1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGUYỄN Ý NGUYỆN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIBBERELLIN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA CÚC ĐÀ LẠT (CALLISTEPHUS CHINENSIS) - Full 10 điểm

53 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA – SINH -----  ----- NGUYỄN Ý NGUYỆN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIBBERELLIN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA CÚC ĐÀ LẠT (CALLISTEPHUS CHINENSIS) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Qu ả ng Nam, tháng 4 n ă m 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Th S Nguyễn Hoàng Lan Anh Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng công bố trong công trình nào khác Tác giả Nguyễn Ý Nguyện LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của mọi người Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Giáo viên hướng dẫn tôi, Th S Nguyễn Hoàng Lan Anh người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp này - Ban giám hiệu, các thầy cô trường Đại học Quảng Nam, đặc biệt là các thầy cô khoa Lý-Hóa-Sinh đã tạo điều kiện thuận lợi và truyền đạt kiến thức kinh nghiệm của mình cho tôi và trong suốt thời gian học tập, làm khóa luận - Xin cảm ơn lời động viên, khuyến khích của gia đình, người thân và những chia sẻ hỏi han của bạn bè đã góp phần lớn giúp tôi hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp Do trình độ còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo để bài khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thục hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau! SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN Ý NGUYỆN MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1 2 Đặc điểm sinh học của cây hoa cúc 3 1 2 1 Nguồn gốc cây hoa cúc 3 1 2 2 Phân loại 3 1 2 3 Đặc điểm hình thái của cây hoa cúc Đà Lạt TN 169 4 1 2 4 Đặc điểm sinh thái của cây hoa cúc Đà Lạt TN 169 4 1 3 Giá trị sử dụng của cây hoa cúc 5 1 3 1 Giá trị kinh tế 5 1 3 2 Giá trị sử dụng 5 1 4 Kĩ thuật trồng cây hoa cúc 5 1 4 1 Thời vụ 5 1 4 2 Chọn đất trồng và làm đất 6 1 4 3 Gieo hạt 7 1 4 4 Cấy cây 7 1 4 5 Bón phân 7 1 4 6 Chăm sóc 7 1 4 7 Phòng trừ sâu bệnh 7 1 4 7 1 Côn trùng, sâu hại chính và biện pháp phòng trừ 7 1 4 7 2 Bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ 9 1 4 8 Thu hoạch và bảo quản 11 1 5 Tình hình nghiên cứu hoa cúc trên thế giới và Việt Nam 11 1 5 1 Trên thế giới 11 1 5 2 Ở Việt Nam 12 1 5 2 1 Kết quả nghiên cứu về nhân giống hoa cúc 12 1 5 2 2 Kết quả nghiên cứu về chọn giống hoa cúc 13 1 6 Giới thiệu chất điều hòa sinh trường Gibberellin 14 1 6 1 Lịch sử nghiên cứu Gibberellin 14 1 6 2 Cấu tạo, phân bố, sinh tổng hợp 15 1 6 3 Tác động sinh lý của GA 16 1 6 4 Nguyên tắc và phương pháp sử dụng chất sinh trưởng GA 17 1 6 5 Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của GA đến các loài cây trồng khác nhau 18 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2 1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 20 2 2 Nội dung nghiên cứu 20 2 2 1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20 2 2 2 Nội dung nghiên cứu 20 2 3 Phương pháp nghiên cứu 21 2 3 1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 21 2 3 2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 21 2 3 3 Phương pháp xác định chỉ tiêu nghiên cứu 21 2 3 3 1 Chỉ tiêu về tỉ lệ nảy mầm của hạt 21 2 3 3 2 Thời gian sinh trưởng 21 2 3 3 3 Chiều cao cây 21 2 3 3 4 Diện tích lá, số lá 22 2 3 3 5 Số nhánh cây 22 2 3 3 6 Chiều dài rễ, thể tích rễ 22 2 3 3 7 Trọng lượng tươi, trọng lượng khô, hàm lượng nước tổng số 22 2 3 3 8 Số lượng hoa 22 2 4 Phương pháp xử lý số liệu 22 2 5 Thời gian xử lí Gibberellin 23 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 24 3 1 Ảnh hưởng của GA đến tỉ lệ nảy mầm của hạt 24 3 2 Ảnh hưởng của GA đến các chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa của cây 25 3 2 1 Chiều cao cây 25 3 2 2 Chiều dài rễ 27 3 2 3 Thể tích rễ 28 3 2 4 Diện tích lá 30 3 2 5 Trọng lượng tươi 31 3 2 6 Trọng lượng khô 32 2 2 7 Hàm lượng nước tổng số 34 3 3 Ảnh hưởng của GA lên sự phát triển của cây hoa cúc 35 3 3 1 Số nhánh hoa 35 3 3 2 Số hoa 36 2 3 3 Đường kính hoa 38 Phần 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39 I KẾT LUẬN 39 II KIẾN NGHỊ 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 DANH MỤC BẢNG BẢNG Tên bảng Trang Bảng 3 1 Tỉ lệ nảy mầm của hạt 25 Bảng 3 2 Chiều cao cây qua các giai đoạn sau khi phun GA lần 1,2,3 sau 10 ngày 26 Bảng 3 3 Chiều dài rễ qua các giai đoạn sau khi phun GA lần 1,2,3 sau 10 ngày 28 Bảng 3 4 Thể tích rễ qua các giai đoạn sau khi phun GA lần 1,2,3 sau 10 ngày 29 Bảng 3 5 Diện tích lá qua các giai đoạn sau khi phun GA lần 1,2,3 sau 10 ngày 31 Bảng 3 6 Trọng lương tươi qua các giai đoạn sau khi phun GA lần 1,2,3 sau 10 ngày 32 Bảng 3 7 Trọng lượng khô qua các giai đoạn sau khi phun GA lần 1,2,3 sau 10 ngày 34 Bảng 3 8 Hàm lượng nước tổng số qua các giai đoạn sau khi phun GA lần 1,2,3 sau 10 ngày 35 Bảng 3 9 Số nhánh hoa của cây sau khi phun GA lần 2 khoảng 10 ngày 36 Bảng 3 10 Số hoa của cây sau khi phun GA lần 3 khoảng 10 ngày 38 Bảng 3 11 Đường kính hoa 40 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3 1 Tỉ lệ nảy mầm của hạt 25 Biểu đồ 3 2 Chiều cao câyqua các giai đoạn 27 Biểu đồ 3 3 Chiều dài rễ qua các giai đoạn 28 Biểu đồ 3 4 Thể tích rễ qua các gia đoạn 30 Biểu đồ 3 5 Diện tích lá qua các giai đoạn 31 Biểu đồ 3 6 Trọng lượng tươi qua các giai đoạn 33 Biểu đồ 3 7 Trọng lượng khô qua các giai đoạn 34 Biểu đồ 3 8 Hàm lượng nước tổng số qua các gia đoạn 36 Biểu đồ 3 9 Số nhánh cây ở ngày thứ 70 37 Biểu đồ 3 10 Số hoa ngày thứ 90 38 Biểu đồ 3 11 Đường kính hoa ngày thứ 90 40 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết tắt các cụm từ GA Giberellin CTTN Công thức thí nghiệm CTĐC Công thức đối chứng CT1 Công thức 1 CT2 Công thức 2 CT3 Công thức 3 ĐHQN Đại học Quảng Nam C morifolium Chrysanthemum morifolium NBRINewsletters Tạp chí của viện nghiên cứu thực vật quốc gia 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Hoa cúc là một trong những cây hoa cảnh được trồng lâu đời và phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới Nó không chỉ hấp dẫn người tiêu dùng về màu sắc, hình dáng và mùi thơm kín đáo mà còn thu hút các nhà sản xuất kinh doanh bởi đặc trưng rất bền, tươi lâu – một đặc tính mà không phải bất cứ loài hoa nào cũng có Cách sử dụng cúc cũng rất phong phú, nhờ có cành dài, cứng, lá tươi xanh màu sắc đa dạng, khả năng phân cành lớn, cúc có thể dùng để cắm lọ, bấm ngọn tạo tán để trồng thành bồn trang trí các khuôn viên, vườn hoa Từ trước đến nay cây cúc luôn được đánh giá là một loại hoa có giá trị kinh tế cũng như xuất khẩu cao Nhu cầu về hoa cúc lúc nào cũng rất lớn trên thị trường trong nước và ngoài nước Với các ưu thế đó, cây hoa cúc đang là cây được các nhà trồng hoa trong nước, cũng như một số lớn công ty tư nhân nước ngoài như Nhật Bản, Thái Lan, Hà Lan… đầu tư và phát triển Để tăng năng suất, hoa nở nhiều, hoa to đẹp, ngoài việc bón phân, chăm sóc kĩ lưỡng, người ta còn dùng chất kích thích sinh trưởng GA GA là chất kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng kéo dài của thân, sự vươn dài của lóng Hiệu quả này có được là do GA kích thích mạnh lên pha giãn của tế bào theo chiều dọc Vì vậy khi xử lý GA cho cây đã làm tăng nhanh sự sinh trưởng dinh dưỡng nên làm tăng sinh khối của cây Dưới tác động của GA làm cho thân cây tăng chiều cao rất mạnh (đậu xanh, đậu tương thành dây leo, cây đay cao gấp 2 – 3 lần) Nó không những kích thích sự sinh trưởng mà còn thúc đẩy sự phân chia tế bào GA kích thích sự nảy mầm, nảy chồi của các mầm ngủ, của hạt và củ, do đó nó có tác dụng trong việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của chúng Trong nhiều trường hợp GA kích thích sự ra hoa rõ rệt Ảnh hưởng đặc trưng của sự ra hoa của GA là kích thích sự sinh trưởng kéo dài và nhanh chóng của cụm hoa GA kích thích cây ngày dài ra hoa trong điều kiện ngày ngắn Việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng GA tác động tăng sinh trưởng và năng suất cây trồng đã được thực hiện rất thành công ở các nước trên thế giới nhưng ở Việt Nam còn rất hạn chế Xuất phát từ lí do đó tôi đã chọn đề tài 2 “ Nghiên cứu ảnh hưởng của Gibberellin đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc Đà Lạt (Callistephus chinensis) ” 2 Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá ảnh hưởng của GA đến một số chỉ tiêu sinh lí và sinh hóa của cây - Đánh giá ảnh hưởng của GA đến sự sinh trưởng phát triển của cây hoa cúc Đà Lạt - Xác định được nồng độ GA phù hợp kích thích sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc Đà Lạt 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Cây hoa cúc Đà Lạt giống TN 169 - Phạm vi nghiên cứu: Cây hoa cúc Đà Lạt TN 169 được trồng trong vườn nhà, xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam vào thời điểm vụ Đông Xuân năm 2015 4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp xác định chỉ tiêu nghiên cứu - Phương pháp bố trí nghiên cứu thực nghiệm trên vườn thực nghiệm - Phương pháp xử lí số liệu 3 PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1 1 Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu Huyện Duy Xuyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc Nhiệt độ trung bình năm 25,6 o C, Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 12 o C và nhiệt độ vùng núi thậm chí còn thấp hơn Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84% Lượng mưa trung bình 2000-2500mm Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 1 và tháng 9 là các tháng chuyển tiếp với đặc trưng là thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa Mưa phân bố không đều theo không gian Mưa lớn lại tập trung trong một thời gian ngắn trong 3 tháng mùa mưa trên một địa hình hẹp, dốc tạo điều kiện thuận lợi cho lũ các sông lên nhanh 1 2 Đặc điểm sinh học của cây hoa cúc 1 2 1 Nguồn gốc cây hoa cúc Cây hoa cúc có nguồn gốc từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước Châu Âu Đây là một loại hoa đã được nhập nội (được trồng) vào Việt Nam từ lâu đời [6] 1 2 2 Phân loại Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa cúc được xếp vào: - Lớp 2 lá mầm: Dicotyledonec - Phân lớp cúc: Asterydae - Bộ cúc: Asterales - Họ cúc: Asteraceae - Phân họ giống hoa cúc: Asteroideae - Chi: (L) Nees - Loài: Callistephus chinensis Theo điều tra hiện nay thì chi Chrysanthemum ở Việt Nam có 5 loài và trên thế giới có tới 200 loài [9] 4 1 2 3 Đặc điểm hình thái của cây hoa cúc Đà Lạt TN 169 - Rễ: Hoa cúc là cây có bộ rễ phụ phát triển, rễ cây ít ăn sâu mà phát triển theo chiều ngang Rễ có nhiều lông hút nên khả năng hút nước và dinh dưỡng mạnh - Thân: Hoa cúc thuộc loại thân thảo, khả năng phân nhánh mạnh, chiều cao của cây phụ thuộc vào đặc tính giống, khi tác động chế độ ánh sáng cây cúc có thể cao trên một mét [6] - Lá: Lá cúc chia thùy, có răng cưa to, sâu, thường là lá đơn mọc so le nhau, mặt dưới lá bao phủ bởi một lớp lông tơ, mặt trên nhẵn, gân lá hình mạng lưới Mỗi nách lá thường phát sinh một mầm nhánh Phiến lá có thể to hay nhỏ, màu sắc xanh hay đậm, lá dày hoặc mỏng còn phụ thuộc vào đặc tính của từng giống - Hoa: Hoa cúc chính gồm nhiều hoa nhỏ gộp lại trên một cuống hoa Tràng hoa dính vào bầu như hình ống, trên ống phát sinh cánh hoa Hoa có thể lưỡng tính hay đơn tính Hoa kép nhiều hơn hoa đơn và thường mọc nhiều hoa trên một cành phát sinh từ các nách lá Hoa và cánh hoa có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau tùy thuộc vào đặc tính từng giống - Quả: Quả là loại quả bế khô, chỉ chứa một hạt, hạt có phôi thẳng và không có nội nhũ [6] 1 2 4 Đặc điểm sinh thái của cây hoa cúc Đà Lạt TN 169 - Nhiệt độ: Cây có thể sinh trưởng phát triển bình thường trong phạm vi nhiệt độ từ 10-35 Ԩ Nếu nhiệt độ thấp hơn 10 Ԩ và cao hơn 35 Ԩ cây sinh trưởng phát triển kém, nhiệt độ dưới 50 Ԩ cây ngừng sinh trưởng, nhiệt độ cao hơn 40 Ԩ cây cúc sẽ bị tổn thương sinh lý, lá cháy - Ánh sáng: Cây cúc là cây ngày ngắn, ưa ánh sáng Tuy nhiên ở mỗi thời kỳ sinh trưởng phát triển cây có yêu cầu ánh sáng khác nhau Thời gian chiếu sáng rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng bông Thời kỳ cây con cần ít ánh sáng Thời kỳ chuẩn bị phân cành thời gian chiếu sáng cao hơn (trên 12 giờ) để giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh, giúp cho thân cao, lá to, hoa nở muộn nhưng chất lượng hoa tăng Nếu thắp điện thấp hơn 12h, cây sẽ bị thấp, ra nụ sớm, giảm chất lượng hoa [3] 5 - Ẩm độ: Ẩm độ đất thích hợp khoảng 70 - 80%, ẩm độ không khí thích hợp khoảng 65 - 70%, ẩm độ cao hơn 85% cây dễ bị nấm bệnh xâm nhập - Thổ nhưỡng: Do cây cúc có bộ rễ phát triển cạn, rễ chùm nên cần đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng [3] 1 3 Giá trị sử dụng của cây hoa cúc 1 3 1 Giá trị kinh tế Một số tài liệu cho thấy, trong thực tiễn sản xuất hiện nay, nếu trồng một sào hoa cúc (360 m 2 ) hoa cúc thì tổng chi phí phân bón, chăm sóc, đầu tư giống, thuốc trừ sâu, công lao động hết khoảng 5-5 5 triệu đồng, tùy vào mức độ thâm canh Sau khi thu hoạch 3-4 tháng, trừ chi phí thì người trồng có thể lãi từ 3-6 triệu đồng 1 sào Trong khi trong cùng một sào trồng lúa năng suất cao chỉ đạt 200-250 kg/ sào thu nhập khoảng 400 000-500 000 đồng/sào trong 5 tháng [11] 1 3 2 Giá trị sử dụng Trên mỗi bông, có loại chỉ có một màu duy nhất, như trắng, vàng, đỏ xanh… có loại 2 đến 3 màu riêng biệt, cũng có loại nhiều thành phần màu pha trộn tạo nên một thế giới màu sắc vô cùng phong phú, đa dạng mà có lẽ chỉ hoa cúc mới có đặc tính đó Với đặc điểm là bò lan hay mọc thẳng đứng, cho một hay nhiều hoa cùng một lúc trên cây, nên cây hoa cúc có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: làm hoa trồng chậu, hoa cắm lọ để bàn, hoa trang trí,… Mặt khác, vì sự đa dạng về chủng loại, màu sắc, đặc tính bền lâu nên hoa cúc là đối tượng được sử dụng làm hoa trồng thảm ở nhiều khu vực công cộng như: công viên, vườn hoa đô thị, quảng trường… làm đẹp quang cảnh và bảo vệ môi trường Với y học, hoa cúc là một loại dược liệu, một vị thuốc có tác dụng chữa bệnh cảm cúm, đau bụng, nhức đầu (Bạch Cúc) hoặc pha trà, ngâm rượi (Cúc Chi), làm rau xanh(Cúc Tần Ô) [11] 1 4 Kĩ thuật trồng cây hoa cúc 1 4 1 Thời vụ - Vụ Xuân hè trồng tháng 3,4,5 để có hoa vào tháng 6,7, 8 - Vụ Thu trồng tháng 5,6,7 để có hoa bán vào tháng 9, 10, 11 6 - Vụ Thu Đông trồng tháng 8, 9 để có hoa bán vào tháng 12, 1 - Vụ Đông Xuân trồng tháng 10, 11 để có hoa bán vào tháng 2, 3 [3] 1 4 2 Chọn đất trồng và làm đất Cúc có bộ rễ chùm ăn ngang, chủ yếu tầng đất nông, từ 5cm-20cm, có rất nhiều rễ phụ Bộ rễ phát triển mạnh nên đất thích hợp cho Cúc là đất thịt nhẹ, tơi xốp, đặc biệt là đất phù sa mới, bề mặt bằng phẳng, thoát nước tốt, có nguồn nước tưới không bị ô nhiễm Độ pH phù hợp trên đất trồng Cúc từ6-6,5 Nếu trồng cúc trên đất trũng, ẩm thấp, bí, đất chua, dẫn tới thiếu oxy và ảnh hưởng tới hoạt động của các vi sinh vậy trong đất, quá trình phân giải chất hữu cơ chậm thì bộ rễ kém phát triển Điều này ảnh hưởng tới việc hút dinh dưỡng của cây, dẫn đến hiện tượng cây còi cọc, lá úa vàng, sinh trưởng phát triển kém Đất cho trồng cúc cần phải được cày sâu bừa kỹ, phơi ải để tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật háo khí, tăng cường sự lưu thông khí trong đất, giúp đất giữ nước giữ phân tốt Tùy theo cấu tượng đất, mà mức độ cày bừa khác nhau Với đất phù sa chỉ cần cày, bừa qua rồi lên luống Với đất thịt trung bình và thịt nặng phải phay đất nhiều lần Tuy nhiên, không làm đất quá nhỏ, phá vỡ cấu tượng của đất Vì đất nhỏ dễ bị đóng váng khi mưa hoặc khi tưới đẫm, mất đi độ tơi xốp cần có Trước khi trồng 10-12 ngày lên luống cao 20-30cm, bón phân Vì cúc trồng với mật độ dày nên không bón phân theo hốc, theo hàng mà bón đều trên mặt luống Phân bón lót gồm: - Phân chuồng hoai mục 10 tấn /ha - Đạm urê 25-30 kg /ha - Supe lân 70-80 kg/ha - Kali clorua 50-60 kg/ha (1 tấn phân chuồng + 1 kg đạm urê + 3-4 kg supe lân + 1,8-2, 2 kg clorua kali cho 1 sào) Các loại phân trên trộn đều với đất sau đó dùng nilông che lại để tránh mưa rửa trôi và cỏ mọc, đợi đến khi trồng mới bỏ ra 7 1 4 3 Gieo hạt - Chọn đất thịt nhẹ, tơi xốp, thoát nước tốt Có thể trộn 4 phần đất, 2 phần cát, 2 phần phân bón Gieo hạt vào khay Tưới đất ẩm nhưng không quá sũng nước, nên dùng bình xịt tưới phun sương nhẹ nhàng Rải đều hạt giống lên bề mặt, phủ lên một lớp đất cát mỏng Tưới phun sương nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng, chú ý không để mưa tạt, tưới quá sũng nước - Cho khay ra nơi có đủ ánh sáng, giữ hạt luôn ẩm 1 4 4 Cấy cây - Tạo ra một lỗ đủ sâu để rễ được bao phủ hoàn toàn Bón lót phân hữu cơ hoặc phân chuồng Đặt các cây con trong lỗ Nhẹ nhàng phủ đất xung quanh và đè chặt xuống Tưới một lần nữa và giữ ẩm cho cây suốt mùa 1 4 5 Bón phân - Khối lượng (tính cho 1 sào): 1 tấn phân chuồng đã hoai mục, 12 kg urê, 30kg supe lân, 13kg Kali clorua, 100kg tấm đậu đã ngâm hoai - Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + 2/3 supe lân + 1/3 kali Lượng phân còn lại chia bón thúc làm 3 đợt Có thể rạch hàng 2 bên hàng cây, giữa 2 hàng cây để rắc phân kết hợp xới xáo và tưới nước hoặc hòa phân bón vào nước rồi tưới cho cây theo rãnh, phun sương… 1 4 6 Chăm sóc Làm cỏ thường xuyên cho cây Việc vun xới chỉ nên tiến hành khi cây còn nhỏ, khi cây đã lớn cần hạn chế Với cúc đơn để 1 bông phải tỉa cành bấm nụ phụ, còn các bông để chùm thì tỉa bớt cành tăm và ngắt bỏ nụ chính để các nụ bên phát triển đồng đều 1 4 7 Phòng trừ sâu bệnh 1 4 7 1 Côn trùng, sâu hại chính và biện pháp phòng trừ * B ọ tr ĩ (Frankliniella sp ) - Tác hại: Bọ trĩ chích hút nhựa ở phần lá non và hoa của cây Nó làm biến dạng lá tạo nên những vết sẹo trên lá có dạng như vết bỏng dẫn đến giảm khả năng quang hợp của cây, khiến cây bị còi cọc không phát triển được Mặt khác, nó để lại những vết 8 sẹo trên lá hoặc làm mất màu sắc của hoa dẫn đến mất giá trị thẩm mỹ và hoa không đạt chất lượng Bọ trĩ còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây - Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, sử dụng lưới côn trùng để ngăn cản sự xâm nhiễm bọ trĩ từ bên ngoài vào trong nhà kính Dùng bẫy côn trùng như bạt vàng hay bẫy dính màu vàng để hạn chế sự phát triển của bọ trĩ Vật liệu nhân giống, cây giống phải sạch trước khi mang vào nhà kính [16] * Ru ồ i đụ c lá (Liriomyza sp ) - Tác hại: Ruồi cái chích hút trên lá tạo thành những chấm nhỏ hình tròn (lỗ hút dịch) hay oval (lỗ đẻ trứng), làm lá bị tổn thương có thể tạo điều kiện cho các yếu tố gây bệnh phát triển, giảm giá trị thẩm mỹ và khả năng quang hợp dẫn đến lá bị vàng úa, rụng sớm và ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng - Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, sử dụng lưới côn trùng để ngăn cản sự xâm nhiễm từ bên ngoài vào trong nhà kính; sử dụng bẫy dính màu vàng để phòng trừ, Kiểm tra và phát hiện sớm để phun thuốc hóa học kịp thời Do chưa có thuốc đăng ký trong danh mục để phòng trừ dòi đục lá cho cây hoa cúc, vì vậy có thể tham khảo các thuốc hóa học đã đăng kí để phòng trừ ruồi đục lá trên các cây trồng khác để phòng trừ như các thuốc có hoạt chất Abamectin, Cyromazine [16] * R ệ p h ạ i hoa cúc (Myzus percicae) - Tác hại: Rệp chích hút nhựa cây làm lá bị méo mó, đặc biệt nó thải ra dịch ngọt Dịch ngọt là môi trường thích hợp cho nấm muội đen phát triển, làm cản trở quá trình quang hợp và thoát hơi nước của lá dẫn đến lá bị vàng úa, cây bị còi cọc, giảm năng suất cây trồng Rầy còn là nhân tố truyền virus gây hại cây - Biện pháp phòng trừ: Nhổ cỏ, xử lý rác thải đồng ruộng để tiêu diệt nơi ẩn nấp của rầy; dùng lưới chắn côn trùng ngăn chặn sự di chuyển của rầy từ bên ngoài vào trong nhà kính; kiểm tra đồng ruộng để phát hiện ngăn chặn kịp thời 9 Sử dụng các thuốc hóa học có hoạt chất như Emamectin benzoate 5 g/l + Petroleum spray oil 245g/l (Comda 250EC); Garlic juice (BioRepel 10 DD) để phòng trừ * Sâu h ạ i hoa cúc - Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) - Sâu khoang (Spodoptera litura fabricius) - Sâu xanh ( Helicoverpa armigera hb) - Tác hại: Sâu gây hại trong suốt quá trình sống, sâu non thường gây hại mặt dưới của lá, sâu lớn gây hại hầu hết trên lá, chúng ăn lá, thân non, hoa làm tổn hại rất lớn đến chất lượng sản phẩm, chất thải do sâu bài tiết trên hoa, lá làm giảm giá trị sản phẩm dẫn đến tỷ lệ thải loại hoa rất lớn - Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng để hạn chế nơi trú ẩn của sâu trưởng thành Điều tra sâu bệnh trên đồng ruộng định kỳ 1-2 lần/tuần, nếu phát hiện phải phun thuốc kịp thời; có thể sử dụng bẫy Pheromone để dự báo thời điểm xuất hiện của sâu trưởng thành; che lưới côn trùng, cửa ra vào phải đóng kín [16] 1 4 7 2 Bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ * B ệ nh r ỉ s ắ t (Puccinia sp )[16] - Tác hại: Hoa cúc có thể bị hai loại nấm rỉ sắt tấn công có tên là Puccinia horiana (rỉ sắt có màu trắng) và Puccinia chrysanthemi (rỉ sắt có màu nâu) gây nên Dấu hiệu của bệnh rỉ sắt là mặt dưới lá xuất hiện vệt màu xanh nhạt Sau khi phát triển thành những nốt mụn màu trắng rồi chuyển sang màu vàng Cây non thì dễ bị bệnh rỉ sắt hơn cây lớn Vết rỉ sắt làm cho mặt trên lá hơi lõm vào có màu xanh nhạt, còn mặt dưới của lá hình thành những nốt mụn (mụn cóc) xếp chồng lên nhau theo những vòng tròn đồng tâm Tại thời điểm giao mùa hoặc thời tiết ban đêm khi độ ẩm cao, nhiệt độ thấp là điều kiện thuận lợi để nấm phát triển - Biện pháp phòng trừ: 10 Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ; chọn những giống kháng bệnh, cây con sạch bệnh; trồng đúng mật độ theo từng giống và từng mùa; ngắt lá bệnh và thu gom kịp thời; không tưới nước vào buổi chiều Cần kiểm soát tốt nhiệt độ, độ ẩm tạo sự thông thoáng bên trong nhà kính sẽ hạn chế bệnh phát triển * B ệ nh l ở c ổ r ễ ( Rhizoctonia solani)[16] - Tác hại: Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra, là loại nấm có sẵn trong đất; bệnh xuất hiện ở cả cây con và cây trưởng thành; thường xuất hiện khi cây bị dư nước hay trong điều kiện nóng ẩm; cây héo rũ và chết khi bị nhiễm bệnh Bệnh thường xảy ra trong vườn ươm và cây con sau khi trồng, độ ẩm cao và giá thể trồng không xử lý nên cây con dễ bị nhiệm bệnh - Biện pháp phòng trừ: Khử trùng môi trường dùng ươm cây con và đất trồng; vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ trước mùa vụ; sát trùng kỹ dụng cụ, quần áo và chân tay trước khi vào khu vực sản xuất; tiêu huỷ cây nhiễm bệnh và cách ly khu vực nhiễm bệnh; sử dụng nguồn nước tưới sạch bệnh; kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và tạo sự thông thoáng trong nhà kính Dùng các chế phẩm vi sinh vật có lợi trong đất như Trichoderma sp để hạn chế bệnh phát triển * B ệ nh héo vàng (Fusarium oxysporum) [16] - Tác hại: Bệnh do nấm Fusarium oxysporum gây ra, đây là loại nấm rất nguy hiểm, hiện tại chưa có thuốc phòng trị Triệu chứng của bệnh này rất giống bệnh héo xanh (Nấm có sợi tơ hồng) nhưng ban đầu ,bộ lá bị héo một bên trước, lá chuyển từ màu vàng sang màu nâu lợt, cây sinh trưởng còi cọc Bệnh này dễ phát hiện ở giai đoạn đầu, khi cắt thân hoa cúc có màu nâu, đen một bên thân - Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh tàn dư thực vật sạch sẽ trước khi cày bừa; cải tạo đất cho tơi xốp, tạo điều kiện cho rễ phát triển tối ưu; không tưới nước lúc trời nắng nóng Sử dụng thuốc hóa học có hoạt chất Dazomet (min 98%) (Basamid Granular 97MG) để phòng trừ 11 * B ệ nh héo xanh (Erwinia chrysanthemi) - Tác hại: Triệu chứng đầu tiên là một phần của cây sẽ bị héo rũ, có thể một hoặc hai nhánh héo trước sau đó toàn bộ cây sẽ bị héo gục và chết Khi gặp điều kiện thuận lợi, toàn bộ phần bó mạch của thân cây sẽ bị mất màu chuyển sang màu nâu đậm - Biện pháp phòng trừ: Khử trùng môi trường vườn ươm cây con và đất trồng; vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ trước mùa vụ; sát trùng kỹ dụng cụ, quần áo và chân tay trước khi vào khu vực sản xuất; tiêu huỷ cây nhiễm bệnh và cách ly khu vực nhiễm bệnh; sử dụng nguồn nước tưới sạch bệnh; Kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và tạo sự thông thoáng trong nhà kính; dùng các chế phẩm vi sinh vật có lợi trong đất Dùng giống kháng bệnh, luân canh cây trồng 1 4 8 Thu hoạch và bảo quản - Xử lý trước khi thu hái: Trước thu hoạch 7-10 ngày nên tưới dung dịch phân lân và kali ở nồng độ thấp cho cây: 30 kg P 2 0 5 + 30 kg K 2 0 cho 1ha, đồng thời phun thuốc diệt trừ sâu bệnh - Kỹ thuật cắt hoa: Cắt hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát Dùng dao, kéo sắc cắt riêng các cành hoa có 2/3 số cánh đã nở cách mặt đất 5-10cm - Đóng thùng đem đi tiêu thụ: Xử lý hoa trước khi đóng thùng bằng cách nhúng gốc cành vào dung dịch STS (Silver thiosulphate) 1% cho hoa được tươi lâu, bảo quản được trên đường vận chuyển Xếp các bó hoa vào thùng carton hoặc hộp xốp với kích thước 120cm x 60cm x 60cm Mỗi thùng xếp 15 bó khoảng 1 200 cành [3] 1 5 Tình hình nghiên cứu hoa cúc trên thế giới và Việt Nam 1 5 1 Trên thế giới Các nghiên cứu về hoa cúc trên thế giới hiện nay tập trung chủ yếu vào việc lai tạo giống mới bằng nhiều phương pháp khác nhau Các nhà khoa học hướng đến nghiên cứu trong lĩnh vực chọn tạo giống hoa cúc bằng nhiều phương pháp khác nhau: lai hữu tính, chuyển gen vào tế bào hoa cúc, tạo giống hoa cúc đột biến và kết quả là đã đưa ra nhiều giống hoa cúc mới 12 Shibata và cs (1998) đã lai tạo thành công giống cúc “Moonlight” , con lai F1 được lai lại với C morifolium và chọn được giống “Moonlight” có hoa đơn, đường kính hoa 5 cm, có 25 cánh tràng màu vàng hơi xanh, lá nhỏ hơn và cuống lá dài hơn C morifolium, có bộ NST 2n=64 [10] Theo NBRINewsletters (1989), khi xử lý tia gamma (1-3 krad) cho 125 giống cúc (Dendranthema) đã thu được từ chồi ra rễ các thể đột biến về mầu sắc và hình dạng hoa ở dòng vô tính M1 và M2 của 50 giống, trong đó có 36 giống được coi là giống mới, nồng độ tia gamma thích hợp nhất là 1,5 và 2,5 krad [4] Các nhà khoa học Benetka và Pavingerova (1995)[9] đã sử dụng kỹ thuật chuyển gen lạ vào genome của giống hoa để tạo ra giống mới, giống cúc Chrysanthemum (Dendranthma grandiflora Tzvelev ) CV “White Snowdon” được chuyển gen (pTiB6S3 T-DNA) của Agrobaceerium tumefacciens (B6S3 T-DNA) hoặc gen GUS trong cấu trúc di truyền Mitouchkina và cs, (2000) đã nghiên cứu chuyển gen rolC bằng việc sử dụng vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes đến biến đổi hình dáng cây và cấu trúc hoa cúc Đoạn gen rolC dưới tác động của đoạn promoter 35S trên plasmid pPCV003 với dòng vi khuẩn Agrobacterium GV3101 được chuyển vào cây hoa cúc White Snowdon, hay còn gọi là giống Bông tuyết (CN42) Cây hoa cúc có thể nhân giống bằng nhiều phương pháp khác nhau: gieo hạt, giâm cành, tỉa chồi, nuôi cấy mô tế bào Tuy nhiên, phương pháp nuôi cấy mô tế bào được các nhà khoa học thế giới nghiên cứu nhiều nhất Một trong những nhân tố tạo nên sự thành công của ngành sản xuất hoa cúc của một số nước trên thế giới (Hà Lan, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan…) là đã sử dụng công nghệ nhân giống invitro để sản xuất cây giống [10] 1 5 2 Ở Việt Nam 1 5 2 1 Kết quả nghiên cứu về nhân giống hoa cúc Cây hoa cúc có thể nhân giống bằng nhiều phương pháp khác nhau và các phương pháp nhân giống đã ảnh hưởng đến chất lượng hoa cúc Để đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp nhân giống vô tính tới chất lượng và hiệu quả sản xuất hoa cúc cho cúc Vàng Đài Loan, Đặng Văn Đông (2005)[8] đã nghiên cứu 4 13 phương pháp nhân giống là: tách mầm giá, giâm cành từ cây mẹ chọn lọc trong vườn, nuôi cấy mô tế bào, giâm cành từ cây mẹ nuôi cấy mô tế bào Hiện nay, việc ứng dụng kỹ thuật nhân giống in vitro để sản xuất hoa cúc đã được nhiều nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu thành công Theo Nguyễn Xuân Linh và các cộng sự (1998)[14] thì khả năng tái sinh và nhân giống của cây cúc là rất cao: cúc CN93 với hệ số nhân là 611 /năm, vàng Đài Loan 510-610/năm, cúc hồng Đài Loan 310-410 /năm và cúc đỏ Hà Lan 311 /năm Quy trình nhân giống nuôi cấy mô trên cây hoa cúc gồm có 5 bước cơ bản: tạo nguyên liệu khởi đầu, tạo và nhân nhanh chồi trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo, tạo cây hoàn chỉnh, đưa cây ra vườn ươm và đưa cây giống trồng ra ruộng sản xuất Nguyễn Thị Diệu Hương, Dương Tấn Nhựt (2004) [13] khi nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân nhanh giống cây hoa cúc (L Nees) sạch bệnh bằng kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng trong môi trường 1/2 MS đã bổ sung BAP kết hợp với NAA, IAA, IBA theo sự biến thiên của các chất kích thích sinh trưởng Tác giả Trần Thị Thu Hiền và cs (2007)[14] đã nghiên cứu phương pháp nhân giống hoa cúc CN97 bằng nuôi cấy mô tế bào Để nâng cao chất lượng của các cây giống hoa cúc nuôi cấy in vitro thông qua nuôi cấy thoáng khí, Dương Tấn Nhựt và cs (2005) tiến hành thí nghiệm nuôi cấy cây hoa cúc trong các hộp nhựa tròn có đục lỗ và hộp không đục lỗ 1 5 2 2 Kết quả nghiên cứu về chọn giống hoa cúc Chọn tạo giống bằng phương pháp nhập nội là con đường cải tiến giống nhanh nhất và rẻ tiền nhất Thực tế cho thấy rằng, nhiều giống cúc được nhập nội sinh trưởng và phát triển mạnh, có năng suất và chất lượng tốt trong điều kiện khí hậu nước ta Vì vậy, để có được các giống hoa cúc năng suất và chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng thì các nhà khoa học đã có nhiều kết quả nghiên cứu đánh giá, tuyển chọn giống và đưa ra giới thiệu cho sản xuất Trong các năm 1996-1998, Nguyễn Thị Kim Lý (2001) đã thu thập khảo sát 30 giống hoa cúc từ nguồn trong nước và nhập nội và đã tuyển chọn được một số giống cúc có triển vọng ở các thời vụ khác nhau như vụ Xuân-Hè và Hè-Thu là 14 CN93, CN98, Tím sen, Vàng hè Đà Lạt, vụ Thu- Đông là Vàng Đài Loan, CN97 và các giống cúc chi như Cao Bồi Tím, Họa Mi… vụ Đông Xuân là giống Tím Xoáy Nguyễn Xuân Linh và cs (1998) , khi nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển các giống cúc ở Việt Nam đã kết luận: các giống nhóm cúc mùa thu nở hoa vào đầu tháng 11 thì phân hóa hoa từ cuối tháng 8, các giống cúc thu đông có thời gian sinh trưởng 14 tuần và thường nở hoa vào giữa tháng 12 đến đầu tháng giêng Năm 2002, Phạm Xuân Tùng, Nguyễn Xuân Linh và CTV (2004) đã tiến hành khảo sát đánh giá 20 giống hoa cúc vụ Hè tại Đà Lạt Kết quả cho thấy có 2 giống cúc (giống 41 và 44) có dạng hoa và màu sắc đẹp, có khả năng kháng ruồi và nấm bệnh tốt, có triển vọng trong sản xuất và trên thị trường Từ năm 2001-2005, Viện Di truyền Nông nghiệp đã tiến hành khảo sát, đánh giá và so sánh các giống hoa cúc nhập từ Hà Lan Đặng Văn Đông (2005)[8] đã tiến hành điều tra đánh giá tập đoàn các giống cúc trồng ở miền Bắc Việt Nam Giống cúc Vàng Hè mới (CN01) đã được Trung tâm Hoa-Cây cảnh (Viện Di truyền Nông nghiệp) khảo sát, đánh giá, tuyển chọn và hiện nay đang được trồng rộng rãi ở các vùng trồng hoa Theo Nguyễn Thị Kim Lý, Nguyễn Xuân Linh (2005) [4] thì giống CN01 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong vụ Xuân-Hè và Hè-Thu, tỉ lệ nở hoa cao (97-99%), khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, hình dáng và mầu sắc hoa đẹp nên được thị trường ưa chuộng Khi nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống hoa cúc nhập nội và địa phương tại Hà Nội, Đặng Ngọc Chi (2006)[3] đã đưa ra kết quả: trong 18 giống cúc trồng thử nghiệm, chỉ có 7 giống là Đồng Tiền trắng, Chi Xanh, Mặt Trời, CN19, CN20, Cao Bồi Tím, Tua Vàng có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, các đặc điểm hình thái và chất lượng hoa được người sản xuất và tiêu dùng ưa chuộng 1 6 Giới thiệu chất điều hòa sinh trường Gibberellin 1 6 1 Lịch sử nghiên cứu Gibberellin Gibberellin là nhóm phytohormon thứ hai được phát hiện sau auxin Từ việc nghiên cứu bệnh lý “bệnh lúa von” do loài nấm Gibberella fujikuroi gây nên, giai đoạn gây bệnh nấm này có tên là Fusarium molinifomer 15 Năm 1962 nhà bệnh lí thực vật Kurosawa (Nhật Bản) đã thành công trong thí nghiệm “bệnh von” nhân tạo cho lúa và ngô Nhưng cho thế kỉ 20 các nhà nghiên cứu Anh, Mĩ mới chiết xuất được GA Năm 1956, West, Phiney, Radley đã tách được GA từ các thực vật bậc cao và xác định đây là phytohormone tồn tại trong các bộ phận của cây Hiện nay người ta đã phát hiện ra trên 50 loại GA và kí hiệu A1, A2, A3… ,A52 Trong đó GA3 có tác dụng sinh lý mạnh nhất 1 6 2 Cấu tạo, phân bố, sinh tổng hợp GA là những terpenoid, được cấu tạo từ 4 đơn vị isopren (C5): CH2=C(CH3)-CH=CH2 Các đơn vị này ít nhiều bị biến đổi trong phân tử GA Theo lý thuyết, các GA có 20C, nhưng nhiều chất chỉ còn 19C (do một –CH3 bị oxi hoá thành –COOH, và nhóm này được khử carboxyl) Acid mevalonic (C6), có nguồn gốc từ acetyl CoA trong con đường hô hấp, là chất khởi đầu của các sinh tổng hợp terpenoid Từ acid mevalonic, các isopren được thành lập và kết hợp nhau qua nhiều giai đoạn để cho kauren (C20), sản phẩm chuyên biệt đầu tiên trong con đường sinh tổng hợp GA Mọi chất có hoạt tính GA đều có nhân giberelan, khởi đầu là GA12-aldehyd Tóm lại, các giai đoạn chính của con đường sinh tổng hợp các GA là: Acetil CoA acid, mevalonic Kauren, GA12-aldehid …Trong số các GA, GA1 là chất chính kích thích sự kéo dài thân ở thực vật GA3 ít gặp ở thực vật, nhưng là chất có hoạt tính trong các sinh trắc nghiệm, và được xem như chất chuẩn cho các GA được tổng hợp trong phôi đang sinh trưởng, trong các cơ quan đang sinh trưởng khác như lá non, rễ non, quả non và trong tế bào thì được tổng hợp mạnh ở trong lục lạp GA vận chuyển không phân cực, có thể hướng ngọn và hướng gốc tùy nơi sử dụng GA được vận chuyển trong hệ thống mạch dẫn với vận tốc từ 5- 25 mm trong 12 giờ GA ở trong cây cũng tồn tại ở dạng tự do và dạng liên kết như auxin, chúng có thể liên kết với glucose và protêin GA liên kết với các chất đường: nhiều gibberelin-glycosid được tìm thấy ở thực vật, nhất là trong các hột Khi các GA được áp dụng vào thực vật, một phần 16 gibberelin thường bị glycosid hoá; ngược lại, gibberelin - glycosid có thể được đổi thành gibberelin tự do [2] 1 6 3 Tác động sinh lý của GA - S ự kéo dài t ế bào GA kiểm soát hướng đặt các vi sợi cellulose (vừa mới được tổng hợp nhờ cellulose synthetase) trong vách tế bào, hướng đặt này lại do hướng đặt của các vi ống ở ngoại vi tế bào quyết định GA cảm ứng sự đặt các vi ống theo hướng ngang ở nhiều kiểu tế bào (kể cả các tế bào mà GA không kích thích sự kéo dài), tuy nhiên sự phối hợp hoạt động giữa gibberelin và auxin trong sự đặt các vi ống chưa được biết GA hạ thấp nồng độ Ca 2+ trong vách (có lẽ bằng cách kích thích sự hấp thu ion này vào trong tế bào), và do đó giúp sự kéo dãn vách, vì Ca 2+ cản sự kéo dãn vách ở 2 lá mầm (không cản ở 1 lá mầm) Trong hoạt động này, vách tế bào không bị acid hoá bởi GA (khác với hoạt động nhanh của auxin) GA cản hoạt động của các peroxidase vách tế bào, do đó làm chậm sự hoá cứng của vách, hiện tượng do sự tạo lignin dưới tác dụng của các peroxidase [17] - S ự kéo dài c ủ a thân Hiệu quả sinh lý rõ rệt nhất của GA là kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng kéo dài của thân, sự vươn dài của lóng Hiệu quả này có được là do tác động của GA kích thích mạnh lên pha giãn của tế bào theo chiều dọc Vì vậy khi xử lý GA cho cây đã làm tăng nhanh sự sinh trưởng dinh dưỡng nên làm tăng sinh khối của cây Dưới tác động của gibberellin làm cho thân cây tăng chiều cao rất mạnh (đậu xanh, đậu tương thành dây leo, cây đay cao gấp 2-3 lần) Nó không những kích thích sự sinh trưởng mà còn thúc đẩy sự phân chia tế bào - S ự kéo dài lóng và t ă ng tr ưở ng lá Kích thích sự kéo dài lóng, vừa do sự kéo dài vừa do sự phân chia tế bào thân, là đặc tính nổi bật của GA GA kích thích mạnh sự phân chia tế bào nhu mô vỏ và biểu bì Xử lý GA làm tăng năng suất mía cây và đường (do kích thích sự kéo dài lóng) GA liều cao (hay phối hợp với cytokinin) kích thích mạnh sự tăng trưởng lá Trên lá yến mạch hay diệp tiêu lúa, GA chỉ có vai trò làm tăng hiệu ứng auxin 17 - S ự n ả y m ầ m, n ả y ch ồ i GA kích thích sự nảy mầm, nảy chồi của các mầm ngủ, của hạt và củ, do đó nó có tác dụng trong việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của chúng Hàm lượng GA thường tăng lên lúc chồi cây, củ, căn hành hết thời kỳ nghỉ, lúc hạt nảy mầm Trong trường hợp này, GA kích thích sự tổng hợp của các enzyme amilase và các enzyme thuỷ phân khác như protease, phosphatase và làm tăng hoạt tính của các enzyme này, vì vậy mà xúc tiến quá trình phân hủy tinh bột thành đường cũng như phân hủy các polime thành monome khác, tạo điều kiện về nguyên liệu và năng lượng cho quá trình nảy mầm Trên cơ sở đó, nếu xử lý GA ngoại sinh thì có thể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, củ, căn hành kể cả trạng thái nghỉ sâu [6] - S ự ra hoa, qu ả Trong nhiều trường hợp GA kích thích sự ra hoa rõ rệt Ảnh hưởng đặc trưng đến sự ra hoa của GA là kích thích sự sinh trưởng kéo dài và nhanh chóng của cụm hoa GA kích thích cây ngày dài ra hoa trong điều kiện ngày ngắn (Lang, 1956) GA ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính của hoa, ức chế sự phát triển hoa cái và kích thích sự phát triển hoa đực GA có tác dụng giống auxin là làm tăng kích thước của quả và tạo quả không hạt Hiệu quả này càng rõ rệt khi phối hợp tác dụng với auxin [6] * Các ch ấ t kháng-gibberrelin Vài chất làm chậm tăng trưởng, được dùng để tạo cây lùn, là các chất kháng- gibberelin Thí dụ: CCC (Chlorocholine chloride, trọng lượng phân tử: 158 1), Amo-1618 và phosfon cản sự tổng hợp kauren; paclobutrazol ( tên thương mại: Bonzi) cản giai đoạn sau kauren, Acid abcisic không cản chuyên biệt sự tổng hợp GA, nhưng hoạt động đối nghịch với GA 1 6 4 Nguyên tắc và phương pháp sử dụng chất sinh trưởng GA * Nguyên tắc sử dụng Khi sử dụng GA chúng ta cần áp dụng theo 4 nguyên tắc sau: - Nguyên t ắ c v ề n ồ ng độ : Hiệu quả của chất điều hòa sinh trưởng lên cây trồng hoàn toàn phụ thuộc vào nồng độ sử dụng Nồng độ thấp thường gây hiệu quả kích thích, nồng độ cao thường gây ức chế, còn nồng độ rất cao có thể gây chết Tùy 18 theo chất sử dụng và loại cây trồng mà nồng độ kích thích, ức chế và hủy diệt khác nhau Vì vậy, tùy theo mục đích sử dụng mà người ta chọn nồng độ xử lý thích hợp - Nguyên t ắ c không thay th ế : các chất điều hòa sinh trưởng chỉ có tác dụng hoạt hóa quá trình trao đổi chất và sinh trưởng mà không có ý nghĩa về dinh dưỡng nên không thể thay thế chất dinh dưỡng Muốn áp dụng đạt kết quả tốt, cần phải thỏa mãn nhu cầu về dinh dưỡng, nước cho cây - Nguyên t ắ c kháng sinh lý : Khi xử lý các chất ngoại sinh phải quan tâm đến phytohormone trong cây có hoạt tính đối kháng khác nhau thì mới có hiệu quả tốt được Sự đối kháng thường xảy ra ở chất đối kháng và chất ức chế sinh trưởng - Nguyên t ắ c ch ọ n l ọ c : Khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cho mục đích diệt cỏ thì phải quan tâm đến tính độc chọn lọc của thuốc Đảm bảo chất sử dụng không có hại cho cây trồng, thậm chí tính độc chọn lọc cho từng loại cỏ dại Vì vậy, phải chọn thuốc diệt cỏ không có hại cho cây trồng hoặc đồng thời nhiều loại thuốc để diệt được nhiều loài cỏ dại có tính mẫn cảm với các loại thuốc khác nhau [2] * Phương pháp sử dụng - Phun lên cây : dùng để phun cho các cây trồng lấy lá, hoa, quả và thân Nồng độ phun được tính bằng mg/lít (ppm) Tùy từng giai đoạn phát triển của cây mà nồng độ phun thích hợp - Ngâm ho ặ c nhúng h ạ t, c ủ , cành vào dung d ị ch thu ố c: thường áp dụng để phá ngủ nghỉ, kích thích nảy mầm ở hạt và củ, nhân nhanh các cây bằng phương pháp giâm cành để kích thích ra rễ - Tiêm chích trên cây : thường dùng trong chiết cành, làm cho ra rễ, áp dụng trong nghiên cứu để so sánh, xác định hiệu quả của chất điêu hòa sinh trường ở các nồng độ khác nhau - Bôi lên cây: khi các phương pháp trên không thực hiện được thì người ta thực hiện bôi trực tiếp dung dịch lên cây Chất điều hòa sinh trưởng có thể nhào trộn với các chất mang khác như cao lanh… thành một chất dẻo để đắp lên cây Trường hợp này thường dùng để chiết cành cây giống, tạo cho cành chiết nhanh ra rễ [2] 1 6 5 Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của GA đến các loài cây trồng khác nhau Đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của GA đến các loài khác nhau: 19 Trong cùng lĩnh vực hoa, người ta đã nghiên cứu ảnh hưởng của GA đến quá trình sinh trưởng của giống cúc pha lê (chrysanthemumsp) trồng tại Phú Mậu, Phú Vang, Thừa Thiên – Huế của tác giả Nguyễn Bá Lộc – Phùng Thị Bích Hòa, hoa đồng tiền của tác giả Nguyễn Thị Diễm Chi,… Ảnh hưởng của GA đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của xà lách vụ Xuân - Hè 2008 tại thành Phố Huế, rau muống, cây cần tây, rau tầng ô… Ảnh hưởng của GA đến sự phát triển và năng suất của giống đậu nành mtđ 5178, đậu cove của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung Ảnh hưởng của GA lên sự nảy mầm và tổng hợp enzyme amylase của hột lúa do tác giả Đoàn Thi Kim Hoàn nghiên cứu 20 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Cây hoa cúc Đà Lạt giống TN 169 * Vật liệu nghiên cứu - Bình phun một lít: dùng phun nước và hóa chất - Dụng cụ làm đất: làm đất, vun hàng,… - Cốc pha hóa chất (ml): dùng pha dung dịch GA - Thước đo, lưới che: đo đạc và bảo vệ tác nhân bên ngoài - Cân điện tử ANDGF với sai số d = 0,01g - Thước đo chiều cao, thước dây, giấy A4, kéo… - Tủ sấy 2 2 Nội dung nghiên cứu 2 2 1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu * Địa điểm nghiên cứu: - Cây hoa cúc Đà Lạt TN 169 được trồng trong vườn nhà tại Duy Thu – Duy Xuyên – Quảng Nam - Mẫu được xử lí trong phòng thí nghiệm Sinh học – Bảo vệ thực vật, trường ĐHQN * Thời gian nghiên cứu: thời điểm vụ Đông Xuân năm 2015, tháng 9/2015 – 3/2016 2 2 2 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của GA đến một số chỉ tiêu sinh lí và sinh hóa của cây - Nghiên cứu ảnh hưởng của GA đến sự sinh trưởng phát triển của cây hoa cúc Đà Lạt - Xác định được nồng độ GA phù hợp kích thích sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc Đà Lạt 21 2 3 Phương pháp nghiên cứu 2 3 1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Thu thập thông tin tài liệu qua sách, báo, internet, tạp chí khoa học, các đề tài đã nghiên cứu về ảnh hưởng của GA đến các loại cây trồng ở trong và ngoài nước,… 2 3 2 Phương pháp bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên trong diện tích đất 20m 2 với 4 công thức lặp lại 3 lần - Số ô thí nghiệm: 4×3=12 ô thí nghiệm - Khoảng cách: cây cách cây 15cm, hàng cách hàng 20cm - Các công thức thí nghiệm Công thức đối chứng (CTĐC): Không xử lí GA Công thức 1 (CT1): GA 30ppm Công thức 2 (CT2): GA 40ppm Công thức 3 (CT3): GA 50ppm - Sơ đồ bố trí thí nghiệm: CT1 CT1 CT2 ĐC CT2 ĐC CT3 ĐC CT1 CT3 CT3 CT2 2 3 3 Phương pháp xác định chỉ tiêu nghiên cứu 2 3 3 1 Chỉ tiêu về tỉ lệ nảy mầm của hạt - Mỗi công thức ngâm 100 hạt, đếm số lượng hạt nảy mầm sau 1 ngày, 2 ngày và 3 ngày - Tỉ lệ nảy mầm = số hạt nảy mầm / (tổng số hạt ൈ 100 ) 2 3 3 2 Thời gian sinh trưởng - Theo dõi thời gian sinh trưởng của cây vào các giai đoạn: 4 lá thật, đẻ nhánh, bắt đầu ra hoa, thu hoạch 2 3 3 3 Chiều cao cây - Dùng thước đo chiều cao cây từ rễ cho đến mút ngọn trong 3 giai đoạn: sau khi phun GA 10 ngày ở đợt 1,2,3 22 2 3 3 4 Diện tích lá, số lá * Diện tích lá + Cắt một miếng giấy có diện tích 1 dm 2 , cân miếng giấy được khối lượng m1 Cùng trên loại giấy đó vẽ hình lá cây thí nghiệm rồi cắt miếng giấy có hình lá cây đó đem cân được khối lượng m2 + Từ đó tính được diện tích lá cây là: S = m2/m1 (dm 2 ) - Số lượng lá cây: Tính số lá trên cây bằng phương pháp thông thường 2 3 3 5 Số nhánh cây - Số nhánh cây: Tính số cành trên cây bằng phương pháp đếm thông thường 2 3 3 6 Chiều dài rễ, thể tích rễ - Chiều dài rễ: Dùng thước đo thông thường để đo chiều dài hệ rễ - Thể tích rễ: Dùng ống đong thuỷ tinh Đổ nước vào ống đong được thể tích V1 Sau khi rửa cây nhổ sạch rễ cho vào ống đong nước dâng lên trong ống được V2 Từ đó suy ra: V rễ = V2 – V1 2 3 3 7 Trọng lượng tươi, trọng lượng khô, hàm lượng nước tổng số *Trọng lượng tươi: nhổ cây rửa sạch rễ thấm khô nước, sau đó đem cân toàn bộ cây bằng cân kĩ thuật * Trong lượng khô: Sau khi nhổ cây, rửa sạch rễ, sấy khô ở 105 Ԩ trong 3 - 4 giờ, sau đó sấy ở 80 Ԩ െ 90 Ԩ, cho đến khi trọng lượng không đổi * Hàm lượng nước tổng số: tính theo công thức: M(%) = [(m1 – m2)/m1]×100 2 3 3 8 Số lượng hoa - Cách tính số lượng hoa bằng phương pháp đếm thông thường 2 4 Phương pháp xử lý số liệu - Theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm excel - Thống kê sinh học với các thông số + Trung bình ( Mean): ܺ ത = ∑ ௫௜ ೙ ೔సభ ௡ Trong đó: ܺ ത là trung bình mẫu ݔ ௜ là giá trị quan sát thứ i n là số lượng mẫu 23 + Độ lệch chuẩn: σ = ߪ√ ଶ = ට ∑ ሺ௫ ೔ି ௑ തሻ మ ೙ ೔సభ ௡ିଵ Trong đó: σ là độ lệch chuẩn ܺ ത làtrung bình mẫu ݔ ௜ là giá trị quan sát thứ i n là số lượng mẫu + Kiểm định giả thuyết: t = ቚ ௑ തି μ బ ఙ ݊√ ቚ Trong đó: ܺ ത là trung bình mẫu σ là độ lệch chuẩn n là kích thước mẫu μ ଴ là giả thuyết kiểm định 2 5 Thời gian xử lí Gibberellin - Xử lí GA trong giai đoạn ngâm hạt - Phun GA đợt 1 khi cây 40 ngày - Phun GA đợt 2 khi cây 60 ngày - Phun GA đợt 3 khi cây 80 ngày - Sau khi phun GA 10 ngày, ở các đợt 1,2,3 thì thu mẫu và xác định các chỉ tiêu 24 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 3 1 Ảnh hưởng của GA đến tỉ lệ nảy mầm của hạt GA kích thích sự nảy mầm, nảy chồi của các mầm ngủ, của hạt và củ, do đó nó có tác dụng trong việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của chúng Hàm lượng GA thường tăng lên lúc chồi cây, củ, căn hành hết thời kỳ nghỉ, lúc hạt nảy mầm Trong trường hợp này của GA kích thích sự tổng hợp của các enzyme amilaza và các enzyme thuỷ phân khác như protease,photphatase và làm tăng hoạt tính của các enzyme này, vì vậy mà xúc tiến quá trình phân hủy tinh bột thành đường cũng như phân hủy các polime thành monome khác, tạo điều kiện về nguyên liệu và năng lượng cho quá trình nảy mầm Trên cơ sở đó, nếu xử lý GA ngoại sinh thì có thể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, củ, căn hành kể cả trạng thái nghỉ sâu Bảng 3 1 Tỉ lệ nảy mầm của hạt Công thức Tỉ lệ nảy mầm (%) CTĐC 70% CT1 78% CT2 87% CT3 95% Biểu đồ 3 1 Tỉ lệnảy mầm của hạt 70 78 87 95 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 CTĐC CT1 CT2 CT3 % công thức 25 Qua kết quả ở bảng 3 1 và biểu đồ 3 1 ta thấy tỉ lệ nảy mầm ở các công thức có sự khác nhau rõ rệt, và tăng dần từ CTĐC cho đến CT3 Như vậy GA đã tác động mạnh đến sự nảy mầm của hạt hoa cúc, nồng độ GA càng cao thì hạt nảy mầm càng nhiều và nhanh hơn 3 2 Ảnh hưởng của GA đến các chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa của cây 3 2 1 Chiều cao cây Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng cây hoa cúc, nó phản ánh trung thực quá trình sinh trưởng của cây Chiều cao cây thay đổi tùy từng giống, kĩ thuật canh tác, chế độ thâm canh, điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai, địa hình… Kết quả chiều cao cây qua các giai đoạn được trình bày trong bảng 3 2 và biểu đồ 3 2 Bảng 3 2 Chiều cao cây qua các giai đoạn sau khi phun GA lần 1, 2, 3 sau 10 ngày (ngày thứ 50, 70, 90 sau gieo) Công thức Lần đo ࢄ േ SD % so với ĐC p CTĐC Lần 1 6,08 േ 1,20 100 Lần 2 11,6 േ 1,26 100 Lần 3 38,91 േ 1,16 100 CT1 Lần 1 7,79 േ 0,72 128,12 0,0005 Lần 2 15,04 േ 1,13 134,76 0,225 Lần 3 40 േ 1,12 102,80 0,03 CT2 Lần 1 10,54 േ 1,81 173,35 9,53 10 -6 Lần 2 17,04 േ 0,83 152,68 0,071 Lần 3 43,4 േ 2,1 111,53 5,72 10 -6 CT3 Lần 1 14,6 േ 1,92 245,88 6,99 10 -5 Lần 2 20,04 േ 1,28 179,56 0,0081 Lần 3 43,5 േ 2,1 111,79 6,72 10 -6 26 Biểu đồ 3 2 Chiều cao cây qua các giai đoạn Qua kết quả ở bảng 3 2 cho thấy chiều cao của cây hoa cúc ở các giai đoạn 1 (40ngày), giai đoạn 2 (60 ngày), giai đoạn 3 (80 ngày) ở hầu hết các ô thí nghiệm đều cao hơn so với ô đối chứng Cụ thể, ở giai đoạn 1, sau khi phun GA đợt 1 khoảng 10 ngày, ở CT1 là 7,79cm cao hơn so với CTĐC 28,12%, CT2 là 10,54cm cao hơn so với CTĐC là 73,35%, CT3 là 14,6cm cao hơn so với công thức đối chứng là 145,88% Vào giai đoạn 2, sau khi phun GA lần 2 sau 10 ngày chiều cao của cả 3 CTTN đều cao hơn CTĐC Cụ thể, ở CT1 15,04cm cao hơn so với CTĐC là 34,76%, CT2 là 17,04cm cao hơn CTĐC là 53,68% CT3 là 20,04cm cao hơn CTĐC là 79,56% Giai đoạn 3, sau khi phun GA lần 3 sau 10 ngày, ở CT1 40cm cao hơn CTĐC 2,8%, CT2 43,4cm cao hơn CTĐC là 11,53%, CT3 là 43,5cm cao hơn CTĐC là 11,79% Chiều cao cây giữa các CTTN và CTĐC có sự sai khác rõ rệt và có ý nghĩa Trong đó chiều cao của CT3 của cả 3 giai đoạn đều đạt giá trị lớn nhất so với các CT còn lại Chiều cao của cây từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3 tăng lên nhanh chóng so với gia đoạn trước đó Tăng trung bình từ 23,46cm  27,75cm Như vậy, khi xử lý GA cho cây hoa cúc Đà Lạt đã làm tăng chiều cao của cây 6 08 7 79 10 54 14 6 11 16 15 04 17 04 20 04 38 91 40 43 4 43 5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 CTĐC CT1 CT2 CT3 cm công thức Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 27 3 2 2 Chiều dài rễ Bảng 3 3 Chiều dài rễ(cm) của cây 10 ngày sau khi phun GA lần 1,2,3 ( ngày thứ 50, 70, 90, sau gieo) Công thức Lần đo ࢄ േ SD % so với ĐC p CTĐC Lần 1 4 േ 1,44 100 Lần 2 8,2 േ 1,33 100 Lần 3 10,87 േ 1,72 100 CT1 Lần 1 4,45 േ 1,32 111,25 0,75 Lần 2 10,16 േ 2,28 123,90 0,019 Lần 3 11,08 േ 2,16 101,93 0,446 CT2 Lần 1 5 േ 1,26 125 0,084 Lần 2 10,25 േ 2,45 125 0,021 Lần 3 12,37 േ 2,82 113,79 0,065 CT3 Lần 1 6,30 േ 1,66 159,25 0,001 Lần 2 10,5 േ 1,97 128,04 0,0035 Lần 3 13,12 േ 3,67 120,69 0,037 Biểu đồ 3 3 Chiều dài rễ của cây qua các giai đoạn Qua số liệu bảng 3 3 kết hợp quan sát biểu đồ 3 3 có thể thấy được chiều dài rễ ở các công thức có sự khác nhau Hầu hết các CTTN đều có chiều dài rễ lớn hơn CTĐC 4 4 45 5 6 3 8 2 10 16 10 25 10 5 10 7 11 08 12 37 13 12 0 2 4 6 8 10 12 14 CTĐC CT1 CT2 CT3 cm công thức Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 28 Ở giai đoạn 1, chiều dài rễ ở CT1 là 4,45cm cao hơn CTĐC là 11,25%, CT2 5cm cao hơn CTĐC 25%, CT 3 là 6,3cm cao hơn CTĐC 59,25% Trong giai đoạn 2, chiều dài rễ ở CT1 là 10,16cm cao hơn CTĐC 23,9%, CT2 là 10,25cm cao hơn CTĐC 25%, CT3 là 10,5cm cao hơn CTĐC 28,04 % Tương tự, ở giai đoạn 3, chiều dài rễ ở CT1 là 11,08cm cao hơn CTĐC là 1,93%, CT2 là 12,37cm cao hơn CTĐC là 13,79%, CT3 là 11,13cm cao hơn CTĐC là 20,69% Như vậy với nồng độ GA có ảnh hưởng đến chiều dài rễ, giúp cây hút nước và hấp thu chất dinh dưỡng trong đất tốt hơn 3 2 3 Thể tích rễ Bảng 3 4 Thể tích rễ(ml) của cây 10 ngày sau khi phun GA lần 1,2,3 ( ngày thứ 50, 70, 90, sau gieo) Công thức Lần đo ࢄ േ SD % so với ĐC p CTĐC Lần 1 1,29 േ 0,507 100 Lần 2 1,91 േ 0,46 100 Lần 3 7,33 േ 3,33 100 CT1 Lần 1 1,46 േ 0,476 113,17 0,54 Lần 2 1,98 േ 0,59 103,66 0,763 Lần 3 10,16 േ 1,85 130,33 0,019 CT2 Lần 1 1,53 േ 0,43 118,60 0,223 Lần 2 2,37 േ 0,82 124,08 0,113 Lần 3 11,25 േ 2,63 142,01 0,004 CT3 Lần 1 1,59 േ 0,46 123,25 0,147 Lần 2 3,08 േ 0,82 161,25 0,0005 Lần 3 11,83 േ 2,85 148,23 0,0019 29 Biểu đồ 3 4 Thể tích rễ qua các giai đoạn Kết quả về thể tích hệ rễ của cây ở các công thức được trình bày trong bảng 3 4 và biểu đồ 3 4 Hầu hết thể tích hệ rễ ở các CTTN đều cao hơn CTĐC Nhưng thể tích rễ ở giai đoạn 1 và 2 giữa các công thức có sự chênh lệch ít hơn rất nhiều lần so với thể tích rễ ở giai đoạn 2 và 3 Giai đoạn 1, thể tích rễ ở CT1 là 1,46ml cao hơn CTĐC 13,17%, CT2 là 1,53ml cao hơn CTĐC 18,16%, CT3 là 1,59ml cao hơn CTĐC 23,25% Trong giai đoạn 2, chiều dài rễ ở CT1 là 1,98 ml cao hơn CTĐC 3,66%, CT2 đạt2,37 ml cao hơn CTĐC 24,08%, CT3 đạt 3,08ml cao hơn CTĐC 61,25% Thể tích hệ rễ ở giai đoạn 3 là tăng cao nhất Như vậy, GA có ảnh hưởng đến thể tích hệ rễ, bộ rễ phát triển mạnh giúp cây hút nước và hấp thu chất dinh dưỡng trong đất tốt hơn Nồng độ GA càng cao có tác dụng làm tăng thể tích hệ rễ 1 29 1 46 1 53 1 59 1 91 1 98 2 37 3 08 7 33 10 16 11 25 11 83 0 2 4 6 8 10 12 14 CTĐC CT1 CT2 CT3 ml công thức Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 30 3 2 4 Diện tích lá Bảng 3 5 Diện tích lá (dm 2 ) của cây 10 ngày sau khi phun GA lần 1,2,3 ( ngày thứ 50, 70, 90, sau gieo) Công thức Lần đo ࢄ േ SD % so với ĐC p CTĐC Lần 1 0,07 േ 0,013 100 Lần 2 0,14 േ 0,019 100 Lần 3 0,24 േ 0,044 100 CT1 Lần 1 0,11 േ 0,018 169,23 7,88 10 -6 Lần 2 0,16 േ 0,019 113,28 0,024 Lần 3 0,26 േ 0,047 108,33 0,296 CT2 Lần 1 0,10 േ 0,017 153,84 1,03 10 -5 Lần 2 0,18 േ 0,02 125,87 0,00014 Lần 3 0,28 േ 0,033 115 0,046 CT3 Lần 1 0,12 േ 0,038 184,76 2,49 10 -5 Lần 2 0,20 േ 0,032 139,86 2,03 10 -5 Lần 3 0,25 േ 0,04 104,16 0,00094 Biểu đồ 3 5 Diện tích lá của cây ở các giai đoạn Qua số liệu bảng 3 5 kết hợp quan sát biểu đồ 3 5 có thể thấy được diện tích lá ở các công thức có sự khác nh

          TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA – SINH - -         NGUYỄN Ý NGUYỆN           NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIBBERELLIN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA CÚC ĐÀ LẠT (CALLISTEPHUS CHINENSIS)         KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC           Quảng Nam, tháng năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu riêng tơi hướng dẫn Th.S Nguyễn Hoàng Lan Anh Các số liệu kết nghiên cứu khóa luận trung thực chưa công bố công trình khác Tác giả Nguyễn Ý Nguyện     LỜI CẢM ƠN Để hồn thành thành đề tài khóa luận tốt nghiệp nhận nhiều giúp đỡ nhiệt tình người Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Giáo viên hướng dẫn tơi, Th.S Nguyễn Hồng Lan Anh người tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp - Ban giám hiệu, thầy cô trường Đại học Quảng Nam, đặc biệt thầy khoa Lý-Hóa-Sinh tạo điều kiện thuận lợi truyền đạt kiến thức kinh nghiệm cho tơi suốt thời gian học tập, làm khóa luận - Xin cảm ơn lời động viên, khuyến khích gia đình, người thân chia sẻ hỏi han bạn bè góp phần lớn giúp tơi hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp Do trình độ cịn hạn chế kiến thức kinh nghiệm nên trình làm khóa luận tốt nghiệp khó tránh khỏi thiếu sót, tơi mong đóng góp ý kiến q thầy giáo để khóa luận tơi hồn chỉnh Một lần tơi xin chân thành cảm ơn kính chúc q thầy dồi sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thục sứ mệnh cao đẹp truyền đạt kiến thức cho hệ mai sau! SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN Ý NGUYỆN     MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1  Lý chọn đề tài 1  Mục tiêu nghiên cứu 2  Đối tượng phạm vi nghiên cứu 2  Phương pháp nghiên cứu 2  PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3  CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3  1.2 Đặc điểm sinh học hoa cúc 3  1.2.1 Nguồn gốc hoa cúc 3  1.2.2 Phân loại 3  1.2.3 Đặc điểm hình thái hoa cúc Đà Lạt TN 169 4  1.2.4 Đặc điểm sinh thái hoa cúc Đà Lạt TN 169 4  1.3 Giá trị sử dụng hoa cúc 5  1.3.1 Giá trị kinh tế 5  1.3.2 Giá trị sử dụng 5  1.4 Kĩ thuật trồng hoa cúc 5  1.4.1 Thời vụ 5  1.4.2 Chọn đất trồng làm đất 6  1.4.3 Gieo hạt 7  1.4.4 Cấy 7  1.4.5 Bón phân 7  1.4.6 Chăm sóc 7  1.4.7 Phòng trừ sâu bệnh 7  1.4.7.1 Cơn trùng, sâu hại biện pháp phịng trừ 7  1.4.7.2 Bệnh hại biện pháp phịng trừ 9  1.4.8 Thu hoạch bảo quản 11  1.5 Tình hình nghiên cứu hoa cúc giới Việt Nam 11  1.5.1 Trên giới 11  1.5.2 Ở Việt Nam 12  1.5.2.1 Kết nghiên cứu nhân giống hoa cúc 12      1.5.2.2 Kết nghiên cứu chọn giống hoa cúc 13  1.6 Giới thiệu chất điều hòa sinh trường Gibberellin 14  1.6.1 Lịch sử nghiên cứu Gibberellin 14  1.6.2 Cấu tạo, phân bố, sinh tổng hợp 15  1.6.3 Tác động sinh lý GA 16  1.6.4 Nguyên tắc phương pháp sử dụng chất sinh trưởng GA 17  1.6.5 Một số nghiên cứu ảnh hưởng GA đến loài trồng khác 18  Chương ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20  2.1 Đối tượng vật liệu nghiên cứu 20  2.2 Nội dung nghiên cứu 20  2.2.1 Địa điểm thời gian nghiên cứu 20  2.2.2 Nội dung nghiên cứu 20  2.3 Phương pháp nghiên cứu 21  2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 21  2.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 21  2.3.3 Phương pháp xác định tiêu nghiên cứu 21  2.3.3.1 Chỉ tiêu tỉ lệ nảy mầm hạt 21  2.3.3.2 Thời gian sinh trưởng 21  2.3.3.3 Chiều cao 21  2.3.3.4 Diện tích lá, số 22  2.3.3.5 Số nhánh 22  2.3.3.6 Chiều dài rễ, thể tích rễ 22  2.3.3.7 Trọng lượng tươi, trọng lượng khô, hàm lượng nước tổng số 22  2.3.3.8 Số lượng hoa 22  2.4 Phương pháp xử lý số liê ̣u 22  2.5 Thời gian xử lí Gibberellin 23  Chương KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 24  3.1 Ảnh hưởng GA đến tỉ lệ nảy mầm hạt 24  3.2 Ảnh hưởng GA đến tiêu sinh lí, sinh hóa 25  3.2.1 Chiều cao 25  3.2.2 Chiều dài rễ 27      3.2.3 Thể tích rễ 28  3.2.4 Diện tích 30  3.2.5 Trọng lượng tươi 31  3.2.6 Trọng lượng khô 32  2.2.7 Hàm lượng nước tổng số 34  3.3 Ảnh hưởng GA lên phát triển hoa cúc 35  3.3.1 Số nhánh hoa 35  3.3.2 Số hoa 36  2.3.3 Đường kính hoa 38  Phần KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39  I KẾT LUẬN 39  II KIẾN NGHỊ 39  TÀI LIỆU THAM KHẢO 41      DANH MỤC BẢNG BẢNG Tên bảng Trang Bảng 3.1 Tỉ lệ nảy mầm hạt 25 Bảng 3.2 Chiều cao qua giai đoạn sau phun GA 26 lần 1,2,3 sau 10 ngày Bảng 3.3 Chiều dài rễ qua giai đoạn sau phun GA 28 lần 1,2,3 sau 10 ngày Bảng 3.4 Thể tích rễ qua giai đoạn sau phun GA 29 lần 1,2,3 sau 10 ngày Bảng 3.5 Diện tích qua giai đoạn sau phun GA 31 lần 1,2,3 sau 10 ngày Bảng 3.6 Trọng lương tươi qua giai đoạn sau phun 32 GA lần 1,2,3 sau 10 ngày Bảng 3.7 Trọng lượng khô qua giai đoạn sau phun 34 GA lần 1,2,3 sau 10 ngày Bảng 3.8 Hàm lượng nước tổng số qua giai đoạn sau 35 phun GA lần 1,2,3 sau 10 ngày Bảng 3.9 Số nhánh hoa sau phun GA lần 36 khoảng 10 ngày Bảng 3.10 Số hoa sau phun GA lần khoảng 10 38 ngày Bảng 3.11 Đường kính hoa 40     DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ nảy mầm hạt 25 Biểu đồ 3.2 Chiều cao câyqua giai đoạn 27 Biểu đồ 3.3 Chiều dài rễ qua giai đoạn 28 Biểu đồ 3.4 Thể tích rễ qua gia đoạn 30 Biểu đồ 3.5 Diện tích qua giai đoạn 31 Biểu đồ 3.6 Trọng lượng tươi qua giai đoạn 33 Biểu đồ 3.7 Trọng lượng khô qua giai đoạn 34 Biểu đồ 3.8 Hàm lượng nước tổng số qua gia đoạn 36 Biểu đồ 3.9 Số nhánh ngày thứ 70 37 Biểu đồ 3.10 Số hoa ngày thứ 90 38 Biểu đồ 3.11 Đường kính hoa ngày thứ 90 40     DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết tắt cụm từ GA Giberellin CTTN Cơng thức thí nghiệm CTĐC Công thức đối chứng CT1 Công thức CT2 Công thức CT3 Công thức ĐHQN Đại học Quảng Nam C.morifolium Chrysanthemum morifolium NBRINewsletters Tạp chí viện nghiên cứu thực vật quốc gia     PHẦN MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Hoa cúc hoa cảnh trồng lâu đời phổ biến nước ta nhiều nước giới Nó khơng hấp dẫn người tiêu dùng màu sắc, hình dáng mùi thơm kín đáo mà cịn thu hút nhà sản xuất kinh doanh đặc trưng bền, tươi lâu – đặc tính mà khơng phải lồi hoa có Cách sử dụng cúc phong phú, nhờ có cành dài, cứng, tươi xanh màu sắc đa dạng, khả phân cành lớn, cúc dùng để cắm lọ, bấm tạo tán để trồng thành bồn trang trí khn viên, vườn hoa Từ trước đến cúc đánh giá loại hoa có giá trị kinh tế xuất cao Nhu cầu hoa cúc lúc lớn thị trường nước ngồi nước Với ưu đó, hoa cúc nhà trồng hoa nước, số lớn công ty tư nhân nước Nhật Bản, Thái Lan, Hà Lan… đầu tư phát triển Để tăng suất, hoa nở nhiều, hoa to đẹp, ngồi việc bón phân, chăm sóc kĩ lưỡng, người ta cịn dùng chất kích thích sinh trưởng GA GA chất kích thích mạnh mẽ sinh trưởng kéo dài thân, vươn dài lóng Hiệu có GA kích thích mạnh lên pha giãn tế bào theo chiều dọc Vì xử lý GA cho làm tăng nhanh sinh trưởng dinh dưỡng nên làm tăng sinh khối Dưới tác động GA làm cho thân tăng chiều cao mạnh (đậu xanh, đậu tương thành dây leo, đay cao gấp – lần) Nó khơng kích thích sinh trưởng mà thúc đẩy phân chia tế bào GA kích thích nảy mầm, nảy chồi mầm ngủ, hạt củ, có tác dụng việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ chúng.Trong nhiều trường hợp GA kích thích hoa rõ rệt Ảnh hưởng đặc trưng hoa GA kích thích sinh trưởng kéo dài nhanh chóng cụm hoa GA kích thích ngày dài hoa điều kiện ngày ngắn Việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng GA tác động tăng sinh trưởng suất trồng thực thành công nước giới Việt Nam hạn chế Xuất phát từ lí tơi chọn đề tài  

Ngày đăng: 27/02/2024, 04:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN