Nâng cao chất lượng công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao năm 2024 của đảng viên Chi bộ Văn phòng Sở. Việc nâng cao chất lượng công tác tham mưu thực hiện các nhiệm vụ chính trị là nội dung rất cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay,với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao đòi hỏi công tác tham mưu, tổng hợp phải tiếp tục có những bước tiến mới, sự nỗ lực, cố gắng của tập thể chỉ bộ, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để phục vụ tốt sự lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh
Trang 1NỘI DUNG SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ Nâng cao chất lượng công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ chính trị được
giao năm 2024 của đảng viên Chi bộ Văn phòng Sở
I MỞ ĐẦU
1 Khái niệm về tham mưu
Tham mưu là đưa ra sáng kiến, ý tưởng độc đáo có tính sáng tạo và cơ sở khoa học nhằm mục đích gợi ý, đề xuất cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị phương hướng tối ưu, giải pháp hữu hiệu nhất để dựa vào đó đưa ra quyết định
Cụ thể, các cán bộ, công chức sẽ chung tay góp sức phục vụ lãnh đạo trong công việc ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định Do đó, mỗi đơn
vị, tổ chức đều cần có bộ phận đảm nhiệm công tác tham mưu cho lãnh đạo, không phân biệt quy mô lớn nhỏ hay lĩnh vực hoạt động
2 Sự cần thiết của công tác tham mưu
Công tác tham mưu đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi đây là trợ thủ đắc lực đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức Nói theo cách khác, người làm nhiệm vụ tham mưu trực tiếp hiến kế cho lãnh đạo cấp trên những giải pháp khả thi nhất để hoàn thành nhiệm vụ quản lý cho một tổ chức
Khi được tham mưu đúng đắn, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị sẽ đưa ra những quyết định chính xác, nâng cao chất lượng hoạt động trong việc thực thi các nhiệm vụ chính trị Nếu công tác tham mưu đảm bảo hiệu quả và kịp thời sẽ góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển trong việc chỉ đạo, điều hành của các đơn vị, ngược lại sẽ khiến quá trình chỉ đạo bị chậm trễ, không đạt được mục tiêu đã đề ra
Khi làm tốt công tác tham mưu, lãnh đạo các cơ quan, tổ chức sẽ nắm bắt chuẩn xác, nhanh chóng tình hình thực tiễn từ đó nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo Trường hợp làm không tốt việc tham mưu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và gây mất đoàn kết, quan liêu, tham nhũng
II NỘI DUNG
1 Đánh giá kết quả công tác tham mưu năm 2023
Khối Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm 4 phòng chuyên môn nghiệp vụ với tổng số 35 công chức, trong đó công chức là Đảng viên là 31 người, đội ngũ làm công tác tham mưu (trưởng phòng trở xuống): là
31 người Công chức làm công tác tham mưu tại khối văn phòng Sở có tuổi đời tương đối trẻ, có trình độ (100% có trình độ Đại học trở lên), phần lớn công chức đã có quá trình công tác tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Sở nên có nhiều kinh nghiệm từ cơ sở
Công chức khối văn phòng Sở tham mưu trực tiếp cho Ban giám đốc Sở với khối lượng công việc lớn, tính chất công việc phức tạp, điều này tạo áp lực cho đội
Trang 2luyện kỹ năng để phục vụ tốt hơn yêu cầu công việc.
Năm 2023, đội ngũ tham mưu khối văn phòng Sở đã tham mưu cho ban giám đốc ban hành 2.670 văn bản, chiếm 64% tổng số văn bản phát hành của Sở trong năm 2023 trong đó có 90 văn bản là tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh Phần lớn các văn bản tham mưu đều đảm bảo chất lượng, yêu cầu
Đối với nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 19/QĐ-SNN ngày 08/02/2023 của của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối Văn phòng sở được giao 42 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023; trong đó tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh 08 nhiệm vụ và 34 nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Kết quả thực hiện cụ thể như sau:
Đối với 08 nhiệm vụ tham mưu HĐND, UBND tỉnh: đã hoàn thành 04 nhiệm
vụ (trong đó có 02 Văn bản Quy phạm Pháp luật), đang triển khai thực hiện và đề nghị chuyển tiếp sang năm 2024 là 04 nhiệm vụ (đã trình UBND xem xét thông qua
02 nhiệm vụ, 02 nhiệm vụ tiếp tục thực hiện theo tiến độ được phê duyệt)
Đối với 34 nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT:
đã thực hiện hoàn thành 31 nhiệm vụ, đang thực hiện 03 nhiệm vụ (các nhiệm
vụ đã hoàn thành khối lượng công việc đạt từ 50% trở lên), không có nhiệm vụ chưa thực hiện
Nhờ làm tốt công tác tham mưu, trong năm 2023, Khối Văn phòng Sở có 100% công chức được đánh giá xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên và được Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tặng danh hiệu Lao động tiên tiến; 16 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở; 32 cá nhân được tặng Giấy khen của Giám đốc Sở; 02 cá nhân đề nghị UBND tỉnh bằng khen và 09 cá nhân
đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng cấp trên xét trình tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 04/04 tập thể đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến và được tặng Giấy khen của Giám đốc Sở
* Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, công tác tham mưu tổng họp của khối văn phòng thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế: Bộ phận tham mưu tổng hợp mặc dù về số lượng đã cơ bản đảm bảo nhưng chất lượng tham mưu tổng hợp ở một số lĩnh vực còn chưa sâu, một số văn bản tham mưu còn chậm so với tiến độ yêu cầu, một số văn bản còn để xảy ra một số sai sót về nội dung, phải thu hồi
* Nguyên nhân
Cán bộ làm công tác tham mưu tổng hợp thường xuyên biến động, lực lượng đôi khi còn thiếu so với yêu cầu trong khi đó khối lượng công việc hàng năm phát sinh nhiều, một số nhiệm vụ đột xuất, bị động là áp lực đối với cán
bộ công chức khối Văn phòng trong thực hiện nhiệm vụ được giao
Cán bộ làm công tác tham mưu tổng hợp luôn trong tình trạng áp lực công việc lớn, khối lượng công việc nhiều, chất lượng công việc phải giải quyết đòi
Trang 3hỏi độ chính xác và khái quát rất cao trong khi nhưng chế độ, chính sách đãi ngộ chưa đảm bảo yêu cầu
2 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tham mưu thực hiện nhiệm
vụ chính trị được giao năm 2024 của đảng viên Chi bộ Văn phòng Sở
2.1 Nhiệm vụ thực hiện công tác tham mưu năm 2024
Bám sát Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020
-2025, Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 29/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 05/12/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị năm 2024; Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 08/01/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc ban hành Chương trình giải pháp chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và dự toán ngân sách năm 2024 để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao Trong đó, tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
a) Tổ đảng Tổ chức - Cán bộ
Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước, hoàn thành việc xây dựng và phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính; phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập Tham mưu phê duyệt rà soát, bổ sung quy hoạch chức danh lãnh đạo quản lý các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2021-2026; 2026-2031
b) Tổ đảng Kế hoạch - Tài chính
Chủ trì tham mưu trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thuộc Ngành quản lý; phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Ngành Tập trung nghiên cứu, kịp thời tham mưu ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Quyết định quy định định mức kinh
tế kỹ thuật áp dụng thực hiện các chương trình, dự án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên
c) Tổ đảng Thanh tra Sở
Tham mưu, tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh Tham mưu thực hiện công tác pháp chế của Sở: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; tổng hợp đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Ngành
d) Tổ đảng Văn phòng Sở
Tham mưu đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa nền
Trang 4hành chính; xây dựng kế hoạch chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT theo hướng áp dụng công nghệ cao, chú trọng nông nghiệp nông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào các hoạt động chỉ đạo, điều hành của Ban Giám đốc Giữ vững và nâng dần chỉ số CCHC của Sở năm 2024 và những năm tiếp theo
2.2 Giải pháp thực hiện
Để thực hiện tốt giải pháp tham mưu, cần áp dụng nhuần nhuyễn 6 giải pháp sau đây:
Một là, công chức đảm nhiệm công tác tham mưu cần tích cực trau dồi, tích luỹ kiến thức và liên tục cập nhật các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các văn bản luật và dưới luật Đồng thời cần tự giác học hỏi, tìm tòi thông qua đồng nghiệp, bạn bè và trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao trình độ
lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ Bên cạnh đó, việc nắm vững các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật cũng là yếu tố vô vùng quan trọng giúp nâng cao trình độ nhằm hỗ trợ đắc lực cho công tác tham mưu của đơn vị
Hai là, liên tục cải cách, đổi mới tác phong, cách thức làm việc và phải có
kế hoạch được hoạch định rõ ràng theo năm, quý, tháng, tuần của bản thân Cần bám sát tình hình thực tiễn, nắm rõ những vấn đề phát sinh để từ đó kịp thời đề xuất các giải pháp khắc phục Tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan để có được hiệu quả giải quyết các vấn đề tốt nhất
Ba là, nâng cao hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình công tác để mang đến chất lượng tham mưu đạt hiệu quả cao Đặc biệt là việc đưa công nghệ thông tin vào hỗ trợ công tác quản lý điều hành và đẩy mạnh cải cách hành chính
Bốn là, củng cố và hoàn thiện tổ chức, bộ máy của đội ngũ để đảm bảo đúng tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực theo hướng hiện đại Đảm bảo nguồn nhân lực tinh nhuệ có khả năng đáp ứng và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
Năm là, đảm bảo quyền lợi cho người thực hiện nhiệm vụ được học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý Nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ
để đáp ứng yêu cầu được giao
Sáu là, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất để phát triển đơn vị theo hướng hiện đại hóa hành chính và công sở đáp ứng nhu cầu phát triển tất yếu của xã hội
III KẾT LUẬN
Việc nâng cao chất lượng công tác tham mưu thực hiện các nhiệm vụ chính trị là nội dung rất cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay,với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao đòi hỏi công tác tham mưu, tổng hợp phải tiếp tục có những bước tiến mới, sự nỗ lực, cố gắng của tập thể chỉ bộ, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để phục vụ tốt sự lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nhiệm
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh./