Hiệu quả thiêu đốt trong lò phải thỏa mãn bốn yếu tố cơ bản cần thiết cho sự đốt cháy hoàn toàn chất thải độc hại là: chất oxy hóa O2 và ba yếu tố “T” của quá trình: Nhiệt độ đốt Tempera
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
Tên chủ Dự án
Công ty Cổ Phần Môi Trường Thái Nguyên Địa chỉ văn phòng: Xóm Cầu Giao, xã Minh Đức, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Người đại diện theo pháp luật của chủ Dự án: Ông Nguyễn Hồng Sơn Chức vụ: Giám đốc Điện thoại: 0913379714 Email: tamviet179@gmail.com
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: 171211000068 cấp lần đầu ngày
22 tháng 04 năm 2013, thay đổi lần 1 ngày 19 tháng 01 năm 2015 và Quyết định điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư dự án số 2527/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
Tên Dự án
NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI TỈNH THÁI NGUYÊN Địa điểm Dự án: Xóm Cầu Giao, xã Minh Đức, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Dự án được Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên cấp Giấy phép xây dựng số 22/GPXD ngày 22/9/2014
Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 750/QĐ-BTNMT ngày 10/4/2017 và Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 144/QXN-BTNMT ngày 07/11/2019 (hạng mục đã được xác nhận: 02 lò đốt rác thải sinh hoạt, công suất 2.000 kg/h/lò; Ô chôn lấp chất thải trơ và tro xỉ lò đốt (ô chôn lấp số 4), diện tích 1.575 m 2 , thể tích 9.450 m 3 ; Hệ thống xử lý nước thải tập trung, công suất 25 m 3 /ngày đêm)
Dự án đã được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 2254/GP-UBND ngày 23/7/2019
Quy mô của Dự án: Tổng vốn đầu tư là 82.952.347.200 đồng Căn cứ theo tiêu chí phân loại quy định tại Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, Nhà máy xử lý rác thải tỉnh Thái Nguyên thuộc dự án nhóm B.
Công suất, công nghệ, sản phẩm của Dự án
3.1 Công suất của Dự án
- Tổng diện tích Nhà máy: 84.046 m 2
- Quy mô dự án được phê duyệt theo ĐTM và các hạng mục công suất thực tế như sau:
Bảng 1 1 Các hạng mục xử lý chất thải được phê duyệt theo quyết định ĐTM
Stt Hạng mục Công suất theo ĐTM Công suất thực tế Ghi chú
Hạng mục xử lý chất thải nguy hại
(CTNH) và chất thải rắn công nghiệp thông thường
1 Lò đốt chất thải công nghiệp (*)
Chưa được xác nhận hoàn thành
2 Lò đốt CTNH FBE (*) 500 kg/h
3 Hệ thống hóa rắn 1.000 viên/ngày 1.000 viên/ngày
Hệ thống ngâm tẩy nhựa, kim loại dính
5 Hệ thống xử lý bóng đèn chứa thủy ngân
6 Hệ thống phá dỡ linh kiện điện tử 250 kg/h 250 kg/h
7 Hệ thống phá dỡ ắc quy chì thải 300 kg/h 300 kg/h
Hệ thống súc rửa thùng phuy nhiễm thành phần nguy hại
9 Hệ thống tái chế dầu thải 500kg/h 500kg/h
10 Hệ thống tái chế dung môi thải 375 kg/h 375 kg/h
Hệ thống xử lý nước thải và chất thải lỏng
(Trong đó: lượng thu gom bên ngoài về nhà máy xử lý: 30 m 3 /ngày đêm)
96 m 3 /ngày đêm (module 01 công suất 25 m 3 /ngày; module 02 công suất 71 m 3 /ngày)
Module 01 công suất 25 m 3 /ngày đã được xác nhận hoàn thành
05 bể tổng thể tích 2.500m 3 kích thước bể: D x R x C:
Chưa được xác nhận hoàn thành
13 Hệ thống tái chế nhôm, kẽm 1.000 kg/h 1.000 kg/h
II Các hạng mục khác (**)
Stt Hạng mục Công suất theo ĐTM Công suất thực tế Ghi chú
14 02 Lò đốt rác sinh hoạt 2.000 kg/h/lò 2.000 kg/h/lò Đã được xác nhận hoàn thành
III Các hạng mục tiếp nhận từ thị xã Phổ Yên
16 Ô chôn lấp 01 Đã được san gạt, phủ đỉnh và trồng cây xanh diện tích 4.200 m 2 Đã được san gạt, phủ đỉnh và trồng cây xanh diện tích 4.200 m 2
Tiếp nhận bàn giao từ thị xã Phổ Yên
17 Ô chôn lấp 02 Đã được san gạt, phủ đỉnh và trồng cây xanh diện tích 2.400 m 2 Đã được san gạt, phủ đỉnh và trồng cây xanh diện tích 2.400 m 2
18 Ô chôn lấp 03 Đang vận hành Đã được san gạt, phủ đỉnh và trồng cây xanh diện tích 1.600 m 2
19 Hố thu gom nước rỉ rác 01 Diện tích 644 m 2 Diện tích 644 m 2
20 Hố thu gom nước rỉ rác 02 Diện tích 644 m 2 Diện tích 644 m 2
- (*): Đối với hạng mục lò đốt chất thải công nghiệp 8 tấn/ngày (333 kg/h) và lò đốt CTNH FBE 500 kg/h đã được tích hợp thành 01 lò đốt chất thải công nghiệp công suất 800 kg/h;
- (**): Hạng mục xử lý rác thải sinh hoạt đã được cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 144/GXN-BTNMT ngày 07/11/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Hệ thống thu gom, thoát nước mưa, nước thải; trạm xử lý nước thải tập trung công suất 25 m 3 /ngày.đêm (hiện đã xây dựng bổ sung module 71 m 3 /ngày.đêm nâng tổng công suất trạm XLNT tập trung công suất 96 m 3 /ngày.đêm theo ĐTM đã được phê duyệt); hệ thống xử lý khí thải của 02 lò đốt rác sinh hoạt công suất 2.000 kg/h/lò; ô chôn lấp 04 diện tích: 1.575m 2 ; khu vực lưu trữ CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp thông thường; khu vực lưu giữ tạm thời CTNH 50m 2 )
3.2 Công nghệ sản xuất của Dự án
3.2.1 Hệ thống lò đốt chất thải công nghiệp công suất 800 kg/h
- Cấu tạo hệ thống: gồm 2 cụm thiết bị chính: Lò đốt và Hệ thống xử lý khí thải
- Công suất: 800 kg/h ~ 19,2 tấn/ngày
- Thời gian hoạt động: 24h/ngày, 312 ngày/năm
Bảng 1 2 Thông số kỹ thuật chính của lò đốt chất thải FBA-800
TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Giá trị
1 Công suất thiêu hủy rác Kg/h 800
2 Nhiệt độ buồng đốt sơ cấp ºC 650 - 800°C
3 Nhiệt độ buồng đốt thứ cấp ºC 1.050 - 1.200°C
4 Thời gian lưu cháy giây ≥ 2
7 Công suất điện tiêu thụ (3 pha, 380V) kW.h 40 ÷ 60
8 Nhiệt lượng tiêu tốn trung bình của nhiên liệu sử dụng để thiêu đốt 1kg chất thải
11 Nhiệt độ khí thải ra môi trường ºC ≤ 180
12 Nhiệt độ ngoài vỏ lò (hoặc lớp chắn cách ly nhiệt) ºC ≤ 60
13 Van xả tắt (by-pass) điều khiển tự động và bằng tay: để phòng sự cố khi đốt rác
14 Khả năng hoạt động liên tục (mà vẫn đảm bảo về độ bền cơ khí và các thông số kỹ thuật)
- Chức năng: nhiệt phân rác và thiêu đốt ở nhiệt độ cao nhằm phân hủy hoàn toàn các chất thải nguy hại
+ Quá trình nhiệt phân được tiến hành trong buồng đốt sơ cấp của lò nhằm chuyển các thành phần của thể rắn và lỏng của chất thải thành thể khí (HC, CO, H2 ) nhờ nhiệt cung cấp từ mỏ đốt nhiên liệu Chế độ nhiệt phân rác trong lò được thực hiện ở nhiệt độ khoảng 650 - 800°C trong điều kiện thiếu oxy để lưu giữ khí cháy cung cấp cho buồng đốt thứ cấp
+ Hạn chế phát sinh khí ô nhiễm NOx, do khống chế nhiệt độ đốt cháy sơ cấp và chế độ đốt cháy trong môi trường khử Sử dụng POT carbon hoạt tính để hấp phụ hoàn toàn các khí ô nhiễm còn sót lại sau quá trình đốt và xử lý sơ cấp
+ Sau đó, khí nhiệt phân có nhiệt năng cao chuyển động lên buồng đốt thứ cấp dưới tác động của áp suất cơ học khí Tại đây nhờ nhiệt độ siêu cao (trên 1.050 - 1.200°C) và lượng không khí cấp, những chất cháy thể khí từ buồng sơ cấp sang, kể cả các chất ô nhiễm hữu cơ mạch vòng như Dioxin và Furans sẽ bị đốt cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và H2O
Hiệu quả thiêu đốt trong lò phải thỏa mãn bốn yếu tố cơ bản cần thiết cho sự đốt cháy hoàn toàn chất thải độc hại là: chất oxy hóa (O2) và ba yếu tố “T” của quá trình: Nhiệt độ đốt (Temperature), Thời gian lưu khí (Times) và Cường độ rối (Turbulence):
Là lượng oxy cần thiết để đốt cháy (oxy hóa) hoàn toàn các chất cháy trong thành phần khí nhiệt phân, chủ yếu là HC, CO và H2 thành CO2 và H2O Đây là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của quá trình thiêu đốt rác Lượng oxy cung cấp và phương pháp cấp có ảnh hưởng trực tiếp đến sự cháy hoàn toàn, do đó phải tính toán và kiểm soát lượng không khí cần cấp theo quy trình nhiệt phân rác
Là trị số nhiệt độ của buồng đốt thứ cấp, nơi khí nhiệt phân cần bị thiêu đốt với chất oxy hóa là oxy
Thông số này cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đến quá trình thiêu hủy các chất thải Nhiệt độ thiêu đốt đạt giá trị siêu cao có tác dụng bẻ gãy các liên kết hữu cơ mạch vòng đặc biệt là Dioxin và Furans và làm cho phản ứng oxy hóa xảy ra nhanh, mãnh liệt để chuyển hóa hoàn toàn khí ô nhiễm thành CO2 và H2O
Là thời gian lưu khí ở trong buồng đốt thứ cấp để tiến hành quá trình thiêu hủy Đây là thông số rất quan trọng ảnh hưởng đến điều kiện thiêu hủy hoàn toàn các thành phần khí nhiệt phân trong buồng đốt thứ cấp
Thời gian lưu khí càng lâu thì phản ứng oxy hóa càng xảy ra triệt để, nó phụ thuộc vào lượng khí thải nhiệt phân qua buồng đốt và thể tích buồng đốt thứ cấp, được tính bằng giây Để đảm bảo thiêu hủy hoàn toàn các chất hữu cơ đặc biệt là Dioxin và Furans thì thời gian lưu cần duy trì trên 2 giây
❖ Cường độ xáo trộn rối (Turbulence) Đánh giá mức độ xáo trộn giữa khí nhiệt phân với không khí chứa oxy và ngọn lửa có nhiệt độ cao Mức độ xáo trộn nó có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất của quá trình thiêu hủy Cường độ xáo trộn phụ thuộc vào tốc độ và chuyển động cơ học khí trong lò giữa các luồng khí, phương pháp hòa trộn và nội hình lò, được đánh giá bởi tiêu chuẩn Reynolds (Re) Đối với lò đốt rác công nghiệp thường yêu cầu Re lớn hơn 7.000 Các yếu tố cơ bản của quá trình thiêu đốt trên không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình thiêu đốt chất thải mà còn liên quan đến việc sinh ra các khí thải ô nhiễm như CO, HC, NOx và bồ hóng
(2) Phần hệ thống xử lý khí thải
Nhiệt độ cao của khí thải sau quá trình thiêu đốt (lên đến 800 - 900°C) cần được làm nguội trong thiết bị trao đổi nhiệt để làm giảm nhiệt độ khói thải trước khi đến thiết bị hấp thụ (hay hấp phụ) nhằm tăng hiệu quả của quá trình xử lý khí thải
Lượng nhiệt dư nhận được từ thiết bị trao đổi nhiệt có thể được tận dụng để nung không khí sau đó cấp cho chính quá trình đốt cháy trong lò nhằm tăng nhiệt độ đốt cháy và hiệu suất sử dụng nhiệt của lò
Quá trình thiêu đốt chỉ có thể thiêu hủy hoàn toàn các chất hữu cơ có chứa thành phần cháy C và H, còn các khí thải như SO2, NOx, CO, HCl, HE phát sinh do đốt cháy không hoàn toàn hay do thành phần rác và nhiên liệu đưa vào quá trình đốt cháy Các khí có tính axit trên được xử lý triệt để bằng phương pháp hấp thụ bằng các dung dịch kiềm trong thiết bị thấp rửa có ô đệm (phương pháp xử lý ướt)
Hình 1 1 Sơ đồ nguyên lý công nghệ của hệ thống lò đốt rác
Thuyết minh nguyên lý hoạt động:
Không khí Máy nạp rác R
Buồng đốt thứ cấp đứng (2)
Tháp lắng bụi (4) Không khí
Tháp tách ẩm/Điều áp
Quạt hút tổng (Q) Ống khói (10)
Chất thải rắn đốt được: chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nguy hại Các chất thải này được tập kết, qua các công đoạn phân loại và xử lý sơ bộ (phơi, đóng bánh, tách cặn, tuyển từ), sau đó được vô bao (giấy hay nilon) với kích thước phù hợp với miệng nạp liệu để thuận tiện cho việc cấp liệu qua cửa lò, tránh rơi vãi gây ô nhiễm Chất thải lỏng (dung dịch thải, hóa chất, dung môi) được chứa trong bồn kín, sau khi lọc cặn và tách ẩm: phần chất lỏng được phun vào đốt trong lò bằng các vòi phun chuyên dụng, phần cặn bã được đốt dưới dạng chất thải rắn cùng với rác đốt
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của Dự án
4.1 Nhu cầu nguyên vật liệu
Nguyên liệu đầu vào của Nhà máy là các loại chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường và CTNH Ước tính khối lượng chất thải được sử dụng làm nguyên liệu được trình bày tại bảng sau:
Bảng 1 13: Nhu cầu nguyên liệu nhập về của nhà máy cho từng hạng mục xử lý
Khối lượng chất thải sử dụng (kg/năm)
1 Lò đốt chất thải công nghiệp 800 kg/h 5.990.400
2 Hệ thống hóa rắn 1.000 viên/ngày 5.304.600
3 Hệ thống ngâm tẩy nhựa, kim loại dính CTNH 1.500 kg/h 11.232.000
4 Hệ thống xử lý bóng đèn chứa thủy ngân 20 kg/h (100 bóng/h) 149.760
5 Hệ thống phá dỡ linh kiện điện tử 250 kg/h 1.872.000
6 Hệ thống phá dỡ ắc quy chì thải 300 kg/h 2.246.400
7 Hệ thống súc rửa thùng phuy nhiễm thành phần nguy hại 300 kg/h 3.744.000
8 Hệ thống tái chế dầu thải 500kg/h 3.744.000
9 Hệ thống tái chế dung môi thải 375 kg/h 2.808.000
Stt Hạng mục Khối lượng chất thải sử dụng (kg/năm)
11 Nước thải nguy hại thu gom về để xử lý tại hệ thống xử lý nước thải và chất thải lỏng (30 m 3 /ngày đêm) 123.552
12 Hệ thống tái chế nhôm, kẽm 1.000 kg/h 7.488.000
13 02 Lò đốt rác sinh hoạt 2.000 kg/h 29.952.000
Ghi chú: Khối lượng nguyên liệu đầu vào được tính căn cứ vào công suất của từng hệ thống, thời gian hoạt động tối đa 312 ngày/năm, các hệ hoạt động 24 tiếng/ngày
Một phần chất thải đầu vào là CTNH với mã CTNH căn cứ vào Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (chi tiết xem Bảng
4 2 Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý)
4.2 Nhiên liệu, hóa chất sử dụng cho dự án
Danh mục nhiên liệu, hóa chất sử dụng được liệt kê tại bảng sau
Bảng 1.14 Nhu cầu nhiên liệu, hóa chất sử dụng
TT Nhiên, nguyên vật liệu, hóa chất Đơn vị Số lượng Mục đích
1 Dầu DO cho lò đốt 800 kg/h Kg/tháng 62.400 Dùng cho lò đốt chất thải công nghiệp 800 kg/h
3 Dầu DO cho hệ thống nấu luyện kim loại Kg/tháng 28.080 Dùng cho hệ thống tái chế nhôm, kẽm thải
Dầu DO cho hệ thống lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, công suất 2000kg/h/lò
Kg/tháng 149.760 Dùng cho 02 lò đốt CTRSH
5 Dầu cho máy phát điện Lít/h 40 lít Dùng khi mất điện
6 NaOH công nghiệp Kg/tháng 500
Hệ thống xử lý khí thải, hệ thống xử lý nước thải và chất thải lỏng
Dùng cho hệ thống súc rửa thùng phuy; hệ thống ngâm tẩy nhựa, kim loại dính CTNH
11 Than hoạt tính biến tính Kg/tháng 300
Dùng cho hệ thống bóng đèn thủy ngân; xử lý khí thải các hệ thống trong nhà máy
Hệ thống xử lý nước thải và chất thải lỏng
14 Hóa chất keo tụ Kg/tháng 400
15 Hóa chất oxy hóa Kg/tháng 400
22 Xi măng Kg/tháng 17.500 Hệ thống hóa rắn
Hệ thống hóa rắn; hệ thống xử lý khí thải của lò đốt rác thải sinh hoạt, lò đốt chất thải công nghiệp
Hệ thống tái chế dầu thải
27 Chất keo lắng Kg/tháng 600
28 Sét hoạt tinh Kg/tháng 1320
29 Phụ gia khác Kg/tháng 90
30 Chế phẩm EMC Kg/tháng 120 Khử mùi rác sinh hoạt
31 Chế phẩm diệt ruồi Cyper
Lit/tháng 60 Sử dụng phun diệt ruồi, muỗi trong xưởng xử lý rác sinh hoạt
(Nguồn: Công ty Cổ Phần Môi Trường Thái Nguyên)
4.3 Nhu cầu sử dụng điện, nước a Nhu cầu sử dụng điện
Nguồn cung cấp điện cho dự án được lấy từ nguồn điện lưới của địa phương khoảng 2.182.172 Kwh/năm Lượng điện cấp cho Nhà máy đang được dùng cho nhu cầu văn phòng và các hoạt động xử lý, tái chế chất thải b Nhu cầu sử dụng nước
Nguồn cung cấp nước: Sử dụng nguồn nước ngầm tại khu vực của Nhà máy Nước sạch được sử dụng cho các mục đích: sinh hoạt; sản xuất; các hoạt động khác (tưới cây, vệ sinh…) Ngoài ra nước còn được cung cấp từ nguồn nước sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải và chất thải lỏng (tuần hoàn sử dụng)
Các mục đích sử dụng nước của Nhà máy hiện hữu được tính toán trong Bảng sau:
Bảng 1.15 Nhu cầu sử dụng nước của Dự án
STT Mục đích sử dụng Căn cứ Lượng nước tiêu thụ (m 3 /ngày)
1 Nước dùng cho sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên
80 l/người/ngày (theo TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - tiêu chuẩn thiết kế của Bộ Xây dựng) x 125 công nhân
Nước vệ sinh kho xưởng
(định kỳ 1 tuần vệ sinh 2 lần kho xưởng)
Thực tế sử dụng: 5 m 3 /lần 1,4
3 Nước vệ sinh xe vận chuyển CTNH 300 lít/xe x 8 xe/ngày 2,4
Nước cấp bổ sung cho lượng nước bay hơi từ
HTXLKT lò đốt (01 lò đốt chất thải công nghiệp và nguy hại; 02 lò đốt chất thải
0,5 m 3 /ngày.đêm/1 hệ thống x 3 hệ thống 1,5
STT Mục đích sử dụng Căn cứ Lượng nước tiêu thụ (m 3 /ngày) sinh hoạt)
Nước thay định kỳ tại hệ thống xử lý khí lò đốt (01 lò đốt chất thải công nghiệp và nguy hại; 02 lò đốt chất thải sinh hoạt)
Nước thải tại quá trình này định kỳ 3-4 tuần thay một lần, kết quả tính trung bình theo ngày tại cột bên
Nước thay định kỳ từ hệ thống xử lý khí lò nấu luyện kim loại (nhôm, kẽm)
Nước thải tại quá trình này định kỳ 3-4 tuần thay một lần, kết quả tính trung bình theo ngày tại cột bên
Nước cấp định kỳ cho hệ thống tẩy rửa nhựa, kim loại dính CTNH
Nước thay, cấp định kỳ cho bể súc rửa nhựa tách ra từ ắc quy
9 Nước súc rửa thùng phuy 1,2 m 3 /ngày 1,2
Nước cấp cho bồn làm lạnh của hệ thống tái chế dung môi, dầu thải
Nước làm lạnh được tuần hoàn, định kỳ 3-4 tuần thay một lần, kết quả tính trung bình theo ngày tại cột bên
11 Nước cấp cho nồi hơi 1,8 m 3 /h 43,2
12 Nước dùng cho tưới cây
3l/m 2 /lượt (TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - tiêu chuẩn thiết kế của Bộ Xây dựng) x
0,4l/m 2 /lượt (TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - tiêu chuẩn thiết kế của Bộ Xây dựng) x 1.500 m 2
Nguồn: Công ty Cổ Phần Môi Trường Thái Nguyên
Căn cứ nhu cầu sử dụng nước và hoạt động sản xuất, xử lý của công ty, ta có Bảng cân bằng nước phục vụ cho hoạt động của nhà máy như sau:
Bảng 1 16 Bảng cân bằng sử dụng nước của nhà máy
STT Mục đích sử dụng
Lượng nước tiêu thụ (m 3 /ngày)
1 Nước dùng cho sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên 10
Nước vệ sinh kho xưởng (định kỳ 1 tuần vệ sinh 2 lần kho xưởng)
3 Nước vệ sinh xe vận chuyển
Nước cấp bổ sung cho lượng nước bay hơi từ HTXLKT lò đốt (01 lò đốt chất thải công nghiệp và nguy hại; 02 lò đốt chất thải sinh hoạt)
Nước thay định kỳ tại hệ thống xử lý khí lò đốt (01 lò đốt chất thải công nghiệp và nguy hại; 02 lò đốt chất thải sinh hoạt)
Nước thay định kỳ từ hệ thống xử lý khí lò nấu luyện kim loại
Nước cấp định kỳ cho hệ thống tẩy rửa nhựa, kim loại dính CTNH
8 Nước thay, cấp định kỳ cho bể súc rửa nhựa tách ra từ ắc quy 3,6 3,6
9 Nước súc rửa thùng phuy 1,2 1,2
Nước cấp cho bồn làm lạnh của hệ thống tái chế dung môi, dầu thải
11 Nước cấp cho nồi hơi 43,2 0
12 Nước dùng cho tưới cây 7,8 Thoát ra HT thoát nước mưa, ngấm xuống đất
14 Nước dữ trữ PCCC 54 Dự phòng 0
15 Nước rỉ rác từ ô chôn lấp rác thải 0
16 Nước thải từ quá trình tiếp nhận, phân loại rác sinh hoạt 0 2
17 Nước thải thu gom từ các đơn vị bên ngoài nhà máy 0 30
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của Dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có)
Dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án “Nhà máy xử lý rác thải tỉnh Thái Nguyên” của Công ty Cổ phần Môi trường Thái Nguyên, thực hiện tại tại xóm Cầu Giao, xã Minh Đức, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên tại Quyết định số 750/QĐ-BTNMT ngày 10/4/2017 Nội dung về sự phù hợp của Dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải đã được đánh giá trong báo cáo đính kèm quyết định và chỉ thay đổi một phần về phương thức tiếp nhận nước thải sau xử lý
2.1 Đối với nguồn tiếp nhận khí thải
Dự án xử lý cách xa khu dân cư, khoảng cách đến khu dân cư gần nhất là 1 km Nhà máy không nằm trong khu vực bảo tồn, khu di tích lịch sử; các Dự án an ninh quốc phòng; cách xa các công trình trường học, y tế,
Khu vực xung quanh nhà máy có nhà máy xử lý chất thải của Công ty CP Môi trường Việt Xuân mới Hiện tại nhà máy trên đều đang hoạt động và tiếp nhận khối lượng lớn các chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh và các tỉnh khác
Khu đất Dự án thuộc quy hoạch Khu xử lý Đồng Hầm, Phổ Yên theo quyết định số 2976/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên Về việc: Phê duyệt quy hoạch quản lý Chất thải rắn vùng tinh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 Qua các kết quả quan trắc môi trường định kì hàng năm, chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực dự án vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh QCVN 05- 2013/BTNMT Không khí khu vực hiện chưa có dấu hiệu ô nhiễm, có khả năng tiếp nhận khí thải từ dự án
Hình 2 1 Vị trí tương đối của Dự án với các đối tượng xung quanh 2.2 Đối với nguồn tiếp nhận nước thải
2.2.1 Phương án thoát nước thải
- Theo phương án ĐTM đã được phê duyệt tại Quyết định số 750/QĐ-BTNMT ngày 10/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Thu gom và xử lý toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của Dự án đạt QCVN 40: 2011/BTNMT, cột A trước khi thải ra hồ sinh học trong khuôn viên nhà máy, sau đó thải ra mương thoát nước chung của khu vực dự án
- Phương án thực tế điều chỉnh:
+ Đối với nước thải sinh hoạt, nước vệ sinh kho xưởng, nước rỉ rác: Thu gom toàn bộ nước thải phát sinh và xử lý tại module XLNT 25 m 3 /ngày đạt QCVN 40: 2011/BTNMT, cột B trước khi thải ra hồ sinh học trong khuôn viên nhà máy, sau đó thải ra mương thoát nước chung của khu vực;
+ Đối với nước thải từ hoạt động xử lý, tái chế chất thải nguy hại và công nghiệp thông thường; nước thải từ hoạt động xử lý CTRSH; nước thải thu gom từ các đơn vị bên ngoài nhà máy: Thu gom toàn bộ nước thải phát sinh và xử lý tại module XLNT 71 m 3 /ngày đạt QCVN 40: 2011/BTNMT, cột B sau đó đưa vào bể chứa tuần hoàn tái sử dụng, nếu sử dụng không hết sẽ thoát ra hồ sinh học cùng với nước thải từ module XLNT
25 m 3 /ngày sau đó thải ra mương thoát nước chung của khu vực
- Đánh giá phương án thay đổi: Tái sử dụng một phần nước thải sau xử lý nhằm tiết kiệm nguồn nước, sử dụng nước hiệu quả hơn và giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường so với phương án theo ĐTM Như vậy, đánh giá phương án thay đổi theo hướng tích cực, có lợi với môi trường
2.2.2 Nguồn tiếp nhận nước thải
Một phần nước thải sau xử lý của Dự án sẽ được tuần hoàn tái sử dụng, một phần sẽ thoát ra môi trường Lưu vực tiếp nhận nước thải của Nhà máy là mương thoát nước có tốc độ dòng chảy giao động 1-3 m/s (đo trong mùa mưa và mùa cạn) Mùa cạn, tiết diện dòng chảy trung bình 0,3m mức nước thường ở mức 0,1-0,2m; như vậy có thể ước lượng lưu lượng dòng chảy khoảng 0,03 m 3 /s vào mùa cạn Hiện tại khả năng tiêu thoát nước của khu vực tương đối tốt, từ khi nhà máy đi vào hoạt động (năm 2019) chưa từng có hiện tượng ngập úng xảy ra
- Quanh khu vực của nhà máy không có sông suối chảy qua, chỉ có mương nội đồng và ao nhỏ Tại đây do địa hình đồi thấp và tương đối đồng đều, chia cắt thành nhiều lưu vực nên độ dốc và lưu vực dòng chảy nhỏ
- Nhà máy có cao độ cao hơn hệ thống mương tưới tiêu xóm Cầu Giao, xã Minh Đức (điểm tiếp nhận nước thải) khoảng 5-7m nên khả năng thoát nước trong khu vực còn tương đối tốt.
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Thu gom, thoát nước mưa
Hệ thống thoát nước của nhà máy đã được xây dựng hoàn chỉnh theo đúng quy hoạch Hệ thống thu gom, thoát nước thải tách riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa
Sơ đồ thu gom và thoát nước mưa của dự án như sau:
Hình 3 2 Sơ đồ minh họa thoát nước mưa của nhà máy
- Nước mưa trên mái các nhà xưởng sản xuất: Được thu gom qua hệ thống máng xối và theo các đường ống thoát nước bằng ống nhựa PVC 110 chảy xuống rãnh hở thoát nước mưa xung quanh nhà xưởng, kích thước rãnh thoát nước mưa: rộng x cao: 50cm x5cm Chiều dài rãnh thoát nước mưa trong toàn bộ khu vực Nhà máy là 553 m
- Nước mưa chảy tràn trên bề mặt Nhà máy: Được thu gom qua các cống tròn bê tông cốt thép và kết nối qua các hố ga dọc theo các nhà xưởng Hệ thống hố ga bố trí dọc tuyến cống thoát với khoảng cách 25m/hố, tổng hố ga 21 hố Miệng hố ga thu nước mưa có bố trí song chắn rác thô để loại bỏ các rác thải có kích thước lớn, tránh gây tắc đường nghẽn đường ống Trong toàn bộ khu vực Nhà máy có tổng số 203 cống thoát nước mưa loại D500 mm và 73 cống loại D700 mm
Nước mưa từ mái nhà Nước mưa từ sân đường nội bộ
Mương tưới tiêu xóm Cầu Giao
- Nước mưa trong khu vực Nhà máy được xả ra hồ điều hòa, khi nước trong hồ điều hòa đầy thì sẽ chảy ra ngoài mương tưới tiêu thuộc xóm Cầu Giao, xã Minh Đức, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Tọa độ điểm xả thải theo hệ tọa độ quốc gia VN 2000 (Kinh tuyến trục là 106 0 30’, múi chiều 3 0 ): X = 2370633 m, Y = 428901 m
Bảng 3 2 Tổng hợp khối lượng của hệ thống thu gom và thoát nước mưa của nhà máy
TT Nội dung Đơn vị Số lượng
1 Cống tròn thoát nước mưa bằng BTCT Φ500 m 460
2 Cống tròn thoát nước mưa bằng BTCT Φ700 m 177
4 Hố ga các loại cái 21
(Mặt bằng hệ thống thu gom và thoát nước mưa của nhà máy được minh họa tại phụ lục của hồ sơ)
* Biện pháp thu gom và thoát nước mưa đối với trạm trung chuyển của Công ty TNHH Thương Mại và Phát Triển Công Nghệ Loa Thành có địa chỉ tại thôn Dục Nội, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (thông tin chi tiết của trạm trung chuyển xem mục 4 chương IV):
Hình 3 3 Sơ đồ minh họa thoát nước mưa của trạm trung chuyển
- Nước mưa trên mái các nhà xưởng: Được thu gom qua hệ thống máng xối và theo các đường ống thoát nước bằng ống nhựa PVC 110 chảy xuống rãnh hở thoát nước mưa xung quanh nhà xưởng, kích thước rãnh thoát nước mưa: rộng x cao: 40cm x 60cm
- Nước mưa chảy tràn trên bề mặt: Được thu gom rãnh hở thoát nước mưa xung quanh nhà xưởng, kích thước rãnh thoát nước mưa: rộng x cao: 40cm x 60cm
- Chiều dài rãnh thoát nước mưa trong toàn bộ khu vực trạm chung chuyển là 156 m Toàn bộ nước mưa sau đó thoát ra hệ thống thoát nước chung khu vực qua 01 điểm xả phía Nam khu đất
Nước mưa từ mái nhà Nước mưa từ sân đường nội bộ
HT thoát nước chung khu vực
Thu gom, thoát nước thải
- Thu gom nước thải về module xử lý nước tập trung công suất 25 m 3 /ngày đêm:
+ Nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý sơ bộ bằng 04 bể tự hoại ba ngăn; nước rỉ rác từ 02 ô chứa nước rỉ rác được thu gom chảy về module xử lý nước tập trung công suất 25 m 3 /ngày đêm để xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột A trước khi thải vào hồ điều hòa và thải ra môi trường tiếp nhận
+ Điểm xả nước thải sau xử lý: nước thải sau xử lý được thải vào hồ điều hòa sau đó thải ra mương tưới tiêu của khu vực thuộc xóm Cầu Giao, xã Minh Đức qua đường ống D1000, L0m Tọa độ điểm xả (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106 0 30’, múi chiếu 3 0 như sau:
(Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 2254/GP-UBND ngày 23/7/2019 của
- Thu gom nước thải về module xử lý nước tập trung công suất 71 m 3 /ngày đêm:
+ Nước thải sản xuất: nước rỉ rác phát sinh từ khu vực tiếp nhận, phân loại rác sinh hoạt; nước thải phát sinh khi vệ sinh kho xưởng; nước thải từ các hệ thống tái chế, xử lý chất thải từ các xưởng được bố trí rãnh thu nước rỉ rác xung quanh xưởng thiết kế bằng bê tông, kích thước rãnh thu nước rỉ rác (RxC): 50mm x 50mm thiết kế có độ nghiêng
3%; nước thải được chảy vào rãnh thu gom, chảy về hố ga thu nước rỉ rác đặt bên ngoài xưởng, kích thước hố ga: 0,5m x 0,5m Nước thải từ hố ga được thu gom về xử lý tại module xử lý nước thải tập trung trung công suất 71 m 3 /ngày đêm của Nhà máy bằng cống thoát nước thải, kết cấu cống bê tông cốt thép D500
+ Nước thải từ các bể hấp thụ của HTXLKT định kỳ 03-04 tuần/lần sẽ được thay thế, thu gom chảy về module xử lý nước thải tập trung trung công suất 71 m 3 /ngày đêm qua cống thoát nước thải, kết cấu cống bê tông cốt thép D500
+ Nước thải thu gom bên ngoài nhà máy được vận chuyển và lưu chứa trực tiếp tại bể gom đầu vào của module xử lý nước thải tập trung trung công suất 71 m 3 /ngày đêm
+ Điểm xả nước thải sau xử lý: nước sau xử lý được tuần hoàn tái sử dụng cho các hạng mục sản xuất, nếu sử dụng không hết sẽ thoát ra hồ sinh học cùng với nước thải từ module XLNT 25 m 3 /ngày sau đó thải ra mương thoát nước chung của khu vực
Hình 3 4 Sơ đồ thu gom và thoát nước thải của dự án Bảng 3 3 Tổng hợp khối lượng của hệ thống thu gom và thoát nước mưa của nhà máy
TT Nội dung Đơn vị Số lượng
1 Đường ống thu gom nước thải PVC D60 m 36
2 Đường ống thu gom nước thải PVC D200 m 235
3 Cống tròn thu gom nước thải D500 m 273
4 Đường ống cấp nước thải tuần hoàn sau xử lý
5 Cống tròn thoát nước thải D1000 m 120
6 Hố ga các loại cái 10
(Mặt bằng hệ thống thoát nước thải của nhà máy được minh họa tại phụ lục của hồ sơ)
* Biện pháp thu gom và thoát nước thải đối với trạm trung chuyển của Công ty TNHH Thương Mại và Phát Triển Công Nghệ Loa Thành có địa chỉ tại thôn Dục Nội, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (thông tin chi tiết của trạm trung chuyển xem mục 4 chương IV):
Nước thải thu gom bên ngoài nhà máy
Nước rỉ rác từ ô chôn lấp
Hình 3 5 Sơ đồ minh họa biện pháp thu gom và thoát nước thải của trạm trung chuyển
Hệ thống thu gom, thoát nước thải được xây dựng riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa Nước thải sinh hoạt bao gồm 02 nguồn: nước thải từ bệ xí và nước thải từ chậu rửa, tắm giặt được thu gom như sau:
- Nước thải từ bệ xí: theo hệ thống ống đứng riêng PVC D90 thoát xuống bể tự hoại 03 ngăn có thể tích 7m 3 để xử lý sơ bộ
- Nước thải từ chậu rửa, tắm giặt: theo hệ thống ống đứng riêng PVC D65-D90
- Toàn bộ nước thải sinh hoạt của nhà máy sau đó theo đường cống bê tông D160 thoát ra hệ thống thoát nước chung khu vực phía Nam thông qua 01 điểm xả.
Hệ thống xử lý nước thải và chất thải lỏng
1.3.1 Module xử lý nước thải 25 m 3 /ngày
- Quy chuẩn kiểm soát nước thải: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A (Kq = 0,9; Kf 1,1)
- Đơn vị thiết kế, thi công và lắp đặt: Công ty cổ phần môi trường Envico Địa chỉ:
Số 83 Ỷ Lan, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội
- Phương thức vận hành: liên tục
Quy trình công nghệ của hệ thống xử lý nước thải tập trung được trình bày tại hình sau:
Nước thải từ bệ xí Nước thải từ chậu rửa, tắm giặt
HT thoát nước chung khu vực
Hình 3 6: Sơ đồ công nghệ module xử lý nước thải 25 m 3 /ngày
Nước thải sinh hoạt, nước rỉ rác được đưa vào bể thu gom Bể thu gom có tác dụng điều hòa, ổn định nồng độ các chất trong nước thải trước khi đưa vào các bể xử lý tiếp theo
Nước thải từ bể gom được bơm qua bể phản ứng Bể phản ứng có nhiệm vụ xử lý
Hóa chất Bể kỵ khí, thiếu khí gián đoạn
Bể sinh học hiếu khí
Bể chứa nước sau xử lý
Nước thải sau bể tự hoại Nước rỉ rác từ ô chôn lấp
Bể trung gian Đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột A, trước khi thải qua hồ điều hòa
Máy ép bùn nồng độ nước thải bằng phương pháp hóa học, tại đây, nước thải được điều chỉnh pH, sau đó được bổ sung hoá chất keo tụ Polymer Sau khi khuấy trộn với chất keo tụ, nước thải được bổ sung hóa chất tạo bông bằng PAC để tạo bông cặn lớn hơn Cặn lắng được loại bỏ bằng thiết bị lắng, nước thải tiếp tục được đưa vào bể trung gian sau đó bơm lên xử lý tại bể kỵ khí, thiếu khí gián đoạn
Bể kỵ khí, thiếu khí gián đoạn giúp khử Nitrat trong điều kiện thiếu khí Trong điều kiện thiếu khí, hệ vi sinh vật phát triển xử lý Nitơ và Photpho thông qua xử lý Nitrat hóa và Photphorit Trong quá trình này, NH3 – N bị oxi hóa thành nitrit sau đó thành nitrat bởi vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter trong từng vùng riêng biệt Nitrat được tuần hoàn trở lại vùng thiếu khí và được khử liên tục tối đa Chủng loại vi khuẩn tham gia vào quá trình này là Acinetobacter Các hợp chất hữu cơ chứa photpho sẽ được hệ vi khuẩn Acinetobacter chuyển hóa thành các hợp chất mới không chứa photpho và các hợp chất có chứa photpho nhưng dễ phân hủy đối với chủng loại vi khuẩn hiếu khí Tại đây, tổng N, tổng P được loại bỏ đến 95 – 98%
Tiếp theo, nước thải chảy sang bể hiếu khí Ứng dụng quá trình sinh học hiếu khí bùn hoạt tính lơ lửng, ở điều kiện sục khí liên tục các vi sinh vật hiếu khí có trong bùn hoạt tính sử dụng các chất hữu cơ làm thức ăn, để sinh trưởng phát triển tạo thành sinh khối mới, xử lý lượng COD, BOD trong nước thải đến 95 – 97%
CHC (Chất hữu cơ) + VSV hiếu khí H2O + CO2 + Sinh khối mới Nước thải từ bể hiếu khí chảy sang bể màng MBR Cấu tạo của màng MBR là các sợi rỗng với kớch thước lỗ màng là 0,2 àm, màng chỉ cho nước sạch đi qua cũn cỏc chất rắn lơ lửng, hạt keo, vi khuẩn, một số virus và các phân tử hữu cơ kích thước lớn, sẽ được giữ lại trên bề mặt màng
Cấu tạo và cách bố trí cụm màng: Cụm màng có khung đỡ bằng thép không rỉ với các đường ống thu nước, phân phối khí, và các ống màng đặt ngập trong nước thải Các cụm màng được lắp đặt một cách linh hoạt để tăng diện tích màng và do đó tăng lưu lượng nước cần xử lý Mỗi đường ống ra của cụm màng sẽ được nối với ống thu nước chung để dẫn nước sau lọc ra ngoài Các đường ống phân phối khí riêng cho các cụm màng cũng được bố trí tương tự Đường ống dẫn khí chung sẽ phân chia khí đến các ống phân phối khí đặt ở đáy cụm màng
Nguyên lý hoạt động của cụm màng: Hoạt động của cụm màng được theo dõi thông qua thông số thông lượng của màng (flux) – là lưu lượng nước qua một đơn vị diện tích màng trong một đơn vị thời gian (L/m 2 h) Thông thường, màng sẽ hoạt động với giá trị thông lượng thấp, 15 L/m 2 h để hạn chế hiện tượng màng bị bám cặn và dễ dàng hơn trong việc rửa ngược cũng như rửa hóa chất cho cụm màng sau này Sau một thời gian hoạt động, áp suất qua màng sẽ tăng lên Khi áp suất đạt giá trị -50kPa thì cần tiến hành rửa màng bằng hóa chất
Thời gian lọc: Cụm màng hoạt động theo nguyên lý lọc không liên tục và sục khí liên tục Thời gian lọc (bơm hoạt động) là 8 phút, sau đó để màng được sục khí trong 2 phút trước khi lại được bơm lọc Trong khi hoạt động, màng sẽ bị bám bẩn dần bởi bông bùn sinh học, khi sục khí, các bọt khí di chuyển từ dưới lên trên sẽ tạo ra sự xáo trộn và làm bong bông bùn trên bề mặt màng Tuy nhiên, nếu bơm rút hoạt động liên tục thì sự xáo trộn không đủ để làm sạch bề mặt màng, vì vậy, ngưng bơm lọc và sục khí liên tục sẽ làm giảm đi hiện tượng bám bẩn trên màng
Rửa ngược: Mặc dù hệ thống MBR hoạt động theo nguyên tắc lọc gián đoạn và sục khí liên tục, bề mặt màng cũng sẽ bị bám bẩn theo thời gian hoạt động Ở một giá trị thông lượng thiết kế, áp suất lọc cần thiết sẽ tăng lên và đạt đến giá trị cần rửa ngược để khôi phục lưu lượng như ban đầu
Rửa hóa chất: Sau một thời gian dài lọc và rửa ngược, áp suất qua màng sẽ tăng lên (TMP – Transmembrane pressure) do bùn tích tụ dần trên bề mặt màng và rửa ngược không thể loại bỏ các chất bám bề mặt một cách hiệu quả để giảm TMP Nếu TMP đạt đến giá trị >20 kPa thì rửa hóa chất
Quy trình rửa như sau:
Lấy cụm màng ra khỏi bể sinh học, làm sạch bề mặt màng bằng nước
Chuẩn bị dung dịch hóa chất trong bể rửa màng, nhúng cụm màng vào bể và ngâm từ 2-6 giờ, nếu điều kiện cho phép nên lắp đặt hệ thống sục khí trong bể và thổi khí gián đoạn một lần một giờ Đưa cụm màng ra khỏi bể, làm sạch hóa chất bám trong màng bằng nước sạch và đưa vào bể màng, sục khí 30 phút trước khi hoạt động bình thường
Nước thải sau khi xử lý qua bể màng MBR, được bơm qua cột lọc trước khi thải ra bể chứa nước sau xử lý và thải qua hồ điều hòa; nước thải đảm bảo đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột A trước khi thải ra môi trường tiếp nhận
Nước trong hồ điều hòa được tái sử dụng để bơm tuần hoàn ngược chở lại cấp nước cho 02 bể nước làm mát của HTXLKT và một phần được sử dụng để tưới cây xanh, rửa đường trong khuôn viên Nhà máy
Khi nước trong hồ điều hòa đầy, nước thải sau xử lý được xả theo cống bê tông vào nguồn tiếp nhận là mương tưới tiêu thuộc xóm Cầu Giao, xã Minh Đức, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên theo phương thức tự chảy (Công ty đã được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước số 2254/GP-UBND ngày 23/07/2019) Tọa độ điểm xả thải theo hệ tọa độ quốc gia VN 2000 (Kinh tuyến trục là 106 0 30’, múi chiều 3 0 ): X = 2370633 m, Y = 428901 m
(Quy trình vận hành của hệ thống được đính kèm tại phụ lục của báo cáo)
✓ Các hạng mục công trình hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Bảng 3.4 Thông số kỹ thuật của các hạng mục xử lý nước thải 25 m 3 /ngày
Stt Hạng mục Thông số kỹ thuật Số lượng
I Bể xử lý nước thải
- Thiết kế: Bê tông cốt thép, gạch
- Thiết kế: Bê tông cốt thép, gạch
3 Bể phản ứng - Thể tích: 12m 3
- Thiết kế: 3 ngăn, kết cấu thép chống rỉ 1
- Thiết kế: Bê tông cốt thép, gạch
- Thiết kế: Bê tông cốt thép, gạch
- Thiết kế: Bê tông cốt thép, gạch
- Thiết kế: Bê tông cốt thép, gạch
II Thiết bị của hệ thống
1 Thiết bị khuấy bể phản ứng
- Hệ thống phân phối khí, cánh khuấy, motơ khuấy trộn động cơ 0,75kw
- Máy thổi khí đặt cạn
- Thông số kỹ thuật: 380Vx50Hz, 120 m 3 /h, 2,2kw
- Động cơ 2,2kw; điện 1 pha, cột áp 10-20m
- Inox 304, động cơ 1 pha, điện 220v,
- Lưu lượng 6 m 3 /h ; công suất 0,37 kw
- Vật liệu ống hút: ABS;
- Kích thước màng: 534 mm x 450 mm x 1020 mm;
- Kớch thước lỗ màng: 0,2 àm;
- Áp suất tối đa: 0,1 Mpa;
- Áp suất lọc tối đa – TMP: 0,035 Mpa;
9 Thiết bị lọc fiter - Vật liệu nhựa, lõi lọc tinh 1
1.3.2 Module xử lý nước thải 71 m 3 /ngày
- Công suất hệ thống: 71 m 3 /ngày
- Quy chuẩn kiểm soát nước thải: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A
- Đơn vị thiết kế, thi công và lắp đặt: Công ty TNHH Môi trường Tâm Anh Địa chỉ: Thôn Dục Nội, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội
- Phương thức vận hành: theo mẻ
- Đặc tính nước thải: Nước thải phát sinh do hoạt động sản xuất và thu gom được phân thành 04 dòng xử lý chính:
+ Dòng 1: Nước thải chứa kim loại nặng và hóa chất
Nhóm này thường là nước thải từ các quá trình điện hóa và bảo vệ kim loại, các
Dự án gia công & hoàn thiện bề mặt kim loại, các loại nước thải làm mát trong gia công cơ khí cắt gọt kim loại, các loại nước thải từ các quá trình mạ điện, mạ hóa Nước thải từ các Dự án sản xuất hóa học, các Dự án sản xuất công nghiệp thuộc ngành điện, điện tử, da giầy, nhuộm, các phòng chiếu chụp & công nghệ hình ảnh, Nước thải loại này thường có hàm lượng kim loại nặng cao, đặc biệt là crôm ở hóa trị VI và hóa trị III Các kim loại nặng trong đó có crôm phải được loại bỏ
+ Dòng 2: Nước thải ô nhiễm dầu
Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
2.1 Hệ thống xử lý khí thải lò đốt rác công suất 800 kg/h
- Chức năng: Xử lý khí thải phát sinh từ quá trình đốt chất thải tại lò đốt rác của nhà máy
- Quy chuẩn kiểm soát khí thải: QCVN 30:2012/BTNMT (cột B)
- Đơn vị thiết kế, thi công và lắp đặt: Công ty CP lò, thiết bị đốt và xử lý môi trường Việt Nam Địa chỉ: số 21 Nguyễn Gia Thiều, phường 6, quận 3, Tp Hồ Chí Minh
Quy trình công nghệ hệ thống xử lý khí thải lò đốt chất thải công nghiệp 800 kg/h
Khí thải phát sinh từ lò đốt chất thải công nghiệp 800 kg/h chủ yếu là bụi; các khí: CO, NOx, SOx, các khí axit Các khí thải này sẽ được xử lý triệt để tại hệ thống xử lý khí được lắp đặt đồng bộ với phần lò đốt Khí thải sau qua xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp QCVN 30:2012/BTNMT, cột B trước khi thải ra môi trường xung quanh
Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải lò đốt chất thải công nghiệp 800kg/h được thể hiện tại hình sau:
Hình 3 11 Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải lò nung
- Khói thải, khí thải ra khỏi buồng buồng thứ cấp ngang sẽ qua tháp lắng bụi giúp sa lắng sơ bộ các hạt bụi kéo theo khói thải theo nguyên lý va đập và trọng lực, trước khi được giải nhiệt nhằm tránh gây giảm hiệu quả ở bộ giải nhiệt do bụi
Khí nóng từ lò đốt tiếp tục được chuyển sang thiết bị giải nhiệt gồm có giải nhiệt bằng nước và không khí Giải nhiệt nước nhằm hạ nhiệt độ nhanh khí thải và sau đó tiến hành làm nguội bằng môi chất không khí với cường độ mạnh, nhờ đó mà khí thải được làm mát và hạ thấp nhiệt độ tới giá trị cho phép trước khi vào thiết bị xử lý bằng phương
Tháp tách ẩm/Điều áp
Tháp pot-cacbon Ống khói (Khí thải đạt QCVN 30:2012/BTNMT, cột B)
Quạt hút tổng pháp hấp thụ Để tăng cường hiệu quả trao đổi nhiệt, thiết bị giải nhiệt có cấu tạo đặc biệt với bề mặt trao đổi nhiệt lớn và cường độ đối lưu cao nhờ hệ thống quạt gió với lưu lượng lớn, vận tốc cao qua các bề mặt trao đổi nhiệt
Khí thải sau khi được làm mát ở thiết bị giải nhiệt còn chứa bụi có kích thước phân tán rộng từ 5 ÷ 30 𝜇m vì vậy cần đưa qua thiết bị Xyclon ướt
Thiết bị Xyclon ướt đóng vai trò của thiết bị lọc bụi theo nguyên lý trọng lực và quán tính để lắng tách các thành phần bụi vô cơ và bồ hóng còn lại, thiết bị làm việc dựa trên nguyên lý kết hợp: vừa có tác dụng thấm ướt các hạt bụi bởi các hạt dung dịch được phun vào thiết bị với hệ số phun cao, vừa có tác dụng làm nguội dòng khí nhờ dung dịch chứa chất kiềm để trung hòa khí axit, khi đó xảy ra quá trình trao đổi nhiệt của dòng khí chứa bụi với luồng phun dung dịch trước
Bụi sau khi thấm ướt nhờ chuyển động xoáy của dòng khí tạo lực ly tâm làm cho các hạt bụi này tách ra khỏi dòng khí và va đập với thành thiết bị sau đó trôi xuống phễu thu
Khí thải sau khi được làm nguội và lắng bụi trong thiết bị Xyclon ướt, nhờ áp suất hệ thống tạo bởi quạt hút tổng Q sẽ được đưa tiếp sang tháp hấp thụ ở là loại tháp rửa có ô đệm
Tại đây, dung dịch hấp thụ tính kiềm (NaOH, Na2CO3 hay Ca(OH)2 từ hệ bể tuần hoàn được máy bơm cấp và phun vào buồng tháp hấp thụ với hệ số phun lớn Các khí thải (SO2, HCl, HF ) sẽ bị dung dịch hấp thụ và trung hòa
Quá trình này đồng thời làm lắng hết phần bụi có kích thước nhỏ còn lại trong khí thải (có kích thước dưới 5 𝜇m) Bộ tách giọt nước trong tháp hấp thụ 7 sẽ được thu hồi lại các giọt nước nhỏ bị dòng khí chuyển động kéo theo
Tháp tách Ẩm/Điều áp:
Sau quá trình hấp thụ khí độc bằng dung địch kiềm trong hệ thống Xyclon ướt và tháp đệm hấp thụ, các thành phần hơi nước và dung dịch được phun sương có thể bị cuốn theo dòng khói thải, chúng sẽ được tách triệt để bằng tháp tách ẩm/điều áp theo nguyên lý va đập, trọng lực và quán tính kết hợp
Phía dưới thân tháp còn có phần thể tích cần thiết để tích, lưu khí nhằm điều áp dòng khí thải khí thải trước khi qua tháp Pot-carbon
Pot cacbon là thiết bị sử dụng than hoạt tính làm chất hấp phụ các khí độc còn lại sau quá trình hấp thụ và tách ẩm
Tại đây, các loại chất ô nhiễm còn lại trong khí thải là các khí độc sẽ được hấp phụ hoàn toàn bằng than hoạt tính Than hoạt tính sử dụng ở đây có diện tích bề mặt ngoài rất lớn để tăng khả năng hấp phụ tạp chất, nhờ cấu trúc đặc biệt, diện tích bề mặt của tất cả các lỗ rỗng có thể đạt tới 800 – 2500 m 2 /g trong 1g than hoạt tính nên chúng có thể hấp phụ rất mạnh đối với các khí độc hại còn lại trong khí thải kể cả dioxin, furan và các kim loại nặng Khí thải sau khi được hấp phụ sẽ qua quạt hút Q để vào hệ ống thoát khói chính Ống khói chính:
Khí sạch sau khi ra khỏi hệ thống xử lý khí thải đã đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép và có nhiệt độ dưới 180°C được quạt hút Q công suất 45kW; lưu lượng khí thải 17.000-32.000 m 3 /h đưa qua ống khúi thải ứ700 để phỏt tỏn ra ngoài mụi trường
Hệ bể dung dịch tuần hoàn bao gồm các bể nước làm mát phục vụ quá trình điều khiển sự chảy của rác trong lò và các bể chứa dung dịch hấp thụ tuần hoàn
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
3.1 Đối với chất thải rắn sinh hoạt
- Biện pháp thu gom, lưu giữ: Nhà máy bố trí 04 thùng rác loại 100 lít đặt tại khu vực văn phòng, xung quanh khuôn viên nhà xưởng và 01 thùng rác loại 20 lít tại khu vực nhà bảo vệ Hàng ngày sau mỗi ca làm việc công nhân làm nhiệm vụ: quét dọn, thu gom rác thải từ các khu vực phát sinh về khu vực xử lý chất thải sinh hoạt của nhà máy và được đốt tại 02 lò đốt rác thải sinh hoạt
- Công trình xử lý: 02 lò đốt rác thải sinh hoạt công suất 2.000 kg/h/lò (Chi tiết chức năng, quy mô, thiết kế, quy trình công nghệ xử lý xem mục 3.2.13 (chương I))
3.2 Chất thải chất thải công nghiệp thông thường
3.2.1 Biện pháp thu gom, lưu giữ chất thải thông thường
Nhà máy không xây dựng riêng các kho lưu chứa chất thải thông thường phát sinh từ hoạt động của nhà máy Chất thải rắn thông thường phát sinh được lưu chứa chung với các khu vực phân loại, lưu chứa chất thải công nghiệp hiện có của nhà máy
- Chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại được thu gom về, được chuẩn bị trước qua các công đoạn phân loại và xử lý sơ bộ (phơi, đóng bánh, tách cặn), sau đó chất thải rắn được đóng bao (giấy hay nilông) với kích thước phù hợp với miệng nạp liệu để thuận tiện cho việc cấp liệu qua cửa lò đốt chất thải
- Chất thải lỏng (dung dịch thải, hoá chất thải) được chứa trong bồn kín, sau khi lọc và tách ẩm: phần lỏng đươc phun vào đốt trong lò, phần cặn bã được đốt dưới dạng chất thải rắn
- Đối với chất thải vô cơ từ quá trình phân loại rác: Được chứa vào bệ chứa thể tích 0,6m 3 , sau khi đầy được xe nâng vận chuyển đến ô chôn lấp số 04
- Đối với tro xỉ từ lò đốt sinh hoạt: Tro thải của lò đốt rác sinh hoạt xả ra từ buồng đốt sơ cấp qua cửa tháo tro, tro xỉ được chứa trong bệ chứa có thể tích 0,6m 3 Bệ chứa đầy được kéo lên bởi palang, sau đó được xe nâng vận chuyển đến ô chôn lấp số 04
- Đối với chất thải rắn có khả năng tái chế: bao bì, nilon, hộp nhựa,… phát sinh từ quá trình phân loại rác được tập kết taị khu vực lưu chứa chất thải thông thường tại xưởng X3-X4 Xưởng X3-X4 có diện tích là 504 m 2 , được phân làm 02 ngăn riêng biệt để lưu giữ và phân loại chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại, mỗi ngăn có kích thước: 6mx42m (diện tích: 252 m 2 )
3.2.2 Công trình xử lý chất thải thông thường
Các hệ thống thiết bị xử lý chất thải công nghiệp – nguy hịa của Nhà máy đã đầu tư 11 hệ thống xử lý chất thải nguy hại bao gồm: 01 Hệ thống lò đốt chất thải công nghiệp, nguy hại công suất 800 kg/h; 01 Hệ thống ổn định hóa rắn, công suất 1.000 viên/ngày; 01 hệ thống ngâm tẩy nhựa, kim loại dính CTNH 1.500 kg/h; 01 hệ thống phá dỡ linh kiện điện tử 250 kg/h; 01 hệ thống phá dỡ ắc quy chì thải, công suất 300 kg/h; 01 Hệ thống súc rửa thùng phuy nhiễm thành phần nguy hại, công suất 300 kg/h;
01 Hệ thống tái chế dầu thải, công suất 500kg/h; 01 Hệ thống tái chế dung môi thải, công suất 375 kg/h; Hệ thống xử lý nước thải và chất thải lỏng 96 m 3 /ngày đêm (module
01 công suất 25 m 3 /ngày; module 02 công suất 71 m 3 /ngày); 01 Hệ thống tái chế nhôm, kẽm công suất 1000 kg/h; 03 Bể đóng kén (Chi tiết chức năng, quy mô, thiết kế, quy trình công nghệ xử lý xem mục 3.2 (chương I)) được sử dụng để xử lý chất thải nguy hại cũng như các loại chất thải công nghiệp thông tthường có phương pháp xử lý phù hợp.
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
4.1 Khối lượng chất thải nguy hại dự kiến phát sinh
Danh mục các chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên của Nhà máy được trình bày trong Bảng dưới đây:
Bảng 3 14 Bảng danh mục chất thải nguy hại phát sinh của nhà máy
TT Tên chất thải Mã
Khối lượng phát sinh (kg/năm)
Nước thải có thành phần nguy hại (nước từ hệ thống tẩy rửa, nước thải từ hệ thống súc rửa bao bì, thùng phuy; nước thải từ hệ thống xử lý khí thải lò đốt chất thải công nghiệp, sinh hoạt, xử lý khí thải tái chế kim loại)
2 Axit thải (phát sinh từ hệ thống xử lý ắc quy chì thải) 02 01 01 561.600
3 Cặn dung môi, cặn dầu thải 17 07 03
Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chưa nêu tại các mã khác); giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm thành phần nguy hại
6 Bùn thải có thành phần nguy hại từ hệ thống xử lý nước thải 12 06 05 109.500
7 Than hoạt tính từ hệ thống xử lý khí thải 12 01 04 800
8 Bao bì mềm (đã chứa chất khi thải ra là CTNH) thải 18 01 01 73
Bao bì kim loại cứng (đã chứa chất khi thải ra là
CTNH, hoặc chứa áp suất chưa bảo đảm rỗng hoặc có lớp lót rắn nguy hại như amiang) thải
10 Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải 17 02 03 620
11 Bóng đèn huỳnh quang và các loại thuỷ tinh hoạt tính thải 16 01 06 748,8
12 Chất thải từ quá trình nấu luyện kim loại
4.2 Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải nguy hại
Các công trình lưu giữ chất thải nguy hại của Dự án được trình bày trong bảng sau và được thuyết minh dưới đây:
Bảng 3 15 Các hạng mục công trình lưu giữ chất thải nguy hại
TT Hạng mục Diện tích (m 2 )
1 Khu vực lưu giữ và phân loại chất thải và phế liệu (xưởng X1) 432
2 Kho lưu giữ và phân loại chất thải và phế liệu (xưởng X3-X4) 252
❖ Khu vực lưu giữ và phân loại chất thải và phế liệu (xưởng X1)
- Khu vực lưu giữ và phân loại chất thải và phế liệu (xưởng X1): Diện tích: 432 m 2 (kích thước: 36x12 (m)) Chức năng: Tập kết, lưu giữ, phân loại các loại CTCN, CTNH trước khi đưa vào các hệ thống sơ chế, tái chế, xử lý chất thải
- Thiết kế kiến trúc/cấu trúc: Khu vực thuộc xưởng X1, nền bê tông dày 20 cm có rãnh thu chất lỏng về hố ga thấp hơn sàn đảm bảo không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi vệ sinh, chữa cháy và sự cố tràn đổ Ngoài lưu giữ CTNH, xưởng còn bố trí các khu vực tái chế, xử lý chất thải: Khu lò đốt chất thải công nghiệp nguy hại FBA; khu tái chế nhôm, kẽm; Khu lưu chứa và xử lý bo mạch, linh kiện điện tử; Khu lưu chứa và phá dỡ bóng đèn chứa thủy ngân thải; Khu lưu chứa và phá dỡ ắc quy chì thải; Khu lưu chứa và súc rửa thùng phuy; Khu tẩy rửa kim loại, nhựa dính hóa chất; sân đường trong nhà sản xuất với tổng diện tích 3.240 m 2
+ Tường xây gạch cao 3m và vách tôn cao tiếp theo tường gạch đến đỉnh mái, tổng chiều cao xưởng 12,4m Trên mái có cửa trời lấy ánh sáng tự nhiên, xung quanh để nhiều cửa sổ rộng thông gió và các cửa chính ra vào thuận tiện Nhà khung thép tiền chế bước cột 6 m, 7,5m, 8m, 8,5m; nhịp 24m, 32m, 48m, vì kèo thép, xà gồ thép Nền bê tông mác 250#, dày 20 - 30cm, trên nền cát đầm chặt
+ Cửa chính: thiết kế kiểu cửa đi khung thép, 02 cánh mở, bố trí 02 đầu nhà xưởng Kích thước khung cửa (rộng x cao) 4 m x 4,6m tại mỗi cửa có biến hướng dẫn thoát hiểm khi có sự cố
+ Rãnh thu gom chất lỏng xung quanh nhà xưởng xử lý chất thải có chiều rộng 20 cm, sâu 20-30 cm và có độ dốc về phía hố thu gom nhằm tích tụ chất thải lỏng chảy về phía hố thu
+ Hệ thống quạt thông gió, đèn chiếu sáng được thiết kế theo tiêu chuẩn Chung quanh được bao bởi tường gạch
+ Xung quanh mái được bố trí các ống thu nước và mái có rãnh thu nước
+ Tại xưởng có lắp đặt trang thiết bị PCCC, quạt thông gió, thiết bị chiếu sáng công nghiệp Tại mỗi phân khu có gắn biển tên loại chất thải lưu giữ và các dấu hiệu phòng ngừa đối với mỗi loại chất thải
❖ Kho lưu giữ và phân loại chất thải và phế liệu (xưởng X3-X4)
- Kho lưu giữ và phân loại chất thải và phế liệu (xưởng X3-X4): Diện tích: 252 m 2 (kích thước: 6x42 (m)) Chức năng: Lưu giữ các loại CTNH phát sinh từ nhà máy hoặc thu mua từ khách hàng
- Thiết kế kiến trúc/cấu trúc: nền bê tông dày 20 cm có rãnh thu chất lỏng về hố ga thấp hơn sàn đảm bảo không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi vệ sinh, chữa cháy và sự cố tràn đổ Ngoài lưu giữ CTNH, xưởng còn bố trí lưu giữ chất thải công nghiệp thông thường với tổng diện tích của 02 kho 504 m 2 (tương đương diện tích của xưởng X3, X4)
+ Tường xây gạch cao 3m và vách tôn cao tiếp theo tường gạch đến đỉnh mái, tổng chiều cao xưởng 12,4m Trên mái có cửa trời lấy ánh sáng tự nhiên, xung quanh để nhiều cửa sổ rộng thông gió và các cửa chính ra vào thuận tiện Nhà khung thép tiền chế bước cột 6 m, 7,5m, 8m, 8,5m; nhịp 24m, 32m, vì kèo thép, xà gồ thép Nền bê tông mác 250#, dày 20 - 30cm, trên nền cát đầm chặt
+ Cửa chính: thiết kế kiểu cửa đi khung thép, 02 cánh mở, bố trí 02 đầu nhà xưởng Kích thước khung cửa (rộng x cao) 4 m x 4,6m tại mỗi cửa có biến hướng dẫn thoát hiểm khi có sự cố
+ Rãnh thu gom chất lỏng xung quanh nhà xưởng xử lý chất thải có chiều rộng 20 cm, sâu 20-30 cm và có độ dốc về phía hố thu gom nhằm tích tụ chất thải lỏng chảy về phía hố thu
+ Hệ thống quạt thông gió, đèn chiếu sáng được thiết kế theo tiêu chuẩn Chung quanh được bao bởi tường gạch
+ Xung quanh mái được bố trí các ống thu nước và mái có rãnh thu nước
+ Tại xưởng có lắp đặt trang thiết bị PCCC, quạt thông gió, thiết bị chiếu sáng công nghiệp Tại mỗi phân khu có gắn biển tên loại chất thải lưu giữ và các dấu hiệu phòng ngừa đối với mỗi loại chất thải
4.3 Công trình xử lý CTNH:
Nhà máy đã đầu tư 09 hệ thống xử lý chất thải nguy hại bao gồm: 01 Hệ thống lò đốt chất thải công nghiệp, nguy hại công suất 800 kg/h; 01 Hệ thống ổn định hóa rắn, công suất 1.000 viên/ngày; 01 hệ thống ngâm tẩy nhựa, kim loại dính CTNH 1.500 kg/h;
Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có)
Để giảm thiểu tiếng ồn, độ rung nhằm đảm bảo sức khỏe cho công nhân lao động và tránh làm tăng mức ồn trong khu vực, tiếng ồn trong nhà máy đang được khống chế bằng các phương pháp sau:
- Duy trì công tác bảo dưỡng thường xuyên đối với hệ thống máy móc thiết bị
- Lắp đặt các hệ thống máy móc theo tiêu chuẩn công nghệ mới tránh độ ồn cao
- Cách ly các nguồn gây ồn ra các khu vực riêng biệt một cách hợp lý
- Đúc móng máy đủ khối lượng, tăng chiều sâu móng, đào rãnh đổ cát khô để tránh rung theo mặt nền
- Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung với các thiết bị có công suất lớn
- Trang bị nút tai cho công nhân phải làm việc ở khu vực thường xuyên tiếp xúc với độ ồn cao, đây là biện pháp vừa hiệu quả vừa kinh tế vừa dễ thực hiện Nút tai có thể giảm độ ồn từ 8 - 10dB
- Trồng cây xanh quanh khu vực nhà máy để giảm tiếng ồn phát tán ra bên ngoài nhà máy.
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành
6.1 Phòng ngừa và ứng phó sự cố tại hệ thống xử lý nước thải
- Cán bộ vận hành được trang bị kiến thức về quản lý môi trường và vận hành các hệ thống xử lý
- Thường xuyên tập huấn nâng cao kiến thức, chuyên môn cho bộ phận Môi trường
- An toàn, bộ phận Sản xuất và bộ phận Bảo dưỡng
- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị của hệ thống xử lý
- Trang bị máy phát điện dự phòng cho các hoạt động xử lý nước thải
- Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng các trang thiết bị, hệ thống thu gom và xử lý nước thải Trang bị đầy đủ và thay thế đúng kỳ hạn các loại vật tư tiêu hao, các trang thiết bị hư hỏng Các thiết bị (bơm thổi khí ) tại các hạng mục chính luôn có thiết bị dự phòng để kịp thời hoạt động thay thế khi thiết bị đang hoạt động bị hỏng hóc
- Bố trí nhân viên quản lý, vận hành trạm xử lý nước thải, giám sát vận hành hàng ngày và tuân thủ nghiêm ngặt chương trình vận hành và bảo dưỡng được thiết lập cho các trạm xử lý nước thải của Dự án
Quy trình và biện pháp ứng phó đối với sự cố nước thải
- Quy trình ứng phó: Khi hệ thống xử lý nước thải xảy ra sự cố, quy trình ứng phó theo các bước sau:
+ Báo cáo quản lý trực tiếp
+ Quản lý trực tiếp thông báo quản lý cấp cao liên quan
+ Thông báo ban lãnh đạo Công ty tình hình sự cố
+ Bảo vệ hiện trường, cho đến khi các cấp quản lý đến đồng thời ngăn chặn sự cố khác có thể xảy
+ Thu gom, chuyển toàn bộ nước thải ra các bồn chứa nước thải di động (mobile tank) để xử lý, sửa chữa hệ thống
+ Thu gom chất thải phát sinh, vệ sinh khu vực xảy ra sự cố và chuyển giao chất thải cho đơn vị có chức năng xử lý
+ Nếu có xảy ra các sự cố khác kèm theo như cháy nổ, rò rỉ đổ tràn… thì áp dụng thêm quy trình ứng phó sự cố
+ Làm theo chỉ dẫn của Banh lãnh đạo Công ty
- Tạm dừng hoạt động của Nhà máy trong trường hợp không khắc phục kịp thời sự cố
* Biện pháp ứng phó sự cố
Bảng 3 16 Các sự cố thường gặp và cách khắc phục đối với HTXLNT
STT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp xử lý
1 Máy bơm nước thải đặt chìm
Máy bơm không hoạt động
Chưa cấp điện cho máy bơm Đóng tất cả thiết bị điện điều khiển bơm như: CB, dây cắm, công tắc mở bơm ở tủ điện)
Do nước có trong bể quá ít Chờ nước đầy rồi khởi động bơm Van máy bơm chưa mở Mở van và điều chỉnh van ở vị trí thích hợp Bơm bị chèn vật lạ hay bị sự cố
Kiểm tra bơm và tìm cách khắc phục
2 Máy bơm định lượng hóa chất
Bơm định lượng hóa chất không hoạt động
Chưa cấp điện cho bơm Đóng tất cả thiết bị điện điều khiển bơm như: CB, dây cắm, công tắc mở bơm ở tủ điện)
Có vật lạ vướng vào đầu hút và đầu đẩy của van
Kiểm tra và vệ sinh đầu hút và đầu đẩy
Bơm bị khí lọt vào Kiểm tra đệm và xả khí
Quá nhiệt và tiếng ồn bất thường
Do hết dầu Cần kiểm tra và cấp đầu vào máy Bạc đạn bị hư Cần cấp dầu vào hoặc yêu cầu nhà sản xuất xuống kiểm tra Công suất giảm Dây đai vị đùn hoặc bị hư Cần kiểm tra điều chỉnh hoặc
STT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp xử lý thay thế
Bộ lọc khí bị nghẹn Vệ sinh lại
Sự cố có đèn báo trên tủ điện
Thiết bị điện lỗi, tên báo lỗi là
Trip” đối với các thiết bị:
+ Bơm nước thải, bơm bùn thải
- Do chạm mạch hoặc do quá tải → đèn báo “ON”
Nhấn nút STOP-BUZZER để tắt còi báo rồi kiểm tra xem thiết bị nào bị lỗi và sửa
Nước trong bể chứa nước thải ở mức cao, tên hiện báo lỗi trên bảng điều khiển là “HH-Level
Nếu mực nước thải trong bể chứa ở mức cao đèn sẽ báo hiệu trên bảng điều khiển là “ON”
Nếu mực nước thải trong bể chứa ở mức thấp đèn sẽ báo hiệu trên bảng điều khiển là “OFF”
Nhấn nút STOP-BUZZER để tắt còi báo rồi kiểm tra công tắc mực nước và mực nước trong bể để xác nhận báo động đúng
+ Bơm nước thải bị nghẹt → vệ sinh bơm
+ Công tắc phao bị kẹt rác không kích hoạt → Vệ sinh rác
+ Lưu lượng xả nước thải quá cao Kiểm tra lưu lượng xả thải từ nhà máy
Sự cố không có đèn báo trên tủ điện điều khiển
Các thiết bị điện trên tủ điện đều ở vị trí AUTO hoặc ON nhưng các đèn tín hiệu không sáng và các thiết bị điện không hoạt động
+ Mất ít nhất 1 trong 3 pha
+ Kiểm tra điện áp cấp vào Đầu cắm dây cáp điện có lỏng không
=> xiết chặt lại nếu lỏng
Sự cố nguy hiểm Quan sát thấy có gì bất thường gây nguy hiểm đối với các thiết bị điện hoặc nguy hiểm cho người
Nhấn ngay nút EMERGENCY STOP sau đó kiểm tra và giải quyết
5 Hệ thống đường ống bị rung động quá mức bình thường
Bulông máy hoặc các bulông liên kết bị lỏng
Kiểm tra và xiết chặt lại các bulông bị lỏng
Ghi chú: Việc hướng dẫn sửa chữa hỏng hóc các loại thiết bị là hướng dẫn các lỗi thông thường, không phải lỗi nghiêm trọng và phải tháo máy Việc tháo máy và sửa chữa các lỗi lớn phải do nhà cung cấp sữa chữa
* Sự cố rò rỉ nước thải
Trường hợp rò rỉ nước thải có tính axit
- (1) Ngay lập tức hạn chế sự rò rỉ ngay tại nguồn thải
- (2) Nước rò rỉ được bơm về các bể gom
- (3) Rửa bằng nước sạch những nơi bị rò rỉ và đảm bảo thu gom triệt để lượng nước rửa vào hệ thống để xử lý
-(4) Kiểm tra độ pH của các khu vực bị ô nhiễm bằng giấy quỳ (giấy thử pH), lặp lại thao tác bước (3) cho đến khi pH nằm trong giới hạn 6-8
6.2 Phòng ngừa và ứng phó sự cố hệ thống xử lý khí thải
Các biện pháp phòng ngừa
- Vận hành thiết bị xử lý theo đúng kế hoạch và hướng dẫn vận hành
- Thường xuyên kiểm tra hoạt động của thiết bị
- Thường xuyên kiểm tra sự hoạt động của máy móc thiết bị và các hạng mục trong hệ thống xử lý bụi, khí thải
- Mỗi thiết bị nhỏ đều phải có thiết bị theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị đó: đồng hồ đo thời gian, lưu lượng, nhiệt độ, áp suất,
- Trang bị các thiết bị dự phòng cho hệ thống xử lý khí thải như quạt hút, ống dẫn,
- Kiểm tra, nhắc nhở, giáo dục ý thức làm việc của công nhân, cán bộ vận hành hệ thống xử lý bụi, khí thải kịp thời phát hiện và ứng phó khi sự cố xảy ra
- Cán bộ vận hành được trang bị kiến thức về quản lý môi trường và vận hành các hệ thống xử lý
- Thường xuyên tập huấn nâng cao kiến thức, chuyên môn cho bộ phận Môi trường
- An toàn, bộ phận Sản xuất và bộ phận Bảo dưỡng
Các biện ứng phó khi có sự cố Đối với hệ thống xử lý khí thải lò đốt chất thải công nghiệp, CTNH:
Khi xảy ra sự cố đối với hệ thống xử lý khí thải lò đốt rác phát điện, hệ thống quan trắc tự động đặt tại ống khói sẽ thông báo về phòng điều khiển Nhà máy sẽ tạm dừng vận hành toàn bộ hệ thống lò đốt chất thải để tiến hành khắc phục sự cố Nhà máy cam kết sẽ chỉ đưa lò đốt vào vận hành khi đã khắc phục sự cố và hệ thống xử lý khí thải hoạt động ổn định theo thiết kế Đối với hệ thống xử lý khí thải lò đốt chất thải sinh hoạt:
- Trong trường hợp nổ lò đốt: xả ống khói By-pass và cho ngừng vận hành lò đốt để kiểm tra, khắc phục sự cố
- Để đảm bảo an toàn cho hệ thống lò đốt CTRSH, Nhà máy thực hiện các biện pháp giảm thiểu như phân công tổ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra các bộ phận máy móc, kịp thời phát hiện những hư hỏng để có hướng giải quyết nhanh và hiệu quả Trong những trường hợp gặp sự cố nghiêm trọng, cần tạm dừng hoạt động, liên hệ ngay với đơn vị cung cấp để nhanh chóng khắc phục, hạn chế tối đa thời gian ngưng hoạt động, gây ùn ứ rác thải sinh hoạt
- Trong trường hợp xảy ra mất điện đột suất, Nhà máy sử dụng ngay máy phát điện đã được lắp đặt trước nhằm duy trì hoạt động của lò đốt, ít nhất là để hoàn tất quá trình xử lý hiện tại
- Đơn vị cung cấp lò phải tổ chức tập huấn cho cán bộ Nhà máy về quy trình vận hành an toàn lò đốt Định kỳ 06 tháng/lần xuống kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị của lò đốt
- Cán bộ phụ trách hoạt động của lò đốt thường xuyên quan sát khí thải ra Khí thải không tạo nên các vệt khói đen Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như khói có màu đen phải báo ngay cho lãnh đạo Công ty để kết hợp với nhà cung cấp tìm các giải pháp khắc phục kịp thời Đối với sự cố của lò hơi (đốt dầu)
Khi lò hơi gặp sự cố, nhà máy sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Ngưng hoạt động của lò hơi
- Khoá các van cấp hơi tránh gây cháy nổ
- Kiểm tra khắc phục sự cố, nếu nhân viên công ty không thể sửa chữa được thì thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ đến khắc phục
- Công ty cam kết chỉ vận hành lại hệ thống xử lý có sử dụng lò hơi và lò hơi sau khi đã khắc phục được sự cố Đối với sự cố của hệ thống tái chế dung môi, dầu thải
Khi hệ thống tái chế dung môi, dầu thải gặp sự cố phải thực hiện:
- Ngưng hoạt động của lò gia nhiệt
- Kiểm tra các van điều áp, kiểm tra rò rỉ của thiết bị, kiểm tra điều kiện hoạt động của máy móc
- Kiểm tra khắc phục sự cố, nếu nhân viên công ty không thể sửa chữa được thì thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ đến khắc phục
- Dung môi thải và dầu thải trong thời gian khắc phục sự cố sẽ được lưu giữ tại các thùng chứa kín, đặt xa các nguồn điện, nguồn lửa
Khi hệ thống xử lý khí thải xảy ra sự cố, quy trình ứng phó theo các bước sau:
+ Ngưng hoạt động sản xuất Tuyệt đối không hoạt động khi hệ thống xử lý chưa sửa chữa xong
+ Báo cáo quản lý trực tiếp
+ Quản lý trực tiếp thông báo quản lý cấp cao liên quan
+ Thông báo ban lãnh đạo Công ty tình hình sự cố
+ Bảo vệ hiện trường, cho đến khi các cấp quản lý đến đồng thời ngăn chặn sự cố khác có thể xảy
+ Làm theo chỉ dẫn của Banh lãnh đạo Công ty
* Biện pháp ứng phó sự cố
Bảng 3.17 Sự cố, nguyên nhân và cách khắc phục đối với hệ thống xử lý khí thải
Stt Sự cố Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1 Không bơm được nước, động cơ không chạy
- Tụ bị hỏng, bị lỗi - Liên hệ với nhà cung cấp
- Trục bị tắc - Kiểm tra nguyên nhân và loại bỏ vật (nguyên nhân) gây tắc
- Kiểm tra các mối nối có kín không
2 Động cơ chạy nhưng không bơm được đươc nước
- Bơm đang bị hút khí - Kiểm tra mức chất lỏng có thấp hơn crêphin
- Kiểm tra đảm bảo van hút được lắp kín và không bị tắc
- Công tắc tự động đóng
- Kiểm tra nguồn điện và dây điện vào máy
- Điều chỉnh công tắc và xác định nguyên nhân
- Nhận định nguyên nhân của vấn đề và loại bỏ
- Điều chỉnh lại chế độ tự động
2 Quạt hút không hút, không đẩy khí được
- Có hiện tượng lực hút tại cái điểm thu khí bị yếu hoặc không hút được
- Kiểm tra đường ống ra, đường ống vào quạt
III Phần điện điều khiển
1 Rơle nhiệt của thiết bị tự động đóng
- Dòng làm việc cao hơn dòng định mức, tức là điện áp nguồn thấp hơn điện áp quy định
- Động cơ bị làm việc quá tải
- Kiểm tra điện áp nguồn và dòng làm việc của các máy
- Cần kiểm tra các van, vệ sinh máy
2 Rơ le nhiệt của các máy bơm bật (đèn đỏ tại các công tắc máy bơm)
- Máy đang bị quá tải (nếu điện áp nguồn đủ) do có vật cản tại đầu hút như rác, dây, sợi nilông
- Cần kiểm tra máy bơm và vệ sinh máy
Stt Sự cố Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
3 Điện áp vào tủ điện đủ nhưng các nút bấm không điều khiển được
- Có thể do cầu chì hỏng
- Cần kiểm tra và thay thế cầu chì trong tủ điện
4 Hệ thống tự động không hoạt động
- Có thể do hệ thống phao điện lắp trong bể bị đứt hoặc hỏng
- Có thể đang để ở chế độ bằng tay
- Cần kiểm tra và thay thế
- Kiểm tra và chuyển chế độ điều khiển trên tủ điện
IV Đường ống thu khí
1 Rò rỉ khí trên đường ống, thiết bị
- Thời gian sử dụng lâu
- Tiến hành kiểm tra hằng ngày
- Khi phát sinh sự cố nhanh chóng kiểm tra và khắc phục
1 Dung dịch hấp thụ, chất hấp phụ không đảm bảo
Thời gian sử dụng lâu - Tiến hành đo pH dung dịch hằng ngày
Biện pháp chung: khi HTXL khí thải gặp sự cố Công ty sẽ tạm dừng hoạt động sản xuất, sau khi khắc phục xong sự cố mới hoạt động sản xuất trở lại
6.3 Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ
Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho Dự án xử lý
Nội dung quy trình và hành động ứng phó: Khi xảy ra hỏa hoạn hay phát nổ phải nhanh chóng thực hiện các bước:
+ Thông báo cho ban lãnh đạo Công ty và bộ phận trực xử lý;
+ Ngắt các thiết bị điện, mở các lối thoát hiểm;
+ Xác định vị trí hỏa hoạn;
+ Cô lập khu vực bị ảnh hưởng, kiểm tra khu vực bị ảnh hưởng;
+ Dùng bình bọt, khí CO2, cát, chăn bông thấm nước dập tắt đám cháy
Thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố
Khi sự cố cháy nổ xảy ra, hệ thống cảm ứng khói và nhiệt, hệ thống báo cháy sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời
Các thao tác ứng phó kịp thời:
Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có)
7.1 Các công trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm mùi, bụi, khí thải xung quanh nhà máy
- Thực hiện bê tông hóa đường nội bộ trong Nhà máy;
- Thực hiện việc phun nước hàng ngày, tránh việc bụi phát tán đi xa
- Các phương tiện giao thông giảm tốc độ khi đi vào khuôn viên Nhà máy tránh hiện tượng rơi vãi nguyên liệu gây ô nhiễm bụi ảnh hưởng tới các đối tượng xung quanh
- Các phương tiện xe tải được vận hành đúng trọng tải quy định
- Biện pháp giảm mùi, ruồi muỗi:
+ Hàng ngày phun chế phẩm khử mùi loại EMC, trung bình 180 lít dung dịch đã pha theo định mức/1 xe rác
+ Phun chế phẩm diệt ruồi: Định kỳ 02 ngày/1 lần phun chế phẩm diệt ruồi và côn trùng gây bệnh; loại chế phẩm sử dụng: chế phẩm CYPER 25EC
- Biện pháp bảo vệ người lao động: Thực hiện trang bị bảo hộ lao động đối với công nhân tham gia trực tiếp các hoạt động sản xuất: gang tay, giày, khẩu trang, mũ bảo hộ Thường xuyên kiểm tra công tác an toàn lao động, tuyên truyền về các tác động tiêu cực do khí thải Hằng năm, cán bộ công nhân viên của nhà máy được khám sức khỏe định kỳ
7.2 Các biện pháp khống chế ô nhiễm nhiệt bên trong nhà xưởng
Trong quá trình làm việc của Nhà máy sẽ sinh ra nhiệt độ phát tán đặc biệt là từ hoạt động của 02 lò đốt chất thải sinh hoạt; lò đốt chất thải công nghiệp; hệ thống tái chế dung môi, dầu thải; hệ thống tái chế nhôm, kẽm Vào mùa đông nhiệt độ thấp, điều kiện làm việc trong các phân xưởng của nhà máy là khá dễ chịu tuy nhiên mùa hè nhiệt độ trong xưởng sẽ tăng cao Vì vậy, nhà máy đã áp dụng một số biện pháp như sau:
- Vận hành đúng kỹ thuật, đảm bảo nhiệt độ tại buồng thứ cấp, buồng sơ cấp, lò nung, nồi chưng cất, lò hơi…
- Trang bị quạt công nghiệp tại khu vực vận hành lò
- Thiết kế nhà xưởng thoáng mát, có quạt thông gió
- Trồng cây tại các khu vực đất trống của Nhà máy
7.3 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường chung cho nhà máy
- Giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình lưu giữ nguyên liệu, chất thải
Chất thải được lưu giữ trong kho có mái che và được xếp chồng, dưới sàn bê tông có bố trí các rãnh thoát nước), được xếp đúng quy cách, đảm bảo an toàn, ngăn nắp và có thể dễ dàng nhìn thấy biển cảnh cáo, xếp không sát trần nhà kho, cách tường ít nhất 0,5 m; cách mặt đất từ 0,2 - 0,3m
- Các hoạt động bốc dỡ nguyên liệu:
Toàn bộ quy trình trên đảm bảo rằng các ảnh hưởng và tác động môi trường, sức khoẻ công nhân đối với các hoạt động lưu giữ nguyên liệu và đưa vào sản xuất là hoàn toàn đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, an toàn sức khoẻ công nhân và các điều kiện cần thiết về mặt môi trường
Nhà xưởng sản xuất được thiết kế nhiều cửa ra vào, cửa sổ thông gió tự nhiên, tận dụng tối đa thông gió tự nhiên kết hợp thông gió bằng quạt hút đảm bảo mức độ tích tụ các khí thải là nhỏ nhất
Tại khu vực chứa rác đầu vào cho hệ thống lò đốt, lắp đặt các quạt hút để tạo áp suất âm cho khu vực bể chứa rác đồng thời cấp không khí vào trong hệ thống lò đốt chất thải (cấp không khí vào lò quay)
- Bể đóng kén: Đối với việc khi đầy bể đóng kén, Công ty cho đóng nắp bằng bê tông chống thấm, kết cấu cốt thép bê tông bền vững theo đúng quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về xây dựng; có mái che đảm bảo tuyệt đối không để rò rỉ, thẩm thấu vào đất và mạch nước ngầm
7.4 Trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC)
Do đặc điểm sản xuất, nhà máy có hoạt động của lò đốt, lò hơi; việc sử dụng nhiều nhiên liệu là dầu DO là những nguồn dễ bắt cháy Đề phòng sự cố cháy nổ, công ty xây dựng và niêm yết đầy đủ các nội quy an toàn lao động, PCCN, quy trình vận hành thiết bị và phương án xử lý sự cố tại chỗ; thực hiện kiểm tra định kỳ và kiểm tra hàng năm về kỹ thuật an toàn đối với các trang thiết bị PCCC, thiết kế hệ thống PCCC tuân thủ theo TCVN 2622:1995;
- Nhà máy đã được Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy – Công an tỉnh Thái Nguyên thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy (Giấy chứng nhận số 43/TD- PCCC ngày 22 tháng 03 năm 2018)
- Để phòng ngừa và ứng phó với các sự cố về cháy nổ Nhà máy đã lắp đặt các hệ thống phòng cháy chữa cháy, bao gồm:
+ Xây dựng bể chứa nước dự phòng, dung tích bể chứa 200m 3
+ Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động, hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà xưởng Nguồn nước cấp tại các cột chờ khi có sự cố xảy ra luôn sẵn sàng Trang bị máy bơm chữa cháy và máy bơm chữa cháy dự phòng
+ Trang bị thiết bị bình chữa cháy xách tay tại khu vực văn phòng, nhà xưởng, kho…
+ Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng khi có sự cố và có biển chỉ dẫn thoát nạn, lối thoát hiểm, nội quy an toàn PCCC…
7.5 Biện pháp kiểm soát đối với phương tiện vận chuyển Đối với các xe vận chuyển CTNH, công ty sẽ lắp đặt các thiết bị theo dõi có gắn GPS và thực hiện thường xuyên, trên máy vi tính, theo nội dung sau:
- Theo dõi xác định lộ trình xe
Dựa trên hệ thống bản đồ vệ tinh người quản lý có thể xác định được vị trí xe của Công ty khi đi lấy chất thải từ chủ nguồn thải, biết được các thông tin liên quan tới xe như: Xe đang di chuyển hay dừng đỗ, vận tốc và những trạng thái khác
- Xem lại lộ trình xe: Người quản lý của Công ty phụ trách về việc theo dõi các xe có gắn GPS có thể xem lại quá trình di chuyển trong ngày, trong tháng của từng xe để xác định tính minh bạch của lái xe cũng như cung đường mà xe đã đi với vệt màu đỏ rất rõ ràng
- Xem mức tiêu thụ nhiên liệu xe: Hàng ngày người quản lý của Công ty có thể xem mức tiêu thụ xăng dầu của từng xe, xem quá trình nạp xăng dầu, …
Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi
Để bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thuỷ lợi, Nhà máy sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Trong trường hợp nước thải xử lý không đạt yêu cầu nước thải sẽ được dẫn về lưu chứa tại bể tiếp nhận nước thải đầu vào (08 bể, tổng dung tích bể 264,85 m 3 ) để khắc phục sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải, sau đó xử lý lại đạt quy chuẩn cho phép trước khi xả thải ra ngoài môi trường; dừng ngay việc xả thải dể thực hiện các biện pháp khắc phục
- Thực hiện việc quan trắc định kỳ chất lượng nước nguồn tiếp nhận, tần suất quan trắc (03 tháng/lần) Thực hiện đúng các biện pháp Kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm, khắc phục sự cố, cam kết không xả nước thải không đạt quy chuẩn ra ngoài môi trường.
Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học
9.1 Các kế hoạch (xử lý triệt để lượng chất thải còn tồn đọng; vệ sinh phương tiện, thiết bị và nhà máy; phá dỡ nhà máy hoặc chuyển đổi mục đích; các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình giám sát môi trường sau khi chấm dứt hoạt động, đặc biệt là nếu có bãi chôn lấp )
- Thông tin với khách hàng, đối tác có liên quan đến hoạt động của công ty
+ Thông báo cho các khách hàng chấm dứt các hợp đồng giao dịch, tiến hành thanh lý các hợp đồng với khách hàng;
+ Thông báo với các đối tác: Các đơn vị, cơ quan tư vấn cho công ty trong thời gian hoạt động
- Tiến hành xử lý tồn đọng
+ Xử lý triệt để lượng CTNH còn tồn đọng; ký hợp đồng với các đơn vị xử lý chất thải được cấp phép để tiến hành xử lý triệt để các loại chất thải nguy hại còn tồn đọng tại Dự án Cụ thể như sau:
- Đối với nước thải: Nước thải chưa xử lý được chứa trong các bồn chứa dung tích
1000 lít và được kí kết hợp đồng với đơn vị xử lý có chức năng Tiến hành vận chuyển nước thải bằng các xe vận chuyển chất thải chuyên dụng tới đơn vị xử lý và xử lý triệt để theo quy định
- Đối với chất thải rắn: Lượng chất thải còn tồn đọng khi có kế hoạch chấm dứt hoạt động được tiến hành xử lý triệt để đến công đoạn cuối cùng Sau khi đóng cửa từ 3 đến 6 tháng, Công ty có trách nhiệm báo cáo định kỳ cho cơ quan quản lý môi trường là
Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên về hiện trạng của môi trường khu xử lý sau khi đóng cửa
+ Vệ sinh phương tiện của Dự án: tất cả các phương tiện vận chuyển đã sử dụng cho việc vận chuyển xử lý CTNH đều được vệ sinh sạch sẽ trước khi dừng hoạt động Đối với các phương tiện đã quá cũ không có khả năng tái sử dụng sẽ được xử lý theo đúng quy định Các phương tiện có khả năng tái sử dụng sau khi vệ sinh và làm thủ tục khai báo với cơ quan nhà nước sẽ được bán thanh lý
+ Phá dỡ Nhà máy: Doanh nghiệp thực hiện phá dỡ máy móc, thiết bị theo đúng quy định, không phá dỡ bừa bãi tránh gây hưởng đến khu vực xung quanh
+ Khi bể đóng kén đã đầy: phải đóng bể bằng nắp bê tông chống thấm, kết cấu cốt thép bền vững, nắp phải phủ kín toàn bộ bề mặt bể đảm bảo tuyệt đối không có nước rò rỉ, thẩm thấu, nắp bể bổ sung lớp lót chống thấm một trong các vật liệu sau: Lớp đất sét có hệ số thấm K ≤ 10 -7 cm/s được đầm nén chặt với bề dày ≥60 (sáu mươi) cm; màng HDPE (High Density Polyethylen) hoặc nhựa tổng hợp PVC, cao su butila, cao su tổng hợp neopren hoặc vật liệu tương đương với chiều dày ≥ 02 (hai) mm
+ Trường hợp sử dụng khu vực mặt bể sau khi đóng kín để cho các chức năng khác (trừ đường giao thông cho phương tiện cơ giới) thì phải đảm bảo các tải trọng phía trên bể không vượt quá 25% khả năng chịu lực theo tính toán của bể
- Các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm tác động môi trường, cải tạo phục hồi môi trường, quan trắc
Ngay từ khi Dự án đi vào hoạt động, Công ty luôn chú trọng và quan tâm, đã có các kế hoạch biện pháp không chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng nhiều biện pháp như:
+ Có các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động môi trường, quản lý tốt chất thải nguy hại (từ khâu phân loại, tái chế, tiêu huỷ, đều đáp ứng đúng theo quy định của pháp luật của cơ quan nhà nước về môi trường) Các biện pháp cụ thể bao gồm: + Hút hầm cầu và san lấp mặt bằng
- Nạo vét các bể chứa và xử lý nước thải và san lấp mặt bằng
- Các chất thải tồn đọng sẽ được xử lý hoặc hợp đồng xử lý triệt để
+ Thực hiện các biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường:
- San lấp mặt bằng trên toàn khu đất
- Trồng cây xanh để cải thiện môi trường
+ Ngoài ra Công ty còn thực hiện các biện pháp tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện chương trình bảo vệ môi trường chung
+ Thực hiện các chương trình quan trắc môi trường mà Công ty đã cam kết với các cơ quản lý nhà nước bao gồm các quan trắc giám sát môi trường không khí, môi trường đất và môi trường nước ngầm tại khu vực nhà máy và khu vực lân cận
9.2 Các thủ tục (thông báo cho các cơ quan chức năng, khách hàng và cộng đồng, nộp lại giấy phép )
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước
+ Thông báo cho các cơ quan chức năng (UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi Trường), các địa bàn mà Doanh nghiệp có hoạt động, hợp tác
+ Nộp lại giấy phép quản lý chất thải cho cơ quan chức năng, nộp lại giấp phép đăng ký kinh doanh cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên thực hiện hoàn tất các bước theo kế hoạch chấm dứt hoạt động
- Đối với đơn vị, khách hàng liên quan:
+ Công ty sẽ thông báo cho các đơn vị và toàn thể khách hàng về tình hình chấm dứt hoạt động của Công ty, hoàn tất tất cả các hợp đồng với các đơn vị, khách hàng trước khi chấm dứt hoạt động 3 tháng
- Dự kiến: 3.000.000.000 (Ba tỷ đồng)
- Tuỳ theo tình hình thực tế khi chấm dứt hoạt động Công ty sẽ điều chỉnh kinh phí dự phòng trên cho thích hợp để bảo đảm xử lý triệt để ô nhiễm môi trường khu vực và lân cận.
Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có)
Công ty Cổ Phần Môi Trường Thái Nguyên Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 750/QĐ-BTNMT ngày 10/4/2017
Dự án đã thực hiện việc đầu tư các hệ thống dây chuyền xử lý chất thải theo nội dung báo cáo ĐTM được phê duyệt tuy nhiên, khi tiến hành xây dựng và hoạt động đã có một số thay đổi như sau:
Bảng 3 18 Tổng hợp một số thay đổi so với báo cáo ĐTM
Các hạng mục thiết bị xử lý tái chế và công trình bảo vệ môi trường theo ĐTM
Hiện trạng các hạng mục, công trình thay đổi Nguyên nhân Ghi chú
I Các thiết bị xử lý và tái chế
02 lò đốt chất thải công nghiệp có công suất 333kg/h và 500kg/h
01 lò đốt chất thải công nghiệp có công suất 800kg/h
Việc đầu tư 02 lò đốt có công suất nhỏ không phù hợp với thực tế của công ty dẫn đến khó khăn và tăng khối lượng công việc cho công tác quản lý và vận hành lò đốt Thay đổi này không làm tăng quy mô, công suất, công nghệ, không làm tăng tác động xấu đến môi trường
Công ty đã gửi văn bản số 1208/CV-MTTN ngày 12/8/2022 v/v xin ý kiến về lò đốt trước khi xin cấp Giấy phép môi trường và đã nhận được văn bản trả lời số 6404/BTNMT-TCMT ngày 26/10/2022 của
Công nghệ hệ thống phá dỡ ắc quy chì thải 300 kg/h: ắc quy thải → tháo nút đậy ở nắp
→ máy cắt ắc quy → bể trung hòa → phân loại: vỏ bình, năp bình; bản cực chì → bán cho đơn vị tái chế
Công nghệ điều chỉnh: ắc quy thải → tháo nút đậy ở nắp, thu hồi axit → bể trung hòa → bể rửa → máy nghiền cắt → phân loại: vỏ bình, năp bình; bản cực chì → bán cho đơn vị tái chế
Với chủ trương nâng cao giá trị sản phẩm thu hồi tái chế sau xử lý, vì vậy Công ty đầu tư thêm 01 bể rửa nhằm mục đích làm sạch sản phẩm và đồng thời thay đổi thứ tự của quy trình cắt, bể trung hòa -
Công nghệ hệ thống tái chế dầu thải công suất 500kg/h:
Dầu thải đã phân loại → thiết bị lắng → xử lý tách nước, xăng nặng và khí gas → xử lý màu → thiết bị lắng → thiết bị lọc → sản phẩm dầu gốc + phụ gia → thành phẩm
- Dầu động cơ, dầu khác sau phân loại → bình gia nhiệt → thiết bị lắng (máy ly tâm) → Chưng cất →tách dầu bán thành phẩm (sản phẩm phụ: dầu FO, khí gas) → bồn hấp thụ → xử lý mùi, màu → thiết bị lắng → thiết bị lọc → sản
Phân loại dầu trước khi xử lý để tối ưu quá trình xử lý Đối với các loại dầu thải: dầu thủy lực, dầu công nghiệp, dầu biến áp không chứa PCB không cần các quy trình tiền xử lý giai đoạn 1 Đầu tư thêm công đoạn chưng cất ngưng tụ để tăng giá trị sử dụng của sản phẩm từ hệ thống tái chế dầu nhớt
Các hạng mục thiết bị xử lý tái chế và công trình bảo vệ môi trường theo ĐTM
Hiện trạng các hạng mục, công trình thay đổi Nguyên nhân Ghi chú phẩm dầu gốc + phụ gia → thành phẩm
- Dầu thủy lực, dầu công nghiệp, dầu biến áp không chứa PCB→ bồn hấp thụ → xử lý mùi, màu → thiết bị lắng → thiết bị lọc → sản phẩm dầu gốc + phụ gia → thành phẩm
Hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 96 m 3 /ngày theo công nghệ hoá lý + sinh học; nước thải sau xử lý đạt QCVN
40:2011/BTNMT cột A trước khi thải vào hồ điều hòa và chảy ra mương tưới tiêu khu vực thuộc xóm Cầu Giao
Dòng 1: Nước thải nhiễm dầu
Dòng 2: Nước thải có nồng độ hữu cơ cao
Dòng 3: Nước thải chứa hàm lượng kim loại nặng
Dòng 4: Nước thải tổng hợp: nước thải chứa axit, bazơ, vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh phương tiện vận chuyển, nước thải sinh hoạt, nước thải sau khi xử lý theo quy trình xử lý của dòng 1, 2, 3
Xây dựng và lắp đặt 02 module xử lý nước thải:
- Module xử lý nước tập trung công suất 25 m 3 /ngày đêm: xử lý nước thải sinh hoạt, nước rỉ rác đạt QCVN
40:2011/BTNMT cột A trước khi thải vào hồ điều hòa và chảy ra mương tưới tiêu khu vực thuộc xóm Cầu Giao
- Module xử lý nước tập trung công suất 71 m 3 /ngày đêm: xử lý nước thải sản xuất, nước thải từ HT XLKT; nước thải thu gom bên ngoài nhà máy đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột A sau đó tuần hoàn tái sử Để phù hợp tình hình hoạt động của nhà máy và tránh lãng phí trong đầu tư, công ty đã đầu tư xây dựng 02 module xử lý nước thải theo 02 giai đoạn, tuy nhiên tổng công xuất xử lý nước thải không thay đổi (96 m 3 /ngày) Đối với 01 module xử lý nước thải tập trung
25 m 3 /ngày được Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận hoàn thành tại Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 144/QXN-
Các hạng mục thiết bị xử lý tái chế và công trình bảo vệ môi trường theo ĐTM
Hiện trạng các hạng mục, công trình thay đổi Nguyên nhân Ghi chú dụng, không thải ra môi trường
Kho chứa chất thải thông thường và lưu chứa CTNH: không phân khu vực cụ thể, lưu chứa trực tiếp tại các khu vực đặt hệ thống xử lý, tái chế
- Bố trí khu vực chứa chất thải thông thường tại xưởng X3- X4 có diện tích 252 m 2
- Khu vực lưu giữ và phân loại chất thải và phế liệu (xưởng X1) diện tích 432 m 2 ; Kho lưu giữ và phân loại chất thải và phế liệu (xưởng X3-X4) diện tích 252 m 2
- Hệ thống hóa rắn với công suất 7,5 tấn/ngày để phục vụ cho việc xử lý chất thải phát sinh thứ cấp tại nhà máybao gồm: tro, xỉ phát sinh từ lò đốt; vụn thủy tinh, bột huỳnh quang, than hoạt tính phát sinh từ hệ thống xử lý bóng đèn chứa thủy ngân; CTR không thu hồi được từ hệ thống phá dỡ linh kiện điện tử; xỉ thải từ hệ thống tái chế nhôm, kẽm thải
Việc phân khu vực để thuận lợi hơn trong quá trình lưu giữ, phân loại và xử lý chất thải
Bổ sung thêm hệ thống hóa rắn công suất 7,5 tấn/ngày nhằm xử lý tối ưu chất thải phát sinh nội bộ tại nhà máy
02 hệ thống xử lý khí thải lò đốt rác công nghiệp Quy trình: khói lò → bộ giải nhiệt khí thải
→ xyclon ướt → tháp hấp thụ
2 cấp → thiết bị tách giọt nước
01 hệ thống xử lý khí thải lò đốt rác công nghiệp Quy trình: khói lò → tháp lắng bụi → thiết bị giải nhiệt → xyclon ướt → tháp đệm hấp
Giảm 01 hệ thống xử lý khí thải lò đốt rác công nghiệp do chỉ lắp 01 lò đốt
Bổ sung tháp lắng bụi giúp sa lắng sơ bộ các hạt bụi kéo theo khói thải theo nguyên lý va đập và trọng lực, trước
Các hạng mục thiết bị xử lý tái chế và công trình bảo vệ môi trường theo ĐTM
Hiện trạng các hạng mục, công trình thay đổi Nguyên nhân Ghi chú
→ tháp hấp phụ than hoạt tính
→ quạt hút tổng → ống khói thụ → tháp tách ẩm/điều áp
→ tháp hấp phụ than hoạt tính
→ quạt hút tổng → ống khói khi được giải nhiệt nhằm tránh gây giảm hiệu quả ở bộ giải nhiệt do bụi
Công nghệ thống xử lý khí thải khu vực tái chế dầu, dung môi thải: chụp hút thu gom khí thải từ hệ thống tái chế dầu và dung môi → quạt hút → thiết bị hấp phụ bằng than hoạt tính → ống thoát khí
Công nghệ thống xử lý khí thải khu vực tái chế dầu, dung môi thải và khí thải lò hơi: chụp hút thu gom khí thải từ hệ thống tái chế dầu, dung môi, lò hơi → tháp dập bụi bằng nước → tháp tách ẩm
→ thiết bị hấp phụ bằng than hoạt tính → quạt hút → ống thoát khí
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
- Nguồn phát sinh nước thải và lưu lượng tối đa:
+ Nguồn số 01: nước thải sinh hoạt phát sinh các khu vệ sinh, nhà ăn; lưu lượng lớn nhất 10 m 3 /ngày;
+ Nguồn số 02: Nước thải vệ sinh kho xưởng, lưu lượng lớn nhất 1,4 m 3 /ngày + Nguồn số 03: Nước thải vệ sinh xe vận chuyển CTNH, lưu lượng lớn nhất 2,4 m 3 /ngày
+ Nguồn số 04: Nước thải thay định kỳ tại hệ thống xử lý khí lò đốt (nước thải tại quá trình này định kỳ 3-4 tuần thay một lần) kết quả tính trung bình theo ngày 7,5 m 3 /ngày
+ Nguồn số 05: Nước thay định kỳ từ hệ thống xử lý khí lò nấu luyện kim loại (nước thải tại quá trình này định kỳ 3-4 tuần thay một lần) kết quả tính trung bình theo ngày 0,5 m 3 /ngày
+ Nguồn số 06: Nước thải định kỳ cho hệ thống tẩy rửa nhựa, kim loại dính CTNH, lưu lượng lớn nhất 3,6 m 3 /ngày
+ Nguồn số 07: Nước thải thay thế định kỳ từ hệ thống xử lý ắc quy, lưu lượng lớn nhất là 3,6 m 3 /ngày
+ Nguồn số 08: Nước thải phát sinh từ hệ thống xúc rửa thùng phuy, lưu lượng lớn nhất là 1,2 m 3 /ngày
+ Nguồn số 09: Nước thải phát sinh từ hệ thống súc rửa thùng phuy, lưu lượng lớn nhất là 2 m 3 /ngày
+ Nguồn số 10: Nước rỉ rác từ ô chôn lấp rác thải, lưu lượng lớn nhất là 12,06 m 3 /ngày
+ Nguồn số 11: Nước thải từ quá trình tiếp nhận, phân loại rác sinh hoạt, lưu lượng lớn nhất là 2 m 3 /ngày
+ Nguồn số 12: Nước thải, chất thải lỏng thu gom từ các đơn vị bên ngoài nhà máy, lưu lượng lớn nhất là 30 m 3 /ngày
Số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép 01 dòng:
+ Dòng nước thái 01: dòng nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải và chất thải lỏng xả ra ngoài môi trường tiếp nhận (mương tưới tiêu xóm Cầu Giao, xã Minh Đức, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên)
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: chất lượng nước thải sau xử lý phải đáp ứng QCVN 40:2011/BTNMT (cột A, Kq = 0,9;
Kf = 1,1), cụ thể như sau:
Stt Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn Tần suất quan trắc định kỳ Quan trắc tự động, liên tục
1 Nhiệt độ 0 C 40 Không thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
Không thuộc đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải tự động, liên tục theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
Stt Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn Tần suất quan trắc định kỳ Quan trắc tự động, liên tục
- Vị trí và nguồn tiếp nhận nước thải: Vị trí đấu nối nước thải vào mương tưới tiêu xóm Cầu Giao, xã Minh Đức, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Tọa độ (theo hệ tọa độ
VN 2000, kinh tuyến trục 106 0 30, múi chiếu 3 0 ):
- Phương thức xả nước thải: tự chảy, xả mặt
- Chế độ xả nước thải: liên tục.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
2.1 Nguồn phát sinh khí thải:
Số lượng nguồn khí thải phát sinh:
- Nguồn số 01: Khí thải phát sinh từ lò đốt chất thải công nghiệp
- Nguồn số 02: Khí thải phát sinh từ hệ thống xử lý bóng đèn thủy ngân
- Nguồn số 03: Khí thải phát sinh từ khu vực tái chế dầu, dung môi, lò hơi
- Nguồn số 04: Khí thải phát sinh từ hệ thống tái chế nhôm, kẽm
- Nguồn số 05: Khí thải phát sinh từ 02 lò đốt rác thải sinh hoạt
2.2 Dòng khí thải, vị trí xả khí thải
Số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép 5 dòng:
- Vị trí xả khí thải: Ống khói của hệ thống xử lý khí thải lò đốt chất thải công nghiệp; tọa độ vị trí xả khí thải (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 106 0 30, múi chiếu 3 0 ): X = 2370778; Y = 428603
- Lưu lượng xả khí thải lớn nhất: 32.000 m 3 /giờ
- Phương thức xả khí thải: Khí thải sau khi xử lý được xả ra môi trường qua ống khói xả liên tục 24/24 giờ hoặc gián đoạn theo ca làm việc
- Vị trí xả khí thải: Ống thoát khí của hệ thống xử lý khí thải của hệ thống xử lý bóng đèn thủy ngân, tọa độ vị trí xả khí thải (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục
- Lưu lượng xả khí thải lớn nhất: 1.400 m 3 /giờ
- Phương thức xả khí thải: Khí thải sau khi xử lý được xả ra môi trường qua ống thoát khí xả liên tục 24/24 giờ hoặc gián đoạn theo ca làm việc
- Vị trí xả khí thải: Ống thoát khí của hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ hệ thống tái chế dầu, dung môi và từ lò hơi, tọa độ vị trí xả khí thải (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 106 0 30, múi chiếu 3 0 ): X = 2370791; Y = 428651
- Lưu lượng xả khí thải lớn nhất: 15.000 m 3 /giờ
- Phương thức xả khí thải: Khí thải sau khi xử lý được xả ra môi trường qua ống thoát khí xả liên tục 24/24 giờ hoặc gián đoạn theo ca làm việc
- Vị trí xả khí thải: Ống thoát khí của hệ thống xử lý khí thải của hệ thống tái chế nhôm kẽm, tọa độ vị trí xả khí thải (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 106 0 30, múi chiếu 3 0 ): X = 2370830; Y = 428612
- Lưu lượng xả khí thải lớn nhất: 9.000 m 3 /giờ
- Phương thức xả khí thải: Khí thải sau khi xử lý được xả ra môi trường qua ống thoát khí xả liên tục 24/24 giờ hoặc gián đoạn theo ca làm việc
- Vị trí xả khí thải: Ống khói của hệ thống xử lý khí thải chung của 02 lò đốt chất thải sinh hoạt, tọa độ vị trí xả khí thải (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 106 0 30, múi chiếu 3 0 ): X = 2370727; Y = 428619
- Lưu lượng xả khí thải lớn nhất: 50.000 m 3 /giờ
- Phương thức xả khí thải: Khí thải sau khi xử lý được xả ra môi trường qua ống thoát khí xả liên tục 24/24 giờ hoặc gián đoạn theo ca làm việc
Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn các chất ô nhiễm theo dòng khí thải được trình bày trong bảng sau:
TT Thông số ô nhiễm Đơn vị Giá trị tối đa cho phép*
Dòng khí thải số 01: Khí thải từ ống khói hệ thống xử lý khí thải lò đốt chất thải công nghiệp (1)
3 Axit clohydric, HCl mg/Nm 3 50
4 Cacbon monoxyt, CO mg/Nm 3 250
5 Lưu huỳnh dioxyt, SO2 mg/Nm 3 250
6 Nito oxyt, NOx mg/Nm 3 500
TT Thông số ô nhiễm Đơn vị Giá trị tối đa cho phép*
7 Thuỷ ngân và hợp chất tính theo thuỷ ngân, Hg mg/Nm 3
8 Cadmi và hợp chất tính theo Cadmi,
9 Chì và hợp chất tính theo chì, Pb mg/Nm 3 1,2
10 Tổng các kim loại nặng khác (As,
Sb, Ni, Co, Cu, Cr, Sn, Mn, TI, Zn) và hợp chất tương ứng mg/Nm 3
11 Tổng hydrocacbon, HC mg/Nm 3 50
12 Tổng dioxin/furan PCDD/PCDF ngTEQ/Nm 3 0,6
Dòng khí thải số 2: Khí thải từ ống thoát khí hệ thống xử lý khí thải từ hệ thống xử lý bóng đèn thủy ngân (3)
Dòng khí thải số 3: Khí thải từ ống khói của hệ thống xử lý khí thải của hệ thống tái chế dầu, dung môi và lò hơi (3), (4)
5 NOx (tính theo NO2) mg/Nm 3 600
Dòng khí thải số 4: Khí thải từ ống khói hệ thống xử lý khí thải từ hệ thống tái chế nhôm, kẽm (3)
3 Cacbon oxit, CO mg/Nm 3 1000
4 Lưu huỳnh đioxit, SO2 mg/Nm 3 500
5 Nito oxit, NOx mg/Nm 3 850
6 Asen và các hợp chất, tính theo As mg/Nm 3 10
7 Cadmi và hợp chất, tính theo Cd mg/Nm 3 5
8 Kẽm và hợp chấ t, tính theo Zn mg/Nm 3 30
Dòng khí thải số 5: Khí thải từ ống khói của hệ thống xử lý khí thải chung của 02 lò đốt chất thải sinh hoạt (2)
3 Axit clohydric, HCl mg/Nm 3 50
4 Cacbon monoxyt, CO mg/Nm 3 250
5 Lưu huỳnh dioxyt, SO2 mg/Nm 3 250
6 Nito oxyt, NOx mg/Nm 3 500
7 Thuỷ ngân và hợp chất tính theo thuỷ ngân, Hg mg/Nm 3
TT Thông số ô nhiễm Đơn vị Giá trị tối đa cho phép*
8 Cadmi và hợp chất tính theo Cadmi,
9 Chì và hợp chất tính theo chì, Pb mg/Nm 3 1,2
10 Tổng dioxin/furan PCDD/PCDF ngTEQ/Nm 3 0,6
(1) – QCVN 30:2012/BTNMT – QCKTQG về lò đốt chất thải công nghiệp, cột B
(2) – QCVN 61-MT:2016/BTNMT – QCKTQG về lò đốt chất thải sinh hoạt,
(3) – QCVN 19:2009/BTNMT (cột B; Kq = 1,0; Kv = 1,0) - QCKTQG về môi trường đối với bụi và các chất vô cơ
(4) – QCVN 56:2013/BTNMT – QCKTQG về tái chế dầu thải;
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung
- Nguồn phát sinh: các hoạt động bốc xúc, vận chuyển chất thải, phế liệu, sản phảm phát sinh tiếng ồn liên tục; các máy móc sản xuất hoạt động trong ca sản xuất
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau:
Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú
1 70 55 06 tháng/lần Khu vực thông thường
Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép, dB Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú
1 70 60 06 tháng/lần Khu vực thông thường
Nội dung đề nghị cấp phép của Dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:139 Chương V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại:
Bảng 4 1 Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại
Tên công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại
Công suất xử lý chất thải (kg/năm)
Phương án xử lý Ghi chú
1 Nhóm hệ thống, thiết bị, phương tiện xử lý CTNH
1.1 Hệ thống lò đốt chất thải công nghiệp công suất 800 kg/h 5.990.400 Thiêt đốt
Hệ thống hóa rắn công suất
Tên công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại
Công suất xử lý chất thải (kg/năm)
Phương án xử lý Ghi chú
Hệ thống ngâm tẩy nhựa, kim loại dính CTNH công suất
Hệ thống xử lý bóng đèn chứa thủy ngân công suất 20 kg/h
1.5 Hệ thống phá dỡ linh kiện điện tử công suất 250 kg/h 1.872.000 Sơ chế
1.6 Hệ thống phá dỡ ắc quy chì thải công suất 300 kg/h 2.246.400 Sơ chế
Hệ thống súc rửa thùng phuy nhiễm thành phần nguy hại công suất 300 kg/h
1.8 Hệ thống tái chế dầu thải công suất 500kg/h 3.744.000 Tái chế
1.9 Hệ thống tái chế dung môi thải
Hệ thống xử lý nước thải và chất thải lỏng công suất 96 m 3 /ngày (chia làm 02 module công suất 25 m 3 /ngày và 71 m 3 /ngày; nước thải và chất thải lỏng thu gom từ bên ngoài về là
1.11 Hệ thống tái chế nhôm, kẽm 7.488.000 Tái chế
1.12 03 bể đóng kén, dung tích 300 m 3 /bể 990.000 (kg) Cô lập
II Nhóm thiết bị đóng gói và lưu giữ
1 Thùng phuy nhựa, sắt 200 lít nắp vặn - Lưu trữ
2 Bồn chứa chất thải 1.000 lít - Lưu trữ
3 Bao bì mềm PE, PP hai lớp - Lưu trữ
Xưởng X1: Khu vực lưu giữ và phân loại chất thải và phế liệu diện tích 432 m 2
Xưởng X3-X4: Kho lưu giữ và phân loại chất thải và phế liệu với diện tích 252 m 2
- Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý: Nêu rõ từng mã chất thải nguy hại và khối lượng đề nghị cấp phép theo bảng sau:
Bảng 4 2 Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Số lượng
(kg/năm) Phương án xử lý Mức độ xử lý
I Nhóm CTNH tiêu hủy trong lò đốt chất thải công nghiệp
5.990.400 Phối trộn,thiêu hủy trong lò đốt, tro xỉ hóa rắn
1.1 Bùn thải và bã lọc có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải
1.2 Bùn thải và chất thải có dầu Bùn/Rắn
1.4 Bùn thải axit alkyl Bùn 01 04 03
1.5 Bùn thải pha loãng có các thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh lò hơi Bùn 04 02 05
1.6 Bùn nghiền và đánh bóng thuỷ tinh có các thành phần nguy hại Bùn 06 01 03
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Số lượng
(kg/năm) Phương án xử lý Mức độ xử lý
1.7 Bùn thải lẫn sơn hoặc véc ni (loại có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác trong nguyên liệu sản xuất) Bùn 08 01 02
1.8 Bùn mực in (loại có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất mực) thải Bùn 08 02 02
Bùn thải lẫn chất kết dính và chất bịt kín (loại có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác trong nguyên liệu sản xuất)
1.10 Bùn đất nạo vét có các thành phần nguy hại Bùn/ rắn 11 05 02
1.11 Bùn thải có các thành phần nguy hại Bùn/Rắn
2.1 Cặn thải có khả năng sinh axit từ quá trình chế biến quặng sunfua Bùn/Rắn 01 01 01
2.2 Các loại cặn thải khác có các thành phần nguy hại Bùn/Rắn 01 01 02
2.3 Các loại căn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất khác Bùn/Rắn
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Số lượng
(kg/năm) Phương án xử lý Mức độ xử lý
2.4 Cặn rắn có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải Bùn/Rắn 06 01 06
2.5 Cặn nước thải có các thành phần nguy hại Bùn 19 10 02
3 Các loại hắc ín thải
3.1 Các loại hắc ín (tar) thải Rắn/ bùn
3.2 Chất thải có hắc ín (tar) từ quá trình sản xuất cực anot Rắn 05 02 05
4 Bao bì, giẻ lau, vải chứa thành phần nguy hại
4.1 Bao bì mềm thải (không chứa hoá chất nông nghiệp có gốc halogen hữu cơ) Rắn 14 01 05
4.2 Bao bì cứng thải (không chứa hoá chất nông nghiệp có gốc halogen hữu cơ) Rắn 14 01 06
4.3 Bao bì mềm thải Rắn 18 01 01
4.4 Bao bì cứng thải bằng kim loại bao gồm cả bình áp suất bảo đảm rỗng hoàn toàn Rắn 18 01 02
4.5 Bao bì cứng thải bằng nhựa Rắn 18 01 03
4.6 Bao bì cứng thải bằng các vật liệu khác (composit ) Rắn 18 01 04
Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chưa nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại
5 Các loại chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc khác Rắn
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Số lượng
(kg/năm) Phương án xử lý Mức độ xử lý
6 Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết, tách, dung dịch tẩy rửa và dung môi hữu cơ thải khác Lỏng
7 Xỉ, váng bọt dễ cháy
Váng bọt dễ cháy hoặc bốc hơi khi tiếp xúc với nước Lỏng/ bùn 05 02 04
Váng bọt có các thành phần nguy hại Rắn 05 03 02
Xỉ, váng bọt có các TPNH Rắn 05 08 06
Xỉ (cứt sắt) và váng bọt dễ cháy hoặc bốc hơi khi tiếp xúc với nước Rắn/ lỏng 05 04 05
Xỉ (cứt sắt) và váng bọt dễ cháy hoặc bốc hơi khi tiếp xúc với nước Rắn/ lỏng 05 07 02
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng sử dụng sơn, vecni, mực in thải, cung ứng sử dụng sản phẩm che phủ
Mực in thải có các thành phần nguy hại Rắn/ lỏng 08 02 01
Hộp mực in thải có các thành phần nguy hại Rắn 08 02 04
Vụn sơn, gỉ sắt được bóc tách từ bề mặt phương tiện có các thành phần nguy hại Rắn 15 02 09
Sơn, mực, chất kết dính và nhựa thải có các thành phần nguy hại Rắn/ lỏng 16 01 09
9 Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng sử dụng sản phẩm che phủ
Cặn sơn, sơn và véc ni thải có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác Rắn/ lỏng 08 01 01
Chất thải từ quá trình cạo, bóc tách sơn hoặc véc ni có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác Rắn/ lỏng 08 01 03
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Số lượng
(kg/năm) Phương án xử lý Mức độ xử lý
Chất kết dính và chất bịt kín thải có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác Lỏng 08 03 01
Chất thải lỏng lẫn chất kết dính và chất bịt kín có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác Lỏng 08 03 03
10 Các chất bảo quản gỗ
Các chất bảo quản gỗ hữu cơ không có hợp chất halogen hữu cơ thải Lỏng 09 02 01
Các chất bảo quản gỗ có hợp chất cơ kim thải Lỏng 09 02 03
Các chất bảo quản gỗ vô cơ thải Lỏng 09 02 04
Các loại chất bảo quản gỗ thải khác có các thành phần nguy hại Lỏng 09 02 05
Chất thải có silic hữu cơ nguy hại Rắn/ lỏng 02 08 01
Chất thải có hay nhiễm các thành phần nguy hại từ phản ứng các hợp chất của canxi có photpho Rắn/ lỏng 02 09 01
Chất thải có silic hữu cơ nguy hại Rắn/ lỏng 03 02 10
Các hợp chất isoxyanat thải Rắn/ lỏng 08 04 01
Hoá chất thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại Rắn/ lỏng 13 02 02
Hoá chất chống đông thải có các thành phần nguy hại
Chất quang hoá thải Rắn/ lỏng 16 01 04
Hoá chất và hỗn hợp hoá chất phòng thí nghiệm thải có các thành phần nguy hại Rắn/ lỏng 19 05 02
Hoá chất vô cơ thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại (trừ các loại nêu tại nhóm mã 02, 13, 14 và 15) Rắn/ lỏng 19 05 03
Hoá chất hữu cơ thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại (trừ các loại nêu tại nhóm mã 03, 13, 14 và 15) Rắn 19 05 04
Cromat thải (ví dụ cromat kali, dicromat kali và natri) Rắn/ lỏng 19 09 02
Các hợp chất peroxit thải Rắn/ lỏng 19 09 03
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Số lượng
(kg/năm) Phương án xử lý Mức độ xử lý
Các loại chất oxi hoá thải Rắn/ lỏng 19 09 04
Hoá chất thải khác có các thành phần nguy hại Răn/ Lỏng
Hỗn hợp bitum có nhựa than đá thải Rắn 11 03 01
Nhựa than đá và các sản phẩm hắc ín (tar) thải (trừ lớp nhựa đường được bóc tách từ mặt đường) Rắn 11 03 02
13 Gỗ thải có hoặc bị nhiễm thành phần nguy hại
Mùn cưa, phoi bào, đầu mẩu, gỗ thừa, ván và gỗ đá vụn thải có các thành phần nguy hại Rắn 09 01 01
Thuỷ tinh, nhựa và gỗ thải có hoặc bị nhiễm các thành phần nguy hại Rắn 11 02 01
Chất thải tiền trộn có ít nhất một loại chất thải nguy hại Lỏng 12 02 01
Gỗ thải có các thành phần nguy hại
14 Chất thải từ ngành y tế
Chất thải lây nhiễm (bao gồm cả chất thải sắc nhọn) Rắn/ lỏng 13 01 01 Hoá chất thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại Rắn/ lỏng 13 01 02
Dược phẩm gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic) thải Rắn/ lỏng 13 01 03
Chất thải lây nhiễm (bao gồm cả chất thải sắc nhọn) Rắn/ lỏng 13 02 01
Chế phẩm gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic) thải Rắn/ lỏng 13 02 03
Gia súc, gia cầm chết (do dịch bệnh) Rắn 14 02 01
Các loại dược phẩm gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic) thải Rắn/ lỏng 16 01 11
15 Chất thải dễ cháy có thành phần nguy hại
Chất thải lỏng dễ cháy có các thành phần nguy hại Lỏng 12 02 04
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Số lượng
(kg/năm) Phương án xử lý Mức độ xử lý
Chất thải rắn dễ cháy có các thành phần nguy hại Rắn 12 02 05
Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại Rắn/ lỏng 12 02 06
16 Bộ lọc dầu đã qua sử dụng
17 Chất thải từ buồng lọc cát sỏi và các bộ phận khác của thiết bị tách dầu nước
Chất thải rắn từ buồng lọc cát sỏi và các bộ phận khác của thiết bị tách dầu/nước Rắn 17 05 01
Hỗn hợp chất thải từ buồng lọc cát sỏi và các bộ phận khác của thiết bị tách dầu/nước Rắn/ lỏng 17 05 06
18 Các loại chất thải có các thành phần nguy hại vô cơ và hữu cơ
Sản phẩm vô cơ có các thành phần nguy hại Rắn/ lỏng 19 03 01
Sản phẩm hữu cơ có các thành phần nguy hại Rắn/ lỏng 19 03 02
Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại vô cơ Rắn/ lỏng/ bùn 19 12 01
Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại hữu cơ Rắn/ lỏng/ bùn 19 12 02
Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại vô cơ và hữu cơ
19 Chất xúc tác đã qua sử dụng
Chất xúc tác đã qua sử dụng có axit photphoric Rắn/ lỏng 19 08 02
Xúc tác ở thể lỏng đã qua sử dụng Lỏng 19 08 03
Xúc tác đã qua sử dụng bị nhiễm các thành phần nguy hại Rắn/ lỏng 19 08 04
20 Than hoạt tính đã qua sử dụng
Than hoạt tính đã qua sử dụng Rắn 02 11 02
Than hoạt tính đã qua sử dụng từ quá trình xử lý khí thải Rắn 12 01 04
21 Vật liệu lọc, sáp mỡ thải đã qua sử dụng
Sáp và mỡ đã qua sử dụng Rắn 07 03 06 Đất sét lọc đã qua sử dụng Rắn 12 07 01
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Số lượng
(kg/năm) Phương án xử lý Mức độ xử lý
Các loại sáp và mỡ thải Lỏng 17 07 04
22 Nhựa trao đổi ion đã qua sử dụng
Nhựa trao đổi ion đã qua sử dụng hoặc đã bão hoà Rắn 07 01 09
Nhựa trao đổi ion đã bão hoà hay đã qua sử dụng Rắn 12 06 01
23 Chất thải không ở pha lỏng có dung môi từ quá trình tẩy mỡ nhờn Rắn/ bùn 10 01 01
24 Hỗn hợp dầu mỡ thải và chất béo độc hại từ quá trình phân tách dầu/nước Lỏng 12 06 04
25 Các mã dầu thải, không thể tái chế được
Dầu tràn (hoặc rơi vãi, rò rỉ) Lỏng 01 04 04
Chất thải từ quá trình làm sạch xăng dầu bằng bazơ Lỏng 01 04 08
Dầu thải chứa axit Lỏng 01 04 09
Dầu gốc khoáng không có hợp chất halogen hữu cơ thải từ quá trình gia công tạo hình
Dầu tổng hợp thải từ quá trình gia công tạo hình Lỏng 07 03 05
Dầu phân tán thải Lỏng 08 02 05
Dầu và chất cô từ quá trình phân tách Lỏng 12 02 03
Các loại dầu mỡ thải Lỏng 16 01 08
Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn gốc khoáng thải không cơ clo
Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải Lỏng 17 02 03
Các loại dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải khác Lỏng 17 02 04
Dầu truyền nhiệt và cách điện gốc khoáng thải không cơ clo Lỏng 17 03 03
Dầu đáy tàu từ hoạt động đường thuỷ nội địa Lỏng 17 04 01
Dầu đáy tàu từ nước thải cầu tàu Lỏng 17 04 02
Dầu đáy tàu từ các hoạt động đường thuỷ khác Lỏng 17 04 03
Dầu thải từ thiết bị tách dầu/nước Lỏng 17 05 04
Dầu nhiên liệu và dầu diesel thải Lỏng 17 06 01
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Số lượng
(kg/năm) Phương án xử lý Mức độ xử lý
Các loại nhiên liệu thải khác (bao gồm cả hỗn hợp) Lỏng 17 06 03
Tro bay và bụi lò hơi có dầu Rắn 04 01 01
Chất thải lẫn dầu Rắn/ lỏng 19 07 01
Hỗn hợp dầu mỡ thải và chất béo độc hại từ quá trình phân tách dầu/nước Lỏng 12 06 04
27 Pin thải có thể đốt
Pin thải phát sinh từ hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác Rắn 16 01 12
Các loại pin khác Rắn 19 06 05
28 Các loại dung môi thải, không tái chế được
Dung môi tẩy sơn hoặc véc ni thải Lỏng 08 01 05
Chất kết dính và chất bịt kín (loại có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác trong nguyên liệu sản xuất) 08 03 01
Chất thải không ở pha lỏng có dung môi từ quá trình tẩy mỡ nhờn 10 01 01
Chất thải từ quá trình hồ vải có dung môi hữu cơ Lỏng 10 02 01
Các loại dung môi và hỗn hợp dung môi thải khác Lỏng 17 08 03
Dung dịch thải thuốc hiện ảnh gốc dung môi Lỏng 19 01 03
29 Các loại chất thải nguy hại khác
Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại
05 11 02 Chất phụ gia thải có các thành phần nguy hại Rắn 03 02 09
Vật thể dùng để mài đã qua sử dụng có các thành phần nguy hại (ví dụ đá mài, giấy ráp )
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Số lượng
(kg/năm) Phương án xử lý Mức độ xử lý
Da thú có các thành phần nguy hại thải bỏ từ quá trình thuộc da và các quá trình liên quan
Phẩm màu và chất nhuộm thải có các thành phần nguy hại Rắn 10 02 02
Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải
12 07 06 Chất thải (bao gồm cả hỗn hợp) có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý cơ học chất thải Rắn 12 08 02
Chất thải của hệ thống màng có kim loại nặng Rắn 12 06 03
Chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh chuồng trại
Các loại chất thải khác có tính dễ cháy Rắn 19 12 05
II Nhóm CTNH đưa vào hệ thống hóa rắn
Hóa rắn sử dụng để làm vật liệu xây dựng hoặc đưa vào bể đóng kén
1 Tro bay có các thành phần nguy hại Rắn
2 Bụi lò hơi có các thành phần nguy hại Rắn 12 01 07
3 Chất thải rắn có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí Rắn
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Số lượng
(kg/năm) Phương án xử lý Mức độ xử lý
5 Lõi và khuôn đúc thải có các thành phần nguy hại Rắn
6 Chất thải có kim loại nặng từ quá trình tráng men, mài bóng Rắn 06 02 02
7 Các vật liệu mài dạng hạt thải có các thành phần nguy hại
8 Vật thể dùng để mài đã qua sử dụng có các thành phần nguy hại (đá mài, giấy ráp…) Rắn 07 03 10
9 Bùn nghiền và đánh bóng thuỷ tinh có các thành phần nguy hại Rắn 06 01 02
10 Các loại bụi khí thải Rắn
10.1 Bụi khí thải có các thành phần nguy hại Rắn
10.2 Các loại bụi và hạt (bao gồm cả bụi nghiền bi) có các thành phần nguy hại Rắn 05 02 07
11 Xỉ có các thành phần nguy hại Rắn
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Số lượng
(kg/năm) Phương án xử lý Mức độ xử lý
12 Vật liệu xây dựng, vật liệu thải Rắn
13 Than hoạt tính đã qua sử dụng Rắn 02 11 02
14 Que hàn thải có các kim loại nặng hoặc thành phần nguy hại Rắn 07 04 01
15 Bùn thải có các thành phần nguy hại Bùn
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Số lượng
(kg/năm) Phương án xử lý Mức độ xử lý
III Nhóm CTNH xử lý trong hệ thống ngâm tẩy nhựa, kim loại dính CTNH
Tẩy rửa, thu hồi kim loại, nhựa, nước thải phát sinh được đưa về hệ thống xử lý nước thải của nhà máy
1 Phôi từ quá trình gia công tạo hình hoặc vật liệu bị mài ra lẫn dầu, nhũ tương hay dung dịch thải có dầu
2 Phế thải kim loại bị nhiễm các thành phần nguy hại Rắn 11 04 01
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Số lượng
(kg/năm) Phương án xử lý Mức độ xử lý
3 Vật thể dùng để mài đã qua sử dụng có các thành phần nguy hại Rắn 07 03 10
4 Các thiết bị, bộ phận thải có các thành phần nguy hại Rắn
5 Bao bì cứng thải (không chứa hoá chất nông nghiệp có gốc halogen hữu cơ) Rắn
6 Bao bì kim loại cứng bằng kim loại bao gồm cả bình chứa áp suất bảo đảm rỗng hoàn toàn Rắn
7 Bao bì nhựa cứng (đã chứa chất khi thải ra là CTNH) thải Rắn 18 01 03
8 Bao bì nhựa cứng (đã chứa chất khi thải ra là CTNH) thải bằng các vật liệu khác (composit ) Rắn 18 01 04
9 Lõi và khuôn đúc đã qua sử dụng có các thành phần nguy hại Rắn 05 09 01
IV Nhóm CTNH xử lý trong hệ thống xử lý bóng đèn chứa thủy ngân
Xử lý bằng thiết bị nghiền bóng đèn, thu hồi kim loại, chất thải phát sinh hoá rắn
1 Bóng đèn huỳnh quang thải và các loại thuỷ tinh hoạt tính thải Rắn 16 01 06
V Nhóm CTNH đưa vào hệ thống phá dỡ linh kiện điện tử
Phá dỡ, thu hồi phế liệu; phần không có giá trị thu hồi thiêu hủy trong lò đốt CTCN, tro xỉ hóa rắn
1 Các thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị điện khác có các linh kiện điện tử có các thành phần nguy hại Rắn
2 Máy ảnh dùng một lần đã qua sử dụng còn chứa pin Rắn 19 01 07
3 Các loại chất thải khác Rắn 19 03 01
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Số lượng
(kg/năm) Phương án xử lý Mức độ xử lý
VI Nhóm CTNH xử lý bằng hệ thống phá dỡ ắc quy chì thải
Phá dỡ, súc rửa, tháo dỡ thu hồi phế liệu, nước thải phát sinh đưa về hệ thống xử lý nước thải, nhựa thu gom bán cho đơn vị có nhu cầu
1 Các loại ắc quy thải Rắn
VII Nhóm CTNH xử lý trong hệ thống súc rửa thùng phuy
Súc rửa, thu hồi thùng phuy sạch, nước thải đưa về hệ thống xử lý nước thải
VIII Nhóm CTNH xử lý trong hệ thống tái chế dầu thải
Xử lý tại hệ thống tái chế dầu, cặn dầu được tận dụng làm nhiên liệu đốt
1 Dầu gốc khoáng không có hợp chất halogen hữu cơ thải từ quá trình gia công tạo hình Lỏng 07 03 02
2 Dầu tổng hợp thải từ quá trình gia công tạo hình Lỏng 07 03 05
3 Dầu thải (nếu không áp cụ thể theo nhóm mã 17) Lỏng 15 01 07
4 Các loại dầu thuỷ lực khác Lỏng
5 Các loại dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải khác Lỏng
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Số lượng
(kg/năm) Phương án xử lý Mức độ xử lý
7 Các loại dầu truyền nhiệt và cách điện thải khác Lỏng
8 Dầu và chất có từ quá trình phân tách Lỏng 12 02 03
9 Dầu thải từ thiết bị tách dầu/nước Lỏng 17 05 04
10 Các loại dầu thải khác Lỏng
IX Nhóm CTNH xử lý bằng hệ thống tái chế dung môi thải
Xử lý bằng hệ thống tái chế dung môi, cặn bã đốt trong lò CTNH hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý
1 Các loại dung môi, dung môi tẩy sơn hoặc vecni hỗn hợp dung môi Lỏng
2 Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi hữu cơ thải khác Lỏng
Chất thải lỏng lẫn chất kết dính và chất bịt kín (loại có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác trong nguyên liệu sản xuất)
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Số lượng
(kg/năm) Phương án xử lý Mức độ xử lý
X Nhóm CTNH đưa vào hệ thống xử lý nước thải và chất thải lỏng
Xử lý tại hệ thống xử lý nước thải, bùn thải đem đi hóa rắn
1 Axit thải và chất thải có tính axit Bùn/ Lỏng
2 Bazo thải và chất thải có tính bazo Lỏng
3 Muối, dung dịch muối thải và các chất có kim loại nặng Lỏng/Bùn
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Số lượng
(kg/năm) Phương án xử lý Mức độ xử lý
4 Các loại chất thải lẫn dầu, mỡ
5 Nước thải từ quá trình xử lý khí và các loại nước thải khác Lỏng 12 01 02
6 Nước thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước cấp
7 Chất tách khuôn thải có các thành phần nguy hại Lỏng 05 08 05
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Số lượng
(kg/năm) Phương án xử lý Mức độ xử lý
8 Dịch cái thải từ quá trình chiết tách và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước
9 Dung dịch nước tẩy rửa thải có các thành phần nguy hại Lỏng 07 01 06
10 Nhũ tương và dung dịch thải Bùn/ Lỏng
11 Dung dịch thải có các thành phần nguy hại từ quá tình nhuộm Lỏng 10 02 04
12 Nước thải có các thành phần nguy hại Lỏng
13 Các loại chất thải có chứa dung môi Lỏng
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Số lượng
(kg/năm) Phương án xử lý Mức độ xử lý
14 Các loại hoá chất thải
14.1 Hoá chất thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại Lỏng 13 01 02
14.2 Hoá chất vô cơ thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại (trừ các loại nêu tại nhóm mã 02 , 13, 14 và 15)
14.3 Hoá chất hữu cơ thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại (trừ các loại nêu tại nhóm mã 02 , 13, 14 và 15)
14.4 Hoá chất và hỗn hợp hoá chất phòng thí nghiệm thải có các thành phần nguy hại
14.6 Các loại chất oxi hoá thải Lỏng 19 09 04
15 Bùn thải có thành phần nguy hại
16 Các loại chất thải khác Lỏng
16.1 Mực in và dung dịch khác có TPNH Lỏng 08 02 03
16.2 Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại vô cơ Lỏng 19 03 01
16.3 Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại hữu cơ Rắn/ Lỏng 19 03 02
16.4 Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại vô cơ và hữu cơ
XI Các chất thải đưa vào hệ thống tái chế nhôm, kẽm 7.488.000
Xử lý tại hệ thống tái chế nhôm, kẽm
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Số lượng
(kg/năm) Phương án xử lý Mức độ xử lý
Phoi từ quá trình gia công tạo hình hoặc vật liệu bị mài ra lẫn dầu, nhũ tương hay dung dịch thải có dầu hoặc các thành phần nguy hại khác
Xỉ thải hóa rắn QCVN 07:
2 Chất thải từ quá trình nhiệt luyện nhôm
3 Phế liệu kim loại thải lẫn dầu hay nhiễm các thành phần nguy hại
4 Chất thải từ quá trình nhiệt luyện kẽm
Bảng 4 3 Mã chất thải nguy hại và khối lượng đăng ký đưa vào các bể đóng kén
Số lượng Đăng ký (kg)
Mã CTNH Phương án xử lý Mức độ xử lý
1 Chất thải có asen Rắn 02 04 01
Chứa trong bao mềm chuyên dụng PE, PP hai lớp đưa xuống bể đóng kén
Thực hiện theo quy định tại Phụ lục 2 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về bể đóng kén
2 Chất thải có thủy ngân Rắn
5 Chất thải có hợp chất sunfua kim loại nặng Rắn 02 06 01
6 Bùn chứa bari sunfat có thủy ngân Bùn 02 07 03
7 Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải Bùn 02 05 01
Chứa trong bao mềm chuyên dụng PE, PP hai lớp đưa xuống bể đóng kén
Thực hiện theo quy định tại Phụ lục 2 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về bể đóng kén
8 Bùn thải và chất thải có các thành phần nguy hại (khác với dầu) từ quá trình khoan
9 Bùn thải, cặn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước cấp Bùn 12 09 03
10 Xỉ hàn, que hàn thải có các kim loại năng hoặc các thành phần nguy hại Rắn 07 04 02
11 Xỉ có các thành phần nguy hại Rắn
12 Xỉ và tro đáy có thành phần nguy hại Rắn 12 01 05
13 Xỉ và váng bọt từ quá trình nấu chảy kim loại Rắn 05 08 06
14 Vật liệu xây dựng thải có chứa các thành phần nguy hại Rắn
15 Vật liệu thải có chứa các thành phần nguy hại Rắn
16 Than hoạt tính từ quá trình sản xuất clo Rắn 02 07 02
18 Xỉ và các chất thải nguy hại khác từ quá trình nhiệt luyện nhôm, chì có thành phần nguy hại
19 Các loại chất thải xây dựng (đất đá thải, bùn đất ) có thành phần nguy hại Rắn
20 Chất thải nhiệt phân có chứa thành phần nguy hại Rắn 12 01 08
21 Chất thải nguy hại đã được ổn định hóa một phần Bùn 12 03 01
22 Chất thải nguy hại đã được hóa rắn Rắn 12 03 02
23 Chất thải rắn chưa được thủy tinh hóa Rắn 12 04 02
24 Chất thải có amiăng từ quá trình điện phân Rắn 02 07 01
25 Chất thải từ quá trình chế biến amiăng Rắn 02 11 03
Chứa trong bao mềm chuyên dụng PE, PP hai lớp đưa xuống bể đóng kén
Thực hiện theo quy định tại Phụ lục 2 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về bể đóng kén
Chất thải có amiăng (trừ sản phẩm amiăng xi măng bị loại bỏ) từ quá trình sản xuất amiăng xi măng
27 Vật liệu cách nhiệt có amiăng thải Rắn 11 06 01
28 Vật liệu xây dựng thải có amiăng (trừ amiăng xi măng) Rắn 11 06 03
29 Các chi tiết, bộ phận của phanh đã qua sử dụng có amiăng Rắn 15 01 06
30 Chất thải của hệ thống màng có kim loại nặng Rắn 12 06 03
31 Các vật liệu dạng hạt (xỉ đồng, cát, vụn sơn, gỉ sắt ) có thành phần nguy hại Rắn 15 02 08
32 Các loại chất thải khác Rắn/ bùn
33 Lõi, khuôn đúc đã qua sử dụng có thành phần nguy hại Rắn 05 09 01
- Số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại: 01 trạm trung chuyển Thông tin chi tiết như sau:
+ Tên trạm trung chuyển chất thải nguy hại: trạm trung chuyển chất thải công nghiệp - nguy hại và phế liệu của Công ty TNHH Thương Mại và Phát Triển Công Nghệ Loa Thành;
+ Địa chỉ: thôn Dục Nội, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; + Diện tích: 6.000 m 2 ;
- Địa bàn hoạt động đối với Dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng kinh tế:
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc “Toàn bộ vùng”
Vùng Đồng bằng sông Hồng “Toàn bộ vùng”
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung “Toàn bộ vùng”
Vùng Tây Nguyên “Toàn bộ vùng”
Vùng Đông Nam Bộ “Toàn bộ vùng”
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long “Toàn bộ vùng”
Chương V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Dự án “Nhà máy xử lý rác thải tỉnh Thái Nguyên” đi vào hoạt động năm 2019 và Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 144/QXN-BTNMT ngày 07/11/2019 (hạng mục đã được xác nhận: 02 lò đốt rác thải sinh hoạt, công suất 2.000 kg/h/lò; Ô chôn lấp chất thải trơ và tro xỉ lò đốt (ô chôn lấp số 4), diện tích 1.575 m 2 , thể tích 9.450 m 3 ; Hệ thống xử lý nước thải tập trung, công suất 25 m 3 /ngày đêm) Dưới đây là kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải và khí thải được thống kê 02 năm gần nhất (từ tháng 06/2020 – 06/2022):
Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải
Công ty Cổ phần Môi trường Thái Nguyên đã phối hợp với Công ty CP Kỹ thuật môi trường Đại Việt (VIMCERTS 237) và Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (VIMCERTS 024) thực hiện việc quan trắc định kỳ nước thải đầu ra của nhà máy
Kết quả quan trắc định kỳ chất lượng nước thải sau xử lý được trình bày trong bảng sau:
Bảng 5 1 Bảng tổng hợp kết quả quan trắc nước thải sau xử lý của hệ thống XLNT tập trung 25 m 3 /ngày.đêm trong 02 năm
TT Thông số Đơn vị
TT Thông số Đơn vị
(Các phiếu kết quả quan trắc được đính kèm phụ lục 1 của báo cáo)
Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải
Công ty Cổ phần Môi trường Thái Nguyên đã phối hợp với Công ty CP Kỹ thuật môi trường Đại Việt (VIMCERTS 237) và Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (VIMCERTS 024) thực hiện việc quan trắc định kỳ khí thải đầu ra của nhà máy
Kết quả quan trắc định kỳ chất lượng khí thải sau xử lý của hệ thống xử lý khí thải lò đốt chất thải sinh hoạt được trình bày trong bảng sau:
Bảng 5 2 Kết quả quan trắc định kỳ chất lượng khí thải sau xử lý của hệ thống xử lý khí thải lò đốt chất thải sinh hoạt trong 02 năm
TT Thông số Đơn vị
TT Thông số Đơn vị
Thuỷ ngân và hợp chất tính theo thuỷ ngân, Hg mg/Nm 3 KPH KPH KPH - - - 0,2
Cadmi và hợp chất tính theo
Chì và hợp chất tính theo chì,
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án
1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
- Thời gian vận hành thử nghiệm dự kiến thực hiện trong vòng 06 tháng, bắt đầu từ tháng 12/2022 đến tháng 05/2023
- Công trình xử lý chất thải của Dự án được vận hành thử nghiệm: 01 module xử lý nước thải tập trung 71 m 3 /ngày; 04 hệ thống xử lý bụi, khí thải
(Đối với 01 module xử lý nước thải tập trung 25 m 3 /ngày; hệ thống xử lý khí thải lò đốt chất thải sinh hoạt đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận hoàn thành tại Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 144/QXN-BTNMT ngày 07/11/2019 nên không thực hiện vận hành thử nghiệm lại)
- Công suất dự kiến đạt được của cả Dự án tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm: 70%
1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải: Để thực hiện công tác quan trắc chất thải phục vụ quá trình vận hành thử nghiệm các công trình, thiết bị xử lý chất thải, Chủ dự án dự kiến phối hợp với đơn vị có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường để khảo sát, lấy mẫu đo đạc, phân tích mẫu môi trường để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình xử lý chất thải, cụ thể như sau:
Viện Y học lao động và Công nghệ môi trường Địa chỉ liên hệ: Số 13, BT4-3, khu nhà ở Trung Văn, P.Trung Văn, Q.Nam Từ Liêm,TP Hà Nội Địa chỉ phòng thí nghiệm: C16-25 khu C, Khu đô thị mới Geleximco, đường Lê Trọng Tấn, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (VIMCERTS số 306) theo Quyết định số 02/GCN-BTNMT ngày 03/6/2022 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
Các công trình xử lý chất thải của dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận hoàn thành tại Giấy phép xử lý chất thải nguy hại mã số QLCTNH: 1-2-3-4- 5-6.110.VX cấp lần 2 ngày 02/12/2020 bao gồm: hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 3,5 m 3 /ngày; Hệ thống xử lý nước thải sản xuất 30 m 3 /ngày; Hệ thống xử lý khí thải lò nung; Hệ thống xử lý khí NOx, HCl; Hệ thống xử lý khí HCN
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Khoản 5 Điều 21 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, chi tiết kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải và khí thải như sau:
STT Vị trí lấy mẫu Tần suất lấy mẫu
Thông số quan trắc Kiểu lấy mẫu Số lượng đợt lấy mẫu
A Module xử lý nước thải tập trung 71 m 3 /ngày đêm
I Giai đoạn điều chỉnh hiệu suất (75 ngày)
Nhiệt độ, độ màu, pH, BOD5, COD, TSS, As, Hg, Pb, Cd, Cr 3+ ,
Cr 6+ , Cu, Zn, Ni, Mn, Fe, dầu mỡ khoáng, amoni, tổng N, tổng P, Coliform
II Giai đoạn vận hành ổn định (7 lần)
1 Đầu vào của HTXL 01 ngày/lần Nhiệt độ, độ màu, pH, BOD5,
COD, TSS, As, Hg, Pb, Cd, Cr 3+ ,
Cr 6+ , Cu, Zn, Ni, Mn, Fe, dầu mỡ khoáng, amoni, tổng N, tổng P, Coliform
2 Đầu ra của HTXL 01 ngày/lần trong 7 ngày liên tục Mẫu đơn 7
B Hệ thống xử lý khí thải lò đốt chất thải công nghiệp, nguy hại
I Giai đoạn điều chỉnh hiệu suất (75 ngày)
1 Ống thoát khí thải sau xử lý
15 ngày/lần Lưu lượng khí thải, Bụi tổng,
HCl, CO, SO2, NOx, Hg, Cd,
Pb, tổng các kim loại nặng khác (As, Sb, Ni, Co, Cu, Cr, Sn, Mn,
Tl, Zn), Tổng hydrocacbon, tổng dioxin/furan PCDD/PCDF
II Giai đoạn vận hành ổn định (7 ngày)
1 Ống thoát khí thải sau xử lý
01 ngày/lần trong 7 ngày liên tục
Lưu lượng khí thải, Bụi tổng, HCl, CO, SO2, NOx, Hg, Cd,
Pb, tổng các kim loại nặng khác
(As, Sb, Ni, Co, Cu, Cr, Sn, Mn,
Tl, Zn), Tổng hydrocacbon, tổng dioxin/furan PCDD/PCDF
C Hệ thống xử lý khí thải từ hệ thống xử lý bóng đèn thủy ngân
I Giai đoạn điều chỉnh hiệu suất (75 ngày)
1 Ống thoát khí thải sau xử lý
15 ngày/lần Lưu lượng, bụi tổng Mẫu tổ hợp 5
II Giai đoạn vận hành ổn định (7 ngày)
1 Ống thoát khí thải sau xử lý
01 ngày/lần trong 7 ngày liên tục
Lưu lượng, bụi tổng Mẫu đơn 7
D Hệ thống xử lý khí thải của hệ thống tái chế dầu, dung môi và lò hơi
I Giai đoạn điều chỉnh hiệu suất (75 ngày)
1 Ống thoát khí thải sau xử lý
15 ngày/lần Lưu lượng, Bụi tổng, CO, SO2,
II Giai đoạn vận hành ổn định (7 ngày)
1 Ống thoát khí thải sau xử lý
01 ngày/lần trong 7 ngày liên tục
Lưu lượng, Bụi tổng, CO, SO2,
E Hệ thống xử lý khí thải của hệ thống tái chế nhôm, kẽm
I Giai đoạn điều chỉnh hiệu suất (75 ngày) QCVN
1 Ống thoát khí thải sau xử lý
15 ngày/lần Lưu lượng, Bụi tổng, CO, SO2,
NOx, As, Cd, Zn, H2S, HC
II Giai đoạn vận hành ổn định (7 ngày)
1 Ống thoát khí thải sau xử lý
01 ngày/lần trong 7 ngày liên tục
Lưu lượng, Bụi tổng, CO, SO2,
NOx, As, Cd, Zn, H2S, HC
Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật
2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
TT Thông số quan trắc Tần suất* Quy chuẩn so sánh
I Ống khói thải từ hệ thống xử lý khí thải của Lò đốt chất thải công nghiệp
1 Lưu lượng khí thải, Bụi tổng, Hg,
Cd, Pb, tổng các kim loại nặng khác
(As, Sb, Ni, Co, Cu, Cr, Sn, Mn, Tl,
2 HCl, CO, SO2, NOx 03 tháng/lần
II Ống khói thải của hệ thống xử lý khí thải của lò đốt chất thải sinh hoạt
1 Lưu lượng khí thải, Bụi tổng, Hg,
Cd, Pb 06 tháng/lần QCVN 61-
2 HCl, CO, SO2, NOx 03 tháng/lần
III Hệ thống xử lý khí thải từ hệ thống xử lý bóng đèn thủy ngân
Không thuộc đối tượng quan trắc khí thải định kỳ theo quy định tại điểm a khoản
1 và điểm b khoản 2 Điều 98 Nghị định 08/2022/NĐ-CP
1 Lưu lượng, Bụi tổng QCVN
IV Khí thải từ ống khói của hệ thống xử lý khí thải của hệ thống tái chế dầu, dung môi và lò hơi
1 Lưu lượng, Bụi tổng, CO, SO2, NOx,
QCVN 19:2009/BTNMT (cột B; Kq = 1,0; Kv
V Khí thải từ ống khói hệ thống xử lý khí thải từ hệ thống tái chế nhôm, kẽm
1 Lưu lượng, Bụi tổng, CO, SO2, NOx,
QCVN 19:2009/BTNMT (cột B; Kq = 1,0; Kv
VI Giám sát nước thải sau xử lý của 02 module xử lý nước thải tập trung
1 Nhiệt độ, độ màu, pH, BOD5, COD,
TSS, As, Hg, Pb, Cd, Cr 3+ , Cr 6+ , Cu,
Zn, Ni, Mn, Fe, dầu mỡ khoáng, amoni, tổng N, tổng P, Coliform
Không thuộc đối tượng quan trắc khí thải định kỳ theo quy định tại điểm a khoản
QCVN 40:2011/BTNMT (cột A, Kq = 0,9; Kf
1 và điểm b khoản 2 Điều 97 Nghị định 08/2022/NĐ-CP
VII Bùn thải của 02 module xử lý nước thải tập trung
1 Asen (As); Bạc (Ag); Chì (Pb);
Cadimi (Cd); Coban (Co); Kẽm
(Zn); Niken (Ni); Thuỷ ngân (Hg);
Phenol; Tổng dầu; Crom (VI);
VIII Mẫu gạch của hệ thống hoá rắn
1 Asen (As); Chì (Pb); Cadimi (Cd);
Niken (Ni); Thuỷ ngân (Hg); Crom
*Tần suất quan trắc căn cứ theo quy định tại điểm b, Khoản 4, Điều 98, Nghị định
08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: Đối chiếu danh mục dự án, Dự án, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp xả nước thải; bụi, khí thải ra môi trường phải thực hiện quan trắc tự động theo quy định tại Phụ lục XXVIII và Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ: Dự án không nằm trong danh mục Đối tượng phải thực hiện quan trắc khí thải tự động, liên tục.
Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm
Kinh phí giám sát môi trường của dự án theo đơn giá quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Đơn vị tổ chức thực hiện: Công ty Cổ Phần Môi Trường Thái Nguyên Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm dự kiến khoảng 200.000.000 đồng.
KẾT QUẢ THANH TRA, KIỂM TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN
TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN
Từ tháng 06/2020 đến nay, Dự án chưa có đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền và không có vi phạm về bảo vệ môi trường.
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN
Cam kết của chủ dự án về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề xuất cấp giấy phép môi trường
- Công ty Cổ Phần Môi Trường Thái Nguyên cam kết về tính chính xác các thông tin, thông số các công trình thiết bị đã đầu tư, các thông số quan trắc môi trường đã trình bày trong Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
- Công ty cam kết về tính chính xác, trung thực về các công trình xử lý chất thải bao gồm: 01 Hệ thống lò đốt chất thải công nghiệp công suất 800 kg/h; 01 Hệ thống ổn định hóa rắn, công suất 1.000 viên/ngày; 01 hệ thống ngâm tẩy nhựa, kim loại dính CTNH 1.500 kg/h; 01 hệ thống phá dỡ linh kiện điện tử 250 kg/h; 01 hệ thống phá dỡ ắc quy chì thải, công suất 300 kg/h; 01 Hệ thống súc rửa thùng phuy nhiễm thành phần nguy hại, công suất 300 kg/h; 01 Hệ thống tái chế dầu thải, công suất 500kg/h; 01 Hệ thống tái chế dung môi thải, công suất 375 kg/h; 01 Hệ thống tái chế nhôm, kẽm, công suất 1000 kg/h; 02 Lò đốt rác sinh hoạt 2.000 kg/h/lò; Hệ thống xử lý nước thải và chất thải lỏng 96 m 3 /ngày đêm (module 01 công suất 25 m 3 /ngày; module 02 công suất 71 m 3 /ngày) và các công trình phụ trợ khác được trình bày trong Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
- Cam kết về tính chính xác, trung thực về các công trình bảo vệ môi trường tương ứng với các công trình xử lý chất thải được trình bày trong Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường.
Cam kết của chủ dự án về việc xử lý chất thải đáp ứng quy chuẩn môi kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan
về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan
Chủ dự án cam kết thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, vận hành các công trình bảo vệ môi trường của dự án, cụ thể như sau:
- Vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 96 m 3 /ngày đêm, nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật chất lượng quốc gia về nước thải công nghiệp, cột A hệ số Kq = 0,9 và Kf = 1,1 trước khi xả thải
- Vận hành hệ thống xử lý khí thải từ lò đốt chất thải công nghiệp, nguy hại đạt QCVN 30:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp, cột B;
- Vận hành hệ thống xử lý khí thải từ lò đốt chất thải sinh hoạt đạt QCVN 61- MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt;
- Vận hành hệ thống xử lý khí thải của hệ thống xử lý bóng đèn thủy ngân; hệ thống tái chế nhôm, kẽm đảm bảo khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ – cột B
- Vận hành hệ thống xử lý khí thải của hệ thống xử lý khí thải của hệ thống tái chế