ĐẠI HỌC HUẾ KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT ------------------------------ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT NĂM 2020 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thế Tình Thừa Thiên Huế, tháng 7/2021 ĐẠI HỌC HUẾ KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT ------------------------------ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT NĂM 2020 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ Mã số: Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thế Tình Thừa Thiên Huế, tháng 7/2021 i DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI VÀ DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH TT Họ và tên Đơn vị công tác và lĩnh vực chuyên môn Nội dung nghiên cứu cụ thể được giao 1 TS Nguyễn Thế Tình Khoa GDTC - ĐH Huế GDTC và HLTT Chủ nhiệm đề tài 2 TS Nguyễn Gắng Khoa GDTC - ĐH Huế Khoa học Giáo dục Cộng sự đề tài 3 ThS Nguyễn Văn Tuấn Khoa GDTC - ĐH Huế Giáo dục học (GDTC) Cộng sự đề tài 4 ThS Nguyễn Đình Duy Nghĩa Khoa GDTC - ĐH Huế Giáo dục học (GDTC) Thư ký đề tài 5 ThS Nguyễn Viết Minh Khoa GDTC - ĐH Huế Lịch sử Cộng sự đề tài 6 TS Lê Cát Nguyên Khoa GDTC - ĐH Huế GDTC và HLTT Cộng sự đề tài ii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đề tài trong và ngoài nước 1 a Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài ở nước ngoài 1 b Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài ở trong nước 3 c Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 4 2 Sự cần thiết của đề tài 11 3 Mục tiêu nghiên cứu 12 a Mục tiêu chung 12 b Mục tiêu cụ thể 12 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12 a Đối tượng nghiên cứu 12 b Phạm vi nghiên cứu 12 5 Nội dung nghiên cứu 13 6 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 14 a Cách tiếp cận 14 b Phương pháp nghiên cứu 14 PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 24 CHƯƠNG 1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ 24 1 1 Đánh giá về chương trình môn học GDTC cho SV ĐH Huế 24 1 2 Thực trạng về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học GDTC cho SV ĐH Huế 25 1 3 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập môn học GDTC cho SV ĐH Huế 25 1 4 Thực trạng về kết quả học tập môn học GDTC của SV ĐH Huế 27 1 5 Thực trạng về nhận thức của SV trong quá trình học tập môn học GDTC tại ĐH Huế 28 1 5 1 Động cơ học tập môn học GDTC của SV ĐH Huế 28 1 5 2 Thái độ học tập môn học GDTC của SV ĐH Huế 28 1 5 3 Biểu hiện về mặt hành vi học tập môn học GDTC của SV ĐH Huế 29 1 5 4 Mức độ hứng thú của SV trong quá trình học tập môn học GDTC tại ĐH Huế 30 1 5 5 Những nguyên nhân ảnh hưởng mức độ hứng thú của SV trong quá trình học tập môn học GDTC tại ĐH Huế 30 iii CHƯƠNG 2 LỰA CHỌN CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GDTC DÀNH CHO SV ĐH HUẾ 32 2 1 Cơ sở lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế 32 2 2 Kết quả lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế 34 2 2 1 Tổng hợp các trò chơi dân gian thường dùng trong dạy học và hoạt động 34 2 2 2 Kết quả lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế 37 2 2 3 Nội dung, cách thức thực hiện các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế 40 CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT DÀNH CHO SV ĐH HUẾ 48 3 1 Tổ chức ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế 48 3 2 Kết quả ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế 50 3 2 1 So sánh kết quả kiểm tra đánh giá các chỉ số thể lực, tâm lý và sinh lý của SV ĐH Huế trước thực nghiệm 50 3 2 2 So sánh kết quả kiểm tra đánh giá các chỉ số thể lực, tâm lý và sinh lý của SV ĐH Huế sau thực nghiệm 53 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58 1 Kết luận 58 2 Kiến nghị 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC 1 KHUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GDTC THEO HỌC CHẾ NIÊN CHẾ PHỤ LỤC 2 KHUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GDTC CƠ BẢN THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ PHỤ LỤC 3 KHUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GDTC THEO MÔ HÌNH CLBPHỤ LỤC 4 PHIẾU PHỎNG VẤN SINH VIÊN PHỤ LỤC 5 PHIẾU PHỎNG VẤN GIẢNG VIÊN, CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 6 BẢNG KẾT QUẢ HỌC TẬP NHÓM THỰC NGHIỆM VÀ NHÓM ĐỐI CHỨNG PHỤ LỤC 7 THUYẾT MINH ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT PHỤ LỤC 8 BÀI BÁO KHOA HỌC iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1 Số SV tham gia thực nghiệm sư phạm 13 Bảng 2 Phân loại huyết áp 23 Bảng 1 1 Thực trạng về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học GDTC cho SV ĐH Huế 25 Bảng 1 2 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập môn học GDTC cho SV ĐH Huế 26 Bảng 1 3 Kết quả học tập môn học GDTC của SV ĐH Huế,khóa tuyển sinh năm 2017 (n=9272) 27 Bảng 1 4 Kết quả phỏng vấn về động cơ học tập môn học GDTC của SV ĐH Huế (n=215) 28 Bảng 1 5 Kết quả phỏng vấn về thái độ học tập môn học GDTC của SV ĐH Huế (n=215) 29 Bảng 1 6 Kết quả phỏng vấn biểu hiện về mặt hành vi học tập môn học GDTC của SV ĐH Huế (n=215) 29 Bảng 1 7 Kết quả phỏng vấn về mức độ hứng thú của SV trong quá trình học tập môn học GDTC tại ĐH Huế (n=215) 30 Bảng 1 8 Những nguyên nhân ảnh hưởng mức độ hứng thú của SV trong quá trình học tập môn học GDTC tại ĐH Huế (n=215) 31 Bảng 2 1 Tổng hợp ý kiến của giảng viên, chuyên gia GDTC xác định các nguyên tắc cơ bản đối với việc lựa chọn các trò chơi dân gian trong giờ chính khóa cho SV ĐH Huế (n=32) 34 Bảng 2 2 Bảng tổng hợp các trò chơi dân gian để phỏng vấn lựa chọn để áp dụng trong giờ học GDTC cho SV ĐH Huế 36 Bảng 2 3 Kết quả 2 lần phỏng vấn lựa chọn các trò chơi dân gian 38 trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế (n=45) 38 Bảng 2 4 Giá trị chỉ số Wilcoson qua 2 lần phỏng vấn lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế 39 Bảng 3 1 Số lượng sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 48 Bảng 3 2a Xác định thời lương, số lượng và thời điểm tổ chức các trò chơi 49 Bảng 3 2b Tiến trình thực hiện đối với nhóm thực nghiệm 50 Bảng 3 3 So sánh kết quả kiểm tra đánh giá các chỉ số thể lực, tâm lý và sinh lý của nữ SV ĐH Huế trước thực nghiệm 51 Bảng 3 4 So sánh kết quả kiểm tra đánh giá các chỉ số thể lực, tâm lý và sinh lý của nam SV ĐH Huế trước thực nghiệm 52 Bảng 3 5 So sánh kết quả kiểm tra đánh giá các chỉ số thể lực, tâm lý và sinh lý của nữ SV ĐH Huế sau thực nghiệm 53 v Bảng 3 6 So sánh kết quả kiểm tra đánh giá các chỉ số thể lực, tâm lý và sinh lý của nam SV ĐH Huế sau thực nghiệm 54 Bảng 3 7 Sự tăng trưởng thể chất và cải thiện tâm sinh lý của Nữ SV 55 Đại học Huế sau thực nghiệm 55 Bảng 3 8 Sự tăng trường thể chất và cải thiện tâm sinh lý của Nam SV Đại học Huế sau thực nghiệm 56 Biểu đồ 3 1 Sự tăng trường thể chất và cải thiện tâm sinh lý của Nữ SV Đại học Huế sau thực nghiệm 56 Biểu đồ 3 2 Sự tăng trường thể chất và cải thiện tâm sinh lý của Nam SV 57 Đại học Huế sau thực nghiệm 57 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐH ĐH ĐVHT Đơn vị học trình ĐVTC Đơn vị tín chỉ GDTC GDTC GV Giảng viên HLTT Huấn luyện thể thao Nxb Nhà xuất bản SV SV TDTT Thể dục thể thao ThS Thạc sĩ TS Tiến sĩ TTTH Thể thao trường học ml Mili lít cm Cen-ti-mét vii THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ KHOA GDTC 1 Thông tin chung 1 1 Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC cho SV ĐH Huế 1 2 Mã số: GDTC/2020-05 1 3 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thế Tình 1 4 Cơ quan chủ trì : Khoa GDTC - ĐH Huế 1 5 Thời gian thực hiện : 12 tháng 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1 Mục tiêu tổng thể Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng được các trò chơi dân gian vào quá trình giảng dạy môn học GDTC nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao kỹ năng vận động, giáo dục tinh thần đoàn kết, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người học và góp phần nâng cao chất lượng môn học GDTC cho SV ĐH Huế 2 2 Các mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy môn học GDTC cho sinh viên Đại học Huế Mục tiêu 2: Lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế Mục tiêu 3: Ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế 3 Tính mới và sáng tạo Quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy để lựa chọn được các trò chơi dân gian để áp dụng vào quá trình giảng dạy môn học Giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Huế nhằm đánh giá được sự phát triển thể chất, biến đổi về mặt tâm lý, sinh lý của sinh viên Đại học Huế 4 Các kết quả nghiên cứu thu được (nêu vắn tắt các kết quả chính ứng với các nội dung nghiên cứu, gồm thông tin, số liệu và đánh giá) Chương 1 Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy môn học GDTC cho SV ĐH Huế 1 1 Đánh giá về chương trình môn học GDTC cho SV ĐH Huế viii Nhìn chung, chương trình môn học GDTC của ĐH Huế hiện nay là đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu đào tạo, tuy nhiên các nội dung dạy học còn nặng về mặt kĩ - chiến thuật mà chưa có nhiều hoạt động mang tính rèn luyện thể chất kết hợp với vui chơi, giải trí tạo nhiều hứng thú cho người học 1 2 Thực trạng về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học GDTC cho SV ĐH Huế Điều này cho thấy đội ngũ cán bộ, giảng viên giảng dạy môn học GDTC có số lượng tương đối đông, tuy nhiên xét về trình độ vẫn chưa đảm bảo để đáp ứng yêu cầu trong công tác giảng dạy, bởi lẽ vẫn còn 10% giảng viên có trình độ cử nhân 1 3 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập môn học GDTC cho SV ĐH Huế Do SV của tất cả các trường, khoa đều tập trung học tập môn học GDTC tại Khoa GDTC- ĐH Huế nên vẫn đang thiếu về số lượng, theo ước tính chỉ đáp ứng được 50-60% nhu cầu của SV trong toàn ĐH Huế Các sân bãi dụng cụ như: đường chạy tiêu chuẩn, sân sân điền kinh, sân đá cầu, sân quần vợt, bể bơi hiện vẫn chưa có Sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ hiện nay đã xuống cấp, chưa đạt tiêu chuẩn thi đấu, số lượng còn hạn chế, đặc biệt là các sân tập trong nhà để phù hợp với thời tiết mưa nhiều tại Thừa Thiên Huế 1 4 Thực trạng về kết quả học tập môn học GDTC của SV ĐH Huế Tỉ lệ SV chưa đạt yêu cầu môn học GDTC khá cao, đặc biệt SV một số trường như: trường ĐH Sư phạm có 18, 93% SV không đạt yêu cầu; trường ĐH kinh tế có 20, 49% SV không đạt yêu cầu; trường ĐH Nông Lâm có 25, 51% SV không đạt yêu cầu; trường ĐH Khoa học có 28, 62% SV không đạt yêu cầu Chỉ SV trường ĐH Y Dược và trường ĐH Nghệ thuật có tỉ lệ đạt yêu cầu môn học cao, tương ứng với tỉ lệ 4, 56% và 8, 33% Điều này thấy rằng, tỉ lệ SV đạt yêu cầu môn học vẫn còn thấp Do vậy, trong quá trình giảng dạy cần điều chỉnh về mặt nội dung, phương pháp, cách thức đánh giá nhằm tăng cường sự hứng thú cho người học, nâng cao tính giải trí trong quá trình học tập và tạo cho SV thói quen tập luyện thể dục thể thao một cách thường xuyên 1 5 Thực trạng về nhận thức của SV trong quá trình học tập môn học GDTC tại Đại học Huế Mức độ hứng thú của môn học là một trong những vấn đề cần cải thiện nhằm xây dựng lòng đam mê cho SV tham gia học tập và rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe thể chất, cải thiện hình thể, giúp nâng cao sức khỏe tinh thần cho SV ĐH Huế một cách bền vững Thái độ học tập môn GDTC của SV ĐH Huế hầu hết là tốt, có đến 203 SV (chiếm 94, 42%) có mặt đầy đủ, đúng giờ trong các giờ học GDTC và 172 SV (chiếm 80%) SV cho rằng buồn khi bị điểm kém ở các bài kiểm tra/thi; Có 162 SV (chiếm 75, 35%) tập trung chú ý nghe giảng và tích cực tập luyện theo sự chỉ dẫn của giảng viên ix SV ĐH Huế chủ yếu đi học đúng buổi quy định, nhưng không tập luyện thêm (chiếm 60%), nghĩa là SV chỉ tham gia môn học GDTC theo kế hoạch bắt buộc trong chương trình, cho có nhiều SV tham gia hoạt động tập luyện TDTT ngoại khóa, số đó chiếm tỉ lệ rất nhỏ với 7, 91% SV cho rằng học chuyên cần, tích cực và thường xuyên tập luyện thêm và 10, 70% SV đã đi học đúng buổi quy định, thỉnh thoảng có tập luyện thêm Điều này phù hợp với động cơ học tập của các em SV và đây là vấn đề đặt ra cho các nhà GDTC cần điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá môn học GDTC trong thời gian tới Phần lớn SV chưa hứng thú với môn học GDTC với 145 SV (chiếm 67, 44%) và không hứng thú học môn học GDTC với 27 SV (chiếm 12, 56%) ý kiến trả lời đồng ý; số lượng hứng thú và rất hứng thú với môn học GDTC chỉ có 43 SV (chiếm 20%) Như vậy, trong các giờ học GDTC cần điều chỉnh phương pháp dạy học, nội dung lên lớp nhằm tạo hứng thú cho SV học tập tích cực hơn Có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến mức độ hứng thú của SV trong quá trình học tập môn học GDTC tại ĐH Huế trong đó nguyên nhân là giảng viên ít tổ chức các hoạt động vui chơi trong giờ học là một trong những nguyên nhân có số lượng SV đồng thuận nhất với 205 ý kiến (chiếm đến 95, 35%) Tiếp đến là do nội dung môn học thiếu hấp dẫn với 172 ý kiến của SV (chiếm 80%) và do học các môn khác nhiều không có thời gian cũng là một nguyên nhân có 184 ý kiến (chiếm 85, 58%) đồng ý Dựa trên kết quả nghiên cứu này đặt ra vấn đề là cần khắc phục các nguyên nhân về nội dung, hình thức tổ chức dạy học và cải thiện kế hoạch học tập để SV có nhiều thời gian hoạt động vận động nhằm tăng cường sức khỏe Chương 2 Lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế 2 1 Cơ sở lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế Từ kết quả phân tích, tổng hợp các tài liệu về quản lý TDTT trường học, các giáo trình, sách giáo khoa về trò chơi dân gian và tham khảo các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước đề tài rút ra nhận định rằng: để lựa chọn được các trò chơi dân gian phù hợp với SV ĐH Huế nhất thiết phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản đó là: Đảm bảo tính thực tiễn, Đảm bảo tính khả thi, Đảm bảo sự phát triển, Đảm bảo sự phù hợp đối tượng giáo dục 2 2 Kết quả lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế Đề tài đã xác định được 12 trò chơi dân gian ứng dụng trong chương trình môn học GDTC danh cho SV ĐH Huế, bao gồm: Ô ăn quan; Mèo đuổi chuột; Rồng rắn lên mây; Kéo co; Cá sấu lên bờ; Một hai ba; Nhảy dây; Cướp cờ; Nhảy lò cò; Lùa vịt; Chơi u; Đua thuyền x Chương 3 Ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế 3 1 Tổ chức ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế Đề tài đã tiến hành thực nghiệm 15 tuần từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2020, mỗi tuần tổ chức 1-3 trò chơi (chiếm 15-30 phút/giáo án), mỗi trò chơi được tổ chức 2- 3 lần 3 2 Kết quả ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế Sau 05 tháng thực nghiệm, tình trạng thể chất, tâm sinh lý của sinh viên nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trên cả đối tượng nam và nữ đều thu được kết quả ttính> tbảng =1 960 ở ngưỡng P < 0 05, có nghĩa là tình trạng thể chất, tâm sinh lý của sinh viên nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đã có sự khác biệt và đều có nhịp tăng trưởng, tuy nhiên, nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng đáng kể hơn ở đa số các chỉ tiêu kiểm tra và tăng cao hơn hẳn nhóm đối chứng, chứng tỏ các trò chơi dân gian đã được lựa chọn và ứng dụng của đề tài đã có hiệu quả cao trong việc phát triển thể chất, cải thiện đặc điểm tâm lý, sinh lý cho sinh viên nhóm thực nghiệm và điều này cũng khẳng định các trò chơi dân gian đã lựa chọn có hiệu quả trong quá trình giảng dạy GDTC cho sinh viên Đại học Huế 5 Các sản phẩm của đề tài (số lượng, tên gọi, thông tin vắn tắt của mỗi loại sản phẩm; xóa đi mục nào không có thông tin) 5 1 Sản phẩm khoa học: Đề tài đã có 02 bài báo khoa học cụ thể như sau: - Tên bài báo: Nghiên cứu lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình môn học Giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Huế đăng tại Hội thảo khoa học toàn quốc năm 2021 của trường Đại học Cần Thơ (Xem phụ lục 8) Thông tin vắn tắt bài báo: Bằng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát và phương pháp toán học thống kê đề tài đã tiến hành đánh giá được thực trạng về chương trình môn học Giáo dục thể chất (GDTC); về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học GDTC; về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập; về kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên Đại học Huế; về động cơ học tập, mức độ hứng thú, biểu hiện hành vi của sinh viên và về các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hứng thú tham gia học tập môn học GDTC của sinh viên Đại học Huế - Tên bài báo: Đánh giá thực trạng công tác dạy học nội khóa và nhận thức của sinh viên Đại học Huế về môn học giáo dục thể chất đăng tại Hội thảo khoa học toàn quốc năm 2021 của trường Đại học Cần Thơ (Xem phụ lục 8) xi Thông tin vắn tắt bài báo: Bằng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát và phương pháp toán học thống kê đề tài đã phân tích và lựa chọn được 12 trò chơi dân gian để áp dụng trong môn học Giáo dục thể chất (GDTC) nhằm nâng cao thể lực và tăng cường sự hứng thú trong quá trình học tập môn GDTC của sinh viên Đại học Huế 5 2 Sản phẩm đào tạo: Không 5 3 Sản phẩm ứng dụng: Không 5 4 Sản phẩm khác: Không 6 Các đóng góp, khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu Đề tài đã lựa chọn được 12 trò chơi dân gian phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Khoa GDTC và có khả năng ứng dụng vào quá trình giảng dạy môn học GDTC cho sinh viên Đại học Huế nhằm phát triển thể chất, cải thiện các đặc điểm tâm lý, sinh lý của SV góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên Đại học Huế Các kết quả nghiên cứu sẽ chuyển giao trực tiếp cho Khoa GDTC thông qua Tổ Đào tạo – KHCN, Khoa GDTC – Đại học Huế để đưa vào ứng dụng trong quá trình giảng dạy môn học GDTC cho sinh viên Đại học Huế Ngày tháng 7 năm 2021 Khoa trưởng Khoa GDTC Chủ nhiệm đề tài TS Nguyễn Thế Tình 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đề tài trong và ngoài nước a Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài ở nước ngoài Vấn đề nghiên cứu các trò chơi dân gian Việt Nam và hoạt động giảng dạy môn học GDTC ở trên thế giới chưa được thực hiện Tuy nhiên, dưới góc độ tìm hiểu, phân tích các nghiên cứu trước đây, đề tài nhận thấy một số công trình liên quan đến trò chơi, hoạt động chơi của học sinh Cụ thể: - Nghiên cứu về bản chất của hoạt động chơi 1 Xác định bản chất hoạt động chơi là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt phương pháp luận trong nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động vui chơi, đặc biệt là trò chơi con trẻ Những năm 30 của thế kỉ XX các nhà tâm lí học, giáo dục học Xô Viết đã đưa ra một cái nhìn mới về bản chất tâm lí người nói chung và hoạt động chơi nói riêng Bằng những lập luận khoa học, họ đã chứng minh sự xuất hiện của trò chơi như hình thức cụ thể của hoạt động chơi, gắn liền với lao động ở giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người Còn K Gross đã dựa trên sự quan sát hành vi chơi của con người và hành vi chơi của con vật đã đi đến nhận định: Hành động chơi của con người và con vật là giống nhau, đều thể hiện ở dạng luyện tập trước để thích ứng trong đời sống cá thể, ông kết luận “chơi thực chất là luyện tập” Những người theo quan điểm sinh vật hóa trò chơi như G Spencer, K Gross, S Koll, J Feud… cho rằng trò chơi mang tính bản năng nhằm giải tỏa những năng lượng dư thừa trong cơ thể giống như những con vật còn non Ông cho rằng, trong trò chơi những bản năng nghịch ngợm, phá phách của trẻ được đáp ứng Học thuyết “dư thừa” của Spencer có những khía cạnh mâu thuẫn với thực tiễn Bởi vì tham gia vào trò chơi không chỉ có những cháu khỏe mạnh mà có những cháu sức khỏe yếu Hơn thế nữa, chơi không chỉ có tiêu hao sức lực (dư thừ mà còn có tác dụng khôi phục sức khỏe Chẳng thế mà nhiều bệnh viện nhi đồng trên thế giới, trong các phòng điều trị, người ta bố trí đồ chơi, chỗ chơi cho trẻ em Thực ra, sự dư thừa năng lượng trong cơ thể trẻ đang phát triển chỉ tạo điều kiện thuận lợi để trẻ thực hiện trò chơi mà thôi, chứ không phải nguyên nhân tạo ra trò chơi Vào những năm 40, các cộng sự và học trò của L X Vưgôtxki, Đ B Elcônhin, A V Zaparogiet, A N Leonchiep, đã thực hiện hàng loạt nghiên cứu về hoạt động chơi của học sinh nhỏ điển hình là những công trình nghiên cứu của L X Xlavina; L A Gersezon; tiến hành dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, bắt đầu từ những hoạt động có thực của trẻ để từ đó hiểu những biến đổi tương ứng trong ý thức của trẻ và sau đó tìm hiểu những ảnh hưởng trở lại của sự thay đổi ý thức đối với sự phát triển tiếp theo của hoạt động Từ đó các nhà khoa học đi đến kết luận: hoạt động chơi không nảy sinh một cách tự phát mà do những ảnh hưởng có ý thức hoặc không ý thức từ 1 J Piaget (1945) Laformation du symbole chez I'''' fant, Neuchatel Paris: Delachaux et Neistel 2 phía người lớn, bạn bè xung quanh trong đó giao tiếp xã hội đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển hoạt động chơi của trẻ - Nghiên cứu về chức năng giáo dục của trò chơi: Đối với trẻ nhỏ thì trò chơi là phương tiện và đồng thời cũng là con đường để đứa trẻ lĩnh hội tri thức và khám phá thế giới xung quanh nó, những luận điểm này mãi cho đến những năm 30 của thế kỉ XX mới được các nhà khoa học làm sáng tỏ Trong những công trình nghiên cứu của mình, L X Vưgôtxki đã lí giải và phân tích vai trò của hoạt động chơi nhất là dưới dạng các trò chơi mô phỏng, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của mình ông đã chỉ ra: chính những trò chơi mô phỏng tạo ra vùng "cận phát triển", là điều kiện đầu tiên thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách, "hoàn cảnh chơi" mang tính tưởng tượng là con đường dẫn tới trừu tượng hoá; việc thực hiện các qui tắc chơi là trường học rèn luyện các phẩm chất ý chí, phẩm chất đạo đức Từ những luận điểm trên đây tiếp tục cho những hướng nghiên cứu mới đặc biệt là nghiên cứu sử dụng trò chơi nhằm mục đích giáo dục trẻ về nhiều mặt Nhiều công trình nghiên cứu theo hướng nghiên cứu này được ra đời như "Giáo dục trẻ trong trò chơi" của Đ B Menđgieritxkaia, 2 - Về vai trò của trò chơi đối với sự phát triển 3 Nghiên cứu về vai trò của trò chơi đối với sự phát triển của trẻ có A X Macarenco, L X vưgôtxki đã nghiên cứu trò chơi theo hướng tập trung lí giải, phântích vai trò của hoạt động chơi (nhất là trò chơi mô phỏng) khi quan niệm rằng: chính hoạt động vui chơi là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách, trong trò chơi lần đầu tiên trí tưởng tượng xuất hiện, hoàn cảnh chơi mang tính tưởng tượng là con đường dẫn tới trừu tượng hoá, việc thực hiện các qui tắc trong trò chơi là trường học góp phần rèn luyện những phẩm chất ý chí ở trẻ, trò chơi là phương tiện xã hội hóa trẻ em tích cực nhất - Về vấn đề phân loại trò chơi: 4 J Piaget bắt đầu học thuyết phát triển trí tuệ dựa trên những hình mẫu về trò chơi mà ông quan sát được ở 3 đứa con của mình trong cuốn “Play, Dreams and Imitation in childhood” (1945) Theo J Piagie các trò chơi lần luợt xuất hiện trong đời sống cá thể trò chơi - hành động chức năng; trò chơi tượng trưng; trò chơi với các qui luật Sự phát triển của trò chơi theo cách mà J Piagie chỉ ra được xem là cách phân loại phổ biến trong lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ Các giai đoạn phát triển trò chơi của trẻ nhỏ được S Smilanski bổ sung và được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu cũng như trong thực tiễn công tác giáo dục trẻ nhỏ ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam 5 2 Nguyễn Thị Vân Hương (2005) "Tổ chức trò chơi dân gian nhằm giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học", Tạp chí giáo dục, số 108 3 Phạm Vĩnh Thông, Phạm Mạnh Hùng, Phạm Hoàng Dương (2002) Trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam Hà Nội: Nxb Văn hóa dân tộc 4 Phạm Vĩnh Thông, Phạm Mạnh Hùng, Phạm Hoàng Dương (2002) Trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam Hà Nội: Nxb Văn hóa dân tộc 5 J Piaget, (1945), Laformation du symbole chez I'''' fant, Neuchatel, Paris, Delachaux et Neistel 3 b Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài ở trong nước Nghiên cứu về trò chơi và vai trò của trò chơi đối với sự phát triển của học sinh, sinh viên được một số nhà khoa học trong nước đề cập đến dưới góc độ nghiên cứu tâm lí học và giáo dục học: PGS TS Nguyễn Ánh Tuyết trong tác phẩm “Trò chơi của trẻ em” đã giới thiệu về khái niệm chơi, đồ chơi và vai trò của đồ chơi, sự phân loại các trò chơi và tác dụng giáo dục của trò chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ lứa tuổi mẫu giáo; tập trung nghiên cứu khai thác trò chơi với tư cách là một phương pháp, phương tiện phát triển trí tuệ cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo có các tác giả: Nguyễn Thị Hoà; Nguyễn Thị Thu Hiền; Vũ Thị Ngân Nghiên cứu vận dụng trò chơi vào công tác giáo dục học sinh trong nhà trường được các nhà khoa học trong nước tập trung nghiên cứu với tư cách là phương pháp và hình thức dạy học có tác giả Lưu Thu Thuỷ và Nguyễn Hữu Hợp đề cập đến trò chơi với tư cách là một trong các phương pháp dạy học môn đạo đức trong nhà trường tiểu học được thể hiện trong cuốn "đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức" - Nghiên cứu trò chơi dân gian trong công tác giáo dục học sinh, sinh viên Nằm trong hệ thống phân loại của trò chơi có trò chơi dân gian, thực tế trò chơi dân gianồn tại với nhiều tên gọi khác nhau nhưng trong hệ thống phân loại thì mỗi loại trò chơi được phân biệt bởi những dấu hiệu đặc trưng riêng, dựa trên cách tiếp cận khác nhau về phân loại trò chơi Trò chơi dân gian và tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách con người trò chơi dân gian trước hết thể hiện nét văn hoá dân tộc, phản ánh đời sống sinh hoạt của một cộng đồng người trong lịch sử phát triển, hơn nữa nó mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc Từ trước đến nay việc nghiên cứu về trò chơi dân gian, sử dụng trò chơi dân gian đã thu hút các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu tuy nhiên chủ yếu chỉ giới hạn trong lĩnh vực sưu tầm và giới thiệu Tác giả Lê Anh Thơ trong công trình nghiên cứu khoa học "Nghiên cứu sử dụng một số trò chơi vận động dân gian trong GDTC cho trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi" đã đề cập đến vấn đề sử dụng trò chơi dân gian như là phương tiện phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trên cơ sở nghiên cứu, triển khai thực nghiệm một số TCDG vận động phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo giai đoạn 3 - 5 tuổi; Tác giả Lê Thị Ninh với công trình "Thử cải tiến một số trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo" theo hướng nghiên cứu cải tiến cách thức tác động trong sử dụng một số TCDG đối với trẻ nhỏ kích thích hứng thú hoạt động ở trẻ Tác giả Nguyễn Thị Vân Hương với bài viết "Tổ chức trò chơi dân gian nhằm giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học" đã đề cập tới công tác giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học thông qua tổ chức, sử dụng các trò chơi dân gian; ở khía cạnh tiếp cận văn hoá dân gian tác giả Đỗ Thị Hoà đã mạnh dạn đưa ra một cách nhìn về vai trò của trò chơi dân gian và việc bảo tồn loại hình trò chơi này trong giai đoạn hiện nay "Một vài kiến nghị về việc bảo tồn các trò chơi dân gian trẻ em trong nhà trường hiện nay", Tạp chí văn hoá dân gian, số 4 6, năm 2004) Cùng với xu thế phát triển của kinh tế xã hội, văn hoá và đặc biệt là sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, trẻ nhỏ ngày nay còn được tiếp cận với những trò chơi điện tử hiện đại Ở những khu vực kinh tế phát triển, khu đô thị, thành phố các trò chơi dân gian đang mất dần vị thế bởi sự thế chỗ của các trò chơi điện tử Một số các em học sinh có thể ngồi bên máy vi tính hàng giờ đồng hồ, thậm chí nhiều giờ đồng hồ liền để chơi các trò chơi điện tử hiện đại trò chơi dân gian đang dần mất đi vai trò và vị thế trong xã hội hiện đại, biểu hiện rõ nét nhất của vấn đề này là sự hiện diện của số đông học sinh tại các quán net ngoài cổng trường ngoài giờ học, thậm chí một số không ít các em trốn học để có thời gian chơi game Ngoài ra, ở nước ta, trong lĩnh vực GDTC và tổ chức hoạt động trò chơi cho trẻ đã có nghiên cứu về trò chơi vận động đặc biệt là các trò chơi vận động dân gian đã thu hút nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Nghiên cứu TCVĐ trong công tác giáo dục trẻ mẫu giáo có các tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Lê Anh Thơ, Trần Thị Tú, Hà Thị Kim Linh…Tác giả Lê Anh Thơ xây dựng hệ thống cơ sở lý thuyết cho sử dụng TCVĐ nhằm mục đích phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo Tác giả Hà Thị Kim Linh đã xây dựng hình thức và phương pháp sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học vùng Đông Bắc Những nghiên cứu trên đã hệ thống hóa được cơ sở lí luận về TCVĐ, xây dựng quy trình sử dụng TCVĐ nhằm mục đích GDTC cho trẻ mẫu giáo, xây dựng biện pháp trong phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học Tuy vậy, những công trình nghiên cứu các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi SV là hết sức hạn chế Do đó, đây là một vấn đề cần đưa ra nghiên cứu một cách bài bản, xây dựng nội dung phù hợp với công tác GDTC tại ĐH Huế trong thời gian tới 6 c Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Giáo dục thể chất + Khái niệm GDTC là một loại hình giáo dục nên nó là một quá trình giáo dục có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch để truyền thụ những tri thức kỹ năng, kỹ xảo vận động từ thế hệ này sang thế hệ khác, điều này có nghĩa là GDTC cũng như các loại hình giáo dục khác, nó là một quá trình Sư phạm với đầy đủ các đặc điểm của nó (có vai trò chủ đạo của nhà Sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà Sư phạm phù hợp với học sinh và đúng nguyên tắc GDTC nhằm phát huy vai trò chủ động, tự giác tích cực của người học) 7 Do đó, GDTC là một hình thức giáo dục nhằm trang bị những kỹ năng, kỹ xảo và những tri thức chuyên môn (giáo dưỡng) phát triển các tố chất thể lực và tăng cường sức khỏe 6 Nguyễn Toán, Lê Anh Thơ (1999) 136 trò chơi vận động dân gian Việt Nam và Châu Á Hà Nội: Nxb trẻ 7 Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn và cộng sự (2000) Lý luận và phương pháp thể dục thể thao Hà Nội: Nxb TDTT 5 Như vậy GDTC có thể chia thành 2 mặt tương đối độc lập là dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục các tố chất thể lực: Dạy học động tác: Là nội dung cơ bản của giáo dưỡng thể chất đó là quá trình truyền thụ và tiếp thu có hệ thống những cách thức điều khiển hợp lý sự vận động của con người qua đó hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản cần thiết trong cuộc sống và những hiểu biết có liên quan (tri thức chuyên môn, luật, phương pháp, phương tiện của GDTC) Kỹ thuật các môn thể thao, các hoạt động sống cơ bản: đi, chạy, nhảy, leo, trèo Kỹ năng, kỹ xảo ngành nghề du lịch, giải trí Giáo dục các tố chất thể lực: Đó là tác động hợp lý tới sự phát triển các tố chất thể lực đảm bảo phát triển các năng lực vận động như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động Việc dạy học động tác và giáo dục các tố chất thể lực có liên quan chặt chẽ làm tiền đề cho nhau thậm chí có thể “chuyển” lẫn nhau nhưng chúng không bao giờ đồng nhất và quan hệ có khác biệt trong các giai đoạn phát triển thể chất và GDTC khác nhau Như vậy GDTC là một hình thức giáo dục mà ở đó nội dung chuyên biệt là dạy học động tác và giáo dục có chủ định các tố chất vận động của con người Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của GDTC được gắn liền với trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động - Phát triển thể chất Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người Đó là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục, rèn luyện) 8 Thể chất bao gồm thể hình, năng lực thể chất và năng lực thích ứng: Thể hình liên quan đến hình thái, cấu trúc của thân thể, bao gồm trình độ phát triển của cơ thể, những chỉ số tuyệt đối và tương đối của toàn thân hoặc từng bộ phận và tư thế thân thể Năng lực thể chất thể hiện khả năng chức năng của các hệ thống, cơ quan trong cơ thể qua hoạt động cơ bắp là chính Nó bao gồm các tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, độ dẻo và khả năng phối hợp vận động ) Năng lực thích ứng thể hiện khả năng thích ứng của cơ thể với hoàn cảnh bên ngoài Không chỉ là sự thích ứng đơn giản mà còn là đề kháng với bệnh tật Phát triển thể chất là quá trình biến đổi hình thái và chức năng cơ thể con người diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân 8 Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn và cộng sự (2000) Lý luận và phương pháp thể dục thể thao Hà Nội: Nxb TDTT 6 Sự phát triển thể chất biểu hiện như sự thay đổi về chiều cao, cân nặng thay đổi về hình thái kích thước cơ thể, thay đổi khả năng vận động như các tố chất nhanh, mạnh, bền Phát triển thể chất là một quá trình tự nhiên đồng thời là quá trình xã hội Phát triển thể chất là quá trình tự nhiên vì nó tuân theo những quy luật sinh học tự nhiên, như: Quy luật phát triển thể chất theo lứa tuổi, giới tính Quy luật thống nhất hữu cơ giữa cơ thể và môi trường, Quy luật thay đổi về hình thái dẫn đến thay đổi về chức năng, Quy luật thay đổi số lượng dẫn đến thay đổi chất lượng Tuy vậy sự phát triển thể chất của con người còn chịu sự chi phối của môi trường xã hội như: điều kiện sống vật chất, điều kiện vệ sinh, điều kiện lao động, học tập, nghỉ ngơi Các nhà lý luận và phương pháp Thể dục thể thao liên xô (cũ) cho rằng: "phát triển thể chất là một quá trình hình thành và thay đổi hình thái và chức năng sinh vật học cơ thể con người; quá trình đó xảy ra dưới sự ảnh hưởng của điều kiện sống, mà đặc biệt là giáo dục Sự phát triển thể chất phụ thuộc vào những quy luật khách quan của tự nhiên: quy luật thống nhất giữa cơ thể và môi trường sống, quy luật tác dụng qua lại giữa sự thay đổi chức năng và cấu trúc của cơ thể, quy luật thay đổi dần dần về số lượng và chất lượng trong cơ thể…" 9 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất 10 Sự phát triển thể chất của con người chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố: bẩm sinh di truyền, môi trường (điều kiện sống) và giáo dục Cụ thể như sau: Bẩm sinh di truyền: Sự phát triển thể chất trước hết là quá trình tự nhiên, nó tuân thủ những quy luật tự nhiên, quy luật sinh học (quy luật phát triển theo lứa tuổi, giới tính) Sự phát triển ấy do gen quy định (bẩm sinh, di truyền) Những quy luật thay đổi về hình thái dẫn đến sự thay đổi về chức năng, sự thay đổi về số lượng dẫn đến thay đổi về chất lượng Yếu tố bẩm sinh di truyền là tiền đề vật chất cho sự phát triển Môi trường (điều kiện sống): Tuy nhiên sự phát triển thể chất của con người chịu sự chi phối của những nhân tố xã hội, trong chừng mực nhất định thì xu hướng và tốc độ phát triển phụ thuộc vào điều kiện sống, lao động, nghỉ ngơi có ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất một cách tự phát Giáo dục: Nhân tố giáo dục tác động tới sự phát triển thể chất một cách chủ động tích cực nó quyết định xu hướng và tốc độ phát của sự phát triển Tuy nhiên, tốc 9 Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn và cộng sự (2000) Lý luận và phương pháp thể dục thể thao Hà Nội: Nxb TDTT 10 Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn và cộng sự (2000) Lý luận và phương pháp thể dục thể thao Hà Nội: Nxb TDTT 7 độ và xu hướng phát triển phụ thuộc vào điều kiện sống ( Ví dụ: một đứa trẻ thiếu dinh dưỡng dẫn đến chậm lớn) Về bản chất giáo dục là một quá trình điều khiển về sự phát triển thể chất Vai trò của giáo dục còn thể hiện ở chỗ nó có thể khắc phục, sửa chữa được những lệch lạc do lao động hoặc những hoạt động khác gây nên Như vậy sự phát triển thể chất vừa là quá trình tự nhiên vừa là quá trình xã hội với 3 yếu tố Đây chính là 2 mặt của một quá trình phát triển thể chất Cả 3 yếu tố này diễn ra đồng thời, có quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau trong việc phát triển các tố chất thể lực và nhân cách con người Trên cơ sở yếu tố bẩm sinh di truyền là tiền đề cùng với điều kiện sống phù hợp đảm bảo tính khoa học và quá trình giáo dục diễn ra đúng lúc sẽ mang lại hiệu quả cao Tập luyện Thể dục thể thao sẽ thúc đẩy và nâng cao sự phát triển thể chất như tăng cường sức khỏe, thể hình đẹp, cân đối; nâng cao các khả chức phận của cơ thể như tim, phổi, hệ tim mạch, hô hấp (thông khí phổi, tần số hô hấp, voxymax) nâng cao và phát triển các tố chất thể lực, sức đề kháng với bệnh tật, các năng lực vận động cơ bản của cuộc sống như chạy, nhảy, bò, trườn Ngoài ra còn là mục tiêu để rèn luyện phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách của con người và có thể khẳng định một điều rằng người nào tập luyện Thể dục thể thao một cách hợp lý thì chắc chắn sẽ có sự phát triển thể chất hơn hẳn người không tập luyện Thể dục thể thao mà sự phát triển thể chất chỉ chịu tác động của quy luật tự nhiên (bẩm sinh di truyền) - Trò chơi Trong từ điển Bách Khoa Toàn Thư thế giới của Pháp (xuất bản 10/1988) thì cái gọi là “trò chơi” này “là một hoạt động thoát khỏi những toan tính kiếm sống, sinh lợi của đời thường” Bên cạnh đó, cuốn Đại từ điển Bách Khoa Toàn thư của Liên Xô cũ (xuất bản 1922) cũng có viết rằng “Trò chơi được coi là một hoạt động không tính lợi (phí sản xuất) Ở đó, động cơ hành động không nằm ở kết quả cuộc chơi mà nằm ngay ở quá trình hoạt động (quá trình chơi) ” 11 Còn theo tác giả người Pháp Pancan thì: “ Trò chơi là một hình thức giải trí tốt nhất để giúp con người thoát khỏi những phiền muộn của cuộc sống ” Hay theo GS Tô Ngọc Thanh thì “Trò chơi là một hoạt động dưới dạng trình diễn những tín hiệu và thông qua quy luật sáng tạo và nâng cao nhận thức của họ về tự nhiên, xã hội và bản thân ” Theo từ điển tiếng Việt, “trò” là một hình thức mua vui, được bày ra trước mắt mọi người; “chơi” là một từ chung để chỉ những hoạt động lúc nhàn rỗi, ngoài giờ làm 11 Bộ GD & ĐT (2005) Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học Hà Nội: Nxb Giáo dục 8 việc, mục đích là để giải trí Từ đó “trò chơi” được hiểu là những hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu sống của con người, trước hết là giải trí 12 Theo quan điểm Giáo dục học, trò chơi là phương tiện phát triển nhân cách, là hình thức tổ chức cuộc sống Đối với trẻ em trò chơi là hoạt động giúp trẻ tái tạo các hoạt động của người lớn và các quan hệ giữa họ, định hướng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội Trong trò chơi, nhu cầu của trẻ em về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý trí được hình thành, thoả mãn, thể hiện và phát triển Trẻ em được chơi nên phát triển, được phát triển, chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ 13 Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết xem trò chơi của trẻ nhỏ như là dạng hoạt động phản ánh mối quan hệ xã hội, mối quan hệ giữa con người - tự nhiên, là hoạt động mà động cơ chơi nằm trong quá trình chứ không nằm trong kết quả của hoạt động 14 Tác giả Đặng Thành Hưng khai thác định nghĩa “Chơi” trong mối quan hệ giữa sự chơi, hoạt động chơi và trò chơi Theo tác giả thì “Chơi là kiểu hành vi hoặc hoạt động tự nhiên, tự nguyện có động cơ thúc đẩy là những yếu tố bên trong quá trình chơi mà chủ thể không nhất thiết theo đuổi mục tiêu và lợi ích thực dụng một cách tự giác trong quá trình đó Quá trình chơi có sức hút tự thân và các yếu tố tâm lý của con người trong khi chơi nói chung mang tính chất vui đùa, ngẫu hứng, tự do, cởi mở, thư dãn có khuynh hướng thể nghiệm tâm trạng hoặc tạo ra sự khuây khỏa cho mình” 15 Trên cơ sở đó tác giả quan niệm “Trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi có hệ thống và có tổ chức vì thế luật hay quy tắc chính là phương tiện tổ chức tập hợp đó” 16 - Trò chơi vận động Trò chơi vận động là phương tiện của GDTC là hoạt động có ý thức, nhằm đạt được những kết quả, những mục đích có điều kiện đã được đặt ra Trên cơ sở mục đích, tác dụng và những đặc tính của trò chơi vận động, có thể trình bày khái niệm trò chơi vận động như sau: Trò chơi vận động là hoạt động của con người, được cấu thành bởi hai yếu tố: vui chơi giải trí, thỏa mãn nhu cầu về mặt tinh thần; giáo dục và giáo dưỡng thể chất góp phần giáo dục đạo đức, ý chí, lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết… hình thành và phát triển các tố chất, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết cho cuộc Có rất nhiều quan điểm phân loại của các tác giả khác nhau về trò chơi vận động, song phổ biến nhất là dựa trên các cơ sở: căn cứ vào đặc điểm thao tác của hoạt động; căn cứ vào mục đích giáo dưỡng các tố chất thể lực; căn cứ vào nghề nghiệp hay hoạt động bổ trợ cho môn thể thao nào đó; căn cứ vào môi trường hoạt động Ngoài ra 12 Hoàng Phê (1998) Từ điển Tiếng Việt Hà Nội: Nxb khoa học xã hội 13 Phạm Vĩnh Thông, Phạm Mạnh Hùng, Phạm Hoàng Dương (2002) Trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam Hà Nội: Nxb Văn hóa dân tộc 14 Nguyễn Ánh Tuyết (2000) Trò chơi của trẻ em Hà Nội: Nxb Phụ nữ 15 Đặng Thành Hưng (2000) Dạy học hiện đại lí luận biện pháp kĩ thuật Hà Nội: Nxb ĐH Quốc Gia Tr 384 16 Đặng Thành Hưng (2000) Dạy học hiện đại lí luận biện pháp kĩ thuật Hà Nội: Nxb ĐH Quốc Gia Tr 392 9 còn có nhiều căn cứ khác như khối lượng vận động để phân chia các nhóm trò chơi tĩnh hay động, hay chính và phụ… Trò chơi dân gian là một trong những phương tiện cơ bản của GDTC, được hình thành trong lịch sử, gắn liền với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, trở thành một phần của nét đẹp văn hóa Việt Nam Nhiều trò chơi vận động, nhất là các Trò chơi dân gian dân gian có lời đồng giao đã trở thành ký ức không thể phai mờ của các thế hệ con người Việt Nam, nhiều Trò chơi dân gian truyền thống đã trở thành môn thể thao thi đấu cấp quốc gia và quốc tế Những trò chơi đó rất cần được hướng dẫn cho thế hệ trẻ để cùng gìn giữ và phát huy Trò chơi dân gian là hoạt động có ý thức, nhằm đạt được những kết quả, những mục đích có điều kiện đã được đặt ra Trong khi thực hiện các nhiệm vụ của trò chơi, mỗi người trong từng “vai trò” của mình phải sử dụng các hoạt động như: Nói, hát, trả lời, đi, chạy, nhẩy, ném, vỗ, đập, leo, mang, vác, bò, trườn, vượt qua chướng ngại vật, tự bảo vệ mình hoặc bảo vệ đồng đội Trong GDTC , Trò chơi dân gian vừa là một phương tiện vừa là phương pháp tập luyện hữu hiệu nhằm phối hợp hoạt động một cách hữu cơ với việc rèn luyện thân thể Trò chơi dân gian là một hình thức giáo dục thể chất được vận dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông, đặc biệt ở các lớp tiểu học nhưng ở bậc đại học lại hết sức hạn chế, chưa có nhiều công trình đề cập tới và ở Đại học Huế cũng không ngoại lệ - Trò chơi dân gian Trò chơi dân gian Việt Nam là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân Việt Nam sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ Trò chơi dân gian diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian, không gian và phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc 17 Trò chơi dân gian thực chất là những hoạt động mô phỏng lại sinh hoạt thường ngày, dựa trên sự sáng tạo và làm mới của quần thể dân chúng Những hình ảnh xuất hiện trong các trò chơi dân gian tái hiện lại cuộc sống thường nhật của dân chúng, kết phù hợp với những giai điệu giúp tăng sự thú vị và hấp dẫn cho những trò chơi Những đặc điểm nổi bật của trò chơi dân gian Trò chơi dân gian một nét đẹp văn hóa truyền thống của nước ta Đây là loại trò chơi thể hiện sự lành mạnh, văn minh mà còn hỗ trợ người chơi nhậy bén trong xử lý vấn đề và thông minh hơn Nó quy tụ đầy đủ tính thẩm mỹ và nghệ thuật trong mỗi trò chơi Trò chơi dân gian hoàn toàn nổi bật và khác biệt với những trò chơi văn minh, bởi chúng thường đi liền với những câu hát đồng dao, nhằm tăng thêm tính nhịp điệu và giúp các bé không cầu kỳ nhớ, không cầu kỳ học thuộc hơn 17 Phạm Vĩnh Thông, Phạm Mạnh Hùng, Phạm Hoàng Dương (2002) Trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam Hà Nội: Nxb Văn hóa dân tộc 10 Tổ chức trò chơi dân gian là một quá trình giáo dục vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm quản lý và nghiệp vụ sư phạm để thu hút hướng trẻ vào trò chơi và với việc sẵn sàng chuẩn bị chu đáo với những điều kiện kèm theo để trò chơi diễn ra, tạo cho trẻ một “sân chơi ” tốt, lành mạnh và hữu dụng, không chỉ có sự hiểu biết về trò chơi, được thoả mãn nhu cầu chơi mà còn tiếp nhận được kinh nghiệm xã hội lịch sử hào hùng, nét đẹp, nét văn hoá của dân tộc bản địa ẩn chứa trong trò chơi dân gian - Chương trình môn học GDTC + Mục tiêu chung Chương trình môn học GDTC nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, phát triển hài hoà về thể lực và tư duy, có thể chất cường tráng, đáp ứng được nhu cầu, sở thích tập luyện môn thể thao yêu thích, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững, lâu dài đối với sức khỏe, thể chất và trí tuệ, hoàn thiện nhân cách, nâng cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện đáp ứng theo yêu cầu của xã hội 18 + Mục tiêu cụ thể: Về nhận thức: Giáo dục đạo đức, nhân cách, tư tưởng chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác GDTC và thể thao trường học (TTTH); Rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực lành mạnh, tinh thần tự giác học tập, rèn luyện thân thể, chuẩn bị sẵn sàng phục vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Giúp người học nhận thức tầm quan trọng của việc rèn luyện thân thể và phát triển thể chất cho bản thân, hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao (TDTT) thường xuyên, liên tục và có hệ thống Nâng cao năng lực nghề nghiệp, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động TDTT của nhà trường và xã hội (đặc biệt là các hoạt động TDTT ngoại khóa) Về kiến thức: Nắm được một số kiến thức cơ bản về lý luận và phương pháp thể dục thể thao, Y - Sinh học TDTT, phương pháp giáo dục tố chất thể lực, vai trò và tác dụng của GDTC đối với sức khoẻ Nắm được kiến thức về các phương pháp cơ bản trong tổ chức tập luyện, tổ chức thi đấu, một số điều luật cơ bản, trọng tài và hướng dẫn hoạt động TDTT (tập trung một số môn thể thao phổ cập) 18 Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn và cộng sự (2000) Lý luận và phương pháp thể dục thể thao Hà Nội: Nxb TDTT 11 Hình thành được phương pháp tự học và tự tổ chức tập luyện theo nhóm Về kỹ năng: Thực hiện được từ cơ bản đến nâng cao các kỹ thuật của những thể thao thuộc chương trình giảng dạy-học tập Kỹ năng tự tập luyện, tập luyện theo nhóm (hoạt động TDTT ngoại khóa) Kỹ năng trong thi đấu các môn thể thao được tham gia học tập Kỹ năng tổ chức các hoạt động giao lưu, thi đấu các môn thể thao được học tập Hoàn thành yêu cầu môn học và kết quả các học phần đạt yêu cầu theo quy định Kỹ năng để duy trì và nâng cao sức khỏe, phát triển tố chất thể lực, xây dựng thói quen tập luyện các môn theo sở trường và đam mê phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, lứa tuổi của SV Kỹ năng vận động, kỹ thuật, chiến thuật trong các môn thể thao cho SV trong các môn thể thao yêu thích 2 Sự cần thiết của đề tài Chương trình môn học GDTC là nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, nâng cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện Để thực hiện được mục tiêu đó cần tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động TTTH, phát triển câu lạc bộ các môn thể thao; đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học, tích hợp nhiều hoạt động, nhằm tạo sự hứng thú tham gia tập luyện; Quá trình dạy học cần tổ chức nhiều hoạt động vận động, tập luyện, trò chơi và thi đấu thể dục, thể thao phù hợp trên cơ sở đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, phát huy tính tự giác, khả năng tự học, tự rèn luyện của SV đặc biệt tạo được hứng thú với các hoạt động học tập Trong những hoạt động đó, có những trò chơi vận động, trò chơi dân gian, các bài tập bổ trợ giúp SV phát huy hết các khả năng, tạo sự năng động, sáng tạo Trước đây công nghệ thông tin chưa phát triển trò chơi điện tử chưa thâm nhập rộng rãi vào đất nước chúng ta, thế hệ học trò trước đây, ai ai cũng biết được chơi những trò chơi dân gian như: Kéo co, bịt mắt bắt dê, nhảy dây, đá cầu, rồng rắn lên mây, ú tìm, chơi chuyền, đánh chắt, chơi ô ăn quan Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay để thế hệ trẻ biết, hiểu và vận dụng được các trò chơi dân là một điều không dễ dàng Mặt dù, các trò chơi dân gian đã được sử dụng nhiều trong các hoạt động vui chơi của mọi lứa tuổi, đặc biệt là hoạt động học có chủ đích tại các trường học Việc kết hợp trò chơi dân gian trong các hoạt động học có chủ đích tại trường học mang ý nghĩa to lớn trong việc: rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhịp nhàng, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí, óc phán đoán, gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể, sự gắn kết của tình bạn và đặc biệt nó góp phần xây dựng nhân cách mang đậm văn hóa dân tộc 12 Việt Nam cho thế hệ trẻ Với những ý ngĩa to lớn đó, chúng tôi thường xuyên đặt ra các câu hỏi vì sao trong hoạt động dạy học GDTC, các hoạt động vui chơi giải trí, trong chương trình môn học không đưa các trò chơi dân gian ấy vào? Và để ứng dụng các trò chơi dân gian vào môn học GDTC một cách phù hợp, khoa học cần được nghiên cứu, lựa chọn và xây dựng một cách bài bản, có tính hệ thống và logic Từ nhu cầu trong thực tiễn giảng dạy chúng tôi đề xuất đề tài: "Nghiên cứu ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình môn học Giáo dục thể chất cho SV ĐH Huế" 3 Mục tiêu nghiên cứu a Mục tiêu chung Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng được các trò chơi dân gian vào quá trình giảng dạy môn học GDTC nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao kỹ năng vận động, giáo dục tinh thần đoàn kết, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người học và góp phần nâng cao chất lượng môn học GDTC cho SV ĐH Huế b Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy môn học GDTC cho SV ĐH Huế Mục tiêu 2: Lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế Mục tiêu 3: Ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a Đối tượng nghiên cứu Các trò chơi dân gian được ứng dụng quá trình giảng dạy môn học GDTC nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao kỹ năng vận động, giáo dục tinh thần đoàn kết, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người học và góp phần nâng cao chất lượng môn học GDTC cho SV ĐH Huế b Phạm vi nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu trong 12 tháng từ tháng 05 năm 2020 đến tháng 05 năm 2021 với 356 (tương đương 7-8 lớp) SV một số trường thành viên, khoa thuộc ĐH Huế tham gia học tập môn học GDTC Trong đó: - Số SV để phỏng vấn điều tra, đánh giá thực trạng gồm: 215 SV của các lớp SP Toán 1+Toán 1T (43 SV), KT53 N26 (42 SV), KT53 N22 (45 SV), KT53 N28 (40 SV) và KT52 CX29 (45 SV) - Số SV tham gia thực nghiệm sư phạm có 186 SV, cụ thể như sau: 13 Bảng 1 Số SV tham gia thực nghiệm sư phạm Nh
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đề tài trong và ngoài nước
a Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài ở nước ngoài
Vấn đề nghiên cứu các trò chơi dân gian Việt Nam và hoạt động giảng dạy môn học GDTC ở trên thế giới chưa được thực hiện Tuy nhiên, dưới góc độ tìm hiểu, phân tích các nghiên cứu trước đây, đề tài nhận thấy một số công trình liên quan đến trò chơi, hoạt động chơi của học sinh Cụ thể:
- Nghiên cứu về bản chất của hoạt động chơi 1
Xác định bản chất hoạt động chơi là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt phương pháp luận trong nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động vui chơi, đặc biệt là trò chơi con trẻ Những năm 30 của thế kỉ XX các nhà tâm lí học, giáo dục học Xô Viết đã đưa ra một cái nhìn mới về bản chất tâm lí người nói chung và hoạt động chơi nói riêng Bằng những lập luận khoa học, họ đã chứng minh sự xuất hiện của trò chơi như hình thức cụ thể của hoạt động chơi, gắn liền với lao động ở giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người Còn K.Gross đã dựa trên sự quan sát hành vi chơi của con người và hành vi chơi của con vật đã đi đến nhận định: Hành động chơi của con người và con vật là giống nhau, đều thể hiện ở dạng luyện tập trước để thích ứng trong đời sống cá thể, ông kết luận “chơi thực chất là luyện tập” Những người theo quan điểm sinh vật hóa trò chơi như G.Spencer, K.Gross, S.Koll, J.Feud… cho rằng trò chơi mang tính bản năng nhằm giải tỏa những năng lượng dư thừa trong cơ thể giống như những con vật còn non Ông cho rằng, trong trò chơi những bản năng nghịch ngợm, phá phách của trẻ được đáp ứng Học thuyết “dư thừa” của Spencer có những khía cạnh mâu thuẫn với thực tiễn Bởi vì tham gia vào trò chơi không chỉ có những cháu khỏe mạnh mà có những cháu sức khỏe yếu Hơn thế nữa, chơi không chỉ có tiêu hao sức lực (dư thừ mà còn có tác dụng khôi phục sức khỏe Chẳng thế mà nhiều bệnh viện nhi đồng trên thế giới, trong các phòng điều trị, người ta bố trí đồ chơi, chỗ chơi cho trẻ em Thực ra, sự dư thừa năng lượng trong cơ thể trẻ đang phát triển chỉ tạo điều kiện thuận lợi để trẻ thực hiện trò chơi mà thôi, chứ không phải nguyên nhân tạo ra trò chơi Vào những năm 40, các cộng sự và học trò của L.X.Vưgôtxki, Đ.B.Elcônhin, A.V Zaparogiet, A.N.Leonchiep, đã thực hiện hàng loạt nghiên cứu về hoạt động chơi của học sinh nhỏ điển hình là những công trình nghiên cứu của L.X.Xlavina; L.A.Gersezon; tiến hành dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, bắt đầu từ những hoạt động có thực của trẻ để từ đó hiểu những biến đổi tương ứng trong ý thức của trẻ và sau đó tìm hiểu những ảnh hưởng trở lại của sự thay đổi ý thức đối với sự phát triển tiếp theo của hoạt động Từ đó các nhà khoa học đi đến kết luận: hoạt động chơi không nảy sinh một cách tự phát mà do những ảnh hưởng có ý thức hoặc không ý thức từ
1 J Piaget.(1945) Laformation du symbole chez I' fant, Neuchatel Paris: Delachaux et Neistel phía người lớn, bạn bè xung quanh trong đó giao tiếp xã hội đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển hoạt động chơi của trẻ
- Nghiên cứu về chức năng giáo dục của trò chơi: Đối với trẻ nhỏ thì trò chơi là phương tiện và đồng thời cũng là con đường để đứa trẻ lĩnh hội tri thức và khám phá thế giới xung quanh nó, những luận điểm này mãi cho đến những năm 30 của thế kỉ XX mới được các nhà khoa học làm sáng tỏ Trong những công trình nghiên cứu của mình, L.X Vưgôtxki đã lí giải và phân tích vai trò của hoạt động chơi nhất là dưới dạng các trò chơi mô phỏng, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của mình ông đã chỉ ra: chính những trò chơi mô phỏng tạo ra vùng "cận phát triển", là điều kiện đầu tiên thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách, "hoàn cảnh chơi" mang tính tưởng tượng là con đường dẫn tới trừu tượng hoá; việc thực hiện các qui tắc chơi là trường học rèn luyện các phẩm chất ý chí, phẩm chất đạo đức Từ những luận điểm trên đây tiếp tục cho những hướng nghiên cứu mới đặc biệt là nghiên cứu sử dụng trò chơi nhằm mục đích giáo dục trẻ về nhiều mặt Nhiều công trình nghiên cứu theo hướng nghiên cứu này được ra đời như "Giáo dục trẻ trong trò chơi" của Đ.B Menđgieritxkaia, 2
- Về vai trò của trò chơi đối với sự phát triển 3
Nghiên cứu về vai trò của trò chơi đối với sự phát triển của trẻ có A.X.Macarenco, L.X vưgôtxki đã nghiên cứu trò chơi theo hướng tập trung lí giải, phântích vai trò của hoạt động chơi (nhất là trò chơi mô phỏng) khi quan niệm rằng: chính hoạt động vui chơi là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách, trong trò chơi lần đầu tiên trí tưởng tượng xuất hiện, hoàn cảnh chơi mang tính tưởng tượng là con đường dẫn tới trừu tượng hoá, việc thực hiện các qui tắc trong trò chơi là trường học góp phần rèn luyện những phẩm chất ý chí ở trẻ, trò chơi là phương tiện xã hội hóa trẻ em tích cực nhất
- Về vấn đề phân loại trò chơi: 4
J.Piaget bắt đầu học thuyết phát triển trí tuệ dựa trên những hình mẫu về trò chơi mà ông quan sát được ở 3 đứa con của mình trong cuốn “Play, Dreams and Imitation in childhood” (1945) Theo J Piagie các trò chơi lần luợt xuất hiện trong đời sống cá thể trò chơi - hành động chức năng; trò chơi tượng trưng; trò chơi với các qui luật Sự phát triển của trò chơi theo cách mà J Piagie chỉ ra được xem là cách phân loại phổ biến trong lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ Các giai đoạn phát triển trò chơi của trẻ nhỏ được S.Smilanski bổ sung và được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu cũng như trong thực tiễn công tác giáo dục trẻ nhỏ ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam 5
2 Nguyễn Thị Vân Hương (2005) "Tổ chức trò chơi dân gian nhằm giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học", Tạp chí giáo dục, số 108
3 Phạm Vĩnh Thông, Phạm Mạnh Hùng, Phạm Hoàng Dương (2002) Trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam
Hà Nội: Nxb Văn hóa dân tộc
4 Phạm Vĩnh Thông, Phạm Mạnh Hùng, Phạm Hoàng Dương (2002) Trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam
Hà Nội: Nxb Văn hóa dân tộc
5 J Piaget, (1945), Laformation du symbole chez I' fant, Neuchatel, Paris, Delachaux et Neistel b Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài ở trong nước
Nghiên cứu về trò chơi và vai trò của trò chơi đối với sự phát triển của học sinh, sinh viên được một số nhà khoa học trong nước đề cập đến dưới góc độ nghiên cứu tâm lí học và giáo dục học: PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết trong tác phẩm “Trò chơi của trẻ em” đã giới thiệu về khái niệm chơi, đồ chơi và vai trò của đồ chơi, sự phân loại các trò chơi và tác dụng giáo dục của trò chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ lứa tuổi mẫu giáo; tập trung nghiên cứu khai thác trò chơi với tư cách là một phương pháp, phương tiện phát triển trí tuệ cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo có các tác giả: Nguyễn Thị Hoà; Nguyễn Thị Thu Hiền; Vũ Thị Ngân Nghiên cứu vận dụng trò chơi vào công tác giáo dục học sinh trong nhà trường được các nhà khoa học trong nước tập trung nghiên cứu với tư cách là phương pháp và hình thức dạy học có tác giả Lưu Thu Thuỷ và Nguyễn Hữu Hợp đề cập đến trò chơi với tư cách là một trong các phương pháp dạy học môn đạo đức trong nhà trường tiểu học được thể hiện trong cuốn "đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức"
- Nghiên cứu trò chơi dân gian trong công tác giáo dục học sinh, sinh viên
Nằm trong hệ thống phân loại của trò chơi có trò chơi dân gian, thực tế trò chơi dân gianồn tại với nhiều tên gọi khác nhau nhưng trong hệ thống phân loại thì mỗi loại trò chơi được phân biệt bởi những dấu hiệu đặc trưng riêng, dựa trên cách tiếp cận khác nhau về phân loại trò chơi
Trò chơi dân gian và tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách con người trò chơi dân gian trước hết thể hiện nét văn hoá dân tộc, phản ánh đời sống sinh hoạt của một cộng đồng người trong lịch sử phát triển, hơn nữa nó mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc Từ trước đến nay việc nghiên cứu về trò chơi dân gian, sử dụng trò chơi dân gian đã thu hút các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu tuy nhiên chủ yếu chỉ giới hạn trong lĩnh vực sưu tầm và giới thiệu Tác giả Lê Anh Thơ trong công trình nghiên cứu khoa học "Nghiên cứu sử dụng một số trò chơi vận động dân gian trong GDTC cho trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi" đã đề cập đến vấn đề sử dụng trò chơi dân gian như là phương tiện phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trên cơ sở nghiên cứu, triển khai thực nghiệm một số TCDG vận động phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo giai đoạn 3 - 5 tuổi; Tác giả Lê Thị Ninh với công trình "Thử cải tiến một số trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo" theo hướng nghiên cứu cải tiến cách thức tác động trong sử dụng một số TCDG đối với trẻ nhỏ kích thích hứng thú hoạt động ở trẻ Tác giả Nguyễn Thị Vân Hương với bài viết "Tổ chức trò chơi dân gian nhằm giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học" đã đề cập tới công tác giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học thông qua tổ chức, sử dụng các trò chơi dân gian; ở khía cạnh tiếp cận văn hoá dân gian tác giả Đỗ Thị Hoà đã mạnh dạn đưa ra một cách nhìn về vai trò của trò chơi dân gian và việc bảo tồn loại hình trò chơi này trong giai đoạn hiện nay "Một vài kiến nghị về việc bảo tồn các trò chơi dân gian trẻ em trong nhà trường hiện nay", Tạp chí văn hoá dân gian, số
6, năm 2004) Cùng với xu thế phát triển của kinh tế xã hội, văn hoá và đặc biệt là sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, trẻ nhỏ ngày nay còn được tiếp cận với những trò chơi điện tử hiện đại Ở những khu vực kinh tế phát triển, khu đô thị, thành phố các trò chơi dân gian đang mất dần vị thế bởi sự thế chỗ của các trò chơi điện tử Một số các em học sinh có thể ngồi bên máy vi tính hàng giờ đồng hồ, thậm chí nhiều giờ đồng hồ liền để chơi các trò chơi điện tử hiện đại trò chơi dân gian đang dần mất đi vai trò và vị thế trong xã hội hiện đại, biểu hiện rõ nét nhất của vấn đề này là sự hiện diện của số đông học sinh tại các quán net ngoài cổng trường ngoài giờ học, thậm chí một số không ít các em trốn học để có thời gian chơi game
Ngoài ra, ở nước ta, trong lĩnh vực GDTC và tổ chức hoạt động trò chơi cho trẻ đã có nghiên cứu về trò chơi vận động đặc biệt là các trò chơi vận động dân gian đã thu hút nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Nghiên cứu TCVĐ trong công tác giáo dục trẻ mẫu giáo có các tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Lê Anh Thơ, Trần Thị Tú, Hà Thị Kim Linh…Tác giả Lê Anh Thơ xây dựng hệ thống cơ sở lý thuyết cho sử dụng TCVĐ nhằm mục đích phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo Tác giả Hà Thị Kim Linh đã xây dựng hình thức và phương pháp sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học vùng Đông Bắc Những nghiên cứu trên đã hệ thống hóa được cơ sở lí luận về TCVĐ, xây dựng quy trình sử dụng TCVĐ nhằm mục đích GDTC cho trẻ mẫu giáo, xây dựng biện pháp trong phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học Tuy vậy, những công trình nghiên cứu các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi SV là hết sức hạn chế Do đó, đây là một vấn đề cần đưa ra nghiên cứu một cách bài bản, xây dựng nội dung phù hợp với công tác GDTC tại ĐH Huế trong thời gian tới 6 c Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
GDTC là một loại hình giáo dục nên nó là một quá trình giáo dục có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch để truyền thụ những tri thức kỹ năng, kỹ xảo vận động từ thế hệ này sang thế hệ khác, điều này có nghĩa là GDTC cũng như các loại hình giáo dục khác, nó là một quá trình Sư phạm với đầy đủ các đặc điểm của nó (có vai trò chủ đạo của nhà Sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà Sư phạm phù hợp với học sinh và đúng nguyên tắc GDTC nhằm phát huy vai trò chủ động, tự giác tích cực của người học) 7
Do đó, GDTC là một hình thức giáo dục nhằm trang bị những kỹ năng, kỹ xảo và những tri thức chuyên môn (giáo dưỡng) phát triển các tố chất thể lực và tăng cường sức khỏe
6 Nguyễn Toán, Lê Anh Thơ (1999) 136 trò chơi vận động dân gian Việt Nam và Châu Á Hà Nội: Nxb trẻ
7 Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn và cộng sự (2000) Lý luận và phương pháp thể dục thể thao Hà Nội: Nxb TDTT
Như vậy GDTC có thể chia thành 2 mặt tương đối độc lập là dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục các tố chất thể lực:
Dạy học động tác: Là nội dung cơ bản của giáo dưỡng thể chất đó là quá trình truyền thụ và tiếp thu có hệ thống những cách thức điều khiển hợp lý sự vận động của con người qua đó hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản cần thiết trong cuộc sống và những hiểu biết có liên quan (tri thức chuyên môn, luật, phương pháp, phương tiện của GDTC) Kỹ thuật các môn thể thao, các hoạt động sống cơ bản: đi, chạy, nhảy, leo, trèo Kỹ năng, kỹ xảo ngành nghề du lịch, giải trí
Giáo dục các tố chất thể lực: Đó là tác động hợp lý tới sự phát triển các tố chất thể lực đảm bảo phát triển các năng lực vận động như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động
Sự cần thiết của đề tài
Chương trình môn học GDTC là nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, nâng cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện Để thực hiện được mục tiêu đó cần tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động TTTH, phát triển câu lạc bộ các môn thể thao; đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học, tích hợp nhiều hoạt động, nhằm tạo sự hứng thú tham gia tập luyện; Quá trình dạy học cần tổ chức nhiều hoạt động vận động, tập luyện, trò chơi và thi đấu thể dục, thể thao phù hợp trên cơ sở đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, phát huy tính tự giác, khả năng tự học, tự rèn luyện của SV đặc biệt tạo được hứng thú với các hoạt động học tập Trong những hoạt động đó, có những trò chơi vận động, trò chơi dân gian, các bài tập bổ trợ giúp SV phát huy hết các khả năng, tạo sự năng động, sáng tạo
Trước đây công nghệ thông tin chưa phát triển trò chơi điện tử chưa thâm nhập rộng rãi vào đất nước chúng ta, thế hệ học trò trước đây, ai ai cũng biết được chơi những trò chơi dân gian như: Kéo co, bịt mắt bắt dê, nhảy dây, đá cầu, rồng rắn lên mây, ú tìm, chơi chuyền, đánh chắt, chơi ô ăn quan Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay để thế hệ trẻ biết, hiểu và vận dụng được các trò chơi dân là một điều không dễ dàng Mặt dù, các trò chơi dân gian đã được sử dụng nhiều trong các hoạt động vui chơi của mọi lứa tuổi, đặc biệt là hoạt động học có chủ đích tại các trường học Việc kết hợp trò chơi dân gian trong các hoạt động học có chủ đích tại trường học mang ý nghĩa to lớn trong việc: rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhịp nhàng, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí, óc phán đoán, gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể, sự gắn kết của tình bạn và đặc biệt nó góp phần xây dựng nhân cách mang đậm văn hóa dân tộc
Việt Nam cho thế hệ trẻ Với những ý ngĩa to lớn đó, chúng tôi thường xuyên đặt ra các câu hỏi vì sao trong hoạt động dạy học GDTC, các hoạt động vui chơi giải trí, trong chương trình môn học không đưa các trò chơi dân gian ấy vào? Và để ứng dụng các trò chơi dân gian vào môn học GDTC một cách phù hợp, khoa học cần được nghiên cứu, lựa chọn và xây dựng một cách bài bản, có tính hệ thống và logic Từ nhu cầu trong thực tiễn giảng dạy chúng tôi đề xuất đề tài: "Nghiên cứu ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình môn học Giáo dục thể chất cho SV ĐH Huế".
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng được các trò chơi dân gian vào quá trình giảng dạy môn học GDTC nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao kỹ năng vận động, giáo dục tinh thần đoàn kết, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người học và góp phần nâng cao chất lượng môn học GDTC cho SV ĐH Huế b Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy môn học GDTC cho SV ĐH Huế
Mục tiêu 2: Lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế
Mục tiêu 3: Ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế
Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy môn học GDTC cho SV ĐH Huế
- Đánh giá về chương trình môn học GDTC cho SV ĐH Huế
- Thực trạng về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học GDTC cho SV ĐH Huế
- Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập môn học GDTC cho
- Thực trạng về mức độ hứng thú của SV trong quá trình học tập môn học GDTC tại ĐH Huế
Nội dung 2: Lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế
- Cơ sở lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế
- Kết quả lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế
Nội dung 3: Ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình môn học
GDTC dành cho SV ĐH Huế
- Tổ chức ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế
- Kết quả ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế.
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận lý luận: Xác định các cơ sở lý luận để lựa chọn và ứng dụng các các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế
Cách tiếp cân thực tiễn: Thông qua điều tra thực trạng, quan sát thực tiễn giảng dạy và các ý kiến của cán bộ, giảng viên, các nhà quản lý, các chuyên gia để xác định, lựa chọn và ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế
Cách tiếp cận phát triển: So sánh, đối chiếu, đánh giá hiệu quả các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế b Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đề tài dự kiến sử dụng các giải pháp sau đây:
- Phương pháp đọc và phân tích tài liệu
Sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu là phục vụ chủ yếu cho việc giải quyết các chương 1, chương 2 và cơ sở lý luận trong chương 3 của đề tài Việc phân tích và tổng hợp các tài liệu chuyên môn có liên quan được lấy từ các nguồn tài liệu chuyên ngành, các trò chơi vân động, các trò chơi dân gian phù hợp với lí luận và thực tiễn tổ chức giảng dạy môn học GDTC cũng như các văn bản pháp quy khác trong và ngoài nước làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài
- Phương pháp quan sát sư phạm
Việc quan sát thực trạng giảng dạy và học tập môn học GDTC cho SV ĐH Huế
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp nghiên cứu khoa học thu nhận thông tin qua hỏi - trả lời giữa nhà nghiên cứu với các cá nhân khác nhau về vấn đề quan tâm Đề tài chủ yếu sử dụng 2 loại phỏng vấn đó là:
+ Phỏng vấn trực tiếp là phương pháp thu nhận thông tin thông qua hỏi và trả lời miệng giữa nhà nghiên cứu, giảng viên và người được hỏi Chủ yếu sử dụng trong việc phỏng vấn các nhà quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực TDTT nhằm giúp định hướng, làm cơ sở lí luận vững chắc cho việc nghiên cứu các nội dung của đề tài
+ Phỏng vấn gián tiếp là phương pháp thu nhận thông tin bằng phiếu hỏi, phiếu điều tra theo một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn sàng Chủ yếu sử dụng trong phỏng vấn cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý tại Khoa GDTC - ĐH Huế Đề tài dự kiến phỏng vấn các giảng viên, SV về thực trạng công tác GDTC, thực trạng sử dụng các trò chơi dân gian trong dạy học, phỏng vấn các giảng viên về lựa chọn các trò chơi dân gian, xây dựng kế hoạch ứng dụng phù hợp với các điều kiện đảm bảo trong giảng dạy và học tập môn học GDTC tại Khoa GDTC - ĐH Huế
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Là phương pháp ứng dụng một số trò chơi dân gian đã được lựa chọn để kiểm nghiệm tính ưu việt trong việc nâng cao chất lượng công tác GDTC cho SV ĐH Huế Đề tài ứng dụng cho khoảng 186 SV tham gia hoạt động trò chơi dân gian trong 1 học kỳ năm học 2020-2021 (5 tháng), để đánh giá sự thay đổi về thể lực, tâm lý, sinh lý của SV ĐH Huế, thông qua đó sẽ đánh giá được hiệu quả của việc ứng dụng các trò chơi dân gian đã được lựa chọn
- Phương pháp kiểm tra sư phạm Để có cơ sở đánh giá tính ưu việt của các trò chơi dân gian được ứng dụng trong hoạt động GDTC cho SV ĐH Huế, đề tài đã sử dụng các nội dung đánh giá các chỉ số thể lực, tâm lý và sinh lý như sau:
+ Kiểm tra các chỉ số về thể lực: Chạy 30m (giây); Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây); Bật xa tại chỗ (cm); Chạy 5 phúc tuỳ sức (m) Cụ thể được trình bày như sau:
(1) Chạy 30m xuất phát cao (giây)
Mục đích: Nhằm đánh giá sức nhanh của đối tượng kiểm tra
Chuẩn bị: Đường chạy có kích thước tối thiểu 50 x 2m, bằng phẳng Kẻ vạch xuất phát và vạch đích
Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây, cờ lệnh
Cách thức kiểm tra: Mỗi đợt chạy gồm hai đối tượng kiểm tra Tại chỗ xuất phát cao Khi kiểm tra trọng tài xuất phát ra lệnh “Vào chỗ” thì đối tượng kiểm tra đứng vào trước vạch xuất phát ở tư thế chân trước chân sau Khi nghe thấy tín hiệu
“Chuẩn bị” thì hạ thấp trọng tâm, thân người hơi ngả về phía trước, ở trong tư thế chờ lệnh xuất phát và khi nghe thấy tín hiệu “Chạy” thì dùng sức nhanh chóng chạy về đích và băng qua vạch đích Yêu cầu người chạy không được chạy trước khi có tín hiệu.Trong quá trình chạy không làm cản trở người chạy ở ô bên cạnh
Trọng tài bấm giờ: Đứng ngang vạch đích, bấm giờ xuất phát cùng với lệnh xuất phát và bấm giờ kết thúc khi ngực hoặc vai của đối tượng kiểm tra chạm mặt phẳng đích Thành tích được tính tới 1% giây
Người trợ giúp: Ghi thành tích của đối tượng kiểm tra
(2) Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây)
Mục đích: Nhằm đánh giá sức mạnh nhóm cơ bụng Chuẩn bị: Thảm vuông hoặc mặt sàn sạch, bàn, ghế Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây
Cách thức kiểm tra: Đối tượng kiểm tra có thể nằm trên ghi băng hoặc trên thảm, mặt sàn Chân co gối 90 0 , bàn chân áp sát mặt sàn (mặt ghế hoặc mặt thảm) Hai tay ôm sau gáy, các ngón tay đan chéo nhau Người trợ giúp ngồi lên hai mu bàn chân của đối tượng kiểm tra và hai tay giữ chặt cẳng chân của đối tượng điều tra Không cho bàn chân của đối tượng kiểm tra xê dịch hay nâng lên khỏi mặt sàn Đối tượng kiểm tra nằm ngửa, hai mu bàn tay và vai chạm sàn Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì thực hiện động tác gập bụng Khi thực hiện động tác đối tượng sẽ co cơ bụng để kéo thân người ngồi dậy thành tư thế ngồi, 2 khuỷu tay chạm đùi rồi mới được phép ngả người nằm xuống để làm tiếp lần sau Khi có hiệu lệnh “thôi”, đối tượng kiểm tra dừng thực hiện động tác Cứ mỗi lần nằm xuống ngồi dậy được coi như thực hiện được 1 lần Đối tượng kiểm tra thực hiện gập bụng 2 lần, nghỉ giữa 15 giây Lấy kết quả lần cao nhất Tính số lần thực hiện trong 30s
Người trợ giúp: Ghi kết quả số lần thực hiện tốt nhất
(3) Bật xa tại chỗ (cm)
Mục đích: Nhằm đánh giá sức mạnh tốc độ của 2 chân và cơ lưng
Chuẩn bị: Thảm cao su giảm chấn, kích thước 1 x 3 m (nếu không có thảm có thể thực hiện trên nền đất, cát mềm)
Dụng cụ kiểm tra: Thước đo dài làm bằng thanh hợp kim hoặc bằng gỗ kích thước 3 x 0, 3m, phấn
Cách thức thực hiện: Đối tượng kiểm tra đứng 2 chân rộng bằng vai, ngón chân đặt sát mép vạch xuất phát, hai tay giơ lên cao, hạ thấp trọng tâm, gấp khớp khuỷu gập thân, hơi lao về phía trước, đầu hơi cúi, hai tay hạ xuống dưới, ra sau, phối hợp duỗi thân, dùng sức mạnh của 2 chân bật mạnh lên trên về trước đồng thời 2 tay cũng vung mạnh ra trước Khi bật và khi tiếp đất 2 chân tiến hành cùng lúc Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến điểm chạm gần nhất của gót bàn chân (vạch dấu chân trên thảm) Đối tượng kiểm tra thực hiện 2 lần lấy thành tích lần cao nhất Đơn vị tính là cm
Người trợ giúp: Đo thành tích và ghi lại kết quả của lần bật xa nhất
Mục đích: Nhằm đánh giá sức bền chung (sức bền ưa khí)
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ
Đánh giá về chương trình môn học GDTC cho SV ĐH Huế
Nhìn chung, chương trình môn học GDTC của ĐH Huế hiện nay là đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu đào tạo, tuy nhiên các nội dung dạy học còn nặng về mặt kĩ - chiến thuật mà chưa có nhiều hoạt động mang tính rèn luyện thể chất kết hợp với vui chơi, giải trí tạo nhiều hứng thú cho người học.
Thực trạng về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học GDTC cho SV ĐH Huế
Điều này cho thấy đội ngũ cán bộ, giảng viên giảng dạy môn học GDTC có số lượng tương đối đông, tuy nhiên xét về trình độ vẫn chưa đảm bảo để đáp ứng yêu cầu trong công tác giảng dạy, bởi lẽ vẫn còn 10% giảng viên có trình độ cử nhân.
Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập môn học GDTC cho
Do SV của tất cả các trường, khoa đều tập trung học tập môn học GDTC tại Khoa GDTC- ĐH Huế nên vẫn đang thiếu về số lượng, theo ước tính chỉ đáp ứng được 50-60% nhu cầu của SV trong toàn ĐH Huế Các sân bãi dụng cụ như: đường chạy tiêu chuẩn, sân sân điền kinh, sân đá cầu, sân quần vợt, bể bơi hiện vẫn chưa có Sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ hiện nay đã xuống cấp, chưa đạt tiêu chuẩn thi đấu, số lượng còn hạn chế, đặc biệt là các sân tập trong nhà để phù hợp với thời tiết mưa nhiều tại Thừa Thiên Huế.
Thực trạng về kết quả học tập môn học GDTC của SV ĐH Huế
Tỉ lệ SV chưa đạt yêu cầu môn học GDTC khá cao, đặc biệt SV một số trường như: trường ĐH Sư phạm có 18, 93% SV không đạt yêu cầu; trường ĐH kinh tế có 20, 49% SV không đạt yêu cầu; trường ĐH Nông Lâm có 25, 51% SV không đạt yêu cầu; trường ĐH Khoa học có 28, 62% SV không đạt yêu cầu Chỉ SV trường ĐH Y Dược và trường ĐH Nghệ thuật có tỉ lệ đạt yêu cầu môn học cao, tương ứng với tỉ lệ 4, 56% và 8, 33% Điều này thấy rằng, tỉ lệ SV đạt yêu cầu môn học vẫn còn thấp Do vậy, trong quá trình giảng dạy cần điều chỉnh về mặt nội dung, phương pháp, cách thức đánh giá nhằm tăng cường sự hứng thú cho người học, nâng cao tính giải trí trong quá trình học tập và tạo cho SV thói quen tập luyện thể dục thể thao một cách thường xuyên.
Thực trạng về nhận thức của SV trong quá trình học tập môn học GDTC tại ĐH Huế
Mức độ hứng thú của môn học là một trong những vấn đề cần cải thiện nhằm xây dựng lòng đam mê cho SV tham gia học tập và rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe thể chất, cải thiện hình thể, giúp nâng cao sức khỏe tinh thần cho SV ĐH Huế một cách bền vững
Thái độ học tập môn GDTC của SV ĐH Huế hầu hết là tốt, có đến 203 SV (chiếm 94, 42%) có mặt đầy đủ, đúng giờ trong các giờ học GDTC và 172 SV (chiếm 80%) SV cho rằng buồn khi bị điểm kém ở các bài kiểm tra/thi; Có 162 SV (chiếm 75, 35%) tập trung chú ý nghe giảng và tích cực tập luyện theo sự chỉ dẫn của giảng viên ix
SV ĐH Huế chủ yếu đi học đúng buổi quy định, nhưng không tập luyện thêm (chiếm 60%), nghĩa là SV chỉ tham gia môn học GDTC theo kế hoạch bắt buộc trong chương trình, cho có nhiều SV tham gia hoạt động tập luyện TDTT ngoại khóa, số đó chiếm tỉ lệ rất nhỏ với 7, 91% SV cho rằng học chuyên cần, tích cực và thường xuyên tập luyện thêm và 10, 70% SV đã đi học đúng buổi quy định, thỉnh thoảng có tập luyện thêm Điều này phù hợp với động cơ học tập của các em SV và đây là vấn đề đặt ra cho các nhà GDTC cần điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá môn học GDTC trong thời gian tới
Phần lớn SV chưa hứng thú với môn học GDTC với 145 SV (chiếm 67, 44%) và không hứng thú học môn học GDTC với 27 SV (chiếm 12, 56%) ý kiến trả lời đồng ý; số lượng hứng thú và rất hứng thú với môn học GDTC chỉ có 43 SV (chiếm 20%) Như vậy, trong các giờ học GDTC cần điều chỉnh phương pháp dạy học, nội dung lên lớp nhằm tạo hứng thú cho SV học tập tích cực hơn
Có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến mức độ hứng thú của SV trong quá trình học tập môn học GDTC tại ĐH Huế trong đó nguyên nhân là giảng viên ít tổ chức các hoạt động vui chơi trong giờ học là một trong những nguyên nhân có số lượng SV đồng thuận nhất với 205 ý kiến (chiếm đến 95, 35%) Tiếp đến là do nội dung môn học thiếu hấp dẫn với 172 ý kiến của SV (chiếm 80%) và do học các môn khác nhiều không có thời gian cũng là một nguyên nhân có 184 ý kiến (chiếm 85, 58%) đồng ý Dựa trên kết quả nghiên cứu này đặt ra vấn đề là cần khắc phục các nguyên nhân về nội dung, hình thức tổ chức dạy học và cải thiện kế hoạch học tập để
SV có nhiều thời gian hoạt động vận động nhằm tăng cường sức khỏe.
Kết quả lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế
2.1 Cơ sở lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế
Từ kết quả phân tích, tổng hợp các tài liệu về quản lý TDTT trường học, các giáo trình, sách giáo khoa về trò chơi dân gian và tham khảo các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước đề tài rút ra nhận định rằng: để lựa chọn được các trò chơi dân gian phù hợp với SV ĐH Huế nhất thiết phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản đó là: Đảm bảo tính thực tiễn, Đảm bảo tính khả thi, Đảm bảo sự phát triển, Đảm bảo sự phù hợp đối tượng giáo dục
2.2 Kết quả lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế Đề tài đã xác định được 12 trò chơi dân gian ứng dụng trong chương trình môn học GDTC danh cho SV ĐH Huế, bao gồm: Ô ăn quan; Mèo đuổi chuột; Rồng rắn lên mây; Kéo co; Cá sấu lên bờ; Một hai ba; Nhảy dây; Cướp cờ; Nhảy lò cò; Lùa vịt; Chơi u; Đua thuyền x
Chương 3 Ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế
3.1 Tổ chức ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế Đề tài đã tiến hành thực nghiệm 15 tuần từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2020, mỗi tuần tổ chức 1-3 trò chơi (chiếm 15-30 phút/giáo án), mỗi trò chơi được tổ chức 2-
3.2 Kết quả ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế
Sau 05 tháng thực nghiệm, tình trạng thể chất, tâm sinh lý của sinh viên nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trên cả đối tượng nam và nữ đều thu được kết quả ttính> tbảng =1.960 ở ngưỡng P < 0.05, có nghĩa là tình trạng thể chất, tâm sinh lý của sinh viên nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đã có sự khác biệt và đều có nhịp tăng trưởng, tuy nhiên, nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng đáng kể hơn ở đa số các chỉ tiêu kiểm tra và tăng cao hơn hẳn nhóm đối chứng, chứng tỏ các trò chơi dân gian đã được lựa chọn và ứng dụng của đề tài đã có hiệu quả cao trong việc phát triển thể chất, cải thiện đặc điểm tâm lý, sinh lý cho sinh viên nhóm thực nghiệm và điều này cũng khẳng định các trò chơi dân gian đã lựa chọn có hiệu quả trong quá trình giảng dạy GDTC cho sinh viên Đại học Huế
5 Các sản phẩm của đề tài (số lượng, tên gọi, thông tin vắn tắt của mỗi loại sản phẩm; xóa đi mục nào không có thông tin)
5.1 Sản phẩm khoa học: Đề tài đã có 02 bài báo khoa học cụ thể như sau:
- Tên bài báo: Nghiên cứu lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình môn học Giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Huế đăng tại Hội thảo khoa học toàn quốc năm 2021 của trường Đại học Cần Thơ (Xem phụ lục 8)
Thông tin vắn tắt bài báo: Bằng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát và phương pháp toán học thống kê đề tài đã tiến hành đánh giá được thực trạng về chương trình môn học Giáo dục thể chất (GDTC); về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học GDTC; về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập; về kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên Đại học Huế; về động cơ học tập, mức độ hứng thú, biểu hiện hành vi của sinh viên và về các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hứng thú tham gia học tập môn học GDTC của sinh viên Đại học Huế.
- Tên bài báo: Đánh giá thực trạng công tác dạy học nội khóa và nhận thức của sinh viên Đại học Huế về môn học giáo dục thể chất đăng tại Hội thảo khoa học toàn quốc năm 2021 của trường Đại học Cần Thơ (Xem phụ lục 8) xi
Thông tin vắn tắt bài báo: Bằng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát và phương pháp toán học thống kê đề tài đã phân tích và lựa chọn được 12 trò chơi dân gian để áp dụng trong môn học Giáo dục thể chất (GDTC) nhằm nâng cao thể lực và tăng cường sự hứng thú trong quá trình học tập môn GDTC của sinh viên Đại học Huế
5.2 Sản phẩm đào tạo: Không
5.3 Sản phẩm ứng dụng: Không
6 Các đóng góp, khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu Đề tài đã lựa chọn được 12 trò chơi dân gian phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Khoa GDTC và có khả năng ứng dụng vào quá trình giảng dạy môn học GDTC cho sinh viên Đại học Huế nhằm phát triển thể chất, cải thiện các đặc điểm tâm lý, sinh lý của SV góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên Đại học Huế
Các kết quả nghiên cứu sẽ chuyển giao trực tiếp cho Khoa GDTC thông qua Tổ Đào tạo – KHCN, Khoa GDTC – Đại học Huế để đưa vào ứng dụng trong quá trình giảng dạy môn học GDTC cho sinh viên Đại học Huế
Khoa trưởng Khoa GDTC Chủ nhiệm đề tài
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đề tài trong và ngoài nước a Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài ở nước ngoài
Vấn đề nghiên cứu các trò chơi dân gian Việt Nam và hoạt động giảng dạy môn học GDTC ở trên thế giới chưa được thực hiện Tuy nhiên, dưới góc độ tìm hiểu, phân tích các nghiên cứu trước đây, đề tài nhận thấy một số công trình liên quan đến trò chơi, hoạt động chơi của học sinh Cụ thể:
- Nghiên cứu về bản chất của hoạt động chơi 1
Xác định bản chất hoạt động chơi là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt phương pháp luận trong nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động vui chơi, đặc biệt là trò chơi con trẻ Những năm 30 của thế kỉ XX các nhà tâm lí học, giáo dục học Xô Viết đã đưa ra một cái nhìn mới về bản chất tâm lí người nói chung và hoạt động chơi nói riêng Bằng những lập luận khoa học, họ đã chứng minh sự xuất hiện của trò chơi như hình thức cụ thể của hoạt động chơi, gắn liền với lao động ở giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người Còn K.Gross đã dựa trên sự quan sát hành vi chơi của con người và hành vi chơi của con vật đã đi đến nhận định: Hành động chơi của con người và con vật là giống nhau, đều thể hiện ở dạng luyện tập trước để thích ứng trong đời sống cá thể, ông kết luận “chơi thực chất là luyện tập” Những người theo quan điểm sinh vật hóa trò chơi như G.Spencer, K.Gross, S.Koll, J.Feud… cho rằng trò chơi mang tính bản năng nhằm giải tỏa những năng lượng dư thừa trong cơ thể giống như những con vật còn non Ông cho rằng, trong trò chơi những bản năng nghịch ngợm, phá phách của trẻ được đáp ứng Học thuyết “dư thừa” của Spencer có những khía cạnh mâu thuẫn với thực tiễn Bởi vì tham gia vào trò chơi không chỉ có những cháu khỏe mạnh mà có những cháu sức khỏe yếu Hơn thế nữa, chơi không chỉ có tiêu hao sức lực (dư thừ mà còn có tác dụng khôi phục sức khỏe Chẳng thế mà nhiều bệnh viện nhi đồng trên thế giới, trong các phòng điều trị, người ta bố trí đồ chơi, chỗ chơi cho trẻ em Thực ra, sự dư thừa năng lượng trong cơ thể trẻ đang phát triển chỉ tạo điều kiện thuận lợi để trẻ thực hiện trò chơi mà thôi, chứ không phải nguyên nhân tạo ra trò chơi Vào những năm 40, các cộng sự và học trò của L.X.Vưgôtxki, Đ.B.Elcônhin, A.V Zaparogiet, A.N.Leonchiep, đã thực hiện hàng loạt nghiên cứu về hoạt động chơi của học sinh nhỏ điển hình là những công trình nghiên cứu của L.X.Xlavina; L.A.Gersezon; tiến hành dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, bắt đầu từ những hoạt động có thực của trẻ để từ đó hiểu những biến đổi tương ứng trong ý thức của trẻ và sau đó tìm hiểu những ảnh hưởng trở lại của sự thay đổi ý thức đối với sự phát triển tiếp theo của hoạt động Từ đó các nhà khoa học đi đến kết luận: hoạt động chơi không nảy sinh một cách tự phát mà do những ảnh hưởng có ý thức hoặc không ý thức từ
1 J Piaget.(1945) Laformation du symbole chez I' fant, Neuchatel Paris: Delachaux et Neistel phía người lớn, bạn bè xung quanh trong đó giao tiếp xã hội đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển hoạt động chơi của trẻ
- Nghiên cứu về chức năng giáo dục của trò chơi: Đối với trẻ nhỏ thì trò chơi là phương tiện và đồng thời cũng là con đường để đứa trẻ lĩnh hội tri thức và khám phá thế giới xung quanh nó, những luận điểm này mãi cho đến những năm 30 của thế kỉ XX mới được các nhà khoa học làm sáng tỏ Trong những công trình nghiên cứu của mình, L.X Vưgôtxki đã lí giải và phân tích vai trò của hoạt động chơi nhất là dưới dạng các trò chơi mô phỏng, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của mình ông đã chỉ ra: chính những trò chơi mô phỏng tạo ra vùng "cận phát triển", là điều kiện đầu tiên thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách, "hoàn cảnh chơi" mang tính tưởng tượng là con đường dẫn tới trừu tượng hoá; việc thực hiện các qui tắc chơi là trường học rèn luyện các phẩm chất ý chí, phẩm chất đạo đức Từ những luận điểm trên đây tiếp tục cho những hướng nghiên cứu mới đặc biệt là nghiên cứu sử dụng trò chơi nhằm mục đích giáo dục trẻ về nhiều mặt Nhiều công trình nghiên cứu theo hướng nghiên cứu này được ra đời như "Giáo dục trẻ trong trò chơi" của Đ.B Menđgieritxkaia, 2
- Về vai trò của trò chơi đối với sự phát triển 3
Nghiên cứu về vai trò của trò chơi đối với sự phát triển của trẻ có A.X.Macarenco, L.X vưgôtxki đã nghiên cứu trò chơi theo hướng tập trung lí giải, phântích vai trò của hoạt động chơi (nhất là trò chơi mô phỏng) khi quan niệm rằng: chính hoạt động vui chơi là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách, trong trò chơi lần đầu tiên trí tưởng tượng xuất hiện, hoàn cảnh chơi mang tính tưởng tượng là con đường dẫn tới trừu tượng hoá, việc thực hiện các qui tắc trong trò chơi là trường học góp phần rèn luyện những phẩm chất ý chí ở trẻ, trò chơi là phương tiện xã hội hóa trẻ em tích cực nhất
- Về vấn đề phân loại trò chơi: 4
ỨNG DỤNG CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT DÀNH CHO SV ĐH HUẾ
Tổ chức ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế
Đề tài đã tiến hành thực nghiệm 15 tuần từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2020, mỗi tuần tổ chức 1-3 trò chơi (chiếm 15-30 phút/giáo án), mỗi trò chơi được tổ chức 2-
Kết quả ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế
3.1 Tổ chức ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế Đề tài đã tiến hành thực nghiệm 15 tuần từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2020, mỗi tuần tổ chức 1-3 trò chơi (chiếm 15-30 phút/giáo án), mỗi trò chơi được tổ chức 2-
3.2 Kết quả ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC dành cho SV ĐH Huế
Sau 05 tháng thực nghiệm, tình trạng thể chất, tâm sinh lý của sinh viên nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trên cả đối tượng nam và nữ đều thu được kết quả ttính> tbảng =1.960 ở ngưỡng P < 0.05, có nghĩa là tình trạng thể chất, tâm sinh lý của sinh viên nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đã có sự khác biệt và đều có nhịp tăng trưởng, tuy nhiên, nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng đáng kể hơn ở đa số các chỉ tiêu kiểm tra và tăng cao hơn hẳn nhóm đối chứng, chứng tỏ các trò chơi dân gian đã được lựa chọn và ứng dụng của đề tài đã có hiệu quả cao trong việc phát triển thể chất, cải thiện đặc điểm tâm lý, sinh lý cho sinh viên nhóm thực nghiệm và điều này cũng khẳng định các trò chơi dân gian đã lựa chọn có hiệu quả trong quá trình giảng dạy GDTC cho sinh viên Đại học Huế
5 Các sản phẩm của đề tài (số lượng, tên gọi, thông tin vắn tắt của mỗi loại sản phẩm; xóa đi mục nào không có thông tin)
5.1 Sản phẩm khoa học: Đề tài đã có 02 bài báo khoa học cụ thể như sau:
- Tên bài báo: Nghiên cứu lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình môn học Giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Huế đăng tại Hội thảo khoa học toàn quốc năm 2021 của trường Đại học Cần Thơ (Xem phụ lục 8)
Thông tin vắn tắt bài báo: Bằng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát và phương pháp toán học thống kê đề tài đã tiến hành đánh giá được thực trạng về chương trình môn học Giáo dục thể chất (GDTC); về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học GDTC; về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập; về kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên Đại học Huế; về động cơ học tập, mức độ hứng thú, biểu hiện hành vi của sinh viên và về các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hứng thú tham gia học tập môn học GDTC của sinh viên Đại học Huế.
- Tên bài báo: Đánh giá thực trạng công tác dạy học nội khóa và nhận thức của sinh viên Đại học Huế về môn học giáo dục thể chất đăng tại Hội thảo khoa học toàn quốc năm 2021 của trường Đại học Cần Thơ (Xem phụ lục 8) xi
Thông tin vắn tắt bài báo: Bằng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát và phương pháp toán học thống kê đề tài đã phân tích và lựa chọn được 12 trò chơi dân gian để áp dụng trong môn học Giáo dục thể chất (GDTC) nhằm nâng cao thể lực và tăng cường sự hứng thú trong quá trình học tập môn GDTC của sinh viên Đại học Huế
5.2 Sản phẩm đào tạo: Không
5.3 Sản phẩm ứng dụng: Không
6 Các đóng góp, khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu Đề tài đã lựa chọn được 12 trò chơi dân gian phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Khoa GDTC và có khả năng ứng dụng vào quá trình giảng dạy môn học GDTC cho sinh viên Đại học Huế nhằm phát triển thể chất, cải thiện các đặc điểm tâm lý, sinh lý của SV góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên Đại học Huế
Các kết quả nghiên cứu sẽ chuyển giao trực tiếp cho Khoa GDTC thông qua Tổ Đào tạo – KHCN, Khoa GDTC – Đại học Huế để đưa vào ứng dụng trong quá trình giảng dạy môn học GDTC cho sinh viên Đại học Huế
Khoa trưởng Khoa GDTC Chủ nhiệm đề tài
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đề tài trong và ngoài nước a Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài ở nước ngoài
Vấn đề nghiên cứu các trò chơi dân gian Việt Nam và hoạt động giảng dạy môn học GDTC ở trên thế giới chưa được thực hiện Tuy nhiên, dưới góc độ tìm hiểu, phân tích các nghiên cứu trước đây, đề tài nhận thấy một số công trình liên quan đến trò chơi, hoạt động chơi của học sinh Cụ thể:
- Nghiên cứu về bản chất của hoạt động chơi 1
Xác định bản chất hoạt động chơi là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt phương pháp luận trong nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động vui chơi, đặc biệt là trò chơi con trẻ Những năm 30 của thế kỉ XX các nhà tâm lí học, giáo dục học Xô Viết đã đưa ra một cái nhìn mới về bản chất tâm lí người nói chung và hoạt động chơi nói riêng Bằng những lập luận khoa học, họ đã chứng minh sự xuất hiện của trò chơi như hình thức cụ thể của hoạt động chơi, gắn liền với lao động ở giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người Còn K.Gross đã dựa trên sự quan sát hành vi chơi của con người và hành vi chơi của con vật đã đi đến nhận định: Hành động chơi của con người và con vật là giống nhau, đều thể hiện ở dạng luyện tập trước để thích ứng trong đời sống cá thể, ông kết luận “chơi thực chất là luyện tập” Những người theo quan điểm sinh vật hóa trò chơi như G.Spencer, K.Gross, S.Koll, J.Feud… cho rằng trò chơi mang tính bản năng nhằm giải tỏa những năng lượng dư thừa trong cơ thể giống như những con vật còn non Ông cho rằng, trong trò chơi những bản năng nghịch ngợm, phá phách của trẻ được đáp ứng Học thuyết “dư thừa” của Spencer có những khía cạnh mâu thuẫn với thực tiễn Bởi vì tham gia vào trò chơi không chỉ có những cháu khỏe mạnh mà có những cháu sức khỏe yếu Hơn thế nữa, chơi không chỉ có tiêu hao sức lực (dư thừ mà còn có tác dụng khôi phục sức khỏe Chẳng thế mà nhiều bệnh viện nhi đồng trên thế giới, trong các phòng điều trị, người ta bố trí đồ chơi, chỗ chơi cho trẻ em Thực ra, sự dư thừa năng lượng trong cơ thể trẻ đang phát triển chỉ tạo điều kiện thuận lợi để trẻ thực hiện trò chơi mà thôi, chứ không phải nguyên nhân tạo ra trò chơi Vào những năm 40, các cộng sự và học trò của L.X.Vưgôtxki, Đ.B.Elcônhin, A.V Zaparogiet, A.N.Leonchiep, đã thực hiện hàng loạt nghiên cứu về hoạt động chơi của học sinh nhỏ điển hình là những công trình nghiên cứu của L.X.Xlavina; L.A.Gersezon; tiến hành dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, bắt đầu từ những hoạt động có thực của trẻ để từ đó hiểu những biến đổi tương ứng trong ý thức của trẻ và sau đó tìm hiểu những ảnh hưởng trở lại của sự thay đổi ý thức đối với sự phát triển tiếp theo của hoạt động Từ đó các nhà khoa học đi đến kết luận: hoạt động chơi không nảy sinh một cách tự phát mà do những ảnh hưởng có ý thức hoặc không ý thức từ
1 J Piaget.(1945) Laformation du symbole chez I' fant, Neuchatel Paris: Delachaux et Neistel phía người lớn, bạn bè xung quanh trong đó giao tiếp xã hội đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển hoạt động chơi của trẻ
- Nghiên cứu về chức năng giáo dục của trò chơi: Đối với trẻ nhỏ thì trò chơi là phương tiện và đồng thời cũng là con đường để đứa trẻ lĩnh hội tri thức và khám phá thế giới xung quanh nó, những luận điểm này mãi cho đến những năm 30 của thế kỉ XX mới được các nhà khoa học làm sáng tỏ Trong những công trình nghiên cứu của mình, L.X Vưgôtxki đã lí giải và phân tích vai trò của hoạt động chơi nhất là dưới dạng các trò chơi mô phỏng, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của mình ông đã chỉ ra: chính những trò chơi mô phỏng tạo ra vùng "cận phát triển", là điều kiện đầu tiên thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách, "hoàn cảnh chơi" mang tính tưởng tượng là con đường dẫn tới trừu tượng hoá; việc thực hiện các qui tắc chơi là trường học rèn luyện các phẩm chất ý chí, phẩm chất đạo đức Từ những luận điểm trên đây tiếp tục cho những hướng nghiên cứu mới đặc biệt là nghiên cứu sử dụng trò chơi nhằm mục đích giáo dục trẻ về nhiều mặt Nhiều công trình nghiên cứu theo hướng nghiên cứu này được ra đời như "Giáo dục trẻ trong trò chơi" của Đ.B Menđgieritxkaia, 2
- Về vai trò của trò chơi đối với sự phát triển 3
Nghiên cứu về vai trò của trò chơi đối với sự phát triển của trẻ có A.X.Macarenco, L.X vưgôtxki đã nghiên cứu trò chơi theo hướng tập trung lí giải, phântích vai trò của hoạt động chơi (nhất là trò chơi mô phỏng) khi quan niệm rằng: chính hoạt động vui chơi là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách, trong trò chơi lần đầu tiên trí tưởng tượng xuất hiện, hoàn cảnh chơi mang tính tưởng tượng là con đường dẫn tới trừu tượng hoá, việc thực hiện các qui tắc trong trò chơi là trường học góp phần rèn luyện những phẩm chất ý chí ở trẻ, trò chơi là phương tiện xã hội hóa trẻ em tích cực nhất
- Về vấn đề phân loại trò chơi: 4
J.Piaget bắt đầu học thuyết phát triển trí tuệ dựa trên những hình mẫu về trò chơi mà ông quan sát được ở 3 đứa con của mình trong cuốn “Play, Dreams and Imitation in childhood” (1945) Theo J Piagie các trò chơi lần luợt xuất hiện trong đời sống cá thể trò chơi - hành động chức năng; trò chơi tượng trưng; trò chơi với các qui luật Sự phát triển của trò chơi theo cách mà J Piagie chỉ ra được xem là cách phân loại phổ biến trong lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ Các giai đoạn phát triển trò chơi của trẻ nhỏ được S.Smilanski bổ sung và được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu cũng như trong thực tiễn công tác giáo dục trẻ nhỏ ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam 5
2 Nguyễn Thị Vân Hương (2005) "Tổ chức trò chơi dân gian nhằm giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học", Tạp chí giáo dục, số 108
3 Phạm Vĩnh Thông, Phạm Mạnh Hùng, Phạm Hoàng Dương (2002) Trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam
Hà Nội: Nxb Văn hóa dân tộc
4 Phạm Vĩnh Thông, Phạm Mạnh Hùng, Phạm Hoàng Dương (2002) Trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam
Hà Nội: Nxb Văn hóa dân tộc
5 J Piaget, (1945), Laformation du symbole chez I' fant, Neuchatel, Paris, Delachaux et Neistel b Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài ở trong nước
Nghiên cứu về trò chơi và vai trò của trò chơi đối với sự phát triển của học sinh, sinh viên được một số nhà khoa học trong nước đề cập đến dưới góc độ nghiên cứu tâm lí học và giáo dục học: PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết trong tác phẩm “Trò chơi của trẻ em” đã giới thiệu về khái niệm chơi, đồ chơi và vai trò của đồ chơi, sự phân loại các trò chơi và tác dụng giáo dục của trò chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ lứa tuổi mẫu giáo; tập trung nghiên cứu khai thác trò chơi với tư cách là một phương pháp, phương tiện phát triển trí tuệ cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo có các tác giả: Nguyễn Thị Hoà; Nguyễn Thị Thu Hiền; Vũ Thị Ngân Nghiên cứu vận dụng trò chơi vào công tác giáo dục học sinh trong nhà trường được các nhà khoa học trong nước tập trung nghiên cứu với tư cách là phương pháp và hình thức dạy học có tác giả Lưu Thu Thuỷ và Nguyễn Hữu Hợp đề cập đến trò chơi với tư cách là một trong các phương pháp dạy học môn đạo đức trong nhà trường tiểu học được thể hiện trong cuốn "đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức"
- Nghiên cứu trò chơi dân gian trong công tác giáo dục học sinh, sinh viên
Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi rút ra các kết luận sau đây:
- Về chương trình môn học GDTC của ĐH Huế hiện nay là đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu đào tạo, tuy nhiên các nội dung dạy học còn nặng về mặt kĩ - chiến thuật mà chưa có nhiều hoạt động mang tính rèn luyện thể chất kết hợp với vui chơi, giải trí tạo nhiều hứng thú cho người học Với đội ngũ cán bộ, giảng viên giảng dạy môn học GDTC có số lượng tương đối đông, tuy nhiên xét về trình độ vẫn chưa đảm bảo để đáp ứng yêu cầu trong công tác giảng dạy, bởi lẽ vẫn còn 10% giảng viên có trình độ cử nhân Với cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập môn học GDTC cho
SV ĐH Huế vẫn đang thiếu về số lượng, các đường chạy tiêu chuẩn, sân điền kinh, sân đá cầu, sân quần vợt, bể bơi hiện vẫn chưa có Sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ hiện nay đã xuống cấp, chưa đạt tiêu chuẩn thi đấu, số lượng còn hạn chế, đặc biệt là chưa có các sân tập trong nhà để phù hợp với thời tiết mưa nhiều tại Thừa Thiên Huế
- Tỉ lệ SV chưa đạt yêu cầu môn học GDTC khá cao, đặc biệt SV một số trường như: trường ĐH Sư phạm; trường ĐH Kinh tế; trường ĐH Nông Lâm; trường ĐH Khoa học không đạt yêu cầu nhiều, mặc dù thái độ học tập của sinh viên hầu hết là tốt, đi học đúng giờ, đúng buổi quy định Do vậy, trong quá trình giảng dạy cần điều chỉnh về mặt nội dung, phương pháp, cách thức đánh giá nhằm tăng cường sự hứng thú cho người học, nâng cao tính giải trí trong quá trình học tập và tạo cho SV thói quen tập luyện thể dục thể thao một cách thường xuyên tích cực hơn
- Có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến mức độ hứng thú của SV trong quá trình học tập môn học GDTC tại ĐH Huế trong đó nguyên nhân là giảng viên ít tổ chức các hoạt động vui chơi trong giờ học là một trong những nguyên nhân có số lượng SV đồng thuận nhất cao nhất
- Từ kết quả phân tích, tổng hợp các tài liệu về quản lý TDTT trường học, các giáo trình, sách giáo khoa về trò chơi dân gian và tham khảo các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước đề tài đã xác định được 12 trò chơi dân gian ứng dụng trong chương trình môn học GDTC danh cho SV ĐH Huế, bao gồm: Ô ăn quan; Mèo đuổi chuột; Rồng rắn lên mây; Kéo co; Cá sấu lên bờ; Một hai ba; Nhảy dây; Cướp cờ; Nhảy lò cò; Lùa vịt; Chơi u; Đua thuyền
- Sau 05 tháng thực nghiệm, tình trạng thể chất, tâm sinh lý của sinh viên nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trên cả đối tượng nam và nữ đều thu được kết quả ttính> tbảng =1.960 ở ngưỡng P < 0.05, có nghĩa là tình trạng thể chất, tâm sinh lý của sinh viên nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đã có sự khác biệt và đều có nhịp tăng trưởng, tuy nhiên, nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng đáng kể hơn ở đa số các chỉ tiêu kiểm tra và tăng cao hơn hẳn nhóm đối chứng, chứng tỏ các trò chơi dân gian đã được lựa chọn và ứng dụng của đề tài đã có hiệu quả cao trong việc phát triển thể chất, cải thiện đặc điểm tâm lý, sinh lý cho sinh viên nhóm thực nghiệm và điều này cũng khẳng định các trò chơi dân gian đã lựa chọn có hiệu quả trong quá trình giảng dạy GDTC cho sinh viên Đại học Huế.
Kiến nghị
- Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai để đưa các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy và đặc biệt là sử dụng các trò chơi dân gian vào quá trình dạy học môn GDTC cho sinh viên Đại học Huế
- Cho phép ứng dụng rộng rãi kết quả nghiên cứu của đề tài vào quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho giảng viên và sinh viên trong thời gian tới.