Quy trình công nghệ mỗi lò bao gồm các công đoạn như sau: Thuyết minh quy trình công nghệ nhiệt phân PMMA thành MMA thơ Tồn bộ phế liệu PMMA đã được nhà thầu cung cấp nguyên liệu sơ ch
Trang 3CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1 Tên chủ dự án đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT LTT
- Địa chỉ văn phòng: số nhà 27, đường Nguyễn Văn Cừ, tổ 11, phường Đồng Tâm,
thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, Việt Nam
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông Trịnh Văn Khương, chức vụ: Giám Đốc
- Điện thoại: 0912.754.115;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phẩn số: 5200899873 ngày
20 tháng 5 năm 2019 (đăng ký lần đầu) của chủ dự án đầu tư, do Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Yên Bái cấp
1.2 Tên dự án đầu tư: Nhà máy công nghiệp sản xuất dung dịch thủy tinh hữu cơ
- MMA
Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Cụm công nghiệp Âu Lâu, xã Âu Lâu, thành phố
Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Quyết định phê duyệt ĐTM số 2322/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 10 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy công nghiệp sản xuất dung dịch thủy tinh hữu cơ - MMA” công suất 17.500 tấn sản phẩm/năm tại Cụm công nghiệp Âu Lâu, xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu
tư công): Nhóm C
Tình hình thực hiện Dự án đầu tư
Dự án nhà máy công nghiệp sản xuất dung dịch thuỷ tinh hữu cơ – Methyl thacrylate (C5H8O2) viết tắt là MMA công suất 17.500 tấn sản phẩm (99,5%)/năm có diện tích khoảng 10.000 m2 tại cụm công nghiệp Âu Lâu, xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái Loại hình sản xuất của dự án là quá trình chế biên phế liệu mica bằng nhiệt thành dạng nguyên liệu thô mới (dung dịch MMA 99,5 %) để sản xuất mica trong lĩnh vực nội thất, sản xuất công nghiệp, xây dựng Dự án thuộc nhóm ngành 383-3830: Tái chế phế liệu theo Danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng chính phủ
me-Năm 2019, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định chủ trương đầu tư của dự án tại Quyết định số 2516/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2019 và được điều chỉnh năm
2021 tại Quyết định số 2266/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2021
Năm 2020, Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo ĐTM tại Quyết định số 2322/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 10 năm 2020
Trang 4Theo quy đinh tại Luật bảo vệ môi trường năm 2020, Dự án có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất nên thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường
Do vậy, Chủ Dự án đã lập hồ sơ Đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy công nghiệp sản xuất dung dịch thuỷ tinh hữu cơ - MMA” và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp giấy phép môi trường của dự án
Hiện trạng cụm công nghiệp Âu Lâu
Cụm công nghiệp (CCN) Âu Lâu được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 1656/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2009 về phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng CCN Âu Lâu, thành phố Yên Bái và phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết CCN Âu Lâu tại Quyết định số 2786/QĐ-UBN ngày 31 tháng 12 năm 2014 Hiện trạng thu hút đầu tư và điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của CCN cụ thể như sau:
Hiện trạng thu hút đầu tư:
Hiện tại, CCN đã có 03 doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy và đi vào sản xuất bao gồm: Công ty TNHH gỗ tốt Hoàng Bách, Công ty TNHH MTV Chiến Thắng Yên Bái, Công ty TNHH Minh Nghĩa và Dự án của công ty là Nhà máy công nghiệp sản xuất dung dịch thuỷ tinh hữu cơ – MMA đã hoàn thành công tác xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị
Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Điều kiện về cơ sở hạ tầng CCN Âu Lâu bao gồm các hạng mục hạ tầng kỹ thuật:
- Hệ thống cấp nước: Nguồn nước cấp cho CCN Âu Lâu là nước sạch từ nhà máy
nước Yên Bình bằng nguồn nước hồ Thác Bà có chất lượng tốt với công suất 11.500m3/ngày đêm (hiện đang sử dụng khoảng 70% công suất) Phương án cấp nước lấy từ đường ống D200 dọc đường Tỉnh lộ 166 và dẫn các bể chứa nước được đặt tại ô đất số 4 của CCN
- Hệ thống thoát nước mưa: nội bộ CCN và khu vực biên phía Tây Bắc nước mưa
được tập trung vào hệ thống cống hộp bố trí ven các trục đường giao thông và hệ thống mương hở đón nước sườn, sau đó đổ ra hồ Ngòi Linh rồi qua trục tiêu thoát ra sông Hồng Mạng lưới phân tán theo các lưu vực hình thành nhánh cây Kết cấu sử dụng cống tròn BTCT để thoát nước mưa qua đường Cống hộp bê tông bố trí dọc theo các trục đường giao thông nội bộ, ga thu, ga thăm xây gạch vữa xi măng
- Hệ thống thoát nước thải:
+ Hiện tại nước thải được xả theo đường cống bố trí ven các trục đường giao thông
và hệ thống mương hở đón nước sườn, sau đó đổ ra hồ Ngòi Linh rồi qua trục tiêu thoát ra sông Hồng
+ Hệ thống thoát nước thải là hệ thống thoát nước chung, nước thải sản xuất sau khi được xử lý sơ bộ các chất đặc biệt tại các nhà máy, xí nghiệp được thoát ra ngoài hệ thống thoát nước chung Tại điểm cuối hệ thống thoát nước chung xây dựng hai hố ga tách nước thải sản xuất về trạm xử lý nước thải tập trung Nước thải sau khi được xử lý tập trung đạt yêu cầu về môi trường xả vào hồ điều hòa
Trang 5cung cấp nước cho tưới cây rửa đường Hiện nay, CCN Âu Lâu chưa đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung mà đã đầu tư hệ thống thoát nước thải Do
đó, hiện các đơn vị đăng ký đầu tư và hoạt động trong CCN Âu Lâu tự xử lý nước thải Sau khi CCN Âu Lâu đầu tư xây dựng xong trạm xử lý nước thải tập trung thì các cơ sở đấu nối vào hệ thống chung của CCN Âu Lâu
- Hệ thống điện: sử dụng lưới điện 35kV để đảm bảo cung cấp cho CCN Âu Lâu
với rẽ nhánh từ đường dây 35kV phía Đông Bắc CCN Mạng lưới chiếu sáng trong CCN
bố trí hình thức đi nổi, hình thức chiếu sáng sử dụng đèn thủy ngân cao áp
- Thu gom và xử lý chất thải: các đơn vị đã đầu tư như công ty TNHH gỗ tốt Hoàng
Bách, công ty TNHHMTV Chiến Thắng Yên Bái, công ty TNHH Minh Nghĩa tự bố trí khu vực lưu trữ chất thải và thuê đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải Theo quy hoạch thì phía CCN Âu Lâu bố trí khu vực lưu giữ chất thải rộng 300m2 và thuê đơn vị là Công ty cổ phần môi trường và năng lượng Nam Thành thu gom
và xử lý chất thải tại nhà máy xử lý rác thải tại xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái
- Hệ thống đường giao thông: đường giao thông nội bộ trong CCN Âu Lâu được
xây dựng từ đầu Tỉnh lộ 166 kết nối với các Công ty, nhà máy trong CCN Âu Lâu Với chiều dài đường nội bộ khoảng 650m, bề rộng đường 10,5m với 02 làn xe cơ giới, hỗn hợp, mặt đường được trải nhựa, đảm bảo xe đi lại và vận chuyển hàng hóa
Trang 6Hình 1.1 Tổng mặt bằng của Dự án
Trang 71.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
Công suất của dự án đầu tư
Căn cứ theo Quyết định chủ trương đầu tư số 2516/QĐ-UBND của UBND tỉnh Yên Bái cấp ngày 30/10/2019 và Quyết định phê duyệt ĐTM số 2322/QĐ-BTNMT ngày của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 20/10/2020, Dự án có tổng công suất là 17.500 tấn sản phẩm/năm gồm:
+ 04 dây chuyền nhiệt phân phế liệu Poly Methyl Methacrylate (viết tắt là PMMA)
→ dung dịch thủy tinh hữu cơ - Methyl Methacrylate (viết tắt là MMA) thô + 01 dây chuyền chưng cất MMA thô → MMA tinh 99,5%
Tính tới thời điểm hiện tại, Nhà máy đã đầu tư 04 dây chuyền nhiệt phân mới 100%
để sản xuất dung dịch thuỷ tinh hữu cơ MMA thô (90 – 95%)
Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
1.3.2.1 Công nghệ nhiệt phân PMMA thành dung dịch MMA thô (đã đầu tư)
Công nghệ tái chế PMMA thành MMA thô dạng lỏng của Dự án là công nghệ nhiệt phân sử dụng 04 lò tương tự nhau với công suất 10 tấn/ca/lò x 4 lò Quy trình công nghệ mỗi lò bao gồm các công đoạn như sau:
Thuyết minh quy trình công nghệ nhiệt phân PMMA thành MMA thô
Toàn bộ phế liệu PMMA đã được nhà thầu cung cấp nguyên liệu sơ chế (như: phân loại, làm sạch, cắt nhỏ) sẽ được đưa vào quy trình sản xuất MMA thô như sau:
‐ Nạp liệu (thiết bị silo và phễu cấp liệu)
+ Sau khi khởi động động cơ và mở cửa lò, nguyên liệu PMMA sạch được đặt trong
hệ thống silo để đưa vào phễu cấp liệu Từ phễu cấp liệu, PMMA được nạp vào lò nhiệt phân thông qua vít nạp liệu Sau khi nguyên liệu PMMA được nạp đủ vào lò nhiệt phân (khối lượng 10 tấn/ca/lò), cửa lò được đóng lại sẵn sàng cho quá trình
tiếp theo
‐ Nhiệt phân (thiết bị lò nhiệt phân sử dụng dầu DO)
+ Quá trình gia nhiệt: dầu DO được đốt cháy đến nhiệt độ khoảng 400 – 500oC làm nóng lò nhiệt phân Sau một thời gian làm nóng, bộ giảm tốc hoạt động (bộ giảm tốc là để quay lò phản ứng, tăng diện tích trao đổi nhiệt và tăng cường hiệu suất
sưởi ấm) và làm cho PMMA bên trong lò nhiệt phân đạt đến nhiệt độ mong muốn
+ Nhiệt phân: Nhiệt độ khoảng 400-500oC tác động một lực ma sát khiến 4 con lăn quay, theo đó, lò quay cũng quay theo Khi đó, mảnh phế liệu nhựa bên trong lò sẽ được đảo trộn đều Với nhiệt độ này, bên trong lò quay xảy ra hiện tượng đứt gãy liên kết C-C, C-H, C-O (nhưng chủ yếu là đứt gãy liên kết C-C) và sản phẩm tạo thành là hỗn hợp MMA lỏng dạng monomer, MMA khí và một số khí khác như
CH4, C3H6, C4H8, CH4O, CH2O, C3H6O, C4H6O3, CO2, CO, H2O và xỉ PMMA (như sơ đồ phản ứng dưới đây)
Trang 8Trong quá trình nhiệt phân, hơi MMA sẽ tự động di chuyển ra khỏi lò nhiệt phân
và đi vào tháp chưng cất nhiều tầng
Trang 9Ghi chú: 1 - Lò nhiệt phân
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình công nghệ nhiệt phân PMMA thành MMA thô
‐ Phân tách (tháp phân tách nhiều tầng)
+ Tại tháp chưng cất nhiều tầng, các tạp chất (tạp chất nặng là xỉ PMMA) trong MMA dạng khí được tách ra, xỉ PMMA sẽ tự động được dẫn về bồn chứa và MMA dạng
khí sẽ được chuyển đến bình ngưng tụ
‐ Ngưng tụ (bình ngưng)
+ Tại bình ngưng tụ, quá trình ngưng tụ diễn ra chuyển MMA dạng khí thành MMA
dạng lỏng Khi đó, tại bình ngưng thu được MMA dạng lỏng và khí
+ Quá trình thu hồi khí đuôi: không phải toàn bộ PMMA sau khi được hóa khí đều được chuyển thành MMA dạng lỏng Sau quá trình ngưng tụ, một số khí gas không phải MMA sinh ra trong quá trình nhiệt phân (chiếm khoảng 0,6% bao gồm các khí CH4, C3H6, C4H8, CH4O, CH2O, C3H6O, C4H6O3, CO2, CO, H2O) không được nhiệt phân sẽ tự động đi vào bể nước kín Bể nước kín là nơi thu khí đuôi tạm thời
và an toàn Trên đầu ra của bể, lắp đặt một thiết bị chống cháy, để ngăn khí đuôi quay trở lại thiết bị Qua bể chứa, toàn bộ khí đuôi sẽ được thu hồi làm nhiên liệu
để đưa vào buồng đốt phục vụ cho quá trình nhiệt phân
‐ Thu dung dịch MMA thô (bồn chứa MMA)
+ Toàn bộ hỗn hợp sau ngưng tụ được đưa tới thiết bị thu Tại thiết bị thu, MMA lỏng được tách khỏi khí và đưa tới bể chứa, một số khí còn lại được thu hồi làm nhiên
Trang 10liệu đốt cho lò nhiệt phân Quá trình nhiệt phân kết thúc khi 100% PMMA được hóa lỏng
‐ Quá trình nhiệt phân PMMA thu được các thành phần chủ yếu như sau:
Bảng 1.1 Các thành phẩn chủ yếu sau quá trình nhiệt phân PMMA
Nguồn: Báo cáo ĐTM dự án, 2020
Ngoài ra, trong quá trình đốt dầu DO gia nhiệt cho công đoạn nhiệt phân sẽ phát
sinh:
+ Khí thải phát sinh từ buồng đốt: Dòng khí thải này được dẫn ra khỏi lò nhiệt phân được đưa vào hệ thống xử lý khí thải đồng bộ với lò đốt Khí thải sau xử lý đạt quy chuẩn khí thải QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (Kv = 1, Kp = 1) và QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối một số chất hữu cơ sẽ được
xả ra ngoài môi trường bằng ống khói
+ Chất thải rắn: sau khi quá trình nhiệt phân kết thúc, tắt tất cả các công tắc điện Lò nhiệt phân sẽ được làm mát bằng không khí Sau thời gian nghỉ làm mát (3 hoặc 4 giờ), công nhân sẽ tiến hành xả cặn, vệ sinh lò thông qua hệ thống tự động
xả thải và làm sạch khoang buồng nhiệt phân Chất thải rắn sẽ được thu gom tự động qua cửa xả vào bao hoặc thùng chứa, sau đó được vận chuyển đến kho chứa xỉ PMMA
Xỉ PMMA được thu gom và lưu giữ trong kho sau đó sẽ được đơn vị chức năng thu gom, xử lý theo quy định, đảm bảo đủ điệu kiện an toàn về môi trường Sau khi kết thúc quá trình xả cặn, quá trình nạp nguyên liệu được thực hiện lại theo đúng quy trình bắt
đầu từ nạp liệu
1.3.2.2 Công nghệ chưng cất MMA tinh (Chưa đầu tư)
Quy trình chưng cất MMA thô dạng lỏng được thực hiện trên dây chuyền
công suất 40 tấn/ca Quy trình công nghệ được trình bày trên Hình 1.3 và được thuyết
minh dưới đây:
Trang 11Hình 1.3 Sơ đồ quy trình công nghệ chưng chất MMA tinh
‐ Chưng cất (thiết bị tháp chưng cất kiểu tầng)
MMA thô được bơm hút chân không đưa vào tháp chưng cất kiểu phân tầng Trong tháp chưng cất, MMA thô được hóa hơi ở nhiệt độ khoảng 450ºC Hỗn hợp hóa hơi được qua các tầng của tháp chưng cất và được gia nhiệt đến nhiệt độ 150ºC (hơi gia nhiệt lấy
từ quá trình gia nhiệt dầu tải nhiệt tại nồi hơi hữu cơ đốt dầu DO qua đường ống đã được bọc bảo ôn) trong điều kiện chân không hoàn toàn
Tháp chưng cất có cấu tạo gồm 3 phần: phần đáy, phần thân và đỉnh tháp Đáy tháp có gắn bộ tách cặn gồm: (1) Đĩa phân phối, (2) Tầng đệm, (3) Vật chêm, (4) Lưới
đỡ đệm nhằm loại bỏ các tạp chất bao gồm cặn, chất phụ gia trong MMA thô Khí MMA được làm sạch sau khi đi qua bộ lọc cặn đi lên đỉnh tháp và ngưng tụ
‐ Ngưng tụ (thiết bị bình ngưng tụ)
MMA sau chưng cất tiếp tục được bơm hút chân không về bình ngưng tụ 2 Quy trình ngưng tụ tạo ra sản phẩm là MMA lỏng lẫn khí có độ tinh khiết cao hơn so với sản phẩm MMA sau chưng cất
Phần khí không ngưng tiếp tục được hút chân không về bồn chứa làm nhiên liệu cấp trực tiếp quá trình nhiệt phân PMMA Nước làm mát trong quá trình ngưng tụ được tuần hoàn, tái sử dụng cho các công đoạn lặp phía sau
Như vậy, sau quá trình chưng cất MMA thô thành MMA tinh, các thành phần chủ yếu thu được như sau:
Trang 12Bảng 1.2 Các thành phẩn chủ yếu sau quá trình chưng cất
Nguồn: Báo cáo ĐTM dự án, 2020
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất MMA tinh còn có bước kiểm tra chất lượng
dung dịch MMA tạo thành: Chủ dự án sẽ tiến hành lấy mẫu MMA lỏng, lưu chứa vào
bình chứa chuyên dụng, sau đó, vận chuyển về phòng thí nghiệm riêng tại Nhà máy Mẫu được kiểm định tại máy quang phổ
‐ Trường hợp 1: MMA lỏng đạt chất lượng được bơm về bồn chứa chuyên dụng
‐ Trường hợp 2: MMA lỏng không đạt chất lượng được bơm quay trở lại tháp chưng cất để tiếp tục chu trình chưng cất
Sản phẩm của dự án đầu tư
Sản phẩm của dự án đầu tư là 17.500 tấn MMA tinh/năm, với các thông số kỹ thuật đạt được như sau:
‐ Ứng dụng: ngành sản xuất sơn móng tay, ngành sơn…
1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của dự án đầu tư
Dự kiến, nhu cầu nguyên, nhiên liệu, phế liệu, hóa chất, điện, nước của Dự án được tổng hợp như sau:
Nhu cầu về nguyên, nhiên, vật liệu
Dự kiến nhu cầu nguyên, nhiên liệu, phế liệu, hóa chất, điện, nước của Dự án được
trình bày trong Bảng 1.3
Bảng 1.3 Nhu cầu về nguyên, nhiên, vật liệu, phế liệu, hóa chất của Dự án
Trang 13Tấn/năm 3.959 Trong nước
Nguyên liệu sản xuất Tấn/năm 15.837 Nhập khẩu
II Nhiên liệu, vật liệu
1 Dầu DO Tấn/năm 75 Trong nước Nhiên liệu đốt: lò nhiệt phân
và lò hơi
2 Dầu bôi trơn Tấn/năm 0,023 Trong nước Bảo dưỡng dây chuyền
sản xuất định kỳ
3 Dầu tải nhiệt Tấn/năm 0,1 Trong nước
Nồi hơi hữu cơ đốt dầu
DO làm nóng dầu tải nhiệt sinh hơi nóng cấp cho tháp chưng cất
4 Than hoạt
tính Tấn/năm 1,561
Thu mua trong nước
Đặc điểm của phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
Phế liệu nhập khẩu là nhựa Poly Methyl Methacrylate (viết tắt: PMMA), có mã
HS theo quy định tại Quyết định số 28/2020/QĐ-TTg ngày 24/9/2020 về Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất là: 3915 90 00 Phế liệu PMMA nhập khẩu đã được loại bỏ các chất, vật liệu, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, bảo đảm đáp ứng yêu cầu cụ thể sau:
‐ Đặc điểm về loại phế liệu:
+ Nhựa được loại ra từ quá trình sản xuất mà chưa qua sử dụng: dạng khối, cục, thanh, dây, dải băng, nẹp, khay, tấm lá, pallet
+ Được băm, cắt thành mẩu vụn và làm sạch để loại bỏ tạp chất (kích thước mỗi chiều của mẩu vụn không quá 10cm, tỷ lệ các mẩu vụn có kích thước lớn hơn 10cm không vượt quá 5% khối lượng của lô hàng phế liệu nhập khẩu);
‐ Tạp chất không mong muốn được phép lẫn trong phế liệu nhập khẩu:
+ Tạp chất bám dính như: bụi, đất, cát, dây buộc và vật liệu sử dụng để đóngkiện phế liệu nhựa nhập khẩu
+ Tạp chất do in ấn, các loại mác, nhãn còn bám dính trên phế liệu nhựa hoặc đã
bị rời ra trong quá tình vận chuyển, xếp, dỡ
Trang 14+ Tạp chất khác còn sót lại không phải là nhựa bám dính hoặc rời ra từ phế liệu nhựa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu quy định tại mục 2.4 của QCVN 32:2018/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
+ Tổng khối lượng tạp chất còn sót lại này không vượt quá 2% khối lượng của lô hàng
Nhu cầu sử dụng nước
Tổng nhu cầu sử dụng nước của Dự án ước tính khoảng 15,11 m3/ngày đêm, nước cấp cho các mục đích cụ thể như sau:
- Nước cấp sinh hoạt:
Số lượng cán bộ, công nhân viên tối đa làm việc tại Nhà máy là 70 người, định mức nước cấp sinh hoạt là 60L/người/ngày đêm (theo QCXDVN 01:2021/BXD), khi đó lượng nước cấp cho hoạt động này là N1 = 70 × 0,06 = 4,2 m3/ngày đêm
Nước cấp cho hoạt động sản xuất:
Nhu cầu sử dụng nước cho quá trình ngưng tụ gồm có:
Nước cấp cho bình ngưng tụ của 4 dây chuyển sản xuất từ PMMA→MMA thô: + Vbình ngưng tụ = Vnước cấp + V50 ông trao đổi nhiệt
+ V50 ống trao đổi nhiệt = [3,14×(10mm/2)2 ×5.000 mm] ×50 ống = 0,08 m3/bình + Vbình ngưng tụ = 3,14×(550mm/2)2 ×5.000 mm = 1,19 m3/bình
Theo đó, lượng nước cần cấp vào 1 ngưng tụ 1 là 1,19-0,08=1,11 m3/bình/ngày đêm Tổng số bình ngưng tụ 4×2=8 chiếc khi đó, lượng nước cấp làm mát cho 8 bình ngưng tụ là 8 × 1,11 = 8,88 m3/ngày đêm
Nước cấp cho cho hệ thống ngưng và làm mát của dây chuyền MMA thô→MMA tinh:
Bình ngưng tụ có thông số kỹ thuật, kết cấu cũng như quy trình vận hành tương tự bình ngưng tụ 1 nên lượng nước cần cấp vào bình ngưng tụ là 1,11 m3/bình Số lượng bình ngưng tụ 2 chiếc, do vậy lượng nước cấp sử dụng cho 2 bình ngưng là: 2 x 1,11 = 2,22 m3/ngày đêm
Như vậy, tổng lượng nước cấp cho hệ thống bình ngưng tụ của dự án là: 8,88 + 2,22 = 11,10 m3/ngày đêm
Cấp cho quá trình vệ sinh ống trao đổi nhiệt trong bình ngưng tụ, định kỳ 1 tháng/lần:
Theo tính toán, nhu cầu cấp nước cho quá trình ngưng tụ:
Lượng nước cấp cho 8 bình ngưng của dây chuyển sản xuất từ PMMA→MMA thô (chính bằng dung tích của 50 ống trao đổi nhiệt) là 0,08 m3/ngày đêm/bình hay 0,64
m3/8 bình/ngày đêm
Trang 15Lượng nước cấp cho 2 bình ngưng tụ của của dây chuyền MMA thô→MMA tinh
là 0,08 m3/ngày đêm/bình ~ 0,16 m3/ngày đêm
Vậy, tổng lượng nước cấp cho hoạt động này là 0,64 + 0,16 = 0,80 m3/tháng/lần
- Nước cấp cho các mục đích khác:
Lượng nước cần cấp bổ sung do bay hơi, thất thoát: Quá trình giải nhiệt nước làm mát sẽ xảy ra hiện tượng tổn thất bay hơi Về mặt lý thuyết, khối lượng nước bay hơi khoảng 1,8 m3cho 10.000.000 kcal nhiệt thải Về mặt tính toán khoa học, lượng nước bay hơi từ quá trình giải nhiệt được dự báo như sau:
Tổn thất bay hơi (m3/h) = 0,00085 × 1,8 × lượng nước cần giải nhiệt trong 1h
m3/ngày đêm
Bảng 1.4 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của Dự án
(m 3 /ngày đêm)
II Nước cấp cho quá trình sản xuất
2.1 Nước cấp bình ngưng tụ (trong quá trình sản xuất
2.2 Nước vệ sinh ống trao đổi nhiệt trong các bình ngưng 0,8
III Nước cấp bổ sung do bay hơi, thất thoát 0,73
Ngoài ra, Dự án còn dự trữ một lượng nước nhất định để phục vụ cho công tác PCCC trong 01 bể nước có dung tích 70 m3
- Nguồn cấp nước:
Nguồn cấp nước cho dự án: hệ thống cấp nước có sẵn của CCN Âu Lâu
Nhu cầu sử dụng điện
‐ Nhu cầu sử dụng điện: nhu cầu tiêu thụ điện năng để sản xuất 1 tấn sản phẩm MMA ước tính là 360Kwh, do đó nhu cầu sử dụng điện của dự án là 17.500 tấn x 360Kw/h/tấn = 6.300.000 Kwh/năm, tương đương 525.000 Kwh/tháng
‐ Nguồn cấp: nguồn cấp điện của CCN Âu Lâu
Trang 16CHƯƠNG II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG
CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG2.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
CCN Âu Lâu, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái được hình thành năm 2009 theo Quyết định số 1656/QĐ-UBND ngày 30/10/2009 của UBND tỉnh Yên Bái, về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp Âu Lâu CCN Âu Lâu đã được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết tại Quyết định số 2786/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 Hiện nay CCN Âu Lâu đã san lấp trên 108.000 m2, trong đó có 92.908
m2 xây dựng nhà máy, hiện đã có 03 doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy và đi vào sản xuất: Công ty TNHH gõ tốt Hoàng Bách, Công ty TNHH MTV Chiến Thắng Yên Bái; Công ty TNHH Minh Nghĩa Hạ tầng kỹ thuật của CCN Âu Lâu đã đầu tư là hệ thống giao thông, hệ thống thu gom và thoát nước mưa, hệ thống thu gom nước thải và chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung
Dự án triển khai với ngành nghề tái chế phế liệu, hóa chất phù hợp với ngành nghề được UBND tỉnh Yên Bái quy hoạch thu hút đầu tư trong CCN Âu Lâu là sản xuất đa ngành, trong đó có ngành tái chế phế liệu, hoá chất
2.2 Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có)
Dự án được quy hoạch và xây dựng tại CCN Âu Lâu, thành phố Yên Bái Hiện tại
hạ tầng kỹ thuật CCN Âu Lâu đã xây dựng hệ thống đường giao thông kết nối các lô đất trong CCN Hệ thống thu gom nước mưa, hệ thống cấp điện, cấp nước cũng đã được xây dựng hoàn thiện
Về nước thải: Dự án sẽ tiền hành tái sử dụng toàn bộ nước thải sau xử lý (từ trạm
xử lý nước thải sinh hoạt công suất 20 m3/ngày) để tái sử dụng làm nước xả nhà vệ sinh
và nước làm mát; không xả thải ra ngoài môi trường Vì vậy, dự án không gây ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của môi trường nước mặt trong khu vực
Về khí thải: Dự án có 01 nguồn phát sinh khí thải sau xử lý của hệ thống xử lý khí
thải của 04 lò nhiệt phân với lưu lượng xả thải 30.000 m3/giờ Lưu lượng xả thải của dự
án đã được đánh giá trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên
và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 2322/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 10 năm
2020 Hồ sơ cấp phép môi trường của dự án đề xuất xin cấp phép xả thải tương ứng với lưu lượng và tính chất xả thải tương tự với nội dung của dự án đã được đánh giá tác động môi trường
Do hiện nay cơ quan quản lý về môi trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái chưa thực hiện đánh giá sức chịu tải của môi trường khu vực nên dự án không đủ dữ liệu thông tin
để đánh giá nội dung này
Trang 17CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Các hạng mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã đầu tư, đề nghị cấp phép
của dự án được tóm tắt như bảng dưới đây:
Bảng 3.1 Tóm tắt các hạng mục công trình, biện pháp BVMT chính của dự án
TT Hạng mục
công trình Số lượng Quy mô, đặc điểm chính
I Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
‐ Thu nước mưa trên mái các nhà xưởng công nghiệp
‐ Thu nước mưa từ sân, đường nội bộ
‐ 01 điểm đấu nối với hệ thống thoát nước mưa của CCN Âu Lâu
‐ Công suất: 20 m3/ng đêm
‐ Xử lý nước thải sinh hoạt của tối đa 70 công nhân tại nhà máy
04 hệ thống Tháp giải nhiệt: kiểu tròn, có khối đệm
II Công trình, biện pháp thu gom và xử lý khí thải
Thu hồi làm nhiên liệu đốt cho lò nhiệt phân
Tổng lưu lượng khí thải xử lý: 30.000
m3/giờ (7.500 m3/giờ/lò)
Trang 18Công nghệ xử lý: tổ hợp công nghệ xử lý thiếu khí, hiếu khí kết hợp với hạt PVA (Poly Vinyl Alcohol)
III Công trình, biện pháp thu gom và xử lý CTR, CTNH
3.2 Kho lưu giữ xỉ,
Diện tích: 57,6 m2
3.3 Kho lưu giữ xỉ
Diện tích: 64,9 m2 3.4 Kho CTNH 01 kho Diện tích: 35,0 m2
Nguồn: Hồ sơ bản vẽ hoàn công của dự án, 2022
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
Thu gom, thoát nước mưa
Chức năng
Hệ thống thoát nước mưa có chức năng thu gom và tiêu thoát toàn bộ nước mưa trên phạm vi dự án, bao gồm: nước mưa trên mái và nước mưa chảy tràn sân, đường nội bộ
Phương án thu gom và thoát nước mưa
Phương án thu gom và thoát nước mưa trong phạm vi dự án được mô tả như hình 3.1 và được mô tả như dưới đây:
‐ Nước mưa chảy tràn trên mái nhà được thu gom bằng hệ thống máng thu nước, sau
đó chảy vào hệ thống ống đứng UPVC D90, D110 bao quanh các nhà, xưởng và thoát vào hệ thồng thoát nước bề mặt (rãnh thoát nước B400 và cống BTCT D400),
bố trí dọc các tuyến đường giao thông nội bộ bằng đường ống UPVC D160
‐ Nước mưa chảy tràn trên sân, đường nội bộ được thu gom bằng các miệng thu nước trực tiếp trên tuyến cống, rãnh thoát nước, bố trí dọc các tuyến đường giao thông nội bộ trong khu đất dự án với độ dốc thiết kế i = 0,25%
‐ Sau đó, toàn bộ nước mưa chảy tràn được tiêu thoát về điểm đấu nối nước mưa với hạ tầng CCN Âu Lâu và xả vào hệ thống thoát nước mưa chung của CCN qua 01 cửa xả là nút R11 (cao độ mặt ống = 65.02, cao độ đỉnh ống = 64.32) theo
cơ chế tự chảy Tọa độ điểm đấu nối nước mưa là: X = 2.401451,0; Y = 508075,2 (Kính tuyến trục 105º45’; Múi chiếu 3º)
‐ Ngoài ra, trên hệ thống thu gom nước mưa có thiết kế:
+ Cầu chắn rác trước các ống đứng thoát nước mái và song chắn rác tại các miệng thu nước mưa trực tiếp để tách rác
+ Hệ thống hố ga để tăng cường khả năng lắng cặn
+ Các mối nối cống được thiết kế theo kiểu âm dương, khe hở dùng vật liệu xi măng chít cả hai mặt, lắp vành đai bước xoắn, đổ bê tông lắp nối đai cả hai bên đai
Trang 19Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước mưa
Trang 20Bản vẽ hoàn công hạng mục công trình thu gom và thoát nước mưa của Dự án được đính kèm trong phần Phụ lục bản vẽ của báo cáo này
Thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống thu gom
Thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài, ) công trình thu gom,
thoát nước mưa bề mặt của Dự án được tổng hợp như Bảng 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống thu gom nước mưa
- Hố ga thu nước dùng nắp đậy bằng gang có song chắn rác, hố ga thăm dùng nắp đậy bằng gang đúc
- Độ dốc đặt cống I ≤0,5%
9 Miệng thu nước
10 Cầu chắn giác Cái 52 Tách rác trong quá trình thu nước
mưa chảy tràn trên mái
Nguồn: Hồ sơ bản vẽ hoàn công của dự án, 2022
Thu gom, thoát nước thải
Chức năng
Trang 21Hệ thống thu gom và thoát nước thải có chức năng thu gom toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực nhà điều hành (bao gồm: nước thải từ các nhà vệ sinh và khu vực nhà bếp) về trạm XLNT của dự án
Hệ thống thu gom nước thải:
Toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh từ các nhà về sinh (tại tầng 1, tầng 2), nhà bếp (tại tầng 1) trong khu nhà điều hành của nhà máy được thu gom và dẫn về bể tự hoại
03 ngăn (đặt tại tầng 1) bằng hệ thống đường ống UPVC D50 Sau quá trình xử lý sơ
bộ, nước thải được dẫn về trạm xử lý nước thải sinh hoạt công suất 20 m3/ngày đêm bằng ống PVC D140
Hình: Sơ đồ vị trí hệ thống xử lý nước thải sơ bộ và trạm XLNT tại khu vực nhà
điều hành của dự án
Hệ thống thoát nước thải:
Nước thải sau xử lý đạt cột A QCVN 14:2008/BTMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt sẽ được tái sử dụng 100% và không xả ra ngoài môi trường
Do đó, hệ thống thoát nước thải sau xử lý chính là hệ thống: bơm, đường ống dẫn nước
về khu vực tái sử dụng nước thải
Trang 22 Thông số thiết kế cơ bản hạng mục công trình thu gom, thoát nước thải
Thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài, ) của từng tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, thoát nước thải sau xử lý của dự án được tổng hợp như bảng sau:
Bảng 3.3 Thông số thiết kế cơ bản cho hạng mục thu gom, thoát nước thải
Nguồn: Hồ sơ hoàn công của dự án, 2022
Hồ sơ kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải
3.1.3.1 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Chức năng
Xử lý nước thải sinh hoạt từ hoạt động sinh hoạt, vệ sinh của khoảng 70 cán bộ công nhân viên nhà máy, với lưu lượng nước thải phát sinh tối đa khoảng 20 m3/ngày đêm
Quy mô, công suất trạm XLNT:
‐ Công suất xử lý: 20 m3/ngày.đêm
‐ Phương pháp xử lý: tổ hợp công nghệ xử lý thiếu khí, hiếu khí kết hợp với hạt PVA (poly vinyl alcohol)
Quy trình công nghệ XLNT
Toàn bộ nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh được thu gom và xử lý sơ bộ tại bể tự hoại 3 ngăn sau dẫn về trạm XLNT để xử lý Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý được trình bày tại Hình 3.2 và được thuyết minh dưới đây:
- Xử lý sơ bộ tại bể tự hoại 3 ngăn:
Nước thải từ các hoạt từ các nhà về sinh, nhà bếp sẽ được thu gom về bể tự hoạt
03 ngăn để xử lý sơ bộ Tại đây, nước thải sẽ được làm sạch nhờ hai quá trình chính là
lắng cặn và lên men cặn lắng Do tốc độ nước qua bể rất chậm (thời gian lưu lại của dòng chảy trong bể là 3 ngày) quá trình lắng cặn trong bể có thể xem như quá trình lắng tĩnh, dưới tác dụng trọng lực bản thân của các hạt cặn (cát, bùn, phân) lắng dần xuống
đáy bể, tại đây các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy nhờ hoạt động của các vi sinh vật kỵ khí tạo thành khí CH4, H2S Cặn lắng được phân huỷ sẽ giảm mùi hôi, thu hẹp thể tích bể chứa đồng thời giảm được các tác nhân gây ô nhiễm môi trường Tốc độ phân huỷ chất hữu cơ nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ, độ pH của nước thải và lượng vi sinh vật có mặt trong lớp cặn
Trang 23Hình 3.2 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
- Bể gom nước thải đầu vào:
‐ Nước thải sau khi qua bể tự hoại sẽ được tập trung vào bể thu gom Bể thu gom có tác dụng tập trung thu gom toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của công nhân viên trong nhà máy
‐ Nước thải sau quá trình thu gom sẽ được đưa qua công đoạn tách rác để loại ra các
loại rác cứng như: nút vỏ chai, túi nilong, lạt buộc,… vào hệ thống gây ra hỏng
hóc các thiết bị trong quá trình hoạt động Sau khi tách rác nước được bơm lên bể điều hòa
- Bể điều hòa:
‐ Bể điều hòa có chức năng lưu trữ lượng nước thải trong một ngày (24 giờ), đồng thời với tác dụng làm ổn định lưu lượng, nồng độ, độ pH các chất ô nhiễm có trong nguồn thải Nước thải phát sinh trong ngày là không đồng đều nhau, lượng nước thải thường phát sinh lớn vào thời điểm buổi trưa Do đó, ngoài chức năng lưu trữ,
bể điều hòa còn điều hòa lưu lượng nước thải ổn định theo giờ theo thiết kế cho các công đoạn xử lý tiếp theo
‐ Bể điều hòa được thiết kế kín và sục khí bên dưới để khuấy đảo đều nước, tách mùi hôi cho các quá trình xử lý tiếp theo
- Bể thiếu khí:
Trang 24‐ Bể sinh học thiếu khí tiếp nhận nước thải từ bể điều hòa Trong nước thải sinh hoạt tồn tại 1 lượng nitơ chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp chất hữu cơ và amoniac Tại đây các vi khuẩn trong môi trường yếm khí sẽ sử dụng các chất dinh dưỡng trong hợp chất hữu cơ làm thức ăn để tăng trường và phát triển, đồng thời với quá trình đó là quá trình khử muối nitrat và nitrit bằng cách lấy oxy từ chúng và giải phóng ra nitơ
tự do và nước
- Bể MBBR:
‐ Nước thải từ bể thiếu khí được bơm sang bể MBBR, bể MBBR sẽ sử dụng giá thể
vi sinh di động (MBBR) trong bể sục khí để tăng lượng vi sinh vật có sẵn để xử lý nước thải Các vi sinh vật sẽ phân hủy hết các chất hữu cơ có trong nước thải Tiếp
đó, hệ thống thổi khí sẽ giúp khuấy trộncác giá thể trong bể nhằm đảm bảo các giá thể vi sinh được xáo trộn liên tục trong quá trình xử lý nước thải
‐ Vi sinh vật phát triển sẽ bám vào bề mặt giá thể nhằm hỗ trợ quá trình phân giải các chất hữu cơ trong nước thải và từ đó xử lý thành phần hữu cơ còn lại trong nước thải
- Bể hiếu khí (aerotank):
‐ Từ bể MBBR, nước thải được chảy vào bể hiếu khí (Aerotank) Tại đây, các chất hữu cơ trong nước thải được các vi sinh vật hiếu khí phân hủy Các chất dinh dưỡng cũng được bổ sung vào bể để quá trình xử lý đạt hiệu quả theo thiết kế Trong quá trình xử lý, không khí được cấp cưỡng bức vào bể nhờ hệ thống máy thổi khí và đĩa phân phối khí bố trí tại đáy bể Các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được các vi sinh vật sử dụng cho quá trình tổng hợp tế bào mới và giải phóng năng lượng Quá trình này được thể hiện bằng phương trình dưới đây:
Chất hữu cơ + Chất dinh dưỡng + Vi sinh vật + Oxy → tế bào vi sinh vật + CO2↑ + H2O
‐ Cùng với quá trình tổng hợp tế bào, xảy ra phản ứng hô hấp nội sinh đối với tế bào già như phương trình dưới đây
Vi sinh vật (bùn hoạt tính) + O2 → Bùn trơ + CO2 + H2O + NH3 + năng lượng
Ngoài ra, nếu trong nước thải có chứa Nito ở dạng Amoni – NH4+ hoặc NH3 , các hợp chất này sẽ bị các chủng vi sinh vật Nitrosomonas oxy hóa tạo thành Nitrit và cuối cùng tạo thành Nitrat
- Bể lắng:
‐ Nước thải từ bể sinh học hiếu khí được lấy tại điểm cuối của quy trình xử lý
và chảy tràn sang bể lắng sinh học Tại bể này vát lắng được xây dựng nhằm mục
đích trợ lắng và thu bùn về hố chứa trung tâm của bể
‐ Để đảm bảo bùn sau khi lắng được thu gom triệt để và không bị phân hủy kỵ khí nổi lên mặt nước, tại bể lắng có lắp đặt tấm chắn bùn nổi được làm nhiệm vụ ngăn bùn nổi chảy vào máng thu xung quanh bể Bùn nổi trong máng chắn bùn được hút định kỳ thông qua hệ thống thu bùn nổi bề mặt
‐ Nước trong sau quá trình lắng được thu gom thông qua máng thu đặt chảy tràn
xung quanh mặt bể lắng được chảy sang bể khử trùng
Trang 25- Bể khử trùng
‐ Nước thải sau quá trình xử lý lọc áp lực được dẫn qua modul khử trùng (xử
lý hàm lượng coliform có trong nước thải) để khử vi khuẩn có hại cho sức khỏe
như ecoli, trước khi thải ra môi trường Ngăn tiếp xúc khử trùng bao gồm hệ thống dẫn và sục khí đảo trộn nước thải và hóa chất khử trùng được cung cấp thông qua bơm định lượng vào bể Ngăn nước sạch có tác dụng trữ nước cho quá trình
rửa lọc và lấy nước sau quá trình xử lý đi kiểm tra phân tích
‐ Nước sau khi qua bể khử trùng sẽ đạt tiêu chuẩn về môi trường QCVN
14:2008/BTNMT cột A
- Bể chứa bùn:
‐ Chức năng của bể này là chứa bùn phát sinh từ hệ thống xử lý và nuôi dưỡng,
dự trữ vi sinh phòng khi hệ thống gặp sự cố có thể tận dụng nguồn vi sinh đậm đặc
có trong bùn thải để quay lại thực hiện quá trình nuôi cấy và xử lý nước thải vì thế
bể bùn được thiết kế lắp đặt thêm hệ thống xục khí để đảo trộn bùn và cung cấp dưỡng khí đảm bảo vi sinh có trong bùn có thể đóng bào tử và sống trong thời gian dài
‐ Lượng bùn này dạng sệt, có chứa khoảng 30% bùn, 70% nước; lượng nước đi kèm
sẽ được chảy tràn và bơm về bể điều hòa để tiếp tục xử lý Trong khoảng 6 – 12
tháng, nếu lượng bùn trong bể phát sinh nhiều sẽ tiến hành hút bùn mang đi xử lý
Thông số thiết kế cơ bản của hệ thống XLNT
Thông số thiết kế cơ bản của các hạng mục công trình, thiết bị trong hệ thống
XLNT được tổng hợp trong Bảng 3.4.
Trang 26+ Đáy dày 150mm, mác 200, trát vữa dày 1,5cm BT
lót đáy dày 100mm, mac 100, thành bể xây gạch đặc 200mm, trát vữa dày 1cm
+ Ngăn chứa: HxBxL = 1,45mx2,75mx12,5m + Ngăn lắng: HxBxL = 1,45mx2,8mx1,2m
Xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt
Trang 27Hòa trộn clo hoạt tính với nước thải để
tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
Trang 28 Quy trình vận hành trạm xử lý nước thải
Các bước vận hành và chế độ vận hành trạm xử lý nước thải của dự án được tóm tắt như dưới đây:
- Vận hành cơ học:
‐ Bước 1: Kiểm tra thiết bị: kiểm trra nguồn điện đầu vào tủ, kiểm tra các cảm biến
trong tủ ở điều kiện hoạt động chưa và kiểm tra tín hiệu của các đèn báo
‐ Bước 2: Chọn chế độ vận hành cho các hạng mục, thiết bị:
+ Tại bể điều hòa: Chọn chế độ bằng tay, bơm đầy nước vào bể điều hòa đến mức phao báo đầy theo phao đo mức nước
+ Tại bể thiếu khí: Chọn chế độ tự động và vận hành; bơm nước từ bể điều hòa vào
bể thiếu khí đến khi đầy bể thì tiến hành bật máy bơm khuấy trộn chìm Quan sát
sự chuyển động của dòng nước từ khi bật máy khuấy đến khi máy khuấy chạy ổn định, đánh giá sự xáo trộn
+ Tại bể hiếu khí Aerotank:
‐ Với máy thổi khó đặt cạn: Chọn chế độ bằng tay và vận hành Bơm nước từ bể điều hòa vào bể thiếu khí đến khí nước từ bể thiếu khí tràn sang đầy bể hiếu khí Bật máy thổi khí 1, quan sát bọt khí thoát lên và cảm biến DO xem mức độ hòa tan oxi vào nước là bao nhiêu Lần lượt đến máy thổi khí 2
‐ Với máy bơm chìm tuần hoàn nước thải: Chọn chế độ bằng tay và vận hành Bơm nước từ bể điều hòa vào bể thiếu khí đến khí nước từ bể thiếu khí tràn sang đầy
bể hiếu khí Bắt đầu bật bơm chạy theo mực nước có trong bể
+ Tại bể lắng: Chọn chế độ bằng tay và vận hành máy bơm bùn thả chìm Nước từ bể hiếu khí chảy sang bể lắng và đi vào ống trung tâm Mực nước trong bể đến khi đầy thì bắt đầu bặt máy bơm bùn 1 Nước từ máy bơm bùn hồi về bể thiếu khí, hiếu khí, bể điều hòa và bể chứa bùn Công suất máy bơm bùn 2 - 15 m3/h
‐ Bước 3: Kiểm tra lưu lượng nước của từng bơm và quan sát các tình trạng hoạt
động của các thiết bị, tiếng ồn, độ rung khi chạy máy
‐ Bước 4: Một khi có báo lỗi, thì phải dừng kiểm tra toàn bộ hệ thống và ghi vào
nhật ký của công đoạn và báo cáo cho cán bộ quản lý để xử lý
‐ Bước 5: Kiểm tra xong các sự cố tiếp theo vận hành lại hệ thống theo trình tự Bước
1 - Bước 3
- Vận hành sinh học:
‐ Công tác chuẩn bị bùn trước khi nuôi cấy
+ Bùn hoạt tính có thể sử dụng bùn có sẵn từ bể Aerotank bất kỳ
+ Sau đó bật máy thổi khí lên, duy trì lớp bọt khí lăn tăn ở lớp nước trên cùng
+ Thời gian sục khí ban đầu khoảng 2 – 3h trước khi cho nước thải vào bắt đầu quá trình nuôi cấy
Trang 29+ Ngoài ra, ta cần chuẩn bị thêm những bổ sung vào quá trình nuôi cấy bùn: như bã bia tươi, đường công nghiệp, phân ủ composite …
‐ Quá trình nuôi cấy
+ Kiểm tra nồng độ đầu vào của nước thải đầu vào Nồng độ ban đầu của nước thải trong khoảng 200 – 250 mg/l là thích hợp để tạo ra môi trường cho các vi sinh vật sinh trưởng và phát triển
+ Nước thải đầu vào cần phải loại bỏ lượng dầu mỡ, kim loại nặng Những yếu tố này
sẽ gây ức chế hoạt động sinh trưởng và phát triển của bùn
+ Quan trắc tốc độ lắng và sự hình thành bông bùn 2 h/lần bằng cốc phễu thủy tinh Đánh giá khả năng hình thành bông bùn và chỉ số MLSS đo được
+ Đánh gía chỉ số SVI (thể tích của bùn) bằng cốc phễu thủy tinh 2h/lần trong mỗi lần quan trắc, trạng thái của bùn thay đổi như thế nào Chỉ số SVI tăng từ 10 ml -
30 ml thể tích bùn thì bùn đang quá trình phát triển (chỉ số SVI được tính như ở hình 1)
+ Nước thải tràn sang bể lắng thứ cấp và được giữ ở đó trong khoảng 30 phút trước khi bơm tuần hoàn bùn về mương oxy hóa Thời gian bơm bùn tuần hoàn về 5 - 10 phút Quan sát màu nước bùn tuần hoàn, nếu vẫn còn màu xám nâu thì bơm thêm
2 - 3 phút
+ Giai đoạn đầu phát triển của bùn sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng như sự xuất hiện của bọt trắng trong bể sục khí, vi khuẩn và nấm trong bùn hoạt tính Khi đó cần phải kiểm soát hàm lượng DO thích hợp, hoặc ngưng chạy sục khí trong thời gian
từ 30 phút đến 1h để giảm lượng bọt khí Có thể dung thiết bị xịt nước để loại bỏ
bọt Những hiện tượng trên sẽ mất dần trong 1 tuần chạy thử đầu tiên
‐ Sau 5 - 6 ngày chạy hệ thống đầu tiên: các vi sinh vật (bùn hoạt tính) sẽ có sự phát triển nhất định, kích thước của bông bùn bắt đầu tăng lên Tốc độ lắng bùn tăng lên, đi kèm theo là chỉ số thể tích SV và MLSS cũng tăng lên Chỉ số SV có thể đạt 40 - 50 ml (đo bằng cốc phễu thủy tinh) Độ pH luôn cần được kiểm soát thường xuyên, độ pH thích hợp 6,5 - 8,5 Khi độ pH không nằm trong khoảng này sẽ làm bùn hoạt tính phát triển chậm lại
‐ Trong khoảng 8 – 9 ngày chạy hệ thống: các điều kiện được kiểm soát ổn định, hàm lượng DO và đầu vào ổn định thì mật độ bùn sẽ tăng dần lên Chỉ số SVI thích hợp cho bùn hoạt tính 80 - 120 mg/l
‐ Sau 14 – 15 ngày chạy hệ thống: nuôi cấy bùn, bùn sẽ hoạt động ổn đinh, những bông bùn to đạt đến kích cỡ phát triển Trong bùn hoạt tính hoạt động tốt, ngoài các bông tập trung các động vật vi sinh còn gặp một lượng lớn không lớn thảo trùng, trùn xoắn, giun
3.1.3.2 Hệ thống tuần hoàn nước làm mát
Chức năng
Trang 30Thu gom và tuần hoàn, tái sử dụng 100% nước làm mát phát sinh trong quá trình sản xuất MMA 95%
Quy trình tuần hoàn
Dự án đã đầu tư lắp đặt 04 hệ thống thu gom, tuần hoàn, tái sử dụng nước làm mát tương tự nhau và tương ứng với 04 dây chuyền sản xuất của dự án Quy trình xử lý của
mỗi hệ thống được thể hiện trên Hình 3.3 và thuyết minh dưới đây:
Hình 3.3 Quy trình thu gom, xử lý nước làm mát trong quá trình sản xuất của
Dự án
‐ Toàn bộ lượng nước làm mát sản xuất phát sinh từ dây chuyền sản xuất PMMA thành MMA 95% được thu gom theo đường ống dẫn vào hệ thống tuần hoàn nước làm mát
+ Đầu tiên, nước làm mát được giải nhiệt từ 60oC xuống 20oC bằng không khí
(không sử dụng môi chất lạnh hỗ trợ quá trình giải nhiệt) tại tháp giải nhiệt
+ Nước sau giải nhiệt lưu chứa vào 02 bể chứa xây dựng phía dưới nhằm lắng cặn chất rắn lơ lửng Phần nước trong được bơm tuần hoàn theo đường ống dẫn quay vòng lại dây chuyền sản xuất PMMA thành MMA 95% Cặn lắng tại 02 bể chứa
sẽ được nạo vét định kỳ bởi đơn vị có chức năng, tần suất dự kiến 03 tháng/lần
và xử lý cùng với chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại nhà máy Trong quá trình thu gom, xử lý, một lượng nước sẽ bị thất thoát, bay hơi và sẽ được cơ sở cấp
bổ sung để đảm bảo lượng nước cho quá trình tuần hoàn sản xuất tiếp theo
Cấu tạo, thông số thiết kế cơ bản của thiết bị tháp giải nhiệt
Dự án đã lắp đặt hoàn thiện 04 tháp giải nhiệt đảm bảo chức năng xử lý nước làm mát tương ứng cho 04 dây chuyền sản xuất
Cấu tạo, thông số thiết kế tháp giải nhiệt của dự án được trình bày trong Hình 3.4
và Bảng 3.5 dưới đây: