Kiến thức:Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành và quan hệ hợp tác giữa các nước trong tổ chức ASEAN, trọng tâm là tiến trình Việt Nam hội nhập vào ASEAN; có cách nhìn đầy đủ về mối quan hệ giữa đường lối đối nội với đối ngoại, dân tộc và quốc tế. Kỹ năng:Chuyên đề góp phần hình thành cho học viên phương pháp tư duy khoa học trong nhận thức, đánh giá về quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng trong tiến trình Việt Nam hội nhập vào ASEAN; biết vận dụng kiến thức được trang bị để phân tích, đánh giá những vấn đề liên quan đến quan hệ Việt Nam ASEAN hiện nay. Về tư tưởng: Giúp học viên củng cố niềm tin với những căn cứ khoa học vào sự đúng đắn về chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nướctrong tiến trình Việt Nam hội nhập vào ASEAN ; tích cực đấu tranh chống lại các quan điểm, nhận thức sai trái.
Trang 1Chuyên đề 4
SỰ HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM VÀO ASEAN
MỤC TIÊU
- Kiến thức:Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về lịch sử
hình thành và quan hệ hợp tác giữa các nước trong tổ chức ASEAN, trọngtâm là tiến trình Việt Nam hội nhập vào ASEAN; có cách nhìn đầy đủ về mốiquan hệ giữa đường lối đối nội với đối ngoại, dân tộc và quốc tế
- Kỹ năng:Chuyên đề góp phần hình thành cho học viên phương pháp tư
duy khoa học trong nhận thức, đánh giá về quan điểm, đường lối đối ngoạicủa Đảng trong tiến trình Việt Nam hội nhập vào ASEAN; biết vận dụng kiếnthức được trang bị để phân tích, đánh giá những vấn đề liên quan đến quan hệViệt Nam - ASEAN hiện nay
-Về tư tưởng: Giúp học viên củng cố niềm tin với những căn cứ khoa
học vào sự đúng đắn về chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhànướctrong tiến trình Việt Nam hội nhập vào ASEAN ; tích cực đấu tranhchống lại các quan điểm, nhận thức sai trái
NỘI DUNG 4.1 Sơ lược quan hệViệt Nam - ASEAN từ năm 1967 đến trước 7/ 1995
4.1.1 Quan hệ Việt Nam - ASEAN từ năm 1967 đến 1991
- Từ khi ASEAN ra đời (1967) đến khi Hiệp định Paris về Việt Namđược ký kết (1973), Đông Nam Á luôn là điểm nóng của sự tranh giànhquyền lực và ảnh hưởng giữa các cường quốc
Do mới được thành lập, ASEAN chưa có hoạt động gì đáng kể vềmặt chính trị cũng như kinh tế, với tư cách là một tổ chức hợp tác khu vực(mà thực ra mới là tiểu khu vực) Vào thời điểm thành lập (1967), một sốnước thành viên ASEAN như Philippin, Thái Lan, Malaixia, Singapo (trựctiếp hay gián tiếp) đều có dính líu vào cuộc chiến tranh của Mỹ chống nhândân Việt Nam với tư cách là những đồng minh của Mỹ
Trong giai đoạn này, cuộc chiến tranh ở Việt Nam do Mỹ tiến hành ngàycàng ác liệt và bị quốc tế hóa, lôi kéo sự tham gia của một số nước ASEAN
Trang 2Do vậy, quan hệ Việt Nam – ASEAN bị chi phối nặng nề bởi tư duy thời chiếntranh lạnh Lúc đó, Việt Nam nhìn nhận ASEAN như là tổ chức thay thếSEATO làm công cụ của Mỹ ở khu vực Xuất phát từ quan điểm đó, Việt Namhạn chế quan hệ với từng nước ASEAN cũng như đối với tổ chức này.
Đến cuối những năm 60, đầu những năm 70, tình hình khu vực cónhững biến đổi quan trọng, nhất là việc Mỹ ở vào thế thua và buộc phải giảmbớt cam kết của mình ở châu Á, thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiếntranh”, chuẩn bị rút dần quân khỏi Việt Nam và Đông Nam Á (11-1971) Trongkhi ảnh hưởng của Anh và Mỹ bị suy giảm ở khu vực thì ảnh hưởng của Liên
Xô, Trung Quốc lại tăng lên mạnh Trung Quốc thông qua lực lượng có xuhướng thân với Đảng Cộng sản Trung Quốc ở các nước Đông Nam Á đẩymạnh ảnh hưởng đối với ASEAN Còn Liên Xô bắt đầu triển khai chiến lượcchâu Á của mình để đối phó với việc Trung Quốc và Mỹ bắt tay với nhau trênmột số vấn đề có lợi cho hai nước, cũng như mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam
Á Những nhân tố này đã tác động sâu sắc đến cục diện Đông Nam Á Do vậy,các nước ASEAN tiến hành điều chỉnh chiến lược, giảm dần sự dính líu với
Mỹ vào chiến tranh Việt Nam Ngày 27-11-1971, các nước ASEAN đưa raTuyên bố thành lập Khu vực hòa bình, tự do và trung lập ở Đông Nam Á(ZOPFAN), đánh dấu sự thay đổi trong thái độ của các nước ASEAN đối vớicuộc chiến tranh ở Việt Nam, manh nha ý tưởng tiến tới một sự hòa giải ở khuvực Từ chỗ đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, các nướcASEAN muốn tách ra và chấm dứt dính líu vào chiến tranh Việt Nam Từ năm
1972, một số nước ASEAN như Philippin, Malaixia và Singapo đã bắt đầuthăm dò khả năng phát triển quan hệ với Việt Nam Riêng Inđônêxia là nướcduy nhất trong số các nước sáng lập ASEAN đã có quan hệ ngoại giao chínhthức đối với Việt Nam từ năm 1964 và nâng cấp quan hệ lên hàm đại sứ năm
1973 Tuy nhiên, quan hệ giữa hai bên vẫn chưa có chuyển biến đáng kể
- Từ sau khi ký Hiệp định Paris năm 1973 về Việt Nam tới năm 1978,
xu thế hòa bình, tự do và trung lập ở khu vực phát triển mạnh, cán cân lựclượng ở khu vực có những chuyển biến sâu sắc, buộc các nước ASEAN phảitiến hành điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình và có những bước đi thân
Trang 3thiện hơn trong quan hệ với Việt Nam Ngày 15-2-1973, Hội nghị Bộ trưởngNgoại giao các nước ASEAN kêu gọi có chương trình viện trợ kinh tế cho cácnước Đông Dương và thành lập Ủy ban phối hợp các nước ASEAN về việctái thiết và khôi phục lại các nước Đông Dương Đến tháng 3- 1973, Philippin
và Thái Lan rút hết quân khỏi Việt Nam Tháng 7 – 1974, Thái Lan thỏathuận xong với Mỹ việc hạn chế Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự ở Thái Lanchống lại các nước Đông Dương
Về phía mình, Việt Nam bắt đầu tích cực triển khai chính sách khu vực,
mở rộng quan hệ song phương với các nước thành viên ASEAN Việt Namlập quan hệ ngoại giao với Malaixia tháng 30-3-1973, với Singapo tháng 01-8-1973 Tháng 6-1976, Việt Nam đưa ra chính sách 4 điểm đối với khu vực,khẳng định mong muốn mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả cácnước Đông Nam Á, dựa trên các nguyên tắc cơ bản như tôn trọng độc lập, chủquyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, cùng tồn tại hòa bình, không để lãnh thổcủa mình cho nước ngoài sử dụng hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của bất
cứ nước nào, giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, phát triển hợp táckhu vực Điểm thống nhất giữa Chính sách 4 điểm của Việt Nam và Hiệp ướcBali là nguyện vọng hòa bình và hữu nghị trong khu vực, tôn trọng nền độclập và chủ quyền quốc gia, thiết lập sự hợp tác phát triển giữa các nước nhằmlàm cho Đông Nam Á ngày càng ổn định, phồn vinh Chính sách 4 điểm đã cótác động tích cực đến tình hình khu vực và quan hệ Việt Nam với các nướcASEAN Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Philipin (12-7-1976), vớiThái Lan (06-8-1976) Như vậy, đến tháng 8-1976, Việt Nam có quan hệngoại giao đầy đủ với tất cả các nước thành viên ASEAN
Trong 2 năm (1977- 1978), quan hệ song phương giữa Việt Nam vớitừng nước ASEAN phát triển mạnh mẽ Tháng 9, 10-1978, Thủ tướng PhạmVăn Đồng đi thăm 5 nước ASEAN Tháng 12-1977 và tháng 1-1978, Bộtrưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh thăm 5 nước ASEAN Trong các chuyến
đi, Việt Nam và các nước ASEAN ký được nhiều hiệp định về hợp tác kinh tế,thương mại, khoa học kỹ thuật, hàng không, hàng hải Đặc biệt, trong chuyếnthăm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ở các nước đều ra các thông cáo chung
Trang 4nêu lên các nguyên tắc chỉ đạo quan hệ chung sống hòa bình Việt Nam lầnlượt lập Đại sứ quán tại Manila (11-1976), Kua la Lăm pơ (7-1977), Băng Cốc(2-1978) Các nước Malaixia, Philippin, Thái Lan lập Đại sứ quán Việt Namvào các thời điểm tương ứng Các cuộc đàm phán với Inđônêxia về thềm lụcđịa chồng lấn ở cấp chuyên viên bắt đầu được xúc tiến.
Đây là giai đoạn nồng ấm nhất trong quan hệ Việt Nam – ASEANtrong chiến tranh lạnh
- Thời kỳ 1979 – 1990
+ Giai đoạn1979-1987
Từ năm 1979, do xuất hiện “ Vấn đề Campuchia”, quan hệ giữa ASEANvới Việt Nam lại chuyển sang giai đoạn đối đầu Quan hệ song phương vớitừng nước thành viên ASEAN ở mức rất thấp Lo ngại cái gọi là “nguy cơ đedọa của Việt Nam” đối với an ninh khu vực theo học thuyết “domino”, cácnước ASEAN cùng Trung Quốc và các nước phương Tây bao vây, cô lập ViệtNam và đưa ra nguyên tắc nhất quán đòi Việt Nam phải rút quân khỏiCampuchia Trên mặt trận ngoại giao, Việt Nam đấu tranh với ASEAN về vấn
đề Campuchia, gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với việc xây dựng khuvực hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á, thúc đẩy đối thoại để đẩy lùi đối đầu,phân hóa liên minh chống Việt Nam Trên tinh thần đó, cùng với việc đưa ranhiều đề nghị giải quyết vấn đề Campuchia, Việt Nam đã đưa ra nhiều đề nghị
về hòa bình và hợp tác ở Đông Nam Á nhưng đều không được ASEAN chấpnhận ASEAN cho rằng sự có mặt của Việt Nam ở Campuchia là nguyên nhânchủ yếu gây mất ổn định khu vực, phải giải quyết vấn đề Campuchia trước rồimới giải quyết vấn đề hòa bình, hợp tác ở khu vực
Tuy nhiên, ngay trong nội bộ ASEAN cũng có những nước nhận thứcđược thực chất vấn đề Campuchia và tìm cách thăm dò khả năng thương lượngvới Việt Nam để tìm ra giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia Tại AMM
25 (2-1985), các nước ASEAN đồng ý cử Inđônêxia làm đại diện đối thoại vớicác nước Đông Dương Thông cáo chung Việt Nam – Inđônêxia (29-7-1987)tại Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu sự mở đầu quá trình thương lượng giữahai nhóm nước nhằm giải quyết hòa bình vấn đề Campuchia
Trang 5+ Giai đoạn 1988-1991: Quan hệ Việt Nam – ASEAN được cải thiện,qua việc giải quyết vấn đề Campuchia, hai bên tăng cường hiểu biết lẫn nhau,bước đầu chia sẻ các công việc chung trong khu vực.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước từng bước giải quyết vấn đềCampuchia, đưa Việt Nam gia nhập ASEAN
Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI (12-1986) đề ra đườnglối đổi mới toàn diện, trong đó có đối ngoại Đại hội nhận định: “xu thế mởrộng phân công hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế - xãhội khác nhau, cũng là những điều kiện rất quan trọng với công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”1 Do đó, Đại hội xác định nhiệm vụ của đốingoại là tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc
Đối với các nước ASEAN, Đại hội nêu rõ: “ra sức kết hợp sức mạnh củadân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương, gópphần tích cực giữ vững hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới”2, “Chính phủ
và nhân dân Việt Nam không ngừng phấn đấu nhằm phát triển mối quan hệhữu nghị và hợp tác với Inđônêxia và các nước Đông Nam Á khác”3 Vào thờiđiểm diễn ra Đại hội, vấn đề Campuchia là trở ngại chính cho việc phát triểnquan hệ Việt Nam – ASEAN Vì vậy, Đại hội nhấn mạnh: “Chúng ta mongmuốn và sẵn sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết cácvấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hoà bình, xây dựng ĐôngNam Á thành khu vực hoà bình, ổn định và hợp tác”4
Thực hiện và cụ thể hoá đường lối đối ngoại với các nước ASEAN màĐại hội VI đề ra, tháng 5-1988, Bộ Chính trị khoá VI họp Hội nghị lần thứ 13bàn về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới Bộ Chính trịchủ trương rút toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia, coi đây
là giải pháp phá bỏ những rào cản và sự bao vây cô lập về chính trị của thếgiới đối với Việt Nam Bộ Chính trị nhấn mạnh ngoài việc tăng cường quan
hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, Lào và Campuchia, mở rộng quan hệ kinh
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, HN 1987, trang 31
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, HN 1987, trang 99
3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, HN 1987, trang 108
4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, HN 1987, trang 108
Trang 6tế với các nước phương Tây và các nước ASEAN là một yêu cầu khách quan.
Để mở rộng quan hệ đối ngoại Việt Nam – ASEAN, Bộ Chính trị cho rằng:Cần có chính sách toàn diện đối với Đông Nam Á, trước hết là tăng cườngquan hệ hợp tác nhiều mặt với Inđônêxia, phá vỡ thế bế tắc trong quan hệ vớiThái Lan, mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá vớicác nước trong khu vực, giải quyết những vấn đề tồn tại bằng thương lượng,thúc đẩy việc xây dựng khu vực hoà bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác
Chủ trương đúng đắn của Đảng nhằm tăng cường quan hệ với các nướcláng giềng khu vực tiếp tục được thể hiện ở Hội nghị Trung ương lần thứ sáu(khoá VI), Hội nghị chỉ rõ: “Góp phần tích cực giải quyết vấn đề Campuchiabằng chính trị, đồng thời chuẩn bị rút hết quân sớm trong trường hợp chưa cógiải pháp về Campuchia Xây dựng mối quan hệ mới với các nước ASEAN,tham gia tích cực vào việc biến khu vực Đông Nam Á thành khu vực hòabình, ổn định, hữu nghị và hợp tác”5
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (3/1990)nhấn mạnh: “Tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại theo phương châm thêmbạn, bớt thù, giữ vững hòa bình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”6; “Kiên trìphấn đấu cho một giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia phù hợp với lợiích cơ bản của cách mạng Campuchia, và hoà bình, ổn định trong khu vực”7
Để giải quyết vấn đề Campuchia, Việt Nam giữ đúng cam kết rút hếtquân khỏi Campuchia Ngày 26-5- 1988, theo sự thoả thuận giữa Bộ Chính trịhai Đảng, Chính phủ hai nước Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia,
Bộ Quốc phòng Việt Nam tuyên bố rút thêm 5 vạn quân tình nguyện ViệtNam ở Campuchia về nước trong năm 1988 (từ tháng 6 đến tháng 12-1988),
Bộ tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam cũng được rút trong năm 1988, bộphận quân tình nguyện Việt Nam còn lại được đặt dưới sự chỉ đạo của Cộnghoà nhân dân Campuchia và sẽ rút hết về nước trong năm 1990 Tháng 1-
1989, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh công bố: Việt Nam hoàn toànnhất trí với Cộng hoà nhân dân Campuchia về việc Việt Nam rút hết quân tình
5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương Đảng khóa VI, trang 40
6 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 50, Nxb CTQG, Hà Nội, 2007, tr 78
7 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 50, Nxb CTQG, Hà Nội, 2007, tr 78
Trang 7nguyện Việt Nam còn lại ở Campuchia về nước vào tháng 9-1989 (trước thờihạn dự định một năm) Ngày 5-9-1989, Chính phủ Việt Nam ra Thông cáo về
kế hoạch rút toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia Đợt rút quâncuối cùng được tiến hành từ ngày 21 đến ngày 26-9-1989 với số quân là 26.000người, cùng toàn bộ phương tiện, vũ khí theo ba đường bộ, sông và biển, dưới
sự giám sát của các tổ chức và phóng viên quốc tế Việc Việt Nam rút toàn bộquân tình nguyện về nước trong lúc các nước ASEAN chưa đưa ra được giảipháp chính trị về Campuchia, đã tạo dựng được lòng tin vào thiện chí của ViệtNam trong chính sách tăng cường hợp tác khu vực
Từ ngày 19 đến ngày 21/11/1990, Tổng thống Inđônêxia Xuhacto thămViệt Nam và trở thành nguyên thủ đầu tiên của ASEAN thăm Việt Nam kể từnăm 1975 Tiếp theo là chuyến thăm của Thủ tướng Xingapo và Thái Lan.Trong các cuộc tiếp xúc cấp cao Việt Nam – ASEAN từ cuối năm 1990 trở đi,vấn đề Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali đều được đề cập
Tháng 10/1991, Hiệp định Paris về Campuchia được ký kết, đánh dấu sựchấm dứt của “thời kỳ Campuchia” trong quan hệ Việt Nam – ASEAN, mở rathời kỳ mới, thời kỳ của hợp tác hai bên
Như vậy, quan hệ Việt Nam – ASEAN trong giai đoạn này mang tínhvừa đấu tranh, vừa hợp tác; đấu tranh để giải quyết vấn đề Campuchia và hợptác để cùng phát triển và cùng có một tiếng nói chung ở khu vực, chấm dứt thời
kỳ băng giá trong quan hệ Việt Nam – ASEAN
4.1.2 Quan hệ Việt Nam - ASEAN từ năm 1991 đến 1995
Chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình thế giới chuyển biến nhanh chóng.Việc ký kết Hiệp định Pari về Campuchia mở ra một thời kỳ mới trong quan hệhợp tác và xu thế liên kết khu vực Để thích ứng với hình hình mới, việc pháttriển quan hệ với Việt Nam và các nước Đông Dương khác trở thành một chínhsách quan trọng của ASEAN Về phía Việt Nam, lợi ích lớn nhất đặt ra là duytrì hòa bình, ổn định khu vực, tạo dựng môi trường thuận lợi cho công cuộc xâydựng và phát triển đất nước Vì vậy, Việt Nam tích cực tiến hành các bướcngoại giao để gia nhập ASEAN, được ASEAN và cộng đồng quốc tế ủng hộ
Trước những diễn biến mới của tình hình quốc tế, đường lối đối ngoại
Trang 8của Đảng tại Đại hội lần thứ VII của Đảng tiếp tục thể hiện tư duy đổi mớicủa Đảng Đảng khẳng định chủ trương “hợp tác, bình đẳng và cùng có lợivới tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên
cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”8 Chính sách đối ngoại rộng mởcủa Đảng được thể hiện bằng tuyên bố: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả cácnước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”9.Đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước láng giềng và các nướctrong khu vực tiếp tục được Đại hội lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Namkhẳng định: “Phát triển quan hệ hữu nghị với các nước ở Đông Nam Á vàchâu Á – Thái Bình Dương, phấn đấu cho một Đông Nam Á hoà bình, hữunghị và hợp tác”10
Thực hiện đường lối đối ngoại Đại hội VII đề ra, tháng 6-1992, tại Hộinghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VII phân tích, đánh giá vàthông qua nghị quyết về đối ngoại Đây là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trungương Đảng thảo luận và ra nghị quyết về đối ngoại Tại hội nghị, Tổng Bí thư
Đỗ Mười trình bày bản báo cáo Thời cuộc hiện nay và nhiệm vụ của chúng ta.Bản báo cáo nêu rõ: trong thời đại ngày nay, bất cứ nước nào, dù phát triểnđến đâu cũng không thể khép kín được Vì vậy, phải mở rộng quan hệ quốc
tế, trước hết là: “Xây dựng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trongkhu vực, tạo môi trường hoà bình, ổn định lâu dài chung quanh nước ta vàphù hợp với xu thế các nước, tăng cường liên kết khu vực vì hoà bình và pháttriển Đồng thời mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển, với các nướckhác và tổ chức quốc tế”11
Với ASEAN, Hội nghị Trung ương 3 (khoá VII) nhấn mạnh: cần tạođược quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trong khu vực và một môitrường hòa bình, ổn định lâu dài xung quanh nước ta
Đông Nam Á liên quan mật thiết tới yêu cầu tạo môi trường quốc tếthuận lợi cho an ninh và phát triển của Việt Nam Các nước ASEAN phát triểnkinh tế khá nhanh, đang đi tới quá trình nhất thể hoá về kinh tế với việc lập
8 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, HN 1991, tr 88
9 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, HN 1991, tr 147
10 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, HN 1991, trang 90
11 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52, Nxb CTQG, Hà Nội, 2007, trang 66
Trang 9khối mậu dịch tự do AFTA Vì lợi ích an ninh và phát triển của Việt Nam, Hộinghị đề ra: Tiếp tục cải thiện và mở rộng quan hệ với từng nước và với cácnhóm nước ASEAN trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hoà bình.Chú ý mở rộng hợp tác về kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ trên cáclĩnh vực mà ASEAN có trình độ cao, từng bước tham gia hợp tác khu vực vớikhẩu hiệu biến Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, hợp tác và phát triển.
Tại chuyến thăm Philippin, trong lời đáp của Chủ tịch Hội đồng Bộtrưởng Võ Văn Kiệt (26-2-1992) đã nêu rõ chủ trương đối ngoại với các nướckhu vực của Đảng Cộng sản Việt Nam: “…Chúng tôi chủ trương thực hiệnmột chính sách đối ngoại rộng mở, sẵn sàng hợp tác với các nước trong cộngđồng thế giới nhằm phục vụ cho sự nghiệp hòa bình và phát triển Một hướng
ưu tiên của chính sách đối ngoại đó là không ngừng tăng cường sự hợp tác vớicác nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt các nước lánggiềng Đông Nam Á”12
Tiếp đó, năm 1993 Chính phủ Việt Nam công bố chính sách bốn điểmmới của Việt Nam với khu vực, thể hiện thiện chí, nguyên tắc của Đảng vàNhà nước trong việc đẩy mạnh quan hệ với các nước trong khu vực, trong đónêu rõ: “Việt Nam chủ trương tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với từngnước láng giềng cũng như với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) với
tư cách là một tổ chức khu vực”13
Chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước với thế giới nói chung vàvới các nước ASEAN nói riêng được đề ra qua các Đại hội VI, VII, Hội nghịlần thứ 13 của Bộ Chính trị (khóa VI và các hội nghị Trung ương (khóa VI,VII), thể hiện sự đổi mới trong tư duy đối ngoại, phù hợp với xu thế phát triểncủa thế giới, mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam vàcác nước ASEAN, chủ trương đó được các nước Đông Nam Á và quốc tếđánh giá cao, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình hội nhập Việt Nam – ASEAN
Thực hiện chủ trương đó, ngày 16/9/1991, Bộ trưởng Ngoại giao ViệtNam chính thức gửi thư cho các ngoại trưởng các nước ASEAN xin gia nhậpHiệp ước Bali
12 Vì hòa bình, độc lập và phát triển, , Nxb CTQG, HN 1994, trang 74
13 Đào Huy Ngọc (chủ biên), ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam, , Nxb CTQG, HN 1997, tr.199
Trang 10Từ 24/10 đến 01/11/1991, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Võ Văn Kiệt lầnlượt đi thăm Inđônêxia, Thái Lan và Xingapo để thúc đẩy quan hệ song phương.Đầu năm 1992, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Malaixia, Philippin, Bru nây Tiếpsau đó, là những chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo các nước Thái Lan,Malaixia, Xingapo… tới Việt Nam Quan hệ Việt Nam với từng nước ASEANphát triển nhanh chóng Trong 2 năm (1991-1992), Việt Nam ký được với cácnước này gần 40 hiệp định các loại (Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoahọc kỹ thuật; Hiệp định bảo hộ đầu tư; Hiệp định tránh đánh thuế hai lần…) làm
cơ sở pháp lý cho các mối quan hệ hợp tác đang ngày càng mở rộng
Ngày 11/7/1992, tại Hội nghị lần thứ 25 Bộ trưởng Ngoại giao các nướcASEAN, Việt Nam và Lào chính thức tham gia Hiệp ước Bali và trở thànhQuan sát viên của tổ chức ASEAN và được mời tham dự các Hội nghị Bộtrưởng Ngoại giao ASEAN Ngoài ra, Việt Nam còn được mời tham gia một sốcuộc họp khác hoặc hoạt động của ASEAN
Từ năm 1993, ASEAN đã lập cơ chế Họp hiệp thương giữa ASEAN vàViệt Nam nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN Cuộc họp hiệpthương đầu tiên được tổ chức tại AMM 26 ở Singapo (năm 1993) Trong dịpnày, Việt Nam được mời tham dự cuộc họp đầu tiên của Diễn đàn khu vựcASEAN (ARF) và được coi là một trong những nước sáng lập Diễn đàn này
Trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến năm 1994, quan hệ ngoại giaogiữa Việt Nam với các nước ASEAN được đẩy mạnh bằng các chuyến thămcủa các nhà lãnh đạo Việt Nam tới các nước ASEAN và ngược lại Tháng9/1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký quyết định thành lập Vụ ASEAN (BộNgoại giao) để phối hợp hoạt động giữa Việt Nam với ASEAN
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 27 ở Băng Cốc, cácnước ASEAN nhất trí tuyên bố sẵn sàng chấp nhận Việt Nam làm thành viênchính thức của ASEAN và quyết định thành lập một nhóm làm việc chuẩn bịcho việc Việt Nam gia nhập ASEAN Ngày 28/7/1995, tại Thủ đô Ban-đaXê-ri Bê-ga-oan (Brunây), Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7của ASEAN, mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ Việt Nam – ASEAN,quan hệ giữa các nước thành viên trong cùng một tổ chức hợp tác khu vực
Trang 11Sau khi trở thành thành viên của ASEAN, Đảng coi tăng cường phát triểnquan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước ASEAN là một chính sách nhất quáncủa Đảng, nhằm tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước,đồng thời, góp phần tạo lập, duy trì và phát triển môi trường hòa bình, ổnđịnh lâu dài ở khu vực.
Quan hệ Việt Nam – ASEAN trước tháng 7/1995 phát triển qua nhiềugiai đoạn khác nhau và chịu tác động của sự phát triển của tình hình khu vực vàquốc tế, thể hiện sự thay đổi về nhận thức của các nước ASEAN đối với vấn đề
mà họ cho là “mối đe dọa từ phía Việt Nam” Sự phát triển của quan hệ ViệtNam – ASEAN cũng tùy thuộc vào quan hệ của Việt Nam với các nước thànhviên của Hiệp hội và chịu tác động của quan hệ giữa các nước lớn tại khu vực.Chính sách và thái độ của Việt Nam đối với ASEAN trong thời gian này cũngđược điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế và lợi ích của Việt Nam trongviệc tập hợp lực lượng khu vực và tùy theo sự điều chỉnh của ASEAN từ đốiđầu sang hợp tác Từ chỗ phê phán ASEAN là tổ chức thay thế SEATO vàkhông có quan hệ gì, Việt Nam dần chuyển sang đối thoại trực tiếp và tăngcường quan hệ với từng nước ASEAN, bắt đầu quan hệ với cả tổ chức và chủđộng gia nhập Hiệp hội khi điều kiện đã chín muồi Gia nhập ASEAN, ViệtNam tạo ra những bước đi đầu tiên trong tiến trình hội nhập quốc tế
4.2.Quan hệ Việt Nam - ASEAN TỪ 1995 đếnnay
4.2.1 Chủ trương của Đảng và Nhà nước tăng cường hợp tác với ASEAN
Trên cơ sở đánh giá tình hình thế giới và trong nước, Đại hội đại biểutoàn quốc của Đảng lần thứ VIII một lần nữa khẳng định: “Tiếp tục thực hiệnđường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoácác quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nướctrong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”14 Trên
cơ sở đó, Đại hội cũng đề ra phương hướng đối ngoại cụ thể trong quan hệvới ASEAN là: “ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và cácnước trong tổ chức ASEAN”15
14 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, HN 1996, tr 120
15 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, HN 1996, tr 121
Trang 12Bước sang thế kỷ XXI, trên cơ sở đánh giá các đặc điểm, xu thế pháttriển của thế giới và từ thực tiễn Việt Nam, Đại hội IX của Đảng (2001) xácđịnh tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á là một ưu tiên hàng đầutrong quan hệ đối ngoại Đại hội chỉ rõ: “Nâng cao hiệu quả và chất lượnghợp tác với các nước ASEAN, cùng xây dựng Đông Nam Á thành khu vựchoà bình, không có vũ khí hạt nhân, ổn định, hợp tác cùng phát triển”16
Ngày 23-7-2001, trong diễn văn khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoạigiao các nước ASEAN lần thứ 34 (AMM 34) diễn ra tại Hà Nội, Thủ tướngPhan Văn Khải khẳng định: “Chính sách ASEAN là một bộ phận cấu thànhquan trọng trong chính sách đối ngoại và hợp tác quốc tế của Nhà nước ViệtNam mà định hướng đã được khẳng định là hội nhập kinh tế quốc tế, sẵn sàng
là bạn và đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đầu vìhòa bình, độc lập dân tộc và phát triển”17
Đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, ngày27-11-2001, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm cụthể hoá một chủ trương lớn được nêu ra tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
IX của Đảng là: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thầnphát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tựchủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia,giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”18 Nghị quyết đề ra 9nhiệm vụ cụ thể và 6 biện pháp tổ chức thực hiện quá trình hội nhập kinh tếquốc tế nhằm phát huy cao độ nội lực, khai thác tối đa các nguồn lực bênngoài để tạo thế và lực mới cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội
Tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 23 (tháng 12-2001) được tổ chức tại
Hà Nội, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh có bài phát biểu trong đó nêu rõ ngoạigiao có “nhiệm vụ quan trọng là giữ được ổn định chính trị, bảo đảm được anninh quốc phòng và thúc đẩy công tác đối ngoại, nâng cao vị thế của ViệtNam trên trường quốc tế, tranh thủ nâng cao hợp tác quốc tế để phục vụ cho
16 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, HN 2001, trang 121
17 Trung tâm thông tin – thư viện, Học viện quan hệ quốc tế: Tình hình quốc tế và chính sách đối ngoại của
Việt Nam, quyển 3, tài liệu lưu hành nội bộ 2002, tr 191
18 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, HN 2001, trang 121
Trang 13sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”19 Tổng Bí thư nhấn mạnh trongquan hệ quốc tế tiếp tục mở rộng quan hệ song phương và đa phương, vai tròcủa đa phương để đảm bảo việc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnhthổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.Tại Hội nghị này, Chủ tịch nước Trần Đức Lương chỉ rõ: “Nêu cao tinh thầnđộc lập tự chủ, tự cường, đồng thời tăng cường đoàn kết quốc tế, mở rộng hợptác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”20, “Để đảm bảomôi trường an ninh, ngoài tình hình thế giới chung phải coi trọng đến nhữngđối tác và những nước láng giềng trong khu vực của chúng ta”21
Một trong những nhiệm vụ của đối ngoại là giữ vững an ninh, bảo vệ Tổquốc, phát triển đường lối đối ngoại của Đại hội IX, Hội nghị Trung ương 8(khóa IX) tháng 7-2003 ra Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tìnhhình mới Hội nghị nhận định: Sau cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ trầmtrọng năm 1997, nhiều nước rơi vào khó khăn, khủng hoảng bị các nước chiphối, sự gắn kết giữa các nước trong khu vực lỏng lẻo hơn Hội nghị khẳngđịnh khu vực Đông Nam Á vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố mất ổn định Trước tìnhhình đó, sự gắn kết trong ASEAN và vị trí của Hiệp hội trên trường quốc tế sẽgặp nhiều thách thức Vì vậy, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 (10-2003)thông qua Tuyên bố hòa hợp Bali II, tuyên bố nêu rõ: Một cộng đồng ASEAN
sẽ được thiết lập với 3 trụ cột chính là hợp tác an ninh chính trị, hợp tác kinh tế
và hợp tác văn hóa - xã hội đan xen, hỗ trợ chặt chẽ cho nhau vì mục đích đảmbảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung trong khu vực, thông qua việcthiết lập cộng đồng an ninh ASEAN, cộng đồng kinh tế ASEAN và cộng đồngvăn hóa xã hội ASEAN
Tiếp sau Hội nghị Trung ương 8 (khoá IX), Hội nghị Trung ương 9,khoá IX (01-2004) đã kiểm điểm hoạt động đối ngoại trong nửa nhiệm kỳ củaĐại hội IX, trên cơ sở kiên định đường lối độc lập tự chủ, chính sách đốingoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá công tác đối ngoại, Hội nghị chỉ
19 Trung tâm thông tin – thư viện, Học viện quan hệ quốc tế: Tình hình quốc tế và chính sách đối ngoại của
Việt Nam, quyển 3, tài liệu lưu hành nội bộ 2002, tr 50.
20,3 Trung tâm thông tin – thư viện, Học viện quan hệ quốc tế: Tình hình quốc tế và chính sách đối ngoại của
Việt Nam, quyển 3, tài liệu lưu hành nội bộ 2002, tr 156, 157.
21
Trang 14rõ đóng góp của Việt Nam trong quan hệ với ASEAN là: “Tích cực góp phầncủng cố sự gắn kết, giữ vững những nguyên tắc cơ bản của ASEAN, thúc đẩyquan hệ hợp tác nội khối và với bên ngoài”22.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) khẳng định chủtrương đối ngoại: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá,
đa dạng hoá các quan hệ quốc tế Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc
tế, đồng thời, mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác Việt Nam làbạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cựcvào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”23 So với Đại hội IX, Đại hội X bổsung, khẳng định rõ nội dung mang tính tiêu chí trong đường lối đối ngoại củaĐảng là “hoà bình, hợp tác và phát triển”
Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, Việt Nam từng bước mở rộngquan hệ hợp tác quốc tế về “chiều rộng”, Đại hội lần thứ X của Đảng nhấnmạnh yêu cầu: “Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổnđịnh, bền vững”24, “Hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tếtoàn cầu, khu vực và song phương”25 Đối với các nước ở khu vực Đông Nam
Á, Đại hội X nhấn mạnh: “Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quảvới các nước ASEAN”26
Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X (tháng01/2009), tiến hành kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảngtrong nửa đầu nhiệm kỳ Hội nghị đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thựchiện Nghị quyết Đại hội X trong nửa nhiệm kỳ tiếp theo Về đối ngoại, Nghịquyết hội nghị nêu rõ: “Tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại của Đảng, Nhànước, các đoàn thể nhân dân, đưa các mối quan hệ quốc tế đã được thiết lậpvào chiều sâu, ổn định, bền vững Đặc biệt coi trọng quan hệ với các nước
22 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín BCH Trung ương khóa IX, Nxb CTQG, HN
2004, trang 55-56
23 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội
2006, tr.112
24 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, HN 2006, trang 112
25 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, HN 2006, trang 113,114
26Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, HN 2006, trang 114
Trang 15láng giềng, các nước lớn, các nước bạn bè truyền thống và đối tác quan trọng,các tổ chức quốc tế và khu vực mà ta là thành viên”27.
Nhân ngày thành lập ASEAN 8-8-2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngkhẳng định: “Việt Nam luôn coi hợp tác trong khu vực Đông Nam Á vàASEAN là một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại độc lập, tựchủ, đa dạng hóa và láng giềng hữu nghị của mình”28 Ngày 25-10-2009,trong bài phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN 15 tại TháiLan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa nhấn mạnh: “Hợp tác ASEAN
có tầm quan trọng chiến lược đối với Việt Nam”29
Kế thừa đường lối đối ngoại của 25 năm Đổi mới, Đại hội XI bổ sung,phát triển đường lối đối ngoại cho phù hợp với tình hình mới Đại hội XI tiếptục khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòabình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động vàtích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệmtrong công đồng quốc tế”30 Về định hướng tham gia trong ASEAN, Đại hội XIchỉ rõ: “Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộngđồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vaitrò quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á-Thái BìnhDương”31 Với định hướng này, việc tham gia trong ASEAN trở thành mộttrong những trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam
Thực hiện chủ trương của Đảng, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam vớicác nước ASEAN được đẩy mạnh Việt Nam tích cực, chủ động góp phần giữvững các nguyên tắc cơ bản của ASEAN, tăng cường đoàn kết trong Hiệp hội,hạn chế tác động từ bên ngoài, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, xây dựng ĐôngNam Á thành khu vực hòa bình, không có vũ khí hạt nhân, ổn định, hợp táccùng phát triển, nâng cao vị thế của khu vực trên trường quốc tế
4.2.2 Việt Nam tham gia các lĩnh vực hợp tác của ASEAN
27Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín BCH Trung ương khóa X, Nxb CTQG, HN 2009, tr 120
28 Báo Nhân Dân, ngày 8-8-2009, trang 3
29 Báo Nhân Dân, ngày 26-10-2009, trang 4
30 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội
2011, tr.235 - 236
31 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội
2011, tr 237
Trang 16- Hợp tác chính trị - an ninh:
Đối với mỗi quốc gia, sự ổn định về chính trị - an ninh luôn có vị trí quyếtđịnh để xây dựng và phát triển đất nước Trong bối cảnh tình hình thế giới cónhiều diễn biến nhanh chóng và phức tạp, ASEAN càng đẩy mạnh hợp tác chínhtrị - an ninh, đây luôn là lĩnh vực hợp tác quan trọng và nhạy cảm của ASEAN.Gia nhập ASEAN, Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy trong gia đìnhASEAN đã làm cho hợp tác ASEAN về chính trị - an ninh có nhiều chuyểnbiến quan trọng
Trước khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, tháng 7/1992 tạiAMM 25 ở Manila (Philippin), Việt Nam đã tham gia Hiệp ước Thân thiện vàHợp tác (TAC hoặc Hiệp ước Bali) Hiệp ước Bali được coi là “Bộ luật ứngxử” giữa các nước Đông Nam Á với nhau
Gia nhập ASEAN, Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy trong gia đìnhASEAN đã làm cho hợp tác ASEAN về chính trị - an ninh có nhiều chuyểnbiến quan trọng Việt Nam tham gia đầy đủ vào các cơ chế hợp tác chính trị -
an ninh và các hoạt động hợp tác của ASEAN, Việt Nam tham gia các cơ chế
về chính trị như các hội nghị cấp cao chính thức và không chính thức củaASEAN, các Hội nghị Ngoại trưởng và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, các cuộchọp quan chức cao cấp (cấp thứ trưởng-SOM và SEOM)
Về lĩnh vực an ninh, Việt Nam là một trong những thành viên sáng lậpDiễn đàn khu vực ARF Việt Nam tham gia hầu hết các cơ chế đối thoại trongASEAN và giữa ASEAN với bên ngoài như ASEM, PMC, ASEAN+3, ASEAN+1 Khi các nước ASEAN khác lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ,mặc dù có chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này, nhưng Việt Nam vẫngiữ được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ổn định, từng bước nâng cao vaitrò của mình trong ASEAN bằng việc tổ chức thành công Hội nghị Cấp caoASEAN VI (16 đến 17/12/1998) Hội nghị đã thông qua các văn kiện quantrọng như Tuyên bố Hà Nội, Chương trình hành động Hà Nội, Tuyên bố vềcác biện pháp mạnh mẽ (để cải thiện môi trường đầu tư ASEAN), và ký 4Hiệp định hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể Hội nghị còn quyết định kết nạpCampuchia làm thành viên thứ 10 của ASEAN và giao cho các Ngoại trưởng
Trang 17ASEAN tiến hành lễ kết nạp đặc biệt tại Hà Nội Bên cạnh đó, Việt Nam đãtiếp nhận vai trò Chủ tịch Uỷ ban Thường trực ASEAN (ASC) và Diễn đànkhu vực ASEAN (ARF) nhiệm kỳ từ 7/2000 đến 7/2001
Sau khi trở thành thành viên ASEAN, Việt nam cùng các nướcASEAN soạn thảo văn kiện Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạtnhân (SEANWFZ)
Ngoài các cuộc họp ARF cấp Bộ trưởng tiến hành ngay sau Hội nghịAMM hàng năm, Việt Nam còn tham gia vào một loạt các cuộc họp, hội thảolớn về an ninh quốc tế và khu vực trong khuôn khổ kênh 1 (chính thức) vàkênh 2 (không chính thức) của ARF Việt Nam cũng tham gia các nhóm làmviệc của ARF như nhóm xây dựng lòng tin, nhóm công tác nhằm giảm nhẹthiên tai Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia rất nhiều hội thảo quốc tế trongkhuôn khổ ARF, hội thảo về an ninh khu vực Việt Nam đã tổ chức thànhcông Hội nghị Tư vấn ASEAN - Nhật bản về thực hiện Chương trình hànhđộng Hà Nôị và Tầm nhìn 2020
Từ năm 1998 đến 2000, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN soạn thảoquy chế hoạt động của Hội đồng tối cao của Hiệp ước Hiệp ước Thân thiện vàHợp tác trên cơ sở giữ vững những nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội Nội dungchính của quy chế là Hội đồng chỉ tiếp nhận giải quyết những tranh chấp cóthể ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định khu vực, được các bên liên quan trựctiếp đồng ý, chỉ đóng vai trò trung gian hoà giải giúp các bên tranh chấp giảiquyết (không có biện pháp cưỡng chế), mọi quyết định dựa trên nguyên tắcnhất trí Hội đồng tối cao của Hiệp ước TAC được coi là cơ chế đầu tiên củaASEAN để giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế khu vực, tránh để bênngoài can thiệp Trong hoạt động của Hội đồng tối cao, Việt Nam luôn chú ýtới việc đảm bảo tôn trọng và duy trì các nguyên tắc cơ bản và truyền thốngcủa ASEAN, nhất là nguyên tắc “đồng thuận” và “không can thiệp vào côngviệc nội bộ”, duy trì được vai trò chủ đạo của ASEAN, tránh biến hội đồngthành một toà án tiểu khu vực, với vai trò của một vài nước khống chế cácquyết định của hội đồng
Trang 18Nhờ sự kiên trì của ASEAN và do những tác động tích cực của ARF,Trung Quốc và ASEAN đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông(DOC) tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8 tổ chức tại Phnôm-pênh(Campuchia), ngày 4/11/2002 Đây là một bước quan trọng nhằm tiến tới hoànthiện Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông Dự thảo Bộ Quy tắc này dựa trên cơ sởcủa những thỏa thuận quan trọng mà Việt Nam đã đạt được với một số nướcASEAN, như: Thỏa thuận hợp tác cùng khai thác nguồn tài nguyên vùng chồnglấn giữa Việt Nam – Malaixia (5/6/1992); Thỏa thuận giữa Việt Nam – TháiLan – Malaixia về hợp tác cùng khai thác dầu khí ở vùng chồng lấn giữa banước trên thềm lục địa; Thỏa thuận Việt Nam – Philippin (7/11/1995) về 9nguyên tắc ứng xử cơ bản giữa hai nước ở vùng biển Đông; Hiệp định phânđịnh vùng chồng lấn giữa Việt Nam – Thái Lan trong vịnh Thái Lan (9/8/1997)
… Đặc biệt, những nỗ lực của Việt Nam cùng Philippin soạn thảo dự thảo BộQuy tắc ứng xử ở Biển Đông (7/1999) chứa đựng nhiều nội dung được cácnước hữu quan đánh giá với thái độ tích cực
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) là một thành tựuquan trọng trong hoạt động đối ngoại của ASEAN DOC nhấn mạnh các bênliên quan trong khi chưa đi đến giải pháp cuối cùng thì cần tránh làm cho tìnhhình phức tạp và căng thẳng hơn, và cố gắng thông qua con đường thươnglượng hòa bình để giải quyết vấn đề Điều này có ý nghĩa tích cực đối với ViệtNam trong việc tăng cường đảm bảo chủ quyền lãnh thổ, giải quyết tranh chấpvới các bên liên quan
Việt Nam cùng các nước nỗ lực xây dựng bản Hiến chương ASEAN –một văn kiện quan trọng nhằm tạo khuôn khổ pháp lý và khung thể chế choviệc thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN
Ngày 6/3/2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký phê chuẩn Hiếnchương, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình Việt Nam gia nhậpASEAN cũng như quá trình hội nhập khu vực và quốc tế chung Qua đó, ViệtNam chính thức cam kết thực hiện một văn kiện pháp lý quan trọng nhất và toàndiện nhất của ASEAN, làm cơ sở cho mọi hoạt động và ứng xử trong ASEAN
Sự kiện Việt Nam là một trong 5 nước (4 nước đầu tiên là Xingapo, Brunây,
Trang 19Lào, Malaixia) sớm phê chuẩn Hiến chương ASEAN thể hiện cam kết mạnh mẽ
và tích cực của Việt Nam đối với ASEAN và một minh chứng quan trọng vềchính sách tích cực, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam
Năm 2010, Việt Nam hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN, đúngvào giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình xây dựng Cộng đồngcủa ASEAN, để ASEAN hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng, là nămASEAN bắt đầu chính thức ổn định hoạt động theo bộ máy tổ chức và khungpháp lý do Hiến chương quy định Vì vậy, Việt Nam cùng các nước thànhviên đề ra ưu tiên xuyên suốt cho hợp tác ASEAN trong giai đoạn này là: Đẩymạnh hành động nhằm hiện thực hóa mục tiêu hình thành Cộng đồngASEAN, được thể hiện qua Chủ đề “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầmnhìn tới hành động” Với Chủ đề này, trong vai trò Chủ tịch, Việt Nam đềxuất 3 trọng tâm hành động của ASEAN là:
Thứ nhất, đẩy mạnh nỗ lực triển khai các chương trình, kế hoạch trong
Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đồng thời, thiết thực đưa Hiến chươngASEAN vào cuộc sống
Thứ hai, thúc đẩy hợp tác nhằm nâng cao năng lực của ASEAN trongviệc ứng phó hữu hiệu hơn với các thách thức toàn cầu mà khu vực đang phảiđối mặt
Thứ ba, tăng cường quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các bên Đối tác,tiếp tục củng cố vai trò và vị trí trung tâm của ASEAN trong các tiến trình đốithoại và hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực
Việt Nam tham gia đầy đủ vào các quan hệ đối thoại của ASEAN Ngoài
ra, Việt Nam cũng đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo của kênh 2, đây là kênhđối thoại, tham khảo ý kiến, tư vấn, nghiên cứu, xây dựng lòng tin, thông tinliên lạc…nhằm nâng cao ý thức hợp tác, tăng sự phụ thuộc lẫn nhau, xây dựnglợi ích cộng đồng, nhờ đó có thể kiềm chế, dẫn tới loại trừ giải pháp dùng vũlực giải quyết xung đột và giảm thiểu các nguy cơ gây xung đột
Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN, tham gia ngày càng chủđộng, tích cực, có trách nhiệm trong việc củng cố, nâng cao hiệu quả hợp táctrong ASEAN