Tài liệu giúp các sinh viên ôn thi môn luật hình sự Khoa luật Trường đại học quốc gia, các ý chính và các câu hỏi hay bị hỏi, chúc các bạn ôn thi tốt đạt kết quả cao. Bộ tài liệu gồm 4 phần và đây là phần đầu tiên
Trang 1Đề Cương Môn Luật Hình Sự
Câu 1:
Khái niệm: Luật Hình sự
- Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của Nhà Nước
- Bao gồm tổng thể QPPL điều chỉnh những QHXH phát sinh giữa Nhà Nước và chủ thể
thực hiện tội phạm bằng việc quy định tội phạm, quy định hình phạt đối với các tội phạm
đó và những vấn đề liên quan đến việc xác định TNHS của chủ thể phạm tội
Đối tượng điều chỉnh: QHXH giữa Nhà Nước và chủ thể phạm tội xuất hiện khi người phạm tội
thực hiện một tội phạm mà Luật Hình Sự đã quy định
Phương pháp điều chỉnh: Phương pháp quyền uy- Nhà nước buộc chủ thể phạm tội phải chịu TNHS do đã thực hiện tội phạm được thực hiện và bảo đảm bằng quyền lực Nhà Nước độc lập
ý chí người phạm tội
Câu 2: Vị trí Luật Hình Sự trong hệ thống pháp luật VN
- Luật hình sự bảo vệ các quan hệ xã hội có tầm quan trọng nhất thuộc các lĩnh vực khácnhau của đời sống xã hội (Đ.1 ,Đ.8 BLHS)
- Luật hình sự điều chỉnh những quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội xuấthiện do người này thực hiện tội phạm
- Nhà nước phải áp dụng các biện pháp khác nhau do mức độ nguy hiêm của các hành vinhằm trừng phạt đồng thời giáo dục người vi phạm và phòng ngừa vi phạm Biện pháp pháp luậthình sự là cần thiết nhằm đảm bảo cho pháp luật và trật tự chung được tôn trọng
Câu 3: Nhiệm vụ của luật hình sự Việt Nam.
- Bảo vệ chế độ XHCN ,bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ,các tổ chức ,bảo vệtrật tự pháp luật XHCN
- Đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
- Giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật ,ý thức đấu tranh phòng ngừa và chốngtội phạm
Câu 4: Khoa học luật hình sự.
- Khái niệm :Là một ngành khoa học pháp lý ,một bộ phận của khoa học pháp lý nói chung
- Nhiệm vụ :
+ Nghiên cứu cung cấp các dữ liệu khoa học cho việc xây dựng và không ngừng
bổ sung ,hoàn thiện PLHS
Trang 2+Nghiên cứu và tổng kết kinh ngiệm thưc tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tộiphạm, kinh nghiệm áp dụng pháp luật hình sự
+Nghiên cứu toàn diện những vấn đề thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hình
sự ,nghiên cứu các quy phạm ,các chế định của luật hình sự về tội phạm ,CTTP,cơ sở TNHS …
=>qua đó ,xây dựng hệ thống lí luận khoa học của luật hình sự ,góp phần làm cho hoạt động củacác cơ quan tư pháp hình sự tiến hành đúng đắn và có hiệu quả bảo vệ chế độ chính trị ,trật tự antoàn xã hội,tính mạng ,sức khỏe ,danh dự nhân phẩm ,quyền về tài sản của công dân ,tăng cườngpháp chế XHCN
+ Nghiên cứu lịch sử xây dựng PLHS ,tìm ra kinh nghiệm tốt kế thừa để hoànthiện luật hình sự hiện hành
- Phương pháp luận của khoa học Luật hình sự : chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử
Câu 5: Sự phân chia thời kỳ của lịch sử luật hình sự Việt Nam.
Luật hình sự Việt Nam thời kỳ phong kiến
Luật hình sự Việt Nam thời Pháp thuộc
Luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám giai đoạn 1945 - 1946
Luật hình sự Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp
Luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
Luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1975 đến pháp điển hóa lần thứ nhất 1985
Luật hình sự giai đoạn 1985 - 1999
Luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1999 - 2015
Luật hình sự Việt Nam từ 2015 - nay
Câu 6: Những đặc điểm cơ bản của luật hình sự Việt Nam thời kỳ phong kiến.
Thời kì Ngô - Đinh - Tiền Lê
- Pháp luật thời kì này vẫn còn tồn tại dưới hình thức tục lệ là phổ biến
- Văn bản liên quan đến pháp luật không còn nhiều, chỉ biết vài nét về các hình phạt nặng nềđược sử dụng ở thời kì này đặc biệt là thời kì Đinh - Tiền Lê
Thời Lý - Trần
- Thời Lý: Bộ luật Hình thư, lệnh, lệ, chiếu, chỉ, sắc
Trang 3+ Bảo vệ Nhà nước trung ương tập quyền, hạn chế thế lực của tầng lớp quan lại, quý tộc nhằmtập trung quyền lực trong tay hoàng đế.
+ Hình thành dựa trên nền tàng của pháp luật Trung quốc thời Đường, Tống
+ Ảnh hưởng lớn của Phật giáo và Nho giáo
+ Bảo vệ triệt để tư liệu sản xuất của xã hội nông nghiệp là ruộng đất và công cụ lao động làgia súc lớn (trâu, bò)
+ Hình phạt tàn khốc: tùng xẻo, chặt tay chặt chân,
- Thời Trần:
+ Ảnh hưởng của Nho giáo, sự phân biệt đẳng cấp diễn ra sâu sắc
+ Hình phạt vô cùng hà khắc, bổ sung thêm các hình phạt hành hạ thân thể: lăng trì, chặt ngóntay, ngón chân, thích chữ vào mặt,
+ Bảo vệ chế độ tư hữu ruộng đất
=> Luật hình sự nhà Lý, Trần không có tính khái quát cao mà mang tính trực tiếp điều chỉnhnhững hành vi nào xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước trung ương tập quyền, của xã hội
Thời Hậu Lê: Quốc triều hình luật (Lê triều hình luật, luật Hồng Đức)
- Nho giáo thành tư tưởng chính thống và có địa vị thống trị Bộ luật là sự pháp điển hóa tưtưởng chính trị và đạo đức Nho giáo kết hợp với phong tục tập quán, giữa luật và tục lệ
- Bảo vệ lơi ích của giai cấp thống trị nhưng cũng quan tâm đến lợi ích của con người trongviệc điều chỉnh các quan hệ xã hội
- Tiếp thu nhiều thành tựu lập pháp của Trung quốc
- Hình phạt bớt hà khắc, nguyên tắc nhân đạo
Thời nhà Nguyễn (trước khi Pháp xâm lược nước ta): Bộ luật Gia Long, Hoàng Việt luậtlệ
- Bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến, tăng cường chuyên chế, trung ương tập quyền
- Ảnh hưởng nhiều từ triều Thanh của Trung quốc (nhất là Hoàng Việt luật lệ)
- Hình phạt hà khắc, mang tính trừng trị cao, tính nhân đạo không rõ nét
Tóm lại, pháp luật hình sự phong kiến có ảnh hưởng lớn từ Trung quốc, ảnh hưởng củaphật giáo và nho giáo, nhất là nho g iáo, pháp luật bảo vệ chế độ quân chủ chuyên chếtrung ương tập quyền, hình phạt đa phần là hà khắc Tuy nhiên cũng có những quy địnhtiến bộ, bảo vệ lợi ích của người dân, của xã hội
Trang 4Câu 7: Hệ thống pháp luật hình sự (PLHS) Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc.
Mỗi đơn vị hành chính lãnh thổ đều có cách điều hành và pháp luật riêng cụ thể là
- BLHS Bắc Kỳ bao gồm điều khoản mở đầu với 30 Chương với tất cả 328 điều
- BLHS Trung Kỳ bao gồm điều khoản mở đầu, 29 chương với tất cả 424 điều
- Hình luật canh cải- ở Nam bộ bao gồm điều khoản mở đầu và 4 quyển với tất cả 481 điều(trừ điều 3, 115,116,399 chỉ áp dụng ở chính quốc,đồng thời sửa 53 điều cho phù hợpvới VN và các thuộc địa khác của Pháp theo Sắc lệnh ngày 31-12-1912)
Các văn bản do chính quyền bản xứ ban hành (Trung kỳ và Bắc kỳ ) nhưng văn bản ấychỉ có hiệu lực sau khi Toàn quyền đông dương phê chuẩn =>Hệ thống PLHS ở VNthời kì Pháp thuộc được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau
Có thể nói hệ thống PLHS VN thời kì này mang tính chất thực dân nửa phong kiến Vì
về nguyên tắc, các quy định của cả ba BLHS đã nêu nói chung là giống nhau, BLHSBắc Kỳ, Trung Kỳ cùng với việc giữ lại một số các quy phạm cũ có tính chất truyềnthống của LHS phong kiến VN đã lĩnh hội phần lớn các chế định cơ bản của LHS tưsản Pháp từ Hình luật canh cải
Câu 8: PLHS Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945-12/1946.
- Ban hành sắc lệnh quy định việc giải tán bọn đảng phái phản động đã tư thông với ngoạiquốc mưu hại nền độc lập dân tộc và kinh tế nước ta => Thành lập tòa án quân sự đểxét sử hành vi phương hai đến nền độc lập dân tộc của nước VN dân chủ cộng hòa
- Về mặt PLHS trấn áp bọn phản cách mạng, trên cơ sở rút kinh nghiệm hoạt động của cáctòa án quân sự từ tháng 9/1945, chính phủ đã ra sắc lệnh số 21 quy định lại về mặt tộidanh và hình phạt
- Song song đó Chính phủ cũng ban hành một loạt sắc lệnh quy định về trừng trị hànhđộng xâm phạm kinh tế, tài chính, trật tự, trị an xã hội như sắc lệnh số 25- trừng trịhành vi phá hoại công sản, sắc lệnh số 27- trừng trị hành vi bắt cóc, sắc lệnh số 71- quytắc quân đội quốc gia
- Ngoài những văn bản PLHS mới được ban hành nêu trên Chính phủ còn cho phép ápdụng 1 số điều khoản của PLHS cũ nhằm duy trì, ổn định, trật tự xã hội, trong lúc chưakịp xây dựng văn bản mới, nhưng việc áp dụng một số điều khoản đó còn có điều kiệncủa nó
Pháp luật thời kì này chủ yếu phục vụ viêc trấn áp, xây dựng, bảo vệ chính quyền mới
Câu 9: PLHS Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Sắc lệnh số 113 trừng trị các loại Việt gian, phản động và xét sử những âm mưu và hànhđộng phản quốc Đây là một văn bản PLHS tương đối hoàn chỉnh hơn trước, đề ra một
số điểm mới thể hiện quan điểm đấu tranh có phân hóa của Nhà nước ta
- Ban hành một số sắc lệnh quy định công chức, quân nhân và toàn dân nhiệm vụ giữ bímật quốc gia
Trang 5- Để đảm bảo việc thi hành chính sách ruộng đất, giữ gìn trật tự xã hội, củng cố chínhquyền nhân dân, đẩy nhanh kháng chiến thắng lợi, sắc lệnh 150 thành lập tòa án nhândân đặc biệt ở những nơi cải cách ruộng
- Sắc lệnh 151 quy địng tội phạm và hình phạt đối với địa chủ cường hào gian ác, đó là cáctội như:
1 Tội dùng thủ đoạn trái phép để cưỡng bức nộp tô hoặc trả nợ cũ, lấy lại ruộng đất,nhà cửa…
2 Tội phá hoại tài sản của bản thân
3 Tội dùng thủ đoạn lừa bịp, uy hiếp để cướp lại những lương thực, tài sản, ruộng đất,của nông dân đã do đấu tranh mà giành được
4 Tội đánh chết, đánh bị thương, nông dân và cán bộ
- Sắc lệnh 175 quy định hình phạt mới- hình phạt quản chế Áp dụng đối với phần tự đãphạm tội với cách mạng, nhân dân nhưng chưa đáng phạt tù hoặc đã mãn hạn tù, nhữngchưa thật sự hối cải Thực chất phương châm này để cải tạo, giáo dục phần tử đó trởthành người tốt
- Ban hành nhiều sắc lệnh quy định việc trừng phạt các hoạt động đầu cơ tiền tệ, làm giấybạc, xuất cảng tư bản, phá hoại nền tài chính quốc gia
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nhà nước cũng ban quyết định đại xá cho những người
đã lầm đường lạc lối, tích cực sửa chữa
Luật hình sự Nhà nước trong thời kì này đã kịp thời quy định những biện pháp phongphú nhằm trấn áp bọn phản cách mạng trong nước và ngoài nước bảo vệ nền kinh tế tàichính mới Hình thức văn bản rất phong phú và đa dạng về cơ bản là sắc lệnh và nghịđịnh và các văn bản khác của Chính phủ Đường lối xử lí hình sự thể hiện rõ quan điểm
có sự phân hóa sâu sắc
Câu 10: PLHS Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
- Sắc lệnh 267 khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, cải tạo XHCN, trừng trị những âmmưu, hành động phá hoại làm thiệt hại tài sản Nhà nước, hợp tác xã nhân dân
- Đối với tôn giáo, Quốc hội đã quyết định 6 nguyên tắc bảo đảm tự do tín ngưỡng, đượcphổ biến rộng rãi trong đồng bào tôn giáo, nâng cao tinh thần yêu nước và cô lập đượccác phần tử lợi dụng đạo Thiên chúa để chống phá chế độ
- Đầu năm 1957, Quốc hội đã thông qua một số đạo luật về tự do báo chí, tự do hội họpbên cạnh đó cũng trừng trị những kẻ lợi dụng quyền tự do đó để phá hoại chế độ
- UBTVQH cũng ban hành pháp lệnh trừng trị tội phạm phản cách mạng, là công cụ đểtăng cường pháp chế XHCN, tăng cường chuyên chính đối với kẻ thù của dân tộc Đây
là một VB pháp lí đầy đủ thể hiện tinh thần, chỉ thị của Đảng ta trong lĩnh vực an ninhchính trị
- Ngoài ra còn nhiều văn bản quy phạm khác được ban hành để quy định việc xử, trừng trịbằng hình sự với hành vi vi phạm nghiêm trọng về thuế, về quản lí muối, quản lí thuốcphiện, về thống nhất quản lí kinh doanh rượu, về hải quan
Trang 6- Ban hành pháp lệnh trừng trị tội xâm phạm tài sản XHCN, tài sản của công dân Việc banhành cùng lúc hai pháp lệnh trên thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với việc bảo
vệ tài sản của XHCN và tài sản công dân
- Thông tư số 44 chỉ rõ việc thống nhất án lệ địa phương thành án lệ chung Thông tư số
556 đã chỉ rõ một cách toàn diện chính sách truy tố, xét sử đối với các tội phản cáchmạng và tội phạm hình sự thường Thông tư số 78 quy định điều kiện về cải tạo, sữachữa, thời gian ở tù… Việc tha tù trước kỳ hạn thể hiện bản chất nhân đạo của PLHSnước ta, khuyến khích phạm nhân nỗ lực cải tạo, sớm trở thành người lương thiện
Câu 11: PLHS Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến pháp điển hóa lần thứ nhất (1985).
- 1976 nhân dân ta tiến hành tổng tuyển cử bầu ĐBQH chung của cả nước, hội đồng chínhphủ tiến hành dự thảo các luật, pháp lệnh cần thiết và hướng dẫn thi hành các pháp luậthiện hành của VN dân chủ cộng hòa và Cộng hòa miền nam VN cho sát thực tế.Trên cơ
sở hệ thống hóa pháp luật hai miền, Chính phủ công bố 700 văn bản pháp luật thốngnhất trong cả nước
- UBTVQH thông qua pháp lệnh hình sự tội hối lộ ra đời dựa trên kinh nghiệm rút ra từthực tiễn đấu tranh… đã có sự tham khảo kinh nghiệm lập pháp của các nước khác, thểhiện trình độ lập pháp khá hoàn thiện, quy định các tội danh 1 cách riêng biệt, mô tả cụthể các dấu hiệu tội nhận hối lộ, quy định khung tăng nặng, loại tội phạm …
- Tiếp đến là pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh tráiphép để đáp ứng nhu cầu phòng chống các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinhdoanh trái phép
Trước đây do nguyên nhân khách quan QH chưa ban hành một BLHS tổng hợp thốngnhất, nên PLHS còn thiếu đồng bộ, nhiều chỗ hổng, bắt buộc phải cho phép nguyên tắctương tự đôi khi còn chưa hợp lí, tùy tiện, chưa phản ánh đầy đủ chính sách hình sự củaĐảng và nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
Từ đó nhiệm vụ của giai đoạn này là xây dựng BLHS 1985 thực hiện hai nhiệm vụchiến lược là xây dựng CNXH, và bảo vệ tổ quốc, thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp
1980 từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật
Câu 12: Các Luật sửa đổi BLHS năm 1985.
Có 4 lần sửa đổi bổ sung:
1989( sửa 27 Điều)
1991 – 26 điều
1992 – 17 điều
1997 – bổ sung 31 điều hoàn toàn mới
Cùng với nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam=> yêu cầu phải có sự đổi mớichính sách hình sự
Câu 13: Những tư tưởng chỉ đạo cơ bản trong việc sửa đổi BLHS năm 1985.
Trang 7- Đảm bảo được sự thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng về chính sách hình sự chung
- Phải dựa trên các căn cứ xác thực của việc tổng kết thực tiễn đấu tranh chống tội phạmnói chung và thực tiễn áp dụng PLHS hiện hành nói riêng
- BLHS năm 1999 phải thể hiện được rõ sự kết hợp 2 yếu tố - tính dân tộc và tính hiệnđại
- Phải thể hiện rõ tinh thần chủ động đấu tranh chống và ngăn ngừa tội phạm của các cơquan bảo vệ pháp luật
- BLHS 1999 phải thể hiện rõ sự kết hợp giữa quy định các chế tài hình sự với các biệnpháp khác( kinh tế, quản lý giáo dục…)
- Thể hiện các nguyên tắc tiến bộ dân chủ của nhà nước tronggiai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền
Câu 14: Những điểm mới chủ yếu của BLHS năm 1999 so với BLHS năm 1985.
Về hệ thống
- Bổ sung nhiều chương mới
- Đã có sự phân bố lại số lượng các chương được đánh theo
số thứ tự của toàn Bộ luật
- Sửa đổi lại chế định về hiệu lực của đạo luật hình sự tại
Điều 7 bằng việc cụ thể hơn các quy phạm liên quan đến hiệu lựchồi tố của đạo luật hình sự trong các trường hợp không có lợi và cólợi cho người phạm tội
Về tội phạm
Trang 8- Phân loại tội pham từ 2 nhóm Tội phạm ít nghiêm trọng vàtội phạm nghiêm trọng thành 4 nhóm: ít nghiêm trọng, nghiêmtrọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
- Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc xử lý người chưa thành niênphạm tội theo hướng nhân đạo hơn của Khoản 5 Điều 69 Bộ luậtHình sự Nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệmhình sự đối với 1 số loại tội phạm Sửa đổi, bổ sung về một số tộiphạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế , tác tội phạm về môi trường
và quản lý đất đai , sửa đổi, bổ sung các loại tội phạm về lĩnh vựccông nghệ thông tin
- Điều 19 BLHS 1985 không loại trừ trách nhiệm hình sự củabất cứ ai có hành vi không tố giác tội phạm đối với các tội đã đượcliệt kê cụ thể trong luật Tuy nhiên, Điều 22 BLHS 1999 đã quy địnhngười không tố giác tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh,chị, em ruột, vợ, chồng của người phạm tội chỉ phải chịu tráchnhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tôị an ninh quốcgia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng
Về hình phạt và quyết định hình phạt
- Hạn chế quy định hình phạt tử hình trong một số hình phạt,
cụ thể là 08 loại tội phạm cụ thể (Tội hiếp dâm- Điều 111, tội Lừađảo chiếm đoạt tài sản- Điều 139, tội Buôn lậu- Điều 153, tội Làm,tang trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, công trái giả- Điều 180, tội
Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy- Điều 197, tội Chiếm đoạt tàubay, tàu thủy- Điều 221, tội Đưa hối lộ- Điều 289 và tội Phá hủy vũkhí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự- Điều 334)
- Về quyết định hình phạt, 1 tình tiết giảm nhẹ TNHS đượcquy định mới : “Người phạm tội lập công chuộc tội” và “Ngườiphạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu,hoạc tập hoặc công tác.” Theo quy định của Điều 46 BLHS 1999,các trường hợp phạm tội khi bị chi phối về mặt vật chất, công tác
Trang 9hay các mặt khác hoặc phạm tội do nghiệp vụ non kém không cònđược coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nữa
Về các biện pháp tha miễn
Trước đây trong pháp luật HS VN, miễn trách nhiêm HS chưa được nhà làm luật ghinhận với tính chất là một chế định độc lập nhưng trong thực tế và một số văn bản pháp lý đã ghinhận và áp dụng với nhiều tên gọi khác nhau như “tha miễn trách nhiệm hình sự”, “miễn tố”,
“tha bổng bị cáo”, “miễn nghị cho bị cáo”, “miễn hết cả tội”… Qua thực tiễn áp dụng, chế địnhmiễn TNHS đã được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn Trong BLHS năm 1999, chế định miễnTNHS được ghi nhận tại các Điều 19, 25, 69, 80, 289, 290 và 314 Theo đó, các quy định vềmiễn TNHS bao gồm hai loại: quy định có tính chất bắt buộc, tức là dứt khoát “được miễnTNHS” và quy định có tính chất tuỳ nghi, tức là “có thể được miễn TNHS”
Phần các tội phạm
- Quy định trực tiếp hình phạt bổ sung tại các khoản cuối cùng của 177 điều của đại đa
số các điều tương ứng với mỗi tội phạm cụ thể khi xây dựng các CTTP trong BLHS 1999 ( trừ 3chương: XI, XIII, XXIV) chứ không quy định tại các điều cuối cùng của mỗi chương như trongBLHS 1985
- Xây dựng 1 chương mới hoàn toàn mà trong đó tội phạm hóa một loạt các hành vi xâmhại môi trường là Chương XVII “ Các tội phạm về môi trường”
- Phi tội phạm hóa đối với một số hành vi mà trước đây BLHS 1985 quy định là tội phạmnhư:
+ Tội chống phá Nhà nước XHCN (Điều 86)+ Tội phá hủy tiền tệ ( Điều 98)
+ Tội lạm sát gia súc ( Điều 184)+ Tội sản xuất hoặc buôn bán rượu thuốc lá trái phép (Điều 183)
- Loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi 13 CTTP trên tổng số 40 CTTP mà trước đây BLHS
1985 có quy định hình phạt này
Câu 15: Những tư tưởng chỉ đạo cơ bản trong việc sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1999.
Thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các chủ trương, đường lỗi của Đảng đặc biệt là chủtrương đề cao hiệu quả phòng ngừa, tính hướng thiện trong xử lý người phạm tội
Bảo đảm phù hợp với hiến pháp đặc biệt là tạo ra cơ chế hữu hiệu để bỏa vệ quyền conngười, quyền công dân
Trang 10 Kế thừa, phát triển các quy định còn phù hợp của bộ luật cũ, bổ sung thêm những quyđịnh mới để giải quyết những vướng mắc, bất cập
Hoàn thiện kỹ thuật lập pháp nhằm bảo đảm tính thống nhất nội tại của BLHS, nâng caotính thống nhất của hệ thống pháp luật
Câu 16: Những nội dung chủ yếu của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm được ban hành năm 2009.
1.Hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình:
Việc bỏ hình phạt tử hình nói chung và đối với một số tội phạm cụ thể nói riêng xuất phát từ nămtiêu chí cơ bản: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã bỏ hình phạt tử hìnhđối với 8 tội phạm cụ thể Đó là: tội hiếp dâm (Điều 111); tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều139); tội buôn lậu (Điều 153); tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả,công trái giả (Điều 180); tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197); tội chiếm đoạt tàubay, tàu thuỷ (Điều 221); tội đưa hối lộ (Điều 289); tội phá hoại vũ khí quân dụng, phương tiện
kỹ thuật quân sự (Điều 334) Ngoài ra, Luật cũng bổ sung thêm tội khủng bố (Điều 230a) vàochương XIX các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng với hình phạt cao nhất là tửhình
2 Nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm
Bộ luật hình sự hiện hành có 23 điều luật với 76 khoản quy định các mức định lượng về trị giátiền, tài sản hoặc trị giá mức thiệt hại được tính bằng tiền (23 khoản quy định về định lượng tốithiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự và 53 khoản quy định về định lượng ở các khung tăngnặng) Tuy nhiên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự lần này chỉ điều chỉnhnâng mức định lượng tối thiểu về trị giá tiền, tài sản hoặc trị giá mức thiệt hại được tính bằngtiền để truy cứu trách nhiệm hình sự trong cấu thành cơ bản của một số tội phạm mà Bộ luật hình
sự hiện hành quy định quá thấp
3 Phi hình sự hoá đối với một số hành vi phạm tội
- Phi hình sự hoá đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý được quy định tại Điều 199 của
Bộ luật hình sự năm 1999:
- Phi hình sự hoá đối với hành vi ở lại nước ngoài trái phép được quy định tại Điều 274 Bộ luậthình sự năm 1999
4 Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Bộ luật hình sự hiện hành
- Sửa đổi, bổ sung Điều 69 Bộ luật hình sự hiện hành về nguyên tắc xử lý đối người chưa thànhniên phạm tội Điều 69 được bổ sung thêm nguyên tắc chỉ đạo "khi áp dụng hình phạt đối vớingười chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù"
- Sửa đổi, bổ sung tội mua bán phụ nữ (Điều 119 của Bộ luật hình sự ) thành tội mua bán ngườivới đối tượng bị mua bán là con người nói chung, đồng thời, bổ sung thêm một số tình tiết tăngnặng định khung của tội mua bán người (Điều 119 Bộ luật hình sự) và tội mua bán, đánh tráo
Trang 11hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120 Bộ luật hình sự) cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu đấutranh phòng, chống loại tội phạm này.
- Sửa đổi, bổ sung một số tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Câu 17: Sự cần thiết phải xây dựng BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
- Bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều thay đổi Quyền con người được ghi nhận trong hiến pháp, tộiphạm diễn biến phức tạp nhiều tội phạm mới nảy sinh
- Bộ luật cũ chưa thể chế hóa được các chủ trương mới của Đảng và nhà nước
- Kĩ thuật lập pháp cũng còn nhiều hạn chế
Câu 18: ( Trùng với câu 15)
Câu 19: Những định hướng cơ bản xây dựng BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
-Thể chế hóa chủ trương của Đảng về hoàn thiện chính sách hình sự theo hướng đề cao hiệu quảphòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, tôn trọng và bảo vệ quyền conngười, quyền cơ bản của công dân
-Thể chế hóa về mặt hình sự chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ và thúc đẩy sựphát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
-Đổi mới tư duy về tội phạm và hình phạt, về cơ sở của trách nhiệm hình sự, khắc phục nhữngbất cập, hạn chế trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tìnhhình mới, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
-Nội luật hóa những quy định có liên quan của điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, gópphần tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
-Hoàn thiện kỹ thuật lập pháp hình sự theo hướng nâng cao tính minh bạch, khả thi và tính dựbáo trong các quy định của BLHS; bảo đảm tính thống nhất về mặt kỹ thuật trong nội tại BLHS
Hai là, BLHS năm 2015 bổ sung quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Theo quy định của pháp luật hình sự Nhà nước ta từ trước đến nay, trách nhiệm hình sự chỉ đặt
ra đối với cá nhân người phạm tội, không đặt ra đối với tổ chức Tuy nhiên, nay theo BLHS năm
2015, không chỉ cá nhân mà tổ chức (pháp nhân thương mại) cũng là chủ thể
Trang 12Ba là, thay đổi chính sách hình sự đối với người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 12)
BLHS năm 2015 có sự điều chỉnh rất lớn trong chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổiphạm tội, đặc biệt là đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo hướng bảo đảm lợi ích tốtnhất cho người ở độ tuổi này Theo đó, người ở độ tuổi này chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự vềtội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc 28 tội danh trong số 314tội danh được quy định trong
Bốn là, thay đổi chính sách hình sự đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội
BLHS năm 2015, đã mở rộng khái niệm chuẩn bị phạm tội (bổ sung hành vi thành lập, tham gianhóm tội phạm); mở rộng phạm vi phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội(không chỉ là tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng mà cả tội ít nghiêm trọng, tộinghiêm trọng); tuy nhiên, BLHS năm 2015 thu hẹp số tội danh phải chịu trách nhiệm hình sự (25tội danh quy định tại khoản 2 Điều 14
Năm là, bổ sung chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện
BLHS năm 2015 đã bổ sung chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện với những quy định rấtchặt chẽ nhằm tạo cơ hội cho những phạm nhân tích cực cải tạo tốt trong quá trình chấp hành án
ở các cơ sở giam giữ được sớm trở về với gia đình và tiếp tục chứng tỏ sự cải tạo của mình trongmôi trường xã hội bình thường có sự giám sát của chính quyền địa phương và xã hội
Sáu là, bổ sung các tội phạm mới, bãi bỏ một số tội phạm: BLHS năm 2015 đã bổ sung 34 tộidanh mới; bãi bỏ 07 tội danh được quy định trong BLHS năm 1999
Bảy là, cụ thể hóa các tình tiết có tính chất định tính
BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa các tình tiết có tính chất định tính, các tình tiết định tội, địnhkhung tăng nặng hình phạt của các điều luật có quy định các tình tiết này, đặc biệt là các tộiphạm về kinh tế, môi trường, các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm conngười, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nhằm đảm bảo tính minh bạch
Câu 21: Những điểm mới chủ yếu về chế định tội phạm và phân loại tội phạm trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
- Sửa đổi, bổ sung cấu thành giảm nhẹ một số tội phạm: khoản 5 các điều: 260 (tội vi phạm quyđịnh về tham gia giao thông đường bộ), 261 (tội cản trở giao thông đường bộ), 268 (tội cản trởgiao thông), 273 (tội cản trở giao thông đường thủy), 278 (tội cản trở giao thông đường không),
307 (tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nỗ, công cụ hỗ trợ, 310 (tội vi phạm quyđịnh về quản lý chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân), 313 (tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữacháy); khoản 4 các điều: 267 (tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đườngsắt), 272 (tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy) của Bộ luậthình sự năm 2015 quy định theo hướng mở rộng phạm vi xử lý hình sự đối với trường hợp phạmtội có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của
Trang 13người khác so với Bộ luật hình sự năm 1999 (chỉ giới hạn xử lý hình sự đối với trường hợp phạmtội có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng)
Nay, Luật sửa đổi, bổ sung đã sửa đổi, bổ sung theo hướng giới hạn phạm vi xử lý hình sự đốivới trường hợp phạm tội có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêmtrọng để thu hẹp phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm này so với Bộ luật hình
sự năm 2015
- Bổ sung tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp (Điều 217a) để bảo đảmviệc phòng ngừa tội phạm, ngăn chặn sớm thiệt hại cho người dân, đáp ứng yêu cầu cần xử lýsớm đối với đối với tội phạm này Bên cạnh đó, Luật sửa đổi, bổ sung đã sửa đổi, bổ sung về kỹthuật trong một số điều luật liên quan đến việc viện dẫn, sử dụng từ ngữ cũng như các sửa đổikhác về kỹ thuật nhằm bảo đảm tính chính xác, logic, rõ ràng, tạo thuận lợi cho việc giải thích và
áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung trên thực tiễn
Câu 22 Những điểm mới chủ yếu về chế định hình phạt trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Câu 23 Những điểm mới chủ yếu về chế định những trường hợp loại trừ TNHS và miễn TNHS trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Chế định miễn TNHS trong điều 29 BLHS với 3 khoản và 4 điểm mới như sau:
- Một trong hai căn cứ được miễn TNHS (dạng bắt buộc) liên quan đến hành vi phạm tội được quyđịnh tại điểm a khoản 1 điều 29 là quy định mới “Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử
Câu 24: Những điểm mới chủ yếu về chế định các biện pháp tư pháp trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Câu 25: Những điểm mới chủ yếu về chế định quyết định hình phạt trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Câu 26: Nội dung cơ bản của những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là nội dung mới được quy định trongBLHS năm 2015 Xuất phát từ nguyên tắc xác định TNHS của pháp nhân thương mại, đượcnhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận, là dựa trên hành vi của cá nhân người đại diện, nên BLHSnăm 2015 chỉ quy định những vấn đề có tính nguyên tắc khi xem xét TNHS của pháp nhân như:
- Nguyên tắc áp dụng quy định của BLHS đối với pháp nhân thương mại (Điều 74):
- Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại (Điều 75);
- Số lượng tội phạm pháp nhân phải trách nhiệm hình sự (Điều 76) ;
- Các hình phạt, biện pháp tư pháp, căn cứ quyết định hình phạt, các tình tiết tăng nặng,giảm nhẹ, tổng hợp hình phạt, miễn hình phạt và xoá án tích tại các Điều 77,78,79 Chương XIBLHS 2015)
Bên cạnh đó, BLHS năm 2015 còn quy định: Cơ sở của trách nhiệm hình sự (Điều 2),
Trang 14nguyên tắc xử lý (Điều 3)
Như vậy, ngoài những quy định cụ thể về pháp nhân thương mại thuộc phần chung,những quy định khác thuộc phần chung (dù không quy định cụ thể nội dung liên quan đến phápnhân thương mại) vẫn được áp dụng nếu không trái với quy định tại Chương XI và các quy địnhkhác của Phần thứ nhất của Bộ luật (Điều 74 BLHS năm 2015)
Câu 27: Những điểm mới chủ yếu của các quy định đối với người chưa thành niên phạm tội trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Điều 12 BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổiphải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng Quy định này có ưu điểm là thuận tiện cho các cơ quan tố tụng trong việc xử lý
người phạm tội (chỉ cần xem hành vi người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện là tội rấtnghiêm trọng (do cố ý) hay tội đặc biệt nghiêm trọng để quyết định xử lý) Tuy nhiên, quy địnhcũng bộc lộ một số hạn chế như sau:
(i) Phạm vi xử lý hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi quá rộng Theoquy định này thì các em có thể bị điều tra, truy tố, xét xử về những tội phạm mà trình độ nhậnthức ở độ tuổi của các em không nhận thức đầy đủ, ví dụ: các em có thể bị xử lý cả về các tộixâm phạm an ninh quốc, các tội phạm về chức vụ, các tội phạm đi lính đánh thuê, làm lính đánhthuê ), Theo Báo cáo của các cơ quan chức năng, loại tội mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16tuổi thực hiện chủ yếu là những tội mang tính nhất thời, bồng bột và chủ yếu tập trung vào một
số tội như: cướp, cướp giật, trộm cắp1,
(ii) Thiếu sự minh bạch vì ở độ tuổi các em không thể nhận thức được thế nào là tội rấtnghiêm trọng do cố ý, tội đặc biệt nghiêm trọng, nên làm giảm tính phòng ngừa của BLHS;
(iii) Xét dưới góc độ tâm sinh lý, ở độ tuổi này các em cần nhiều hơn sự khoan dung, giáodục hơn là sự trừng phạt, để giúp các em nhận thức sai lầm để tiếp tục học tập rèn luyện Việctrừng phạt hinh sự là biện pháp cuối cùng Việc chúng ta quy định xử lý hình sự quá rộng đối vớingười từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi tiềm ẩn nguy cơ sớm đưa các em vào vòng tố tụng Đâykhông phải là phương án tốt nhất để giáo dục các em trở thành người tốt cho xã hội
(iv) Hành vi vi phạm của các em còn có một phần trách nhiệm của cha mẹ, nhà trường và
xã hội
Do đó, BLHS năm 2015 đã điều chỉnh chính sách xử lý hình sự theo hướng thu hẹp và liệt kê cụthể các tội mà các em có thể thực hiện Cụ thể, BLHS năm 2015 giới hạn phạm vi trách nhiệmhình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ đối với 29 tội danh quy định tại khoản 2Điều 12, trong đó chủ yếu là các tội rất nghiêm trọng do cố ý và đặc biệt nghiêm trọng
Câu 28: Các quy định của BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về những nguyên tắc
xử lý đối với người phạm tội.
1
Trang 15Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng,
công minh theo đúng pháp luật
Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc,
tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần địa vị, xã hội
Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy; ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội.
Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Khoan hồng với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc
bồi thường thiệt hại gây ra
Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.
Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ,
phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội, nếu họ đủ điều kiện do Bộ
luật này quy định thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước
thời hạn có điều kiện
Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.
Câu 29: Các quy định của BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về những nguyên tắc
xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời,
xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.
Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt
hình thức sở hữu và thành phần kinh tế
Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm
trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửachữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả gây ra
Câu 30: Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 ý nghĩa của nguyên tắc pháp chế.