Và những đề án kinh tế-xã hội ở nước ta được các chuyên gia trong ngành kinh tế và triết học quan tâm.PHẦN NỘI DUNG1 Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lậpQuy luật thống nh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
PHÂN HIỆU VĨNH LONG
KHOA CƠ BẢN
ꭥꭥꭥꭥ
ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀO NHẬN DIỆN CÁC MÂU THUẪN TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY VÀ SỰ NGHIỆP ĐỔI
MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
Anh Tuấn
MSSV : 31221570035 Lớp K48-Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng
Giảng viên : Tiến sĩ Phan Thị Hà
Vĩnh Long, ngày 17 tháng 10 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC LỜI MỞ
ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài
2) Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
PHẦN NỘI
DUNG
I-QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP
1 Định nghĩa quy luật thống
nhất 1
2 Khái niệm của mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn 1
3 Định nghĩa về tính thống
nhất 3
4 Định nghĩa về đấu
tranh 3
5 Ý nghĩa của phương pháp luận rút ra từ quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập 4
II-VẬN DỤNG QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀO NHẬN DIỆN CÁC MÂU THUẪN TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY VÀ SỰ NGHIỆP ĐỐI LẬP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
1.Trong cuộc sống hằng
ngày: 5
2.Trong sự nghiệp đổi mới ở nước
ta: 5
Trang 3III-KẾT
LUẬN 8
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO THÊM
LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài :
Cùng với xu thế phát triển của thời đại và những của biến động thế giới trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc đổi mới và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam là điều hiển nhiên, và đồng thời đây cũng là một thách thức đối với nước ta nói riêng và mỗi quốc gia trên thế giới nói chung
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo Đảng ta đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin một cách đúng đắn, thích hợp vào điều kiện cụ thể của đất nước Bước chuyển mình mạnh mẽ nhất đó là việc đưa nền kinh tế từ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn những vấn
đề mâu thuẫn làm kìm hãm sự phát triển công cuộc đổi mới Do đó
Trang 4trong quá trình học tập và nghiên cứu về bộ môn Triết học Mác-Lênin
em đã quyết định chọn đề tài “VẬN DỤNG QUY LUẬT THỐNG NHẤT
VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀO NHẬN DIỆN CÁC MÂU THUẪN TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY VÀ SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.”
2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu về đặc điểm, biểu hiện của quy
luật thống nhất và đấu tranh đồng thời nhận diện được các mâu thuẫn trong công cuộc đổi mới hiện nay trong công cuộc đổi mới đem lại
Phạm vi nghiên cứu: trong môi trường đại học năm đầu còn nhiều
bỡ ngỡ và mới mẻ đối với sinh viên năm nhất Và những đề án kinh tế-xã hội ở nước ta được các chuyên gia trong ngành kinh tế và triết học quan tâm
PHẦN NỘI DUNG 1) Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn
gọi là quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, là hạt nhân của phép biện chứng Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng
Theo V.I.Lenin “ Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập, như thế là nắm được
Trang 5hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những
sự giải thích và một sự phát triển thêm”
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển Theo đó, nguồn gốc của mọi quá trình vận động, phát triển chính là sự mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật hiện
tượng
2)Khái niệm của mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn
Khái niệm của mâu thuẫn dùng để chỉ: Mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự việc, hiện
tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau
Ví dụ: Điện tích âm và điện tích dương trong một nguyên tử
Đồng hóa và dị hóa trong cơ thể sống ;
Sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh tế và xã hội
Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, cũng như trong tất cả các giai đoạn phát triển của chúng Mâu thuẫn hết sức phong phú, đa dạng Tính phong phú đa dạng được quy định một cách
khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập, bởi điều kiện tác động qua lại của chúng, bởi trình độ tổ chức của hệ thống (sự vật) mà trong đó mâu thuẫn tồn tại
Phân loại mâu thuẫn:
Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, có thể phân biệt thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:
Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các
khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật Ví dụ: Bên trong hạt nhân có điện tích dương và điện tích
âm triệt tiêu lẫn nhau tạo nên sự trung hòa về điện của nguyên tử
Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn
diễn ra trong mối quan hệ sự vật đó với các sự vật khác Mâu thuẫn bên ngoài có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật Ví dụ: nước Nga và Ukrania chiến tranh với nhau
Việc phân chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ là sự tương đối, tuỳ theo phạm vi xem xét Cùng một mâu thuẫn nhưng xét trong mối quan hệ này là mâu thuẫn bên ngoài nhưng xét trong mối quan hệ khác lại là mâu thuẫn bên trong Để xác định một mâu thuẫn nào đó là mâu thuẫn bên trong hay mâu
Trang 6thuẫn bên ngoài trước hết phải xác định phạm vi sự vật được xem xét
Mâu thuẫn bên ngoài có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật.Tuy nhiên mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài không ngừng có tác động qua lại lẫn nhau Việc giải quyết mâu thuẫn bên trong không thể tách rời việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài; việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện để giải quyết mâu thuẫn bên trong
Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
– Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật Mâu thuẫn cơ bản tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật Mâu thuẫn này được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi căn bản về chất
Ví dụ:
Trong ví dụ về bạn Lan đã nêu ở trên, mâu thuẫn giữa việc có tiền
ít và muốn đi du lịch nhiều là mâu thuẫn cơ bản vì nó liên quan đến giá trị sống của bạn Lan Khi mâu thuẫn cơ bản này được giải quyết (tức là kiếm được nhiều tiền để đi du lịch nhiều), cuộc sống mới
nhiều hạnh phúc của Lan thay thế cho cuộc sống cũ ít hạnh phúc Như tế, sự vật đã thay đổi căn bản về chất
– Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một
phương diện nào đó của sự vật, nó không quy định bản chất của sự vật Mâu thuẫn đó nảy sinh hay được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất
Ví dụ:
Mâu thuẫn giữa phòng A và phòng B trong nội bộ công ty X mà ta nêu ở trên là mâu thuẫn không cơ bản D
Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại, phát triển của
sự vật trong một giai đoạn nhất định, ta có mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giải đoạn phát triển nhất định của sự vật, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó Giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều kiện để sự vật chuyển sang giai đoạn phát triển mới
Trang 7Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau Mâu thuẫn chủ yếu có thể là một hình thức biểu hiện nổi bật của mâu thuẫn cơ bản, hay là kết quả vận động tổng hợp của các mâu thuẫn cơ bản ở một giai đoạn nhất định
Việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu tạo điều kiện giải quyết từng bước mâu thuẫn cơ bản
Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của sự vật, nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu góp phần vào việc từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu
Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, ta chia mâu thuẫn trong xã hội thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người có lợi ích cơ bản đối lập nhau
Ví dụ: Mâu thuẫn giữa công nhân với giới chủ, giữa nông dân với địa chủ, giữa thuộc địa với chính quốc
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời
Ví dụ: Mâu thuẫn giữa thành thị và nông thông, giữa lao động trí óc với lao động chân tay
Việc phân biệt mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng có ý nghĩa trong việc xác định đúng phương pháp giải quyết mâu thuẫn Giải quyết mâu thuẫn đối kháng phải bằng mâu thuẫn đối kháng Giải quyết mâu thuẫn không đối kháng thì phải bằng phương pháp đàm phán, hiệp thương…
QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA MÂU THUẪN
Quá trình thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng
Nói thêm: sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như tùy thuộc vào nhiều điều kiện lụch sử, cụ thể
Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh
là tuyệt đối, còn sự thống nhất là tương đối, có điều kiện tạm thời Trong sự thống nhất đã có sự đấu tranh trong tính thống nhất chung của chúng
Trang 8Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển
Nội dung quy luật mâu thuẫn
Nội dung quy luật này phát biểu rằng:
Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình;
sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và
sự ra đời của cái mới
Mặt đối lập
Mặt đối lập: Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là các mặt đối lập
Ví dụ:
Trong mỗi con người, các mặt đối lập là hoạt động ăn và hoạt động bài tiết
Trong một lớp học, các mặt đối lập là hoạt động đoàn kết để cả lớp cùng lớn mạnh và hoạt động cạnh tranh để trở thành sinh viên giỏi nhất lớp
Trong sinh vật, các mặt đối lập là đồng hóa và dị hóa
Sự tồn tại của các mặt đối lập là khách quan và phổ biến trong tất cả các sự vật
Mâu thuẫn biện chứng:
Mâu thuẫn biện chứng là trạng thái mà các mặt đối lập liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau
Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy
là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và nguồn gốc phát triển của nhận thức
Ta cần phân biệt mâu thuẫn biện chứng với mâu thuẫn lô-gic hình thức Mâu thuẫn lô-gic hình thức chỉ tồn tại trong tư duy, xuất hiện
do sai lầm trong tư duy
3) Định nghĩa về quy luật thống nhất
Trang 9Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề
4)Định nghĩa về đấu tranh : Đấu tranh là một phạm trù triết học
liên quan đến thế giới quan và phương pháp luận của con người Đấu tranh là để giải quyết mâu thuẫn nhằm đưa tới sự phát triển hài hòa chứ đâu chỉ có sự tiêu diệt
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động, bài trừ phủ định
nhau,là sự triển khai của các mặt đối lập
Ví dụ: Tư sản Vô sản, nông dân địa chủ Nông dân tìm cách để thoát khỏi địa chủ, địa chủ tìm cách để bóc lột
Các hình thức của các mặt đối lập rất phong phú đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện, tính chất, phạm vi, phạm vi của các mặt đối lập
Ví dụ: Đấu tranh Trong tự nhiên và xã hội là khác nhau Ở đây Điều kiện và hình thức đấu tranh khác nhau… Chúng ta phải phân tích các loại mâu thuẫn để tìm cách giải quyết
Phân biệt đấu tranh trong phạm trù triết học là đấu tranh của các mặt đối lập, không giống với quan niệm đấu tranh thông thường không phải đấu tranh chống chọi trong lĩnh vực chính trị Thực ra đấu tranh trong chính trị chỉ là một bộ phận Ví dụ: đấu tranh giải phóng đất nước
Đấu tranh các mặt đối lập dẫn đến chuyển hóa, mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời vì thế đấu tranh các mặt đối lập nói riêng, mâu thuẫn nói chung là nguồn gốc, động lực của
sự phát triển
5)Ý nghĩa của phương pháp luận rút ra từ quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập làm sáng tỏ nguồn gốc của sự vận động, phát triển của các sự vật và có ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
Để nhận thức đúng bản chất của sự vật và tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn, ta phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật.
Muốn phát hiện ra mâu thuẫn phải tìm ra trong thể thống nhất những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau, tức là tìm ra những mặt đối lập và tìm ra những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa những mặt đối lập đó
Phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn.
Trang 10Khi phân tích mâu thuẫn, ta phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn Ta phải xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn Phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập, mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng
Chỉ có như vậy ta mới có thể hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng vận động, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn
Để thúc đẩy sự vật phát triển, ta phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn, không được điều hòa mâu thuẫn.
Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng giải quyết mâu thuẫn Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi điều kiện đã chín muồi
Một mặt, ta phải chống thái độ chủ quan, nón vội Mặt khác, ta phải cực kỳ thúc đẩy các điều kiện khách quan để làm cho các điều kiện giải quyết mâu thuẫn đi đến chín muồi
Mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau Do đó, ta phải tìm ra các hình thức giải quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt, vừa phù hợp với từng loại mâu thuẫn, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể
II-VẬN DỤNG QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀO NHẬN DIỆN CÁC MÂU THUẪN TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY VÀ SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
1.Trong cuộc sống hằng ngày: Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra
được các mặt đối lập và đấu tranh với nhau bởi vì, bên trong bất kỳ tất cả các sự vật hiện tượng nào cũng đều có các mặt đối lập và những mặt đối lập này vừa thống nhất vừa đấu tranh, và mâu thuẫn trở nên gay gắt và khi đủ điều kiện nó sẽ bài trừ chuyển hóa lẫn nhau để mâu thuẫn được giải quyết dẫn đến sự phát triển Vì thế việc ápdụng các quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập vào việc nhận diện các sự vật hiện tượng trong cuộc sống nếu có thể sẽ rất hữu ích Ví dụ: Hai thành viên cùng lớp đưa ra các ý kiến trái ngược nhau cho một chủ đề triết học trên giảng đường
Mặt đối lập: Hai ý kiến khác nhau
Tính thống nhất: Phát triển xây dựng bài.