Trang 13 Đóng góp cho mức tăng trưởng XNK trong khu vực châu Mỹ chủ yếu đến từ các thịtrường chính như Hoa Kỳ, các nước trong khu vực châu Mỹ Canada, Mexico, Chile vàPeru và các nước khố
Những điểm tích cực
Kim ngạch xuất khẩu đạt tăng trưởng ở mức cao dù nền kinh tế đối diện với nhiều khó khăn Theo số liệu thống kê của Hải quan, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 371,3 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm trước, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao (tăng trên 8%) Tăng trưởng xuất khẩu tương đối tích cực ở cả khu vực kinh tế trong nước và khu vực FDI (doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 95,4 tỷ USD, tăng 6,8%; doanh nghiệp FDI (kể cả dầu thô) đạt 275,9 tỷ USD, tăng 11,8%).
Cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch tích cực và diện mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục là động lực cho tăng trưởng chung của xuất khẩu, đạt 319,2 tỷ USD, chiếm 86% tổng kim ngạch xuất khẩu và ghi nhận mức tăng 10,1% so với năm trước.
Cán cân thương mại duy trì xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp Cán cân thương mại cả năm tiếp tục vị thế xuất siêu trong các năm trước; mức thặng dư hàng hoá đạt 12,4 tỷ USD
Thị trường xuất khẩu đa dạng, duy trì tăng trưởng tại các thị trường truyền thống và mở rộng sang các thị trường mới Thị trường xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cả về chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt các doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường có kí kết FTA với Việt Nam Xuất khẩu sang một số thị trường là đối tác FTA tăng cao như: sang ASEAN đạt 34 tỷ USD, tăng 17,8% so với năm 2021; Canada đạt 6,3 tỷ USD, tăng 19,8%; Hàn Quốc đạt 24,3 tỷ USD, tăng 10,7%; Nhật Bản đạt 24,2 tỷ USD, tăng 20,4%; Ấn Độ đạt 8 tỷ USD, tăng 26,8%, Australia đạt 5,6 tỷ USD, tăng 26,2%; EU đạt 46,8 tỷ USD, tăng 16,7%
Nhập khẩu đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nước Nhập khẩu cả năm đạt 358,9 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm trước Trong đó, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 9,9%; nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI tăng 6,7% Nhập khẩu nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu, linh kiện thiết bị cần nhập khẩu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng là chủ yếu trong trị giá hàng nhập khẩu, đạt 316,7 tỷ USD,chiếm 88,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
Những điểm hạn chế
Từ tháng 9/2022, xuất khẩu bắt đầu xu hướng giảm Bình quân 4 tháng cuối năm
2022, xuất khẩu đạt 29,7 tỷ USD/tháng, giảm 9,7% so với mức bình quân tháng 3 đến tháng 8
Xuất khẩu các mặt hàng điện thoại, máy vi tính, linh kiện điện tử có xu hướng chững lại Nếu không tính điện thoại và mặt hàng máy vi tính, linh kiện điện tử, phụ kiện, xuất khẩu năm 2022 tăng 12,9% so với năm 2021, cao hơn mức tăng 10,6% của tổng kim ngạch xuất khẩu
Go to course ÔN TẬP LUẬT Thương mại quốc tế
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN - Bài giảng…
Bài-tập-mẫu - bài tập
Sales Contract between two parties
Xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào khối các doanh nghiệp FDI Năm 2022, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI tăng 11,8% so với năm 2021 trong khi xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước chỉ tăng 6,8%.
Xuất khẩu theo thị trường kinh tế
Thị trường Châu Á
Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Châu Á đạt 427,6 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2021 Trong đó:
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Châu Á đạt 173,7 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2021, chiếm 46,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Châu Á đạt 293,9 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2021, chiếm 81,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Nhập siêu của Việt Nam từ Châu Á có giá trị 120,2 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021.
THƯƠNG mại quốc tế 67% (3) Mini Project Report sample
Hình 1 Biểu đồ xuất nhập khẩu của Việt Nam – Châu Á giai đoạn 2018 – 2022
Thị trường Châu Phi
Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Châu Phi đạt 5,5 tỷ USD, giảm 11,3% so với năm 2021 Trong đó:
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Châu Phi đạt 2,8 tỷ USD, giảm 3,7% so với năm 2021.
Xuất khẩu của Việt Nam đến Châu Phi chiếm 0,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Châu Phi đạt 2,6 tỷ USD, giảm 18,4% so với năm 2021.
Nhập khẩu của Việt Nam từ Châu Phi chiếm 0,7% tổng kim ngạch nhập khẩu củaViệt Nam.
Xuất siêu của Việt Nam đến Châu Phi có giá trị 226,3 triệu USD, giảm 189,1% so với năm 2021.
Hình 2 Biểu đồ xuất nhập khẩu của Việt Nam – Châu Phi giai đoạn 2018 – 2022
Thị trường Châu Âu
Năm 2022, kim ngạch XNK hàng hóa với thị trường châu Âu đạt 76,3 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2021, chiếm tỷ trọng 10,5% kim ngạch XNK của Việt Nam Trong đó, xuất khẩu đạt 55,9 tỷ USD tăng 11%, chiếm tỷ trọng 15,1% kim ngạch XK của Việt Nam; nhập khẩu đạt 20,4 tỷ USD giảm 6%, chiếm tỷ trọng 5,7% NK của Việt Nam Đóng góp chính cho mức tăng trưởng XNK với thị trường châu Âu đến từ mức tăng trưởng XNK giữa Việt Nam với thị trường các nước EU27 và thị trường Anh Nguyên nhân chính là do tác động tích cực đến từ hai hiệp định thương mại tự do EVFTA và UKVFTA mang lại. Trong khi đó, XNK với các nước EAEU lại giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga –
Không như những năm trước, tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường này thường tập trung vào hai quý cuối năm, năm 2022, xuất nhập khẩu lại tăng trưởng và đạt đỉnh vào quý II và có xu hướng giảm vào quý III và quý IV Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp tăng cường xuất nhập khẩu vào quý I và quý II để đềHình 3 Biểu đồ xuất nhập khẩu của Việt Nam – Châu  giai đoạn 2018 – 2022 phòng rủi ro khan hiếm hàng hóa do lo sợ ảnh hưởng của vấn đề bất ổn chính trị trong khu vực, dịch bệnh và đứt gãy chuỗi cung ứng Trong khi quý III và quý IV nhu cầu thị trường sụt giảm do lạm phát tăng cao ở các nước, hàng tồn kho nhiều, Trung Quốc mở cửa lại dẫn đến xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và thị trường châu Âu giảm.
Thị trường Châu Mỹ
Năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và khu vực châu Mỹ chứng kiến mức tăng trưởng khá so với năm 2021, đặc biệt trong xuất khẩu Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 153,9 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2021 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 128,2 tỷ USD, tăng 13% và kim ngạch nhập khẩu đạt 25,7 tỷ USD, tăng 3,4% Việt Nam xuất siêu sang khu vực châu Mỹ 102,5 tỷ USD trong năm
2022 Tương tự thị trường châu Âu, thị trường châu Mỹ chứng kiến mức tăng trưởng xuất nhập khẩu khá trong nửa đầu năm 2022 và đạt đỉnh vào quý II Sau đó, kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng giảm trong quý III và quý IV.
11Hình 4 Biểu đồ xuất nhập khẩu của Việt Nam – Châu Mỹ giai đoạn 2018 – 2022 Đóng góp cho mức tăng trưởng XNK trong khu vực châu Mỹ chủ yếu đến từ các thị trường chính như Hoa Kỳ, các nước trong khu vực châu Mỹ (Canada, Mexico, Chile và Peru) và các nước khối Mercosur.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường châu Mỹ bao gồm: điện thoại và linh kiện, máy tính và sản phẩm điện tử, dệt may và da giày, gỗ và sản phẩm từ gỗ, máy móc và thiết bị phụ tùng, các mặt hàng nông và thủy sản.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ khu vực châu Mỹ bao gồm: ngô,đậu tương, thức ăn chăn nuôi, máy vi tính và sản phẩm điện tử, bông các loại
Thị trường Châu Đại Dương
Hình 5 Biểu đồ xuất nhập khẩu của Việt Nam – C Đại Dương giai đoạn 2018 – 2022
Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Châu Đại Dương đạt17,1 tỷ USD, tăng 24,8% so với năm 2021 Trong đó:
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Châu Đại Dương đạt 6,3 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2021 Xuất khẩu của Việt Nam đến Châu Đại Dương chiếm 1,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Châu Đại Dương đạt 10,9 tỷ USD, tăng 26,2% so với năm 2021 Nhập khẩu của Việt Nam từ Châu Đại Dương chiếm 3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Nhập siêu của Việt Nam từ Châu Đại Dương có giá trị 4,6 tỷ USD, tăng 31,6% so với năm 2021.
Một số cơ quan tổ chức hỗ trợ xuất khẩu cà phê tại Việt Nam
- Hiệp Hội Cà Phê – Cacao Việt Nam (VICOFA):
+ Thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành cà phê.
Về mục đích quỹ này sẽ được sử dụng để hỗ trợ tạo ra các loại giống cà phê có năng suất, chất lượng cao, hướng dẫn quy trình tái canh do hiện nay có tới 25% diện tích cà phê của Việt Nam đã già cỗi cần phải thay thế.
Hỗ trợ nâng cao chất lượng cà phê như áp dụng theo các tiêu chuẩn của chương trình sản xuất cà phê sạch UTZ (UTZ Certifeld của Hà Lan) và 4C (Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê thế giới); cà phê thân thiện với môi trường
Quỹ sẽ được sử dụng hỗ trợ doanh nghiệp thu mua cà phê tạm trữ, xúc tiến thương mại.
+ Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng Thỏa Thuận Xanh của EU giúp ngành cà phê Việt Nam tăng giá trị cao.
Ngày 28/6/2023, Tiến sỹ Cord Lüllmann - CEO của Trung Tâm Đổi Mới thuộc Tập đoàn Tentamus (Tentamus Group GmbH) đã có cuộc gặp mặt và
Hình 6 Buổi gặp mặt giữa ông N Nam Hải và T.S
Cord Lüllmann tại TP HCM trao đổi với ông Nguyễn Nam Hải – Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam xoay quanh vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thích ứng với Thỏa Thuận Xanh của Liên minh Châu Âu (EU Green Deal).
+ Sự phối hợp giữa VICOFA (Hiệp Hội Cà Phê – Cacao Việt Nam) và ICO (International Coffee Organization): thu thập và xuất bản phổ biến các thông tin (kinh tế, kỹ thuật và khoa học), thống kê và nghiên cứu, cũng như các vấn đề khác liên quan đến cà phê.
- Bộ Công Thương phối hợp với các địa phương đã có nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê xuất khẩu về thông tin thị trường, cũng như tổ chức các hoạt động kết nối giao thương, các chương trình giới thiệu, quảng bá cà phê Việt Nam tới đối tác nước ngoài.
Tại Hội thảo, các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất, chế biến cà phê, xây dựng thương hiệu, đóng gói sản phẩm… đến từ các nước Pháp, Ý, HàLan đã chia sẻ nhiều thông tin, kinh nghiệm hữu ích về nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng cà phê cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cà phê Việt Nam
Việt Nam có thuế hỗ trợ xuất khẩu cà phê không?
Tận dụng tốt hơn cơ hội từ FTA Việt Nam – EU (EVFTA) để thúc đẩy xuất khẩu. Theo Bộ NN&PTNT, với việc thực thi Hiệp định EVFTA , EU đã xóa bỏ thuế cho toàn bộ các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang (giảm từ 7-11% xuống còn 0&); các loại cà phê chế biến (giảm từ 9-12% xuống còn 0% vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực liên quan tới xuất khẩu cà phe năm 2021) Đồng thời, trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam Hình 7 Hội thảo, các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất, chế biến cà phê được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào thực thi có chỉ dẫn địa lý về cà phê. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam với các đối thủ tại thị trường EU.
Thuế xuất khẩu cà phê là 0% và thuế VAT cũng là 0% (Theo quy định hiện hành).
Cà phê không thuộc danh mục hàng hóa chịu thuế xuất khẩu nên khi xuất khẩu cà phê, người xuất khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu.
Sản lượng xuất khẩu cà phê luôn chiếm tỉ trọng lớn trong biểu đồ phát triển ngoại thương của nước ta.
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM HIỆN NAY
Khái quát chung về ngành cà phê
-Trong ba thập kỷ qua (tính từ công cuộc cải cách năm 1986), cà phê là một trong những đóng góp quan trọng nhất cho doanh thu của ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng và cho toàn bộ GDP quốc gia nói chung
-Ngành công nghiệp cà phê đã tạo ra hơn nửa triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, đồng thời là sinh kế chính của hàng ngàn hộ gia đình trong các khu vực sản xuất nông nghiệp
-Ngày nay Việt Nam là nước trồng và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới Thị trường cà phê trong nước cũng rất phát triển nhờ sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu cà phê đình đám như Trung Nguyên, Highlands Coffee hay The Coffee House.
-Hiện nay, tuy phải đối mặt với nhiều thách thức do tình hình cạnh tranh khốc liệt cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhưng Việt Nam vẫn đang hướng đến 2 mục tiêu chính, đó là:
Duy trì vị thế đứng thứ 2 trên toàn thế giới về sản lượng xuất khẩu cà phê.
Không ngừng tăng năng suất, chất lượng và giá trị hạt cà phê được sản xuất tại Việt Nam trên thị trường thế giới.
2.1.1 Tiềm năng sản xuất cà phê tại Việt Nam
Từ năm 1986, chính phủ Việt Nam đã tập trung nguồn lực đầu tư vào cà phê nhằm mục đích chuyển đổi cà phê thành một ngành nông nghiệp quan trọng Ngoài các trang trại nhà nước, chính phú cũng khuyến khích các hộ gia đình cá nhân trồng cà phê => Sản xuất cà phê tại Việt Nam đã bùng nổ về diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu Từ cuối những năm 1990, Việt Nam đã trở thành nhà sản xuất cà phê hàng đầu ở Đông Nam Á trên toàn thế giới Việt Nam đứng sau Brazil, trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê xanh thứ
2 toàn cầu Tuy nhiên, lúc này, nước ta chỉ sản xuất chủ yếu tập trung vào hạt cà phê phối Robustra Trong khi hạt cà phê phối Robusta chiếm 92,9% diện tích trồng cà phê thì các giống cà phê chè Arabica chỉ chiếm không quá 5% tổng sản lượng của Việt Nam
Sau này, việc sản xuất cà phê đều đặn gia tăng từ 20-30% mỗi năm => Xoay chuyển mạnh mẽ nền kinh tế của nước ta
Ví dụ điển hình: Vào năm 1994, đất nước có khoảng 60% người sống dưới mức nghèo khổ và hiện tại con số này chưa đến 10% -> Thành tựu này không thể bỏ qua sự đóng góp mà cây cà phê mang lại.
Hình 8 Cà phê Arabica Hình 9 Cà phê Robusta
Giá trị xuất khẩu cà phê thường chiếm khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản và tỷ trọng cà phê luôn vượt trên 10% GDP nông nghiệp trong những năm gần đây.
Không trồng được cà phê ở phía Bắc, chỉ tập trung phát triển ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
Theo ước tính của cục XNK, xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2022, đạt 1,72 triệu tấn -> trị giá cao kỷ lục 3,94 tỷ USD -> tăng 10,1 % về lượng và tăng 28,3% về trị giá so với năm 2021 Giá xuất khẩu cà phê bình quân năm 2022, ở mức 2293 USD/ tấn -> tăng 16,6% so với 2021.
Trong những năm gần đây, các ban ngành Nhà nước tìm cách nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, bao gồm cả việc sản xuất cà phê chè (chủ yếu ở phía Bắc như: Quảng Trị và Sơn La) Tuy nhiên, khu vực quan trọng nhất vẫn là: Tây Nguyên, Đak Lak, Kon Tum và Lâm Đồng.
- Đối với canh tác cà phê Việt Nam, có những trang trại chuyên biệt, chỉ độc canh cây cà phê và trang trại hợp canh – với nhiều hơn một sản phẩm nông nghiệp Tồn tại 2 loại trang trại hợp canh chính:
+ Hệ thống canh tác đồng bộ (nói cách khác, trồng xen cây cà phê với các loại cây khác): nơi các loại cây trồng khác nhau chia sẻ hoặc cùng nằm trong cùng một khu đất
+ Hệ thống canh tác tách biệt: nơi các loại cây trồng khác nhau được trồng trong các mảnh đất riêng biệt
- Với mục đích che bóng cây và đảm bảo thu nhập ổn định cho người trồng cà phê, sau một thời gian trồng thử nghiệm, Bộ NN & PTNT đã giới thiệu một số kỹ thuật trồng xen với các cây trồng khác, như hồ tiêu, bơ, sầu riêng và macadamia trong vườn cà phê. Bên cạnh việc mở rộng diện tích canh tác, về thực hành canh tác cà phê để phát triển bền vững, nhiều nông dân trồng cà phê Việt Nam đã và đang áp dụng công nghệ sản xuất
17 nông nghiệp tiên tiến để đạt được các chứng nhận phổ biến, như 4C (Common Code for the Coffee Community); VietGAP (Thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam); UTZ (Certified Certified); và RFA (Liên minh rừng nhiệt đới) Tính đến cuối năm 2017, hơn 200.000ha, chiếm hơn 30% tổng diện tích trồng cà phê của Việt Nam, được chứng nhận bởi các sáng kiến phát triển bền vững.
- Hai loại cà phê chính (Robusta và Arabica) đều được đưa vào sản xuất, Trong khi Robusta chiếm 92,9% tổng diện tích trồng cà phê (và chiếm 97% tổng sản lượng), thì các giống Arabica chỉ chịu trách nhiệm cho một vài phần trăm còn lại Tổng diện tích bao phủ bởi canh tác cà phê ước tính khoảng 600.000ha, với các tỉnh trồng cà phê chính nằm ở Tây Nguyên, bao gồm:
Đánh giá chung tình hình xuất khẩu cà phê hiện nay của Việt Nam ra thị trường nước ngoài
2.2.1 Tình hình xuất khẩu chung
Trong những mặt hàng nông sản thì cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đem lại nguồn thu lớn trong ngân sách Những năm 80, phần lớn cà phê của chúng ta được xuất khẩu vào thị trường Mỹ là chủ yếu chiếm tỷ lệ 16,67%, bên cạnh đó còn có các thị trường như Châu Âu, Châu Á Vào thời gian này, chúng ta chỉ mới có 20.000 ha với sản lượng 10.000 tấn Năm 2000 thì đạt được 516.000 ha và 66.000 tấn và đến nay có khoản 600.000 ha và khoảng 688.000 tấn Việt Nam cùng với Braxin, Colombia là 3 nước sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, cụ thể hơn là đứng thứ hai sau Braxin Chúng ta là một nước sản xuất nhiều cà phê nhưng chủ yếu là xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu cà phê trong 4 năm từ 1996 - 2000 đã tăng gấp 3 lần, chiếm 13,05% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu trên toàn thế giới.
Một số loại cà phê xuất khẩu phổ biến ở Việt Nam:
Robusta: Cây trồng này rất thích hợp với khí hậu thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên, nhất là vùng đất bazan (Gia Lai, Đăk Lăk), hàng năm đạt khoảng 90-95% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị của người Việt nhưng quá đậm đối với người nước ngoài.
Arabica: loại này có 2 loại đang trồng tại Việt Nam.
Moka: Mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ nhưng sản lượng rất thấp, giá trong nước không cao vì không xuất khẩu được trong khi giá sản xuất rất cao, gấp 2-3 lần Robusta, vì vậy người nông dân ít trồng loại cà phê này.
Catimor: Mùi thơm nồng nàn, có vị chua, giá xuất khẩu gấp 2 lần Robusta, nhưng không thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên, vì trái chín trong mùa mưa và không tập trung nên chi phí hái rất cao Hiện nay tại Quảng Trị đang trồng thí nghiệm đại trà loại cây này và có triển vọng tốt.
Cherry (cà phê mít): Không phổ biến lắm vì có vị rất chua, chịu hạn tốt Công chăm sóc đơn giản, chi phí thấp nhưng thị trường xuất khẩu và kể cả trong nước cũng không ưa chuộng nên ít người trồng loại này, một cây cà phê mít 15-20 tuổi nếu tốt có thể thu hoạch từ 100-200 kg cà phê tươi nếu nằm gần chuồng bò hoặc nơi sinh hoạt gia đình.
2.2.2 Tình hình xuất khẩu cà phê những năm gần đây
Cà phê của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 80 quốc gia và vùng lãnh thổ Năm
2020 nước ta xuất khẩu ước tính đạt trên 1,7 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,7 tỷ USD, chiếm 18% thị phần và hơn 10% giá trị cà phê toàn cầu Cà phê là ngành hàng rất quan trọng, một trong 10 sản phẩm chủ lực của Việt Nam và là 1 trong 6 sản phẩm có giá trị xuất khẩu hàng năm đạt trên 3 tỷ USD.
Hình 11.Biểu đồ xuất khẩu theo từng thời vụ năm 2015-2020
Covid 19 đã ảnh hưởng đến việc giao thương của thị trường cà phê bao gồm trì trệ vận chuyển và nhu cầu tiêu thụ đóng cửa trên diện rộng tại nhiều quốc gia Mặc dù việc giãn cách xã hội khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, nhưng các giao thương có thể vẫn đang tiếp tục bị ảnh hưởng cho tới tháng 6.
Nhiều nhà khảo sát và quỹ tiền tệ thế giới IMF dự kiến GDP toàn cầu năm 2020 giảm 3% Tổ chức cà phê thế giới có báo cáo về mối liên quan chặt chẽ giữa tăng trưởng GDP và tiêu thụ cà phê.
Xuất khẩu cà phê Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 - 2020 giảm 6-7% so với vụ trước ở mức 12,8 triệu bao Thị trường tiêu thụ chính vẫn là nước Đức, Mỹ, Italia. Covid -19 làm thay đổi yếu tố thói quen trong tiêu thụ cà phê toàn cầu Khi thị trường tiêu thụ Arabica và Robusta sẽ thiếu hụt đến trung hạn Do nhiều nền kinh tế trên toàn cầu chưa chắc chắn hồi phục lại như ban đầu Người dân không có thu nhập để có thể trả mua các mặt hàng có giá và các sản phẩm có giá cao.
Vì thế, giá Arabica thời gian gần đây không thu hút sức mua tham gia và các nhà mua hàng chuyển sang nhận hàng từ chứng nhận tồn kho các đơn hàng đã ký kết trong ngắn hạn USDA dự kiến, xuất khẩu vụ 2020 có thể mức 26,9 triệu bao khi nhu cầu tiêu thụ Robusta và giá được cải thiện hơn.
2.2.3 Thị trường xuất khẩu của cà phê Việt Nam
Cà phê Việt Nam đã có mặt hầu hết ở các quốc gia trên thế giới Các nước nhập khẩu chính cà phê của Việt Nam: Đức, Mỹ, Ý, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Nga, Bỉ,
Hình 12.Top 10 thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất 6 tháng đầu năm 2020
Angeria ,…Thứ vàng đen này của Việt Nam đã được sự đón nhận của người tiêu dùng khắp năm Châu.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong năm 2020, cả nước xuất khẩu 1,57 triệu tấn cà phê, kim ngạch 2,74 tỷ USD, giá trung bình 1.751,2 USD/tấn, giảm 5,6% về lượng, giảm 4,2% về kim ngạch nhưng tăng nhẹ 1,4% về giá so với năm 2019
Riêng tháng 12/2020 cả nước xuất khẩu 139.046 tấn cà phê, kim ngạch 253,23 triệu USD, giá 1.821 USD/tấn, tăng 66% về lượng, tăng 57% kim ngạch nhưng giảm 5,4% về giá so với tháng 11/2020 Đức là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam chiếm 14,3% trong tổng khối lượng và chiếm 12,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt 223.581 tấn, tương đương 350,41 triệu USD, giá trung bình 1.567USD/tấn, giảm trên 4% cả về lượng và kim ngạch, nhưng tăng 0,4% về giá
Thị trường Đông Nam Á đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt 160.997 tấn, tương đương328,36 triệu USD, giảm 9,8% về lượng và giảm 8,6% kim ngạch Tiếp sau đó là thịHình 13 Biểu đồ xuất khẩu và kim ngạch cà phê Việt Nam trong 10 năm trở lại đây trường Mỹ đạt 142.482 tấn, tương đương 254,89 triệu USD, giảm2,6% về lượng nhưng tăng 3,2% kim ngạch Xuất khẩu cà phê sang thị trường Italia cũng giảm 1,7% về lượng, giảm 4,2% về kim ngạch và giảm 2,6% về giá, đạt 89.537 tấn, tương đương 139,7 triệu USD, giá trung bình 1.560 USD/tấn, chiếm 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch. Năm 2022 là một năm rất thành công đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,78 triệu tấn cà phê trong năm vừa qua với tổng kim ngạch đạt trên 4,06 tỷ USD, là mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ trở lại đây Thành công này đến từ việc đẩy mạnh xuất khẩu, khi giá cà phê trên thị trường đạt mức cao nhất kể từ năm 2011, kết hợp với việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất 7 lần liên tiếp khiến tỉ giá USD/VND tăng mạnh đột biến. Trong năm 2022, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng gần 14% so với năm 2021, trong khi sản lượng chỉ tăng 9% từ 1,74 triệu tấn lên 1,89 triệu tấn (theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ) Thậm chí, sản lượng cà phê thu hoạch vào cuối năm 2022 được bị dự báo sẽ giảm từ 10% đến 15% do mưa lớn ảnh hưởng đến quá trình thu hoạch Như vậy, tổng nguồn cung xuất khẩu trong năm nay có thể sẽ thấp hơn so với năm ngoái, và điều này sẽ khiến ngành xuất khẩu cà phê khó duy trì được mức tăng trưởng như năm 2022.
Cà phê Việt Nam hiện có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ Một số thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam với số lượng khá lớn, tương đối ổn định và có giá tốt và chúng ta nên duy trì: Các nước trong khối ASEAN, một số nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… các nước châu Âu như Đức, Pháp, Anh, Thụy Sỹ, Ý, một số nước thuộc châu Mỹ, châu Úc, Trung Đông…hiện có Mỹ, Ấn Độ, Angeria… là những nước nhập khẩu với số lượng lớn cà phê Việt Nam Ngoài ra, chúng ta còn nhiều thị trường lớn khác như Nga, Tây Ban Nha,…Có thể nói, xuất khẩu cà phê Việt mở ra một tương lai rất sang sủa và đã đến lúc chúng ta cần không chỉ là giá trị về mặt kinh tế mà còn cả ở mặt sinh thái, nhân văn, môi trường, diện mạo cho cây cà phê Việt Nam, để cây cà phê Việt Nam không chỉ nổi tiếng về năng suất chất lượng với sản lượng đứng thứ hai thế giới sau Brazil mà còn là sản phẩm hàng hóa được cả hàng triệu người trong nước, hàng tỷ người trên thế giới ưu chuộng.
Ưu đãi về thuế quan đối với cà phê chế biến từ các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký
do mà Việt Nam đã ký.
2.3.1 Giới thiệu và hiểu rõ về FTA Định nghĩa về FTA
Hiệp định thương mại tự do (FTA – Free Trade Agreement) được hiểu là các hiệp định hợp tác kinh tế được ký giữa hai hay nhiều thành viên nhằm loại bỏ các rào cản với phần lớn hoạt động thương mại đồng thời thúc đẩy trao đổi thương mại giữa các nước thành viên với nhau Các rào cản thương mại có thể dưới dạng thuế quan, qua nhập khẩu, các hàng rào phi thuế quan khác như tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn sinh dịch tễ, … Hiện nay có nhiều thuật ngữ được sử dụng khác nhau như Hiệp định đối tác kinh tế (Economic Partnership Agreement), Hiệp định thương mại khu vực (Regional Trade Agreement), … nhưng nếu bản chất của các hiệp định đều hướng tới tự do hoá thương mại (bao gồm loại bỏ rào cản và thúc đẩy thương mại) thì đều được hiểu là các FTA.
Nội dung chính của FTA
Thứ nhất, quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan Thứ hai, quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan
Thứ ba, quy định về thời gian cắt giảm thuế xuất nhập khẩu
Thứ tư, quy định về quy tắc xuất xứ
Các nguyên tắc trong FTA
Thứ nhất, đảm bảo sự công bằng về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia
Thứ hai, tạo được cơ hội phát triển mới
Lợi ích khi tham gia FTA trong ngành cà phê
Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang tạo ra những cơ hội cũng như thách thức đan xen cho ngành hàng cà phê Việt Nam.
Thuận lợi dễ nhận thấy là được hưởng ưu đãi về thuế suất, mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất, chế biến cà phê.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước bắt buộc phải đổi mới về công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh, gia tăng giá trị cà phê
29Hình 14 Bảng thuế quan Cà phê
So sánh cam kết cắt giảm thuế quan của các nước thành viên CPTPP VÀ EVFTA đối với mặt hàng cà phê của Việt Nam
Với cam kết xóa bỏ thuế quan theo EVFTA, cà phê xuất khẩu sang EU sẽ có 93% dòng thuế về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Quy tắc xuất xứ đối với cà phê theo EVFTA Để được hưởng các ưu đãi thuế quan theo EVFTA, cà phê phải có xuất xứ thuần túy, tức là được trồng tại Việt Nam Đối với các chế phẩm từ cà phê: không tái sản xuất lại từ các sản phẩm không xuất xứ trong cùng nhóm với sản phẩm đầu ra; và trọng lượng đường sử dụng trong sản phẩm không được vượt quá 40% trọng lượng sản phẩm.
Hiện EU đang nỗ lực khuyến khích các nước thành viên mở lại biên giới và tăng cường giao thương giữa các nước song vẫn phải đảm bảo các biện pháp phòng dịch an toàn Theo đó nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà của người dân được dự báo sẽ vẫn ở mức cao, bởi cà phê cũng là một trong những mặt hàng được sử dụng thường xuyên bởi nhiều hộ gia đình. Để tận dụng được các lợi thế từ EVFTA cho xuất khẩu cà phê có giá trị gia tăng cao sang EU, cần đầu tư cho chế biến sâu vì thị trường này ưa chuộng các sản phẩm cà phê đã qua chế biến.
Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút mạnh các nhà đầu tư đến từ châu Âu và các nước vốn có kinh nghiệm về chế biến sâu, tạo điều kiện chuyển giao công nghệ, cách thức tổ chức sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm, giúp các sản phẩm cà phê Việt Nam tiến dần tới các tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, theo khuyến nghị của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, các doanh nghiệp cà phê cần phối hợp với các địa phương đầu tư vùng nguyên liệu tập trung, chất lượng nhằm phục vụ tốt nhất cho sản xuất.
Ngoài ra, theo EVFTA, EU công nhận và bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam,trong đó có cà phê Buôn Mê Thuột Ngoài việc phát triển thị trường cà phê truyền thống, doanh nghiệp có thể cân nhắc đầu tư phát triển thương hiệu cà phê đặc sản tại khu vực này.
2.4 Những điểm thuận lợi và thách thức trong hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 cao nhất trong hơn 1 thập kỷ với hoạt động suất khẩu cà phê của Việt Nam Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,78 triệu tấn cà phê trong năm vừa qua với tổng kim ngạch đạt trên 4,06 tỷ USD, là mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ trở lại đây Thành công này đến từ việc đẩy mạnh xuất khẩu, khi giá cà phê trên thị trường đạt mức cao nhất kể từ năm 2011
31Hình 15 Biểu đồ giao dịch cà phê Robusta
Giá trị cà phê Việt Nam liên tục tăng cao trên thị trường thế giới Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch ngày 10/4, giá Robusta trên Sở ICE London ghi nhận ở mức 2.299 USD/tấn, tăng 20% so mức giá 1.926 USD/tấn hồi đầu năm
Năng lực cung ứng cà phê ra thị trường của Việt Nam luôn tục tăng trưởng Là nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất cà phê, năng suất và sản lượng liên tục được cải thiện trong hơn 10 năm qua.
Theo thống kê sơ bộ, diện tích cà phê năm 2022 của Việt Nam đạt khoảng 710.000 ha, năng suất đạt 28,2 tạ/ha cho sản lượng hơn 1,84 triệu tấn Trong đó, 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm 91,2% về diện tích cà 93,2% về sản lượng cà phê cả nước.
Nhiều đề án phát triển bền vững và nâng cao giá trị cà phê Việt Nam được thành lập và triển khai Các chương trình giúp định hướng các chủ thể sản xuất cà phê có hướng đi bền vững trong hoạt động trồng và chế biến các sản phẩm bằng cà phê, thúc đẩy ngành cà phê tại Việt Nam được nâng cao giá trị và sự cạnh tranh trong thị trường Để đưa ngành hàng cà phê tăng trưởng xanh, nâng cao giá trị Hướng đến phát triển bền vững cà phê nước nhà, Bộ NN&PTNT đã tham mưu xây dựng và triển khai một số chính sách hỗ trợ phát triển như: Đề án phát triển cà phê bền vững, Đề án tái canh cà phê, Đề án sản phẩm
Hình 16 Biểu đồ diện tích và sản lượng Cà Phê của Việt Nam quốc gia “Cà phê Việt Nam chất lượng cao”, thành lập Ban chỉ đạo tái canh cà phê, Ban Điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam.
Nhiều mô hình liên kết/ hợp tác phát triển nâng cao giá trị sản xuất: Hợp tác xã - nhà cung cấp giống - nhà cung cấp vật tư - nhà cấp vốn - kỹ sư đưa quy trình - nhà tiêu thụ để tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm Với cà phê, cũng nên tạo được nhiều chuỗi liên kết, mỗi bên có một vai trò nhất định để cùng nhau tạo ra giá trị chung Mong rằng doanh nghiệp chấp nhận đầu tư dài hơi, lỗ trước lời sau, đồng hành với nông dân trong việc xây dựng vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn cao.
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM
Đối với các cá nhân, tổ chức sản xuất
- Các chủ thể sản xuất chế biến cà phê, cần tham gia trao đổi vào các đề án sản xuất cà phê bền vững của từng địa phương
- Thực hiện canh tác theo các tiểu chuẩn về nông sản của việt nam hoặc quốc tế như: Vietgap, Global gap, 4C, …
- Các đơn vị chế biến cà phê cần tuân thủ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như ISO 9001, ISO 22000 và các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) HACCP thường là bước đầu tiên hướng tới các chương trình an toàn thực phẩm nghiêm ngặt hơn như FSSC22000 hoặc BRC.
- Các doanh nghiệp cà phê cần tích cực tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế được tổ chức ở trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng xuất khẩu. Đồng thời, cập nhật thông tin và những thay đổi diễn biến thương mại để kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình phù hợp với tín hiệu của thị trường.
- Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại; chú trọng và quan tâm hơn trong việc xây dựng thương hiệu phát triển sản phẩm, xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của từng doanh nghiệp.
Đối với quản lý và xuất khẩu
- Các Bộ, ngành và địa phương liên quan cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời khuyến khích, tăng cường liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh cà phê với mục đích ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường.
- Thực hiện công tác rà soát, bổ sung kế hoạch tái canh các vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp, chấp lượng kém theo chương trình tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025. Đẩy mạnh tái canh và ghép cải tạo các vườn cà phê già cỗi; sử dụng 100% giống cà phê có năng suất, chất lượng cao; thực hiện trồng xen cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm với những vùng cà phê tái canh có đủ điều kiện; tăng cường đầu tư chế biến sâu để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
- Xây dựng Văn hóa cà phê Việt Nam Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan: “chúng ta cần xây dựng văn hóa cà phê Việt Nam để dẫn dắt ngành hàng cà phê trở thành một hướng đi tích hợp đa giá trị, mang tính nhân văn, làm sao để người trồng cà phê được chia sẻ lợi ích nhiều nhất trong chuỗi giá trị ngành hàng Cần kiến tạo dư địa mới, không gian phát triển sáng tạo các sản phẩm từ cà phê” Xác định cây cà phê là thế mạnh của ngành kinh tế nông nghiệp Việt Nam, tập trung tái canh theo kế hoạch và thực hiện phát triển cà phê theo hướng xanh bền vững ở cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường Trong đó phát triển cà phê chất lượng cao, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung có chứng nhận và truy xuất nguồn gốc, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, thu hút đầu tư vào hoạt động chế biến sâu, tìm kiếm thị trường mới được xem là định hướng quan trong việc nâng cao giá trị ngành hàng cà phê của Việt Nam.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cùng các địa phương, chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu chọn tạo giống cà phê năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu cùng các gói kỹ thuật thâm canh; tổ chức liên kết sản xuất gắn với sản xuất an toàn và đầu tư vào sản phẩm chế biến.
- Cần nâng cao công tác phân tích, dự báo thị trường trước những biến động lớn của giá hàng hóa thế giới Điều này cần sự vào cuộc của các Bộ/Ban/Ngành, trong việc xây dựng đội ngũ chuyên gia; hoặc phối hợp với các Tổ chức chuyên nghiệp trong công tác dự báo thị trường Để từ đó đưa ra được định hướng đúng đắn trong hoạt động chốt giá
39 xuất khẩu, giúp người nông dân và các doanh nghiệp tận dụng được những giai đoạn giá cao để bán hàng.
- Sử dụng các Công cụ bảo hiểm giá thông qua Sở Giao dịch hàng hóa, đặc biệt là đối với mặt hàng cà phê Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp lớn thực hiện rất tốt nghiệp vụ bảo hiểm giá cà phê tại MXV, tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chủ quan, và chưa thực sự nghiêm túc trong nghiệp vụ này Cần biết rằng, việc bảo hiểm giá qua các
Sở Giao dịch đã phổ biến và được các tập đoàn quốc tế sử dụng trong hàng chục, thậm chí hàng trăm năm qua Đây cũng là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển của rất nhiều tập đoàn cà phê lớn trên thế giới, bởi sẽ rất rủi ro nếu đặt cược lợi nhuận của nông dân, doanh nghiệp vào biến động khó lường của giá thế giới.
Đối với tiếp cận thị trường và hợp tác thương mại
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa
Xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách kinh tế, thương mại cần thực hiện đồng bộ và thường xuyên Rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách hiện hành để làm rõ những nội dung không phù hợp với quy định quốc tế và cam kết trong các FTA, từ đó, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp quy cho phù hợp
- Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần thực hiện có hiệu quả các Hiệp định FTA Việt Nam đã tham gia ký kết vào hoạt động xuất khẩu cà phê, qua đó tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường và nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm xuất khẩu cà phê Việt Nam.
- Tuân thủ các qui định bắt buộc của thị trường
Các doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý muốn vào thị trường Bắc Âu hay một thị trường nào đó, ngoài việc cung cấp đúng sản phẩm còn phải tuân thủ rất nhiều các qui định của thị trường Nghiên cứu tìm hiểu các yêu cầu bắt buộc của thị trường trên các cổng thông tin chính thức của EU như Trade Help Desk, CBI để hiểu các thủ tục liên quan đến xuất khẩu cà phê.
- Phát triển thị trường ngách – cà phê đặc sản
Phân khúc cà phê cao cấp phát triển mạnh tại Bắc Âu do mức thu nhập cao cũng như văn hóa cà phê phát triển mạnh hơn các nước khác Nhu cầu ngày càng tăng đối với các loại cà phê đặc sản ở Bắc Âu đã mở ra cơ hội cho các loại cà phê chất lượng cao và các nhà cung cấp có nguồn gốc mới nổi cung cấp các sản phẩm độc đáo Theo EVFTA,
39 sản phẩm của Việt Nam được EU công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó có cà phê Buôn Mê Thuột Ngoài việc phát triển thị trường cà phê truyền thống, doanh nghiệp có thể cân nhắc phát triển thương hiệu cà phê đặc sản, cà phê có thương hiệu được bảo hộ.
- Tham gia các hội chợ chuyên ngành
Tham dự các hội chợ thương mại về cà phê để tìm người mua phù hợp với triết lý kinh doanh và năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp về chất lượng, khối lượng và các chứng chỉ
- Tổ chức các hội nghị hợp tác và phát triển
Tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối giao thương quốc tế năm 2023 với chủ đề "Cà phê Buôn Ma Thuột - Kết nối đam mê và khát vọng phát triển" Đây là 1 trong 18 hoạt động chính của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm
2023 Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố; các vị đại sứ, tổng lãnh sự các nước, tổ chức, hiệp hội quốc tế; đại diện các nhà nhập khẩu, nhà phân phối, sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến, cung ứng cà phê trong và ngoài nước…
Sự kiện là dịp để các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, các địa phương, thương lái có cơ hội tiếp xúc, tăng cường hiểu biết, tìm kiếm đối tác, thúc đẩy giao lưu và mở rộng hợp tác trong tiêu thụ cà phê của Việt Nam Từ đó, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ và nhận diện cà phê Buôn Ma Thuột đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; phát triển sản xuất cà phê bền vững, nâng cao giá trị, thu nhập và đời sống của người nông dân trồng cà phê.
Tại hội nghị, các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu cà phê trong và ngoài nước đã ký kết 10 biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác trong thời gian tới.
=> Với các giải pháp về 2 phía là các chủ thể sản xuất cà phê và chính phủ Các giải pháp nói trên sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất chế biến, hoạt động xuất khẩu, nâng cao giá trị sản lượng ngành hàng cà phê, cùng với đó hạn chế những yếu tố cản trở hoạt động xuất khẩu và tìm ra bài toán giúp nâng tầm giá trị cà phê của Việt Nam trên bản đồ các châu lục Nhìn một cách tích cực, đây là động lực để ngành nông sản Việt Nam có những thay đổi, cải tiến để theo kịp xu thế chung của các thị trường xuất khẩu lớn Nếu làm tốt trong giai đoạn này, sẽ tạo tiền đề để duy trì vị thế xuất khẩu của Việt Nam, không chỉ về sản lượng, mà còn về chất lượng và quy mô của ngành “Đây là một nhân tố quan trọng có thể thúc đẩy sự phát triển thị trường nông sản Việt Nam nói chung và ngành cà phê nói riêng theo hướng bền vững hơn, mở được nhiều cánh cửa thị trường khó tính như Nhật,
Mỹ, EU Tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế”, ông Quỳnh nhấn mạnh.
Trong năm 2023, ngành cà phê Việt Nam hứa hẹn triển vọng rất tích cực khi mà nguồn cung trong nước được đảm bảo toàn diện cả về chất lượng và sản lượng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, kể cả là đến các thị trường khó tính như Mỹ hay châu Âu.