1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình nhân lực ngành Logistics tại Việt Nam

58 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tình Hình Nhân Lực Ngành Logistics Tại Việt Nam
Tác giả Ths. Lê Trường Diễm Trang
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Báo Cáo Tổng Kết
Năm xuất bản 2014
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 34,01 MB

Cấu trúc

  • 1.1.2. Những vấn đề cơ bản của quản trị logistics (17)
    • 1.1.2.1. Mô hình quản trị logistics....... 1.1.2.2. Mục tiêu của quản tri logistics.... 1.1.2.3. Các nội dung cơ bản của quản frị logisfics 1.2. TÌNH HÌNH CHUNG VE NGANH LOGISTICS VIET NAM.. 1.2.1. Những thành công của ngành logistics Việt Nam (0)
  • 1.2.2. Những hạn chế và tồn tại của ngành logistics Việt Nam (21)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM.....27 2.1. NGUệN NHÂN LỰC LOGISTICS VIỆT NAM THIẾU CẢ VỀ CHẤT (34)

Nội dung

Những vấn đề cơ bản của quản trị logistics

Những hạn chế và tồn tại của ngành logistics Việt Nam

% _ Đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành

Trong các doanh nghiệp quốc doanh và cỗ phần hóa thì cán bộ chủ chốt được Bộ, ngành chủ quản điều động về điều hành Đội ngũ này hiện nay đang điều hành chủ yếu các doanh nghiệp tương đối lớn về quy mô và có thâm niên trong ngành, chẳng han trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải, kho vận Đa số những cán bộ quân lý này đều đạt trình độ đại học Hiện nay, thành phần này đang được đào tạo và tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại phong cách quản lý cũ, chưa chuyển biến kịp thời để thích ứng nhanh với môi trường mới, họ thích sử dụng kinh nghiệm hơn lá áp dụng khoa học quản trị hiện đại Trong các

14 công ty giao nhận mới thành lập trong thời gian vừa qua, chúng ta thấy đã hình thành một đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, có trình độ đại học, nhiều tham vọng nhưng kinh nghiệm kinh doanh quốc tế và tay nghề còn non yếu Lực lượng này trong tương lai gần sẽ là nguồn bỗ sung và tiếp nối các thế hệ đàn anh di trước, năng động hơn, xông xáo và ham học hỏi

% Đội ngũ nhân viên phục vụ

Là đội ngũ nhân viên thực hiện các tác nghiệp hàng ngày, phần lớn tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên, phải tự nâng cao trình độ nghiệp vụ và tay nghề trong quá trình làm việc Lực lượng trẻ chưa tham gia nhiều vào hoạch định đường lỗi, chính sách, ít tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng và phát triển ngành nghề

+ Đội ngũ nhân công lao động trực tiếp Đội ngũ này đa số có trình độ học vấn thấp, công việc chủ yếu của họ là bốc xếp, lái xe vận tải Họ cũng chưa được đào tạo tác phong làm việc công nghiệp, họ sử dụng sức lực nhiều hơn là bằng phương tiện máy móc Sự yếu kém này hiện diện là do phương tiện lao động còn lạc hậu, chưa đòi hỏi lao động có tính chuyên môn cao

Chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề trong ngành logistics hiện nay được thực hiện ở 3 cấp độ: tại các cơ sở đào tạo chính thức, đào tạo theo chương trình Hiệp hội và đảo tạo trong nội bộ doanh nghiệp

Theo đánh giá của Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFEAS), tại các cơ sở đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, chương trình đào tạo về logistics cdn yếu và nhỏ lẻ, chủ yếu đào tạo nghiên về vận tải biển và giao nhận đường biển Tại các trường đại học có đào tạo các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, chương trình đào tạo có bao gồm các học phần về quản trị sản xuất với nội dung có trình bày sơ lược về quản trị dây chuyền cung ứng và quản trị vật tư, như một phần của môn vận trù học Nghiệp vụ logistics trong giao nhận hàng không

15 chưa được xây dựng thành môn học, cũng chưa có trường đại học nào đào tạo hay mở những lớp bồi dưỡng ngắn hạn Với thời lượng học ít, bài giảng chỉ tập trung giới thiệu những công việc giao nhận, quy trình và các thao tác thực hiện qua các công đoạn Chương trình còn tương đối lạc hậu, giảng dạy theo nghiệp vụ giao nhận truyền thống là chủ yếu Các kỹ thuật giao nhận hiện đại ít được cập nhật hóa như vận tải đa phương thức, kỹ năng quân trị dây chuyền chuỗi cung ứng, các khái niệm mới Tính thực tiễn của chương trình giảng dạy không cao, làm cho người học chưa thấy hết vai trò và sự đóng góp của logistics, giao nhận vận tái trong nền kinh tế

Về phía Hiệp hội, trong thời gian qua, Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS) đã và đang kết hợp với các Hiệp hội giao nhận các nước ASEAN (AFFA), và các chương trình của Bộ Giao thông Vận tải, tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ giao nhận, gom hàng đường biển, liên kết với các trường Cao đẳng Hài quan mở lớp đào tạo về đại lý khai hải quan, cấp bằng, chứng chỉ cho các hội viên tại TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội Về giao nhận hàng không, trước kia, Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (LATA) thông qua Vietnam Airlines đã tễ chức được một số lớp học nghiệp vụ và tổ chức thi cấp bằng [ATA có giá trị quốc tế Hiện nay, chương trình này vẫn không tiễn triển do tính không chính thức, số lượng người tham gia hạn chế, chi mang tính nội bộ và chưa có tổ chức bài bản trong chương trình đào tạo của Hiệp hội Hiện nay, mỗi năm VIFFAS tổ chức được 1-2 khóa nghiệp vụ, quy mô này là chưa tương xứng với nhu cầu hiện tại và tương lai của các hội viên và ngoài hội viên Đào tạo nội bộ tại các công ty: do nguồn đào tạo chính quy thiếu hụt nên các công ty sau khi tuyển dụng nhân viên đều phải tự trang bị kiến thức nghề nghiệp bằng các khóa tự mở trong nội bộ công ty cho các nhân viên mới với lực lượng giảng dạy là các cán bộ đang làm việc tại công ty Lực lượng này đang trong quá trình thực hiện công việc nên có nhiều kinh nghiệm thực tế, tuy nhiên, khả năng sư phạm và phương pháp truyền đạt thì chưa đảm bảo Điều này dẫn đến sự

16 khap khiéng, chênh lệch về nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ của nhân viên giữa các công ty Sự thiếu hụt này cần được ngành và các doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng vỉ xu thế chung trong giao nhận vận tải quốc tế nhất là thời kỳ hội nhập như hiện nay đòi hỏi nhân viên phải có trình độ cao về ngoại ngữ, chuyên môn sâu, có kiến thức rộng về địa lý, am tường luật lệ liên quan đến xuất nhập khẩu, các quy định và luật hải quan trong nước và quốc tế, thông thạo và hiểu biết về pháp luật quốc gia và luật quốc tế, có kiến thức về cả ngân hàng, bảo hiểm và hàng không, tàu biển, v.v

Tính đến nay, Việt Nam có rất it trường đại học có chuyên khoa logistics Ở các trường đại học, chương trình đảo tạo về logisties và quản lý chuỗi cung ứng là các chương trình thuộc các khoa như Kính tế vận tải, Nghiệp vụ ngoại thương hay

Thương mại và du lịch, v.v Ngoài ra, có một số Hiệp hội và các đoanh nghiệp tô chức đào tạo ngắn hạn thực hiện theo phương thức hợp tác với đối tác nước ngoài hay các giảng viên tự do Các vẫn để đáng quan tâm nhất là: chưa có một chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực logistics phù hợp với nền kinh tế hội nhập; chưa có một đội ngũ cán bộ giảng dạy về logistics có kiến thức chuyên môn sâu và giàu kinh nghiệm thực tế; chưa có hệ thống chuẩn kỹ năng làm cơ sở cho việc thiết kế các chương trình đào tạo và giáo trình cho các vị trí công việc trong ngành logistics

1.2.2.2 Về cơ sở hạ tẳng

Trong những năm vừa qua, cơ sở hạ tầng đã có nhiều thay đổi đáng kể, nhiều công trình và hệ thống giao thông đường bộ, cảng nội địa và cảng biển được nâng cấp Tuy nhiên, nhìn từ góc độ logistics, cơ sở hạ tầng của chúng ta cò yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, hệ thống kho bãi quy mô nhỏ và rời rạc, trang thiết bị, phương tiện như xe vận chuyển hàng, day chuyển, băng tải, đường ống, thiết bị chiếu sáng, xe nâng hạ hàng hóa, máy đóng gói và các thiệt bị mã vạch, v.v với công nghệ thấp và cũ kỹ Hệ thống vận tải đường biển, đường sông, đường hàng không, đường bộ, đường sắt còn nhiều bất cập, dẫn đến tốc độ lưu chuyển trong

17 logistics còn khá chậm nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của logistics

Hiện nay chỉ có khoảng 20 cảng biển có thé tham gia vào vận tải hàng hóa quốc tế với thiết bị xếp dé container hiện đại nhưng lại thiểu kinh nghiệm trong điều hành xếp đỡ container Đường hàng không hiện nay chưa đủ phương tiện cho vận chuyển hàng hóa vào mùa cao điểm Chỉ có sân bay Tân Sơn Nhất là đón được máy bay chở hàng quốc tế Các sân bay quốc tế như Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Nội Bài chưa có khu vực hoạt động cho đại lý logistics thu gom hàng và khai hải quan như các nước trong khu vực đang làm Hơn nữa, khả năng bảo trì và phát triển đường bộ còn thấp và dường như không thiết kế đường cho xe vận chuyển container Các đội xe vận tải chuyên dùng hiện nay đã cũ kỹ Đối với đường sắt thì năng lực vận tải không được vận dụng hiệu quả do chưa được hiện đại hóa Theo số liệu của Tổng cục thống kê thì hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt chiếm 15% lượng hàng hóa lưu thông Đường sắt Việt Nam vẫn đồng thời sử dụng hai loại đường ray khác nhau (1.000 và 1.435 mm) với trọng tải thấp, chuyến tàu nhanh nhất chạy tuyến Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh với quãng đường 1.630 km cần đến 32 giờ Nhiều tuyến đường sắt liên tỉnh, liên huyện đang ở tình trạng xuống cấp trầm trọng Các trục đường bộ không được thiết kế đúng tiêu chuẩn để có thể kết hợp tết giữa các phương thức vận tải bằng đường biển, đường sông, đường bộ và đường hàng không Chẳng hạn như các quốc lộ chỉ được thiết kế cho xe tải trọng không quá 30 tấn lưu thông, trong khi theo tiêu chuẩn quốc tế thì trọng lượng một container 40 feet đầy hàng đã lên đến 34,5 tấn

Sự yếu kém, lạc hậu và quá tải về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, phương tiện vận tải đường bộ cũng như hệ thống các kho tàng và công nghệ thông tin chưa hễ trợ hiệu quả nên chỉ phi logistics tại Việt Nam khá cao, chiêm 25% GDP (so với các nước phát triển chỉ từ 9-15%), trong đó chỉ phí vận tải chiếm 30 —

40% giá thành sản phầm (tỷ lệ này là 15% ở khác quốc gia khác) Như vậy, nếu

Việt Nam chúng ta chỉ cần giảm 1-2% trên GDP thì lợi thê cạnh tranh cho hàng

18 bóa xuất khẩu sẽ khác đi nhiều Hiện tại thì chính điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của dịch vụ, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam so với các quốc gia khác (theo Michael Peskin, người phát ngôn của Ngân hàng Thế giới)

THỰC TRẠNG NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM 27 2.1 NGUệN NHÂN LỰC LOGISTICS VIỆT NAM THIẾU CẢ VỀ CHẤT

2.1 NGUÔN NHÂN LỰC LOGISTICS VIỆT NAM THIẾU CẢ VẺ CHẤT

Quyết định số 175 QĐ-TTg ngày 27/01/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển tổng thể khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm

2020” đã nêu rõ: “Coi logistics là yếu tế then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất, hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa” Dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm 15-20% GDP (khoảng 12 tỉ USD) Cùng với sự gia tăng nhanh chéng cia dich vu logistics trong nước (tăng từ 20-25%/năm) thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực đang được đặt ra một cách nghiêm túc và cấp bách

Trong xu thé gia céng (outsourcing) toan cầu, các tập đoàn kinh doanh lớn sử đụng dịch vụ thuê ngoài Điều này sẽ tác động mạnh đến việc gia tăng nhu cầu và phát triển dịch vụ Mặt khác, với lợi thế nằm trên trục giao lưu hàng hải, Việt Nam có nhiều hy vọng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa vận tải đường biển quốc tế, thông với nhiều hướng từ những thị trường ở nhiều nước đông dân

Do phát triển nóng nên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường logistics Việt Nam hiện nay trở nên thiếu hụt tram trọng Hầu như các cuộc hội thảo liên quan đến lĩnh vực này đếu nhất trí đánh giá lao động kỹ năng đang thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng Tuy đã phát triển dịch vụ 3PL trong những năm gần dây, nhưng đại bộ phận các doanh nghiệp trong nước còn có nhiều khoảng cách với doanh nghiệp nước ngoài về uy tín trên thương trường và về dịch vụ khách hàng Một trong những lý do dẫn đến tỉnh trạng đó, ngoài sự yếu kém về công nghệ, là trình độ tay nghé logistics va tính chuyên nghiệp của nguôn nhân lực trong ngành còn thấp

Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu và Phat trién Logistics Viét Nam, trong

3 năm tới, nhu cầu lao động cho nganh logistics như sau:

Loại hình doanh nghiệp |_ Nhu cầu lao động | Tổng nhu cầu lao động

DN sản xuất, kinh đoanh 1.018.000

Bang 2.1: Nhu cầu lao động ngành logistics

(Nguồn: Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam)

Theo bảng số liệu trên ta thấy trung bình các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần thêm 18.000 lao động Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ khác cần thêm khoảng 1 triệu nhân sự có chuyên môn về logisties Điều đó cho thấy trong thời gian tới, nhu cầu lao động cho ngành dịch vụ này là khá cao

Theo số liệu của Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS) lượng lao động đang làm việc cho lĩnh vực này cụ thể như sau:

Loại lao động Số lượng (người) Khả năng đáp ứng (%) ê ié 5.000

Bảng 2.2: Lượng lao động đang lam viéc cho nganh logistics

Với số liệu từ VIFFAS thì hiện nay, khoảng 140 công ty hội viên có tổng số khoảng 5.000 nhân viên Đây là lực lượng chuyên nghiệp, chưa kể khoảng 4.500 lao động bán chuyên nghiệp Cũng theo VIFFAS, nguồn cung cấp lao động cho ngành logistics chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu Nhưng thực tế, hầu hết các công ty dịch vụ logistics Ở Việt Nam hiện nay đều khẳng định tình trạng thiểu

28 nhân lực trình độ cao Mặc dù được xem là nghề “hot”, trả lương cao, song rất nhiều doanh nghiệp đang lúng túng khi tìm kiếm lao động làm trong lĩnh vực này,

Việt Nam hiện đang có một lượng lớn lao động làm nghề logistics nhưng nguồn cung cấp nhân lực cho ngành chưa đáp ứng được nhu cầu, trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành mỗi năm là 20-25% Theo Viện Nghiên cứu và Phát triền Logistics Viét Nam, “Khao sát của Viện về chất lượng nhân lực logistics cho thấy thực trạng chung là 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về Iogistics, 40% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên trong quá trình làm việc và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với chuyên môn của nhân viên Điều này cho thấy nguồn nhân lực logistics của Việt Nam có chất lượng quá thấp”

Hình 2.1: Chất lượng nhân lực ngành logistics

(Nguồn: Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam)

Ngành logisties được đánh giá là ngành dịch vụ có tiềm năng phát triển lớn, là ngành có vai trò quan trong trong sự phát triển nền kinh tế nhưng ngành logistics tại nước ta lại chưa có được nguồn nhân lực để đáp ứng nhu câu của sự

29 phát triển Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2010 về việc xếp hạng hoạt động của ngành logistics thì Việt Nam đứng thứ 53 tên tống số 155 nền kinh tế và đứng thứ Š trong khu vực ASEAN Nhu cầu về nguồn nhân lực ngành logistics trong thời gian tới chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng, mở ra thêm lựa chọn cho lực lượng lao động trẻ nước ta Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu và Phát triển của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì có tới 80,26% nhân lực trong các công ty logistics được đào tạo thông qua các công việc hàng ngày, 23,3% lao động tham gia các khóa đảo tạo trong nước, 6,9% lao động được đào tao qua việc thuê các chuyên gia nước ngoài đến thực hiện, 3,9% lao động tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài Đây là hệ quả của công tác đào tạo chưa có sự dự đoán chính xác về phát triển ngành nghề và chưa gắn với nhu cầu thực tế sử dụng lao động của các doanh nghiệp

Hình thức đào tạo Tỷ lệ Đào tạo thông qua các công việc hàng ngày 80,26%

Các khóa đào tạo trong nước 23,3%

Thuê chuyên gia nước ngoài 6,9%

Các khóa đào tạo tại nước ngoài 3,9%

Bảng 2.3: Hình thức đào tạo nhân lực ngành logistics

(Nguồn: Viện Nghiên cứu và Phát triển ~ Đại học Kinh tế Quốc đân)

Các chuyên gia trong ngành logistics cho rằng những nhân tố cần cho nganh logistics là trang thiết bị, thủ tục, công nghệ IT, luật lệ và nhân sự (hay còn gọi là “phần cứng”) Tuy nhiên, chỉ khỉ nguồn nhân lực được trang bị đầy đù kiến thức nền tảng, có hệ thống, theo chuẩn nghề quốc tế trong ngành logistics thì nguồn nhân lực lúc này mới được xem là “phần mềm” của ngành, một điều kiện đủ để tạo sức bật, phát triển bền vững Và đây chính là nhân tố đang thiếu hụt trầm trọng

Theo VIFFAS, hiện nay Việt Nam đang đối diện với thực trạng bất hợp lý là sinh viên ra trường thất nghiệp, các doanh nghiệp lại thiếu nhân lực Thêm một nghịch lý nữa là khi sinh viên muốn nâng cao kiến thức của bản thân bằng cách tự thân vận động ra nước ngoài dụ học, mang những kiến thức đó về áp dụng tại Việt Nam, thì dây chuyển hoạt động tại Việt Nam lại chưa đồng bộ với chuỗi quy trình mà sinh viên được học ở nước ngoài Để đáp ứng được nguồn nhân lực cho ngành logistics, Việt Nam cần phải thành lập trường đào tạo chuyên ngành logistics Một số trường đại học nước ta đã đưa ngành này vào chương trình giảng dạy như Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM, Đại học Ngoại thương, Đại học Hàng hải, Đại học Kinh tế TP.HCM, v.v Tuy nhiên, giai đoạn vừa qua, các trường chưa chú trọng ngành này nên việc đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế Do bản thân ngành logistics rất rộng và đòi hỏi giáo viên cần có kinh nghiệm thực tế cao, người học chưa có nhận thức rõ về ngành nghề này nên việc phát triển quy mô cũng như chất lượng đào tạo gặp khó khăn Do nguồn nhân lực logistics đang thiếu hụt trầm trọng cũng như nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của logistics ngày càng cao nên những người được đào tạo và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này luôn là “điểm ngắm” của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vuc logistics Hign tai, thu nhập của nghề này là khá cao, trung bình khoảng 300 USD cho vị trí nhân viên, khoảng 1.000 USD cho cấp điều hành và khoảng 3.000 USD cho cấp quản trị Do đặc thù là ngành địch vụ, có tầm hoạt động rộng ở mức độ toàn cầu nên rất cần sự cẩn thận, cần cù, chịu khó, biết nhìn rộng để bao quát mọi vấn đề Khó khăn trong nghề này cũng tùy thuộc vào từng khâu, từng công việc cụ thể, ví dụ: khâu chứng từ thì gặp áp lực về thời gian hoàn thành và về áp dụng các quy định mới trong quá trình xuât nhập khẩu hay vận chuyển; khâu hiện trường thì áp lực về sự minh bạch khi đi làm hàng: khâu đại lý thì áp lực về chênh lệch múi giờ, về khác biệt văn hóa, v.v ên gia, để có nhân lực phục vụ cho lĩnh vực logistics trong

Theo cac chuy giải đoạn hiện nay thì từ 5-10 năm trước, ngành giáo dục đã phải có chiến lược

31 dao tạo nhân lực chuyên ngành logistics Thế nhưng, thực tế cho thấy trong thời gian qua, nước ta chưa có sự phát triển xứng tầm trong công tác đào tạo ngành này Vấn để đáng quan tâm là nghiệp vụ logistics chưa được xây dựng thành môn học, các bài giảng trong nhả trường mới chỉ tập trung giới thiệu những công việc giao nhận, quy trình và các thao tác thực hiện qua các công đoạn Các kỹ thuật giao nhận hiện đại ít được cập nhật hóa như vận tải đa phương thức, kỹ năng quản trị dây chuyển chuỗi cung ứng, v.v Tính thực tiễn của chương trình giảng dạy không cao, làm cho người học chưa thấy hết vai trò và sự đóng góp của logistics, giao nhận vận tải trong nền kinh tế

Có thể khẳng định rằng các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực này quá ít so với yêu cầu phát triển dịch vụ Phần lớn kiến thức mà cán bộ công nhân viên trong ngành có được là từ thực tiễn khi làm đại lý hoặc đối tác cho các công ty nước ngoài chuyên làm dịch vụ này Với một nguồn nhân lực chắp vá, vừa thiếu lại vừa yếu như thế, các doanh nghiệp trong nước sẽ rất khó có cơ hội để cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ vốn là những hãng vận tải lớn và danh tiếng của nước ngoài đang xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam Đặc biệt, theo cam kết WTO thì thời điểm 2014 là lúc Việt Nam mở cửa thị trường logistics Chính vì vậy, Việt Nam cần cấp thiết có chiến lược đào tạo nhân sự cho ngành một cách bài bản, chuyên nghiệp Để thực hiện được điều này thì nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là chúng ta phải cập nhật những kiến thức luật pháp trong nước và quốc tế về vận tải đa phương thức, các hoạt động chính của logistics và kỹ năng vận hành nghiệp có Song song với việc đào tạo nghiệp vụ vu logistics cho nguồn nhân lực hiện chuyên môn là đảo tạo nâng cao trình độ tiếng Anh, đảm bào được việc giao dịch, thủ tục và lập chứng từ nghiệp vụ Việc đào tạo cần được tiến hành ở 3 cấp độ là cán bộ hoạch định chính sách, cán bộ quản | thé lý và nhân viên thực hiện nghiệp vụ cụ

Trước thực trạng khan hiếm nhân lực có trình độ cao phục vụ cho công việc hàng ngày, các chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề trong ngành logistics hiện nay được thực hiện ở 3 dạng như sau:

+ = Tai cdc cơ sở đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng

Theo đánh giá của VIFFAS, chương trình đào tạo về logistics hiện nay ở Việt Nam còn sơ lược và tổng quát Từ năm 2008, trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM mới chiêu sinh ngành Quản trị Logistics và Vận tải đa phương thức Đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam mở ngành này Các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành ngoại thương, hàng hải, giao thông vận tải khác chỉ đưa vào giảng dạy môn học vận tải và bảo hiểm ngoại thương, chủ yếu đào tạo nghiêng về vận tải và giao nhận đường biển Một số trường đại học có chương trình đào tạo về logistics va quan lý chuỗi cung ứng thuộc các khoa quản trị kinh doanh, kinh tế vận tải, nghiệp vụ ngoại thương, thương mại và du lịch, v.v nhưng chỉ cung cấp các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ ngoại thương và vận tải Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về loại hình dịch vụ này cũng chưa nhiều Ngay cả các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực này vẫn còn quá ít so với yêu câu phát triển

Ngày đăng: 25/02/2024, 18:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w