Danh mục hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất của Cơ sở TT Hóa chất Tên thƣơng mại Công thức hóa học Khối lƣợng sử dụng kg/tháng Đặc tính/ Công dụng I Hóa chất sử dụng trong sản xuấ
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG I 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 1
1.1 Tên chủ cơ sở 1
1.2 Tên cơ sở 1
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của Cơ sở 2
1.3.1 Công suất hoạt động của Cơ sở 2
1.3.2 Công nghệ sản xuất của Cơ sở 2
1.3.2.1 Công nghệ sản xuất 2
1.3.2.2 Danh mục thiết bị sản xuất trong dây chuyền công nghệ của Cơ sở 5
1.3.3 Sản phẩm của Cơ sở 6
1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của Cơ sở 7
1.4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất của Cơ sở 7
1.4.2 Nhu cầu về điện năng, nguồn cung cấp điện của Cơ sở 9
1.4.3 Nhu cầu về cấp nước của Cơ sở 9
1.5 Các thông tin khác có liên quan đến Cơ sở 10
CHƯƠNG II 17
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 17
2.1 Sự phù hợp của Cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 17
2.2 Sự phù hợp của Cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 18
CHƯƠNG III 20
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 20
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 20
3.1.1 Công trình thu gom, thoát nước mưa 20
3.1.2 Công trình thu gom, thoát nước thải 22
3.1.3 Công trình xử lý nước thải 26
3.2 Công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải 39
3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 41
Trang 43.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 41
3.3.2 Chất thải rắn công nghiệp thông thường 43
3.4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 44
3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 46
3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 46
3.6.1 Phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ 46
3.6.2 Phòng ngừa, ứng phó sự cố hệ thống XLNT 48
3.7 Các nội dung thay đổi so với Quyết định phê duyệt đề án Bảo vệ môi trường chi tiết 52
CHƯƠNG IV 61
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 61
4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 61
4.1.1 Nguồn phát sinh nước thải 61
4.1.2 Lưu lượng xả nước thải 61
4.1.3 Dòng nước thải 61
4.1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng nước thải 61
4.1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải 62
4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 62
4.2.1 Nguồn phát sinh khí thải 62
4.2.2 Lưu lượng xả khí thải tối đa 62
4.2.3 Dòng khí thải 62
4.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 62
4.3.1 Nguồn phát sinh 62
4.3.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung 62
4.3.3 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung 63
4.4 Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải phát sinh 63
CHƯƠNG V 65
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 65
5.1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 65
5.2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với không khí xung quanh 67
CHƯƠNG VI 69
Trang 5CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 69
6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đã thực hiện 69
6.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 69
6.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 69
6.1.3 Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phối hợp thực hiện kế hoạch vận hành thử nghiệm 70
6.2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 71
CHƯƠNG VII 72
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 72
ĐỐI VỚI CƠ SỞ 72
CHƯƠNG VIII 75
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 75
PHỤ LỤC 77
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất của Cơ sở 5
Bảng 1.2 Sản phẩm và công suất sản xuất của Cơ sở 6
Bảng 1.3 Danh mục nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất của Cơ sở 7
Bảng 1.4 Danh mục hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất của Cơ sở 8
Bảng 1.5 Nhu cầu nguyên, vật liệu sử dụng của Công ty 9
Bảng 1.6 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của Cơ sở 9
Bảng 1.7 Nhu cầu sử dụng nước cho từng mục đích của Cơ sở 10
Bảng 1.8 Quy mô các hạng mục công trình của Cơ sở 12
Bảng 1.9 Tổng hợp các tác động, nguồn thải chính của Cơ sở 13
Bảng 1.10 Các công trình bảo vệ môi trường chính của Cơ sở 14
Bảng 3.1 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của cơ sở 21
Bảng 3.2 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải của Cơ sở 23
Bảng 3.3 Hệ thống thu gom, thoát nước thải của Cơ sở 24
Bảng 3.4 Kích thước bể tự hoại 3 ngăn 26
Bảng 3.5 Danh mục các hạng mục lắp đặt tại hệ thống XLNT của Cơ sở 32
Bảng 3.6 Danh mục các thiết bị phụ trợ cho từng hạng mục của hệ thống XLNT 34
Bảng 3.7 Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh của Cơ sở 42
Bảng 3.8 Khối lượng CTR công nghiệp thông thường phát sinh 43
Bảng 3.9 Khối lượng CTNH phát sinh trung bình năm của Cơ sở 44
Bảng 3.10 Bảng thống kê trang thiết bị PCCC 47
Bảng 3.11 Tổng hợp nội dung kiểm tra các bể xử lý và đường ống công nghệ của hệ thống XLNT 50
Bảng 3.12 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Cơ sở 53
Bảng 3.13 Sản phẩm và công suất sản xuất của Cơ sở (ứng với công suất 6 triệu đvsp/năm) 55
Bảng 3.14 Dự kiến khối lượng nguyên vật liệu sử dụng của Cơ sở khi nâng công suất 56
Bảng 3.15 Dự kiến khối lượng hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất Cơ sở khi nâng công suất 56
Bảng 3.16 Dự kiến nhu cầu sử dụng nước của Cơ sở khi nâng công suất 57
Trang 7Bảng 3.17 Dự kiến nhu cầu sử dụng nước cấp và xả nước thải của Cơ sở khi nâng công suất 58Bảng 3.18 Dự kiến khối lượng CTRCNTT phát sinh của Cơ sở khi nâng công suất 58Bảng 3.19 Dự kiến khối lượng CTNH phát sinh của Cơ sở khi nâng công suất 59Bảng 4.1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng nước thải 61Bảng 4.2 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn 63Bảng 4.3 Giá trị giới hạn đối với độ rung 63Bảng 4.4 Khối lượng CTNH phát sinh thường xuyên trong giai đoạn vận hành tại Cơ
sở 63Bảng 4.5 Khối lượng CTRCNTT phát sinh trong giai đoạn vận hành tại Cơ sở 64Bảng 4.6 Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn vận hành tại Cơ sở 64Bảng 5.1 Kết quả quan trắc định kỳ nước thải năm 2020, 2021 và Quý I, II, III năm
2022 66Bảng 5.2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với không khí xung quanh khu vực Cơ sở năm 2020, 2021 và Quý I, II, III năm 2022 67Bảng 6.1 Dự kiến thời gian vận hành thử nghiệm của Cơ sở 69Bảng 6.2 Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường 69Bảng 6.3 Vị trí đo đạc, lấy mẫu nước thải 70
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Quy trình sản xuất của cơ sở 2
Hình 1.2 Một số hình ảnh khu vực sản xuất của Cơ sở 5
Hình 1.3 Một số hình ảnh cây xanh trong khuôn viên nhà xưởng 13
Hình 3.1 Sơ đồ thoát nước mưa tại Cơ sở 20
Hình 3.2 Một số hình ảnh về thu gom, thoát nước mưa của Cơ sở 22
Hình 3.3 Sơ đồ thu gom, thoát nước thải của Cơ sở 22
Hình 3.4 Một số hình ảnh thu gom, thoát nước thải của Cơ sở 25
Hình 3.5 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 03 ngăn 26
Hình 3.6 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải 10 m3/ngày đêm của Cơ sở 28
Hình 3.7 Một số hình ảnh của hệ thống xử lý nước thải công suất 10 m3/ngày đêm 39
Hình 3.8 Sơ đồ quy trình của hệ thống xử lý khí thải tại hệ thống XLNT của Cơ sở 40
Hình 3.9 Hình ảnh quạt thông gió khu vực nhà xưởng sản xuất của Cơ sở 41
Hình 3.10 Một số hình ảnh thùng chứa CTR sinh hoạt 42
Hình 3.11 Một số hình ảnh tủ chứa CTRCNTT 44
Hình 3.12 Một số hình ảnh về khu lưu chứa và thùng chứa CTNH 45
Hình 3.13 Một số hình ảnh PCCC của Cơ sở 48
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CTRCNTT : Chất thải rắn công nghiệp thông thường
Trang 10CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 1.1 Tên chủ cơ sở
- Tên chủ cơ sở: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN LIÊN THÀNH
- Địa chỉ văn phòng: Số 243 Bến Vân Đồn, Phường 2, Quận 4, Tp Hồ Chí Minh
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Hoàng Văn Phục
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Điện thoại: 028.3511 6741 Fax: 028.3511 9054
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần số 0302359405 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hồ Chí Minh cấp, đăng ký lần đầu ngày 16/7/2001, đăng
ký thay đổi lần thứ 17 ngày 10/6/2022
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh mã số: 0302359405-004 do Sở
Kế hoạch và Đầu tư Tp Hồ Chí Minh cấp, đăng ký lần đầu ngày 11/01/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 17/01/2020
+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 28/GP-UBND-TNMT do Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh cấp ngày 11/9/2020
+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số QLCTNH 79.001988.T (cấp lần 2) do Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh cấp ngày 20/7/2015
- Quy mô của Cơ sở: Dự án nhóm C (Nhà máy chế biến thủy sản có tổng mức
Trang 11đầu tư dưới 60 tỷ đồng)
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của Cơ sở
1.3.1 Công suất hoạt động của Cơ sở
Cơ sở đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết tại Quyết định số 931/QĐ-BTNMT ngày 28/4/2017 với công suất: 400.000 – 416.666 đơn vị sản phẩm/tháng, tương đương tối đa 5.000.000 đơn vị sản phẩm/năm
1.3.2 Công nghệ sản xuất của Cơ sở
1.3.2.1 Công nghệ sản xuất
Quy trình sản xuất của Cơ sở như sau:
Hình 1.1 Quy trình sản xuất của cơ sở
Trang 12Ghi chú:
: Dòng sản xuất : Dòng nước thải : Dòng chất thải rắn
Thuyết minh quy trình:
- Nước mắm cốt nhập về từ xưởng chế biến (đặt tại huyện Bình Chánh và thành phố Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh) được lọc lại tạp chất thô và đưa vào các bồn pha đấu Tùy vào nước mắm bao nhiêu độ đạm, quá trình pha đấu cũng khác nhau Nước mắm đạt sau pha đấu là nước mắm thành phẩm, được lọc lần cuối trước khi đóng chai phân phối
- Tất cả các loại chai thủy tinh được xử lý tiệt trùng triệt để bằng nước gia nhiệt và bảo quản cẩn thận trước khi sử dụng
- Nước mắm đóng chai được soi tạp chất, có dán nhãn niêm phong và kiểm tra lần cuối trước khi phân phối
- Quá trình sản xuất của Công ty là hoàn toàn khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường
Hiện nay Cơ sở đang áp dụng tích hợp hệ thống ISO 9001:2015 & HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) nhằm đảm bảo kiểm soát tốt chất lượng của sản phẩm
Khu vực pha đấu nước mắm
Trang 13Máy súc rửa chai lọ Khu lưu chứa chai lọ
Kho vật tư Máy thổi khô
Máy chiết rót Máy đóng nắp chai
Trang 14Bảng 1.1 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất của Cơ sở
lượng
Thông số kỹ thuật (công suất)
Tình trạng
1 Máy súc rửa chai thủy tinh cái 01 3.000 chai/giờ Hoạt động bình thường
2 Máy chiết rót cái 02 3.000 chai/giờ Hoạt động bình thường
3 Máy đóng nắp cái 02 3.000 chai/giờ Hoạt động bình thường
4 Máy thổi khô cái 01 12 hp/cái Hoạt động bình thường
5 Băng chuyền cái 02 2 hp/cái Hoạt động bình thường
6 Máy phun date chai cái 02 10.000 chai/giờ Hoạt động bình thường
7 Máy phun date thùng cái 02 1.000 thùng/giờ Hoạt động bình thường
8 Máy đóng thùng cái 02 1.000 thùng/giờ Hoạt động bình thường
9 Máy nén khí cái 03 8,5 bar/cái Hoạt động bình thường
10 Máy co nhiệt cái 02 20 kw/cái Hoạt động bình thường
11 Máy bơm cái 15 2 hp/cái Hoạt động bình thường
12 Máy bơm cái 05 1 hp/cái Hoạt động bình thường
13 Máy bơm cái 01 20 hp/cái Hoạt động bình thường
Trang 15TT Tên ĐVT Số
lượng
Thông số kỹ thuật (công suất)
20 Hệ thống xử lý nước thải - 01 10 m3/ngày Hoạt động bình thường
Nguồn: Chi nhánh Công ty Cổ phần Chế biến thủy hải sản Liên Thành – Phân xưởng
Thể tích
Công suất (chai/tháng)
Quy đổi (lít/tháng)
Công suất (chai/năm)
Quy đổi (lít/năm)
Trang 16STT Sản phẩm
Quy cách bao bì
Thể tích
Công suất (chai/tháng)
Quy đổi (lít/tháng)
Công suất (chai/năm)
Quy đổi (lít/năm)
1.4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất của Cơ sở
(1) Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu:
Bảng 1.3 Danh mục nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất của Cơ sở
Trang 17STT Tên Đơn vị tính Khối lượng
(2) Nhu cầu sử dụng hóa chất:
Trong quá trình sản xuất nước mắm đóng chai, Cơ sở chỉ sử dụng hóa chất là Chlorine để xử lý tiệt trùng, vệ sinh thiết bị, nhà xưởng
Trong quá trình xử lý nước thải, cơ sở sử dụng các loại hóa chất gồm: polymer, PAC, NaOH, Chlorine, Mật rỉ đường Chi tiết khối lượng hóa chất sử dụng thống kê dựa theo thực tế từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2022 được trình bày tại Bảng 1.4
Bảng 1.4 Danh mục hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất của Cơ sở
Khối lượng
sử dụng (kg/tháng)
Đặc tính/ Công dụng
1 Chlorine Chlorine Ca(OCl)2 3,3 Khử trùng
2 Chloramine B Chloramine B C6H5SO2NClNa.3H2O 0,33 Khử trùng
Trang 18TT Hóa chất Tên thương
Khối lượng
sử dụng (kg/tháng)
Đặc tính/ Công dụng
5 Mật rỉ đường Mật rỉ đường - 8,3
6 Sodium
hypochloride Javel NaOCl 18,5
Nguồn: Chi nhánh Công ty Cổ phần Chế biến thủy hải sản Liên Thành – Phân xưởng
đóng gói bao bì
- Nguồn cung cấp: Các loại hóa chất được cung cấp từ Công ty Cổ phần Cơ khí môi trường ETM có đầy đủ bảng chỉ dẫn về an toàn hóa chất, hướng dẫn sử dụng Công ty cũng đã xây dựng hướng dẫn vận hành sử dụng, pha chế từng loại hóa chất này
1.4.2 Nhu cầu về điện năng, nguồn cung cấp điện của Cơ sở
- Lượng điện năng tiêu thụ của Cơ sở trong 6 tháng gần đây (từ tháng 3-8/2022) trung bình khoảng khoảng 11.269 KWh/tháng, lớn nhất khoảng 13.702KWh/tháng
Bảng 1.5 Nhu cầu nguyên, vật liệu sử dụng của Công ty
1.4.3 Nhu cầu về cấp nước của Cơ sở
- Nguồn nước cung cấp cho hoạt động của Cơ sở là nước thủy cục, được cung cấp từ mạng lưới cấp nước từ Công ty Cổ phần cấp nước Gia Định
- Tổng lượng nước sử dụng cho quá trình hoạt động của Cơ sở trong 6 tháng gần nhất (từ tháng 3-8/2022) được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 1.6 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của Cơ sở
Trang 19Từ bảng trên cho thấy:
+ Nhu cầu sử dụng nước trung bình: 334 m3/tháng ≈ 11 m3/ngày đêm
+ Nhu cầu sử dụng nước lớn nhất: 419 m3/tháng ≈ 14 m3/ngày đêm
Bảng 1.7 Nhu cầu sử dụng nước cho từng mục đích của Cơ sở
1 Cấp nước cho sinh hoạt 4
2 Cấp nước cho sản xuất 9,5
2.2 Rửa chai, vệ sinh dụng cụ, thiết bị sản xuất 2,5
1.5 Các thông tin khác có liên quan đến Cơ sở
Công ty Cổ phần Chế biến thủy hải sản Liên Thành là Công ty chuyên sản xuất
và cung cấp nước mắm Với nguồn nguyên liệu chất lượng cao, được kiểm soát chặt chẽ, cùng quy trình sản xuất khép kín, từ khâu chọn nguyên liệu cho đến đóng gói Sản phẩm đạt chứng nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2018, 2019, 2020, 2021, 2022; HACCP (2021), FDA (2018, 2019, 2022), HALAL (2018, 2019, 2020, 2022-2023), MSMV (2022-2025), Giấy chứng nhận TCVN ISO 9001:2015/ISO 9001:2015,…
Công ty Cổ phần Chế biến thủy hải sản Liên Thành bao gồm 3 phân xưởng sản xuất sau:
Trang 20- Phân xưởng đóng gói bao bì: số 595/37 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
- Phân xưởng 4: số D3/6, D3/7, D3/8, D3/9A, D3/10 Dương Đình Cúc, Ấp 4, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh
- Phân xưởng 5: số 84 Đường số 36, Khu phố phường Linh Đông, thành phố Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh
Chi nhánh Công ty Cổ phần chế biến thủy hải sản Liên Thành - Phân xưởng đóng gói bao bì đã được Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Thạnh cấp Giấy xác nhận số 29/XN-TNMT ngày 14/12/2009 về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Trong quá trình hoạt động, do nhu cầu phát triển, Công ty đã nâng công suất đóng gói lên 400.000 - 416.666 đơn vị sản phẩm/tháng, tương đương với khoảng 5.000.000 đơn vị sản phẩm/năm Công ty đã được Bộ tài nguyên và Môi trường phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của “Chi nhánh Công ty cổ phần Chế biến thủy hải sản Liên Thành - Phân xưởng đóng gói bao bì” của Công ty Cổ phần Chế biến thủy hải sản Liên Thành tại Quyết định số 931/QĐ-BTNMT ngày 28/4/2017; được Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số QLCTNH 79.001988.T (cấp lần 2) ngày 20/7/2015
Tính đến thời điểm hiện tại, Cơ sở không thay đổi quy mô, công suất cũng như
bổ sung thêm nguyên, vật liệu so với đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt Tuy nhiên, để đảm bảo xử lý hiệu quả toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của Cơ sở, Công ty đã thực hiện điều chỉnh công suất của hệ thống xử
lý nước thải (từ 4 m3/ngày đêm lên 10 m3/ngày đêm), đồng thời điều chỉnh công nghệ của hệ thống để đảm bảo xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt và sản xuất (chi tiết thể hiện tại Bảng 1.10)
Cơ sở cũng đã được UBND quận Bình Thạnh cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 28/GP-UBND-TNMT ngày 11/9/2020 với lưu lượng xả thải tối đa là
10 m3/ngày đêm
Thực hiện theo quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Công ty thực hiện lập hồ sơ xin cấp Giấp phép môi trường cho Chi nhánh Công ty Cổ phần Chế biến thủy hải sản Liên Thành - Phân xưởng đóng gói bao bì
Trang 21(1) Vị trí của Cơ sở
Chi nhánh Công ty cổ phần Chế biến thủy hải sản Liên Thành - Phân xưởng đóng gói bao bì có địa chỉ tại 595/37 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
- Hướng Bắc: giáp khu dân cư
- Hướng Nam: giáp hẻm 595 Xô Viết Nghệ Tĩnh
- Hướng Đông: giáp đường Xô Viết Nghệ Tĩnh
- Hướng Tây: giáp khu dân cư
(2) Quy mô các hạng mục công trình của Cơ sở
Tổng diện tích của Cơ sở là 2.265,4 m2
Chi tiết bố trí mặt bằng được thể hiện như sau:
Bảng 1.8 Quy mô các hạng mục công trình của Cơ sở
Ghi chú: Do diện tích của Cơ sở không lớn nên khó khăn trong việc bố trí diện
tích cây xanh, tuy nhiên Công ty đã bố trí tiểu cảnh, các loại cây cảnh, cây leo giàn trong khuôn viên và mái của Cơ sở để tạo cảnh quan và cải thiện môi trường
Hình ảnh cây xanh trong khuôn viên nhà xưởng được trình bày trong hình sau:
Trang 22Hình 1.3 Một số hình ảnh cây xanh trong khuôn viên nhà xưởng
(3) Số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tại Cơ sở:
Tổng số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tại Cơ sở: 40 người
(4) Các tác động, nguồn thải và đối tượng bị tác động của Cơ sở
Bảng 1.9 Tổng hợp các tác động, nguồn thải chính của Cơ sở
1 Hoạt động
sản xuất
- Mùi từ quá trình chiết rót nước mắm
- Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển
- Sức khỏe của công nhân làm việc tại Công ty và khu dân cư xung quanh
- Chất lượng môi trường không khí
- Nước thải sản xuất (từ quá trình súc rửa chai lọ; vệ sinh thiết bị, máy móc; vệ sinh nhà xưởng): khoảng 3,6 m3/ngày đêm
Thành phần ô nhiễm chính: chủ yếu là TSS
- Hệ thống thoát nước cung Thành phố
- Sông Sài Gòn
- CTRCNTT: 40 kg/tháng Thành phần:
bao bì, thùng carton, chai lọn không đạt chuẩn, vải lọc quá hạn,
- CTNH: 191 kg/năm Thành phần: giẻ lau
- Sức khỏe của công nhân làm việc tại Cơ sở
- Chất lượng các thành phần môi trường tự nhiên
Trang 23TT Hoạt động Nguồn thải chính Đối tượng bị tác động
nhiễm dầu mỡ, bóng đèn huỳnh quang, dầu thải, bao bì thải,
- CTR sinh hoạt: 310 kg/tháng Thành phần: thức ăn thừa, giấy, nilon,
- Sức khỏe của công nhân làm việc tại Công ty và dân
cư lân cận
- Chất lượng các thành phần môi trường tự nhiên (không khí, nước, đất)
Nguồn: Chi nhánh Công ty Cổ phần Chế biến thủy hải sản Liên Thành – Phân xưởng
đóng gói bao bì
(5) Các hạng mục công trình về bảo vệ môi trường
Các công trình bảo vệ môi trường của Cơ sở bao gồm: hạng mục công trình thu gom, thoát nước mưa; thu gom, thoát nước thải; hệ thống XLNT; thu gom, lưu trữ CTR, CTNH
Trong quá trình hoạt động, để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, đồng thời phù hợp mới bố trí mặt bằng tại Cơ sở, Công ty đã thực hiện điều chỉnh một số hạng mục so với Quyết định số 931/QĐ-BTNMT ngày 28/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết “Chi nhánh Công ty Cổ phần chế biến thủy hải sản Liên Thành - Phân xưởng đóng gói bao bì” của Công ty Cổ phần Chế biến thủy hải sản Liên Thành Các hạng mục được tổng hợp tại bảng dưới đây:
Bảng 1.10 Các công trình bảo vệ môi trường chính của Cơ sở
Trang 24- Máng xối tole 200x300 dài 19m
- Hệ thống thoát nước mưa sân đường:
+ Đường ống uPVC D168 dài 22m
+ Đường ống uPVC D220 dài 172m
- Hố ga: 11 hố ga, kích thước: dài x rộng x sâu:
0,8x0,8x0,6 (m)
2 Công trình thu gom, thoát nước thải
- Thu gom nước thải rửa chân tay bằng đường ống uPVC D90 dài khoảng 60m;
- Thu gom nước thải từ nhà vệ sinh (hố tiêu, hố tiểu) bằng đường ống uPVC D110, dài khoảng 30m
- Thu gom nước thải từ quá trình giặt đồ bảo hộ lao động bằng đường ống uPVC D90, dài khoảng 7m
Không thay đổi
- Đường ống uPVC D168 dài 71m
- Đường ống uPVC D220 dài 64m
- Hố ga: 12 hố ga, kích thước: dài x rộng x sâu:
Trang 25- Công nghệ xử lý: sinh học
- Quy trình: Nước thải Song chắn rác Bể điều hòa Bể sinh học Aerotank Bể lắng Bể khử trùng Nguồn tiếp nhận
- Hệ thống XLNT chung (sinh hoạt và sản xuất) công suất: 10
m3/ngày đêm
- Công nghệ xử lý: hóa lý kết hợp sinh học
- Quy trình xử lý nước thải:
Nước thải đầu vào Hố thu
Bể điều hòa Bể phản ứng
Bể tạo bông Bể lắng Ngăn chứa Bể UASB Bể trung hòa Bể Anoxic Bể sinh học hiếu khí Bể chứa màng MBR Bể khử trùng
Hố ga đầu ra Nguồn tiếp nhận
Thu gom toàn bộ nước thải phát sinh
về hệ thống
xử lý, đảm bảo xử lý toàn bộ nước thải phát sinh, đồng thời nâng cao hiệu quả xử
lý của hệ thống
sở 4.2
Trang 26CHƯƠNG II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA
MÔI TRƯỜNG 2.1 Sự phù hợp của Cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
(1) Sự phù hợp của Cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (tháng 11/2022), Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 chưa được phê duyệt Do đó, báo cáo căn cứ theo các quyết định tại thời điểm hiện tại
để đánh giá về sự phù hợp của Cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường Cụ thể:
- Căn cứ theo Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có thể hiện mục tiêu tổng quát là: Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, cac-bon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước
Phân xưởng đóng gói bao bì - Chi nhánh Công ty Cổ phần Chế biến thủy hải sản Liên Thành đã được đầu tư xây dựng các hạng mục bảo vệ môi trường tương ứng cho từng loại chất thải phát sinh, đảm bảo xử lý triệt để toàn bộ lượng chất thải phát sinh theo đúng quy định trong suốt quá trình hoạt động Công ty sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp giảm thiểu tối đa nguồn gây ô nhiễm môi trường, kiểm soát nguồn ô nhiễm phát sinh, đồng thời áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo phù hợp với chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia
- Căn cứ theo Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07/5/2018 quy định về phê duyệt điều chỉnh chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, đặt mục tiêu đề ra đến năm 2025 phấn đấu 100% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; Phấn đấu tới năm 2050, tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi
Trang 27trường và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, hạn chế khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất
Công ty sẽ thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, thu gom và lưu giữ trong các thùng chứa riêng biệt, đồng thời ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý với đơn vị chức năng theo đúng quy định đảm bảo phù hợp với chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn
(2) Sự phù hợp của Cơ sở với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành công nghiệp Tp Hồ Chí Minh
- Theo Quyết định số 252/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 13/02/2014
về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Trong đó có chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp thực phẩm của Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận
- Theo Quyết định số 3128/QĐ-UBND của UBND Tp Hồ Chí Minh ngày 27/8/2021 về phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030 Trong
đó chỉ đạo đến năm 2030 giảm 7-10% mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của ngành chế biến thủy hải sản, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững; phát triển mạng lưới liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm; phổ biến và nhân rộng các mô hình đổi mới sinh thái trong các ngành chế biến thực phẩm, nước giải khát, bao bì và các ngành kinh tế khác
Như vậy hoạt động của Cơ sở hoàn toàn phù hợp với mục tiêu chung của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tp Hồ Chí Minh
2.2 Sự phù hợp của Cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty luôn chú trọng các công tác bảo vệ môi trường tại Cơ sở, đã bố trí đầy đủ các công trình thu gom, xử lý tương ứng với từng loại chất thải phát sinh Thông qua kết quả quan trắc môi trường định kỳ năm
2020, 2021 và quý I, II, III năm 2022 của Cơ sở (bản sao kết quả quan trắc được đính kèm Phụ lục 4 của báo cáo) cho thấy, các chỉ tiêu giám sát trong nước thải sau xử lý đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT, cột B, K=1,2 (sử dụng quy chuẩn này là do ngoài nước thải sinh hoạt thì nước thải sản xuất phát sinh tại
Cơ sở chủ yếu là nước sục rửa từ quá trình rửa chai mới sử dụng nước nóng gia nhiệt
Trang 28nên hầu như không phát sinh ô nhiễm); các chỉ tiêu giám sát môi trường không khí xung quanh đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT Như vậy hoạt động của Cơ sở không gây ảnh hưởng đến môi trường khu vực
Nước thải sau xử lý của Cơ sở sẽ thoát ra hệ thống thoát nước chung của Thành phố (theo đúng Văn bản số 3551/TTHT-HTTN ngày 28/8/2020 giữa Trung tâm quản
lý hạ tầng kỹ thuật - Sở Xây dựng Tp Hồ Chí Minh và Công ty, bản sao văn bản được đính kèm Phụ lục 1 của báo cáo), sau đó thoát ra nguồn tiếp nhận là sông Sài Gòn
Cơ sở cũng đã được Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 28/GP-UBND-TNMT ngày 11/9/2020, với lưu lượng xả nước thải tối đa là 10 m3/ngày đêm
Như vậy, nước thải sau xử lý của Cơ sở phù hợp với khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận
Ngoài ra, Công ty cũng đã chủ động lập các phương án phòng ngừa và ứng phó
sự cố Từ khi Cơ sở đi vào hoạt động đến nay chưa để xảy ra bất kỳ sự cố nào Trong quá trình hoạt động, Công ty sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu các loại chất thải phát sinh như: bụi, khí thải, nước thải, CTR thông thường, CTNH, đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường
Trang 29CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước mưa và nước thải riêng biệt
3.1.1 Công trình thu gom, thoát nước mưa
Hình 3.1 Sơ đồ thoát nước mưa tại Cơ sở
Nước mưa từ trên mái các nhà xưởng sản xuất, nhà văn phòng, nhà để xe,… dẫn theo các máng xối inox, máng xối tole 200x300 rồi dẫn vào đường ống PVC D90
về hệ thống cống thoát nước mưa của Cơ sở
Nước mưa chảy tràn trên mặt sân đường nội bộ theo độ dốc về mặt dẫn vào các
hố ga lắng cặn, rồi dẫn theo cống thoát nước mưa được bố trí ngầm xung quanh các nhà xưởng sản xuất, nhà văn phòng,… về hố ga thoát nước chung cuối cùng cạnh cổng vào Cơ sở, sau đó thoát ra hệ thống cống thoát nước chung của Thành phố trên đường
Xô Viết Nghệ Tĩnh qua 01 điểm xả
- Mạng lưới thoát nước mưa của Cơ sở:
+ Đường ống thoát nước mưa mái: ống uPVC D90, dài 21m
+ Máng xối inox 200x300 thu gom nước mưa mái, dài 71m; Máng xối tole
Hệ thống thoát nước khu vực trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh
Hố ga
Hố ga thoát nước chung
Trang 30- Vị trí đấu nối nước mưa:
Nước mưa chảy tràn của Cơ sở được thu gom sau đó thoát ra hố ga thoát nước chung (tiếp nhận nước mưa và nước thải sau xử lý) của Cơ sở, rồi thoát ra hệ thống thoát nước chung của Thành phố theo hình thức tự chảy Như vậy nước mưa và nước thải sau xử lý được xả tại cùng 1 điểm xả
Tọa độ điểm xả nước mưa (theo tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105o45’, múi chiếu 3o): (X, Y) = (1196418, 605234)
Bản vẽ hoàn công các công trình thu gom , tiêu thoát nước mưa của Cơ sở được đính kèm Phụ lục 5 của báo cáo
Bảng 3.1 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của cơ sở
1 Ống uPVC D90 Dài 26,5m
2 Máng xối inox 200x300 Dài 71m
3 Máng xối tole 200x300 Dài 19m
Trang 31Đường ống thoát nước mưa mái
Hình 3.2 Một số hình ảnh về thu gom, thoát nước mưa của Cơ sở
3.1.2 Công trình thu gom, thoát nước thải
Nước thải phát sinh từ Cơ sở khi hoạt động bao gồm: nước thải sinh hoạt (nước thải vệ sinh, nước thải từ quá trình rửa tay chân, nước thải nhà bếp, giặt đồ bảo hộ lao động); nước thải sản xuất (từ quá trình súc rửa chai lọ, vệ sinh thiết bị, máy móc, vệ sinh nhà xưởng) Toàn bộ nước thải sẽ được thu gom về hệ thống XLNT để xử lý trước khi thải ra hệ thống cống thoát nước của Thành phố
Sơ đồ thu gom, thoát nước thải tại Cơ sở được thể hiện tại Hình 3.3
Hình 3.3 Sơ đồ thu gom, thoát nước thải của Cơ sở
Trang 32Căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế của Cơ sở, tổng hợp nhu cầu sử dụng nước và các dòng thải thể hiện tại bảng sau:
Bảng 3.2 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải của Cơ sở
Lưu lượng nước cấp (m 3 /ngày đêm)
Vào sản phẩm (m 3 /ngày đêm)
Thất thoát (m 3 /ngày đêm)
Lưu lượng
xả thải (m 3 /ngày đêm)
(1) Công trình thu gom nước thải
*) Mạng lưới thu gom nước thải sinh hoạt:
- Nước thải nhà bếp qua song chắn rác, dẫn theo đường ống thu gom uPVC D60, dài 15m đưa về hệ thống thu gom nước thải chung của Cơ sở
- Nước thải rửa chân tay qua song chắn rác dẫn theo đường ống uPVC D90 dài 60m về hệ thống thu gom nước thải chung của Cơ sở
- Nước thải nhà vệ sinh (hố tiêu, hố tiểu) mỗi khu nhà vệ sinh được dẫn theo đường ống xử lý sơ bộ về bể tự hoại 3 ngăn, sau đó dẫn về hệ thống thu gom nước thải chung của Cơ sở Ống thu nước thải là ống đứng uPVC D110 dài 30m
- Nước thải từ quá trình giặt đồ bảo hộ lao động qua song chắn rác dẫn theo đường ống PVC D90 dài 7m về hệ thống thu gom nước thải chung của Cơ sở
Nước thải từ hệ thống thu gom nước thải chung dẫn về hệ thống XLNT để tiếp tục xử lý
*) Hệ thống thu gom nước thải sản xuất:
Toàn bộ nước thải phát sinh từ hoạt động súc rửa chai lọ mới; nước thải từ vệ sinh thiết bị, máy móc; nước thải từ hoạt động vệ sinh nhà xưởng: được thu gom bằng
hệ thống đường ống thu gom nước thải chung về hệ thống xử lý nước thải chung
Hệ thống thu gom nước thải chung (nước thải sinh hoạt và nước thải sản
Trang 33xuất) có tổng chiều dài khoảng 217m, gồm: đường uPVC D90 dài 82m; đường ống uPVC D168 dài 71m và đường ống uPVC D220 dài 64m, được bố trí ngầm, dọc hệ thống được bố trí 12 hố ga, kích thước: dài x rộng x sâu = 0,8x0,8x0,6(m) Nước thải từ hệ thống thu gom chung dẫn về hệ thống XLNT công suất 10 m3/ngày đêm
để tiếp tục xử lý
(2) Công trình thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất
Nước thải sinh hoạt và sản xuất sau xử lý tại hệ thống XLNT chung đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT cột B, K=1,2 được dẫn bằng hệ thống đường ống uPVC D220 dài 24m đến hố ga thoát nước chung trong Cơ sở, sau đó thoát vào hệ thống cống thoát nước chung của Thành phố trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh bằng đường ống uPVC D220 dài 11m
Vị trí đấu nối: Hố ga của hệ thống cống thoát nước chung của Thành phố ngay trước cổng của Cơ sở, cạnh đường Xô Viết Nghệ Tĩnh
Bảng 3.3 Hệ thống thu gom, thoát nước thải của Cơ sở
(3) Điểm xả nước thải sau xử lý
Theo Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 28/GP-UBND-TNMT của UBND quận Bình Thạnh ngày 11/9/2020 cấp cho Phân xưởng đóng gói bao bì của Công ty với lưu lượng xả nước thải lớn nhất là 10 m3/ngày đêm
Điểm xả nước thải sau xử lý của Cơ sở không thay đổi so với giấy phép được cấp, cụ thể như sau:
- Nguồn tiếp nhận nước thải: Hệ thống cống chung của Thành phố
- Vị trí xả thải: Chi nhánh Công ty Cổ phần chế biến thủy hải sản Liên Thành - Phân xưởng đóng gói bao bì, 595/37 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 26, quận
Trang 34Bình Thạnh
Tọa độ vị trí xả nước thải (theo tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105 độ 45’, múi chiếu 3o): (X, Y) = (1196418, 605234)
- Phương thức xả nước thải: Tự chảy
- Chế độ xả nước thải: Liên tục, 24 giờ/ngày đêm
Công ty đã bố trí đồng hồ đo lưu lượng nước thải trước khi thoát ra hệ thống thoát nước chung của Thành phố
Vị trí điểm đấu nối xả nước thải được thể hiện trên Bản vẽ mặt bằng thoát nước thải đính kèm Phụ lục 5 của báo cáo
Đường ống thu gom nước thải trong nhà
xưởng
Hệ thống thu gom nước khu vực máy súc rửa
chai lọ
Hố ga thoát nước chung của Cơ sở
(thoát nước mưa và nước thải sau xử lý)
Hố ga thuộc hệ thống thoát nước chung Thành phố (điểm đấu nối thoát nước mưa, nước thải
của Cơ sở - Điểm xả)
Hình 3.4 Một số hình ảnh thu gom, thoát nước thải của Cơ sở
Trang 353.1.3 Công trình xử lý nước thải
(1) Xử lý nước thải sinh hoạt
- Công trình xử lý nước thải sinh hoạt:
Bảng 3.4 Kích thước bể tự hoại 3 ngăn
- 01 bể dung tích: 20 m3
- Kích thước bể:
Dài x rộng x sâu = 6,1x2,6x1,5(m)
Bố trí ngầm dưới nhà vệ sinh tại khu vực kho nguyên liệu
Nguồn: Chi nhánh Công ty Cổ phần Chế biến thủy hải sản Liên Thành – Phân xưởng
đóng gói bao bì
- Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại:
Hình 3.5 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 03 ngăn
Bản vẽ hoàn công của các bể tự hoại được đính kèm Phụ lục 5 của báo cáo
(2) Hệ thống xử lý ước thải chung (gồm nước thải sản xuất và sinh hoạt)
Nước thải sinh hoạt và sản xuất của Cơ sở được xử lý bởi hệ thống XLNT với công suất xử lý 10 m3/ngày đêm
Trang 36Công nghệ xử lý: Công nghệ hóa lý kết hợp sinh học
Quy trình xử lý nước thải: Nước thải đầu vào Hố thu Bể điều hòa Bể phản ứng Bể tạo bông Bể lắng Ngăn chứa Bể UASB Bể trung hòa Bể Anoxic Bể sinh học hiếu khí Bể chứa màng MBR Bể khử trùng Hố ga đầu
ra Hệ thống cống thoát nước của Thành phố
Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải như sau:
Trang 37Hình 3.6 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải 10 m 3 /ngày đêm của Cơ sở
Bể tạo bông TK2B
PAC
Moto khuấy
Trang 38Bể điều hòa có tác dụng điều hoà lưu lượng và nồng độ nước thải, tránh hiện tượng quá tải vào các giờ c o điểm, do đ giúp hệ thống xử lý làm việc ổn định đồng thời giảm ích thước các công trình đơn vị tiếp sau Tại đây không khí được cung cấp vào nhằm khuấy trộn nước thải và tạo điều kiện hiếu khí tránh hiện tượng phân hủy kỵ khí gây mùi hôi Tại bể điều hòa có bố trí 02 bơm chìm bơm nước thải vào bể phản ứng Sau khi vào bể, các hợp chất hông t n trong nước sẽ nổi lên bề mặt chất lỏng, tạo thành một lớp dầu được loại bỏ bởi dàn cào váng mặt Chất rắn nặng lắng xuống đáy
và xả định kỳ Nước sau khi xử lý chảy sang bể phản ứng.
Tại bể phản ứng nước thải được hòa trộn bằng hóa chất PAC nhờ bơm định lượng hóa chất và được khuấy trộn bằng moto khuấy nhằm xáo trộn hóa chất với nước thải PAC có tác dụng kết dính các hạt keo, hạt cặn li ti trong nước thải tạo thành các hạt cặn có kích thước lớn hơn, sau đó nước thải chảy sang vể tạo bông
Tại bể tạo bông, nước thải được hòa trộn với Polymer Anion và cũng được khuấy trộn bằng motor khuấy Polymer anion có tác dụng tiếp tục kết dính các hạt cặn lớn tạo thành nhờ PAC trước đó thành các bông cặn có kích thước lớn hơn, dễ dàng được tách hỏi nước nhờ quá trình lắng trọng lực Nhờ quá trình keo tụ tạo bông mà hàm lượng muối cũng như độ màu trong nước thải giảm xuống đáng kể Sau đó nước thải chảy sang bể lắng
Tại bể lắng, các bông bùn tạo thành từ bể phản ứng và tạo bông sẽ được lắng xuống dưới đáy bể nhờ trọng lực và nhờ bơm trục ngang hút bùn đưa về bể chứa
Trang 39bùn Trong bể có bố trí tấm lắng lamen để tăng cường hiệu quả lắng Nước thải sau lắng tràn qua máng răng cưa và chảy đến ngăn chứa trung gian NC Ngăn chứa trung gian NC là nơi tập trung nước sau khi lắng để nhờ 02 bơm bơm lên bể kỵ khí UASB Đây là nơi quan trọng nhằm mục đích điều tiết nước có lưu lượng ổn định lên bể UASB
- Xử lý sinh học:
Bể UASB được lựa chọn để xử lý các hợp chất hữu cơ khó bị phân hủy trong nước thải Trong bể UASB các chất hữu cơ này sẽ được các vi sinh vật yếm khí hấp thụ và phân hủy kỵ khí tạo ra các hợp chất dễ phân hủy hơn, đồng thời tạo ra các khí
CH4, CO2 và các tế bào vi sinh vật mới Đồng thời trong bể UASB với diện tích bề mặt hoạt động lớn và dòng nước được phân bố từ dưới lên trên nên quá trình phân hủy diễn ra được hiệu quả hơn Trong bể UASB, tầng trên là xử lý thiếu khí, tầng giữa và đáy là yếm khí, vì vậy hiệu quả xử lý COD, BOD, Nitơ và photpho sẽ được tăng cường triệt để, đồng thời bố trí 01 bơm tuần hoàn để tuần hoàn liên tục bùn và nước nhằm tăng cường khả năng xáo trộn nước thải và bùn trong bể Nước thải sau đó tràn qua máng thu nước và tự chảy về bể trung hòa
Bể trung hòa có bố trí đầu dò pH và hệ thống bơm định lượng NaOH nhằm trung hóa pH ở mức pH = 7,5-8,5 trước khi đưa qua bể Anoxic nhằm tránh gây ra độc
tố với vi sinh vật và khả năng phân hủy Amoni
Bể Anoxic có tác dụng giảm nồng độ BOD trong nước đồng thời diễn ra quá trình khử nitrat Nhờ vào quá trình khuấy trộn trong bể anoxic, các vi sinh vật sẽ dễ dàng tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong nước thải đồng thời bùn được tuần hoàn về sẽ phân tánđều trong bể nhằm tăng hiệu xuất xử lý Quá trình khử nitrat trong bể thiếu khí diễn ra như sau NO3 => NO2 => N2 Nước thải sau xử lý qua bể Anoxic sẽ chảy tràn qua bể sinh học hiếu khí
Tại bể sinh học hiếu khí xảy ra quá trình sinh hóa, dưới tác động của vi sinh vật hiếu khí sống lơ lửng, các chất hữu cơ hòa tan sẽ được phân hủy thành các chất vô cơ,
CO2, H2 và sinh khối (biomass) Ở bể này, hàm lượng BOD còn lại trong nước thải
sẽ được xử lý tiếp Hiệu quả xử lý BOD đạt 85-90%
Bể sinh học hiếu khí được cung cấp ôxy nhờ các máy thổi khí nhằm hỗ trợ cho quá trình phân hủy hiếu khí Tại quá trình này cần bổ sung thêm hàm lượng vi tố có hàm lượng cabon để đảm bảo mức độ tăng sinh khối của bùn diễn ra đạt hiệu quả cao,
Trang 40các vi lượng này được bổ sung nhờ bơm hóa chất Cơ chế khử Nitơ trong nước thải theo công nghệ sinh học hiếu khí tiếp xúc gồm các giai đoạn như sau:
- Bước 1: NH4+ bị oxy hóa thành NO2- do các vi khuẩn nitrit hóa theo phương trình phản ứng:
C5H7O2N: là công thức biểu diễn tế bào vi sinh vật được hình thành
Hỗn hợp bùn và nước thải trong bể sinh học hiếu khí một phần sẽ được hồi lưu trở lại bể Anoxic để tăng cường hiệu quả xử lý Nitrat nhờ 02 bơm đặt chìm, một phần
sẽ chuyển về bể chứa bùn, phần bùn thải dư định kỳ được thu gom đưa đi xử lý
Sau khi xử lý sinh học, nước thải tràn qua máng thu nước để sang bể chứa màng sinh học MBR
Màng MBR được cấu tạo từ vật liệu PVDF, có kích thước mao màng cực nhỏ 0,05 micromet nên dễ dàng phân tách giữa pha rắn và pha lỏng, nhờ kích thước rất nhỏ này của các khe lọc trên sợi màng nên chỉ có thể cho phân tử nước đi qua và một số chất hữu cơ, vô cơ hòa tan đi qua, do vậy nước thải sau khi qua màng MBR luôn ổn định Để duy trì trạng thái hoạt động tốt của màng và lượng nước thẩm thấu qua màng
ở lưu lượng cao, màng MBR được lập trình một chế độ bao gồm 2 chu trình lọc và rửa song song, nước rửa màng được cấp từ bình mồi nước Tại bể chứa này, bông bùn sinh học được tạo thành và lắng xuống dưới đáy bể nhờ cấu tạo vát góc, phần nước trong sau đó được bơm hút màng hút qua màng đưa về bể khử trùng
Tại bể khử trùng, dung dịch Chlorine được bơm định lượng hóa chất đưa vào với liều lượng thích hợp Dưới tác dụng của Chlorine, vi khuẩn coliform sẽ bị tiêu diệt Nước thải sau khi khử trùng sẽ được dẫn ra hố ga chứa nước thải sau xử lý, tại đây có lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng, sau đó nước thải được thải ra ống thoát đưa ra ngoài cống chung Thành phố