ra sao để từ đó có thể đúc kết kinh nghiệm cho doanh nghiệp Đối thủ cạnh tranh ở dịch vụ cafe: Highland, Trung Nguyên, Passion Cafe, The Coffee House, Phúc Long Coffee and Tea, Có rất nhiều thương hiệu kinh doanh phục vụ cafe tại chỗ nhưng đối thủ cạnh tranh lớn nhất đối với Milano chính là Trung Nguyên.

- Quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong kênh:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KÊNH PHÂN PHỐI

2.1 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NGÀNH CÀ PHÊ, DỊCH VỤ QUÁN

CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM

2.1.1 Tổng quan thị trường ngành cà phê

Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê niên vụ

2019 - 2020 đạt 1,8 triệu tấn, giảm 5% so với niên vụ 2018 - 2019 Hiện Việt Nam đã hoàn thành thu hoạch 70% lượng cà phê robusta của niên vụ 2020 –

2021 Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, cho rằng bước sang niên vụ 2020 - 2021, sản lượng cà phê sẽ còn giảm khoảng 15% do ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ hồi tháng 10 và hạn hán hồi tháng 5 và tháng 6 Hiện tại, người dân đã thu hoạch được khoảng 60 - 70% sản lượng niên vụ cà phê niên vụ 2020 – 2021 Mức độ giảm sản lượng dự kiến trong niên vụ 2020 - 2021 mà Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam đưa ra cao hơn so với Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) Trước đó hồi tháng 11, USDA dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2020 - 2021 sẽ giảm 3,5% so với niên vụ 2019/20, xuống còn 30,2 triệu bao (mỗi bao 60 kg)

Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, vụ cà phê năm nay của Việt Nam bị mất mùa và thu hoạch trễ hơn so với các năm trước nên chưa tạo áp lực lên thị trường Theo đó, vụ mùa năm nay, kỹ thuật thu hái và phơi sấy sau thu hoạch đã được quan tâm nhiều hơn, tạo động lực đẩy giá cà phê đi lên Ông Tự cho biết những năm gần đây, do giá cà phê thấp nên người dân trồng xen canh với các loại cây khác Điều này dẫn tới diện tích cà phê giảm Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích cà phê của Việt Nam năm 2020 là 680.000 ha, giảm khoảng 2% so với năm

2019 Bước sang năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng diện tích sẽ còn giảm xuống khoảng 675.000 ha USDA cho biết thông lệ, khi giá cà phê xuống thấp, người dân có xu hướng chuyển hướng sang trồng cây hồ tiêu

Tuy nhiên, những năm gần đây, cả ngành hồ tiêu cũng hứng chịu cuộc khủng hoảng dư cung khi diện tích gấp 3 lần quy hoạch nên giá xuống thấp kỉ lục Do đó, người trồng cà phê chuyển sang trồng xen canh các loại cây ăn quả như xoài, sầu riêng… Mặc dù diện tích giảm nhưng con số này vẫn vượt so với quy hoạch trong đề án Phát triển ngành cà phê bền vững giai đoạn 2015

- 2020 Theo đề án này, đến năm 2020 tổng diện tích cà phê của cà nước là 600.000 ha và tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3,8 - 4,2 tỷ USD.

Theo Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 9/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 10,3% về lượng, nhưng tăng 4,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021

Cụ thể, tháng 9/2022, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 92,55 nghìn tấn, trị giá trên 226 triệu USD, giảm 17,8% về lượng và giảm 15,1% về trị giá so với tháng 8/2022 So với tháng 9/2021 giảm 10,3% về lượng, nhưng tăng 4,9% về trị giá.

Tháng 9/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 2.443USD/tấn, tăng 3,3% so với tháng 8/2022 và tăng 16,9% so với tháng 9/2021.Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của ViệtNam đạt mức 2.283 USD/tấn, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2021 Về thị trường, tháng 9/2022 so với tháng 9/2021, lượng cà phê xuất khẩu sang nhiều thị trường chủ lực giảm mạnh như: Đức, Bỉ, Mỹ, Philippines… Ngược lại, xuất khẩu cà phê sang Italy, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Anh tăng.

Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng đang gặp áp lực trước nhu cầu thế giới sụt giảm Những ngày đầu tháng 10/2022, giá cà phê thế giới chịu sức ép giảm Các nhà đầu tư lo ngại khả năng Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) tiếp tục nâng lãi suất trong phiên họp chính sách tới nhằm đẩy lùi lạm phát, có thể đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái Theo đó, đồng USD tiếp tục là kênh trú ẩn an toàn và người trồng cà phê Brazil đẩy mạnh bán ra khiến giá cà phê chịu áp lực giảm Dự báo giá cà phê thế giới tiếp tục chịu áp lực giảm

2.1.2 Tổng quan về thị trường dịch vụ quán cà phê hiện nay

Vì cà phê đã trở thành một thức uống quá quen thuộc với nhiều người nên đã có rất nhiều các ý tưởng xây dựng quán cà phê được tạo nên với các không gian vô cùng đặc biệt giúp bạn lưu lại những khoảnh khắc tuyệt vời bên người thân và những người bạn của mình.

Hình 3.Lượng cà phê xuất khẩu qua các tháng giai đoạn 2020 – 2022 Đáng chú ý từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, ngành cà phê Việt đã chứng kiến nhiều sự thay đổi Không ít cửa hàng đã phải tạm ngưng hoạt động, số khác thay đổi mô hình, đầu tư để “lột xác” Ngay từ đầu năm 2021, thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) đón nhận thêm nhiều cửa hàng, thương hiệu cũng như mô hình cà phê mới. Điểm đáng chú ý là hàng loạt thương hiệu lớn mở rộng đầu tư tại những khu vực mới, thay vì tập trung ở trung tâm trong bối cảnh hạn chế đi lại do dịch bệnh Vì vậy, các thương hiệu không nhất thiết phải đợi khách du lịch và chuyên gia nước ngoài quay lại, mà có thể thu hút thêm lượng khách mới trong nước để bù đắp Chính vì thế doanh nghiệp cần thay đổi mình.

Cùng với việc mở rộng khu vực hoạt động và triển khai mô hình kinh doanh cửa hàng lưu động, nhiều thương hiệu còn tung ra các mô hình mới Đơn cử như Phúc Long khai trương mô hình kinh doanh mới theo dạng ki-ốt bên trong một siêu thị VinMart.

Cùng với mô hình cửa hàng trong cửa hàng, gần đây mô hình co-working (chia sẻ chung) cũng bắt đầu thổi làn gió mới trong thị trường đồ uống Ví dụ, chuỗi đồ uống Phúc Long cho ra mắt mô hình kết hợp giữa không gian làm việc, phòng họp cá nhân với dịch vụ trà và cà phê ngay tại cửa hàng Tại đây, khách hàng sử dụng dịch vụ có thể thuê văn phòng theo ngày, tuần hoặc tháng cùng với ưu đãi về các gói bánh và nước uống tại quán.

Mô hình này cũng được áp dụng ở nhiều hãng cà phê như Think in a Box,Artfolio Coworking Café, The Coffee House, Foglian Coffee… Trong đó, StarbucksReserve được coi là điểm đến hút khách ngoại đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam,khi họ có thể vừa đến đây để hàn thuyên, vừa làm việc, thậm chí họp nhóm nhân viên văn phòng.

Hai xu hướng quán café trong năm 2021 là xu hướng tạo các không gian trải nghiệm, kiểu như cà phê kết hợp co-working Đây là một trong những cách tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng.

Xu hướng thứ hai là dịch chuyển lên các ứng dụng giao đồ ăn FoodApps như Grabfood, Now… Xu hướng này đang có tốc độ tăng trưởng cực lớn tại thị trường Việt Nam Đây cũng là tiền đề cho những mô hình trong ngành thực phẩm và đồ uống mới như bếp trên mây (cloudkitchen) phát triển với dung lượng thị trường lên tới 1.000 tỉ USD toàn cầu và dự kiến sẽ thay đổi bộ mặt kinh doanh của ngành này.

2.2 THỰC TRẠNG VIỆC HOẠCH ĐỊNH VÀ TRIỂN KHAI CÁC CHIẾN LƯỢC KPP CỦA MILANO

2.2.1 Phân tích vai trò của chiến lược KPP đối với chuỗi cà phê Milano

- Vai trò của chiến lược kênh phân phối đối với thương hiệu Milano

- Giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận hơn với sản phẩm của Milano

- Kích cầu cho các sản phẩm của Milano

- Các kênh phân phối là nơi giúp Milano trả lời những thắc mắc về sản phẩm

- Góp phần trong việc thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu, làm cho các sản phẩm của Milano sẵn sàng có mặt trên thị trường, đúng lúc, đúng nơi để đi vào tiêu dùng.

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐÓNG GÓP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC KPP CỦA THƯƠNG HIỆU MILANO

KPP CỦA THƯƠNG HIỆU MILANO

3.1.1 Đánh giá kênh phân phối hiện tại của Milano

Xuất phát điểm là đơn vị sản xuất cà phê, việc thấu hiểu đối tượng khách hàng bình dân đã trở thành điểm mạnh của Milano Coffee trong giai đoạn phát triển. Thêm vào đó, không chỉ đầu tư và chăm sóc các mô hình kinh doanh trong kênh phân phối, Milano còn đang tập trung phát triển vững mạnh nhánh kênh nhượng quyền.

Có thể thấy kênh phân phối hiện nay của Milano có rất nhiều ưu điểm và nhược điểm như sau:

+ Milano áp dụng kênh phân phối đa kênh như kênh online, kênh truyền thống vàkênh nhượng quyền, điều đó giúp Milano kịp thời đáp ứng đầy đủ nhu cầu trên thị trường cả về sản phẩm lẫn dịch vụ cà phê.

+ Hệ thống kênh phân phối đa dạng, độ phủ lớn, trải dài khắp Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh thành lớn.

+ Đối với việc tổ chức kênh, Milano tổ chức kênh theo quy chuẩn toàn diện, hiện đại, quản lý chặt chẽ các thành viên trong hệ thống kênh phân phối

+ Chưa tập trung chú trọng vào kênh online, và nhánh kênh truyền thống áp dụng cho các nhà phân phối, bán sỉ, lẻ

+ Chưa đề ra các chính sách quản lí toàn hệ thống phân phối

+ Chưa có các chính sách khuyến khích gia nhập kênh đối với nhánh kênh truyền thống

+ Không có các tiêu chí tuyển chọn thành viên kênh cho nhánh kênh truyền thống

+ Việc quản lí nhánh kênh nhượng quyền bị hạn chế bởi tính tự chủ của nhánh kênh này.

+ Nhánh kênh online chưa thật sự hiệu quả bởi việc kiểm soát kênh lỏng lẻo, nhiều hàng nhái, hàng kém chất lượng mang thương hiệu milano bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử.

3.1.2 Đánh giá kênh nhượng quyền

Bằng việc định vị thương hiệu cà phê bình dân gần gũi và mang nét truyền thống đặc trưng của cà phê “cóc” nhưng được đầu tư, kiểm soát chất lượng, Milano Coffee trở thành cái tên được nhiều người lựa chọn thưởng thức Milano hiện đang rất chú trọng đầu tư và phát triển chuỗi cửa hàng nhượng quyền, đây là một quyết định đúng đắn của Milano kể từ khi gia nhập thị trường dịch vụ cà phê Việt Nam

Hiện nay, chuỗi Milano Coffee đang áp dụng nhượng quyền với 4 mô hình, linh hoạt thích ứng trong hầu hết các điều kiện kinh doanh cùng sự phù hợp với thị hiếu của đa dạng thực khách trong các văn hóa vùng miền Việc này đã giúp thương hiệu Milano Coffee ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường kinh doanh nhượng quyền, với số lượng cửa hàng phát triển mạnh mẽ, phủ sóng rộng khắp trong

10 năm Có thể thấy, kênh phân phối nhượng quyền của Milano đã tạo nên nhiều sự thành công cho thương hiệu nói riêng và công ty TNHH cà phê Lê Phan nói chung. mặc dù thị trường ngày càng sôi nổi với sự xuất hiện của nhiều tên tuổi mới, nhưng hiện nay Milano Coffee vẫn giữ vững phong độ.

Với tiêu chí nhượng quyền không áp phần trăm doanh thu của cửa hàng,Milano Coffee xây dựng mô hình cà phê bình dân nhưng không xuề xoà Chú trọng vào đầu tư sự thoải mái trong không gian, dịch vụ và chất lượng cà phê đã giúp chuỗi thương hiệu này nhận được nhiều sự quan tâm và đồng hành từ các đại lý nhượng quyền nói riêng và khách hàng nói chung Song song với sự phát triển của nhánh kênh nhượng quyền, nhánh kênh cũng có những ưu điểm và nhược điểm như sau:

+ Kênh nhượng quyền đang hoạt động rất hiệu quả với sự gia nhập và tin tưởng của khách hàng

+ Milano đề xuất các hợp đồng chuyển nhượng quyền bài bản, các điều khoản, chính sách thống nhất và rõ ràng

+ Chính sách quản lý kênh nhượng quyền hiệu quả

+ Số lượng thành viên tham gia kênh tăng liên tục

+ Kiểm soát các hoạt động của thành viên trong kênh chặt chẽ, theo quy chuẩn chung một cách toàn diện

+ Kênh đa dạng với nhiều mô hình nhượng quyền khác nhau

+ Chi phí gia nhập kênh phù hợp với quy mô của kênh

+ Kênh chưa thực sự đề xuất các chính sách khuyến khích thành viên trong kênh, việc kiểm soát còn gặp nhiều khó khăn

+ Công tác đánh giá và cải thiện các thành viên trong kênh chưa hiệu quả, còn lỏng lẻo

+ Một số mô hình trong kênh không được ưa chuộng để tiến hành nhượng quyền

Việc cải tiến các mô hình chậm, chưa bắt kịp xu hướng tiêu dùng Việt

3.2 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA MILANO Định hướng của thương hiệu Milano:

Trong tương lai, Công ty Cổ phần Cà phê Việt Nam Milano sẽ tiếp tục tập trung các nguồn lực để tiến tới mục tiêu triển khai toàn diện các dịch vụ hỗ trợ và phân phối các sản phẩm cũng như dịch vụ cà phê trên toàn Việt Nam Thực hiện

“Mở rộng hệ thống kênh phân phối chủ yếu là các cửa hàng dịch vụ đồ uống nhượng quyền không lấy phần trăm từ doanh thu một cách nhanh chóng” Bên cạnh đó, một việc không kém quan trọng đó là mở rộng mạng lưới quan hệ khách hàng, nhất là khách hàng tiềm năng, củng cố mối quan hệ hợp tác với các khách hàng lâu năm để tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp

Thực hiện việc đầu tư vào nguồn nhân lực thông qua việc tuyển chọn và đạo tạo các nhân viên mới, nâng cao trình độ của các nhân viên có thâm niên trong Công

Ty để đưa hình ảnh công ty tốt đẹp hơn trong mắt công chúng và gần gũi hơn với khách hàng, nhà đầu tư cũng như các đối tác chiến lược của công ty.

Hình thành văn hóa doanh nghiệp, mang đậm phong cách làm việc của tổ chức: cam kết thực hiện đúng như những gì hợp đồng đã đề ra, đảm bảo yêu cầu của khách hàng, thái độ giao tiếp nhã nhặn, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như mục tiêu chung để đưa Công ty Cổ phần Cà phê Việt Nam Milano lên một tầm cao mới.

- Mục tiêu phát triển kênh:

+ Giữ vững kênh phân phối , tránh bị đào khỏi thị trường

+ Tăng mức độ bao phủ thị trường bằng cách tăng số lượng cửa hàng nhượng quyền lên 30%/1 năm

+ Tạo ra một mô hình kênh phân phối dành cho phân khúc khách hàng cao tương tự như Trung Nguyên E-coffee để kìm hãm đối phương.

+ Duy trì và phát triển đồng thời cả 3 nhánh kênh phân phối: truyền thống, online, nhượng quyền.

3.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI

+ Đa dạng thêm các kênh phân phối như các siêu thị lớn như Big C,Coopmart, Aeon trên toàn quốc Các cửa hàng tiện lợi Vinmart, CircleK, … Các đại lý phân phối hàng tiêu dùng trên toàn quốc để khách hàng biết đến sản phẩm cafe Milano Xây dựng các chính sách hỗ trợ cho các trung gian phân phối này một cách hiệu quả và tối ưu để sản phẩm Milano được nhiều người biết đến

+ Đi vào các chuỗi nhà hàng khách sạn nơi bán các loại cafe uống cho thực khách Cung cấp nguồn cafe cho loại hình ấy đặc biệt là khi tình hình dịch tạm ổn và nhu cầu du lịch càng tăng nhanh.

Ngày đăng: 01/03/2024, 15:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Website của Milano Coffee, Các thông tin liên quan , truy xuất từ:https://milanocoffee.com.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thông tin liên quan
3. Đỗ Hương, Thị phần cà phê của Việt Nam tăng lên tại Mỹ, truy xuất từ:https://baochinhphu.vn/thi-phan-ca-phe-cua-viet-nam-tang-len-tai-my-102221012171143615.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị phần cà phê của Việt Nam tăng lên tại Mỹ
4. Thy Lê, Lượng cà phê xuất khẩu giảm mạnh trong tháng 9, thấp nhất 2 năm qua, truy xuất từ: https://vnbusiness.vn/thi-truong/luong-ca-phe-xuat-khau-giam-manh-trong-thang-9-thap-nhat-2-nam-qua-1088639.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lượng cà phê xuất khẩu giảm mạnh trong tháng 9, thấp nhất 2năm qua
6. Chinh Vũ - Đức Chinh (2021), Kinh doanh chuỗi cà phê tại Việt Nam: Thị trường tỷ đô, món ngon không “dễ xơi”, truy xuất từ: https://vtv.vn/kinh-te/kinh-doanh-chuoi-ca-phe-tai-viet-nam-thi-truong-ty-do-nhung-mon-ngon-khong-de-xoi-20210416152727848.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: dễ xơi
Tác giả: Chinh Vũ - Đức Chinh
Năm: 2021
5. Bùi Văn Quân, Hoạch định chương trình Marketing năm 2011 cho một của công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn – Tribeco, truy xuất từ: https://123docz.net/document/3712872-luan-van-hoach-dinh-chuong-trinh-marketing-nam-2011-cho-mot-san-pham-cua-cong-ty-co-phan-nuoc-giai-khat-tribeco.htm Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w