- Gió sạch được quạt đẩy từ mặt bằng cửa lò mức +130 theo đường ống đến miệng giếng G5, gió tiếp tục theo đường ống đẩy xuống lò xuyên vỉa, lò dọc vỉa vận tải của buồng khai thác, gió sạ
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tên chủ dự án đầu tư
- Tên chủ dự án đầu tư: Công ty Cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên - Vimico
- Địa chỉ văn phòng: Tổ 6, Phường Phú Xá, TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Trần Văn Long
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần mã số doanh nghiệp: 4600100003, đăng ký lần đầu ngày 10/5/2005, đăng ký thay đổi lần thứ
11 ngày 15/5/2019 (chuyển từ công ty TNHH một thành viên sang loại hình công ty cổ phần).
Tên dự án đầu tư
- Tên dự án đầu tư: Dự án Mở rộng và nâng công suất mỏ chì kẽm Lang Hít, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam
- Quyết định số 2422/QĐ-UBND ngày 17/8/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Mở rộng và nâng công suất mỏ chì kẽm Lang Hít, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- Quyết định số 1652/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án: “Mở rộng và nâng công suất mỏ chì kẽm Lang Hít, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”;
- Giấy phép khai thác khoáng sản số 72/GP-BTNMT ngày 06/4/2020 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp cho Công ty cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên - Vimico khai thác quặng chì - kẽm bằng phương pháp hầm lò tại mỏ Lang Hít, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật
8 về đầu tư công): Dự án được phân loại là Công trình công nghiệp - Công trình khai thác mỏ hầm lò, cấp công trình: Cấp I.
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
1.3.1 Công suất của dự án đầu tư
1 Công suất khai thác tối đa của dự án: 30.000 tấn quặng chì kẽm/năm
- Năm thứ 1: 23.000 tấn quặng chì kẽm
- Năm thứ 2 đến hết năm thứ 20: 30.000 tấn quặng chì kẽm/năm
- Năm thứ 21: 13.481 tấn quặng chì kẽm
- Năm thứ 22: 8.500 tấn quặng chì kẽm
2 Thời hạn khai thác: 22 năm (bao gồm cả thời gian xây dựng cơ bản)
3 Diện tích khu vực khai thác: 57,29 ha, được giới hạn bởi các điểm khép góc có tọa độ thể hiện tại bảng 1.1, gồm 04 khai trường:
Bảng 1.1 Bảng tọa độ ranh giới khu vực khai thác của dự án
Hệ tọa độ VN2000 (Kinh tuyến trục 105 o , múi chiếu 6 o ) Diện tích
Hệ tọa độ VN2000 (Kinh tuyến trục 105 o , múi chiếu 6 o ) Diện tích
Hệ tọa độ VN2000 (Kinh tuyến trục 105 o , múi chiếu 6 o ) Diện tích
Tổng diện tích khu vực khai thác: 57,29ha
- Khu Metis: TQ1, TQ3, TQ4
- Khu Mỏ Ba 1: TQ1, TQ3, TQ4, TQ5, TQ6, TQ7, TQ9, TQ10
- Khu Mỏ Ba 2: TQ6, TQ8
- Khu Metis: Từ mức +130m đến -70m
- Khu Mỏ Ba 1: Từ mức +330m đến +100m
- Khu Mỏ Ba 2: Từ mức +475m đến +300m
- Khu Sa Lung: Từ mức +135m đến ±0m
6 Trữ lượng khai thác của Dự án: 614.981 tấn quặng chì kẽm
1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Công nghệ khai thác của Dự án Mở rộng và nâng công suất mỏ chì kẽm Lang Hít, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên: Khai thác quặng bằng phương pháp hầm lò
Sơ đồ công nghệ khai thác quặng chì kẽm của dự án và các chất thải phát sinh được thể hiện trong hình 1.1
11 Hình 1.1 Sơ đồ công nghệ kèm dòng thải của dự án
San gạt mặt bằng và xây dựng công trình Đào lò khai thông Lắp đặt thiết bị đào lò
Lò chợ quặng Pb, Zn
Vận chuyển quặng nguyên khai Pb, Zn
Lắp đặt điện, nước, các thiết bị trong lò Đất đá thải
Xưởng tuyển quặng Pb, Zn (không thuộc phạm vi dự án)
San gạt tạo mặt bằng tại các cửa lò
Bụi, khí thải, tiếng ồn, rung
Bụi, khí thải, tiếng ồn, rung
Tinh quặng Pb, Zn Đào lò chuẩn bị G ia i đ oạ n x ây d ự n g cơ b ản G ia i đ oạ n v ận h àn h d ự á n
Dự án bao gồm mặt bằng công nghiệp khai thông như sau:
- Khu Đông Metis sử dụng mặt bằng +130 hiện có từ dự án trước;
- Khu Tây Metis sử dụng mặt bằng +80 hiện có từ dự án trước;
- Khu mỏ Ba -1A sử dụng mặt bằng +330 hiện có từ dự án trước;
- Khu mỏ Ba-1B sử dụng mặt bằng +330 hiện có từ dự án trước;
- Khu mỏ Ba, xây dựng mới mặt bằng +370, +427, hiện tại khu vực này đang xây dựng cơ bản;
- Khu Sa Lung, xây dựng mới mặt bằng +100, hiện tại khu vực này đang xây dựng cơ bản
Khu Đông Metis hiện đã khai thông xuống mức +18 bằng đường lò bằng mức +130 (LC4) kết hợp với giếng mù trục tải (giếng mù G4 mức +130/73, giếng mù G5 mức +130/+18, giếng mù G8 mức +73/+18) Theo báo cáo địa chất mới nhất, khu Đông Metis chỉ tồn tại duy nhất một thân quặng TQ3, trữ lượng thân quặng nằm chủ yếu từ mức -19 lên, tổng trữ lượng địa chất huy động của khu vực này chiếm 9,91% tổng trữ lượng địa chất huy động vào dự án Hiện tại, đường lò bằng +130 và các giếng mù G4, G5 và G8 vẫn sử dụng tốt, đảm bảo thông gió, vận tải khi khai thác phần trữ lượng còn lại thân quặng TQ3
Dựa trên điều kiện địa chất khu mỏ, sự phân bố trữ lượng thân quặng trong khu vực và hiện trạng thực tế mỏ đang sản xuất, dự án đã lựa chọn phương án mở vỉa xuống mức -19, bằng đào tiếp giếng mù G5 xuống mức -24, trong đó 5m đáy giếng dùng làm hố chứa nước, lò đào tiết diện hình chữ nhật, diện tích đào Sđ = 9,0 m 2 , diện tích sử dụng Ssd = 7,54 m 2 , chống giếng bằng vì thép I-
14, giếng được bố trí đường hệ thống trục tải, dung tích goòng 0,5 m 3 , chiều dài dự kiến 41m Từ mức -19 thân giếng đào lò xuyên vỉa vào gặp thân quặng Để thuận tiện cho việc thông gió, từ lò bằng mức +23, đào giếng G9 xuống mức -22, lò đào tiết diện hình chữ nhật, diện tích đào Sđ = 9,0 m 2 , diện tích sử dụng Ssd = 7,54 m 2 , chống giếng bằng vì thép I-14, chiều dài dự kiến 45 m Từ mức -19 thân giếng đào lò xuyên vỉa vào gặp thân quặng
Khu Tây Metis hiện đã khai thông xuống mức -18, bằng đường lò bằng mức +80 kết hợp với giếng mù trục tải G1 mức +80/-18 Theo báo cáo địa chất mới nhất khu Tây Metis tồn tại 4 thân quặng, tuy nhiên chỉ có 2 thân quặng TQ1 và TQ4 có giá trị công nghiệp, trữ lượng của cả 2 thân quặng nằm chủ yếu từ mức -75 lên, tổng trữ lượng địa chất huy động của khu vực này chiếm 3,68% tổng trữ lượng địa chất huy động vào dự án Hiện tại, đường lò bằng +80, giếng mù G1 vẫn sử dụng tốt, đảm bảo thông gió, vận tải khi khai thác phần trữ lượng còn lại thân quặng TQ1 và TQ4
Dựa trên điều kiện địa chất khu mỏ, sự phân bố trữ lượng thân quặng trong khu vực và hiện trạng thực tế mỏ đang sản xuất Dự án khai thông xuống mức -70, bằng đào tiếp giếng mù G1 xuống mức -75, trong đó 5m đáy giếng dùng làm hố chứa nước, lò đào tiết diện hình chữ nhật, diện tích đào Sđ = 9,0 m 2 , diện tích sử dụng Ssd = 7,54 m 2 , chống giếng bằng vì thép I-14, giếng được bố trí đường hệ thống trục tải, dung tích goòng 0,5 m 3 , chiều dài dự kiến 57 m Từ mức -70 thân giếng đào lò xuyên vỉa vào gặp thân quặng TQ1 và TQ4
*) Mức vận tải và đi lại
Từ lò xuyên vỉa mức +234 hiện có, với tọa độ X(m) = 434.448, Y(m) 2.406.082, góc phương vị 324 0 đào cúp tránh chiều dài dự kiến 6m, tiết diện cúp hình vòm 1 tâm, diện tích đào 5,3 m 2 , diện tích sử dụng 4,7 m 2 , tại những vị trí đào trong đá cứng không chống, những vị trí đào trong đá yếu chống bằng gỗ Tại vị trí IIK03 trên cúp tránh đào giếng mù G6-1A xuống mức +100, tiết tiết diện giếng hình chữ nhật, diện tích đào 9,0 m 2 , diện tích sử dụng 7,54 m 2 , chống thép I-14
Trên thân giếng, tại các mức +190, +150 và +105, góc phương vị 233 0 , đào lò xuyên vỉa vào gặp thân quặng Lò đào tiết diện hình vòm 1 tâm, diện tích đào 5,3 m 2 , diện tích sử dụng 4,7 m 2 , chiều dài dự kiến lò xuyên vỉa mức +190 là 57 m, lò xuyên vỉa mức +150 là 65 m và lò xuyên vỉa mức +105 là 70 m, tại những vị trí đào trong đá cứng không chống, những vị trí đào trong đá yếu chống gỗ Đi lại
Từ lò dọc vỉa mức +234 hiện có, với tọa độ X(m) = 434.427, Y(m) 2.406.118, góc phương vị 63 0 đào cúp tránh chiều dài dự kiến 06 m, tiết diện cúp hình vòm 1 tâm, diện tích đào 5,3 m 2 , diện tích sử dụng 4,7 m 2 , tại những vị trí đào trong đá cứng không chống, những vị trí đào trong đá yếu chống bằng
14 gỗ Tại vị trí IIK03 trên cúp tránh đào giếng mù G7-1A xuống mức +100, tiết tiết diện giếng hình chữ nhật, diện tích đào 9,0 m 2 , diện tích sử dụng 7,54 m 2 , chống thép I-14
Trên thân giếng, tại các mức +190, +150 và +105, góc phương vị 243 0 , đào lò xuyên vỉa vào gặp thân quặng Lò đào tiết diện hình vòm 1 tâm, diện tích đào 5,3 m 2 , diện tích sử dụng 4,7 m 2 , chiều dài dự kiến lò xuyên vỉa mức +190 là 58 m, lò xuyên vỉa mức +150 là 68 m và lò xuyên vỉa mức +105 là 72 m, tại những vị trí đào trong đá cứng không chống, những vị trí đào trong đá yếu chống gỗ
Sử dụng lại hệ thống các giếng G1-1A , G5-1A và xuyên vỉa mức +328 khu mỏ Ba-1A hiện có để đưa gió sạch từ ngoài vào thông gió cho toàn khu vực
Bảng 1.2 Tổng hợp khối lượng đường lò xây dựng cơ bản khu mỏ Ba-1A
TT Tên công trình Vật liệu chống
- Thân giếng mù G6-1A Chống sắt 9,0 7,54 134
- Thân giếng mù G7-1A Chống sắt 9,0 7,54 134
3 Lò xuyên vỉa mức +190 (đào từ giếng G6-1A) 57
- Lò xuyên vỉa mức +190 (đào từ giếng G6-1A) Chống gỗ 20%, không chống 80% 5,3 4,7 57
4 Lò xuyên vỉa mức +190 (đào từ giếng G7-1A) 58
- Lò xuyên vỉa mức +190 (đào từ giếng G7-1A) Chống gỗ 20%, không chống 80% 5,3 4,7 58
5 Lò xuyên vỉa mức +150 (đào từ giếng G6-1A) 65
- Lò xuyên vỉa mức +150 (đào từ giếng G6-1A)
TT Tên công trình Vật liệu chống
6 Lò xuyên vỉa mức +150 (đào từ giếng G7-1A) 68
- Lò xuyên vỉa mức +150 (đào từ giếng G7-1A)
7 Lò xuyên vỉa mức +105 (đào từ giếng G7-1A) 70
- Lò xuyên vỉa mức +105 (đào từ giếng G6-1A)
8 Lò xuyên vỉa mức +105 (đào từ giếng G7-1A) 72
- Lò xuyên vỉa mức +105 (đào từ giếng G7-1A)
Khu mỏ Ba-1B hiện đã khai thông xuống mức +243 bằng đường lò xuyên vỉa mức +329, giếng mù G2-1B mức +329/+260, G5-1B mức +329/+310, G7- 1B mức +266/+243 và lò xuyên vỉa các tầng Theo báo cáo địa chất mới nhất khu mỏ Ba-1B tồn tại 3 thân quặng TQ4, TQ9 và TQ10, tổng trữ lượng địa chất huy động của khu vực này chiếm 16,11% tổng trữ lượng địa chất huy động vào dự án, trong đó trữ lượng TQ2 nằm chủ yếu mức +200 lên, còn trữ lượng thân quặng TQ9 và TQ10 nằm chủ yếu mức +243 lên Hiện tại, đường lò xuyên vỉa mức +329, giếng mù G2-1B mức +329/+260, G5-1B mức +329/+310, G7-1B mức +266/+243 và lò xuyên vỉa +243 vẫn sử dụng tốt, đảm bảo thông gió, vận tải khi khai thác phần trữ lượng còn lại
Dựa trên điều kiện địa chất khu mỏ, sự phân bố trữ lượng thân quặng trong khu vực và hiện trạng thực tế mỏ đang sản xuất Dự án khai thông thân quặng TQ4 xuống mức +200, bằng đào giếng mù G8 mức +243/+195, từ mức +200 thân giếng đào lò xuyên vỉa vào gặp thân quặng TQ4 Khai thông thân quặng TQ9 và TQ10 xuống mức +290, bằng đào giếng mù G9-1B mức +310/+288, từ mức +290 thân giếng đào lò xuyên vỉa vào gặp thân quặng TQ9 và TQ10 Khai thông thân quặng TQ9 và TQ10 xuống mức +260, bằng từ mức +260 thân giếng G7-1B đào lò xuyên vỉa vào gặp thân quặng TQ9 và TQ10
Khu mỏ Ba chưa được khai thông, tuy nhiên trữ lượng địa chất khu vực này không nhiều, ngoài ra khu vực mỏ Ba nằm độc lập về phía của khu mỏ Ba- 1A và khu mỏ Ba-1B, tổng trữ lượng địa chất huy động của khu vực này chiếm 8,15% tổng trữ lượng địa chất huy động vào dự án Do vậy, dự án huy động khu vưc này vào khai thác sau khi kết thúc khai thác khu Đông Metis Khu vực mỏ Ba có 2 thân quặng TQ 6 và TQ8 phân bố ở mức cao khác nhau và nằm cách nhau trung bình khoảng 350 m Thân quặng TQ6 phát triển theo phương Tây - Đông Nam từ tuyến T1 đến T7 (phương vị đường phương 150 330 0 ), kéo dài 230 m, chiều dày trung bình thân quặng từ 1,1 m, hệ số biến thiên chiều dày từ 55,74%, thế nằm các thân quặng 24070°, cốt cao phân bố của thân quặng từ mức +300 +415 Thân quặng TQ8 phát triển theo phương Tây - Đông Nam từ tuyến T17 đến T21 (phương vị đường phương 30 210 0 ), kéo dài 250 m, chiều dày trung bình thân quặng từ 0,82 m, hệ số biến thiên chiều dày từ 47,76%, thế nằm các thân quặng 12080°, cốt cao phân bố của thân quặng từ mức +420 +475 a Mở vỉa TQ6
+ Mức vận tải: Từ vị trí có tọa độ X(m) = 434.458, Y(m) = 2.407.153, Z
= +370 tại mặt bằng mức +370, mở lò xuyên mức +370 theo phương vị
$5,03 0 vào gặp thân quặng TQ6, lò có chiều dài dự kiến 125 m, được đào tiết diện hình vòm 1 tâm, diện tích đào 5,3 m 2 , diện tích sử dụng 4,6 m 2 , đoạn cửa lò chống bằng gỗ, thân lò tại những vị trí đào trong đá cứng không chống, những vị trí đào trong đá yếu chống bằng vì neo cốt thép Để vận tải các tầng dưới tại IIK115, X(m) = 434.451, Y(m) = 2.407.104, góc phương vị 115 0 trên đường lò xuyên vỉa đào cúp tránh chiều dài dự kiến 15 m, tiết diện hình vòm 1 tâm, diện tích đào 5,3 m 2 , diện tích sử dụng 4,6 m 2 , tại những vị trí đào trong đá cứng không chống, những vị trí đào trong đá yếu chống gỗ Tại vị trí IIK08 trên cúp tránh đào giếng mù G1 xuống mức +300, tiết diện giếng hình chữ nhật, diện tích đào 5,6 m 2 , diện tích sử dụng 3,6 m 2 , chống thép I-14 Từ chân giếng mù đào lò xuyên vỉa vào gặp thân quặng TQ6 mức +300, lò tiết diện hình vòm 1 tâm, diện tích đào 5,3 m 2 , diện tích sử dụng 4,6 m 2 , chiều dài dự kiến 18 m, tại những vị trí đào trong đá cứng không chống, những vị trí đào trong đá yếu chống bằng vì neo cốt thép
+ Mức thông gió: Từ vị trí có tọa độ X(m) = 434.283, Y(m) = 2.407.186,
Z = +415 mở lò xuyên vỉa thông gió mức + 415 vào gặp thân quặng TQ6, lò có chiều dài dự kiến L = 32 m, được đào theo tiết diện hình vòm 1 tâm, diện tích đào 5,3 m 2 , diện tích sử dụng 4,6 m 2 , đoạn cửa lò chống lò bằng gỗ, thân lò tại
17 những vị trí đào trong đá cứng không chống, những vị trí đào trong đá yếu chống gỗ
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
1.4.1 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và hóa chất sử dụng cho dự án đầu tư
1 Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu và hóa chất cho dự án
Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu và hóa chất cho dự án được tổng hợp trong bảng 1.7
Bảng 1.7 Nhu cầu nguyên nhiên liệu cho dự án đầu tư
TT Thiết bị Đơn vị tính Khối lượng/năm
2 Nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu và hóa chất cho dự án
- Thuốc nổ được cung cấp bởi Tổng Công ty Công nghiệp hóa chất Mỏ - Viancomin (đơn vị trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam)
- Xăng, dầu được mua từ các nhà cung cấp tại địa phương
1.4.2 Nhu cầu điện năng cho dự án đầu tư
1 Nhu cầu sử dụng điện cho dự án
- Tổng nhu cầu điện năng cần cung cấp cho dự án là: 495.749 KWh/năm
2 Nguồn cung cấp điện cho dự án
Mỏ chì kẽm Lang Hít - Thuộc Công ty Cổ phần kim loại màu Thái Nguyên
- Vimico đang sản xuất nên hiện có hệ thống cung cấp điện đáp ứng yêu cầu
31 của sản xuất Nguồn cung cấp điện là điện áp 35 kV được cung cấp bằng 01 ĐDK-35 kV có số hiệu lộ số E373-68, rẽ nhánh từ ĐDK-35 kV lộ số E372 đi xã Văn Lăng Đặc điểm kỹ thuật chính: dây dẫn AC-50/8, cột BTLT, xà thép hình, sứ chuỗi và sứ đứng kết hợp, phía đầu tuyến có cầu dao cách ly a Các trạm biến áp cách ly trên mặt bằng
+ Nguồn cung cấp điện là điện áp 0,4 kV được cấp từ TBA 35/0,4 kV-560 kVA như hiện có
+ TBA cách ly 0,4/0,4 kV cửa lò 4 sẽ sử dụng MBA cách ly 200 kVA- 0,4/0,4 kV (Có thể điều chuyển MBA cách ly 200 kVA-0,4/0,4 kV từ cửa lò 1 Tây Metis sang, và sử dụng hệ thống bù hiện có của mỏ với dung lượng thể hiện trong thiết kế)
+ Sử dụng như hiện có tuyến đường cáp vặn xoắn tiết diện (4x150) từ TBA 560 kVA cấp điện cho TBA nêu trên
+ Nâng cấp TBA 250 kVA-35/0,4 kV trung tính nối đất lên thành TBA
560 kVA-35/0,4 kV để cấp điện cho tiểu khu 1A, tiểu khu 1B và khu dân cư
+ Nâng cấp TBA cách ly 100 kVA-0,4/0,4 kV hiện có tiểu khu 1A thành TBA cách ly 320 kVA-0,4/0,4 kV và sử dụng hệ thống bù hiện có của mỏ với dung lượng đã thể hiện trong thiết kế để cấp điện cho các phụ tải hiện có và phụ tải bổ sung giai đoạn đạt công suất thiết kế Từ TBA 560 kVA-35/0,4 kV sau khi nâng cấp cấp về TBA cách ly nêu trên bằng 02 cáp vặn xoắn: 01 cáp vặn xoắn tiết diện (4x95) hiện có và 01 cáp vặn xoắn tiết diện (4x95) bổ sung thêm (mắc song song)
+ Thay TBA cách ly 75 kVA-0,4/0,4 kV hiện có tiểu khu 1B thành TBA cách ly 100 kVA-0,4/0,4 kV cấp điện cho các phụ tải hiện có và phụ tải bổ sung giai đoạn đạt công suất thiết kế (Có thể điều chuyển MBA cách ly 100 kVA- 0,4/0,4 kV từ tiểu khu 1A sang, và sử dụng hệ thống bù hiện có của mỏ với dung lượng đã thể hiện trong thiết kế) Từ TBA 560 kVA-35/0,4 kV sau khi nâng cấp cấp về TBA cách ly nêu trên bằng cáp vặn xoắn tiết diện (4x95) hiện có b Cung cấp điện trong lò
Hệ thống cung cấp điện trong lò sử dụng điện áp 380 V trung tính cách ly với điện lực, điện áp 36 V với chiếu sáng
Hệ thống cung cấp điện trong lò được sử dụng lại các thiết bị, vật liệu hiện có song có cải tạo, bổ sung và thay thế để xây dựng các sơ đồ cung cấp điện phù hợp với bố trí thiết bị, công nghệ của dự án tại thời điểm đạt công suất thiết kế Thực hiện theo nguyên tắc: sử dụng lại với các thiết bị hiện có, bổ sung mới với các thiết bị công nghệ được bổ sung
Các cáp điện được lựa chọn mới phù hợp với tính toán tổn thất điện áp và dòng điện đốt nóng theo quy định hiện hành
1.4.3 Nhu cầu nước cho dự án đầu tư
1 Nhu cầu sử dụng nước cho dự án:
Tổng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho dự án là: 10 m 3 /ngày
2 Nguồn cung cấp nước cho dự án: a Khu văn phòng mỏ và mặt bằng sân công nghiệp mỏ, cửa lò xuyên vỉa mức +80
Khu văn phòng và mặt bằng sân công nghiệp mỏ hiện đang sử dụng nguồn nước lấy từ bể thu nước suối gần cửa lò chính (lò cái 4) mức +130 Đông Metis
Hệ thống đường ống và các công trình cấp nước trên mặt bằng văn phòng đã được xây dựng hoàn chỉnh, chất lượng còn tốt đảm bảo sử dụng cho dự án
Các công trình phục vụ sinh hoạt, sản xuất chính của mỏ chủ yếu được xây dựng tập trung trên mặt bằng cửa lò xuyên vỉa một mức +80 Các công trình đã được xây dựng để phục vụ sản xuất như: Nhà văn phòng, nhà ăn tập thể, nhà tắm, giặt công nhân Nguồn cung cấp nước đến cho nhà ăn, nhà văn phòng, nhà tắm, giặt được lấy từ lấy từ hệ thống cấp bể thu nước suối tại cửa lò +130 Đông Metis dẫn về các bể chứa dung tích W =1,0 m 3 trên mặt bằng b Khu mặt bằng cửa lò xuyên vỉa mức +330 khu mỏ Ba-1A
Nguồn cấp nước sinh hoạt trên mặt bằng cửa lò +330 khu mỏ Ba 1A được lấy từ các suối gần mặt bằng cửa lò và được dẫn về các bể chứa nước tại mặt bằng Sau khi xử lý nước được chứa trong bể chứa để sử dụng c Khu mặt bằng cửa lò xuyên vỉa +330 khu mỏ Ba-1B
Nguồn cấp nước sinh hoạt trên mặt bằng cửa lò +330 khu mỏ Ba-1B được lấy từ suối gần mặt bằng cửa lò và được dẫn về các bể chứa nước tại mặt bằng cửa lò Sau khi xử lý nước được bơm lên téc nước dung tích W = 1 m 3 để cấp cho các hộ sử dụng
Bảng 1.8 Bảng cân bằng sử dụng nước của Dự án tính toán cho nhu cầu sử dụng nước lớn nhất
TT Nhu cầu sử dụng, tháo khô mỏ
- Khu nhà giao ca mỏ Ba 2 0 2
Ghi chú: Nước tháo khô mỏ tuần hoàn về xưởng tuyển phục vụ sản xuất, xưởng tuyển không thuộc phạm vi dự án.
Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
Tổng mức đầu tư của Dự án: “Mở rộng và nâng công suất mỏ chì kẽm Lang Hít, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” được thể hiện trong bảng sau
Bảng 1.9 Tổng mức đầu tư của dự án
TT Tổng mức đầu tư (trước thuế) tr đ 21.958
- Chi phí quản lý dự án " 466
- Chi phí tư vấn xây dựng " 2.410
Trong đó vốn đầu tư cho môi trường khoảng 3 tỷ đồng bao gồm: trồng cây tại mặt bằng các cửa lò, xây dựng bể xử lý nước thải từ khai thác quặng khu Sa Lung, bể xử lý nước thải sinh hoạt khu Sa Lung, mua thùng chứa rác thải sinh
34 hoạt và chất thải nguy hại, chi phí cải tạo phục hồi môi trường sau khu đóng cửa mỏ…
1.5.2 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án a) Tổ chức quản lý, sản xuất
Hiện nay mỏ chì kẽm Lang Hít - Công ty cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên vận hành với sơ đồ tổ chức quản lý sản xuất hiện nay đang được bố trí bao gồm: Giám đốc, các phó giám đốc, các phòng ban và các phân xưởng sản xuất
Khi dự án đầu tư mở rộng và nâng công suất mỏ chì kẽm Lang Hít, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đi vào hoạt động cơ cấu tổ chức vẫn được giữ nguyên như hiện tại Tuy nhiên để đảm bảo hoạt động sản xuất theo yêu cầu cần bổ sung thêm số lượng công nhân lao động trực tiếp, gián tiếp tại các phân xưởng khai thác b) Biên chế lao động
- Số lượng lao động các loại được xác định trên cơ sở khối lượng công việc thực hiện theo định mức lao động hiện hành
- Biên chế lao động theo từng khâu trong dây chuyền sản xuất Số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp hiện tại của mỏ được trình bày ở bảng sau
Bảng 1.10 Biên chế lao động toàn mỏ
Số lao động trực tiếp
Lao động theo danh sách (Người) (Người)
1 Lao động hầm lò 93 117 a Lao động làm việc trong lò 81 103
- Công nhân cơ điện, phụ trợ 4 11 1,27 14 b Công nhân mặt bằng 12 14
- Công nhân làm việc ở mặt bằng các cửa lò 4 12 1,14 14
Số lao động trực tiếp
Lao động theo danh sách (Người) (Người)
- Lai xe chơ quặng và vật liệu - 3 1 3
II Lao động gián tiếp 28 28
1.5.3 Hiện trạng hoạt động của dự án
Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Mở rộng và nâng công suất mỏ chì kẽm Lang Hít, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 1652/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 5 năm 2018, Dự án khai thác tại các khu vực như sau:
- Khu Metis: Đông Metis và Tây Metis
- Khu mỏ Ba: 1A mỏ Ba, 1B mỏ Ba, Bắc mỏ Ba
Theo lịch khai thác của Dự án, khu Đông Metis, Tây Metis, 1A mỏ Ba, 1B mỏ Ba sẽ đi vào hoạt động khai thác trước, sau đó sẽ tiếp tục khai thác khu mỏ Ba 2 và khu Sa Lung (dự kiến bắt đầu khai thác từ năm thứ 7)
Hiện tại, các khu Đông Metis, Tây Metis, 1A mỏ Ba, 1B mỏ Ba đủ điều kiện để đi vào khai thác, các khu mỏ Ba 2 và khu Sa Lung đang triển khai xây dựng cơ bản
Do vậy, phạm vị đề nghị cấp giấy phép môi trường cho Dự án bao gồm các khu vực khai trường Đông Metis, Tây Metis, 1A mỏ Ba, 1B mỏ Ba
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Tại thời điểm lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Do vậy, báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án chưa đề cập đến nội dung này.
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường
Theo quy định tại điểm b khoản 2, điều 8 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 năm 2020: Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh; tổ chức kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm và tổ chức xử lý ô nhiễm sông, hồ liên tỉnh Theo quy định tại điểm a, d, khoản 3 điều 8 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 năm 2020: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đánh giá khả năng chịu tải, hạn ngạch xả nước thải đối với nguồn nước mặt các sông, hồ nội tỉnh và nguồn nước mặt khác trên địa bàn có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường
Theo quy định tại điểm e, khoản 1 điều 42 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 năm 2020 Tại thời điểm lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, tỉnh Thái Nguyên chưa ban hành khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận nước thải của Dự án Do vậy, báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của
Dự án chưa đề cập đến nội dung này
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
Sơ đồ minh họa mạng lưới thu gom, thoát nước mưa của dự án được thể hiện trong hình 3.1
Hình 3.1 Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa của dự án
Nước mưa chảy tràn bãi chứa quặng khu 1B Mỏ Ba
Bể lắng nước mưa khu 1B mỏ Ba
Nước mưa chảy tràn bãi chứa quặng khu 1A Mỏ Ba
Bể lắng nước mưa Khu 1A mỏ Ba
Nước mưa chảy tràn bãi chứa quặng khu Metis
Bể lắng nước mưa khu Metis
Nước mưa chảy tràn mặt bằng cửa lò khu mỏ Ba
Rãnh thoát, hố ga lắng cặn
Nước mưa chảy tràn mặt bằng cửa lò khu Metis
Rãnh thoát, hố ga lắng cặn
Mưa mưa chảy tràn khu nhà văn phòng, nhà tắm giặt, nhà ăn ca
Rãnh thoát, hố ga lắng cặn
Thành phần của nước mưa chảy tràn bề mặt chủ yếu chứa hàm lượng cặn lơ lửng cao Để hạn chế tác động đến môi trường toàn bộ nước mưa chảy tràn trên bề mặt của các mặt bằng của dự án được thu gom về hệ thống rãnh thoát nước xung quanh, qua hố thu để lắng đọng bùn đất trước khi dẫn ra hệ thống thoát nước chung khu vực Hệ thống thu gom, thoát nước tại các mặt bằng dự án, cụ thể như sau:
- Nước mưa bề mặt bãi chứa quặng khu 1B mỏ Ba được thu gom bằng hệ thống rãnh xung quanh dưới chân bãi chứa thu về bể lắng mưa Nước sau khi lắng cặn tự chảy ra suối khu mỏ Ba
- Nước mưa bề mặt bãi chứa quặng khu 1A mỏ Ba được thu gom bằng hệ thống rãnh xung quanh dưới chân bãi chứa thu về bể lắng mưa Nước sau khi lắng cặn tự chảy ra suối khu mỏ Ba
- Nước mưa bề mặt tại mặt bằng cửa lò khu mỏ Ba được thu gom theo hệ thống rãnh thoát, sau khi qua các hố ga lắng cặn tự chảy ra suối mỏ Ba
- Nước mưa bề mặt bãi chứa quặng khu Metis được thu gom bằng hệ thống rãnh xung quanh dưới chân bãi chứa thu về bể lắng mưa Nước sau khi lắng cặn tự chảy ra suối Metis
- Nước mưa bề mặt tại mặt bằng cửa lò khu mỏ Metis được thu gom theo hệ thống rãnh thoát, sau khi qua các hố ga lắng cặn tự chảy ra suối Metis
- Nước mưa bề mặt tại mặt bằng khu khu nhà văn phòng, nhà tắm giặt, nhà ăn ca được thu gom theo hệ thống rãnh thoát, sau khi qua các hố ga lắng cặn tự chảy ra suối Metis
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải
Nước thải phát sinh do hoạt động của dự án bao gồm: nước thải mỏ, nước thải sinh hoạt Sơ đồ tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải của dự án được thể hiện trong hình 3.2.
Hình 3.2 Sơ đồ thu gom, thoát nước thải của dự án 3.1.2.1 Công trình thu gom, thoát nước thải mỏ a Công trình thu gom, thoát nước thải mỏ khu mỏ Ba
- Nước thải phát sinh trong quá trình khai thác hầm lò (nước ngầm, nước mưa) tại cửa lò 1B khu mỏ Ba theo hệ thống rãnh thu nước dẫn về hầm bơm chân các giếng, tại đây nước thải được bơm cưỡng bức lên lò xuyên vỉa mức +329, sau đó nước thải theo rãnh thoát nước (kích thước Dài x Rộng x Cao 25m x 0,4m x 0,4m) trên lò xuyên vỉa mức +329 tự chảy về hố ga (kích thước Dài x Rộng x Cao = 0,6m x 0,6m x 0,6m) rồi theo đường ống thép D110, dài L0m, dẫn về Bể lắng nước mưa và nước thải cửa lò khu 1B mỏ Ba Sau lắng nước thải tự chảy theo đường ống HDPE D63, dài L@0m về bể lắng khu mỏ Ba
Nước thải cửa lò 1B khu mỏ Ba
Bể lắng nước thải cửa lò 1B khu mỏ Ba
Nước thải cửa lò 1A khu mỏ Ba
Bể lắng nước thải cửa lò 1A khu mỏ Ba
Nước thải cửa lò cái 4 Đông Metis
Bể chứa nước cấp cho xưởng tuyển
Nước thải cửa lò cái 1 Tây Metis Bơm
Nước thải sinh hoạt nhà giao ca khu mỏ Ba
Nước thải sinh hoạt nhà văn phòng, nhà tắm giặt, nhà ăn ca
Phần thừa Suối khu mỏ
Hình 3.3 Hệ thống thu gom, thoát nước từ cửa lò 1B khu mỏ Ba
Hình 3.4 Rãnh thoát nước trên lò xuyên vỉa mức +329
Cửa lò xuyên vỉa mức +329
Bể lắng cửa lò 1B mỏ Ba
Tuyến ống HDPE D63 dẫn về bể lắng khu mỏ Ba
- Nước thải phát sinh trong quá trình khai thác hầm lò (nước ngầm, nước mưa) tại cửa lò 1A khu mỏ Ba theo hệ thống rãnh thu nước dẫn về hầm bơm chân giếng G1-1A, tại đây nước thải được bơm cưỡng bức lên lò xuyên vỉa mức +328, sau đó nước thải theo rãnh thoát nước (kích thước Dài x Rộng x Cao 16m x 0,4m x 0,4m) trên lò xuyên vỉa mức +328 tự chảy về hố ga (kích thước Dài x Rộng x Cao = 1m x 1m x 1m) rồi theo đường ống thép D110, dài Lm, dẫn về Bể lắng nước thải cửa lò 1A khu mỏ Ba Sau lắng nước thải tự chảy theo đường ống HDPE D90, dài L00m về bể lắng khu mỏ Ba
Hình 3.5 Hệ thống thu gom, thoát nước từ cửa lò 1A khu mỏ Ba
Bể lắng cửa lò 1A mỏ Ba
Tuyến ống HDPE D90 dẫn về bể lắng khu mỏ Ba
Hình 3.6 Rãnh thoát nước trên lò xuyên vỉa mức +328
- Tại bể lắng khu mỏ Ba nước thải sẽ được bơm cưỡng bức về bể chứa nước cấp cho xưởng tuyển bằng đường ống HDPE D60, L=2.000m để tuần hoàn phục vụ sản xuất, phần thừa xả thải ra suối mỏ Ba (khoảng 400 m 3 /ngày đêm)
Rãnh thoát trên lò xuyên vỉa mức +328
Hình 3.7 Hệ thống thu gom, thoát nước tại bể lắng khu mỏ Ba
Hình 3.8 Bể lắng khu mỏ Ba và trạm bơm nước về bể chứa nước cấp cho xưởng tuyển
Bể lắng khu mỏ Ba
Tuyến ống HDPE D63 dẫn nước thải từ bể lắng cửa lò 1B mỏ Ba về bể lắng khu mỏ Ba
Tuyến ống HDPE D90 dẫn nước thải từ bể lắng cửa lò 1A mỏ Ba về bể lắng khu mỏ Ba
Bể lắng khu mỏ Ba
Tuyến ống HDPE D60 dẫn về bể nước cấp xưởng tuyển
Vị trí xả thải ra suối mỏ Ba
Trạm bơm cấp về xưởng tuyển
47 b Công trình thu gom, thoát nước thải mỏ từ cửa lò cái 4 Đông Metis
- Nước thải phát sinh trong quá trình khai thác hầm lò (nước ngầm, nước mưa) tại khu Đông Metis theo hệ thống rãnh thu nước dẫn về hầm bơm chân giếng, tại đây nước thải được bơm cưỡng bức lên lò xuyên vỉa mức +130, sau đó nước thải theo rãnh thoát nước (kích thước Dài x Rộng x Cao = 14m x 0,4m x 0,4m) trên lò xuyên vỉa mức +130 tự chảy về Bể lắng 2 ngăn Sau lắng nước thải tự chảy theo 02 đường ống PVC D90, dài L=1m sang 02 téc chứa lắp nối tiếp (Téc bằng thép đường kính D=2,5m; dài L=5m; dung tích mỗi téc khoảng 24,5 m 3 ) Tại đây nước thải tự chảy về bể chứa nước cấp cho xưởng tuyển bằng đường ống HDPE D60, LP0m để tuần hoàn phục vụ sản xuất
Hình 3.9 Hệ thống thu gom, thoát nước từ cửa lò cái 4 Đông Metis
Cửa lò cái 4 Đông Metis
Bể lắng cửa lò cái
Tuyến ống HDPE D60 dẫn về bể chứa nước cấp cho xưởng tuyển
Hình 3.10 Rãnh thoát nước trên lò xuyên vỉa mức +130 (lò cái 4 Đông Metis) c Công trình thu gom, thoát nước thải mỏ từ cửa lò cái 1 Tây Metis
- Nước thải phát sinh trong quá trình khai thác hầm lò (nước ngầm, nước mưa) tại khu Tây Metis theo hệ thống rãnh thu nước dẫn về hầm bơm chân giếng, tại đây nước thải được bơm cưỡng bức về bể chứa nước cấp cho xưởng tuyển bằng đường ống thép D50, L00m để tuần hoàn phục vụ sản xuất
Hình 3.11 Hệ thống thu gom, thoát nước từ cửa lò cái 1 Tây Metis
Rãnh thoát trên lò xuyên vỉa mức +130
Tây Metis Tuyến ống thép D50 dẫn về bể chứa nước cấp cho xưởng tuyển
Hình 3.12 Lò cái 1 Tây Metis, đường ống dẫn nước thải về bể chứa nước cấp cho xưởng tuyển
Hình 3.13 Bể chứa nước cấp cho xưởng tuyển 3.1.2.2 Công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt
- Nước thải sinh hoạt từ nhà giao cao khu mỏ Ba được thu gom, xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn trước khi xả thải ra suối khu mỏ Ba Đường ống dẫn về xưởng tuyển
Bể chứa nước cấp cho xưởng tuyển
Hình 3.14 Nhà giao ca khu mỏ Ba
Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
Các nguồn phát sinh bụi, khí thải trong hầm lò của Dự án bao gồm:
- Bụi phát sinh khi khoan nổ mìn
- Bụi, khí thải phát sinh do hoạt động nổ mìn
- Bụi phát sinh do hoạt động bốc xúc
- Khí tự nhiên trong hầm lò
Các nguồn phát sinh bụi, khí thải trên mặt bằng của Dự án bao gồm:
- Bụi phát sinh do hoạt động đổ thải
- Bụi khí thải do hoạt động của phương tiện vận chuyển cơ giới
3.2.1 Công trình xử lý bụi, khí thải
Dự án không có công trình xử lý bụi, khí thải
3.2.2 Các biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải
Các biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải đã được đầu tư thực hiện bao gồm:
- Áp dụng biện pháp khoan ẩm, bằng cách sử dụng nước để tưới ẩm các vị trí khoan nhằm hạn chế bụi bay lên Do khai thác hầm lò nên tác động của bụi, khí do nổ mìn không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh
- Đảm bảo chế độ thông gió đúng quy phạm
- Hoạt động bốc xúc, vận chuyển trên mặt bằng phát sinh bụi vào ngày khô nóng, để giảm thiểu bụi Công ty sẽ tăng cường phun nước để hạn chế bụi
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân
- Thường xuyên bảo dưỡng các phương tiện vận chuyển và thiết bị, máy móc và vận hành đúng quy trình kỹ thuật
- Thường xuyên xúc dọn vật liệu rơi vãi, củng cố rãnh nước dọc và duy tu sửa chữa các tuyến đường vận chuyển, quanh mặt bằng sân công nghiệp
- Quy định tất cả các xe chở quặng từ các cửa lò về nhà máy tuyển phải có thùng kín, có bạt che
- Trồng cây xanh tại mặt bằng sân công nghiệp cửa lò để giảm thiểu bụi phát tán ra môi trường xung quanh.
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
- Đất đá thải trong quá trình đào lò xây dựng cơ bản: Dự án tận thu để cải tạo và mở rộng mặt bằng các cửa lò
- Đất đá thải trong quá trình hoạt động khai thác: Khối lượng phát sinh nhỏ khoảng 1.000 m 3 /năm cho toàn dự án, do vậy thực tế sản xuất đất đá thải được chèn lấp vào không gian các đường lò cũ của khu vực
3.3.2 Đối với chất thải rắn sinh hoạt
Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt mà Công ty đang áp dụng bao gồm:
- Tái sử dụng các chất thải có khả năng tái chế như giấy, bìa các tông, vỏ chai, lon đồ hộp, nilon, thức ăn thừa nhằm tiết kiệm tài nguyên và giảm chất thải
- Bố trí các thùng rác thu gom tại các khu vực phát sinh chủ yếu của khu văn phòng xí nghiệp, nhà giao ca, nhà tập thể, nhà tắm để công nhân có thể vứt rác vào thùng, tiện thu gom
- Hợp đồng vận chuyển, xử lý rác với Hợp tác xã dịch vụ môi trường Nhất Tâm tại điểm tập kết đem đi xử lý theo quy định (Hợp đồng số 02/HĐKT ngày 04 tháng 01 năm 2022 đính kèm báo cáo).
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
3.4.1 Dự báo về khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành của dự án
Các loại chất thải nguy hại, dự báo khối lượng phát sinh từ hoạt động của dự án được thống kê trong bảng sau đây:
Bảng 3.2 Danh mục các loại chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của dự án
CTNH Tên chất thải nguy hại Trạng thái tồn tại
Khối lượng phát sinh (kg/năm)
1 18 01 04 Chai lọ đựng hóa chất Lỏng 250
3 18 01 02 Bao bì cứng thải bằng kim loại Rắn 10
3.4.2 Biện pháp, công trình lưu giữ chất thải nguy hại
Việc thu gom, lưu giữ, quản lý, vận chuyển và xử lý các loại chất thải nguy hại phát sinh được Công ty thực hiện theo đúng pháp luật hiện hành, được quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Phương án thu gom, lưu giữ, quản lý được thực hiện cụ thể như sau: a Biện pháp thu gom, lưu giữ:
* Công tác thu gom: Các loại chất thải này sẽ được thu gom tập trung trong các thùng chứa có biểu tượng chất thải nguy hại (công ty bố trí 03 thùng thu gom dung tích 100 lít)
* Công tác lưu giữ, bảo quản chất thải nguy hại
Chất thải được lưu giữ tạm thời tại kho lưu giữ:
+ Dạng kho kín, có diện tích khoảng 25,8m 2 , kích thước Rài x Rộng x Cao = 6,0m x 4,3m x 3,0m để lưu chứa các nhóm chất thải nguy hại khác nhau
+ Kho lắp đặt biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại chất thải nguy hại được lưu giữ theo TCVN 6707-2000: Chất thải nguy hại - dấu hiệu cảnh báo - phòng ngừa
+ Kho được trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy, có trang bị vật liệu hấp thụ dạng thùng cát và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại dạng lỏng (dầu thải)
Hình 3.22 Kho chứa chất thải nguy hại của Dự án b Biện pháp vận chuyển, xử lý
- Việc vận chuyển, xử lý được Công ty thuê đơn vị có đủ chức năng vận chuyển và xử lý theo các quy định của pháp luật
- Công ty TNHH Môi trường Việt Tiến là đơn vị được Công ty lựa chọn thuê vận chuyển, xử lý đối với CTNH phát sinh Công ty đã ký hợp đồng số
398/XLCT/VT-VIMICO ngày 09 tháng 5 năm 2022 Về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải (hợp đồng được đính kèm báo cáo).
Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, rung của dự án đã thực hiện bao gồm:
- Đối với nguồn phát sinh tiếng ồn, rung trong hầm lò từ các hoạt động của máy khoan, nổ mìn, máy bơm thoát nước: Tiếng ồn, rung phát sinh hoạt động nổ mìn trong hầm lò là tức thời, tiếng ồn từ hoạt động khoan cũng không thường xuyên, đồng thời các nguồn phát sinh tiếng ồn, rung đều ở dưới hầm lò do vậy thực tế sản xuất cho thấy không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nên không cần giải pháp giảm thiểu Để giảm thiểu ảnh hưởng đến người lao động cần trang bị bảo hộ lao động để giảm nhẹ tác động như: nút tai, bông chống âm thanh, chụp tai, mũ phòng hộ và áo phòng hộ; yêu cầu dụng cụ phòng hộ là: đeo vào thoải mái, không làm hại tới da, dùng bền, có lượng cách âm tốt nhưng vẫn nghe tiếng nói rõ ràng
- Đối với các nguồn có phát sinh tiếng ồn chính, cố định trên mặt bằng như: trạm nén khí, bơm nước cứu hỏa, quạt thông gió, trạm phát điện Diezen Để giảm thiểu ảnh hưởng đến khu vực xung quanh, Công ty áp dụng các giải pháp giảm thiểu sau: Định kỳ bảo dưỡng các thiết bị máy móc và vận hành đúng quy trình kỹ thuật; để hạn chế công nhân tiếp xúc thường xuyên với khu vực có tiếng ồn lớn
- Quy chuẩn áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của Dự án bao gồm:
+ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn Quy chuẩn này quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc, không áp dụng để đánh giá mức tiếng ồn bên trong các cơ sở sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ
+ QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung Quy chuẩn này quy định giới hạn tối đa cho phép mức gia tốc rung tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc, không áp dụng để đánh giá mức gia tốc rung bên trong các cơ sở sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ.
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành
3.6.1 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố trượt lở, sập lò
- Trong quá trình khai thác sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các thông số khoan nổ mìn, các thông số của hệ thống khai thác được nêu trong thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật thi công khai thác mỏ
- Sẽ thường xuyên theo dõi các dấu hiệu biến động địa chất khai trường khai thác Quan sát và theo dõi hiện tượng khác thường của bờ mỏ, bờ bãi thải, đê chắn bãi thải nếu thấy có các dấu hiệu khác lạ sẽ tiến hành kiểm tra xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp xử lý phù hợp cho các vị trí đó
- Tổ chức ứng phó kịp thời mọi sự cố xảy ra do trượt lở hoặc sập hầm mỏ 3.6.2 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố bục nước
Công ty phải thường xuyên kiểm tra bề mặt địa hình trong phạm vi khai trường, đặc biệt sau những trận mưa lớn, khi phát hiện những kẽ nứt hay sụt lún bề mặt, phải lập các biện pháp san lấp, xử lý bề mặt địa hình kịp thời nhằm hạn chế nước mặt ngấm xuống lò Ngoài ra, hệ thống rãnh thoát nước trên địa hình cũng cần được thường xuyên khai thông, tu bổ, nhất là vào mùa mưa
Nước trong hầm lò có nguồn gốc từ nước mặt, ngấm xuống từ trên mặt địa hình và nước ngầm Các khu vực đã khai thác thường chứa một lượng lớn nước ngấm từ bề mặt địa hình xuống, đặc biệt vào mùa mưa và tại các khu vực khai thác gần mặt đất Do vậy, cần lưu ý đề phòng bục nước từ các khu vực này Ngoài ra, khi gương lò ở gần khu khai thác cũ, phải thường xuyên cập nhật, khoan tiến trước thăm dò để dự báo các khu vực có nguy cơ bục nước nhằm lập các biện pháp và xử lý kịp thời Các đường lò phải có rãnh nước và thường xuyên được khai thông để thoát nước tốt Mặt khác đất đá trong vùng là loại đá vôi do vậy cần đề phòng bục nước từ các hang các tơ Công tác phòng chống bục nước cần phải được quan tâm và thực hiện thường xuyên, đặc biệt theo đúng chỉ đạo của ban chỉ đạo phòng chống bão lụt, lũ quét tỉnh Thái Nguyên
3.6.3 Các biện pháp an toàn trong khoan nổ mìn
Biện pháp an toàn trong khai thác:
Tất cả cán bộ công nhân làm việc trong hầm lò đều phải được đào tạo ở các lớp về kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò và có chứng chỉ xác nhận cấp bậc mới được phép làm việc trong hầm lò
Tất cả cán bộ công nhân khi vào làm việc trong hầm lò đều phải tuân thủ quy phạm an toàn chung trong khai thác mỏ hầm lò và quy định riêng hợp pháp của phân xưởng cho khu vực
Hàng ca, trước khi tiến hành công việc ở gương lò, buồng khai thác, những người có trách nhiệm (tổ trưởng, nhóm trưởng, thợ bậc cao ) phải tiến hành kiểm tra gương lò, khu vực khai thác và tiến hành xử lý, loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn như mìn câm, đá treo, khoảng rỗng kín treo trên nóc lò
Công nhân viên làm công tác khoan nổ mìn phải nghiêm túc thực hiện quy trình nổ mìn trong hầm lò và quy định giờ nổ mìn cụ thể của đơn vị
Việc rút quặng ở các lò phân tầng, phải được thực hiện theo quy định cụ thể về thời gian, số lượng quặng cần rút của từng khu vực và chu kỳ rút quặng
Phải có quy trình và sơ đồ thông gió hầm lò của từng giai đoạn và nghiêm túc thực hiện
Vì chống lò phải thực hiện theo đúng hộ chiếu, phải đảm bảo chắc chắn, vững chãi
Việc xúc bốc vận tải trong lò bằng, lò nghiêng phải tuân thủ nghiêm túc các quy trình làm việc đã ban hành và các quy định riêng của phân xưởng
Các thiết bị điện làm việc trong điều kiện hầm lò (bơm thoát nước, quạt gió, chiếu sáng, ) đều phải là các thiết bị chuyên dùng trong hầm lò mới được sử dụng và phải được định kỳ bảo dưỡng theo các tiêu chuẩn quy định
Khi phát hiện hiện tượng không bình thường trong hầm lò như: Hiện tượng dịch chuyển đất đá, đá bói, xô vì chống, tụt nóc, các mùi vị bất thường phải nhanh chóng di chuyển khỏi vị trí làm việc và báo cáo ngay cho người có trách nhiệm về kỹ thuật cao nhất trong ca, trong phân xưởng để kịp thời xử lý
Mọi người làm việc trong hầm lò đều phải được đào tạo về các phương pháp cấp cứu tại chỗ khi xảy ra tai nạn lao động Công ty phải xây dựng phương án đào tạo đội ngũ thực hiện phương án cấp cứu và thủ tiêu sự cố mỏ
Trong quá trình sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải nghiêm chỉnh chấp hành Quy phạm an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp QCVN 01:2019/BCT
Mỗi đợt nổ mìn phải lập Hộ chiếu khoan nổ mìn theo quy định, nghiêm chỉnh chấp hành theo hộ chiếu khoan nổ mìn được duyệt Tiến hành nổ mìn đúng giờ quy định Trong thời gian nổ mìn tuyệt đối cấm người không phận sự qua lại khu vực nổ
Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác
Dự án không có công công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.
Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường
3.8.1 Kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường của dự án đã được phê duyệt
Kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án: “Mở rộng và nâng công suất mỏ chì kẽm Lang Hít, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” đã được phê duyệt tại Quyết định số 1652/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 5 năm
2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường được tổng hợp trong bảng dưới đây. Bảng 3.3 Kế hoạch, kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường của dự án Đơn vị tính: Đồng
TT Tên công trình Thành tiền
Thời gian dự kiến thực hiện
Thời gian dự kiến hoàn thành
1 Cải tạo khu vực khai thác
- Tháo dỡ kết cấu sắt thép 19.603.152 Tháng
- Thỏo dỡ ống nước HĐPE ỉ125 268.274
- Thỏo dỡ ống nước HĐPE ỉ200 1.638.908
1.2 Xây bịt các cửa lò nghiêng theo quy phạm
- Đào móng tường rộng