* Thời gian vận hành phòng xử lý bụi, mùi hôi sau quạt hút: Được chia làm 3 giai đoạn như sau: - Giai đoạn sưởi ấm gà: Cơ sở chỉ sử dụng từ 1 – 2 quạt hút vào ban ngày và ở giai đoạn này
Trang 1Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1 Tên chủ cơ sở: Ông Trần Hữu Nghĩa
- Địa chỉ văn phòng: Ấp Phú Bình, xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông Trần Hữu Nghĩa – Chủ
cơ sở
- Điện thoại: 0974.775.094
2 Tên cơ sở: Trại nuôi gà thịt gia công Trần Hữu Nghĩa
- Địa điểm cơ sở: Ấp Phú Bình, xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần: Quyết định số 2454/QĐ-UBND ngày 17/9/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt báo cáo ĐTM của
dự án “Đầu tư xây dựng trại nuôi gà thịt gia công Trần Hữu Nghĩa”
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
+ Trại nuôi gà thịt gia công Trần Hữu Nghĩa có tổng vốn đầu tư 8 tỷ đồng (gồm 6,5 tỷ đồng đầu tư trại nuôi gà và 1,5 tỷ đồng đầu tư thiết bị sản xuất điện năng lượng mặt trời mái nhà) Hoạt động của cơ sở thuộc đối tượng có nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại số thứ tự 16 phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ, với quy mô trung bình (Số lượng gà nuôi tại dự án khoảng 80.000 con/đợt nuôi, tương đương 400 ĐVN – Đơn vị vật nuôi)
+ Đối chiếu quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 với nội dung trên: Trại nuôi gà thịt gia công Trần Hữu Nghĩa thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường, thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Vĩnh Long
(Dự án thuộc dự án đầu tư nhóm II theo quy định tại STT 1 Mục I Phụ lục
IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình)
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1 Công suất hoạt động của cơ sở:
a Hoạt động nuôi gà: Số lượng gà nuôi tại cơ sở: 60.000 con/đợt nuôi, tối
đa 300.000 con/năm (chưa trừ tỷ lệ hao hụt 2% và tính cho trường hợp nuôi gà lông trắng, 5 đợt/năm)
Trang 2b Hoạt động sản xuất điện năng lượng mặt trời mái nhà: Tại cơ sở có 1.204 tấm pin, công suất 1 tấm pin là: 440 Wp/1 tấm pin, do đó tổng công suất điện năng lượng mặt trời mái nhà của cơ sở là:
1.204 tấm pin x 440 Wp/1 tấm pin = 529.760 Wp (tương đương 529,76 kWp)
3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở:
a Quy trình chăn nuôi của cơ sở: Chủ cơ sở nuôi gà thịt gia công, toàn bộ
chuồng trại được xây dựng theo mô hình trại kín có hệ thống làm mát Quy trình chăn nuôi của cơ sở được diễn tả qua sơ đồ sau:
Hình 1: Quy trình nuôi gà thịt gia công của cơ sở
Thuyết minh quy trình nuôi gà thịt: Tùy theo yêu cầu của đơn vị thuê nuôi
gia công chủ cơ sở sẽ nuôi gà lông màu hoặc nuôi gà lông trắng và mỗi đợt sẽ nuôi cùng lúc 3 trại Quy trình chăn nuôi của các loại gà này giống nhau; tuy nhiên, do gà lông màu được nuôi bằng thức ăn có hàm lượng đạm thấp hơn gà lông trắng nên thời gian nuôi gà lông màu dài hơn và trọng lượng gà nhỏ hơn Quy trình chăn nuôi gà của dự án qua các công đoạn sau:
+ Chuẩn bị trại (khoảng 1 ngày/trại): Khi nhận được lịch thả gà của đơn vị thuê nuôi gia công chủ cơ sở sẽ thu mua trấu, rãi trấu lót nền trại và dùng lưới cước giới hạn diện tích thả gà trong trại Chiều dầy lớp trấu lót nền trại trung bình khoảng 0,06 m (khoảng 7 kg/m2 nền trại; tổng cộng khoảng 37,1 tấn/3 trại/đợt nuôi) Thời gian chuẩn bị trại khoảng 1 ngày/trại
Thức ăn, thuốc thú y, thuốc
Trấu, lưới cước
Bao bì, nước, thuốc khử
Bụi, khí thải, mùi hôi, chất thải rắn, tiếng ồn
Bụi, mùi hôi, nước thải, CTNH
Để trống trại tối thiểu
15 ngày
Bụi, khí thải, tiếng ồn
và chất thải rắn,
Trang 3+ Thả gà giống (khoảng 1 - 2 ngày/trại): chủ cơ sở nuôi gà gia công nên gà
1 ngày tuổi (gà giống) được đơn vị thuê nuôi gia công dùng xe tải giao cho cơ sở sau khi thông báo với ngành thú y địa phương Thời gian nhận gà giống khoảng 1
- 2 ngày/trại Chủ cơ sở thả lần lược từng trại, hết trại này sẽ thả tiếp trại khác cho đến hết 4 trại Mật độ gà thả trong trại khoảng 1 con/m2 nền trại (đối với gà lông màu hoặc gà lông trắng
+ Nuôi dưỡng (khoảng 45 ngày đối với gà lông trắng hoặc khoảng 90 ngày đối với gà lông màu): Khi thả gà giống, chủ cơ sở sẽ thả gà vào khu vực giới hạn
đã bố trí sẵn trong trại để tiện chăm sóc; đồng thời, dùng đèn điện, hoặc gas sưởi
ấm cho gà Thời gian sưởi ấm cho gà giống khoảng 7 ngày/đợt nuôi
Khi kết thúc thời gian sưởi ấm, cơ sở sẽ nới rộng khu vực giới hạn cho đến hết trại
Trong suốt quá trình nuôi gà tại cơ sở, toàn bộ nguyên, vật liệu (như thức ăn, thuốc thú y,…) được đơn vị thuê nuôi gia công cung cấp cho cơ sở theo định kỳ (mỗi tháng khoảng 4 – 5 lần); ngoài ra, đơn vị thuê nuôi gia công cũng phân công cán bộ thú y theo dõi, hướng dẫn chủ cơ sở nuôi gà theo đúng quy trình kỹ thuật,
sử dụng thuốc thú y đúng lịch tiêm phòng, đúng liều lượng để đảm bảo hiệu quả phòng, chống dịch bệnh và hạn chế hao phí Trong thời gian nuôi gà, chủ cơ sở cung cấp thức ăn vào trại qua máy cấp thức ăn tự động, cung cấp nước sạch cho
gà uống qua núm uống; lượng nước cho gà uống phụ thuộc vào khối lượng gà, tối
đa khoảng 150 ml/con/ngày đêm
Tùy loại gà mà thời gian nuôi dưỡng gà tại cơ sở dài hay ngắn; cụ thể:
• Đối với gà lông màu thời gian nuôi dưỡng tại dự án khoảng 90 ngày; khi xuất gà đạt trọng lượng khoảng 2 kg/con
• Đối với gà lông trắng thời gian nuôi dưỡng tại dự án khoảng 45 ngày; khi xuất gà đạt trọng lượng bình quân khoảng 3,0 kg/con
Tỷ lệ gà chết trong suốt quá trình nuôi dưỡng tại dự án vào khoảng 2%, và
tỷ lệ tiêu tốn thức ăn vào khoảng 2,4 kg thức ăn/kg tăng trọng (đối với gà lông trắng) hoặc khoảng 2,8 kg/kg tăng trọng (đối với gà lông màu)
+ Xuất gà (2 – 3 ngày/trại): Khi đến thời gian xuất gà, đơn vị thuê nuôi gia công sẽ thông báo lịch bắt gà với chủ cơ sở và ngành thú y địa phương trước khi đưa xe tải đến cơ sở thu gom gà Thời gian đơn vị thuê nuôi gia công thu gom gà
và vận chuyển gà khỏi cơ sở khoảng 2 – 3 ngày/trại/đợt nuôi Chủ cơ sở xuất gà lần lược từng trại, hết trại này đến trại khác cho đến hết 3 trại
+ Vệ sinh và sát trùng trại (khoảng 6 - 8 ngày/trại): Sau khi xuất hết gà, chủ
cơ sở sẽ thu gom phân và chất độn nền vào bao ni lông bán cho khách hàng; sau
đó dùng nước vệ sinh nền trại, các dụng cụ chăn nuôi và vệ sinh phòng xử lý bụi,
Trang 4mùi hôi Lượng trấu và phân gà thu gom vào khoảng 10 kg/m2 nền trại Thời gian thu gom phân, chất độn nền khoảng 5 – 7 ngày/trại/đợt nuôi; thời gian dự án dùng nước vệ sinh nền trại, vệ sinh các dụng cụ chăn nuôi, phòng xử lý bụi, mùi hôi 1 ngày/trại/đợt nuôi
Sau đó sẽ tiêu độc khử trùng trại, dụng cụ chăn nuôi và để trống trại tối thiểu
15 ngày trước khi nuôi đợt gà kế tiếp đối với trường hợp không có dịch bệnh, 30 ngày đối với trường hợp có dịch bệnh
* Thời gian nuôi gà:
Đối với gà lông màu mỗi đợt nuôi khoảng115 ngày, cơ sở nuôi tối đa khoảng
* Thời gian vận hành phòng xử lý bụi, mùi hôi sau quạt hút: Được chia
làm 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn sưởi ấm gà: Cơ sở chỉ sử dụng từ 1 – 2 quạt hút vào ban ngày và
ở giai đoạn này gà còn nhỏ, bụi, mùi hôi phát sinh rất ít nên cơ sở không vận hành các giàn phun nước trong phòng xử lý bụi, mùi hôi sau quạt hút
- Giai đoạn sau kết thúc thời gian sưởi ấm gà đến khi gà khoảng 30 ngày tuổi: Ở giai đoạn này mùi hôi, bụi phát sinh từ hoạt động chăn nuôi cũng chưa lớn nên cơ sở không vận hành các giàn phun nước trong phòng xử lý bụi, mùi hôi sau quạt hút thường xuyên mà các béc phun nước được điều chỉnh hoạt động 15 phút, ngưng 15 phút, đồng thời không vận hành các giàn phun nước trong phòng xử lý bụi, mùi hôi sau quạt hút khi trời mưa
- Giai đoạn gà khoảng 30 ngày tuổi đến xuất chuồng: Ở giai đoạn này mùi hôi, bụi phát sinh từ hoạt động chăn nuôi khá lớn nên cơ sở vận hành các giàn phun nước trong phòng xử lý bụi, mùi hôi sau quạt hút thường xuyên nhưng không vận hành các giàn phun nước trong phòng xử lý bụi, mùi hôi sau quạt hút khi trời mưa
Trang 5b Hoạt động sản xuất điện năng lượng mặt trời mái nhà của cơ sở:
Hình 2: Quy trình sản xuất điện mặt trời mái nhà tại cơ sở
Thuyết minh công nghệ sản xuất điện mặt trời mái nhà:
Các tấm pin năng lượng mặt trời chuyển đổi bức xạ ánh sáng mặt trời thành dòng điện một chiều (DC) Dòng điện DC đó sẽ được chuyển hóa thành dòng điện xoay chiều (AC) bởi Bộ Inverter Dòng điện AC 380V hay 0,38kV (kV là đơn vị điện áp) được hòa vào lưới điện 3 pha của cơ sở để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở; Trường hợp cơ sở sử dụng điện không hết, phần điện
dư thừa sẽ tự động đưa vào trạm biến áp qua đồng hồ đo đếm 2 chiều (đồng hồ đo đếm 2 chiều là: trường hợp cơ sở sử dụng điện mặt trời mái nhà không hết sẽ tính lượng điện để bán cho Công ty điện lực địa phương, trường hợp cơ sở sử dụng điện mặt trời mái nhà không đủ sẽ tính lượng điện để Công ty điện lực địa phương bán cho cơ sở sử dụng) Dòng điện AC sau khi qua đồng hồ đo đếm 2 chiều sẽ
hòa vào đường dây điện lưới quốc gia 22kV Chủ cơ sở ký hợp đồng đấu nối và
Ánh sáng mặt trời
Tấm pin PV (hệ thống điện mặt trời), 1.204 tấm
Đường dây 22 kV (điện lưới quốc gia)
Thay thế, hư hỏng Chất thải
Rửa
Điện trường
Điện trường
Điện trường, CTNH
cơ sở để sử dụng
Trang 6bão, lượng điện năng sản sinh ít sẽ không hòa vào lưới điện quốc gia Cơ sở không
có lắp đặt hệ thống SCADA
Cơ sở sử dụng công nghệ lắp cố định các tấm pin quang điện (PV) theo một hướng nhất định (hướng mái nhà) Các tấm PV sẽ được lắp đặt cố định sao cho hướng của các tấm PV nhận được năng lượng bức xạ mặt trời nhiều nhất Điện mặt trời mái nhà có ưu điểm nổi bật là sử dụng năng lượng sạch để sản xuất điện năng, không phát thải khí nhà kính, không gây ô nhiễm môi trường không khí
Tấm pin (PV) là tấm pin quang điện (PV), là hệ thống các tấm vật liệu đặc
biệt có khả năng chuyển đổi quang năng của ánh sáng mặt trời thành điện năng (1.204 tấm, có công suất 440 Wp/tấm)
Trạm Inverter (1 trạm, 4 bộ inverter/trạm) là thiết bị điện tử có chức năng
chuyển đổi dòng điện DC sang dòng điện AC 220/380V-50Hz (điện áp 220V/điện
áp 380V-tần số 50 Hz); công suất tối đa 100.000W/bộ; trọng lượng 125kg; điện
áp làm việc 360-1000V
Trạm biến áp (1 trạm, gồm 1 máy biến áp với tổng công suất 560 KVA)
Trạm biến áp có công dụng chuyển đổi điện áp từ 0,38kV sang 22kV Trạm biến
áp có 1 máy biến áp, không có hố thu dầu Khi máy biến áp bị hư thì chủ cơ sở sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại để xử lý máy biến áp
bị hư và dầu thải trong máy biến áp
Trong quá trình vận hành của cơ sở về sản xuất điện mặt trời mái nhà, chất thải phát sinh tại cơ sở chủ yếu gồm: chất thải nguy hại (tấm pin PV bị hư, bình biến áp bị hư và dầu thải trong bình biến áp, ), nước thải từ vệ sinh bề mặt các tấm pin PV Ngoài ra, quá trình sản xuất điện mặt trời mái nhà còn phát sinh điện trường tại khu vực lắp trạm Inverter, Trạm biến áp, đường dây tải điện,
Nước thải từ hoạt động sản xuất điện mặt trời mái nhà phát sinh chủ yếu từ công đoạn vệ sinh các tấm pin (khoảng 3 tháng vệ sinh 1 lần), nước thải này chủ yếu chứa các thành phần chất rắn lơ lửng do bụi bám trên bề mặt tấm pin nên ảnh
hưởng môi trường không đáng kể
Cách thức vệ sinh các tấm pin năng lượng mặt trời mái nhà
+ Cơ sở sẽ thực hiện vệ sinh các tấm pin năng lượng mặt trời, với tần suất
vệ sinh khoảng 3 tháng/lần, mỗi lần vệ sinh khoảng 2 ngày, mỗi ngày vệ sinh khoảng 600 tấm pin
+ Vệ sinh các tấm pin bằng nước (cách thức vệ sinh thủ công): Công nhân
sẽ sử dụng nước sạch phun lên các tấm pin, sau đó lau trực tiếp bằng thiết bị chuyên dụng nên lượng nước phát sinh rất ít, lượng nước sử dụng để vệ sinh các tấm pin khoảng 0,5 lít/1 tấm pin/1 lần vệ sinh (mỗi lần vệ sinh 1 tấm pin, mỗi
Trang 7ngày vệ sinh 600 tấm pin, tổng lượng nước vệ sinh tấm pin khoảng 0,3 m3/ngày (làm tròn 0,3 m3/ngày), lượng nước này ít, tự bốc hơi
3.3 Sản phẩm của cơ sở: Gà thịt lông màu hoặc lông trắng và điện năng
lượng mặt trời mái nhà
B Hoạt động sản xuất điện năng
lượng mặt trời mái nhà 1.204 tấm pin x 440 Wp/tấm = 529.760 Wp/ (tương đương 529,76 kWp)
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:
a Nhu cầu sử dụng phế liệu: Cơ sở không sử dụng phế liệu cho sản xuất
b Nhu cầu sử dụng nguyên liệu: Các loại nguyên, vật liệu sử dụng cho sản
xuất như sau:
Bảng 2: Nhu cầu nguyên, vật liệu; phụ liệu
STT Tên nguyên, vật liệu Đơn vị tính Số lượng
Trang 8STT Tên nguyên, vật liệu Đơn vị tính Số lượng
Mật độ nuôi: 11 con/m 2
Số đợt nuôi: 5 đợt/năm
2
Trường hợp nuôi gà lông màu
3 Thuốc thú y các loại (như Doxycylin,
Lượng trấu sử dụng: 7 kg/m 2 nền trại
Ghi chú: Thức ăn đảm bảo đạt chất lượng theo quy định (QCVN
01-78:2011/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi - Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi)
c Nhu cầu sử dụng hóa chất:
- Trong chăn nuôi: Cơ sở sử dụng các loại hóa chất như vôi bột, CID 1/500,
Chlorine,… để khử khuẩn, sát trùng Khối lượng sử dụng tổng cộng khoảng 0,02 tấn/năm Trong đó, vôi bột chiếm trên 90% tổng khối lượng
- Trong xử lý nước thải, nước cấp: Chlorine, 0,5 kg/tháng
d Nhu cầu sử dụng nhiên liệu: Cơ sở có 2 máy phát điện dự phòng với
công suất 750 kVA và 1.150 kVA, các máy này sử dụng dầu DO vận hành Lượng dầu DO sử dụng tối đa khoảng 1,0 tấn/năm (khoảng 100 lít/ngày)
Ngoài ra, tại cơ sở còn sử dụng gas làm nhiên liệu sưởi ấm gà lúc mới nhập, lượng gas sử dụng khoảng 0,7 tấn/năm
e Nhu cầu sử dụng điện: Cơ sở sử dụng điện từ điện lưới quốc gia và điện
năng lượng mặt trời sản xuất tại cơ sở để phục vụ chăn nuôi và sinh hoạt Lượng điện sử dụng tối đa 850 kWh/ngày; bình quân khoảng 18.000 kWh/tháng hay khoảng 120.000 kWh/năm
f Nhu cầu sử dụng nước:
- Nguồn cung cấp nước:
Trang 9+ Chủ cơ sở sử dụng nước cấp từ nhà máy nước địa phương cho sinh hoạt của nhân viên, cho gà uống, vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời
+ Chủ cơ sở sử dụng nước thải sau xử lý tưới cây xanh, thảm cỏ trong khuôn viên
+ Chủ cơ sở sử dụng nước mặt cấp xử lý bụi, mùi hôi sau quạt hút và các hoạt động còn lại của cơ sở Trong đó, nước mặt cấp cho hệ thống làm mát, pha vôi được xử lý qua lắng lọc; nước mặt cấp cho các hoạt động còn lại (như vệ sinh nền trại, vệ sinh thiết bị chăn nuôi, PCCC) được sử dụng trực tiếp, không qua xử
lý
- Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở:
Bảng 3: Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở
STT Đối tượng sử dụng Quy mô Tiêu chuẩn cấp
nước
Khối lượng
sử dụng (m 3 /ngày)
Khối lượng nước thải (m 3 /ngày)
I Nước cấp
1 Cấp sinh hoạt của nhân viên
(9 người sinh hoạt tại cơ sở) 7 người 120 (lít/người/ngày) 0,8 0,8
2 Cấp cho gà uống 60.000 con 0,15 (lít/con/ngày) 9,0 -
3 Vệ sinh tấm pin năng lượng
mặt trời
600 tấm/ngày 0,5 lít/tấm pin 0,3 0,3
II Nước mặt
1 Cấp bổ sung cho hệ thống làm
2
Nước pha vôi sát trùng (sát
trùng phương tiện, công nhân,
khách liên hệ) tối đa
3
Vệ sinh nền trại (mỗi trại vệ
sinh trong ngày và vệ sinh lần
từng trại)
1.800
m2/trại 3 lít/m2 nền 5,4 5,4
4
Vệ sinh thiết bị chăn nuôi (mỗi
trại vệ trong ngày cùng lúc vệ
sinh nền trại)
5
Cấp tưới cây xanh, thảm cỏ
(Khi nguồn nước thải sau xử lý
cấp không đủ để tưới cây)
5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở:
5.1 Vị trí cơ sở:
Trang 10- Vị trí giáp giới của khu đất như sau:
+ Phía Đông Bắc giáp: Rạch công cộng, Đường huyện 33B
+ Phía Đông Nam giáp: Vườn dân, cách nhà dân gần nhất (nhà ông Hiệp) khoảng 50m
+ Phía Tây Bắc giáp: Vườn dân, cách nhà dân gần nhất trên 300m + Phía Tây Nam giáp: Vườn dân, cách nhà dân gần nhất (nhà ông Tùng
và ông Long) khoảng 80m
- Các đối tượng tự nhiên, KT-XH và các đối tượng khác có khả năng bị tác động bởi cơ sở:
+ Trong bán kính 400m tính từ trại hay phòng xử lý bụi, mùi hôi không
có các công trình y tế, giáo dục, chợ, tôn giáo, tín ngưỡng, an ninh quốc phòng, văn hóa, khu dân cư đông người
+ Hướng Đông Bắc có 02 hộ dân sinh sống trong bán kính 100m (hộ bà Nâu và bà Dãnh), các hộ này cách trại 50m, cách phòng xử lý bụi, mùi hôi 150m
+ Hướng Đông Nam có 01 hộ dân sinh sống trong bán kính 100m (hộ ông Hiệp), hộ này cách trại 50m, cách phòng xử lý bụi, mùi hôi 50m
+ Hướng Tây Bắc: Nhà dân cách trại và phòng xử lý bụi, mùi hôi trên 300m
+ Hướng Tây Nam: có 02 hộ dân sinh sống (02 hộ chung 1 nhà) trong bán kính 100m (hộ ông Tùng và ông Long), các hộ này cách trại 85m, cách phòng
xử lý bụi, mùi hôi 80m
Tóm lại, trong bán kính 100m tính từ vị trí xây dựng trại có 5 hộ dân (hộ bà Nâu, bà Dãnh, ông Hiệp, ông Tùng, ông Long), tính từ vị trí xây dựng phòng xử
lý bụi, mùi hôi có 3 hộ dân (hộ ông Hiệp, ông Tùng và ông Long); 03 hộ còn lại (hộ ông Bá, bà Thạch và ông Sơn) cách phòng xử lý bụi, mùi hôi khoảng 130m, cách trại chăn nuôi khoảng 135m
Ngoài ra, vị trí xây dựng trại cách Đường huyện 33B khoảng 50m, cách rạch công cộng khoảng 4m, cách chợ Ba Đồng khoảng 1.950m theo hướng Đông Bắc
và cách UBND xã An Phước khoảng 3.200m theo hướng Đông Nam
Xung quanh cơ sở giáp vườn trồng cây ăn trái; trong đó, hướng Tây Bắc là vườn trồng sầu riêng, các hướng còn lại là vườn nhãn, sầu riêng Phần lớn cây trồng xung quanh cơ sở có chiều cao trên 4m, cành lá um tùm, mật độ rất dầy, cành lá che phủ phần lớn diện tích vườn Vị trí cơ sở đảm bảo khoảng cách theo quy định tại quy chuẩn QCVN 01 - 15:2010/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật
Trang 11quốc gia điều kiện trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNN, ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
5.2 Diện tích, hiện trạng sử dụng đất của cơ sở:
- Diện tích: 8.458,7 m2
- Loại đất: Đất nông nghiệp khác và đất trồng cây lâu năm
5.3 Hạng mục công trình của cơ sở:
- Các trại gà của cơ sở được xây dựng theo mô hình trại kín, có hệ thống làm mát Đầu các trại được lắp đặt màng nước, cuối trại được bố trí quạt hút để hút không khí nóng, bụi và mùi trong trại ra ngoài nhằm điều hoà vi khí hậu cho trại Các trại được xây dựng cách nhau 5 - 6m
Máng ăn và núm uống trong trại được bố trí cách nền trại và lệch nhau để hạn chế nước rơi vãi vào thức ăn Các lối ra vào trại có bố trí hố sát trùng
Cơ sở nuôi gà thịt gia công trong phòng kín có hệ thống làm mát, nên trại được xây dựng kín, nhiệt độ trong trại được điều tiết bởi các màng nước lắp đặt phía đầu trại, quạt hút bố trí phía cuối trại và các cảm biến nhiệt bố trí trong trại
Hệ thống làm mát trại của cơ sở hoạt động theo nguyên tắc sau:
Đầu các trại được lắp đặt hệ thống tấm làm mát (giàn giải nhiệt), nước từ hồ phía dưới tấm làm mát được mô tơ điện bơm lên và phân phối đều ở mặt trên của hệ thống tấm làm mát để nước từ từ thấm xuống phía dưới các tấm làm mát, rồi theo máng thu chảy ngược trở lại hồ chứa sử dụng hoàn lưu
Cuối mỗi trại được lắp đặt quạt hút công nghiệp (10 quạt/trại), công suất 1 - 1,5 HP/quạt để hút toàn bộ không khí nóng, bụi và mùi hôi trong trại ra ngoài Ngoại trừ đầu trại (khu vực lắp đặt hệ thống tấm làm mát) và cuối trại (khu vực lắp đặt quạt hút) là nơi không khí lưu thông, các mặt còn lại được che chắn kín nên khi không khí trong trại bị quạt hút hút ra ngoài, không khí bên ngoài trại
sẽ di chuyển ngang qua hệ thống tấm làm mát, trao đổi nhiệt với nước và làm nước bốc hơi bay vào trong trại Do đó, làm tăng độ ẩm và giảm nhiệt độ trong trại Ngoài ra, để đảm bảo, chủ động điều chỉnh: ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ phù
Trang 12+ Nơi nhập thức ăn vào trại
+ Nơi để thiết bị, vật tư
- Kết cấu: Cột thép, vách tôn, mái tôn, nền gạch và xi măng
- Vị trí: Bố trí gần nơi sát trùng phương tiện giao thông ra vào cơ sở và khu nhà ở công nhân, nhà quản lý và phòng thú y, phòng khách
- Kết cấu: Cột bê tông cốt thép, vách tường, mái tôn, nền gạch
5 Sân đường nội
Trang 13- Công trình bảo vệ môi trường:
Bảng 6: Hạng mục công trình bảo vệ môi trường của dự án
STT Tên công
1 Phòng xử lý
bụi, mùi hôi
- Số lượng: 3 phòng sử dụng xử lý chung cho 3 trại nuôi gà
gom nước thải
Nền các trại được xây dựng nghiên về hai bên Chủ dự án xây dựng rãnh thoát nước 2 bên hông trại để thu gom nước thải từ các trại vào ao sinh học xử lý nước thải xử lý
6 Hệ thống thu
gom nước mưa
Rãnh thu gom nước thải được sử dụng chung thu gom nước mưa nên không vệ sinh trại trong ngày mưa Nước mưa từ rãnh được dẫn thoát riêng vào kênh công cộng, không cho chảy vào hệ thống xử lý nước thải
7 Hệ thống
PCCC
Tại dự án có bố trí các thiết bị PCCC như bình bọt, có lắp biển báo theo quy định để phục vụ công tác PCCC
Trang 14STT Tên công
8 Cây xanh,
thảm cỏ
Tại cơ sở có trồng cây xanh, thảm cỏ nhằm chắn gió, điều hòa vi khí hậu
ở khu vực cơ sở, tạo mỹ quan, hấp thụ bớt bụi, khí thải (kể cả mùi hôi) trong môi trường không khí xung quanh Tổng diện tích cây xanh, thảm
- Biện pháp xử lý: Sinh học kết hợp hóa chất khử trùng
5.4 Danh mục máy móc, thiết bị: Danh mục, số lượng máy móc, thiết bị chính
phục vụ cho hoạt động của cơ sở gồm:
Bảng 7: Các thiết bị chính của cơ sở
STT Tên thiết bị Số lượng Thông số kỹ thuật Nước sản xuất Tình trạng thiết bị
I Thiết bị phục vụ chăn nuôi gà
4 Máy phát điện dự phòng 2 cái 750 kVA và 1.150
Tấm pin năng lượng mặt trời SHARP - 440Wp
- Pin đa tinh thể: mono
Trang 15STT Tên thiết bị Số lượng Thông số kỹ thuật Nước sản xuất Tình trạng thiết bị
2
Thiết bị điều khiển nối lưới, bộ Inverter
- Bộ biến đổi điện DC (1 chiều) thành AC (xoay chiều)
Trang 16- Vị trí dự án đã được Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh thẩm định theo biên bản số 14/BBTĐ ngày 11/6/2020 đảm bảo về khoảng cách theo quy định
Do đó, hoạt động của cơ sở phù hợp quy hoạch
2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường:
Không thay đổi so nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt tại Quyết định số 2454/QĐ-UBND ngày 17/9/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Cụ thể:
- Đối với nước thải:
+ Nước thải sinh hoạt phát sinh từ cơ sở khoảng 0,8 m3/ngày được thu gom riêng vào 2 hầm tự hoại 3 ngăn xử lý
+ Nước thải chăn nuôi không phát sinh thường xuyên, chỉ phát sinh khi kết thúc đợt nuôi gà (vệ sinh chuồng trại, thiết bị chăn nuôi), khối lượng nước thải phát sinh khoảng 5,9 m3/ngày đêm (gồm nước sử dụng vệ sinh nền trại khoảng 5,4 m3/ngày và vệ sinh thiết bị chăn nuôi (như máng ăn, núm uống) khoảng 0,5
m3/ngày), tương đương 17,4 m3/đợt nuôi được thu gom vào ao sinh học, có thể tích khoảng 36 m3 để xử lý khoảng 40 ngày bằng thủy sinh thực vật trong ao như lục bình, rau mát,… trước khi khử trùng để tái sử dụng tưới cây xanh, thảm cỏ trong khuôn viên cơ sở
- Đối với bụi, khí thải, mùi hôi: Hoạt động của cơ sở có phát sinh bụi, khí thải, mùi hôi, đặc biệt là bụi, mùi hôi sau quạt hút Chủ cơ sở áp dụng tốt các biện pháp xử lý bụi, mùi hôi nên các chất thải này luôn có giá trị nằm trong giới hạn cho phép trước khi ra môi trường
Do đó, hoạt động của cơ sở phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường
Trang 17Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: 1.1 Thu gom, thoát nước mưa: Tại cơ sở sử dụng rãnh bê tông và ống nhựa
thu gom, thoát nước mưa Nước mưa tại cơ sở được lắng cặn sơ bộ tại rãnh thu gom trước khi chảy vào kênh công cộng Rãnh thu gom nước mưa rộng 0,5m, sâu
từ 0,4 – 0,6m dài 40m; ống nhựa PVC 400, dài 2m
Ngoài ra, chủ cơ sở còn sử dụng rãnh thoát nước hai bên hông trại để thu gom nước mưa ở khu vực trại
Chủ cơ sở phân công nhân viên định kỳ hàng quý vệ sinh sạch sẽ đường thoát nước mưa sau phòng xử lý bụi, mùi hôi
1.2 Thu gom, thoát nước thải:
- Nước thải sinh hoạt:
Cơ sở có 7 nhân viên làm việc và sinh hoạt tại cơ sở, khối lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 0,8 m3/ngày đêm được thu gom bằng ống nhựa PVC
114 dài khoảng 4m và PVC 90 dài khoảng 10m vào 2 hầm tự hoại 3 ngăn, tổng thể tích 6 m3 (3 m3/hầm) để xử lý
Khi nước thải vào hầm tự hoại 3 ngăn các chất lơ lửng trong nước thải sẽ lắng đọng xuống đáy bể ở ngăn chứa Kế đến nước thải từ ngăn chứa sẽ chảy tràn qua ngăn lắng Tại ngăn lắng, các chất lơ lửng trong nước thải tiếp tục lắng đọng xuống đáy bể Nước thải sau khi qua ngăn lắng sẽ chảy tràn qua ngăn lọc để tiếp tục loại các chất ô nhiễm trong nước thải bởi hệ vi sinh yếm khí phát triển trên bề mặt vật liệu lọc Nước thải sau ngăn lọc sẽ thoát ra môi trường
- Nước thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi:
Trong thời gian chăn nuôi gà không phát sinh nước thải, chỉ phát sinh nước thải khi dùng nước vệ sinh nền trại và các thiết bị chăn nuôi (như máng ăn, núm uống,…) sau khi xuất gà
Sau khi xuất gà và thu gom phân vật liệu lót nền, chủ cơ sở dùng vòi áp lực
vệ sinh nền trại và dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, núm uống trước khi sát trùng
và để trống trại nhằm hạn chế mầm bệnh lây nhiễm cho đợt nuôi kế tiếp và tuân thủ quy định của ngành thú y Cơ sở có 3 trại gà, vệ sinh lần lược từng trại, mỗi trại vệ sinh trong ngày Khối lượng nước sử dụng vệ sinh nền trại khoảng 5,4
m3/ngày và vệ sinh thiết bị chăn nuôi (như máng ăn, núm uống) khoảng 0,5
m3/ngày Tổng cộng khoảng 5,9 m3/ngày/trại Cơ sở có 3 trại, với diện tích 5.300
m2 nên tổng lượng nước thải vệ sinh trại, thiết bị chăn nuôi khoảng 17,4 m3/đợt nuôi Do trước khi dùng nước vệ sinh, nền trại được quét dọn, thu gom sạch sẽ
Trang 18phân cùng trấu độn nên nước thải bị ô nhiễm không lớn, với thành phần chủ yếu
là chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, vi sinh,
Để giảm thiểu ô nhiễm do nước thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi, chủ cơ
sở áp dụng giải pháp sau:
• Trang bị thiết bị thu gom phân và chất độn nền trại (như chổi, ) và phân công nhân viên thu gom thật sạch các chất thải này nhằm giảm thiểu ô nhiễm cho nước thải
• Nền trại được láng xi măng sao cho độ dốc nghiêng về 2 bên trại (độ dốc khoảng 3 – 5%); hai bên trại có đường rãnh thu gom nước thải từ trại về hệ thống xử lý nước thải xử lý
• Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý nước thải được xây dựng đảm bảo dễ thoát nước và được tách riêng với nước mưa Đường thoát nước thải bằng bê tông, có tổng chiều dài khoảng 984m, rộng từ 0,2 – 0,3m và sâu từ 0,1 – 0,4m
• Mái chuồng được lợp tôn, đảm bảo không bị dột nước khi mưa Trên mái chuồng có lắp các tấm pin năng lượng mặt trời, tổng cộng 1.204 tấm
Nước thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi (gồm nước vệ sinh nền trại và các thiết bị chăn nuôi sau khi xuất gà) được thu gom vào hệ thống xử lý nước thải xử
lý Chủ cơ sở thu gom nước thải chung với rãnh thu gom nước mưa bố trí 2 bên trại nên các trại được vệ sinh vào ngày không có mưa Trước khi vệ sinh trại, sẽ đóng kín cống dẫn nước từ hố gas vào kênh công cộng, mở cống dẫn nước từ hố gas vào hệ thống xử lý nước thải để xử lý, đảm bảo không để nước thải lẫn nước mưa và không xả nước thải, hay làm rò rỉ nước thải ra kênh công cộng
- Hoạt động dùng nước xử lý bụi, mùi hôi sau quạt hút:
3 phòng xử lý bụi, mùi hôi của cơ sở có tổng diện tích 265 m2 Chủ cơ sở sử dụng khoảng 6,4 m3 nước mặt/ngày để xử lý bụi, mùi hôi sau quạt hút, bình quân khoảng 1 lít/m2/giờ Do vậy, lượng nước sử dụng ít, tự bốc hơi và thấm qua nền cát phòng xử lý bụi, mùi hôi nên không phát sinh nước thải từ hoạt động này
- Nước vệ sinh các tấm pin bằng nước (cách thức vệ sinh thủ công):
Công nhân sẽ sử dụng nước sạch phun lên các tấm pin, sau đó lau trực tiếp bằng thiết bị chuyên dụng nên lượng nước phát sinh rất ít, lượng nước sử dụng để
vệ sinh các tấm pin khoảng 0,5 lít/1 tấm pin/1 lần vệ sinh (mỗi lần vệ sinh 1 tấm pin, mỗi ngày vệ sinh 600 tấm pin, tổng lượng nước vệ sinh tấm pin khoảng 0,3
m3/ngày (làm tròn 0,3 m3/ngày), lượng nước này ít, tự bốc hơi
1.3 Xử lý nước thải:
- Nước thải sinh hoạt: 2 hầm tự hoại 3 ngăn, tổng thể tích 6 m3
- Nước thải chăn nuôi: Thu gom vào ao sinh học xử lý nước thải xử lý
Trang 19* Ao sinh học xử lý nước thải:
- Số lượng: 01 ao, dài 12m, rộng 3m, sâu bình quân 1m, thể tích 36 m3
- Công suất: 36 m3/ngày (24 giờ)
- Công nghệ xử lý: Sinh học kết hợp hóa chất khử trùng
- Quy trình công nghệ xử lý:
Hình 3: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải chăn nuôi của cơ sở
Thuyết minh quy trình xử lý:
Đầu tiên nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi như nước vệ sinh nền
trại, thiết bị chăn nuôi được thu gom vào ao sinh học để lắng cặn lơ lửng và xử
lý bằng thủy sinh thực vật
Thủy sinh thực vật được trồng trong ao sinh học như lục bình, rau mác,…
Rễ của các loài thực vật thủy sinh này sẽ giữ lại các chất hữu cơ, lơ lửng, dinh dưỡng,… có trong nước thải Nhân viên cơ sở sẽ định kỳ thu gom bớt lục bình, rau mác,… đấp gốc cây, chỉ cho lục bình, rau mác, phủ khoảng 50% diện tích
ao Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, trong suốt thời gian xử lý nước trong ao, hàng tuần chủ cơ sở sẽ bổ sung chế phẩm EM vào nước trong ao sinh học với liều lượng khoảng 5 lít/lần bổ sung
Nước thải chăn nuôi sau xử lý tại ao sinh học khoảng 40 ngày, chủ cơ sở sử dụng dung dịch chlorine để khử trùng Khối lượng chlorine sử dụng khử trùng nước thải khoảng 150 g/ngày Khi tiến hành khử trùng nước thải, chủ cơ sở sẽ pha dung dịch chlorine trong thùng chứa và tưới đều xuống ao sinh học
Chủ cơ sở cam kết, nước thải sau xử lý, trước khi sử dụng tưới cây xanh, thảm cỏ trong khuôn viên, không thải ra môi trường đạt quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành (QCVN 62-MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi, cột A)
Nước thải chăn nuôi (gồm nước vệ sinh trại, thiết bị trong trại sau khi xuất gà)
Ao sinh học (36 m3)
Sử dụng tưới cây xanh, thảm cỏ trong
khuôn viên cơ sở EM/Chlorine
Trang 20Sau khi sử dụng hết nước trong ao sinh học để tưới cây xanh, thảm cỏ, sau mỗi đợt nuôi gà chủ cơ sở sẽ thu gom cặn lắng trong ao để bón cho cây trồng trong khuôn viên nhằm đảm bảo hiệu quả xử lý nước thải của ao
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục: Cơ sở không
thuộc đối tượng và không lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục
2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:
a Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Khí thải phát sinh
khi chăn nuôi trong trại được quạt hút bố trí phía sau trại thu gom vào phòng xử
lý bụi, mùi hôi xử lý
b Công trình xử lý bụi, khí thải:
- Hoạt động chăn nuôi (bụi, mùi hôi phía sau quạt hút): Mùi hôi phát
sinh chủ yếu từ chất bài tiết của vật nuôi, sự phân hủy chất bài tiết của vật nuôi và
sự phân hủy thức ăn rơi vãi; bụi chủ yếu từ vật liệu lót nền, lông vật nuôi, nên
để giảm thiểu ô nhiễm do mùi hôi, bụi từ hoạt động nuôi gà chủ cơ sở thực hiện các biện pháp sau:
+ Nuôi gà công nghiệp theo mô hình trại kín
+ Vật liệu lót nền trong trại gà được đảo định kỳ nhằm làm tăng khả năng hấp thụ nước, giúp chất bài tiết của gà mau khô, giảm thiểu mùi hôi từ chất thải của vật nuôi
+ Chủ cơ sở đầu tư 3 phòng xử lý bụi, mùi hôi chung phía sau quạt hút 3 trại gà để xử lý bụi, mùi hôi cho 3 trại gà của cơ sở Phòng xử lý bụi, mùi hôi như
mô hình sau:
Hình 4: Mô hình xử lý bụi, mùi hôi từ các trại gà của cơ sở
Nguyên lý hoạt động của các phòng xử lý bụi, mùi hôi trại gà:
Khu vực
nuôi gà
Khí sạch thoát ra môi trường
Phòng xử lý bụi, mùi hôi
Mái trại
Nền trại
Ghi chú:
Đường thoát khí Ống dẫn nước Quạt hút
Mô tơ bơm nước Béc phun nước
Kênh công cộng