Trang 1 --- TRẦN GIA LÂM THỰC TRẠNG SINH CON CỦA PHỤ NỮ CÓ CHỒNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỞ THÍCH SINH CON TRAI TẠI HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2023 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ
Trang 1-
TRẦN GIA LÂM
THỰC TRẠNG SINH CON CỦA PHỤ NỮ CÓ CHỒNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỞ THÍCH SINH CON TRAI TẠI HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH
QUẢNG BÌNH NĂM 2023
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
HÀ NỘI – NĂM 2023
Trang 2KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG
TRẦN GIA LÂM- C02083
THỰC TRẠNG SINH CON CỦA PHỤ NỮ CÓ
CHỒNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỞ
THÍCH SINH CON TRAI TẠI HUYỆN TUYÊN HÓA,
TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2023
Chuyên ngành : Y TẾ CÔNG CỘNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS TS NGUYỄN ĐỨC TRỌNG
HÀ NỘI – NĂM 2023
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 3Tôi là Trần Gia Lâm, học viên lớp Cao học Y tế Công cộng, khóa học 2021-
2023 tại Trường Đại học Thăng Long xin cam đoan:
1 Đây là nghiên cứu của tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những cam kết này
Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2023
Tác giả luận văn
Trần Gia Lâm
Trang 4Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Thực trạng sinh con của phụ
nữ có chồng và một số yếu tố liên quan đến sở thích sinh con trai tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình năm 2023” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo
nhiệt tình của các thầy, cô giáo trường Đại học Thăng Long để hoàn thành luận văn này
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Đức Trọng, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức và
phương pháp để tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn … đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường Đại học Thăng Long
- … Đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập
Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2023
Tác giả luận văn
Trần Gia Lâm
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 5Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
MCBGTKS ất cân bằng giới tính khi sinh SRB Tỷ số giới tính khi sinh
DS-KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình MCBGTKS Mất cân bằng giới tính khi sinh DS-SKSS Dân số - Sức khoẻ sinh sản MCBGT Mất cân bằng giới tính
KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình
TSGTKS Tỷ số giới tính khi sinh
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
Trang 6ĐẶT VẤN ĐỀ 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Một số khái niệm liên quan về giới và tỉ số giới tính khi sinh 3
1.1.1 Giới tính 3
1.1.2 Giới 3
1.1.3 Tỷ số giới tính 3
1.1.4 Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) 4
1.2 Mất cân bằng giới tính khi sinh 4
1.2.1 Định nghĩa 4
1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh 4
1.2.3 Hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh 6
1.3 Thực trạng tỷ số giới tính khi sinh ở một số nước trên thế giới và Việt Nam 8
1.3.1 Thực trạng tỷ số giới tính khi sinh ở một số nước trên thế giới 8
1.3.2 Thực trạng tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam 10
1.3.3 Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam 11
1.3.4 Tình hình mất cân bằng giới tính khi sinh tại Quảng Bình 14
1.4 Một số yếu tố liên quan tới mất cân bằng giới tính khi sinh 16
1.5 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 18
1.6 Khung lí thuyết nghiên cứu 19
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 20
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 20
2.1.3 Thời gian nghiên cứu 20
2.2 Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 20 Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 72.3 Chỉ số biến số và tiêu chuẩn đánh giá 24
2.3.2 Tiêu chuẩn đánh giá 27
2.4 Phương pháp thu thập số liệu 27
2.4.1 Thu thập số liệu thứ cấp 27
2.4.2 Công cụ phỏng vấn trực tiếp 27
2.5 Phương pháp xử lí số liệu 28
2.6 Sai số và hạn chế sai số 29
2.7 Đạo đức nghiên cứu 29
2.8 Hạn chế của nghiên cứu 30
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 31
3.2 Thực trạng sinh con của phụ nữ có chồng………36
3.3 Tỷ số giới tính khi sinh……….38
3.4 Sở thích sinh con trai và một số yếu tố liên quan 45
BÀN LUẬN 50
KẾT LUẬN……… .71
KHUYẾN NGHỊ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8Bảng 1 2 Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam 10
Bảng 1 3 Tỉ số giới tính khi sinh của nước ta giai đoạn 1999- 2010 11
Bảng 1 4 Tỉ số giới tính khi sinh phân theo vùng của nước ta 12
Bảng 1 5 Tỉ số giới tính khi sinh phân theo thành thị, nông thôn của nước ta 13 Bảng 1 6 Mười tỉnh, thành phố dẫn đầu về TSGTKS năm 1999 và năm 2009 14 Bảng 1 7 Tỷ số giới tính khi sinh ở tỉnh Quảng Bình 15
Bảng 1 8 Tỷ số giới tính khi sinh ở huyện Tuyên Hóa 19
Bảng 2.1 Phân bố dự kiến cỡ mẫu nghiên cứu của 10xã/thị trấn của Huyện….23 Bảng 3.1 Tỷ lệ người điều tra theo xã, thị trấn……… ………31
Bảng 3.2 Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi ……… ………32
Bảng 3.3 Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ……32
Bảng 3.4 Phân theo trình độ học vấn đối tượng……… ……33
Bảng 3.5 Phân bố đối tượng theo tôn giáo……… ……33
Bảng 3.6 Phân bố đối tượng theo dân tộc…….……… ……34
Bảng 3.7 Thu nhập bình quân và phân loại mức thu nhập bình quân theo người………34
Bảng 3.8.Tình trạng sống chung của vợ chồng ……… ……35
Bảng 3.9 Vai trò của vợ/chồng trong gia đình ……… ……35
Bảng 3.10 Tuổi kết hôn của đối tượng nghiên cứu……… … 36
Bảng 3.11 số lần sinh của đối tượng nghiên cứu.……… …36
Bảng 3.12 Số con trai đã có của đội tượng nghiên cứu……… …37
Bảng 3.13 Người quyết định thực hiện các biện pháp tránh thai, kế hoạch hoá gia đình……… ……… …… …37
Bảng 3.14 Tỷ số giới tính khi sinh tại địa bàn nghiên cứu năm 2022…………37
Bảng 3.15 Số con hiện có của các bà mẹ……….……… …38
Bảng 3.16 Mong muốn giới tính là con trai khi sinh……… …39
Bảng 3.17 Lý do sinh con trai……… ……… …39
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 9Bảng 3.20 Mong muốn giới tính khi sinh của phụ nữa mang thai lần đầu….…41 Bảng 3.21 Mong muốn giới tính khi sinh của phụ nữ đã có con gái… … …41 Bảng 3.22 Tình trạng phân biệt đối xử do giới tính trong gia đình……… …42 Bảng 3.23 Hành vi lựa chọn giới tính khi sinh của ĐTNC……….… …42 Bảng 3.24 Sử dụng phương pháp theo dõi giới tính thai nhi……… …43 Bảng 3.25 Phương pháp sinh con theo ý muốn……… …43 Bảng 3.26 Kiến thức về hậu quả mất cân bằng giới tính khi sinh………… …44 Bảng 3.27 Nguồn thông tin về hậu quả của mất cân bằng giới tính….…… …44 Bảng 3.28 Mối liên quan giữa các yếu tố với sở thích sinh con trai ở người vợ……….………45 Bảng 3.28 Mối liên quan giữa các yếu tố với sở thích sinh con trai ở người chồng……… ……….………47
Trang 10Biểu đồ 3.1 Người quyết định thực hiện các biện pháp tránh thai, kế hoạch hoá gia đình….……… ……… …… ….39 Biểu đồ 3.2 Nguyện vọng sinh con trai……….……….…… …42 Biểu đồ 3.3 Mong muốn giới tính khi sinh của phụ nữa mang thai lần đầu …43 Biểu đồ 3.4 Sử dụng phương pháp theo dõi giới tính thai nhi……….…… …45 Biểu đồ 3.5 Phương pháp sinh con theo ý muốn…… ……… …45
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua với việc thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Việt Nam đã khống chế thành công tốc độ gia tăng dân số, đạt mức sinh thay thế sớm 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết Trung Ương 4 khóa VII năm 1993 đề ra và tiếp tục duy trì cho đến nay Quy mô, cơ cấu dân sốchuyển dịch tích cực, từ năm 2007, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện Dân số đã có sự phân bố hợp lý hơn Công tác tuyên truyền, giáo dục có bước đột phá Mỗi cặp vợ chồng có 2 con
đã trở thành chuẩn mực, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội Tuy nhiên bên cạnh
đó thì vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh lại ngày càng trở thành mối quan ngại của toàn xã hội [1]
Tỷ số giới tính khi sinh được tính bằng số bé trai được sinh ra còn sống trên
100 bé gái sinh ra còn sống trong một khoảng thời gian nhất định Chỉ số này được coi là bình thường trong khoảng từ 103-107 nam/100 nữ Duy trì chỉ số này trong giới hạn trên sẽ đảm bảo sự cân bằng trong phát triển tự nhiên và xã hội của mỗi quốc gia, địa phương, khi có bất kỳ sự thay đổi nào làm chỉ số này nằm ngoài giới hạn sinh học bình thường này thì đó là mất cân bằng giới tính và phản ánh sự can thiệp có chủ định Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang là mối lo ngại ngày càng gia tăng ở một số quốc gia Châu Á, những hệ lụy của nó được cảnh báo và đã xảy ra ở một số nước, đặc biệt là ở hai nước đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ [2], [3] Việt Nam ta cũng không nằm ngoài số đó, từ năm
2006 đến nay tỷ số giới tính khi sinh đã gia tăng một cách bất thường [4], và theo như dự báo thì nếu không có sự can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một viễn cảnh dư thừa từ 2,3 triệu đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ để kết hôn [5], [6]
Nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng này chủ yếu do yếu tố tâm lý thích sinh con trai, bên cạnh đó là khả năng tiếp cận các dịch vụ xác định giới tính thai nhi và tác động của sự giảm sinh Theo đánh giá thì mất cân bằng giới ở Việt Nam
Trang 12diễn ra khá muộn nhưng lại xảy ra với tốc độ nhanh và diễn biến phức tạp ngày càng lan rộng, năm 2006 là 109 đến năm 2021 là 111,5 [7]
Tại huyện Tuyên Hóa - tỉnh Quảng Bình, tình trạng mất cân bằng giới tính đang là vấn đề báo động, là một trong những huyện mất cân bằng giới tính khi sinh đứng đầu của tỉnh Theo số liệu thống kê của Trung tâm y tế huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình thì tỉ số giới tính khi sinh năm 2021 của địa phương này là 111,5 bé trai/100 bé gái [8] Từ số liệu này dẫn tới nhận định: liệu có phải do sở thích sinh con trai ở khu vực này khiến cho tỷ lệ trẻ trai sinh ra cao hơn so với trẻ gái không?
Trước thực trạng này để góp phần đưa ra những giải pháp phù hợp giải
quyết vấn đề trên tại địa phương, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng sinh con của phụ nữ có chồng và một số yếu tố liên quan đến sở thích sinh con trai tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình năm 2023” với các mục tiêu:
1 Mô tả thực trạng sinh con của phụ nữ có chồng tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình năm 2023
2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến sở thích sinh con trai tại địa bàn nghiên cứu
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm liên quan về giới và tỉ số giới tính khi sinh
1.1.1 Giới tính
Giới tính là khái niệm đề cập tới những đặc tính về mặt sinh học của nam giới và phụ nữ mà cho phép xác định một cá nhân thuộc về giống đực hay giống cái Sự khác nhau này có ngay từ lúc một con người được sinh ra (trừ trường hợp dị thường) Sự khác biệt giới tính rõ ràng nhất đó là việc có kinh nguyệt, mang thai, cho con bú của phụ nữ và việc tạo ra tinh trùng của nam giới Ngoài những khác biệt rõ ràng kể trên, về cơ bản, những khác biệt giới tính khác được xem xét
ở góc độ tổng thể chứ không phải ở cá biệt [6] Do các đặc điểm về giới tính là những yếu tố xác định về mặt sinh học nên chúng có tính cố định, không thay đổi qua các thế hệ, cụ thể, từ thời thượng cổ cho đến nay, việc có kinh nguyệt, mang thai, cho con bú vẫn gắn liền với phụ nữ và chỉ với phụ nữ; trong khi khả năng tạo ra tinh trùng vẫn chỉ là đặc quyền của nam giới
1.1.2 Giới
Giới là những đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội Đặc tính giới là những yếu tố được xác định về mặt xã hội, văn hóa chứ không phải về mặt tự nhiên như các đặc tính về giới tính Đây là sản phẩm của sự suy luận mang đậm tính chất chủ quan của con người từ sự khác biệt mang tính tự nhiên về mặt sinh học sang sự khác biệt về mặt xã hội, văn hóa giữa đàn ông và đàn bà [4]
1.1.3 Tỷ số giới tính
Theo tổ chức Y tế thế giới, tỷ số giới tính được xác định là tỷ số nam giới
so với số nữ giới trong toàn thể tổng dân số, thông thường được biểu thị tổng số nam trên 100 nữ [9] Chỉ số này thể hiện cơ cấu giới tính của một quần thể dân số nhưng lại nói lên nhiều điều về sự quá độ dân số, bình đẳng về giới trong xã hội
Tỷ số giới tính thường bị ảnh hưởng bởi tỷ số giới tính khi sinh, tỷ suất chết của
Trang 14nam, nữ theo các nhóm tuổi khác nhau, sự di cư quốc tế [7], [8] Thông thường chỉ số di cư thuần quốc tế (nhập cư – xuất cư) của nước ta có tác động không đáng
kể đến chỉ số giới tính
1.1.4 Tỷ số giới tính khi sinh (SRB)
Chỉ số giới tính khi sinh là chỉ số thống kê được xác định là tổng số trẻ em trai sinh ra được trên 100 trẻ em gái tại địa phương trong một năm xác định, chỉ số này trong trường hợp tự nhiên không có sự can thiệp thường là 104 trẻ trai –
100 trẻ gái Đây là chỉ số mà các nhà hoạch định chính sách rất quan tâm, bởi sự tác động của nó tới cấu trúc dân số sau này [7], [47]
1.2 Mất cân bằng giới tính khi sinh
1.2.1 Định nghĩa
Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) là số trẻ trai được sinh ra sống vượt trên ngưỡng bình thường so với 100 trẻ gái được sinh ra sống trong một khoảng thời gian xác định, thường là một năm tại 1 quốc gia, một vùng hay một tỉnh Theo quy ước nhân khẩu học, tỷ số giới tính khi sinh từ 110 trẻ trai/100 trẻ gái trở lên là mất cân bằng giới tính khi sinh [6], [10]
Tỷ số giới tính là số nam so với 100 nữ giới tính chung trong toàn bộ dân số Bình thường tỷ số giới tính cân bằng (dù lúc mới sinh số trẻ trai có nhiều hơn số trẻ gái chút ít, nhưng giai đoạn trước 15 tuổi, tỷ lệ chết của trẻ trai cao hơn so với trẻ gái và khi về già tuổi thọ của nam lại thấp hơn nữa khoảng 4 - 6 tuổi, do đó tính chung toàn bộ dân số thì số nam và nữ tương đối cân bằng) Trong hoạch định chính sách, tỷ số giới tính ít được chú ý bởi vì tỷ số này ít biến đổi và do tác động của các yếu tố bù trừ lẫn nhau [10], [11]
1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh
Tâm lý ưa thích con trai dường như xuất phát từ những đặc trung về văn hoá - xã hội và kinh tế của các nước châu Á Nhìn chung, việc đầu tư cho con trai mang lại nhiều lợi ích hơn là đầu tư cho con gái, vì con trai thường trợ giúp cha
mẹ, kể cả khi lập gia đình, là chổ dựa của cha mẹ khi về già và thường được kế thừa tài sản [12], [13]
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 15Sự tồn tại các cơ sở siêu âm và phá thai, thậm chí là bất hợp pháp, tâm lý ưa thích con trai và mức sinh thấp đã dẫn tới có nhiều trường hợp phá thai lựa chọn giới tính [10], [14], [15]
Ngoài ra việc tái hôn, nhận con nuôi, bỏ rơi con, thậm chí là giết con cũng
là những biện pháp để có thể có con trai [16],[44]
ầu cần có con trai hiện hữu ở nhiều cộng đồng nông thôn châu Á, mặc dù không các phương thức cổ truyền để thụ thai con trai cho đến “quy luật dừng” hoặc phá
1.2.2.1 Bất bình đẳng giới
Bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong ý thức và hành động của bộ phận dân cư, được coi là nguyên nhân đầu tiên và có ý nghĩa quyết định dẫn đến tình trạng MCBGTKS Nguồn gốc sâu xa của bất bình đẳng giới là Việt Nam là một quốc gia phương đông, với chế độ gia tộc phụ hệ truyền thống, con theo họ bố, con trai mới được nối dõi tông đường, mới được đưa vào nơi thờ tự [5]… đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, các cặp vợ chồng, gia đình và dòng họ Bất bình đẳng dẫn đến: Tư tưởng trọng nam khinh nữ, thích con trai hơn con gái, mong muốn có con trai để nối dõi tông đường, tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình và chăm sóc bố mẹ khi tuổi già Tâm lý muốn có thêm con trai để phòng ngừa các trường hợp rủi ro cũng làm tăng thêm mong muốn sinh được con trai hơn con gái
1.2.2.2 Chế độ an sinh xã hội còn hạn chế
Chế độ an sinh xã hội chưa đảm bảo, đặc biệt là người già không được hưởng lương hưu, dẫn đến tư tưởng coi con trai là chỗ dựa tốt hơn khi về già Về mặt tài chính; con trai mới là người chăm sóc cha mẹ khi về già, con gái lấy chồng
Trang 16sẽ không sống trong gia đình của mình, không thể thường xuyên đỡ đần cho cha
mẹ đẻ [3], [11], [12]
1.2.2.3 Siêu âm xác định giới tính thai nhi chưa được quản lý tốt
Sự phát triển của khoa học công nghệ, cùng với hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng tốt hơn, dễ dẫn đến bị lạm dụng để thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh như: áp dụng một số kỹ thuật trước lúc có thai (chế độ ăn, chọn ngày phóng noãn…), trong lúc thụ thai [17] (chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, lọc rửa tinh trùng để chọn tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y…; hoặc sau khi đã có thai (sử dụng siêu âm, bắt mạch, chọc hút dịch ối…)
để chẩn đoán giới tính thai nhi, những người cung cấp dịch vụ thông báo “ tế nhị” cho các bà mẹ biết giới tính thai nhi là trai hay gái Khi biết kết quả là con gái cộng với việc thực hiện chính sách KHHGĐ, nhiều cặp vợ chồng có thể quyết định nạo phá thai [6]
1.2.2.4 Tác động của chính sách dân số về quy mô gia đình nhỏ
Những chuẩn mực xã hội mới như gia đình quy mô nhỏ 1 đến 2 con cũng tạo áp lực giảm sinh, khi mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 đến 2 con Điều này dường như xung đột với giá trị văn hóa truyền thống là phải có con trai bằng mọi giá [4] Chính sự xung đột này đã tạo áp lực cho các cặp vợ chồng: vừa muốn có ít con, lại mong muốn trong số đó phải có con trai Đây là động lực khiến các cặp vợ chồng tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh
1.2.2.5 Nhận thức của người dân còn hạn chế
Nhận thức của người dân đặc biệt là những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ về pháp luật liên quan đến việc lựa chọn giới tính khi sinh gây ra còn hạn chế do chưa tăng cường tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, hậu quả của MCBGTKS đối với gia đình và xã hội [18]
1.2.3 Hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh
Nếu SRB tiếp tục tăng lên trong những thập kỷ tới, sự dư thừa nam giới không thể tránh khỏi trong tương lai và gây ra những hậu quả cho xã hội của MCBGTKS là rất khó lường, đó là:
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 17- Khó khăn trong việc lập gia đình: Mất cân bằng giới tính khi sinh sẻ dẫn đến tình trạng số nam nhiều hơn đáng kể so với số nữ ở độ tuổi trưởng thành, lúc đó ở độ tuổi kết hôn của nam nữ thanh niên sẻ không còn thuận lợi và sẻ xảy ra tình trạng bất ổn như:
+ Tranh giành trong hôn nhân: Ngăn cản người địa phương khác sang địa phương mình tìm hiểu và kết hôn nhau [7]
+ Kết hôn muộn, thậm chí không thể kết hôn: Thiếu phụ nữ có nghĩa là một
bộ phận nam giới phải trì hoản kết hôn- đây là sự điều chỉnh đầu tiên cần thiết, đáp ứng với tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính Do kết hôn muộn, năm giới có thể hướng đến nhóm những phụ nữ trẻ hơn Tuy nhiên, nút thắt này không thể
gỡ được hoàn toàn bằng cách duy trì trì hoản hôn nhân, bởi vì tác động tích lũy của mất cân bằng giới tính sẻ trên vài thế hệ Kết cục là không chỉ một tỷ lệ đàn ông không thể kết hôn trước 30 tuổi mà còn nhiều người trong số họ hoàn toàn không có khả năng lập gia đình [4]
+ Phải ra nước ngoài kết hôn: Từ thực tiễn của các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan đã phải “nhập khẩu” cô dâu và phần lớn trong số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đã trở thành cô dâu
ở các nước và vùng lãnh thổ nói trên [9] Đây cũng là cảnh báo cho Việt Nam trong tương lai Tuy nhiên có thể nhận thấy rõ ràng, đến khi Việt Nam phải đối mặt với sự thiếu hụt phụ nữ thì chúng ta khó có thể “nhập khẩu” được cô dâu từ nước láng giềng và sẽ đối mặt với vấn đề này khó khăn hơn các nước khác nhiều
- Mất cân bằng giới tính khi sinh sẻ ảnh hưởng tới cấu trúc dân số, nhìn rộng hơn, mất cân bằng về tỷ số giới tính kéo theo những hệ lụy kinh tế và xã hội khác Đó là sự thay đổi về cơ cấu ngành, nghề, môi trường làm việc… Nguy cơ thiếu nhân lực trong một số ngành, nghề vốn thích hợp với phụ nữ như giáo viên,
y tá, may mặc; mặt khác mất cân bằng giới tính khi sinh sẻ tác động đến rất lớn
di biến động dân cư, một số địa phương dư thừa lực lượng lao động nam sẻ di chuyển đến những nơi có nhu cầu và ngược lại
Trang 18Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ gây ra những khó khăn thách thức mới đối với công tác dân số Theo dự báo của Quỹ dân số Liên Hiệp quốc - UNFPA,
ở nước ta sau năm 2020 tác động của SRB hiện nay sẽ được bọc lộ qua cấu trúc tuổi và giới tính của nhóm dân số trưởng thành Chênh lệch giữa số lượng nam giới và nữ giới ngày càng tăng, và mức dư thừa nam giới sẽ tới 12% vào năm
2024 (SRB khi đó là 112 trẻ trai/100 trẻ gái) Tình trạng dư thừa này còn nghiêm trọng hơn khi xem xét theo phương án bi quan, vượt mức 20% trước năm 2050 (SRB trên 120 trẻ trai/100 trẻ gái) Sự chênh lệch tuyệt đối giữa quy mô dân số nam và nữ ở Việt Nam vào năm 2050 sẻ khoảng 2,3 đến 4,3 triệu người [9], [13], [19], [45]
- Gia tăng tội phạm: Tình trạng khan hiếm nữ giới sẽ dẫn đến tỷ lệ tội phạm liên quan đến tình dục sẽ ngày càng cao hơn và nạn buôn bán phụ nữ sẽ ngày càng nhiều, tỷ lệ kết hôn của phụ nữ sẽ sớm hơn, sự tranh giành giữa những người đàn ông để có được người phụ nữ và tỷ lệ phụ nữ tái hôn sẽ cao hơn gia tăng các nguy
cơ bạo hành giới, gia tăng nhu cầu mua dâm, phát triển mạng lưới mua bán phụ nữ [6], [9]
1.3 Thực trạng tỷ số giới tính khi sinh ở một số nước trên thế giới và Việt Nam
1.3.1 Thực trạng tỷ số giới tính khi sinh ở một số nước trên thế giới
Phần lớn các quốc gia trên thế giới có tỷ số giới tínhgiao động ở mức 104 -
106 trẻ trai/100 trẻ gái Tuy nhiên, TSGTKS đã tăng dần trong 25 năm qua ở nhiều nước trên thế giới Theo tổng kết của Qũy Dân số Liên hợp Quốc (UNFPA) thì Châu Á là nơi có sự mât cân bằng giới tính cao nhất thế giới
Bảng 1 1 Tỷ số giới tính khi sinh ở một số quốc gia [13]
Trang 19Quốc gia/Vùng TSGTKS Thời kỳ
Nguồn UNFPA Việt Nam (2013)[13]
Hiện tượng nam hóa trong dân số châu Á lần đầu tiên được biết đến thông qua sự gia tăng tỷ số giới tính trong các quần thể trẻ em Là chỉ báo về sự mất cân bằng giới tính, tỷ số giới tính ở trẻ em là kết quả của sự phân biệt đối xử về giới trước và sau khi sinh Khi không có sự phân biệt về giới, tỷ số giới tính ở trẻ em thấp hơn tỷ số giới tính khi sinh (SRB) chuẩn trung bình ở mức 105 trẻ trai/100 trẻ gái do tỷ lệ tử vong ở trẻ trai cao hơn trẻ gái
Mặc dù có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong theo giới ở Châu Á, tỷ số giới tính
ở trẻ em hiện nay vẫn cao hơn giá trị chuẩn và có sự gia tăng song hành với SRB SRB được giả định năm trong khoảng 104 - 106 trẻ trai/100 trẻ gái, tùy thuộc sự khác biệt sinh học ở các vùng khác nhau Số liệu chi tiết hơn cho thấy sự gia tăng của tỷ lệ trẻ trai trong tổng thể trẻ ở Châu Á chủ yếu là sự gia tăng tỷ số giới tính
ở trẻ em tại khu vực Đông Á, xu hướng này ở khu vực Đông Á bị chi phối chủ yếu bởi Trung Quốc và mức độ ít hơn là Hàn Quốc Trong khi đó khu vực Trung Nam Á bị ảnh hưởng nhiều bởi Ấn Độ Bắt đầu từ những năm 1980, Trung Quốc và một số nước châu Á khác đã ghi nhận sự gia tăng tỷ lệ trẻ em trai trong tổng số trẻ được sinh ra Đến những năm 1990 tình trạng trở nên xấu đi một cách rõ rệt đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, TSGTKS ở một số vùng của hai quốc gia này rất cao có lúc đạt đến mức 125 hoặc 130 Đáng chú ý nhất là các vùng phía đông Trung Quốc hay Tây Bắc Ấn Độ, có TSGTKS tăng liên tục từ những năm cuối
Trang 20thập kỷ 80 và đạt mức cao trên 120 từ năm 2000 đến nay [2], [20] Toàn châu Á hiện thiếu 117 triệu phụ nữ do mất cân bằng giới tính khi sinh Tình trạng này đã ảnh lưởng lớn tới hai quốc gia lớn trong khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ Dự đoán năm 2060, cứ 100 phụ nữ thì có tới 160 nam giới tại hai nước này trong độ tuổi kết hôn [16], [21]
Khu vực Đông Âu, sự gia tăng tỷ số giới tính khi sinh tại một số quốc gia như Albania Kosovo, Montenegro [19]
1.3.2 Thực trạng tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam
Hiện nay, mất cân bằng giới tính khi sinh đang trở thành một trong những vấn đề “nóng” và nan giải đối với công tác DS-KHHGĐ ở nước Tác giả Nguyễn Đình Cử, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, cho biết ở Việt Nam diễn ra sự MCBGTKS khá muộn so với các nước nhưng tốc độ lại tăng nhanh chóng và diễn biến phức tạp “Đáng lo ngại là tình trạng MCBGT của Việt Nam đang diễn
ra trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực đang phải đối mặt với hệ lụy của nó
Bảng 1 2 Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam
Thống kê chuyên ngành dân số cũng cho biết 18 tỉnh, thành hiện có tỷ số giới tính khi sinh giảm so với năm 2015, nhưng vẫn còn 45 tỉnh, thành có tỷ số này tăng và ở mức cao đáng báo động (từ 115 trẻ trai/100 trẻ gái) Trong đó, 10 tỉnh có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất gồm: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Hòa Bình, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Quảng Ngãi Trong số này, có địa phương tỷ số giới tính khi sinh lên đến 120 trẻ
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 21trai/100 trẻ gái Tình trạng này sẽ diễn ra dần dần và càng về những năm sau thì số lượng nam giới thừa càng lớn do chuyển đoàn hệ sinh cộng với số lượng những người trong độ tuổi kết hôn của các năm trước chưa kết hôn Theo tính toán của UNFPA Việt Nam thì năm 2040, số lượng nam giới sẽ thừa khoảng 12% và đến
năm 2050 là 20% (dự báo mức trung bình) [22]
1.3.3 Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam
a Mất cân bằng giới tính khi sinh theo thời gian
Tại Hội nghị trực tuyến triển khi Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản (DS - SKSS) giai đoạn 2011- 2020 tổ chức vào cuối năm 2011, cựu Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ rõ: Mất cân bằng giới tính khi sinh tại nhiều địa phương diễn ra trong 5 năm gần đây và có xu hướng tiếp tục tăng trong 10 năm tới Nếu không thực hiện các giải pháp quyết liệt thì khó có thể đưa tỉ số này trở lại mức tự nhiên (105- 106 bé trai/100 bé gái) sau năm 2020, làm tăng nguy cơ mất cân bằng giới tính (thừa nam thiếu nữ) ở độ tuổi kết hôn
Bảng 1 3 Tỉ số giới tính khi sinh của nước ta giai đoạn 1999- 2010
(Đơn vị tính: số bé trai/100 bé gái)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011 NXB Thống kê, 2012 (tr.72))
Nhìn chung, TSGTKS của nước ta khá cao và có chiều hướng gia tăng Theo cuộc điều tra mẫu về biến động DS - KHHGĐ toàn quốc năm 2006 với tỉ số đạt 110 thì Việt Nam là nước ở mức cao và được xếp vào hàng thứ tư trên thế giới sau Acmenia (117), Gruzia (116), Trung Quốc (112) [22]
Trang 22So với mức tự nhiên trung bình là 105- 106 bé trai/100 bé gái thì TSGTKS của nước ta trong giai đoạn 1999- 2010 đều vượt mức trung bình, trừ 2 năm 2003 (104,0) và 2005 (105,6) TSGTKS đạt mức cao nhất là vào năm 2008 (112,1), tiếp theo là các năm 2007 (111,6), 2010 (111,2) Một điều đáng lưu ý là xu hướng tiếp tục tăng và luôn ở mức cao đối với TSGTKS trong 5 năm vừa qua Trong những năm tới, dự báo TSGTKS vẫn tăng và việc thực hiện Chiến lược DS - SKSS không phải dễ dàng với mục tiêu khống chế dưới mức 113 bé trai/100 bé gái vào năm 2015
b Mất cân bằng giới tính khi sinh theo lãnh thổ
TSGTKS có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng Điều đó được thể hiện qua số liệu ở Bảng 4
Bảng 1 4 Tỉ số giới tính khi sinh phân theo vùng của nước ta
(Đơn vị tính: số bé trai/100 bé gái)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011 NXB Thống kê, 2012 (tr 75))
Từ bảng số liệu nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét dưới đây:
+ Cũng giống như thực trạng chung của cả nước, TSGTKS của phần lớn các vùng, trừ vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, đều có xu hướng gia tăng với tốc độ khác nhau Tăng nhanh nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung
Bộ (+ 9,6), tiếp sau là Trung du và miền núi Bắc Bộ (+ 8,1), Đồng bằng sông Hồng (+ 6,9) và Đồng bằng sông Cửu Long (+ 4,5) Điều này chỉ ra rằng đây là
Đồng bằng sông Hồng 109,3 119,0 115,3 116,2
Trung du và miền núi Bắc Bộ 101,8 114,2 108,5 109,9
Bắc Trung Bộ và Duyên hải
Nam Trung Bộ
104,7 108,2 109,7 104,3
Đồng bằng sông Cửu Long 103,8 102,8 109,9 108,3
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 23các vùng có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh nghiêm trọng và ngày càng gia tăng Năm 2010 trên bình diện cả nước chỉ có duy nhất Đông Nam Bộ là giữ được sự cân bằng giới tính khi sinh, tuy không bền vững
+ Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra với mức độ cực kì nghiêm trọng phải kể đến Đồng bằng sông Hồng Trong giai đoạn 2005- 2010, TSGTKS của vùng luôn dẫn đầu so với các vùng và đạt cực đại vào năm 2008 (119,0) Đứng sau vùng này là Trung du và miền núi Bắc Bộ (cực đại 114,2 vào năm 2008) và Bắc Trung Bộ & Duyên hải Nam Trung Bộ (cực đại 114,3 năm 2010)
- TSGTKS còn có sự khác biệt giữa các tỉnh, thành phố Tính đến năm
2012 thì 10/63 tỉnh, thành phố có TSGTKS cao ở mức 115, trong đó đứng đầu là tỉnh Hưng Yên
c Mất cân bằng giới tính khi sinh ở khu vực thành thị và nông thôn
TSGTKS có sự phân hóa giữa khu vực thành thị với khu vực nông thôn theo chiều hướng giảm dần cách biệt và ở mức cao
Bảng 1 5 Tỉ số giới tính khi sinh phân theo thành thị, nông thôn nước ta
(Đơn vị tính: số bé trai/100 bé gái)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011 NXB Thống kê, 2012 (tr 72))
Sự mất cân bằng giới tính khi sinh ở khu vực thành thị diễn ra phức tạp hơn Vào nửa đầu giữa hai cuộc tổng điều tra dân số gần đây nhất (1999 - 2009), TSGTKS có xu hướng giảm, nhưng vào nửa sau lại tiếp tục gia tăng Trong khi đó ở khu vực nông thôn, TSGTKS có chiều hướng tăng liên tục, từ chỗ chưa có
Năm Thành thị Nông thôn Năm Thành thị Nông thôn
Trang 24sự mất cân bằng giới tính khi sinh vào giai đoạn đầu đến chỗ mất cân bằng giới tính khi sinh tương đối nghiêm trọng vào giai đoạn sau
Giữa hai cuộc tổng điều tra dân số 1999- 2009 có sự thay đổi giữa các tỉnh, thành phố dẫn đầu về TSGTKS ở khu vực thành thị và nông thôn
Bảng 1 6 Mười tỉnh, thành phố dẫn đầu về TSGTKS năm 1999 và năm 2009
(Đơn vị tính: số bé trai/100 bé gái)
(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/1999))
1.3.4 Tình hình mất cân bằng giới tính khi sinh tại Quảng Bình
Trong những năm gần đây, mức sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã
Năm
2009
Tỉnh, thành phố
Năm
1999
Tỉnh, thành phố
Năm
2009 Quảng
129 Sóc Trăng 126 Bắc Ninh 123
Bắc Kạn 133 Bắc Giang 126 Kon Tum 126 Nam Định 119 Hòa Bình 130 Cà Mau 121 Bình
Trang 25giảm nhanh: Tỷ suất sinh thô từ 21,25%o (2000) xuống còn 17,5%o (2010) và còn 14,92%o (2017); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh chỉ còn 9,1%o (2017) Tổng tỷ suất sinh (TFR) từ 2,58 số con/phụ nữ (2005) xuống còn 2,34 số con/phụ nữ (2017) [23]
Tuy nhiên, sự mất cân bằng giới tính lại tăng cao Qua kết quả thống kê của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh năm 2010, Quảng Bình có tỷ số giới tính khi sinh là
129 trẻ trai/100 trẻ gái và là một trong những tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao
của cả nước Quảng Bình đã triển khai mô hình can thiệp giảm thiểu mất cân bằng
giới tính khi sinh từ năm 2015 với 15 xã, phường, thị trấn thuộc 3 huyện, thị, thành phố Từ năm 2017 đến nay vừa duy trì mô hình vừa mở rộng ở 159 xã, phường, thị trấn thuộc 8 huyện, thành phố (100%) [24], [25], [46]
Năm 2017 một số huyện có tỷ lệ mất cân bằng giới tính cao như: Đồng Hới 122 trẻ trai/100 trẻ gái; Lệ Thủy 116 trẻ trai/100 trẻ gái; Tuyên Hóa là trẻ trai/112,3/100 trẻ gái [24]
Bảng 1 7 Tỷ số giới tính khi sinh ở tỉnh Quảng Bình
Nguồn: Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Bình
Một số nguyên nhân MCBGTKS tại Quảng Bình:
Nguyên nhân cơ bản: Ảnh hưởng tư tưởng nho giáo, thực hiện mô hình gia đình truyền thống, coi trọng việc nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ… Hệ thống an sinh xã hội cho người cao tuổi chưa phát triển, nhất là khu vực nông thôn Tại Quảng Bình dân số nông thôn của tỉnh chiếm 80,31%; nhu cầu phát triển kinh tê hộ gia đình vùng nông thôn cần sức lao động cơ bắp của năm giới [26]
Trang 26Nguyên nhân phụ trợ: Chuẩn mực gia đình quy mô nhỏ, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 - 2 con đã được chấp nhận rông rải Song theo giá trị văn hoá truyền thống thì phải có con trai Chính điều này đã tạo ra xung đột và đã tạo áp lực đối với các cặp vợ chồng, vừa mong muốn có ít con, vừa mong muốn có con trai Vấn đề nhận thức chưa rõ ràng về bình đẵng giới còn phổ biến cũng góp phần thúc đẩy các cặp vợ chồng lựa chọn giới tính trước khi sinh …[27]
Ngoài ra một số cặp vợ chồng trẻ bị áp lực sinh con trai từ phía ông, bà, cha mẹ trong gia đình Một nguyên nhân khác không ngoại lệ đó là “Tâm lý đám đông” Tác động trực tiếp là: Các ấn phẩm hướng dẫn sinh con theo ý muốn vẫn còn trôi nổi, các trang thông tin điện tử trên mạng internet…vẫn chưa được kiểm soát hết [18]… Các cặp vợ chồng có nhu cầu và mong muốn có con trai đã tiếp cân dịchvụ siêu âm chuẩn đoán trước khi sinh Từ đó có hành vi tiếp theo là tiếp cận các dịch vụ phá thai để loại bỏ thai gái Tuy nhiên tình trạng loại bỏ thai vì lý
do lựa chọn giới tính thông qua các dịch vụ này chưa phổ biến tại Quảng Bình
1.4 Một số yếu tố liên quan tới mất cân bằng giới tính khi sinh
Theo khảo sát của Guilmoto 2009, có 3 điều kiện ảnh hưởng đến việc lựa chọn giới tính khi sinh: Điều kiện thứ nhất và là điều kiện tiên quyết là:
Tâm lý ưa thích con trai trong xã hội Điều này giải thích tại sao các bậc cha mẹ mặc dù trong mọi hoàn cảnh khác nhau đều mong muốn con trai
Điều kiện thứ 2, đó là sự sẵn có của các dịch vụ y tế hiện đại, cần thiết cho việc xác định và lựa chọn giới tính
Điều kiện thứ ba, liên quan đến mức sinh thấp, sinh ít con có nghĩa là khả năng không có con trai sẽ tăng lên
Mối liên quan giữa trình độ học vấn của người phụ nữ với từng nghe nói đến MCBGTKS, liên quan đến việc biết về hậu quả của tình trạng trẻ em trai nhiều hơn trẻ em gái, liên quan đến việc biết về các quy định liên quan đến việc nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, liên quan đến việc muốn có thêm con, liên quan đến việc áp dụng phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi Yếu tố trình độ học vấn của người mẹ có liên quan đến việc biết về các quy định liên quan đến việc nghiêm
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 27cấm lựa chọn giới tính thai nhi như Luật Bình đẳng giới Pháp lệnh Dân số Nghị định 104/NĐ-CP/2006 và Nghị định 176/2013/NĐ-CP Các văn bản này đều có điều khoản đề cập đến việc nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi Bên cạnh đó trình độ học vấn của bà mẹ còn liên quan đến việc áp dụng các phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi Hiện nay việc tuyên truyền sinh con theo ý muốn được truyền bá rộng rãi đặc biệt qua các sách báo tài liệu, qua các phương tiện truyền thông đặc biệt là trên Internet Việc kiểm soát các tài liệu đăng tải thông tin giúp cho người dân biết cách sinh con theo ý muốn chưa được kiểm soát chặt chẽ Nên hàng năm ngành y tế phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra các cơ sở in ấn, xuất bản và lưu hành các ấn phẩm có nội dung lựa chọn giới tính thai nhi Qua các đợt kiểm tra đó đã phát hiện rất nhiều đầu sách có nội dung tuyên truyền việc sinh con theo ý muốn Hiện nay trên trang mạng xã hội, rất nhiều các tài khoản facebook thực hiện việc tuyên truyền việc sinh con theo ý muốn bằng các bài thuốc dân gian Có mối liên quan giữa trình độ học vấn của người mẹ có liên quan đến việc áp dụng các biện pháp sinh con theo ý muốn
Còn đối với các vấn đề như từng nghe nói đến MCBGTKS, biết về hậu quả của tình trạng trẻ em trai nhiều hơn trẻ em gái, liên quan đến việc muốn có thêm con của phụ nữ trong các nhóm trình độ học vấn không có sự khác biệt Nhìn chung họ có kiến thức, thái độ như nhau Mối liên quan giữa tuổi của người phụ nữ với từng nghe nói đến MCBGTKS, hiểu biết về hậu quả của tình trạng trẻ em trai nhiều hơn trẻ em gái, biết về các quy định liên quan đến việc nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi và việc áp dụng phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi Trong nhóm 05 nhóm tuổi thì chúng ta thấy qua phân tích yếu tố về tuổi không có sự liên quan đến việc tiếp nhận các kiến thức về vấn đề MCBGTKS như đã từng nghe nói đến MCBGTKS, hay hệ lụy của vấn đề MCBGTKS nếu chúng ta không làm tốt công tác kiểm soát tốc độ gia tăng giới tính khi sinh, hay các quy định liên quan đến việc nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai Trong các nhóm tuổi khác nhau họ đều biết về các vấn đề này như nhau không có sự khác biệt nhiều Còn đối với vấn đề vể nhu cầu sinh con và liên quan đến việc áp dụng các phương pháp lựa
Trang 28chọn giới tính thai nhi thì có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi Cụ thể, trong nhóm tuổi 20 - 29 tuổi, họ có nhu cầu sinh thêm con cao hơn hẳn so với các nhóm tuổi khác như tuổi 40 - 49 tuổi hay 30 - 39 tuổi, bởi vì trên thực tế hiện nay người phụ nữ thuộc nhóm tuổi 20 - 29 tuổi là nhóm tuổi mới sinh 01 con nên nhu cầu sinh thêm con của họ là phù hợp Còn đối với nhóm tuổi 30 - 39 tuổi và 40 - 49 tuổi thì hầu hết nhóm này đã có đủ số con mong muốn, nhất là đối với nhóm tuổi 40 -
49 tuổi
Việc áp dụng các phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi cũng có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi Đối với hành vi này, thì nhóm tuổi 20 - 29 tuổi thực hiện cao hơn so với các nhóm tuổi khác
1.5 Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Tuyên Hóa là một huyện miền núi phía tây của tỉnh Quảng Bình Phía Bắc gíáp các huyện Hương khê, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Minh Hoá và nước bạn Lào, phía Nam giáp huyện Bố Trạch, phía Đông giáp huyện Quảng Trạch của tỉnh Quảng Bình Với diện tích tự nhiên 1.149,41 km2, chiếm 1/7 diện tích tỉnh Quảng Bình, trong đó đất lâm nghiệp là
84.32,78 ha, Tính đến thời điểm 31/12/2019, dân số toàn huyện là 77547 người,
phân bố trên 18 xã, 1 thị trấn, đa số là người dân tộc kinh, ngoài ra có người Mã Liềng sống quy tụ trong 5 bản của 2 xã Thanh Hoá, Lâm Hoá gồm 113 hộ, 462 khẩu và 9 hộ
Huyện Tuyên Hóa đã triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu về Dân số Kế hoạch hóa gia đình và đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong việc ổn định quy mô dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế - Văn hóa xã hội của huyện Cụ thể tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,93%, tỉ suất sinh giảm trung bình mỗi năm là 0,1%o, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên giảm trung bình mỗi năm là 1,5% Số người chấp nhận các biện pháp tránh thai đạt 87% vào năm 2018 Đến cuối năm 2018 tỉ suất sinh của huyện là 13,78%o, tỷ lệ sinh con thứ ba là 17,22% [8]
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 29Bảng 1 8 Tỷ số giới tính khi sinh ở huyện Tuyên Hóa
Nguồn: Trung tâm y tế huyện Tuyên Hóa
1.6 Khung lí thuyết nghiên cứu
Mong muốn sinh con trai
Thông tin nhân
- Số anh em trai của chồng
- Số con trai đã có
- Số con đã có
- Vai trò của phụ nữa trong gia đình
Các yếu tố liên quan:
- Yếu tố cá nhân: tuổi, giới, trình
độ học vấn, điều kiện sống, thu nhập
- Yếu tố xã hội
- Yếu tố tâm lí: áp lực gia đình, khác biệt trong cách chăm sóc gia đình
Trang 30Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Sổ sách báo cáo thống kê lưu trữ tại Chi cục Dân số Tỉnh Quảng Bình và Trung tâm y tế huyện Tuyên Hóa năm 2022 (mục tiêu 1)
+ Phụ nữ có chồng sinh con trong năm 2022 đang cư trú trên địa bàn của huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình (mục tiêu 2)
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Phụ nữ có chồng và người chồng sinh con trong năm 2022 đang cư trú trên địa bàn của huyện Tuyên Hóa
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu, trả lời phiếu phỏng vấn do nghiên cứu viên cung cấp
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Những phụ nữ sinh con trong năm 2022 có hộ khẩu thường trú ở nơi khác + Những đối tượng không hợp tác
+ Những người không nhớ hoặc không cung cấp được câu trả lời trong bảng câu hỏi nghiên cứu
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành tại 10 xã, thị trấn trên toàn huyện
2.1.3 Thời gian nghiên cứu
Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 03/2023 đến tháng 10/2023
Thời gian thu thập số liệu từ tháng 05/2023 đến tháng 08/2023
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, có sử dụng số liệu thứ cấp lưu trữ tại Chi cục Dân số Tỉnh Quảng Bình và Trung tâm y tế huyện Tuyên Hóa
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 312.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả ngang:
N = 𝑍(1−𝛼
2 )
𝑑 2Trong đó:
- n: Cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu
- p: 0,77 (tỷ lệ thích sinh con trai theo nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Lan [12].)
- d: sự chính xác của nghiên cứu trên mẫu; chấp nhận d = 0,05
Và tính được theo công thức: Cỡ mẫu tối thiểu n = 273 người
Để đảm bảo mẫu khảo sát dự phòng đối tượng không hợp tác trong khi tiến
hành nghiên cứu nên chúng tôi tăng thêm 10% số đối tượng Cỡ mẫu thực tế thực hiện nghiên cứu 304 người
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn:
Bước 1: Chọn ngẫu nhiên, 2 chọn 1: 10 xã/thị trấn trong tổng số 19 xã/thị
trấn
Tập huấn nhân viên y tế điều tra đối tượng phụ nữ đã sinh trong năm 2022 của các xã, phường thuộc huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình
Bước 2: Lập danh sách toàn bộ các bà mẹ sinh con mà trẻ sinh ra sống từ
ngày 01/01/2022 đến 31/12/2022 tại 19 xã, thị trấn trên địa bàn huyện để tiến hành chọn ngẫu nhiên 500 đối tượng tham gia nghiên cứu
Bước 3: Sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất tỷ lệ với kích thước :
Trang 32Huyện Tuyên Hóa có 19 xã/thị trấn, mỗi xã/thị trấn có tổng số phụ nữ sinh con khác nhau Số xã/thị trấn dự kiến chọn là 10 xã
Vì không có sự phân biệt về địa dư của huyện Tuyên Hóa nên chọn đồng đều cả 10 Xã/thị trấn
- Tại mỗi xã, chọn mẫu tỷ lệ nghĩa là xã nào có nhiều phụ nữ sinh con hơn thì sẽ có nhiều người được chọn vào mẫu hơn, theo công thức:
N i
n i = 304 x
N Trong đó:
ni là số phụ nữ sinh con trong năm 2022 của phường i được chọn vào mẫu nghiên cứu
Ni là tổng số phụ nữ sinh con trong năm 2022 của xã i
N là tổng số phụ nữ sinh con trong năm 2022 của tất cả 10 xã/thị trấn
Bảng 2.1: Phân bố dự kiến cỡ mẫu nghiên cứu của 10 xã/thị trấn của Huyện
TT Xã/thị trấn Số phụ nữ từ 15-49
tuổi có chồng
Số phụ nữ sinh con trong năm
2022
Số mẫu
Trang 33- Sau khi đã có cỡ mẫu ni của từng xã/ thị trấn, chọn ngẫu nhiên các phụ nữ sinh con trong năm 2022 vào mẫu nghiên cứu từ danh sách phụ nữ sinh con trong năm của xã/ phường cung cấp để phỏng vấn: bốc xăm để chọn thứ tự ngẫu nhiên là số lẻ hoặc số chẵn để chọn Sau đó chọn người có số thứ tự là số lẻ hoặc số chẵn (sau khi bốc thăm) để phỏng vấn đến khi đủ số mẫu cần chọn
Nếu có phụ nữ nào từ chối thì sẽ thay bằng phụ nữ kế tiếp nằm trong danh sách khung chọn mẫu
Sơ đồ chọn mẫu:
Phụ nữ sinh con tại huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình
Tính cỡ mẫu nghiên cứu
N=304 Lập danh sách các xã, thị trấn trên địa bàn huyện
Tính số lượng phụ nữ sinh con theo tỷ lệ cho từng địa
phương Lập danh sách phụ nữ sinh con năm 2023 Tiến hành chọn đối tượng nghiên cứu theo số lượng đã tính
Tập huấn điều tra viên và tiến hành phỏng vấn
Tổng hợp phiếu điều tra Tiến hành phân tích dữ liệu
Trang 342.3 Chỉ số biến số và tiêu chuẩn đánh giá
2.3.1 Chỉ số và biến số nghiên cứu
Phương pháp thu thập
1 Tỷ số giới tính khi
sinh chung của 10
2 Tỷ số giới tính trên
địa bàn huyện
Tuyên Hóa
Tỷ số giới tính trên địa bàn huyện Tuyên Hóa
Định lượng Tổng hợp
từ dữ liệu thứ cấp của địa phương
3 Tuổi Tuổi trung bình của
ĐTNC
Tỷ lệ ĐTNC theo nhóm tuổi
Định lượng
Định tính
Phỏng vấn
4 Nghề nghiệp Tỷ lệ % theo nghề
nghiệp của đối tượng
Định lượng Phỏng vấn
5 Dân tộc Tỷ lệ % theo dân tộc
của đối tượng
Định lượng Phỏng vấn
6 Trình độ học vấn Tỷ lệ % theo trình độ
học vấn của đối tượng
Định lượng Phỏng vấn
7 Tôn giáo Tỷ lệ % theo tôn
giáo của đối tượng
Định lượng Phỏng vấn
8 Số con hiện có Tỷ lệ % theo số con
đã có của gia đình
Định lượng Phỏng vấn
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 35STT Biến số Chỉ số Phân loại
Phương pháp thu thập
9 Số con trai đã có Tỷ lệ % theo số con
trai hiện có
Định lượng Phỏng vấn
10 Trình độ văn hóa
của chồng
Tỷ lệ % theo trình độ học vấn của chồng đối tượng
Định lượng Phỏng vấn
11 Tình trạng sống
chung với gia đình
chồng
Tỷ lệ % theo tình trạng sống chung cùng bố mẹ chồng
Định lượng Phỏng vấn
12 Nhận thức về hậu
quả của mất cân
bằng giới tính khi
sinh
Tỷ lệ % đối tượng biết về hậu quả của MCBGTKS
Định lượng Phỏng vấn
13 Thái độ về hành vi
lựa chọn giới tính
khi sinh
Tỷ lệ % phụ nữ theo thái độ lựa chọn giới tính khi sinh
Định lượng Phỏng vấn
14 Nguồn thông tin
cung cấp về hậu quả
của MCBGTKS
Tỷ lệ % theo nguồn thông tin đã cung cấp
Định lượng Phỏng vấn
15 Lí do muốn sinh
con trai
Tỷ lệ % theo lí do muốn sinh con trai của phụ nữ
Định lượng Phỏng vấn
16 Các biện pháp đã áp
dụng để sinh con
theo ý muốn
Tỷ lệ đối tượng sử dụng các biện pháp
để sinh con theo ý muốn
Định lượng Phỏng vấn
Trang 36STT Biến số Chỉ số Phân loại
Phương pháp thu thập
17 Vai trò của người
vợ trong gia đình
Tỷ lệ % phụ nữ theo vai trò ra quyết định trong gia đình
Định lượng Phỏng vấn
18 Sự phân biệt đối xử
trong gia đình
Tỷ lệ gia đình có sự
phân biệt đối xử theo giới tính
Định lượng Phỏng vấn
19 Vai trò quan trọng
của con trai trong
gia đình
Tỷ lệ gia đình đánh giá vai trò quan trọng của con trai hơn con gái trong gia đình
Định lượng Phỏng vấn
Một số yếu tố liên quan tới sở thích sinh con trai
20 Sở thích sinh con trai phân theo nhóm tuổi Biến độc
lập
OR
p
χ2
21 Sở thích sinh con trai phân theo trình độ học vấn
22 Sở thích sinh con trai phân theo tôn giáo
23 Sở thích sinh con trải theo số anh/em trai của chồng
24 Sở thích sinh con trai theo thu nhập bình quân
25 Sở thích sinh con trai theo tình trạng sống chung
26 Sở thích sinh con trai theo số con hiện tại
27 Sở thích sinh con trai theo vai trò trong gia đình
28 Sở thích sinh con trai theo người nắm giữ kinh tế
29 Sở thích sinh con trai theo áp lực nhà chồng
30 Sở thích sinh con trai để nối dõi
31 Sở thích sinh con trai để có chỗ dựa về già
thuộc
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 372.3.2 Tiêu chuẩn đánh giá
Kinh tế gia đình:
Đánh giá kinh tế và phân loại kinh tế hộ gia đình theo Nghị đinh 07/2021/
NĐ-CP ban hành ngày 27/01/2021 của Thủ tướng Chính Phủ, quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025
Đánh giá vai trò của người chồng /vợ trong gia đình theo 3 cấp bậc: + Người quyết định các công việc quan trọng
+ Người quyết định và nắm giữ kinh tế gia đình
+ Người quyết định việc áp dụng các biện pháp tránh thai
Đánh giá sự phân biệt đối xử trong gia đình dựa trên vai trò của con trai trong gia đình:
+ Con/cháu trai hay gái được yêu thương căm sóc hơn
+ Con/cháu trai có nhiều cơ hội hơn tất cả mọi việc trong gia đình
2.4 Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin số liệu thứ cấp tại Chi cục DS-KHHGĐ Tỉnh Quảng Bình và Trung tâm y tế huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình qua bộ hồ sơ báo cáo
lưu trữ và hệ dữ liệu dân cư chuyên ngành DS-KHHGĐ
Lấy số liệu số phụ nữ sinh con của tất cả các xã/thị trấn trong năm 2022 tại huyện Tuyên Hóa để tính toán tỷ số giới tính khi sinh năm 2022
Nghiên cứu viên trực tiếp tính toán, tổng hợp dữ liệu từ nguồn dữ liệu thô Không sử dụng lại thông tin do cán bộ phụ trách DS-KHHGĐ tổng hợp, báo cáo
1 Câu hỏi mở
Trang 382 Câu hỏi đóng
3 Câu hỏi dạng phối hợp của 2 loại trên
Trong quá trình xây dựng bộ công cụ này, nghiên cứu viên tham khảo ý kiến của một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực DS-KHHGĐ, tiến hành phỏng vấn thử để chỉnh sửa nhiều lần và hoàn chỉnh trước khi đưa vào điều tra chính thức
2.4.3 Kĩ thuật thu thập thông tin phỏng vấn
Hoạt động thu thập thông tin được điều tra viên thực hiện Điều tra viên tham gia nghiên cứu là cán bộ y tế đang làm việc trên địa bàn
Nghiên cứu viên tổ chức tập huấn cho điều tra viên tham gia nghiên cứu giúp điều tra viên hiểu rõ về mục đích, đảm bảo thống nhất phương pháp chọn đối tượng và phương pháp thu thập thông tin giữa các cán bộ điều tra tại địa bàn nghiên cứu Đồng thời hướng dẫn điều tra viên cách thức xử trí tình huống gặp phải trong quá trình điều tra và cách thu thập thông tin một cách chính xác và khách quan nhất
Sau khi đã giải thích rõ ràng mục đích, nội dung của việc khảo sát và điều tra, điều tra viên phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bộ phiếu điều tra Trong trường hợp đối tượng đi vắng, phỏng vấn viên phải hẹn gia đình quay lại
để phỏng vấn nếu đối tượng không đi xa, nếu quay lại lần thứ 3 vẫn không gặp thì loại đối tượng khỏi cỡ mẫu điều tra
Sau phỏng vấn, phiếu phỏng vấn được nghiên cứu viên tổng hợp, kiểm tra, rà soát về số lượng, đối tượng, chất lượng thu thập thông tin đã thu thập và
điều chỉnh, bổ sung thông tin thiếu hoặc sai lệch
2.5 Phương pháp xử lí số liệu
Tất cả các thông tin thu thập (phụ lục 1) sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS Các số thống kê mô tả (số con theo nhóm tuổi, trình độ học vấn, kinh
tế gia đình, …) được đo lường bằng tần số và tỷ lệ %
Phép kiểm χ2 ở mức ý nghĩa α = 0.05 được sử dụng để xác định mối liên quan giữa các nhóm khác nhau về kinh tế gia đình, nhóm tuổi, trình độ học vấn,
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 39các sở thích, tình trạng sống chung…
2.6 Sai số và hạn chế sai số
Sai số:
Đối tượng e ngại khi trả lời phỏng vấn, hoặc cung cấp thông tin không chính
xác
Sai số trong quá trình nhập liệu
Hạn chế sai số:
Để hạn chế tối đa các sai số có thể gặp phải trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành
Làm rõ các khái niệm, thuật ngữ trong bộ câu hỏi
Thiết kế bộ câu hỏi có hệ thống và dễ hiểu để đối tượng của nghiên cứu dễ dàng trả lời
Tiến hành điều tra thử bộ câu hỏi trước khi thực hiện điều tra chính thức tại thực địa
Điều tra viên là những người có kinh nghiệm điều tra và được tập huấn đầy đủ về nội dung và cách thức thu thập thông tin trước khi tiến hành thu thập thông tin tại thực địa
Trước khi phỏng vấn, điều tra viên phải giải thích rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc điều tra với đối tượng để họ hiểu và sẵn sàng hợp tác điều tra
Tổ chức giám sát chặt chẽ trong quá trình điều tra
2.7 Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu đã được xét duyệt thông qua Hội đồng xét duyệt đề cương của Trường Đại học Thăng Long
- Tất cả các bà mẹ tham gia nghiên cứu đều được hỏi ý kiến và đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu
- Tất cả các thông tin của người tham gia nghiên cứu được xử lý và công bố dưới hình thức số liệu, không nêu đích danh cá nhân
- Thu thập số liệu trung thực, xử lý số liệu chính xác
Trang 402.8 Hạn chế của nghiên cứu
Để thu thập số liệu về MCBGTKS có thể thu thập từ Báo cáo thống kê lưu trữ tại Chi cục Dân số, từ thống kê số sinh tại cơ sở Y tế và từ việc khai sinh tại
cơ quan tư pháp Tuy nhiên số liệu thu thập sẻ có một số sai sót như một số gia đình không muốn kê khai hay đề cập đến đứa con được sinh nhưng sau đó không may bị chết; Số liệu tại cơ sở Y tế có thể trùng lặp do bà mẹ có hồ sơ quản lý thai ngén tại Trạm Y tế nhưng khi sinh lại ở nơi khác
Một sai số khác nữa cũng có thể xãy ra đó là do đây là một vấn đề tâm lý
xã hội có gốc rễ ăn sâu vào tiềm thức mỗi gia đình nên khi được phỏng vấn có lúc họ không trả lời đúng như suy nghĩ vì thế không phản ánh đúng chính xác nguyện vọng của họ khi muốn hay không sở thích sinh con trai, hoặc họ không trả lời đúng vấn đề nhạy cảm là có áp dụng các biện pháp để có con trai hay không, rồi có hủy thai khi biết giới tính hay không
Thư viện ĐH Thăng Long