Kết quả học tập được phânbiệt trên cơ sở những đặc điểm thuộc về bản thân sinh viên; sinh viên nữ có kết quảhọc tập cao hơn sinh viên nam; những sinh viên trúng tuyển nguyện vọng hai cót
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP THỰC HÀNH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TẠI TP HCM
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
Giảng viên hướng dẫn: TS Lượng Văn Quốc
Họ và tên sinh viên: Phan Thị Mộng Mị
Trang 2Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Lượng Văn Quốc, người đã tậntình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện bài tiểu luận này.
Trong quá trình làm bài, em đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình củathầy Thầy đã giúp em định hướng đề tài, đưa ra những lời khuyên hữu ích về phươngpháp nghiên cứu và cách trình bày bài viết Những góp ý của thầy/cô đã giúp em hoànthiện bài tiểu luận một cách tốt nhất
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên và ủng hộ em trongsuốt quá trình học tập và nghiên cứu
Mặc dù đã có những đầu tư nhất định trong quá trình làm bài song cũng khó có thểtránh khỏi những sai sót, em kính mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô đểbài tiểu luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả Phan Thị Mộng Mị
Trang 3MỤC LỤC
I Tổng quan nghiên cứu 1
II Phát triển giả thuyết và mô hình nghiên cứu 6
1.Giả thuyết nghiên cứu 6
2.Mô hình nghiên cứu 14
III Phát triển thang đo các giả thuyết nghiên cứu 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 4I Tổng quan nghiên cứu
Giáo dục là một khía cạnh quan trọng của mọi xã hội và nó đóng một vai tròquan trọng trong việc định hình tương lai của các cá nhân và cộng đồng Kết quảhọc tập là mục tiêu cuối cùng của giáo dục, biểu thị những kiến thức, kỹ năng vàthái độ mà sinh viên cần có được sau khi hoàn thành một trình độ học vấn cụ thể.Đây cũng chính là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đầu ra của sinh viên,những người sẽ trở thành lãnh đạo xuất sắc, là nguồn nhân lực chịu trách nhiệmphát triển kinh tế và xã hội của đất nước Các bài báo nghiên cứu trong nước và trênkhắp thế giới đã khám phá các yếu tố khác nhau có thể tác động đến kết quả học tậpcủa sinh viên trong qua nhiều bối cảnh cụ thể Một trong những yếu tố nổi bật nhấtđược các nhà nghiên cứu đề cập đến là chất lượng giảng dạy Các phương phápgiảng dạy hiệu quả, chẳng hạn như học tập tích cực, phản hồi và hướng dẫn khácbiệt, đã được chứng minh là có tác động tích cực đến sự tham gia, động lực và thànhtích của sinh viên Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố kháchquan cũng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học tập của sinh viên Tiêu biểu là yếu tốtình trạng kinh tế xã hội của sinh viên, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếpcận các nguồn lực, hệ thống hỗ trợ và cơ hội của họ Sinh viên có hoàn cảnh khókhăn có thể phải đối mặt với một số thách thức, chẳng hạn như khả năng tiếp cậnnền giáo dục có chất lượng bị hạn chế, môi trường học tập không đầy đủ và thiếu sự
hỗ trợ của phụ huynh
Kết quả học tập là một khái niệm được đánh giá và đo lường bởi nhiều cáchthức Mỗi nhà nghiên cứu đều đưa ra định nghĩa và phương thức khác nhau để đánhgiá kết quả học tập Với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu An và cộng sự (2016), họđịnh nghĩa kết quả học tập của sinh viên phản ánh quá trình học tập, rèn luyện củasinh viên trên giảng đường đại học Theo quan niệm này, kết quả học tập của sinhviên được đánh giá thông qua điểm tích lũy Tương tự, Biện chứng học (2015),
Trang 5Nguyễn Thùy Dung và cộng sự (2017) đều thực hiện đánh giá kết quả học tập củasinh viên thông qua điểm trung bình trung học tập Đối với Martha (2009) thì kếtquả học tập được đặc trưng bởi thành tích trong các bài kiểm tra, bài tập trong khóahọc và thành tích trong các kỳ thi của sinh viên đại học Trong khi đó, Đinh Thị Hóa
và cộng sự (2018) cho rằng kết quả học tập là đánh giá tổng quát của chính sinhviên về kiến thức và kỹ năng họ thu nhận được trong quá trình học tập các môn học
cụ thể tại trường Đồng thời, nghiên cứu tập trung đánh giá kết quả học tập dựa trênđánh giá của sinh viên về kiến thức và kỹ năng thu nhận được trong quá trình họctập Cũng như Alshammari et al (2017) cho rằng kết quả học tập của sinh viên y táđược đánh giá bằng việc đánh giá năng lực, được xác định bằng khả năng sinh viênthể hiện việc thực hiện các kỹ năng hoặc hành vi chuyên môn
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập sinh viên đã quy tụkhông ít các nhà nghiên cứu trong nước Họ đưa ra mối quan hệ chặt chẽ giữa kếtquả học tập và các yếu tố chủ quan lẫn khách quan Trước hết, bài báo khoa họctrong nước nghiên cứu các yếu tố chủ quan chủ yếu tập trung vào đặc điểm và cácyếu tố nội tại liên quan đến bản thân sinh viên Chẳng hạn như nghiên cứu củaNguyễn Thị Thu An và cộng sự (2016) đã tiếp cận phân tích các đặc điểm sinh viênnhư giới tính, nguyện vọng đầu vào của sinh viên, tham gia ban cán sự lớp, đoàn thể
để xem xét mối liên hệ của chúng với kết quả học tập Kết quả học tập được phânbiệt trên cơ sở những đặc điểm thuộc về bản thân sinh viên; sinh viên nữ có kết quảhọc tập cao hơn sinh viên nam; những sinh viên trúng tuyển nguyện vọng hai cóthành tích học tập tốt hơn so với những sinh viên trúng tuyển nguyện vọng một.Qua nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (2020) nhận thấy kết quả học tậpchịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc về đặc điểm của sinh viên như: điểm tuyểnsinh đầu vào, giới tính, khoa đào tạo, khóa học Tương tự, Biện chứng học (2015)
đã tiến hành kiểm định các yếu tố đặc điểm của sinh viên và kết luận rằng các yếu
SVTH: Phan Thị Mộng Mị
Trang 6tố giới tính, thời gian tự học, động cơ học tập, phương pháp học tập, thể chất, khuvực đào tạo ảnh hưởn đáng kể đến kết qua học tập của sinh viên Theo kết quảnghiên cứu, Đinh Thị Hóa và cộng sự (2018) cũng đã tìm ra các nhân tố chủ quanảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, gồm tương tác lớp học, phương pháphọc tập, kiên định học tập, động cơ học tập, ấn tượng trường học, kiến thức Bêncạnh các yếu tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên thìcác yếu tố khách quan mà sinh viên khó kiểm soát cũng có những tác động đángđến kết quả học tập Chính vì lẽ đó, Biện chứng học (2015) đã tiến hành phân tíchcác yếu tố về phía nhà trường và gia đình, xã hội Những sinh viên nhận được sựquan tâm của gia đình trong việc học tập có điểm tích lũy trung bình cao hơn 0,135điểm so với nhóm sinh viên còn lại Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, những sinhviên tham gia nhiều hoạt động xã hội có điểm trung bình tích lũy thấp hơn 0,095điểm so với nhóm sinh viên còn lại Ngoài ra, năng lực giảng viên cũng là một trongnhững yếu tố khách quan quan trọng ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả học tập củasinh viên và được kiểm định qua các bài báo nghiên cứu khoa học Chẳng hạn nhưNguyễn Thị Thu An và cộng sự (2016) đã phân tích và kết luận rằng năng lực giảngviên đang tác động đáng kể đến kết kết quả học tập của sinh viên Đinh Thị Hóa vàcộng sự (2018) cũng cho thấy nhân tố khách quan ảnh hưởng đến kết quả học tậpcủa sinh viên liên quan đến cách thức tổ chức môn học của giảng viên Các nghiêncứu đã chỉ ra rằng sự linh hoạt và sáng tạo trong phương pháp giảng dạy có thể tạo
ra trải nghiệm học tập tích cực và hấp dẫn hơn đối với sinh viên Đồng thời, việc sửdụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm cá nhân của sinh viên cũng
có thể giúp họ học tập hiệu quả hơn
Lĩnh vực giáo dục là một trong những lĩnh vực quan trọng và đầy thách thức,đặc biệt là khi nó liên quan đến việc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kếtquả học tập của sinh viên Đây là một chủ đề mà các nhà nghiên cứu trên khắp thế
Trang 714
TEST 2 - n research, structured…
-Thống kê
ứng dụng 100% (3)
5
Trang 8giới đều quan tâm và dành nhiều công sức để tìm hiểu và đưa ra các giải pháp phùhợp Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đóng góp và tập trung chủ yếu vào nhiềukhía cạnh khác nhau, bao gồm nghiên cứu về các nhân tố bên trong và bên ngoài.Đối với nghiên cứu về các yếu tố bên trong sinh viên, Abdullah (2011) đã sử dụngmẫu gồm 126 sinh viên nam và 111 sinh viên nữ để xem xét các yếu tố chính quyếtđịnh kết quả học tập của sinh viên trong khóa học Nguyên tắc quản lý tài chính.Ông nhận thấy rằng giới tính có tác động đáng kể đến hiệu suất trong quản lý tàichính, điều này cho thấy sự khác biệt về hiệu suất giữa sinh viên nam và nữ Quakết quả phân tích, Efriza et al (2020) cho thấy kỷ luật học tập có ảnh hưởng trựctiếp đáng kể đến thành tích học tập Những khuôn mẫu hành vi của sinh viên, đúngnội quy giúp sinh viên trở thành người tốt, sẵn sàng đối mặt với những bài học dothầy dạy Hàm ý là những sinh viên có tính kỷ luật học tập cao có tính sẵn sàng họctập cao nên khi sinh viên viên sẽ dễ dàng tiếp thu bài giảng của giảng viên và kếtquả học tập của sinh viên cũng sẽ tốt Theo nghiên cứu của Odeh et al (2007) thìthành tích học tập của khóa học bị ảnh hưởng đáng kể bởi chuyên ngành ở trườngtrung học, điểm trung bình ở trường trung học, trường đại học của sinh viên và trình
độ năm học đại học Một nghiên cứu của Nisha (2017) đã xem xét tác động thóiquen học tập, các yếu tố gây xao lãng là những yếu tố dự báo quan trọng về kết quảhọc tập của sinh viên đại học Kết quả cũng chỉ ra sự khác biệt về giới tính trongthành tích học tập của sinh viên Trung bình, sinh viên nữ đạt điểm cao hơn sinhviên nam Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng có những đóng góp quan trọng khiphân tích về các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên.Chẳng hạn như Farooq et al (2011) đã đưa ra kết luận rằng tình trạng kinh tế xã hội(SES) và trình độ học vấn của phụ huynh có vai trò quan trọng trong thành tích họctập chung của sinh viên Một trong những yếu tố quan trọng nhất mà các nhà nghiêncứu đã tập trung vào đó là vai trò của môi trường học tập trong quá trình phát triển
Giáo trình Lý thuyết dịch - ĐH Hà Nội
Tâm LýHọc Đại… 86% (14)
42
Trang 9của sinh viên Với kết quả phân tích, Detlor et al (2010) đã chỉ ra rằng môi trườnghọc tập có thể ảnh hưởng thành tích học tập và phát triển của sinh viên Một môitrường học tập tích cực, nơi mà sinh viên được khích lệ và hỗ trợ, có thể tạo ra mộttác động tích cực đến kết quả học tập của họ Kết quả nghiên cứu của Efriza et al
(2020) cũng cho thấy yếu tố gia đình có tác động tích cực và đáng kể đến kết quả
học tập Yếu tố gia đình là môi trường gần gũi nhất để sinh viên được giáo dục bởimôi trường trong gia đình đã được hình thành từ khi trẻ ra đời Khi đó có thể kếtluận rằng sự hiện diện hay vắng mặt trong hành vi của sinh viên, việc học tập trongmôi trường gia đình hay không phụ thuộc vào việc đứa trẻ được nuôi dưỡng và giáodục như thế nào trong môi trường gia đình Cũng như nghiên cứu của Nisha (2017)
đã phân tích và cho thấy hiệu quả giảng dạy của giảng viên và môi trường gia đìnhcủa sinh viên là những yếu tố dự báo quan trọng về kết quả học tập của sinh viênđại học Kiến thức chuyên môn của giảng viên về môn học, khả năng tạo hứng thúvới môn học, khả năng tương tác với sinh viên đóng vai trò quan trọng trong thànhtích học tập của sinh viên Ngoài ra, động lực từ gia đình cũng giúp sinh viên đạt kếtquả học tập tốt hơn Nghiên cứu của Alshammari et al (2017) cũng cho thấy tất cảcác yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên bao gồm trường học, gia đình và giảng viên cóảnh hưởng sâu rộng đến kết quả học tập của sinh viên Kết quả được tiết lộ thêmrằng trong số ba yếu tố nêu trên, yếu tố liên quan đến giảng viên có tác động lớnnhất đến kết quả học tập
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, chúng ta không thể phủ nhận rằng cónhững hạn chế đáng kể ở các bài nghiên cứu trong nước và trên thế giới Đối vớinghiên cứu trong nước, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung phân tích các đặcđiểm và yếu tố nội tại xuất phát từ bản thân sinh viên Họ cũng chỉ mới dừng lại ởcác yếu tố hiện tại như đặc điểm của sinh viên, nhà trường, gia đình và xã hội, chưa
SVTH: Phan Thị Mộng Mị
Trang 10đưa vào những yếu tố tiền nhiệm trước kết quả học tập ở phổ thông, môi trườnggiáo dục ở phổ thông, hay thời gian ngắt khoảng giữa thời điểm học phổ thông sovới thời điểm học đại học Đối với nghiên cứu nước ngoài, các nhà nghiên cứu trênthế giới đa phần tập trung xem xét các yếu tố khách quan và ngoại cảnh ảnh hưởngđến thành tích học tập Trong khi kết quả học tập chủ yếu bị ảnh hưởng trực tiếp bởihầu hết các yếu tố chủ quan và phát sinh từ chính bản thân sinh viên Vì thế, việc họchưa đào sâu vào yếu tố bên trong của sinh viên đã tạo ra những hạn chế nhất địnhtrong nghiên cứu Bên cạnh đó, các bài nghiên cứu trên thế giới nói chung và ở ViệtNam nói riêng vẫn còn hạn chế về đối tượng nghiên cứu Nhiều nghiên cứu chỉ tậptrung vào một nhóm đối tượng sinh viên cụ thể, chẳng hạn như sinh viên đại học,sinh viên cao đẳng, sinh viên quốc tế, sinh viên thuộc một ngành học nhất định,…Điều này có thể dẫn đến những kết quả không tổng quát được cho tất cả các nhómsinh viên Đồng thời các nghiên cứu này còn bị giới hạn bởi thời gian nghiên cứu.Nhiều nghiên cứu chỉ tập trung vào một thời điểm nhất định, chẳng hạn như kết quảhọc tập của sinh viên trong một học kỳ hoặc một năm học Điều này có thể dẫn đếnnhững kết quả không phản ánh được sự thay đổi của kết quả học tập của sinh viêntheo thời gian.
II Phát triển giả thuyết và mô hình nghiên cứu
1 Giả thuyết nghiên cứu
Dựa vào các nghiên cứu trong nước và trên thế giới, các trường đại học vàcao đẳng về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập, nghiên cứu này thực hiệnkhảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại TP Hồ ChíMinh Các giả thuyết trong bài sẽ dựa trên các nghiên cứu trước và chọn lọc nhữngbiến được nghiên cứu lặp lại nhiều lần để khảo sát sinh viên tại TP Hồ Chí Minh
Kỷ luật học tập
Trang 11Kỷ luật học tập là sự tuân thủ các quy định, nội quy của nhà trường, của lớphọc, của bản thân về việc học tập Kỷ luật học tập bao gồm nhiều khía cạnh, từ việcchấp hành nội quy nhà trường, lớp học, đến việc sắp xếp thời gian học tập hợp lý,hoàn thành bài tập và dự án đúng hạn, chủ động học tập, đạt được mục tiêu học tập.Khi sinh viên tuân thủ các quy tắc và quy định của trường học, họ sẽ có thái độ tíchcực hơn đối với việc học tập và sẽ có khả năng tập trung cao hơn vào các nhiệm vụhọc tập Nghiên cứu của Hattie (2009) đã phân tích kết quả của hơn 800 nghiên cứu
về tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Theonghiên cứu này thì kỷ luật học tập có tác động tương đương với việc học thêm 1,5năm học Điều này có nghĩa là sinh viên có kỷ luật học tập cao sẽ đạt được kết quảhọc tập tương đương với sinh viên học thêm 1,5 năm học Qua đó, chúng ta có thểthấy kỷ luật học tập là một yếu tố quan trọng trong việc đạt được kết quả học tậptốt Cụ thể, kỷ luật học tập ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên theo cáckhía cạnh sau:
Kỷ luật học tập giúp sinh viên tập trung cao độ vào việc học, không bị phântán bởi các yếu tố bên ngoài Khi sinh viên tập trung cao độ, họ sẽ dễ dàng tiếp thukiến thức hơn
Kỷ luật học tập giúp sinh viên hình thành thói quen sắp xếp thời gian hợp lý.Nhờ đó, sinh viên có thể dễ dàng hoàn thành bài tập và dự án đúng hạn, tránh tìnhtrạng trễ hạn, ảnh hưởng đến kết quả học tập
Kỷ luật học tập giúp sinh viên hình thành khả năng tự học Khi sinh viên có
kỷ luật học tập, họ sẽ chủ động học tập, không cần phụ thuộc quá nhiều vào giảng
SVTH: Phan Thị Mộng Mị
Trang 12viên Điều này giúp sinh viên phát triển tư duy độc lập, tự tin và có khả năng tự họctốt hơn.
Kỷ luật học tập giúp sinh viên xác định rõ mục tiêu học tập và nỗ lực để đạtđược mục tiêu đó Khi sinh viên có kỷ luật học tập, họ sẽ kiên trì theo đuổi mụctiêu, không dễ dàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn
Những nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng kỷ luật học tập có tác độngtích cực đến kết quả học tập của sinh viên như: Efriza et al (2020), Ngampo et al(2021) Với lập luận trên, giả thuyết được đề xuất là:
Động cơ học tập
Động cơ học tập là yếu tố tâm lý thúc đẩy, định hướng và duy trì hành vi họctập của người học Động cơ học tập có thể xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng, mụctiêu, lý tưởng, của người học Khi có động cơ mạnh mẽ, sinh viên sẽ dễ dàng đạtđược kết quả cao hơn và có tinh thần học tập tích cực hơn Nghiên cứu của Marzano(2007) cho thấy rằng động cơ học tập là một trong những yếu tố quan trọng nhấtquyết định kết quả học tập của sinh viên Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng sinh viên cóđộng lực học tập cao có khả năng đạt điểm số cao hơn 10% so với sinh viên có độnglực học tập thấp Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạocũng cho thấy sinh viên có động cơ học tập cao thường có tỉ lệ nghỉ học thấp hơn, tỉ
lệ đạt điểm cao trong các kỳ thi và có cơ hội học tập và phát triển tốt hơn trongtương lai Chính vì thế, động cơ học tập có tác động rất lớn đến kết quả học tập củasinh viên Cụ thể, động cơ học tập ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên theocác khía cạnh sau:
Trang 13Động cơ học tập giúp sinh viên tập trung cao độ vào việc học, không bị phântán bởi các yếu tố bên ngoài Khi sinh viên tập trung cao độ, họ sẽ dễ dàng tiếp thukiến thức hơn.
Động cơ học tập giúp sinh viên hình thành thói quen sắp xếp thời gian hợp
lý Nhờ đó, sinh viên có thể dễ dàng hoàn thành bài tập và dự án đúng hạn, tránhtình trạng trễ hạn, ảnh hưởng đến kết quả học tập
Động cơ học tập giúp sinh viên hình thành khả năng tự học Khi sinh viên cóđộng cơ học tập, họ sẽ chủ động học tập, không cần phụ thuộc quá nhiều vào giảngviên Điều này giúp sinh viên phát triển tư duy độc lập, tự tin và có khả năng tự họctốt hơn
Động cơ học tập giúp sinh viên xác định rõ mục tiêu học tập và nỗ lực để đạtđược mục tiêu đó Khi sinh viên có động cơ học tập, họ sẽ kiên trì theo đuổi mụctiêu, không dễ dàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn
Nghiên cứu của Đinh Thị Hóa và cộng sự (2018), Nguyễn Thị Thu An vàcộng sự (2016) cũng đã phân tích và kết luận rằng động cơ học có tác đông tích cựcđến kết quả học tập của sinh viên Qua đó, giả thuyết được đưa ra là:
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy là cách thức tổ chức quá trình dạy học, nhằm giúpngười học tiếp thu kiến thức, kỹ năng và hình thành năng lực, phẩm chất theo mụctiêu giáo dục Phương pháp giảng dạy có thể được phân thành nhiều loại khác nhau,tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện dạy học Phương pháp
SVTH: Phan Thị Mộng Mị