1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Trại nuôi gà thịt gia công Phạm Lê Tâm.

32 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Trại Nuôi Gà Thịt Gia Công Phạm Lê Tâm
Tác giả Phạm Lê Tâm
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Chăn Nuôi
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2021
Thành phố Vĩnh Long
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 540,28 KB

Nội dung

+ Vệ sinh và sát trùng trại khoảng 6 - 8 ngày/trại: Sau khi xuất hết gà, chủ cơ sở sẽ thu gom phân và chất độn nền vào bao ni lông bán cho khách hàng; sau đó dùng nước vệ sinh nền trại,

Trang 1

1

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1 Tên chủ cơ sở: Ông Phạm Lê Tâm

- Địa chỉ văn phòng: Ấp Hòa Phú, xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông Phạm Lê Tâm – Chủ cơ

sở

- Điện thoại: 0977.090.339

2 Tên cơ sở: Trại nuôi gà thịt gia công Phạm Lê Tâm

- Địa điểm cơ sở: Ấp Hòa Phú, xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần: Quyết định số 126/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án “Đầu tư nâng quy mô trại nuôi gà thịt gia công Phạm Lê Tâm”

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu

tư công):

+ Trại nuôi gà thịt gia công Phạm Lê Tâm có tổng vốn đầu tư 8,5 tỷ đồng (gồm 6,5 tỷ đồng đầu tư trại nuôi gà và 2 tỷ đồng đầu tư thiết bị sản xuất điện năng lượng mặt trời) Số lượng gà nuôi tại dự án 67.000 con/đợt nuôi

+ Đối chiếu quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 với nội dung trên: Trại nuôi gà thịt gia công Phạm Lê Tâm thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường, thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Vĩnh Long

(Dự án thuộc dự án đầu tư nhóm II theo quy định tại STT 1 Mục I Phụ lục

IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình)

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

3.1 Công suất hoạt động của cơ sở: Số lượng gà nuôi tại cơ sở: 67.000

con/đợt nuôi, tối đa 336.000 con/năm (tỷ lệ hao hụt 2%)

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở:

a Quy trình chăn nuôi của cơ sở:

Chủ cơ sở nuôi gà thịt gia công, toàn bộ chuồng trại được xây dựng theo

mô hình trại kín có hệ thống làm mát Quy trình chăn nuôi của cơ sở được diễn

tả qua sơ đồ sau:

Trang 2

Hình 1: Quy trình nuôi gà thịt gia công của cơ sở

Thuyết minh quy trình nuôi gà thịt: Tùy theo yêu cầu của đơn vị thuê nuôi

gia công chủ cơ sở sẽ nuôi gà lông màu hoặc nuôi gà lông trắng và mỗi đợt sẽ nuôi cùng lúc 4 trại Quy trình chăn nuôi của các loại gà này giống nhau; tuy nhiên, do gà lông màu được nuôi bằng thức ăn có hàm lượng đạm thấp hơn gà lông trắng nên thời gian nuôi gà lông màu dài hơn và trọng lượng gà nhỏ hơn Quy trình chăn nuôi gà của dự án qua các công đoạn sau:

+ Chuẩn bị trại (khoảng 1 ngày/trại): Khi nhận được lịch thả gà của đơn vị thuê nuôi gia công chủ cơ sở sẽ thu mua trấu, rãi trấu lót nền trại và dùng lưới cước giới hạn diện tích thả gà trong trại Chiều dầy lớp trấu lót nền trại trung bình khoảng 0,06 m (khoảng 8 kg/m2 nền trại; tổng cộng khoảng 53,8 tấn/4 trại/đợt nuôi) Thời gian chuẩn bị trại khoảng 1 ngày/trại

+ Thả gà giống (khoảng 1 - 2 ngày/trại): chủ cơ sở nuôi gà gia công nên gà

1 ngày tuổi (gà giống) được đơn vị thuê nuôi gia công dùng xe tải giao cho cơ sở sau khi thông báo với ngành thú y địa phương Thời gian nhận gà giống khoảng

1 - 2 ngày/trại Chủ cơ sở thả lần lược từng trại, hết trại này sẽ thả tiếp trại khác cho đến hết 4 trại Mật độ gà thả trong trại khoảng 10 con/m2 nền trại (đối với gà lông màu hoặc gà lông trắng

+ Nuôi dưỡng (khoảng 40 – 45 ngày đối với gà lông trắng hoặc khoảng 60 – 90 ngày đối với gà lông màu): Khi thả gà giống, chủ cơ sở sẽ thả gà vào khu vực giới hạn đã bố trí sẵn trong trại để tiện chăm sóc; đồng thời, dùng đèn điện, hoặc gas sưởi ấm cho gà Thời gian sưởi ấm cho gà khoảng 7 ngày/đợt nuôi (đối với gà lông màu) hoặc khoảng 10 ngày/đợt nuôi (đối với gà lông trắng)

Thức ăn, thuốc thú y, thuốc

Trấu, lưới cước

Bao bì, nước, thuốc khử

Bụi, khí thải, mùi hôi, chất thải rắn, tiếng ồn

Bụi, mùi hôi, nước thải, CTNH

Để trống trại tối thiểu

15 ngày

Bụi, khí thải, tiếng ồn

và chất thải rắn,

Trang 3

3

Khi kết thúc thời gian sưởi ấm, dự án sẽ nới rộng khu vực giới hạn cho đến hết trại

Trong suốt quá trình nuôi gà tại dự án, toàn bộ nguyên, vật liệu (như thức

ăn, thuốc thú y,…) được đơn vị thuê nuôi gia công cung cấp cho cơ sở theo định

kỳ (mỗi tháng khoảng 4 – 5 lần); ngoài ra, đơn vị thuê nuôi gia công cũng phân công cán bộ thú y theo dõi, hướng dẫn chủ cơ sở nuôi gà theo đúng quy trình kỹ thuật, sử dụng thuốc thú y đúng lịch tiêm phòng, đúng liều lượng để đảm bảo hiệu quả phòng, chống dịch bệnh và hạn chế hao phí Trong thời gian nuôi gà, chủ cơ sở cung cấp thức ăn vào trại qua máy cấp thức ăn tự động, cung cấp nước sạch cho gà uống qua núm uống; lượng nước cho gà uống phụ thuộc vào khối lượng gà, tối đa khoảng 150 ml/con/ngày đêm

Tùy loại gà mà thời gian nuôi dưỡng gà tại cơ sở dài hay ngắn; cụ thể:

• Đối với gà lông màu thời gian nuôi dưỡng tại dự án khoảng 60 - 90 ngày; khi xuất gà đạt trọng lượng khoảng 2 kg/con

• Đối với gà lông trắng thời gian nuôi dưỡng tại dự án khoảng 40 - 45 ngày; khi xuất gà đạt trọng lượng bình quân khoảng 3,0 kg/con

Tỷ lệ gà chết trong suốt quá trình nuôi dưỡng tại dự án vào khoảng 2%, và

tỷ lệ tiêu tốn thức ăn vào khoảng 2,4 kg thức ăn/kg tăng trọng (đối với gà lông trắng) hoặc khoảng 2,8 kg/kg tăng trọng (đối với gà lông màu)

+ Xuất gà (2 – 3 ngày/trại): Khi đến thời gian xuất gà, đơn vị thuê nuôi gia công sẽ thông báo lịch bắt gà với chủ cơ sở và ngành thú y địa phương trước khi đưa xe tải đến cơ sở thu gom gà Thời gian đơn vị thuê nuôi gia công thu gom gà

và vận chuyển gà khỏi cơ sở khoảng 2 – 3 ngày/trại/đợt nuôi Chủ cơ sở xuất gà lần lược từng trại, hết trại này đến trại khác cho đến hết 4 trại

+ Vệ sinh và sát trùng trại (khoảng 6 - 8 ngày/trại): Sau khi xuất hết gà, chủ

cơ sở sẽ thu gom phân và chất độn nền vào bao ni lông bán cho khách hàng; sau

đó dùng nước vệ sinh nền trại, các dụng cụ chăn nuôi và vệ sinh phòng xử lý bụi, mùi hôi Lượng trấu và phân gà thu gom vào khoảng 12 kg/m2 nền trại Thời gian thu gom phân, chất độn nền khoảng 5 – 7 ngày/trại/đợt nuôi; thời gian

dự án dùng nước vệ sinh nền trại, vệ sinh các dụng cụ chăn nuôi, phòng xử lý bụi, mùi hôi 1 ngày/trại/đợt nuôi

Sau đó sẽ tiêu độc khử trùng trại, dụng cụ chăn nuôi và để trống trại tối thiểu 15 ngày trước khi nuôi đợt gà kế tiếp đối với trường hợp không có dịch bệnh, 30 ngày đối với trường hợp có dịch bệnh

Do vậy, mỗi đợt nuôi gà cần thời gian từ:

Đối với gà lông màu mỗi đợt nuôi từ 75 – 84 ngày, chưa kể thời gian để trống trại nên cơ sở nuôi tối đa khoảng 3 đợt/năm

Trang 4

Đối với gà lông trắng mỗi đợt nuôi từ 50 – 59 ngày, chưa kể thời gian để trống trại nên cơ sở nuôi khoảng 5 đợt/năm

Cơ sở nuôi cùng lúc 4 trại gà nhưng không thả gà cùng lúc 4 trại mà thả gà lần lược từng trại, hết trại này sẽ đến trại khác cho đến hết 4 trại

b Quy trình sản xuất điện năng lượng mặt trời của cơ sở:

Hình 2: Quy trình sản xuất điện năng lượng mặt trời của cơ sở

Thuyết minh:

Các tấm pin năng lượng mặt trời (Tấm pin PV hay tấm quang năng hay pin quang điện) có nhiệm vụ thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành điện năng

Đầu tiên hệ thống pin năng lượng mặt trời được lắp đặt ở mái nhà xưởng sản xuất tiếp thu ánh nắng mặt trời Ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào pin mặt trời sẽ được biến đổi thành dòng điện một chiều theo hiệu ứng quang điện

Dòng điện một chiều này sẽ được thiết bị inverter chuyển đổi dòng điện kích lên thành dòng điện xoay chiều Khi dòng điện được kích lên thành điện xoay chiều sin chuẩn 220v có cùng công suất và tần số với điện lưới Thì thông qua trạm biến áp cấp cho cơ sở hoặc hòa vào điện lưới nhà nước

3.3 Sản phẩm của cơ sở: Gà thịt lông màu hoặc lông trắng và điện năng

lượng mặt trời

Ánh sáng mặt trời

Tấm pin PV Dòng điện 1 chiều

Bộ Inverter Dòng điện xoay chiều Trạm biến áp

Đường dây 22 kV (lưới điện quốc gia)

Thay thế, hư hỏng

Chất thải

Điện trường Điện trường Điện trường Điện trường

Sự cố

Sử dụng tại cơ sở

Trang 5

2 Trường hợp nuôi gà lông trắng

Con/đợt nuôi 65.856 Con/năm 329.280 Nuôi tối đa 5 đợt/năm Trọng lượng bình quân: 3,0 kg/con

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:

a Nhu cầu sử dụng phế liệu: Cơ sở không sử dụng phế liệu cho sản xuất

b Nhu cầu sử dụng nguyên liệu:

- Các loại nguyên, vật liệu sử dụng cho sản xuất như sau:

Bảng 2: Nhu cầu nguyên, vật liệu; phụ liệu

STT Tên nguyên, vật liệu Đơn vị tính Số lượng

Số đợt nuôi: 3 đợt/năm Trường hợp nuôi gà lông trắng

Con/năm 336.000 Mật độ nuôi: 10 con/m 2

Số đợt nuôi: 5 đợt/năm

2

Trường hợp nuôi gà lông màu Tấn/năm Tấn/đợt 376,3

1.128,9

Trang 6

STT Tên nguyên, vật liệu Đơn vị tính Số lượng

Tỷ lệ tiêu tốn thức ăn: 2,8 kg/kg tăng trọng Trọng lượng gà: 2 kg/con

Trường hợp nuôi gà lông trắng

Tấn/năm 2.419,0

Tỷ lệ tiêu tốn thức ăn: 2,4 kg/kg tăng trọng Trọng lượng gà: 3 kg/con

3 Thuốc thú y các loại (như Doxycylin,

Lượng trấu sử dụng: 8 kg/m 2 nền trại

II Hoạt động sản xuất điện năng lượng mặt trời

1

Tấm pin năng lượng mặt trời

- Pin đa tinh thể: Poly – Crystalline

Trang 7

7

STT Tên nguyên, vật liệu Đơn vị tính Số lượng

2

Thiết bị điều khiển nối lưới

- Bộ biến đổi điện DC (1 chiều) thành

Ghi chú: Thức ăn đảm bảo đạt chất lượng theo quy định (QCVN

01-78:2011/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi - Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi) Kết cấu đường dây đấu nối: 3 pha hiện hữu

Vị trí đấu nối: Tại trụ hạ thế trạm biến áp của cơ sở

c Nhu cầu sử dụng hóa chất:

Cơ sở sử dụng các loại hóa chất như vôi bột, CID 1/500, Chlorine,… để khử khuẩn, sát trùng Khối lượng sử dụng tổng cộng khoảng 0,02 tấn/năm Trong đó, vôi bột chiếm trên 90% tổng khối lượng

d Nhu cầu sử dụng nhiên liệu:

Cơ sở có 2 máy phát điện dự phòng với công suất 208 kVA và 163 kVA, các máy này sử dụng dầu DO vận hành Lượng dầu DO sử dụng tối đa khoảng 1,0 tấn/năm (khoảng 100 lít/ngày)

Ngoài ra, tại cơ sở còn sử dụng gas làm nhiên liệu sưởi ấm gà lúc mới nhập, lượng gas sử dụng khoảng 1,0 tấn/năm

e Nhu cầu sử dụng điện:

Cơ sở sử dụng điện từ điện lưới quốc gia và điện năng lượng mặt trời sản xuất tại cơ sở để phục vụ chăn nuôi và sinh hoạt Lượng điện sử dụng tối đa 1.200 kWh/ngày; bình quân khoảng 25.000 kWh/tháng hay khoảng 150.000 kWh/năm

f Nhu cầu sử dụng nước:

- Nguồn cung cấp nước:

Trang 8

+ Chủ cơ sở sử dụng nước cấp từ nhà máy nước địa phương cho sinh hoạt của nhân viên, cho gà uống, vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời

+ Tổng lượng nước thải phát sinh khi có vệ sinh trại khoảng 22,16 m3/đợt nuôi, toàn bộ lượng nước thải này được thu gom vào hệ thống xử lý nước thải

xử lý sau đó sử dụng xử lý bụi, mùi hôi sau quạt hút, không xả bỏ Tổng lượng nước sử dụng cấp cho hoạt động xử lý bụi mùi hôi sau quạt hút khoảng 1 lít/m2nền phòng xử lý/giờ, tương đương khoảng 15,1 m3/ngày nên lượng nước thải này sử dụng khoảng 1,5 ngày sẽ hết Khi sử dụng hết nước thải, chủ cơ sở sẽ dùng nước mặt cấp cho hoạt động xử lý bụi, mùi hôi sau quạt hút

+ Chủ cơ sở sử dụng nước mặt cấp cho các hoạt động còn lại của cơ sở Trong đó, nước mặt cấp cho hệ thống làm mát, pha vôi được xử lý qua lắng lọc; nước mặt cấp cho các hoạt động còn lại (như vệ sinh nền trại, vệ sinh thiết bị chăn nuôi, tưới cây xanh, thảm cỏ, PCCC, cấp bổ sung xử lý bụi, mùi hôi sau quạt hút) được sử dụng trực tiếp, không qua xử lý

Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở như sau:

Bảng 3: Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở

STT Đối tượng sử dụng Quy mô Tiêu chuẩn cấp

nước

Khối lượng sử dụng (m 3 /ngày)

1 Cấp sinh hoạt của nhân viên 5 người 120 (lít/người/ngày) 0,6

2 Cấp cho gà uống 67.200 con 0,15 (lít/con/ngày) 10,1

3 Vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời 6.720 m2 1 lít/m2 6,7

1 Cấp bổ sung cho hệ thống làm mát 4 hệ thống 250 lít/giờ/hệ thống 24,0

2

Nước pha vôi sát trùng (sát trùng

phương tiện, công nhân, khách liên

hệ) tối đa

Hàng ngày -

0,1

3 Vệ sinh nền trại (mỗi trại vệ sinh

trong ngày và vệ sinh lần từng trại)

1.680

m2/trại 3 lít/m2 nền

5,0

4 Vệ sinh thiết bị chăn nuôi (mỗi trại vệ

trong ngày cùng lúc vệ sinh nền trại) - -

54,0

III Nước thải sau xử lý hoặc nước mặt

Nước cấp cho hoạt động xử lý bụi,

2 1 lít/m2 nền phòng xử

lý/giờ

15,1

Trang 9

2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường: Không thay đổi

Trang 10

Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: 1.1 Thu gom, thoát nước mưa: Tại cơ sở sử dụng rãnh bê tông và ống

nhựa thu gom, thoát nước mưa Nước mưa tại cơ sở được lắng cặn sơ bộ qua hố

ga trước khi chảy vào kênh công cộng

1.2 Thu gom, thoát nước thải:

- Nước thải sinh hoạt, 0,6 m3/ngày đêm được thu gom vào 2 hầm tự hoại 3 ngăn, tổng thể tích 6 m3 xử lý Nước thải phát sinh từ nhà vệ sinh, bếp ăn của cơ

sở sẽ chảy tràn vào hầm tự hoại 3 ngăn xử lý Khi nước thải vào hầm tự hoại 3 ngăn các chất lơ lửng trong nước thải sẽ lắng đọng xuống đáy bể ở ngăn chứa

Kế đến nước thải từ ngăn chứa sẽ chảy tràn qua ngăn lắng Tại ngăn lắng, các chất lơ lửng trong nước thải tiếp tục lắng đọng xuống đáy bể Nước thải sau khi qua ngăn lắng sẽ chảy tràn qua ngăn lọc để tiếp tục loại các chất ô nhiễm trong nước thải bởi hệ vi sinh yếm khí phát triển trên bề mặt vật liệu lọc Nước thải sau ngăn lọc sẽ thoát ra môi trường

- Nước thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi: Trong thời gian chăn nuôi gà

không phát sinh nước thải, chỉ phát sinh nước thải khi dùng nước vệ sinh nền trại và các thiết bị chăn nuôi (như máng ăn, núm uống,… sau khi xuất gà); khối lượng nước thải phát sinh khoảng 22,16 m3/đợt nuôi Để giảm thiểu ô nhiễm do nước thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi, chủ cơ sở áp dụng giải pháp sau:

• Trang bị thiết bị thu gom phân và chất độn nền trại (như chổi, ) và phân công nhân viên thu gom thật sạch các chất thải này nhằm giảm thiểu ô nhiễm cho nước thải

• Nền trại được láng xi măng sao cho độ dốc nghiêng về 2 bên trại (độ dốc khoảng 3 – 5%); hai bên trại có đường rãnh thu gom nước thải từ trại về hệ thống xử lý nước thải xử lý

• Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý nước thải được xây dựng đảm bảo dễ thoát nước và được tách riêng với nước mưa

• Mái chuồng được lợp tôn, đảm bảo không bị dột nước khi mưa

Nước thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi (gồm nước vệ sinh nền trại và các thiết bị chăn nuôi sau khi xuất gà) được thu gom vào hệ thống xử lý nước thải xử lý Chủ cơ sở thu gom nước thải chung với rãnh thu gom nước mưa bố trí 2 bên trại nên các trại được vệ sinh vào ngày không có mưa Trước khi vệ sinh trại, sẽ đóng kín cống dẫn nước từ hố gas vào kênh công cộng, mở cống dẫn nước từ hố gas vào hệ thống xử lý nước thải để xử lý, đảm bảo không để nước

Trang 11

11

thải lẫn nước mưa và không xả nước thải, hay làm rò rỉ nước thải ra rạch công cộng

- Nước vệ sinh các tấm pin năng lượng mặt trời: Các tấm pin năng lượng

mặt trời được cơ sở định kỳ 2 – 3 tháng vệ sinh 1 lần Khi vệ sinh, cơ sở phun xịt nước vào các tấm pin để vệ sinh, lượng nước sử dụng vệ sinh khoảng 1 lít/tấm pin, thời gian vệ sinh thực hiện trong ngày, cơ sở có tổng cộng 6720 tấm pin nên lượng nước thải phát sinh khoảng 6,7 m3/lần vệ sinh, có thành phần ô nhiễm chủ yếu là đất, cát (bụi) dính bám vào

1.3 Xử lý nước thải:

- Nước thải sinh hoạt: 2 hầm tự hoại 3 ngăn, tổng thể tích 6 m3

- Nước thải chăn nuôi: Thu gom vào hệ thống xử lý nước thải xử lý

- Nước thải vệ sinh các tấm pin năng lượng mặt trời: nước thải này chủ yếu chứa các thành phần chất rắn lơ lửng do bụi bám trên bề mặt tấm pin nên ảnh hưởng môi trường không đáng kể, được cho thấm qua nền cát trong khuôn viên

cơ sở

Ngoài ra, chủ cơ sở bố trí cán bộ thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình của các tấm pin và thay thế hoặc sửa chữa ngay nên tránh được tránh trường hợp nước rửa pin hòa lẫn vào các chất hóa học có trong tấm pin.

* Hệ thống xử lý nước thải:

- Số lượng: 01 hệ thống

- Công suất: 50 m3/ngày (24 giờ)

- Công nghệ xử lý: Sinh học kết hợp hóa chất khử trùng

- Quy trình công nghệ xử lý:

Trang 12

Hình 3: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải của cơ sở

Thuyết minh quy trình xử lý:

Đầu tiên nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi như nước vệ sinh nền

trại, thiết bị chăn nuôi được thu gom vào bể lắng 3 ngăn để lắng cặn lơ lửng, sau đó nước thải vào ao sinh học 1 xử lý bằng thủy sinh thực vật Nước thải

sinh hoạt sau tự hoại, nước thải sinh hoạt khác và nước thải từ hoạt động xử lý bụi, mùi hôi cũng được thu gom vào bể lắng 3 ngăn

Nước thải sau ao sinh học 1 được đưa lần lượt qua ao sinh học 2 và 3 để

tiếp tục xử lý bằng thủy sinh thực vật

Thủy sinh thực vật được trồng trong các ao sinh học như lục bình, rau mác,… Rễ của các loài thực vật thủy sinh này sẽ giữ lại các chất hữu cơ, lơ lửng, dinh dưỡng,… có trong nước thải Nhân viên dự án sẽ định kỳ thu gom bớt lục bình, rau mác,… đấp gốc cây, chỉ cho lục bình, rau mác, phủ khoảng 50% diện tích từng ao

Nước thải chăn nuôi (gồm nước vệ sinh trại, thiết bị trong trại sau khi xuất gà)

Ao sinh học 1 (108 m3)

Bể lắng 3 ngăn (30 m 3 )

Ao sinh học 2 (150 m3)

Ao chứa nước thải sau xử lý (30 m 3 , sử dụng xử lý bụi, mùi hôi sau quạt hút)

EM

Ao sinh học 3 (90 m3)

Bể khử trùng 3 ngăn

(3 m3) Chlorine

Trang 13

13

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, định kỳ hàng tuần dự án sẽ

bổ sung chế phẩm EM vào nước trong ao sinh học 1 với liều lượng khoảng 5 lít/lần bổ sung

Nước thải sau xử lý tại ao sinh học 3 sẽ được khử trùng bằng dung dịch

chlorine tại bể khử trùng trước khi xả vào ao chứa nước thải sau xử lý để sử

dụng xử lý bụi, mùi hôi sau quạt hút Khối lượng chlorine sử dụng khử trùng nước thải tối đa 250 g/ngày Khi tiến hành khử trùng nước thải, chủ cơ sở sẽ pha dung dịch chlorine trong thùng chứa và nhỏ định lượng vào ngăn đầu của bể khử trùng với liều lượng khoảng 5 g/m3 nước thải cần khử trùng

Các thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải của cơ sở như sau:

Bảng 4: Các thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải của cơ sở

STT Tên công trình, thiết bị chính

Số lượng Vật liệu

5 Bể khử trùng 3 ngăn 1 bể Bê tông 3,6 1,4 0,6 3

6 Ao chứa nước thải

sau xử lý

1 ao Lót bạt nhựa 5,0 3,0 2,0 30

Chủ cơ sở cam kết, nước thải sau xử lý, trước khi sử dụng xử lý bụi, mùi hôi sau quạt hút đạt quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành (QCVN 62-MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi, cột A) Nước thải sau xử lý được sử dụng xử lý bụi, mùi hôi sau quạt hút, không xả

ra môi trường

- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục: Cơ sở không thuộc đối tượng và không lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục

2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:

a Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Khí thải phát sinh

khi chăn nuôi trong trại được quạt hút bố trí phía sau trại thu gom vào phòng xử

lý bụi, mùi hôi xử lý

b Công trình xử lý bụi, khí thải:

- Hoạt động chăn nuôi (bụi, mùi hôi phía sau quạt hút): Mùi hôi phát

sinh chủ yếu từ chất bài tiết của vật nuôi, sự phân hủy chất bài tiết của vật nuôi

và sự phân hủy thức ăn rơi vãi; bụi chủ yếu từ vật liệu lót nền, lông vật nuôi, nên để giảm thiểu ô nhiễm do mùi hôi, bụi từ hoạt động nuôi gà chủ cơ sở thực hiện các biện pháp sau:

Trang 14

+ Nuôi gà công nghiệp theo mô hình trại kín

+ Vật liệu lót nền trong trại gà được đảo định kỳ nhằm làm tăng khả năng hấp thụ nước, giúp chất bài tiết của gà mau khô, giảm thiểu mùi hôi từ chất thải của vật nuôi

+ Chủ cơ sở đầu tư 1 phòng xử lý bụi, mùi hôi chung phía sau quạt hút 4 trại gà để xử lý bụi, mùi hôi chung cho 4 trại gà của cơ sở Phòng xử lý bụi, mùi hôi như mô hình sau:

Hình 4: Mô hình xử lý bụi, mùi hôi từ các trại gà của cơ sở

Nguyên lý hoạt động của các phòng xử lý bụi, mùi hôi trại gà:

Bụi, mùi hôi phát sinh trong trại chăn nuôi được quạt hút bố trí phía sau trại thu gom vào phòng xử lý bụi, mùi hôi phía sau quạt hút Khi bụi, mùi hôi vào phòng xử lý sẽ di chuyển lên trên, sau đó thoát ra môi trường Phòng xử lý bụi, mùi hôi được xây dựng với diện tích khoảng 630 m2 (chiều dài bao bọc hết phía sau quạt hút 4 trại khoảng 78m và chiều rộng bình quân khoảng 8,1 m); cột bằng

bê tông cốt thép và thép; vách tường cao 3,5m, vách tôn cao từ 1,5 – 2,5m; tổng chiều cao vách từ 5 - 6 m (cao hơn đỉnh quạt hút từ 3 – 4m); phía trên (mái) để trống

Trong phòng xử lý, chủ dự án bố trí 2 giàn phun nước, các béc phun bố trí trên cùng 1 giàn phun nước cách nhau tối đa 3m, các béc phun giữa các giàn phun nước được bố trí so le nhau Các giàn phun nước đảm bảo vận hành xuyên suốt khi nuôi

gà và phun ướt toàn bộ khu vực phòng xử lý bụi, mùi hôi Giàn 1 cao hơn đỉnh quạt hút khoảng 1 m, giàn 2 cao hơn đỉnh quạt hút khoảng 1,5m Khi nuôi gà, sẽ cho các giàn phun nước cùng hoạt động thường xuyên và phun nước liên tục, cũng như phân công nhân viên thường kiểm tra các vòi phun nước, đảm bảo hệ thống hoạt

Khu vực

nuôi gà

Khí sạch thoát ra môi trường

Phòng xử lý bụi, mùi hôi

Mái trại

Nền trại

Ghi chú:

Đường thoát khí Ống dẫn nước Quạt hút

Mô tơ bơm nước Béc phun nước

Ao chứa nước thải sau xử lý

Nước mặt kênh công cộng Nước thải sau

xử lý

Trang 15

15

Khi bụi, mùi hôi trong trại được quạt hút thu gom vào phòng xử lý bụi, mùi hôi sẽ di chuyển lên trên, sau đó thoát vào khí quyển Trong quá trình di chuyển bụi, mùi hôi sẽ tiếp xúc với nước phun từ trên xuống, làm cho phần lớn bụi và một phần mùi hôi trong dòng khí bị nước hấp thụ rơi lại nền phòng xử lý bụi, mùi hôi

Chủ dự án bơm nước từ ao chứa nước thải sau xử lý phun mưa trong phòng

xử lý bụi, mùi hôi sau quạt hút Lượng nước phun trong phòng xử lý bụi, mùi hôi khoảng 01 lít/m2/giờ; phần nước này được thấm qua nền cát trong phòng xử lý

Chủ dự án cam kết xử lý bụi, mùi hôi phía sau quạt hút từ các trại nuôi gà đảm bảo đạt quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành (QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B) trước khi thải vào môi trường không khí xung quanh

* Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục: Cơ sở không

thuộc đối tượng phải lắp đặt và chủ cơ sở không lắp đặt các thiết bị này

c Các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác:

- Hoạt động của máy phát điện dự phòng: Để giảm thiểu ô nhiễm do bụi

và khí thải phát sinh từ các máy phát điện dự phòng, chủ cơ sở định kỳ bảo trì, bảo dưỡng các máy phát điện dự phòng

- Hoạt động nhập gà giống: Để giảm thiểu ô nhiễm khi nhập gà giống,

chủ cơ sở yêu cầu nhân viên đơn vị thuê nuôi gia công tắt máy xe tải khi giao gà

và phân công nhân viên thu gom ngay phân gà rơi vãi trong ngày sau khi nhập xong gà

- Hoạt động nhập và lưu trữ nguyên, vật liệu:

+ Hoạt động nhập nguyên, vật liệu: Ngoại trừ gà giống được đơn vị thuê nuôi gia công sử dụng xe tải giao đầu đợt, các nguyên, vật liệu còn lại được giao định kỳ trong suốt thời gian nuôi (khoảng 4 – 5 lần/tháng) nên bụi và khí thải phát sinh không đáng kể, được giảm thiểu ô nhiễm bằng cách yêu cầu tài xế tắt máy xe trong quá trình giao nguyên, vật liệu cho dự án và đưa xe tải vào sát cửa kho chứa thức ăn trong thời gian nhập nguyên, vật liệu

+ Hoạt động dự trữ thức ăn ở kho chứa: Dự án sử dụng thức ăn công nghiệp nuôi gà; không sử dụng thức ăn tự chế Thức ăn được lưu trữ trong kho, quá trình lưu trữ thức ăn sẽ phát sinh khí thải có thành phần chủ yếu là khí H2S

và NH3 Tuy nhiên, bao chứa thức ăn có lớp ni lông bảo vệ nhằm hạn chế gia tăng độ ẩm, mất đạm nên mùi hôi phát sinh không đáng kể

Để giảm thiểu tối đa mùi hôi phát sinh sẽ phân công nhân viên kiểm tra từng bao chứa thức ăn khi nhập kho và sử dụng ngay những bao có dấu hiệu

Trang 16

kém an toàn, dễ đổ vỡ Thức ăn được lưu trữ trong kho trên gối đỡ hoặc trên nền gạch men hay xi măng cao hơn khu vực lân cận để hạn chế mùi hôi tích tụ và gia tăng độ ẩm gây hư hỏng, phát sinh mùi hôi

Dự án sẽ phân công nhân viên định kỳ vệ sinh kho và kiểm tra tính an toàn của từng bao thức ăn lưu trữ trong kho để hạn chế thức ăn rơi vãi, khi phân huỷ phát sinh mùi hôi

- Hoạt động xuất gà khỏi trại: Thời gian xuất gà khỏi dự án khoảng 2 – 3

ngày/trại; do đó để giảm thiểu bụi, khí thải và mùi hôi khi xuất gà, dự án áp dụng giải pháp sau:

+ Yêu cầu đơn vị thuê nuôi gia công đưa xe tải đậu sát trại để đưa gà lên

xe và tắt máy xe trong suốt thời gian bắt gà

+ Giảm bớt quạt hút trong lúc bắt vật nuôi

+ Thu gom ngay phân gà rơi vãi trên đường nội bộ ngay khi ngưng xuất + Vận hành hệ thống phun nước trong phòng xử lý bụi, mùi hôi suốt thời gian xuất gà

- Hoạt động thu gom phân, vệ sinh trại và lưu trữ phân chờ xuất bán:

+ Sau khi xuất gà chủ dự án sẽ thu gom phân và chất độn nền khỏi trại Trong suốt thời gian thu gom phân và chất độn nền, chủ cơ sở tắt bớt quạt hút, không dở bạt phủ 2 bên trại và vận hành phòng xử lý bụi, mùi hôi phía sau quạt hút để giảm thiểu ô nhiễm do bụi và mùi hôi

+ Sử dụng bao ni lông còn nguyên vẹn chứa phân và chất độn nền trại, không sử dụng bao bì bị xì hở để giảm bụi và mùi hôi phát sinh Đồng thời, buột kín miệng bao chứa phân và chất độn nền; sau đó phun sát trùng bên ngoài bao chứa phân và chất độn nền

+ Chủ cơ sở cam kết khi nuôi gà luôn có hợp đồng xuất bán phân gà và chất độn nền với người dân hoặc đơn vị có chức năng còn thời hạn nhằm đảm bảo phân gà sau khi thu gom vào bao chứa sẽ xuất ngay khỏi cơ sở, chủ cơ sở không lưu chứa phân gà tại dự án để giảm thiểu ô nhiễm do bụi và mùi hôi từ việc lưu chứa phân gà

+ Chủ cơ sở cam kết sau khi thu gom phân gà xong mới dỡ các tấm bạt xung quanh trại gà, để thông thoáng trại

+ Vận hành hệ thống phun nước trong phòng xử lý bụi, mùi hôi suốt thời gian thu gom phân

- Biện pháp hỗ trợ khác:

Ngày đăng: 28/02/2024, 08:04

w