1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận nhóm giữa kỳ môn học tư duy phản biện đề tài gieo suy nghĩ gặt số phận

13 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Gieo Suy Nghĩ Gặt Số Phận
Tác giả Cù Tuấn Anh, Lê Thuý Ngân, Nguyễn Duy Khánh, Phí Lê Chương, Lê Thanh Phúc, Đỗ Ngọc Khánh Linh
Người hướng dẫn GV. Dương Hoàng Nguyên Khánh
Trường học Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành
Chuyên ngành Tư Duy Phản Biện
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 124,66 KB

Nội dung

tại vì kỹ năng tư duyphản biện rất cần thiết cho sinh viên để phát triển tư duy độc lập, sángtạo và giúp sinh viên tiếp cận, lĩnh hội những tri thức đúng đắn mộtcách chủ động hơn, vững c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

- -TIỂU LUẬN NHÓM GIỮA KỲ GIEO SUY NGHĨ GẶT SỐ PHẬN

Giảng viên : DƯƠNG HOÀNG NGUYÊN KHÁNH

Môn học : Tư Duy Phản Biện

Lớp : 22DMK1B

STT Thành viên nhóm Đóng Góp Ký

tên

1 Cù Tuấn Anh - 2200011431

Soạn thảo Word, làm nội dung, quay vid nói về một quan điểm, viết cảm nhận môn

2 Lê Thuý Ngân - 2200011545 Làm nội dung

3 Nguyễn Duy Khánh-2200008283 Làm nội dung

4 Phí Lê Chương - 2200009224 Làm nội dung

5 Lê Thanh Phúc - 2200008202 Làm nội dung

6 Đỗ Ngọc Khánh Linh -

2200009893 Làm nội dung

TP HCM, THÁNG 05 NĂM 2023

Trang 2

MỤC LỤC

Chương 1: Tư duy phản biện là gì? Tại sao nói ‘’sinh viên cần rèn luyện kĩ năng tư duy phản biện ngay từ khi còn học đại học’’1

Chương 2: Giải thích lí do tại sao người ta cho rằng ‘’Suy nghĩ

tạo ra hành động, hành động tạo ra thói quen, thói quen tạo nên tính cách và tính cách tạo ra số phận’’? 3

Cảm nhận 6

Trang 3

Chương 1: Tư duy phản biện là gì? Tại sao nói ‘’sinh viên cần rèn luyện kĩ năng tư duy phản biện ngay từ khi còn học đại học’’ – (Lê Thanh Phúc – 2200008202)

-Tư duy phản biện là quá trình tư duy phân tích đưa ra những đánh giá

hợp lý, lập luận logic và được cân nhắc kỹ lưỡng thông qua khả năng

đặt những câu hỏi như tại sao, làm thế nào, bằng cách gì, như thế

nào, về những gì được đọc, nghe, nói hoặc viết tại vì kỹ năng tư duy

phản biện rất cần thiết cho sinh viên để phát triển tư duy độc lập, sáng

tạo và giúp sinh viên tiếp cận, lĩnh hội những tri thức đúng đắn một

cách chủ động hơn, vững chắc hơn

Ba quan điểm đồng ý – ( Đỗ Ngọc Khánh Linh - 2200009893)

-Quan điểm thứ nhất: để cải thiện tư duy phản biện sinh viên cần có sự

quan sát khách quan nhìn vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau và để đưa

ra được câu trả lời phù hợp cho vấn đề và hướng giải quyết khách quan

cho vấn đề đó

-Quan điểm thứ hai: khi gặp một vấn đề nào đó ta thì hãy tạo thói quen

đưa ra những câu hỏi hay những câu giả định cho vấn đề đó để đưa ra

được nhiều câu trả lời và nhiều hướng giải quyết khác

-Quan điểm thứ ba: cần cải thiện khả năng giao tiếp đó cũng là cách

giúp ta cải thiện khả năng tư giúp chúng ta được tiếp cần các cách tư

duy của mỗi một người khác nhau, ví dụ như là mình họp nhóm cũng là

cách mình giao tiếp và tạo cơ hội cho mình khả năng tư duy phản biện

cùng đưa ra hướng giải quyết vấn đề

Ba quan điểm không đồng ý – (Phí Lê Chương – 2200009224)

-Quan điểm 1: Một số sinh viên có những mục tiêu nghề nghiệp cụ thể

và không cần thiết phải tập trung vào kỹ năng tư duy phản biện Đối

với những ngành nghề chuyên sâu, việc học kỹ năng chuyên ngành có

thể quan trọng hơn việc phát triển tư duy phản biện rộng rãi

-Quan điểm 2: Đôi khi, áp đặt việc rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện

có thể tạo ra áp lực không cần thiết cho sinh viên, đặc biệt là những

Trang 4

người đã chọn theo hướng nghệ thuật hoặc sáng tạo Có những sinh

viên có ưu điểm ở những lĩnh vực khác, và việc này có thể làm họ cảm

thấy bị hạn chế và không được đánh giá đúng mức

-Quan điểm 3: Môi trường học đại học không phải lúc nào cũng phản

ánh thực tế của môi trường làm việc Trong nhiều trường hợp, sinh viên

cần rèn luyện kỹ năng cụ thể liên quan đến công việc mà họ mong

muốn, thay vì tư duy phản biện chung chung Việc này có thể giúp họ

nhanh chóng tích hợp vào thị trường lao động và đạt được thành công

trong sự nghiệp

Ngoài ra còn có quan điểm đồng ý của thành viên khác (Lê Thuý Ngân – 2200011545)

+Quan điểm: Thúc đẩy sự tìm tòi học hỏi

-Sinh viên chúng ta không ngừng tìm hiểu về mọi thứ bởi vì kiến thức là

vô tận Muốn giỏi kỹ năng tư duy phản biện chúng ta cần phải đặt ra

nhiều câu hỏi tại sao để kích thích khả năng tìm kiếm những kiến thức

mới lạ mà trước đó chưa từng biết đến Khi có đủ kiến thức ta sẽ nhìn

nhận vấn đề có chiều sau hơn và đưa ra những quyết định đúng đắn Tư

duy phản biện cần nguồn kiến thức để nâng cao tầm hiểu biết về lĩnh

vực điều đó sẽ kích thích khả năng tìm tòi tự học hỏi của bản thân

+Quan niệm: Cải thiện khả năng thuyết trình

-Thuyết trình là kĩ năng quan trọng tại chương trình đại học Những buổi

thuyết trình sẽ rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tư duy phản biện qua các

câu hỏi từ thầy cô và bạn bè Nó sẽ giúp ta suy nghĩ kĩ càng về những

lập luận trong đầu theo một trình tự trước sau để đưa ra câu trả lời chính

xác nhất Sau khi đã tiếp thu kiến thức tư duy phản biện tại trường ta có

thể áp dụng nó vào đời sống Nói chuyện một cách trôi chảy, có logic tạo

cảm giác thu hút cho người nghe

+Quan điểm: Con đường dẫn đến thành công

-Tư duy phản biện giúp khả năng suy nghĩ, sáng tạo của bản thân ngày

càng được cải thiện Sinh viên đại học cần được rèn luyện kĩ năng khi

Trang 5

bước vào giảng đường đại học nó giúp tạo được cái nhìn thiện cảm từ người tiếp xúc họ đánh giá ta là người nói chuyện có suy nghĩ Khi đã đủ kiến thức chúng ta cần nhìn nhận việc đó là tốt hay xấu để có thể phản biện một cách linh hoạt nhạy bén đưa ra lối tư duy mới mang lại hiệu quả cao Trong công việc cần sáng tạo đưa ra các ý kiến mới mẻ dùng lời

lẻ thuyết phục người khác nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đó chính là bước đệm dẫn đến con đường thành công trong tương lai

Trang 6

Chương 2: Giải thích lí do tại sao người ta cho rằng ‘’Suy nghĩ tạo ra hành động, hành động tạo ra thói quen, thói quen tạo nên tính cách

và tính cách tạo ra số phận’’? – (Nguyễn Duy Khánh-2200008283)

-Tại vì khi chúng ta suy nghĩ về một việc nào đó sẽ vấp vào những vướng

mắc mà không phải suy nghĩ là có thể giải thích được vì vậy những suy

nghĩ đó sẽ dẫn chúng ta đến với những hảnh động hướng tới suy nghĩ đó

và chinh phục được nó Và sau khi chúng ta hành động rất ít cơ hội để

thành công ngay lần thử đầu tiên được mà chung ta phải thực hiện đi

thực hiện lại nhiều lần như vậy thì mới nắm được nguyên lý dẫn đến

thành công và sau nhiều lần thử nghiệm như vậy chúng ta sẽ dần trở

nên có thói quen để chinh phục những suy nghĩ của bản thân Cũng nhờ

những thói quen như vậy sẽ giúp bản thân trở nên kiên cường hơn,

không ngại va chạm và có chí cầu tiến hơn Cuộc sống của những người

như vậy cũng có một tương lai tương sáng, thành công và cũng trở nên

ý nghĩa

Ba quan điểm đồng ý: (Lê Thuý Ngân – 2200011545)

-3 quan điểm đồng ý quan điểm: Suy nghĩ tạo ra hành động, hành động

tạo ra thói quen, thói quen tạo ra tính cách và tính cách tạo ra số phận

+Quan điểm: Hành động đều do ý thức quyết định

-Người ta có câu “ khẩu xà tâm phật “ người hay chửi nhưng trong lòng

họ thanh tịnh Tôi không đồng ý với quan niệm trên Khi mình nói hay

hành động bất kì điều gì đều phải suy

nghĩ trước nên mọi hành động được tạo ra từ suy nghĩ Người có suy nghĩ

thấu đáo sẽ hành xử có chuẩn mực hơn người thiếu suy nghĩ Cuộc sống

này 90% tuỳ thuộc vào cách bạn cảm nhận và suy nghĩ 10% là do hành

động bạn tạo ra Đừng ước rằng bạn có cuộc sống như ai đó , hãy suy

nghĩ tích cực về hiện tại bạn đang có mà dùng hành động để phát huy

năng lực của bản thân Đừng cứ mãi than vãn rồi cứ đứng im tại chỗ

những điều tốt đẹp chẳng đến với bạn đâu

Trang 7

+Quan điểm: Thói quen là nền tảng của cuộc sống

-Mỗi hành động diễn ra hàng ngày của chúng ta lặp đi lặp lại sẽ hình thành thói quen sống Mỗi sáng bạn thức dậy vào sáng sớm tập thể dục đều đặn hay bạn hay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn những hành động đó sẽ tạo ra quen tốt Muốn cuộc sống trở nên tốt đẹp hãy tự tạo hành động tốt giảm bớt những hành động xấu dần dần sẽ trở thành thói quen sống tích cực và đạt được cuộc sống mà chúng ta muốn hướng đến

+Quan điểm : Tính cách thể hiện phẩm chất của con người

-Thói quen được hình thành thì tâm sẽ tự động nhận thức được hành vi tốt xấu để ứng xử cho phù hợp Tính cách nói lên con người bạn thông qua hành động và lời nói Người có suy nghĩ luôn giữ được trạng thái bình tĩnh để có thể suy xét vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau và đưa ra giải quyết tốt nhất Bản thân ta là người lựa chọn cuộc sống dùng thái độ

để đối đãi với mọi người xung quanh Khi bạn trao đi thái độ niềm nở, vui

vẻ chắc chắn bạn sẽ nhận lại sự quý mến từ mọi người Tích cách quyết định con đường bạn sẽ đi

Ba quan điểm không đồng ý: (Cù Tuấn Anh – 2200011431)

-Nhìn vào điều trên thì ta sẽ thấy đây là một điều hoàn toàn tích cực, nhưng nếu nhìn rộng ra, bao quát hơn, thì không có vấn đề gì là mang tính tuyệt đối, vì vậy chúng ta cần có một cái nhìn khách quan hơn về chủ đề này, đối với những quan điểm không đồng ý với ý kiến trên: -Quan điểm 1: Với em, đầu tiên, tính cách không hoàn toàn phụ thuộc vào thói quen sống, 2 yếu tố này sẽ không hoàn toàn phản ánh chính xác con người Tại sao em lại nói điều này, dẫn chứng rất rõ ràng, chúng

ta không thể nào chắc chắn rằng một người có thói quen tốt nhưng có tính cách tốt được, chúng ta còn phải xem xét họ vào nhiều yếu tố như cách họ đối xử, hành xử với những vấn đề trong đời sống như thế nào mới có thể kết luận được Vì vậy việc thói quen tạo nên tính cách là chưa chính xác hoàn toàn

Trang 8

-Quan điểm 2: Số phận không thể nào hoàn toàn do tính cách tạo ra, chúng ta cần rất nhiều yếu tố hỗ trợ mới có thể tạo nên số phận Ngoại trừ tính cách, ta còn cần sự may mắn, cơ hội hay là sự giúp đỡ từ người khác Một đám mây thì không thể thành bão, một yếu tố thì không thể nói lên sẽ là thứ kéo theo số phận chúng ta được

-Quan điểm 3: Suy nghĩ chưa chắc chắn sẽ tạo ra hành động, có thể chúng ta có những suy nghĩ tốt, tích cực cho người khác nhưng những việc đó chưa chắc họ cần và cũng chưa chắc là hành động tốt Đây chỉ là một câu nói ví dụ, ta luôn tưởng điều đó tốt cho tới khi ta thực sự làm nó, suy nghĩ không hoàn toàn tạo ra hành động, nó chỉ là cơ sở để ta có thể lựa chọn liệu có làm hành động đó không thôi

Trang 9

Tổng kết về quan điểm”Số phận là do suy nghĩ tạo nên” – (Cù Tuấn Anh – 2200011431)

-Đây là một chủ đề thú vị để cho chúng em cùng nghiên cứu và thảo luận, sau bài tiểu luận này, chúng em đã học ra được một số lối tư duy: +Không thể nhìn nhận bất cứ một vấn đề nào vào một chiều, bằng

chứng là ở mỗi khía cạnh của câu hỏi, thầy đều yêu cầu tụi em phải đưa

ra quan điễm lẫn đồng ý và không đồng ý, bài học rút ra được là không nên đưa ra những ý kiến chủ quan, mà còn cần đặt bản thân vào 2 luồng suy nghĩ thuận chiều và trái chiều để có cái nhìn ổn thỏa nhất về một vấn đề hay sự việc

+Hãy tìm tòi, và đừng làm điều đó một mình, vì khi làm cùng nhau

chúng ta sẽ nhìn nhận ra rất nhiều vấn đề và thiếu sót của bản thân Làm việc nhóm là một công việc hết sức khó khăn đòi hỏi chúng ta cần

có một tinh thần trách nhiệm cao, tưởng chừng như đây là một yếu tố chẳng liên quan tới bài học, nhưng nó là một bài học mà chúng ta cần cùng nhau rèn luyện, tại sao:

->Thầy có thể yêu cầu mỗi người chúng ta làm một bài riêng, nhưng vẫn

để chúng ta làm việc nhóm, điều này giúp cho ta vừa có nhiều luồng suy nghĩ hơn, vừa làm việc với tinh thần trách nhiệm của tập thể, rèn luyện bản thân

+Và về chủ đề thầy yêu cầu chúng ta tìm hiểu, như một bài học để chúng ta nhìn nhận lại bản thân chúng ta xem chúng ta thật sự cần gì,

và nên làm gì phù hợp nhất với bản thân của mình Có lẽ ai cũng còn lăn tăn về những việc chúng ta học và làm trên đại học có ý nghĩa gì, và những việc thầy yêu cầu chúng ta tìm hiểu góp phần để ta nhìn lại

những yếu tố, kĩ năng một sinh viên cần và để ta nhìn nhận lại là ta đã được học những gì(cách tra cứu, tìm thông tin, cách làm tiểu luận trình bày, cách làm việc nhóm, và những quan điểm sinh viên nên hay không nên những gì… v.v) đều có mục đích riêng của nó

Trang 10

Cảm nhận của nhóm – (Cù Tuấn Anh – 2200011431)

-Đối với suy nghĩ thật lòng của chúng em, một môn học tưởng chừng chỉ

là đăng kí để cho vừa tròn số tín chỉ, đủ chỉ tiêu để tích lũy số tín chỉ cần thiết, hay nói một cách dân dã hơn là học để cho qua môn thì những gì

mà thầy Dương Hoàng Nguyên Khánh đem lại cho chúng em nằm ngoài việc mà chúng em trông mong Từ những cử chỉ đơn giản như làm lớp học sôi động bằng cách cho từng bạn nói lên suy nghĩ cũng như ý kiến riêng của mình hay tạo ra những câu hỏi và chủ đề hóc búa mang tính khách quan để có những cuộc tranh luận sôi nổi, tăng cường sự vận động chất xám để khiến cho người khác lắng nghe và bị thuyết phục bởi các lí lẽ cũng như câu từ của mình, từng điều nho nhỏ nhưng lại mang

-Lựa chọn môn học này ban đầu vì một phần nghe tên của nó rất hay,

“Tư duy phản biện”, nghe là biết có thể rèn luyện được khả năng “chợ búa” lên một tầm cao mới với một cái tên sang chảnh hơn đó là tranh luận, và một phần vì phải tích cực chạy theo để có đủ số tín chỉ mà có thể ra trường sớm nhất Tuy những lí do chọn môn học có vẻ hời hợt, nhưng cuối cùng, kết quả mang lại cho sự lựa chọn đó không hề làm chúng em cảm thấy hối tiếc, lãng phí hay là vô bổ khi tham gia vào lớp

-Đây là một lớp học rèn luyện cho chúng em rất nhiều kĩ năng thực tế, từ việc phải suy nghĩ như thế nào để có một trình tự thích hợp để có thể đưa ra những lập luận của mình một cách đúng đắn và hợp lí, ngoài ra,

nó cũng kh hề tràn đầy những lí thuyết nhàm chán hay dựa theo một khuôn khổ nhất định nào đó, mà đây là một môn học với đầy sự linh động cũng như là tùy thuộc vào tư duy của từng người, khiến cho ai cũng

có cơ hội để nói lên tiếng lòng trong bản thân, như được thể hiện bản thân và nói lên những suy nghĩ của riêng mình, điều mà có thể mình đã cất giấu ấp ủ rất lâu nhưng không dám nói ra Có thể đúc kết lại là môn học này đã mang đến cho chúng em rất nhiều tri thức quý giá và còn là

sự rèn luyện về mặt kĩ năng thực tế, giúp chúng em phần nào cải thiện

Trang 11

sự tự tin khi đứng lên và thể hiện quan điểm riêng của chính bản thân mình với những người khác mà không phải e dè vì bất cứ vấn đề gì cả -Môn học này có điểm hay 1 thì người truyền đạt môn học này sẽ là 10,

vì nếu như người truyền đạt không thực sự đặt nhiệt huyết, cái tâm của mình vào sự giảng dạy thì sẽ không thể nào mang đến cho chúng em những tiết học đầy tri thức, truyền cảm và thú vị như vậy Và chúng em may mắn được học lớp mà thầy Dương Hoàng Nguyên Khánh trực giảng, nhờ có thầy mà môn học này vốn đã đầy sự thực tế giờ đây còn càng gần gũi và dễ tiếp thu với các sinh viên hơn bao giờ hết, và vì những điều này thúc đẩy chúng em càng thêm sự nhiệt huyết cũng như cố gắng lắng nghe và trân trọng những tri thức mà thầy gửi gắm cho -Thật lòng, chúng em rất yêu quý và biết ơn với những lời giảng mà thầy truyền đạt, ngoài ra em còn rất ngưỡng mộ phong thái đứng lớp của thầy, gần gũi và còn vô cùng thân thiện, giúp cho những giờ học không còn phải quá căng thẳng cũng như áp lực nữa Chúng em cảm thấy rất may mắn vì đã được là một phần, một sinh viên có mặt tại lớp của thầy

để lắng nghe những điều mà thầy truyền đạt Có lẽ giữa biết bao sinh viên mà thầy giảng dạy, thầy sẽ không thể nhớ hết được chúng em là ai, nhưng chúng em sẽ mãi nhớ đến một người thầy luôn mang tâm huyết của mình đặt vào bài giảng để mang đến cho chúng em những tiết học trọn vẹn nhất, thật tâm cảm ơn thầy rất nhiều!

Ngày đăng: 27/02/2024, 19:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w