Tìm kiếm và xử lýthông tin về vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay từ đó đưa ra đề xuất và giảipháp thực tế giải quyết được khuyết điểm trong quá trình phát triển đất nước với t
KHÁI QUÁT VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Khái niệm của ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất lý-hóa-sinh của thành phần môi trường theo hướng tiêu cực gây ảnh hường xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Các dạng của ô nhiễm môi trường
I.2.1 Các loại ô nhiễm môi trường chính Ô nhiễm môi trường đất: là sự đưa vào môi trường các chất thải, nồng độ các chất độc trong đất tăng lên quá ngưỡng an toàn, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của sinh vật, sức khỏe con người, làm suy thoái chất lượng môi trường.
Hình I-1 Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm môi trường nước (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm): là nguồn nước bị nhiễm bẩn, thay đổi thành phần và chất lượng theo chiều hướng xấu, trong nước có các chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người và hệ sinh vật.
Hình I-2 Ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm môi trường không khí: là sự thay đổi trong thành phần không khí, do khói, bụi, hay các khí lạ được đưa vào không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người cũng như động thực vật trên trái đất.
Hình I-3 Ô nhiễm môi trường không khí
I.2.2 Các loại ô nhiễm khác Ô nhiễm phóng xạ Ô nhiễm tiếng ồn Ô nhiễm điện từ trường Ô nhiễm ánh sáng
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Thực trạng ô nhiễm môi trường tại nông thôn
Chính phủ đang đẩy mạnh các chính sách phát triển ở nông thôn Song, trong quá trình chuyển đổi và phát triển, không ít vấn đề phát sinh về môi trường mà báo động nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường.
II.1.1 Hiện trạng môi trường nước
Nguồn nước ở nông thôn Việt Nam đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ngoài sự tác động của nguồn nước thải do các nhà máy, xí nghiệp ở lưu vực các con sông, thì lý do cần phải nhắc tới là do sản xuất nông nghiệp, làng nghề, Hàng năm ngành nông nghiệp Việt Nam tiêu thụ khoảng 1 triệu tấn phân bón, trong đó canh tác lúa chiếm 65% tổng lượng phân bón tiêu thụ trong ngành nông nghiệp Hầu hết các nông dân trồng lúa sử dụng phân bón cao hơn mức khuyến cáo và chỉ khoảng 45-50% lượng phân bón sử dụng hiệu quả còn lại bị rửa trôi. Theo đánh giá của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, lượng phân bón bị rửa trôi mang theo dư lượng thuốc khá cao Bên cạnh đó, nghề chăn nuôi cũng góp phần không nhỏ về hệ lụy này, mỗi năm Việt Nam có khoảng 84.5 triệu tấn chất thải được thải ra ngoài môi trường Trong đó có đến 80% không qua xử lý
1 Chế biến nông sản, thực phẩm 17
3 Sản xuất, tái chế phế liệu 8
4 Sản xuất, chăn nuôi, giết mổ 2
5 Sản xuất thủ công mỹ nghệ 5
6 Sản xuất chế tác kim loại và cơ kim khí 9
7 Sản xuất vật liệu xây dựng 1
Bảng biểu II-1 Số lượng làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng theo loại hình
II.1.2 Hiện trạng môi trường không khí Đối với môi trường không khí, đáng chú ý nhất là vấn đề ô nhiễm bụi Bên cạnh đó, ô nhiễm do khí thải và ô nhiễm mùi cũng đã được ghi nhận tại một số khu sản xuất công , , nghiệp, làng nghề…
Thói quen đốt rơm rạ ở nông thôn cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng Những cột khói bốc lên vào mỗi buổi chiều khiến phương tiện lưu thông trên đường bị che khuất tầm nhìn rất nguy hiểm Chưa kể, gió thổi khói bụi bay về khu vực nội thành càng khiến không khí ô nhiễm.
Hình II-4 Thực trạng đốt rơm sau vụ mùa ở nông thôn
II.1.3 Hiện trạng môi trường đất
Quá trình thoái hóa đang ảnh hưởng đến nhiều diện tích đất nông nghiệp Tình trạng sử dụng bất hợp lý phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật cũng như ô nhiễm đất do các chất độc hóa học tồn lưu đang trở thành vấn đề đáng báo động ở một số tỉnh thành Vấn đề phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn, chất thải rắn làng nghề và chất thải trồng trọt, chăn nuôi cũng đang đặt ra nhiều thách thức.
Hình II-5 Ô nhiễm môi trường do lạm đụng thuốc bảo vệ thực vật
Thực trạng ô nhiễm tại đô thị
Đô thị hóa là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân Gia tăng dân số ở các đô thị đã dẫn đến sự cần thiết gia tăng các nhu cầu thiết yêu cho cuộc sống như: Nhà ở, xe cộ, việc làm, đồng thời kéo theo sự phát thải từ các phương tiện và hoạt động phát triển kinh tế- xã hội.
II.2.1 Hiện trạng môi trường nước
Tỷ lệ dân cư được cấp nước máy còn rất thấp chất lượng nước còn kém Cấp nước sạch cho đô thị là một trong những điều kiện cơ bản để đảm bảo sinh môi trường đô thị, "tỷ lệ dân đô thị được cấp nước sạch tính chung là 53% Nguồn nước cung cấp cho đô thị hiện nay là khoảng 70% là lấy từ nguồn nước mặt, 50% lấy từ nguồn nước ngầm" Ở một số thành phố do khai thác nguồn nước ngầm quá mức đã gây sụt lún đất ở đô thị và nguồn nước ngầm chớm bị ô nhiễm chất hữu cơ Khai thác nước ngầm quá mức ở một số vùng ven biển làm nước bị mặn hoá.
Tình hình chung ở các đô thị, môi trường nước mặt đều là nơi tiếp nhận các nguồn nước chưa được xử lý nên đã bị ô nhiễm có nơi bị ô nhiễm nặng "Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mặt thường cao như chất rắn lửng lơ nhu cầu oxy sinh hoá, nhu cầu oxy hoá học, nitơrit, nitơrat gấp từ hai đến 5 lần thậm chí từ 10 đến 15 lần tiêu chuẩn cho phép (TCCP)
4 đối với nguồn nước mặt Lượng hóa học côli vượt TCCP hàng trăm lần Ngoài chất ô nhiễm hữu cơ trên môi truờng nước mặt đô thị ở một số nơi còn bị ô nhiễm kim loại nặng và hoá chất độc hại nặng như thuỷ ngân asen, clo, phenon, ” dẫn đến tình trạng sức khoẻ ngày càng suy thoái số bệnh nhân tại khoa chống độc ở các bệnh viện ngày càng tăng nhanh nhà nước đã phải đầu tư rất nhiều tiền vào chữa trị cho người dân và còn dẫn đến nhiều ảnh hưởng khác.
II.2.2 Hiện trạng môi trường không khí Ô nhiễm bụi rất trầm trọng:
- Ở hầu hết các đô thị đều bị ô nhiễm rất nghiêm trọng tới mức báo động “nồng độ bụi trung bình ở các thành phố là 0,4 đến 0,5 mg/m, nồng độ bụi ở các khu dân cư bên cạnh nhà máy, xí nghiệp hay gần đường giao thông lớn đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần Nơi bị ô nhiễm lớn nhất trong các địa điểm là khu dân cư các nhà máy xi măng Hải Phòng…” Ô nhiễm bụi chủ yếu do giao thông vận tải xây dựng sửa chữa nhà cửa và một phần do sản xuất công nghiệp gây ra. Ô nhiễm nồng độ khí , , CO:
- “ Nồng độ khí , , CO ở một số khu trung cư gần khu công nghiệp thì vượt quá mức độ cho phép nhiều lần, ở một số nút giao thông lớn trong đô thị nồng độ khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép”.
II.2.3 Ô nhiễm tiếng ồn đô thị
Không gian đô thị được ví như một chiếc hộp khổng lồ, âm thanh trong đó sẽ bị cộng hưởng và khuếch đại, tùy từng hoàn cảnh Tại Việt Nam có khoảng 10-15 triệu người phải tiếp xúc với tiếng ồn cao hơn mức quy định Cường độ tiếng ồn hiện nay ở Hà Nội và
Bảng biểu II-2 Bảng biệu thể hiện hiện trạng bụi mịn ở Việt Nam
TP Hồ Chí Minh đã vượt mức cho phép hơn 10%, là một dạng ô nhiễm vô hình nhưng rất nguy hại với sức khỏe, về mức độ chỉ đứng sau ô nhiễm không khí.
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Do các yếu tố tự nhiên
- Sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông làm dòng nuớc cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn… làm giảm chất lượng của nguồn nước.
- Do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất.
- Do triều cường nước biển dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông, hoặc sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư nhưArsen, Fluor và các chất kim loại nặng…
Do tác nhân con người
III.2.1 Sinh hoạt hằng ngày
Cùng với sự phát triển kinh tế như hiện nay, đời sống của người dân cũng được cải thiện và nâng cao Vật phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người cũng được, từ đó lượng rác thải thải ra môi trường cũng tăng theo Đáng buồn hơn là người dân chưa có nhiều kiến thức trong phân loại rác thải, nên lượng rác thải bị trộn lẫn với nhau (rác thải hữu cơ và vô cơ) Từ đó, gây khó khăn cho việc xử lí rác thải Một bộ phận người dân còn ý thức kém nên còn xả rác bừa bãi xuống mặt đất, ao, hồ, kênh, mương… Làm môi trường đất và môi trường nước bị ô nhiễm nặng nề.
III.2.2 Chất thải nông nghiệp
Việc người sân sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ… vượt
6Hình III-6 Rác thải sinh hoạt hằng ngày quá liều lượng được khuyến cáo cũng chính là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm do hóa chất bị tồn dư.
Các bao bì, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật bị người dân vứt bừa bãi trên bờ ruộng hay các kênh mương cũng là các nhân tố gây ô nhiễm môi trường.
Hình III-7 Bao bì vỏ thuốc trừ sâu thuốc bảo vệ thực vật vứt không đúng nơi quy định
III.2.3 Chất thải công nghiệp
Cùng với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao như hiện nay, các khu công nghiệp, nhà máy ở Việt Nam ngày càng nhiều Nước thải và rác thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp phần lớn đều được xả trực tiếp ra ao, hồ, sông suối mà chưa qua xử lý Do chi phí đầu tư các trang thiết bị, ứng dụng xử lý chất thải, khí thải không hề nhỏ nên rất ít công ty có biện pháp xử lý Do đó, đây cũng chính là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất
Các hoạt động sản xuất công nghiệp như khai thác quặng, luyện kim, dệt, đều tạo ra các chất thải độc hại như: chì, sắt, thủy ngân, có thể còn tại trong đất dưới nhiều dạng khác nhau Chúng hấp thụ, liên kết với những hợp chất hữu cơ, vô cơ, tạo thành các chất phức hợp nguy hiểm.
Do các chất thải từ phương tiện giao thông
Với sự phát triển của xã hội thì các phương tiện giao thông trên đường cũng ngày càng gia tăng Và trong quá trình hoạt động đó thì các phương tiện giao thông đã thải ra môi trường bên rất nhiều khí độc hại như CO, , , những loại khói đen,
Do nhiễm phóng xạ
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm chất phóng xạ trong môi trường Một trong những nguyên nhân khách quan là từ môi trường thiên nhiên Trong tự nhiên cũng có chứa các chất phóng xạ, khi xảy ra động đất hay núi lửa chất phóng xạ nhiễm ra bên ngoài môi trường.
Bên cạnh đó với những tác động từ thiên nhiên như động đất, sóng thần… ảnh hưởng đến những nhà máy hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân khiến cho chất phóng xạ bị nhiễm ra bên ngoài môi trường sống.
TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Đến sức khỏe của con người
Các vật chất hạt (PM) là một trong những thành phần chính gây ô nhiễm không khí được phân loại là chất gây ung thư nhóm 1 ở con người Tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời gian dài là nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư phổi Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) trong không khí cũng là một trong những chất có thể gây ung thư VOC có thể xuất hiện ở nồng độ cao hơn trong nhà từ các sản phẩm, vật liệu gia dụng như sơn, thảm, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu… làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu, ung thư hạch, u tủy và u mạch máu ác tính Do đó bạn cần nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống, hạn chế đồ nhựa và sản phẩm tẩy rửa nhân tạo có chứa VOC.
IV.1.2 Tác hại với hệ hô hấp Ô nhiễm không khí có thể làm tăng tần suất dị ứng đường hô hấp, đặc biệt là những người dân sống ở thành thị Trẻ em lớn lên ở những khu vực bị ô nhiễm nặng có khả năng mắc phải những thay đổi cấu trúc không đều trong niêm mạc mũi Điều này có thể gây suy yếu đường thở, nhiễm trùng phổi…
IV.1.3 Gây bệnh tim mạch
Các chất gây ô nhiễm sinh ra trong không khí bao gồm carbon monoxide, nitơ oxit, sulfur dioxide, ozone, chì và các hạt bụi mịn có thể làm tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong do bệnh tim, đặc biệt ở những bệnh nhân suy tim sung huyết và rối loạn nhịp tim.
Nguy cơ sức khỏe này có thể xảy ra do các chất ô nhiễm làm thúc đẩy tình trạng rối loạn chức năng mạch máu, viêm, stress oxy hóa, hình thành cục máu đông và tăng huyết áp. Ngoài ra, ozone và bụi mịn có thể kích thích phản xạ thần kinh phổi khiến nhịp tim bất
Hình IV-8 Ô nhiễm môi trường có nguy cơ các bệnh về tim mạch
IV.1.4 Gây hại cho não là một trong những thành phần gây ô nhiễm không khí có khả năng làm chậm phát triển tâm lý ở trẻ em mới sinh Điều này là do người mẹ tiếp xúc nhiều với khí trong quá trình mang thai Phụ nữ mang thai khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể làm thay đổi chức năng não và làm giảm mức IQ ở trẻ em được sinh ra Tương tự, người lớn khi tiếp xúc nhiều khí cũng làm giảm hiệu suất nhận thức thần kinh.
Bên cạnh đó, bạn hít phải các kim loại nặng khác có thể gây suy yếu thần kinh Ví dụ như thủy ngân gây độc cho tế bào não, làm rối loạn thần kinh, mangan gây ra các khiếm khuyết về thần kinh Phụ nữ mang thai khi phơi nhiễm cadmium có thể làm giảm nhận thức ở trẻ, đặc biệt là về ngôn ngữ, khả năng thực hiện và phát triển nhận thức chung.
IV.1.5 Gây bệnh về da
Khi tiếp xúc với các hạt trong không khí có thể làm xuất hiện các dấu hiệu lão hóa da, đặc biệt là các đốm sắc tố và nếp nhăn Vì thế, người dân thành phố nơi bị ô nhiễm cao có xu hướng mắc bệnh viêm da dị ứng và nổi mề đay nhiều hơn so với những người sống ở khu vực nông thôn
Hình IV-9 Bệnh về da ở người
IV.1.6 Gây tổn thương gan
Gan là bộ phận chuyển hóa và thải độc của cơ thể Các chất gây ô nhiễm không khí đã được chứng minh là có khả năng gây độc cho gan Khi lượng chất ô nhiễm như các hạt thải diesel, bụi mịn… cao và tiếp xúc kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng gan, làm tổn thương các tế bào gan, làm tích tụ chất béo, nặng thêm tình trạng viêm gan…
Hình IV-10 Ô nhiễm môi trường có thể là tác nhân gây tổn thương gan
IV.1.7 Tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản
Các chất gây ô nhiễm môi trường có thể gây rối loạn nội tiết tố và can thiệp vào hoạt động của các hormone kiểm soát sự tăng trưởng, phát triển và khả năng sinh sản Các chất hóa học độc hại này làm tác động đến các thụ thể estrogen, androgen và progesterone Điều này dẫn đến các vấn đề bất thường về sinh sản ở người, chẳng hạn như sinh non, sảy thai, dị tật bẩm sinh, số lượng tinh trùng thấp và ung thư tuyến tiền liệt Tác hại của ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tinh dịch Một số nghiên cứu ở nam giới cho thấy khi tiếp xúc ô nhiễm không khí ở mức độ cao có thể làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng.
Đến kinh tế - xã hội
IV.2.1 Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
Tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, nhất là ở khu vực nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, chất lượng môi trường đất, nước và các hệ sinh thái bị biến đổi mạnh do suy thoái và ô nhiễm; chất lượng nước tại các khu vực này có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD, ni-tơ, phốt-pho… cao hơn tiêu chuẩn cho phép); đồng thời xuất hiện các khí độc hại và chỉ số vi sinh vật, độ đục, với nồng độ cao hơn mức cho phép, phát sinh dịch bệnh thủy sản, gây thiệt hại lớn cho nông dân.
Các chất thải độc hại từ hoạt động công nghiệp hay từ đời sống con người khi thải ra môi trường chưa được xử lí lâu dần sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước tưới tiêu nông nghiệp và chất lượng của đất Từ đó, cây trồng sẽ kém phát triển, dễ phát sinh dịch bệnh ảnh hưởng đến năng suất, gây thiệt hại cho người nông dân.
IV.2.2 Ảnh hưởng đến ngành công nghiệp Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí tại các nhà máy, xí nghiệp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân viên làm việc tại các cơ sở.
IV.2.3 Gây thiệt hại đến hoạt động du lịch
Biển và các vườn quốc gia đang đối mặt với nạn ô nhiễm, phá vỡ, bị hủy hoại tính nguyên vẹn của các khu bảo tồn thiên nhiên Hiện nước ta có 31 vườn quốc gia, 68 khu bảo tồn thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học cùng với các tài nguyên tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi… Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại ViệtNam là rất lớn Một số nơi du lịch phát triển sinh thái phát triển quá
“nóng” lại mang tính mùa vụ, gây ra những tác động tiêu cực về môi trường, cảnh quan. Mỗi năm chúng ta thiệt hại do ô nhiễm môi trường tương đương với 5% GDP, tương đương 10 tỷ USD, chủ yếu là tác động tiêu cực làm giảm giá trị tăng trưởng các ngành sản xuất, chi phí để cải tạo môi trường và sức khỏe cộng đồng Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm
2007 và năm 2008 đã tụt hạng Việt Nam từ vị trí thứ 93 xuống 122 trong số 133 nước được xếp hạng về mặt chất lượng môi trường, quản lý và kinh doanh du lịch.
Hình IV-11 Vịnh Hạ Long “ngộp thở” trong biển rác
IV.2.4 Chi phí cải thiện môi trường
Thiệt hại kinh tế do chi phí cải thiện môi trường Để tăng trưởng bền vững, nâng cao sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu tác động môi trường cần phải giải quyết các vấn đề về vệ sinh môi trường Những năm gần đây, Chính phủ đã đầu tư khoảng 500 triệu USD mỗi năm vào lĩnh vực này Tuy nhiên, chỉ tính riêng lĩnh vực xử lý nước thải đô thị, dự tính từ năm
2015 đến năm 2025 cần đầu tư khoảng 8,3 tỷ USD Nghiên cứu về đánh giá các tác động kinh tế do vệ sinh môi trường ở Việt Nam chỉ rõ điều kiện vệ sinh kém gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng Tình trạng vệ sinh kém cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường Cũng theo nghiên cứu này, mỗi năm tình trạng vệ sinh yếu kém đã làm thiệt hại cho Việt Nam 1,3% GDP dưới dạng các khoản chi phí hoặc thu nhập bị mất đi do vệ sinh môi trường kém gây ra.
Đến hệ sinh thái
Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng như nạn phá rừng, sói mòn đất, việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên ven biển đe dọa tới các hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học và làm cạn kiệt nguồn gen.
Bên cạnh đó, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học cho rằng, hiện nay, diện tích các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp dần Số loài và số lượng cá thể của các loài hoang dã bị suy giảm mạnh.
Các chuyên gia cũng cho biết thêm, nhiều nhà máy xả ra chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, gây bệnh tật cho người dân. Nồng độ bụi ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép Nồng độ khí thải nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn cũng là vấn đề nan giải đối với các khu dân cư.
Hình IV-12 Hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng
BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa
Trung bình mỗi năm Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa Trong đó có hơn 30 tỉ túi ni lông, hơn 80% số túi ni lông đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần Việt Nam đứng thứ 4 trên 20 quốc gia ở top đầu, với khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới Do tính chất khó phân hủy nên ngay cả khi được thu gom đưa đi chôn lấp vào đất, chúng vẫn tồn tại hàng trăm năm làm thay đổi tính chất vật lý của đất, đồng thời gây ô nhiễm môi trường đất, làm đất không giữ được nước dẫn đến tình trạng xói mòn, thiếu dinh dưỡng và oxi, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng Để giảm thiểu tác động này, chúng ta có thể sử dụng các loại túi bằng giấy hoặc lá cây thay vì túi nilon hay các loại túi bằng nhựa khác Những loại túi này dễ phân hủy hơn và có thể được sử dụng lại nhiều lần để giảm thiểu lượng rác thải sinh ra.
Hình V-13 Tiêu dùng xanh, hạn chế sử dụng túi ni lông trong đi chợ
Tái chế lại đồ dùng
Việc thu gom và phân loại các sản phẩm từ nhựa, kim loại, thủy tinh, đồ điện tử… là rất quan trọng để vận chuyển đến các cơ sở tái chế Tái chế lại các sản phẩm này là một phương pháp bảo vệ môi trường hiệu quả, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên đất, nước và không khí.
Hình V-14 Các sản phẩm tái chế từ chai nhựa
Sử dụng năng lượng sạch
Thói quen sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như gió và ánh nắng mặt trời đang trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết Đây là các nguồn năng lượng sạch, không gây ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính khi sản xuất và tiêu thụ Vì vậy, chúng ta cần thay đổi thói quen trong việc sử dụng năng lượng và chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.
Trồng nhiều cây xanh
Hiện nay, chặt phá rừng đang diễn ra một cách trầm trọng và là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, ý thức bảo vệ rừng của một số người vẫn còn rất hạn chế và thờ ơ Để đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, chúng ta cần tích cực trồng cây xanh để bảo vệ môi trường sống của chúng ta Cây xanh không chỉ cung cấp oxy cho con người hít thở, mà còn hấp thụ khí CO2 trong không khí, giúp làm giảm hiệu ứng nhà kính Hơn nữa, cây còn cung cấp một môi trường sống cho các loài động vật và thực vật, giúp duy trì sự cân bằng trong hệ sinh thái Vì vậy, việc trồng nhiều cây xanh là một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ môi trường của chúng ta.
Hình V-15 Các hoạt động trồng cây gây rừng
Bỏ rác đúng nơi quy định
Để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, mỗi người chúng ta cần phải bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định Việc này giúp giữ gìn mỹ quan môi trường, tránh tình trạng rác thải tràn lan và gây ô nhiễm Ngoài ra, bỏ rác vào thùng đúng cách còn giúp cho quá trình thu gom, xử lý rác thải được diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn Chúng ta nên tìm hiểu và tuân thủ các quy định về việc phân loại rác thải và bỏ rác đúng thùng để đảm bảo tối đa hiệu quả xử lý và bảo vệ môi trường.
Hình V-16 Bỏ rác đúng nơi quy định
Tận dụng ánh sáng mặt trời
Thay vì sử dụng đèn điện, chúng ta có thể tận dụng ánh sáng mặt trời để chiếu sáng trong phòng Bạn có thể mở cửa sổ để đón ánh sáng tự nhiên, giúp tiết kiệm năng lượng và tiền điện Đồng thời, ánh sáng tự nhiên cũng có lợi cho sức khỏe của chúng ta, giúp giảm stress và mệt mỏi cho mắt Nếu bạn vẫn cần sử dụng đèn chiếu sáng, hãy sử dụng đèn LED tiết kiệm điện và tắt đèn khi không cần thiết để tiết kiệm năng lượng.
Sử dụng tiết kiệm điện
Việc để nguyên phích cắm trong ổ điện ngay cả khi không sử dụng các thiết bị điện (TV, máy tính, sạc điện thoại, quạt…) là một thói quen phổ biến của nhiều người, tuy nhiên hành động này vô tình gây lãng phí một lượng điện lớn ngay cả khi các thiết bị trong chế độ chờ Để giảm thiểu lãng phí điện, tốt hơn hết là bạn nên rút phích cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn các thiết bị điện khi không sử dụng.
Hình V-17 Tắt điện khi không cần thiết
Xử lý ô nhiễm nước thải trước khi xả ra môi trường
Để xử lý ô nhiễm nước thải trước khi xả ra môi trường, cần áp dụng các phương pháp xử lý nước thải như xử lý sinh học, hóa học và vật lý Các hệ thống xử lý nước thải có thể được thiết kế để loại bỏ các chất gây ô nhiễm như vi sinh vật, hóa chất và chất rắn Ngoài ra, các nhà máy, khu công nghiệp cần phải có hệ thống xử lý nước thải hiệu quả trước khi thải ra môi trường Các biện pháp phòng ngừa như kiểm soát nồng độ chất ô nhiễm, giảm thiểu sử dụng chất độc hại và tăng cường giám sát cũng cần được thực hiện để đảm bảo sức khỏe con người và bảo vệ môi trường nước.
Hình V-18 Sử lý nguồn nước thải trước khi xả thẳng ra môi trường
Nâng cao ý thức của mỗi người
Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, mỗi người chúng ta có thể thực hiện nhiều hoạt động khác nhau Ví dụ như chia sẻ thông tin về môi trường với bạn bè, gia đình và cộng đồng Các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường như tình nguyện làm vệ sinh, tập huấn bảo vệ môi trường cũng là những cách hiệu quả để nâng cao nhận thức của mọi người Để đảm bảo tương lai của đất nước, chúng ta cần đưa vào chương trình giáo dục các bài học về môi trường, khuyến khích trẻ em yêu thiên nhiên và hướng dẫn cách bảo vệ môi trường ngay từ khi còn nhỏ.
Hình V-19 Tuyên truyền vận động người dân chấp hành ý thức bảo vệ môi trường
Những biện pháp bảo vệ môi trường mà Thuận Thiên Plastic chia sẻ đến quý khách là những hành động cụ thể và thiết thực nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của con người
16 đến môi trường Chúng ta cần nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường để có những hành động tích cực hơn. Để bảo vệ môi trường, chúng ta có thể thực hiện những hành động đơn giản như sử dụng túi vải thay vì túi nhựa, tận dụng ánh sáng mặt trời thay vì sử dụng đèn chiếu sáng,giảm thiểu sử dụng giấy bằng cách tái sử dụng và tái chế, xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường và đặt rác vào thùng đúng nơi quy định Hơn nữa, chúng ta cần nâng cao ý thức của mình và giáo dục cho trẻ em về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.