Nguyên tắc hoạt động của các lò sấy đứng lắp đặt tại dự án như sau: - Lúa ướt từ ghe sẽ được vít tải cuốn lên đưa vào băng tải có che chắn kín, sau đó qua công đoạn cân để xác định khối
Trang 1Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1 Tên chủ cơ sở: Doanh nghiệp Tư nhân Nhà máy xay lúa Hai Tươi
- Địa chỉ văn phòng: Tổ 1, ấp An Hòa, xã Chánh An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông Nguyễn Văn Tươi - Chủ doanh nghiệp
- Điện thoại: 0909117889
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp:
1501100166, ngày 05/4/2019, do Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Long cấp
2 Tên cơ sở: Nhà máy xay lúa Hai Tươi
- Địa điểm cơ sở: Tổ 1, ấp An Hòa, xã Chánh An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần: Quyết định số 637/QĐ-UBND ngày 09/3/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án “Đầu tư mở rộng, nâng quy mô Nhà máy xay lúa Hai Tươi”
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu
tư công):
+ Nhà máy xay lúa Hai Tươi có tổng vốn đầu tư 65 tỷ đồng
+ Đối chiếu quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 với nội dung trên: Nhà máy xay lúa Hai Tươi thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường, thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Vĩnh Long
(Cơ sở thuộc dự án đầu tư nhóm II theo quy định tại STT 2 Mục I Phụ lục
IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ (Cơ sở có quy mô tương đương với dự án nhóm B theo quy định tại mục III phần B phụ lục I Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công (Tổng mức đầu tư từ 60 đến dưới 1.000 tỷ đồng) và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường)
Trang 23 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1 Công suất hoạt động của cơ sở:
- Hoạt động xay xát: Gồm 1 dây chuyền xay xát gia công, công suất 10 tấn sản phẩm/giờ (khoảng 31.200 tấn/năm)
- Hoạt động sấy lúa: Gồm 12 lò sấy lúa gia công, công suất giống nhau, 30 tấn/lò/mẻ (khoảng 46.116 – 52.056 tấn/12 lò/năm)
3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở:
- Hoạt động xay xát: Gồm 1 dây chuyền xay xát gia công, công suất 10 tấn sản phẩm/giờ (khoảng 31.200 tấn/năm)
- Hoạt động sấy lúa: Gồm 12 lò sấy đứng có công nghệ và công suất giống nhau (30 tấn/lò/mẻ, khoảng 46.116 – 52.056 tấn/12 lò/năm); tùy độ ẩm của lúa ướt, thời gian sấy từ 7 – 30 giờ/lò/mẻ)
- Dây chuyền xay xát và các lò sấy lúa của cơ sở hoạt động tự động, khép kín Quy trình hoạt động của cơ sở như sau:
Trang 3Hình 1: Quy trình xay xát và sấy lúa gia công của cơ sở
CÔNG
Cân Máy hút trấu
Sàng tách cám
Trấu Bụi cám
Sàng
Băng tải
Nhà chứa trấu
Lúa ướt 30%) Vít tải, băng tải
(19-Sàng tách tạp chất
Gàu tải
Tháp sấy (7-30
giờ/mẻ)
Bồn chứa lúa khô
Lúa khô (15,5%)
Vít tải, băng tải
Bồn chứa lúa khô Băng tải
Sàng tách tạp chất
Cân Băng tải Bán
Bồn chứa trấu
Buồng đốt lò sấy đứng
Hơi nón
Lưu chứa
Băng tải
Bụi
Bụi,
ồn, CTR Bụi
Buồng lắng cám
Lúa khô sau sấy (15,5%)
Bụi
Bồn chứa trung
gian Cân
Bán/giao khách hàng Xay
Trang 4Thuyết minh quy trình sấy lúa và xay xát:
* Hoạt động sấy lúa:
- Đối với lúa ướt, độ ẩm dao động từ 19 – 30% sau khi được bên cung cấp dùng ghe/sà lan vận chuyển đến dự án sẽ được chủ dự án dùng vít tải, băng tải chuyển vào bồn chứa trung gian, sau đó xả vào thiết bị cân, sàng tách tạp chất (gồm dây ni lông, bông lúa, đuôi lúa, rơm, lá cây, đất cát,…)
- Kế đến lúa ướt sau sàng tách tạp chất sẽ được băng tải, gàu tải đưa vào lò sấy đứng sấy khô Tùy độ ẩm của lúa ướt mà thời gian sấy lúa dài hay ngắn, thời gian sấy lúa dao động từ 7 – 30 giờ/mẻ/lò; trung bình 2 ngày mỗi lò sẽ sấy 1 mẻ
và trong suốt thời gian sấy lúa, nhiệt độ trong buồng sấy được khống chế qua cảm biến nhiệt, dao động từ 40 – 450C
Nguyên tắc hoạt động của các lò sấy đứng lắp đặt tại dự án như sau:
- Lúa ướt từ ghe sẽ được vít tải cuốn lên đưa vào băng tải (có che chắn kín), sau đó qua công đoạn cân để xác định khối lượng, sau đó lúa được đưa vào tháp chứa Từ tháp chứa, lúa ướt được băng tải + gàu tải đưa vào tháp sấy Tháp sấy
có cấu tạo gồm 3 phần chính: bộ phận gia nhiệt, bộ phận điều chỉnh hướng gió,
bộ phận đảo hạt Thân tháp được thiết kế hình trụ rỗng, bên trong là khoan chứa khí nóng, bên ngoài là khoang chứa nguyên liệu Hệ thống gia nhiệt sử dụng lấy nhiệt từ lò đốt trấu rời (khoảng 100 kg/lò sấy/giờ) Quạt gió sẽ chịu trách nhiệm lưu thông khí nóng đi khắp thân tháp sấy, hút khí mới và thải khí cũ ra bên ngoài Khi sấy, lúa sẽ được đưa vào đầy trong thân tháp từ phía trên Bộ phận gia nhiệt sẽ hoạt động, gió thổi khí nóng vào trong thân tháp Các bộ phận đảo hạt trong thân tháp sẽ hoạt động giúp lúa được đảo đều liên tục trong tháp sấy khiến lúa nhanh khô
- Quá trình sấy gồm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Lúa cho qua tháp sấy ở nhiệt độ khoảng 800C trong thời gian 40 phút (hơi nóng cung cấp vào tháp sấy từ lò đốt trấu rời) để giảm độ ẩm ban đầu
+ Giai đoạn 2: Lúa khô sau sấy, được kiểm tra độ ẩm bằng máy đo nhanh đạt yêu cầu (độ ẩm khoảng 15,5%) sẽ vào bồn chứa lúa khô, sau đó được băng tải chuyển qua công đoạn sàng tách tạp chất của chuyền xay xát, làm nguyên liệu cho hoạt động xay xát của dự án hoặc được băng tải chuyển giao cho khách hàng
* Hoạt động xay xát:
- Đối với lúa khô do khách hàng đưa đến dự án hoặc được sấy tại dự án, sau khi kiểm tra độ ẩm bằng máy đo nhanh đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ:
Trang 5+ Đối với lúa khô do khách hàng mang đến dự án sẽ dùng vít tải, băng tải chuyển vào bồn chứa lúa khô của chuyền xay xát làm nguyên liệu cho hoạt động xay xát
+ Đối với lúa khô sau sấy tại dự án sẽ dùng băng tải chuyển vào công đoạn sàng của chuyền xay xát làm nguyên liệu cho hoạt động xay xát
- Lúa tại bồn chứa lúa khô được xả định lượng vào thiết bị nạp liệu, qua sàng tách tạp chất (gồm dây ni lông, bông lúa, đuôi lúa, rơm, lá cây, đất cát,…), vào thùng chứa, xả định lượng vào cối xay tách vỏ
- Khi lúa vào cối xay tách vỏ, sẽ đi qua khe hở giữa rôto và lưới xát của thiết bị Trục rôto quay làm lúa di chuyển trong thiết bị tự xát vào nhau và xát với bề mặt đá nhám của thiết bị nên bị mài mòn làm phần lớn vỏ trấu, 1 phần cám (lớp lụa bao giữa nhân – hạt gạo và vỏ trấu) của hạt lúa bị tách ra, đồng thời làm 1 phần nhỏ hạt gạo bị bể vở tạo tấm Hỗn hợp cám to, tấm, trấu, gạo lứt và một phần nhỏ còn lại của hạt lúa (hay thóc) từ cối xay tách vỏ sau đó sẽ vào cụm thiết bị phân loại, thiết bị này có chức năng đảo, gằng, rê để phân loại riêng cám
to, tấm, trấu, gạo lứt và thóc (trong đó, chức năng đảo sẽ tách cám, chức năng rê
sẽ tách trấu, chức năng gằng sẽ tách gạo, tấm và thóc) Trong đó:
+ Cám to và tấm được thu gom riêng, cân, đóng bao, lưu chứa và bán khỏi
dự án
+ Thóc được gom riêng, được gàu tải đưa ngược lại cối xay tách vỏ
+ Trấu được đưa riêng qua công đoạn sàng tách cám Sau sàng, trấu được băng tải đưa vào nhà chứa trấu, cám được đưa tiếp qua công đoạn sàng Tại đây, những hạt cám có kích thước nhỏ sẽ lọt khỏi sàng được đưa qua buồng lắng cám
để cân đóng bao, xuất bán; những hạt cám có kích thước lớn sẽ được đưa qua cối xay nhuyễn trước khi quay ngược lại công đoạn sàng
+ Gạo lứt thành phẩm được đưa vào bồn chứa thành phẩm, sau đó được cân đóng bao trước khi được băng tải chuyển giao khách hàng
3.3 Sản phẩm của cơ sở: Lúa khô sau sấy và gạo lứt 1 tấn lúa khô sau
xay xát sẽ được 780 kg gạo lức Sản phẩm của cơ sở như sau:
Bảng 1: Sản phẩm của cơ sở
Lúa khô sau sấy 85,4 - 96,4% lúa ướt Tấn/năm 46.116 – 52.056
B Hoạt động xay xát 100% Tấn/năm 40.000
Trang 6STT Tên sản phẩm Tỷ lệ ĐVT Khối lượng
2 Cám to 1,8% nguyên liệu lúa khô Tấn/năm 720
3 Trấu rời 20% nguyên liệu lúa khô Tấn/năm 8.000
Ghi chú: Số liệu trong bảng trên không gồm khối lượng tạp chất bị loại khi
sàng lúa ướt trước khi sấy (chiếm 0,1%) và tạp chất bị loại khi sàng lúa khô (chiếm 0,1%)
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:
a Nhu cầu sử dụng phế liệu: Chủ cơ sở không sử dụng phế liệu cho sản
xuất
b Nhu cầu sử dụng nguyên liệu:
- Các loại nguyên, vật liệu sử dụng cho sản xuất như sau:
Bảng 2: Nhu cầu nguyên, vật liệu; phụ liệu
STT Tên nguyên, vật liệu ĐVT Số lượng Tỷ lệ hao hụt
I Hoạt động sấy lúa
II Hoạt động xay xát
- Toàn bộ nguyên, vật liệu sử dụng tại cơ sở được bên cung cấp vận chuyển đến cơ sở bằng đường bộ
c Nhu cầu sử dụng hóa chất:
Chủ cơ sở sử dụng vôi bột pha thành dung dịch kiềm có pH ≥ 8 xử lý bụi, khí thải lò sấy Lượng vôi sử dụng khoảng 1,0 tấn/năm
d Nhu cầu sử dụng nhiên liệu:
Bảng 3: Nhu cầu nhiên liệu của cơ sở
STT Loại nhiên liệu Đơn vị tính Khối lượng Ghi chú
I Trấu rời (vận hành lò sấy lúa) Tính trong trường hợp
12 lò sấy hoạt động đồng thời, thời gian sấy
từ 7 – 30 giờ/mẻ/lò
1 Trong ngày Tấn/ngày 8,4 – 28,8
2 Mỗi mẻ sấy Tấn/mẻ 8,4 – 36,0
3 Trong năm Tấn/năm 1.260,0 – 5.400,0
II Dầu DO (vận hành máy phát điện dự phòng)
1 Trong ngày Lít/ngày 36 Hoạt động 1 ca/ngày bị
cúp điện
Trang 7STT Loại nhiên liệu Đơn vị tính Khối lượng Ghi chú
(Nguồn: Theo thống kê từ thời gian hoạt động đã qua của cơ sở)
e Nhu cầu sử dụng điện:
Hoạt động của cơ sở sử dụng điện từ mạng lưới điện quốc gia, tham khảo
số liệu thống kê từ thời gian hoạt động đã qua của cơ sở cho thấy nhu cầu sử dụng điện khoảng 480.000 kW/tháng, tương đương khoảng 5.760.000 kW/năm Ngoài ra, tại cơ sở còn được trang bị 01 máy phát điện dự phòng, công suất
50 KVA để cấp điện cho thấp sáng, vận hành hệ thống băng tải, gàu tải, xuất nhập lúa ướt, tấm, cám, gạo lứt,
f Nhu cầu sử dụng nước:
- Nguồn cung cấp nước:
+ Nước cấp từ nhà máy nước: Sử dụng cho sinh hoạt của nhân viên, khách liên hệ
+ Nước mặt sông Măng Thít: Sử dụng xử lý bụi, khí thải 12 buồng nhiệt
lò sấy; xử lý bụi chuyền xay xát, PCCC, tưới cây xanh, thảm cỏ,
- Nhu cầu sử dụng nước:
Bảng 4: Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở
STT Đối tượng dùng nước Quy mô Tiêu chuẩn cấp
nước (m Nhu cầu 3 /ngày)
1 Nhân viên sinh hoạt tại cơ sở 5 người 120 lít/người.ngày 0,6
2 Nhân viên sinh hoạt tự túc 15 người 45 lít/người.ngày 0,7
3 Khách liên hệ 10 người 20 lít/người.ngày 0,2
Cấp phun sương mái và vách
xưởng cặp vườn dân, sau khu
sấy lúa
Khoảng 50 m 2 , dài khoảng 40m 0,5 m3/giờ 12,0
đám cháy 30 phút 27,0
4 Tưới cây xanh, thảm cỏ 154,8 m2 3 lít/m2/ngày 0,5
Tổng cộng: 24,3 m 3 /ngày đêm (không gồm nước PCCC, tưới cây xanh, thảm cỏ và phun sương); trong đó: Nước cấp 1,5 m 3 /ngày đêm, nước mặt 22,8 m 3 /ngày đêm
(Nguồn: Theo thống kê từ thời gian hoạt động đã qua của cơ sở)
Trang 85 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở:
a Vị trí giáp giới của khu đất cơ sở:
- Phía Đông giáp: Vườn dân (cách nhà ông Lương Văn Sáu khoảng 15m)
- Phía Tây giáp: Sông Măng Thít (tại dự án rộng khoảng 240m)
- Phía Nam giáp: Vườn dân (cách nhà ông Trần Ngọc Sớm khoảng 20m)
- Phía Bắc giáp: Sông Ruột Ngựa (rộng khoảng 15m, cách Đình Chánh
An khoảng 20m)
b Diện tích đất đầu tư cơ sở: 4.297,8 m2
c Hạng mục công trình của cơ sở: Hạng mục công trình của cơ sở như
sau:
Bảng 5: Hạng mục công trình của cơ sở
STT Tên công trình Số lượng Diện tích
(m 2 )
Số tầng (tầng)
Tỷ lệ (%)
1 Nơi để phụ phẩm (cám, tấm) 1 khu 100 1
4 Mái tôn trên sông Măng Thít (nằm
trong phạm vi đã được cấp phép hoạt
động bến thủy nội địa)
5 Bờ kè bê tông cặp sông Măng Thít 60 mét dài - -
1 Hệ thống xử lý bụi chuyền xay xát 1 hệ thống - -
4 Nơi đóng bao tro, chứa tro 1 khu 20
5 Phòng lắng bụi khô 12 tháp sấy lúa 1 phòng 280 -
Trang 9STT Tên công trình Số lượng Diện tích
(m 2 )
Số tầng (tầng)
Tỷ lệ (%)
Trang 10+ Bờ kè, bến thủy: Bờ sông Măng Thít thuộc khu xay xát, khu sấy lúa và
bờ sông Ruột Ngựa cặp nhà chứa trấu có tổng chiều dài khoảng 60m được đầu
tư kè bê tông kiên cố để chống sạt lở, phần bờ sông còn lại (bờ sông Măng Thít cặp nhà chứa trấu) được đóng cừ tràm, trồng bần, dừa nước,… chống sạt lở Hiện tại, chủ cơ sở cũng đã được cấp phép hoạt động bến thủy nội địa theo quy định
+ Hệ thống cấp điện: Chủ cơ sở sử dụng điện từ lưới điện của Công ty Điện lực Vĩnh Long để phục vụ sản xuất, sinh hoạt Bố trí 01 trạm điện có công suất 320 KVA phục vụ cho hoạt động cơ sở Ngoài ra, tại cơ sở còn được bố trí
01 máy phát điện dự phòng, công suất 50 KVA phục vụ vận hành các băng tải nhập lúa, xuất gạo lứt, tấm, cám, lúa khô và thấp sáng
+ Hệ thống thông tin liên lạc: Hệ thống điện thoại, mạng internet được lắp đặt cho cơ sở để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh
- Công trình bảo vệ môi trường:
+ Hệ thống xử lý bụi chuyền xay xát:
* Buồng lắng bụi khô 1:
• Số lượng: 1 buồng
• Diện tích: 60 m2
Trang 11• Diện tích nơi lắp đặt túi vải: 4,3 m2
• Kết cấu: Móng, khung, cột bê tông cốt thép, vách tường, mái tôn
• Nơi thoát khí: Dòng khí sau xử lý thoát trong nhà xưởng
• Kết cấu: Móng, khung, cột bê tông cốt thép và thép; mái tôn
Tại khu này có 1 thùng chứa tro bằng thép, thể tích khoảng 3 m3
Trang 12+ Phòng lắng bụi khô 12 tháp sấy lúa:
• Nơi thoát khí: Trong nhà xưởng
+ Hệ thống thu gom và thoát nước thải: Nước thải sinh hoạt được thu gom riêng vào hầm tự hoại xử lý; nước thải phát sinh từ hoạt động xử lý bụi, khí thải buồng nhiệt 12 lò sấy đứng được thu gom riêng, xử lý qua lắng lọc, sau đó sử dụng tuần hoàn, không xả bỏ
+ Hệ thống PCCC, chống sét: Chủ cơ sở đã trang bị các thiết bị phục vụ công tác PCCC để đảm báo công tác PCCC đạt được hiệu quả theo yêu cầu Ngoài ra chủ cơ sở còn trang bị kim thu sét để chống sét cho mái nhà xưởng,
+ Hệ thống xử lý bụi, khí thải buồng nhiệt các lò sấy lúa: Hệ thống gồm
12 cyclone hiện hữu, 1 buồng lắng bụi khô hiện hữu và 2 buồng lắng bụi ướt
Tại khu này có 1 bể lắng lọc nước thải sau sử dụng dập bụi, được xây dựng
7 ngăn (bể lắng lọc 7 ngăn), tổng thể tích khoảng 30 m3
Cây xanh, thảm cỏ: Trong khuôn viên cơ sở có trồng cây xanh, thảm
cỏ,… để tạo mỹ quan Cây xanh, thảm cỏ được trồng xung quanh văn phòng và phần nhà chứa trấu cặp sông Măng Thít
d Danh mục máy móc, thiết bị: Các máy móc, thiết bị chính của cơ sở
I Máy móc, thiết bị chuyền xay xát
Trang 13T Tên thiết bị Số lượng Thông số kỹ thuật Nước sản
xuất
Tình trạng thiết bị
1 Vít tải, băng tải nhập lúa
2 Bồn chứa lúa khô 1 cái 60 tấn; thép
Việt Nam 55%
3 Dây chuyền xay xát 1 dây chuyền 10 tấn sản phẩm/giờ
3.1 Sàng tách tạp chất 1 cái 10 tấn sản phẩm/giờ
3.2 Thùng chứa lúa 1 cái 10 tấn; thép
3.3 Cối đá tách vỏ lúa 14 cái 10 tấn sản phẩm/giờ/12
cái 3.4 Cối thun tách vỏ lúa 9 cái
3.5 Thiết bị rê, đảo lúa 3 cái 10 tấn sản phẩm/giờ/3 cái
3.6 Thiết bị gằng phân loại 2 cái - Rằng 165 lổ/lớp, 5 lớp
- Rằng 120 lổ/lớp, 4 lớp
4 Bồn chứa gạo lứt 4 cái - 20 tấn/cái, 2 cái; thép
- 15 tấn/cái, 2 cái; thép
6 Băng tải xuất gạo, phụ
9 Cối xay bụi cám 1 cái 0,5 tấn/giờ
II Máy móc, thiết bị xuất trấu
1 Máy hút trấu qua buồng
Việt Nam 85%
3 Băng tải xuất trấu 1 hệ thống 5 tấn/giờ
4
Băng tải đưa trấu từ
chuyền xay xát qua nhà
chứa trấu
III Máy móc, thiết bị sấy lúa
1 Vít tải, băng tải nhập lúa
Việt Nam 65%
5 Lò sấy đứng 12 lò 30 tấn/mẻ/lò (mỗi mẻ sấy
từ 7 – 30 giờ)
Việt Nam 70 - 100%
6 Cyclone xử lý bụi lò sấy 12 cái Bằng thép, đường kính
1m, cao 2,5m Việt Nam 70 - 95%
7 Băng tải xuất lúa khô 1 hệ thống 50 tấn/giờ Việt Nam 65%
Trang 14T Tên thiết bị Số lượng Thông số kỹ thuật Nước sản
xuất
Tình trạng thiết bị
10 Bồn chứa lúa khô 12 cái - 6 cái, 50 tấn/cái, thép
- 6 cái, 55 tấn/cái, thép Việt Nam - 90%
- 100%
12 Băng tải vận chuyển tro 1 hệ thống 0,5 tấn/giờ Việt Nam 90%
IV Thiết bị khác
1 Máy phát điện dự phòng 1 cái 50 KVA, dùng dầu DO Nhật 80%
Trang 152 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường: Không thay đổi
Trang 16Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: 1.1 Thu gom, thoát nước mưa:
- Nền nhà xưởng sản xuất, lò sấy, nhà trấu, được nâng cao hơn khu vực lân cận không để nước mưa chảy tràn vào cuốn theo tro, lúa, trấu, vào nguồn tiếp nhận
- Tro, tạp chất, cặn lắng hồ tuần hoàn khi lưu trữ được đóng bao kín Khu tập kết tro, tạp chất, cặn lắng hồ tuần hoàn có nền cao hơn khu vực lân cận và có mái che đảm bảo không để nước mưa tràn vào
- Nước mưa rơi trên mặt bằng chảy vào sông Măng Thít và sông Ruột Ngựa
- Chủ cơ sở phân công nhân viên định kỳ vệ sinh sân, đường nội bộ, thu gom chất thải xử lý, không để nước mưa cuốn vào nguồn tiếp nhận
1.2 Thu gom, thoát nước thải:
- Nước thải sinh hoạt, 1,2 m3/ngày đêm được thu gom vào 2 hầm tự hoại 3 ngăn, tổng thể tích 7,5 m3 xử lý Khi chất thải trong hầm tự hoại đầy chủ cơ sở
sẽ hợp đồng đơn vị có đủ chức năng bơm hút đi xử lý theo quy định
- Nước thải sản xuất: Nước rơi lại từ hoạt động dùng nước xử lý bụi, khí
thải lò sấy lúa 18,2 m3/ngày đêm được thu gom vào hồ tuần hoàn cho lắng, lọc sau đó sử dụng tuần hoàn, không xả bỏ
1.3 Xử lý nước thải:
- Nước thải sinh hoạt: 2 hầm tự hoại 3 ngăn, tổng thể tích 7,5 m3
- Nước thải sản xuất: Nước rơi lại từ hoạt động dùng nước xử lý bụi, khí thải lò sấy lúa được thu gom vào hồ tuần hoàn 7 ngăn cho lắng lọc, tổng thể tích khoảng 30 m3 sau đó sử dụng tuần hoàn, không xả bỏ Định kỳ khoảng 2 – 3 ngày 1 lần hoặc khi bổ sung thêm nước sông vào hồ tuần hoàn, chủ cơ sở dùng giấy quỳ kiểm tra pH trong nước ở hồ tuần hoàn, nếu pH ≥ 8 sẽ sử dụng tiếp, nếu
pH dưới 8 sẽ bổ sung thêm vôi nhằm đảm bảo hiệu quả xử lý khí thải lò sấy lúa Lượng vôi sử dụng mỗi lần được xác định bằng cách kiểm tra độ pH qua giấy quỳ, dự kiến khoảng 10 kg/lần bổ sung, tương đương khoảng 1,0 tấn/năm
Trang 17Cặn lắng (bùn) trong hồ tuần hoàn có thành phần chủ yếu là tro được định
kỳ hàng tuần thu gom vào bao chứa, để tách nước tự nhiên, sau đó bán cho người dân cải tạo vườn, bón cây hoặc xử lý theo quy định Nước tách ra khi thu gom cặn lắng hồ tuần hoàn được thu gom vào ngăn lọc hồ tuần hoàn để sử dụng
xử lý bụi, khí thải lò sấy, không xả bỏ Chủ cơ sở cam kết không để nước tách bùn chảy tràn qua ra xung quanh, ảnh hưởng đến môi trường và dân cư xung quanh Khu vực để bao chứa cặn lắng, chờ tách nước được bố trí tại hồ tuần hoàn, có nền bằng bê tông và có ống dẫn nước về ngăn lọc hồ tuần hoàn
Bảng 7: Các công trình, thiết bị chính xử lý nước thải
STT Tên công trình/Thiết
2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:
a Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý:
- Bụi, khí thải phát sinh khi vận hành lò sấy trong thiết bị, ống dẫn kín từ
nơi phát sinh (buồng đốt, tháp sấy) đến hệ thống xử lý
- Bụi phát sinh khi vận hành chuyền xay xát được chụp hút, quạt hút thu gom qua ống dẫn kín từ nơi phát sinh (vít tải lúa, cân lúa, sàng tách tạp chất, phân loại,…) đến công trình xử lý
b Công trình xử lý bụi, khí thải:
- Hoạt động xay xát:
Trang 18+ Nhập lúa khô:
Hình 2: Biện pháp xử lý bụi từ hoạt động nhập lúa khô
• Lúa từ các ghe chở lúa hoặc sà lan chở lúa được hệ thống vít tải vận
chuyển lên băng tải (được bao kín) sau đó đưa lên bồn chứa lúa khô chuyền xay
xát Doanh nghiệp dùng vít tải, băng tải nhập lúa, đã lắp đặt chụp hút, quạt hút
để thu gom bụi tại đầu giao giữa vít tải, băng tải vào 01 bộ túi vải lọc bụi; bụi
thoát ra từ túi vải trong nhà xưởng
• Chuyển lúa khô từ khu sấy sang chuyền xay xát: Doanh nghiệp dùng
gàu tải, băng tải để chuyển lúa; doanh nghiệp đã lắp đặt chụp hút, quạt hút thu
gom bụi tại nơi giao giữa gàu tải, băng tải và từ cửa nạp gàu tải vào buồng lắng
bụi khô xử lý chung với chuyền xay xát
• Đầu xả lúa từ băng tải chuyển lúa được đặt sâu vào bồn chứa lúa khô
chuyền xay xát và bồn này được đậy nắp kín để hạn chế bụi phát tán ra xung
quanh khi xả lúa
+ Xay xát: Bụi phát sinh từ hoạt động nhập liệu, nạp liệu, tách tạp chất,
tách vỏ của chuyền xay xát đều được chụp hút, quạt hút thu gom bụi vào hệ
thống xử lý bụi chuyền xay xát xử lý
Biện pháp xử lý bụi từ hoạt động nhập liệu, nạp liệu, tách tạp chất, tách vỏ
Quạt hút
Buồng lắng bụi khô 2
Nhập lúa khô sau sấy
qua chuyền xay xát Chụp hút
Trang 19Thuyết minh: Bụi phát sinh từ công đoạn nhập lúa khô sau sấy qua chuyền
xay xát, tách tạp chất, tách vỏ (tách trấu) được quạt hút, chụp hút thu gom xử lý như sau:
• Đối với lúa khô nhập từ khu lò sấy qua chuyền xay xát có chụp hút, quạt hút thu gom bụi phát sinh từ nơi giao giữa vít tải, băng tải vào buồng lắng bụi khô 2 xử lý
• Đối với bụi phát sinh từ công đoạn tách vỏ được thu gom vào buồng lắng bụi khô 1 (60 m2, vách tôn kín tới mái cao khoảng 6m, mái tôn) tách bụi có kích thước lớn theo trọng lực trước khi đưa vào buồng lắng bụi khô 2 Bụi trong buồng lắng bụi khô có thành phần chủ yếu là cám được thu gom thường xuyên để bán cho khách hàng có nhu cầu
• Đối với bụi phát sinh từ công đoạn nhập lúa khô từ khách hàng, tách tạp chất của dây chuyền xay xát được chụp hút, quạt hút thu gom vào buồng lắng
bụi khô 2 xử lý
Buồng lắng bụi khô 2 có diện tích 10 m2, cao 3,5 m, vách bằng bê tông, mái tôn Khi dòng khí mang bụi vào buồng lắng bụi khô 2, các hạt bụi trong dòng khí sẽ theo trọng lực rơi lại nền, tách khỏi dòng khí Dòng khí sau đó theo ống dẫn vào túi vải (31 túi, đường kính 0,5m/túi, dài 4 m/túi) tách bụi lần nữa trước khi thoát trong nhà xưởng
Bụi lắng đọng trong buồng lắng bụi khô 1, buồng lắng bụi khô 2, túi vải được định kỳ thu gom bán cùng tro, cùng cám hoặc xử lý theo quy định
Các túi vải phục vụ xử lý bụi sẽ được kiểm tra, bảo trì, sửa chữa định kỳ để đảm bảo luôn hoạt động ổn định, xuyên suốt
Chủ cơ sở cam kết xử lý bụi từ chuyền xay xát đạt quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành (QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B) trước khi xả vào nguồn tiếp nhận
• Đối với bụi phát sinh từ công đoạn sàng trấu sau khi tách vỏ, sàng cám, xay cám: Được thu gom, xử lý như sơ đồ sau: