Công trình, thiết bị lưu chứa chất thải rắn nhiễm phóng xạ và chất thải nguy hại .... Công trình, thiết bị lưu chứa chất thải rắn nhiễm phóng xạ .... - Quyết định phê duyệt kết quả thẩm
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tên chủ dự án đầu tư
- Tên chủ dự án đầu tư: Công ty Cổ phần Y học Rạng Đông – Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Người đại diện: Ông Nguyễn Minh Sơn Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ văn phòng: Số 202A Đường số 11, Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- E-mail: info@vietsingclinic.com.vn
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Công ty Cổ phần của Công ty Cổ phần
Y học Rạng Đông, mã số chi nhánh 0101093321 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội – Phòng đăng ký kinh doanh cấp lần đầu ngày 29/12/2000 và thay đổi lần thứ 11 ngày 15/3/2018
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Công ty Cổ phần Y học Rạng Đông – Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, mã số chi nhánh 0101093321-005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh – Phòng đăng ký kinh doanh cấp lần hai ngày 05 tháng 9 năm 2022
Hình 1.1 Vị trí của dự án
Tên dự án đầu tư
- Tên dự án đầu tư: Xây dựng cơ sở sản xuất, điều chế dược chất phóng xạ Fluorodeoxyglucose ( 18 F-FDG)
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Số 202A Đường số 11, Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư: Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 41 Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 dự án thuộc đối tượng do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; văn bản thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: Quyết định số 752/ QĐ-BTNMT ngày 15 tháng
04 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Xây dựng cơ sở sản xuất, điều chế dược chất phóng xạ Fluorodeoxyglucose (18F-FDG) tại Thành phố Hồ Chí Minh”
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Quy mô dự án thuộc nhóm B Tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư là
118.684.000.000 VNĐ (Một trăm mười tám tỷ, sáu trăm tám mươi tư triệu đồng)
Căn cứ khoản 2, Điều 9, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 có tổng mức đầu tư từ 80 tỉ đồng đến dưới 1.500 tỉ đồng
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
3.1 Công suất của dự án đầu tư
Sản xuất, điều chế dược chất phóng xạ Fluorodeoxyglucose ( 18 F-FDG) với quy mô 22 ml/ngày tương đương 6.864 ml/năm
3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Quy trình sản xuất tại nhà máy như sau:
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình hoạt động sản xuất của dự án
Thiết bị sản xuất chính của dự án là thiết bị Cyclotron-PETtrace 800 series với dũng cực đại 60 àA và năng lượng Proton cực đại Ep = 16,5 MeV nhằm tạo ra 18 F để điều chế dược chất 18 F-FDG dùng trong y tế Thiết bị gia tốc Cyclotron hoạt động dựa trên nguyên lý thiết bị chế phát tia p khi được cung cấp nguồn điện và sẽ ngừng phát tia p khi tắt máy
(1) Chuẩn bị bia, bia dùng cho sản xuất là bia nước giàu O 18 với lượng dùng cho mỗi ca sản xuất là 3 ml
Chùm bức xạ p phát ra từ Cyclotron chiếu lên bia H2O giàu O 18 sẽ tạo ra các đồng vị 18 F theo phản ứng sau:
8O 18 + 1 p 1 = 9 F 18 + 0 n 1 Toàn bộ quá trình vận hành máy gia tốc Cyclotron được tự động bằng các thiết lập được thực hiện tại phòng điều khiển
Quá trình này diễn ra trong thời gian từ 30 phút đến 60 phút
Phân chia vào các lọ, đóng nắp
Vận chuyển đến các bệnh viện
Hotcell tổng hợp dược chất
Nước thải nhiễm phóng xạ
Nguyên liệu (Bia nước giàu O 18 )
Thiết bị gia tốc Cyclotron
Bộ tổng hợp dược chất
Nước thải nhiễm phóng xạ
Sau khi bia được bắn xong, đồng vị phóng xạ F 18 được chuyển tự động từ bia sang phòng Hotcell (phòng tổng hợp dược chất) bằng ống dẫn ngầm
Sau quá trình tổng hợp, đường ống máy Cyclotron sẽ được rửa lại bằng nước cất O 16 với lượng nước rửa là 3ml bằng lượng đồng vị F 18 tạo thành và cũng được đẩy sang buồng Hotcel bằng ống ngầm đẩy đồng vị phóng xạ F 18 Tại buồng Hotcel lượng nước này sẽ được thu gom, lưu trữ và xử lý đối với chất thải lỏng phóng xạ Ống dẫn ngầm dẫn đồng vị phóng xạ F 18 từ máy gia tốc Cyclotron sang buồng Hotcel
Hình 1.3 Ống dẫn đồng vị phóng xạ F18 từ máy gia tốc Cyclotron sang buồng
(3) Quá trình tổng hợp dược chất:
Khi toàn bộ đồng vị phóng xạ F 18 được chuyển sang Hotcell, đồng vị phóng xạ F 18 cùng với bộ kít hoá chất tổng hợp đã được định lượng sẵn, thông qua bộ điều khiển FASTlab_2 để tự động tổng hợp lên dược chất 18 F-FDG Toàn bộ quá trình được diễn ra tự động trong vòng 30 phút để tạo sản phẩm hợp chất 18 F-FDG
Hình 1.4 Thiết bị tổng hợp FASTlab_2 và thiết bị chia liều tự động Argo
(4) Phân chia các lọ và đóng nắp:
Dược chất 18 F-FDG sau khi tạo thành sẽ được phân chia vào các lọ, đóng nắp và cho vào các bình chứa một cách tự động bằng bộ điều khiển ARGO: bao gồm các lọ được đóng theo nhu cầu của bệnh viện và 1 lọ 1ml dùng để chuyển qua phòng kiểm tra chất lượng Tổng dung tích dược chất được tạo thành là 22ml/ngày
(5) Kiểm tra chất lượng sản phẩm (QC):
Lọ 1ml dược chất 18 F-FDG sẽ được đưa sang phòng QC Lab để kiểm tra chất lượng sản phẩm
Dược chất trước khi chuyển đến các bệnh viện sẽ được kiểm tra đạt các chỉ tiêu:
- Kiểm tra đặc trưng hạt nhân
- Kiểm tra độ sạch hạt nhân
- Kiểm tra độ tinh khiết hoá học
- Xác định nội độc tố vi khuẩn
- Kiểm tra độ tinh khiết hoá phóng xạ HPLC
- Xác định dư lượng dung môi GC
Sản phẩm sau khi đạt chất lượng sẽ được vận chuyển đến các bệnh viện Các sản phẩm không đạt chất lượng sẽ được chủ dự án thu hồi để xử lý theo quy trình xử lý chất thải nhiễm phóng xạ
(6) Vận chuyển đến các bệnh viện:
Sau khi các tiêu chuẩn chất lượng đã kiểm tra được thông qua, các lọ dược chất 18 F-FDG sẽ được chuyển đến bệnh viện để sử dụng
Dược chất sẽ được lưa chứa trong các thiết bị chứa chuyên dụng và được chuyển từ phòng tổng hợp sang phòng lưa chứa sản xuất và cửa chờ xuất bằng hệ thống passbox tự động
3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư
Dược chất phóng xạ Fluorodeoxyglucose ( 18 F-FDG).
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
4.1 Nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
Bảng 1.1 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu của Dự án
Stt Nhu cầu nguyên, vật liệu Đơn vị tính
Sử dụng tại Phòng Cyclotron: được sử dụng cho sản xuất dược chất
2 Bộ hóa chất tổng hợp (cassette) ml 15,3 3.978
Sử dụng tại Phòng Tổng hợp Dược chất: công đoạn tổng hợp dược chất
Nước cất ( 16 O) đi kèm bộ hóa chất tổng hợp (cassette) ml 50,0 13.000
- 3 ml/ngày: dùng để rửa đường ống máy Cyclotron
- 43 ml/ngày: rửa bộ cassette
- 4 ml trong sản phẩm dược chất
Nguồn: Công ty CP Y học Rạng Đông – Chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh
Hình 1.5 Lượng nguyên liệu chính được dùng sản xuất 22ml 18F-FDG/ngày tại
Nguyên liệu sản xuất chính của Dự án là nước chứa O 18 ; H2O 18 được làm giàu đến trên 95% Nguồn nguyên liệu này được nhập khẩu với khối lượng khoảng 1.000 ml/lần
Nhiên liệu: Dự án lắp đặt 01 máy phát điện dự phòng với công suất 500 kVA, phục vụ duy trì hoạt động của thiết bị sản xuất khi có sự cố mất điện xảy ra Máy phát điện sử dụng dầu DO, định mức tiêu thụ nhiên liệu 120 lít/giờ
4.2 Nhu cầu sử dụng hoá chất của Dự án
Bộ hóa chất tổng hợp (cassette) được sử dụng cho sản xuất tại dự án bao gồm các loại hóa chất: Acetonitrile; 2M Sodium hydroxide; Ethanol; 2M Hydrochloric acid Cassette sử dụng cho quá trình tổng hợp có 2 loại cassette: cassette single (sử dụng cho 01 ca tổng hợp) và cassette duo (sử dụng được cho 02 ca tổng hợp) Cassette được nhập khẩu với số lượng sử dụng cho khoảng 130 ca sản xuất, đi kèm mỗi bộ tổng hợp dược chất là 50 ml nước cất 16 Ođược sử dụng rửa đường ống bộ tổng hợp dược chất và rửa đường ống máy Cyclotron
Một cassette tổng hợp có lượng hóa chất là 15,3 ml và được sử dụng cho 01 lần điều chế dược chất Trong đó, mỗi loại hóa chất đã được định lượng sẵn từ đơn vị cung ứng với tỷ lệ như sau:
Bảng 1.2 Các loại hóa chất trong bộ tổng hợp dược chất
Stt Loại hóa chất Nồng độ Phần trăm khối lượng (%)
Bộ hóa chất tổng hợp
Bộ tổng hợp dược chất 100 15,3
Nguồn: Công ty CP Y học Rạng Đông – Chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh
Toàn bộ hóa chất được chứa trong các cassette chuyên dụng và đặt tại khu vực phòng điều chế, tổng hợp dược chất
Hình 1.6 Nguyên vật liệu và thiết bị tổng hợp dược chất FASTlab_2
Khối lượng lưu trữ tối đa bộ tổng hợp dược chất tại dự án là 130 bộ tương đương 1.989 ml = 1,989 lít hóa chất MSDS của các hoá chất trên được đính kèm trong Phụ lục của báo cáo
4.3 Nhu cầu sử dụng điện năng
Dự án chỉ sử dụng điện cho hoạt động chiếu sáng, làm mát, vận hành máy móc Ước tính lượng điện sử dụng cho dự án khi hoạt động ổn định khoảng 30.000 kW/tháng
Nguồn điện: từ nguồn điện của Công ty Điện lực Thủ Đức – Chi nhánh Tổng Công ty Điện lực Hồ Chí Minh thông qua Trạm biến áp 1.000kVA của Cơ sở
4.4 Nhu cầu sử dụng nước
Nhu cầu sử dụng nước của Dự án bao gồm:
- Cấp nước cho sinh hoạt của cán bộ, nhân viên: Tổng số công nhân viên tại dự án là 11 người, theo tiêu chuẩn cấp nước TCXDVN 33:2006 của Bộ Xây dựng, định mức lượng nước sử dụng 45 lít/người/ca Do đó, lượng nước cấp cho họat động sinh hoạt ước tính khoảng 0,5 m 3 /ngày
- Nước vệ sinh sàn: 0,1 m 3 /ngày
- Nước tưới cây xanh, thảm cỏ: Theo QCXDVN 01:2008/BXD – Quy hoạch xây dựng mức lượng nước tưới cây xanh, thảm cỏ 3 lít/m 2 /ngày Do đó, với diện tích cây xanh, thảm cỏ của Dự án khoảng 100m 2 thì nhu cầu sử dụng nước tưới cây xanh, thảm cỏ khoảng 0,3 m 3 /ngày
Tính chất hoạt động sản xuất điều chế dược chất tại Dự án sử dụng nước chuyên dụng giàu O 18 nên không sử dụng thêm nguồn nước cấp cho hoạt động sản xuất
Nguồn cung cấp nước cho dự án là nguồn nước thủy cục của thành phố do Công ty Cổ phần cấp nước Thủ Đức thông qua hệ thống cấp nước nội bộ của Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ cấp lại cho Dự án
Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của Dự án được trình bày trong Bảng 1.5
Bảng 1.3 Tổng hợp tính toán nhu cầu sử dụng nước của dự án
Stt Đối tượng cấp nước Quy mô Tiêu chuẩn cấp nước Lượng nước cấp
1 Sinh hoạt công nhân viên tại dự án 11 người 45 lít/người/ngày
3 Nước tưới cây, rửa đường 100 m 2 3 lít/m 2 /lần tưới/ngày 0,3
Tổng nước cấp (không bao gồm nước PCCC) 0,9
Nguồn: Công ty CP Y học Rạng Đông – Chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh
Theo TCVN 2622:1995: Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế thì lưu lượng nước cấp cho một vòi chữa cháy là 2,5 l/s (tương ứng với khối tích công trình); số lượng đám cháy đồng thời cần được tính toán là 2 đám cháy; chữa cháy trong 3 giờ liên tục Vậy lưu lượng nước chữa cháy dự trữ là: Qcc 2×2,5l/s×3h = 54 m 3
Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
5.1 Vị trí địa lý của Dự án
Dự án nằm trong khuôn viên Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ (Vinagamma) Diện tích khu đất thực hiện dự án là 500 m 2 , diện tích xây dựng công trình 400 m 2 , diện tích sàn 1.200 m 2 được chủ dự án thuê lại theo Hợp đồng hợp tác khoa học kỹ thuật số 15/2017/HĐHTKHKT ngày 20/03/2017 với Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ
Giới hạn ranh khu đất được xác định như sau:
- Phía Đông Bắc: tiếp giáp với đất dân (hiện hữu là khu đất trống)
- Phía Tây Bắc: tiếp giáp với Cơ sở chiếu xạ và đường giao thông nội bộ của Trung tâm Vinagamma
- Phía Tây Nam: tiếp giáp khu bảo dưỡng máy móc, thiết bị và đường giao thông nội bộ của Trung tâm Vinagamma
- Phía Đông Nam: Tiếp giáp với đất dân (hiện hữu là đất trồng rau)
Mốc ranh giới Dự án theo tọa độ VN2000 được thể hiện như sau:
Bảng 1.4 Bảng tọa độ mốc ranh Dự án theo VN2000
Vị trí Toạ độ (VN 2000)
Nguồn: Công ty CP Y học Rạng Đông – Chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh
Hình 1.7 Ranh giới khu đất thực hiện dự án 5.2 Các hạng mục công trình của Dự án
Các hạng mục công trình của Dự án bao gồm:
Bảng 1.5 Các hạng mục công trình của Dự án
Stt Hạng mục Diện tích (m 2 )
1 Phòng thay đồ bảo hộ 20
2 Phòng kiểm tra chất lượng dược chất (QC Lab) 30
4 Phòng để máy nén khí 20
5 Phòng để sản phẩm ra 20
6 Khu vực lưu chứa chất thải nhiễm phóng xạ (4m 2 ) và khu lưu chứa CTNH (6m 2 ) 10
7 Phòng để dụng cụ vệ sinh 10
8 Phòng tổng hợp dược chất phóng xạ (Hot Lab & Hot Cell) 40
3 Phòng làm việc của nhân viên 30
6 Sảnh + các khu vực trống 200
2 Hệ thống làm lạnh nước 150
Tổng diện tích của dự án sử dụng 1.200
Nguồn: Công ty CP Y học Rạng Đông – Chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh a) Hạng mục công trình chính
Diện tích bố trí thiết bị sản xuất và toàn bộ dây chuyền điều chế dược chất 18 F- FDG của Dự án Theo quy định tại Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08 tháng
11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; các phòng sản xuất tại Dự án được thiết lập 02 nhóm khu vực để quản lý gồm:
- Khu vực kiểm soát: Khu vực trong phòng máy gia tốc Cyclotron; khi vận hành không có người trong khu vực này
- Khu vực giám sát: phòng điều khiển; phòng hotcel; phòng QC…và khu vực hành lang đều thuộc khu vực giám sát
Hình 1.8 Các hạng mục, phòng sản xuất chính tại khu vực tầng trệt của Dự án
Phòng máy Cyclotron có diện tích 100m 2 (12,3 x 8,2 m) là khu vực bố trí thiết bị Cyclotron của Dự án, đặc điểm phòng đặt máy Cyclotron:
- Tường bê-tông dày 21.00 mm để che chắn phóng xạ; trần dày 2.100mm; tường Maze dày 1.500mm
- Lối vào buồng máy gia tốc Cyclotron đi theo đường ziczac để hạn chế phóng xạ ở ngõ vào
- Cửa vào phòng Cyclotron có khóa vân tay, chỉ nhân viên phụ trách mới có thể vào khu vực phòng máy
- Áp suất phòng Cyclotron: -20 ± 5 Pa đảm bảo chênh lệch áp suất với môi trường ngoài, đảm bảo không khí bên trong phòng không lọt ra ngoài
- Trong phòng máy có đặt đầu dò đo phóng xạ được kết nối tín hiệu đến: + Hệ theo dõi tại phòng điều khiển
+ Màn hình hiển thị hoạt độ phóng xạ trước cửa ra vào phòng máy gia tốc và có đèn cảnh báo
- Gió cấp: lưu lượng gió cấp cho phòng máy Cyclotron là 1.987 m 3 /h Khí tươi cho phòng Cyclotron được làm lạnh qua hệ thống làm lạnh PAU, qua hệ thống lọc AHU bằng vật liệu bông trước khi đưa vào phòng máy Cyclotron
- Hệ thống thu gom khí thải: toàn bộ không khí nhiễm phóng xạ buồng máy gia tốc Cyclotron được thu hồi qua hệ thống hút gió thải, lưu lượng quạt gió thu hồi 2.167 m 3 /h
Hình 1.9 Phòng đặt máy Cyclotron
Hình 1.10 Các thiết bị cảnh báo an toàn bức xạ được lắp đặt trước của phòng máy Cyclotron
- Phòng điều khiển Cyclotron có diện tích 20m 2 , kết cấu bằng tường panel
- Kiểm soát tại áp suất 0 ± 5 Pa; nhiệt độ: 23 ± 2 o C
- Gió cấp: lưu lượng gió cấp cho phòng điều khiển Cyclotron là 684 m 3 /h Khí tươi cho phòng Cyclotron được làm lạnh qua hệ thống làm lạnh PAU, qua hệ thống lọc AHU bằng vật liệu bông trước khi đưa vào phòng máy Cyclotron
- Hệ thống thu gom khí thải: toàn bộ không khí nhiễm phóng xạ buồng máy gia tốc Cyclotron được thu hồi qua hệ thống hút gió thải, lưu lượng quạt gió thu hồi
❖ Phòng tổng hợp dược chất phóng xạ (Hot Lab và Hot Cell)
Có diện tích 40 m 2 được sử dụng để bố trí thiết bị tổng hợp dược chất và thực hiện công đoạn tổng hợp dược chất phóng xạ tại Dự án có kết cấu bằng tường panel
Tại khu vực Hotcell: kiểm soát áp suất -20 ± 5 Pa; nhiệt độ: 23 ± 2 o C
- Gió cấp: lưu lượng gió cấp cho khu vực Hotcel là 541 m 3 /h Khí tươi cho phòng Hotcel được làm lạnh qua hệ thống làm lạnh PAU, qua hệ thống lọc AHU bằng vật liệu bông và qua hệ thống lọc thứ cấp Hepa trước khi đưa vào khu vực Hotcel
- Hệ thống thu gom khí thải: toàn bộ không khí nhiễm phóng xạ khu vực Hotcel được thu hồi qua lọc cacbon và hệ thống hút gió thải, lưu lượng quạt gió thu hồi 721m 3 /h
Tại khu vực Hotlab: kiểm soát áp suất +20 ± 5 Pa; nhiệt độ: 23 ± 2 o C
- Gió cấp: lưu lượng gió cấp cho khu vực Hotlab là 1.111 m 3 /h Khí tươi cho phòng Hotlab được làm lạnh qua hệ thống làm lạnh PAU, qua hệ thống lọc AHU bằng vật liệu bông và qua hệ thống lọc thứ cấp Hepa trước khi đưa vào khu vực Hotlab
- Hệ thống thu gom khí thải: toàn bộ không khí nhiễm phóng xạ khu vực Hotlab được thu hồi qua hệ thống hút gió thải, lưu lượng quạt gió thu hồi 751m 3 /h
Hình 1.11 Phòng tổng hợp, chia liều HotLab
❖ Phòng kiểm tra chất lượng dược chất (QC Lab)
- Diện tích 30m 2 , kết cấu bằng tường panel Phòng QC Lab được kiểm soát áp suất phòng là -20 ± 5 Pa; nhiệt độ: 23 ± 2 o C
- Gió cấp: lưu lượng gió cấp cho phòng QC Lab là 1.941 m 3 /h Khí tươi cho phòng QC Lab được làm lạnh qua hệ thống làm lạnh PAU, qua hệ thống lọc AHU bằng vật liệu bông và qua hệ thống lọc thứ cấp Hepa trước khi đưa vào phòng QC Lab
- Hệ thống thu gom khí thải: toàn bộ không khí nhiễm phóng xạ phòng QC Lab được thu hồi qua hệ thống hút gió thải, lưu lượng quạt gió thu hồi 2.127m 3 /h
Hình 1.12 Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm QC Lab
❖ Phòng chứa sản phẩm ra
- Diện tích 20m 2 , kết cấu bằng tường panel được kiểm soát áp suất phòng là -
- Gió cấp: lưu lượng gió cấp cho phòng chứa sản phẩm ra là 260m 3 /h Khí tươi cho phòng chứa sản phẩm ra được làm lạnh qua hệ thống làm lạnh PAU, qua hệ thống lọc AHU bằng vật liệu bông trước khi cấp cho phòng lưu chứa sản phẩm
- Hệ thống thu gom khí thải: toàn bộ không khí nhiễm phóng xạ phòng lưu chứa sản phẩm được thu hồi qua hệ thống hút gió thải, lưu lượng quạt gió thu hồi
512 m 3 /h b Hạng mục công trình phụ trợ
Gồm các hạng mục phòng thay đồ bảo hộ lao động (20 m 2 ); phòng bố trí máy nén khí (20 m 2 ); phòng đặt tủ điện (30 m 2 ) được bố trí tại tầng trệt dự án
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,
Quyết định số 1958/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 04 tháng 11 năm 2011 Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong y tế đến năm 2020 Một trong các mục tiêu đặt ra đến năm 2020 là tập trung sản xuất đồng vị và dược chất phóng xạ đáp ứng 70% nhu cầu sử dụng Với mục tiêu sản xuất dược chất phóng xạ Fluorodeoxyglucose (18F-FDG) để phục vụ cho y tế hoàn toàn phù hợp với quy hoạch do chung do Thủ tướng ban hành Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, điều chế dược chất phóng xạ Fluorodeoxyglucose ( 18 F-FDG) của Công ty Cổ phần Y học Rạng Đông – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khuôn viên của Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ thuộc địa bàn Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh theo Hợp đồng Hợp tác Khoa học Kỹ thuật số 15/2017/HĐHTKHKT ngày 20/03/2017
Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ (VINAGAMMA) được thành lập theo quyết định số 159/QĐ-BKHCNMT ngày 14 tháng 2 năm 2000 của Bộ Khoa học và Công nghệ với các chức năng:
- Nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng Công nghệ Bức xạ
- Thực hiện các dịch vụ, sản xuất các chế phẩm, vật liệu có ứng dụng Công nghệ Bức xạ phục vụ phát triển kinh tế xã hội
- Thiết kế, chế tạo và tư vấn đầu tư máy chiếu xạ; Xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp công nghệ, thiết bị trong lĩnh vực Công nghệ Bức xạ
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo cán bộ trong lĩnh vực Công nghệ Bức xạ
- Thực hiện hợp tác liên doanh, liên kết với cá nhân, các cơ quan trong và ngoài nước về nghiên cứu, đào tạo, sản xuất trong lĩnh vực Công nghệ Bức xạ
Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ có tổng diện tích là 7.021 m 2 đã được Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giao đất cho Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam để xây dựng Cơ sở chiếu xạ theo Quyết định số
1766/QĐUB – QLĐT ngày 15/4/1997 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, do vậy hoàn toàn phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, không trùng với quy hoạch khác của khu vực và phù hợp với lĩnh vực đầu tư phát triển của Dự án
Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của Quận Thủ Đức đã được UBND thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt theo Quyết định số 2306/QĐ – UBND ngày 15/5/2014, khu đất của Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ được quy hoạch là đất công trình sự nghiệp do vậy phù hợp với quy hoạch chung của khu vực
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án “Xây dựng cơ sở sản xuất, điều chế dược chất phóng xạ Fluorodeoxyglucose ( 18 F-FDG)” đã được phê duyệt theo Quyết định số 752/QĐ-BTNMT ngày 15 tháng 04 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Do vậy việc thực hiện dự án là phù hợp với quy hoạch chung của toàn Trung tâm Nghiên cứu & Triển khai Công nghệ Bức, phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh và phân vùng môi trường.
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 25 CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ
Dự án đầu tư được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ thuộc địa bàn Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh Dự án được kết nối tốt với các trục đường giao thông, khu vực có hạ tầng cấp điện, cấp và thoát nước hoàn thiện
Không khí: Công ty Cổ phần Y học Rạng Đông – Chi nhánh tại Thành phố
Hồ Chí Minh đã phối hợp với Công ty TNHH Khoa học Công nghệ và Phân tích Môi trường Phương Nam thực hiện khảo sát, lấy mẫu không khí xung quanh để đánh giá hiện trạng môi trường nền tại khu đất thực hiện Dự án vào các ngày 11/11/2019, 05/12/2019 và 30/12/2019 Kết quả cho thấy các chỉ tiêu về chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án đều nằm trong giới hạn cho phép, thấp hơn so với quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT
Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân – Bộ Khoa học và Công nghệ đã thẩm định và đánh giá an toàn bức xạ tại khu vực thực hiện Dự án theo Biên bản thẩm định ngày 21 tháng 02 năm 2019 Bên cạnh đó, chủ dự án đã phối hợp cùng Viện Y tế Công cộng Thành phố Hồ Chí Minh đo đạc quan trắc bổ sung suất liều phóng xạ đối với không khí tại các vị trí dân cư lân cận khu vực dự án vào ngày 01 tháng 04 năm
2021 Kết quả đo đạc suất liều tại các vị trí lân cận dự án đều nằm trong ngưỡng cho phép quy định trong Thông tư 19/2012/TT-BKHCN ngày 25 tháng 11 năm 2012 của
Bộ Khoa học và Công nghệ về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và công chúng - Giới hạn đối với liều công chúng
Các kết quả trên không thay đổi so với những nội dung đã được đánh giá trong quá trình thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Xây dựng cơ sở sản xuất, điều chế dược chất phóng xạ Fluorodeoxyglucose ( 18 F-FDG)” Dự án tuân thủ quy định tại Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử và quy định hiện hành của pháp luật về an toàn bức xạ, năng lượng nguyên tử Tuân thủ các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm
2020 và các quy định có liên quan nhằm giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường không khí Vì vậy có thể nhận định rằng sức chịu tải môi trường khí ở mức cao và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo, cũng như việc vận hành dự án tại vị trí lựa chọn Đất: Toàn bộ diện tích đất thực hiện dự án 500 m 2 , trong đó diện tích xây dựng chiếm 400 m 2 , còn lại 100 m 2 xung quanh dự án bố trí cây xanh và lối đi Hiện đã có công trình xây dựng sẵn với 01 tầng trệt, 01 tầng lầu và 01 tầng mái với tổng diện tích sàn là 1.200 m 2 Toàn bộ công trình đã được Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ xây dựng sẵn, chủ đầu tư chỉ thực hiện cải tạo cục bộ cho phù hợp với yêu cầu sản xuất và mục tiêu của Dự án thông qua hợp đồng hợp tác khoa học kỹ thuật số 15/2017/HĐHTKHKT ngày 20/03/2017 với Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ Vị trí thực hiện Dự án nằm trong diện tích đất Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ đã được UBND thành phố
Hồ Chí Minh giao đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích xây dựng cơ sở chiếu xạ Do vậy, hoàn toàn phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, không trùng với quy hoạch khác của khu vực và phù hợp với lĩnh vực đầu tư phát triển của Dự án
Công ty Cổ phần Y học Rạng Đông – Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Viện Y tế Công cộng Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện quan trắc mẫu đất trong phạm vi Dự án vào ngày 01 tháng 04 năm 2021 Kết quả quan trắc chất lượng đất đối với hoạt độ phóng xạ không thay đổi so với nội dung đã được đánh giá trong quá trình thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án
“Xây dựng cơ sở sản xuất, điều chế dược chất phóng xạ Fluorodeoxyglucose ( 18 F- FDG)”, cho thấy không phát hiện đồng vị nhân tạo, chỉ có đồng vị trong tự nhiên
Do đó, chất lượng đất khu vực dự án tốt, sức chịu tải của môi trường đất trên địa bàn
Dự án vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn tiếp theo
Nước ngầm: Mực nước ngầm trong các hố khoan địa chất ở độ sâu -9,5 m so với mặt đất tự nhiên, giao động theo mùa mưa, nắng Dự án không khai thác sử dụng nước ngầm do vậy sẽ không có nguy cơ gây sụt giảm mực nước ngầm và trữ lượng nước ngầm do các tác động từ Dự án Dự án xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung với bể tự hoại có dung tích 5 m 3 /ngày.đêm, đáp ứng nhu cầu vận hành của Dự án Sau đó nước thải được hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật
Nước mặt: Cách dự án khoảng 300 m về phía Đông Bắc có suối Nhum chảy qua địa bàn Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh; Suối Nhum có chiều dài 3.824 m bắt nguồn từ khu vực nội ô Phường Dĩ An, Thành phố
Dĩ An (tỉnh Bình Dương) chảy qua Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức (Tp Hồ Chí Minh) và kết thúc tại Quốc lộ 1A Đây là nơi tiếp nhận nước mưa, nước thải khu vực nội đô Phường Dĩ An, một phần Phường Đông Hòa, Thị xã Dĩ An; một phần Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức Dự án sử dụng nước thủy cục của thành phố do Công ty Cổ phần cấp nước Thủ Đức thông qua hệ thống cấp nước nội bộ của Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ và nhu cầu không quá cao
Do vậy, dự án không gây tranh chấp về tài nguyên nước mặt đối với các đối tượng sử dụng nước khác Dự án xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung với bể tự hoại có dung tích 5 m 3 /ngày.đêm, đáp ứng nhu cầu vận hành của Dự án Sau đó nước thải được hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật Đây là một trong những dấu hiệu tích cực không gây ảnh hưởng đến môi trường nước mặt khi xây dựng nhà máy tại địa điểm nói trên
Nước thải tại bể lưu chứa trước khi được đơn vị có đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý đã được thực hiện lấy mẫu phân tích vào ngày 01 tháng 04 năm
Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1 Thu gom, thoát nước mưa Để đảm bảo thoát nước mưa, hệ thống thoát nước mưa và nước thải được tách riêng Hệ thống thu gom và thoát nước mưa đã được đơn vị hợp tác khoa học kỹ thuật xây dựng hoàn thiện
Sơ đồ hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa phát sinh trong phạm vi của Công ty Cổ phần Y học Rạng Đông tại Chi nhánh TP Hồ Chí Minh được thể hiện trong Hình sau:
Hình 3.1 Sơ đồ thu gom nước mưa tại Dự án
- Nước mưa trên mái nhà sẽ được thu gom bằng hệ thống trục ống PVC có đường kính 90 mm rồi xả vào thống thu nước mưa chảy tràn trên mặt đất (i=1,5 - 2
%; bố trí xung quanh tòa nhà Dự án)
- Hệ thống thoát nước mưa mặt đất bao gồm các mương thoát nước kín xây dựng xung quanh Dự án và dẫn đến hệ thống mương kín dùng cho việc thoát nước mưa đặt dọc theo các con đường nội bộ đã được Trung tâm Vinagamma hoàn thiện
- Nước mưa trên các khu vực sân bãi và đường nội bộ sẽ chảy vào các hố thu nước mưa xây dựng dọc theo lề đường
- Tại các hố ga thu nước mưa sẽ có bộ phận chắn rác để thu về hố ga thoát nước cuối cùng tại vị trí phía Tây Nam trung tâm Vinagamma (tiếp giáp đường số
11) và đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa của khu vực trên đường số 11
Hình 3.2 Cống và mương thu nước dọc đường nội bộ Trung tâm Vinagamma
Thiết bị tách rác Ống dẫn, mương dẫn
Hệ thống thoát nước chung của Trung tâm
- Vị trí tiếp nhận nước mưa của Dự án trước khi đổ vào hệ thống thoát nước mưa của Trung tâm Vinagamma có toạ độ: X: 1204573, Y: 611225
1.2 Thu gom, thoát nước thải
Các nguồn phát sinh nước thải tại Dự án được thu gom riêng biệt theo sơ đồ bên dưới:
Hình 3.3 Phương án thu gom và xử lý các nguồn phát sinh nước thải tại Dự án
Nước thải sinh hoạt Nước thải từ phóng máy Cyclotron Nước thải từ bồn rửa tay phòng QC
Lưu chứa 02 ngày ngay tại buồng Hotcel chắn xạ
Bình chì chuyên dụng từ 2 – 7 ngày tại Kho chứa chất thải phóng xạ
Bể chứa chất thải lỏng 2 ngăn và đo đạc phóng xạ
Hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý
Thu gom về bể chứa dung tích 5m 3 Kiểm tra Bể tự hoại 5m 3 độ phóng xạ
Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý
❖ Thu gom và thoát nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt từ quá trình hoạt động của công nhân viên tại Dự án (bao gồm: nước từ nhà vệ sinh, bồn rửa, vệ sinh sàn, giặt quần áo) tối đa khoảng 0,6 m 3 /ngày.đêm; thành phần chính gồm chất rắn lơ lửng (SS), BOD5, COD, Nitơ (N), Photpho (P), Coliform
Nước thải sinh hoạt của Dự án sử dụng hệ ba ống: một ống thu gom cho WC/bồn tiểu (ống nước đen), một ống thu gom cho lavabo/phễu thu sàn (ống nước xám) và một ống thông hơi Toàn bộ nước nước thải sinh hoạt được thu gom về bể tự hoại 3 ngăn có thể tích 5m 3 bằng ống nhựa PVC, đường kính là 114 mm, tổng chiều dài là 60 m để xử lý sơ bộ Định kỳ đơn vị có chức năng đến thu gom, vận chuyển và xử lý (Hợp đồng hút bể tự hoại ký ngày 01/06/2022 đính kèm tại Phụ lục)
❖ Nước thải từ bồn rửa tay phòng QC
Nước rửa tay của nhân viên phòng Kiểm soát chất lượng (QC), khối lượng khoảng 0,05 m 3 /ngày, thành phần chính là nước thải nhiễm phóng xạ
Nguồn nước thải này được bố trí đường ống thu gom riêng biệt với nước thải sinh hoạt, toàn bộ lượng nước thải này được đưa về bể chứa có dung tích 5 m 3 bằng ống nhựa PVC có đường kính 42 mm để lưu chứa đảm bảo thời gian phân rã hoàn toàn của phóng xạ, tại đây nước thải được kiểm tra độ phóng xạ, sau khi nước thải được đo độ phóng xạ và đảm bảo mức cho phép, nước thải sẽ được bơm sang bể tự hoại để xử lý sơ bộ như nước thải sinh hoạt thông thường, sau đó hợp đồng với đơn vị có chức năng đến thu gom, vận chuyển và xử lý
Hình 3.4 Bể tự hoại và bể lưu chứa nước thải tại Dự án
❖ Nước thải từ máy gia tốc Cyclotron
Hoạt động sản xuất điều chế dược chất tại Dự án phát sinh nước thải sau khi thực hiện rửa đường ống bộ tổng hợp dược chất và rửa đường ống máy Cyclotron lúc kết thúc quá trình điều chế, lượng nước thải phát sinh khoảng 46 ml/ngày, thành phần chính gồm nước thải nhiễm phóng xạ và dư chất của các hóa chất trong bộ tổng hợp dược chất
Lượng nước này sau khi phát sinh sẽ được lưu chứa ngay trong thiết bị khoảng
2 ngày sau đó sẽ được thu gom và lưu trữ vào trong 1 bình chì với bề dày lớp chì bảo vệ 50mm, bình chì có nắp đậy
Bình chứa thải lỏng được đậy nắp chặt khi đã đầy khoảng 75% dung tích Kiểm tra và dán nhãn như bên dưới:
Chất lỏng sẽ được lưu giữ ở trong bình chì một khoảng thời gian (sau 2 - 7 ngày) đủ để các nhân phóng xạ phân rã tới mức thanh lý (mức thanh lý đối với nhân phóng xạ F 18 là 10 Bq/g), sau đó được lưu trữ ở bể chứa Hệ thống bể chứa thải được chia làm hai khoang Nước trong khoang chứa có phóng xạ được bơm sang khoang chứa chất thải thông thường khi đo hoạt độ bên trên khoang bằng phông phóng xạ
Sau khi đo đạc độ phóng xạ trong nguồn nước thải này đảm bảo mức cho phép sẽ được chuyển qua thiết bị chứa CTNH lỏng bố trí tại kho chứa CTNH và hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật
1.3 Công trình xử lý nước thải a) Công trình xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt của Dự án chủ yếu là nước thải từ nhà vệ sinh được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn lý trước khi thải ra hệ thống thoát nước thải chung của toàn Trung tâm Dự án hiện nay đã bố trí sẵn hầm tự hoại có dung tích 5m 3 được cấu tạo
3 ngăn gồm 1 ngăn chứa, 1 ngăn lắng và 1 ngăn lọc, hoàn toàn có đủ khả năng xử lý
Suất liều bên ngoài đo ngày tháng … năm… :
36 nước thải sinh hoạt phát sinh tại Dự án
Nước thải sinh hoạt → Bể chứa → Bể lắng → Bể lọc → Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý
Hình 3.5 Sơ đồ mô phỏng cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn
Công trình hầm tự hoại đồng thời thực hiện hai chức năng lắng và phân hủy cặn lắng, cặn lắng được giữ lại trong hầm từ (3-6) tháng, dưới hoạt động sống của vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ tạo ra các chất khí và các chất vô cơ hoà tan Phần cặn lắng, theo định kỳ chủ đầu tư các nhà máy thành viên sẽ hợp đồng với đơn vị chức năng đến hút đưa đi xử lý theo quy định
- Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại:
Chất thải được đưa tới từ các đường ống dẫn chất thải được thu gom lại xả trực tiếp vào bể chứa Các chất thải hydro cacbon, đạm, chất béo… được phân hủy bởi các vi khuẩn kỵ khí và các loại nấm men trong bể phốt làm giảm bớt mùi hôi, giảm bớt thể tích chuyển hóa thành dần thành bùn cặn
Tại bể chứa, các chất không tan sẽ chuyển dần thành chất tan đi tiếp qua bể lắng để chuyển thành chất khí như CH4, CO2, H2S, NH3… Các yếu tố ảnh hưởng tới sự chuyển hóa này là nhiệt độ, lưu lượng dòng nước thải, thời gian lưu nước, tải trọng chất bẩn, dinh dưỡng người sử dụng, cấu tạo bể
Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
Các phương án thu gom và xử lý các loại khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động tại dự án được mô tả tóm tắt tại hình sau:
Hình 3.6 Sơ đồ hệ thống thu gom và xử lý khí thải của Dự án
2.1 Thu gom và xử lý khí thải từ các phòng sản xuất
Với đặc trưng loại hình sản xuất dược chất phóng xạ, do vậy môi trường không khí tại các phòng sản xuất là nguồn không khí có nhiễm phóng xạ và phải được xử lý trước khi thải ra môi trường Các khu vực có khả năng nhiễm phóng xạ của dự án gồm: phòng máy gia tốc Cyclotron; buồng tổng hợp Hotcel; phòng QC Lab; phòng lưu chứa chất thải nhiễm phóng xạ; phòng chờ xuất sản phẩm
Dự án đã trang bị hệ thống thông gió có phin lọc chất phóng xạ và sử dụng các thiết bị đo suất liều, máy đo nhiễm bẩn phóng xạ, các phép thử để theo dõi và đánh giá mức nhiễm bẩn phóng xạ đạt yêu cầu theo Thông tư 22/2014/TT-BKHCN trước khi thoát ra ngoài môi trường
Quy trình công nghệ của hệ thống thông gió, xử lý khí thải: Khí thải từ các phòng sản xuất → Hệ thống quạt hút → Bộ lọc than hoạt tính → Hệ thống lọc túi (Bag filter) nhiều tầng → Ống thải (cao hơn 0,7 m so với chiều cao của mái nhà)
Hệ thống xử lý khí thải bao gồm hệ thống quạt gió thải (05 quạt) và hệ thống ống dẫn khí, bộ lọc hạt nhân được lắp đặt tại tầng thượng của toà nhà
Khí thải từ các phòng sản xuất
Bộ lọc than hoạt tính
Hệ thống lọc túi (Bag filter) nhiều tầng Ống thải (cao hơn 0,7 m so với mái nhà)
Máy phát điện dự phòng
Lọc khí thải tích hợp Ống khói cao khoảng 3,2 m
Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật các quạt gió thải
Stt Tên thiết bị Số lượng Loại Lưu lượng
Nguồn: Công ty CP Y học Rạng Đông – chi nhánh tại Tp.HCM
Hình 3.7 Sơ đồ nguyên lý thu hồi, xử lý và thoát gió thải tại Dự án b) Đường ống gió hồi
Không khí tại các phòng nhiễm phóng xạ được hệ thống quạt hút và hệ thống đường ống gió hồi có kích thước từ 450 x 450mm, 550 x 500mm → ống gió thải kích thước 650 x 600mm (tầng thượng) → bộ lọc hạt nhân → 2 đường ống thoát gió kích thước 700 x 550m → 02 cửa xả
Hình 3.8 Hệ thống thu hồi và xử lý khí thải tại Dự án
Hình 3.9 Hệ thống đường ống thu hồi khí thải
Hình 3.10 Chi tiết cửa gió hồi (thu khí thải) các phòng sản xuất c) Hệ thống lọc khí thải
Bộ lọc hạt nhân tại công ty bao gồm 8 hộp lọc (F7 và Nuclear) và 02 hộp lọc H13 được lắp đặt liên tiếp nhau
Hình 3.11 Bố trí các hộp lọc khí thải
- Bộ lọc hạt nhân Nuclear:
+ Là bộ lọc than hoạt tính có kích thước tấm lọc 592 x 592 x 292 (mm) Mỗi hộp lọc Nuclear bao gồm 04 tấm lọc than hoạt tính Lưu lượng khí thải lọc cao nhất của bộ lọc than hoạt tính: 4.250 m 3 /h
Hình 3.12 Các tấm lọc than hoạt tính
+ Bộ lọc F7 là bộ lọc bag filter có kích thước 592 x 592 x 292 (mm) được đặt bên dưới mỗi hộp lọc Mỗi khung bag fiter bao gồm 07 túi lọc Lưu lượng khí thải lọc cao nhất của bộ lọc Bag filter: 2.400 m 3 /h
Hình 3.13 Hình ảnh bộ lọc Bag filter
+ Bộ lọc H13 (lọc Hepa) được sử dụng lọc tinh các hạt bụi khi có kích thước nhỏ hơn 0,3àm Tại cụng ty bố trớ 02 hộp lọc H13, mỗi hộp lọc cú bố trớ 1 tấm lọc Kích thước tấm lọc Hepa là 610 x 610 x 292 mm Lưu lượng khí thải lọc cao nhất của tấm lọc Hepa: 3.400 m 3 /h
Các hạt bụi nhiễm phóng xạ trong khí thải từ các phòng sản xuất sẽ được giữ lại bởi lớp than hoạt tính, tại bộ lọc Bag Filter và bộ lọc Hepa
Không khí được lọc sạch không mang các hạt bụi có tính phóng xạ sẽ được thải ra ngoài môi trường
Trên đường ống thoát gió thải có lắp đặt bộ theo dõi, cảnh báo phóng xạ trong khí thải (Acist Healthcare) và chuyển kết quả theo dõi về máy tính tại phòng điều khiển, hệ thống sản xuất sẽ ngưng hoạt động khi có các kết quả đo đạc vượt mức cho phép về phóng xạ trong nguồn khí thải
Hình 3.14 Hệ thống theo dõi phóng xạ trong khí thải (Acist Healthcare)
Tại bộ lọc than hoạt tính và bộ lọc Bag Filter, Hepa các chất phóng xạ sẽ tự phân rã để trở thành các nhân không còn phóng xạ Sau một thời gian hoạt động lớp than hoạt tính bộ lọc Bag Filter, bộ lọc H13 bão hòa, chủ công ty sẽ tiến hành thay mới vật liệu lọc để đảm bảo hiệu suất xử lý
2.2 Thu gom và xử lý khí thải từ máy phát điện dự phòng
Dự án sử dụng một máy phát điện dự phòng có công suất 500 kVA, sử dụng dầu DO để phục vụ máy để cấp điện khi có sự cố mất điện xảy ra
Bụi, khí thải từ hoạt động của máy phát điện dự phòng: Tổng lưu lượng khí thải ước tính khoảng 0,716 Nm 3 /s Thành phần như: bụi, SO2, NOx, CO, VOC
Quy trình công nghệ xử lý: Máy phát điện dự phòng → Lọc khí thải tích hợp
Máy phát điện hoạt động không liên tục và không thường xuyên nên các tác động do hoạt động của máy phát điện gây ra là không đáng kể.
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
Phương án thu gom, xử lý chất thải rắn tại Dự án khi đi vào hoạt động được trình bày tại hình dưới đây:
Hình 3.15 Phân loại và xử lý chất thải rắn phát sinh của Dự án
3.1 Công trình, thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt
- Nguồn phát sinh: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh do hoạt động của cán bộ công nhân viên làm việc tại Dự án Thành phần gồm rác thải hữu cơ như thực phẩm, rau, củ quả hư hỏng, thức ăn dư thừa,… rác vô cơ như nhựa, plastic, PVC, thủy tinh, kim loại như vỏ hộp,…
Chất thải rắn, CTPX, CTNH
Khu tập kết chung của
Dịch vụ thu gom CTR sinh hoạt
Phân loại và thu gom vào các thùng chứa CTNH tại kho CTNH
Chuyển giao cho đơn vị chức năng vận chuyển, xử lý
Chất thải nhiễm phóng xạ (lỏng và rắn)
Bình chì chuyên dụng tại kho CTPX Đo kiểm tra phóng xạ
Chất thải rắn thông thường
Nhân viên vệ sinh thu gom vào các thùng màu xám 240L
Dịch vụ thu gom hoặc bán phế liệu
Thu gom CTR y tế thông thường
- Lượng phát sinh: Với tổng số cán bộ tại dự án khoảng 11 người, hệ số phát thải chất thải rắn sinh hoạt 1,0 kg/người/ngày, lượng chất thải sinh hoạt phát sinh tại dự án là 11 kg/ngày
- Phương án thu gom: Chủ đầu tư bố trí 02 thùng HDPE 38L tại căng tin, 02 thùng HDPE 20L tại nhà văn phòng Các thùng chứa đậy nắp kín
Cuối mỗi ca làm việc, nhân viên vệ sinh sẽ thu gom toàn bộ rác sinh hoạt phát sinh chuyển về khu chứa CTR sinh hoạt của toàn Trung tâm Vinagamma, trong phạm vi dự án không bố trí khu lưu chứa CTR sinh hoạt
Hình 3.16 Khu lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt của toàn Trung tâm
Vinagamma 3.2 Công trình, thiết bị lưu chứa chất thải rắn thông thường
Trong quá trình hoạt động, CTR thông thường phát sinh chủ yếu bao gồm các loại bao bì, thùng carton không chứa thành phần nguy hại Khối lượng chất thải rắn thông thường ước tính khoảng 0,5 kg/ngày tương đương 15kg/tháng
Biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý: CTR sản xuất không nguy hại → khu lưu chứa (lưu chứa trong thùng inox 240 lít đặt tại phòng thay đồ) → bán cho đơn vị thu mua hoặc hợp đồng với đơn vị thu gom và xử lý
Hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp với Công ty TNHH XNK môi trường Á Châu được đính kèm tại Phụ lục của báo cáo này
3.3 Công trình, thiết bị lưu chứa chất thải rắn nhiễm phóng xạ và chất thải nguy hại
3.3.1 Công trình, thiết bị lưu chứa chất thải rắn nhiễm phóng xạ
- Nguồn phát sinh: lọ đựng 18 F, kít tổng hợp từ quá trình vận hành máy gia tốc Cyclotron
- Khối lượng phát sinh: Lọ đựng sản phẩm, cassette tổng hợp dược chất và bộ kít chi liều trung phát sinh khoảng 30kg/năm
- Các chất thải phóng xạ này có nhân phóng xạ sống ngắn và hoạt độ phóng xạ thấp
Bảng 3.3 Kết quả đo đạc bức xạ đối với chất thải nhiễm phóng xạ
Stt Thời điểm đo đạc Kết quả đo đạc
1 Chất thải rắn vừa được thải ra 0,5 Lưu trong máy sau
2 Chất thải rắn sau hai ngày 0,2
3 Chất thải rắn sau bảy ngày 0,2
Mức thanh lý theo quy định 0,5
- Phương án thu gom: Cũng như nước thải, các chất thải rắn có chứa 18 F sẽ được lưu trong thiết bị, sau 2 ngày để rã, không còn phóng xạ sẽ được lưu giữ trong bình chì và sau 7 ngày hoặc lâu hơn sẽ được kiểm tra phóng xạ, đảm bảo không còn phóng xạ mới được cho phép xử lý theo chất thải rắn nguy hại
- Biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý: Chất thải rắn nhiễm phóng xạ → thu gom vào các thùng chứa bằng chì có bọc thép không gỉ, lót plastic bên trong → phòng lưa chứa chất thải nhiễm phóng xạ 4m 2 (theo dõi độ phóng xạ) → kho chứa CTNH
- Kho chứa chất thải nhiễm phóng xạ: Chất thải nhiễm phóng xạ được quản lý theo Thông tư số 22/2014//TT-BKHCN
+ Tại dự án bố trí khu chứa chất thải nhiễm phóng xạ có diện tích 4m 2 (2 x 2m) để lưu chứa chất thải nhiễm phóng xạ trong thời gian chờ bán rã Chất thải nhiễm
47 phóng xạ sẽ được lưa chứa trong các bình chì chuyên dụng và đặt tại phòng chứa đợi thời gian bán rã (khoảng 7 ngày) để xử lý phù hợp Chất thải nhiễm phóng xạ sau 7 ngày sẽ được kiểm tra phóng xạ và được chuyển qua kho chứa CTNH
+ Kho chứa chất thải nhiễm phóng xạ được được bố trí áp suất -20Pa, nhiệt độ 23- 25 o C
+ Trong phòng có thùng chì chuyên chuyên dụng với dung tích 1m 3 , bề dày 1cm có nắp đậy dùng để lưu trữ các loại rác thải có nguy cơ còn chứa phóng xạ sau khi đã lưu 24 giờ trong Hotcell chuyên dụng
+ Có cửa liên động (pass box) giữa kho chứa và phòng sản xuất để đưa chất thải từ phòng sản xuất sang phòng chứa
Hình 3.17 Kho chứa chất thải phóng xạ 3.2.2 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
- Chất thải nguy hại bao gồm:
+ Các chất thải rắn nhiễm phóng xạ sau khi đo đạc phóng xạ đạt mức thanh lý
+ Chất thải rắn nguy hại sinh ra trong quá trình tổng hợp gồm có lọ đựng 18 F, kít tổng hợp Tuy nhiên, cũng như nước thải, các chất thải rắn có chứa 18 F sẽ được lưu trong thiết bị, sau 2 ngày để rã, không còn phóng xạ sẽ được lưu giữ trong bình chì và sau 7 ngày hoặc lâu hơn sẽ được kiểm tra phóng xạ, đảm bảo không còn phóng xạ mới được cho phép xử lý theo chất thải rắn nguy hại
+ Tấm than hoạt tính thải từ hệ thống xử lý khí thải
+ Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, có thể phát sinh các loại chất thải nguy hại khác như: Bóng đèn huỳnh quang thải, hộp mực in thải, giẻ lau dính dầu nhớt khoảng 10 kg/năm
- Ước tính danh mục và khối lượng chất thải nguy hại có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty như sau:
Bảng 3.4 Danh mục và khối lượng chất thải nguy hại
CTNH Tên chất thải Ký hiệu phân loại
Hộp mực in (loại có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất mực) thải
2 12 01 04 Tấm than hoạt tính đã qua sử dụng từ quá trình xử lý khí thải NH 3,6
3 16 01 06 Bóng đèn huỳnh quang và các loại thuỷ tinh hoạt tính thải NH 5
4 16 01 12 Pin, ắc quy thải NH 1
5 17 02 03 Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải NH 1
6 18 01 04 Chai lọ đựng hóa chất và dược chất KS 30
7 19 10 01 Nước thải có các thành phần nguy hại KS 16
- Biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý:
+ Toàn bộ CTNH của Nhà máy sẽ được liệt kê, phân loại và dán nhãn CTNH
+ Mỗi loại CTNH phải có 1 thiết bị lưu chứa phù hợp và riêng biệt
+ Các thiết bị lưu chứa là thùng kín (màu xám hoặc đỏ), dán nhãn
+ Toàn bộ CTNH được tập trung lưu chứa tại kho chứa CTNH của Dự án có diện tích 6 m 2 (3 x 2)m được bố trí liền kề khu chứa chất thải phóng xạ
+ Khu vực lưu trữ được che chắn có tường ngăn, có biển báo chất thải nguy hại
+ Kho lưu trữ CTNH được xây dựng theo đúng quy định, bảng tên, nền được xây dựng bằng bê tông, có tường bao quanh, có thùng chứa cao để ngăn việc tràn đổ CTNH dạng lỏng ra bên ngoài
Hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH số 5105/HĐ.MTĐT-NH/22.4.VX với Công ty TNHH MTV môi trường đô thị TP.HCM được đính kèm tại Phụ lục của báo cáo này
Hình 3.18 Kho chứa chất thải nguy hại
Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
- Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung khi Dự án đi vào hoạt động bao gồm:
+ Tiếng ồn phát sinh từ tiếng động cơ xe của các phương tiện lưu thông được phép lưu hành trong khuôn viên trung tâm ở những khu vực quy định (xe chở hàng hóa, xe ô tô, xe máy…)
+ Hoạt động của các máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất (máy gia tốc, quạt hút, máy bơm, …)
- Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:
+ Định kỳ bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời các loại máy móc, thiết bị + Bảo trì, bảo dưỡng máy bơm theo định kỳ như hướng dẫn của nhà sản xuất
+ Cách ly các nguồn gây ồn (máy gia tốc, quạt thông gió, quạt hút) ra khỏi khu vực văn phòng Đối với các phương tiện ra, vào khu vực Dự án:
+ Xe ra vào yêu cầu đi với tốc độ chậm, không bóp còi, có bố trí biển báo giảm tốc độ
+ Thường xuyên kiểm tra và bảo trì các phương tiện vận chuyển, đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt
Bảng 3.5 Mức ồn cho phép tại khu vực làm việc
Thời gian tiếp xúc Mức ồn cho phép
Nguồn: QCVN 24:2016/BYT Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn nơi làm việc.
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi công ty đi vào vận hành
5.1 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố phóng xạ
Theo phân loại nhóm nguy cơ tương ứng với các loại hình Công ty và công việc bức xạ, nguồn phóng xạ lớn Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ III Chủ đầu tư lập kế hoạch ứng phó sự cố được áp dụng theo điều 27 Thông tư 25/2014/TT-BKHCN a Các biện pháp phòng ngừa sự cố
- Lắp đặt một hệ thống đo phóng xạ (sử dụng đầu dò nhấp nháy) được lắp đặt tại hệ xử lý nước để đo phông phóng xạ trong nước nhằm phát hiện rò rỉ phóng xạ và đưa ra tín hiệu dừng sản xuất khi xảy ra sự cố này
- Hệ thống kiểm soát khí thải phóng xạ được thiết kế đảm bảo mức phóng xạ thải ra môi trường nhỏ hơn giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Thiết kế che chắn an toàn bức xạ cho nhà máy gia tốc Cyclotron-PETtrace
800 series để sản xuất 18 F-FDG đáp ứng được các chỉ tiêu an toàn bức xạ
- Thực hiện các biện pháp an ninh đối với các thiết bị phóng xạ tại công ty, bao gồm:
+ Thiết lập khu vực kiểm soát an ninh, thực hiện nội quy kiểm soát người ra vào khu vực này nhằm phát hiện kịp thời việc ra vào trái phép;
+ Lắp đặt tại các lối ra vào phòng đặt nguồn phóng xạ hệ thống phát hiện, báo động sự tiếp cận trái phép phòng đặt Cyclotron và nguồn phóng xạ;
+ Đặt các thiết bị quan sát, ghi nhận, lưu giữ hình ảnh tại tất cả các phòng nhằm kiểm soát toàn bộ khu vực kiểm soát an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ;
+ Lắp khoá an ninh cho các cửa ra vào phòng có nguồn phóng xạ và cửa chính vào cơ sở;
+ Xây dựng nội quy quản lý chìa khoá ra vào các khu vực trọng yếu trong cơ sở;
+ Đặt camera quan sát và bố trí người giám sát khu vực kiểm soát an ninh;
+ Lập hồ sơ quản lý nguồn phóng xạ; trong đó nêu rõ loại nguồn phóng xạ; tên đồng vị phóng xạ; hoạt độ phóng xạ và thời điểm xác định hoạt độ phóng xạ của nguồn; kiểu loại nguồn phóng xạ, số xêri; dấu hiệu nhận biết và ảnh chụp nguồn phóng xạ; lập sổ theo dõi, kiểm đếm và sử dụng nguồn phóng xạ;
+ Xây dựng, thực hiện nội quy bảo mật thông tin liên quan đến an ninh nguồn phóng xạ;
+ Tổ chức lực lượng bảo vệ để ứng phó, ngăn chặn kịp thời các hành vi tiếp cận trái phép đến nguồn phóng xạ;
+ Trách nhiệm thông báo: Khi phát hiện sự mất kiểm soát hay mất an ninh đối với nguồn phóng xạ phải báo cáo với BCH ứng phó sự cố, đồng thời áp dụng các biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục b Biện pháp ứng phó sự cố
- Bố trí nguồn nhân lực ứng phó sự cố: Thành lập Ban chỉ huy ứng phó sự cố gồm:
+ Giám đốc: là người chịu trách nhiệm cao nhất tại cơ sở, điều hành mọi hoạt động của cơ sở, Trưởng ban chỉ huy ứng phó sự cố
+ Cán bộ phụ trách An toàn bức xạ cơ sở: chịu trách nhiệm về An toàn bức xạ tại cơ sở Chỉ đạo ƯPSC ban đầu; giám sát toàn bộ hoạt động an toàn cho các nhân viên ứng phó trong thời gian thực hiện hoạt động ƯPSC Báo cáo tình hình và làm theo chỉ đạo của trưởng ban chỉ hủy ứng phó sự cố
+ Bộ phận vận hành Cyclotron: Vận hành máy cyclotron, là thành viên của Ban chỉ hủy ứng phó sự cố Tuân theo sự chỉ đạo của BCH trong chuẩn bị ứng phó và ƯPSC; thông báo sự cố kịp thời cho người phụ trách ATBX và hỗ trợ công tác báo cáo, điều tra nguyên nhân sự cố
+ Bộ phận tổng hợp dược chất: Tổng hợp 18 F-FDG và chia liều trong Hotlab, là thành viên của Ban chỉ hủy ứng phó sự cố Tuân theo sự chỉ đạo của BCH trong chuẩn bị ứng phó và ƯPSC; thông báo sự cố kịp thời cho người phụ trách ATBX và hỗ trợ công tác báo cáo, điều tra nguyên nhân sự cố
+ Bộ phận kiểm tra chất lượng: Kiểm tra chất lượng của sản phẩm 18 F-FDG, là thành viên của Ban chỉ hủy ứng phó sự cố Tuân theo sự chỉ đạo của BCH trong chuẩn bị ứng phó và ƯPSC; thông báo sự cố kịp thời cho người phụ trách ATBX và hỗ trợ công tác báo cáo, điều tra nguyên nhân sự cố
- Ngay sau khi phát hiện sự cố, người phát hiện báo ngay cho người PTATBX của Cơ sở Sau khi nhận được thông báo, người PTATBX nhanh chóng xác minh sự cố Có 2 trường hợp xảy ra:
+ Trường hợp 1: Nếu không phải là sự cố bức xạ thì người PTATBX báo cáo cho BCH, rồi ghi vào hồ sơ
+ Trường hợp 2: Xác minh là sự cố bức xạ thì ngay lập tức báo cáo cho
Trưởng BCH, lúc này Trưởng BCH và khởi động ứng phó sự cố, điều hành các thành viên BCH thực hiện ứng phó sự cố BCH sẽ chỉ đạo các phòng ban và các nhân viên hoạt động ứng phó sự cố theo kịch bản đã xây dựng và báo cáo cho Cơ quan thẩm quyền (Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Sở KH&CN thành phố Hồ Chí Minh) để nắm bắt thông tin sự cố hoặc yêu cầu sự trợ giúp khi sự cố vượt quá khả năng của
- Phân công trách nhiệm đối với từng cá nhân của ban chỉ huy ứng phó sự cố
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư và nhân lực tham gia ứng phó sự cố:
+ Tất cả các thành viên có liên quan trong Sơ đồ tổ chức ứng phó sự cố bảo đảm khả năng sẵn sàng để triển khai ứng phó sự cố theo kế hoạch
Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác
Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi
Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học
Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Những thay đổi giữa thực tế triển khai Dự án so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt tại Quyết định số 752/ QĐ-BTNMT ngày 15 tháng 04 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường được thể hiện tại bảng dưới đây:
Bảng 3.9 Các nội dung thay đổi so với báo cáo ĐTM đã được phê duyệt của Dự án
Stt Hạng mục Theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt
Thực tế dự án đầu tư
Nguyên nhân/ cơ sở thay đổi
Phương án thoát nước thải sau xử lý
Nước thải sau xử lý bể tự hoại sẽ được đấu nối và thải ra hệ thống thu gom nước thải của Trung tâm Vinagamma, tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định trước khi thải ra nguồn tiếp nhận
Nước thải sau xử lý bể tự hoại sẽ hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật
Căn cứ theo nhu cầu thực tế của dự án, lượng nước thải phát sinh ít, công việc đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của Trung tâm Vinagamma gặp nhiều khó khăn
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 62 1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
Nguồn phát sinh nước thải
- Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt từ quá trình hoạt động của công nhân viên tại Dự án (bao gồm: nước từ nhà vệ sinh, bồn rửa, vệ sinh sàn, giặt quần áo) tối đa khoảng 0,6 m 3 /ngày.đêm Thành phần: chất rắn lơ lửng (SS), BOD, COD, nitơ (N), phốt pho (P), coliform,… Nước thải sinh hoạt được thu gom về bể tự hoại 3 ngăn có thể tích 5m 3 bằng ống nhựa PVC, đường kính là 114 mm, tổng chiều dài là 60 m để xử lý sơ bộ trước khi đơn vị có đủ chức năng đến thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật
Tóm tắt quy trình công nghệ: Nước thải sinh hoạt → Ngăn chứa → Ngăn lắng
→ Ngăn lọc → Hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật
Hóa chất, vật liệu sử dụng: Không
- Nguồn số 02: Nước thải sản xuất từ bồn rửa tay phòng QC (tối đa khoảng 0,05 m 3 /ngày), thành phần chính là nước thải nhiễm phóng xạ Nguồn nước thải này đưa về bể chứa có dung tích 5 m 3 để lưu chứa đảm bảo thời gian phân rã hoàn toàn của phóng xạ, tại đây nước thải được kiểm tra độ phóng xạ, sau khi nước thải được đo độ phóng xạ và đảm bảo mức cho phép, nước thải sẽ được bơm sang bể tự hoại để xử lý sơ bộ như nước thải sinh hoạt thông thường trước khi đơn vị có đủ chức năng đến thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật
Tóm tắt quy trình công nghệ: Nước thải từ bồn rửa tay phòng QC → Thu gom về bể chứa dung tích 5 m 3 → Kiểm tra độ phóng xạ → Bể tự hoại 5 m 3 → Hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật
Hóa chất, vật liệu sử dụng: Không
- Nguồn số 03: Nước thải từ máy gia tốc Cyclotron (khoảng 46 ml/ngày) từ quá trình rửa đường ống sau kết thúc quá trình điều chế
Tóm tắt quy trình công nghệ: Nước thải từ máy gia tốc Cyclotron → Lưu chứa
02 ngày tại thiết bị Cyclotron → Bình chì chuyên dụng từ 2 đến 7 ngày tại kho chứa chất thải phóng xạ → Bể chứa chất thải lỏng 2 ngăn và đo đạc phóng xạ → Kho chứa
63 chất thải nguy hại → Hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật.
Dòng nước thải
Các nguồn thải nêu trên trên (03 nguồn thải) đều được thu gom, chuyển giao cho đơn vị có chức năng để xử lý nên không có dòng thải
1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng nước thải
Toàn bộ nước thải chuyển giao cho đơn vị có đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật.
Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải
Tất cả nước thải được chuyển giao cho đơn vị có đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
2.1 Nguồn phát sinh khí thải
- Nguồn số 01: Khí thải phát từ các phòng sản xuất
Tóm tắt quy trình công nghệ: Khí thải phát từ các phòng sản xuất → Bộ lọc than hoạt tính → Hệ thống lọc túi (Bag filter) nhiều tầng → Ống thải (cao hơn 0,7 m so với chiều cao của nóc nhà)
- Nguồn số 02: Khí thải từ máy phát điện dự phòng (phát sinh không thường xuyên)
2.2 Lưu lượng xả khí thải tối đa: 3600 m 3 /h
Chủ dự án đề nghị cấp phép 01 dòng khí thải bao gồm:
- Dòng thải số 01 (đối với nguồn số 01): Khí thải phát sinh từ các phòng sản xuất, thành phần nhiễm phóng xạ
2.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng khí thải
Quy định áp dụng: Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ
64 trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử, quy định hiện hành của pháp luật về an toàn bức xạ, năng lượng nguyên tử
2.5 Vị trí, phương thức xả khí thải
Vị trí và phương thức xả khí thải của Dự án được tổng hợp tại Bảng sau:
Bảng 4.1 Vị trí và phương thức xả khí thải của Dự án
Stt Dòng khí thải Vị trí xả khí thải
Tọa độ VN-2000, múi chiếu 3 o Phương thức xả khí thải
1 Dòng khí thải số 01 Ống thoát khí của hệ thống xử lý khí thải 1204579 611255 Gián tiếp, liên tục 24/24 giờ
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung
3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung
- Nguồn số 01: Phòng đặt máy Cyclotron
- Nguồn số 02: Phòng kiểm tra chất lượng QC
- Nguồn số 03: Khu vực bể tự hoại
- Nguồn số 04: Máy phát điện dự phòng
3.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung
Bảng 4.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung của Dự án
Stt Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung Tọa độ (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến
3.3 Đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường
Tiếng ồn, độ rung phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau: a) Tiếng ồn:
Bảng 4.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
Stt Từ 6 giờ đến 21 giờ (dBA)
Từ 21 giờ đến 6 giờ (dBA)
Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú
1 70 55 - Khu vực thông thường b) Độ rung:
Bảng 4.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép (dB) Tần suất quan trắc định kỳ
Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ
Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn
4.1 Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh a) Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên
Bảng 4.5 Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh
CTNH Tên chất thải Ký hiệu phân loại
Hộp mực in (loại có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất mực) thải
2 12 01 04 Tấm than hoạt tính đã qua sử dụng từ quá trình xử lý khí thải NH 3,6
3 16 01 06 Bóng đèn huỳnh quang và các loại thuỷ tinh hoạt tính thải NH 5
4 16 01 12 Pin, ắc quy thải NH 1
5 17 02 03 Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải NH 1
6 18 01 04 Chai lọ đựng hóa chất và dược chất KS 30
CTNH Tên chất thải Ký hiệu phân loại
7 19 10 01 Nước thải có các thành phần nguy hại KS 16
Tổng cộng 59,6 b) Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh (không bao gồm các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường có ký hiệu phân loại là TT-R được quản lý như hàng hóa): Không c) Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh: Khoảng 330 kg/tháng
4.2 Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại a) Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại:
- Thiết bị lưu chứa: Hiện nay, Dự án đang bố trí thùng chứa 140 lít có nắp đậy, dán mã chất thải để lưu giữ chất thải nguy hại
- Kho lưu chứa trong nhà: Diện tích kho khoảng 6 m 2 được bố trí liền kề khu chứa chất thải phóng xạ Thiết kế, cấu tạo: Có tường bao, nền chống thấm, mái che kín nắng, mưa; được thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong; có thùng chứa cao để ngăn việc tràn đổ CTNH dạng lỏng ra bên ngoài b) Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nhiễm phóng xạ
- Thiết bị lưu chứa: Chất thải nhiễm phóng xạ sẽ được lưa chứa trong các bình chì chuyên dụng với dung tích 1m 3 , bề dày 1cm có nắp đậy để lưu trữ các loại rác thải có nguy cơ còn chứa phóng xạ
- Kho lưu chứa trong nhà: Diện tích kho khoảng 4 m 2 (2 x 2m) Thiết kế, cấu tạo: Có tường bao, nền chống thấm, mái che kín nắng, mưa; được thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong c) Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường:
- Thiết bị lưu chứa: Dự án sử dụng thùng inox 240 lít để lưu chứa
- Kho lưu chứa trong nhà: Chất thải rắn thông thường được lưu chứa trong thùng inox 240 lít đặt tại phòng thay đồ để lưu chứa Thiết kế, cấu tạo kho lưu chứa trong nhà: Có tường bao, nền bằng chống thấm, mái che kín nắng, mưa d) Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt:
- Thiết bị lưu chứa: Bố trí 02 thùng HDPE 38L tại căng tin, 02 thùng HDPE 20L tại nhà văn phòng Các thùng chứa đậy nắp kín
- Khu vực lưu chứa: Toàn bộ rác sinh hoạt phát sinh, hàng ngày được thu gom chuyển về khu chứa CTR sinh hoạt của toàn Trung tâm Vinagamma, trong phạm vi dự án không bố trí khu lưu chứa CTR sinh hoạt.
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH 68 XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC
Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
Bảng 5.1 Danh mục kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải
Stt Tên công trình xử lý chất thải
Thời gian vận hành thử nghiệm
1 Hệ thống xử lý khí thải 03 tháng kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm 3600 m 3 /h
Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải
Bảng 5.2 Kế hoạch về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải
Stt Tên mẫu chất thải Thông số Số lượng mẫu
1 Khí thải từ khu vực sản xuất
- Bức xạ nơtron 03 15ngày/ tháng
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải (mẫu đơn) Trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định:
+ Thiết bị đo đạc, lấy mẫu và phân tích: Thiết bị phóng xạ Neutron, thiết bị đo phóng xạ Gamma
+ Phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích: Đo nhanh hiện trường
+ Vị trí các điểm đo đạc, lấy mẫu: 01 vị trí từ ống thoát khí của hệ thống xử lý khí thải ( Toạ độ: X = 1204579; Y = 611255)
+ Số lần đo đạc, lấy mẫu và phân tích (sơ đồ kèm theo phải chỉ rõ các vị trí này với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành): Một mẫu tổ hợp có kết quả là giá trị trung bình của 03 kết quả đo đạc của các thiết bị đo nhanh hiện trường (kết quả đo bằng các thiết bị đo hiện số) theo quy định của pháp luật ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa - chiều, chiều - tối) hoặc ở 03 thời điểm khác nhau (đầu, giữa, cuối) của ca sản xuất
+ Thông số đo đạc, lấy mẫu và phân tích: Suất liều bức xạ gamma (Sv/năm), suất liều bức xạ neutron (Sv/năm)
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường
Công ty Cổ phần Y học Rạng Đông chủ dự án “Xây dựng cơ sở sản xuất, điều chế dược chất phóng xạ Fluorodeoxyglucosse (18F-FDG)” cam kết về độ trung thực, chính xác của các số liệu, thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường Nếu có gì sai trái chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam
Chủ dự án cam kết đã đầu tư, xây dựng đầy đủ các công trình xây dựng và các công trình BVMT đã được phê duyệt tại Quyết định số 752/QĐ-BTNMT ngày 15/4/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt ĐTM dự án.
Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan
về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan
Công ty Cổ phần Y học Rạng Đông chủ dự án “Xây dựng cơ sở sản xuất, điều chế dược chất phóng xạ Fluorodeoxyglucosse (18F-FDG)” cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ môi trường của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường:
- Đảm bảo xử lý toàn bộ nước thải phát sinh được thu gom và giao cho đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý
- Đảm bảo an toàn bức xạ trong y tế theo Thông tư số 13/2014/TTLT-BKHCN- BYT
- Đảm bảo an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng theo Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN
- Đảm bảo việc quản lý chất thải rắn phải được thu gom, lưu chứa đúng quy định và hợp đồng với đơn vị đủ chức năng thu gom vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật
- Xây dựng hệ thống xử lý khí thải đạt chuẩn; Áp dụng các quy định tại Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử, quy định hiện hành của pháp luật về an toàn bức xạ, năng lượng nguyên tử Đảm bảo môi trường không khí sản xuất đạt tiêu chuẩn quy định theo Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN; Đảm bảo không phát sinh các thông số ô nhiễm quy định tại QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
71 đối với bụi và các chất vô cơ và QCVN 20:2009 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ
- Đảm bảo tiếng ồn trong và ngoài khu vực dự án nằm trong giới hạn cho phép theo quy định tại QCVN 26:2010/BTNMT và QCVN 24/2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Mức tiếp xúc tiếng ồn cho phép tại nơi làm việc
- Cam kết thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Công tác quan trắc giám sát môi trường được thực hiện bởi đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập có chức năng quan trắc, giám sát môi trường và phải có sự giám sát của đơn vị quản lý có chức năng
- Cam kết thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung trong giấy phép môi trường được phê duyệt
Trong quá trình hoạt động, Chủ Dự án luôn đảm bảo không để xảy ra các sự cố gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến môi trường và con người tại khu vực Chủ
Dự án cũng cam kết sẽ đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do quá trình triển khai Dự án
PHỤ LỤC I.1 MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN PHỤ LỤC I.2 PHIẾU KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
PHỤ LỤC I.3 BẢN SAO CÁC HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI
PHỤ LỤC I.4 DANH MỤC MSDS CÁC HÓA CHẤT CỦA DỰ ÁN
PHỤ LỤC I.5 SƠ ĐỒ VỊ TRÍ LẤY MẪU KHÍ THẢI TẠI DỰ ÁN
MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
1 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần y học Rạng Đông số 0101093321 đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 15/3/2018
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0101093321-005 đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 05/9/2022 của Công ty Cổ phần y học Rạng Đông – Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh
3 Hợp đồng hợp tác khoa học số 15/2017/HĐHTKHKT
4 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
5 Giấy phép tiến hành công việc bức xạ
6 Kết quả kiểm xạ tại cơ sở
Quyết định 752/QĐ-BTNMT ngày 15/4/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng cơ sở sản xuất, điều chế dược chất phóng xạ Fluorodeoxyglucose
( 18 F-FDG) tại Thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định số 467/QĐ-ATBXHN ngày 30/9/2019 của của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân về việc phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ của Công ty Cổ phần Y học Rạng Đông chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
9 Quyết định số 3387/QĐ-XPVPHC ngày 17/9/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vảo vệ môi trường
PHIẾU KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG
BẢN SAO CÁC HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI
Hợp đồng thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường giữa
Công ty Cổ phần Y học Rạng Đông chi nhánh tại TP.HCM và Công ty TNHH XNK môi trường Á Châu
Hợp đồng Kinh tế về việc thu gom, vận chuyển xử lý CTNH số 5105/HĐ.MTĐT-NH/22.4.VX giữa Công ty Cổ phần Y học Rạng Đông và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM
3 Hợp hút bể tự hoại giữa Công ty Cổ phần Y học Rạng Đông và Công ty TNHH xử lý chất thải khu vực phía Nam
DANH MỤC MSDS CỦA DỰ ÁN
SƠ ĐỒ VỊ TRÍ LẤY MẪU KHÍ THẢI TẠI DỰ ÁN