Công suất hoạt động của cơ sở: Tại cơ sở có 04 dây chuyền sản xuất, nhưng phần lớn các công đoạn sản xuất hoạt động tự động, khép kín thay cho hoạt động bán tự động để hạn chế phát tán c
Trang 1Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
2 Tên cơ sở: Nhà xưởng và lắp đặt dây chuyền tách dầu từ nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
- Địa điểm cơ sở: Tổ 7, ấp An Hương 2, xã Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần: Quyết định số 2133/QĐ-UBND ngày 16/8/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án “Xây dựng nhà xưởng và lắp đặt dây chuyền tách dầu từ nguyên liệu thức ăn chăn nuôi”
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu
(Cơ sở thuộc dự án đầu tư nhóm II theo quy định tại STT 2 Mục I Phụ lục
IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ (Cơ sở có quy mô tương đương với dự án nhóm B theo quy định tại mục III phần B phụ lục I Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công (Tổng mức đầu tư từ 60 đến dưới 1.000 tỷ đồng) và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường)
Trang 23 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1 Công suất hoạt động của cơ sở:
Tại cơ sở có 04 dây chuyền sản xuất, nhưng phần lớn các công đoạn sản xuất hoạt động tự động, khép kín thay cho hoạt động bán tự động để hạn chế phát tán chất ô nhiễm trong sản xuất, cụ thể như sau:
+ 01 dây chuyền sản xuất kép, cho ra 2 loại sản phẩm là bột gia cầm mịn (1,92 tấn/giờ, tương đương 23 tấn/ngày hoạt động 12 giờ) và mỡ sau tinh chế (0,58 tấn/giờ, tương đương 7 tấn/ngày hoạt động 12 giờ) từ nguyên liệu bột gia cầm thô và dầu cá chứa nhiều tạp chất, nước
+ 03 dây chuyền phối trộn bột cá mịn thành phẩm (2,08 tấn/giờ/dây chuyền, tương đương 25 tấn/ngày/dây chuyền hoạt động 12 giờ) từ nguyên liệu bột cá thô
3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở:
Tại cơ sở có 04 dây chuyền sản xuất, nhưng phần lớn các công đoạn sản xuất hoạt động tự động, khép kín thay cho hoạt động bán tự động để hạn chế phát tán chất ô nhiễm trong sản xuất, cụ thể như sau:
+ 01 dây chuyền sản xuất kép, cho ra 2 loại sản phẩm là bột gia cầm mịn (1,92 tấn/giờ, tương đương 23 tấn/ngày hoạt động 12 giờ) và mỡ sau tinh chế (0,58 tấn/giờ, tương đương 7 tấn/ngày hoạt động 12 giờ) từ nguyên liệu bột gia cầm thô và dầu cá chứa nhiều tạp chất, nước
+ 03 dây chuyền phối trộn bột cá mịn thành phẩm (2,08 tấn/giờ/dây chuyền, tương đương 25 tấn/ngày/dây chuyền hoạt động 12 giờ) từ nguyên liệu bột cá thô
Trong đó:
Trang 3* Quy trình sản xuất bột gia cầm mịn và mỡ sau tinh chế (dây chuyền sản xuất kép):
Hình: Sơ đồ quy trình sản xuất bột gia cầm mịn và mỡ sau tinh chế
Thuyết minh: Đầu tiên nguyên liệu bột gia cầm thô lưu chứa trong bao bì ni
lông tại kho cơ sở được xe nâng đưa đến khu nạp liệu Tại đây, nhân công sẽ tháo bao, xả vào khu nạp liệu
Nguyên liệu trong khu nạp liệu được băng tải, gàu tải đưa vào máy ép trục vít Dưới tác dụng của lực ép trong máy ép trục vít phần lớn mỡ trong nguyên liệu sẽ được ép ra, hứng tách riêng vào thùng chứa dầu mỡ, xác bã được tách
Hơi nóng
Trộn
Ép
Nguyên liệu (Bột gia cầm thô, độ ẩm 14%)
Nghiền
Mỡ, 8%
Bã, 92%
Lọc Bồn chứa dầu, mỡ
Bột gia cầm mịn (độ ẩm 12%) Bồn gia nhiệt
Than đá, củi, củi
Lưu kho, bán
Bồn chứa mỡ sau tinh chế
Ồn, bụi
Ồn Nạp liệu
Ồn, bụi
Để nguội tự nhiên hoặc làm nguội
Trang 4Sản phẩm bột gia cầm mịn sau đó được cân, đóng bao, lưu kho và xuất bán cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi dùng làm nguyên liệu sản xuất
Mỡ tách ra từ bột gia cầm thô cùng dầu cá trong thùng chứa dầu mỡ được
xả định lượng vào máy lọc tách bã, sau đó đưa vào bồn gia nhiệt, để khử trùng
và khử hơi nước trong dầu mỡ, nhiệt dùng cho công đoạn này lấy từ lò hơi hoặc
lò nung dầu dẫn nhiệt Tiếp đến dầu mỡ được đưa vào thùng chứa mỡ sau tinh chế để nguội tự nhiên hoặc làm nguội nhanh bằng bồn giải nhiệt (dùng nước tưới lên ống dẫn để giải nhiệt), sau đó đóng thùng, đóng nắp, lưu kho và xuất bán cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi dùng làm nguyên liệu sản xuất Nước sử dụng giải nhiệt được sử dụng tuần hoàn không xả bỏ
Xác bã loại ra ở công đoạn lọc được đưa qua máy ép để tiếp tục tách mỡ và xác bã Riêng cặn dầu trong bồn gia nhiệt, do còn lẫn nhiều xác bã (chiếm khoảng 1%) nên được bơm vào bồn gia nhiệt phụ, dùng dung dịch NaOH loãng thủy phân để tách dầu mỡ và bã, phần dầu mỡ được khử trùng và khử hơi nước trong dầu mỡ, nhiệt dùng cho công đoạn này lấy từ lò hơi hoặc lò nung dầu dẫn nhiệt Tiếp đến dầu mỡ được đưa vào thùng chứa mỡ sau tinh chế để nguội tự nhiên hoặc làm nguội nhanh bằng bồn giải nhiệt; sau đó đóng thùng, đóng nắp, lưu kho và xuất bán cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi dùng làm nguyên liệu sản xuất
Xác bã loại ra ở công đoạn này được đưa qua máy ép để tiếp tục tách mỡ
Ồn, bụi, mùi hôi
Ồn, bụi, mùi, hôi, chất thải rắn
Trang 5Thuyết minh: Đầu tiên nguyên liệu bột cá thô lưu chứa trong bao bì ni lông
tại kho cơ sở được xe nâng đưa đến khu nạp liệu Tại đây, nhân công sẽ tháo bao, xả vào khu nạp liệu
Nguyên liệu trong khu nạp liệu được băng tải, gàu tải đưa vào máy nghiền, nghiền mịn sau đó vào máy trộn, trộn đều cho đồng nhất, tạo sản phẩm bột cá mịn
Sản phẩm bột cá mịn sau đó được cân, đóng bao, lưu kho và xuất bán cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi dùng làm nguyên liệu sản xuất
3.3 Sản phẩm của cơ sở: khối lượng sản phẩm của cơ sở như sau:
Ghi chú: Cơ sở hoạt động 312 ngày/năm
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:
a Nhu cầu sử dụng phế liệu: Chủ cơ sở không sử dụng phế liệu cho sản
xuất
b Nhu cầu sử dụng nguyên liệu:
- Các loại nguyên, vật liệu sử dụng cho sản xuất như sau:
Ghi chú: Cơ sở hoạt động 12 giờ/ngày, 312 ngày/năm
Bột gia cầm thô, bột cá thô chủ yếu được nhập khẩu từ Châu Âu và được kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan Chủ cơ sở cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành khi nhập khẩu nguyên liệu sản xuất Dầu cá thô thu mua từ các nhà máy chế biến phụ phẩm thủy sản trong nước
- Toàn bộ nguyên, vật liệu sử dụng tại cơ sở được bên cung cấp vận chuyển
Trang 6c Nhu cầu sử dụng hóa chất:
Bảng : Nhu cầu sử dụng hóa chất của cơ sở
1 Vôi bột (xử lý khí thải lò hơi, lò nung dầu dẫn nhiệt,
Ghi chú: Cơ sở hoạt động 312 ngày/năm
d Nhu cầu sử dụng nhiên liệu:
- Dầu DO: cho xe tải, xe nâng, khoảng 1 tấn/năm
- Củi, than đá, củi trấu, dâm bào: cho lò hơi, lò nung dầu dẫn nhiệt, khối lượng củi hoặc củi trấu hoặc dâm bào sử dụng khoảng 5,9 tấn/ngày hoặc khối lượng than đá sử dụng khoảng 4,7 tấn/ngày
e Nhu cầu sử dụng điện: Hoạt động của cơ sở sử dụng điện từ mạng lưới
điện quốc gia, khoảng 480.000 kW/tháng, tương đương khoảng 5.760.000 kW/năm
f Nhu cầu sử dụng nước: Chủ cơ sở sử dụng nước cấp của Nhà máy
nước Mỹ An cho sinh hoạt; sử dụng nước mặt sông Cổ Chiên qua lắng (bằng phèn nhôm), khử trùng (bằng dung dịch chlorine) và lọc RO sử dụng cho lò hơi, bồn giải nhiệt và vệ sinh thiết bị, xử lý khí thải lò hơi, hồ tuần hoàn hoạt động
xử lý mùi khi gia nhiệt chế biến mỡ; các hoạt động còn lại (tưới cây, PCCC) sử dụng nước mặt không qua xử lý Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở như sau:
Bảng: Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở
2
Nước cấp vệ sinh thiết bị
(vệ sinh máy lọc, máy ép,
bồn chứa dầu mỡ)
1 Cấp bổ sung cho hoạt
Trang 7TT Đối tượng sử dụng nước Tiêu chuẩn cấp nước Quy mô Lưu lượng nước
Tổng cộng: 11,88 m3/ngày đêm (không gồm nước PCCC)
5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở:
Danh mục máy móc, thiết bị chính của cơ sở như sau:
Bảng: Danh mục máy móc, thiết bị chính của cơ sở
4.6 Bồn chứa dầu mỡ, kết hợp gia
Trang 8* Lò nung dầu dẫn nhiệt: gồm 2 phần, phần nồi chứa dầu dẫn nhiệt, với
máy bơm dầu được hàn kín bên trên và phần buồng đốt nhiên liệu bên dưới Dầu dẫn nhiệt trong nồi được chủ cơ sở đốt củi hoặc than đá hoặc củi trấu hoặc dâm bào ở phần buồng đốt bên dưới nung nóng đến nhiệt độ khoảng 1800C, được bơm kèm theo thiết bị bơm thành dòng đều đặn vào đầu vào của hệ thống ống dẫn qua thiết bị gia nhiệt, sau đó theo đầu ra của hệ thống ống dẫn vào lại nồi chứa dầu dẫn nhiệt Khi dầu dẫn nhiệt di chuyển trong hệ thống ống dẫn lắp đặt trong thiết bị gia nhiệt sẽ tỏa nhiệt, làm nóng dầu mỡ trong thiết bị gia nhiệt, dẫn đến hơi nước trong dầu mỡ bốc hơi, thoát ra môi trường Nhiệt độ, áp suất trong thiết bị gia nhiệt, nồi chứa dầu dẫn nhiệt được điều chỉnh, theo dõi tự động bởi
rờ le nhiệt và rờ le áp suất
* Lò nung dầu dẫn nhiệt dùng hoạt động luân phiên, dự phòng với lò hơi, không hoạt động đồng thời
Trang 92 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường: Không thay đổi
Trang 10Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: 1.1 Thu gom, thoát nước mưa:
- Nước mưa chảy tràn trên sân, trên mái khối nhà xưởng được thu gom qua các
hố ga để lắng cặn để chảy vào cống thoát Ø400 bằng BTCT, sau đó cho thoát ra sông
Cổ Chiên
- Phân công nhân viên định kỳ vệ sinh sân bãi, đường nội bộ, khai thông hệ thống nước mưa, thu gom bùn lắng trong các hố gas bón cho cây trồng trong khuôn viên
1.2 Thu gom, thoát nước thải:
- Nước thải sinh hoạt, 2,88 m3/ngày đêm được thu gom vào 3 hầm tự hoại 3 ngăn, tổng thể tích 10 m3 xử lý Khi chất thải trong hầm tự hoại đầy chủ cơ sở sẽ hợp đồng đơn vị có đủ chức năng bơm hút đi xử lý theo quy định
- Nước thải sản xuất: 3 m3/ngày đêm, gồm nước thải vệ sinh thiết bị (hàng ngày): 1,0 m3/ngày đêm; nước thải xử lý khí thải lò hơi (xả bỏ hàng ngày): 1,0
m3/ngày đêm; nước thải xử lý mùi hôi công đoạn tinh chế mỡ (xả bỏ hàng tuần):
1 m3/lần xả
1.3 Xử lý nước thải:
- Nước thải sinh hoạt: 2,88 m3/ngày đêm hiện tại được thu gom vào 3 hầm
tự hoại 3 ngăn, tổng thể tích 10 m3 để xử lý sơ bộ, sau đó thu gom vào bể gom 1 cho lắng cặn trước khi xả ra sông Cổ Chiên
- Nước thải sản xuất: 3 m3/ngày đêm, hiện tại được thu gom vào bể gom 2 cho lắng cặn trước khi tách dầu mỡ tại bể tách dầu mỡ 3 ngăn, sau đó thu gom vào bể gom 1 cho lắng cặn trước khi xả ra sông Cổ Chiên
Quy trình xử lý nước thải đang áp dụng tại cơ sở như sau:
Trang 11Hình: Quy trình thu gom, xử lý nước thải của cơ sở Kết quả đo đạc tại chương V cho thấy các thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải còn vượt giới hạn cho phép, chứng tỏ biện pháp xử lý nước thải đang
áp dụng không phù hợp xử lý nước thải cho cơ sở
Do đó, chủ cơ sở cải tạo lại công trình xử lý nước thải như sau:
* Hệ thống xử lý nước thải:
- Số lượng: 01 hệ thống
- Công suất xử lý: 7 m3/ngày đêm (bình quân xử lý 0,3 m3/giờ)
- Biện pháp xử lý: Lý – Sinh kết hợp hóa chất khử trùng
- Quy trình xử lý nước thải của dự kiến áp dụng tại cơ sở như sau:
Nước thải sinh hoạt sau tự hoại
và nước thải sinh hoạt khác (gọi
chung là nước thải sinh hoạt)
Bể gom 1, 2 ngăn (28,2 m3)
Sông Cổ Chiên
Nước thải sản
xuất
Bể gom 2, 1 ngăn (2,4 m3)
Bể tách dầu
mỡ, 3 ngăn (1,6 m 3 )
Trang 12Bể lọc áp lực
Trang 13Thuyết minh:
- Nước thải sinh hoạt sau tự hoại, nước thải từ nhà ăn được thu gom vào bể gom 1, sau đó được bơm qua hố thu của hệ thống xử lý nước thải; nước thải sản xuất (gồm nước thải vệ sinh thiết bị, nước thải từ hoạt động xử lý mùi hôi tinh
chế mỡ) đầu tiên vào bể gom 2, sau đó bơm vào bể tách dầu, mỡ 1 (3 ngăn) để
tách dầu, mỡ trước khi qua hố thu của hệ thống xử lý nước thải cùng nước thải
từ hệ thống xử lý khí thải Tại đây, nhờ thời gian tồn lưu lâu, dầu mỡ có tỷ trọng nhẹ hơn nước nên tách khỏi nước thải, nổi lên bề mặt nước được nhân viên hàng ngày thu gom vào thùng chứa, hợp đồng đơn vị có đủ chức năng vận chuyển đi
xử lý theo quy định
Nước thải tại hố thu của hệ thống xử lý được bơm qua bể tách dầu mỡ 2 (3 ngăn) để tách dầu, mỡ trước khi vào bể điều hòa Tại đây, nhờ thời gian tồn lưu lâu, dầu mỡ có tỷ trọng nhẹ hơn nước nên tách khỏi nước thải, nổi lên bề mặt nước được nhân viên hàng ngày thu gom vào thùng chứa, hợp đồng đơn vị có đủ chức năng vận chuyển đi xử lý theo quy định
Kế đến nước thải chảy sang bể điều hòa Bể này có chức năng điều hòa
lưu lượng, nồng độ giúp cho hệ thống xử lý nước thải làm việc ổn định tránh tình trạng quá tải trong thời gian cao điểm Nước thải tại bể điều hòa được thổi không khí với lượng vừa phải giúp hạn chế mùi hôi phát sinh
Nước thải từ bể điều hòa được bơm định lượng vào bể yếm khí Tại đây,
các chất lơ lửng trong nước thải sẽ lắng đọng xuống đáy bể và bị lọc khi qua lớp vật liệu lọc (đá 1x2, dầy 0,5m) trong bể Nhờ hệ vi sinh yếm khí phát triển trong bể hàm lượng các chất hữu cơ, chất lơ lửng trong nước thải sẽ bị xử lý; các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học cũng được vi sinh yếm khí phân giải thành chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học Nước thải sau bể yếm khí sau đó được
bơm qua bể thiếu khí
Tại bể thiếu khí, trong điều kiện thiếu oxi, vi khuẩn khử nitrat
Denitrificans sẽ tách oxy của nitrat và nitrit để oxy hóa chất hữu cơ làm nitơ từ dạng nitrat và nitrit thành dạng khí thoát khỏi nước thải, dẫn đến giảm hàm lượng nitơ trong nước thải
Tiếp theo đó nước thải được dẫn qua bể hiếu khí, tại đây các chất ô nhiễm
được các vi sinh vật hiếu khí hấp thụ và chuyển hoá Để đảm bảo điều kiện thông khí, không khí được đưa vào bể bằng máy thổi khí Sau giai đoạn xử lý hiếu khí phần lớn các chất ô nhiễm trong nước thải sẽ tạo thành bông cặn (bùn hoạt tính)
Trang 14Tiếp đến nước thải cùng bùn hoạt tính từ bể hiếu khí một phần được hoàn lưu ngược lại bể thiếu khí để tiếp tục chuyển hóa nitơ, một phần được dẫn qua
bể lắng tách bùn Bùn tách khỏi bể lắng theo trọng lực tự nhiên, một phần được
dẫn về bể hiếu khí để đảm bảo mật độ vi sinh, phần còn lại (hay bùn dư) được
thu gom vào bể chứa bùn ổn định trước khi hợp đồng đơn vị có đủ chức năng
vận chuyển đi xử lý theo quy định
Nước thải sau tách bùn tại bể lắng tiếp tục lọc chất rắn lơ lửng qua bể lọc áp lực trước khi qua bể khử trùng Tại bể khử trùng dung dịch khử trùng
được đưa vào bể nhờ hệ thống bơm định lượng, liều lượng chlorine được sử dụng đảm bảo nồng độ chlorine trong nước thải ở mức từ 2 – 8 mg/m3 để tiêu diệt các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải trước khi xả nước thải vào sông Cổ Chiên qua 1 điểm xả thải
Các hạng mục công trình và thiết bị chính của hệ thống xử lý nước thải dự kiến xây dựng tại cơ sở như sau:
Bảng: Các hạng mục công trình và thiết bị chính của hệ thống xử lý nước thải dự
kiến xây dựng tại cơ sở
Thời gian lưu nước (giờ)
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục: Cơ sở không thuộc đối tượng và không lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục
2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:
Trang 15a Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý: Khí thải phát sinh
khi vận hành lò hơi trong thiết bị, ống dẫn kín từ nơi phát sinh (buồng đốt) đến
hệ thống xử lý
b Công trình xử lý bụi, khí thải:
Công ty lắp đặt 01 hệ thống xử lý khí thải chung cho lò hơi và lò nung dầu dẫn nhiệt Công ty không đầu tư bộ thu hồi nhiệt mà thay thế bằng tháp hấp thụ, dung dịch vôi loãng để xử lý khí thải lò hơi/lò nung dầu dẫn nhiệt được thay hàng ngày, cặn lắng trong hệ thống được thu gom hàng ngày để đảm bảo hiệu quả xử lý khí thải
Quy trình xử lý khí thải lò hơi, lò nung dầu dẫn nhiệt như sau:
Hình: Quy trình xử lý khí thải lò hơi, lò nung dầu dẫn nhiệt của cơ sở
Thuyết minh quy trình: Khí thải từ lò hơi, lò nung dầu dẫn nhiệt được dẫn
vào cyclone lắng bụi khô Tại cyclone lắng bụi khô, bụi có kích thước lớn sẽ được giữ lại dưới đáy Sau đó, khí thải được quạt hút đưa vào tháp hấp thụ bố trí phía sau cyclone lắng bụi khô Tại tháp hấp thụ dung dịch vôi loãng được phun vào tháp theo chiều từ trên xuống, ngược dòng với dòng khí di chuyển từ dưới lên, bụi, cặn có kích thước nhỏ và các khí NOx, SOx,… được dung dịch vôi loãng hấp thụ, tách khỏi dòng khí
Khí thải sau xử lý đạt chất lượng theo quy định hiện hành (QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B) theo ống khói cao 14m tính từ nền xưởng ra môi trường
Đối với bụi khô, bụi ướt, cặn ướt khoảng 20kg/tháng được thu gom hàng tuần và hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý
Khí sạch thoát ra môi trường
Quạt hút
Cyclone lắng bụi khô
Khí thải lò hơi
Hồ tuần hoàn Tháp hấp thụ
Ống khói
rơi lại
Bùn thải (xử lý theo quy định)
Trang 16Dung dịch vôi tại hệ thống xử lý được kiểm tra độ pH hàng ngày, nếu pH
≥8 tiếp tục sử dụng, nếu pH <8 sẽ bổ sung thêm vôi; trường hợp mực nước trong
hồ tuần hoàn (xây dưới chân tháp hấp thụ) xuống thấp (do bốc hơi khi sử dụng)
sẽ bổ sung thêm nước (tối đa 1 m3/ngày), cuối ngày sẽ xả nước thải này về hệ thống xử lý nước thải của cơ sở để xử lý
Các hạng mục của hệ thống xử lý khí thải lò hơi, lò nung dầu dẫn nhiệt của
cơ sở như sau:
Bảng: Các hạng mục của hệ thống xử lý khí thải lò hơi, lò nung dầu dẫn nhiệt
- Nhiệm vụ: Lắng bụi khô
- Kích thước: Đường kính lớn 1,2m, dài 2,3m
- Nhiệm vụ: Lọc bụi ướt
- Kích thước: Dài x Rộng x Cao = 1,5 x 1,0 x 2,8 (m)
- Vật liệu: Thép
- Số lượng: 01 ống
- Nhiệm vụ: Thoát khí thải
- Kích thước: Đường kính 0,32m, dài 14m
- Vật liệu: Thép
hoàn
- Số lượng: 01
- Nhiệm vụ: Tuần hoàn dung dịch hấp thụ
- Kích thước: Dài x Rộng x Cao = 2,0 x 1,0 x 0,6 (m)
- Vật liệu: Thép
- Bố trí bên dưới tháp hấp thụ
Chủ cơ sở cam kết xử lý bụi, khí thải từ hoạt động lò hơi đạt chất lượng theo quy định trước khi xả ra nguồn tiếp nhận để không ảnh hưởng đến sức khỏe nhân viên cơ sở, cây trồng và sức khỏe người dân khu vực cơ sở
* Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục: Cơ sở không
thuộc đối tượng phải lắp đặt và chủ cơ sở không lắp đặt các thiết bị này
c Các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác:
- Hoạt động của các phương tiện giao thông: Để giảm thiểu ô nhiễm do
bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông của khách liên hệ, chủ cơ
sở áp dụng các giải pháp sau:
+ Định kỳ vệ sinh đường nội bộ
Trang 17+ Các phương tiện ghe, tàu, sà lan khi ra vào xuất nhập hàng hóa tại bến
cơ sở, được yêu cầu tắt động cơ để hạn chế khói thải phát sinh ảnh hưởng môi trường và sức khoẻ con người
- Hoạt động của máy phát điện dự phòng: Định kỳ kiểm tra, bảo trì, bảo
dưỡng máy phát điện để giảm thiểu phương tiện hỏng hóc phát sinh nhiều bụi và
khí thải
- Hoạt động thu gom, lưu trữ và bốc dỡ tro:
+ Thu gom, bốc dỡ tro, xỉ: Tro, xỉ phát sinh tại khu lò hơi được nhân viên hàng ngày thu gom đóng bao kín, sau đó xuất khỏi cơ sở hoặc tập kết tại khu tập kết tro, xỉ có mái che cách li Quá trình thu gom, bốc dỡ tro, xỉ chủ yếu phát sinh bụi ảnh hưởng sức khoẻ công nhân nên để giảm thiểu ảnh hưởng chủ
cơ sở dùng nước tạo ẩm tro trước khi thu gom và trang bị khẩu trang cho nhân viên thu gom tro, xỉ sử dụng nhằm giảm bụi ảnh hưởng sức khỏe
+ Lưu trữ tro, xỉ: Tro, xỉ khi phát sinh tại khu lò sấy được thu gom đóng bao kín, sau đó xuất khỏi cơ sở hoặc tập kết tại khu tập kết tro, xỉ có mái che cách li
- Biện pháp giảm thiểu mùi hôi từ hoạt động sản xuất:
+ Bụi phát sinh từ các công đoạn trộn, nghiền, ra bao thành phẩm: sẽ
được quạt hút thu gom vào túi vải lọc bụi, dòng khí sau đó thoát trong nhà xưởng, bụi trong túi vải có thành phần chính là bột cá, bột gia cầm nên được nhân viên hàng ngày thu gom cho sản xuất
+ Mùi hôi phát sinh từ công đoạn trộn, tinh chế mỡ:
Quy trình sản xuất không có công đoạn sấy và cô đặc nước bổi nên không phát sinh mùi hôi từ hoạt động này
Đối với mùi hôi từ công đoạn gia nhiệt của hoạt động tinh chế mỡ: Chủ
cơ sở dùng quạt hút thu gom mùi hôi, hơi nước bốc lên từ bồn gia nhiệt sục vào bồn chứa dung dịch vôi loãng để hấp thụ mùi hôi trong dòng khí, trước khi cho dòng khí thoát trong nhà xưởng Nước từ bồn chứa dung dịch vôi loãng được tuần hoàn tái sử dụng hàng tuần, đến cuối ngày làm việc của tuần sẽ xả về hệ thống xử lý nước thải của cơ sở để xử lý
+ Hoạt động của dây chuyền sản xuất phối trộn nguyên liệu bột cá:
Bụi phát sinh từ các công đoạn trộn, nghiền, ra bao thành phẩm sẽ được quạt hút thu gom vào túi vải lọc bụi, dòng khí sau đó thoát trong nhà xưởng, bụi
Trang 18gom cho sản xuất
- Các biện pháp hỗ trợ khác:
+ Định kỳ vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, đường nội bộ, hành lang sạch sẽ
để đảm bảo mỹ quan và giảm bụi do gió cuốn
+ Lưu trữ nguyên liệu, sản phẩm trong bao chứa và đặt trên kệ cao hoặc trên nền xi măng cao để hạn chế ẩm thấp phát sinh mùi hôi
+ Vách xưởng sản xuất, kho chứa nguyên liệu, sản phẩm được che chắn kín tới mái bằng tường, tôn cách li
+ Chủ cơ sở cam kết duy trì các biện pháp xử lý bụi, khí thải trong suốt quá trình sản xuất để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực đến người dân khu vực
cơ sở
3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
- Rác thải sinh hoạt: Có khối lượng 8 kg/ngày, gồm 2 loại: loại không có
khả năng phân hủy sinh học: vỏ đồ hộp, bao bì, chai nhựa, thủy tinh, và loại
có hàm lượng chất hữu cơ cao, có khả năng phân hủy sinh học: thức ăn thừa, vỏ trái cây, rau quả,
Tại cơ sở, có bố trí nơi tập trung rác sinh hoạt, có thùng rác, sọt rác trong khuôn viên với dung tích đủ thu gom toàn bộ khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh Chủ cơ sở hàng ngày thu gom rác thải sinh hoạt từ cơ sở vào thùng rác công cộng ở khu vực cơ sở và đóng phí vệ sinh theo quy định
- Rác thải sản xuất thông thường:
Chất thải rắn chủ yếu là bao bì các tông, ni lông chứa nguyên liệu (bột gia cầm, bột cá) với khối lượng khoảng 32 kg/ngày, tro, xỉ khoảng 200 kg/ngày, cặn lắng trong thiết bị xử lý khí thải lò hơi khoảng 5 kg/ngày, chất thải trong quá trình vệ sinh nhà xưởng theo định kỳ 100 kg/ngày/năm, bùn từ hệ thống xử lý nước thải khoảng 1 tấn/năm
Khu tập kết tạp tro, xỉ có diện tích 12 m2, kết cấu: Khung, cột bằng bê tông cốt thép và thép; có 1 mặt là vách tường, các mặt còn lại để trống; mái tôn; nền xi măng
4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
Chủ cơ sở có bố trí kho chứa CTNH 2 m2 an toàn (Kết cấu: Khung, cột bằng bê tông cốt thép và thép, vách tôn; mái tôn; nền xi măng), có phân loại, dán