66 Trang 6 DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ATLĐ An toàn lao động BQL Ban quản lý BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BTCT Bê tông cốt thép BR-VT Bà Rịa – Vũng Tàu BVMT Bảo v
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
DANH MỤC CÁC HÌNH 6
Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 7
1 Tên chủ dự án đầu tư 7
2 Tên dự án đầu tư 7
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư 9
3.1 Mục tiêu, quy mô, công suất của dự án đầu tư 9
3.2 Công nghệ sản xuất của các hạng mục đã đầu tư 9
3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư 16
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu 16
4.1 Nhu cầu nguyên, vật liệu và hóa chất phục vụ sản xuất 16
4.2 Nhu cầu phế liệu nhập khẩu 17
4.3 Nhu cầu nhiên liệu sản xuất 18
4.4 Nhu cầu sử dụng điện 19
4.5 Nhu cầu sử dụng nước 19
4.6 Nhu cầu xử lý nước thải của Dự án 20
5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư 20
5.1 Hạng mục công trình của Dự án 20
5.2 Hệ thống thiết bị của Dự án 23
Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 26
2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 26
2.1 Khả năng chịu tải của môi trường không khí xung quanh 26
2.2 Khả năng tiếp nhận nước thải của Hệ thống XLNTTT của KCN Mỹ Xuân A 27
Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 28
1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 28
1.1 Thu gom, thoát nước mưa 28
1.2 Thu gom, thoát nước thải 30
1.3 Công trình xử lý nước thải 32
2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 40
2.1 Hệ thống xử lý bụi công đoạn tiếp liệu 40
2.2 Hệ thống xử lý bụi công đoạn trộn liệu 42
2.3 Hệ thống xử lý khí thải lò nung 43
2.4 Thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục 45
3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 46
3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 46
Trang 43.2 Chất thải rắn công nghiệp thông thường 46
3.3 Phế liệu nhập khẩu 47
3.3.1 Hệ thống, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu nhập khẩu 47
3.3.2 Biện pháp, phương án xử lý các tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu 48
3.3.3 Yêu cầu đối với kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu 48
3.3.4 Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu 48
3.3.5 Các biện pháp bảo vệ môi trường khác trong nhập khẩu phế liệu 48
4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 49
5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 51
6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 52
6.1 Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ 52
6.2 Phòng ngừa và ứng phó sự cố tai nạn lao động và tai nạn giao thông 54
6.3 Phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất 55
6.4 Phòng ngừa và ứng cứu sự cố hệ thống xử lý khí thải 56
6.5 Phòng ngừa và ứng cứu sự cố hư hỏng trạm xử lý nước thải 57
8 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có) 59
Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 61
1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 61
2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 61
3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 62
4 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có) 63
5 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất 63
Chương V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 64
A Trường hợp dự án đầu tư được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 64
1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án 64
1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 64
1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 65
1.2.1 Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy mẫu 65
1.2.2 Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải 65
1.2.3 Tổ chức đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường 65
2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) 66
2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 66
2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 66
2.2.1 Quan trắc nước thải tự động, liên tục 66
Trang 52.2.2 Quan trắc khí thải tự động, liên tục 662.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án 66Chương VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 67PHỤ LỤC BÁO CÁO 68
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CTCNTT Chất thải công nghiệp thông thường
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 Nhu cầu nguyên vật liệu, hóa chất chính của Dự án 16
Bảng 2 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của Dự án 18
Bảng 3 Tổng hợp nhu cầu dùng nước thường xuyên của dự án 19
Bảng 4 Quy hoạch sử dụng đất của Dự án 20
Bảng 5 Hạng mục công trình của Dự án 21
Bảng 6 Danh mục trang thiết bị, máy móc cho sản xuất của Dự án 23
Bảng 7 Danh mục công trình BVMT và tiến độ đầu tư 24
Bảng 8 Công trình, thiết bị của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 34
Bảng 9 Chi tiết các hạng mục bể của hệ thống XLNT sản xuất tại Nhà máy 38
Bảng 10 Chi tiết các thiết bị của hệ thống XLNT sản xuất tại Nhà máy 38
Bảng 11 Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý khí thải lò nung 45
Bảng 12 Khối lượng CTCN thông thường phát sinh thường xuyên 47
Bảng 13 Khối lượng CTNH phát sinh thường xuyên 49
Bảng 14 Nội dung thay đổi so với ĐTM được phê duyệt 59
Bảng 15 Tổng hợp danh mục công trình xử lý chất thải vận hành thử nghiệm 64
Bảng 16 Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải 65
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 Quy trình công nghệ sản xuất của Dự án 10
Hình 2 Sơ đồ quy trình sơ chế phế liệu thuỷ tinh 12
Hình 3 Phế liệu thủy tinh làm nguyên liệu sản xuất của Dự án 18
Hình 4 Một số hình ảnh các hạng mục công trình của Dự án 23
Hình 5 Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa, nước thải tổng thể của Dự án 28
Hình 6 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Dự án 29
Hình 7 Hệ thống thu gom, thoát nước thải của Nhà máy 31
Hình 8 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung của Nhà máy 33
Hình 9 Quy trình xử lý nước thải của HTXLNT sản xuất 36
Hình 10 Hệ thống lọc bụi Wamair khu vực tiếp liệu 42
Hình 11 thiết bị lọc bụi tròn Wamflo khu vực trộn 43
Hình 12 Quy trình giảm thiểu khí thải phát sinh từ lò nấu thủy tinh 44
Hình 13 Hình ảnh kho chứa CTNH 51
Trang 9Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 Tên chủ dự án đầu tư: CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH THỦY TINH MALAYA – VIỆT NAM
- Địa chỉ văn phòng: KCN Mỹ Xuân A, phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
(Ông) Hoàng Xuân Bình Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 0254.3924756 Fax: 0254.3924747
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 0300692986-001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp lần đầu ngày 29/07/2009, cấp thay đổi lần thứ 06 ngày 10/01/2022
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số: 5486033713 do Ban quản lý các Khu công nghiệp
Bà Rịa – Vũng Tàu cấp lần đầu ngày 29/07/2009, chứng nhân thay đổi lần thứ 05 ngày 06/06/2016
2 Tên dự án đầu tư: NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỦY TINH MALAYA VIỆT NAM
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: KCN Mỹ Xuân A, phường Mỹ Xuân, thị xã Phú
+ Biên bản kiểm tra hồ sơ sơ hoàn công ngày 17/12/2011 của Ban quản lý các KCN
Bà Rịa – Vũng Tàu chấp thuận nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng
+ Biên bản kiểm tra ngày 06/07/2011 của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nghiệm thu hệ thống chữa cháy bằng nước, báo cháy tự động
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: + Giấy chứng nhận đầu tư số 5486033713 cấp lần đầu ngày 29/07/2009, đăng ký thay đổi lần 5 ngày 06/06/2016 do BQL các KCN Bà Rịa – Vũng Tàu cấp cho Dự
án “Nhà máy sản xuất thủy tinh Malaya Việt Nam” tại KCN Mỹ Xuân A, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
+ Quyết định số 118/QĐ-BQL-MT ngày 14/09/2009 của Ban Quản lý các KCN Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Chi nhánh Công ty TNHH Thủy tinh Malaya Việt Nam tại KCN Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành (nay là thị xã Phú Mỹ), tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
+ Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 29/11/2016 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nâng công suất Nhà máy sản xuất thủy tinh Malaya Việt Nam lên 130.000 tấn sản phẩm/năm tại KCN Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành (nay là thị xã Phú Mỹ), tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
Trang 10+ Quyết định số 2192/QĐ-BTNMT ngày 09/11/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy sản xuất thủy tinh Malaya Việt Nam” thực hiện tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân A, thị
xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Xác nhận hoàn thành:
+ Giấy xác nhận số 112/XN-BQL-MT ngày 15/02/2012 của Ban Quản lý các KCN
Bà Rịa – Vũng Tàu xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án “Chi nhánh Công ty TNHH Thủy tinh Malaya Việt Nam”;
+ Giấy phép đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất số 91/GXN-BTNMT ngày 28/06/2019 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): nhóm A
+ Loại hình sản xuất theo pháp luật về đầu tư công: Dự án công nghiệp khác (Điểm
d Khoản 4 Điều 8 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019)
+ Tổng mức đầu tư của Dự án: 1.460.875.000.000 đồng Việt Nam (Theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 5486033713 ngày 06/6/2016 (thay đổi lần thứ 05) do Ban quản lý các Khu công nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu cấp)
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, Dự án có tiêu chí phân loại dự án nhóm A
- Phân loại dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường: Dự án đầu tư nhóm I, cụ thể: + Loại hình sản xuất của Dự án sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, thuộc STT 9 Phụ lục II – Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10 tháng 01 năm 2022
+ Loại hình sản xuất của Dự án sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, thuộc STT 2 Phụ lục III – Danh mục dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường: Bộ Tài nguyên và Môi trường (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường)
- Thời hạn cấp giấy phép môi trường: 07 năm (theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều
40 Luật Bảo vệ môi trường)
- Tình hình triển khai dự án:
+ Giai đoạn 1 của Dự án với công suất 72.000 tấn sản phẩm/năm đã được Ban Quản
lý các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) tại Quyết định số 118/QĐ-BQL-MT ngày 14/09/2009 và đã được cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 112/XN-BQL-MT ngày 15/2/2012
+ Giai đoạn 2 của Dự án với tổng công suất là 130.000 tấn sản phẩm/năm đã được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thẩm định và phê duyệt nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) tại quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 29/11/2016
Trang 11Trong quá trình đầu tư, Dự án có thay đổi về công nghệ xử lý của hệ thống xử lý nước thải công nghiệp nên đã báo cáo và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2192/QĐ-BTNMT ngày 09/11/2021
Theo đó, các công trình xử lý chất thải, công trình bảo vệ môi trường phục vụ sản xuất của giai đoạn 2 được tiếp tục sử dụng chung với các hạng mục công trình mà Công ty đã đầu tư giai đoạn 1
Hiện tại, Dự án đã được đầu tư hoàn thành toàn bộ các hạng mục công trình, lắp đặt hệ thống thiết bị sản xuất, các công trình xử lý chất thải, công trình bảo vệ môi trường để phục vụ hoạt động sản xuất của giai đoạn 2 theo nội dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:
3.1 Mục tiêu, quy mô, công suất của dự án đầu tư:
Căn cứ theo nội dung giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp và báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, mục tiêu và quy mô của Dự án được trình bày cụ thể như sau:
- Mục tiêu: Sản xuất bao bì thủy tinh chất lượng cao
- Quy mô:
+ Quy mô diện tích: 84.700m2
+ Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): nhóm A
- Công suất sản xuất của Dự án: 130.000 tấn sản phẩm/năm
- Loại hình dự án: Sản xuất bao bì thủy tinh, có sử dụng phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
3.2 Công nghệ sản xuất của các hạng mục đã đầu tư:
Quy trình sản xuất tại Nhà máy sản xuất thuỷ tinh Malaya Việt Nam gồm có những công đoạn chính như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu; Đập mảnh; Phối trộn nguyên liệu
- Nấu chảy và tinh luyện;
- Tạo hình;
- Lò hấp;
- Kiểm tra chất lượng;
- In nhãn, kiểm tra chất lượng;
- Đóng gói, lưu kho hoặc xuất hàng
Quy trình công nghệ sản xuất thủy tinh của Dự án được trình bày tại hình 1 và được
thuyết minh chi tiết theo từng công đoạn sản xuất như sau:
Trang 12Hình 1 Quy trình công nghệ sản xuất của Dự án
a Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu thô: Nguyên liệu chính được sử dụng là cát trắng, bột sođa, đá vôi và thủy
tinh vụn, ngoài ra có thêm các chất phụ gia để tinh luyện Còn đối với loại bao bì màu
thì cần thêm crom, oxit sắt cho việc tạo màu
Trang 13Nhập liệu:
Quá trình nhập liệu sẽ khác nhau đối với từng loại nguyên liệu đầu vào
- Đối với thuỷ tinh vụn:
+ Phế liệu thủy tinh nội địa:
Thủy tinh vụn được các đại lý thu mua phế liệu từ các nhà máy nước ngọt, nhà máy bia, và chai lọ phế liệu từ sinh hoạt Các đại lý thực hiện việc súc rửa tại các cơ sở trước khi đưa đến nhà máy
Xe tải chở thuỷ tinh vụn từ các nhà cung cấp vào Nhà máy sẽ được kiểm tra ngoại quan trước khi cho xuống hàng, với các tiêu chí: kích thước mảnh và mảnh sạch, không lẫn các tạp chất, chất bẩn Thủy tinh phế liệu nội địa được tập kết tại bãi chứa ngoài trời
Sau đó, thuỷ tinh vụn sẽ được đưa vào máy đập để đập nhỏ ra và đưa vào lưu chứa tại bãi chứa Trường hợp, khâu kiểm tra ngoại quan ban đầu không đạt thì Nhân viên kiểm tra sẽ từ chối nhận hàng, lập biên bản và chuyển cho Bộ phận cung ứng vật tư của Nhà máy để làm việc với Nhà cung cấp để trả hàng
+ Phế liệu thủy tinh nhập khẩu:
Phế liệu thuỷ tinh nhập khẩu được cung cấp bởi các Công ty/ tổ chức là đơn vị sản xuất nước giải khát hoặc đầu mối thu gom phế liệu thuỷ tinh tại Thái Lan, Malaysia, ….Tạp chất đi kèm thuỷ tinh phế liệu thành phần chủ yếu là đất, đá; nhựa, cao su, mảnh gỗ vụn, nilon và một số ít nắp chai sắt có dính bám, lẫn trong nguyên liệu với tỷ lệ rất nhỏ so với tổng khối lượng nguyên liệu thuỷ tinh phế liệu đầu vào do Công ty chỉ thu gom, nhập thuỷ tinh phế liệu đã được làm sạch Phế liệu thuỷ tinh được cập cảng tại Cảng Cát Lái hoặc cảng Cái Mép, sau khi qua giai đoạn kiểm tra, kiểm định nghiêm ngặt của các cơ quan quản lý nhà nước, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, chủng loại, thành phần mới được thông quan Hiện nay, phế liệu thuỷ tinh nhập khẩu về Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất sẽ được kiểm tra, giám định theo đúng quy trình tại QCVN 65:2018/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu thuỷ tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
Sau khi được thông quan, phế liệu thuỷ tinh được vận chuyển về Cơ sở theo hai hình thức: đường thuỷ hoặc bằng đường bộ Đường thuỷ sẽ được sang mạn bởi tàu/sà lan về cảng Tân Cảng - Cái Mép (TCCT), từ đó phế liệu thuỷ tinh được tiếp tục vận chuyển về Nhà máy bởi các xe container 20ft Trường hợp còn lại là sau khi thông quan, phế liệu thuỷ tinh sẽ được tiếp nhận và vận chuyển ngay bởi các xe container thùng kín để không làm rơi vãi phế liệu thuỷ tinh trên đường vận chuyển về Cơ sở
Tại cơ sở, để giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn tới thủy tinh phế liệu nhập khẩu, toàn bộ thủy tinh phế liệu nhập khẩu được lưu giữ tại kho chứa có mái che trước khi đưa vào công đoạn sơ chế (đập mảnh)
- Đối với cát: được vận chuyển đến nhà máy bằng các xe tải, sau khi được kiểm tra độ
ẩm sẽ nhập và lưu chứa tại các ngăn của nhà lưu chứa có mái che
- Đá vôi: được vận chuyển đến Nhà máy bằng các xe tải và lưu chứa trong các bao Jumbo 1 tấn Các bao bột đá vôi được lưu chứa trong Nhà kho riêng
- Bột sođa: được vận chuyển đến Nhà máy bằng các xe bồn chuyên dụng và nhập
Trang 14sau: Nhân viên phụ trách sẽ đo khoảng trống của silô sođa để xác định lượng sođa sẽ nạp, tránh tình trạng nạp tràn gây tắc nghẽn đường ống, ngừng hệ thống Sau
đó, kết nối đường ống dẫn khí nén từ hệ thống khí nén của Nhà máy tới xe bồn, đồng thời kết nối đường ống dẫn sođa từ xe bồn đến ống nhận, đi thẳng lên silô của Nhà máy Khi hệ thống khí nén được vận hành, đường dẫn sẽ bật sáng màu xanh, khí nén đẩy sođa lên và nạp trực tiếp vào silo Quá trình này được điều khiển tự động trên bảng điều khiển Zippe của bộ phận phối liệu
b Công đoạn sơ chế (đập mảnh thủy tinh)
Phế liệu thủy tinh được xe xúc xúc nạp vào phễu của máy đập mảnh có dung tích 4m3, tại đây thủy tinh sẽ được đập nhỏ tới kích thước 30x30mm, sau đó chuyển đến băng tải
để 02 công nhân/dây chuyền nhặt thủ công các tạp chất như đá, cao su vụn, nhựa vụn,
gỗ vụn hay bao nilon có lẫn trong thủy tinh , sau đó băng tải sẽ đưa thủy tinh chạy qua băng tải tuyển từ kiểu nam châm treo để hút các nắp chai có lẫn trong thủy tinh trước khi nguyên liệu sơ chế được đổ vào khoang chứa có dung tích 30 m3 Từ đây, xe xúc sẽ chuyển thủy tinh sau đập mảnh đến khu vực phối trộn nguyên liệu
Hình 2 Sơ đồ quy trình sơ chế phế liệu thuỷ tinh
c Công đoạn nạp liệu:
Nhà máy có 03 phễu cấp liệu được sử dụng cho từng loại nguyên vật liệu riêng:
- 01 phễu nạp cát: máy xúc sẽ vận chuyển cát từ Nhà chứa để nhập vào phễu, khoảng cách giữa Nhà chứa và phễu khoảng 50m và khu vực này có mái che
Phế liệu thuỷ tinh vụn
Máy đập hàm
Băng tải phân loại tạp chất thủ công
Băng tải tuyển từ
Khoang chứa phế liệu sau
sơ chế
Tạp chất: nắp chai, nhựa, gốm
Nắp chai, kim loại,
Phục vụ sản xuất
Kho CTCN thông thường
Trang 15- 01 phễu nạp đá vôi và các khoáng chất: các nguyên liệu này được chứa trong các bao và được xe nâng vận chuyển đến phễu nạp; tại đây, công nhân tiến hành cắt rách bao để nguyên liệu rơi xuống phễu
- 01 phễu nạp mảnh thuỷ tinh: máy xúc sẽ vận chuyển các mảnh thuỷ tinh từ Khu chứa mảnh để nạp vào phễu
Liệu sau khi được nạp vào phễu nạp liệu được đưa đến silô chứa đều sử dụng gầu nâng kín nên không làm phát sinh bụi Riêng đối với bột sođa sẽ được nạp thẳng từ các xe bồn lên các silô chứa qua đường ống kín
Để giảm thiểu bụi tại công đoạn tiếp liệu, Dự án đã lắp đặt hệ thống lọc bụi Wamair, đảm bảo khí thải trước khi phát tán vào môi trường xung quanh đạt quy chuẩn môi trường cho phép
d Công đoạn phối trộn nguyên liệu:
Nguyên liệu từ các silô chứa sẽ được dẫn xuống phễu trộn bằng hệ thống ống dẫn nguyên liệu kín hoàn toàn nên quá trình này không phát sinh bụi Tuỳ theo mặt hàng bao bì thuỷ tinh cụ thể mà các loại nguyên liệu sẽ được cân tự động và phối trộn theo tỷ lệ phù hợp Tại phễu trộn, quá trình trộn có thể làm phát sinh bụi của các loại nguyên vật liệu nên Dự
án đã lắp đặt hệ thống lọc bụi Wamflo để giảm thiểu bụi phát sinh vào môi trường xung quanh, đảm bảo đạt giá trị cho phép của QCVN 19:2009/BTNMT, cột B
Sau đó, hỗn hợp nguyên liệu từ phễu nạp liệu được đưa tự động vào lò nung
e Nấu chảy và tạo hình thủy tinh:
Nấu chảy:
Sau khi nguyên liệu được đưa vào Lò nung thủy tinh, bên trong lò, hỗn hợp phối liệu được đun chảy bằng các nhiên liệu khí thiên nhiên NG và hệ thống điện cực phụ trợ để tạo thành dòng thủy tinh lỏng đồng nhất, không có bọt và hạt đá
Thủy tinh lỏng ở nhiệt độ xấp xỉ 13000C sẽ được đưa ra khỏi lò tới bể phân phối để chảy vào các máng dẫn
Toàn bộ quá trình nóng chảy và tinh luyện được điều khiển hoàn toàn tự động bằng hệ thống PLC (hệ thống điều khiển theo lập trình), đảm bảo kiểm soát và duy trì điều kiện hoạt động của lò ở trạng thái tối ưu:
- Nhiệt độ lò: 1.565oC (nhiệt độ quang học);
- Áp suất: 0,60 mmH2O
Lò nung thủy tinh sử dụng nhiên liệu là khí thiên nhiên NG do đó góp phần giảm thiểu chất ô nhiễm trong khí thải vào môi trường xung quanh Bụi trong khí thải được xử lý bằng buồng lắng bụi đảm bảo đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải vào môi trường
Tạo hình:
Giọt thủy tinh có trọng lượng và hình dạng phù hợp với thiết kế của bao bì thuỷ tinh sẽ được nạp vào khuôn sơ hình và tạo thành phôi Phôi sau đó được chuyển qua khuôn
hoàn thành và được thổi tạo hình dáng chai theo thiết kế
Có hai phương pháp tạo hình:
- (1) là “ thổi và thổi”: là quá trình làm rỗng giọt thủy tinh bằng phương pháp thổi;
- (2) là “ép và thổi”: là quá trình làm rỗng bằng chày ép
Trang 16Phủ nóng: Phủ một lớp thiếc hóa hơi bề ngoài sản phẩm tạo độ phẳng bề mặt và tăng
độ bám dính cho lớp phủ nguội của sản phẩm Chai thuỷ tinh được phủ bóng bởi dung
dịch Tin oxide (thiếc) ở vùng nóng với nhiệt độ khoảng 450oC
Quá trình tạo hình và phủ nóng sẽ làm phát sinh nhiệt vào môi trường không khí khu vực sản xuất Điều này được khắc phục một phần bằng biện pháp thông gió trong nhà xưởng sản xuất của Nhà máy
f Hấp:
Băng hấp: Sau khi tạo hình, do có sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa bề mặt bên trong
và bên ngoài nên chai sẽ nguội đi rất nhanh và bị vỡ do xung nhiệt nếu để nguyên Vì vậy, chai thuỷ tinh sẽ trải qua công đoạn hấp để kiểm soát nhiệt độ, làm nguội dần từ nhiệt độ đến 30oC
Phủ bóng vùng nguội: Sau hấp, chai thuỷ tinh sẽ được tiếp tục phủ bóng bằng dung
dịch Polyethylene với nước hoặc axit Oleic (nếu khách hàng yêu cầu) ở vùng nguội trong khoảng nhiệt độ khoảng 100oC để cải thiện độ láng của bề mặt, giúp ngăn ngừa hiện tượng kẹt chuyền của khách hàng
Sau khi qua công đoạn hấp và phủ bóng, chai thủy tinh sẽ được kiểm tra sai sót về kỹ thuật nghiêm ngặt bằng hệ thống máy kiểm tra tự động như vết nứt, vật lạ, đường kính miệng trong, độ phẳng miệng, độ thẳng đứng,
Sau đó, các công nhân kiểm tra chất lượng lành nghề còn kiểm tra bằng mắt nhằm phát hiện sản phẩm lỗi Ngoài ra, việc lấy mẫu thường xuyên để xem xét về kích thước và ngoại quan của chai cũng được áp dụng bởi nhân viên phòng chất lượng để đảm bảo chất lượng sản phẩm
Công đoạn này chỉ là quá trình làm nguội tự nhiên nhờ không khí xung quanh, nên chỉ phát sinh nhiệt và bụi cuốn theo dòng khí là không đáng kể
Tùy theo đơn hàng của khách hàng, nếu đơn hàng có công đoạn in thì các pallet thành phẩm sẽ được chuyển sang dây chuyền in
Tại công đoạn này phát sinh chất thải rắn thông thường bao gồm pallet hư, bọc nion, dây đai thải, thùng bìa carton thải, Các loại chất thải này được thu gom, đưa về kho chứa chất thải của Nhà máy và được chuyển giao theo quy định
h In nhãn:
Chuẩn bị men in:
Nhà máy sẽ sử dụng 01 loại men chính: Men HMF enamel
Men HMF enamel là loại men không chứa Pb và các thành phần kim loại nặng khác Thành phần chính là các chất màu vô cơ, alcohol, sáp và dầu thông
Trang 17Men được nấu chảy ở nhiệt độ 60oC đến 90oC Sau khi men đã nóng chảy hoàn toàn sẽ được chuyển qua khay chứa của hệ thống bơm men, hệ thống này gia nhiệt để đảm bảo men ở dạng lỏng, không bị khô hoặc đóng rắn
In sản phẩm: Chai thủy tinh được đưa lên băng tải đi vào máy in qua bộ chuyển chai
Chai được in theo công nghệ in lụa Máy in có 4 trạm, mỗi trạm có thể in vừa trên thân chai và vừa trên cổ chai, như vậy số màu in tối đa trên chai là 4 màu trên thân và 4 màu trên cổ Tùy theo hình dáng của sản phẩm mà chúng ta có thể cài đặt máy ở trạm phù hợp để in ở phần cổ hay phần thân của chai
Men được bơm lên bản kẽm ở mỗi trạm, khi chai thủy tinh đi qua các trạm này, nó sẽ tự xoayquanh trục, bản kẽm hạ xuống di chuyển theo phương ngang (ngược với chiều xoay của chai), đồng thời thanh gạt sẽ gạt men tạo thành một lớp men mỏng bám trên bề mặt của chai theo hình dạng đã tạo trên bản kẽm
Kiểm tra sản phẩm:
Chai thủy tinh sau khi in xong được chuyển qua băng tải nhờ bộ chuyển chai Tại đây, nhân viên sẽ kiểm tra bằng mắt từng sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng men in không
bị lỗi trước khi vào lò hấp
Những chai bị lỗi sẽ được gom lại để rửa và in lại vì men mới chỉ bám trên bề mặt chai thủy tinh, có thể rửa lại bằng nước
Băng hấp: Công đoạn này nhằm tạo liên kết giữa men và chai thủy tinh Chai thủy tinh
được gia nhiệt từ nhiệt độ môi trường lên đến khoảng 650oC sau đó làm nguội dần đến nhiệt độ môi trường, quá trình này mất khoảng 3 giờ đến 5 giờ Tại ngưỡng nhiệt độ này, thành phần dầu trong men in sẽ bị đốt cháy hoàn toàn, phát sinh khí thải Tuy nhiên,
vì dầu này có gốc sinh học (dầu thông) nên thành phần khí này không độc hại và vì thành phần dầu trong men in chỉ như là chất phụ gia, tỷ lệ rất nhỏ nên nồng độ phát sinh là không đáng kể
Để đảm bảo độ bóng bề mặt của sản phẩm, hạn chế trầy xước trong quá trình vận chuyển, chai thủy tinh sau khi ra khỏi lò hấp được phủ bóng bằng Tegoglas RP40LT Chấy này được trộn với nước qua máy trộn tự động và dung dịch trên được phun sương từ trên xuống bề mặt ngoài chai
Kiểm tra chất lượng:
Sau khi qua băng hấp, chai được kiểm tra lỗi men in bằng mắt một lần nữa bởi nhân viên kiểm tra về chất men, chảy men, lem men,
Ngoài ra, việc kiểm tra các bộ mẫu có bị biến dạng do nhiệt cũng cần thiết để đảm bảo chất lượng tốt
Ở công đoạn in nhãn sản phẩm, 02 hệ thống gia nhiệt cho dây chuyền in nhãn và cấp nhiệt cho băng hấp sử dụng nhiên liệu là khí NG nên các chất ô nhiễm phát sinh gần như không đáng kể, nên không cần xử lý khí thải vẫn đảm bảo các chỉ tiêu chất ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 19:2009/BTNMT, cột B
i Đóng gói, lưu kho, xuất hàng:
Các sản phẩm hoàn thiện sẽ được đóng gói theo khối (pallet) bằng thủ công
Sau khi đóng gói, từng pallet sản phẩm sẽ được quấn bao nilon để ngăn ngừa bụi, côn trùng, Từng pallet sản phẩm sẽ được lưu giữ an toàn và hợp vệ sinh trong nhà kho và xuất hàng ra thị trường tiêu thụ
Trang 183.3 Sản phẩm của dự án đầu tư:
Sản phẩm xuất bán ra thị trường của Dự án là Bao bì thủy tinh với công suất 130.000 tấn sản phẩm/năm
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:
4.1 Nhu cầu nguyên, vật liệu và hóa chất phục vụ sản xuất:
Tùy vào yêu cầu theo đơn đặt hàng của khách hàng mà các loại nguyên liệu được phối trộn với tỷ lệ khác nhau để tạo ra màu sắc, độ trong, nhãn in khác nhau…được điều chỉnh bởi đội ngũ cán bộ kỹ thuật kiểm soát sau khi làm mẫu thử Khối lượng sử dụng phục vụ sản xuất được tổng hợp thống kê với nhu cầu sử dụng hàng năm như sau:
Bảng 1 Nhu cầu nguyên vật liệu, hóa chất chính của Dự án
TT Loại nguyên liệu Khối lượng
2 Cát Silicat 57.763,32 Bình Thuận, Cam
6 Thủy tinh phế liệu 33.611,88
Phế liệu trong nước và
nhập khẩu từ Maylaysia, Thái Lan,
14 Chrome Flour 325 62,4
Hóa chất thông dụng, được linh hoạt mua tại Trung Quốc, Đức,
Trang 19TT Loại nguyên liệu Khối lượng
(tấn/năm) Xuất xứ Mục đích sử dụng
ngoài chai thuỷ tinh
chai thuỷ tinh
22 Methyl Bromide 3,6
Khử trùng trong container chai thuỷ tinh thành phẩm
Tổng cộng 132.395,84
Nguồn: O-I BJC Vietnam
4.2 Nhu cầu phế liệu nhập khẩu:
Dự án có sử dụng thủy tinh phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất với thông tin
+ Tên phế liệu theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08/6/2022 của Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam: Thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác, trừ thủy tinh từ ống đèn tia ca-tốt hoặc thủy tinh hoạt tính khác thuộc nhóm 85.49; thủy tinh ở dạng khối
- Nhu cầu sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
+ Tổng nhu cầu sử dụng thủy tinh phế liệu của Dự án là 33.611,88 tấn/năm
+ Trước đây, theo quy định tại Khoản 29 Điều 3 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Điều 56 của Nghị định 38/2015/NĐ-CP): từ ngày 01/01/2025, cơ sở
sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất chỉ được nhập khẩu phế liệu
tối đa bằng 80% công suất thiết kế, số phế liệu còn lại phải được thu mua trong
nước để làm nguyên liệu sản xuất
Số lượng thủy tinh phế liệu được nhập khẩu từ nước ngoài về làm nguyên liệu sản xuất của Dự án tối đa là: 33.611,88 x 80% = 26.889,5 tấn/năm
Trang 20Khối lượng Thủy tinh phế liệu nhập khẩu này đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2192/QĐ-BTNMT ngày 09/11/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chủ Dự án cam kết nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở của mình theo đúng công suất thiết kế để sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa Chất lượng phế liệu tuân thủ theo QCVN 65:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
Hình 3 Phế liệu thủy tinh làm nguyên liệu sản xuất của Dự án
4.3 Nhu cầu nhiên liệu sản xuất:
Trong quá trình sản xuất, Cơ sở có nhu cầu sử dụng nhiên liệu được liệt kê tại bảng 2
như sau:
Bảng 2 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của Dự án
Loại nhiên liệu Đơn vị Khối lượng Mục đích sử dụng
Khí thiên nhiên (NG) MMBtu/năm 557.000 Sử dụng cho lò nung
Dầu bôi trơn, phun cắt m3/năm 260 Sử dụng ở công đoạn cắt,
tạo hình
dự phòng
Trang 214.4 Nhu cầu sử dụng điện:
Công suất tiêu thụ điện của Dự án khoảng: 2.200.000kWh đến 2.800.000 kWh từ hệ thống cung cấp điện của KCN Mỹ Xuân A
4.5 Nhu cầu sử dụng nước:
Nhu cầu sử dụng nước thường xuyên của Dự án được ước tính như sau:
- Nước cấp cho sinh hoạt:
Trong trường hợp tuyển dụng tối đa nhu cầu lao động tại Dự án là 400 người, với định mức sử dụng nước của Dự án là 150 lít/người/ngày (bao gồm các hoạt động vệ sinh cá nhân, tắm rửa, nhà ăn) thì nhu cầu nước và xử lý nước thải sinh hoạt của Dự án là:
400 x 150 = 60 m3/ngày.đêm
- Nước cấp cho hoạt động sản xuất: 87 m3/ngày, bao gồm:
Nước làm mát thủy tinh: 52 m3/ngày.đêm;
Nước làm mát thiết bị: 30 m3/ngày.đêm;
Nước rửa chai, máy….: 5 m3/ngày.đêm;
- Nước tưới cây: 31.910,500m2 x 3 lít/m2/ngày 95 m3/ngày (theo QCXDVN 01:2019/BXD, lượng nước cấp dùng cho tưới cây là 3 lít/m2)
- Nước rửa đường: 23.738,82m2 x 0,4 lít/m2/ngày 10 m3/ngày (theo QCXDVN 01:2019/BXD, lượng nước cấp dùng cho rửa đường là 0,4 lít/m2)
Như vậy, tổng nhu cầu sử dụng nước của Dự án được trình bày tại bảng sau:
Bảng 3 Tổng hợp nhu cầu dùng nước thường xuyên của dự án
STT Mục đích sử dụng Nhu cầu sử dụng
(m 3 /ngày.đêm) Ghi chú
2 Nước cấp cho hoạt động sản xuất 87
bị bốc hơi do gặp nhiệt độ cao được bổ sung liên tục Lượng nước bổ sung sử dụng
bằng chính nguồn nước tự ngưng tụ sinh ra trong quá trình sử dụng máy nén khí
- Nước cho hệ thống PCCC:
Trang 22Nước cấp cho chữa cháy, lưu lượng nước dùng để chữa cháy ≥15 lít/s.đám cháy, tính toán cho trường hợp 02 đám cháy diễn ra đồng thời: 15 lít/s x 2 x 3.600s = 108.000 lít = 108 m3 Đây là lượng nước được dự phòng, không mang tính chất sử dụng thường xuyên, Chủ Dự án đã xây dựng bể chứa nước ngầm để phục vụ cấp nước và dự phòng cho công tác PCCC
4.6 Nhu cầu xử lý nước thải của Dự án
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung:
Theo bảng 3 Nhu cầu sử dụng nước thường xuyên của Dự án thì lượng nước sử dụng cho hoạt động sinh hoạt của CBCNV là 60 m3/ngày.đêm
Vậy công suất của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung của Nhà máy với hệ số
an toàn 1,2 là: 60 x 1,2 = 72 m3/ngày.đêm
Thực tế, hệ thống XLNTSH của Dự án đã được đầu tư với công suất 75m3/ngày đêm
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất tập trung:
Từ bảng 3 – Nhu cầu sử dụng nước thường xuyên của Dự án có thể thấy tổng nhu cầu cấp nước cho hoạt động sản xuất của Dự án là 87 m3/ ngày.đêm
Do vậy để đảm bảo công suất xử lý cho nguồn nước thải sản xuất này, Dự án cần tính đến hệ số an toàn: 87 x 1,1 = 95,7 m3/ngày.đêm
Dự án đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải sản xuất tập trung với công suất 100m3/ngày.đêm
5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư:
1 Diện tích công trình xây dựng 29.125,68 34,4
3 Diện tích cây xanh, đất dự phòng mở
Nguồn: O-I BJC Vietnam
Trong đó diện tích cây xanh ≥ 20% (đảm bảo tỷ lệ cây xanh theo quy định tại QCVN 01:2021/BXD)
Trong đó, quy mô diện tích các hạng mục công trình của Dự án đã được đầu tư hoàn thiện 100%, không có thay đổi so với nội dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt Danh mục các công trình được thể hiện tại bảng 5 (bản vẽ chi tiết đính kèm tại phụ lục báo cáo) như sau:
Trang 233 B3 Kho nguyên liệu tổng hợp/ kho cát/
kho thủy tinh phế liệu nhập 3726
4 B4 Phòng kỹ thuật/ Bảo trì khu làm nguội
chai/ Phòng khuôn/ Bảo trì máy 2160
4 B13 Cầu cân/ Phòng đo trọng lượng 83,66
III
1 B19 Kho chất thải (chất thải công nghiệp
thông thường và chất thải nguy hại) 167,35
Trang 24Khu văn phòng + nhà ăn Nhà bảo vệ
Nhà xưởng chính và các khu chức năng dọc trục đường chính
Trang 25Chai thành phẩm trên băng chuyền Kho nguyên liệu
Hình 4 Một số hình ảnh các hạng mục công trình của Dự án
5.2 Hệ thống thiết bị của Dự án
a Danh mục hệ thống thiết bị của Dự án
Máy móc, thiết bị đã được hoàn thành đầu tư 100% theo nội dung báo cáo ĐTM và không có thay đổi so với báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, được trình bày chi tiết tại bảng 6 như sau:
Bảng 6 Danh mục trang thiết bị, máy móc cho sản xuất của Dự án
TT Tên thiết bị Đơn vị
Số lượng theo ĐTM phê duyệt Hãng sản xuất
Công suất (tấn/ngày)
3 Lò nấu thuỷ
Trang 26TT Tên thiết bị Đơn vị
Số lượng theo ĐTM phê duyệt
Hãng sản xuất Công suất
(tấn/ngày)
Antotini, Alanpaler (ACL)
Nguồn: O-I BJC Vietnam
b Danh mục công trình xử lý chất thải của Dự án
Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của Dự án được đầu tư hoàn thành 100% theo nội dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, được thống kê tại bảng 7 như sau:
Bảng 7 Danh mục công trình BVMT và tiến độ đầu tư
TT Các hoạt động sản xuất Các công trình xử lý chất thải, công trình BVMT Giai đoạn đầu tư
Trang 27TT Các hoạt động sản xuất Các công trình xử lý chất thải, công trình BVMT Giai đoạn đầu tư
4 Hệ thống in nhãn bao bì
thủy tinh Hệ thống đường ống gom thoát khí tự nhiên
Đã đầu tư Giai đoạn 1; Giai đoạn 2 tiếp tục sử dụng
5
Nước thải công nghiệp phát
sinh từ các công đoạn sản
Nước thải sinh hoạt của cán
bộ nhân viên làm việc tại Dự
án, nước thải từ nhà ăn
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung
Đã đầu tư Giai đoạn 1; Giai đoạn 2 tiếp tục sử dụng
II Công trình BVMT
1 Nước mưa chảy tràn Hệ thống cống thu gom, thoát nước mưa
Đã đầu tư Giai đoạn 1; Giai đoạn 2 tiếp tục sử dụng
2 Chất thải rắn sinh hoạt Thùng chứa rác sinh hoạt
3 Chất thải công nghiệp thông
thường
Kho chứa chất thải công nghiệp thông thường
4 Chất thải nguy hại Kho chứa chất thải nguy hại
Như đã trình bày, hiện nay, các hạng mục công trình xây dựng, công trình xử lý chất thải, công trình bảo vệ môi trường của Dự án đã hoàn thành 100% Trong đó, chỉ có hệ thống xử lý nước thải sản xuất mới hoàn thành cải tạo theo nội dung báo cáo ĐTM đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 2192/QĐ-BTNMT ngày 09/11/2021 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và công trình bảo vệ môi trường còn lại đã được đầu tư từ giai đoạn 1, được Ban Quản lý các KCN Bà Rịa – Vũng Tàu xác nhận hoàn thành tại Giấy xác nhận số 112/XN-BQL-MT ngày 15/02/2012 và được tiếp tục sử dụng phục vụ giai đoạn 2 của Dự án theo nội dung báo cáo ĐTM đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 2192/QĐ-BTNMT ngày 09/11/2021
Thông số chi tiết của các công trình xử lý chất thải và công trình bảo vệ môi trường phục
vụ cho giai đoạn vận hành của Dự án được trình bày chi tiết tại các cấu phần liên quan bên dưới
Trang 28Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU
TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh: Chưa ban hành Hiện nay,
Bộ Tài nguyên và Môi trường mới tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học cho dự thảo Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Phân vùng môi trường:
- Hoạt động phát thải khí thải của Dự án:
Trước đây, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có ban hành Quyết định số UBND ngày 23/08/2011 về phân vùng phát thải khí thải, xả nước thải theo quy chuẩn
43/2011/QĐ-kỹ thuật quốc gia về môi trường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Hiện nay, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới ban hành Quyết định số UBND ngày 21/04/2022 thay thế Quyết định số 43/2011/QĐ-UBND ngày 23/08/2011 Theo đó, Quyết định số 08/2022/QĐ-UBND ngày 21/04/2022 chỉ quy định phân vùng tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, không còn quy định về phân vùng phát thải khí thải
08/2022/QĐ Hoạt động phát thải nước thải của Dự án:
Hiện nay, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có Quyết định số 08/2022/QĐ-UBND ngày 21/04/2022 ban hành quy định phân vùng tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu Theo quy định tại Điều 2 Quy định phân vùng tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành kèm theo quyết định số 08/2022/QĐ-UBND ngày 21/04/2022 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đối tượng
áp dụng là các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xả nước thải ra nguồn tiếp nhận nước thải
Nước thải trong quá trình hoạt động của Dự án được thu gom đấu nối vào hệ thống
xử lý nước thải tập trung của KCN Mỹ Xuân A Nước thải sau xử lý của KCN Mỹ Xuân A được xả thải vào nguồn tiếp nhận theo Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 1300/GP-BTNMT ngày 27/5/2019 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Do vậy, hoạt động xả nước thải của Dự án không thuộc đối tượng áp dụng của Quyết định số 08/2022/QĐ-UBND ngày 21/04/2022 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường:
2.1 Khả năng chịu tải của môi trường không khí xung quanh:
Quy mô đầu tư các dây chuyền máy móc, thiết bị sản xuất của Dự án không thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 2192/QĐ-BTNMT ngày 09/11/2021, do đó các tác động môi trường trong quá trình hoạt động của nhà máy là không thay đổi so với các nhận định
và đánh giá trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Vì vậy, chủ dự án đầu tư không phải thực hiện đánh giá lại
Trang 292.2 Khả năng tiếp nhận nước thải từ Dự án của Hệ thống XLNTTT của KCN Mỹ Xuân A
Nguồn nước thải phát sinh (bao gồm cả nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp) trong quá trình hoạt động của Dự án không xả thải trực tiếp vào nguồn nước tiếp nhận
mà được thu gom, đấu nối về hệ thống xử lý nước thải tập trung (XLNTTT) của KCN
Mỹ Xuân A để xử lý
KCN Mỹ Xuân A đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung toàn khu với công suất thiết kế 4.000m3/ngày.đêm, đã được cho phép đi vào vận hành tại văn bản số 637/BQL-MT ngày 21/07/2010 của Ban Quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nước sau xử lý được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 1300/GP-BTNMT ngày 27/05/2019
KCN Mỹ Xuân A là một trong những KCN đầu tiên của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỷ lệ lấp đầy đạt đến 100%, do vậy, tính đến thời điểm hiện tại, khả năng tiếp nhận nước thải của Hệ thống XLNTTT của KCN Mỹ Xuân A đối với nguồn nước thải từ Dự án là không thay đổi so với ĐTM đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định
số 2192/QĐ-BTNMT ngày 09/11/2021
Hiện tại, lượng nước thải thực tế phát sinh thu gom về Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Mỹ Xuân A hiện đang dao động từ 1.500 đến 2.200m3/ngày đêm (tương ứng tỷ lệ 37% đến 55% so với công suất thiết kế của Trạm xử lý) Như vậy, năng lực tiếp nhận của Trạm xử lý còn dư khoảng 1.800 đến 2.500m3/ngày đêm, đảm bảo khả năng tiếp nhận thêm nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất của Dự án
Trạm XLNT tập trung KCN Mỹ Xuân A hàng năm đều thực hiện quan trắc chất lượng nước thải 4 lần/năm theo đúng quy định, nồng độ các thông số đặc trưng cho nước thải sau trạm XLNT của KCN Mỹ Xuân A đều nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột A (kq=1,0; kf=1,0) Bên cạnh đó, Trạm XLNT tập trung KCN Mỹ Xuân A đã lắp đặt hệ thống đo lưu lượng nước xả thải và hệ thống quan trắc tựu động các chỉ tiêu DO, pH, TSS, COD, độ màu và truyền số liệu về cơ quan quản lý Nhà nước theo đúng quy định
Để đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định, Chủ dự án - Công ty TNHH Thủy tinh Malaya Việt Nam đã ký hợp đồng với Chủ hạ tầng KCN Mỹ Xuân A - Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam – TNHH một thành viên (IDICO),
hợp đồng xử lý nước thải số 15/HĐKT-BQL ngày 28/7/2011 (hợp đồng đính kèm tại
phụ lục báo cáo)
Trang 30Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:
Thực hiện theo đúng quy định pháp luật, Dự án đã bố trí hai hệ thống thu gom, thoát nước mưa và hệ thống thu gom, thoát nước thải tách biệt với nhau
Sơ đồ phương án thoát nước và xử lý nước thải của nhà máy được thể hiện ở hình 3.1 như sau:
Hình 5 Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa, nước thải tổng thể của Dự án
1.1 Thu gom, thoát nước mưa:
Công ty đã đầu tư hệ thống thu gom, thoát nước mưa tách biệt với tất cả các nguồn phát sinh nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất) Mạng lưới thu gom nước mưa được bố trí xung quanh nhà xưởng sản xuất, nhà văn phòng và đường nội bộ đảm bảo thu gom triệt để toàn bộ lượng nước mưa chảy tràn trên toàn diện tích
Hệ thống thu nước mưa cục bộ của từng nhà xưởng, khu vực bằng các mương BTCT (0,5mx0,5m) và các ống BTCT ngầm D300-D600, trên tuyến mương có bố trí hố ga lắng cặn, sau đó được đấu nối vào mương thoát nước mưa chung của toàn Nhà máy
Hệ thống thoát nước mưa chung của toàn nhà máy sau đó được đấu nối vào hệ thống
thoát nước mưa của KCN Mỹ Xuân A tại 02 vị trí thể hiện tại hình 3.2 (bản vẽ chi tiết
đính kèm tại phụ lục báo cáo); Vị trí tọa độ các điểm đấu nối nước mưa chảy tràn: NM1:
X=1178272; Y=421896; NM2: X=1178205; Y=421632 (hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến
107o45’, múi chiếu 3o)
Nước mưa
chảy tràn
Song chắn rác/ Hố ga
HT thu gom, thoát nước mưa của KCN
Nước thải
sinh hoạt Bể tự hoại
Sông Thị Vải
Nước thải
sản xuất
HT XLNT sản xuất tập trung
Hệ thống thu gom,
xử lý nước thải KCN HTXL NTSH
tập trung
Trang 31
VỊ TRÍ ĐẤU NỐI VÀO HT THU GOM
NƯỚC MƯA CHUNG CỦA KCN
NM1
NM2
Trang 321.2 Thu gom, thoát nước thải:
- Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt (bao gồm nước đen là nước thải đi qua bể tự hoại như từ bồn cầu, bồn tiểu; nước xám là nước không đi qua bể tự hoại như nước tắm, rửa, giặt, nhà bếp):
+ Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh phòng bảo vệ số 1 + Nguồn số 02: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh phòng bảo vệ số 2 + Nguồn số 03: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh trạm cân
+ Nguồn số 04: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh tại khu vực kho nguyên liệu thô
+ Nguồn số 05: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh của canteen
+ Nguồn số 06: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh của xưởng bảo trì + Nguồn số 07: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh của xưởng sản xuất bao
bì thủy tinh
- Nguồn phát sinh nước thải công nghiệp:
+ Nguồn số 08: Quá trình làm mát, làm nguội tại dây chuyền sản xuất bao bì thủy tinh
+ Nguồn số 09: Nước xả từ máy nén khí
+ Nguồn số 10: Quá trình vệ sinh công nghiệp
- Mạng lưới thu gom nước thải từ các nguồn phát sinh nước thải về hệ thống xử lý nước thải:
+ Nước đen từ các nguồn số 01, 02, 03, 04, 05, 06 và 07 được xử lý sơ bộ tại bể tự hoại sau đó nhập chung với nước xám và tự chảy về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất thiết kế 75m3/ngày đêm để xử lý
+ Nước thải từ các nguồn số 08, 09 và 10 được thu gom riêng bằng đường ống dẫn về
bể trung gian rồi được bơm về hệ thống xử lý nước thải có công suất thiết kế 100m3/ngày đêm để xử lý
- Dòng nước thải: Nước thải sinh hoạt (tương ứng các nguồn số 01, 02, 03, 04, 05, 06
và 07) sau xử lý và nước thải công nghiệp (tương ứng các nguồn số 08, 09 và 10) được thu gom, nhập chung và tự chảy về hố ga đấu nối, thoát vào hệ thống thu gom, thoát
nước chung của Khu công nghiệp Mỹ Xuân A bằng đường ống ngầm tại 01 vị trí (thể
hiện tại hình 3.3.)
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải:
+ Vị trí xả nước nước thải: hố ga đấu nối thoát nước thải từ nhà máy vào HTXLNT tập trung KCN Mỹ Xuân A, tọa độ NT: X=1178318; Y=421857 (hệ tọa độ VN
2000, kinh tuyến trục 107o45’, múi chiếu 3o)
+ Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 175m3/ngày đêm
+ Phương thức xả nước thải: Tự chảy
+ Chế độ xả nước thải: Liên tục 24 giờ/ngày
+ Nguồn tiếp nhận nước thải hoặc công trình xử lý nước thải khác ngoài phạm vi dự án: Trạm xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Mỹ Xuân A
Trang 33Hình 7 Hệ thống thu gom, thoát nước thải của Nhà máy
VỊ TRÍ ĐẤU NỐI VÀO HT THU GOM NƯỚC THẢI CHUNG CỦA KCN
BTH2 BTH1
BTH4
BTH5 BTH6
BTH3
BTH7
NT
Trang 341.3 Công trình xử lý nước thải:
- Thiết kế của các bể tự hoại: Tổng dung tích của 07 bể là 122,8m3, cụ thể:
+ BTH1: Bể tự hoại tại khu vực phòng bảo vệ 1 (B14)
o Kích thước hữu dụng: LxBxH = 3.200 x 1.000 x 1.000 (mm)
o Thể tích hữu dụng của 01 bể: 3,2m3
o Kết cấu xây dựng của bể: BTCT chống thấm
+ BTH2: Bể tự hoại tại khu vực phòng bảo vệ 2 (B15)
o Kích thước hữu dụng: LxBxH = 3.200 x 1.000 x 1.000 (mm)
o Thể tích hữu dụng của 01 bể: 3,2m3
o Kết cấu xây dựng của bể: BTCT chống thấm
+ BTH3: Bể tự hoại tại khu vực phòng đọc cầu cân (B13)
o Kích thước hữu dụng: LxBxH = 3.200 x 1.000 x 1.000 (mm)
o Thể tích hữu dụng của 01 bể: 3,2m3
o Kết cấu xây dựng của bể: BTCT chống thấm
+ BTH4: Bể tự hoại tại khu vực kho nguyên liệu thô (B3)
o Kích thước hữu dụng: LxBxH = 4.400 x 2.000 x 2.500 (mm)
o Thể tích hữu dụng của 01 bể: 22m3
o Kết cấu xây dựng của bể: BTCT chống thấm
+ BTH5: Bể tự hoại tại khu vực canteen (B7)
o Kích thước hữu dụng: LxBxH = 8.400 x 2.000 x 2.500 (mm)
o Thể tích hữu dụng của 01 bể: 42m3
o Kết cấu xây dựng của bể: BTCT chống thấm
+ BTH6: Bể tự hoại tại khu vực bảo trì (B4)
o Kích thước hữu dụng: LxBxH = 8.400 x 2.000 x 2.500 (mm)
o Thể tích hữu dụng của 01 bể: 42m3
o Kết cấu xây dựng của bể: BTCT chống thấm
+ BTH7: Bể tự hoại tại khu sản xuất (B2)
o Kích thước hữu dụng: LxBxH = 3.200 x 1.500 x 1.500 (mm)
Trang 35o Thể tích hữu dụng của 01 bể: 7,2m3
o Kết cấu xây dựng của bể: BTCT chống thấm
- Hóa chất, vật liệu sử dụng: Không
Nước thải sinh hoạt của toàn nhà máy sau khi được thu gom và xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại được dẫn về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung của Nhà máy với quy mô công suất 75m3/ngày đêm để xử lý trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải
tập trung của KCN Mỹ Xuân A theo quy định
b Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung 75m 3 /ngày đêm
Dự án đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung với thông tin như sau:
- Số lượng công trình: 01 hệ thống;
- Quy mô công suất: 75m3/ngày đêm ;
- Quy trình công nghệ:
Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt được mô tả như sau:
Hình 8 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung của Nhà máy
Thuyết minh quy trình:
Nước thải sinh hoạt được thu gom về bể thu gom để tập trung nước thải chuẩn bị cho các công đoạn xử lý phía sau Tại trước cửa vào bể thu gom có bố trí giỏ chắn rác nhằm loại bỏ các cặn rắn có kích thước lớn để bảo vệ thiết bị, hệ thống đường ống,
Nước thải phát sinh từ khu vực nhà vệ sinh Nước thải phát sinh từ khu vực nhà ăn
Bể thu gom
Bể sinh học kết hợp (Anoxic + MBBR)
Bể tự hoại