TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: VĂN HÓA – DU LỊCH ----- ----- LÊ THỊ HỒNG THỦY TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY DU LỊCH VIETRAVEL ĐÀ NẴNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Qu ả ng Nam, tháng 5 n ă m 2016 L ờ i C ả m Ơ n Để hoàn thành khóa lu ậ n này, tôi xin t ỏ lòng bi ế t ơ n sâu s ắ c đế n quý th ầ y, cô khoa V ă n hóa – Du l ị ch, tr ườ ng Đạ i h ọ c Qu ả ng Nam đ ã dày công gi ả ng d ạ y và trang b ị cho tôi nh ữ ng ki ế n th ứ c c ơ b ả n trong quá trình h ọ c t ậ p Đặ c bi ệ t, tôi xin chân thành c ả m ơ n th ầ y giáo Th S Tr ầ n V ă n Anh – Tr ưở ng Quan h ệ và h ợ p tác qu ố c t ế , là ng ườ i tr ự c ti ế p h ướ ng d ẫ n, giúp đỡ t ậ n tình cho tôi trong quá trình vi ế t khóa lu ậ n t ố t nghi ệ p S ự h ướ ng d ẫ n nhi ệ t tình c ủ a th ầ y mang l ạ i cho tôi r ấ t nhi ề u ki ế n th ứ c và k ĩ n ă ng b ổ ích, giúp tôi tr ưở ng thành h ơ n r ấ t nhi ề u Tôi xin ghi nh ậ n và bi ế t ơ n anh ch ị nhân viên t ạ i công ty du l ị ch Vietravel Đ à N ẵ ng, du khách s ử d ụ ng d ị ch v ụ c ủ a Vietravel Đ à N ẵ ng cùng gia đ ình, b ạ n bè đ ã quan tâm, giúp đỡ , h ỗ tr ợ ki ế n th ứ c, độ ng viên, khích l ệ tôi trong su ố t th ờ i gian h ọ c t ậ p và th ự c hi ệ n đề tài này Xin chân thành c ả m ơ n! MỤC LỤC A MỞ ĐẦU 1 1 Lı́ do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 2 3 Đối tượng nghiên cứu 2 4 Lịch sử nghiên cứu 2 5 Quan điểm nghiên cứu 3 6 Phương pháp nghiên cứu 4 7 Cấu trúc đề tài 4 B NỘI DUNG 5 Ch ươ ng 1 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM 5 1 1 Khái niệm du lịch và các khái niệm liên quan đến du lịch có trách nhiệm 5 1 1 1 Khái niệm du lịch 5 1 1 2 Các khái niệm liên quan đến du lịch có trách nhiệm 5 1 1 3 Khái niệm du lịch có trách nhiệm 6 1 2 Mục tiêu cốt lõi của du lịch có trách nhiệm 8 1 3 Các nguyên tắc cơ bản đảm bảo phát triển du lịch có trách nhiệm 8 1 3 1 Nguyên tắc đảm bảo về kinh tế 8 1 3 2 Nguyên tắc đảm bảo về môi trường 8 1 3 3 Nguyên tắc đảm bảo về xã hội 9 1 4 Khái niệm công ty lữ hành du lịch 9 1 5 Khả năng ảnh hưởng và trách nhiệm của hãng lữ hành, công ty du lịch với du lịch có trách nhiệm 11 1 6 Sản phẩm du lịch có trách nhiệm 13 1 6 1 Sản phẩm du lịch 13 1 6 1 1 Khái niệm sản phẩm du lịch 13 1 6 1 2 Đặc tính của sản phẩm du lịch 14 1 6 2 Đặc điểm của sản phẩm du lịch có trách nhiệm 15 1 7 Marketing trong hoạt động du lịch có trách nhiệm 16 1 7 1 Tầm quan trọng của marketing và tuyên truyền có trách nhiệm trong du lịch 16 1 7 2 Lợi ích của việc marketing và tuyên truyền du lịch có trách nhiệm trong du lịch 16 Ch ươ ng 2 18 HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY DU LỊCH VIETRAVEL ĐÀ NẴNG 18 2 1 Giới thiệu về Công ty du lịch Vietravel Đà Nẵng 18 2 1 1 Quá trình hình thành 18 2 1 2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của chi nhánh 20 2 1 2 1 Chức năng 20 2 1 2 2 Nhiệm vụ 20 2 1 2 3 Cơ cấu tổ chức 20 2 1 3 Các lĩnh vực kinh doanh và hệ thống cơ sở vật chất của chi nhánh 22 2 1 3 1 Các lĩnh vực kinh doanh của chi nhánh 22 2 1 3 2 Hệ thống cơ sở vật chất của chi nhánh 23 2 2 Hoạt động du lịch có trách nhiệm của Công ty Vietravel Đà Nẵng 23 2 2 1 Hoạt động kinh doanh du lịch của Vietravel Đà Nẵng 23 2 2 2 Hoạt động du lịch có trách nhiệm tại Vietravel Đà Nẵng 28 2 2 2 1 Nội bộ tổ chức và nhân lực 28 2 2 2 2 Sản phẩm 31 2 2 2 3 Quan hệ với nhà cung ứng dịch vụ 35 2 2 2 4 Chiến lược marketing 36 Ch ươ ng 3 37 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY DU LỊCH VIETRAVEL ĐÀ NẴNG 37 3 1 Định hướng phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng 37 3 1 1 Định hướng 37 3 1 2 Phương hướng thực hiện 38 3 2 Định hướng phát triển du lịch của công ty Vietravel Đà Nẵng 39 3 2 1 Mục tiêu dài hạn 39 3 2 2 Mục tiêu ngắn hạn 40 3 3 Chiến lược kinh doanh 41 3 4 Đề xuất giải pháp nâng cao và nhân rộng mô hình du lịch có trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh tại công ty Vietravel Đà Nẵng 43 3 4 1 Quản lı́ nội bộ tổ chức 43 3 4 2 Quản lı́ và phát triển các loại hı̀nh sản phẩm du lịch có trách nhiệm 44 3 4 3 Quản lı́ sự hợp tác 45 3 4 4 Tuyên truyền thông điệp du lịch có trách nhiệm đến cộng đồng 46 3 4 5 Liên kết với điểm đến 47 C KẾT LUẬN 48 D TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 E PHỤ LỤC 52 1 A MỞ ĐẦU 1 Lı́ do chọn đề tài Du lịch – ngành công nghiệp không khói hiện đang là một lĩnh vực thu hút nhiều đối tượng tham gia, trên thế giới nhiều quốc gia chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia mình Ngành du lịch ở nước ta phát triển muộn hơn so với các nước khác trên thế giới nhưng đóng vai trò đáng kể của nó với nền kinh tế Việt Nam hiện tại Xuyên suốt sự phát triển của nền kinh tế, du lịch kích thích khả năng sản xuất của nhiều ngành khác như: thương mại, công nghiệp, thủ công nghiệp và cả nông nghiệp Chuỗi giá trị của du lịch mang lại rất nhiều cơ hội việc làm gián tiếp và trực tiếp cho nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội Hơn hết, du lịch mang lại nguồn hỗ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật to lớn cho việc bảo tồn các hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học và những giá trị văn hoá bản địa Chính việc tham gia hoạt động du lịch sẽ làm cho người dân, đặc biệt là người nghèo có cơ hội phát triển sinh kế, gìn giữ bản sắc và giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống Tuy nhiên, tất cả những lợi ích được đảm bảo khi du lịch có sự quy hoạch và quản lý theo hướng phát triển bền vững Việt Nam đang đầu tư mạnh tay cho ngành công nghiệp không khói, hướng đến một lộ trình phát triển xanh, bền vững mà du lịch trách nhiệm là một ví dụ điển hình Trong những năm gần đây, du lịch có tác động tích cực đến phát triển kinh tế – xã hội, khôi phục các làng nghề truyền thống, tạo cơ hội việc làm, xóa đói giảm nghèo, mở rộng giao lưu bên ngoài, quảng bá giới thiệu đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới Tuy nhiên, nó cũng gây ra không ít những tác động tiêu cực như: phát triển thiếu tính bền vững, mất cân bằng sinh thái và chênh lệch giàu nghèo Thông qua hoạt động du lịch có trách nhiệm những nhược điểm trên sẽ từng bước được tháo gỡ và nó đã trở thành xu hướng của ngành công nghiệp du lịch trên thế giới và Việt Nam Trong xu thế đất nước hội nhập và mở cửa như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các công ty lữ hành hết sức gay gắt cùng với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng Các công ty lữ hành muốn tồn tại và phát triển được thì không còn cách nào khác là tự nâng cao chất lượng sản phẩm, lấy được niềm tin của khách hàng và tạo được vị thế của mình trên thị trường Trong bối cảnh đó, việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh gắn liền với du lịch có trách nhiệm trở thành xu thế của các công ty kinh 2 doanh lữ hành Một số hãng lữ hành lớn đang xây dựng chiến lược kinh doanh gắn với du lịch có trách nhiệm để tạo dựng uy tín, thương hiệu Công ty du lịch Vietravel – một trong những hãng lữ hành tiên phong với mô hình du lịch trách nhiệm và bền vững đó Chúng tôi chọn hoạt động kinh doanh lữ hành có trách nhiệm tại công ty Vietravel Đà Nẵng để phân tích, làm rõ xu hướng đó trong thời gian tới 2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài - Mục tiêu: Nghiên cứu các sản phẩm du lịch trách nhiệm tại công ty du lịch Vietravel Đà Nẵng, từ đó đề xuất những giải pháp bền vững góp phần phát triển sản phẩm du lịch này - Nhiệm vụ: Tı̀m hiểu những vấn đề mang tı́nh lý luận và thực tiễn của du lịch và sản phẩm du lịch trách nhiệm Nghiên cứu hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch trách nhiệm tại công ty du lịch Vietravel Đà Nẵng Đề xuất những định hướng và giải pháp khả thi phát triển sản phẩm và loại hı̀nh du lịch trách nhiệm mang tı́nh bền vững 3 Đối tượng nghiên cứu Chiến lược kinh doanh, chính sách phát triển loại hı̀nh, sản phẩm du lịch có trách nhiệm và hoạt động kinh doanh sản phẩm du lịch có trách nhiệm tại công ty du lịch Vietravel Đà Nẵng 4 Lịch sử nghiên cứu * Việt Nam - Dự án “Chương trı̀nh phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” (2012), (gọi tắt là Dự án EU hay ESRT, do Liên minh châu Âu tài trợ) thực hiện tại 8 tı̉nh phı́a Bắc (Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bı̀nh, Phú Thọ, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên) và đồng bằng sông Cửu Long - Dự án “Tăng cường năng lực cho ngành Du lịch Việt Nam trong thực hiện chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020 tầm nhı̀n 2030, tập trung vào các chı́nh sách có trách nhiệm với xã hội” do Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha (AECID) tài trợ nhằm mục đı́ch phát triển du lịch một cách bền vững, có trách nhiệm với môi trường và xã hội ở Việt Nam 3 - Dự án “Hỗ trợ du lịch bền vững trong cộng đồng dân cư” được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và Tổ chức Phát triển của chı́nh phủ Hà Lan (SNV) triển khia tại Lào Cai từ năm 2008 - Hội thảo “Thực hiện du lịch có trách nhiệm” do Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và chương trı̀nh phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESRT) phối hợp tổ chức * Quảng Nam - Dự án “Tăng cường hoạt động du lịch tại các huyện sâu trong đất liền ở tı̉nh Quảng Nam” (SIT) do tổ chức chı́nh phủ Luxembourg, thuộc Tổ chức lao đông quốc tế (ILO) tài trợ - Dự án “Đào tạo nghề Du lịch nhằm gia tăng việc làm và thu nhập cho nhóm lao động tự do” (HITT) do Liên minh châu Âu tài trợ và được thực hiện bởi Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) Dự án này hỗ trợ phát triển du lịch giảm nghèo, chú trọng việc làm bền vững cho những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ, thanh niên và dân tộc thiểu số tại các khu vực nằm sâu trong đất liền thuộc tı̉nh Quảng Nam - Hội thảo về “Phát triển du lịch bền vững nhằm tăng cường lợi ı́ch cho các cộng đồng địa phương của tı̉nh Quảng Nam (11/2011) được tổ chức tại Hội An do UBND tı̉nh Quảng Nam phối hợp với ba tổ chức của Liên hiệp quốc là UNESCO, ILO và FAO thực hiện 5 Quan điểm nghiên cứu - Quan đ iê ̉ m kinh tê ́ : Đứng trên khı́a cạnh kinh tế, du lịch đang là một cỗ máy quan trọng tạo ra nguồn lợi rất lớn Du lịch có trách nhiệm được áp dụng rộng rãi sẽ mang lại lợi ı́ch thiết thực cho cộng đồng địa phương, tạo ra nguồn việc làm bền vững, cải thiện thu nhập và các dịch vụ xã hội khác Hoạt đông du lịch có trách nhiệm còn giúp cho doanh nghiệp lữ hành tiết kiệm chi phı́, gia tăng thị phần, xây dựng uy tı́n và duy trı̀ các tài nguyên phục vụ kinh doanh du lịch mà khách hàng sẵn sàng trả tiền đến tham quan và tận hưởng - Quan đ iê ̉ m li ̣ ch s ử – viê ̃ n ca ̉ nh : Loại hı̀nh du lịch có trách nhiệm mặc dù đã xuất hiện từ lâu nhưng vẫn chưa được đầu tư và định hướng đúng mức nên vẫn còn khá mờ nhạt với nhiều hãng lữ hành Trong tương lai cùng với sự phát triển chung của du lịch Việt Nam thı̀ phát triển các sản phẩm du lịch có trách nhiệm ở công ty 4 Vietravel Đà Nẵng sẽ tạo ra những bước đột phá nếu được khai thác và phát triển hợp lı́ - Quan đ iê ̉ m sinh tha ́ i – môi tr ườ ng : Du lịch là hoạt động gắn liền với môi trường, chú trọng phát triển du lịch có trách nhiệm sẽ giúp sử dụng tối ưu hóa các tài nguyên văn hóa, tự nhiên trong khi vẫn bảo tồn và tôn trọng tı́nh xác thực của các tài nguyên đó Giúp cho điểm đến hấp dẫn hơn về mặt văn hóa và môi trường - Quan đ i ể m lãnh th ổ : Đối tượng nghiên cứu của đề tài phân bố trên diện rộng, phân tán và có đặc điểm địa lí riêng biệt Việc nghiên cứu đề tài theo quan điểm lãnh thổ nhằm xem xét, đánh giá sản phẩm du lịch trách nhiệm dưới góc độ không gian để từ đó có thể xây dựng các chiến lược kinh doanh hiệu quả và độc đáo 6 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: - Phương pháp nghiên cứu tư liệu, số liệu thống kê: Phương pháp này được sử dụng trong quá trı̀nh phân tı́ch, đánh giá các số liệu định tı́nh, định lượng phục vụ cho các mục đı́ch khác nhau của đề tài - Phương pháp quan sát, điền dã: Tiến hành khảo sát một số sản phẩm du lịch trách nhiệm mang tính đại diện cho đối tượng nghiên cứu như: Tour du lịch Đà Nẵng – Sơn Trà – Hội An – Mỹ Sơn – Huế Việc sử dụng phương pháp này sẽ nhằm mục đích cập nhật thông tin, nâng cao độ chính xác, khách quan và thuyết phục hơn cho các kết quả nghiên cứu - Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: Đối tượng điều tra: Quản lý và nhân viên của chi nhánh, bao gồm nhân viên văn phòng và hướng dẫn viên 7 Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được cấu trúc trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lı́ luận về du lịch và du lịch có trách nhiệm Chương 2: Hoạt động du lịch có trách nhiệm tại công ty du lịch Vietravel Đà Nẵng Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao và nhân rộng loại hình du lịch có trách nhiệm trong hoạt đông kinh doanh tại công ty du lịch Vietravel Đà Nẵng 5 B NỘI DUNG Ch ươ ng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM 1 1 Khái niệm du lịch và các khái niệm liên quan đến du lịch có trách nhiệm 1 1 1 Khái niệm du lịch Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa - Vào năm 1941, hai nhà nghiên cứu W Hunziker và Kraff (Thụy Sỹ) đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời” - Tổ chức Du lịch thế giới đưa ra khái niệm: “Việc lữ hành của mọi người bắt đầu từ mục đích không phải di cư và một cách hoà bình, hoặc xuất phát từ mục đích thực hiện sự phát triển cá nhân về các phương diện kinh tế, xã hội, văn hoá và tinh thần cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và hợp tác giữa mọi người” [3] - Luật Du lịch Việt Nam quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [8] 1 1 2 Các khái niệm liên quan đến du lịch có trách nhiệm - Du li ̣ ch bê ̀ n v ữ ng Du lịch bền vững là hoạt động du lịch có sự tính toán một cách đầy đủ những tác động về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời chỉ ra được những nhu cầu của khách du lịch, người kinh doanh du lịch, hệ sinh thái và cộng đồng địa phương Sự phát triển bền vững của ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và của địa phương, đồng thời bảo vệ và thúc đẩy cơ hội phát triển cho tương lai - Du li ̣ ch cô ̣ ng đ ô ̀ ng 6 Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và được thưởng thức ẩm thực địa phương Cộng đồng địa phương kiểm soát cả những tác động và những lợi ích thông qua quá trình tham gia vào hình thức du lịch này, từ đó tăng cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và phát huy giá trị truyền thống của địa phương - Du li ̣ ch sinh tha ́ i Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương [8] - Du li ̣ ch nông thôn Du lịch nông thôn là loại hình du lịch mà du khách được chiêm ngưỡng những nét đặc sắc trong cuộc sống đời thường, cảnh quang thiên nhiên phong phú, môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ, những món ăn dân dã chân chất, hiền hòa, du khách còn được thực tế khi tham gia đời sống sinh hoạt thường ngày cũng như lao động sản xuất trực tiếp cùng với người dân bản địa - Du l ị ch xanh Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hoá, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương - Du l ị ch đạ o đứ c Du lịch đạo đức là một khái niệm vượt ra ngoài ba nguyên tắc phát triển bền vững Du lịch đạo đức là hoạt động du lịch trong đó du khách và nhà cung cấp dịch vụ du lịch phải có những trách nhiệm về hành vi và thái độ của họ, đồng thời mỗi nhóm đối tượng hưởng lợi thu được các lợi ích cân bằng thông qua quá trình du lịch (Sweeden, 2001) 1 1 3 Khái niệm du lịch có trách nhiệm Khái niệm về du lịch có trách nhiệm ra đời vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX ở các nước châu Âu và nhanh chóng lan tỏa đến các quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam Trải qua quá trình phát triển, các quốc gia đều bắt đầu hướng đến sự phát triển bền vững, trong đó có phát triển du lịch bền vững Du lịch có trách nhiệm và du lịch 7 bền vững có sự tương đồng về khái niệm và mục tiêu Khái niệm du lịch bền vững ra đời từ năm 1992, tuy nhiên đối tượng và phương pháp thực hiện như thế nào vẫn là vấn đề luôn được đặt ra Trước nhu cầu thực tế đó, khái niệm du lịch có trách nhiệm được đưa ra năm 2002 thể hiện cách thức tiến hành để thực sự hướng tới phát triển du lịch bền vững Du lịch có trách nhiệm là một cách tiếp cận quản lý du lịch, nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường và giảm thiểu chi phí tới các điểm đến Bản chất của loại hình du lịch này chứa đựng những đặc trưng của phát triển du lịch bền vững, du lịch sinh thái,… tuy nhiên nó mang tính phổ quát nhưng định hướng cao hơn, thậm chí điều chỉnh tất cả các loại hình du lịch khác nhằm hướng đến mục tiêu phát triển hài hòa ngành du lịch, đem lại bình đẳng cho tất cả chủ thể tham gia vào quá trình phát triển du lịch; đồng thời góp phần đáng kể trong việc hỗ trợ tạo dựng một môi trường lành mạnh [25] Đối với các hình thức du lịch thông thường, người đi du lịch thường hướng tới sự trải nghiệm vui chơi, giải trí nhằm thỏa mãn những nhu cầu cá nhân sau những ngày làm việc vất vả Còn với du lịch trách nhiệm, người đi du lịch hoàn toàn có được những hoạt động tương tự, nhưng bên cạnh đó sẽ còn là những hoạt động chia sẻ những khó khăn, hay giúp đỡ cộng đồng, cá nhân, vùng miền mình tới để người dân nơi đây có thể phát triển về sinh kế cũng như hỗ trợ họ để nâng cao cuộc sống Như vậy, du lịch có trách nhiệm được xây dựng trên nguyên tắc du lịch bền vững, sử dụng tài nguyên theo hướng bền vững, tôn trọng, bảo tồn và phát huy tính chân thực trong văn hóa – xã hội, đảm bảo những lợi ích kinh tế lâu dài và khả thi cho các chủ thể tham gia, đảm bảo sự công bằng trong phân bổ nguồn lực giữa các chủ thể này Du lịch có trách nhiệm đòi hỏi tất cả mọi người chủ động tham gia và mang lại những thay đổi có lợi, thông qua các quyết định và triển khai các hoạt động nhằm tối ưu hóa những lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường, giảm thiểu những tác động liên đới mang tính tiêu cực Chính vì vậy, du lịch có trách nhiệm là một cách tiếp cận chứ không phải là đích đến; với kết quả dài hạn là cải thiện những nơi con người sinh sống và những điểm du khách đến thăm Thước đo cho sự thành công chính là thu nhập được nâng cao, nhiều việc làm tốt được mở ra cho mọi người, điều kiện tự nhiên, văn hóa và xã hội được cải thiện 8 1 2 Mục tiêu cốt lõi của du lịch có trách nhiệm - Sử dụng tối ưu các nguồn lực môi trường tạo nên thành tố chính cho phát triển du lịch, duy trì các tiến trình sinh thái thiết yếu và góp phần bảo tồn di sản tự nhiên và đa dạng sinh học - Tôn trọng bản sắc văn hóa – xã hội của cộng đồng địa phương, bảo tồn các di sản sống đã được xây dựng cũng như các giá trị truyền thống của họ và nâng cao hiểu biết cũng như chấp nhận về nền văn hóa mới - Đảm bảo các lợi ích kinh tế khả thi, lâu dài được phân phối công bằng cho tất cả các đối tác bao gồm tình trạng việc làm bền vững, cơ hội cải thiện thu nhập, các dịch vụ xã hội cho cộng đồng chủ nhà và góp phần giảm nghèo [23] 1 3 Các nguyên tắc cơ bản đảm bảo phát triển du lịch có trách nhiệm 1 3 1 Nguyên tắc đảm bảo về kinh tế - Đánh giá tác động kinh tế trước khi phát triển du lịch và ưu tiên phát triển cho lợi ích cộng đồng địa phương và giảm thiểu tác động tiêu cực tới sinh kế của người bản địa - Tăng cường các mối liên kết và giảm thiểu tình trạng thất thoát bằng cách các cộng đồng địa phương được tham gia và hưởng lợi từ du lịch - Sản phẩm du lịch điểm đến phải mang đậm tính đặc trưng và giá trị nổi bật của địa phương - Quảng bá du lịch phải mang tính nguyên vẹn về các giá giá trị văn hóa, kinh tế, xã hội của địa phương - Chiến lược và chính sách kinh doanh hợp lý, cùng nhau chia sẻ rủi ro và thành công Tuyển dụng và đào tạo nhân viên chuyên nghiệp, đặc biệt ưu tiên người dân bản địa - Ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch nhỏ, vừa và cực nhỏ trong việc kinh doanh hoạt động du lịch phát triển theo hướng bền vững [23] 1 3 2 Nguyên tắc đảm bảo về môi trường - Đánh giá các tác động về môi trường trong quá trình hoạch định và vận hành kinh doanh, đảm bảo giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa các tác động tích cực - Khai thác nguồn tài nguyên hợp lý và bền vững - Quản lý đa dạng tự nhiên theo hướng bền vững, tái tạo các giá trị tự nhiên bị xâm hại và xác định rõ loại hình du lịch phù hợp với tài nguyên 9 - Tăng cường nâng cao nhận thức về phát triển du lịch cho các đối tác - Nâng cao năng lực về du lịch cho từng đối tác và đảm bảo mọi hoạt động phải được thực hiện theo mô hình phát triển bền vững [23] 1 3 3 Nguyên tắc đảm bảo về xã hội - Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào quá trình hoạch định chính sách và đóng góp ý tưởng để hiện thực hóa các sáng kiến đề ra - Đánh giá các tác động xã hội thông qua các chu kì vận động dự án, ngay từ khâu lập kế hoạch, thiết kế dự án nhằm giảm thiểu các tác động xã hội và tối đa hóa yếu tố tích cực - Biến du lịch thành trải nghiệm xã hội cho tất cả mọi đối tượng và đảm bảo mọi đối tượng đều được tiếp cận đặc biệt là những cá nhân/cộng đồng dễ bị tổn thương - Đấu tranh, ngăn chặn lạm dụng tình dục trong du lịch, đặc biệt là đối với trẻ em - Tôn trọng văn hóa bản địa, khuyến khích tính đa dạng về văn hóa và xã hội - Nỗ lực đảm bảo du lịch góp phần tích cực và việc cải thiện giáo dục và y tế [23] 1 4 Khái niệm công ty lữ hành du lịch Việc định nghĩa hoạt động lữ hành cũng như việc phân biệt lữ hành với du lịch là một công việc cần thiết Có hai cách tiếp cận về lữ hành và du lịch Cách tiếp cận thứ nhất: Hiểu theo nghĩa rộng thì lữ hành (Travel) bao gồm tất cả các hoạt động di chuyển của con người, cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó Với một phạm vi đề cập như vậy thì trong hoạt động du lịch có bao gồm yếu tố lữ hành Nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành là du lịch Tại các nước phát triển, đặc biệt tại các nước Bắc Mỹ thì thuật ngữ “lữ hành” và “du lịch” (Travel and Tourism) được hiểu một cách tương tự như “du lịch” Vì vậy người ta có thể sử dụng thuật ngữ “lữ hành du lịch” để ám chỉ các hoạt động đi lại và các hoạt động khác có liên quan đến các chuyến đi với mục đích du lịch Cách tiếp cận lữ hành theo nghĩa rộng cho phép nghiên cứu hoạt động lữ hành ở một phạm vi rộng lớn Cách tiếp cận thứ hai: Tiếp cận lữ hành ở một phạm vi hẹp Để phân biệt hoạt động kinh doanh lữ hành với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí người ta giới hạn hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các chương trình du lịch Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là định nghĩa về lữ hành trong Luật Du lịch Việt Nam: “Lữ hành là việc xây dựng, 10 bán, tổ chức thực hiện một phần hay toàn bộ chương trình cho khách du lịch” Kinh doanh lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách nội địa và phải đủ 3 điều kiện: - Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền - Có phương án kinh doanh và chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa - Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách quốc tế và phải đủ 5 điều kiện: - Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp - Có phương án kinh doanh lữ hành và chương trình du lịch - Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành - Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế - Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ [8] Như vậy theo định nghĩa này, kinh doanh lữ hành ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp và được xác định một cách rõ ràng sản phẩm của kinh doanh lữ hành là chương trình du lịch Ngoài ra, Luật du lịch còn quy định rõ kinh doanh đại lý lữ hành “là một tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng; tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức thực hiện các chương trình du lịch” Chức năng của các doanh nghiệp lữ hành là: tổ chức, xây dựng các chương trình du lịch lữ hành có phạm vi nội địa hoặc quốc tế, trên cơ sở liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, điểm ăn uống, vận chuyển ) để bán chương trình du lịch cho khách du lịch 11 1 5 Khả năng ảnh hưởng và trách nhiệm của hãng lữ hành, công ty du lịch với du lịch có trách nhiệm Đóng vai trò quan trọng đối với thị trường du lịch trong nước và quốc tế tại Việt Nam, các đơn vị điều hành du lịch nắm giữ sức mạnh và ảnh hưởng đáng kể trong việc định hình ngành du lịch nước nhà Với vai trò là cầu nối giữa khách du lịch và người cung cấp dịch vụ tại địa phương, các công ty lữ hành có vai trò tác động đến việc quản lý và sử dụng tài nguyên tại điểm đến thông qua việc ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách du lịch, thực hiện của các cơ sở cung cấp dịch vụ và cách thức phát triển của các điểm đến Vì vậy, với Việt Nam, các công ty lữ hành có thể gây ảnh hưởng đến một tỷ lệ lớn lượng khách du lịch quốc tế về việc lựa chọn cơ sở lưu trú, điểm tham quan, phương tiện đi lại, mức độ và hình thức tương tác với cư dân địa phương và môi trường tự nhiên [26] Với vị trí quan trọng này, khối doanh nghiệp lữ hành Việt Nam có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện của các đơn vị cung ứng dịch vụ, cụ thể là các tác động đến môi trường và xã hội của họ, nâng cao ý thức và trách nhiệm của các thành phần tham gia vào chuỗi giá trị du lịch và trở thành nhân tố thiết yếu thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững Ảnh hưởng của khối doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đối với việc thực hiện du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội có thể là cơ hội và cả thách thức đối với sự phát triển bền vững của ngành du lịch, do tầm quan trọng của ngành lữ hành trong mối liên kết với thị trường và chuỗi cung ứng dịch vụ, nếu các công ty lữ hành không vận hành một cách có trách nhiệm sẽ làm gia tăng tác động tiêu cực của du lịch đến cộng đồng, kinh tế và môi trường tại địa phương Do đó, du lịch có trách nhiệm được xem là hướng đi bền vững của các doanh nghiệp lữ hành Du lịch có trách nhiệm đòi hỏi các doanh nghiệp lữ hành chịu trách nhiệm về các hành động của mình trong việc ra các quyết định và thực thi hoạt động hướng đến việc gia tăng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của du lịch, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực * Tác động của việc kinh doanh không bền vững tại các hãng lữ hành, công ty du lịch - Hạn chế sự phát triển 12 Khai thác nguồn tài nguyên du lịch không hợp lý sẽ rút ngắn tuổi thọ của tài nguyên, làm giảm khả năng kinh doanh của doanh nghiệp Đặc biệt, giảm sút cơ hội việc làm của người dân bản địa, cản trở sự phát triển kinh tế của địa phương - Ảnh hưởng đến an ninh và an toàn của du khách Vấn đề an ninh, an toàn của du khách chưa được các doanh nghiệp lữ hành quan tâm đúng mức sẽ dẫn đến các hiện tượng mất cắp, trộm cướp, chặt chém, gây tổn hại cho du khách Mặt khác, gây ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp và địa phương hay quốc gia tổ chức du lịch - Tạo sự bất hợp tác giữa khối doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương Khi doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận của mình trong việc khai thác điểm đến mà không chia sẻ lợi ích cho dân cư bản địa, điều này sẽ gây ra sự bất hợp tác, phản đối từ cộng đồng địa phương đối với các doanh nghiệp du lịch - Thất thoát về kinh tế Khi cộng đồng địa phương không được tham gia hoạt động du lịch với vai trò là lao động và cơ sở cung cấp dịch vụ, sẽ góp phần làm thất thoát kinh tế và chất lượng cuộc sống của cư dân cũng không được cải thiện - Sự mai một các giá trị xã hội và xung đột văn hóa Các doanh nghiệp lữ hành không thông báo hoặc khuyến khích du khách ứng xử phù hợp với văn hóa địa phương sẽ tạo những ứng xử không phù hợp của du khách gây xung đột văn hóa - Hủy hoại môi trường tự nhiên Các doanh nghiệp du lịch thiếu sự khảo sát các tác động của du lịch vào tự nhiên dẫn đến việc sử dụng nguồn tài nguyên, năng lượng kém hiệu quả và ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái - Sử dụng không hiệu quả các tài nguyên tự nhiên Doanh nghiệp không có các chính sách khai thác tài nguyên hợp lý sẽ gây sức ép đối với điểm đến, lãng phí năng lượng và dễ suy thoái [23] * Lợi ı́ch của việc thực hiện kinh doanh du lịch có trách nhiệm tại hãng lữ hành, công ty du lịch - Tăng doanh thu Khi cam kết trách nhiệm với khách hàng hiện tại, thu hút được khách hàng mới, các doanh nghiệp sẽ gia tăng thị phần và từ đó tăng doanh thu 13 - Tiết kiệm chi phí Sử dụng nguồn tài nguyên đúng mức, giảm thiểu rác thải ra môi trường sẽ giảm được chi phí vận hành trùng tu và tôn tạo - Tiếp cận nguồn lực tài chính Các doanh nghiệp lữ hành có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng và các nhà đầu tư khi thực hiện du lịch có trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh Vì môi trường và xã hội là yếu tố đánh giá mức độ rủi ro vay - Nâng cao cam kết và hiệu suất làm việc của nhân viên Hoạt động du lịch có trách nhiệm thu hút được nguồn nhân lực có ý thức, năng lực cao Doanh nghiệp tăng khả năng lưu giữ, giảm chi phí đào tạo và tuyển dụng mới, tăng hiệu quả làm việc và khả năng sáng tạo - Tăng uy tín và giá trị của thương hiệu Các hoạt động, chính sách kinh doanh du lịch có trách nhiệm sẽ làm tăng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro biến động kinh tế - Bảo vệ điểm đến Thực hiện các biện pháp du lịch có trách nhiệm giúp cho điểm đến đảm bảo được chất lượng, tăng tính hấp dẫn và giảm nguy cơ suy thoái môi trường, xã hội - Nâng cao chất lượng dịch vụ Sản xuất sản phẩm và chuỗi các dịch vụ có trách nhiệm đảm bảo tính đồng bộ trong quy trình phục vụ, tính an toàn, chất lượng cơ sở vật chất phục vụ và dịch vụ - Quản lí rủi ro tốt và phù hợp với quy định Quản lý tốt các nguyên tắc hoạt động kinh doanh có trách nhiệm và đảm bảo các quy định pháp luật liên quan sẽ giảm rắc rối pháp lý [23] 1 6 Sản phẩm du lịch có trách nhiệm 1 6 1 Sản phẩm du lịch 1 6 1 1 Khái niệm sản phẩm du lịch Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, một trong những khái niệm đó là: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng” [13] 14 Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch S ả n ph ẩ m du l ị ch = Tài nguyên du l ị ch + Các d ị ch v ụ và hàng hóa du l ị ch [13] 1 6 1 2 Đặc tính của sản phẩm du lịch - Tính vô hình Dịch vụ chỉ có thể nhận thức được bằng tư duy hay giác quan chứ không thể “sờ mó” sản phẩm dịch vụ được, dịch vụ cũng không thể đo lường được bằng các phương pháp đo lường thông thường về thể tích, trọng lượng Bệnh nhân không thể biết trước kết quả khám bệnh trước khi đi khám bệnh, khách du lịch không biết trước tác động của những dịch vụ được cung cấp trước khi chúng được cung ứng và tiếp nhận Một hình thức tồn tại đặc biệt của dịch vụ ngày càng phổ biến đó là thông tin, đặc biệt trong những ngành dịch vụ mang tính hiện đại như tư vấn, pháp lý, dịch vụ nghe nhìn, viễn thông, máy tính… Quá trình sản xuất và tiêu thụ gắn với các hoạt động dịch vụ này có thể diễn ra không đồng thời như thường thấy ở những dịch vụ thông thường khác như phân phối, y tế, vận tải… mà vốn đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng Sản phẩm du lịch thường là một kinh nghiệm nên rất dễ dàng bị sao chép, bắt chước và việc làm khác biệt hóa sản phẩm manh tính cạnh tranh khó khăn hơn kinh doanh hàng hoá thông thường - Tính đồ ng th ờ i Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch trùng nhau cả về mặt thời gian và không gian Không thể sản xuất ra hàng loạt dịch vụ rồi mới tiêu dùng như sản phẩm là hàng hoá thông thường và cũng không có thời gian để sửa chữa và loại bỏ các sản phẩm hàng hóa trước khi tiêu dùng Vì sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch, nên du khách thường mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm 15 - Tính không đồ ng nh ấ t Mỗi khách hàng có sở thích, thói quen không giống nhau do sự khác nhau về khu vực địa lý, sự ảnh hưởng của các nền văn hoá khác nhau tới lối sống, sự khác nhau về tâm sinh lý, kinh nghiệm trải qua việc sử dụng nhiều lần… nên họ có những yêu cầu, đánh giá về chất lượng dịch vụ khác nhau Có thể thấy được rằng thật khó có thể đưa ra tiêu chuẩn chung cho một sản phẩm dịch vụ (dịch vụ thường bị cá nhân hoá) Điều này buộc người làm dịch vụ phải đưa ra cách phục vụ thích hợp với từng đối tượng khách nhằm đáp ứng một cách cao nhất nhu cầu của khách hàng Chất lượng dịch vụ thường dao động trong một biên độ rất rộng, tùy thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ Khách hàng khó có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành với công ty bán sản phẩm Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ 1 6 2 Đặc điểm của sản phẩm du lịch có trách nhiệm Sản phẩm du lịch có trách nhiệm là những hàng hóa và dịch vụ tạo nên trải nghiệm du lịch và được thiết kế đặc biệt để đảm bảo: B ề n v ữ ng v ề môi tr ườ ng, xã h ộ i, v ă n hóa và kinh t ế , các sản phẩm du lịch mà nổi bật là các chương trình du lịch được tổ chức sao cho đảm bảo sự tác động tiêu cực tối thiểu đến môi trường, tạo môi trường du lịch lành mạnh về văn hóa xã hội và mang lại nền kinh tế bền vững cho cả doanh nghiệp và đặc biệt là cư dân địa phương Mang tính giáo d ụ c, sản phẩm du lịch không chỉ mang chức năng giải trí, hưởng thụ mà còn phải đảm bảo hoạt động tuyên truyền giáo dục ý thức cho tất cả các cá nhân, tổ chức có liên quan về các vấn đề môi trường, xã hội, khuyến khích sự tôn trọng lẫn nhau giữa khách du lịch và người dân địa phương; tạo dựng niềm tin, lòng tự hào dân tộc cho cộng đồng Khuy ế n khích s ự tham gia c ủ a đị a ph ươ ng, khuyến khích người dân địa phương tham gia vào các hoạt động có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ Dân cư địa phương là người góp phần cung cấp những trải nghiệm thú vị cho du khách, họ chính là nguồn lao động chất lượng nhất trong việc thực hiện các chương trình du lịch mang đậm bản sắc địa phương tạo hiểu biết về các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường tại địa phương; tạo cơ hội việc làm cho những người khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn 16 1 7 Marketing trong hoạt động du lịch có trách nhiệm 1 7 1 Tầm quan trọng của marketing và tuyên truyền có trách nhiệm trong du lịch Marketing và tuyên truyền có trách nhiệm trong du lịch dựa trên nguyên tắc các sản phẩm và dịch vụ du lịch không phải được tạo ra vì mục tiêu lợi nhuận mà phải đem đến những giá trị về mặt xã hội và môi trường gắn với lợi ích chung của cộng đồng Marketing có trách nhiệm có thể được hiểu là quá trình truyền đạt thông điệp về những ví dụ thực tiễn bền vững trong du lịch với mục tiêu giáo dục và nâng cao ý thức của cộng đồng về tác động của du lịch và lợi ích của những thay đổi tích cực (“cái gì”) cũng như áp dụng những nguyên tắc bền vững đối với chính hoạt động marketing (“làm thế nào”) Những nguyên lý cơ bản của marketing có trách nhiệm bao gồm những đặc điểm sau: - Hợp pháp, trung thực và đáng tin cậy - Tôn trọng nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh và những trường hợp kinh doanh thành công - Có trách nhiệm với xã hội và dựa trên nguyên tắc công bằng và tin tưởng lẫn nhau - Không vô đạo đức, công kích hay chống lại phẩm giá con người - Tôn trọng sự riêng tư của người sử dụng - Tuân thủ luật pháp, quy định và tự quản lý hoạt động thực tiễn Hơn nữa, trong quá trình truyền đạt thông điệp quảng bá, marketing có trách nhiệm cũng phải quan tâm tới môi trường và tìm cách sử dụng nguồn tại nguyên thiên nhiên một cách lâu dài, bền vững 1 7 2 Lợi ích của việc marketing và tuyên truyền du lịch có trách nhiệm trong du lịch Trong kinh doanh, những sản phẩm được chứng nhận là “bền vững” hay có trách nhiệm sẽ có lợi thế hơn trong cuộc cạnh tranh vì được khách hàng đánh giá cao hơn và họ sẵn sàng mua những sản phẩm này Những sản phẩm có trách nhiệm có thể mang lại niềm tin cho khách hàng và làm cho khách hàng không những cảm thấy tốt hơn khi mua sản phẩm lần đầu mà còn cảm thấy tốt hơn khi mua lại sản phẩm đó 17 Marketing có trách nhiệm là chiến lược trong kinh doanh vì nó không những giúp mở rộng nguồn khách mà còn khiến khách hàng gắn bó lâu dài với sản phẩm, có thể khuyến khích khách hàng mua lại sản phẩm trong tương lai Đối với các cơ quan xúc tiến du lịch và các tổ chức marketing về điểm đến, marketing có trách nhiệm nghĩa là cung cấp cho du khách thông tin chính xác hơn về con người, địa điểm và cơ sở vật chất tại điểm đến khiến du khách có động lực đúng đắn và hài lòng hơn với lựa chọn và trải nghiệm của mình, cũng như tôn trọng hơn cộng đồng và môi trường tại điểm đến Hơn nữa, việc áp dụng những quy tắc cơ bản trong hoạch định chiến lược để tiến hành những chiến dịch marketing trọng điểm theo hướng tiếp cận với công nghệ giúp tiết kiệm chi phí hơn là các chiến dịch quảng bá in ấn truyền thống 18 Ch ươ ng 2 HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY DU LỊCH VIETRAVEL ĐÀ NẴNG 2 1 Giới thiệu về Công ty du lịch Vietravel Đà Nẵng 2 1 1 Quá trình hình thành Là một trong những công ty lữ hành đầu tiên tại Việt Nam, Vietravel được xem là nhà cung cấp dịch vụ du lịch trọn gói và chuyên nghiệp nhất hiện nay Ngày 20/12/1995, Công ty Du lịch và tiếp thị GTVT trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (Vietravel) ra đời trên cơ sở của Trung tâm Du lịch – tiếp thị và dịch vụ đầu tư (Tracodi Tourmis) được thành lập ngày 15/8/1992 tại 16BIS Alexander de Rhodes, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh Thành lập và phát triển từ năm 1995, công ty Vietravel không ngừng lớn mạnh và khẳng định vị trí thương hiệu của mình không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn mở rộng ra các nước trong khu vực và trên thế giới Công ty du lịch Vietravel không những là nơi cung cấp các dịch vụ tour chất lượng cao trong nước mà còn góp phần đưa người Việt đến hầu hết năm châu trên thế giới bằng những chương trình tour mới, hấp dẫn và đặc sắc Nhiều thị trường khách khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu đều đã trở thành những đối tác lớn của Vietravel Hiện nay, ngoài trụ sở chính đặt tại số 190 Pasteur – Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh, Vietravel còn có 30 văn phòng, trung tâm, chi nhánh trong cả nước - Địa chỉ: 190 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh - Điện thoại: Fax: + 84 (8) 8299142 - Email:vietravel@fmail vnn vn - Website: http://www vietravel vn com - Thị trường chính: Toàn cầu - Lĩnh vực kinh doanh: Du lịch nội địa (Domestic) Du lịch nước ngoài (Outbound) Du lịch phục vụ khách quốc tế (Inbound) - Hệ thống dịch vụ khác: Dịch vụ hàng không, trợ giúp sân bay Dịch vụ Vận chuyển du lịch (Xe, tàu cao tốc, tàu hoả ) 19 Tư vấn du học Xuất khẩu lao động Dịch thuật Dịch vụ giao nhận Thu đổi ngoại tệ Chi nhánh Vietravel Đ à N ẵ ng - Tên đầy đủ: Chi nhánh Công ty TNHH MTV Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) tại Đà Nẵng - Địa chỉ: 58 Pasteur, Q Hải Châu, TP Đà Nẵng - Điện thoại: [84 511] 386 3544 - Fax: [84 511] 3849 437 - Email: vtv danang@vietravel com - Phòng đăng ký du lịch Liên Chiểu tại 71 Nguyễn Lương Bằng, P Hòa Khánh Bắc, Q Liên Chiểu, TP Đà Nẵng - Điện thoại: (84 511) 3740 142 Cùng với các thành phố khác trong cả nước, Đà Nẵng có những bước phát triển rõ rệt trong đó nhu cầu du lịch của du khách rất lớn Với nhận định và đánh giá trên Vietravel Đà Nẵng đã ra đời nhằm phục vụ nhu cầu của du khách trong mọi chuyến tham quan trong và ngoài nước Vietravel Đà Nẵng được đứng trên vai người khủng lồ Công ty TNHH MTV Du lịch & Tiếp thị GTVT trực thuộc Bộ Giao thông vận tải – (Vietravel) với 20 năm kinh nghiệm, điều đó đã tạo thuận lợi cho đơn vị rất nhiều về mặt uy tín và thương hiệu, cũng như sự hỗ trợ về đường lối chiến lược kinh doanh Đây là thuận lợi lớn của công ty so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác trên địa bàn thành phố Tâm lý của người tiêu dùng Đà Nẵng là muốn được cung cấp những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao và yếu tố thương hiệu mạnh của doanh nghiệp chính là yếu tố được quan tâm, Vietravel vốn đã có hơn 20 năm kinh nghiệm điều đó càng tạo thêm uy tín và sự tin tưởng cho du khách Với hệ thống dịch vụ đa dạng, chất lượng cao cùng hệ thống đối tác rộng khắp trong, ngoài nước và phương châm phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp, mang đến cho du khách sự thoải mái, cảm xúc thăng hoa và tăng các giá trị, quyền lợi cho du khách, Vietravel Đà Nẵng đã xây dựng thành công hàng trăm 20 tour chất lượng cao cho các công ty lớn tại Đà Nẵng và được đông đảo khách hàng tín nhiệm Bên cạnh đó công ty cũng nhận được sự hỗ trợ từ “Hiệp hội du lịch Đà Nẵng”, các phương tiện truyền thông, báo chí trong quá trình hoạt động, phát triển của mình Trong định hướng phát triển chung, đơn vị đã và đang góp phần thúc đẩy sự phát triển thương hiệu Vietravel trên phạm vi cả nước ngày càng lớn mạnh, khẳng định vị trí của “Nhà t ổ ch ứ c du l ị ch chuyên nghi ệ p” [27] 2 1 2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của chi nhánh 2 1 2 1 Chức năng - Khảo sát, nghiên cứu, mở rộng thị trường và tổ chức các hoạt động tuyên truyền quảng cáo để thu hút, tìm kiếm khách hàng mới và giữ mối quan hệ với nguồn khách hàng tiềm năng sẵn có của công ty - Tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch nội địa và quốc tế - Cung cấp các dịch vụ trung gian như: vé máy bay, thủ tục xuất nhập cảnh… - Trực tiếp giao dịch và ký hợp đồng với các hãng lữ hành trong và ngoài nước 2 1 2 2 Nhiệm vụ - Căn cứ chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, các chỉ tiêu pháp lệnh để xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty Chịu trách nhiệm trước khách hàng và hợp đồng đã kí - Nghiên cứu hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty Góp phần thúc đẩy nền kinh tế của Tổng công ty nói riêng và kinh tế dất nước nói chung - Quản lý sử dụng cán bộ, nhân viên, chính sách Nhà nước và của ngành, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên của chi nhánh Quan hệ và xây dựng hồ sơ chăm sóc khách hàng theo yêu cầu của Tổng công ty 2 1 2 3 Cơ cấu tổ chức Với mong muốn tạo một trật tự xác định, giúp cho các cấp quản lý thực hiện nhiệm vụ, đạt kết quả cao, đồng thời giúp cho công ty thích nghi và có khả năng phản ứng nhạy bén trước những biến động của môi trường kinh doanh; sử dụng hiệu quả nguồn lực cũng như lao động, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật Sau quá trình nghiên cứu ban lãnh đạo Vietravel Đà Nẵng đã xây dựng cơ cấu tổ chức như sau: 21 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Vietravel Đà Nẵng (Ngu ồ n: Phòng Hành chính) Nhiệm vụ của từng bộ phận: Giám Đố c : Là người được thừa lệnh của Tổng Giám Đốc để giám sát tiến độ làm việc của nhân viên các bộ phận, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về công việc được giao Phó Giám Đố c tham m ư u : Là người có nhiệm vụ giúp Giám Đốc trong việc quản lý và kinh doanh tại các văn phòng đại diên Phòng Hành chính : Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám Đốc trong việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, quản lý nhân sự, tổ chức lao động, theo dõi thực hiện các chế độ chính sách, lãnh đạo và giải quyết những vấn đề về các bộ phận, đội ngũ lao động, chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên, duy trì mối quan hệ của chính quyền địa phương Phòng Tài chính k ế toán : Thực hiện các công viêc tài chính kế toán của công ty như theo dõi chỉ tiêu của doanh nghiệp theo đúng hệ thống tài khoản và chế độ kế toán của nhà nước, theo dõi và phản ánh tình hình sử dụng vốn, tài khoản của doanh nghiệp, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, kịp thời phản ánh những thay đổi để lãnh đạo có biện pháp xử lý kịp thời Theo dõi thị trường, thu thập thông tin, báo cáo đề xuất kịp thời với lãnh đạo doanh nghiệp Phòng Ch ă m sóc khách hàng : Thực hiện các công việc tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được những dịch vụ tốt nhất theo nhu cầu của du khách Thực hiện các công việc chăm sóc khách hàng trước và sau khi sử dụng dịch vụ của công ty 22 Phòng Kinh doanh : Chịu trách nhiệm trong việc kinh doanh lữ hành từ khâu thiết kế chương trình du lịch cho đến khâu kết thúc Phòng này bao gồm bộ phận kinh doanh khách đoàn và bộ phận kinh doanh khách lẻ Phòng Đ i ề u hành : Có chức năng điều hành các công việc có liên quan đến chương trình du lịch như: dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung, điều hành giám sát trực tiếp việc hướng dẫn của hướng dẫn viên trong các chương trình du lịch đồng thời xử lý các tình huống bất thường xảy ra khi thực hiện các chương trình Phòng H ướ ng d ẫ n viên : Có chức năng chính là điều hành bộ phận hướng dẫn viên theo các chương trình du lịch, xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên, cùng các bộ phận khác để tiến hành hoạt động kinh doanh giúp cho công ty đạt hiệu quả cao, tiếp thị quảng bá hình ảnh của công ty thông qua công tác hướng dẫn của hướng dẫn viên Phòng Truyê ̀ n thông : Là bộ phận quan trọng trong vấn đề phát triển của doanh nghiệp, hoạch định chiến lược kinh doanh và tiếp thị của công ty Xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện các mục tiêu – chính sách của công ty đối với hoạt động kinh doanh và tiếp thị Giúp Giám đốc trong việc điều hành và quản lý mọi hoạt động tiếp thị của công ty một cách hiệu quả, bảo đảm các nguồn lực cho kinh doanh 2 1 3 Các lĩnh vực kinh doanh và hệ thống cơ sở vật chất của chi nhánh 2 1 3 1 Các lĩnh vực kinh doanh của chi nhánh - Tour Inbound và Nội địa: Du lịch cá nhân và đoàn, du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch thương mại, du lịch thể thao, du lịch sự kiện, du lịch theo yêu cầu… - Tour Outbound: Chương trình du lịch đến các nước Đông Nam Á, Bắc Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Phi, Châu Úc… - Tour sự kiện và hội thảo (MICE) và các chương trình xây dựng đội nhóm (Team Building) - Thuê xe - Đại lý vé máy bay - Khách sạn - Dịch vụ hướng dẫn viên và dịch thuật - Dịch vụ tư vấn du học - Dịch vụ xuất khẩu lao động 23 2 1 3 2 Hệ thống cơ sở vật chất của chi nhánh Bảng 1: Hệ thống cơ sở vật chất của chi nhánh STT Thiết bị Số lượng 1 Máy vi tính 31 2 Máy Fax 04 3 Máy in 04 4 Điện thoại bàn 26 5 Máy điều hòa 05 6 Bàn tiếp khách 02 7 Tủ đựng hồ sơ 04 8 Xe Huyndai 45 chỗ 03 9 Máy photocopy 01 10 Bàn làm việc 30 (Ngu ồ n: Phòng Hành chính) 2 2 Hoạt động du lịch có trách nhiệm của Công ty Vietravel Đà Nẵng 2 2 1 Hoạt động kinh doanh du lịch của Vietravel Đà Nẵng Dưới sự điều hành của công ty mẹ – Tổng công ty Vietravel, Vietravel Đà Nẵng đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả lớn góp phần tạo nên sự lớn mạnh của công ty Hoạt động kinh doanh của Vietravel Đà Nẵng trong những năm qua dù còn chịu tác động của suy thoái kinh tế nhưng vẫn có những bước phát triển, tạo ra các sản phẩm thu hút khách du lịch trên cả thị trường nội địa và quốc tế Các loại hình, chương trình du lịch Sản phẩm chủ yếu của công ty là các chương trình du lịch trọn gói do bộ phận kinh doanh của công ty Vietravel Đà Nẵng và bộ phận kinh doanh của Tổng công ty xây dựng Chi nhánh phục vụ tất cả mọi khách hàng trong và ngoài nước thuộc tất cả mọi tầng lớp, lứa tuổi, mọi trình độ có nhu cầu và khả năng đi du lịch Chi nhánh xây dựng các kế hoạch chương trình du lịch phù hợp với kết quả điều tra thị trường, dự kiến ngày khởi hành rồi quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, website… thu hút khách có nhu cầu Vietravel Đà Nẵng phát triển mạnh việc kinh doanh các chương trình du lịch nội địa và Outbound (khách Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài) Kinh doanh chương trình du lịch nội địa của chi nhánh rất phát triển Đà Nẵng chưa có Di sản thế giới, nhưng thành phố bên dòng sông Hàn thơ mộng luôn tự hào là trung tâm của “Con đường Di sản miền Trung” dài 1 500km, trải dọc theo bờ biển 24 miền Trung trên Quốc lộ 1A, liên kết các Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới từ thành phố Vinh (Nghệ An) đến Đà Lạt (Lâm Đồng) Với vị trí thuận lợi trên Con đường Di sản, Đà Nẵng còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của miền Trung – Tây Nguyên; do đó, nếu nhìn một cách khách quan, cơ sở hạ tầng, giao thông của Đà Nẵng hơn hẳn các tỉnh, thành phố khác trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên Trước năm 2005, Đà Nẵng giống như một điểm trung chuyển, nhưng từ 2005 đến nay, mọi thứ đã đổi khác, Đà Nẵng thực sự đã trở thành một điểm đến cho du khách trong và ngoài nước Bắt nhịp cùng với sự phát triển của thành phố, Vietravel Đà Nẵng đã khai thác mọi điều kiện sẵn có để xây dựng những chương trình độc đáo thu hút du khách Những chương trình du lịch khai thác mọi lợi th
MỞ ĐẦU
Lı́ do cho ̣n đề tài
Du lịch – ngành công nghiệp không khói hiện đang là một lĩnh vực thu hút nhiều đối tượng tham gia, trên thế giới nhiều quốc gia chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia mình
Ngành du lịch ở nước ta phát triển muộn hơn so với các nước khác trên thế giới nhưng đóng vai trò đáng kể của nó với nền kinh tế Việt Nam hiện tại Xuyên suốt sự phát triển của nền kinh tế, du lịch kích thích khả năng sản xuất của nhiều ngành khác như: thương mại, công nghiệp, thủ công nghiệp và cả nông nghiệp Chuỗi giá trị của du lịch mang lại rất nhiều cơ hội việc làm gián tiếp và trực tiếp cho nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội Hơn hết, du lịch mang lại nguồn hỗ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật to lớn cho việc bảo tồn các hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học và những giá trị văn hoá bản địa Chính việc tham gia hoạt động du lịch sẽ làm cho người dân, đặc biệt là người nghèo có cơ hội phát triển sinh kế, gìn giữ bản sắc và giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống Tuy nhiên, tất cả những lợi ích được đảm bảo khi du lịch có sự quy hoạch và quản lý theo hướng phát triển bền vững Việt Nam đang đầu tư mạnh tay cho ngành công nghiệp không khói, hướng đến một lộ trình phát triển xanh, bền vững mà du lịch trách nhiệm là một ví dụ điển hình
Trong những năm gần đây, du lịch có tác động tích cực đến phát triển kinh tế – xã hội, khôi phục các làng nghề truyền thống, tạo cơ hội việc làm, xóa đói giảm nghèo, mở rộng giao lưu bên ngoài, quảng bá giới thiệu đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới Tuy nhiên, nó cũng gây ra không ít những tác động tiêu cực như: phát triển thiếu tính bền vững, mất cân bằng sinh thái và chênh lệch giàu nghèo Thông qua hoạt động du lịch có trách nhiệm những nhược điểm trên sẽ từng bước được tháo gỡ và nó đã trở thành xu hướng của ngành công nghiệp du lịch trên thế giới và Việt Nam
Trong xu thế đất nước hội nhập và mở cửa như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các công ty lữ hành hết sức gay gắt cùng với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng Các công ty lữ hành muốn tồn tại và phát triển được thì không còn cách nào khác là tự nâng cao chất lượng sản phẩm, lấy được niềm tin của khách hàng và tạo được vị thế của mình trên thị trường Trong bối cảnh đó, việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh gắn liền với du lịch có trách nhiệm trở thành xu thế của các công ty kinh doanh lữ hành Một số hãng lữ hành lớn đang xây dựng chiến lược kinh doanh gắn với du lịch có trách nhiệm để tạo dựng uy tín, thương hiệu Công ty du lịch Vietravel – một trong những hãng lữ hành tiên phong với mô hình du lịch trách nhiệm và bền vững đó Chúng tôi chọn hoạt động kinh doanh lữ hành có trách nhiệm tại công ty Vietravel Đà Nẵng để phân tích, làm rõ xu hướng đó trong thời gian tới.
Mu ̣c tiêu và nhiê ̣m vu ̣ của đề tài
Nghiên cứu các sản phẩm du li ̣ch trách nhiê ̣m ta ̣i công ty du li ̣ch Vietravel Đà Nẵng, từ đó đề xuất những giải pháp bền vững góp phần phát triển sản phẩm du li ̣ch này
Tı̀m hiểu những vấn đề mang tı́nh lý luâ ̣n và thực tiễn của du li ̣ch và sản phẩm du li ̣ch trách nhiê ̣m
Nghiên cứu hiê ̣n tra ̣ng phát triển sản phẩm du li ̣ch trách nhiê ̣m ta ̣i công ty du li ̣ch Vietravel Đà Nẵng Đề xuất những đi ̣nh hướng và giải pháp khả thi phát triển sản phẩm và loa ̣i hı̀nh du li ̣ch trách nhiê ̣m mang tı́nh bền vững.
Đối tươ ̣ng nghiên cứu
Chiến lươ ̣c kinh doanh, chính sách phát triển loa ̣i hı̀nh, sản phẩm du li ̣ch có trách nhiệm và hoạt động kinh doanh sản phẩm du lịch có trách nhiệm tại công ty du li ̣ch Vietravel Đà Nẵng.
Li ̣ch sử nghiên cứu
- Dự án “Chương trı̀nh phát triển du li ̣ch có trách nhiê ̣m với môi trường và xã hô ̣i” (2012), (go ̣i tắt là Dự án EU hay ESRT, do Liên minh châu Âu tài trợ) thực hiê ̣n ta ̣i 8 tı̉nh phı́a Bắc (Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bı̀nh, Phú Tho ̣, Hà Giang, Lai Châu, Điê ̣n Biên) và đồng bằng sông Cửu Long
- Dự án “Tăng cường năng lực cho ngành Du li ̣ch Viê ̣t Nam trong thực hiê ̣n chiến lươ ̣c phát triển du li ̣ch đến năm 2020 tầm nhı̀n 2030, tâ ̣p trung vào các chı́nh sách có trách nhiê ̣m với xã hô ̣i” do Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha (AECID) tài trợ nhằm mục đı́ch phát triển du li ̣ch mô ̣t cách bền vững, có trách nhiê ̣m với môi trường và xã hô ̣i ở Viê ̣t Nam
- Dự án “Hỗ trợ du li ̣ch bền vững trong cô ̣ng đồng dân cư” được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và Tổ chức Phát triển của chı́nh phủ Hà Lan (SNV) triển khia ta ̣i Lào Cai từ năm 2008
- Hô ̣i thảo “Thực hiê ̣n du li ̣ch có trách nhiê ̣m” do Tổng cu ̣c Du li ̣ch, Hiê ̣p hô ̣i Du li ̣ch Viê ̣t Nam và chương trı̀nh phát triển năng lực du li ̣ch có trách nhiê ̣m với môi trường và xã hô ̣i (ESRT) phối hợp tổ chức
- Dự án “Tăng cường hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch ta ̣i các huyê ̣n sâu trong đất liền ở tı̉nh Quảng Nam” (SIT) do tổ chức chı́nh phủ Luxembourg, thuô ̣c Tổ chức lao đông quốc tế (ILO) tài trợ
- Dự án “Đào ta ̣o nghề Du li ̣ch nhằm gia tăng viê ̣c làm và thu nhâ ̣p cho nhóm lao đô ̣ng tự do” (HITT) do Liên minh châu Âu tài trợ và được thực hiê ̣n bởi Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) Dự án này hỗ trợ phát triển du li ̣ch giảm nghèo, chú tro ̣ng viê ̣c làm bền vững cho những nhóm đối tượng dễ bi ̣ tổn thương, đă ̣c biê ̣t là phu ̣ nữ, thanh niên và dân tô ̣c thiểu số ta ̣i các khu vực nằm sâu trong đất liền thuô ̣c tı̉nh Quảng Nam
- Hô ̣i thảo về “Phát triển du li ̣ch bền vững nhằm tăng cường lợi ı́ch cho các cô ̣ng đồng đi ̣a phương của tı̉nh Quảng Nam (11/2011) được tổ chức ta ̣i Hô ̣i An do UBND tı̉nh Quảng Nam phối hợp với ba tổ chức của Liên hiê ̣p quốc là UNESCO, ILO và FAO thực hiê ̣n.
Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm kinh tế: Đứng trên khı́a ca ̣nh kinh tế, du li ̣ch đang là mô ̣t cỗ máy quan tro ̣ng ta ̣o ra nguồn lơ ̣i rất lớn Du li ̣ch có trách nhiê ̣m được áp du ̣ng rô ̣ng rãi sẽ mang la ̣i lơ ̣i ı́ch thiết thực cho cô ̣ng đồng đi ̣a phương, ta ̣o ra nguồn viê ̣c làm bền vững, cải thiê ̣n thu nhâ ̣p và các di ̣ch vu ̣ xã hô ̣i khác Hoa ̣t đông du li ̣ch có trách nhiê ̣m còn giúp cho doanh nghiê ̣p lữ hành tiết kiê ̣m chi phı́, gia tăng thi ̣ phần, xây dựng uy tı́n và duy trı̀ các tài nguyên phu ̣c vu ̣ kinh doanh du li ̣ch mà khách hàng sẵn sàng trả tiền đến tham quan và tâ ̣n hưởng
- Quan điểm lich ṣ ử – viễn cảnh: Loa ̣i hı̀nh du li ̣ch có trách nhiê ̣m mă ̣c dù đã xuất hiê ̣n từ lâu nhưng vẫn chưa được đầu tư và đi ̣nh hướng đúng mức nên vẫn còn khá mờ nha ̣t với nhiều hãng lữ hành Trong tương lai cùng với sự phát triển chung của du li ̣ch Viê ̣t Nam thı̀ phát triển các sản phẩm du li ̣ch có trách nhiê ̣m ở công ty
Vietravel Đà Nẵng sẽ ta ̣o ra những bước đô ̣t phá nếu được khai thác và phát triển hợp lı́
- Quan điểm sinh thái – môi trường: Du li ̣ch là hoa ̣t đô ̣ng gắn liền với môi trường, chú tro ̣ng phát triển du li ̣ch có trách nhiê ̣m sẽ giúp sử du ̣ng tối ưu hóa các tài nguyên văn hóa, tự nhiên trong khi vẫn bảo tồn và tôn tro ̣ng tı́nh xác thực của các tài nguyên đó Giúp cho điểm đến hấp dẫn hơn về mă ̣t văn hóa và môi trường
- Quan điểm lãnh thổ: Đối tượng nghiên cứu của đề tài phân bố trên diện rộng, phân tán và có đặc điểm địa lí riêng biệt Việc nghiên cứu đề tài theo quan điểm lãnh thổ nhằm xem xét, đánh giá sản phẩm du lịch trách nhiệm dưới góc độ không gian để từ đó có thể xây dựng các chiến lược kinh doanh hiệu quả và độc đáo.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau:
- Phương pháp nghiên cứu tư liê ̣u, số liê ̣u thống kê:
Phương pháp này được sử du ̣ng trong quá trı̀nh phân tı́ch, đánh giá các số liê ̣u đi ̣nh tı́nh, đi ̣nh lượng phu ̣c vu ̣ cho các mu ̣c đı́ch khác nhau của đề tài
- Phương pháp quan sát, điền dã:
Tiến hành khảo sát một số sản phẩm du lịch trách nhiệm mang tính đại diện cho đối tượng nghiên cứu như: Tour du lịch Đà Nẵng – Sơn Trà – Hội An – Mỹ Sơn – Huế Việc sử dụng phương pháp này sẽ nhằm mục đích cập nhật thông tin, nâng cao độ chính xác, khách quan và thuyết phục hơn cho các kết quả nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: Đối tươ ̣ng điều tra: Quản lý và nhân viên của chi nhánh, bao gồm nhân viên văn phòng và hướng dẫn viên.
Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được cấu trúc trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lı́ luâ ̣n về du li ̣ch và du li ̣ch có trách nhiê ̣m
Chương 2: Hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch có trách nhiê ̣m ta ̣i công ty du li ̣ch Vietravel Đà Nẵng
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao và nhân rộng loại hình du lịch có trách nhiê ̣m trong hoa ̣t đông kinh doanh ta ̣i công ty du li ̣ch Vietravel Đà Nẵng
Khái niê ̣m du li ̣ch và các khái niệm liên quan đến du lịch có trách nhiệm
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa
- Vào năm 1941, hai nhà nghiên cứu W.Hunziker và Kraff (Thụy Sỹ) đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”
- Tổ chức Du lịch thế giới đưa ra khái niệm: “Việc lữ hành của mọi người bắt đầu từ mục đích không phải di cư và một cách hoà bình, hoặc xuất phát từ mục đích thực hiện sự phát triển cá nhân về các phương diện kinh tế, xã hội, văn hoá và tinh thần cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và hợp tác giữa mọi người”.[3]
- Luật Du lịch Việt Nam quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.[8]
1.1.2 Các khái niê ̣m liên quan đến du li ̣ch có trách nhiê ̣m
Du lịch bền vững là hoạt động du lịch có sự tính toán một cách đầy đủ những tác động về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời chỉ ra được những nhu cầu của khách du lịch, người kinh doanh du lịch, hệ sinh thái và cộng đồng địa phương Sự phát triển bền vững của ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và của địa phương, đồng thời bảo vệ và thúc đẩy cơ hội phát triển cho tương lai
- Du lich cộng độ ̀ng
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và được thưởng thức ẩm thực địa phương Cộng đồng địa phương kiểm soát cả những tác động và những lợi ích thông qua quá trình tham gia vào hình thức du lịch này, từ đó tăng cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và phát huy giá trị truyền thống của địa phương
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.[8]
Du lịch nông thôn là loại hình du lịch mà du khách được chiêm ngưỡng những nét đặc sắc trong cuộc sống đời thường, cảnh quang thiên nhiên phong phú, môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ, những món ăn dân dã chân chất, hiền hòa, du khách còn được thực tế khi tham gia đời sống sinh hoạt thường ngày cũng như lao động sản xuất trực tiếp cùng với người dân bản địa
Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hoá, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương
Du lịch đạo đức là một khái niệm vượt ra ngoài ba nguyên tắc phát triển bền vững Du lịch đạo đức là hoạt động du lịch trong đó du khách và nhà cung cấp dịch vụ du lịch phải có những trách nhiệm về hành vi và thái độ của họ, đồng thời mỗi nhóm đối tượng hưởng lợi thu được các lợi ích cân bằng thông qua quá trình du lịch (Sweeden, 2001)
1.1.3 Khái niệm du lịch có trách nhiệm
Khái niệm về du lịch có trách nhiệm ra đời vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX ở các nước châu Âu và nhanh chóng lan tỏa đến các quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Trải qua quá trình phát triển, các quốc gia đều bắt đầu hướng đến sự phát triển bền vững, trong đó có phát triển du lịch bền vững Du lịch có trách nhiệm và du lịch bền vững có sự tương đồng về khái niệm và mục tiêu Khái niệm du lịch bền vững ra đời từ năm 1992, tuy nhiên đối tượng và phương pháp thực hiện như thế nào vẫn là vấn đề luôn được đặt ra Trước nhu cầu thực tế đó, khái niệm du lịch có trách nhiệm được đưa ra năm 2002 thể hiện cách thức tiến hành để thực sự hướng tới phát triển du lịch bền vững
Du lịch có trách nhiệm là một cách tiếp cận quản lý du lịch, nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường và giảm thiểu chi phí tới các điểm đến Bản chất của loại hình du lịch này chứa đựng những đặc trưng của phát triển du lịch bền vững, du lịch sinh thái,… tuy nhiên nó mang tính phổ quát nhưng định hướng cao hơn, thậm chí điều chỉnh tất cả các loại hình du lịch khác nhằm hướng đến mục tiêu phát triển hài hòa ngành du lịch, đem lại bình đẳng cho tất cả chủ thể tham gia vào quá trình phát triển du lịch; đồng thời góp phần đáng kể trong việc hỗ trợ tạo dựng một môi trường lành mạnh.[25] Đối với các hình thức du lịch thông thường, người đi du lịch thường hướng tới sự trải nghiệm vui chơi, giải trí nhằm thỏa mãn những nhu cầu cá nhân sau những ngày làm việc vất vả Còn với du lịch trách nhiệm, người đi du lịch hoàn toàn có được những hoạt động tương tự, nhưng bên cạnh đó sẽ còn là những hoạt động chia sẻ những khó khăn, hay giúp đỡ cộng đồng, cá nhân, vùng miền mình tới để người dân nơi đây có thể phát triển về sinh kế cũng như hỗ trợ họ để nâng cao cuộc sống
Như vậy, du lịch có trách nhiệm được xây dựng trên nguyên tắc du lịch bền vững, sử dụng tài nguyên theo hướng bền vững, tôn trọng, bảo tồn và phát huy tính chân thực trong văn hóa – xã hội, đảm bảo những lợi ích kinh tế lâu dài và khả thi cho các chủ thể tham gia, đảm bảo sự công bằng trong phân bổ nguồn lực giữa các chủ thể này Du lịch có trách nhiệm đòi hỏi tất cả mọi người chủ động tham gia và mang lại những thay đổi có lợi, thông qua các quyết định và triển khai các hoạt động nhằm tối ưu hóa những lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường, giảm thiểu những tác động liên đới mang tính tiêu cực Chính vì vậy, du lịch có trách nhiệm là một cách tiếp cận chứ không phải là đích đến; với kết quả dài hạn là cải thiện những nơi con người sinh sống và những điểm du khách đến thăm Thước đo cho sự thành công chính là thu nhập được nâng cao, nhiều việc làm tốt được mở ra cho mọi người, điều kiện tự nhiên, văn hóa và xã hội được cải thiện.
Mu ̣c tiêu cốt lõi của du li ̣ch có trách nhiê ̣m
- Sử dụng tối ưu các nguồn lực môi trường tạo nên thành tố chính cho phát triển du lịch, duy trì các tiến trình sinh thái thiết yếu và góp phần bảo tồn di sản tự nhiên và đa dạng sinh học
- Tôn trọng bản sắc văn hóa – xã hội của cộng đồng địa phương, bảo tồn các di sản sống đã được xây dựng cũng như các giá trị truyền thống của họ và nâng cao hiểu biết cũng như chấp nhận về nền văn hóa mới
- Đảm bảo các lợi ích kinh tế khả thi, lâu dài được phân phối công bằng cho tất cả các đối tác bao gồm tình trạng việc làm bền vững, cơ hội cải thiện thu nhập, các dịch vụ xã hội cho cộng đồng chủ nhà và góp phần giảm nghèo.[23]
Các nguyên tắc cơ bản đảm bảo phát triển du li ̣ch có trách nhiê ̣m
1.3.1 Nguyên tắc đảm bảo về kinh tế
- Đánh giá tác động kinh tế trước khi phát triển du lịch và ưu tiên phát triển cho lợi ích cộng đồng địa phương và giảm thiểu tác động tiêu cực tới sinh kế của người bản địa
- Tăng cường các mối liên kết và giảm thiểu tình trạng thất thoát bằng cách các cộng đồng địa phương được tham gia và hưởng lợi từ du lịch
- Sản phẩm du lịch điểm đến phải mang đậm tính đặc trưng và giá trị nổi bật của địa phương
- Quảng bá du lịch phải mang tính nguyên vẹn về các giá giá trị văn hóa, kinh tế, xã hội của địa phương
- Chiến lược và chính sách kinh doanh hợp lý, cùng nhau chia sẻ rủi ro và thành công Tuyển dụng và đào tạo nhân viên chuyên nghiệp, đặc biệt ưu tiên người dân bản địa
- Ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch nhỏ, vừa và cực nhỏ trong việc kinh doanh hoạt động du lịch phát triển theo hướng bền vững.[23]
1.3.2 Nguyên tắc đảm bảo về môi trường
- Đánh giá các tác động về môi trường trong quá trình hoạch định và vận hành kinh doanh, đảm bảo giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa các tác động tích cực
- Khai thác nguồn tài nguyên hợp lý và bền vững
- Quản lý đa dạng tự nhiên theo hướng bền vững, tái tạo các giá trị tự nhiên bị xâm hại và xác định rõ loại hình du lịch phù hợp với tài nguyên
- Tăng cường nâng cao nhận thức về phát triển du lịch cho các đối tác
- Nâng cao năng lực về du lịch cho từng đối tác và đảm bảo mọi hoạt động phải được thực hiện theo mô hình phát triển bền vững.[23]
1.3.3 Nguyên tắc đảm bảo về xã hô ̣i
- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào quá trình hoạch định chính sách và đóng góp ý tưởng để hiện thực hóa các sáng kiến đề ra
- Đánh giá các tác động xã hội thông qua các chu kì vận động dự án, ngay từ khâu lập kế hoạch, thiết kế dự án nhằm giảm thiểu các tác động xã hội và tối đa hóa yếu tố tích cực
- Biến du lịch thành trải nghiệm xã hội cho tất cả mọi đối tượng và đảm bảo mọi đối tượng đều được tiếp cận đặc biệt là những cá nhân/cộng đồng dễ bị tổn thương
- Đấu tranh, ngăn chặn lạm dụng tình dục trong du lịch, đặc biệt là đối với trẻ em
- Tôn trọng văn hóa bản địa, khuyến khích tính đa dạng về văn hóa và xã hội
- Nỗ lực đảm bảo du lịch góp phần tích cực và việc cải thiện giáo dục và y tế.[23]
Khái niê ̣m công ty lữ hành du li ̣ch
Việc đi ̣nh nghĩa hoạt động lữ hành cũng như việc phân biệt lữ hành với du li ̣ch là một công việc cần thiết Có hai cách tiếp cận về lữ hành và du li ̣ch
Cách tiếp cận thứ nhất: Hiểu theo nghĩa rô ̣ng thì lữ hành (Travel) bao gồm tất cả các hoạt động di chuyển của con người, cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó Với một phạm vi đề cập như vậy thì trong hoạt động du li ̣ch có bao gồm yếu tố lữ hành Nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành là du li ̣ch Tại các nước phát triển, đặc biệt tại các nước Bắc Mỹ thì thuật ngữ “lữ hành” và “du li ̣ch” (Travel and Tourism) được hiểu một cách tương tự như “du li ̣ch” Vì vậy người ta có thể sử dụng thuật ngữ “lữ hành du li ̣ch” để ám chỉ các hoạt động đi lại và các hoạt động khác có liên quan đến các chuyến đi với mục đích du li ̣ch Cách tiếp cận lữ hành theo nghĩa rộng cho phép nghiên cứu hoạt động lữ hành ở một phạm vi rộng lớn
Cách tiếp cận thứ hai: Tiếp cận lữ hành ở mô ̣t pha ̣m vi hẹp Để phân biệt hoạt động kinh doanh lữ hành với các hoạt động kinh doanh du li ̣ch khác như khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí người ta giới hạn hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các chương trình du li ̣ch Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là đi ̣nh nghĩa về lữ hành trong Luật Du li ̣ch Việt Nam: “Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện mô ̣t phần hay toàn bô ̣ chương trình cho khách du li ̣ch” Kinh doanh lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện các chương trình du li ̣ch nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm kinh doanh lữ hành nội đi ̣a và kinh doanh lữ hành quốc tế
Kinh doanh lữ hành nội đi ̣a là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du li ̣ch cho khách nội đi ̣a và phải đủ 3 điều kiện:
- Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội đi ̣a tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền
- Có phương án kinh doanh và chương trình du lịch cho khách du li ̣ch nội đi ̣a
- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội đi ̣a phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành
Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du li ̣ch cho khách quốc tế và phải đủ 5 điều kiện:
- Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du li ̣ch ở trung ương cấp
- Có phương án kinh doanh lữ hành và chương trình du li ̣ch
- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành
- Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du li ̣ch quốc tế
- Có tiền ký quỹ theo quy đi ̣nh của Chính phủ.[8]
Như vậy theo đi ̣nh nghĩa này, kinh doanh lữ hành ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp và được xác đi ̣nh một cách rõ ràng sản phẩm của kinh doanh lữ hành là chương trình du li ̣ch Ngoài ra, Luật du li ̣ch còn quy đi ̣nh rõ kinh doanh đa ̣i lý lữ hành
“là một tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du li ̣ch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du li ̣ch để hưởng hoa hồng; tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức thực hiện các chương trình du li ̣ch” Chức năng của các doanh nghiệp lữ hành là: tổ chức, xây dựng các chương trình du li ̣ch lữ hành có phạm vi nội đi ̣a hoặc quốc tế, trên cơ sở liên kết với các nhà cung cấp di ̣ch vụ (nhà hàng, khách sạn, điểm ăn uống, vận chuyển ) để bán chương trình du li ̣ch cho khách du li ̣ch.
Khả năng ảnh hưởng và trách nhiê ̣m của hãng lữ hành, công ty du li ̣ch với du li ̣ch có trách nhiê ̣m
Đóng vai trò quan trọng đối với thị trường du lịch trong nước và quốc tế tại Việt Nam, các đơn vị điều hành du lịch nắm giữ sức mạnh và ảnh hưởng đáng kể trong việc định hình ngành du lịch nước nhà
Với vai trò là cầu nối giữa khách du lịch và người cung cấp dịch vụ tại địa phương, các công ty lữ hành có vai trò tác động đến việc quản lý và sử dụng tài nguyên tại điểm đến thông qua việc ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách du lịch, thực hiện của các cơ sở cung cấp dịch vụ và cách thức phát triển của các điểm đến Vì vậy, với Việt Nam, các công ty lữ hành có thể gây ảnh hưởng đến một tỷ lệ lớn lượng khách du lịch quốc tế về việc lựa chọn cơ sở lưu trú, điểm tham quan, phương tiện đi lại, mức độ và hình thức tương tác với cư dân địa phương và môi trường tự nhiên.[26]
Với vị trí quan trọng này, khối doanh nghiệp lữ hành Việt Nam có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện của các đơn vị cung ứng dịch vụ, cụ thể là các tác động đến môi trường và xã hội của họ, nâng cao ý thức và trách nhiệm của các thành phần tham gia vào chuỗi giá trị du lịch và trở thành nhân tố thiết yếu thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững Ảnh hưởng của khối doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đối với việc thực hiện du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội có thể là cơ hội và cả thách thức đối với sự phát triển bền vững của ngành du lịch, do tầm quan trọng của ngành lữ hành trong mối liên kết với thị trường và chuỗi cung ứng dịch vụ, nếu các công ty lữ hành không vận hành một cách có trách nhiệm sẽ làm gia tăng tác động tiêu cực của du lịch đến cộng đồng, kinh tế và môi trường tại địa phương
Do đó, du lịch có trách nhiệm được xem là hướng đi bền vững của các doanh nghiệp lữ hành Du lịch có trách nhiệm đòi hỏi các doanh nghiệp lữ hành chịu trách nhiệm về các hành động của mình trong việc ra các quyết định và thực thi hoạt động hướng đến việc gia tăng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của du lịch, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực
* Tác đô ̣ng của viê ̣c kinh doanh không bền vững ta ̣i các hãng lữ hành, công ty du li ̣ch
- Hạn chế sự phát triển
Khai thác nguồn tài nguyên du lịch không hợp lý sẽ rút ngắn tuổi thọ của tài nguyên, làm giảm khả năng kinh doanh của doanh nghiệp Đặc biệt, giảm sút cơ hội việc làm của người dân bản địa, cản trở sự phát triển kinh tế của địa phương
- Ảnh hưởng đến an ninh và an toàn của du khách
Vấn đề an ninh, an toàn của du khách chưa được các doanh nghiệp lữ hành quan tâm đúng mức sẽ dẫn đến các hiện tượng mất cắp, trộm cướp, chặt chém, gây tổn hại cho du khách Mặt khác, gây ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp và địa phương hay quốc gia tổ chức du lịch
- Tạo sự bất hợp tác giữa khối doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương Khi doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận của mình trong việc khai thác điểm đến mà không chia sẻ lợi ích cho dân cư bản địa, điều này sẽ gây ra sự bất hợp tác, phản đối từ cộng đồng địa phương đối với các doanh nghiệp du lịch
- Thất thoát về kinh tế
Khi cộng đồng địa phương không được tham gia hoạt động du lịch với vai trò là lao động và cơ sở cung cấp dịch vụ, sẽ góp phần làm thất thoát kinh tế và chất lượng cuộc sống của cư dân cũng không được cải thiện
- Sự mai một các giá trị xã hội và xung đột văn hóa
Các doanh nghiệp lữ hành không thông báo hoặc khuyến khích du khách ứng xử phù hợp với văn hóa địa phương sẽ tạo những ứng xử không phù hợp của du khách gây xung đột văn hóa
- Hủy hoại môi trường tự nhiên
Các doanh nghiệp du lịch thiếu sự khảo sát các tác động của du lịch vào tự nhiên dẫn đến việc sử dụng nguồn tài nguyên, năng lượng kém hiệu quả và ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái
- Sử dụng không hiệu quả các tài nguyên tự nhiên
Doanh nghiệp không có các chính sách khai thác tài nguyên hợp lý sẽ gây sức ép đối với điểm đến, lãng phí năng lượng và dễ suy thoái.[23]
* Lơ ̣i ı́ch của viê ̣c thực hiê ̣n kinh doanh du li ̣ch có trách nhiê ̣m ta ̣i hãng lữ hành, công ty du li ̣ch
Khi cam kết trách nhiệm với khách hàng hiện tại, thu hút được khách hàng mới, các doanh nghiệp sẽ gia tăng thị phần và từ đó tăng doanh thu
Sử dụng nguồn tài nguyên đúng mức, giảm thiểu rác thải ra môi trường sẽ giảm được chi phí vận hành trùng tu và tôn tạo
- Tiếp cận nguồn lực tài chính
Các doanh nghiệp lữ hành có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng và các nhà đầu tư khi thực hiện du lịch có trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh Vì môi trường và xã hội là yếu tố đánh giá mức độ rủi ro vay
- Nâng cao cam kết và hiệu suất làm việc của nhân viên
Hoạt động du lịch có trách nhiệm thu hút được nguồn nhân lực có ý thức, năng lực cao Doanh nghiệp tăng khả năng lưu giữ, giảm chi phí đào tạo và tuyển dụng mới, tăng hiệu quả làm việc và khả năng sáng tạo
- Tăng uy tín và giá trị của thương hiệu
Các hoạt động, chính sách kinh doanh du lịch có trách nhiệm sẽ làm tăng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro biến động kinh tế
Thực hiện các biện pháp du lịch có trách nhiệm giúp cho điểm đến đảm bảo được chất lượng, tăng tính hấp dẫn và giảm nguy cơ suy thoái môi trường, xã hội
- Nâng cao chất lượng dịch vụ
Sản phẩm du lịch có trách nhiệm
1.6.1.1 Khái niệm sản phẩm du lịch
Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, một trong những khái niệm đó là: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”.[13]
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó
Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch
S ả n ph ẩ m du l ị ch = Tài nguyên du l ị ch + Các d ị ch v ụ và hàng hóa du l ị ch [13]
1.6.1.2 Đặc tính của sản phẩm du lịch
Dịch vụ chỉ có thể nhận thức được bằng tư duy hay giác quan chứ không thể
“sờ mó” sản phẩm dịch vụ được, dịch vụ cũng không thể đo lường được bằng các phương pháp đo lường thông thường về thể tích, trọng lượng Bệnh nhân không thể biết trước kết quả khám bệnh trước khi đi khám bệnh, khách du lịch không biết trước tác động của những dịch vụ được cung cấp trước khi chúng được cung ứng và tiếp nhận
Một hình thức tồn tại đặc biệt của dịch vụ ngày càng phổ biến đó là thông tin, đặc biệt trong những ngành dịch vụ mang tính hiện đại như tư vấn, pháp lý, dịch vụ nghe nhìn, viễn thông, máy tính… Quá trình sản xuất và tiêu thụ gắn với các hoạt động dịch vụ này có thể diễn ra không đồng thời như thường thấy ở những dịch vụ thông thường khác như phân phối, y tế, vận tải… mà vốn đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng
Sản phẩm du lịch thường là một kinh nghiệm nên rất dễ dàng bị sao chép, bắt chước và việc làm khác biệt hóa sản phẩm manh tính cạnh tranh khó khăn hơn kinh doanh hàng hoá thông thường
Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch trùng nhau cả về mặt thời gian và không gian Không thể sản xuất ra hàng loạt dịch vụ rồi mới tiêu dùng như sản phẩm là hàng hoá thông thường và cũng không có thời gian để sửa chữa và loại bỏ các sản phẩm hàng hóa trước khi tiêu dùng
Vì sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch, nên du khách thường mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm
Mỗi khách hàng có sở thích, thói quen không giống nhau do sự khác nhau về khu vực địa lý, sự ảnh hưởng của các nền văn hoá khác nhau tới lối sống, sự khác nhau về tâm sinh lý, kinh nghiệm trải qua việc sử dụng nhiều lần… nên họ có những yêu cầu, đánh giá về chất lượng dịch vụ khác nhau Có thể thấy được rằng thật khó có thể đưa ra tiêu chuẩn chung cho một sản phẩm dịch vụ (dịch vụ thường bị cá nhân hoá) Điều này buộc người làm dịch vụ phải đưa ra cách phục vụ thích hợp với từng đối tượng khách nhằm đáp ứng một cách cao nhất nhu cầu của khách hàng
Chất lượng dịch vụ thường dao động trong một biên độ rất rộng, tùy thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ Khách hàng khó có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm
Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành với công ty bán sản phẩm Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ
1.6.2 Đặc điểm của sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Sản phẩm du lịch có trách nhiệm là những hàng hóa và dịch vụ tạo nên trải nghiệm du lịch và được thiết kế đặc biệt để đảm bảo:
Bền vững về môi trường, xã hội, văn hóa và kinh tế, các sản phẩm du lịch mà nổi bật là các chương trình du lịch được tổ chức sao cho đảm bảo sự tác động tiêu cực tối thiểu đến môi trường, tạo môi trường du lịch lành mạnh về văn hóa xã hội và mang lại nền kinh tế bền vững cho cả doanh nghiệp và đặc biệt là cư dân địa phương
Mang tính giáo dục, sản phẩm du lịch không chỉ mang chức năng giải trí, hưởng thụ mà còn phải đảm bảo hoạt động tuyên truyền giáo dục ý thức cho tất cả các cá nhân, tổ chức có liên quan về các vấn đề môi trường, xã hội, khuyến khích sự tôn trọng lẫn nhau giữa khách du lịch và người dân địa phương; tạo dựng niềm tin, lòng tự hào dân tộc cho cộng đồng
Khuyến khích sự tham gia của địa phương, khuyến khích người dân địa phương tham gia vào các hoạt động có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ Dân cư địa phương là người góp phần cung cấp những trải nghiệm thú vị cho du khách, họ chính là nguồn lao động chất lượng nhất trong việc thực hiện các chương trình du lịch mang đậm bản sắc địa phương tạo hiểu biết về các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường tại địa phương; tạo cơ hội việc làm cho những người khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn.
Marketing trong hoạt động du lịch có trách nhiệm
1.7.1 Tầm quan trọng của marketing và tuyên truyền có trách nhiệm trong du lịch
Marketing và tuyên truyền có trách nhiệm trong du lịch dựa trên nguyên tắc các sản phẩm và dịch vụ du lịch không phải được tạo ra vì mục tiêu lợi nhuận mà phải đem đến những giá trị về mặt xã hội và môi trường gắn với lợi ích chung của cộng đồng
Marketing có trách nhiệm có thể được hiểu là quá trình truyền đạt thông điệp về những ví dụ thực tiễn bền vững trong du lịch với mục tiêu giáo dục và nâng cao ý thức của cộng đồng về tác động của du lịch và lợi ích của những thay đổi tích cực (“cái gì”) cũng như áp dụng những nguyên tắc bền vững đối với chính hoạt động marketing (“làm thế nào”) Những nguyên lý cơ bản của marketing có trách nhiệm bao gồm những đặc điểm sau:
- Hợp pháp, trung thực và đáng tin cậy
- Tôn trọng nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh và những trường hợp kinh doanh thành công
- Có trách nhiệm với xã hội và dựa trên nguyên tắc công bằng và tin tưởng lẫn nhau
- Không vô đạo đức, công kích hay chống lại phẩm giá con người
- Tôn trọng sự riêng tư của người sử dụng
- Tuân thủ luật pháp, quy định và tự quản lý hoạt động thực tiễn
Hơn nữa, trong quá trình truyền đạt thông điệp quảng bá, marketing có trách nhiệm cũng phải quan tâm tới môi trường và tìm cách sử dụng nguồn tại nguyên thiên nhiên một cách lâu dài, bền vững
1.7.2 Lợi ích của việc marketing và tuyên truyền du lịch có trách nhiệm trong du lịch
Trong kinh doanh, những sản phẩm được chứng nhận là “bền vững” hay có trách nhiệm sẽ có lợi thế hơn trong cuộc cạnh tranh vì được khách hàng đánh giá cao hơn và họ sẵn sàng mua những sản phẩm này
Những sản phẩm có trách nhiệm có thể mang lại niềm tin cho khách hàng và làm cho khách hàng không những cảm thấy tốt hơn khi mua sản phẩm lần đầu mà còn cảm thấy tốt hơn khi mua lại sản phẩm đó
Marketing có trách nhiệm là chiến lược trong kinh doanh vì nó không những giúp mở rộng nguồn khách mà còn khiến khách hàng gắn bó lâu dài với sản phẩm, có thể khuyến khích khách hàng mua lại sản phẩm trong tương lai Đối với các cơ quan xúc tiến du lịch và các tổ chức marketing về điểm đến, marketing có trách nhiệm nghĩa là cung cấp cho du khách thông tin chính xác hơn về con người, địa điểm và cơ sở vật chất tại điểm đến khiến du khách có động lực đúng đắn và hài lòng hơn với lựa chọn và trải nghiệm của mình, cũng như tôn trọng hơn cộng đồng và môi trường tại điểm đến
Hơn nữa, việc áp dụng những quy tắc cơ bản trong hoạch định chiến lược để tiến hành những chiến dịch marketing trọng điểm theo hướng tiếp cận với công nghệ giúp tiết kiệm chi phí hơn là các chiến dịch quảng bá in ấn truyền thống.
Giới thiệu về Công ty du li ̣ch Vietravel Đà Nẵng
Là một trong những công ty lữ hành đầu tiên tại Việt Nam, Vietravel đươ ̣c xem là nhà cung cấp dịch vụ du li ̣ch trọn gói và chuyên nghiệp nhất hiện nay Ngày 20/12/1995, Công ty Du lịch và tiếp thị GTVT trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (Vietravel) ra đời trên cơ sở của Trung tâm Du lịch – tiếp thị và dịch vụ đầu tư (Tracodi Tourmis) được thành lập ngày 15/8/1992 tại 16BIS Alexander de Rhodes, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh Thành lập và phát triển từ năm 1995, công ty Vietravel không ngừng lớn mạnh và khẳng định vị trí thương hiệu của mình không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn mở rộng ra các nước trong khu vực và trên thế giới Công ty du lịch Vietravel không những là nơi cung cấp các dịch vụ tour chất lượng cao trong nước mà còn góp phần đưa người Việt đến hầu hết năm châu trên thế giới bằng những chương trình tour mới, hấp dẫn và đặc sắc Nhiều thị trường khách khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu đều đã trở thành những đối tác lớn của Vietravel
Hiện nay, ngoài trụ sở chính đặt tại số 190 Pasteur – Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh, Vietravel còn có 30 văn phòng, trung tâm, chi nhánh trong cả nước
- Địa chỉ: 190 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh
- Email:vietravel@fmail.vnn.vn
- Website: http://www.vietravel.vn.com
- Thị trường chính: Toàn cầu
Du lịch nội địa (Domestic)
Du lịch nước ngoài (Outbound)
Du lịch phục vụ khách quốc tế (Inbound)
- Hệ thống dịch vụ khác:
Dịch vụ hàng không, trợ giúp sân bay
Dịch vụ Vận chuyển du lịch (Xe, tàu cao tốc, tàu hoả )
- Tên đầy đủ: Chi nhánh Công ty TNHH MTV Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) tại Đà Nẵng
- Địa chỉ: 58 Pasteur, Q Hải Châu, TP Đà Nẵng
- Email: vtv.danang@vietravel.com
- Phòng đăng ký du lịch Liên Chiểu tại 71 Nguyễn Lương Bằng, P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng
Cùng với các thành phố khác trong cả nước, Đà Nẵng có những bước phát triển rõ rệt trong đó nhu cầu du lịch của du khách rất lớn Với nhận định và đánh giá trên Vietravel Đà Nẵng đã ra đời nhằm phục vụ nhu cầu của du khách trong mọi chuyến tham quan trong và ngoài nước
Vietravel Đà Nẵng được đứng trên vai người khủng lồ Công ty TNHH MTV
Du lịch & Tiếp thị GTVT trực thuộc Bộ Giao thông vận tải – (Vietravel) với 20 năm kinh nghiệm, điều đó đã tạo thuận lợi cho đơn vị rất nhiều về mặt uy tín và thương hiệu, cũng như sự hỗ trợ về đường lối chiến lược kinh doanh Đây là thuận lợi lớn của công ty so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác trên địa bàn thành phố
Tâm lý của người tiêu dùng Đà Nẵng là muốn được cung cấp những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao và yếu tố thương hiệu mạnh của doanh nghiệp chính là yếu tố được quan tâm, Vietravel vốn đã có hơn 20 năm kinh nghiệm điều đó càng tạo thêm uy tín và sự tin tưởng cho du khách Với hệ thống dịch vụ đa dạng, chất lượng cao cùng hệ thống đối tác rộng khắp trong, ngoài nước và phương châm phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp, mang đến cho du khách sự thoải mái, cảm xúc thăng hoa và tăng các giá trị, quyền lợi cho du khách, Vietravel Đà Nẵng đã xây dựng thành công hàng trăm tour chất lượng cao cho các công ty lớn tại Đà Nẵng và được đông đảo khách hàng tín nhiệm
Bên cạnh đó công ty cũng nhận được sự hỗ trợ từ “Hiệp hội du lịch Đà Nẵng”, các phương tiện truyền thông, báo chí trong quá trình hoạt động, phát triển của mình
Trong định hướng phát triển chung, đơn vị đã và đang góp phần thúc đẩy sự phát triển thương hiệu Vietravel trên phạm vi cả nước ngày càng lớn mạnh, khẳng định vị trí của “Nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp”.[27]
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của chi nhánh
- Khảo sát, nghiên cứu, mở rộng thị trường và tổ chức các hoạt động tuyên truyền quảng cáo để thu hút, tìm kiếm khách hàng mới và giữ mối quan hệ với nguồn khách hàng tiềm năng sẵn có của công ty
- Tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch nội địa và quốc tế
- Cung cấp các dịch vụ trung gian như: vé máy bay, thủ tục xuất nhập cảnh…
- Trực tiếp giao dịch và ký hợp đồng với các hãng lữ hành trong và ngoài nước
- Căn cứ chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, các chỉ tiêu pháp lệnh để xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty Chịu trách nhiệm trước khách hàng và hợp đồng đã kí
- Nghiên cứu hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty Góp phần thúc đẩy nền kinh tế của Tổng công ty nói riêng và kinh tế dất nước nói chung
- Quản lý sử dụng cán bộ, nhân viên, chính sách Nhà nước và của ngành, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên của chi nhánh Quan hệ và xây dựng hồ sơ chăm sóc khách hàng theo yêu cầu của Tổng công ty
Với mong muốn tạo một trật tự xác định, giúp cho các cấp quản lý thực hiện nhiệm vụ, đạt kết quả cao, đồng thời giúp cho công ty thích nghi và có khả năng phản ứng nhạy bén trước những biến động của môi trường kinh doanh; sử dụng hiệu quả nguồn lực cũng như lao động, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật Sau quá trình nghiên cứu ban lãnh đạo Vietravel Đà Nẵng đã xây dựng cơ cấu tổ chức như sau:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Vietravel Đà Nẵng
Nhiệm vụ của từng bộ phận:
Giám Đố c : Là người được thừa lệnh của Tổng Giám Đốc để giám sát tiến độ làm việc của nhân viên các bộ phận, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về công việc được giao
Phó Giám Đố c tham m ư u : Là người có nhiệm vụ giúp Giám Đốc trong việc quản lý và kinh doanh tại các văn phòng đại diên
Phòng Hành chính : Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám Đốc trong việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, quản lý nhân sự, tổ chức lao động, theo dõi thực hiện các chế độ chính sách, lãnh đạo và giải quyết những vấn đề về các bộ phận, đội ngũ lao động, chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên, duy trì mối quan hệ của chính quyền địa phương
Phòng Tài chính k ế toán : Thực hiện các công viêc tài chính kế toán của công ty như theo dõi chỉ tiêu của doanh nghiệp theo đúng hệ thống tài khoản và chế độ kế toán của nhà nước, theo dõi và phản ánh tình hình sử dụng vốn, tài khoản của doanh nghiệp, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, kịp thời phản ánh những thay đổi để lãnh đạo có biện pháp xử lý kịp thời Theo dõi thị trường, thu thập thông tin, báo cáo đề xuất kịp thời với lãnh đạo doanh nghiệp
Phòng Ch ă m sóc khách hàng : Thực hiện các công việc tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được những dịch vụ tốt nhất theo nhu cầu của du khách Thực hiện các công việc chăm sóc khách hàng trước và sau khi sử dụng dịch vụ của công ty
Hoạt động du lịch có trách nhiệm của Công ty Vietravel Đà Nẵng
2.2.1 Hoạt động kinh doanh du lịch của Vietravel Đà Nẵng
Dưới sự điều hành của công ty mẹ – Tổng công ty Vietravel, Vietravel Đà Nẵng đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả lớn góp phần tạo nên sự lớn mạnh của công ty Hoạt động kinh doanh của Vietravel Đà Nẵng trong những năm qua dù còn chịu tác động của suy thoái kinh tế nhưng vẫn có những bước phát triển, tạo ra các sản phẩm thu hút khách du lịch trên cả thị trường nội địa và quốc tế
Các loại hình, chương trình du lịch
Sản phẩm chủ yếu của công ty là các chương trình du lịch trọn gói do bộ phận kinh doanh của công ty Vietravel Đà Nẵng và bộ phận kinh doanh của Tổng công ty xây dựng Chi nhánh phục vụ tất cả mọi khách hàng trong và ngoài nước thuộc tất cả mọi tầng lớp, lứa tuổi, mọi trình độ có nhu cầu và khả năng đi du lịch Chi nhánh xây dựng các kế hoạch chương trình du lịch phù hợp với kết quả điều tra thị trường, dự kiến ngày khởi hành rồi quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, website… thu hút khách có nhu cầu Vietravel Đà Nẵng phát triển mạnh việc kinh doanh các chương trình du lịch nội địa và Outbound (khách Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài).
Kinh doanh chương trình du lịch nội địa của chi nhánh rất phát triển Đà Nẵng chưa có Di sản thế giới, nhưng thành phố bên dòng sông Hàn thơ mộng luôn tự hào là trung tâm của “Con đường Di sản miền Trung” dài 1.500km, trải dọc theo bờ biển miền Trung trên Quốc lộ 1A, liên kết các Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới từ thành phố Vinh (Nghệ An) đến Đà Lạt (Lâm Đồng) Với vị trí thuận lợi trên Con đường Di sản, Đà Nẵng còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của miền Trung – Tây Nguyên; do đó, nếu nhìn một cách khách quan, cơ sở hạ tầng, giao thông của Đà Nẵng hơn hẳn các tỉnh, thành phố khác trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên Trước năm 2005, Đà Nẵng giống như một điểm trung chuyển, nhưng từ 2005 đến nay, mọi thứ đã đổi khác, Đà Nẵng thực sự đã trở thành một điểm đến cho du khách trong và ngoài nước Bắt nhịp cùng với sự phát triển của thành phố, Vietravel Đà Nẵng đã khai thác mọi điều kiện sẵn có để xây dựng những chương trình độc đáo thu hút du khách Những chương trình du lịch khai thác mọi lợi thế của Đà Nẵng và miền Trung với các cảnh đẹp nổi tiếng Một số chương trình du lịch tại miền Trung được Vietravel Đà Nẵng khai thác như:
1 Đà Nẵng – Hội An – Mỹ Sơn – Huế – Địa đạo Vịnh Mốc – Động Phong Nha & Thiên Đường
2 Đà Nẵng – Sơn Trà – Bà Nà – Hội An – Mỹ Sơn – Cù Lao Chàm
3 Nha Trang – Khu du lịch Dốc Lết – Đà Lạt
4 Ban Mê Thuột – Cưỡi voi Bản Đôn – Pleiku – Thủy điện Yaly [27]
Ngoài ra, Vietravel Đà Nẵng còn chú trọng xây dựng các chương trình du lịch xuyên Việt để đáp ứng nhu cầu ngày đi du lịch ngày càng tăng của người dân Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung Một số chương trình du lịch nội địa của Vietravel Đà Nẵng như:
Hà Nội – Yên Tử – Hạ Long – Sa Pa – Bái Đính – Tràng An – Động Thiên Đường và Phong Nha – Huế – Đà Nẵng – Bà Nà – Hội An [27]
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người Việt Nam khá lớn, các chương trình du lịch tổ chức cho người Việt Nam đi du lịch nước ngoài cũng được phát triển mạnh ở Vietravel Đà Nẵng Chi nhánh liên tục xây dựng các chương trình trọn gói đi các nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Singapo, Malaysia… chủ yếu phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí, mua sắm của du khách Bên cạnh đó, các chương trình du lịch đi Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu cũng là thị trường sôi động của du khách đi đến với Vietravel Đà Nẵng Một số chương trình du lịch nước ngoài nổi bật như:
1 Osaka – Universal – Kobe – Kyoto – Núi Phú Sỹ – Tokyo
2 Los Angeles – Hollywood – Universal Studio – Las Vegas – Hoover Dam – Bờ Tây Hoa Kì
3 Hà Lan – Đức – Luxembourg – Bỉ – Pháp – Lễ hội hoa Tulip
4 Busan – Seoul – Nami – Everland – Tiger World [27]
Bảng 2: Lượt khách của Vietravel Đà Nẵng từ năm 2011 đến 2015 Đơn vị: Lượt khách
(Nguồn: Báo cáo hằng năm của công ty Vietravel Đà Nẵng)
Bảng 3: Ngày khách của Vietravel Đà Nẵng từ năm 2011 đến 2015 Đơn vị: Ngày khách
(Nguồn: Báo cáo hằng năm của công ty Vietravel Đà Nẵng)
Nhìn vào thống kê, lượng khách đến với Vietravel Đà Nẵng tăng đều qua các năm Thị trường khách mạnh nhất của chi nhánh là khách nội địa tiếp theo là khách Outbound và khách Inbound Năm 2011, lượng khách nội địa là 17.366 lượt với số ngày khách là 69.546 ngày Năm 2012, thị trường khách này tiếp tục tăng lên 19.311 lượt với 77.335 ngày khách Năm 2013, tình hình kinh tế có dấu hiệu khủng hoảng nhưng lượng khách đến với Vietravel Đà Nẵng vẫn giữ mức ổn định và tăng đều là 21.841 với 87.466 ngày khách Năm 2014, lượng khách nội địa tăng lên 25.073 với 100.411 ngày khách Năm 2015 vừa qua, lượt khách nội địa của chi nhánh đạt 28.257 lượt với 113.163 ngày khách
So với thị trường khách nội địa, thị trường khách Outbound chiếm số lượng khiêm tốn hơn Nhưng nhìn chung, cùng với nhu cầu đi du lịch nước ngoài ngày càng tăng cao của người dân thành phố Đà Nẵng nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung, lượt khách Outbound của Vietravel Đà Nẵng tăng đều qua các năm Năm 2011, thị trường khách Outbound của chi nhánh là 2.446 lượt với số ngày khách là 15.542 ngày Năm 2012, lượng khách tăng lên là 2.720 lượt với 17.283 ngày khách Năm 2013, lượng khách vẫn tăng mặc dù có chịu sự ảnh hưởng kinh tế quốc tế với 3.076 lượt và 19.547 ngày khách Năm 2014, lượng khách vẫn tăng đều đặn là 3.532 lượt với 22.440 ngày khách Năm 2015, lượt khách đạt 3.980 lượt với 25.289 ngày khách
Với sự hấp dẫn của Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng khách quốc tế đến với Đà Nẵng ngày càng tăng, Vietravel Đà Nẵng là một trong những công ty đứng đầu thành phố về lượt khách Inbound Năm 2011, khách quốc tế của Vietravel Đà Nẵng là 2.263 lượt với 9.395 ngày khách Năm 2012, lượng khách quốc tế tăng nhẹ với lượt khách là 2.416 lượt với 9.395 ngày khách Năm 2013, lượng khách tăng lên 2.846 lượt với 11.816 ngày khách Năm 2014, lượng khách Inbound vẫn tiếp tục tăng đều là 3.267 lượt với 13.565 ngày khách Năm 2015, chi nhánh vẫn giữ đúng tốc độ cạnh tranh kinh doanh, lượng khách của năm này là 3.682 với tổng số 15.287 ngày khách.[6]
Bảng 4: So sánh lượt khách du lịch của công ty Vietravel Đà Nẵng và thành phố Đà Nẵng từ 2013 đến 2015 Đơn vị: Lượt khách
1 Công ty Vietravel Đà Nẵng Nội địa 21.841 25.073 28.257
2 Thành phố Đà Nẵng Nội địa 2.374.375 2.845.000 3.350.000
(Nguồn: Sở VHTT DL Đà Nẵng và Công ty Vietravel Đà Nẵng)
Công ty Vietravel Đà Nẵng mới được thành lập nhưng đã sớm chứng tỏ khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường du lịch.Với sự quan tâm từ phía Tổng công ty cùng với sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên Vietravel Đà Nẵng nên mặc dù tình hình chung của thị trường có nhiều biến động nhưng doanh thu của Vietravel Đà Nẵng vẫn luôn đạt mức ổn định theo chiến lược và kế hoạch đề ra Kết quả kinh doanh hoạt động du lịch của công ty Vietravel Đà Nẵng từ 2011 đến 2015 như sau:
Bảng 5: Kết quả kinh doanh từ 2013 đến 2015 của Vietravel Đà Nẵng Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Doanh thu Lợi nhuận
(Nguồn: Báo cáo hằng năm của công ty Vietravel Đà Nẵng)
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao Doanh thu của công ty tăng mạnh giữa các năm và phát triển ổn định Qua bảng trên ta thấy doanh thu giữa các năm bình quân tăng 15% Năm 2011 công ty đạt doanh thu là 152.5 tỷ đồng; năm 2012 là 170 tỷ đồng; năm 2013 là 193 tỷ đồng; năm 2014 là 220.7 tỷ đồng; năm
2015 là 250.9 tỷ đồng Doanh thu đã bù đắp được chi phí và có lãi Cuối năm 2012 đầu năm 2013 doanh thu và chi phí đều giảm do sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước, đặc biệt là cuối năm 2012 Nó tác động rất lớn đến nền kinh tế thế giới mà Việt Nam không phải là ngoại lệ Số lượng công ty lữ hành ngày càng tăng và sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng khốc liệt Lợi nhuận thu về từ các chương trình du lịch trong năm này là thấp Hoạt động kinh doanh của công ty rất đa dạng: hoạt động kinh doanh nội địa, Outbound và Inbound Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là kinh doanh các chương trình nội địa, khai thác chủ yếu các tour miền Trung… Các chương trình này thường được tổ chức với số lượng lớn, đa dạng đối tượng khách với mức thu nhập khác nhau Công ty xác định thị trường luôn là khâu đầu tiên quan trọng chi phối các hoạt động kinh doanh tiếp theo của công ty, nên việc chiếm lĩnh thị trường đã trở thành sự cạnh tranh gay gắt dưới nhiều hình thức Công ty đang có sự đầu tư hợp lý cho công tác tuyên truyền, quảng cáo để mở rộng thị trường thu hút khách Công ty thường xuyên cử các nhân viên nhiều kinh nghiệm có trình độ chuyên môn đi tham gia các hội chợ quốc tế, ra nước ngoài khảo sát thị trường; bên cạnh đó công ty thường xuyên tổ chức và tài trợ tổ chức các chương trình xã hội nhằm tăng cường uy tín của công ty trên thị trường để thu hút khách
Liên kết chặt chẽ với các đối tác quen biết và mở rộng mối quan hệ với các đối tác mới Đồng thời thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm, sự kiện về du lịch Ở đó, công ty tăng cường phát hành ấn phẩm: các tập gấp, bản đồ quảng cáo, brochure uy tín và đặc biệt là tạp chí du lịch phát hành hàng tháng, hàng quý của Tổng công ty du lịch Vietravel tại TP HCM Quà lưu niệm trong mỗi chuyến hành trình mà công ty tổ chức: áo, mũ, túi xách, ba lô, ví cầm tay có in biểu tượng logo của công ty tặng cho du khách Do các chương trình du lịch mang tính dễ bắt chước nên khi có một chương trình du lịch mang lại hiệu quả cao thì sẽ gặp rất nhiều sự cạnh tranh về giá nhằm thu hút khách Một trong những biện pháp mà công ty Vietravel Đà Nẵng đang áp dụng là: nâng cao chất lượng các chương trình du lịch, tăng cường biện pháp khuếch trương quảng cáo về công ty, về sản phẩm của công ty Vì vậy, vai trò của việc xây dựng phát triển công ty bền vững theo hướng du lịch có trách nhiệm đang là biện pháp được công ty hướng đến
Tốc độ doanh thu của Vietravel Đà Nẵng tăng trưởng bình quân qua các năm khoảng 15%, năm 2013 so với 2012 giảm nhẹ nhưng không đáng kể do khủng hoảng kinh tế vào cuối năm 2012, và sự phát triển mạnh của các đối thủ cạnh tranh về giá và thị trường Thu nhập của khách giảm do khủng hoảng kinh tế làm cho chi tiêu du lịch từ đó cũng giảm theo
Bảng 6: So sánh doanh thu của Vietravel Đà Nẵng với thành phố Đà Nẵng Đơn vị: tỷ đồng
2 Doanh thu từ hoạt động lữ hành TP Đà Nẵng 7.784,1 9.780 12.700
(Nguồn: Sở VHTT DL Đà Nẵng và Công ty Vietravel Đà Nẵng)
Mặc dù phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các công ty lữ hành và sự phân rẽ thị trường nhưng Vietravel Đà Nẵng vẫn tiếp tục tăng trưởng và khẳng định vị thế của mình trên địa bàn Đà Nẵng và các tỉnh trong khu vực Năm 2015, doanh thu từ ngành lữ hành của thành phố Đà Nẵng là 12.700 tỷ đồng, trong đó công ty Vietravel Đà Nẵng chiếm 2,3% với doanh thu là 290.9 tỷ đồng trong tổng số 218 doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố.[6], [15]
2.2.2 Hoạt động du lịch có trách nhiệm tại Vietravel Đà Nẵng
2.2.2.1 Nội bộ tổ chức và nhân lực
Trong những năm qua, với sự định hướng của Tổng công ty, công ty Vietravel Đà Nẵng đã xây dựng một cơ cấu tổ chức khoa học để vận hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh Từ khi nhận thấy sự cấp thiết của hoạt động du lịch có trách nhiệm, công ty đã bắt đầu thay đổi tôn chỉ hoạt động, thay đổi phương thức hoạt động để hướng đến mục tiêu là doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm Tại Vietravel Đà Nẵng, các bộ phận chuyên môn đã và đang thay đổi hoạt động làm việc theo xu hướng có trách nhiệm nổi bật là một số bộ phận như phòng kinh doanh, phòng truyền thông, phòng hướng dẫn viên… Mỗi bộ phận đảm nhận những vai trò khác nhau nhưng đều có chung hướng đi là tiến đến những hoạt động mang tính trách nhiệm cao
Định hướng phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng
3.1.1 Định hướng Định hướng thị trường
- Thị trường các nước ASEAN: Tập trung khai thác khách du lịch Thái Lan, Malaysia, Sigapore
- Thị trường Tây Âu: Tập trung khai thác khách du lịch Đức, Anh, Pháp Các thị trường này có khả năng chi trả khá cao, tuy nhiên cũng đòi hỏi được phục vụ những sản phẩm du lịch tương đối hoàn hảo, có chất lượng cao
- Thị trường Đông Bắc Á: là thị trường có vai trò quan trọng Các phân khúc chính bao gồm khách Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…
- Thị trường Bắc Mĩ: Phân khúc chính gồm khách Mĩ, Canada Đây cũng là thị trường có khả năng thanh toán cao, có nhu cầu về chất lượng các dịch vụ du lịch cao
- Thị trường Úc: Gồm phân khúc Úc và New Zealand Đây cũng là thị trường có mức chi tiêu cao hàng đầu thế giới, có nhu cầu về chất lượng các dịch vụ du lịch cao
- Các thị trường mục tiêu chính của du lịch Đà Nẵng là tất cả các du khách đến từ mọi miền của đất nước Định hướng sản phẩm
Ngày nay, cùng với tốc độ phát triển nhanh của lĩnh vực du lịch, xu hướng tâm lý khách cũng có những thay đổi rõ rệt, tác động đáng kể tới nhu cầu cụ thể cho chuyến đi du lịch của mình Họ không chỉ thực hiện chuyến tham quan, trải nghiệm điểm đến du lịch một cách thụ động mà còn chủ động đóng vai trò là chủ thể sáng tạo trong các hoạt động du lịch Điều này có nghĩa là khách du lịch luôn mong muốn được trực tiếp tham gia vào các hoạt động mang tính cộng đồng, nhằm sinh động hóa thêm những trải nghiệm của mình tại nơi họ tới tham quan Xác định được nhu cầu của du khách cùng với xu hướng phát triển bền vững của thị trường, ngành du lịch Đà Nẵng đã đưa ra các sản phẩm nhằm theo từng nhóm sau:
- Du l ị ch bi ể n, ngh ỉ d ưỡ ng và du l ị ch sinh thái:
Phát triển du lịch biển tại cả 3 vùng du lịch: Non Nước – Ngũ Hành Sơn – Bắc
Mỹ An; Mỹ Khê – Sơn Trà; Xuân Thiều – Nam Ô – Hải Vân Bên cạnh đó, cần chú trọng các dịch vụ khác như thuyền buồm, lướt ván, câu cá thể thao trên biển, lặn biển, du thuyền ban đêm hình thành các khu nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới Xem đây là hướng đột phá để xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố
Tăng cường đầu tư, xây dựng khu du lịch Bà Nà và vùng phụ cận trở thành khu nghỉ dưỡng núi đặc trưng, riêng có của thành phố Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái vùng Sơn Trà, Hải Vân, Đồng Nghệ – Phước Nhơn kết hợp với vùng Bạch Mã,
Cù Lao Chàm tạo thành liên vùng du lịch sinh thái đa dạng và đặc sắc
- Du l ị ch v ă n hoá, l ị ch s ử , th ắ ng c ả nh, làng quê, làng ngh ề :
Tiếp tục nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Thành Điện Hải, Bảo tàng Đà Nẵng, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, nâng cấp hệ thống đường kết hợp xây dựng khu du lịch sinh thái sông Cổ Cò gắn với văn hoá Phật giáo tại đây Ngoài ra, phát triển du lịch văn hoá cần gắn với di tích văn hoá, lịch sử của các vùng phụ cận như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Đền tháp Mỹ Sơn
Khai thác thế mạnh của các làng nghề, làng quê phía Nam và phía Tây thành phố Đà Nẵng, sông Hàn, sông Trường Định tạo thêm sự phong phú hấp dẫn cho các chương trình du lịch tại Đà Nẵng
- Du l ị ch công v ụ , mua s ắ m, h ộ i ngh ị – h ộ i th ả o: Đây là loại hình du lịch mới mà Đà Nẵng có lợi thế để phát triển nhằm thu hút nguồn khách công vụ trong và ngoài nước đến tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo, triển lãm kết hợp tham quan, nghỉ mát.[16]
- Chú trọng nâng cấp, phát triển các sản phẩm du lịch theo hướng hình thành sản phẩm đặc trưng, có chất lượng cao
- Về định hướng thị trường khách, điều quan trọng là nghiên cứu, xúc tiến thị trường, xác định đối tượng khách chủ lực của Đà Nẵng để có hướng đầu tư, khai thác thích hợp, cũng như thống kê, phân loại khách du lịch theo từng loại hình (khách mua sắm, khách nghỉ dưỡng, khách tham quan) để đáp ứng sản phẩm dịch vụ nhằm phục vụ khách du lịch tốt hơn Bên cạnh đó, đẩy mạnh khai thác các thị trường du lịch nước ngoài, nhất là khai thác nguồn khách thông qua việc mở đường bay trực tiếp Tập trung đẩy mạnh chiến dịch quảng bá, tuyên truyền xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện; xây dựng chiến lược và có kế hoạch khai thác tốt thị trường khách nước ngoài qua tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây; khai thác lợi thế đô thị loại 1 và là trung tâm vùng trọng điểm kinh tế miền Trung – Tây Nguyên để xúc tiến thị trường khách du lịch nội địa, khách du lịch MICE…
- Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp hơn
- Bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ quản lý du lịch cũng sẽ được chú trọng; từng bước chuẩn hóa nâng cao chất lượng; đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp trong tổ chức hoạt động và phục vụ khách du lịch; xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện và an toàn…
Định hướng phát triển du lịch của công ty Vietravel Đà Nẵng
Xây dựng thương hiệu là một vấn để rất quan trọng đối với tất cả các công ty ở mọi lĩnh vực kinh doanh Tuy nhiên, để xây dựng được một thương hiệu mạnh không phải là một việc đơn giản, nhất là ở Việt Nam – một nước đang phát triển Do vậy, để từng bước xây dựng được thương hiệu mạnh thì công ty Vietravel Đà Nẵng phải xây dựng cho mình một mục tiêu thật rõ ràng cả trong ngắn hạn và dài hạn Đưa công ty Vietravel Đà Nẵng trở thành một trong những công ty lữ hành chiếm thị phần lớn nhất trong ngành du lịch ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên
H ướ ng đế n m ụ c tiêu du l ị ch có trách nhi ệ m v ớ i c ộ ng đồ ng:
- Đưa ra các dự án về môi trường để cùng du khách triển khai trong hành trình tour Du lịch không còn đơn thuần là sự khám phá và trải nghiệm mà còn là sự sẻ chia với cộng đồng Đó là mục tiêu xuyên suốt trong kế hoạch dài hạn từ nay đến năm 2020 của Vietravel Đà Nẵng Theo đó, chương trình “Chung tay cùng Vietravel vì môi trường du lịch xanh” được Tổng công ty Vietravel phát động và triển khai từ ngày 1/1/2016 - 31/12/2016 Du khách khi tham gia chương trình du lịch tại Vietravel Đà Nẵng trong thời điểm trên đã góp một phần kinh phí cùng Vietravel Đà Nẵng bảo vệ môi trường biển Hướng dẫn viên sẽ là những tuyên truyền viên bảo vệ môi trường và sẽ cùng du khách “Nói không với bao nylon”, giữ vệ sinh bằng những túi giấy tự hủy do Vietravel cung cấp trong quá trình du lịch vừa đẹp, lịch sự vừa vệ sinh, thể hiện văn hóa du lịch của người Việt khi ứng xử với môi trường tự nhiên và di tích…
- Tiếp tục triển khai các sản phẩm du lịch hướng đến mục tiêu du lịch có trách nhiệm mang các chủ đề như: “Du lịch Đà Nẵng - Sạch bốn mùa”, “Phụ nữ Đà Nẵng, xanh nhà, sạch phố - Đà Nẵng, điểm đến sạch bốn mùa”, “Go Green – Du lịch có trách nhiệm với môi trường”, nhằm chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng trong việc phát triển bền vững môi trường du lịch, đặc biệt là môi trường biển đảo
- Đối với các chương trình du lịch các vùng phía tây Quảng Nam sẽ triển khai chương trình “Áo ấm mùa đông”, theo đó bên cạnh việc thực hiện tổ chức các hoạt động tham quan, du khách sẽ được cùng Vietravel Đà Nẵng trao tặng áo ấm cho người già và trẻ em dân tộc vùng cao, du khách có thể mang theo các vật dụng, áo ấm để chung tay cùng Vietravel Đà Nẵng mang tấm áo ấm áp, đầm ấm nghĩa tình đến với vùng cao Nơi ấy mùa đông giá rét sẽ khiến du khách cảm nhận hết sự khắc nghiệt và những chiếc áo ấm vô cùng ý nghĩa ở nơi này
- Trong hành trình tham chương trình du lịch, du khách còn góp phần đạt đến mục tiêu “Mang lại ánh sáng cho người nghèo” được triển khai trong năm 2013 cùng Tổng công ty Vietravel Theo đó, với mỗi 1 triệu đồng du khách mua tour tại Vietravel Đà Nẵng là đã đóng góp 2.000 đồng để cùng Tổng công ty triển khai chương trình ý nghĩa này 600 người tìm được ánh sáng, cũng đồng nghĩa với niềm vui sẽ đến với 600 gia đình 600 người sẽ sáng mắt để vui sống, để cùng những người thân mang lại những giá trị khác cho xã hội Đây cũng là dự án dài hạn của Tổng công ty Vietravel mang tên gọi “Quỹ Light for Life (L4L)”.[7]
Duy trì sự phát triển cân bằng và ổn định của công ty Từng bước hoàn thiện chính sách sản phẩm và tận dụng các lợi thế về mối quan hệ tốt đẹp của Tổng công ty với các nhà cung cấp hay các văn phòng đại diện của Việt Nam tại các quốc gia để có được các sản phẩm tốt nhất phục vụ cho khách hàng, thu hút nhiều hơn nữa khách hàng đến với công ty Qua đó nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên Liên tục có các chương trình đào tạo cho nhân viên về các nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ hàng không, nghiệp vụ văn phòng… để họ có thể đảm trách được các vị trí phù hợp với khả năng của mình
Tiếp tục tăng cường đầu tư quảng bá, bên cạnh các chương trình khuyến mại của tổng công ty; sẽ có 2 chương trình riêng của Vietravel Đà Nẵng trong đó đầu tư vào cả hai mảng lữ nội địa và quốc tế
Công tác nhân sự cần có hoạt động đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên (đặc biệt nhân viên bộ phận kế toán, bán hàng) và kế hoạch kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ theo chỉ thị chung của Tổng công ty Vietravel Công tác hành chính nhân sự: khuyến khích những đề xuất để giảm chi phí văn phòng của công ty Tiếp tục thực hiện các biện pháp chăm sóc khách hàng mang tính khác biệt so với đối thủ cạnh tranh: tặng phiếu mua hàng giảm giá, thẻ ưu đãi cho khách hàng trung thành.
Chiến lược kinh doanh
Ngay từ những ngày đầu tiên thành lập công ty đã đề ra mục tiêu trở thành doanh nghiệp lữ hành số 1 tại miền Trung Để đứng đầu trong 218 doanh nghiệp lữ hành tại thành phố là không đơn giản và rất cần các chiến lược cụ thể:
- Đẩy mạnh khai thác mảng lữ hành Outbound vì đây vốn là thế mạnh của tổng công ty Vietravel, với 21 năm hoạt động và được công nhận trên lĩnh vực này – giải thưởng TAA (Tourism Alliance Awards) dành cho “Outbound Travel Operator of the Year” (Nhà điều hành tour du lịch nước ngoài tốt nhất Việt Nam 2009 – 2010) – Hiệp hội Du lịch Việt Nam và 3 nước Đông Dương; đạt Giải thưởng “The Friends of Thailand 2010” – do Tổng cục Du lịch Thái Lan trao tặng; đặc biệt, Vietravel là công ty lữ hành duy nhất ở Việt Nam được báo TTG Asia – báo du lịch hàng đầu Châu Á trao tặng 4 lần liên tiếp giải thưởng “Best Travel Agency Vietnam” vào năm 2012 –
2013 – 2014 – 2015, Vietravel là doanh nghiệp lữ hành Việt Nam duy nhất trong top
16 công ty lữ hành Châu Á vinh dự nhận giải thưởng lần này Phát triển theo hướng này Vietravel Đà Nẵng sẽ được hỗ trợ nhiều.[7]
Hơn nữa thị trường khách Outbound ở Đà Nẵng đang rất tiềm năng, vì nhu cầu của du khách tăng trong khi đó đại đa số các doanh nghiệp lữ hành trên thành phố mới chỉ có đóng vai trò là công ty gửi khách
Tiếp theo đó là thu hút khách Inbound đến với công ty thông qua việc tăng cường hợp tác với đối tác ở nước ngoài và các văn phòng đại diện của tổng công ty ở nước ngoài, trong đó đặc biệt hướng vào thị trường khách Trung Quốc, Đài Loan, khách trong khu vực ASEAN và xa hơn là các thị trường Bắc Âu…
- Mở rộng thị trường thông qua việc liên kết các văn phòng đại diện, cùng hệ thống các đại lý lữ hành ở các thị trường tiềm năng như: Quảng Nam, Quảng Ngãi…
- Tiếp tục tìm đến các khách hàng tiềm năng: tập đoàn kinh doanh lớn trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận, tiến tới hợp tác để họ là đối tác của Vietravel Đà Nẵng
- Hiểu rõ giá trị của những khách hàng trung thành, Vietravel Đà Nẵng tiến tới chủ động thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng theo các hình thức mà Tổng công ty đưa ra, giảm dần sự phụ thuộc vào phòng chăm sóc khách hàng của Tổng công ty
- Thường xuyên nâng cao chất lượng phục vụ du khách, bằng việc đầu tư nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên và tăng cường các hoạt động kiểm tra nghiệp vụ nhân viên
- Tạo lập và duy trì mối quan hệ với các nhà cung ứng có uy tín để có nguồn cung đảm bảo và chất lượng hơn
- Xây dựng và tăng cường mối quan hệ với chính quyền địa phương tại điểm đến du lịch, để đảm bảo an ninh an toàn cho du khách, cũng như sự nhanh chóng trong các thủ tục hành chírnh
- Nâng cao chất lượng các yếu tố hữu hình trong sản phẩm du lịch cũng là một nhiệm vụ quan trọng của công ty, yếu tố hữu hình ở đây chính là chất lượng phục vụ của nhân viên Vì vậy, công ty đầu tư đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, nâng cao sự hiểu biết cho nhân viên về điểm đến, để tạo sự yêu thích cho du khách ngay khi khách hàng chưa khởi hành
- Trong doanh nghiệp tạo môi trường làm việc thoải mái, lắng nghe để khuyến khích nhân viên phát huy ý kiến sáng tạo nâng cao chất lượng dịch vụ
- Công ty thành lập chương trình cải tiến thường niên và trao giải thưởng cho nhân viên có ý tưởng khả thi cho sản phẩm của công ty
- Quảng bá hình ảnh thương hiệu công ty Hoàn thiện việc xây dựng thương hiệu tạo lòng tin với khách hàng về hình ảnh công ty và các sản phẩm của công ty đặc biệt là các sản phẩm du lịch có trách nhiệm
- Xây dựng cho công ty một chỗ đứng trong tâm trí khách hàng, trở thành lựa chọn đầu tiên cho khách hàng khi muốn đi du lịch
- Duy trì mức tăng trưởng khách hàng năm từ 40- 50 %.[7]
Đề xuất giải pháp nâng cao và nhân rộng mô hình du lịch có trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh tại công ty Vietravel Đà Nẵng
3.4.1 Quản lı́ nô ̣i bô ̣ tổ chức
Một trong những yếu tố làm nên thành công trong hoạt động du lịch là đội ngũ các nhà quản lý Du lịch có trách nhiệm thực chất là một cách thức quản lý để làm du lịch, do đó đội ngũ nội bộ tổ chức được xem như là trụ cột, đảm bảo cho quá trình du lịch đạt được tính trọn vẹn nên cần chú trọng trong khâu tuyển chọn, đào tạo những nhân viên tài giỏi, sáng tạo và luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm
Vietravel Đà Nẵng cần quan tâm đến các nguyên tắc bền vững trong việc quản lý nhân sự, mua sắm và sử dụng các trang thiết bị và đồ dùng văn phòng, tiết kiệm và tái sử dụng giấy, tiết kiệm điện, nước Điển hình là nguyên tắc “văn phòng xanh”: Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng nguyên liệu Giảm sử dụng năng lượng (tắt máy tính, đèn chiếu sáng khi không cần thiết, sử dụng xe chung, hội họp qua mạng, giữ văn phòng thông thoáng tự nhiên hoặc để máy điều hòa nhiệt độ ở mức 24 – 26 độ C Giảm sử dụng giấy in ấn và tái sử dụng (in 2 mặt, tái sử dụng giấy và mực in, sử dụng giấy loại bỏ để ghi chép, không in các tài liệu khi không thực sự cần thiết, đọc và sửa bản thảo trên máy tính) Giảm lượng rác thải (sử dụng các thiết bị phục vụ ăn uống dùng được nhiều lần, lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm cho các hội nghị một cách cẩn thận, đặt thùng rác ở các khu vực văn phòng và những nơi cần thiết khác) Tiết kiệm nước (sử dụng các biện pháp tiết kiệm nước như bồn vệ sinh có hai chế độ xả nước, vòi nước có lưu lượng thấp trong nhà tắm, tắt vòi nước kỹ sau khi sử dụng, thường xuyên kiểm tra và báo cáo về sự rò rỉ nước).[26]
Thực hiện các quy định nhà nước về tuyển dụng và sử dụng lao động và đáp ứng các nguyên tắc cơ bản về Quyền lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Trả lương đúng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu Hỗ trợ các chế độ cho người lao động như bảo hiểm y tế, nghỉ phép, giờ làm việc… Cung cấp đủ không gian làm việc với các trang thiết bị như bàn ghế, máy móc, ánh sáng, thông tin… Thực hiện chính sách bình đẳng giới và cơ hội công bằng cho mọi người Tạo cơ hội tiếp cận đào tạo nâng cao năng lực, ví dụ như các khóa đào tạo theo tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS) Ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương
Nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho đội ngũ nhân sự về du lịch bền vững, phương pháp áp dụng và trách nhiệm thực hiện trong công việc hằng ngày của họ
Chi nhánh thực hiện du lịch có trách nhiệm không những đảm bảo thực hiện các mục tiêu có trách nhiệm mà còn phải tạo ra nhận thức trách nhiệm cho du khách, cho cộng đồng địa phương và cho các doanh nghiệp du lịch khác thông qua các diễn đàn, các triễn lãm, các buổi giao lưu, gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm có được trong quá trình thực hành du lịch có trách nhiệm
3.4.2 Quản lı́ và phát triển các loa ̣i hı̀nh sản phẩm du li ̣ch có trách nhiê ̣m
Nội dung thực hiện du lịch có trách nhiệm trong phát triển và quản lý chất lượng sản phẩm liên quan đến việc giảm thiểu tác động tiêu cực và nâng cao tác động tích cực trong việc thiết kế các chương trình tham quan và lựa chọn các gói sản phẩm
Lựa chọn các điểm đến nơi có hệ thống quản lý môi trường tốt và tránh các khu vực hoạt động du lịch có thể gây ra những tổn hại về môi trường (ví dụ chọn lựa các địa điểm có thể cung cấp đủ nước sạch, điện, có cơ sở hạ tầng giao thông, có hệ thống xử lý rác thải và nước thải, có chính sách và cơ chế bảo vệ tài nguyên đất, biển ) Quan tâm đến các điểm đến nơi có chất lượng lao động cung ứng dịch vụ tốt hoặc nơi có chương trình đào tạo kỹ năng nghề cho cộng đồng, tránh các điểm đến có sự vi phạm luật lao động và quyền con người (ví dụ lạm dụng lao động quá mức, lao động trẻ em…)
Xây dựng và thực hiện các chỉ số về tính bền vững các tiêu chí để đánh giá và hướng dẫn chọn lựa điểm đến Tuyển dụng hướng dẫn viên địa phương trong công tác quản lý và hướng dẫn để du khách dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu về văn hóa, lối sống của người bản địa và trực tiếp đóng góp vào nền kinh tế địa phương Đặc biệt, du khách có thể học hỏi từ cộng đồng đại phương những văn hóa bản địa mà chính người dân địa phương mới truyền tải một cách trọn vẹn nhất Sử dụng sản phẩm và dịch vụ do địa phương cung cấp Ngoài việc giới thiệu cho du khách những món ăn, đặc sản địa phương thì phải tìm hiểu nhu cầu của du khách và phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của du khách Ví dụ, thay vì du khách thường ăn sáng tại các nhà hàng, khách sạn sang trọng thì sẽ tổ chức cho du khách thưởng thức các đặc sản địa phương tại nhà dân Du khách sẽ chi trả cao hơn nhưng vẫn cảm thấy hài lòng với sự trải nghiệm văn hóa địa phương Khôi phục và phát triển các chương trình du lịch kết nối các làng nghề theo hướng bảo tồn các giá trị văn hóa
Làm việc với các đơn vị điều hành tại địa phương để thực hiện chính sách Xác định quy mô số lượng khách của đoàn tham quan phù hợp với tình trạng của địa phương Khuyến khích sử dụng các phương tiện vận chuyển ít gây tác động môi trường ở điểm đến như thực hiện các chương trình du lịch với xe đạp cho chuyến tham quan sinh cảnh địa phương Tạo cơ hội cho khách hàng bù đắp lại việc phát thải khí cacbon trong chuyến đi của họ
Có cơ chế quảng bá tốt hơn cho các cơ sở lưu trú, ăn uống tại nhà dân, các hoạt động tương tác với người dân địa phương Tuy nhiên, cần lưu ý là phát triển nhưng phải đảm bảo tránh sự trùng lặp về các sản phẩm tại địa phương làm du lịch, nếu không sẽ dễ gây sự nhàm chán đối với du khách
3.4.3 Quản lı́ sự hợp tác Điều thành công của làm du lịch là lưu khách lại nhiều ngày và quay lại nhiều lần Vì vậy, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan trong chuỗi hoạt động du lịch bao gồm các doanh nghiệp lữ hành, các nhà cung ứng và cộng đồng địa phương thông qua chiến lược quy hoạch tổng thể, dài hạn tại các điểm, vùng du lịch Đảm bảo môi trường kinh doanh giữa các bên bình đẳng, lành mạnh, đảm bảo về chất lượng và giá cả hợp lý trên tinh thần chia sẻ trách nhiệm cho nhau cùng phát triển Đưa ra một chính sách nghiêm ngặt về chất lượng và trách nhiệm của doanh nghiệp và các đối tác trong ngành
Phạm vi trách nhiệm của việc quản lý cung ứng tập trung vào việc lồng ghép các nguyên tắc bền vững trong việc xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng và các hợp đồng dịch vụ Đánh giá tính bền vững của việc thực hiện cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và đơn vị cung ứng nhằm xác định các mục tiêu và hành động ưu tiên (ví dự: đối với các khách sạn cung ứng dịch vụ lưu trú cần đánh giá mức độ sử dụng điện, nguồn điện sử dụng, các biện pháp tiết kiệm nước, quản lý rác thải, chính sách mua hàng hóa, thực phẩm, chính sách trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và việc thực hiện, các chính sách về lao động…) Xây dựng chính sách bền vững và các tiêu chuẩn cho các nhà cung ứng dịch vụ (dựa trên kết quả đánh giá thực trạng hiện tại), đảm bảo chính sách phát triển bền vững của doanh nghiệp được thông tin đến các cơ sở cung ứng dịch vụ và được cơ sở cung ứng thực hiện Xây dựng các chỉ tiêu để cơ sở cung ứng dịch vụ có thể áp dụng, cải thiện dịch vụ của mình và từ đó đạt được mục tiêu chung về cải thiện dịch vụ đối với tất cả các cơ sở cung ứng Xây dựng kế hoạch hành động để chuỗi cung ứng bền vững nhằm giúp doanh nghiệp theo dõi việc thực hiện đảm bảo các đơn vị cung ứng dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững, có hoạch định thời gian thực hiện và nguồn lực để thực hiện kế hoạch Hỗ trợ các nhà cung cứng đáp ứng được các tiêu chuẩn bền vững thông qua việc nâng cao nhận thức, phản hồi ý kiến và hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện các hành động bền vững Xây dựng điều khoản yêu cầu của hợp đồng và các cơ chế khuyến khích nhằm thúc đẩy các nhà cung ứng đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững (ví dụ: ưu tiên lựa chọn các đơn vị cung ứng đáp ứng tiêu chuẩn, gia hạn hợp đồng cung cấp dịch vụ, các cơ hội quảng bá trên các ấn phẩm hoặc trang mạng, thông tin cho công chúng biết về các thành tựu đạt được…)
3.4.4 Tuyên truyền thông điê ̣p du li ̣ch có trách nhiê ̣m đến cô ̣ng đồng
Phạm vi thực hiện du lịch có trách nhiệm trong quan hệ với khách hàng liên quan đến việc truyền thông các yếu tố môi trường, kinh tế, xã hội đến khách hàng cũng như đảm bảo quyền riêng tư, sức khỏe, sự an toàn và an ninh của khách
Cung cấp cho khách hàng thông tin về hành vi ứng xử có trách nhiệm (“Nên làm” và “Không nên làm”) tại các điểm đến
Các nội dung có thể liên quan đến việc sử dụng điện và nước, rác thải, khuyến khích sử dụng hàng hóa được sản xuất tại địa phương Các thông tin về môi trường và xã hội tại điểm đến, ứng xử phù hợp với người dân địa phương và văn hóa bản địa… Xây dựng quy tắc ứng xử có trách nhiệm cho khách hàng thực hiện và phân phối đến khách hàng bằng cách đưa vào túi thông tin trước khi xuất phát Bảo đảm rằng văn hóa và môi trường của các điểm đến được quảng bá thống nhất và chân thật trong các tài liệu truyền thông của công ty nhằm giúp khách hàng lựa chọn điểm đến du lịch phù hợp với nhu cầu và mối quan tâm và đạt được kỳ vọng du lịch của họ Đồng thời, chất lượng và tiêu chuẩn của các dịch vụ cũng phải được quảng bá một cách chân thật Bảo vệ sự riêng tư của khách hàng thông qua việc cung cấp thiết bị và dịch vụ bảo quản tài liệu, tư trang cá nhân Bảo đảm rằng các quy định của nhà nước và các tiêu chuẩn liên quan đến an ninh, an toàn, sức khỏe của khách được thực thi
Kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn này ở các đơn vị cung ứng dịch vụ, bảo đảm chất lượng của các khu vực vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, bảo dưỡng trang thiết bị và các phương tiện vận chuyển Tạo cơ hội cho khách hàng cung cấp ý kiến phản hồi về dịch vụ, chất lượng của điểm đến, các yếu tố về môi trường, xã hội mà khách trải nghiệm trong kỳ nghỉ thông qua bảng hỏi, phỏng vấn, hoặc sổ góp ý
3.4.5 Liên kết với điểm đến
KẾT LUẬN
Ngày nay, các hãng lữ hành đang cố gắng tạo dựng thương hiệu của công ty gắn với du lịch có trách nhiệm bởi chúng ta dần dần nhận thấy rõ những tác động tiêu cực mà du lịch đã mang đến cho kinh tế, xã hội và môi trường
Với đề tài “Tìm hiểu hoạt động du lịch có trách nhiệm tại công ty du lịch Vietravel Đà Nẵng”, tác giả đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu cụ thể sau:
Một là, trên cơ sở nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc những luận điểm khoa học của các nhà khoa học trong và ngoài nước, đề tài đã tổng hợp, khái quát hóa một số vấn đề mang tính cơ sở lí luận về hoạt động du lịch có trách nhiệm như: khái niệm du lịch có trách nhiệm, nguyên tắc du lịch có trách nhiệm, sản phẩm du lịch có trách nhiệm và hoạt động du lịch có trách nhiệm tại một công ty lữ hành
Hai là, nắm rõ mô hình hoạt động kinh doanh và đánh giá được hiện trạng phát triển kinh doanh du lịch có trách nhiệm tại công ty du lịch Vietravel Đà Nẵng Công ty Vietravel Đà Nẵng đã tiên phong trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch trách nhiệm, cùng với việc đầu tư quảng bá sản phẩm dưới nhiều hình thức khác nhau đã mang lại hiệu quả kinh doanh đáng mừng Việc phát triển du lịch có trách nhiệm tại công ty du lịch Vietravel Đà Nẵng không chỉ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc khẳng định thương hiệu, uy tín trên thị trường mà còn mở ra cơ hội kinh doanh với nhiều sản phẩm mới lạ được khai thác, trong khi đó vẫn tiết kiệm được một khoảng lớn chi phí bỏ ra
Ba là, trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng kinh doanh phát triển của doanh nghiêp, đề tài đã đưa ra một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao mô hình hoạt động có trách nhiệm tại công ty du lịch Vietravel Đà Nẵng nhằm hướng đến con đường phát triển bền vững Khi vận dụng tốt các nguyên tắc có trách nhiệm, mỗi chương trình du lịch của chi nhánh sẽ góp phần giúp bảo vệ và phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, giữ gìn cho môi trường du lịch luôn trong lành và sạch đẹp, điều này cũng có nghĩa là đã giúp cho doanh nghiệp duy trì được nguồn tài nguyên đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai Để phát huy tối đa hoạt động trách nhiệm tại công ty du lịch Vietravel Đà Nẵng, như đã đề cập trong chương 3 doanh nghiệp cần áp dụng các nguyên tắc có trách nhiệm trong việc quản lý nội bộ tổ chức, phát triển các sản phẩm du lịch có trách nhiệm, quản lý sự hợp tác giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng dịch vụ khác, tuyên truyền ý thức trách nhiệm cho cộng đồng địa phương – du khách và cuối cùng là liên kết các điểm đến Nhưng đặc biệt chú trọng nhất là quản lý sự hợp tác giữa doanh nghiệp và các nhà cung ứng Sự hợp tác bền chặt, sự đồng thuận, nhất trí cao trong các chiến lược hoạt động kinh doanh là điều quan trọng góp phần vào sự thành công chung cho hoạt động kinh doanh du lịch có trách nhiệm bền vững
Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động kinh doanh các chương trình du lịch có trách nhiệm trước những kết quả khả quan mà Vietravel Đà Nẵng đã đạt được, tác giả mong rằng đề tài nghiên cứu của mình sẽ góp phần khẳng định du lịch có trách nhiệm là một xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh du lịch hiện nay; ngoài ra có thể giúp cho mọi người có cái nhìn cụ thể hơn những kết quả tích cực khi khai thác thực hiện những chương trình du lịch có trách nhiệm và góp phần củng cố những biện pháp hữu hiệu giúp cho các doanh nghiệp lữ hành phát triển du lịch có trách nhiệm hiệu quả hơn trong tương lai./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 ThS Trần Văn Anh (2013), Bài giảng Địa lý du lịch, Đại học Quảng Nam
2 Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiến (2001), “Du lịch bền vững”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
3 Phạm Trung Lương (chủ biên), Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Lanh, Đỗ Quốc Thông (2002), “Du lịch sinh thái”, NXB Giáo Dục, Hà Nội
4 TS Trần Thị Mai (2005), “Du lịch cộng đồng – Du lịch sinh thái” – Định nghĩa, đặc trưng và các quan điểm phát triển
5 TS Trần Nhạn (1996), “Du lịch và kinh doanh du lịch”, NXB Văn hóa Thông tin
6 Phòng tài chính kế toán, Báo cáo hoạt động kinh doanh tại công ty du lịch Vietravel Đà Nẵng 2011 – 2015, Công ty du lịch Vietravel Đà Nẵng
7 Phòng truyền thông, Mục tiêu – chiến lược kinh doanh tại công ty du lịch Vietravel Đà Nẵng 2016 – 2020, Công ty du lịch Vietravel Đà Nẵng
8 Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), “Luật Du lịch Việt
Nam”, NXB Tổng Hợp Đồng Nai, Đồng Nai
9 ThS Huỳnh Thanh Siêng (2014), Bài giảng Môi trường và phát triển, Đại học Quảng Nam
10 ThS Huỳnh Thanh Siêng (2015), Bài giảng Quy hoạch du lịch, Đại học Quảng Nam
11 ThS Lê Thị Tuyết Thanh (2013), Bài giảng Kinh tế du lịch, Đại học Quảng Nam
12 Thủ tướng chính phủ (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Tổng cục Du lịch
13 ThS Nguyễn Phương Thúy (2014), Bài giảng Marketing du lịch, Đại học Quảng Nam
14 ThS Đoàn Văn Tín (2015), Bài giảng Du lịch bền vững, Đại học Quảng Nam
15 Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch thành phố Đà Nẵng 2011 – 2015, Đà Nẵng
16 Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Đề án phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2020, Đà Nẵng
17 Nguyễn Thị Hàn Vi,“Nghiên cứu phát triển du lịch có trách nhiệm ở tỉnh Quảng
Nam”, Luận văn tốt nghiệp đại học Việt Nam học, Đại học Quảng Nam
18 Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”,
19 Bùi Thị Hải Yến (chủ biên), Phạm Hồng Long (2007), “Tài nguyên du lịch”, NXB Giáo Dục, Hà Nội
Hình ảnh được tham khảo trên các website sau:
PHỤ LỤC
Hội thảo Du lịch có trách nhiệm và Di sản văn hóa Tour du lịch Một ngày làm nông dân tại Hội An
Lễ hội múa Mỡi dân tộc Mường Hội thảo chuyên đề du lịch có trách nhiệm tại Đà Nẵng
Túi nylon tự hủy của công ty Vietravel Chương trình “Go – Green”
Tour tham quan bán đảo Sơn Trà bằng xe đạp Du khách tham gia tour chuyên đề có trách nhiệm tại