61 Phụ lục 1 - Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Quyết định thành lập Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn Phụ lục 2 - Giấy tờ về đất đai c
Trang 2Trang 1 / 61
MỤC LỤC NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO
Chương I 6
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 6
1 Tên chủ cơ sở: 6
2 Tên cơ sở: 6
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 7
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở: 11
Chương II 12
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 12
Chương III 13
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 13
1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 13
1.1 Thu gom, thoát nước mưa 13
1.2 Thu gom, thoát nước thải 14
1.3 Xử lý nước thải 18
2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: 20
3 Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường: 20
4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại: 22
5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: 25
6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: 26
Chương IV 26
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 26
1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 26
2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 33
3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 36
Chương V 38
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ TRONG NĂM 2021 VÀ 2020 38
1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 38
1.1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối nước thải sinh hoạt sau xử lý 38
1.2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối nước thải công nghiệp sau xử lý 40
2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải 46
Chương VI 48
Trang 3Trang 2 / 61
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 48
1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ tại cơ sở 48
2 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 51
Chương VII 60
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 60
Chương VIII 60
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 60
PHỤ LỤC BÁO CÁO 61
Phụ lục 1 - Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư và Quyết định thành lập Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn
Phụ lục 2 - Giấy tờ về đất đai của cơ sở
Phụ lục 3 - Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường
Phụ lục 4 - Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường
Phụ lục 5 - Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường
Phụ lục 6 – Báo cáo công tác bảo vệ môi trường và các phiếu kết quả quan trắc môi
trường năm 2021
Phụ lục 7 - Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường và bản sao quyết định
phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án
Phụ lục 8 - Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và Sổ đăng ký chủ nguồn thải
chất thải nguy hại
Phụ lục 9 – Hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn
(Bản dịch tiếng Việt tóm tắt cho Quy trình gốc số: OPS-3000-MP-1068, Oily & Contaminated water treatment và OPS-3000-MP-1079, Sewage treatment plant
Phụ lục 10 – Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường
Trang 4Trang 3 / 61
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CTNH Chất thải nguy hại
ĐTV Dầu mỡ động thực vật
HĐBM Tổng các chất hoạt động bề mặt
ĐTM Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
NCSP Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn
TCT Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas)
QCVN Quy chuẩn kỹ thuật
Trang 5Trang 4 / 61
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 - Nhiên liệu, điện, nước tiêu thụ 11
Bảng 2 - Hóa chất sử dụng 12
Bảng 3 - Điện năng tiêu thụ cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và hệ thống xử lý nước thải công nghiệp 19
Bảng 4 - Khối lượng chất thải rắn thông thường phát sinh trong năm 2021 22
Bảng 5 - Tổng hợp các loại CTNH phát sinh trong năm 2021 24
Bảng 6 - Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, đáp ứng QCVN 14:2008/BTNMT (cột B; K=1,2) 30
Bảng 7 - Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp, đáp ứng QCVN 40:2011/BTNMT (cột B, Kq = 0,9; Kf= 1,1) 31
Bảng 8 - Lưu lượng khí thải tối đa từ ngọn đuốc và máy phát điện 33
Bảng 9 - Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn từ Máy phát điện, đáp ứng QCVN 19:2009/BTNMT(Cột B; Kv=1,0; Kp=1,0) và QCVN 20:2009/BTNMT 34
Bảng 10 - Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung 37
Bảng 11 - Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt sau xử lý trong năm 2021 38
Bảng 12 - Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt sau xử lý trong năm 2020 39
Bảng 13 - Kết quả quan trắc nước thải công nghiệp trong năm 2021 40
Bảng 14 - Kết quả quan trắc nước thải công nghiệp trong năm 2020 43
Bảng 15 - Tổng hợp các kết quả quan trắc bụi, khí thải định tại Máy phát điện kỳ trong năm 2021 46
Bảng 16 - Tổng hợp các kết quả quan trắc bụi, khí thải định tại Máy phát điện kỳ trong năm 2020 47
Bảng 17 - Kế hoạch tổng hợp chương trình quan trắc 49
Bảng 18 - Dự toán kinh phí thực hiện giám sát môi trường trong năm 52
Trang 6Trang 5 / 61
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1 - Hình vẽ tổng quan hệ thống khí Nam Côn Sơn 8
Hình 2 - Sơ đồ công nghệ Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn 10
Hình 3 - Sơ đồ minh họa hệ thống thoát nước mưa của Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn 13
Hình 4 - Hệ thống thu gom và xử lý nước thải có khả năng nhiễm dầu 15
Hình 5 - Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 16
Hình 6 - Sơ đồ kênh dẫn nước thải của Nhà máy Xử lý khí Nam Côn Sơn vào nhánh sông Cửa Lấp 17
Hình 7 - Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải 17
Hình 8 - Điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt thông thường 21
Hình 9 - Hình chụp kho lưu giữ chất thải nguy hại 23
Hình 10 - Sơ đồ vị trí xả nước thải vào nguồn nước 29
Hình 11 – Hình chụp máy phát điện (Gas Turbine) 35
Hình 12 – Hình chụp ngọn đuốc (Flare) 36
Trang 7Trang 6 / 61
Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1 Tên chủ cơ sở:
Chi nhánh Tổng Công ty Khí Việt Nam – Công ty cổ phần – Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn
- Địa chỉ văn phòng: Tỉnh lộ 44, xã An Ngãi, huyện Long Điền, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông Hoàng Minh – Giám đốc
- Điện thoại: (0254) 3864100; Fax: 0254.3864099;
- E-mail: Minh.hoang@ncsp.com.vn ;
- Giấy chứng nhận đầu tư số 7655060184, chứng nhận thay đổi lần thứ 8 ngày 26/05/2022
do UBND Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu – Sở Kế hoạch và Đầu tư chứng nhận (chứng nhận lần đầu ngày 15/12/2000 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp; chứng nhận thay đổi lần thứ 7 ngày 05/03/2018 do UBND Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp)
- Giấy đăng ký kinh doanh số: 3500410112-001 ngày 12/03/2013 (đăng ký thay đổi lần thứ 4) do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp (đăng ký lần đầu ngày 31/10/2007)
- Giới thiệu chung về cơ sở:
Ngày 15/12/2000, Hợp đồng Hợp tác kinh doanh Dự án đường ống khí Nam Côn Sơn được Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam trước đây (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam), Công ty BP và Tập đoàn Statoil ký kết Hiện nay, Công ty Đường ống Khí Nam Côn Sơn (NCSP) là hợp doanh giữa Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Zarubezhneft Pipelines Vietnam và Perenco Pipelines Vietnam, trong đó PV GAS là nhà điều hành của dự án
Công ty Đường ống Khí Nam Côn Sơn vận hành Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn, hiện đang cung cấp khí cho các nhà máy nhiệt điện tại trung tâm Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu để sản xuất khoảng 15% sản lượng điện cho cả nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
2 Tên cơ sở:
Tên cơ sở: Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn
- Địa điểm cơ sở: Tỉnh lộ 44, xã An Ngãi, huyện Long Điền, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Quyết định số 1005/QĐ-BKHCNMT của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường phê ngày 07/06/2000 về việc phê chuẩn ĐTM Đề án Đường ống dẫn khí Nam Côn
Trang 8Trang 7 / 61
Sơn; văn bản số 5102/BTNMT-TCMT ngày 18/11/2014 về việc hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật bảo vệ môi trường liên quan đến việc nâng công suất của Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn lên 22 triệu m3 khí/ngày đêm
Văn bản số 687/KHCNMT của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp ngày 08/11/2002 về việc ý kiến về môi trường trong quá trình thi
công
- Các giấy phép môi trường thành phần:
Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 48/GP.UBND do UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp ngày 26/10/2017 (thời hạn giấy phép là 05 (năm) năm), trong đó lưu lượng xả nước thải sản xuất là 445 m3/ngày đêm; nước thải sinh hoạt là 50 m3/ngày đêm;
Sổ Đăng ký Chủ nguồn thải CTNH có mã số QLCTNH: 77.000013.T do Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp ngày 10/12/2013 cấp (cấp lần thứ hai)
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
Công ty thuộc loại hình Dự án nhóm C được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật
về đầu tư công và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, có phát sinh nước thải, bụi phải được xử lý (theo ĐTM đã được phê duyệt); có phát sinh chất thải nguy hại (với tổng khối lượng từ 1.200 kg/năm trở lên) phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1 Công suất hoạt động của cơ sở:
Công suất xử lý nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn là 22 triệu m3 khí/ngày đêm
3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở:
Quy trình công nghệ sản xuất được miêu tả như dưới đây
Hỗn hợp Khí tự nhiên (Natural Gas) và xăng nhẹ (Condensate) từ các mỏ Lan Tây, Chim Sáo, Rồng Đôi và Hải Thạch – Mộc Tinh được đưa vào đường ống ngầm dưới biển kích thước 26 inch, dài 370 km đi vào thiết bị Bẫy chất lỏng (slug catcher) V2103 với áp suất vận hành trung bình khoảng 100 barg
Trang 9Trang 8 / 61
Hình 1 - Hình vẽ tổng quan hệ thống khí Nam Côn Sơn
Tại thiết bị Bẫy chất lỏng V2103, khí từ đầu trên của Bẫy chất lỏng sẽ đi qua 02 dây chuyền xử lý khí bao gồm các thiết bị cụ thể như sau:
Dây chuyền khí thứ nhất: khí sẽ được lọc trực tiếp qua thiết bị lọc khí (F-2808
A/B) để tách một phần lượng lỏng bị lôi cuốn theo dòng khí từ V2103 Sau đó được làm mát tại bộ trao đổi nhiệt (X-2802 A/B) nhờ dòng khí thành phẩm đi ra
từ thiết bị tách nhiệt độ thấp (V-2801) Sau đó dòng khí này tiếp tục đi qua các van giảm áp Joule Thomson (PCV-28022 A/B/C) để làm lạnh sâu từ -7oC ÷ 0oC nhằm ngưng tụ các hydrocacbon lỏng tại bình tách nhiệt độ thấp (V-2801) Khí sau khi đã được xử lý đảm bảo nhiệt độ điểm sương tại thiết bị tách nhiệt độ thấp (V-2801) và trao đổi nhiệt ở X2802A/B sẽ tiếp tục được đưa qua bộ gia nhiệt X2803A/B trước khi đưa vào hệ thống đo đếm metering và giao lại cho các chủ khí tại Phú Mỹ để cấp cho các nhà máy phát Điện, Đạm trên đường ống 30 inches
Dây chuyền khí thứ hai: dòng khí từ bẫy lỏng sẽ được giảm áp qua
PCV-2917A/B và lần lượt đưa qua các thiết bị F-2908 để tách lỏng và cặn rắn bằng lực ly tâm Sau đó, dòng khí tiếp tục được làm mát qua bộ trao đổi nhiệt X2902 với nguyên tắc trao đổi nhiệt tương tự như ở dây chuyền khí thứ nhất Từ đó, dòng khí sẽ đi qua các van giảm áp Joule Thomson (PCV-29022 A/B/C) trước khi vào thiết bị tách nhiệt độ thấp (V-2901) Sau khi ra khỏi V2901, dòng khí được đưa ngược lại thiết bị trao đổi nhiệt X2902 để trao đổi nhiệt với dòng vào
và kết hơp với dòng khí ở dây chuyền thứ nhất sau khi qua đã qua thiết bị X2803A/B Cuối cùng, dòng khí thương mại sẽ đưa vào hệ thống đo đếm
Trang 10 Dây chuyền xử lý condensate thứ nhất: Dòng condensate từ V3106 sẽ đi theo dây chuyền xử lý condensate thứ nhất để đi vào vào tháp ổn định condensate (V- 3107) Khoảng 30% condensate đi vào đỉnh tháp (dòng lạnh) và 70% còn lại sau khi qua thiết bị trao đổi nhiệt (X-3108 A/B) sẽ đi vào thân tháp (dòng nóng) Quá trình tách sẽ xảy ra trong tháp Hệ thống dầu nóng (với nhiệt độ đến 235oC), sẽ tận thu nhiệt từ ống xả của máy phát điện để cung năng lượng cho tháp ổn định qua bộ gia nhiệt (X-3110) Condensate ổn định từ dưới đáy tháp sau khi trao đổi nhiệt với dòng vào condensate tại X3108A/B sẽ được làm mát xuống 50oC (nhờ trao đổi nhiệt với không khí tại X-3109) trước khi đi đến bồn chứa (T-3005, T- 3006) Condensate từ các bồn chứa này sẽ được bơm theo mẻ qua hệ thống đồng
hồ đo kiểm tại điểm bàn giao condensate ở Nhà máy Xử lý khí Nam Côn Sơn
Dây chuyền xử lý condensate thứ hai: tương tự như dây chuyền xử lý condensate thứ nhất, dòng condensate từ V3106 sẽ đi lần lượt đi qua bộ trao đổi nhiệt tại thiết bị X3208 A/B với dòng condensate đáy ổn định từ tháp tách V3207.Tháp tách V3207 cũng được gia nhiệt bởi bộ gia nhiệt X3210 Condensate ổn định ở đáy tháp được làm mát không khí tại X-3209 sau khi ra khỏi bộ gia nhiệt X3208A/B và tồn trữ trong bồn chứa T-3005, T-3006 trước khi được xuất qua hệ thống đo đếm condensate tại điểm bàn giao condensate ở Nhà máy Xử lý khí Nam Côn Sơn
Trang 11Trang 10 / 61 Hình 2 - Sơ đồ công nghệ Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn
Trang 12 Nhiên liệu, điện nước tiêu thụ:
Bảng 1 - Nhiên liệu, điện, nước tiêu thụ
Khí (triệu Sm3)
Dầu
DO (tấn)
Nước cấp (m3)
Điện(*) (kWh)
Ghi chú:
Phần thập phân nếu có ngăn cách bằng dấu phẩy (,)
Các số liệu nhiên liệu, điện, nước tiêu thụ lấy trong năm 2021
NCSP sử dụng nguồn nước cấp từ thủy cục dùng cho mọi hoạt động trong Nhà máy; Nước cấp dựa theo hóa đơn tiền nước của Công ty Cấp nước Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Khí nhiên liệu và Dầu DO đã bao gồm lượng tiêu thụ trong đợt bảo dưỡng sữa chữa lớn (major TAR) trong tháng 9 /2021
(*) Trong vận hành bình thường, Nhà máy dùng nguồn khí đầu vào để chạy phát điện (Gas Turbine), cung cấp điện cho mọi hoạt động ở Nhà máy Lượng điện tiêu thụ ở bảng trên lấy từ hóa đơn tiền điện năm 2021, chạy cho máy biến thế dự phòng tại Nhà máy khi Nhà máy dừng máy phát điện
Hóa chất sử dụng:
Các loại hóa chất sử dụng cho sản xuất của Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn được trình bày ở bảng dưới đây
Trang 13Trang 12 / 61
Bảng 2 - Hóa chất sử dụng Tên thương mại
Thành phần hóa học chính
Khối lượng
Metanol CH3OH 0,00 Tấn
Dự phòng dùng để phá hủy Hydrate trong pha khí trong trường hợp có sự cố
bị tạo Hydrate trong nhà máy Trong 05 năm gần đây, không sử dụng hóa chất này
Javel NaclO 7,36 Tấn Dùng để bơm vào hệ thống xử lý nước
thải sinh hoạt
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Nước thải sau xử lý đạt Quy chuẩn quốc gia và quy định trong giấy phép xả nước thải vào
nguồn nước hiện số 48/GP.UBND do UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp ngày 26/10/2017
(QCVN 14:2008/BTNMT (loại B; K = 1,2) đối với nước thải sinh hoạt và QCVN 40:2011/BTNMT (loại B; Kq = 0,9; Kf= 1,1 đối với nước thải công nghiệp) từ Nhà máy xử
lý khí Nam Côn Sơn thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải đã được cấp phép tại Rạch Cửa Lấp thuộc sông Cửa Lấp đoạn qua ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền, Tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu Vị trí xả nước thải của Công ty không nằm trên hoặc ngay gần thượng lưu khu vực bảo hộ vệ sinh, không nằm trong khu vực cấp nước sinh hoạt và không nằm trong khu bảo tồn
Mặt khác, Rạch Cửa Lấp không xảy ra hiện tượng nước đen và bốc mùi hôi thối, tảo nở hoa; không có hiện tượng cá, thủy sinh chết hàng loạt; không có hiện tượng tảo nở hoa trên Rạch Cửa Lấp; trong khu vực chưa có báo cáo, số liệu nào liên quan đến bệnh tật cộng đồng do tiếp xúc với nguồn nước Rạch Cửa Lấp gây ra
Do đó, nguồn nước rạch Cửa Lấp có khả năng tiếp tục tiếp nhận nước thải như tại thời điểm lập ĐTM và thời điểm lập hồ sơ xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước trước đây
đã khảo sát và đã được Cơ quan thẩm quyền phê duyệt cho ĐTM và Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước hiện tại của Công ty Vậy sự phù hợp của việc xả nước thải vào nguồn nước
từ hoạt động của Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải (Rạch Cừa Lấp) là không có thay đổi
Trang 14Trang 13 / 61
Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1 Thu gom, thoát nước mưa
Nhà máy thu gom, thoát nước mưa bề mặt bằng hệ thống mương thoát nước chạy dọc theo hàng rào nhà máy, các tuyến đường và các toà nhà Đối với các toà nhà, nước mưa trên mái
sẽ được thu gom qua hệ thống ống thoát nước (làm bằng vật liệu PVC) và đổ về hệ thống mương thoát nước Hệ thống mương thoát nước cấu tạo bằng bê tông cốt thép, độ sâu mương thay đổi từ 0.3m tới 4.2m, bề rộng mương thay đổi từ 0.3m tới 5.5m Tổng chiều dài hệ thống mương này vào khoảng 7550m Hệ thống mương tự xả ngoài môi trường vào kênh đào hiện hữu ngoài tỉnh lộ 44
Hình 3 - Sơ đồ minh họa hệ thống thoát nước mưa của Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn
Trang 15Trang 14 / 61
1.2 Thu gom, thoát nước thải
- Công trình thu gom nước thải:
Tại Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn, có hai loại nước thải gồm nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nước thải nhiễm dầu và nước thải có khả năng nhiễm dầu) được thu gom, xử lý đạt quy định cho phép trước khi thải ra ngoài có hệ thống công trình thu gom, thoát nước thải như sau
Thu gom, thoát nước thải từ hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu và nghi ngờ nhiễm dầu (nước thải công nghiệp):
- Kết cấu kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu và nghi ngờ nhiễm dầu:
Hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu và nghi ngờ nhiễm dầu (gọi chung là hệ thống xử lý nước thải công nghiệp) của nhà máy bao gồm các hệ thống thu gom (hố thu bằng bê tông cốt thép và các đường ống HDPE chôn ngầm dưới đất) và bể xử lý nước thải nhiễm dầu Các hố thu được đặt rải rác tại các khu vực có khả năng xuất hiện nước nhiễm dầu hoặc nghi ngờ nhiễm dầu, sau đó sẽ được gom vào bể xử lý nước nhiễm dầu Bể xử lý nước nhiễm dầu hoặc nghi ngờ diễm dầu bằng bê tông cốt thép với kích thước lên tới 34 x16 x 3.75m (Dài x Rộng x Cao)
Trang 16Trang 15 / 61
Hình 4 - Hệ thống thu gom và xử lý nước thải có khả năng nhiễm dầu
Thu gom, thoát nước thải từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:
- Kết cấu kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:
Hệ thống thu gom, thoát nước thải của nhà máy chia làm 2 tuyến chính: một tuyến thu gom, thoát nước thải cho các toà nhà trong khu vực sản xuất, một tuyến cho các toà nhà bên ngoài khu vực sản xuất 2 tuyến chính này cấu tạo gồm các hố ga bằng bê tông cốt thép và các đoạn ống (làm bằng vật liệu HDPE) có đường kính 150 tới 200mm kết nối các hố ga này lại với nhau Kích thước các hố ga từ 1.0 x1.0 x 0.75m (Dài x Rộng x Sâu) Tổng chiều dài 2 tuyến thu gom này khoảng 582m
Hai tuyến ống thoát nước thải trên sẽ cùng đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải Hệ thống
xử lý bao gồm 2 bể xử lý bê tông cốt thép với kích thước là 6.8 x 3.2 x 2.15m (Dài x Rộng
x Cao) và 11.3 x 5.0 x 2.15 (Dài x Rộng x Cao), một phòng điều khiển kích thước 4.6 x 2.4
x 3.3m (Dài x Rộng x Cao)
Trang 17Trang 16 / 61
Hình 5 - Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Điểm xả nước thải sau xử lý:
Chi tiết vị trí xả nước thải của Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn như sau:
- Nước thải từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất đạt quy định cho phép (QCVN 14:2008/BTNMT đối với nước thải sinh hoạt và QCVN 40:2011/BTNMT đối với nước thải công nghiệp) sẽ được thải ra ngoài qua kênh dẫn được xây dựng bằng bê tông dài 600m vào Rạch Cửa Lấp (thuộc nhánh sông Cửa Lấp)
- Vị trí xả nước thải của Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn: Rạch Cửa Lấp (thuộc hệ thống Sông Cửa Lấp), ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Tọa độ vị trí xả nước thải:
Trang 18- Hiện trạng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải là nhánh sông Cửa Lấp, đoạn qua
xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong tình trạng hoạt động bình thường, không có các biểu hiện bị ô nhiễm môi trường, không có báo cáo hay phản ánh nào về chất lượng nguồn nước không đảm bảo chất lượng
- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải
Hình 7 - Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải
Trang 19Trang 18 / 61
1.3 Xử lý nước thải
NCSP không thuộc đối tượng quan trắc nước thải tự động, liên tục vì nằm ngoài khu công nghiệp và có lưu lượng xả nước thải rất thấp (nước thải sinh hoạt với lưu lượng tối đa 50
m3/ngày đêm; nước thải công nghiệp với lưu lượng tối đa 445 m3/ngày đêm)
Hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp được trình bày chi tiết Tài liệu Hệ Thống Xử Lý Nước Thải - Nhà Máy Xử Lý Khí Nam Côn Sơn (Bản dịch tiếng Việt tóm tắt cho Quy trình gốc số: OPS-3000-MP-1068, Oily & Contaminated water treatment và OPS-3000-MP-1079, Sewage treatment plan) đính kèm hồ sơ này (Phụ lục 9)
Các loại hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:
- Tên hóa chất: Sodium Hypochlorite 12% – Javen
- Số lượng sử dụng năm 2021: 6400 lít (7360 (kg)
Định mức tiêu hao điện năng cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử
lý nước thải công nghiệp
Trang 20Trang 19 / 61
Lượng điện năng tiêu thụ cho bơm vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và hệ thống
xử lý nước thải công nghiệp như dưới đây
Bảng 3 - Điện năng tiêu thụ cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và hệ thống xử lý
nước thải công nghiệp
- Phần thập phân (nếu có) phân cách bằng dấu phẩy (,)
- Lượng điện năng tiêu thụ nêu trên là chạy bằng máy phát điện của NCSP, sử dụng nguồn khí đầu vào làm nhiên liệu
Trang 21Trang 20 / 61
Yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với nước thải sau xử lý
NCSP tuân thủ theo quy định hiện hành về công tác bảo vệ môi trường nói chung và yêu cầu đối với nước thải nói riêng
- Đối với nước thải sinh hoạt: xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT đối với nước thải sinh hoạt trước khi thải ra (Theo Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước hiện tại là Cột B,
K = 1,0)
- Đối với nước thải công nghiệp: xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải ra (Theo Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước hiện tại là Cột B, kf = 1,1; kq = 0,9)
2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:
- Căn cứ nội dung ĐTM đã được phê duyệt thì lượng khí thải chủ yếu phát sinh từ các máy phát điện, ngọn đuốc (chỉ khi cần đốt bỏ khí hydrocacbon để đảm bảo an toàn sản xuất thì lượng khí thải phát ra từ ngọn đuốc mới nhiều, còn lại lượng khí đốt liên tục rất
ít để duy trì đuốc) Sự phát tán khí sẽ không gây ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng không khí và sức khỏe người lao động và cộng đồng xung quanh Theo thiết kế và ĐTM
đã được phê duyệt, Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn không cần lắp đặt hệ thống xử lý khí thải.
- Tuân thủ theo quy định hiện hành và ĐTM đã phê duyệt, hàng quý Công ty thực hiện quan trắc khí thải tại khu vực máy phát điện của Nhà máy Kết quả quan trắc khí thải hàng quý luôn rất thấp so với quy định cho phép (luôn luôn đạt quy định) tại QCVN 19:2009/BTNMT và QCVN 20:2009/BTNMT tại cột B ứng với Kv=1,0; Kp=1,0 (chi
tiết tại Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2021 đính kèm)
3 Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
Chất thải rắn sinh hoạt thông thường (phát sinh từ hoạt động văn phòng, canteen) được phân loại và thu gom tập kết vào Điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt thông thường vào cuối ngày để bàn giao cho đơn vị chức năng thu gom và xử lý Tần suất bàn giao chất thải rắn sinh hoạt thông thường cho đơn vị có đủ chức năng là 2-3 lần/tuần Các thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt thông thường và mặt sàn của Điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt thông thường đáp ứng yêu cầu không tràn đổ, không rơi vãi ra môi trường và không gây ô nhiễm môi trường
Điểm tập kết tạm thời chất thải rắn sinh hoạt thông thường là một sân bê tông với 3 mặt được xây bằng tường gạch dày 20cm và cao 1.6m, kích thước sân là 5.0 x 3.7 x 1.6 (Dài x Rộng x Cao, có bản vẽ đính kèm hồ sơ này)
Trang 22Trang 21 / 61
Hình 8 - Điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt thông thường
- Báo cáo về chủng loại, khối lượng chất thải rắn thông thường (rác thải sinh hoạt, chất
thải rắn công nghiệp thông thường, ) phát sinh tại cơ sở:
Công ty thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn như quy định Đối với chất thải rắn thông thường, Công ty phân loại thành 3 loại như sau và bàn giao cho đơn vị có đầy đủ chức năng thu gom, xử lý
Trang 23Trang 22 / 61
Bảng 4 - Khối lượng chất thải rắn thông thường phát sinh trong năm 2021
STT Nhóm chất thải rắn sinh hoạt Số lượng
(tấn)
Tổ chức, cá nhân tiếp nhận
CTRSH
1
Chất thải rắn sinh hoạt thông
thường, không còn khả năng tái
chế, tái sử dụng (như thức ăn
thừa từ canteen…)
20,68 Thu gom và xử lý bởi Phòng
Tài nguyễn Môi trường Huyện Long Điền (đầu mối thực hiện hợp đồng thu gom, xử lý chất thải thông thường)
2
Chất thải rắn sinh hoạt thông
thường có khả năng tái chế, tái
Tổng khối lượng 27,58
4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
- Chất thải nguy hại (CTNH) phát sinh được Công ty phân loại tại nguồn theo quy định (Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT) và lưu trữ tại Kho lưu trữ CTNT đáp ứng các quy định liên quan đến lưu trữ chất thải nguy hại và bảo vệ môi trường
Và NCSP ký hợp đồng bàn giao cho đơn vị có đầy đủ chức năng về thu gom, vận chuyển
và xử lý CTNH (Công ty TNHH Hà Lộc) để xử lý theo quy định Đồng thời, hàng năm Công ty thực hiện công tác báo cáo quản lý CTNH theo quy định
- Chi tiết các thông số của Kho lưu giữ chất thải nguy hại:
Kho lưu trữ chất thải nguy ngại của nhà máy dạng nhà kho kiên cố, kết cấu nhà dạng bê tông cốt thép kết hợp với hệ vì kèo thép và mái tôn Kích thước kho lưu trữ chất thải nguy hại là 7.0 x 5.2 x 5.2m (bản vẽ đính kèm hồ sơ ở mục Phụ lục)
Kho lưu giữ chất thải nguy hại của Công ty đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường (quy định hiện hành tại Luật bảo vệ môi trường 72/2020/QH14 và hướng dẫn tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT) có mặt sàn trong khu vực lưu giữ chất thải nguy hại bảo đảm kín khít, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ chất thải nguy hại, có hố thu gom chất thải lỏng (dự phòng trong tình huống tràn đổ nếu có xảy ra) đảm bảo không tràn đổ, rơi vãi ra môi trường và có đầy đủ thiết bị, dụng cụ PCCC… theo quy định của pháp luật về PCCC
Trang 24Trang 23 / 61
Hình 9 - Hình chụp kho lưu giữ chất thải nguy hại
- Báo cáo về chủng loại, tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở
Trong năm 2021, Công ty phát sinh các loại CTNH như liệt kê dưới đây và ký hợp đồng
thu gom, vận chuyển và xử lý với đơn vị có đầy đủ chức năng (Công ty TNHH Hà Lộc) để
xử lý
Trang 25Trang 24 / 61
Bảng 5 - Tổng hợp các loại CTNH phát sinh trong năm 2021
(kg)
Phương pháp xử lý
(i)
1 Các vật liệu mài dạng hạt thải có các thành
phần nguy hại (cát, bột mài…) 07 03 08
14.030 HR
2 Cặn sơn, sơn và véc ni thải có dung môi
hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác 08 01 01
600
5 Bao bì cứng thải (không chứa hoá chất
nông nghiệp có gốc halogen hữu cơ) 14 01 06 50 TC
7 Bóng đèn huỳnh quang và các loại thuỷ
8
Các thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc các
thiết bị điện (khác với các loại nêu tại mã
16 01 06, 16 01 07, 16 01 12) có các linh
kiện điện tử (trừ bản mạch điện tử không
chứa các chi tiết có các thành phần nguy
hại vượt ngưỡng CTNH)
13 Bao bì cứng thải bằng kim loại bao gồm cả
bình chứa áp suất bảo đảm rỗng hoàn toàn 18 01 02 900 TC
Trang 26Trang 25 / 61
(kg)
Phương pháp xử lý
(i)
15
Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật
liệu lọc dầu chưa nêu tại các mã khác), giẻ
lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành
phần nguy hại
18 02 01 3.750 TĐ
16 Pin, ắc quy chì thải (pin công nghiệp) 19 06 01 5.230 PT
18 Các loại chất thải khác có các thành phần
19 Các loại chất thải khác có các thành phần
Tổng cộng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong
Khối lượng trung bình chất thải phát sinh trong tháng của
Ghi chú:
- Phần thập phân (nếu có) phân cách bằng dấu phẩy (,)
- Ghi ký hiệu của phương pháp xử lý đã áp dụng đối với từng CTNH: TC (Tận thu/tái chế); TH (Trung hòa); PT (Phân tách/chiết/lọc/kết tủa); OH (Oxy hóa); SH (Sinh học);
ĐX (Đồng xử lý); TĐ (Thiêu đốt); HR (Hóa rắn); CL (Cô lập/đóng kén); C (Chôn lấp); TR (Tẩy rửa); SC (Sơ chế)
5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:
Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở và quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của cơ sở
Trang 27Trang 26 / 61
trong khoảng 85 – 86dB, (tiếng ồn theo quy định tại QCVN 24/2016/BYT là ≤
85 dB) Tại vị trí máy nén khí là 80 – 81 dB và các khu vực khác đều có mức tiếng ồn đạt mức quy định cho phép
+ Tuy nhiên, máy phát điện, cụm máy nén khí được được bố trí cách xa khu vực văn phòng và được thiết kế chạy hoàn toàn tự động, nên số lượng công nhân đến khu vực này là rất ít và chỉ chịu tiếng ồn trong khoảng thời gian ngắn (thời gian kiểm tra) và yêu cầu trang bị đầy đủ nút tai chống ồn Do đó, tiếng ồn từ hoạt động sản xuất không gây ảnh hưởng đáng kể đến công nhân làm việc cũng như khu vực xung quanh
+ Đồng thời, Công ty duy trì thực hiện bảo dưỡng thiết bị định kỳ để hạn chế mức tiếng ồn có thể phát sinh cao hơn từ máy móc và tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho nhân viên
Độ rung:
+ Theo kế quả đo kiểm môi trường lao động hàng năm, độ rung đo đạc tại các vị trí luôn đạt quy định cho phép tại QCVN 27/2016/BYT
+ Công ty duy trì thực hiện bảo dưỡng thiết bị định kỳ để giảm thiểu sự gia tăng
độ rung từ máy móc, thiết bị và tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho nhân viên
6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
Tuân thủ theo quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Công ty đã ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường bổ sung, đi cùng với Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của NCSP đã được UBND Tỉnh BR-VT phê duyệt theo Quyết định số 626/QĐ-UBND ngày 05/04/2012
và Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất do Bộ Công Thương phê duyệt theo quyết định số 923/QĐ-BCT ngày 06/02/2013 (đính kèm ở Phụ lục 10)
Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải:
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải trình bày chi tiết dưới đây không có thay đổi
so với nội dung ĐTM đã được phê duyệt và Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước hiện
tại (Giấy phép số 48/GP.UBND do UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp ngày 26/10/2017)
Trang 28Trang 27 / 61
- Nguồn phát sinh nước thải:
Nhà máy có phát sinh 2 nguồn nước thải như dưới đây
+ Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của canteen và các nhà vệ sinh trong nhà máy được gom vào Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý đạt QCVN 14:2018/BTNMT trước khi thải ra
+ Nguồn số 02: Nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất) gồm Nước thải có khả năng nhiễm dầu (nước mưa chảy qua hệ thống thiết bị, máy móc) và Nước thải nhiễm dầu được gom vào Hệ thống xử lý nước thải nghi ngờ nhiễm dầu và nước thải nhiễm dầu, xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải ra
- Lưu lượng xả nước thải tối đa:
Nước thải sinh hoạt:
Lưu lượng xả trung bình: 23,59 m3/ngày đêm
Lưu lượng xả lớn nhất: 50 m3/ngày đêm (Lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép, không có thay đổi so với Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước hiện tại/Giấy phép số 48/GP.UBND ngày 26/10/2017 do UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp)
Nước thải công nghiệp:
Lưu lượng xả trung bình: 59,04 m3/ngày đêm
Lưu lượng xả lớn nhất: 445 m3/ngày đêm
Ghi chú:
Lưu lượng xả trung trình dựa vào lưu lượng xả thải trong năm 2021
Lưu lượng xả lớn nhất dựa vào Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước hiện tại (Giấy phép số 48/GP.UBND ngày 26/10/2017 do UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp) và nhu cầu thực tế
Nước thải công nghiệp gồm Nước thải có khả năng nhiễm dầu (nước mưa chảy qua hệ thống thiết bị, máy móc) và Nước thải nhiễm dầu nên lưu lượng xả thải tùy thuộc vào lượng mưa và bão (nếu có) trong năm
- Dòng nước thải:
Hai dòng nước thải nêu trên (nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp) chảy ra hai cửa
xả khác nhau và chảy vào hệ thống ống thoát nước, nhập thành một dòng chảy vào Rạch
Trang 29Trang 28 / 61
Cửa Lấp, thuộc sông Cửa Lấp, đoạn qua ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền, Tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu (xem hình vẽ Sơ đồ vị trí xả nước thải vào nguồn nước dưới đây)
Trang 30Trang 29 / 61
Hình 10 - Sơ đồ vị trí xả nước thải vào nguồn nước
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải:
Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải tối đa theo Quy chuẩn Việt Nam liên quan và hệ số được trình bày chi tiết dưới đây