- Được điều chỉnh tại Quyết định số 1133/QĐ-BTNMT ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và dự án cải tạo, phục h
Trang 1CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TỔNG HỢP LONG SƠN
Bình Thuận”
Bình Thuận, tháng 8 năm 2022
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC i
Chương I 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 1
1 TÊN CHỦ CƠ SỞ 1
2 TÊN CƠ SỞ 1
3 CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ 2
4 NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ 6
5 CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ 8
5.1 Vị trí địa lý của dự án 8
5.2 Máy móc thiết bị 11
5.3 Nhân lực 11
5.4 Vốn đầu tư 13
5.5 Hoạt động của dự án và công tác bảo vệ môi trường 14
Chương II 19
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 19
2.1 SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG 19
2.2 SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI MÔI TRƯỜNG 20
Chương III 21
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 21
3.1 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 21
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa 22
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải 27
3.1.3 Xử lý nước thải 29
3.2 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI 33
3.3 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG 37
3.4 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 39
3.5 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG 42
3.6 PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 42
3.7 CÁC NỘI DUNG THAY ĐỔI SO VỚI QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 43
Trang 43.8 KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ, KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC
HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 45
Chương IV 49
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 49
4.1 NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI 49
4.2 NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI 53
Chương V 54
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 54
5.1 KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI 54
5.2 KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI BỤI, KHÍ THẢI 70
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 71
6.1 KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI 71
6.2 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI 72
6.2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 72
6.2.2 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ khác theo quy định của pháp luật có liên quan 73
6.3 KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HÀNG NĂM 75
Chương VII 76
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 76
Chương VIII 77
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 77
Trang 5MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Lịch kế hoạch khai thác của mỏ 4
Bảng 2 Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất hàng năm 6
Bảng 3 Điện năng sử dụng cho khâu chế biến 8
Bảng 4 Tổng hợp thiết bị khai thác và tuyển quặng 11
Bảng 5 Dự kiến nhân lực phục vụ dự án 12
Bảng 6 Tổng hợp vốn đầu tư của dự án 13
Bảng 7 Tổng hợp công trình thu gom, thoát nước và xử lý nước đã xây dựng 21
Bảng 8 Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt: 29
Bảng 9 Tổng hợp công trình, giải pháp xử lý bụi, khí thải đã áp dụng 34
Bảng 10.Tổng hợp công trình, giải pháp thu gom xử lý chất thải rắn thông thường đã áp dụng 37
Bảng 11 Tổng hợp công trình, giải pháp thu gom xử lý chất thải rắn nguy hại đã áp dụng 39
Bảng 12 Khối lượng chất thải nguy hại 41
Bảng 13 Nội dung xin phép và nội dung thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường 43
Bảng 14 Thống kê chi phí cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác mỏ 46
Bảng 15 Lịch kế hoạch khai thác của mỏ 47
Bảng 16 Giám sát chất lượng nước thải sản xuất 50
Bảng 17 Giám sát chất lượng nước thải sinh hoạt 52
Bảng 18 Kết quả quan trắc định kỳ chất lượng nước thải tuần hoàn tại moong khai thác của các năm 2012-2013 54
Trang 6MỤC LỤC HÌNH VẼ
Hình 1 Sơ đồ công nghệ khai thác tuyển thô quặng sa khoáng titan 3
Hình 2 Sơ đồ cân bằng nước dự kiến trong quá trình vận hành dự án 7
Hình 3 Vị trí địa lý khu vực khai thác 10
Hình 5 Cơ cấu tổ chức 12
Hình 6 Hố thu gom nước thải bề mặt số 1 23
Hình 7 Hố thu gom nước thải bề mặt số 2 24
Hình 8 Hố thu gom nước thải bề mặt số 3 24
Hình 9 Sơ đồ công nghệ khai thác khép kín 25
Hình 10 Sơ đồ khai thác ban đầu 25
Hình 11 Sơ đồ khai thác cuốn chiếu 26
Hình 12 Moong khai thác số 1 27
Hình 13 Moong khai thác số 2 28
Hình 14 Moong khai thác số 3 29
Hình 15 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại cải tiến 31
Hình 16 Sơ đồ hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt 32
Hình 17 Sơ đồ cấu tạo hệ thống tách dầu 33
Hình 18 Thu gom chất thải rắn thông thường 38
Hình 19 Kho chứa chất thải nguy hại 41
Hình 20 Vị trí xử lý và thu gom nước thải nhiễm dầu mỡ 50
Hình 21 Vị trí xử lý và thu gom nước thải sinh hoạt 52
Trang 7Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1 TÊN CHỦ CƠ SỞ
- Tên cơ sở: CÔNG TY TNHH PHÚ HIỆP
- Địa chỉ văn phòng: Số 305 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam
- Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Liên - Chức danh : Giám đốc
- Điện thoại: 056.3641.679 Fax: 056.3541.999
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 4100457421 của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phú Hiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp; đăng ký thay đổi lần thứ
15 ngày 30 tháng 05 năm 2019
Ngày 21/08/2020, Công ty TNHH Phú Hiệp (bên chuyển nhượng) và Công ty Cổ phần Đầu tư Tổng hợp Long Sơn (bên nhận chuyển nhượng) đã ký hợp đồng số 0120/HĐCN/CN-LS, về việc: Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản và tài sản của dự án Đầu tư khai thác sa khoáng titan – zircon khu vực Long Sơn – Suối Nước, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.Hiện nay, chúng tôi đang nộp
hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản tại Bộ Tài nguyên và Môi trường và đang được thẩm định, giải quyết hồ sơ
2 TÊN CƠ SỞ
Tên cơ sở: Dự án “Đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ và tuyển quặng sa khoáng titan –zircon tại khu vực Long Sơn - Suối Nước, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận”
- Địa điểm cơ sở: phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án (nếu có): không
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có):
- Quyết định số 2244/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và dự
án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án “đầu tư xây dựng công trình khai thác và
Trang 8tuyển quặng sa khoáng titan –zircon” tại khu vực Long Sơn - Suối Nước, phường Mũi
Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận cấp cho Công ty TNHH Phú Hiệp
- Được điều chỉnh tại Quyết định số 1133/QĐ-BTNMT ngày 15 tháng 5 năm
2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ và tuyển quặng sa khoáng titan –zircon tại khu vực Long Sơn - Suối Nước, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận” cấp cho Công ty TNHH Phú Hiệp
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
Dự án với diện tích khai thác là 807,2ha, trữ lượng được phép khai thác: 2.234.875 tấn, công suất khai thác: 213.900 tấn khoáng vật quặng/năm Dự án được điều chỉnh là giảm công suất khai thác khoáng vật nặng quặng titan – zircon từ 213.900 tấn/năm xuống còn 100.606 tấn/năm và tăng thời gian kết thúc khai thác mỏ từ năm
2022 đến ngày 30/06/2035 Dự án có tổng mức đầu tư là 417.738.367 nghìn VNĐ
Dự án thuộc phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận Theo quy định tại quyết định số 890/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2009 về việc công nhận thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bình Thuận Theo quy định tại mục 4, phụ lục III Nghị định 08/2022/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một
số điều của Luật bảo vệ môi trường
* Phân nhóm dự án theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP
Phân nhóm dự án theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP : theo quy định tại điểm 10 mục IV, Phụ lục III Dự án thuộc nhóm I
* Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường:
Dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Do vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường cho dự án theo khoản 1 điều 41 Luật bảo vệ môi trường
3 CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ
3.1 Công suất hoạt động của cơ sở
Công suất khai thác khoáng vật nặng quặng titan-zircon 100.606 tấn/năm
3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở
Công nghệ khai thác lộ thiên bằng sức nước
Trang 9Hình 1 Sơ đồ công nghệ khai thác tuyển thô quặng sa khoáng titan
Phương án khai thác
* Giai đoạn 1: Khai thác bằng sức nước sử dụng bơm hút bùn, tuyển trọng lực
- Tiến hành đào các hố khai thác đầu tiên tại phía Nam của khu mỏ, lắp đặt bè bơm và thiết bị bơm, cụm vít xoắn
- Định vị bè ở gương khai thác đầu tiên, hút cát quặng bằng máy bơm cao áp, qua các đầu hút
- Phương pháp hút: Bơm hút bùn chân không làm việc theo sơ đồ hình rẻ quạt, hút theo các lớp cát quặng mỏng từ ngoài vào trong, phần cát phía trên tự sập lở xuống gương khai thác sức nước
- Tỷ lệ nước và cát quặng (kể cả bơm bù cho tuyển quặng: q = 2 m3/m3)
- Sau khi hút bùn cát quặng được vận chuyển lên sàng lọc rác, sau đó dung dịch được chảy qua qua hệ thống các vít xoắn sơ cấp; một phần cát thải chảy xuống bể chứa
BÙN QUẶNG VẬN TẢI TRONG ĐƯỜNG ỐNG CÓ ÁP
SÀNG LỌC RÁC
VÍT XOẮN SƠ CẤP
BƠM VÍT TRUNG GIAN
VÍT XOẮN TRUNG GIAN
BƠM VÍT SẢN PHẨM
VÍT XOẮN SẢN PHẨM
BƠM SẢN PHẨM KVN = 90%
TG
TG
BƠM CẤP NƯỚC KHAI THÁC BẰNG BƠM CÁT
Trang 10cát thải, bơm cát thải ra khu vực đã khai thác Cát quặng được bù thêm nước bơm tiếp lên các vít trung gian, sau khi tuyển ở vít trung gian, một phần cát thải chảy xuống bể chứa cát thải, bơm bùn cát thải ra khu vực đã khai thác Phần cát quặng còn lại được bù nước bơm lên vít sản phẩm (tuyển cuối), cát thải được bơm ra bãi thải, quặng sản phẩm thô bơm lên bãi chứa, róc nước, xúc lên ôtô vận chuyển về nhà máy chế biến tinh
* Giai đoạn 2: Tiếp tục khai thác bằng sức nước sử dụng bơm hút bùn, bơm nước
bù từ hồ chứa cho các tầng cao (hoặc dùng nước tự chảy từ các hồ tự nhiên) theo trình tự:
- Giai đoạn đầu tiến hành khai thác vị trí có đáy mỏ thấp nhất (phía Đông) và khai thác bằng sức nước sử dụng máy bơm hút bùn, sau đó khai thác các khoảnh tiếp theo
- Khi điều kiện khai thác không cho phép sử dụng phương pháp bằng sức nước thì dừng lại, lúc này tại vị trí đó đã tạo thành hồ chứa nước có kích thước đủ rộng, chứa nước để bơm cấp bù nước vào các moong khai thác ở phía Tây khai trường trong quá trình khai thác
Trình tự khai thác:
Toàn bộ diện tích khai thác của khai trường được chia làm 33 khoảnh khai thác, tương ứng với 25 năm khai thác, tiến hành khai thác khoảnh khai thác thứ nhất đến khoảnh thứ 25
Bảng 1 Lịch kế hoạch khai thác của mỏ
Trang 11- Tại diện khai thác đầu tiên, bố trí hệ thống phà khai thác, trên đó đặt các thiết
bị khai thác, tuyển quặng; các bè (cụm vít) được bố trí với khoảng cách làm việc hợp lý (bằng chiều rộng luồng công tác hợp lý và khoảng cách an toàn giữa các bè) Với chiều dày thân quặng trung bình 15-20m, thân quặng được chia thành 1 tầng, cao 15-20m) để đảm bảo chiều cao hút của máy bơm Khai thác hết các khoảnh khai thác theo trình tự
đã phân chia (thường phần dưới của tầng khai thác bị ngập nước 10-15m) Các bè khai thác tịnh tiến song song về phía trước và cát thải được thải vào các khoảng trống đã khai thác ở phía sau
Trang 123.3 Sản phẩm của cơ sở
Sản phẩm: Khoáng vật nặng quặng titan-zircon
4 NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ
Nhu cầu về năng lượng, nhiên liệu, nước phục vụ sản xuất 100.606 tấn quặng tuyển thô/năm tính được trình bày trong bảng sau
Bảng 2 Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất hàng năm
TT Loại thiết bị Đơn vị Định mức tiêu
hao nhiên liệu
Lượng sử dụng trong năm
a./ Nhu cầu sử dụng nước
Nước sinh hoạt:
Cân bằng sử dụng nước tại dự án
Lượng nước đầu vào:
Theo tính toán, tổng số người hoạt động tại mỏ là 532 người (bộ phận trực tiếp sản xuất là 465 người, bộ phận gián tiếp 67 người) Thực tế, công nhân khai thác đều là người dân địa phương sinh hoạt tại gia đình riêng Do đó, số người sử dụng nước bằng 1/5 số người nên khoảng 110 người Theo tính toán lượng nước sử dụng cho 1 người là
45 lít/ca và số lượng người sử dụng chiếm 80% trên tổng số Như vậy, nhu cầu sử dụng nước hàng ngày: 45 lít/ca x 2 ca x 110 ≈ 10 m³ nước
Nguồn nước cấp cho sinh hoạt được công ty mua nước sạch từ xe tec của đơn vị cung cấp nước sạch
Trang 13Hình 2 Sơ đồ cân bằng nước dự kiến trong quá trình vận hành dự án
Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải vệ sinh, bao gồm hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu văn phòng, nhà ở và nhà ăn tập thể
Nước sản xuất:
Công ty TNHH Phú Hiệp sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác
để tuyển quặng; công ty cũng đã tiến hành cấp nước bổ sung cũng như tiến hành quan trắc chất lượng nước tại các moong khai thác Nguồn nước được sử dụng tuần hoàn triệt
để và không thải nước thải sản xuất ra ngoài môi trường
Cân bằng sử dụng nước tại dự án
- Lượng nước mất mát khi sử dụng nước tuần hoàn:
+ Lớp nước bay hơi ở hồ chứa và moong khai thác (tính cho các tháng mùa khô):
Như vậy, trong quá trình khai thác, khi dùng nước tuần hoàn, lượng nước mất chủ yếu
do bay hơi: 2.571 m 3 /ngày
Lượng nước rò rỉ mất đi được bù lại từ lượng nước chứa trong các tầng chứa nước
bổ sung nên lượng thất thoát không có
Nước thải từ khu văn phòng, nhà ăn, nhà
tập thể 10 m 3 /ngày Dòng vào
Hệ thống xử lý BASTAF
Nước thải thải ra
10 m 3 /ngày Dòng ra
Trang 14Hiện nay, Công ty Công ty đã hợp đồng mua nước thủy lợi với Công ty TNHH MTV Công trình khai thác thủy lợi Bình Thuận, dẫn nước từ kênh Chính Tây về mỏ titan Long Sơn – Suối Nước, để cấp bổ sung đảm bảo cho lượng nước mất mát do bay hơi nêu trên
b./ Điện năng
Điện năng sử dụng cho khâu chế biến và các thiết bị bơm, sàng tuyển chạy động
cơ điện Tổng nhu cầu điện cho khâu tuyển quặng như bảng sau
Bảng 3 Điện năng sử dụng cho khâu chế biến
Công suất đơn vị KWh
Số lượng
Thời gian hoạt động giờ/ngày
Tổng công suất ngày, kWh
2.2 Motor trung chuyển thải 18,65 128 12 28.646,40 2.3 Motor bơm tuyển lại 18,65 128 12 28.646,40 2.4 Motor bơm nước giàn 11,19 128 12 17.187,84
- Lượng điện dùng cho sinh hoạt, văn phòng: 124,08 KWh
- Lượng điện tiêu thụ: 124,08 x 365 + 142.315,32 x 300 = 42.739.884 kWh/năm
5 CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ
5.1 Vị trí địa lý của dự án
Diện tích khai thác thuộc khu phố Long Sơn - Suối Nước, Phường Mũi Né, thành
Trang 15khoảng 20 km Thuộc tờ bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50.000 tờ Mũi Né (C49 - 25-B), hệ tọa
Trang 16Hình 3 Vị trí địa lý khu vực khai thác
+ Phía Bắc khu mỏ là những đồi cát có cao độ từ +98 đến +128m, có 05 hồ nước
tự nhiên cách khu mỏ từ 2,5 đến 4km Các hồ nước này bỏ hoang hóa không có các hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng như lấy nước tưới tiêu Không có dân cư sinh sống, không
có cây trồng chỉ có một số cây như tràm, phi lao và bụi cỏ cây dây leo
Trang 17+ Phía Tây khu mỏ giáp với những đồi cát đỏ cao từ +150 đến +200m Hoàn toàn hoang hóa, chủ yếu là cây bụi
+ Phía Nam khu mỏ giáp với những đồi cát đỏ cao từ + 50m đến +129m Cây cối chủ yếu là phi lao tái sinh và cây tràm nước
+ Phía Đông giáp với tuyến đường nhựa ĐT716 nối Phan Thiết với Mũi Né, Thiện
Ái và nối với QL1 chạy song song khu mỏ
+ Phía Nam khu mỏ có 01 khu nghĩa địa của dân địa phương trong đó có 34 ngôi mộ của dân địa phương được chôn cất ở đây Khi tiến hành khai thác chủ đầu tư sẽ phối hợp với chính quyền địa phương lên phương án đền bù, di dời khu mộ
5.2 Máy móc thiết bị
Bảng 4 Tổng hợp thiết bị khai thác và tuyển quặng
1 Máy xúc thủy lực gàu ngược (Kobelco – PC-320LC) (2,0) m3 16
2 Ôtô (hyundai hd-270-D8AY) và chở CBCNV Chiếc 16
6 Xây dựng tuyến đường dây 3 pha, điện thế 22/0,4KV Hệ 02
5.3 Nhân lực
Quản đốc mỏ chủ đầu tư sẽ điều động từ nguồn lao động hiện có của Công ty hoặc tuyển dụng những người có bằng cấp, trình độ chuyên môn và kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công việc
Bộ phận kỹ thuật được tuyển dụng từ nguồn lao động đã qua trường lớp đào tạo Đại học và Cao đẳng đúng chuyên môn
Công nhân kỹ thuật, vận hành máy phải có tay nghề đã qua trường lớp đào tạo
Bộ phận này chủ đầu tư sẽ điều động một phần từ nguồn lao động hiện có của Công ty, tuyển dụng từ các truờng đào tạo nghề, tổ chức đào tạo lực lượng lao động nhàn rỗi tại khu vực
Trang 18Nấu ăn ca, công nhân tạp vụ, dọn dẹp vệ sinh, được hợp đồng mùa vụ với người lao động tại khu vực mỏ
Dự án có xây dựng 02 khu phụ trợ trong đó có khu văn phòng, khu ở tạm của cán
bộ công nhân viên… các công nhân có thể sử dụng để nghỉ ngơi
Cơ cấu tổ chức bộ máy
CÔNG TRÌNH KHAI THÁC CHẾ BIẾN
sa khoáng Titan Bình Thuận
tinh
Phòng
kỹ thuật KCS
Phòng tài chính
kế toán
Phòng
Kế Hoạch
Phòng
Tổ chức hành chính
Xưởng
Sx Ilmenite hoàn nguyên
Xưởng S.xuất
xỉ Titan
Trang 19TT Loại công việc Số người
Công ty TNHH Phú Hiệp có kinh nghiệm trong việc tuyển dụng và quản lý cán
bộ công nhân viên, đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định về điều kiện làm việc, thời gian nghỉ ngơi, các chế độ chính sách, bảo hiểm y tế xã hội, tiền lương đối với người lao động theo luật định hiện hành
5.4 Vốn đầu tư
Tổng mức đầu tư công trình khai thác và chế biến thô sa khoáng Titan - Zircon khu vực Long Sơn - Suối Nước, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận bao gồm các khoản mục sau:
+ Chi phí xây dựng: Là chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng cơ bản và các công trình mở mỏ
+ Chi phí thiết bị: Là chi phí đầu tư các thiết bị cần thiết để phục vụ cho việc khai thác mỏ
+ Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư:
+ Chi phí quản lý dự án và chí phí khác: được tính theo quy định của Nhà nước + Vốn lưu động ban đầu cho sản xuất, lãi vay thời gian xây dựng cơ bản và chi
6 Vốn lưu động ban đầu (3 tháng của
Trang 20TT Chỉ tiêu Giá trị
trước thuế Thuế VAT
Giá trị sau thuế
7
Lãi vay vốn trong thời kỳ XDCB
(của 70% tổng vốn đầu tư với lãi
suất 12%)
5.5 Hoạt động của dự án và công tác bảo vệ môi trường
Thực hiện các thủ tục pháp lý về môi trường theo quy định:
+ Giấy phép khai thác số 2545/GP-BTNMT ngày 31/12/2010: thời hạn khai thác:
25 năm; công suất khai thác 213.900 tấn KVN/năm
+ Quyết định số 2244/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và dự
án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án “đầu tư xây dựng công trình khai thác và tuyển quặng sa khoáng titan –zircon” tại khu vực Long Sơn - Suối Nước, phường Mũi
Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận cấp cho Công ty TNHH Phú Hiệp
+ Giấy xác nhận số: 01/QBVMT-GXN đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường lần thứ nhất theo Quyết định số: 2244/QĐ-BTNMT ngày 30/11/2010, về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác
và tuyển quặng sa khoáng titan –zircon” tại khu vực Long Sơn- Suối Nước phường Mũi
Né, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận
+ Giấy xác nhận số: 08/QBVMT-GXN đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường lần thứ hai theo Quyết định số: 2244/QĐ-BTNMT ngày 30/11/2010 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác
và tuyển quặng sa khoáng titan –zircon” tại khu vực Long Sơn- Suối Nước phường Mũi
Né, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận
+ Giấy xác nhận số: 13/QBVMT-GXN, ngày 17/8/2017 đã ký quỹ cải tạo, phục
hồi môi trường (lần thứ nhất) theo Quyết định số: 1133/QĐ-BTNMT ngày 15/5/2015,
về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác và tuyển quặng sa khoáng titan - zircon tại khu vực Long Sơn - Suối Nước”
Trang 21+ Giấy xác nhận số: 28/QBVMT-GXN, ngày 11/10/2021, xác nhận tổng số tiền
ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đã nộp đến hết năm 2021 của dự án khai thác titan
- zircon khu vực Long Sơn - Suối Nước
+ Giấy xác nhận số 16/GXN-TCMT ngày 22 tháng 11 năm 2012 về việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án
“Đầu tư xây dựng công trình khai thác và tuyển quặng sa khoáng titan- zircon” tại khu vực Long Sơn – Suối Nước, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận Theo nội dung xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường Công ty đã xây dựng
và hoàn thành các hạng mục công trình bảo vệ môi trường bao gồm:
Công trình, thiết bị, biện pháp thu gom, xử lý nước thải:
Đối với việc sử dụng nước trong khai thác khoáng sản: đã tuần hoàn nước triệt để trong hoạt động khai thác, tuyển quặng tại moong khai thác, lượng nước này không đấu nối và thải ra môi trường (riêng phần nước bay hơi và thẩm thấu chưa có cơ sở để xác định)
Đối với nước sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải khác: đã xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải vệ sinh, bao gồm hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu văn phòng, nhà ở và nhà ăn tập thể, công suất 40 m3/h (chia thành 4 cụm bể, mỗi cụm có 3 bể); có thu gom xử lý, tiêu hủy các loại rác, rễ thực vật lẫn trong nước; xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu, mỡ (khi rửa thiết bị, phương tiện vận tải); có hồ sơ thể hiện biện pháp kiểm soát chất lượng nước thải vệ sinh và sinh hoạt; biện pháp ứng phó sự cố xử lý nước thải sinh hoạt
Công trình, thiết bị, biện pháp lưu giữ, thu gom, vận chuyến, xử lý chất
thải nguy hại, chất thải rắn thông thường
Đã xây dựng kho lưu giữ chất thải nguy hại;
Đã trang bị phương tiện bao gồm: Xe đào, xe ủi tiến hành thu gom, phân loại tiêu hủy các rác thải rắn thực vật;
Đã có Số đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số QLCTNH: 60.000281.T do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cấp ngày 16 tháng 02 năm 2012;
Đã ký Hợp đồng số 56/12/2012/HĐXL-CN ngày 12 tháng 4 năm 2012 với Công ty TNHH Môi trường Tươi Sáng (địa chỉ tại số 142C/11 Cô Giang, phường 2, Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh) về việc vận chuyển,
xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại;
Trang 22 Đã ký Họp đồng số 281/2012/HĐVS/CTĐT ngày 20 tháng 6 năm 2012 với Công ty TNHH một thành viên Công trình Đô thị Phan Thiết về việc vận chuyến - xử lý - tiêu hủy chất thải rắn và chất thải sinh hoạt thông thường thải ra từ quá trình hoạt động sản xuất, khai thác, chế biến khoáng sản titan - zircon
Công trình, thiết bị, biện pháp thu gom, xử lý bụi, khí thải
Đã trồng cây xanh tại các khu vực thích hợp bao quanh khu vực (diện tích đã trồng khoảng 5 ha với khoảng 16.000 cây xanh);
Đã trồng cây phi lao để tránh cát bay tại bãi thải tạm công trường;
Đã trải bạt lót đáy và bạt che bao phủ tại các bãi tập kết sản phẩm quặng sau tuyển;
Đã xây dựng biện pháp quản lý và xử lý bụi, trang bị xe stec chở nước tưới đường vận chuyển trong mỏ đế tránh cát bay và tránh bụi bay
Công trình, thiết bị, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và
các công trình, biện pháp, giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường khác
Đã ký quỹ phục hồi môi trường lần 1 như theo Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (Giấy xác nhận số 01/QBVMT-GXN ngày 03 tháng 02 năm 2012 của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Thuận);
Đã ký Hợp đồng số 09/2012/TTQTMT-HĐ ngày 03 tháng 5 năm 2012 với Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Bình Thuận về việc giám sát chất lượng môi trường hàng năm của Dự án;
Đã quan trắc lấy mẫu, đo phân tích mẫu và lập báo cáo giám sát chât lượng định kỳ giai đoạn xây dựng cơ bản và hoạt động Dự án;
Đã lập hồ sơ, kế hoạch phòng cháy chữa cháy (PCCC), phương án PCCC và trang bị phương tiện PCCC tại cơ sở bao gồm bình CO2, máy bơm nước, ống dẫn nước chữa cháy;
Đã thành lập hồ sơ an toàn và kiểm soát bức xạ và phân công người chịu trách nhiệm, Công ty đã trang bị máy cầm tay đo hoạt động phóng xạ hiệu INSPECTOR và đặt biển báo tại các khu vực có bức xạ;
Công ty đã thành lập Ban phòng chống sự cố trượt lở, sụt lún và trang bị phương tiện phục vụ, ứng phó phòng ngừa như xe đào, xe ủi; Ban kiếm tra giám sát môi trường và phân công giao nhiệm vụ cụ thế từng thành viên, đã
Trang 23xây dựng kế hoạch kiếm tra định kỳ và ứng phó sự cố khi có hiện tượng xảy
ra làm ảnh hưởng môi trường;
Đã ban hành nội quy công trường và được niêm yết tại các vị trí
Sau 3 năm hoạt động, mỏ mới chỉ đạt chưa đến 50% công suất cấp phép; từ đầu năm 2014 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế; các mỏ titan trong nước nói chung và trong tỉnh Bình Thuận nói riêng đều gặp khó khăn trong việc duy trì sản xuất, nhiều đơn
vị đã phải tạm ngưng hoạt động Để phù hợp với tình hình mới; công ty TNHH Phú Hiệp đã xin điều chỉnh lần thứ nhất Giấy chứng nhận đầu tư số 48121000640 ngày 06 tháng 11 năm 2014, cụ thể: điều chỉnh công suất khai thác là 100.606 tấn KVN/năm và thời gian khai thác của dự án đến 30 tháng 6 năm 2035
+ Quyết định điều chỉnh giấy phép số 3259/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2014 của
Bộ Tài nguyên và môi trường; công suất khai thác 100.606 tấn/năm; thời hạn khai thác đến 30/6/2035
+ Dự án điều chỉnh được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1133/QĐ-BTNMT ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ và tuyển quặng sa khoáng titan –zircon tại khu vực Long Sơn - Suối Nước, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận” cấp cho Công ty TNHH Phú Hiệp
+ Giấy xác nhận số: 13/QBVMT-GXN đã ký quỹ cải tạo, phục môi trường lần thứ nhất theo Quyết định số: 1133/QĐ-BTNMT ngày 15/5/2015 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và đề án cải tạo, phục hồi môi trường Dự án “Đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ và tuyển quặng sa khoáng titan- zircon tại khu vực Long Sơn – Suối Nước, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận”
+ Theo nội dung các Biên bản thanh kiểm tra về môi trường; Công ty TNHH Phú Hiệp đã tạm dừng hoạt động từ năm 2014 đến tháng 4 năm 2018
+ Đến năm 2018; để chuẩn bị cho hoạt động khai thác, Công ty đã lập hồ sơ báo cáo đề nghị kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án trình Bộ Tài nguyên và Môi trường Ngày 08/1/2019, Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra theo Quyết định số 3827/QĐ-BTNMT ngày 20/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Theo Biên bản kiểm tra: Các công trình bảo vệ môi trường của Dự án không thay đổi so với trước đây đã được xác nhận tại Giấy xác nhận số 16/GXN-TCMT ngày 22/11/2012
Trang 24Ngày 22/8/2020, Công ty TNHH Phú Hiệp đã ký Hợp đồng chuyển nhượng dự
án đầu tư khai thác sa khoáng titan - zircon tại khu vực Long Sơn - Suối Nước cho Công
ty Cổ phần Đầu tư Tổng hợp Long Sơn
Đến nay, do có những thay đổi trong Luật Bảo vệ Môi trường, vì vậy theo quy định Công ty phải lập hồ sơ xin Giấy phép môi trường cho dự án “Đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ và tuyển quặng sa khoáng titan –zircon tại khu vực Long Sơn - Suối Nước, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận”
Thực hiện sự kế thừa, tiếp tục hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo quy định, Công ty
Cổ phần Đầu tư Tổng hợp Long Sơn hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường
để được Giấy phép Môi trường trước khi đưa dự án vào hoạt động
Trang 25Về Quy hoạch bảo vệ môi trường: Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch
bảo vệ môi trường tỉnh được quy định tại điều 23, 24 Luật bảo vệ môi trường 2020 Tính đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Thuận Vì vậy theo quy định tại điểm e điều 42 Luật bảo
vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020; việc cấp phép môi trường sẽ không căn cứ vào quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh
+ Về quy hoạch môi trường quốc gia: Hiện nay Thủ tướng chính phủ mới ban hành
quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 18/02/2020 quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 Hiện nay Quy hoạch vẫn chưa xây dựng xong
+ Về quy hoạch bảo vệ môi trường khác: Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước
dưới đất vùng cát ven biển tỉnh Bình Thuận theo quyết định số 3293/QĐ-UBND ngày 27/11/2018
Theo Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất vùng cát ven biển tỉnh Bình Thuận; về giải pháp sử dụng tiết kiệm nước “Đối với sản xuất công nghiệp, khuyến khích việc sử dụng các quy trình tuần hoàn để giảm lượng nước tiêu hao”
Dự án “Đầu tư xây dựng công trình khai thác và tuyển quặng sa khoáng Titan-Zircon tại khu vực Long Sơn - Suối Nước, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận” là dự án sử dụng nước theo quy trình tuần hoàn Nước sản xuất sử dụng nước cho khai thác, tuyển quặng được bơm từ hố khai thác Nước tuyển thô được lưu giữ trong moong khai thác không thải ra môi trường Chất lượng nước thải không gây ảnh hưởng đến dân cư chung quanh Vì vậy dự án hoàn toàn phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường của địa phương
Trang 262.2 SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI MÔI TRƯỜNG
Dự án “Đầu tư xây dựng công trình khai thác và tuyển quặng sa khoáng Titan-Zircon” tại khu vực Long Sơn - Suối Nước, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là dự án sử dụng nước theo quy trình tuần hoàn Dự án không xả nước thải trực tiếp vào nguồn nước mặt là sông, hồ; vì vậy theo quy định về bảo vệ môi trường nước mặt quy định tài điều 7 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020, Công ty không phải đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường
Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đã có phần đánh giá về tính nhạy cảm môi trường và đánh giá sơ bộ về sức chịu tải môi trường Vì vậy nội dung này sẽ không được đánh giá lại
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường: không thay đổi
Trang 27Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
3.1 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Bảng 7 Tổng hợp công trình thu gom, thoát nước và xử lý nước đã xây dựng
Hoạt
động
Theo nội dung báo
cáo ĐTM đã phê duyệt
Đã được xác nhận tại Giấy xác nhận số 16/GXN-TCMT ngày 22/12/2012
Đề nghị được xác nhận lại
Đánh giá giải pháp so với Giấy xác nhận số 16/GXN- TCMT ngày 22/12/2012 (thay đổi/không thay đổi)
Nước
thải sản
xuất
Nước thải tuần hoàn
trong hoạt động khai
thác: lưu giữ ngay tại
Thực hiện tuần hoàn nước triệt
để trong hoạt động khai thác, tuyển quặng tại moong khai thác, lượng nước này không đấu nối
và thải ra môi trường
Không thay đổi
bố trí bơm nước đảm bảo không để nước mưa chảy tràn vào nguồn tiếp nhận
Không thay đổi
Trang 28Hoạt
động
Theo nội dung báo
cáo ĐTM đã phê duyệt
Đã được xác nhận tại Giấy xác nhận số 16/GXN-TCMT ngày 22/12/2012
Đề nghị được xác nhận lại
Đánh giá giải pháp so với Giấy xác nhận số 16/GXN- TCMT ngày 22/12/2012 (thay đổi/không thay đổi)
Toàn bộ lượng nước
thải từ khu vệ sinh sẽ
và xử lý nước thải sinh hoạt cho khu văn phòng, nhà ở và nhà ăn công suất 40m3/h (chia thành 4 cụm bể, mỗi cụm có 3 bể)
Sử dụng hệ thống thu gom
và xử lý nước thải sinh hoạt cho khu văn phòng, nhà ở
và nhà ăn công suất 40m3/h (chia thành 4 cụm bể, mỗi cụm có 3 bể)
Không thay đổi
thu gom nước rửa
xe, máy móc thiết bị
có dầu mỡ theo kiểu
bể lắng ngang
Đã xây dựng hệ thống thu gom
xử lý nước thải nhiễm dầu công suất 5m3/ngày đêm
Sử dụng hệ thống thu gom
xử lý nước thải nhiễm dầu công suất 5m3/ngày đêm theo kiểu
bể lắng ngang
Không thay đổi
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa
Công ty sẽ giữ nguyên các công trình bảo vệ môi trường đã xây dựng cũng như thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với khu vực mỏ Cụ thể:
a Công trình thu gom xử lý nước thải
Công trình thu gom, thoát nước mưa đã xây dựng:
Trang 29Trong khu vực mỏ đã thi công hố thu nước để đảm bảo an toàn tuyệt đối việc không để nước chảy tràn, vị trí các hố thu nằm ở rìa phía vùng trũng dọc theo ranh giới
Dự án, nơi gần giáp với khu vực có dân cư, cụ thể:
Hố 1: kích thước ngang 60m x dài 400m x sâu 2m, lắp đặt 01 hệ thống bơm nước, với công suất 60m3/h (gồm 01 mô tơ điện 25HP và 01 đường ống có đường kính Ɵ 110)
có thể hoạt động 24/24h
Hình 5 Hố thu gom nước thải bề mặt số 1
Hố 2: kích thước ngang 50m x dài 250m x sâu 2m lắp đặt 01 hệ thống bơm với công suất 60m3/h (gồm 01 mô tơ điện 25HP và 01 đường ống có đường kính Ɵ 110) có thể hoạt
động 24/24h
Trang 30Hình 6 Hố thu gom nước thải bề mặt số 2
Hố 3: kích thước ngang 50m x dài 120m x sâu 2m lắp đặt 01 hệ thống bơm với công suất 25m3/h (gồm 01 mô tơ điện 10HP và 01 đường ống có đường kính Ɵ 63) có thể
hoạt động 24/24h
Hình 7 Hố thu gom nước thải bề mặt số 3
- Công trình thu gom, thoát nước thải đã xây dựng:
Trang 31(1) Thuyết minh về quá trình tuần hoàn nước và cấp nước cho hoạt động khai thác: Là hút nước tại moong khai thác sau quá trình sàng lọc tuyển tách thu hồi sản phẩm
quặng titan - zircon, còn lại cát và nước được trả lại tại moong khai thác nên không có phát sinh nguồn cung cấp nước bổ sung
Sơ đồ công nghệ khai thác thép kín:
Hình 8 Sơ đồ công nghệ khai thác khép kín
Mô tả sơ đồ khai thác cuốn chiếu:
Hình 9 Sơ đồ khai thác ban đầu
Trang 32Hình 10 Sơ đồ khai thác cuốn chiếu
Diễn giải: thực hiện đào hố ban đầu bằng cơ giới với kích thước dài rộng đủ rộng
để đưa hệ thống thiết bị bè khai thác xuống hố, chiều sâu hố tùy thuộc vào địa hình khu vực mở vỉa moong Theo phân kỳ thiết kế khai thác giai đoạn đầu khu vực bắt đầu mở vỉa moong có địa hình thấp, chiều sâu có nước tính từ mặt code tự nhiên khoảng 3-5m, vì vậy việc đào hố mở vỉa moong khai thác ban đầu sâu khoảng 5-7m vừa đủ lượng nước để nổi thiết bị bè khai thác
Việc thực hiện khai thác hoàn toàn bằng hỗn hợp cát nước, không sử dụng hóa chất Hỗn hợp cát nước được bơm hút ở phía dưới đáy ở gương khai thác theo hướng phía
trước (Hướng khai thác tiếp theo), hỗn hợp được bơm lên trên hệ thống thiết bị bè khai
thác là phao bè nổi nằm trên mặt nước, hỗn hợp được đưa lên sàn vít xoắn tuyển dựa vào nguyên tắc trọng lực của cát và quặng titan-zircon được chảy theo dòng nước xoắn nhờ lực li tâm và trọng lượng của hạt nên kết quả phân chia tuyển tách được cát và sản phẩm quặng titan zircon
Sản phẩm thu hồi được bơm vận chuyển bằng sức nước đưa về bãi chứa ngay tại
bờ moong khai thác có lót bạt ở đáy để róc hết nước về lại moong, quặng titan - zircon được để khô rồi vận chuyển về kho chứa Đối với cát thải được bơm thải về ngay ở phía sau của moong khai thác Nước sẽ tự chảy về lại trong moong khai thác
Trình tự được thực hiện liên tục bơm hút hỗn hợp cát nước ở phía trước gương khai thác thải về phía sau moong hoàn thổ, nước chảy về lại moong Với quy trình thực hiện liên tục như vậy, khối lượng nước không đấu nối thải ra bên ngoài moong được gọi
là khai thác tuần hoàn nước và thực hiện khai thác theo hình thức cuốn chiếu
Quy trình thực hiện khai thác, tuyển rửa thu hồi quặng titan - zircon của Dự án là quy trình tuần hoàn nước khép kín tại moong khai thác nên không có hệ thống đấu nối thoát ra bên ngoài
Trang 333.1.2 Thu gom, thoát nước thải
Nước được sử dụng tuần hoàn trong khai thác và được lưu giữ tại các moong khai thác
Vì vậy các công trình thu gom nước thải thực chất là các moong khai thác Diện tích mỗi moong sẽ thay đổi tùy theo khu vực khai thác, hiện nay toàn dự án có 03 moong đã được hình thành và dự kiến trong thời gian đến sẽ đi vào khai thác
Moong 1: Được tạo thành tự việc khai thác từ các năm trước đây có kích thước chiều ngang 300 m, chiều dọc 450 m, sâu tính từ mặt địa hình tự nhiên 25-38m, chiều sâu lớn nhất tính từ đáy moong đến mặt nước từ 3-10m Khối ượng ước tính có trong moong khoảng 450.000m3 Phía trước moong gương khai thác (hướng khai thác tiếp theo) có góc
dốc khoảng từ 30-400, phía sau moong là bãi thải có góc dốc an toàn 25-300 nghiêng về phía moong, để toàn bộ lượng nước thu hồi về lại moong Dự kiến khi đi vào hoạt động khai thác thì lượng nước tuần hoàn tại moong sẽ là: 16 cụm bè vít tuyển x 60m3/cụm x
24 h=23.040 m3 nước thải tuần hoàn chảy về tại moong khai thác
Hình 11 Moong khai thác số 1
Moong 2: được tạo thành từ việc khai thác từ các năm trước đây có kích thước chiều ngang 300 m, chiều dọc 400 m, sâu tính từ mặt địa hình tự nhiên 30-35m, chiều sâu lớn nhất tính từ đáy moong đến mặt nước từ 3-10m Khối lượng nước ước tính có trong moong khoảng 420.000m3 Phía trước moong gương khai thác (hướng khai thác tiếp theo) có góc
dốc khoảng từ 30-400, phía sau moong bãi thải có góc dốc 20-250 nghiêng về phía moong,
để toàn bộ lượng nước thải được chảy về moong Dự kiến khi đi vào hoạt động khai thác thì lượng nước tuần hoàn tại moong trong 1 ngày sẽ là: 16 cụm bè vít tuyển x 60m3/h/cụm
bè x 24h = 23.040 m3 nước thải tuần hoàn chảy về tại moong khai thác
Trang 34Hình 12 Moong khai thác số 2
Moong 3: Được tạo thành từ việc mở vỉa từ các năm trước đây có kích thước chiều ngang 60 m, chiều dọc 200m, sâu tính từ mặt địa hình tự nhiên đến mặt nước là 35 - 40m, chiều sâu tính từ đáy moong đến mặt nước khoảng 2 - 10m Khối lượng nước ước tính có trong moong khoảng 48.000 m3 Phía trước moong gương khai thác có góc dốc khoảng
từ 30-400, phía sau là bãi thải có góc dốc 20-250 nghiêng phía moong để toàn bộ lượng nước thải được chảy về tại moong Dự kiến khi đi vào hoạt động khai thác thì lượng nước tuần hoàn tại moong sẽ là 16 cụm bè vít tuyển x60m3/h/cụm x 24 h= 23.040 m3 nước thải tuần hoàn chảy về tại moong khai thác
Trang 35Hình 13 Moong khai thác số 3 3.1.3 Xử lý nước thải
Tại dự án có các công trình xử lý nước thải bao gồm:
+ Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt cho khu văn phòng, nhà ở và nhà
ăn tập thể công nhân
+ Hệ thống thu gom, xử lý nước nhiễm dầu mỡ (khi rửa thiết bị, phương tiện vận tải)
3.1.3.1 Công trình xử lý nước thải sinh hoạt
Công ty đã xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh cho khu văn phòng, nhà ở và nhà ăn tập thể, công suất 40m3/h (chia thành 4 cụm bể, mỗi cụm có 3 bể) và đã được xác nhận tại Giấy phép xác nhận số 16/GXN-TCMT ngày
22/11/2012, về việc thực hiện các công trình biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án “đầu tư xây dựng công trình khai thác và tuyển quặng sa khoáng titan –zircon” tại khu vực Long sơn- Suối Nước, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Bảng 8 Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:
lượng
Thông số (D x R x H) (mm) Kết cấu công trình
Trang 36Bể chứa 04 1.600 x 1.400 x 2.000
(4,48m3)
- Bể xây bê tông cốt thép
- Nắp che kín chôn sâu 2m
Bể tự hoại 04 1.600 x 1.400 x 2.000
(4,48m3)
- Bể xây bê tông cốt thép
- Nắp che kín chôn sâu 2m
Bể lắng 04 1.600 x 1.400 x 2.000
(4,48m3)
- Bể xây bê tông cốt thép
- Nắp che kín chôn sâu 2m Công nghệ xử lý: Toàn bộ lượng nước thải từ khu vệ sinh sẽ được xử lý bể tự hoại cải tiến với các vách ngăn mỏng và ngăn lọc kỵ khí có các vách ngăn (Baffed septic tank with anearobic filter-BASTAF) hay còn gọi là bể phản ứng kỵ khí với vách ngăn và lọc
kỵ khí Nguyên tắc vận hành của BASTAF như sau: nước thải thô được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò làm ngăn lắng- lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải vào ô hình Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các
vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động Các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa, làm nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của chúng Cũng nhờ các ngăn này, công trình trở thành một dãy bể phản ứng kỵ khí được bố trí nối tiếp, cho phép tách riêng hai pha (lên men aixt và lên men kiềm) Quần thể sinh vật trong từng ngăn sẽ khác nhau và có điều kiện phát triển thuận lợi, ở ngăn đầu, các vi khuẩn tạo axit sẽ chiếm ưu thế, trong khi ở những ngăn sau, các vi khuẩn tạo methan
2004 Các vách ngăn cho phép tăng hệ số sử dụng thể tích bể, tránh các vùng nước chết
Bể được xây dựng hợp khối, có nắp kín không gây mùi hôi khó chịu, mô hình quản lý,
Trang 37vận hành đơn giản, không phải sử dụng đến các thiết bị máy móc, không tốn điện năng,
để bảo dưỡng, sửa chữa
Hình 14 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại cải tiến
(Hồ sơ bản vẽ hoàn công đối với công trình xử lý nước thải đính kèm tại phần phụ lục số 2; các biên bản bàn giao, nghiệm thu công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng được đính kèm ở phụ lục số 3)
* Phương thức thu gom xử lý: Đối với nước thải sẽ tiến hành thu gom theo đường
ống nhựa PVC dẫn về hệ thống bể tự hoại BASTAF theo quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường; nước thải sau xử lý sẽ dẫn về hồ sinh học và tận dụng cho hoạt động tưới cây Đối với bùn thải từ quá trình xử lý sẽ tiến hành ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo quy định Nước thải sau xử lý được dẫn về hồ sinh học phục
vụ cho hoạt động tưới cây Hồ sinh học với chức năng dùng để xử lý nguồn thải thứ cấp với cơ chế phân hủy các chất hữu cơ một cách tự nhiên Các hoạt động diễn ra trong hồ sinh học là kết quả của sự cộng sinh phức tạp giữa nấm vào tảo, giúp ổn định dòng nước
và làm giảm các vi sinh vật gây bênh Quá trình này cũng tương tự làm sạch ở sông hồ tự nhiên Hồ sinh học được thả bèo trên mặt, việc thả bèo trên mặt hồ sẽ tăng thêm nguồn oxy cho quá trình quang hợp, đồng thời rễ bèo có nhiều sinh vật sẽ thúc đẩy quá trình ô
xy hóa inh khối của bèo tăng rất nhanh trong điều kiện môi trường thuận lợi sau sáu ngày nuôi cấy chúng có thể tăng sinh khối đến 250 kg chất khô/ha.ngày đêm (Theo O’ Bien 1981) Trong quá trình nghiên cứu bèo trong hồ sinh học, các nhà khoa học nhận thấy rằng bộ rễ của bèo là nơi cư trú của nhiều loài vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các chất hữu cơ ở tầng bề mặt nước Hiệu quả xử lý BOD đạt 95%; khả năng khử N-NH3, P đến 97%
Hệ thống cống rãnh của mỏ
Trang 38Hình 15 Sơ đồ hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt 3.1.3.2 Công trình xử lý nước nhiễm dầu mỡ (khi rửa thiết bị, phương tiện vận tải)
Công trình: thu gom, xử lý nước thải dầu mỡ rửa xe thiết bị cơ giới
Tổ chức nhận thầu xây lắp: DNTN Lương xể
Nghiệm thu đưa vào sử dụng: 15/9/2012
Công trình xử lý nước thải nhiễm dầu mỡ quy mô công suất 5m3/ngày đêm đã xây dựng xong và xác nhận tại Giấy phép xác nhận số 16/GXN-TCMT ngày 22/11/2012 việc
đã thực hiện các công trình biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của
Dự án “đầu tư xây dựng công trình khai thác và tuyển quặng sa khoáng titan –zircon” tại khu vực Long sơn- Suối Nước, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Dự án sử dụng lại công trình này và không thay đổi
+ Để xử lý dầu mỡ trong nước thải sản xuất ta dùng bể tách dầu theo kiểu bể lắng ngang xây dựng ở khu phụ trợ
Trang 39+ Nguyên lý hoạt động: nước thải nhiễm dầu từ ngăn tiếp nhận sẽ được đưa sang ngăn tách dầu sơ cấp (bể phân ly I) Dầu nổi trên mặt nước thải được tách ra và chảy vào ngăn đựng riêng Nước thải được tách dầu lần 2 tại ngăn tách dầu sơ cấp chảy vào ngăn đựng riêng Nước thải được tách dầu lần 2 tại ngăn tách dầu sơ cấp (bể phân ly II) trước khi thải ra ngoài môi trường bên ngoài Các hạt dầu nổi trên bề mặt sẽ được thu gom đưa vào kho chứa chất thải nguy hại đã xây dựng trong Dự án để chuyển giao cho đơn vị có chức năng đưa vào xử lý cùng với chất thải nguy hại
Công trình được xây dựng là hể thống bể xây bằng bê tông cốt thép:
Hình 16 Sơ đồ cấu tạo hệ thống tách dầu
3.2 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI
Trong khai thác khoáng sản titan bằng sức nước, bụi và khí thải phát sinh do máy móc không đáng kể, bụi và khí thải phát tán tại môi trường không có công trình máy móc
xử lý khí thải Công ty thực hiện các giải pháp công trình, kỹ thuật khai thác mỏ để quản
lý bụi, cát bay, cát chảy bao gồm:
- Trồng cây xanh
Nước thải sau khi tách dầu mỡ được đo
và kiểm soát chất lượng
Trang 40- Ngăn chặn bụi bay phát tán trong sản phẩm: bãi tập kết, kho chứa, sân chứa
- Ngăn chặn bụi bay phát tán trên tuyến đường vận tải nội bộ
- Trang bị xe tưới nước
Bảng 9 Tổng hợp công trình, giải pháp xử lý bụi, khí thải đã áp dụng
Đề nghị được xác nhận lại
Đánh giá giải pháp so với Giấy xác nhận
số TCMT ngày 22/12/2012 (thay đổi/không thay đổi)
- Đã trồng cây phi lao để tránh cát bay tại bãi thải tạm công trường
- Đã trồng cây xanh tại các khu vực thích hợp bao quanh khu vực (diện tích đã trồng khoảng 5ha với khoảng 16.000 cây xanh)
- Đã trồng cây phi lao trên phần diện tích đã khai thác thu hồi khoáng sản quặng titan-zircon, hoàn thổ xong, san gạt, tạo phẳng trên diện tích khoảng 45ha, số lượng cây phi lao đã trồng
khoảng 65.000 cây
Phát sinh tăng thêm
quặng sau tuyển
thu hồi được,
Đã trải bạt lót đáy
và bạt che bao phủ tại các bãi tập kết sản phẩm quặng sau tuyển
Đã trải bạt lót đáy và bạt che bao phủ tại các bãi tập kết sản phẩm quặng sau tuyển
Không thay đổi