1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ KHAI THÁC MỎ ĐÁ VÔI QUANG HANH

75 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Của Cơ Sở Khai Thác Mỏ Đá Vôi Quang Hanh
Trường học Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Mỏ
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 2,24 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ (9)
    • 1.1. Tên chủ cơ sở (9)
    • 1.2. Tên cơ sở (9)
    • 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở (9)
      • 1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở (9)
      • 1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở (9)
      • 1.3.3. Sản phẩm của cơ sở (12)
    • 1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (12)
      • 1.4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hoá chất sử dụng (12)
      • 1.4.2. Nguồn cung cấp điện, nước (12)
    • 1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (13)
  • CHƯƠNG 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (15)
    • 2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (15)
    • 2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (15)
  • CHƯƠNG 3. KẾTQUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (16)
    • 3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (16)
      • 3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa (16)
      • 3.1.2. Thu gom, thoát nước thải (17)
      • 3.1.3. Xử lý nước thải (25)
    • 3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (34)
    • 3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (37)
      • 3.3.1. Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt (37)
      • 3.3.2. Công trình, thiết bị quản lý đất đá thải (37)
    • 3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn nguy hại (37)
    • 3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (39)
    • 3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (40)
      • 3.6.1. Sự cố sạt lở bờ, sự cố tràn nước (40)
      • 3.6.2. Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố sạt lở tại khu vực khai thác (41)
      • 3.6.3. Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ, sét đánh (41)
      • 3.6.4. Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố do thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (43)
    • 3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (44)
      • 3.7.1. Các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (44)
      • 3.7.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động do tập trung công nhân (48)
    • 3.8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (48)
    • 3.9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường (51)
      • 3.9.1. Kế hoạch, tiến độ cải tạo, phục hồi môi trường (51)
      • 3.9.2. Kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường (54)
      • 3.2.1. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường (54)
  • CHƯƠNG 4. NỘI DUNG ĐỀNGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (56)
    • 4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (56)
    • 4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (58)
    • 4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn (58)
    • 4.4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại: 51 (59)
    • 4.5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: (59)
  • CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (60)
    • 5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải (60)
      • 5.1.1. Vị trí quan trắc (60)
      • 5.1.2. Kết quả quan trắc nước thải công nghiệp (61)
      • 5.1.3. Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt (64)
    • 5.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải (67)
      • 5.2.1. Vị trí quan trắc (67)
      • 5.2.2. Kết quả quan trắc bụi, khí thải (67)
  • CHƯƠNG 6. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (69)
    • 6.1. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (69)
      • 6.1.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (69)
      • 6.1.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải (70)
      • 6.1.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở: (70)
    • 6.2. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm (70)
  • CHƯƠNG 7. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ (72)
  • CHƯƠNG 8. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ (73)
  • PHỤ LỤC (75)

Nội dung

Thu gom, thoát nước nước thải mỏ a Công trình thu gom nước thải mỏ Các công trình thu gom nước thải mỏtại cơ sởbao gồm:  Hệ thống thu gom nướcthải mỏ tại khu vực khai thác Hệ thống thu

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

Tên chủ cơ sở

- Tên chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả (sau đây gọi là Công ty)

- Địa chỉvăn phòng: Km6, Quốc lộ 18A, phường Cẩm Thạch, Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh;

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:(Ông) Trần Quang Hưng

- Chức vụ: Tổng giám đốc

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp:

5700804196, đăng ký lần đầu: ngày 08 tháng 04 năm 2008, đăng ký thay đổi lần thứ 7: ngày 05 tháng 09 năm 2018 do Phòng Đăng ký Kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp.

Tên cơ sở

- Tên cơ sở: “Khai thác mỏ đá vôi Quang Hanh”

- Địa điểm cơ sở: Phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môitrường:số 1086/QĐ- BTNMT ngày 14/8/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê chuẩnBáo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Khai thác mỏ đá Quang Hanh” thuộc địa phận phường Quang Hanh, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật vềđầu tư công):Dự án nhóm B(dự án khai thác khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều 8 của

Luật Đầu tư công, có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng).

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở

Công suất khai thác: 2.600.000 tấn đá vôi/năm;

1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở

Trình tự và hệ thống khai thác(HTKT)mỏ đá vôi Quang Hanh được chia ra hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: HTKT lớp xiên gạt chuyển (2-3 năm đầu);

- Giai đoạn 2: HTKT lớp bằng vận tải trực tiếp (từ mức +220 trở xuống) a) Phương pháp trình tự và hệ thống khai thác lớp xiên gạt chuyển

 Phương pháp và HTKT Được thực hiện trong những năm đầu sau khi kết thúc XDCB (giai đoạn 1), bao gồm các khu vực của các đỉnh E1, E2, H1 và H2 Các tuyến đường hào mở vỉa cho thiết bị khoan, gạt được xây dựng nối từ các bãi xúc và tuyến đường chính lên các cao độ bạt đỉnh, đỉnh E1 mức +250, khai thác gạt chuyển từ +250 xuống bãi xúc số 1 có cao độ +220 Đỉnh E2 mức +260, khai thác gạt chuyển từ +260 xuống bãi xúc số 1 có cao độ +220 Đỉnh H1 mức +290 khai thác gạt chuyển từ +290 xuống bãi xúc số 2 có cao độ +220, đỉnh H2 mức +260 sau khi bạt sẽ xây dựng đường di chuyển thiết bị lên đỉnh H1 mức +290

Kết thúc khai thác những năm của giai đoạn 1 sẽ tạo tuyến đường di chuyển thiết bị bạt các đỉnh nằm ở phía Bắc mỏ gồm: đỉnh B, C, D…

Công nghệ khai thác: Đá vôi sau khi nổ mìn làm tơi sẽ được máy gạt, gạt từ các tầng cao xuống bãi xúc bôc (mức +220) Kích thước mặt tầng khai thác đầu tiên và các mặt tầng công tác trên các diện tích bạt ngọn được xây dựng đủ rộng, đảm bảo điều kiện cho máy gạt làm việc: B min = L min = 27-30m

- Khai thác trên các tầng công tác: theo trình tự từ trên xuống dưới, các lớp khấu từ ngoài vào trong, hoặc gạt gom, không có vận chuyển

- Bãi xúc số 1 và số 2 ở mức +220 được hình thành sau khi đã tạo tuyến đường vận chuyển chính

Diện tích bãi xúc số 1 mức +220: 2.544m 2 , khối lượng đào: 30.632m 3 phục vụ khai thác đỉnh E1, E2 Diện tích bãi xúc số 2 mức +220: 2.571m 2 , khối lượng đào: 45.688m 3 phục vụ khai thác đỉnh H1, H2 Các khu vực này khi đưa vào khai thác đáp ứng sản lượng năm đầu tiên: 641.540m 3

Với các diện khai thác đầu tiên và các bãi xúc bốc đã xây dựng, phương pháp mở vỉa và HTKT đã chọn hoàn toàn thoả đáng

Từ năm thứ hai trở đi các mặt bằng gạt chuyển đã được mở rộng, các bãi xúc số 1 và số 2 đủ diện khai thác để bố trí 3 gương xúc, mỏ dễ dàng đạt công suất thiết kế: 916.490m 3 /năm Đỉnh E1, E2, H1, H2 chỉ khai thác lớp xiên gạt chuyển đến mức +230.Phần lớn khối lượng của khu vực trung tâm sẽ được khai thác lớp bằng khi côngtrình mỏ khai thác đến cao độ +230 Giai đoạn 1, trên 2 bãi xúc có thể bố trí 3 gương xúc, bãi số 1:2 gương (núi E1 và E2), bãi số 2:1 gương (núi H1, H2)

Sản lượng khai thác các năm đầu phải đảm bảo sản lượng sản xuất xi măngcủa nhà máy, cụ thể: Năm thứ nhất:641.540m 3 , năm thứ hai: 824.840m 3 ,nămthứba: 916.490m 3 (đạt sản lượng thiết kế)

Các thông số hệ thống khai thác giai đoạn 1 được tổng hợp trong Bảng sau:

Bảng 1-1: Tổng hợp các thông số của hệ thống khai thác lớp xiên gạt chuyển

TT Các thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị

1 Chiều cao tầng khai thác Hl m 7-8

TT Các thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị

2 Góc nghiêng sườn tầng khai thác αt độ 70

3 Góc nghiêng bờ công tác ct độ 53

4 Góc nghiêng bờ dừng kt độ 52

5 Chiều rộng mặt tầng gạt chuyển L g m 21-30

6 Chiều dài mặt tầng công tác đầu tiên L 0 m 30-35

7 Chiều dài tuyến công tác lớn nhất Lct m 190

8 Chiều rộng tối thiểu của bãi xúc mức +220 B x m 27-35

9 Tổn thất khai thác Km % 5 Đối với các bờ dừng cứ 20m để lại một đai an toàn b) Phương pháp khai thác và hệ thống khai thác cắt tầng theo lớp bằng

Giai đoạn khai thác 2: Sau khi đã kết thúc khai thác giai đoạn 1, khai thác tạo ra mặt tầng khai thác đầu tiên ở mức +220 Tiến hành khoan nổ mìn làm tơi ở mức tầng +220, máy xúc, xúc trực tiếp cho ôtô vận tải ở mặt tầng +220, ôtô vận tải đá nguyên khai về trạm đập +100 Kích thước mặt tầng khai thác đầu tiên phải đảm bảo điều kiện quay nhận tải của ôtô:

Z- chiều rộng đai an toàn, m

R- bán kính vòng nhỏ nhất của ôtô, m l 0 - chiều dài của ôtô, m b 0 - chiều rộng ôtô, m m- khoảng cách an toàn giữa ranh giới trượt lở đến mép ngoài ôtô và mép chân ta luy đến đầu ôtô khi quay, m

Máy xúc đứng xúc ở mặt tầng trung gian, xúc cả trên và dưới mức máy đứng, theo sơ đồ xúc bên hông, ôtô nhận tải theo sơ đồ quay đảo chiều, đứng nhận tải mức +220, khi mặt tầng đủ rộng, ôtô nhận tải theo sơ đồ lượn vòng, nạp xe vào 2 phía Trình tự khai thác từ trên xuống dưới theo các lớp bằng với chiều dày h = 10m, có vận chuyển Hệ thống khai thác này áp dụng từ mặt tầng +220m trở xuống, mặt tầng khai thác đầu tiên (bãi xúc) được tạo ra ở mức +220 (ở khu vực đỉnh E), xuống mức cao đáy mỏ cuối cùng ở mức +130

Các thông số của hệ thống khai thác giai đoạn 2 được tổng hợp trong Bảng sau:

Bảng 1-2: Tổng hợp các thông số của hệ thống khai thác cắt tầng theo lớp bằng

TT Các thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị

2 Góc nghiêng sườn tầng α t độ 70

3 Góc nghiêng bờ dừng kt độ 52

TT Các thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị

4 Góc nghiêng bờ công tác  ct độ 0

5 Chiều rộng mặt tầng công tác đầu tiên Bmin m 30

6 Chiều dài mặt tầng công tác đầu tiên L 0 m 35-40

7 Chiều dài tuyến công tác lớn nhất Lk m 700

8 Tổn thất khai thác K m % 5 Đối với các bờ dừng cứ 20m để lại một đai an toàn

1.3.3 Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm sau khai thác của cơ sở là đá vôi cung cấp cho trạm đập của Nhà máy xi măng (Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả), sản lượng 2.600.000 tấn/năm.

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

điện, nước của cơ sở

1.4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hoá chất sử dụng a) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu

Tổng hợp nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu (đầu vào) sử dụng của cơ sở được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1-3: Tổng hợp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng của cơ sở

TT Nguyên, nhiên, vật liệu Đơn vị Khối lượng

5 Dầu nhớt các loại lit/năm 22.363

6 Dầu động cơ các loại lit/năm 12.993

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả, 2021) b) Hóa chất Đối với công nghệ xử lý nước thải mỏ (tại ao lắng và bể lắng) và công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt (tại các bể tự hoại) không sử dụng hóa chất

1.4.2 Nguồn cung cấp điện, nước a) Cung cấp điện

 Nhu cầu sử dụng điện

Khu vực khai thác mỏ, đường vận tải:Các thiết bị hoạt động tại mỏ sử dụng dầu diesel nên không sử dụng điện Nhu cầu sử dụng điện chủ yếu cho hoạt động chiếu sáng tại tuyến đường vận tải

Khu điều hành và nhà ở công nhân:Điện năng phục vụ hoạt động của các thiết bị văn phòng và phục vụ sinh hoạt của CBCNV

Tổng nhu cầu sử dụng điện của cơ sở khoảng211 KWh/tháng

Nguồn điện 0,4KV được cung cấp từ trạm 6/0,4KV của trạm đập đá vôi bằng tuyến cáp hạ thế 3x25 + IxIO dài 1500m b) Cung cấp nước

Bảng 1-4: Tổng hợp nhu cầu dùng nước của cơ sở

TT Nhu cầu sử dụng nước Khối lượng sử dụng (m 3 /ngày)

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả, 2022)

Nước cấp sinh hoạt: Sử dụng nước sạch từ Nhà máy nước Diễn Vọng

Nước cấp tưới đường: Sử dụng nước sạch từ Nhà máy nước Diễn Vọng, cấp bổ sung từ bể lắng số 2.

Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

- Khu vực mỏ đá vôi Quang Hanh đã được phê duyệt là nguồn cung cấp nguyên liệu cho Dự án Xi măng Cẩm Phả tạiQuyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ

- Khu vực khai thác mỏ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 1529/GP-BTNMT ngày 03 tháng 11 năm 2004 cho Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam tiến hành ký hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp Giấy phép chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản số 1556/GP-BTNMT ngày 13 tháng 8 năm 2009 cho Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả

+Diện tích khu vực khai thác: 51,58 ha

+ Trữ lượng khai thác: 65.000.000 tấn đá vôi;

+ Công suất khai thác: 2.600.000 tấn đá vôi/năm;

+Thời hạn của giấy phép khai thác: đến ngày 03 tháng 4 năm 2034

- Khu vực mỏ đã tiến hành XDCB từ Quý III năm 2006 và tiến hành hoạt động khai thác mỏ từ tháng 01 năm 2008 Hoạt động khai thác tại mỏ đá vôi Quang Hanh hiện nay đang được Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng (trực tiếp là Chi nhánh sản xuất VLXD số 3)- nhà thầu thi công thực hiện

- Các công trình bảo vệ môi trường (BVMT)của mỏ đá vôi Quang Hanh đã được Tổng cục môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận hoàn thành các công trình BVMT số 52/GXN-TCMT ngày 08 tháng 6 năm 2016 Công ty đã được UBND tỉnh Quảng Ninh cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (gia hạn lần 2) số 1551/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2021

Hình 1-1: Sơ đồ vị trí khu vực cơ sở khai thác mỏ đá vôi Quang Hanh

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

tỉnh, phân vùng môi trường:

Tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (tháng 8 năm 2022):Quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh, phân vùng môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Do đó, báo cáo đề xuất giấy phép môi trường của cơ sở chưa đề cập đến nội dung này.

Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường

Nội dung trên đã được đánh giá trong Báo cáo hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước và tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép - mỏ đá vôi Quang Hanh, Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả lập năm 2021 (đã được UBND tỉnh Quảng Ninh cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 1551/QĐ- UBND ngày 17 tháng 5 năm 2021) và không có thay đổi.

KẾTQUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa

Mạng lưới các công trình thu gom và thoát nước mưa tại cơ sở bao gồm: a) Công trình thu gom, thoát nướcmưa tại khu vực văn phòng

- Hệ thống thu gom, thoát nước mái;

- Rãnh thu gom, thoát nước mưa

 Hệ thống thu gom, thoát nước mái

Nước mưa trên trên mái các công trình (nhà văn phòng, nhà ở công nhân, nhà ăn, nhà vệ sinh…) được thu gom theo các máng thu chảy vào phễu thu và theo đường ống thu gom (DN110, chạy dọc công trình từ trên mái xuống mặt đất) sau đó chảy vào rãnh thu gom khu văn phòng

 Rãnh thu gom, thoát nước mưa

Rãnh được thiết kế để thu gom và thoát nước mưa trên mặt bằng khu văn phòng vànhà ở công nhân, rãnh có kích thước: Rộng x sâu= 0,5 x 0,6 (m), chiều dài khoảng 265 m Kết cấu: Đáy rãnh BTXM, thành rãnh xây đá hộc vữa xi măng b) Công trình thu gom, thoát nước mưa trên tuyến đường vận tải

 Rãnh thu gom dọc đường vận tải

Rãnh được bố trí dọc 2 bên đường vận chuyển (đoạn từ trạm đập đến khu vực ao lắng số 1, chiều dài khoảng 1.100 m), thu gom nước mưa chảy trên mặt đường và thoát vào các khe, suối trong khu vực Rãnh có kích thước rộng mặt x rộng đáy x sâu= 1,0 x 0,8 x 0,6 (m); tổng chiều dài (2 bên) khoảng 2.200 m Kết cấu: Rãnh xây đá hộc, vữa

 Cống ngầm (cống qua đường)

Lắp đặt cống ngầm qua đường tại 03 vị trí giao cắt với đường giao thông, cụ thể :

- Cống C8: Lắp đặt gần ao lắng số 1, sử dụng cống BTCT đúc sẵn D1500 mm, chiều dài 15 m;

- Cống C7: Lắp đặt gần khu vực cây cấp dầu, sử dụng cống đôi BTCT đúc sẵn D1500mm, chiều dài 15 m;

- Cống C5: Lắp đặt phía Tây Nam trạm đập, sử dụng cống BTCT đúc sẵn D1000 mm, chiều dài 15 m; c) Công trình thu gom nước mưa tại khu vực khai thác, mặt bằng trạm đập Đặc điểm của mỏ là khai thác đá vôibằng phương pháp lộ thiên, nước mưa chảy qua khu vực khai thác, mặt bằng trạm đập được gọi chung là nước thải mỏ Mô tả chi tiết các công trình thể hiện trong mục 3.1.2

3.1.2 Thu gom, thoát nước thải

3.1.2.1 Thu gom, thoát nước nước thải mỏ a) Công trình thu gom nước thải mỏ

Các công trình thu gom nước thải mỏtại cơ sởbao gồm:

 Hệ thống thu gom nướcthải mỏ tại khu vực khai thác

Hệ thống thu gom được thiết kế để thu gom nước thải mỏ từ khu vực khai thácvề ao lắng số 1, các thông số của công trình như sau:

Bảng 3-1: Tổng hợp các công trình thu gom nước thải mỏ tại khu vực khai thác

TT Hạng mục Quy mô Kết cấu

1 Rãnh thu nướcdọc tuyến đường lên mỏ (bố trí dọc 2 bên đường)

- Kích thước: Rộng mặt x rộng đáy xsâu= 1,0 x 0,8x 0,6(m);

- Tổng chiều dài (2 bên đường) khoảng800 m

Rãnh xây đá hộc, vữa XM M100

2 Rãnh thu gom (đấu nối)về ao lắng số 1

Rãnh xây đá hộc, vữa XM M100

* Quy trình vận hành: Nước thải mỏ phát sinh tại khu vực khai thác phần lớn được ngấm qua các khe nứt, hang karst; một phần được bay hơi tự nhiên; phần còn lại (chủ yếu phát sinh tại khu vực phía Bắc khu khai thác) tự chảy theo độ dốc địa hình về rãnh thu nước dọc tuyến đường lên mỏ  rãnh thu gom (đấu nối) vào ao lắng số 1  ao lắng số 1

Hình 3-1: Sơ đồ mặt bằng và hướng thu gom nước thải mỏ tại khu vực khai thác

(Nguồn: Công ty Xi măng Cẩm Phả, 2022)

 Rãnh thu gom nướcthải mỏ tại khu vực trạm đập

Rãnh được xây dựng để thu gom nước thải mỏ phát sinh tại khu vực trạm đập, một phần tuyến đường vận tải phía Nam trạm đập và khu vực hứng nước xung quanh.Rãnh có kích thước rộng mặt x rộng đáy x sâu= 1,0 x 0,8 x 0,6 (m);chiều dài khoảng

100 m Kết cấu: Xây đá hộc, vữa XM M100

* Quy trình vận hành: Nước thải mỏ phát sinh tại mặt bằng khu vực Trạm đập và các khu vực xung quanh tự chảy theo độ dốc địa hình vào rãnh thu gom vào bể lắng số 2bể lắng số 2 (phía Đông Nam trạm đập)

Hình 3-2: Sơ đồ mặt bằng và hướng thu gom nước thải mỏ tại khu vực trạm đập

(Nguồn: Công ty Xi măng Cẩm Phả, 2022)

Rãnh thu nước dọc đường lên mỏ Rãnh thu nước dọc đường vận chuyển

Rãnh thu gom (đấu nối) về ao lắng số 1 Rãnh thu gom (đấu nối) về bể lắng số 2

Hình 3-3: Một số hình ảnh về hệ thống thu gom nước thải mỏ

(Nguồn: Công ty Xi măng Cẩm Phả, 2022) b) Công trình thoát nước thải mỏ

 Công trình thoát nước tại ao lắng số 1:

Nước thải mỏ sau xử lý tại ngăn số 2 khi của ao lắng đạt ngưỡng tràn tự chảy qua các bậc tiêu năng (tại ngăn số 2 của ao lắng) vào khe, suối trong khu vực và chảy ra nguồn tiếp nhận (suối Km13- Quang Hanh)

 Công trình thoát nước tại bể lắng số 2:

Các công trình thoát nước từ bể lắng số 2 bao gồm:

- Rãnh thoát nước: Kích thước rộng mặt x rộng đáy x sâu = 1,0 x 0,8 x 0,6 (m), chiêudài khoảng 30 m, trong đó: Đoạn có kết cấu xây đá hộc, vữa XM M100 có chiều dài khoảng 5 m; đoạn đào trên địa hình tự nhiên dài khoảng 25m

- Cống C3 (cống ngầm qua đường): Lắp đặt gần cổng barie vào mỏ,sử dụng cống BTCT đúc sẵn D1000mm,chiều dài 15 m

* Quy trình vận hành: Nước thải mỏ sau xử lý tại ngăn số 2 khi của bể lắng đạt ngưỡng tràn tự chảy qua cửa xả vào rãnh thoát nước và cống C3, chảy vào khe, suối trong khu vực, sau đó chảy ra nguồn tiếp nhận (suối Km13- Quang Hanh) c) Điểm xả nước thải sau xử lý

Nguồn tiếp nhận nước thải: Suối Km13 – Quang Hanh

Vị trí xả nước thải: Phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh gồm 02cửaxảcó vị trí, tọa độ cụ thể như sau:

Tọa độ vị trí xả nước thải: Hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 107 0 45’, múi chiếu 3 0

- Cửa xả số 1: Cửa xả nước thải tại ao lắng (X1)

- Cửa xả số 2: Cửa xả nước thải tại hố lắng (X2)

Phương thức xả nước thải: Nước thải mỏ sau xử lý tại ao lắng số 1 và bể lắng số

2 tự chảy theo các khe suối về suối Km13 - Quang Hanh; xả mặt và ven bờ

Chế độ xả nước thải: Xả không liên tục, phụ thuộc vào lưu lượng mưa chảy tràn khu vực khai thác, tuyến đường vận tải và trạm đập

 Hiện trạng, khai thác sử dụng nước tại nguồn tiếp nhận

Nguồn tiếp nhận nước thải là suối Km13 – Quang Hanh, cách mỏ khoảng 2 km về phía Đông Nam Suối được bắt nguồn từ dãy núi đá vôi phía Bắc tại Km 13 phường Quang Hanh, sau đó chảy dọc đường phân cắt của các dãy núi đá vôi trải dài theohướng Tây Nam - Đông Bắc, qua Quốc lộ 18A rồi đổ ra vịnh Bái Tử Long Hiện tại, không có đơn vị,cá nhân nào sử dụng nguồn nước suối vào mục đích cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp hoặc nuôi trồng thuỷ sản Khu vực tiếp nhận nước thải của mỏ đá vôi Quang Hanh cũng là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt của khu dân cư trong khu vực thuộc phường Quang Hanh

 Hiện trạng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải và đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước

Trong khu vực, dọc theo Quốc lộ 18A là khu dân cư Nước thải của các khu dân cư có đặc điểm là nước thải sinh hoạt đã được xử lý sơ bộ nên mang thông số ô nhiễm đặc trưng như: hàm lượng amoni, nitrat, BOD, COD, chất lơ lửng, Coliform cao theo hệ thống thoát nước chung của phường Quang Hanh sẽ thải vào suối

Qua khảo sát thực tế cho thấy hệ sinh thái dưới nước của suối ít đa dạng và nghèo nàn Trong suối không có các loài sinh vật quý hiếm mà chỉ có một số loài sinh vật nhỏ như cua, cá nhỏ, ốc

Thực vật trong suối chỉ có tảo lục, một số loài cỏ dại, cây dại mọc hai bên bờ suối là những loài không có giá trị kinh tế

Do đó các hoạt động xả thải của mỏ đá vôi Quang Hanh ảnh hưởng không đáng kể tới hệ sinh thái thuỷ sinh của nguồn nước tiếp nhận Để đánh giá chất lượng nước suối, Công ty đã tiến hành lấy mẫu khảo sát hiện trạng chất lượng nước trong quá trình lập hồ sơ gia hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, kết quả được thể hiện trong Bảng sau:

Bảng 3-2: Kết quả khảo sát chất lượng nước suối Km13 – Quang Hanh

TT Thông số Đơn vị Kết quả QCĐP 01:2020/QN

TT Thông số Đơn vị Kết quả QCĐP 01:2020/QN

(Nguồn: Công ty Xi măng Cẩm Phả, 2022)

* Ghi chú: - QCĐP 01:2020/QN: Quy chuẩn địa phương về nước mặt tỉnh Quảng Ninh;

- Cột A1: Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lý thông thường), bảo tồn động thực vật thủy sinh và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2

- Cột A2: Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

Do hoạt động của trạm đập và tuyến băng tải từ trạm đập về Nhà máy xi măng thuộc phạm vi của báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Nhà máy xi măng nên các công trình xử lý bụi tại khu vực trạm đập không nằm trong nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở

Các nguồn phát sinh bụi, khí thải trong quá trình hoạt động của cơ sở bao gồm:

- Bụi phát sinh từ quá trình khoan – nổ mìn;

- Bụi phát sinh từ hoạt động bốc xúc, vận tải;

- Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động của các máy thi công và phương tiện vận tải

Các biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải được Công ty phối hợp với nhà thầu khai thác thực hiện tại cơ sở như sau: a) Các biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình khai thác

- Sử dụng máy khoan tự hành có thiết bị chụp hút bụi trong quá trình khoan Thiết bị hút bụi gồm một phễu chụp hút bụi từ cần khoan, máy hút bụi với công suất

24 m 3 /phút, 4 phin lọc bụi, áp suất nén lọc 550 mmAq;

- Khối lượng mỗi đợt nổ, thời gian tiến hành nổ mìn tuân thủ theo Giấy phép sử dụng VLNCN được cấp cho đơn vị dịch vụ nổ mìn;

- Sử dụng phương pháp nổ mìn vi sai, chia nhỏ khối lượng nổ trong mỗi đợt nổ để giảm bụi và khí thải phát sinh;

- Sử dụng thuốc nổ có cân bằng oxy bằng 0 để giảm thiểu lượng khí thải phát sinh trong quá trình nổ mìn;

- Giữ nguyên trạng thảm thực vật tại các khu vực chưa tiến hành khai thác để giảm thiểu tác động của bụi và khí thải trong quá trình khai thác; b) Các biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải trong quá trình bốc xúc, vận tải

- Tưới ẩm bề mặt các bãi bốc xúc, tạo độ ẩm phù hợp để hạn chế bụi phát sinh trong quá trình bốc xúc, tần suất tưới nước 2 lần/ngày (1 lần trước giờ làm việc buổi sáng và 1 lần sau giờ làm việc buổi chiều); sử dụng 01 xe xi téc (6 m 3 ) để tưới ẩm;

- Trồng cây xanh hai bên tuyến đường lên mỏ (chiều dài khoảng 400 m), khoảng cách giữa 2 cây liền kề 1,5m,khoảng cách giữa các hàng cây 1,5m, diện tích trồng cây khoảng 2.400m 2 ;

- Tưới nước dập bụi trên tuyến đường vận chuyển từ khu khai thácđến khu vực trạm đập, chiều dài tuyến đường tưới nước khoảng 2,0 km, sử dụng xe téc có dung tích bồn chứa nước 6 m 3 Tần suất tưới nước: liên tục trong ca làm việc;

- Bảo dưỡng định kỳ phương tiện vận chuyển, máy xúc để nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu và giảm thiểu bụi, khí thải phát sinh;

- Bố trí 6 lao động quét dọn, thu gom vật chất rơi vãi trên tuyến đường vận chuyển từ khu khai thác đến trạm đập Tần suất thực hiện 1-2 lần/ngày và thực hiện bổ sung khi có lượng đá rơi vãi nhiều trên tuyến đường vận tải;

- Tiến hành duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường vận tải trong mỏ, đường vận chuyển từ khu vực khai thác đến trạm đập Các nội dung thực hiện duy tu, bảo dưỡng bao gồm: rải BTXM, rải CPĐD và lu lèn mặt đường

- Trồng cây và chăm sóc cây xanh xung quanh khu văn phòng và nhà ở công nhân, dọc hai bên tuyến đường vận chuyển (đoạn tử cồng barie đến khu văn phòng) c) Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với người lao động

- Trang bị đầy đủ bảo hộ cần thiết cho người lao động theo danh mục nghề theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân;

- Các máy thi công, phương tiện vận tải có hệ thống điều hòa, kính chắn để giảm thiểu tác động của bụi, ồn, và điều kiện khí hậu bất lợi tới người lao động

Máy khoan tự hành có chụp hút bụi Xe tưới nước giảm bụi

Hình 3-13:Một số hình ảnh về biện pháp giảm thiểu tác động của bụi

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả, 2022) d) Phân định trách nhiệm trong việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động của bụi và khí thải

- Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả (chủ cơ sở) có trách nhiệm:

+ Trang bị đầy đủ bảo hộ cho người lao động của Công ty trong quá trình làm việc tại cơ sở;

+ Hướng dẫn, đôn đốc và giám sát việc thực hiện việc áp dụng các biện phápgiảm thiểu tác động của bụi trong quá trình khai thác của nhà thầu, bao gồm: Công tác tưới ẩm bãi bốc xúc, tưới đường (từ khu vực khai thác đến khu vực trạm đập), công tác quét dọn vệ sinh và thu gom vật chất rơi vãi trến tuyến đường từ khu khai thác đến trạm đập;

- Trách nhiệm của nhà thầu thi công (Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng - trực tiếp là Chi nhánh sản xuất VLXD số 3)

+ Trang bị đầy đủ bảo hộ cho người lao động của nhà thầu trong quá trình làm việc tại cơ sở;

+ Thực hiện nổ mìn theo đúng Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và hộ chiếu nổ mìn được cấp;

+ Thực hiện công tác tưới ẩm bãi bốc xúc, tưới đường từ khu vực khai thác đến trạm đập;

+ Bố trí lao động quét dọn, thu gom vật chất rơi vãi trên tuyến đường vận chuyển từ khu khai thác đến trạm đập;

+ Bảo dưỡng định kỳ, thường xuyên các máy thi công và phương tiện vận tải làm việc trong mỏ (vị trí sửa chữa nằm ngoài diện tích cơ sở);

+ Thực hiện duy tu, bảo dưỡng tuyến đường vận tải trong và ngoài mỏ.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

3.3.1 Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt a) Biện pháp thu gom và lưu giữ

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu văn phòng và nhà ở công nhân trung bình khoảng 70 kg/ngày Chất thải rắn được phân loại và lưu giữ như sau:

- Loại 1 (chất thải thực phẩm) bao gồm: rau, củ, thực phẩm trong quá trình sơ chế thức ăn; thức ăn thừa; thực phẩm hết thời hạn sử dụng,… được thu gom vào 02 thùng chứa, dung tích 100 lit bằng sắt

- Loại 2 (chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế) bao gồm: Giấy, vỏ chai, vỏ đồ hộp, các vật dụng bằng nhựa hoặc kim loại khác…được thu gom tại khu văn phòng

- Loại 3 (các chất thải rắn sinh hoạt khác): được thu gom vào các thùng chứa dung tích 100 lit, bằng nhựa hoặc bằng sắt b) Biện pháp xử lý

- Loại 1 (chất thải thực phẩm) được công nhân hoặc các hộ dân địa phương tận dụng làm thức ăn chăn nuôi;

- Loại 2 (chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế) được thu gom và bán cho các cơ sở thu mua phế liệu

- Loại 3 (các chất thải rắn sinh hoạt khác): Nhà thầu khai thác ký hợp động với đơn vị có chức năng tại địa phương (Công ty TNHH MTV Môi trường Quang Phong) vận chuyển, xử lý theo quy định

Trách nhiệm thu gom, phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt thuộc về nhà thầu thi công (Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng - trực tiếp là Chi nhánh sản xuất VLXD số 3) Trách nhiệm vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thuộc về đơn vị có chức năng tại địa phương (Công ty TNHH MTV Môi trường Quang Phong) Nhà thầu thi công đã ký hợp đồng vận chuyển, xử lý với Công ty TNHH MTV Môi trường Quang Phong

3.3.2 Công trình, thiết bị quản lý đất đá thải

Mỏ đá Quang Hanh từ cốt +80m trở lên lộ hẳn trên mặt địa hình không có lớp phủ Các đá phi nguyên liệu trong mỏ gồm: Đá vôi silíc chiếm tỷ lệ < 1% và đá vôi dolomít chiếm tỷ lệ rất nhỏ/ Đá phi nguyên liệu không cần bóc tách trong quá trình khai thác mà được phối trộn với đá vôi nguyên liệu phục vụ sản xuất Do vậy, lượng đất đá thải rất ít nên tại cơ sở không bố trí bãi thải.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn nguy hại

a) Các loại chất thải nguy hại (CTNH) phát sinh

Hoạt động khai thác, vận chuyển đá vôiđến trạm đập được Công ty thuê nhà thầu thực hiện đó là: Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng(trực tiếp làChi nhánh sản xuất VLXD số 3) Công ty đã yêu cầu nhà thầu thu gom các loạiphát sinh tại cơ sở về khu vực lưu giữ tạm thời Thống kê các loại CTNH phát sinh tại cơ sở bao gồm:

Bảng 3-3: Tổng hợp khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở

TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại

Khối lượng phát sinh(kg/năm)

1 Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải Lỏng 17 02

2 Bóng đèn huỳnh quang thải và thủy tinh Rắn 16 01

Chất hấp thụ, vật liệu lọc (kể cả vật liệu lọc dầu), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại

4 Các chi tiết, bộ phận của phanh đã qua sử dụng có amiang Rắn 15 01

5 Bộ lọc dầu đã qua sử dụng Rắn 15 01

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả) b) Công trình, biện pháp thu gom và lưu giữ CTNH

Toàn bộ chất thải nguy hại (CTNH) phát sinh trong quá trình hoạt động được nhà thầuthi công phân loại theo từng mã CTNH, thu gom vào thùng chứa có nắp đậy (có dán nhãn phân loại CTNH) và lưu giữ tại khu vực lưu giữ CTNH tạm thời, cụ thể:

 Thùng thu gom, phân loại CTNH:

Các thùng chứa đều có nắp đậy và dấu hiệu cảnh báo theo đúng TCVN 6707:2009, số lượng thùng: 05 cái.Thông số kỹ thuật:

- Thùng được làm bằng thép có khả năng chống ăn mòn hóa chất, chịu được va chạm và có khả năng chống thấm

 Khu vực lưu giữ tạm thời CTNH:

Xây dựng 01 khuvực lưu giữ tạm thờiCTNHtại cơ sở; các thông số kỹ thuật của công trình như sau:

- Quy mô: Diện tích 16 m 2 , kích thước dài x rộng x cao= 4,0 x 4,0 x 2,2 (m);

+ Nền đổ BTXM M150, đá 1x2, dày 10cm, cao hơn mặt bằng xung quanh 15cm;

+Tường bao xây bằng gạch chỉ, VXM M75, dày 110 mm, cao 2,2m,trát chống thấm 2 mặt;

+ Mái lợp fibro xi măng, hướng dốc nước ra phía sau kho;

+ Trước cửa kho lắp đặt biển báo "KHO CHỨA CTNH" c) Biện pháp xử lý CTNH

Công ty đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải, mã số quản lý CTNH 22000165.T (cấp lần 3) ngày 15/3/2013

Toàn bộ CTNH phát sinh tại cơ sở sẽ được công nhân của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Sinh vận chuyển về kho lưu giữ CTNH chung của Nhà máy xi măng Cẩm Phả (tần suất vận chuyển 3-6 tháng/lần) Theo định kỳ, CTNH sẽ được Công ty TNHH Thương mại và Xây Dựng An Sinh (chủ xử lý) vận chuyển, xử lý theo Hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại (ký hàng năm) giữa Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả và Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Sinh d) Phạm vi, trách nhiệm quản lý CTNH

 Trách nhiệm của nhà thầu thi công

- Thu gom, phân loại toàn bộ CTNH phát sinh tại trong ranh giới cơ sởvề khu vực lưu giữ tạm thời;

- Quản lý, vận hành khu vực lưu giữ tạm thời CTNH trong diện tích cơ sở; trước khi bàn giao chất thải cho đơn vị có chức năng vận chuyển;

- Định kỳ chuyển giao toàn bộ CTNH tại khu vực lưu giữ tạm thời về kho lưu giữ CTNH chung của Nhà máy xi măng Cẩm Phả

 Trách nhiệm của chủ cơ sở

Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả được xác định là chủ nguồn thải CTNH, có trách nhiệm:

- Đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh;

- Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý toàn bộ CTNH của Nhà máy xi măng và các đơn vị trực thuộc;

- Định kỳ chuyển giao toàn bộ CTNH từ kho lưu giữ CTNH chung của Nhà máy xi măng Cẩm Phả cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý;

- Hướng dẫn, đôn đốc và giám sát việc thực hiện quản lý CTNH của nhà thầu (bao gồm:khu vực lưu giữ tạm thời CTNH; công tác thu gom, phân loại, lưu giữ CTNH; công tác PCCC đối với khu vực lưu giữ CTNH).

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

- Sử dụng phương pháp nổ vi sai, chia nhỏ khối lượng trong mỗi đợt nổ để giảm thiểu tiếng ồn từ hoạt động nổ mìn

- Không tiến hành hoạt động khai thác, vận tải trước 6h00’sáng và sau 21h00’;

- Đăng kiểm định kỳ đối với các phương tiện vận tải và máy phục vụ sản xuất;

- Vận hành máy, thiết bị đúng công suất thiết kế và quy trình vận hành;

- Các máy thi công, phương tiện vận tải có hệ thống điều hòa, kính chắn để giảm thiểu tác động của tiếng ồn tới người lao động

- Kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên các phương tiện vận chuyển và thiết bị, máy sử dụng trong khai thác đá vôi (tần suất 2-4 lần/năm);

- Trang bị đầy đủ bảo hộ cho người lao động theo danh mục nghề ban hành theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH

- Tiến hành duy tu, bảo dưỡng tuyến đường vận tải từ khu vực khai thác đến khu vực trạm đập, tạo điều kiện cho các xe vận chuyển hoạt động tốt nhất, giảm được ồn, rung do chất lượng đường xấu;

- Trồng, chăm sóc cây xanh trên mặt bằng khu vực văn phòng nhà ở công nhân và dọc hai bên tuyến đường vận chuyển để giảm thiểu tác động của tiếng ồn

* Quy chuẩn áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của cơ sở:

- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc

- QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc.

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

3.6.1 Sự cố sạt lở bờ, sự cố tràn nước (từ ao lắng, hố lắng)

Trong giai đoạn vận hành các hồ lắng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố sạt lở (bờ ao lắng, bờ hồ lắng) và sự cố tràn nước từ ao lắng, hố lắng ra các khu vực xung quanh; các giải pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố bao gồm: a) Biện pháp phòng ngừa

- Thiết kế ao lắng, hố lắng có dung tích lớn đảm bảo chứa được nước thải mỏ trong trong những ngày mưa lớn;

- Xây dựng bậc tiêu năng (cửa xả) đối với ao lắng và rãnh thoát (đối với hố lắng) nước để phòng ngừa sự cố tràn nước, nạo vét rãnh thoát nước theo định kỳ;

- Gia cố kè bờ, đê chắn, tường chắn các ao lắng, hố lắng theo định kỳ; đảm bảo không có vị trị sạt lở;

- Tiến hành kiểm tra đánh giá mức độ an toàn của các công trình ao lắng, hố lắng, trước mùa mưa bão và trước thông tin có cơn bão lớn b) Biện pháp ứng phó sự cố

- Báo động sự cố đến giám đốc điều hành mỏ, chỉ huy trưởng của nhà thầu và các lao động khác làm việc tại mỏ;

- Cắm biển cảnh báo khu vực xảy ra sạt lở bờ;

- Bố trí máy xúc bốc xúc đất đá tạm thời ngăn rãnh thu nước nước chảy về ao lắng/hố lắng (tạm dừng hoạt động tích nước tại công trình);

- Sử dụng máy bơm rút bớt lượng nước chứa trong ao lắng/hố lắng (nếu cần thiết);

- Huy động máy xúc, máy gạt, xe vận tải để thi công khắc phục sự cố;

- Sau khi hoàn thành công tác khắc phục sự cố, bố trí lao động kiểm tra đánh giá độ ổn định bờ ao, bờ hố lắng, đê ngănnếu đảm bảo an toàn mới cho tiếp tục tích nước tại công trình;

- Sử dụng máy xúc khôi phục lại hoạt động của rãnh thu nước về ao lắng/hố lắng

3.6.2 Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố sạt lở tại khu vực khai thác a) Xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở

Hiện tại, Công ty đang khai thác cắt tầng theo lớp bằng (chiều cao tầng thấp), bốc xúc trực tiếp nên bờ mỏ tương đối ổn định, ít có khả năng xảy ra sạt lở Khu vực tiềm ẩn nguy cơ sạt lở chủ yếu là các sườn tầng đang tiến hành hoạt động khai thác b) Biện pháp phòng ngừa

- Mỏ được khai thác từ tầng cao xuống tầng thấp, trong quá trình khai thác sẽ kết hợp tiến hành ổn định mặt tầng, sườn tầng để hạn chế nguy cơ sạt lở, trượt lở;

- Tuân thủ nghiêm ngặt các thông số của hệ thống khai thác, đặc biệt là các thông số: Chiều cao tầng khai thác, chiều cao tầng kết thúc, chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu, góc nghiêng sườn tầng khai thác, góc nghiên sườn tầng kết thúc và góc dốc bờ mỏ;

- Thường xuyên kiểm tra các mặt tầng, sườn tầng để kịp thời phát hiện các vị trí có nguy cơ sạt lở và có các biện pháp xử lý tương ứng;

- Tiến hành cậy, bẩy đá treo, đá om tại (nếu có) tại khu vực khai thác c) Biện pháp ứng phó

- Tạm dừng hoạt động khai thác tại mỏ, báo động sự cố đến giám đốc điều hành mỏ, chỉ huy trưởng của nhà thầu và các lao động khác làm việc tại mỏ;

- Khoanh vùng khu vực có sự cố sạt lở, cắm biển để cảnh báo;

- Huy động máy xúc, xe vận tải để thi công khắc phục sự cố;

- Huy động lao động tiến hành cậy, bẩy đá om, đá treo (nếu có);

- Sau khi hoàn thành công tác khắc phục sự cố, bố trí lao động kiểm tra đánh giá độ ổn định bờ mỏ, nếu đảm bảo an toàn mới cho tiếp tục thi công khai thác

3.6.3 Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ, sét đánh a) Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy, nổ

Nguy cơ xảy ra cháy chủ yếu tại khu vực văn phòng và nhà ở công nhân, các biện pháp phòng ngừa và ứng phó cụ thể như sau:

- Nhà thầu thành lập đội PCCC tại chỗ của đơn vị, đồng chí đội trưởng PCCC chỉ huy quản lý hồ sơ PCCC, tham mưu giúp việc thay mặt lãnh đạo Chi nhánh sản xuất VLXD số 3 (khi đi văng) kiểm tra chỉ đạo điều hành mọi công việc có liên quan đến PCCC để đảm bảo an toàn sản xuất lao động

- Nhà thầu đã phân công rõ trách nhiệm từng đội viên có năng lực quản lý chỉ đạo từng đầu mối để tổ chức lực lượng trong công tác PCCC

- Huấn luyện lực lượng PCCC tại chỗ học tập tính năng, cách sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ theo hướng dẫn của cảnh sát PCCC;

- Định kỳ tổ chức kiểm tra các thiết bị PCCC và thực tập PCCC tại đơn vị;

- Kiểm tra định kỳ (tần suất 1 tháng/lần) đối với hệ thống điện, đường dây điện, các trang thiết bị PCCC;

- Trang bị các bộ tiêu lệnh chữa cháy tại khu văn phòng và nhà ở công nhân;

- Trang bị các phương tiện chữa cháy tại chỗ bao gồm: 04 máy bơm, 48 bình chữa cháy, 02 thang chữa cháy, 15 xô nước, 10 cái xẻng, 03 bộ quần áo PCCC, 2 téc nước 02 bể cát, chăn chiên, ủng, găng tay có cách điện, 04 hệ thống thu lôi chống sét,

- Tổ chức lực lượng thường trực chữa cháy: Công ty bố trí đội bảo vệ gồm 7 người chia ca trực bảo vệ an ninh trật tự, phòng ngừa những sự cố trong công ty

- Chỉ huy chữa cháy: Việc chỉ huy chữa cháy được phân công cụ thể như sau: Phó giám đốc Chi nhánh sản xuất VLXD số 3 là tổng chỉ huy

- Tổ chức triển khai chữa cháy

Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

3.7.1 Các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động a) Công tác huấn luyện ATLĐ:

- Cử các bộ chuyên trách chỉ đạo ATLĐ;

- Thành lập ban ATLĐ, có sổ theo dõi công tác ATLĐ, thường xuyên kiểm nhắc nhở công tác ATLĐ;

- Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo Thông tư số31/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 cho toàn thể cán bộ công nhân viên làm việc tại công trường;

- Phổ biến các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn và sinh lao động của Nhà nước hiện hành; các nội quy, quy chế về an toàn – bảo hộ lao động của ngành, của mỏ đến người lao động;

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về công tác an toàn, vệ sinh lao động vàtheo dõi, giám sát việc thực hiện b) ATLĐ đối với con người:

- Tất cả cán bộ công nhân viên khi tham gia thi công lao động trên công trườngđều được mua bảo hiểm y tế Mọi người trước khi vào công trường làm việc được huấn luyện kỹ càng về ATLĐ, được về địa điểm, địa hình khai quát khu vực làm việc;

- Được trang bị dụng cụBHKĐ,quần áoBHLĐ,mũ giày,ủng,gang tay, khẩutrang

Bảng 3-4:Danh mục trang bị Bảo hộ lao động cho người lao động

TT Tên nghề, công việc Tên trang bị/số lượng

- Quần áo lao động phổ thông (2 bộ);

- Mũ chống chấn thương sọ não (2 cái);

- Găng tay vải bạt (2 đôi);

- Giầy vải bạt thấp cổ (2 đôi);

- Găng tay cách điện (1 đôi);

TT Tên nghề, công việc Tên trang bị/số lượng

2 Điều khiển sửa chữa các loại búa khoan

- Quần áo lao động phổ thông (2 bộ);

- Mũ chống chấn thương sọ não (2 cái);

- Găng tay vải bạt (2 đôi);

- Giầy vải bạt thấp cổ (2 đôi);

- Khẩu trang lọc bụi (2 hộp);

- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học (2 cái)

3 Lái máy gạt, máy xúc

- Quần áo lao động phổ thông (2 bộ);

- Mũ chống chấn thương sọ não (2 cái);

- Găng tay vải bạt (2 đôi);

- Giầy vải bạt thấp cổ (2 đôi)

- Quần áo lao động phổ thông (2 bộ);

- Mũ chống chấn thương sọ não (2 cái);

- Găng tay vải bạt (2 đôi);

- Giầy vải bạt thấp cổ (2 đôi);

- Khẩu trang lọc bụi (2 hộp)

5 Sửa chữa xe máy ở hiện trường;

- Quần áo vải bạt(2 bộ);

- Mũ chống chấn thương sọ não (2 cái);

- Găng tay vải bạt (2 đôi);

- Giầy vải bạt thấp cổ (2 đôi)

Ghi chú: trang bị được cấp cho 01 công nhân lao động trong 01 năm làm việc

- Mọi người tuỳ theo công việc của mình phải có chứng chỉ bằng nghề phù hợp và tính chất công việc được giao c) ATLĐ đối với thiết bị thi công:

-Tất cả các thiết bị thi công trên công trường đảm bảo đủ điều kiện kỹ thuật antoàn cho thi công: còi, đèn chiếu sáng, đèn xi nhan, phanh,côn,số

- Các thiết bị yêu cầu nghiêmngặt đều được kiểm định trước khi sử dụng d) ATLĐ đối với công tác khoan:

- Các bộ phận vật tư khoan dễ rơi gãy, nằm trong lỗ khoan, như mũi khoan, khoan quả đập các thợ vận hành thường xuyên theo dõi kiểm tra định kì thay thế, nổi phát hiện không đảm bảo kỹ thuật kể cả chưa đến định kỳ thay thế cũng phải thay thế;

-Khi có vật tư khoan rơi trong lỗ khoan bằng các biện pháp thu hồi bằng đượcnếu không thu hồi được báo cho kỹ thuật thi công dùng máy trắc địa định vị đánh dấuvị trí có vật tư khoan rơi

- Có số theo dõi và bản vẽ toạ độ các vị trí vật tư khoan rơi để có biện pháp thu hồi sau khi nổ mìn và xúc chuyển

- Các phụ tùng, vật tư khoan hỏng được thu hồi đầy đủ đưa ra khỏi khai trường khai khai thác về kho vật tư ở khu phụ trợ

- Chú ý hiện tượng trượt lở của đá khi khoan xiên e) ATLĐ đối với công tác nổ mìn:

Thực hiện đầy đủ công tác ATLĐ trong nổ mìn theo:

- QCVN 01:2019/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ;

- QCVN 05:2012/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động trong khai thác và chế biến đá

- Phương án, quy trình nổ mìn đã được ban hành

 Các biển báo cảnh giới an toàn cố định và tạm thời:

+ Được đặt ở các vị trí dễ nhìn thấy để cảnh báo mọi người khi qua lại khu vực thi công

+ Cọc chôn biển báo bằng bê tông cốt thép, biển báo hình chữ nhật, tôn dày 5cm kích thước 60x80 được nghi ‘khu vực nổ mìn nguy hiểm cấm vào” và ghi giờ nổ mìn

- Biển báo tạm thời:Đặt ở các vị trí có nguy cơ mất an toàn để cảnh báo mọi người khi qua lại khu vực đó

 Công cụ, dụng cụ hỗ trợ cho công tác nổ mìn:

- Cờ hiệu bằng vải màu đỏ kích thước 60 x 80cm được cắm ở bãi mìn trước khi chuẩn bị nạp mìn

- Trang bị còi, cờ hiệu và máy bộ đàm cho công nhân gác mìn ở các trạm gác antoàn

- Dùng bộ đàm để liên lạc các trạm gác với nhau và với chỉ huy nổ mìn

 Vị trí nấp cho thợ nổ mìn:

Theo kinh nghiệm thi công ở các mỏ đá vôi tương tự, nhà thầu dùng sắt V10 và tôn dày 15mm, gia công thành một thùng hộp chữ nhật hở 2,mặt làm chỗẩn nấp cho thợ nổ mìn Hoặc lợi dụng các hang hốc tự nhiên để nấp nhưng tuyệt đối chú ý hang nấp phải ngược với hướng đá văng khi nổ mìn

- Thời gian nổ mìn: Theo giấy phép sử dụng vật liệu nổ do Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh cấp

 Ranh giới an toàn nổ mìn và bố trí trạm gác:

- Ranh giới an toàn nổ mìn: Đối với con người R ≥ 400m; thiết bị ≥ 200m

- Bố trí trạm gác an toàn trên cơ sở vị trí cụ thê khu vực nổ mìn và được thể hiện trên hộ chiếu nổ mìn

- Khu vực phía mỏ Cty Hương Phong trước khi nổ mìn phải thông báo cho công ty Hương Phong và cử người sang phối hợp gác cảnh giới để đảm bảo an toàn

 Một số quy định an toàn khác:

- Nghiêm cấm người không có trách nhiệm vào bãi nổ mìn đang thi công

- Không thi công bãi mìn khi trời mưa hoặc sấm sét

- Khi thi công nạp mìn vào lỗ khoan có vật tư khoan rơi, dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật dùng phôi khoan trộn lẫn với nhớt thải của động cơ cho vào lỗ khoan với chiều dài > 1m sau đó mới tiến hành nạp thuốc mìn(để tiện cho việc thu hồi vật tư khoan rơi )

- Sau khi nạp mìn chỉ huy nổ mìn kiểm tra bãi nổ thông báo an toàn thì các công nhân được giao nhiệm vụ cảnh giới mới được rời khỏi vị trí gác

- Người được giao nhiệm vụ gác an toàn phải ký vào hộ chiếu nổ mìn, vị trí được mìn, giao cảnh giới trước khi tiến hành công tác nổ f) ATLĐ đối với công tác máy xúc:

- Trước khi khởi động máy phải kiểm tra tình trạng an toàn của thiết bị, đảm bảo an toàn mới khởi động máy làm việc

- Trước khi làm việc phải kiểm tra vị trí làm việc, đảm bảo an toàn mới cho máy vào làm việc

- Khi máy đào làm việc ở mép tầng luôn chú ý kiểm tra hiện tượng trượt lở của mép tầng Không di chuyển máy làm việc sát mép tầng

-Thợ vận hành máy đào, kỹ thuật trực ca thường xuyên kiểm tra tình trạng thiết bị trước, trong và sau khi làm việc, các bộ phận dễ rơi lẫn vào đá (đặc biệt là răng gầu) Nếu phát hiện hiện tượng hỏng hóc cho dừng sửa chữa thay thế ngay g) ATLĐ đối với công tác vận chuyển:

- Lái xe trước khi khởi động máy phải kiểm tra tình trạng an toàn của thiết bị xe máy, đảm bảo an toàn mới khởi động xe máy

- Lái xe vận chuyển luôn chấp hành nghiêm luật giao thông đường bộ và biển báotrên đường vận chuyển

- Tuyệt đối không được chạy vượt, giữ khoảng cách an toàn giữa các xe, nhường đường cho xe có tải và xe đang lên dốc

- Luôn chấp hành nghiêm sự hướng dẫn chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật Nhà máy vàđèn tín hiệu tại phếu trạm đạp

- Thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa để ô tô vận chuyển đá nguyên liệu có chất lượng tốt đảm bảo an toàn Mùa mưa có kế hoạch chống trượt cho ô tô trên đoạn đường dốc, đường mềm yếu h) ATLĐ khi bảo dưỡng sửa chữa thiết bị:

- Trước khi tiến hành công việc phải kiểm tra vị trí làm việc, đảm bảo an toàn mới tiến hành công việc

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

đánh giá tác động môi trường:

Theo nội dung của Báo cáo ĐTM, thì hiện nay Công ty đã đầu tư xây dựng một số hạng mục sau thay đổi so với báo cáo ĐTM như sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẨM PHẢ 42

Bảng 3-5: Tổng hợp các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM

Hạng mục, công trình Đã được phê duyệt trong báo cáo ĐTM Điều chỉnh, bổ sung Giải trình các nội dung điều chỉnh, bổ sung

Tổng diện tích các khu vực khai thác:

Tổng diện tích khu vực khai thác: 51,58 ha

Diện tích khu vực khai thác căn cứ theo Giấy phép khai thác số 1556/GP-BTNMT ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Hệ thống thu gom và ao lắng tập trung số 1

Xử lý nước mưa khu khai trường

Xử lý mưa thải mỏ tại khu vực phía Bắc khai trường và đường lên mỏ

Nước thải mỏ phát sinh tại khu vực khai thác phần lớn được ngấm qua các khe nứt, hang karst; một phần được bay hơi tự nhiên; phần còn lại (chủ yếu phát sinh tại khu vực phía Bắc khu khai thác) và tuyến dường lên mỏ được thu gom và xử lý tại ao lắng số 1

Hệ thống thu gom và bể lắng tập trung số 2

Chưa đề cập Xử lý nước thải mỏ khu vực trạm đập

Bổ sung công trình để thu gom và xử lý nước thải mỏ phát sinh tại khu vực trạm đập, trước khi xả ra nguồn tiếp nhận

Hệ thống thu gom xử lý nước thải sinh hoạt

Xây hệ thống thu gom và xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn

Xây bể tách váng dầu mỡ nhà bếp ăn; bể bastaf số 1,2 và 3

- Bổ sung bể tách dầu, mỡ tại khu vực nhà bếp để xử lý sơ bộ nước thải trước khi chảy về bể tự hoại cải tiến bastaf;

- Bổ sung các bể bastaf để tăng hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt, trước khi thải vào nguồn tiếp nhận

Thu gom, lưu chứa rác thải sinh hoạt

Sử dụng các thùng thu gom và hợp đồng vận chuyển xử lý

Bổ sung các thùng thu gom và thuê đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo đúng quy định pháp luật

6 Thu gom, lưu chứa CTNH Chưa đề cập

Xây kho lưu chứa CTNH, sử dụng các thùng chứa

Bổ sung các thùng thu gom và thuê đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường

3.9.1 Kế hoạch, tiến độ cải tạo, phục hồi môi trường

Bảng 3-6: Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường

STT Nội dung công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) Thời gian thực hiện

I Cải tạo, phục hồi môi trường khu vực khai trường

Củng cố bờ moong khai trường

1 Đào xúc đất bằng máy đào 2,3m 3 , đất cấp IV 100m 3 215,71 1.898.654 409.558.654 Tháng 1 năm thứ 31

Tháng 2 năm thứ 31 San gạt mặt bằng đáy moong

2 San đất bằng máy ủi 110 CV 100m 3 987,30 190.153 187.738.452 Tháng 7 năm thứ 31

Tháng 10 năm thứ 31 Xây dựng hệ thống thoát nước

3 Đào kênh mương, chiều rộng

Ngày đăng: 24/02/2024, 20:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN