- Văn bản số 4364/STNMT-CCBVMT ngày 11/11/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hải Phòng về việc thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để vận hành thử nghiệ
Tên chủ cơ sở
- Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH Liên hợp đầu tư Thâm Việt
- Địa chỉ văn phòng: KCN An Dương, xã Hồng Phong, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: ông Zhang Xiao Tao
- Chức vụ: Chủ tịch hội đồng thành viên
- Điện thoại: 02255690666, E-mail: fwb677@gmail.com
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: 3224852323 do Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng cấp chứng nhận đăng ký lần đầu ngày 25/12/2008 và đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 02/6/2017.
Tên cơ sở
- Khu công nghiệp An Dương, thuộc Dự án “Điều chỉnh đầu tư xây dựng và kinh doanh Khu công nghiệp An Dương - giai đoạn 1”
- Địa điểm cơ sở: KCN An Dương, xã Hồng Phong, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
- Quyết định số 1634/QĐ-BTNMT ngày 09/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Khu công nghiệp An Dương – giai đoạn 1 tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng;
- Quyết định số 984/QĐ-BTNMT ngày 23/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Điều chỉnh đầu tư và kinh doanh Khu công nghiệp An Dương - giai đoạn 1” tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng;
- Quyết định số 2758/QĐ-BTNMT ngày 07/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Phê duyệt điều chỉnh nội dung Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Điều chỉnh đầu tư xây dựng và kinh doanh Khu công nghiệp An Dương - giai đoạn 1” tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 286/GP-TCTL-PCTTr ngày 11/7/2019 của Tổng cục Thuỷ lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Văn bản số 4364/STNMT-CCBVMT ngày 11/11/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hải Phòng về việc thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để vận hành thử nghiệm của Dự án “Điều chỉnh đầu tư xây dựng và kinh doanh Khu công nghiệp An Dương - giai đoạn 1” tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
- Văn bản số 1635/STNMT-CCBVT ngày 11/5/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng về việc thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của Dự án “Điều chỉnh đầu tư và kinh doanh Khu công nghiệp An Dương - giai đoạn 1” tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng”;
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án nhóm B.
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở:
Công suất của cơ sở:
- Tổng diện tích của KCN: 196,1 ha
- Công suất trạm xử lý nước thải: Công suất được phê duyệt: 9.000 m 3 /ngày đêm (chia thành 04 module) Công suất trạm xử lý nước thải đăng ký cấp giấy phép: 01 module, 2.250 m 3 /ngày đêm
1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở: a Cho thuê cơ sở hạ tầng, với các nhóm ngành nghề sản xuất
Chủ đầu tư đã được Bộ Tài nguyên và môi trường chấp thuận cho thuê cơ sở hạ tầng đối với 3 nhóm ngành nghề được phép đầu tư tại KCN Tuy nhiên, các ngành nghề trong từng nhóm rất chung chung gây khó khăn trong việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp thứ cấp vào KCN, hiệu quả đầu tư giảm Chính vì vậy, giai đoạn này, chủ đầu tư sẽ chi tiết hóa các ngành nghề đã được chấp thuận và bổ sung thêm 3 nhóm ngành mới, cụ thể:
Stt Ngành công nghiệp Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm
1 Nhóm ngành gia công chế tạo cơ khí chế tạo lắp ráp
- Đã được chấp thuận năm 2010:
+ Lắp ráp máy móc công cụ
+ Sản xuất thiết bị chuyên dụng cho các nhà máy
+ Sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy
+ Sản xuất các sản phẩm dùng trong nông, lâm nghiệp
+ Sản xuất các thiết bị dùng trong du lịch;
+ Cơ khí, chế tạo máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ kiện, chế tạo và lắp ráp các kết cấu thép về năng lượng gió phát điện;
+ Sản xuất khuôn chính xác, linh kiện nhựa chính xác;
+ Chế tạo sản xuất thiết bị kiểm định chuẩn đoán oto, bộ phận linh kiện oto
+ Khói hàn, bụi kim loại, VOCs từ quá trình sơn; bụi sơn;
+ Nước thải chứa kim loại và dầu cắt gọt (tuần hoàn) + Chất thải rắn sản xuất + Chất thải nguy hại + Tiếng ồn, rung động
2 Nhóm ngành công nghiệp điện lạnh, điện tử
- Đã được chấp thuận năm 2010:
+ Sản xuất hàng điện tử và vi điện tử
+ Lắp ráp hệ thống thiết bị điện tử viễn thông
+ Sản xuất và lắp ráp điện thoại di động
+ Sản xuất và lắp ráp máy vi tính
+ Sản xuất thiết bị điện lạnh cho tiêu dùng và công nghiệp
+ Bụi kim loại, VOCs, hơi dầu khoáng
+ Chất thải rắn sản xuất + Chất thải nguy hại + Nước làm mát tuần hoàn + Tiếng ồn, rung động
+ Cáp điện công nghiệp và viễn thông
+ Công nghiệp điện máy, sản xuất máy móc, thiết bị phụ tùng điện công nghiệp và điện gia dụng;
+ Ngành công nghiệp điện tử, công nghệ tin học, phương tiện thông tin, viễn thông, truyền hình, công nghệ kỹ thuật cao;
+ Chế tạo sản xuất động cơ (motor) cho thiết bị gia dụng;
+ Sản xuất, gia công chế tạo sản phẩm các loại mút xốp dùng cho ngành oto, đồ gia dụng;
+ Sản xuất chế tạo bộ phận linh kiện hệ thống an toàn thụ động oto
3 Nhóm ngành công nghiệp gia dụng (giữ nguyên hiện trạng):
+ Dệt sợi, may mặc, đồ trang sức may mặc
+ Sản xuất giày da, đồ chơi nhựa, dụng cụ thể thao
+ Trang thiết bị gia dụng, nội thất công trình
+ Bụi bông, bụi PM10, VOCs, bụi, khí thải từ lò hơi + Chất thải rắn sản xuất + Chất thải nguy hại + Nước dập bụi, khí thải lò hơi tuần hoàn
4 Nhóm ngành sản xuất dược phẩm
Sản xuất các sản phẩm dược phẩm bao gồm các sản phẩm OSD cho thuốc viên nén, viên nang và thuốc bột
+ Bụi, VOCs + Nước thải từ quá trình phản ứng hóa học, nước rửa sản phẩm, các axit và kiềm đã dùng, các hơi ngưng tụ từ quá trình sát trùng và vệ sinh, các thải thổi ra từ máy lọc kiểm soát bụi, nước rửa thiết bị và các công cụ, và nước vệ sinh tại chỗ;
+ Chất thải rắn sản xuất; + Chất thải nguy hại;
Nhóm ngành sản xuất vật liệu bao bì đóng gói
+ Bụi, VOCs, nước làm mát; + Chất thải rắn sản xuất; + Chất thải nguy hại;
6 Cho thuê nhà xưởng Tổng hợp tất cả các nguồn thải của 5 nhóm ngành trên b Phân khu chức năng
Dự án dự kiến thu hút đầu tư 5 nhóm ngành nghề chủ yếu (nhóm ngành gia công chế tạo cơ khí lắp ráp; nhóm ngành công nghiệp điện tử, điện lạnh; nhóm ngành công nghiệp gia dụng; nhóm ngành sản xuất dược phẩm; nhóm ngành sản xuất vật liệu bao bì đóng gói; cho thuê nhà xưởng) Trong đó, tập trung thu hút đầu tư các nhóm ngành liên quan đến gia công chế tạo cơ khí lắp ráp; công nghiệp điện tử, điện lạnh; công nghiệp gia dụng; 2 nhóm ngành còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ Chính vì vậy, chủ đầu tư dự kiến phân khu chức năng dựa trên đặc thù nguồn thải ô nhiễm, tỷ lệ đầu tư, cụ thể:
+ Tại khu nhà xưởng tiêu chuẩn (KCN tự xây dựng, cho các doanh nghiệp thuê lại) (CN1 và CN8): dự kiến tiếp nhận toàn bộ các ngành nghề trên do nhà xưởng tiêu chuẩn được coi là bước tiếp cận thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp trước khi quyết định mở rộng và phát triển lâu dài, bền vững;
+ Từ lô CN2 đến phần lớn diện tích lô CN11 và CN12: dự kiến phân khu cho 3 nhóm ngành đầu tư tập trung gồm nhóm ngành gia công chế tạo cơ khí lắp ráp; nhóm ngành công nghiệp điện tử, điện lạnh; nhóm ngành công nghiệp gia dụng;
+ Một phần diện tích nhỏ tại lô CN11 (15.388,44 m 2 ) và CN12 (18.985,7 m 2 ), tổng diện tích là 34.374,14 m 2 : dự kiến phân khu cho 2 nhóm ngành còn lại gồm nhóm ngành sản xuất dược phẩm; nhóm ngành sản xuất vật liệu bao bì đóng gói
Với giải pháp phân khu chức năng như trên thì sẽ thuận lợi cho việc quản lý doanh nghiệp cũng như kiểm soát nguồn thải phát sinh
1.3.3 Sản phẩm của cơ sở:
Sản phẩm của cơ sở: Hạ tầng kỹ thuật của KCN.
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
1.4.1 Nhu cầu sử dụng điện
Nhu cầu sử dụng điện của cơ sở như sau:
Stt Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Công suất điện tính toán
1 Điện dùng cho Khu công nghiệp: a Quy mô diện tích ha 126,55 b Tiêu chuẩn cấp điện trung bình Pngày tb KW/ha 160,0 c Công suất cấp điện trung bình PTB1 KVA 20.248
2 Điện dùng cho Công cộng: a Quy mô diện tích ha 14,99 b Tiêu chuẩn cấp điện trung bình Pngày tb KW/ha 300,0 c Công suất cấp điện trung bình PTB1 KVA 4.497
3 Điện dùng cho Khu kỹ thuật đầu mối: a Quy mô diện tích ha 2,10 b Tiêu chuẩn cấp điện trung bình Pngày tb KW/ha 200,0 c Công suất cấp điện trung bình PTB1 KVA 420,0
4 Điện dùng cho chiếu sáng giao thông và giao thông tĩnh: a Quy mô diện tích ha 1,94 + 27,575 29,515 b Tiêu chuẩn cấp điện trung bình Pngày tb KW/ha 15,0 c Công suất cấp điện trung bình PTB1 KVA 442,725
5 Điện dùng cho khu cây xanh: a Quy mô diện tích ha 5,890 b Tiêu chuẩn cấp điện trung bình Pngày tb KW/ha 10,0 c Công suất cấp điện trung bình PTB1 KVA 58,9
6 Tổng công suất điện trung bình 25.666,63
(Nguồn: Theo báo cáo đầu tư dự án)
- Nhu cầu sử dụng điện trung bình của KCN An Dương khoảng 25.666,63 KVA;
- Nguồn cung cấp: từ lưới điện của Công ty TNHH MTV điện lực Hải Phòng – điện lực An Dương Nguồn cấp từ trạm biến áp 110/22 KV – 2x63 MVA Lê Thiện về KCN qua cáp ngầm 110 KV – XDRCU –ALT – 6x500mm;
- KCN đã bố trí 1 trạm biến áp tổng 110/22 KV tại phía Tây Bắc khu đất và các Trạm cắt 22/0,4KV số 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 14
1.4.2 Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở:
Nước phục vụ cho hoạt động của cơ sở như sau:
Stt Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Lưu lượng cấp nước KCN
1 Nước dùng cho Công nghiệp: a Diện tích đất công nghiệp Ha 126,55 b Tiêu chuẩn cấp nước trung bình qngày tb m 3 /ha/ngày đêm 30,0 c Lưu lượng cấp nước trung bình Qngày TB_1 m 3 /ngày đêm 3.796,5
2 Nước dùng cho Khu Hành chính -Công cộng: a Diện tích đất công cộng Ha 14,99 b Tiêu chuẩn cấp nước trung bình qngày tb m 3 /ha/ngày đêm 30,0 c Lưu lượng cấp nước trung bình Qngày TB_1 m 3 /ngày đêm 449,7
3 Nước dùng cho đất kỹ thuật đầu mối a Diện tích đất hạ tầng công cộng Ha 2,10 b Tiêu chuẩn cấp nước trung bình qngày tb m 3 /ha/ngày đêm 25,0 c Lưu lượng cấp nước trung bình Qngày TB_1 m 3 /ngày đêm 52,50
4 Nước dùng cho Cây xanh a Diện tích đất cây xanh Ha 5,89 + 15,885 21,775 b Tiêu chuẩn cấp nước trung bình qngày tb m 3 /ha/ngày đêm 10,0 c Lưu lượng cấp nước trung bình Qngày TB_1 m 3 /ngày đêm 217,75
5 Nước dùng cho hệ thống đường giao thông a Diện tích đất giao thông Ha 1,94 + 27,575 29,515 b Tiêu chuẩn cấp nước trung bình qngày tb m 3 /ha/ngày đêm 4,0 c Lưu lượng cấp nước trung bình Qngày TB_1 m 3 /ngày đêm 118,06
6 Lượng nước thất thoát, rò rỉ Q rr 695,2
7 Tổng lưu lượng nước Q T 5.329,71
(Nguồn: Theo báo cáo đầu tư dự án)
Tổng nhu cầu sử dụng nước của cả KCN là: 5.329,71 m 3 /ngày đêm
- KCN đang sử dụng nước cấp từ Nhà máy nước Vật Cách, tương lai sẽ sử dụng nước từ Nhà máy nước Kim Sơn (khi Nhà máy cấp nước này đi vào hoạt động)
1.4.3 Nhu cầu sử dụng hoá chất xử lý nước thải của cơ sở:
Stt Tên hóa chất Khối lượng (tính cho công suất tối đa 9.000 m 3 /ngày đêm) – kg/ngày đêm
1 Hóa chất trung hòa nước (axit, xút) 60
5 Chất nuôi vi sinh (metanol, mật rỉ đường) 135
6 Tổng 1.572 kg/ngày đêm
Nhu cầu sử dụng hóa chất xử lý nước thải tại cơ sở là 1.572 kg/ngày đêm (tính cho công suất tối đa 9.000 m 3 /ngày đêm)
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
2.1.1 Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, định hướng phát triển không gian đô thị của thành phố Hải Phòng
- Tại Quyết định số 821/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đã nêu rõ:
+ Phát triển cụm công nghệ cao phía Tây với không gian phát triển chủ yếu là các khu công nghiệp công nghệ cao tại huyện An Dương, Nomura, An Hưng - Đại Bản là 4 trọng điểm phát triển theo không gian của thành phố
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử - phần cứng và cơ khí chế tạo Thực hiện liên kết trong phát triển doanh nghiệp Hoàn thiện phương thức quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất để từng bước tham gia được vào chuỗi sản xuất của các Tập đoàn đa quốc gia
- Tại Quyết định số 1448/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050:
+ Mở rộng phát triển hợp lý khu vực Bến Rừng, Bắc sông Cấm, An Dương
+ Mở rộng về phía Tây, Tây Bắc: Phát triển đô thị công nghiệp công nghệ cao (An
Hồng, Lê Thiện, Đại Bản…), phát triển khu quận Hồng Bàng mở rộng sang huyện An
Dương và một phần huyện An Lão, hình thành một khu dân dụng lớn và khu đào tạo, nghỉ dưỡng ở cửa ngõ thành phố Diện tích khoảng 1.570ha
+ Ưu tiên những nghành công nghiệp và dịch vụ tiên tiến, công nghệ cao thuộc các lĩnh vực: công nghệ thông tin; công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới; công nghệ tự động hóa; công nghệ nano và ngành công nghiệp kỹ thuật cao trong lĩnh vực điện tử, điện gia dụng, cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ; sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên; đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường; có đóng góp lớn cho ngân sách thành phố, khai thác lợi thế về kinh tế biển
2.1.2 Phù hợp với hướng đầu tư của thành phố tại huyện An Dương
- Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng có chiều dài 20 km, đoạn qua huyện An Dương dài hơn 9 km (Điểm đầu của Dự án bắt đầu từ QL10 qua xã Bắc
Sơn và đi qua các xã: Lê Lợi, Đặng Cương, Hồng Thái, kết thúc tại cầu Đồng Khê, xã Đồng Thái) Đây là dự án trọng điểm của thành phố, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố và huyện An Dương Tuyến đường đi vào hoạt động sẽ thu hút nhiều lao động từ các xã lân cận làm việc tại KCN An Dương Sự phát triển mạnh mẽ của 2 KCN kể trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của KCN An Dương thông qua việc phát triển thị trường, tìm kiếm bạn hàng đầu tư
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH,
Sự phù hợp của cơ sở với đối với khả năng chịu tải của môi trường
Dự án đã được Tổng cục Thuỷ lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số: 286/GP-TCTL-PCTTr ngày 11/7/2019 Như vậy, cơ sở hoàn toàn phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và môi trường
2.2 Sự phù hợp của cơ sở với đối với khả năng chịu tải của môi trường
Nước thải sau khi xử lý được dẫn ra nguồn tiếp nhận là kênh Hoàng Lâu, vốn là kênh nhân tạo được sử dụng cho mục đích tiêu thoát nước
2.2.1 Đặc điểm của nguồn tiếp nhận nước thải
Theo kết quả quan trắc chất lượng nước mặt kênh Hoàng lâu cách điểm xả thải 50m về phía Hạ Lưu, ngày lấy mẫu: 29/03/2022
Bảng 2.1 Kết quả quan trắc chất lượng nước nguồn tiếp nhận
STT Thông số Đơn vị Phương pháp phân tích
12 Thủy ngân (Hg) mg/L SMEWW 3112B:2017 0
15 Coliform (MPN) 20412000 4626720 6750 4728834 > 0 Kết quả tính toán cho thấy kênh Hoàng Lâu có thể tiếp nhận nguồn nước thải sau xử lý từ Dự án mà không bị ảnh hưởng đến chất lượng nước cho mục đích sử dụng nước hiện tại của kênh.
Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa:
KCN An Dương đã xây dựng và hoàn thiện toàn bộ mạng lưới thoát nước mưa của giai đoạn 1
Chủ cơ sở đã hoàn thiện một số công trình thoát nước mưa tại lưu vực phía Tây Bắc, một phần đường Thâm Việt (phía giáp lưu vực Tây Bắc, lưu vực phía Đông Nam)
Tổng chiều dài tuyến thoát nước mưa đã thi công là 10.600,7 m Mạng lưới thu thoát nước mưa của KCN gồm ga hàm ếch, kênh hở có kết cấu BTCT, cống thoát BTCT ngầm Thoát nước mặt trục chính bằng cống hộp BxH=2x2,5m và các nhánh là hệ thống cống hộp BxH=1x1m kết hợp cống tròn D=1m, các nhánh khác cống hộp BxH= 1,5 x1,7m, 1,5x1,8m, 0,3x0,8m
Song song với các hoạt động trên, chủ cơ sở đang trong quá trình xây dựng mạng lưới thoát nước mưa cho các giai đoạn tiếp theo của cơ sở
Hình 3.1 Hệ thống thu gom nước mưa KCN An Dương
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải Modul 1:
KCN An Dương đã xây dựng và hoàn thiện mạng lưới thoát nước thải sau xử lý của modul 1 theo đúng báo cáo ĐTM và Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được phê duyệt Mạng lưới thoát nước thải này sẽ được dùng để thoát toàn bộ lượng nước thải sau xử lý tại Trạm XLNT tập trung của KCN An Dương, cụ thể: Từ bể SBR ra hồ điều hòa là ống u-PVC D400 và rãnh xây, từ hồ điều hòa ra điểm đấu nối thoát nước sau xử lý (thoát ra kênh Hoàng Lâu) là cống tròn BTCT D400 kết hợp với hố ga BTCT Đối với mạng lưới thu gom nước thải từ các đơn vị thứ cấp về nhà máy xử lý nước thải tập trung, hiện tại Công ty đã hoàn thiện khoảng 75% mạng lưới thu gom nước thải của giai đoạn 1 với tổng chiều dài khoảng 6.140 m Mạng lưới thu gom nước thải từ các đơn vị thứ cấp gồm các đường ống kín có kết cấu BTCT, HDPE đặt ngầm (Hồ sơ hoàn công kèm theo)
Ngoài ra, nhà máy xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp An Dương còn xử lý nước thải của dự án nhà ở xã hội cho công nhân Việc xin đấu nối hệ thống xử lý nước thải của Dự án “Khu nhà ở cho công nhân và chuyên gia Khu công nghiệp An Dương” đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng ý tại Công văn số 6338/BTNMT-TCMT ngày 12/11/2020 về việc đấu nối nước thải của Dự án “Khu nhà ở cho công nhân và chuyên gia KCN An Dương” về Hệ thống XLNT tập trung của KCN An Dương - Giai đoạn 1
3.1.3 Xử lý nước thải: Modul 1 – Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN An Dương, công suất 2.250 m 3 /ngày đêm: a) Sơ đồ công nghệ: Hình 3.2 b) Quy trình công nghệ:
- Cụm xử lý sơ bộ: hố bơm & tách cát - sân phơi cát - bể tách dầu - bể điều hòa + Nước thải phát sinh từ các nhà máy, các công trình công cộng của KCN và của khu nhà ở cho công nhân sau khi được xử lý sơ bộ sẽ theo hệ thống thoát nước thải của KCN chảy vào hố bơm & tách cát của trạm xử lý nước thải tập trung
+ Nước thải chảy qua tách rác thô với kích thước khe 100mm nhằm tách rác có kích thước lớn ra khỏi nước thải Rác thải sẽ được thu gom hàng ngày, lưu trữ vào thùng và xử lý cùng chất thải rắn sinh hoạt của KCN
+ Hố bơm và tách cát được thiết kế với chức năng trung chuyển nước thải và tách cát từ mạng lưới thu gom nước thải trước khi đi vào hệ thống xử lý Cát được bơm lên khu vực phơi cát
+ Tại đầu vào bể tách dầu, nước thải sẽ chảy qua lược rác tinh với kích thước khe 2mm nhằm loại bỏ rác thải có kích thước lớn hơn 2mm ra khỏi nước Rác được thu gom vào thùng rác và xử lý cùng chất thải rắn sinh hoạt của KCN
+ Bể tách dầu được thiết kế giúp tách thành phần dầu mỡ khoáng, dầu mỡ động thực vật ra khỏi nước thải nhờ vào đặc tính là tỷ trọng của các thành phần này nhẹ hơn tỷ trọng của nước Hỗn hợp nước thải và dầu mỡ được phân phối vào bể tách dầu, với thời gian lưu nước được thiết kế thì tại cuối bể: dầu sẽ nổi lên trên bề mặt, nước thải bên dưới sẽ tự chảy vào bể điều hòa Dầu trên bề mặt được thu gom vào thùng chứa và đem đi xử lý hợp vệ sinh
+ Bể điều hòa được thiết kế với thời gian lưu đủ lớn để cân bằng về lưu lượng và nồng độ các thành phần ô nhiễm có trong nước thải Máy khuấy chìm được lắp đặt trong bể giúp khuấy trộn đều nước thải, giảm thiểu mùi Máy khuấy chìm được lắp đặt trong bể giúp khuấy trộn đều nước thải
Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ của Modul 1 – Nhà máy xử lý nước thải
- Cụm xử lý hóa lý: bể keo tụ - bể tạo bông – bể lắng hóa lý
+ Quá trình keo tụ - tạo bông áp dụng giảm hàm lượng cặn lơ lửng, từ đó làm giảm hàm lượng chất hữu cơ (COD, BOD) có trong nước thải Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên bể keo tụ Tại bể này, nước thải được hòa trộn với hóa chất keo tụ được châm từ bồn chứa thông qua bơm định lượng Chất keo tụ giúp làm mất ổn định các hạt cặn có tính “keo” và kích thích chúng kết lại với các cặn lơ lửng khác để tạo thành các hạt có kích thước lớn hơn
+ Nước thải từ bể keo tụ được tiếp tục dẫn qua bể tạo bông Tương tự như bể keo tụ, tại bể tạo bông, polymer anion sẽ được châm vào giúp cho quá trình tạo các bông cặn lớn hơn Polymer này có tác dụng hình thành các “cầu nối” liên kết các bông cặn lại với nhau tạo thành các bông cặn có kích thước lớn hơn nhằm nâng cao hiệu quả của bể lắng phía sau
+ Quá trình keo tụ tạo bông đạt hiệu quả tốt nhất ứng với pH của nước thải tối ưu (pH = 6-7,5) Khi pH của nước thải nằm ngoài giá trị pH tối ưu thì hệ thống châm axit hoặc xút sẽ hoạt động tự động cấp vào bể giúp điều chỉnh pH của nước thải về giá trị tối ưu
Bể keo tụ Bể lắng keo tụ (lắng 1)
+ Nước thải từ bể tạo bông sẽ được dẫn qua bể lắng hóa lý nhằm tách các bông cặn ra khỏi nước thải
+ Bể lắng hóa lý được thiết kế dạng lắng ngang, các bông cặn được hình thành từ quá trình hóa lý trước đó sẽ được tách ra khỏi nước nhờ phương pháp lắng trọng lực Bể lắng hóa lý có thể giúp loại bỏ được phần lớn các chất rắn lơ lửng và một phần BOD có trong các hạt cặn hữu cơ Bùn lắng dưới đáy được thanh gạt bùn chuyển đến hố chứa bùn của bể lắng và sẽ được bơm về bể nén bùn
+ Nước sau khi tách bùn sẽ tiếp tục được loại bỏ các thành phần dinh dưỡng, các chất hữu cơ thông qua quá trình xử lý sinh học
- Cụm xử lý sinh học (bể SBR):
Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
- Do trong quá trình vận hành, hoạt động chủ yếu của cơ sở là cho thuê hạ tầng cho các dự án thứ cấp thực hiện sản xuất Khí thải từ các công đoạn sản xuất được thực hiện xử lý bởi nhà đầu tư thứ cấp thuê hạ tầng, điều này được ghi rõ trong hợp đồng thuê hạ tầng, nhà xưởng
- Đối với bụi phát sinh từ quá trình tham gia giao thông trong khu công nghiệp, chủ cơ sở có trách nhiệm tưới nước giảm bụi định kỳ, quy định tốc độ tối đa trong khu công nghiệp Bên cạnh đó, chủ cơ sở đã thực hiện trồng cây xanh tại các tuyến đường nội bộ khu công nghiệp để đảm bảo cảnh quan và diện tích cây xanh theo quy định.
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
- Định hướng quản lý chất thải rắn phát sinh của các Nhà máy khách hàng trong KCN An Dương:
+ Tất cả các nhà máy trong KCN chịu trách nhiệm phân loại và lưu trữ chất thải rắn của mỗi nhà máy và ký hợp đồng với các cơ sở tiếp cận, vận chuyển CTR Chất thải được phân làm 3 loại: rác thải sinh hoạt, chất thải nguy hại (CTNH), chất thải không nguy haị:
+ Đối với rác thải sinh hoạt và chất thải không nguy hại: Tuân thủ Theo quy định, nhà máy ký hợp đồng với các công ty thu gom rác thải sinh hoạt, chất thải không nguy hại Rác thải sinh hoạt, chất thải không nguy hại được thu gom và vận chuyển trực tiếp đến bãi chôn lấp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường
+ Chất thải nguy hại: Mỗi nhà máy phải tuyệt đối tuân thủ các quy định về việc thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý Mỗi nhà máy phải ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý theo đúng quy định
- Đối với Công ty liên hợp đầu tư Thâm Việt, Chúng tôi quản lý chất thải phát sinh trong hoạt động của cơ sở được trình bày trong các mục sau:
3.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt
Công ty đã bố trí 50 thùng chứa rác có nắp đậy (loại dung tích từ 50 – 200 lít) và thực hiện việc phân loại rác tại nguồn; các thùng rác này được đặt tại khu vực điều hành, khu công trình công cộng, công trình phụ trợ của Khu công nghiệp để thu gom tất cả các loại chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ, nhân viên Dự án trong giai đoạn vận hành, định kỳ lượng chất thải rắn này được thu gom và xử lý bởi công ty ngoài, được Công ty TNHH Liên hợp đầu tư Thâm Việt thuê thu gom và xử lý
3.3.2 Chất thải rắn công nghiệp thông thường
Công ty xây dựng một nhà kho để lưu giữ toàn bộ chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ hoạt động của mình với diện tích 42,25 m 2 và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom,vận chuyển, xử lý
Bản vẽ chi tiết kho lưu chứa chất thải công nghiệp thông thường của Dự án được thể hiện trong hồ sơ hoàn công đính kèm.
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ dự án chủ yếu là: Bùn thải từ Nhà máy xử lý nước thải tập trung, Dầu thải từ thiết bị tách dầu nước, bao bì mềm thải; dầu thải, Bóng đèn huỳnh quang thải, Giẻ lau bị nhiễm các thành phần nguy hại, Hộp mực in thải có các thành phần nguy hại, có khối lượng khoảng 461.124 kg/tháng Toàn bộ lượng chất thải nguy hại này được Công ty lưu trữ tại kho lưu trữ CTNH tạm thời của Khu công nghiệp
Công ty đã xây dựng một nhà kho để lưu giữ toàn bộ CTNH phát sinh từ hoạt động của mình với diện tích xây dựng: 11,5 * 3,5 = 42,25 m 2 (bao gồm 2 ngăn: 01 ngăn diện tích khoảng 20 m2 để lưu chứa các loại chất thải nguy hại và bùn thải từ Module 1 của hệ thống xử lý nước thải tập trung; 01 ngăn diện tích khoảng 20 m 2 để lưu hóa chất để vận hành Module 1 của hệ thống xử lý nước thải tập trung), chiều cao xây dựng: 3,85 m, chiều cao sử dụng: 3,3m, trong đó diện tích sử dụng: 34,8 m 2 Kho chứa khép kín, mái tôn, nền bê tông, tường gạch, có biển bảo, gờ chống tràn, hố thu và bình bột chữa cháy Sức chịu tải tối đa của kho ước tính 4 tấn/ngày
Kho chứa hóa chất xử lý nước thải Kho lưu chứa tạm thời CTNH
Hình 3.4 Kho chứa hóa chất và kho lưu chứa tạm thời CTNH
Bùn dư từ quá trình xử lý sinh học và hoá lý được bơm về bể chứa bùn, sau đó chuyển qua máy ép bùn thành dạng khô và chuyển giao cho Công ty TNHH phát triển thương mại và sản xuất Đại Thắng thu gom và xử lý theo đúng quy định của pháp luật Bản vẽ chi tiết kho lưu chứa tạm thời chất thải nguy hại của Dự án được thể hiện trong hồ sơ hoàn công đính kèm
Công ty đã đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo số 01/2020/SĐK- STN&MT, mã số QLCTNH: 31.001231.T, cấp lần đầu ngày 09 tháng 01 năm 2020 Trong đó, danh sách chất thải nguy hại đã đăng ký phát sinh thường xuyên gồm:
Bảng 3.1 Hạng mục chất thải nguy hại đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH
Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn)
Số lượng trung bình (kg/năm)
Bùn thải có các thành phần nguy hại từ các quá trình xử lý nước thải công nghiệp khác
2 Bao bì mềm thải Rắn 20 18 01 01
4 Dầu thải từ thiết bị tách dầu nước Lỏng 11.000 17 05 04
5 Thuỷ tinh có hoặc bị nhiễm các thành phần nguy hại Rắn 20 11 02 01
6 Bóng đèn huỳnh quang thải Rắn 6 16 01 06
7 Giẻ lau bị nhiễm các thành phần nguy hại Rắn 8 18 02 01
8 Hộp mực in thải có các thành phần nguy hại Rắn 10 08 02 04
Bên cạnh đó, ngày 25 tháng 11 năm 2019, Công ty TNHH liên hợp đầu tư Thâm Việt đã ký hợp đồng vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với Công ty TNHH phát triển thương mại và sản xuất Đại Thắng, địa chỉ: số 318 Tô Hiệu, phường Hồ Nam, quận
Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn
Tại các cơ sở thuê lại hạ tầng của khu công nghiệp, chủ dự án thứ cấp có trách nhiệm thực hiện giảm thiểu tiếng ồn, độ rung phát ra từ cơ sở đó Đối với chủ cơ sở là đơn vị cho thuê hạ tầng khu công nghiệp, giải pháp giảm thiểu tiếng ồn đã thực hiện là trồng cây xanh hai bên đường nội bộ của khu công nghiệp, giúp giảm thiểu tiếng ồn và đảm bảo diện tích cây xanh theo quy định
3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành
Trong giai đoạn đầu (modul 1) của Nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN
An Dương, Công ty TNHH liên hợp đầu tư Thâm Việt đã thực hiện xây dựng công trình hồ sự cố 1 gồm 2 hồ nối tiếp, thông qua 02 đường ống cống D1000, BTCT Hồ 1 có dung tích 2.500m 3 và hồ 2 có dung tích 4.436,2m 3 Tổng dung tích 2 hồ V= 6.836,2m 3
Hình 3.5 Mặt bằng hồ sự cố 1
Hồ sự cố này được vận hành linh hoạt bằng hệ thống mương dẫn và bơm tuần hoàn Khi nước thải sau xử lý không đạt yêu cầu sẽ được đưa về bể sự cố để lưu chứa (tối đa 3 ngày) để khắc phục hệ thống xử lý Sau khi khắc phục hệ thống xử lý xong, hệ thống bơm tuần hoàn nước thải sẽ bơm nước từ hồ sự cố về trạm xử lý để xử lý lại, đảm bảo đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường
3.7 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi đã hoàn thành khác với Quyết định số 984/QĐ-BTNMT ngày 23/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Điều chỉnh đầu tư và kinh doanh Khu công nghiệp An Dương - giai đoạn 1” tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng và Quyết định số 2758/QĐ-BTNMT ngày 07/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Phê duyệt điều chỉnh nội dung Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Điều chỉnh đầu tư xây dựng và kinh doanh Khu công nghiệp An Dương - giai đoạn 1“ tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng bao gồm các nội dung, hạng mục sau:
STT Các nội dung trong
Báo cáo ĐTM Các phương án đã triển khai trên thực tế
1 Hồ sự cố 1: 6.826 m 3 Hồ sự cố 1 gồm 2 hồ nối tiếp, thông qua 02 đường ống cống D1000, BTCT Hồ 1 có dung tích 2.500 m 3 và hồ 2 có dung tích 4.436,2 m 3 Tổng dung tích 2 hồ V = 6.836,2 m 3
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
- Nguồn số 01: Nước thải sau xử lý của module 1
- Lưu lượng xả thải tối đa: 850 m 3 /h (xả gián đoạn theo mẻ, theo chu trình hoạt động của bể SBR)
- Lưu lượng xả thải tối đa theo ngày: 2.250 m 3 /ngày đêm
- Dòng nước thải: dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải:
STT Các chất ô nhiễm theo dòng nước thải Giá trị giới hạn
1 Nhiệt độ, độ màu, pH, BOD5, COD, TSS, As, Hg, Pb,
Cd, Cr 6+ , Cr 3+ , Cu, Zn, Ni, Mn, Fe, tổng xianua, tổng phenol, tổng dầu mỡ khoáng, S 2- , F - , NH4 +, tổng N, tổng
P, Cl - , Clo dư, Tổng hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ,
Tổng hóa chất bảo vệ thực vật phot pho hữu cơ, Tổng
PCB, Coliform, Tổng hoạt độ phóng xạ α; tổng hoạt độ phóng xạ β
Cột A, QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, với hệ số Kq = 0,9;
- Vị trí xả thải: Vị trí xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận là Kênh Hoàng Lâu thuộc xã Hồng Phong, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
- Phương thức xả: tự chảy vào nguồn tiếp nhận nước thải
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
5.1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải
5.1.1 Kết quả quan trắc Quý 1/2022
Quan trắc chất lượng nước thải sau xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung của KCN, nồng độ các thông số phân tích đáp ứng QCVN 40: 2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải (Kq = 0,9; Kf
Thời gian phân tích: Từ 29/03/2022 đến 14/04/2022
Tình trạng hoạt động bình thường
Bảng 5.3 Kết quả quan trắc nước thải
STT Thông số Đơn vị Phương pháp phân tích
3 Độ màu Pt-Co TCVN 6185:2015 18,0 50 50
6 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L TCVN 6625:2000 16,0 50 40,5
16 Crom (VI) (Cr 6+ ) mg/L TCVN 6658:2000