124 Trang 5 BQLDA CCN BVMT CBCNV CĐT CIP Công ty : Ban Quản lý dự án : Cụm công nghiệp : Bảo vệ môi trường : Cán bộ công nhân viên : Chủ đầu tư : Là quá trình vệ sinh tẩy rửa thiết bị t
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tên dự án đầu tư: Nhà máy Bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh công suất 50 triệu lít/năm
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
➢ Dự án Nhà máy Bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh công suất 50 triệu lít/năm của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh được đầu tư xây dựng tại Cụm công nghiệp Cổng Khánh 2, phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh với tổng diện tích đất: 227.973,62 m 2 theo Hợp đồng thuê thiết bị nhà xưởng số 02/2019/HS- BHNNT ngày 25/12/2019 giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn và Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh Ngày 25/12/2019 Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn và Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh ký Hợp đồng nguyên tắc thuê đất số 10/2020/HĐTĐ để xây dựng nhà máy bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh Đặc biệt Công ty CP bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh thiết kế công nghệ và yêu cầu Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn xây dựng thỏa mãn các yêu cầu công nghệ phù hợp với công nghệ sản xuất bia của Công ty CP sản xuất bia Hà Nội và phù hợp với Quyết định phê duyệt ĐTM số 735/QĐ-BTNMT ngày 24/03/2020 của Bộ Tài nguyên Và Môi trường và UBND tĩnh Hà Tĩnh phê duyệt
+ Trong quá trình khảo sát khoan thăm dò địa chất công trình và triển khai thi công xây dựng gặp rất nhiều đá, thực tế khi xây dựng phải điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với địa chất công trình nhưng vẫn thỏa mãn được các yêu cầu công nghệ và các công trình phụ trợ được thuê lại của CCN Cổng Khánh 2 nên tổng diện tích xây dựng nhà máy thay đổi cụ thể:
Ngày 20/02/2021 Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn và Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh ký Hợp đồng thuê đất số 26/2021/HS-QLDA để xây dựng nhà máy bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh với:
Tổng diện tích đất thuê: 85.801,5 m 2
- Thửa đất cho thuê lại để xây dựng nhà xưởng và hạ tầng : 83.801,5 m 2 bao gồm:
✓ Thửa đất số 23 tờ bản đồ số 7 có diện tích đất: 6.476,9 m 2
✓ Thửa đất số 24 tờ bản đồ số 7 có diện tích đất: 43.054 m 2
- Diện tích thuê sàn văn phòng: 2.000 m
- Các vị trí tiếp giáp của dự án:
✓ Phía Đông giáp: Đường quốc lộ 1A (đoạn tránh thị xã Hồng Lĩnh)
✓ Phía Tây giáp đất rừng sản xuất
✓ Phía Nam giáp đường quy hoạch rộng 25 m
✓ Phía Bắc giáp đất quy hoạch cụm công nghiệp
+ Vị trí dự án được giới hạn bởi các điểm có tọa độ địa lý:
Bảng 1-1: Tọa độ các điểm tiếp giáp của dự án
Tọa độ (theo hệ tọa độ VN 2000)
(Nguồn: Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh)
- Do tình hình kinh tế xã hội Việt Nam sau đại dịch Covid 19 và tình hình tiêu thụ bia trên thị trường Việt Nam nên Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh đã giảm thiểu khu vực đất đai dự trữ đất, cây xanh, giảm nhà kho để yêu cầu Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn xây dựng nhà xưởng phù hợp với địa chất công trình và thỏa mãn các qui định xây dựng công trình công nghiệp tại CCN Cổng Khánh 2 của Bộ xây dựng
- Hình ảnh Nhà máy bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh
Hình 1-1 : Hình ảnh Nhà máy bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh
Quốc lộ 1A đoạn tránh thị xã Hồng Lĩnh Đi Hà Nội
Vị trí Nhà máy bia
S = 227.973,62 m 2 Đi Tp Hồ Chí Minh Đất quy hoạch cụm công nghiệp
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có):
+ Quyết định số 3442/QĐ-UBND ngày 21/10/2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết Cụm Công nghiệp Cổng Khánh
2, phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, tỷ lệ 1/500
+ Quyết định số 1440/QĐ-UBND ngày 08/05/2020 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Cụm Công nghiệp Cổng Khánh 2, phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, tỷ lệ 1/500
+ Kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình Nhà máy bia
Hà Nội – Nghệ Tĩnh số 280/SXD-QLHĐXD của Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh cấp ngày 18/06/2020
Vị trí Nhà máy bia
S = 85.801,5 m 2 Đất quy hoạch cụm công nghiệp
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; văn bản thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có):
+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Đầu tư Nhà máy Bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh công suất 50 triệu lít/năm” tại Cụm công nghiệp Cổng Khánh 2, phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh số 735/QĐ- BTNMT ngày 24/03/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
+ Dự án có quy mô công suất 50 triệu lít bia/năm với tổng vốn đầu tư dự kiến là 1.230 tỷ đồng Dự án nhóm A căn cứ khoản 4, điều 8, Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 thông qua ngày 13/06/2019.
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
3.1 Công suất hoạt động của dự án đầu tư:
- Quy mô dự án: Sản xuất bia với công suất 50 triệu lít/năm theo tiêu chuẩn của Habeco như sau:
+ Tỷ lệ nguyên liệu nấu là 70% malt và 30% gạo Nấu bia bán thành phẩm nồng độ cao 15 O Plato sau đó pha bia xuống nồng độ thấp
+ Công suất mẻ nấu nhà nấu mới 400 hl dịch lạnh
+ Áp dụng công nghệ lên men hiện đại: Lên men chính và lên men phụ tiến hành trong cùng một tank
Hạ nhiệt độ trước khi lọc t o = -1 ÷ 0 o C
- Công suất của Dự án:
Bảng 1-2: Công suất sản phẩm của Dự án
Stt Cơ cấu sản phẩm Công suất (lít/năm) Tỷ lệ sản phẩm (%)
(Nguồn: Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh)
3.2 Công nghệ sản xuất của dự án:
- Công ty sẽ áp dụng công nghệ sản xuất bia đang áp dụng của các Nhà máy bia thuộc Habeco đang vận hành Chi tiết quy trình công nghệ sản xuất như sau:
Xả men Thu hồi men
Bụi Sàng, tách sạn, kim loại
Tàng trữ gạo Sàng, tách sạn, kim loại Bụi
Bã hoa + cặn Lắng cặn
Phụ gia Houblon Đun sôi
Men + sục khí Hạ nhiệt
Phân phối Lưu thông Bán hàng
Chai vỡ Nước thải Xút thải thu hồi Đóng gói
Phụ gia Nước khử khí
Lọc bia Bột trợ lọc
- Malt và gạo từ kho nguyên liệu được sàng tách tạp chất, cân, rồi đưa tới bộ phận xay, nghiền
- Quá trình xay - nghiền malt cần phải giữ cho vỏ nguyên liệu nguyên vẹn, càng ít bị vỡ càng tốt để khỏi ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và tạo điều kiện cho quá trình lọc dung dịch sau này
- Bột gạo được đưa vào nồi nấu gạo, bột malt được đưa vào nồi nấu malt để tiến hành quá trình dịch hoá, cháo gạo sau khi nấu được bơm qua nồi malt để tiến hành quá trình đường hóa
- Quá trình đường hoá sẽ thuỷ phân tinh bột và protein tạo thành đường, axit amin và các chất hòa tan khác, đó là nguyên liệu chính của quá trình lên men Sau đó dung dịch được lọc qua nồi lọc (Lauter tun) để bỏ bã hèm “Nước nha” sau khi lọc được đưa vào nồi đun sôi và cho houblon vào để thực hiện quá trình houblon hoá tạo hương vị cho bia
- Dịch sau khi houblon hoá được đưa qua thiết bị lắng xoáy (Whirlpool) để lắng cặn sau đó chuyển qua thiết bị lạnh nhanh hạ nhiệt độ dịch xuống 7 ÷ 8 o C Dịch nha lạnh được đưa vào tank lên men để lên men Nấm men được nuôi cấy và nhân giống từ phòng thí nghiệm sang phòng gây men và được đưa sang các tank lên men theo tỷ lệ phù hợp
- Lên men chính và lên men phụ trong cùng một tank, sau khi kết thúc lên men phụ, tiến hành pha bia bằng nước đã khử khí, tiệt trùng tuyệt đối, tỷ lệ pha tối đa là 25% nước sau đó tiến hành lọc trong và đưa vào các bồn chứa Từ các bồn này bia được đưa tới dây chuyền chiết
- Quá trình lên men được chia thành hai giai đoạn chính và phụ:
- Giai đoạn đầu của quá trình lên men được gọi là giai đoạn lên men chính Trong giai đoạn này, sự tiêu hao cơ chất diễn ra mạnh mẽ, một lượng lớn đường được chuyển hóa thành cồn và CO2, sản phẩm của quá trình lên men chính là bia non đục, có mùi và vị đặc trưng nhưng chưa thích hợp cho việc sử dụng như một thứ nước giải khát Nhiệt độ trong quá trình lên men chính từ 7 - 9 o C
- Sau giai đoạn lên men chính, chuyển sang quá trình lên men phụ và ủ bia Quá trình lên men này diễn ra chậm, bia được lắng trong, hàm lượng những sản phẩm phụ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của bia giảm, hương vị bia tăng lên, nhiệt độ trong giai đoạn lên men phụ từ 2 - 5 o C
- Thời gian lên men chính khoảng 7 ngày, sau đó được chuyển sang chế độ lên men phụ Tổng thời gian lên men 21 ngày
- Bia sau khi lên men phụ xong được đưa sang pha bia sau đó đưa vào hệ thống pha bia, lọc trong Quá trình lọc bao gồm các chức năng: Lọc trong, tạo ra sự ổn định cho bia, tạo ra sự đồng đều cho sản phẩm Bia được lọc trong chứa trong các bồn chứa bia thành phẩm Từ các bồn này bia được đưa tới dây chuyền chiết Sau khi chiết, đóng nắp sản phẩm được thanh trùng theo chế độ công nghệ phù hợp để diệt men, kéo dài thời gian tồn trữ và sử dụng Khâu cuối cùng là in hạn sử dụng sau đó nhập kho thành phẩm, xuất đi tiêu thụ làm sạch sơ bộ trước khi đưa vào máy rửa chai Dung dịch sử dụng trong quá trình rửa chai là NaOH có nồng độ phù hợp Chai sau khi rửa được đưa vào máy kiểm tra chai rỗng để đảm bảo độ sạch cho chiết bia (các chai không đủ tiêu chuẩn sẽ được tự động loại ra khỏi dây chuyền) Hệ thống dây chuyền chiết chai bao gồm máy súc chai; máy chiết chai – đóng chai; hệ thống kiểm tra mức chiết; máy dán nhãn; hệ thống băng tải gắp chai vào keg, hệ thống chuyển keg bia đến kho thành phẩm
- Quy trình chiết bia lon: Máy chuyển lon bia từ pallet lên băng tải, hẹ thống cắp nắp lon bia đưa vào máy chiết lon Bia từ tank bia trong bơm trực tiếp vào máy chiết lon, đóng nắp Lon bia đi qua hệ thống thanh trùng, kiểm tra mức chiết Tiếp đến lon bia được đóng nhãn và cắp vào thùng, chuyển đến kho thành phẩm
- Quy trình chiết bia keg: Bia từ tank bia trong qua hệ thống thanh trùng nhanh chiết vào keg dung tích 50 lít (keg 50 lít đã được thanh trùng trước đó theo đúng tiêu chuẩn) Tiếp đến, keg bia được bảo quản lạnh và đưa đến nơi tiêu thụ
3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư:
- Sản phẩm của dự án bao gồm 40% bia lon, 50% bia chai, 10% bia keg.
Nguyên, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: 15 1 Nguyên, nhiên, vật liệu của dự án
dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:
4.1 Nguyên, nhiên, vật liệu của dự án
- Nhà máy bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh công suất 50 triệu lít/năm đi vào hoạt động thì nhu cầu nhiên vật liệu cho một năm sản xuất như sau:
Bảng 1-3: Nguyên nhiên vật liệu dùng sản xuất bia trong 1 năm của dự án
Tên nguyên nhiên vật liệu Đơn vị Số lượng
1.Nguyên liệu a) Nguyên vật liệu chính
Enzyme kg 1.400 b) Vật liệu phụ
Mực in date thùng lít 130
(Nguồn: Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh)
- Nguyên liệu chính như malt, hoa houblon, phụ gia, hóa chất chuyên dùng được Công ty CP bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh nhập khẩu và cung cấp cho Nhà máy Bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh theo kế hoạch sản xuất
- Các loại gạo, dầu DO, Công ty sẽ tìm nguồn cung cấp trong nước với chất lượng cao và ổn định để đảm bảo khả năng sản xuất liên tục của Nhà máy
- Hơi: Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh đã đầu tư và lắp đặt hoàn thiện hệ thống lò hơi 10 tấn/h, nguyên liệu than cám để cung cấp cho toàn bộ nhu cầu hơi của Dự án
- Nguồn nước: CCN Cổng Khánh lấy nước từ hồ Đá Bạc xử lý đạt chuẩn trước khi cấp nước cho các doanh nghiệp hoạt động tại CCN Nước từ hồ Đá Bạc được dẫn về lưu chứa tại các hồ chứa nước cấp 1, hồ chứa nước cấp 2, hồ chứa nước trước khi vào trạm xử lý nước cấp xử lý đạt tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt và sản xuất Công ty CP Bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh đã lắp đặt hệ thống xử lý nước cấp tại Nhà máy để xử lý nước đạt tiêu chuẩn nước nấu bia Hiện tại, hệ thống cấp nước của CCN có công suất 3.000 m 3 /ngày Tương lai, công suất hệ thống sẽ được nâng cấp thành 8.000 m 3 /ngày
- Nguồn điện: Hệ thống cung cấp điện cho dự án sử dụng điện của điện lực Hà Tĩnh cung cấp từ lưới điện EVN Nhà máy đã đầu tư 03 trạm biến áp 2000 KVA (35/0.4KV) và 01 máy phát điện dự phòng công suất 2000 KVA sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt.
Các thông tin khác liên quan đến dự án (nếu có)
- Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh không thực hiện xây dựng toàn bộ hạng mục công trình nhà xưởng, nhà điều hành, hạ tầng cơ sở mà thuê lại từ Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn (Chủ đầu tư Cụm công nghiệp Cổng Khánh 2)
- Quy hoạch tổng mặt bằng Nhà máy được Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn thiết kế theo yêu cầu hài hòa, phù hợp với yêu cầu của Nhà máy sản xuất bia và đảm bảo công suất Nhà máy 50 triệu lít/năm Tổng mặt bằng Nhà máy được quy
+ Các hạng mục bảo vệ môi trường
- Tổng diện tích đất xây dựng nhà xưởng thuê lại là 85.801,5 m 2 gồm:
Bảng 1-4: Bảng cân bằng đất đai của Nhà máy Bia
Stt Hạng mục Diện tích theo ĐTM (m 2 )
Chênh lệch tăng, giảm theo ĐTM/thực tế (%)
2 Đất trồng cây xanh, cỏ 63.549,00 29,3 18.227,63 21,2 -71,32
3 Đất dự trữ, đường giao thông
- Các hạng mục công trình chính + công trình phụ trợ + công trình bảo vệ môi trường của Nhà máy Bia: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn thiết kế, xây dựng công trình theo yêu cầu từ Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh sẽ thuê lại các hạng mục trên để lắp đặt thiết bị dựa trên Hợp đồng thuê đất số 26/2021/HS-BQLDA ngày 20/02/2021 giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn và Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình bảo vệ môi trường, công trình cấp nước của CCN Cổng Khánh 2 được Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn tiến hành xây dựng
- Do điều kiện tính toán thực tế khi thuê đất để sản xuất của nhà máy Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh đã đàm phán với Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn giảm diện tích đất dự trữ, đất giao thông, đất trồng cây xanh của dự án và giảm đất xây dựng để giảm kinh phí đầu tư do biến động kinh tế xã hội do đại dịch Covid
19 và kinh tế Việt Nam năm 2019 – 2025 nhưng tỷ lệ xây dựng vẫn đảm bảo quy định của Bộ xây dựng và trong khuôn viên dự án vẫn đảm bảo mật độ trồng cây xanh là 21,2%, giao thông dự trữ 25,5% Phần diện tích nhà xưởng của Công ty
Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn là 53,3% nhỏ hơn tiêu chuẩn xây dựng cho phép của Khu công nghiệp Bộ xây dựng quy định Thực tế Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn xây dựng nhà máy bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh thuê dài hạn đảm bảo các tiêu chí của Bộ xây dựng về mật độ cây xanh, giao thông và diện tích xây dựng theo thông tư số 19/2009/TT-BXD ngày 30/06/2009 của Bộ xây dựng quy định về quản lý đầu tư xây dựng trong khu công nghiệp và khu kinh tế
- Chi tiết các hạng mục công trình sẽ thuê lại để phục vụ cho dự án như sau:
5.1 Các hạng mục công trình chính
Bảng 1-5: Các hạng mục công trình chính của dự án
2 Nhà xử lý nguyên liệu 228,1 233,6 +2,41
4 Nhà men – bia hoa – thí nghiệm 430,5 322,1 -25,18
7 Khu nhà CIP và lọc 932,9 1.008,3 +8,08
(Nguồn: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn)
− Các giải pháp thiết kế cho các hạng mục công trình chính:
+ Móng: Móng BTCT mác 250 đá 1x2, lót móng bê tông đá 1x2 mác 100 + Cột: Đỉnh cột thấp nhất 12m, BTCT mác 250
+ Cốt thép: Đường kính ≤ 10 dùng thép CI , Đường kính >10 dùng thép CII + Nền trệt: BTCT mác 250, dày 200, có phun hóa chất chống mối nền bên trên có phủ lớp nylon dày 0.1mm, hoàn thiện bằng gạch Norco 240x117x15 vữa Metz 8x2 chịu axít chống trượt, quanh chân cột và tường ốp gạch 240x117x15 vữa Metz 8x2 chịu axít cao 117mm
+ Sàn lầu 1 nhà nấu: BTCT mác 250, dày 150 được xử lý chống thấm, hoàn thiện bằng gạch Granite nhân tạo 400x400, joint gạch dùng vữa trám họ xi măng KERACOLOR SF của MAPEI
+ Tường: Nhà nấu Xây gạch ống câu gạch thẻ trát vữa 2 mặt dày 220mm, ốp gạch men 200x250 bên trong cao đến trần, joint trám trét bằng keo họ epoxy
+ Móng: Móng BTCT M250 đá 1x2, Lót móng bê tông đá 1x2 mác 100 + Cột: Cột BTCT mác 200 đá 1x2, sơn nước
+ Cốt thép: Đường kính ≤ 10 dùng thép CI, Đường kính >10 dùng thép CII
+ Tường: Xây gạch ống câu gạch thẻ trát vữa 2 mặt dày 220mm, sơn nước hoàn thiện bên trong
− Nhà động lực ( Lò hơi – lạnh – khí nén – CO2 – phòng tủ điện – Trạm biến áp – máy phát) + kho nguyên liệu + kho vật tư + xưởng cơ khí:
+ Móng: Móng BTCT mác 250 đá 1x2 Lót móng bê tông đá 1x2 mác 100 + Cột: Đỉnh cột thấp nhất 9m, BTCT mác 250
+ Cốt thép: Đường kính ≤ 10 dùng thép CI, Đường kính >10 dùng thép CII + Nền: BTCT mác 250, dày 200 xoa mặt, phun hóa chất chống mối nền bên trên có phủ lớp nylon dày 0.1mm , có phụ gia làm cứng bề mặt
+ Tường: Xây gạch ống câu gạch thẻ trát vữa 2 mặt dày 220mm, Sơn Epoxy bên trong cao 2,4m, bên trên sơn nước
− Xưởng chiết bia – Kho thành phẩm – Kho hóa chất:
+ Móng: Móng BTCT mác 200 đá 1x2, lót móng bê tông đá 1x2 mác 100 + Cột: Đỉnh cột thấp nhất 8m, BTCT mác 250
+ Cốt thép: Đường kính ≤ 10 dùng thép CI, Đường kính >10 dùng
+ Nền kho vật tư, phụ tùng: BTCT mác 200 dày 200 hoàn thiện bằng thiết bị xoa với vật liệu khoáng làm cứng bề mặt & phụ gia chống bụi
+ Nền xưởng chiết: BTCT mác 200 dày 200 có phun hóa chất chống mối nền bên trên có phủ lớp nylon dày 0.1mm , hoàn thiện bằng gạch Norco 240x117x15 vữa Metz 8x2 chịu axít chống trượt, Quanh chân tường ốp gạch Norco 240x117x15 vữa Metz 8x2 cao 117mm
+ Kho hóa chất có diện tích 20m 2 Sàn BTCT, tường gạch sơn nước hoàn thiện, trần nhà là mái tôn có ô lấy sáng Có rãnh thu gom nước chảy tràn
5.2 Các hạng mục công trình phụ trợ
Bảng 1-6: Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án
Diện tích xây dựng theo ĐTM (m 2 )
Diện tích xây dựng thực tế (m 2 )
Chênh lệch tăng, giảm theo ĐTM/thực tế (%)
2 Nhà ăn ca 503,9 Đất của
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn Công ty Cổ phần
Bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh thuê lại sử dụng
8 Khu lò hơi số 2 (GĐ 2) 225,3
9 Nhà xử lý nước cấp 689,9 Đất của
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn
17 Đất dự trữ, đường giao thông 101.442,12 21.873,77 -77,41
(Nguồn: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn)
− Các giải pháp thiết kế cho các hạng mục công trình phụ:
+ Móng: Móng BTCT mác 200 đá 1x2, lót móng bê tông đá 1x2 mác 100 + Cột: BTCT mác 200, đỉnh cột cao 5m
+ Cốt thép: Đường kính ≤ 10 dùng thép CI , Đường kính >10 dùng thép CII + Nền: BTCT mác 150, dày 150, vữa XM M75 dày 15, có phun hóa chất chống mối nền bên trên có phủ lớp nylon dày 0.1mm , hoàn thiện bằng gạch Granite 400x400 nhân tạo
+ Tường: Xây gạch ống câu gạch thẻ trát vữa 2 mặt dày 220mm và tường ngăn cách dày 110mm; mặt trong sơn nước hoàn thiện, ốp gạch chân tường cao 100mm
− Hệ thống cung cấp nước:
+ Ồng cấp nước trong nhà văn phòng sử dụng ống nhựa PVC
+ Ồng cấp nước cứu hỏa sử dụng ống thép tráng kẽm Ồng đi ngầm bọc lớp lưới chống cháy và quét nhựa bitum để bảo vệ ống
+ Hệ thống cấp nước tưới cây: tưới nước tự động, sử dụng ống PVC
+ Trong khuôn viên nhà máy: Mương xây đá, có nắp gang và cống BTCT
+ Ngoài hàng rào: Mương xây đá, có nắp bê tông, có cửa thu nước mặt trên sườn dốc đổ xuống
+ Các vị trí bắt buộc băng qua đường: sử dụng cống BTCT chịu áp, loại ly tâm đúc sẵn
+ Nước mưa được thu gom về hệ thống thoát nước mưa của CCN
+ Trong xưởng sản xuất: Mương BTCT lát gạch chịu axit, trên nắp đan thép không rỉ
+ Nước thải sinh hoạt và nước thải ngoài nhà sản xuất: ống HDPE
+ Hố ga thu nước thải ngoài nhà sản xuất, thành và đáy sơn epoxy Nắp bằng gang đúc
+ Toàn bộ nước thải phát sinh từ hoạt động của Nhà máy được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 2.000 m 3 /ngày của CCN Cổng Khánh 2
+ Móng: Móng BTCT mác 200 đá 1x2, lót móng bê tông đá 1x2 mác 100 + Nền: BTCT mác 200 dày 200 có phun hóa chất chống mối nền bên trên có phủ lớp nylon dày 0.1mm , hoàn thiện bằng thiết bị xoa với vật liệu khoáng làm cứng bề mặt & phụ gia chống bụi
+ Tường: Xây gạch ống câu gạch thẻ trát vữa 2 mặt dày 220mm, sơn Epoxy bên trong đến độ cao 3m còn lại phía trên sơn nước Mặt ngoài sơn nước chống ẩm và nấm mốc kết hợp ốp gạch trang trí
− Sân chai két rỗng: Kết cấu bãi chứa chai rỗng giống kết cấu sân đường nội bộ
− Hệ thống sân đường nội bộ:
+ Mặt đường thảm bê tông nhựa hạt mịn Thảm bê tông nhựa hạt thô Lớp nhựa bám dính 0.8kg/m 2
+ Lớp đá 0x4 thâm nhập nhựa nóng lu lèn chặt
+ Lớp đá cỡ lớn 5x7 kẹp đất đỏ lu lèn chặt E0 kg/cm 2
+ Đất san lấp lu lèn chặt K>0,95
+ Có 3 kiểu tường: Tường kín, tường hở và tường rào lưới B40
+ Tường kín: tường gạch dày 110, trát vữa và sơn nước; cột 250x250, cao 2700mm
− Phân tích sự chênh lệch các diện tích trong hạng mục xây dựng thực tế so với ĐTM
+ Hạng mục nhà lò hơi số 1, 2 và kho than: được xây dựng chung trong 1 nhà xưởng thành khu nhà lò hơi chung
+ Hạng mục nhà chứa bom bia không xây dựng: được đưa vào kho thành phẩm thành khu nhà chung
+ Mở rộng khu vực keg chai rỗng
+ Xây dựng thêm xưởng cơ khí bảo trì
5.3 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường
Các hạng mục bảo vệ môi trường được liệt kê ở bảng sau chỉ phục vụ cho hoạt động của Nhà máy bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh
Bảng 1-7: Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của dự án
Stt Hạng mục Diện tích xây dựng theo ĐTM (m 2 )
Diện tích xây dựng thực tế (m 2 )
Chênh lệch tăng, giảm theo ĐTM/thực tế (%)
1 Nhà chứa chất thải sinh hoạt 51,8 45 -13,13
2 Nhà chứa chất thải rắn sản xuất thông thường 51,8 45
3 Nhà chứa chất thải nguy hại 51,8 45 -13,13
4 Bể thu gom nước thải 84,0 84 0,00
5 Đất trồng cây xanh, cỏ 63.549 18.228 -71,32
(Nguồn: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn)
− Khu vực lưu giữ chất thải rắn sản xuất để lưu trữ tạm các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của Dự án:
+ Cấu tạo sàn: Sàn bê tông cốt thép
+ Tường: Tường gạch, sơn nước hoàn thiện
+ Trần: Mái tôn, có ô lấy sáng, khung kèo thép sơn hoàn thiện
+ Mặt ngoài, cửa sổ, cửa chính: Cửa sổ thép không gỉ, lam gió, thép không gỉ, sơn hoàn thiện, lưới chắn côn trùng
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có)
− Nội dung này đã được đánh giá trong quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo ĐTM tại Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 735/QĐ- BTNMT ngày 24/03/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
− Hiện tại sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường không thay đổi so với nội dung đã được đánh giá trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Do vậy, Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường này Chủ dự án không thực hiện đánh giá lại sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường của dự án.
− Dự án đầu tư Nhà máy bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh có đặc biệt là thuê lại toàn bộ nhà xưởng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn Chủ đầu tư của CCN Cổng Khánh 2 Do vậy phải tuân thủ và chịu trách nhiệm về môi trường chính là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn về xây dựng, thoát nước mưa, xử lý nước thải, cây xanh và giao thông trong Cụm công nghiệp
− Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh chịu trách nhiệm về xử lý bụi và khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại trong quá trình lắp đặt thiết bị và trong giai đoạn vận hành nhà máy và các biện pháp phòng ngừa sự cố, ứng phó với sự cố môi trường khu vực xử lý, nghiền malt, gạo, khu vực chứa chất thải rắn, chất thải nguy hại pháp ứng phó khi sự cố xãy ra.
− Do vậy dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường.
3.1.1 Công trình thu gom, thoát nước mưa
3.1.1.1 Các công trình thu gom, thoát nước mưa theo báo cáo ĐTM và Quyết định phê duyệt ĐTM số 735/QĐ-BNTMT ngày 24/03/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn đã xây dựng theo yêu cầu công nghệ của Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh về xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước mưa trong khuôn viên nhà máy và ngoài hàng rào nhà máy cụ thể như sau:
− Trong khuôn viên nhà máy: Mương xây đá, có nắp gang và cống BTCT
− Ngoài hàng rào: Mương xây đá, có nắp bê tông, có cửa thu nước mặt trên sườn dốc đổ xuống
− Các vị trí bắt buộc băng qua đường: sử dụng cống BTCT chịu áp, loại ly tâm đúc sẵn
− Số lượng hố ga thu nước mưa của nhà máy:
+ Cống hộp 107 cái, kích thước 1,6m × 1,6m
+ Cống hộp BM = 600 khối lượng 3.750 m
+ Cống hộp BM = 2.000 Khối lượng 2.243 m
+ Cống qua đường 08 cái, kích thước 1,6m × 1,6m
− Nước mưa được thu gom về hệ thống thoát nước mưa của CCN
Các hạng mục xây dựng này phù hợp với quyết định phê duyệt ĐTM số 735/QĐ-BNTMT ngày 24/03/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và quyết định số 3944/QĐ-UBND tỉnh Hà tĩnh về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Cổng Khánh 2 tại phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh
3.1.1.2 Các công trình thu gom, thoát nước mưa theo thực tế
− Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn đã xây dựng theo yêu cầu công nghệ của Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh như đã xây dựng hoàn thành hệ thống cống thu gom, thoát nước mưa (xây tách biệt riêng rẽ với hệ thống thu gom, thoát nước thải)
− Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt đường giao thông nội bộ, sân được lọc rác có kích thước lớn bằng các tấm lưới thép hoặc các song chắn rác tại các hố ga trước khi chảy vào hệ thống cống thoát nước mưa Các hố ga sẽ được định kỳ nạo vét, bùn thải thu gom sẽ thuê đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý
− Nước mưa từ mái nhà xưởng sẽ được thu gom vào các ống đứng bằng nhựa PVC đường kính từ 100mm đến 150mm sau đó sẽ được xả ra hệ thống thoát nước mưa của nhà máy
− Nước mưa được dẫn theo hệ thống cống bê tông đúc sẵn D600mm, thoát nước chảy ra 2 vị trí hệ thống thoát nước mưa đảm bảo thu gom toàn bộ nước mặt và được CCN Cổng Khánh 2 xác nhận tại văn bản ngày 30/06/2022 (Văn bản đính kèm phụ lục 1)
− Hệ thống thu gom, thoát nước mưa đã được xây lắp bao gồm:
Bảng 3-1: Hệ thống thu gom thoát nước mưa
Stt Loại ống và hố ga thu nước ĐVT Số lượng
2 Hố ga thu nước kích thước 1,2m × 1,2m cái 27
- Sơ đồ thu gom nước mưa của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn tại CCN Cổng Khánh 2 như sau:
- Một số hình ảnh hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Nhà máy:
Hình 3-1: Hình ảnh hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Nhà máy
Nước mưa trên trần, mái
Song chắn rác, hố ga lắng cát
Hệ thống hố ga và cống thoát D600
Hệ thống thoát nước mưa của của CCN Cổng Khánh 2
Các công trình thu gom nước mưa của CCN Cổng Khánh 2 vào trong khuôn viên dự án nhà máy bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh phù hợp với Quyết định phê duyệt ĐTM số 735/QĐ-BNTMT ngày 24/03/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Quyết định số 3944/QĐ-UBND tỉnh Hà tĩnh về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Cổng Khánh 2 tại phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh
3.1.2 Công trình thu gom, thoát nước thải
3.1.2.1 Các công trình thu gom, thoát nước thải theo báo cáo ĐTM và Quyết định phê duyệt ĐTM số 735/QĐ-BNTMT ngày 24/03/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn đã thiết kế xây dựng theo yêu cầu công nghệ của Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh như xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất hoàn chỉnh cho các hạng mục của dự án đảm bảo thu gom toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình vận hành của Nhà máy trong khuôn viên nhà máy và ngoài hàng rào nhà máy cụ thể như sau:
− Nước thải sinh hoạt phát sinh được thu gom và xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn sau đó sẽ tập trung về bể gom để tiếp tục xử lý cùng với nước thải sản xuất
− Trong xưởng sản xuất: Mương BTCT lát gạch chịu axit, trên nắp đan thép không rỉ
− Nước thải sinh hoạt và nước thải ngoài nhà sản xuất: ống HDPE
− Hố ga thu nước thải ngoài nhà sản xuất, thành và đáy sơn epoxy Nắp bằng gang đúc
➢ Nước thải sinh hoạt với lưu lượng khoảng 8,4 m 3 /ngày: trong đó
+ Nguồn 1: Nước thải phục vụ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên nhà máy như: tắm, vệ sinh từ khu WC khoảng 5,4 m 3 được thu gom và xử lý sau đó sẽ tập trung về bể gom nhà máy (gồm 02 bể: 01 bể tự hoại (3 ngăn, dung tích 7,8 m 3 ) tại khu nhà nhập liệu, 01 bể tự hoại (3 ngăn, dung tích 7,8 m 3 ) tại khu vực nhà chiết thành phẩm)
+ Nguồn 2: Nước thải từ khâu chuẩn bị bữa ăn tập thể, vệ sinh nhà ăn, từ khu nhà ăn, nhà bếp khoảng 3 m 3 được thu gom và xử lý sau đó sẽ tập trung về bể gom nhà máy
− Bảng 3-2: Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày của dự án
STT Nội dung Giá trị
1 Định mức nước sử dụng (lít/người/ngày) (Nguồn:
2 Lượng nước cấp cho sinh hoạt lít/ngày 5.400
3 Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh bình quân
(lít/ngày): Tính bằng 100% lượng nước sử dụng 5.400
II Nước thải phát sinh từ nhà ăn
1 Định mức nước sử dụng để chuẩn bị 1 suất ăn (Nguồn:
2 Lượng nước cấp cho nhà ăn 3.000
Lượng thải bình quân (tính bằng 100% lượng nước sử dụng theo quy định tại Điều 39 Nghị định
III Tổng lượng nước thải phát sinh
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
3.2.1 Công trình, biện pháp xử lý bụi theo báo cáo ĐTM và Quyết định phê duyệt ĐTM số 735/QĐ-BNTMT ngày 24/03/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thống XLNT CCN Cổng Khánh 2
Vị trí ống HDPE D500 thoát nước thải sau xử lý của CCN Cổng Khánh 2 thoát vào khe Nhà Trò
- Sơ đồ khối hệ thống thu hồi bụi:
Bụi từ quá trình xử lý nguyên liệu → Hệ thống lắng và lọc bụi để thu hồi bụi, tấm và cám → Quạt hút → Khí sạch thải ra ngoài
- Hệ thống xử lý bụi, khí thải của hệ thống thu hồi bụi từ quá trình xử lý nguyên liệu malt, gạo (bao gồm: 01 hệ thống thu hồi bụi cho quá trình nhập malt, gạo; 01 hệ thống thu hồi bụi cho quá trình làm sạch malt; 01 hệ thống thu hồi bụi cho quá trình làm sạch gạo Tất cả các hệ thống thu hồi bụi này được lắp đặt đồng bộ với các hệ thống xử lý nguyên liệu malt, gạo)
3.2.1.2 Khí thải từ lò hơi
− Sơ đồ khối hệ thống xử lý khí thải lò hơi đốt than:
Khói thải lò hơi → Bộ hâm nước → Bộ sấy khí → Cyclone khử bụi → Quạt hút
→ Bể khử bụi ướt → Ống khói → Ống khói cao 25m
3.2.1.3 Khí thải từ hệ thống thu hồi CO 2
− Quy trình công nghệ của 01 hệ thống thu hồi CO2 công suất 600 kg/giờ:
Khí CO2 từ tank lên men → Bình khử bọt → Phao chứa khí CO2 → Tháp rửa khí
CO2 → Máy nén CO2 → Bộ hấp thụ làm khô → Bộ lọc than hoạt tính → Thiết bị hóa lỏng CO2 → Bộ chứa CO2 lỏng → Bộ hóa hơi CO2 → Bồn chứa CO2 → Phục vụ cho chiết bia, bổ sung CO2 cho sản phẩm bia
3.2.1.4 Yêu cầu về bảo vệ môi trường
Thu gom, xử lý bụi và khí thải phát sinh trong quá trình vận hành các hạng mục, công trình của Dự án đạt QCVN 19:2009/BTNMT- Quy chuẩn các quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B trước khi thải ra môi trường và các quy định về môi trường lao động
3.2.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi theo thực tế
3.2.2.1 Hệ thống thu hồi bụi từ quá trình xử lý nguyên liệu malt, gạo
− Công ty đã lắp đặt hoàn thành hệ thống thu hồi bụi đồng bộ cùng hệ thống xử lý nguyên liệu, bao gồm quạt hút bụi, cyclone lắng và lọc túi vải Bụi từ quá trình xử lý nguyên liệu malt, gạo được xử lý đạt theo QCVN 19:2009/BTNMT trước khi thải ra môi trường
− Nguồn phát sinh khí thải hệ thống thu hồi bụi malt, gạo như sau:
1 Nguồn số 1: Bụi khí thải từ công đoạn thu hồi bụi cho nhập malt và gạo với lưu lượng khí thải theo thiết kế là 18.300 m 3 /giờ
2 Nguồn số 2: Bụi khí thải từ công đoạn thu hồi bụi xuất malt với lưu lượng khí thải theo thiết kế là 6.600 m 3 /giờ
3 Nguồn số 3: Bụi khí thải từ công đoạn thu hồi bụi xuất gạo với lưu lượng khí thải theo thiết kế là 6.600 m 3 /giờ
− Dòng khí thải, vị trí xả khí thải:
2 Dòng xả khí số 02: Tương ứng với ống thải số 02 của hệ thống xử lý bụi từ công đoạn thu hồi bụi xuất malt (nguồn số 02), tọa độ vị trí xả khí thải: X= 2050115, Y= 523735
3 Dòng xả khí số 03: Tương ứng với ống thải số 03 của hệ thống xử lý bụi từ công đoạn thu hồi bụi xuất gạo (nguồn số 03), tọa độ vị trí xả khí thải: X= 2050115, Y= 523736
➢ Sơ đồ khối hệ thống thu hồi bụi:
Hình 3-5: Sơ đồ khối hệ thống thu hồi bụi
➢ Sơ đồ PID hệ thống thu gom, xử lý hệ thống thu hồi bụi của Nhà máy
Hình 3-6: Sơ đồ PID hệ thống thu hồi bụi
Bụi từ quá trình xử lý nguyên liệu
Hệ thống lắng và lọc bụi túi vải
Bao thu hồi bụi, tấm và cám
Bụi thu gom cùng chất thải sinh hoạt
Khí sạch thải ra ngoài
Cám, tấm bán cho các đơn vị có nhu cầu còn lại được quạt hút vào máy lọc túi vải để thu hồi triệt để Không khí trong được quạt hút về thiết bị qua các ống hút, trong thiết bị phần bụi trong không khí được giữ lại trên bề mặt ngoài của túi lọc vải, khí sạch vào trong túi lọc vải và được hút ra ngoài qua miệng túi, sau mỗi khoảng thời gian 3 – 7 giây túi lọc được rũ bụi bằng xung khí nén để hoàn nguyên vải lọc Khí nén dùng để rũ bụi được phân phối bởi ống gom khí nén và được thổi vào trong từng túi, khí nén làm căng túi vải làm cho bụi bật khỏi túi vải rơi xuống phễu gom bụi Hiệu suất xử lý đạt 95 – 98% Lượng bụi sau xử lý đảm bảo đạt QCVN 19:2009/BTNMT (Đính kèm sơ đồ công nghệ PID của hệ thống tại Phụ lục 2) b Các thiết bị chính của hệ thống thu hồi bụi: (Đính kèm CO/CQ của hệ thống tại
Hệ thống thu hồi bụi cho nhập malt và gạo gồm:
− Thiết bị lọc hình tròn LCAC RA45-3.5
− Khóa bằng khí MPSN-28/30-MS-EXP
− Quạt hút bụi LCFA ART 1002 N
+ Động cơ quạt hút 30kW
+ Tốc độ gió quạt hút 18.300 m 3 /h, áp suất 3500 Pa
+ Có đầu dò báo đầy
+ 2 đầu ra lắp túi chứa bụi
Hệ thống thu hồi bụi xuất malt gồm:
− Thiết bị lọc hình tròn LCAC RA21-2.5
− Thiết bị ngưng hoạt động của túi nguyên liệu
− Quạt hút bụi LCFA ART 562 N
+ Động cơ quạt hút 11kW
+ Tốc độ gió quạt hút 6.600 m 3 /h, áp suất 3500 Pa
+ Có đầu dò báo đầy
+ 2 đầu ra lắp túi chứa bụi
Hệ thống thu bụi xuất gạo gồm:
− Thiết bị lọc hình tròn LCAC RA21-3
− Phụ kiện cho thiết bị lọc LCAC
− Khóa khí MPSN-25/23-MS-EXP
− Quạt hút bụi LCFA ART 562 N
+ Động cơ quạt hút 11kW
+ Tốc độ gió quạt hút 6.600 m 3 /h, áp suất 3500 Pa
− Thiết bị ngưng hoạt động của túi nguyên liệu
+ Có đầu dò báo đầy
− 2 đầu ra lắp túi chứa bụi c Một số hình ảnh của hệ thống thu hồi bụi của Nhà máy:
Hệ thống hút và lọc bụi nhập gạo Hệ thống lọc bụi nhập malt
Bụi malt – gạo bỏ ra bao Ống thoát khí của hệ thống nhập malt, gạo và hệ thống xuất malt, gạo
Với hệ thống hút bụi trên, Công ty đảm bảo bụi tại khu vực xay nghiền nguyên liệu malt, gạo đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động – QCVN 19:2009/BTNMT, Cột B, Kp = 0,9;
Kv = 1,0 Bụi nghiền sẽ được thu hồi đem trở lại sản xuất, phần bụi thu hồi từ các thiết bị sàng, xử lý tạp chất nguyên liệu được thu gom vào bao và xử lý cùng với chất thải sinh hoạt
3.2.2.2 Khí thải từ lò hơi
− Công ty đã lắp đặt hệ thống 01 lò hơi đốt than với công suất 10 tấn/giờ được và hệ thống xử lý khí thải cho lò hơi này đảm bảo khí thải được xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT, cột B, Kp = 0,9; Kv = 1,0 trước khi thải ra môi trường (chi tiết vị trí lắp đặt thể hiện rõ trong bản vẽ tổng mặt bằng dự án đính kèm tại Phụ lục 2)
− Dự báo nồng độ các chất ô nhiễm của lò hơi đốt than:
+ Hệ số thừa không khí: α = 1,4
+ Hệ số cháy không hoàn toàn: = 0,01
+ Hệ số tro bay theo khói: = 0,5
+ Nhiệt độ khói thải: to = 150 o C
+ Lượng tro xỉ sinh ra = A%.B = 24%×1.384,5 = 332,28 kg/giờ 103,7 tấn/tháng + Lượng không khí khô lý thuyết:
VO = 0,089Cp + 0,264Hp -0,0333 (Op – Sp)
= 6,912 m 3 chuẩn/kg nguyên liệu + Lượng không khí ẩm lý thuyết cần cho quá trình cháy (d = 17; to = 30 o C):
Va = (1 + 0,0016d)VO = (1 + 0,0016×17) ×6,913 = 7,1 m 3 chuẩn/kg nguyên liệu + Lượng không khí ẩm thực tế:
Vt= α Va = 1,4 × 7,1 = 9,94 m 3 chuẩn/kg nguyên liệu + Lượng khí SO2 trong sản phẩm cháy:
VSO2 = 0,683×10 -2 ×0,5 = 3,4.10 -2 m 3 chuẩn/kg nguyên liệu + Lượng khí CO trong sản phẩm cháy ( = 0,01):
VCO = 1,865.10 -2 (0.01×70) = 0,013 m 3 chuẩn/kg nguyên liệu + Lượng khí CO2 trong sản phẩm cháy:
VCO2 = 1,853.10 -2 (1 - )70 = 1,284 m 3 chuẩn/kg nguyên liệu + Lượng hơi nước trong sản phẩm cháy:
VH20 = 0,111H + 0,0124W + 0,0016d.Vt = 3.32 m 3 chuẩn/kg nguyên liệu + Lượng khí N2 trong sản phẩm cháy:
VN2 = 0,8×10-2 + 0,79Vt = 7,86 m 3 chuẩn/kg nguyên liệu + Lượng khí O2 dư thừa:
VO2 = 0,21(α -1)Va = 0,596 m 3 chuẩn/kg nguyên liệu + Lượng sản phẩm cháy tổng cộng ở điều kiện chuẩn:
Vspc = VSO2 + VCO + VCO2 + VH20 +VN2 + VO2 = 13,08 m 3 chuẩn/kg nguyên liệu + Lưu lượng khói ở điều kiện thực tế:
+ Tải lượng tro bụi với hệ số α = 0,5
+ Nồng độ các chất ô nhiễm: C = 𝑀
− Nguồn phát sinh khí thải hệ thống xử lý khí thải lò hơi đốt than như sau:
Nguồn số 04 : Khí thải lò hơi đốt than (xuất xứ Trung Quốc, công nghệ lò hơi: tầng sôi, đốt than, công suất 10 tấn hơi/giờ), lưu lượng khí thải theo thiết kế là
− Dòng khí thải, vị trí xả khí thải:
Dòng xả khí số 04: Tương ứng với ống khói số 04 của hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ lò hơi đốt than (nguồn số 04), tọa độ vị trí xả khí thải: X= 2050482, Y576497
− Sơ đồ khối hệ thống xử lý khí thải lò hơi đốt than:
Hình 3-8: Sơ đồ khối hệ thống xử lý khí thải lò hơi đốt than
Hình 3-9: Sơ đồ PID hệ thống xử lý khí thải lò hơi đốt than nhiều cyclone thành phần Khí nhiễm bụi đi vào ống rồi sau đó phân phối cho các cyclon thành phần Dưới tác dụng của lực ly tâm, các hạt bụi có trong dòng khí bị văng về phía thành cyclone và tách khỏi dòng khí, rơi xuống và được thu hồi ở đáy cyclone Tro bụi rơi xuống phễu, qua hệ thống van xoay, qua vít tải tro và được đóng bao (thu bụi khô cấp 2)
+ Khí sau khi được làm sạch tiếp tục chuyển động xoáy và sau đó chuyển động ngược hướng 180° đi ra khỏi thiết bị bằng ống thoát phía trên cyclone chùm Sau đó, dòng khí sẽ được dẫn vào thiết bị xử lý bụi kiểu ướt và bể dập bụi với sự trợ lực của quạt hút Khí thải tiếp xúc với chất lỏng (hỗn hợp giữa nước và bột đá vôi CaCO3 còn được gọi là sữa vôi) Các hạt bụi được tách khỏi khí nhờ va vào các giọt chất lỏng Chất lỏng được tưới ướt bề mặt thiết bị và để dòng khí tiếp cúc với bề mặt ướt này, các hạt bụi được thu hồi bởi màng nước
Công trình lưu trữ, xử lý chất thải rắn nguy hại
3.4.1 Công trình lưu trữ, xử lý chất thải rắn nguy hại theo báo cáo ĐTM và Quyết định số 735/QĐ-BNTMT ngày 24/03/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
❖ Nguồn phát sinh: Các loại chất thải phát sinh chủ yếu từ quá trình vệ sinh, bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị, in ấn trong quá trình sản xuất,
❖ Khối lượng phát sinh: Chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình vận hành dự án bao gồm dầu nhớt thải, giẻ lau bị nhiễm các thành phần nguy hại (dầu, nhớt), bóng đèn huỳnh quang thải, pin thải, ắc quy chì thải, dầu thải nhiễm nước, bộ lọc dầu đã qua sử dụng, bao bì mềm chứa hoặc nhiễm các thành phần nguy hại (NaOH), bao bì nhựa cứng chứa hoặc nhiễm các thành phần nguy hại, bao bì thủy tinh chứa hoặc nhiễm các thành phần nguy hại, bao bì thủy tinh chứa hoặc nhiễm các thành phần nguy hại, bao bì thủy tinh chứa hoặc nhiễm các thành phần nguy hại, hộp mực in thải, bao bì cứng bằng kim loại, chất thải phòng thí nghiệm, chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải,…Tổng khối lượng phát sinh khoảng 25,26 kg/ngày đêm
❖ Biện pháp, thu gom, quản lý, xử lý:
Chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình vận hành dự án sẽ được thu gom vào
10 thùng chứa chất thải nguy hại có nắp đậy có dán nhãn theo quy định loại chất thải và lưu chứa tại kho chứa chất thải nguy hại diện tích khoảng 51,8 m 2 và ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng để xử lý theo đúng quy định.
❖ Yêu cầu về bảo vệ môi trường:
Thu gom, xử lý chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án đảm bảo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại
3.4.2 Công trình lưu trữ, xử lý chất thải rắn nguy hại theo thực tế
− Công ty đã xây dựng 1 nhà chứa chất thải nguy hại diện tích 45 m 2 được chia làm
2 ngăn Nền nhà làm bằng BTCT, có mái tole che, có tường bao quanh, có hệ thống mương thu nước có nắp đậy bằng bê tông Trong nhà chứa chất thải phân định rõ
3 ngăn, có bảng treo quy định rõ: Ngăn chứa chất thải thông thường cần phải xử lý, chôn lấp; Ngăn chứa các chất thải phế liệu có thể thu hồi, tái chế bán phế liệu; Ngăn chứa chất thải nguy hại Toàn bộ chất thải rắn, chất thải nguy hại được phân loại và thu gom về nhà chứa chất thải trước khi các đơn vị thu gom đến thu gom, vận chuyển mang đi xử lý theo đúng quy định của Nhà nước
− Công ty đã ký Hợp đồng thu gom vận chuyển và xử lý chất thải công nghiệp số 031/TH-BIA giữa Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh và Công ty TNHH MTV Chế biến Chất thải Công Nghiệp Hà Tĩnh ngày 10/06/2022 đảm bảo đúng các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bảng 3-1: Chất thải nguy hại dự kiến phát sinh trong quá trình vận hành
STT Tên chất thải Mã
Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chưa nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại
2 Bóng đèn huỳnh quang và các loại thuỷ tinh hoạt tính thải 160106 2,54 30,5 Rắn
3 Pin, ắc quy thải 190601 0,44 5,3 Rắn
4 Hộp mực in thải có các thành phần nguy hại 080204 0,92 11 Rắn
5 Bộ lọc dầu đã qua sử dụng 150202 1,32 15,8 Rắn
6 Bao bì mềm thải 180101 30,25 363 Rắn
7 Bao bì cứng thải bằng nhựa 180103 31,54 378,4 Rắn
8 Bao bì cứng thải bằng các vật liệu khác (composit ) 180104 2,04 24,5 Rắn
9 Que hàn thải có các kim loại hoặc thành phần nguy hại 070401 0,5 6 Rắn
Bao bì cứng thải bằng kim loại bao gồm cả bình chứa áp suất bảo đảm rỗng hoàn toàn
11 Than hạt tính đã qua sử dụng 021102 8,5 102 Rắn
12 Các loại dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải khác 170204 109,16 1.310 Lỏng
13 Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải 120103 4,2 50 Rắn
(Nguồn: Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh)
− Một số hình ảnh khu chứa chất thải nguy hại tại Nhà máy
Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
❖ Máy phát điện Để giảm thiểu tác động của tiếng ồn và độ rung do hoạt động của các máy phát điện, các biện pháp sau đây sẽ được Nhà máy áp dụng:
− Xây dựng khu vực đặt máy hợp lý Bệ máy bằng bêtông chất lượng cao Lắp đặt các đệm chống rung bằng cao su Lắp đặt vật liệu cách âm
− Kiểm tra độ cân bằng và hiệu chỉnh nếu cần thiết Tiến hành kiểm tra, bôi trơn và bảo dưỡng định kỳ
− Trang bị các vật dụng cá nhân như bịt nút tai và chế độ ca kíp thích hợp để tránh làm việc quá lâu trong khu vực có tiếng ồn cao
❖ Máy nghiền, máy xay, máy nén khí Để giảm thiểu tác động của tiếng ồn và độ rung sinh ra trong quá trình hoạt động của máy nghiền, máy xay, máy nén, các biện pháp sau đây sẽ được Nhà máy áp dụng:
− Các thiết bị máy móc sẽ được chọn đồng bộ và đảm bảo các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất
− Các chân đế, bệ đặt máy sẽ được xây dựng với chất lượng cao có đế giảm rung để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của độ rung trên mặt sàn
− Đảm bảo độ cân bằng của máy móc thiết bị trong quá trình lắp đặt và vận hành
❖ Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm
− Yêu cầu lái xe vận hành kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện, máy móc trước khi vận hành nhằm nâng cao tuổi thọ cũng như tăng hiệu suất sử dụng nhiên liệu
− Phương tiện phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và môi trường
❖ Các biện pháp khác Để hạn chế tiếng ồn và chấn động trong nhà máy, Công ty thực hiện một số biện pháp như sau: máy và ra khu vực xung quanh
− Biện pháp giảm tiếng ồn và chấn động tại nơi xuất hiện (đây là biện pháp chủ yếu và tích cực) Biện pháp này được thực hiện theo các hướng sau:
+ Sử dụng các thiết bị hiện đại
+ Tăng cường các quá trình điều khiển tự động để giảm số lượng công nhân làm việc trực tiếp tại nơi có tác nhân gây ồn rung
− Biện pháp hạn chế chấn động: Đối với các máy có khả năng gây chấn động lớn thì vấn đề nền móng đặt máy được chú ý thiết kế và xây dựng hợp lý Hiệu quả cách ly chấn động tỉ lệ thuận với kích thước và trọng lượng của móng Ngoài ra có thể đặt máy trên các bộ giảm chấn bằng lò xo hoặc cao su để tăng cường thêm khả năng cách ly chấn động
− Biện pháp hạn chế tiếng ồn: Ở một số thiết bị như máy nén khí, quạt gió, máy phát điện , các biện pháp hạn chế tiếng ồn nơi xuất hiện chưa đủ để giảm tiếng ồn đến tiêu chuẩn cho phép nên nhà máy đã sử dụng thêm biện pháp hạn chế tiếng ồn trên đường lan truyền, đặc biệt là tiếng ồn khí động Một số biện pháp có thể áp dụng như: Bố trí buồng cách âm với lớp vật liệu hút âm ở mặt trong, đối với quạt gió hay máy phát điện; bố trí buồng tiêu âm để hút tiếng ồn của dòng khí đối với ống thải hoặc quạt giải nhiệt của máy phát điện
Với các biện pháp trên, tiếng ồn và độ rung trong khu vực sản xuất nằm trong giới hạn cho phép QCVN 26:2010/BTNMT và QCVN 27:2010/BTNMT.
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành
3.6.1 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố
❖ Biện pháp phòng chống sự cố cháy nổ
Lắp đặt hệ thống PCCC trong toàn nhà máy, bao gồm:
+ Hệ thống báo cháy tự động: Bao gồm hệ thống báo khói, báo nhiệt, trung tâm báo cháy tự động, chuông báo cháy,
+ Tủ báo cháy trung tâm: Có dự trữ số lượng kênh hay vùng của tủ không nhỏ hơn 10% Đặt tại phòng riêng, trong nhà bảo vệ chính, có người trực 24/24
Có biện pháp phòng ngừa người không có nhiệm vụ tiếp xúc với tủ báo cháy
Có điện thoại liên lạc trực tiếp với đội chữa cháy hay nơi nhận tin báo cháy Âm sắc thiết bị báo cháy và tín hiệu báo sự cố thiết bị phải khác nhau Các đầu báo cháy tự động lắp với tủ báo cháy trung tâm phải phù hợp với hệ thống về điện áp cấp cho đầu báo cháy… Các trung tâm báo cháy được tiếp đất bảo vệ
+ Hộp ấn nút báo cháy: Lắp đặt tại độ cao 1,5m tính từ mặt sàn Bên trong nhà bố trí dọc theo lối thoát nạn, khoảng cách giữa các hộp không quá 50m Bên động ít nhất 24 giờ ở chế độ thường trực và 3 giờ khi có cháy
− Hệ thống chữa cháy: Nhà máy được trang bị đầy đủ các thiết bị PCCC, bao gồm:
+ Hệ thống cấp nước chữa cháy vách tường: Bao gồm bồn chứa nước phòng cháy, trạm bơm, họng nạp nước vào hệ thống cấp nước chữa cháy bên trong nhà, đường ống cấp nước chữa cháy và phụ tùng và hộp, vòi chữa cháy
+ Bình chữa cháy: Bình chữa cháy lưu động được cung cấp tại các khu vực nguy hiểm về PCCC Khu vực nhà ăn, bếp, phòng phục vụ Phòng máy thiết bị, khu sản xuất Phòng máy bơm, phòng động cơ thang máy Khu động lực Tại một số vị trí đặt hộp vòi chữa cháy Bình chữa cháy đặt bên ngoài phải phù hợp với điều kiện xung quanh và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết
+ Hệ thống chữa cháy cho bồn dầu: Dùng thiết bị chữa cháy tự động chuyên dùng cho chữa cháy xăng dầu và bình bọt ABCD, bình CO2
− Công ty sẽ nghiêm chỉnh chấp hành nội quy phòng cháy chữa cháy tại Nhà máy như sau:
+ Điều 1: Việc phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của mỗi công dân
+ Điều 2: Mỗi công dân phải tích cực đề phòng không để tai nạn chát xảy ra đồng thời chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện để khi cần chữa cháy kịp thời và hiệu quả
+ Điều 3: Phải thận trọng trong việc sử dụng lửa, các nguồn nhiệt, hóa chất và các chất dễ cháy, nổ độc hại, phóng xạ Triệt để tuân theo các qui định về phòng cháy, chữa cháy
+ Điều 4: Cấm câu mắc, sử dụng điện tùy tiện, sau giờ làm việc phải kiểm tra lại các thiết bị tiêu thụ điện Chú ý đến đèn, quạt, bếp điện trước lúc ra về, không để hàng hóa, vật tư áp sát vào bóng đèn, dây điện Phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về kỹ thuật an toàn trong sử dụng điện
+ Điều 5: Vật tư, hàng hóa phải xếp gọn gàng, đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy, chữa cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ, kiểm tra và cứu chữa khi cần thiết Không dùng khóa mở nắp phuy xăng và các dung môi dễ cháy bằng sắt, thép
+ Điều 6: Khi giao nhận hàng, xe không được nổ máy trong kho, nơi chứa nhiều chất dễ cháy và khi đậu phải hướng đầu xe ra ngoài
+ Điều 7: Trên các lối đi lại nhất là ở các lối thoát hiểm không để các chướng ngại vật
+ Điều 8: Đơn vị hoặc cá nhân có thành tích phòng cháy, chữa cháy sẽ được khen thưởng, người nào vi phạm các điều quy định trên tùy trách nhiệm nặng nhẹ mà bị xử lý từ thi hành kỷ luật hành chính đến truy tố theo pháp luật hiện hành
− Công ty sẽ duy trì liên tục chế độ kiểm tra các hệ thống, thiết bị PCCC được lắp đặt tại Nhà máy và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC trong suốt quá trình hoạt động và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định tại điều 3, điều 9,
❖ Biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố cháy nổ
Khi có sự cố cháy nổ xảy ra, thực hiện xử lý theo các bước cơ bản sau:
− Xác định nhanh điểm cháy
− Báo động để mọi người biết
− Ngắt điện khu vực bị cháy
− Báo cho lực lượng PCCC đến
− Sử dụng các phương tiện PCCC sẵn có để dập cháy
− Di chuyển hàng hóa, tài sản và các chất cháy ra nơi an toàn: bảo vệ và tạo khoảng cách chống cháy lan
− Khắc phục sự cố và ổn định sản xuất trở lại
Chi tiết biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố cháy nổ thực hiện theo chương trình tập huấn của cơ quan PCCC tập huấn cho CBCNV nhà máy và phương án PCCC của Nhà máy
❖ Biện pháp phòng chống thất thoát, rò rỉ, tràn đổ hóa chất
− Lập danh mục hóa chất sử dụng:
+ Công ty đã xây dựng 01 nhà kho chứa hóa chất diện tích 20 m 2 để lưu trữ hóa chất phục vụ quá trình sản xuất Vị trí kho nằm cạnh kho thành phẩm
+ Nhà máy phải lập danh mục tổng hợp tất cả các loại hóa chất sự dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình và thống kê số lượng sử dụng
− Khi thực hiện các hợp đồng mua hóa chất:
+ Phải yêu cầu nhà cung cấp hóa chất cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến đặc điểm, tính chất, thông tin phân loại, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng, ghi nhãn và bảng dữ liệu an toàn vật liệu
Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có)
cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có)
Trong quá trình thực hiện Dự án, Công ty có điều chỉnh một số hạng mục thay đổi và một số hạng mục không thực hiện so với báo cáo ĐTM đã được phê duyệt như sau:
STT Tên công trình bảo vệ môi trường
Phương án đề xuất trong báo cáo ĐTM, yêu cầu trong Quyết định số 735/QĐ- BTNMT ngày 24/03/2020
Phương án điều chỉnh, thay đổi đã thực hiện
1 Phạm vi, quy mô, công suất của dự án Đầu tư mới Nhà máy sản xuất bia trên tổng diện tích
227.973,62 m 2 Đầu tư mới Nhà máy sản xuất bia trên tổng diện tích 85.801,5 m 2
Công trình thu gom, xử lý chất thải rắn sản xuất thông thường
Khu vực lưu trữ chất thải sinh hoạt có diện tích 51,8 m 2
Khu vực lưu trữ chất thải sinh hoạt có diện tích 45 m 2
4 Công trình thu gom chất thải nguy hại
Khu vực lưu trữ chất thải sinh hoạt có diện tích 51,8 m 2
Khu vực lưu trữ chất thải sinh hoạt có diện tích 45 m 2
5 Silo chứa bột trợ lọc Dung tích chứa: 5.000 lít Dung tích chứa: 8.000 lít
6 Hệ thống Lò Hơi đốt than 10 tấn Chiều cao ống khói 20m Chiều cao ống khói 25m
Giám sát Bụi phát sinh từ quá trình xử lý nguyên liệu malt, gạo
8 Giám sát tiếng ồn QCVN 24:2016/BYT QCVN 26:2010/BTNMT
9 Giám sát độ rung QCVN 27:2016/BYT QCVN 27:2010/BTNMT
− Các giải thích thay đổi
1 Do đặc thù Công ty CP bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh thuê toàn bộ nhà xưởng của Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn nên Công ty có giảm diện tích thuê theo thực tế là 85.801,5m 2 Phần diện tích đất dự phòng, đất cây xanh thuộc Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn để giảm thiểu Suất đầu tư do tình hình biến động kinh tế xã hội không phải trả các khoản thuê đất cây xanh và đất dự trữ chi phí trên
2 Công trình thu gom chất thải sản xuất, chất thải sinh hoạt do thực tế xây dựng trên mỏ đá cứng thay đổi không ảnh hưởng đến các biện pháp thu gom và xử lý
3 Thay đổi không ảnh hưởng đến biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn trong sản xuất
4 Thay đổi không ảnh hưởng đến biện pháp thu gom và xử lý chất thải nguy hại
5 Tăng dung tích Silo chứa bột trợ lọc để tăng khả năng dự trữ
6 Tăng khả năng phát tán của khí thải lò hơi trên diện rộng đảm bảo an toàn hơn
7 Thay đổi quy chuẩn áp dụng cho bụi phát sinh từ quá trình xử lý nguyên liệu malt, gạo để đảm bảo theo đúng quy định hiện hành đối với bụi thải
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
4.1.1 Nguồn phát sinh nước thải
− Tổng nguồn phát sinh nước thải của Dự án khoảng 574,3 m 3 /ngày bao gồm: + Nguồn 1: Nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 8,4 m 3 /ngày
+ Nguồn 2: Nước thải sản xuất phát sinh khoảng 565,9 m 3 /ngày
4.1.2 Công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải
➢ Nướcthải sinh hoạt: với lưu lượng khoảng 8,4 m 3 /ngày: trong đó
+ Nước thải sinh hoạt nguồn 1: Nước thải phục vụ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên nhà máy như: tắm, vệ sinh từ khu WC khoảng 5,4 m 3 được thu gom và xử lý sau đó sẽ tập trung về bể gom nhà máy (gồm 02 bể: 01 bể tự hoại (3 ngăn, dung tích 7,8 m 3 ) tại khu nhà nhập liệu, 01 bể tự hoại (3 ngăn, dung tích 7,8 m 3 ) tại khu vực nhà chiết thành phẩm)
+ Nước thải sinh hoạt nguồn 2: Nước thải từ khâu chuẩn bị bữa ăn tập thể, vệ sinh nhà ăn, từ khu nhà ăn, nhà bếp khoảng 3 m 3 được thu gom và xử lý sau đó sẽ tập trung về bể gom nhà máy
− Nguồn 1: Nước thải sản xuất phát sinh từ hoạt động của của hệ thống xử lý nước cấp (nước rửa tank lọc cát, lọc than và trao đổi ion với lưu lượng khoảng 18,76 m 3 /ngày)
− Nguồn 2: Công đoạn vệ sinh thiết bị nấu bia (nước rửa nồi nấu, tank lên men với lưu lượng khoảng 51,6 m 3 /ngày)
− Nguồn 3: Công đoạn vệ sinh thiết bị lên men (nước thải vệ sinh thiết bị hệ thống xử lý nguyên liệu với lưu lượng khoảng 105,45 m 3 /ngày)
− Nguồn 4: Công đoạn vệ sinh thiết bị lọc bia (nước thải vệ sinh dây chuyền đóng gói với lưu lượng khoảng 70,99m 3 /ngày)
− Nguồn 5: Công đoạn vệ sinh thiết bị thanh trùng, rửa chai, lon, keg với lưu lượng khoảng 189,02 m 3 /ngày
− Nguồn 6: Từ khu vực động lực (hệ thống thu hồi CO2, máy nén khí, hơi nước và hệ thống khí nén với lưu lượng khoảng 86,94 m 3 /ngày)
− Nguồn 7: Công đoạn xử lý khí thải lò hơi với lưu lượng khoảng 5 m 3 /ngày
− nguồn 8: Từ phòng thí nghiệm (nước rửa thiết bị, bia thử nghiệm với lưu lượng khoảng 2,8 m 3 /ngày)
− Nguồn 9: Công đoạn vệ sinh nhà xưởng (vệ sinh tank chứa men thải, bã hèm, nhà chiết bia với lưu lượng khoảng 35,34 m 3 /ngày)
Toàn bộ nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom về bể gom (tọa độ điểm đấu nối X= 2050181, Y= 576605) sau đó sẽ đấu nối về hệ thống xử lý nước thải tập trung của Cụm công nghiệp Cổng Khánh 2 công suất 2.000 m 3 /ngày đêm, qua hợp đồng xử lý nước thải số 32/HĐTN/HS-NMB ký ngày 30/06/2022 gữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn và Công ty Cổ phần bia
Hà Nội – Nghệ Tĩnh về việc cung cấp dịch vụ xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh thải ra trong quá trình sản xuất (Hợp đồng đính kèm Phụ lục 1)
➢ Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ướng phó sự cố:
− Trường hợp hệ thống xử lý nước thải của Cụm công nghiệp Cổng Khánh 2 gặp sự cố nghiêm trọng, chưa thể khắc phục ngay thì nhà máy sẽ tạm dừng sản xuất và đưa nước thải về hồ sự cố của Cụm công nghiệp Cổng Khánh 2 Sau khi hệ thống xử lý nước thải của Cụm công nghiệp Cổng Khánh 2 được khắc phục, nước thải từ hồ sự cố sẽ được bơm về hệ thống xử lý nước thải tập trung để tiếp tục xử lý
− Công ty nhận mặt bằng từ Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn đã xây dựng một hồ sự cố dung tích từ 5.000 m 3 Thời gian lưu trong hồ sự cố khoảng 5 – 10 ngày, trong trường hợp hệ thống xử lý nước thải tập trung của Cụm công nghiệp Cổng Khánh 2 gặp sự cố
− Theo quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM số 735/QĐ-BTNMT ngày 24/03/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn có trách nhiệm xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT và thải ra khe Nhà Trò qua cầu Cổng Khánh qua đập Nhân Xá đến kênh nhà Lê rồi đổ ra sông Nghèn cách khu vực Dự án 1km về phía Đông Nam.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với bụi, khí thải
4.2.1 Nguồn phát sinh khí thải:
− Nguồn số 01: Bụi khí thải từ công đoạn thu hồi bụi cho nhập malt và gạo với lưu lượng khí thải theo thiết kế là 18.300 m 3 /giờ
− Nguồn số 02: Bụi khí thải từ công đoạn thu hồi bụi xuất malt với lưu lượng khí thải theo thiết kế là 6.600 m 3 /giờ
− Nguồn số 03: Bụi khí thải từ công đoạn thu hồi bụi xuất gạo với lưu lượng khí thải theo thiết kế là 6.600 m 3 /giờ
− Nguồn số 04 : Khí thải lò hơi đốt than (xuất xứ Trung Quốc, công nghệ lò hơi: tầng sôi, đốt than, công suất 10 tấn hơi/giờ), lưu lượng khí thải thiết kế 60.000 m 3 /giờ
4.2.2 Dòng khí thải và vị trí khí thải
− Dòng xả khí số 01: Tương ứng với ống thải số 01 của hệ thống xử lý bụi từ công đoạn thu hồi bụi cho nhập malt và gạo (nguồn số 01), tọa độ vị trí xả khí thải: X 2050115; Y = 523734
− Dòng xả khí số 03: Tương ứng với ống thải số 03 của hệ thống xử lý bụi từ công đoạn thu hồi bụi xuất gạo (nguồn số 03), tọa độ vị trí xả khí thải: X = 2050115; Y
− Dòng xả khí số 04: Tương ứng với ống khói số 04 của hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ lò hơi đốt than (nguồn số 04), tọa độ vị trí xả khí thải: X= 2050482, Y576497
− Dòng xả khí số 05: Tương ứng với ống thải số 05 của máy phát điện dự phòng (nguồn số 05), tọa độ vị trí xả khí thải: X = 2050224; Y = 523737.
− Vị trí xả thải nằm trong khuôn viên của nhà máy bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh tại Cụm công nghiệp Cổng Khánh 2, phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh 4.2.2.2 Lượng xả khí thải thực tế:
− Dòng xả khí số 01: lưu lượng xả khí thải lớn nhất 15.550 m 3 /giờ
− Dòng xả khí số 02: lưu lượng xả khí thải lớn nhất 5.610 m 3 /giờ
− Dòng xả khí số 03: lưu lượng xả khí thải lớn nhất 5.610 m 3 /giờ
− Dòng xả khí số 04: lưu lượng xả khí thải lớn nhất 31.320m 3 /giờ
Tổng lượng xả bụi, khí thải lớn nhất là: 52.480 m 3 /giờ
4.2.2.2.1 Phương thức xả thải: Khí thải sau xử lý được xả ra môi trường qua ống khói, ống thải, xả liên tục 24/24 giờ khi hoạt động
4.2.2.2.2 Chất lượng khí thải đảm bảo đạt QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (cột B, Kp 0,9; Kv = 1) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ trước khi xả vào môi trường cụ thể như sau:
TT Chất ô nhiễm Đơ vị tính Giá trị giới hạn cho phép
Tần suất quan trắc định kỳ
1 Tổng bụi mg/Nm 3 180 3 tháng/lần
− Công ty lắp đặt hệ thống nhập nguyên liệu, máy nghiền gạo được trang bị đồng bộ cả các hệ thống thu hồi bụi này được lắp đặt đồng bộ với các hệ thống xử lý nguyên liệu malt, gạo) như sau:
Bụi từ quá trình xử lý nguyên liệu → Hệ thống lắng và lọc bụi để thu hồi bụi, tấm và cám → Quạt hút → Khí sạch thải ra ngoài
− Công ty sử dụng 01 lò hơi công suất 10 tấn/giờ (nhiên liệu đốt là than cám) để cấp nhiệt và lắp đặt hệ thống xử lý khí thải lò hơi đi kèm Quy trình xử lý khí thải lò hơi 10 tấn/giờ như sau:
Khói thải lò hơi → Bộ hâm nước → Bộ sấy khí → Cyclone khử bụi → Quạt hút
→ Bể khử bụi ướt → Ống khói (đường kính 1.000mm, chiều cao ống khói 25m đạt QCVN 19:2009/BTNMT cột B, Kp = 0,9; Kv = 1) → Thải ra môi trường
4.2.3 Công trình, biện pháp thu gom, xử lý khí thải
4.2.3.1 Công ty đã đầu tư lắp đặt hệ thống cyclone và lọc túi vải hoàn chỉnh và đồng bộ cùng với hệ thống xay nghiền nguyên liệu và lò hơi đốt than để xử lý lượng bụi, khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất đạt tiêu chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT cột B, Kp = 0,9; Kv = 1) trước khi thải ra môi trường.
Mạng lưới thu gom khí thải từ các nguồn phát sinh, bụi, khí thải để đưa về hệ thống xử lý bụi, khí thải như sau:
− Nguồn số 01, 02, 03: Bụi phát sinh từ các công đoạn xuất, nhập nguyên liệu malt, gạo được thu gom bằng đường ống để dẫn về hệ thống xử lý bụi số 01, 02, 03
− Nguồn số 04: Khí thải từ lò hơi đốt than được thu gom bằng đường ống để dẫn về hệ thống về hệ thống xử lý khí thải số 04
− Nguồn số 05: Khí thải từ máy phát điện dự phòng xả ra môi trường qua ống khói 4.2.3.2 Công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải
➢ Hệ thống xử lý bụi số 01, 02, 03 (xử lý bụi tương ứng với từng nguồn số 01, 02,
− Tóm tắt quy trình công nghệ (của từng nguồn số 01, 02, 03): Bụi từ quá trình xuất, nhập nguyên liệu → Hệ thống lọc bụi túi vải → Ống thải
+ Công đoạn nhập nguyên liệu malt và gạo: 18.300 m 3 /giờ (Tương ứng với dòng số 01);
+ Công đoạn xuất nguyên liệu malt: 6.600 m 3 /giờ (Tương ứng với dòng số 02); + Công đoạn xuất nguyên liệu gạo: 6.600 m 3 /giờ (Tương ứng với dòng số 03)
− Hóa chất, vật liệu sử dụng: Lọc bụi túi vải
➢ Hệ thống xử lý khí thải số 04 (xử lý khí thải phát sinh từ lò hơi đốt than)
− Tóm tắt quy trình công nghệ: Khí thải (nguồn số 04) → Cyclon lọc bụi khô liên hợp → Quạt hút → Hệ thống dâp bụi ướt → Ống khói
(Trường hợp hệ thống lọc bụi túi vải xảy ra sự cố, khí thải sẽ được dẫn từ Cyclon lọc bụi khô liên hợp qua hệ thống dập bụi ướt trước khi xả qua ống khói ra môi trường)
4.2.3.3 Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố:
− Định kỳ hàng năm Công ty sẽ hành bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị của lò hơi đốt than và hệ thống xử lý bụi, khí thải
− Khi có sự cố: Dừng hoạt động sản xuất, dừng hoạt động lò hơi, kiểm tra hệ thống xử lý bụi, khí thải để sữa chữa, khắc phục sự cố Sau khi khắc phục xong đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sẽ vận hành sản xuất trở lại.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung
− Nguồn phát sinh tiếng ồn và độ rung trong Nhà máy chủ yếu từ quá trình hoạt động của các thiết bị máy móc cụ thể như sau:
+ Nguồn số 01: Máy xay nghiền tại nhà xay nghiền nguyên liệu
+ Nguồn số 02: Máy nén tại khu vực nhà động lực
+ Nguồn số 03: Máy phát điện dự phòng tại khu vực bố trí máy phát điện
+ Nguồn số 04: Máy chiết bia lon tại khu vực chiết bia thành phẩm
+ Nguồn số 05: Máy chiết bia chai tại khu vực chiết bia thành
+ Nguồn số 06: Máy khoan, máy tiện, máy bào tại xưởng Cơ khí
4.3.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung:
4.3.3 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung
− Tiếng ồn, độ rung đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu bảo vệ môi trường và QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung như sau:
➢ Tiếng ồn theo QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:
Thời gian áp dụng trong ngày và mức ồn cho phép (dBA) Tần suất quan trắc định kỳ
Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ
1 70 55 6 tháng/lần Khu vực thông thường
Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ
1 70 60 6 tháng/lần Khu vực thông thường
4.3.4 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:
− Định kỳ bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ theo đúng quy định;
− Sử dụng thiết bị tiêu âm ở khu vực các máy nén khí, máy trộn, máy đóng gói, băng tải;
− Chân đế của các thiết bị trong Nhà máy được thiết kế, xây dựng đảm bảo to và nặng để giảm ồn và rung do thiết bị tạo ra;
− Với các biện pháp trên, đảm bảo tiếng ồn trong khu vực sản xuất được giảm thiểu nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
4.4 Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải nguy hại
4.4.1 Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh
4.4.4.1 Khối lượng chủng loại chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên.
− Khối lượng chất thải nguy hại dự kiến phát sinh trong quá trình vận hành công suất
STT Tên chất thải Mã
Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chưa nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại
Bóng đèn huỳnh quang và các loại thuỷ tinh hoạt tính thải
3 Pin, ắc quy thải 190601 0,44 5,3 Rắn
4 Hộp mực in thải có các thành phần nguy hại 080204 0,92 11 Rắn
5 Bộ lọc dầu đã qua sử dụng 150202 1,32 15,8 Rắn
6 Bao bì mềm thải 180101 30,25 363 Rắn
7 Bao bì cứng thải bằng nhựa 180103 31,54 378,4 Rắn
Bao bì cứng thải bằng các vật liệu khác
Que hàn thải có các kim loại hoặc thành phần nguy hại
Bao bì cứng thải bằng kim loại bao gồm cả bình chứa áp suất bảo đảm rỗng hoàn toàn
11 Than hạt tính đã qua sử dụng 021102 8,5 102 Rắn
Các loại dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải khác
13 Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải 120103 4,2 50 Rắn
4.4.4.2 Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh
Stt Tên chất thải Mã
Khối lượng phát sinh của
Khối lượng phát sinh của Dự án (kg/năm)
4 Bao bì đựng nguyên liệu, carton, nhãn phế liệu 140106 57 684
6 Tro xỉ ướt từ lò hơi đốt than cám 040105 23.010 276.120
7 Bụi malt, gạo (thu được sau hệ thống lọc bụi túi vải) 288,6 3.463,2
4.4.4.3 Khối lượng, chủng loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
1 Chất thải rắn sinh hoạt 1.440 17.280
4.4.2 Công trình bảo vệ môi trường đối với việc lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại
4.4.2.1 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu trữ chất thải nguy hại:
− Toàn bộ lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành thử nghiệm sẽ được Nhà máy thu gom, phân loại, dán nhãn và lưu trữ trong các thùng phuy, bồn chứa hợp lý
− Toàn bộ lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành thử nghiệm sẽ được lưu chứa trong nhà chứa chất thải nguy hại diện tích 45m 2 được chia làm
2 ngăn (tường bao quanh, nền BTCT, lợp mái tôn và 01 cửa ra vào, có bình chữa cháy xách tay, có gờ bao, rãnh thu gom chất thải lỏng chảy tràn) Trong nhà chứa chất thải nguy hại sẽ đặt các thùng chứa có nắp đậy và phân loại ghi nhãn theo từng loại chất thải nguy hại phát sinh của Nhà máy Trên thùng chứa từng loại CTNH sẽ được dán nhãn dấu hiệu cảnh báo đúng theo tiêu chuẩn TCVN 6707:2009 Công ty sẽ lắp đặt biển cảnh báo nguy hại trước kho chứa CTNH Công ty đã ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định nên không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường đất, nước mặt kênh Thẻ 25, nước ngầm, không khí, CBCNV Nhà máy và các khu vực lân cận.
− Công ty đã ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý toàn bộ chất thải nguy hại của dự án đảm bảo đúng các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại nên không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường đất, nước mặt, nước ngầm, không khí, CBCNV Nhà máy và các khu vực lân cận (Hợp đồng đính kèm tại phụ lục 01)
4.4.2.2 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường:
− Toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình vận hành thử nghiệm sẽ được Nhà máy thu gom lưu chứa trong:
+ Đối với bã hèm, men thải: Công ty đã lắp đặt 01 Silo chứa bã hèm với dung tích 127.000 lít
+ Đối với men thải: Công ty đã lắp đặt 01 Silo chứa men thải dung tích 21.400 lít
Men thải, bã hèm được thu gom vào các silo chứa và xuất trực tiếp ra xe tải để bán cho các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi do vậy sẽ không gây mùi hôi thối khó chịu ảnh hưởng tới con người và môi trường Công ty đã ký Hợp đồng mua bán bã bia số /HĐ/2022 giữa Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh và Công
+ Đối với bột trợ lọc: Công ty đã lắp đặt 01 silo chứa bột trợ lọc với dung tích 8.000 lít để thu gom và chứa đựng bột trợ lọc Công ty đã Hợp đồng thu gom vận chuyển và xử lý chất thải công nghiệp số 031/TH-BIA giữa Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh và Công ty TNHH MTV Chế biến Chất thải Công Nghiệp Hà Tĩnh ký ngày 10/06/2022 xử lý theo quy định hiện hành (Hợp đồng đính kèm phụ lục
− Toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường (bao bì đượng nguyên liệu, bã nhãn thải, phế liệu, ) phát sinh trong quá trình vận hành thử nghiệm sẽ được lưu chứa trong nhà chứa chất thải nguy hại có diện tích 45m 2 được chia làm 2 ngăn Nền nhà làm bằng BTCT, có mái tole che, có tường bao quanh, có hệ thống mương thu nước có nắp đậy bằng bê tông Và quy định rõ từng loại chất thải đặt ở vị trí nhất định
− Chai vỡ, các phế liệu khác được thu gom và bán cho các cơ sở thu mua phế liệu
− Riêng đối với tro xỉ từ lò hơi đốt than, Công ty lưu trữ trong khu vực chứa tro và sẽ ký hợp đồng trực tiếp với đơn vị có chức năng tại địa phương thu gom, vận chuyển, xử lý với tần suất 1 lần/ngày
4.4.2.3 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt:
− Toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hằng ngày được thu gom về 25 thùng chứa chất thải sinh hoạt có nắp đậy (loại 50 lít – 240 lít)
− Toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong quá trình sản xuất sẽ được lưu chứa trong nhà chứa chất thải sinh hoạt có diện tích 45m 2 được chia làm 2 ngăn Nền nhà làm bằng BTCT, có mái tole che, có tường bao quanh, có hệ thống mương thu nước có nắp đậy bằng bê tông
4.4.3 Phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường
− Công tyCổ phần bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh sẽ xây dựng, thực hiện phương án phòng ngừa, ứng phó đối với sự cố rò rỉ hóa chất và các sự cố khác theo quy định của pháp luật
− Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh cam kết thực hiện trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường, chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường, tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường theo quy định tại Điều 122, Điều 124, Điều 125, Điều 126 Luật Bảo vệ môi trường
− Công tyCổ phần bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh sẽ có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án:
5.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
Stt Các công trình xử lý chất thải của Dự án
Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
Công suất dự kiến đạt được tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm
1 Hệ thống xử lý bụi, khí thải từ quá trình xử lý nguyên liệu malt, gạo
- Hệ thống số 01, 02, 03 (xử lý bụi nguồn số 01, 02, 03)
(Kiểm tra khả năng đáp ứng cho dự án)
2 Hệ thống xử lý bụi, khí thải của lò hơi đốt than cám công suất 10 tấn/giờ
- Hệ thống số 04 (xử lý khí thải lò hơi đốt than nguồn số 04).
(Kiểm tra khả năng đáp ứng cho dự án)
5.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải: