1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư “TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM MASAN MIỀN BẮC” (GIAI ĐOẠN 3)

90 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Của Dự Án Đầu Tư “Trung Tâm Công Nghiệp Thực Phẩm Masan Miền Bắc” (Giai Đoạn 3)
Tác giả Công Ty TNHH MTV Masan MB
Trường học Công Ty TNHH MTV Masan MB
Chuyên ngành Môi Trường
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,77 MB

Cấu trúc

  • Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (10)
    • 1. Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH MTV Masan MB (0)
    • 2. Tên dự án đầu tư: “Trung tâm công nghiệp thực phẩm Masan miền Bắc” (giai đoạn 3) (0)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư (12)
      • 3.1. Công suất của dự án đầu tư (12)
      • 3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư (12)
      • 3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư (30)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư (30)
      • 4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu hóa chất (30)
      • 4.2. Nhu cầu cấp điện, cấp nước (33)
  • Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (39)
    • 1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (39)
    • 2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (39)
  • Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ (40)
    • 1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (40)
      • 1.1. Thu gom, thoát nước mưa (40)
      • 1.2. Thu gom, thoát nước thải (41)
      • 1.3. Xử lý nước thải (43)
    • 2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (63)
    • 3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (65)
      • 3.1. Chất thải rắn sinh hoạt (65)
      • 3.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường (66)
    • 4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (69)
    • 5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (71)
    • 6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành (73)
      • 6.1. Sự cố cháy nổ (73)
      • 6.2. Sự cố rò rỉ hóa chất, nhiên liệu (73)
      • 6.3. Đối với trạm XLNT (74)
      • 6.4. Giải pháp ứng phó sự cố thiên tai, phòng ngừa dịch bệnh (76)
      • 6.5. Giải pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố lao động (77)
    • 7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (77)
    • 8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (78)
  • Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (79)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (79)
    • 2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (79)
    • 3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (80)
  • Chương V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN (81)
    • 1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án (81)
      • 1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm (81)
      • 1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải (81)
    • 2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật (83)
      • 2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (83)
      • 2.2. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án (83)
    • 3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm (84)
  • Chương VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (85)

Nội dung

Trang 3 CÔNG TY TNHH MTV MASAN MB BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƢỜNG của dự án đầu tư “TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM MASAN MIỀN BẮC” GIAI ĐOẠN 3 Địa chỉ: Khu B, Khu công nghiệp N

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1 Công suất của dự án đầu tư:

Quy mô công suất của dự án đầu tư bao gồm các ngành nghề sau:

- Sản xuất mì ống, mì dẹt đã được làm chín và các sản phẩm tương tự (mì ăn liền, mì nấu, bún, phở, miến, hủ tiếu ) đóng gói: 121.590 tấn/năm;

- Sản xuất gia vị: 28.010 tấn/năm;

- Sản xuất nước chấm và các sản phẩm tương tự (nước mắm, nước chấm có nguồn gốc từ cá): 250.000 tấn/năm;

- Sản xuất nước bao bì PET: 24.000 tấn/năm;

- Sản xuất nước giải khát, đồ uống không có cồn: 130 triệu lít/năm

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Quy trình công nghệ sản xuất cho từng ngành nghề của dự án đầu tư được trình bày cụ thể như sau:

3.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất mì ống, mì dẹt đã được làm chín và các sản phẩm tương tự (mì ăn liền, mì nấu, bún, phở, miến, hủ tiếu ) đóng gói công suất 121.590 tấn/năm

Quy trình sản xuất mì các loại:

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất mì các loại được trình bày trong Hình 1 sau:

Hình 1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất mì các loại

Nguồn: ĐTM được phê duyệt theo Quyết định 2010/QĐ-BTNMT ngày 11/9/2020.

- Bột mì, nước, hương liệu được cân định lượng để xác định khối lượng bột mì và phụ gia cần thiết theo tỷ lệ đảm bảo yêu cầu

- Sau khi cân định lượng các loại nguyên liệu: Bột mì được trộn với hỗn hợp gia vị (gồm nước và các chất phụ gia, chất tạo mẫu, bột ngọt ) và đưa đến các đĩa phân phối chuyển vào máy cán Tại máy cán bột nhào được cán và ép bằng các cặp trục cán để tăng độ dẻo dai cho sợi mì

- Sau khi cán tấm bột được cắt và uốn cong bằng các trục cán

- Sau khi được cán, sợi mì được hấp trong các phòng hấp dải bằng hơi nước trực tiếp để làm chín bột và được quạt thổi nhằm giảm nhanh lượng hơi nước còn bám trên sợi mì

- Tiếp theo sợ mì được cắt định lượng để tạo hình cho vắt mì theo yêu cầu về kích cỡ và trọng lượng và chuyển sang công đoạn nhúng nước lèo, mì làm nguội được nhúng vào dung dịch nước lèo để rửa sạch bột bám trên sợi mì và tăng hương vị của mì

- Tiếp theo đến công đoạn vào khuôn để tạo hình dạng đồng nhất và cố định gói mì trong quá trình chiên Tại đây, các sợi mì sẽ được định hình theo nhiều hình dạng khác nhau tùy theo kiểu khuôn như: dạng ống, dạng dẹt

- Chiên mì: Trong quá trình chiên mì được băng tải liên tục đưa vào chảo dầu trong thời gian 4-5 phút để mì giòn và thơm, tăng giá trị cảm quan của sản phẩm Các vắt mì sẽ được đưa qua dầu theo dòng chảy liên tục và không để dư thừa Lượng dầu thấm vào sợi mì sẽ được quạt thổi ngược lại và được bổ sung thêm dầu mới liên tục Do đó, quá trình này sẽ không có lượng dầu thải bỏ Ngoài ra, việc kiểm soát quá trình chiên, hấp sẽ tạo ra các sản phẩm tương ứng là mì ăn liền hoặc mì nấu

- Mì sau khi chiên được băng tải đưa qua phòng quạt nguội làm giảm nhiệt độ và chuyển sang công đoạn phân loại

- Sau khi phân loại thành chính phẩm và phế phẩm, phần chính phẩm đạt yêu cầu sẽ chuyển sang công đoạn đóng gói hoàn thiện sản phẩm

Quy trình sản xuất bún:

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bún được trình bày trong Hình 2 sau:

Hình 2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bún

Nguồn: ĐTM được phê duyệt theo Quyết định 2010/QĐ-BTNMT ngày 11/9/2020.

- Nguyên liệu đầu vào là gạo được ngâm với nước trong khoảng 30 phút sau đó gạo ngâm được rửa sạch đem xay thành bột ướt và chuyển đến công đoạn tách bột hồ hóa qua đầu đùn tạo sợi

- Sợi bún hình thành sau khi đùn được làm nguội trước khi cho qua tủ hấp có nhiệt độ nhỏ hơn 100°C với hơi nóng bão hòa và tốc độ băng tải khoảng 7 - 10 m/phút Tiếp theo sợi bún được quạt thổi nguội lần nữa trước khi được cắt đoạn và cắt sợi, vào khuôn định hình

- Tiếp đến, sử dụng quạt thổi gió có hơi nóng khoảng 70°C để tách ẩm đến khi sợi bún đạt độ ẩm 10% sẽ được đưa đi đóng gói bảo quản và nhập kho

Quy trình sản xuất phở/hủ tíu:

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất phở/hủ tiếu được trình bày trong Hình 3 sau:

Hình 3 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất phở/hủ tiếu

Nguồn: ĐTM được phê duyệt theo Quyết định 2010/QĐ-BTNMT ngày 11/9/2020

- Nguyên liệu là gạo được ngâm với nước trong thời gian khoảng 30 phút sau đó gạo được rửa sạch đem xay thành bột ướt, khuấy trộn đều, cán thành tấm và cho qua tủ hấp với nhiệt độ nhỏ hơn 100°C với hơi nóng bão hòa và tốc độ tải khoảng

- Sau đó, tấm phở/hủ tíu được treo lên thanh, chạy qua tủ sấy bằng quạt thổi hơi nóng lấy từ bộ Calorite, nhiệt độ khoảng 70°C, khi ra khỏi tủ, tấm phở/hủ tíu được sấy sơ bộ và đưa vào tủ để ủ tẩm gạo ở nhiệt độ 5°C

- Sau khi ra khỏi tủ ủ này, tấm phở/hủ tíu được cắt đoạn, cắt sợi, vào khuôn định hình Tiếp đến, sử dụng quạt thổi gió có hơi nóng khoảng 70°C để tách ẩm đến khi sợi phở/hủ tíu đạt độ ẩm 10% sẽ qua công đoạn đóng gói

- Tại quy trình đóng gói, sản phẩm sẽ được bổ sung các gói bột nêm/gói rau/túi thịt tiệt trùng và gói dầu và nhập kho Gói bột nêm gói rau được sản xuất tại Nhà máy, túi thịt tiệt trùng/gói dầu được nhập từ nơi sản xuất khác

Quy trình sản xuất miến:

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất miến được trình bày trong Hình 4 sau:

Hình 4 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất miến

Nguồn: ĐTM được phê duyệt theo Quyết định 2010/QĐ-BTNMT ngày 11/9/2020

- Sử dụng nguyên liệu là bột đậu xanh và bột củ dong khô đã qua sơ chế (được nhà cung cấp xử lý phù hợp với yêu cầu của nhà máy, không sử dụng hạt đậu xanh và củ dong riềng tươi) được trộn chung với nước ấm (70 - 75°C) trong khoảng 30

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu hóa chất

Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu hóa chất sử dụng của dự án được trình bày trong Bảng 3 sau đây:

Bảng 3 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu hóa chất sử dụng của dự án

STT Nội dung Đơn vị tính/năm Khối lƣợng

I Sản xuất mì ống, mì dẹt đã được làm chín và các sản phẩm tương tự (mì ăn liền, mì nấu, bún, phở, miến, hủ tiếu ) đóng gói

7 Bao bì giấy triệu cái 53

8 Bao bì nhựa (OPP) cuộn 153.919

10 Dung môi, mực in tấn 3.480

I.2 Sản xuất bún, miến, phở/hủ tiếu

2 Bột đậu xanh/Bột củ dong khô tấn 5.400

6 Rau, củ quả, hành lá sấy tấn 750

7 Gói dầu thành phẩm tấn 2.250

9 Bao bì nhựa (OPP/PE) tấn 100

STT Nội dung Đơn vị tính/năm Khối lƣợng

II Sản xuất gia vị

1 Nguyên liệu rau, củ… tấn 1.514,8

5 Bột gia vị (tiêu, hành, ớt, tỏi…) tấn 1.190,5

7 Bao bì nhựa (OPP) cuộn 1.190.529

III Sản xuất nước chấm và các sản phẩm tương tự (nước mắm, nước chấm có nguồn gốc từ cá)

IV Sản xuất nước bao bì PET

V Sản xuất nước giải khát, đồ uống không có cồn

STT Nội dung Đơn vị tính/năm Khối lƣợng

10 Bao bì giấy triệu cái 9

VI Hóa chất xử lý nước thải và hóa chất khác

Nguồn: ĐTM được phê duyệt theo Quyết định 2010/QĐ-BTNMT ngày 11/9/2020

4.2 Nhu cầu cấp điện, cấp nước

- Nguồn cung cấp: Công ty Điện lực Cửa Lò

- Nhu cầu sử dụng: 60.965.000 kwh/năm (theo ĐTM được phê duyệt theo Quyết định 2010/QĐ-BTNMT ngày 11/9/2020).

Căn cứ trên số liệu thống kê từ đồng hồ điện toàn Nhà máy trong 06 tháng đầu năm

2022, lượng điện năng Nhà máy đang sử dụng trung bình khoảng 921,668 kwh/tháng, cụ thể tại Bảng 4 sau:

Bảng 4 Thống kê điện năng tiêu thụ của Nhà máy trong 06 tháng đầu năm 2022

Lượng điện năng tiêu thụ

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 1,236,488 854,304 1,793,088 989,032 1,028,456 1,390,400

Nguồn: Công ty TNHH MTV Masan MB, 2022

- Nguồn cung cấp: Được lấy từ hệ thống cấp nước sạch của KCN Nam Cấm hiện do Công ty Cổ phần cấp nước Cửa Lò và Công ty Cổ phần cấp nước Nghệ An quản lý Nước được đưa về KCN Nam Cấm bằng đường ống 500, dùng trạm bơm cấp II công suất 17.500 m 3 /ngày.đêm cấp vào hệ thống cấp nước KCN Nước từ hệ thống cấp nước KCN Nam Cấm được đấu nối dẫn thẳng tới bể nước dung tích 1.500 m 3 đặt cạnh Nhà cấp hơi và Khu trạm xử lý nước thải (XLNT) của Nhà máy Công ty TNHH MTV Masan MB thông qua đường ống đường kính D150 Phía sau bể nước 1.500 m 3 là hệ thống bơm cấp nước sinh hoạt và bơm chữa cháy

Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu hóa chất sử dụng của dự án được trình bày trong Bảng 5 sau:

Bảng 5 Nhu cầu cấp nước của dự án

STT Nội dung Lưu lượng

1 Sinh hoạt 28,15 Lượng người lao động là 760 người

Sản xuất mì ống, mì dẹt đã được làm chín và các sản phẩm tương tự (mì ăn liền, mì nấu, bún, phở, miến, hủ tiếu ) đóng gói

Sản xuất nước chấm và các sản phẩm tương tự (nước 282,38

STT Nội dung Lưu lượng

(m 3 /ngày.đêm) Ghi chú gốc từ cá)

2.4 Sản xuất nước bao bì PET 16,62

2.5 Sản xuất nước giải khát, đồ uống không có cồn 268,92

2.6.1 Lò hơi 276,02 Cung cấp cho Công ty

TNHH Năng lượng Trí Việt

- Trong đó lượng vào sản phẩm khoảng 836 m 3 /ngày.đêm

- Nước xả sau hệ thống RO được tận dụng rửa máy móc, thiết bị, nhà xưởng, khu bảo vệ và tưới cây trong khuôn viên Nhà máy

Nguồn: ĐTM được phê duyệt theo Quyết định 2010/QĐ-BTNMT ngày 11/9/2020.

Căn cứ trên số liệu thống kê tổng đồng hồ nước cấp toàn Nhà máy trong 06 tháng đầu năm 2022, lượng nước cấp Nhà máy đang sử dụng trung bình khoảng 23.531 m 3 /tháng, cụ thể tại Bảng 6 sau:

Bảng 6 Thống kê số liệu nước cấp của Nhà máy trong 06 tháng đầu năm 2022

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 26.905 18.074 33.543 17.173 19.592 25.900

Nguồn: Công ty TNHH MTV Masan MB, 2022

Căn cứ vào các hoạt động của Nhà máy, các loại nước thải phát sinh bao gồm: nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất Tại mỗi công đoạn sản xuất của từng quá trình sản xuất sẽ phát sinh ra lượng nước thải với tính chất khác nhau Tổng hợp các nguồn thải phát sinh từ quá trình sản xuất của Nhà máy được trình bày trong Bảng 7 sau:

Bảng 7 Tổng hợp các nguồn thải phát sinh từ quá trình sản xuất của Nhà máy

STT Ngành hàng Công đoạn Đặc trưng nước thải

1 Sản xuất mì ống, mì dẹt đã được làm chín và các sản phẩm tương tự (mì ăn liền, mì nấu, bún, phở, miến, hủ tiếu ) đóng gói

1.1 Sản xuất mì Hấp mì

Nước thải ô nhiễm TSS, Nito, Phốtpho…

1.2 Sản xuất bún - Ngâm gạo

1.3 Sản xuất phở/hủ tiếu - Ngâm gạo

- Ủ tấm gạo 1.4 Sản xuất miến Luộc sợi

2 Sản xuất gia vị Vệ sinh thiết bị, máy móc, nhà xưởng

Nước thải ô nhiễm TSS, dầu mỡ…

Sản xuất nước chấm và các sản phẩm tương tự

(nước mắm, nước chấm có nguồn gốc từ cá)

- Lọc lần 2, lọc vải lần 2

- Nước rò rỉ, chảy tràn

- Nước rửa lọc có cặn muối, xương cá

- Nước thải lọc cáu cặn

4 Sản xuất nước bao bì

Vệ sinh máy móc, thiết bị

- Nước thải ô nhiễm TSS, COD…

5 Sản xuất nước giải khát, đồ uống không có cồn

- Vệ sinh máy móc, thiết bị, đường ống

- Nước thải ô nhiễm TSS, COD…

- Nước sau lọc: tái sử dụng

Nguồn: ĐTM được phê duyệt theo Quyết định 2010/QĐ-BTNMT ngày 11/9/2020

Tổng lượng nước thải phát sinh dựa trên số liệu sản xuất hiện hữu và dự kiến cho Dự án khi hoạt động ổn định được trình bày trong Bảng 8 sau:

Bảng 8 Tổng lượng nước thải phát sinh của Dự án

STT Nội dung Lưu lượng

1 Sinh hoạt 28,15 Lượng người lao động là 760 người (100% nước cấp)

Sản xuất mì ống, mì dẹt đã được làm chín và các sản phẩm tương tự (mì ăn liền, mì nấu, bún, phở, miến, hủ tiếu ) đóng gói

Sản xuất nước chấm và các sản phẩm tương tự (nước mắm, nước chấm có nguồn gốc từ cá)

2.4 Sản xuất nước bao bì PET 17

2.5 Sản xuất nước giải khát, đồ uống không có cồn 37

Nhà thầu cung cấp hơi: Công ty TNHH Năng Lượng Trí Việt

- Tổng lượng thải: 224,34 m 3 /ngày.đêm

- Tái sử dụng 170 m 3 /ngày.đêm

Nguồn: ĐTM được phê duyệt theo Quyết định 2010/QĐ-BTNMT ngày 11/9/2020.

Ngoài ra, Nhà máy Trung tâm công nghiệp thực phẩm Masan miền Bắc đã được Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An cho phép sử dụng nước thải sau xử lý tái sử dụng để tưới cây trong khuôn viên Nhà máy với lưu lượng là 100 m 3 /ngày.đêm.

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch tỉnh Nghệ An và quy hoạch phát triển ngành thực phẩm cũng như thu hút đầu tư của KCN Nam Cấm, không thay đổi so với nội dung đã được đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường (Quyết định 2010/QĐ-BTNMT ngày 11/9/2020).

Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Dự án nằm trong diện tích của KCN Nam Cấm, nước thải được đấu nối theo quy định về KCN để xử lý trước khi xả ra môi trường KCN Nam Cấm đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 1244/GP-UBND ngày 21/4/2020 (Gia hạn giấy phép xả thải lần 1), với lưu lượng xả lớn nhất là 2.500 m 3 /ngày đêm Nguồn tiếp nhận là sông Cấm, xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An với chất lượng nước thải theo Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp

- QCVN 40:2011/BTNMT (cột A) (Giấy phép được đính kèm trong Phụ lục 1 – Các văn bản pháp lý)

Dự án đầu tư phù hợp khả năng chịu tải của môi trường – hạ tầng kỹ thuật tại KCN Nam Cấm, không thay đổi so với nội dung đã được đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường (Quyết định 2010/QĐ-BTNMT ngày 11/9/2020).

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Thu gom, thoát nước mưa:

Công ty TNHH MTV Masan MB đã xây dựng hoàn thành hệ thống thu gom và thoát nước mưa để thu gom toàn bộ nước mưa chảy tràn trong khuôn viên Nhà máy

Các thông số cơ bản của công trình thu gom, thoát nước mưa của Nhà máy được trình bày chi tiết tại Bảng 9 sau:

Bảng 9 Các thông số cơ bản của công trình thu gom, thoát nước mưa của Nhà máy

STT Công trình Đơn vị Khối lƣợng

1 Hố ga thu nước mưa hố 199

Nguồn: Công ty TNHH MTV Masan MB, 2022

- Hệ thống thoát nước mưa của Nhà máy được xây dựng riêng biệt với hệ thống thu gom nước thải Hệ thống ống thu gom nước mưa có cấu tạo bằng ống PVC (D300, D400, D500, D600) và HDPE (D300), được bố trí dọc theo vỉa hè

- Tổng chiều dài toàn tuyến thu gom và thoát nước mưa là: 2.445,18 m

- Trên hệ thống thoát nước mưa bố trí tổng cộng 199 hố thu gom nước có song chắn rác cố định để đảm bảo rác được giữ lại không theo nước mưa đi vào hệ thống thoát nước mưa

- Toàn bộ lượng nước mưa thu gom được đấu nối thoát vào hệ thống thoát nước mưa của KCN Nam Cấm thông qua 06 điểm xả tại ranh giới phía Đông của Nhà máy (nằm trên trục đường giao thông khu B của KCN Nam Cấm, cách tim đường 7,5 m)

Bản vẽ mặt bằng tổng thể thu gom, thoát nước mưa của Nhà máy được đính kèm tại Phụ lục 2 Các bản vẽ

1.2 Thu gom, thoát nước thải:

- Công trình thu gom nước thải:

Công ty TNHH MTV Masan MB đã xây dựng hoàn thành hệ thống thu gom để thu gom toàn bộ nước thải phát sinh từ hoạt động của Nhà máy

Các thông số cơ bản của công trình thu gom nước thải của Nhà máy được trình bày chi tiết tại Bảng 10 sau:

Bảng 10 Các thông số cơ bản của công trình thu gom nước thải của Nhà máy

STT Công trình Đơn vị Khối lƣợng

1 Hố ga thu nước thải hố 54

2.7 Đường ống thu gom khu mở rộng m 195,6

4 Bể thu nước thải từ quá trình tách bột, dung tích 5 m 3 bể 1

Nguồn: Công ty TNHH MTV Masan MB, 2022

+ Công trình thu gom nước của Dự án gồm 54 hố ga bê tông cốt thép bố trí dọc theo các tuyến thu gom nước thải với tổng chiều dài là 1.376,91 m Hệ thống đường ống thu gom sử dụng ống bằng HDPE (D150, D200, D250) để thu gom nước thải từ khu vực: nhà văn phòng, xưởng sản xuất nước mắm, nhà kho nước mắm cốt, khu vực sản xuất nước giải khát và ống vật liệu uPVC (với đường kính D110, D160, D250) để thu gom nước thải từ khu vực: xưởng sản xuất mì, nhà phụ trợ và nhà ăn

+ Nước thải sinh hoạt từ khu vực nhà bếp, nhà ăn, nhà văn phòng từ nhà vệ sinh được thu gom xử lý cục bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn Nước thải sau khi qua bể tự hoại sẽ được thu gom về bể gom nước thải của trạm XLNT của Dự án để tiếp tục được xử lý cùng với nước thải sản xuất

+ Nước thải sản xuất phát sinh từ khu vực nhà sản xuất mì, sản xuất nước mắm, sản xuất nước giải khát,… đều được thu gom bằng hệ thống hố ga và dẫn về trạm XLNT của Nhà máy để xử lý trước khi đấu nối về trạm XLNT tập trung của KCN Nam Cấm

- Công trình thoát nước thải:

+ Nước thải sau xử lý đạt chất lượng theo thỏa thuận đấu nối của Chủ dự án với hạ tầng KCN Nam Cấm được đưa vào hệ thống ống HDPE D250 (dài khoảng 202,7 m), bố trí dọc đường ranh giới phía Nam của Nhà máy Dọc tuyến ống cũng được bố trí 08 hố ga bê tông cốt thép

+ Sau bể khử trùng (tại điểm trước hố ga thu nước thải sau xử lý), chủ dự án có lắp đặt 01 đồng hồ đo lưu lượng để đo lưu lượng nước thải đầu ra của trạm XLNT trước khi đưa về trạm XLNT tập trung của KCN Nam Cấm

- Điểm xả nước thải sau xử lý:

+ Nước thải sau xử lý của Nhà máy được xả vào hố thu nước thải HTNT L2-1, sau đó dẫn qua hệ thống ống thoát nước thải đến hố ga cuối và xả ra điểm đấu nối nước thải với mạng lưới hạ tầng của KCN Nam Cấm

+ Vị trí đấu nối theo thỏa thuận giữa đơn vị chủ quản hạ tầng KCN Nam Cấm và Công ty TNHH MTV Masan MB là hố ga T23* thuộc tuyến thu gom nước thải tại Khu B – KCN Nam Cấm với cao độ điểm xả tại vị trí đấu nối là +2,10 m (vị trí điểm đấu nối nằm bên cạnh tường phía Đông, cách tường rào 30 cm, cách tim đường giao thông khu B của KCN Nam Cấm là 7,5 m)

Bản vẽ mặt bằng tổng thể thu gom, thoát nước thải của Nhà máy được đính kèm tại Phụ lục 2 Các bản vẽ

Hợp đồng Dịch vụ thoát nước số 08/HĐ-DVTN ký ngày 03/4/2016 giữa Công ty tầng KKT Đồng Nam Nghệ An được đính kèm tại Phụ lục 1 Các văn bản pháp lý

Nhà máy Trung tâm công nghiệp thực phẩm Masan Miền Bắc đã và đang vận hành trạm XLNT công suất 650 m 3 /ngày.đêm, nước thải sau xử lý đảm bảo đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B trước đưa về trạm XLNT tập trung KCN Nam Cấm và được BTNMT xác nhận tại Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 61/GXN-BTNMT ngày 03/8/2021

Dự án đầu tư “Trung tâm công nghiệp thực phẩm Masan miền Bắc” (giai đoạn 3) đã được BTNMT phê duyệt theo Quyết định số 2010/QĐ-BTNMT ngày 11/9/2020, theo đó, trạm XLNT của Nhà máy sẽ được Công ty TNHH MTV Masan MB nâng công suất từ 650 m 3 /ngày.đêm lên 1.300 m 3 /ngày.đêm nhằm đáp ứng nhu cầu cho giai đoạn hiện nay và dự phòng trong tương lai Tuy nhiên, do có nhiều ảnh hưởng đến xu hướng sản xuất từ sau thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến, do đó, theo định hướng mới cho nhu cầu hoạt động trong tương lai của Nhà máy, Công ty đã thực hiện nâng công suất trạm XLNT lên 1.050 m 3 /ngày.đêm cho giai đoạn này

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

Dự án không đầu tư công trình xử bụi, khí thải

Hiện tại, Nhà máy Trung tâm công nghiệp thực phẩm Masan miền Bắc đang sử dụng hơi do

Công ty TNHH Năng lượng Trí Việt cung cấp theo Hợp đồng cung cấp hơi bão hòa số

0390315/MMB-TV ký ngày 25/3/2015 giữa Công ty TNHH MTV Masan MB và Công ty

TNHH Năng lượng Trí Việt

Công ty TNHH Năng lượng Trí Việt hiện đang thuê đất với diện tích 2.016 m 2 trong khuôn viên của Công ty TNHH MTV Masan MB để xây dựng, vận hành lò hơi và cung cấp hơi cho Dự án của Công ty TNHH MTV Masan MB theo Hợp đồng số 0640415/MMB-TV ký ngày 01/4/2015 về việc cho thuê nhà xưởng giữa Công ty TNHH MTV Masan MB và Công ty TNHH Năng lượng Trí Việt

Công ty TNHH Năng lượng Trí Việt cũng đã được Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An cấp Giấy xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường số 530/GXN-KKT ngày 21/7/2015 đối với lò hơi 16 tấn hơi/giờ và Quyết định số 53/QĐ-KKT ngày 17/3/2021 về việc phê duyệt Báo cáo ĐTM của Dự án “Đầu tư Lò hơi cung cấp hơi cho Dự án Masan MB” tại Khu B, KCN

Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An cho việc bổ sung đầu tư thêm lò hơi 22 tấn hơi/giờ, nâng quy mô công suất lên thành 284.500 tấn hơi/năm và Giấy phép môi trường số

Quy trình công nghệ xử lý khí thải của 02 lò hơi của Công ty TNHH Năng lượng Trí Việt

(lò hơi 16 tấn hơi/giờ và lò hơi 22 tấn hơi/giờ) được tóm tắt như sau: Buồng đốt  Khí thải

 Bộ hâm nước  Bộ sấy không khí  Hệ thống Cyclone chùm  Hệ thống lọc bụi túi vải  Tháp lọc bụi  Bể dập bụi  Ống khói cao 24 m Khí thải sau xử lý đạt cột B,

QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, được thải ra môi trường thông qua ống khói cao 24 m

Kết quả quan trắc khí thải lò hơi định kỳ lò hơi năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 của

Công ty TNHH Năng lượng Trí Việt được trình bày trong Bảng 17 sau:

Bảng 17 Kết quả quan trắc khí thải lò hơi định kỳ năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 của Công ty TNHH Năng lƣợng Trí Việt

STT Thông số Đơn vị

KQPT khí thải lò hơi QCVN

Nguồn: Công ty TNHH MTV Masan MB, 2022

Nhận xét: Kết quả quan trắc khí thải lò hơi định kỳ của Công ty TNHH Năng lượng Trí Việt cho thấy khí thải sau xử lý đều thấp hơn giới hạn cột B, QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, với Kp

Công ty TNHH Năng lượng Trí Việt là đơn vị nhà thầu có pháp nhân và pháp lý riêng, do đó, việc quản lý môi trường của Công ty TNHH Năng lượng Trí Việt được thực hiện đúng theo cam kết trong các Quyết định, Văn bản đã được cơ quan nhà nước phê duyệt cho Công ty TNHH Năng lượng Trí Việt Công ty TNHH Năng lượng Trí Việt tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý chất thải phát sinh của đơn vị Đồng thời trong suốt quá trình hoạt động của Công ty TNHH MTV Masan MB từ năm

2015 đến nay, các công trình bảo vệ môi trường đều vận hành ổn định và chưa xảy ra sự cố MB yêu cầu nhà thầu phụ thực hiện đầy đủ các giải pháp và hồ sơ môi trường theo quy định Trong trường hợp không đạt yêu cầu, Công ty TNHH MTV Masan MB sẽ yêu cầu nhà thầu dừng hoạt động để xử lý và khắc phục

Các văn bản pháp lý liên quan của Công ty TNHH Năng lượng Trí Việt và Hợp đồng cung cấp hơi của Công ty TNHH Năng lượng Trí Việt cho Công ty TNHH MTV Masan MB được đính kèm trong Phụ lục 1 Các văn bản pháp lý

Hình 12 Một số hình ảnh lò hơi của Công ty TNHH Năng lƣợng Trí Việt tại Dự án

Nguồn: Công ty TNHH MTV Masan MB, 2022.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

3.1 Chất thải rắn sinh hoạt:

- Thành phần phát sinh chủ yếu: chất thải từ quá trình sinh hoạt hằng ngày của công nhân như thức ăn thừa, rau, quả, hộp nhựa, nylon, giấy gói thức ăn…

- Nhà máy đã trang bị các thùng chứa chất thải sinh hoạt loại có nắp đậy để chứa toàn bộ rác thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của Nhà máy

- Theo số liệu từ Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2021 của Công ty TNHH MTV Masan MB, tổng khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trong năm

2021 (tính từ tháng 01 đến hết tháng 11/2021) là 582.660 kg Công ty TNHH MTV Masan MB cũng đã ký với Công ty Cổ phần Môi trường và Xử lý rác thải

An Dương theo Hợp đồng nguyên tắc thu mua bán và xử lý chất thải số 006/2016/HD-MMB ngày 01/7/2016, thời hạn kết thúc hợp đồng (Phụ lục 05) ngày 30/6/2023, để thu gom lượng chất thải này

3.2 Chất thải rắn công nghiệp thông thường:

- Dự án đã xây dựng một nhà lưu chứa để lưu giữ toàn bộ chất thải công nghiệp thông thường phát sinh từ hoạt động của Nhà máy Các loại chất thải công nghiệp thông thường phát sinh chủ yếu từ quá trình sản xuất: giấy thải, pallet hư, mì vụn, bao chứa các loại…

- Nhà chứa chất thải thông thường của Dự án có quy mô thiết kế như sau:

+ Vị trí: khu vực nhà chứa chất thải, phía Tây Nam Nhà máy

+ Nhà chứa được xây tường gạch, sân bê tông có mái che Chiều cao khoảng 5 m, khu lưu chứa được chia thành 10 ngăn để lưu chứa các loại chất thải rắn công nghiệp khác nhau, các ngăn được ngăn cách nhau bằng tường gạch cao khoảng 2,5 m Diện tích các ngăn lưu chứa cụ thể trong Bảng 18 sau:

Bảng 18 Chi tiết diện tích các ngăn trong nhà chứa chất thải rắn thông thường

STT Ngăn chứa Diện tích (m 2)

2 Bột lọc sau sử dụng 19,6

STT Ngăn chứa Diện tích (m 2)

9 Mì vụn ướt, dính dầu 9,2

Nguồn: Công ty TNHH MTV Masan MB, 2022.

- Theo Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2021 của Công ty TNHH MTV Masan MB, tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trong năm 2021 (tính từ tháng 01 đến hết tháng 11/2021) là 3.058.345 kg và được cụ thể như Bảng 19 sau:

Bảng 19 Khối lƣợng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trong năm 2021

STT Chất thải Khối lƣợng (kg)

1 Túi OPP, bao các loại 267.710

5 Bột lọc sau sử dụng 149.650

Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2021 của Công ty TNHH MTV Masan MB

- Bùn thải phát sinh từ trạm XLNT của Nhà máy cũng được Nhà máy lấy mẫu giám định các thành phần nguy hại (với tần suất dự kiến là 6 tháng/lần khi có bùn thải phát sinh) để xác định là chất thải rắn thông thường hay chất thải nguy hại để có phương án thu gom xử lý phù hợp Kết quả giám sát bùn thải năm 2021 và 06 tháng đầu năm 2022 của Nhà máy được trình bày trong Bảng 20 sau:

Bảng 20 Kết quả giám sát bùn thải năm 2021 và 06 tháng đầu năm 2022

TT Thông số Đơn vị

TT Thông số Đơn vị

2 Pb mg/L KPH KPH KPH 15

3 Cb mg/L KPH KPH KPH 0,5

5 Hg mg/L KPH KPH KPH 0,2

6 Co mg/L KPH KPH KPH 80

9 Cr (VI) mg/L KPH KPH KPH 5

Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2021 của Công ty TNHH MTV Masan MB.

Nhận xét: Các thông số ô nhiễm của bùn thải sau trạm XLNT của Nhà máy đều nằm trong giới hạn của QCVN 50:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước thải Do đó, bùn thải phát sinh từ trạm XLNT của Nhà máy đang được quản lý theo chất thải rắn thông thường

- Công ty TNHH MTV Masan MB cũng đã ký với Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn (trước có tên là Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp 10 – URENCO 10) theo Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử ký chất thải thông thường số 007/2019/HD-MMB ngày 01/10/2019, thời hạn kết thúc hợp đồng (Phụ lục 08) ngày 30/9/2022, để thu gom lượng chất thải này

Hình 13 Một số hình ảnh nhà lưu chứa chất thải rắn thông thường của Dự án

Nguồn: Công ty TNHH MTV Masan MB, 2022.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

- Nhà chứa chất thải thông thường của Dự án có quy mô thiết kế như sau:

+ Vị trí: khu vực nhà chứa chất thải, phía Tây Nam Nhà máy

+ Nhà chứa được xây dựng với kết cấu nền BTCT, lợp mái tôn đảm bảo không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào Chiều cao khoảng

5 m Khu vực lưu giữ đươc trang bị thiết bị PCCC, biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với từng loại chất thải nguy hại (CTNH) Diện tích các ngăn lưu chứa cụ thể trong Bảng 21 sau:

Bảng 21 Chi tiết diện tích các ngăn trong nhà chứa CTNH

STT Ngăn chứa Diện tích (m 2)

2 Pin, ắc quy chì thải 1

6 Giẻ lau dính dầu nhớt, xút, dung môi, keo, mực in 1

7 Bao bì kim loại dính CTNH như dầu nhớt, dung môi, mực in, hóa chất 22,9

STT Ngăn chứa Diện tích (m 2)

8 Hóa chất phòng thí nghiệm 1

Nguồn: Công ty TNHH MTV Masan MB, 2022.

- Công ty TNHH MTV Masan MB đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH số 40.000347.T ngày 03/8/2015

- Theo Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2021 của Công ty TNHH MTV Masan MB, tổng khối lượng CTNH phát sinh trong năm 2021 (tính từ tháng 01 đến hết tháng 11/2021) là 4.940 kg và được cụ thể như Bảng 22 sau:

Bảng 22 Khối lƣợng CTNH phát sinh trong năm 2021 của Nhà máy

STT Chất thải Mã CTNH Khối lƣợng (kg)

7 Giẻ lau dính dầu nhớt, xút, dung môi, keo, mực in 18 02 01 500

8 Bao bì kim loại dính CTNH như dầu nhớt, dung môi, mực in, hóa chất,… 18 01 02 500

9 Bao bì cứng thải bằng nhựa dính chất thải như keo, hóa chất 18 01 03 400

10 Hóa chất thải bỏ phòng thí nghiệm 19 05 02 2.500

STT Chất thải Mã CTNH Khối lƣợng (kg)

13 Chất thải xây dựng có thành phần nguy hại 110101 50

Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2021 của Công ty TNHH MTV Masan MB

- Theo ước tính từ ĐTM đã được phê duyệt, tổng khối lượng CTNH phát sinh tối đa của Dự án là 31,2 tấn/năm, tương đương 2,6 tấn/tháng Công ty TNHH MTV Masan MB cũng đã ký với Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn (trước có tên là Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp 10 – URENCO 10) theo Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử ký chất thải nguy hại số 006/2019/HD-MMB ngày 01/10/2019, thời hạn kết thúc hợp đồng (Phụ lục 08) ngày 30/9/2022, để thu gom và xử lý lượng chất thải này

Hình 14 Một số hình ảnh nhà lưu chứa CTNH của Dự án

Nguồn: Công ty TNHH MTV Masan MB, 2022.

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Một số biên pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung được Chủ dự án áp dụng tại Nhà máy bao gồm:

- Bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ theo đúng quy định;

- Sử dụng thiết bị tiêu âm ở khu vực máy nén khí, máy trộn, máy đóng gói, băng tải;

- Chân đế của các thiết bị trong Nhà máy dược thiết kế, xây dựng đảm bảo to và nặng để giảm ồn và rung do thiết bị tạo ra Để đảm bảo chất lượng môi trường làm việc và sản xuất, Công ty TNHH MTV Masan

MB cũng thực hiện lấy mẫu định kỳ các thông số như tiếng ồn, bụi Kết quả quan trắc chất lượng không khí, tiếng ồn năm 2021 và 06 tháng đầu năm 2022 của Nhà máy được trình bày trong Bảng 23 sau:

Bảng 23 Kết quả quan trắc chất lƣợng không khí, tiếng ồn năm 2021 và 06 tháng đầu năm 2022 của Nhà máy

STT Thời điểm Ký hiệu mẫu Nhiệt độ

Nguồn: Công ty TNHH MTV Masan MB, 2022. Ghi chú:

- KK1: Khu vực cổng chính số 1 của Nhà máy

- KK2; Khu vực Nhà xưởng mì F4

- KK3: Khu vực bên ngoài nhà phụ trợ của Nhà máy

- KK4: Khu vực góc Tây Nam của Nhà máy

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

Nhận xét: Kết quả quan trắc chất lượng về bụi và tiếng ồn tại các vị trí của Nhà máy thấp hơn so với QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành

- Công ty TNHH MTV Masan MB đã ban hành nội quy sản xuất tại từng phân xưởng, quy định rõ về các yêu cầu để đảm bảo an toàn trong lao động cũng như yêu cầu phòng cháy và chữa cháy khi xảy ra sự cố cháy

- Công ty đã đầu tư hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động hiện đại và đã được cảnh sát PCCC tỉnh Nghệ An thẩm duyệt bản vẽ, nghiệm thu đưa vào sử dụng và định kỳ kiểm tra

- Công ty cũng đã lập phương án ứng phó sự cố cháy nổ và trình duyệt bởi Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh Nghệ An phê duyệt đồng thời phối hợp với Cảnh sát PCCC tỉnh Nghệ An diễn tập phương án PCCC hằng năm theo quy định

Chi tiết biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố cháy nổ thực hiện theo chương trình tập huấn của cơ quan PCCC tập huấn cho cán bộ, người lao động tại Nhà máy và phương án PCCC của Nhà máy được đính kèm tại Phụ lục 1 Các văn bản pháp lý

6.2 Sự cố rò rỉ hóa chất, nhiên liệu

+ Đối với hóa chất thí nghiệm: o Phòng thí nghiệm của công ty được xây dựng tách biệt với khu vực sản xuất, trong đó phân ra các phòng thí nghiệm chuyên môn cho từng ngành hàng, nguyên liệu, cảm quan sản phẩm, và kho lưu hóa chất riêng o Hóa chất lưu kho và sử dụng tại phòng thí nghiệm được lập danh sách, niêm yết rõ ràng theo quy định, có MSDS cho từng loại hóa chất, chỉ những người được phân công mới có chức năng xuất nhập hóa chất tại kho o Phòng thí nghiệm được trang bị các tù hút mùi, tấm lọc đảm bảo an toàn cho nhân viên làm việc và môi trường xung quanh

+ Đối với hóa chất tại kho sản xuất: o Hóa chất sản xuất được nhập kho theo đúng quy định của công ty và luật pháp nhà nước Việt Nam o Bên cạnh đó, hàng năm công ty đều tiến hành diễn tập phương án ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất huấn luyện nhân viên làm việc với hóa chất đảm bảo an toàn cho người, tài sản và môi trường

Công ty TNHH MTV Masan MB đã lập Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố Hóa chất và đã được Sở Công Thương Nghệ An cấp Giấy xác nhận số 158/XN-SCT ngày 19/04/2017 (đính kèm tại Phụ lục 1 Các văn bản pháp lý)

+ Công ty đã xây dựng hệ thống gờ bao bằng bê tông cốt thép và mương rãnh xung quanh khu vực bồn chứa dầu DO

+ Biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố rò rỉ, tràn đầu: o Công ty đã lắp dựng 01 bồn dầu DO để phục vụ cho hoạt động xe nâng hàng nội bộ công ty, tại bồn dầu công ty đã xây dựng hệ thống chống tràn mưa và các vật dụng dư phòng như: Cát, bình chữa cháy, giẻ lau tách nước o Bồn chứa dầu được xây dựng cách xa khu vực làm việc, gần bể nước và xung quanh có đường băng cản lửa

6.3 Đối với trạm XLNT Để phòng ngừa và ứng phó với sự cố tại trạm XLNT, Công ty TNHH MTV Masan sẽ áp dụng các biện pháp như Bảng 24 sau:

Bảng 24 Tổng hợp các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố dối với trạm XLNT

Hiện tƣợng Nguyên nhân Biện pháp xử lý

1 Bơm nước thải Động cơ không chạy

- Công tắc tự động đóng;

- Kiểm tra nguồn điện và dây điện vào máy;

- Điều chỉnh công tắc và xác định nguyên nhân;

- Nhận định nguyên nhân của vấn đề và loại bỏ;

- Điều chỉnh lại chế độ tự động

Hiện tƣợng Nguyên nhân Biện pháp xử lý động nhưng nước không được bơm

- Có vật cản trong ống - Xác định nguyên nhân gây tắc và loại bỏ nó

- Rotor, van hoặc ống có vật cản;

- Mức chất lỏng (nước) quá thấp;

- Điện áp cung cấp không đủ;

- Chiều quay động cơ không đúng với động cơ máy 3 pha

- Xác định nguyên nhân gây tắc và loại bỏ nó;

- Dừng bơm ngay lập tức;

- Điều chỉnh điện áp đến giá trị thích hợp;

Rơle nhiệt bảo vệ nhảy

- Nhiệt độ chất lỏng quá cao

Xác định nguyên nhân gây tắc và loại bỏ nó

Lưu lượng thấp hơn bình thường

- Khí vào ống hút từ máy;

- Khí bị giữ lại trong bơm.;

- Áp suất hóa hơi của chất lỏng quá cao;

- Ông hút bị tắc hoặc van bị đóng;

- Lưới lọc phía đầu hút bị tắc

- Tăng lưu lượng bơm đến giá trị lớn nhất, mặt khác vặn van xả cho đến khi chất lỏng đi vào;

- Tăng áp suất thủy tĩnh trên mặt phẳng hút;

- Lắp ống hút có đường kính lớn hơn;

- Vệ sinh sạch lưới lọc đầu hút

Rơle nhiệt của thiết bị tự động đóng

- Dòng làm việc cao hơn dòng điện định mức, tức là điện áp nguồn thấp hơn điện áp quy định;

- Động cơ làm việc quá tải

- Kiểm tra điện áp nguồn và dòng làm việc của các máy;

- Cần kiểm tra và thay thế cầu chì trong tủ điện

Rơle nhiệt của - Máy đang bị quá tải (nếu Cần kiểm tra và thay thế cầu

Hiện tƣợng Nguyên nhân Biện pháp xử lý các bơm bật (đèn đỏ tại các công tắt máy bớm) điện áp nguồn đủ) do cácvật cản tại đầu hút như rác, tắc máy

- Cần kiểm tra máy bơm và vệ sinh các máy bơm bật chì trong tủ điện Điện áp vào tủ điện nhưng cá nút bấm không điều khiển được

Có thể do cầu chỉ hỏng Cần kiểm tra và thay thế cầu chì trong tủ điện

Hệ thống tự động không hoạt động

- Có thể do hệ thống phao điện lắp trong bể bị đứt

- Có thể đang để ở chế độ bằng tay

- Cần kiểm tra và thay thế;

- Kiểm tra và chuyển chế độ điều khiển trên tủ điện

Nguồn: Công ty TNHH MVT Masan MB, 2022

Khi xảy ra sự cố, Chủ dự án sẽ phải ngừng trạm XLNT và nhanh chóng áp dụng các biện pháp sau:

- Thông báo cho Ban quản lý KCN Nam Cấm biết để nhanh chóng thực hiện các biện pháp điều chỉnh cần thiết tại trạm XLNT tập trung của KCN Nam Cấm khi quá thời gian lưu của hệ thống

- Nhanh chóng sửa chữa, khắc phục sự cố để đảm bảo thời gian vận hành lại trạm XLNT nhanh nhất

- Do hệ thống XLNT có 02 đơn nguyên xử lý sinh học song song nên khi có sự cố đối với cụm sinh học, một đơn nguyên vẫn có thể vận hành bình thường trong thời gian đợi khắc phục

Với các biện pháp trên, Công ty TNHH MTV Masan MB đảm bảo trong trường hợp hệ thống xử lý gặp sự cổ thì sẽ nhanh chống được khắc phục để đưa vào hoạt động lại bình thưởng xử lý toàn bộ theo đúng quy định trước khi thoát ra môi trường

6.4 Giải pháp ứng phó sự cố thiên tai, phòng ngừa dịch bệnh

Sư cổ về thiên tai, dịch bệnh là sự cố bất khả kháng Để phòng chống thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh xảy ra, Công ty TNHH MTV Masan MB thực hiện một số biện pháp sau:

Khi thiết kế xây dựng nhà xưởng có tính toán đến điều kiện khí hậu của địa phương, nền móng, tường được xây dựng vững chắc để có thể chống chịu được gió bão

- Định kỳ khơi thông hệ thống thoát nước mặt, nước thải để đảm bảo khả năng thoát nước của khu vực

- Chặt tỉa các cành cây khô, mục

- Thành lập ban chỉ huy phòng chống dịch bệnh, thiên tai trong Nhà máy

Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Đối với mùi và nhiệt dư phát sinh tại Nhà máy, Chủ dự án cũng đã áp dụng một số biện pháp giảm thiểu mang lại hiệu quả cao như:

- Trang bị bảo hộ lao động cho cán bộ nhân viên vận hành các dây chuyền sản xuất có công đoạn phát sinh nhiệt

- Trồng cây xanh trong và xung quanh khuôn viên Nhà máy với tỷ lệ cây xanh, thảm cỏ, mặt đường chiếm 54,96% diện tích toàn Nhà máy

- Các nhà xưởng được xây dựng cao, thoáng mát đảm bảo thoát khí và

- Hơi dầu chiên từ quá trình sản xuất mì được thu gom vào các ống khói cao 25 m và thoát ra ngoài Ống khói được thiết kế các tấm hướng dòng để tạo dòng xoáy, hơi chiên mì sẽ va vào thành ống khói, các hạt dầu mỡ, nước sẽ đọng lại tại thành ống khói và chảy xuống Dầu và nước sẽ được thu gom lại bằng hệ thống ống và dẫn về trạm XLNT 1.050 m 3 /ngày.đêm của Nhà máy để xử lý.

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Các nội dụng thay đổi của Dự án đầu tư so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định ĐTM nhưng chưa đến mức phải thực hiện đánh giá tác động động môi trường được trình bày chi tiết tai Bảng 25 sau:

Bảng 25 Một số nội dung thay đổi của Dự án so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định ĐTM

Phương án theo ĐTM đã đƣợc phê duyệt

Nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định ĐTM Đánh giá tác động đến môi trường từ việc thay đổi nội dung

Công suất tram XLNT 1.050 m 3 /ngày.đêm

- Thay đổi phù hợp với định hướng phát triển trong tương lại của Nhà máy

- Giảm công suất trạm nhưng vẫn đảm bảo

Nước thải - Tách rác thô - Tách rác tinh - Trạm bơm -

Bể cân bằng - Bể trung hòa – Cụm bể UASB – bể

– Bồn lọc cát – Bể khử trùng

Nước thải - Tách rác thô - Tách rác tinh - Trạm bơm -

Bể tách dầu mỡ - Bể cân bằng – Cụm bể hóa lý (Keo tụ, tạo bông, lắng hóa lý) - Bể trung hòa - Cụm bể UASB – bể Anoxic – Bể Aeroten – Bể lắng – Bồn lọc cát – Bể khử trùng

 Bổ sung cụm bể xử lý hóa lý trước khi đưa về cụm bể USB

Tăng hiệu quả xử lý của hệ thống, tăng chất lượng nước sau xử lý như nội dung đã rình bày tại Chương III, Mục 1.3.

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

- Nguồn phát sinh nước thải: nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất từ Nhà máy Trung tâm công nghiệp thực phẩm Masan miền Bắc

- Lưu lượng xả nước thải tối đa: 1.050 m 3 /ngày.đêm

- Dòng nước thải: toàn bộ bước thải sau khi xử lý tại trạm XLNT 1.050 m 3 /ngày.đêm tại Nhà máy Trung tâm công nghiệp thực phẩm Masan miền Bắc được đưa vào hệ thống thu gom nước thải KCN trước khi dẫn về trạm XLNT tập trung công suất 2.500 m 3 /ngày.đêm của KCN Nam Cấm

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải:

+ Tùy theo công đoạn tại mỗi quy trình sản xuất mà nước thải sẽ có tính chất khác nhau Các chất ô nhiễm chủ yếu có trong dòng nước thải của Nhà máy như: TSS, BOD, COD, Amoni, Tổng Nitơ, Tổng Phốt pho, Coliform…

+ Nước thải sau xử lý khi xử lý tại trạm XLNT 1.050 m 3 /ngày.đêm tại Nhà máy đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải:

+ Nước thải sau xử lý của Nhà máy được xả vào hố thu nước thải HTNT L2-1, sau đó dẫn qua hệ thống ống thoát nước thải đến hố ga cuối và xả ra điểm đấu nối nước thải với mạng lưới hạ tầng của KCN Nam Cấm

+ Vị trí đấu nối theo thỏa thuận giữa đơn vị hạ tầng KCN Nam Cấm và chủ dự án là tại hố ga T23* (tọa độ VN2000: X = 595.193; Y = 2.082.965,86) thuộc tuyến thu gom nước thải tại Khu B – KCN Nam Cấm với cao độ điểm xả tại vị trí đấu nối là +2,10 m (vị trí điểm đấu nối nằm bên cạnh tường phía Đông, cách tường rào 30 cm, cách tim đường giao thông khu B của KCN Nam Cấm là 7,5 m)

+ Nguồn tiếp nhận nước thải: trạm XLNT tập trung công suất 2.500 m 3 /ngày.đêm của KCN Nam Cấm Nước thải sau xử lý của KCN đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, sau đó đấu nối vào mương thoát nước chạy dọc theo tuyến đường sắt Bắc-Nam dẫn về đập Hóp và chảy ra sông Cấm thông qua ống PVC D200.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

Dự án không đề nghị cấp phép đối với khí thải.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

Dự án không đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án

1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:

Dự án thuộc trường hợp dự án đầu tư có loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn (sản xuất nước giải khát có gas trên

30 triệu lít/năm) quy định tại Cột 3 Phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 do đó phải thực hiện vận hành thử nghiệm từ 03 - 06 tháng

Kế hoạch vận hành thử nghiệm của trạm XLNT công suất 1.050 m 3 /ngày.đêm dự kiến như sau:

- Thời gian bắt đầu vận hành thử nghiệm: 15/8/2022

- Thời gian kết thúc vận hành thử nghiệm: 30/11/2022

Công suất dự kiến đạt được của trạm XLNT công suất 1.050 m 3 /ngày.đêm tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm là: 400 m 3 /ngày.đêm

1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:

1.2.1 Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý:

Theo quy định tại Điều 21 Thông tư 08/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022, Dự án sẽ phải thực hiện lấy mẫu, đo đạc, phân tích đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu quả của công trình và đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý chất thải

Thời gian dự kiến lấy mẫu các loại chất thải: từ 15/8/2022 đến 06/11/2022, cụ thể:

- Thời gian dự kiến lấy mẫu đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu quả của công trình xử lý nước thải: 75 ngày, từ ngày 15/8/2022 đến 28/10/2022

- Thời gian dự kiến lấy mẫu đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý chất thải: 07 ngày, từ ngày 31/10/2022 đến 06/11/2022

1.2.2 Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải

Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu nước thải để đánh giá hiệu quả xử lý của trạm XLNT công suất 1.050 m 3 /ngày.đêm được thể hiện trong Bảng 26 sau:

Bảng 26 Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu nước thải của trạm XLNT công suất 1.050 m 3 /ngày.đêm

Stt Vị trí lấy mẫu Tần suất lấy mẫu Chỉ tiêu phân tích Ngày lấy mẫu dự kiến

I Giai đoạn điều chỉnh hiệu quả

1 Nước thải đầu vào tại trạm bơm

15 ngày/lần (mẫu tổ hợp)

Lưu lượng, Nhiệt độ, pH

COD, BOD 5 , TSS, Amoni, Tổng N, Tổng P, Tổng dầu mỡ khoáng, Coliform

Nước thải đầu ra tại bể khử trùng trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom về trạm

II Giai đoạn vận hành ổn định

1 Nước thải đầu vào tại trạm bơm

Lưu lượng, Nhiệt độ, pH COD, BOD 5 , TSS, Amoni, Tổng N, Tổng P, Tổng dầu mỡ khoáng, Coliform

Nước thải đầu ra tại bể khử trùng trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom về trạm

1.2.3 Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch

- Tên đơn vị đo đạc, phân tích: Trung tâm Công nghệ Môi trường - Viện Môi trường và Tài Nguyên

- Địa chỉ liên hệ: Khu đô thị Đại học Quốc gia TPHCM, Phường Đông Hòa, Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

- Trung tâm Công nghệ Môi trường đã được chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường với mã số VIMCERTS 077 theo Quyết định số 999/QĐ-BTNMT ngày 13/5/2022 về việc chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm và đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật

2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:

Thực hiện quan trắc theo quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Thông tư 02/2022/BTNMT ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ Môi trường và theo thỏa thuận với đơn vi quản lý và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Nam Cấm trước khi đấu nối vào hệ thống XLNT tập trung của KCN để tiếp tục xử lý

2.2 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án

- Vị trí: sau máy ép bùn

- Tần suất: Giám sát khi có bùn thải phát sinh, tần 6 tháng/lần

- Thông số giám sát: Cadimi, Chì, Coban, Kẽm, Niken, Thủy ngân, Crom VI, Tổng Xyanua, Sắt

- Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước thải

2.2.2 Giám sát chất thải rắn thông thường:

- Vị trí: Khu vực lưu giữ chất thải rắn thông thường

- Nội dung giám sát: khối lượng; chủng loại; quy trình thu gom, lưu chứa và xử lý của đơn vị nhà thầu

- Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Thông tư 02/2022/BTNMT ngày 10/01/2022

2.2.3 Giám sát chất thải rắn nguy hại:

- Vị trí: Khu vực lưu giữ thải nguy hại

- Nội dung giám sát: khối lượng; chủng loại; chứng từ giao nhận, quy trình thu gom, lưu chứa và xử lý của đơn vị nhà thầu

- Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Thông tư 02/2022/BTNMT ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ Môi trường.

Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm

Dự toán kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm của Dự án được trình bày chi tiết trong Bảng 27 sau:

Bảng 27 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm của Dự án

STT Nội dung Đơn giá (VNĐ) Tần suất Tổng cộng (VNĐ)

1 Quan trắc nước thải 1.800.000 4 lần/năm 7.200.000

2 Quan trắc bùn thải 4.500.000 2 lần/năm 9.000.000

Ghi chú: Đơn giá ước tính theo đơn giá phân tích năm 2022 của Trung tâm Công nghệ

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

- Công ty TNHH MTV Masan MB cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường

- Công ty TNHH MTV Masan MB cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan, cụ thể:

 Cam kết thu gom và xử lý toàn bộ nước thải phát sinh trong Nhà máy trước khi đưa về trạm XLNT tập trung của KCN Nam Cấm theo đúng thỏa thuận với KCN và quy định của pháp luật

 Cam kết chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát và đôn đốc nhà thầu cung cấp hơi thực hiện đầy đủ các giải pháp, hồ sơ pháp lý về bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành

 Cam kết thực hiện thu gom, lưu chứa và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại theo đúng quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Thông tư 02/2022/BTNMT ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ Môi trường

 Trong quá trình vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại, Nhà máy sẽ bố trí kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hợp lý máy móc, thiết bị để không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của Nhà máy, đảm bảo các loại chất thải được xử lý đạt quy chuẩn theo quy định

 Cam kết tuân thủ các Quy chuẩn Việt Nam hiện hành về môi trường đối với

Dự án Đảm bảo điều kiện làm việc trong nhà xưởng; trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân vận hành để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của tiếng ồn, độ rung, bụi,… tới sức khỏe của công nhân đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân viên Nhà máy

 Thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu và các phương án phòng ngừa, ứng cứu sự cố môi trường đã đưa ra nhằm đảm bảo đạt hoàn toàn các tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường Việt Nam

- Khi dự án đi vào hoạt động nếu không đạt các tiêu chí về bảo vệ môi trường, Công ty TNHH MTV Masan MB sẽ tiến hành thực hiện các biện pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất cho đến khi đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam Cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các Công ước Quốc tế, các quy chuẩn Việt Nam và nếu để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường./

PHỤ LỤC 1: CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ

1 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV), mã số doanh nghiệp 2901738808, đăng ký lần đầu ngày 20/10/2014, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 17/12/2020 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp

2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số phát hành GCT: BT 344769, số vào sổ cấp GCN: (CT) 05192 của Công ty TNHH MTV Masan MB ngày 24/10/2014, điều chỉnh ngày 11/4/2019

3 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: 5747002132, chứng nhận thay đổi lần đầu ngày 22/10/2014, thay đổi lần thứ 06 ngày 28/7/2020 do Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An cấp

4 Quyết định số 94/QĐ-KKT ngày 29/6/2015 về việc phê duyệt ĐTM của Dự án

“Trung tâm công nghiệp thực phẩm Masan miền Bắc” (giai đoạn 1) do Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An cấp

5 Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 894/GXN-KKT ngày 24/8/2016 của Dự án “Trung tâm công nghiệp thực phẩm Masan miền Bắc” (giai đoạn 1) do Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An cấp

6 Quyết định số 490/QĐ-BTNMT ngày 04/3/2019 về việc phê duyệt ĐTM của Dự án “Trung tâm công nghiệp thực phẩm Masan Miền Bắc” (giai đoạn 2) tại KCN Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An do BTNMT cấp

7 Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 61/GXN-BTNMT ngày 03/8/2021 của Dự án “Trung tâm công nghiệp thực phẩm Masan Miền Bắc” (giai đoạn 2) do BTNMT cấp

8 Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: Quyết định số 2010/QĐ-BTMNT ngày 11/9/2020 về việc phê về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án “Trung tâm công nghiệp thực phẩm Masan miền Bắc” (giai đoạn 3) do Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT) cấp

9 Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH số 40.000347.T ngày 03/8/2015 của Công ty TNHH MTV Masan MB được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An cấp

10 Hợp đồng dịch vụ cấp nước cho tố chức, doanh nghiệp số 7068 ký ngày 10/12/2021 giữa Công ty Cổ phần Cấp nước Cửa lò và Công ty TNHH MTV Masan MB

Ngày đăng: 24/02/2024, 18:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN