Nhiên liệu, hóa chất: Nhiên liệu, hóa chất sử dụng hiện nay tại Nhà máy là dầu DO dùng cho máy phát điện dự phòng; khí NH3 dùng trong cấp đông và một số hóa chất sử dụng cho hệ thống xử
Tên chủ Cơ sở
CÔNG TY TNHH MTV THỰC PHẨM VĨNH PHƯỚC
- Địa chỉ: ấp An Phú, xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
- Người đại diện theo pháp luật của chủ Cơ sở: (Bà) Lê Thị Sáu
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: 8336613705 (chứng nhận lần đầu ngày
02 tháng 07 năm 2019, chứng nhận thay đổi lần thứ 01 ngày 29 tháng 09 năm 2020).
Tên Cơ sở
XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN ĐÔNG LẠNH
2.1 Địa điểm thực hiện Cơ sở : xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
2.2 Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại Giấy phép có liên quan đến môi trường của Cơ sở
- Cơ sở được đầu tư trong khuôn viên Cụm công nghiệp Cái Tàu Hạ - An Nhơn, với tổng diện tích đất xây dựng Cơ sở là 63.543 m 2 (thuộc thửa đất số 372 có tổng diện tích là 84.562,7 m 2 đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CP 832542 ngày 04/09/2018 cho Công ty TNHH MTV Thực phẩm Vĩnh Phước
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường số 2093/QĐ – BTNMT ngày 27/10/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Xí nghiệp chế biến thủy hải sản đông lạnh”
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Cơ sở nhóm A.
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của Cơ sở
3.1 Công suất của Cơ sở:
Công suất của Cơ sở được tính cho 302 ngày sản xuất/năm:
- Sản phẩm Cá fillet đông lạnh: 111.740 tấn nguyên liệu/năm tương đương 44.696 tấn sản phẩm/năm
- Phụ phẩm cá thu hồi (đầu, ruột, vây, xương, phế phẩm, ): 222 tấn phụ phẩm/ngày (tương đương 67.044 tấn/năm)
3.2 Công nghệ sản xuất của Cơ sở:
Công nghệ sản xuất cá fillet đông lạnh
Quy trình công nghệ sản xuất cá fillet của nhà máy được trình bày qua sơ đồ sau:
Hình 1 1 Quy trình chế biến cá fillet đông lạnh
Lạng da Phân cỡ, phân màu, cân
Mùi, cá nguyên liệu không đạt chất lượng
Mùi, máu cá, nhớt cá
Phụ phẩm thừa: đầu, xương, vây,…
Chất thải rắn: da cá
Cấp đông, tách khuôn Đóng gói và bảo quản
Cá tra, cá basa nguyên con
Thuyết minh quy trình chế biến cá fillet đông lạnh được trình bày như sau:
Bảng 1 1 Quy trình chế biến cá fillet đông lạnh
Công đoạn Thuyết minh quy trình
Cá sống được vận chuyển từ khu vực khai thác đến Nhà máy bằng ghe đục để cho cá còn sống Từ bến cá KCS sẽ tiến hành cân, phân loại, kiểm tra dịch bệnh Yêu cầu cá còn sống, chất lượng tươi tốt, không bệnh, không khuyết tật có trọng lượng 500 – 1.000 gr/con, có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của người cung cấp Cá không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ và trả lại cho nguồn cung cấp Cá nguyên liệu đạt yêu cầu sẽ được cho vào thùng nhựa chuyên dùng và chuyển vào nhà xưởng bằng cầu cảng
Cá được cân để xác định khối lượng trước khi cắt tiết Sau đó, công nhân sẽ làm chết cá bằng cách cắt hầu nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho các công đoạn sau Máu cá được lấy ra khỏi thân cá nhằm làm cho thịt cá trắng hơn
- Cá sau khi cắt tiết sẽ được ngâm đá và rửa bằng nước sạch có pha Clorine nồng độ 50 ppm cho hết máu và mùi tanh
- Thể tích nước dùng để rửa sạch cá dao động từ 1.000 – 1.200 lít Khoảng
400 – 500 kg cá được rửa sạch thì sẽ thay nước Thời gian ngâm cá từ 30 – 40 phút
Công đoạn fillet là công đoạn công nhân sẽ dùng dao chuyên dùng để fillet cá: Tách thịt 2 bên than cá, bỏ đầu, bỏ nội tạng, dưới vòi nước chảy liên tục, thao tác phải đúng kỹ thuật và tránh vỡ nội tạng, không để sót thịt trong xương Công đoạn này yêu cầu sự khéo léo của người công nhân Fillet phải tránh phạm thịt và đứt xương, miếng fillet phải nhẵn, phẳng,
Do đó, mỗi công nhân được quy định số lượng cho 1 lần lên bàn fillet là
25 kg, fillet hết mới lấy tiếp
Các miếng fillet được cho vào máy rửa, nhiệt độ nước rửa < 20oC, rửa sạch máu, nhớt và tạp chất còn dính trên miếng fillet Thời gian rửa 20-40 giây, và chuyển sang máy lạng da
- Cá sau khi fillet được lạng da bằng thiết bị lạng da chuyên dùng Tùy theo kích cỡ của cá mà điều chỉnh lưỡi dao cho phù hợp Sau đó, cá sẽ được cân để lấy định mức cho công đoạn định hình Trung bình cân 5kg cá cho một rổ hoặc tùy theo quy định của ban điều hành sản xuất
- Cá fillet được lạng bỏ hết da Phần thịt cá được ướp lạnh bằng đá vảy trong quá trình lạng da để đảm bảo độ tươi ngon cho thành phẩm
Công đoạn định hình là công đoạn dùng dao để gạn bỏ phần thịt đỏ, mỡ, da, xương còn sót lại Sau đó, bán thành phẩm sẽ được ướp đá để giữ nhiệt độ ở khoảng nhỏ hơn 5 0 C Bán thành phẩm còn lại sau công đoạn định hình khoảng 2,0 – 2,5 kg/rổ 3kg
Công đoạn Thuyết minh quy trình
Phân cỡ, phân màu, cân
Sau công đoạn định hình, bán thành phẩm được rửa lần thứ 3 Nước sạch sẽ được cho vào thau và làm lạnh đến nhiệt độ nhỏ hơn 10 0 C bằng đá Cá được cho vào ngâm, sau đó vớt ra chuyển qua công đoạn tiếp theo
- Phân cỡ: Cỡ cá được tính bằng số gram/miếng Cá được phân ra theo các cỡ sau: 60-120, 120-170, 170-220, 220-UP
- Phân màu: cá được phân thành 8 màu: trắng đục, trắng hồng, trắng chanh, hồng, vàng nhạt, hồng đậm, vàng đậm, vàng nghệ
Bán thành phẩm trên bàn phân cỡ, phân màu phải được lấp đá duy trì ở nhiệt độ nhỏ hơn 12 0 C
- Cân : trọng lượng theo yêu cầu khách hàng Đúng theo từng cỡ, loại
- Cá được cân theo từng cỡ, loại trọng lượng theo yêu cầu khách hàng
Cá bán thành phẩm sau khi rửa sạch sẽ được đem qua soi ký sinh trùng Bán thành phẩm sẽ được đổ lên bàn, phía trên bàn có hệ thống đèn Công nhân có kinh nghiệm sẽ tiến hành soi ký sinh trùng Trong một số trường hợp có thể soi ký sinh trùng bằng kính lúp
Sau khi kiểm tra soi ký sinh trùng xong, miếng fillet được phân cỡ sơ bộ cho vào rổ và chuyển qua máy rửa, nhiệt độ nước rửa < 10oC Thời gian rửa từ 30 - 50 giây
Bảng 1 2 Quy trình chế biến cá fillet đông lạnh (tiếp theo)
Công đoạn Thuyết minh quy trình
Cấp đông, tách khuôn, mạ băng
Công đoạn xếp khuôn cá fillet gồm hai dạng: xếp khuôn cho quá trình đông các sản phẩm dạng Block và xếp sản phẩm rời lên dây chuyền cấp đông cho quá trình đông IQF
Nguyên liệu sau khi xếp khuôn được đưa vào cấp đông trong các tủ cấp đông Thời gian cấp đông phụ thuộc vào loại, kích cỡ sản phẩm, công suất máy,… Tủ được vệ sinh trước khi cấp đông để đảm bảo an toàn vệ sinh cho sản phẩm Với sản phẩm đông Block sẽ được cấp đông ở nhiệt độ -
40 o C đến - 45 o C, đông IQF ở t o = - 35 o C Thời gian cấp đông khoảng 4 giờ
Quá trình tách khuôn được tiến hành khi quá trình cấp đông kết thúc Việc tách khuôn phải nhẹ nhàng không làm vỡ sản phẩm và đảm bảo vệ sinh nghiêm ngặt Tách khuôn trong nước lạnh có pha chlorine 5 ppm Đối với sản phẩm đông dạng Block: úp ngược khuôn cá và gõ nhẹ xuống mặt bàn để tách block cá ra khỏi khuôn, không mạ băng Đối với sản phẩm đông IQF: nhận sản phẩm ở đầu ra băng chuyền bằng rổ Sau đó, được chuyển qua băng chuyền mạ băng Khi mạ băng, sản phẩm
Công đoạn Thuyết minh quy trình
Bảo quản được xốc đều để tạo lớp băng đều và đẹp Nhiệt độ nước mạ băng nhỏ hơn
3 o C và thời gian mạ băng không quá 3 giây Đóng gói và bảo quản: Thành phẩm sau khi mạ băng xong sẽ được bao gói theo hai dạng đông block hoặc IQF:
- Đông IQF: cho vào túi PE hoặc PA, hút chân không để không còn không khí bên trong túi rồi tiến hành hàn kín miệng lại Sản phẩm được cho vào thùng carton để tiện lợi cho việc bốc xếp và vận chuyển;
- Đông block: Mỗi block cho vào thùng carton sau đó niềng dây
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của Cơ sở
4.1 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của Cơ sở
Nguyên liệu chính cho dây chuyền sản xuất cá đông lạnh là cá tra và cá basa được thu mua từ vùng nuôi Vĩnh Hoàn và các vùng nuôi lân cận đồng bằng sông Cửu Long, với khối lượng nguyên liệu sử dụng hiện tại khoảng 80 - 120 tấn/ngày Cá được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất được kiểm tra đảm bảo đạt chất lượng và trọng lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu của Nhà máy trước khi tiếp nhận nguyên liệu
Ngoài ra, nguyên vật liệu sử dụng cho nhà máy còn có bao PE, thùng carton để đóng gói thành phẩm
Nhiên liệu, hóa chất: Nhiên liệu, hóa chất sử dụng hiện nay tại Nhà máy là dầu DO dùng cho máy phát điện dự phòng; khí NH3 dùng trong cấp đông và một số hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải, nước cấp
Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên, vật liệu, hóa chất của nhà máy:
Bảng 1 3Nhu cầu sử dụng nguyên liệu nhiên, vật liệu, hóa chất chính của Nhà máy
Stt Nguyên, nhiên liệu, hóa chất
Cơ sở nâng công suất
A Sử dụng trong quá trình sản xuất cá fillet đông lạnh
Vùng nuôi Vĩnh Hoàn và các vùng nuôi lân cận
5 Chất tẩy rửa 4.200 4.200 Việt Nam
Stt Nguyên, nhiên liệu, hóa chất
Cơ sở nâng công suất
6 NH3 nạp vào hệ thống cấp đông cho kho lạnh* 80 kg/tháng 200 kg/tháng Việt Nam
Dầu DO (chỉ sử dụng trong trường hợp có xảy ra sự cố cúp điện)
91 lít/giờ 91 lít/giờ Việt Nam
B Sử dụng cho HTXL nước cấp, nước thải
EnviClean- 4AC 40 kg/tháng 100 kg/tháng Việt Nam
( Nguồn: Công ty TNHH MTV Thực phẩm Vĩnh Phước, 2022)
Ghi chú: (*) NH 3 được lưu chứa trong các bom 60 kg và được vận chuyển bằng xe chuyên dụng đến Nhà máy và được lưu trữ tại phòng máy của nhà xưởng
Dầu DO được lưu chứa tại kho nhiên liệu bên cạnh nhà phát điện của nhà máy, bao gồm 2 bồn chứa dầu dung tích 30 m 3 /bồn
4.2 Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện
Nguồn cung cấp điện: Điện cung cấp cho nhà máy được lấy từ nguồn điện lưới quốc gia do điện lực Đồng Tháp quản lý và cung cấp, ngoài ra công ty còn trang bị 04 máy phát điện dự phòng chạy dầu DO có công suất 1100 KVA để dự phòng trường hợp cúp điện
Nguồn điện sử dụng cho máy móc thiết bị sản xuất hoạt động được cung cấp từ 02 máy biến thế có công suất 3.000 KVA/máy, trạm biến áp của Xí nghiệp được thiết kế và đang sử dụng hiện tại có tính dự phòng và cho phát triển tăng công suất 30% sau này Ngoài ra 4 máy phát điện dự phòng sẽ tự khởi động chạy và chuyển nguồn cung cấp một cách tự động khi bị sự cố lưới điện quốc gia
Tổng nhu cầu điện năng cần thiết cho nhà máy hiện tại trung bình khoảng: 80.000
4.3 Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp nước a Nhu cầu sử dụng nước
Nguồn cung cấp nước được lấy từ hệ thống xử lý nước mặt của Công ty Nguồn nước cấp được khai thác từ nguồn nước mặt sông Dưa (nhánh sông Tiền) đoạn qua khu vực ấp
An Phú, xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp Nước mặt được khai thác bằng máy bơm điện, theo đường ống dẫn vào hệ thống xử lý đạt yêu cầu của từng mục đích sử
8 dụng (nước cấp sinh hoạt, sản xuất được lấy từ nước sau hệ thống xử lý; nước tưới cây được lấy trực tiếp từ bồn chứa nước sông chưa xử lý) và cung cấp cho nhu cầu sản xuất
Công trình đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cấp giấy phép khai thác nước mặt số 746/GP-UBND ngày 24/07/2019, với công suất khai thác 1.600 m 3 /ngày.đêm Đánh giá khả năng cung cấp nước cho hoạt động Cơ sở giai đoạn nâng công suất của Trạm xử lý nước cấp
Trạm xử lý nước sông của nhà máy có công suất thiết kế là 3.000 m 3 /ngày đêm (bao gồm 4 đơn nguyên lọc áp lực), công suất hoạt động hiện hữu của Trạm là 1.500m 3 /ngày đêm (đang hoạt động với 2 đơn nguyên lọc áp lực)
Theo bảng thống kê, tính toán tổng như cầu sử dụng nước tối đa của Cơ sở và cấp cho
Xí nghiệp chế biến bột cá, mỡ cá và Xí nghiệp tinh luyện dầu cá là 2.985,27 m 3 /ngày đêm
Do đó, công suất của trạm xử lý nước cấp hiện hữu của Công ty đảm bảo đáp ứng được vấn đề xử lý và cung cấp nguồn nước cấp cho hoạt động của Cơ sở nâng công suất và Xí nghiệp chế biến bột cá, mỡ cá
Công ty cam kết sẽ lập hồ sơ điều chỉnh Giấy phép khai thác nước mặt khi tổng nhu cầu sử dụng nước của Công ty vượt mức giới hạn cho phép của giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 746/GP-UBND ngày 24/07/2019 của UBND tỉnh Đồng Tháp Đồng thời nâng công suất vận hành Trạm xử lý nước cấp để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của Cơ sở giai đoạn nâng công suất
Hình 1 2 Sơ đồ xử lý nước cấp Thuyết minh công nghệ xử lý
Nước sông được bơm qua bể keo tụ tạo bông tại đây hóa chất PAC được châm thêm và khuấy đều để hỗ trợ quá trình lắng Tại bể lắng các chất rắn lơ lửng được loại bỏ tại đây, bùn bể lắng được định kỳ bơm về hệ thống xử lý nước thải Sau bể lắng nước được bơm chuyển sang bể trung chuyển chuẩn bị cấp nước cho bồn lọc áp lực (bao gồm bồn lọc thô và
Bể lắng Bồn lọc áp lực
Bể keo tụ, tạo bông
Bể chứa bùn của HTXLNT Bể trung chuyển
Trạm bơm PAC nước sông
9 bồn lọc tinh) Cuối cùng nước được khử trùng bằng Chlorine, dẫn vào bể chứa nước sau xử lý và phân phối đi sử dụng cho các hoạt động của Nhà máy
Nước sau khi qua bể lọc cát áp lực hầu hết các chỉ tiêu TDS và sắt tổng giảm đáng kể từ 60% - 70% Sau đó, nước sông sẽ được đi qua bể lọc than hoạt tính để khử mùi và một số kim loại nặng dạng vết Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt, cụ thể: pH = 6,5 – 8,5; Fe 0,3 mg/l được đưa vào đường cấp nội bộ, đường kớnh ống ỉ90 – ỉ140 bằng ống nhựa PVC, dẫn vào nhà máy để đưa vào phục vụ sản xuất và sinh hoạt tại nhà máy Công nghệ xử lý nước cấp (nước mặt) tại Công ty đảm bảo xử lý đạt quy chuẩn trước khi cấp cho sản xuất và sinh hoạt Thành phần kim loại nặng trong nước cấp nếu có sau xử lý sẽ được giám sát đạt Quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT Chất lượng nước sạch sinh hoạt
Các thông tin khác liên quan đến Cơ sở
Vị trí địa lý của Cơ sở
Cơ sở được thực hiện tại Xí nghiệp chế biến thủy hải sản đông lạnh được xây dựng trên diện tích nhận chuyển nhượng đất và tài sản gắn liền từ Công ty Cổ phần Thuỷ hải sản An Phú tại xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, vị trí xây dựng nằm cách trung tâm thành phố Sa Đéc 18km
Tổng diện tích đất thực hiện Cơ sở là 63.543 m 2
Cơ sở có tứ cận tiếp giáp như sau:
- Phía Đông: Giáp khu đất bố trí xây dựng xí nghiệp chế biến bột cá, mỡ cá với công suất 38.000 tấn thành phẩm/năm và Xí nghiệp tinh luyện dầu cá của Công ty TNHH MTV Thực phẩm Vĩnh Phước
- Phía Tây giáp nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản của Công ty Guyomarc'H Đồng Tháp
- Phía Nam giáp đường nội bộ kết nối Quốc lộ 80 của Cụm công nghiệp Cái Tàu
- Phía Bắc giáp sông Dưa (nhánh sông Tiền)
Vị trí Cơ sở được thể hiện rõ trong tại Hình bên dưới
Hình 1 3 Vị trí Cơ sở
Xí nghiệp chế biến Thuỷ hải sản đông lạnh ban đầu là Nhà máy chế biến thuỷ hải sản
An Phú do Công ty Cổ phần thuỷ hải sản An Phú làm Chủ đầu tư Công ty Cổ phần thuỷ hải
12 sản An Phú chuyển nhượng Cơ sở Nhà máy chế biến thuỷ hải sản An Phú cho Công ty TNHH MTV Thực phẩm Vĩnh Phước (đã được UBND tỉnh Đồng Tháp chấp thuận chủ trương chuyển nhượng Cơ sở tại Công văn số 388/UBND-KTN ngày 28 tháng 09 năm
Hiện nay, Công ty TNHH MTV Thực phẩm Vĩnh Phước nhận thấy nhu cầu thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng đông lạnh từ cá tra, cá basa là rất lớn Bên cạnh đó, ở thị trường nội địa đang ngày càng có nhiều tín hiệu lạc quan, tiêu thụ cá tra, cá basa đang tăng lại các tỉnh miền Bắc do giá cả phù hợp mọi tầng lớp và phẩm chất thịt lại ngon, được chế biến đa dạng, với nhiều mẫu mã ngon, đẹp lạ mắt Đồng thời ngay từ ban đầu, trước khi tiến hành xây dựng nhà máy, Công ty cũng đã chuẩn bị dự phòng cho trường hợp tăng công suất và mở rộng nhà máy nên mặt bằng nhà xưởng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của nhà máy hiện nay đã đáp ứng được việc lắp đặt bổ sung, nâng cấp máy móc thiết bị để nâng công suất sản xuất
Do đó, Công ty TNHH MTV Thực phẩm Vĩnh Phước đã quyết định đầu tư Cơ sở “ Nâng công suất xí nghiệp chế biến thủy hải sản đông lạnh từ 36.240 tấn sản phẩm/năm lên 44.696 tấn sản phẩm/năm” Cơ sở đã được Bộ Tài Nguyên và Môi trường phê duyệt phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Cơ sở “Xí nghiệp chế biến thủy hải sản đông lạnh” ngày 27/10/2021
Các nội dung được phê duyệt trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm:
- 01 hệ thống thu gom, thoát nước mưa
- 01 hệ thống thu gom, thoát nước thải
- 01 trạm xử lý nước thải công suất 2.900m 3 /ngày đêm
- 01 hồ sự cố nước thải có dung tích 5.847m 3
- 01 kho chứa chất thải nguy hại có diện tích 20 m 2 (sử dụng chung cho xí nghệp bột cá,mỡ cá và xí nghiệp tinh luyện dầu cá)
- 01 kho chứa chất thải rắn tái chế có diện tích 60 m 2 (sử dụng chung cho xí nghệp bột cá,mỡ cá và xí nghiệp tinh luyện dầu cá)
- 01 kho chứa chất thải rắn sinh hoạt có diện tích 50 m 2 (sử dụng chung cho xí nghệp bột cá,mỡ cá và xí nghiệp tinh luyện dầu cá)
- 01 silo lưu chứa bùn thải sau ép (sức chứa 15 tấn bùn sau ép)
Các hạng mục công trình của Cơ sở
Bảng 1 5Các hạng mục công trình của Nhà máy hiện hữu và sau khi nâng công suất
STT Hạng mục Đơn vị
Cơ sở hiện hữu Cơ sở nâng công suất
Giữ nguyên nhà xưởng cũ, chỉ quy hoạch, bố trí lại thiết bị và bổ sung máy móc thiết bị sản xuất trong xưởng chế biến cá đông lạnh
2 Kho lạnh hiện hữu m 2 4.827 7,60 4.827 7,60 Giữ nguyên kho lạnh cũ và Đầu tư mới thêm
01 hệ thống kho lạnh công suất 5.000 tấn ở khu đất dự phòng mở rộng của Cơ sở
4 Kho lạnh mới 10.000 tấn m 2 - - 6.728 10,59 Đầu tư mới thêm 01 hệ thống kho lạnh công suất 10.000 tấn ở vị trí kho bao bì hiện hữu và khu đất trống bên cạnh kho bao bì hiện hữu
II Hạng mục phụ trợ
5 KV phòng vận hành máy cho kho lạnh mới m 2 - - 519 0,82
Xây dựng phòng vận hành máy có sàn dàn ngưng trên, cầu đi ống từ phòng máy sang kho lạnh mới
6 Nhà văn phòng m 2 907,62 1,43 907,62 1,43 Giữ nguyên
3.765,44 5,93 - - Dỡ bỏ khu vực nhà ở cho công nhân và nhân viên
9 Kho bao bì m 2 1.800 2,83 1.584 2,49 Dời kho bao bì sang vị trí nhà xe công nhân hiện hữu, để xây mới kho lạnh 10.000 tấn
10 Nhà phát điện kho nhiên liệu m 2 700 1,10 700 1,10 Giữ nguyên
STT Hạng mục Đơn vị
Cơ sở hiện hữu Cơ sở nâng công suất
11 Xưởng sửa chữa và kho hóa chất m 2 480 0,76 480 0,76 Giữ nguyên
12 Nhà giặt công nghiệp m 2 480 0,76 480 0,76 Giữ nguyên
13 Văn phòng tiếp khách m 2 285,76 0,45 285,76 0,45 Giữ nguyên
14 Hội trường nhà ăn, nhà khách m 2 627,8 0,99 627,8 0,99 Giữ nguyên
15 Cầu cảng và khu tiếp nguyên liệu m 2 108 0,17 108 0,17 Giữ nguyên
Cải tạo thành nhà kho bao bì
Sử dụng tầng hầm của kho lạnh 10.000 tấn làm nhà để xe cho công nhân
18 Nhà xe tải m 2 409 0,64 - - Dỡ bỏ
19 Nhà xe nhân viên văn phòng m 2 457 0,72 457 0,72 Giữ nguyên
20 Trạm xử lý nước cấp m 2 576 0,91 576 0,91 Giữ nguyên
III Hạng mục công trình bảo vệ môi trường
21 Kho chất thải rắn thải sinh hoạt m 2 130 0,20 130 0,20 Giữ nguyên
22 Kho chất thải rắn tái chế m 2 50 0,08 50 0,08 Giữ nguyên
24 Hệ thống xử lý nước thải công suất 1.500 m 3 /ngày đêm m 2 20 0,03 20 0,03 Cải tạo, nâng cấp cho hệ thống xử lý nước thải từ 02 module trạm XLNT có công suất
STT Hạng mục Đơn vị
Cơ sở hiện hữu Cơ sở nâng công suất
25 Hệ thống xử lý nước thải công suất 1.400 m 3 /ngày đêm m 2 900 1,42 900 1,42
1.500 m 3 /ngày đêm và trạm XLNT công suất 1.400 m 3 /ngày đêm hiện hữu thành HTXLNT tập trung công suất 2.900 m 3 /ngày đêm
Xây dựng công trình hồ sự cố thể tích lưu chứa 5.847m 3 (kích thước 47,35 x 13 x 9,5m)
IV Hạng mục cây xanh, sân đường
27 KV trồng cây xanh, đất trống dự trữ m 2 17.465,38 27,49 12.710 20,00 Bố trí diện tích đường giao thông nội bộ và diện tích trồng cây xanh đảm bảo mật độ xây dựng công trình
Nguồn: Công ty TNHH MTV Thực phẩm Vĩnh Phước, 2022
Hình 1 4 Sơ đồ mặt bằng tổng thể của Cơ sở
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Xí nghiệp chế biến thủy hải sản đông lạnh” được phê duyệt tại Quyết định số 2093/QĐ – BTNMT ngày 27/10/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hoàn toàn phù hợp với Chiến lược Môi trường Quốc gia, Quy hoạch quản lý và bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Tháp Công tác đánh giá khả năng chịu tải của Môi trường đã được thực hiện trong báo cáo vào tháng 10 năm 2021 đến nay hiện trạng môi trường không thay đổi
Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1 Thu gom, thoát nước mưa:
Nước mưa chảy tràn từ khu vực văn phòng, nhà xưởng, đường giao thông nội bộ được xem như không bị nhiễm bẩn, được thu gom theo hệ thống mương thu gom nước mưa bố trí dọc theo hai bên các đường nội bộ trong khu vực Cơ sở và thu trực tiếp vào các hố ga qua các song chắn rác, chảy vào hệ thống đường cống thoát nước BCCT ϕ300 và 𝜙400 bố trí dọc hai bên các đường nội bộ xung quanh Cơ sở, thu gom về 02 hệ thống cống BCCT 𝜙 600 và thoát trực tiếp ra Sông Dưa qua 2 cửa xả Tọa độ vị trí cửa xả nước mưa (hệ VN2000, kinh tuyến trục 105 o , múi chiếu 3 o ) là:
+ Nước mưa chảy tràn tại khu vực xung quanh nhà xưởng, các khu nhà phụ trợ được thu gom trực tiếp về các hố ga D1500 x 1500 mm và chảy qua hệ thống thu gom thoát nước cống BTCT 𝟇300 và BTCT 𝟇400 chảy về hố ga thu gom và theo cống thoát nước BTCT 𝟇600 dẫn xả ra sông Dưa qua 02 miệng xả nước mưa
+ Nước mưa chảy tràn khu vực cây xanh khu nhà văn phòng, hội trường được thu gom vào hố ga được kết nối với đường ống PVC D200 để dẫn về hệ thống thoát nước mưa cống BTCT 𝟇300 và BTCT 𝟇400 bố trí hai bên đường nội bộ trong khu vực
Cơ sở và dẫn chảy về hố ga thu gom và theo cống thoát nước BTCT 𝟇600 dẫn xả ra sông Dưa qua miệng xả nước mưa số 01
+ Nước mưa chảy tràn khu vực đất trống được thu vào rãnh thu nước xung quanh khuôn viên Cơ sở kích thước 400 x 400 mm sau đó dẫn về các hố ga D1500 x 1500 mm và chảy qua hệ thống thu gom thoát nước cống BTCT 𝟇300 và BTCT 𝟇400 chảy về hố ga thu gom và theo cống thoát nước BTCT 𝟇600 dẫn xả ra sông Dưa qua miệng xả nước mưa số 02
Hình 3 1 Hệ thống thu gom và xả nước mưa của Cơ sở
Hình 3 2 Hệ thống thu gom nước mưa của Cơ sở
Quy trình xử lý nước mưa chảy tràn:
Hình 3 3 Sơ đồ quy trình xử lý nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn sau khi được thu gom về mương thu nước sẽ được cho qua song chắn rác để loại bỏ và thu gom các loại rác thải kích cỡ lớn, sau đó nước mưa được dẫn vào hố ga để lắng loại bỏ các chất lơ lửng, tại hố ga định kỳ sẽ được nạo vét để thu gom bùn Nước sau khi qua hố ga sẽ được thải vào nguồn tiếp nhận là sông Dưa Rác thải và bùn thải được thu gom vào kho chứa và chuyển giao, vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của Cơ sở có khả năng làm nước mưa bị ô nhiễm, do đó cần chú trọng các lưu ý sau để hạn chế ô nhiễm nước mưa:
- Không để nguyên liệu và sản phẩm rơi vãi ở những khu vực không có mái che
- Thường xuyên vệ sinh khu tiếp nhận nguyên liệu cũng như đường giao thông trong khu vực Cơ sở
Bảng 3 1 Các thông số của hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Cơ sở
STT Hệ thống thu gom nước mưa Chiều dài (m)
Bảng 3 2 Hố ga thoát nước mưa của Cơ sở
STT Quy cách Số lượng (Hố)
Mương thu nước Nước mưa chảy tràn
Bảng 3 3 Các khu vực và tọa độ các điểm thoát nước mưa của Cơ sở
Nguồn tiếp nhận nước mưa
Kích thước cống Độ dốc (%)
Chiều dài đoạn cuối cống thoát (m)
1 Điểm thoát thứ 1 Sông Dưa Khu vực đất trống
2 Điểm thoát thứ 2 Sông Dưa Sau HTXLNT 1135353 594446 D600 2 33
1.2 Thu gom, thoát nước thải:
Lượng nước xả thải của Công ty bao gồm: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước mưa chảy tràn
Lưu lượng xả nước thải trung bình: 1.200 m 3 /ngày.đêm
Tổng lượng nước xả thải lớn nhất của Công ty là 2.900 m 3 /ngày đêm
Bên cạnh đó, do hệ thống xử lý nước thải của Công ty đầu tư với công suất lớn, nên công ty có tiếp nhận thêm nguồn nước từ Xí nghiệp tinh luyện dầu cá và Xí nghiệp chế biến bột cá, mỡ cá
Hệ thống thu gom nước thải của Cơ sở cụ thể như sau:
- Nước thải từ nhà vệ sinh khu vực nhà xưởng được xử lý sơ bộ qua hầm tự hoại và dẫn về hố ga BTCT D600 x 600 kết nối đường ống thoát nước PVC D200 dẫn chảy về hố ga D600 x 600 mm, được bơm chuyển nước thải qua đường ống PVC D90 về hố gom nước thải D1400 x 3000mm và được bơm về mương thu nước thải chiều rộng 450 mm qua đường ống PVC D90, sau đó theo mương thu nước thải dẫn về bể gom của hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy
- Nước thải từ nhà vệ sinh căn tin được xử lý sơ bộ qua hầm tự hoại dẫn về hố ga D960 x 900 mm sau đó dẫn về hố gom nước thải tập trung của khu vực căn tin bằng đường ống PVC D90 và nước thải phát sinh từ khu căn tin được thu gom về hố ga dẫn về hố ga chứa nước thải tập trung của khu vực căn tin Sau đó nước thải được bơm về mương thu nước thải chiều rộng 450 mm qua đường ống PVC D90, và theo mương thu nước thải dẫn về bể gom của hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy
- Nước thải nhà vệ sinh từ khu văn phòng được thu gom bằng ống PVC D60 và xử lý sơ bộ qua hầm tự hoại sau đó được dẫn về hố ga D600 x 600 mm và bơm chuyền nước thải về hố ga chứa nước thải tập trung khu vực căn tin bằng đường ống PVC D60 Sau đó nước thải được bơm về mương thu nước thải chiều rộng
450 mm qua đường ống PVC D90, và theo mương thu nước thải dẫn về bể gom của hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy
- Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của xưởng chế biến được thu gom bằng hệ thống mương hở được bố trí xung quanh các khu vực chế biến và sau đó dẫn về mương hở thu nước thải sản xuất dọc theo 02 line 02 bên nhà xưởng gồm:
- Line 1: Thu về mương hở có kích thước rộng 240 mm và sâu từ 70 mm đến 120 mm, sau đó được dẫn ra hệ thống hố ga thoát nước bên ngoài nhà xưởng kích thước D1000 x 2000 mm thông qua mương thu nước thải chiều rộng 450 mm, cuối cùng được chảy về hố gom của hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy
- Line 2: Thu về mương hở có kích thước rộng 300 mm và sâu từ 80 mm đến 150 mm, dẫn chảy từ đầu khu vực cấp đông chảy thẳng tới cuối xưởng, sau đó được dẫn ra hệ mương thu nước thải ngoài xưởng chiều rộng 450 mm, và theo mương thu nước thải dẫn về bể gom của hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy
- Nước thải phát sinh từ khu tiếp nguyên liệu được thu gom về các mương hở bố trí xung quanh khu vực có kích thước rộng 700mm, 300mm, 240 mm và sâu 700 mm, sau đó được dẫn về hố ga thoát nước D900 x 900 mm và kết nối với mương thu nước thải chiều rộng 450 mm, và theo mương thu nước thải về bể gom của hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy
- Nước thải phát sinh từ khu nhà giặt được thu gom bằng đường ống PVC D114 về hố ga D900 x 900, sau đó được bơm chuyển nước thải về hố gom thu nước của trạm xử lý nước thải tập trung qua đường ống PVC D60
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh khu vực bố trí kho lạnh mới sẽ được thu gom xử lý sơ bộ qua hầm tự hoại sau đó dẫn về hệ thống hố ga D1000 x 1000 mm kết nối với cống BTCT D250 thoát nước về hố ga D1000 x 2000 mm và dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt chuẩn trước khi xả ra môi trường
Hình 3 4 Hệ thống thu gom nước thải của Cơ sở
Sơ đồ và mô tả hệ thống cống dẫn nước thải sau xử lý ra đến nguồn nước tiếp nhận
Hình 3 5 Sơ đồ mô tả hệ thống thoát nước thải
Hình 3 6 Vị trí xả nước thải của Cơ sở
Nguồn tiếp nhận (sông Dưa)
Nước thải từ các nhà vệ sinh đã qua bể tự hoại Nước thải từ sản xuất
Nước thải từ nhà máy chế biến bột cá, mỡ cá
Nước thải từ nhà máy tinh luyện dầu
Bảng 3 4 Các thông số của hệ thống thu gom nước thải của Cơ sở
STT Hệ thống thu gom nước thải Chiều dài (m)
1 Mương hở rộng 250mm, sâu 300mm 96
2 Mương hở rộng 250mm, sâu 300mm 512,9
3 Mương hở rộng 300mm, sâu 60mm 60
4 Mương hở rộng 240mm, sâu 70mm 60
5 Mương hở rộng 300mm, sâu 150mm 78
6 Mương hở rộng 240mm, sâu 120mm 78
7 Mương hở rộng 400mm, sâu 700 mm 30
8 Mương hở rộng 700mm, sâu 700 mm 35
Bảng 3 5 Thống kê các hố ga
STT Kích thước Số lượng
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên khoảng 600kg/ngày Thành phần chủ yếu gồm: vỏ trái cây, thứ c ăn dư thừa, giấy vụn, chai nhựa, nilon,
Biện pháp giảm thiểu tác động từ chất thải rắn
Biện pháp quản lý chung:
Hình 3 18 Sơ đồ thu gom rác thải sinh hoạt tại Cơ sở Giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt:
- Rác thải sinh hoạt được cho vào các thùng chứa chuyên dùng được đặt tập trung vào khu vực ăn uống và sinh hoạt của công nhân, khu vực sản xuất, khu vực văn phòng
- Bố trí thùng rác (có nắp đậy) hợp lý trong khuôn viên Cơ sở (30 thùng 60 lít bằng vật liệu nhựa Composite) tại các khu vực văn phòng, khu vực ăn uống sinh hoạt của công nhân
Chất thải rắn từ khu vực sản xuất và văn phòng Thùng chứa Khu vực lưu trữ Đơn vị thu gom xử lý
- Kho chứa chất thải rắn sinh hoạt: Có diện tích 50 m2, nền bê tông cốt thép chống thấm, tường gạch, mái tole, đảm bảo kín tránh mùi bay ra bên ngoài
Hình 3 19 Kho chất thải rắn sinh hoạt của Cơ sở
- Công ty hợp đồng vận chuyển với Công ty TNHH MTV Thiết kế Xây dựng Hùng Vĩ thu gom, vận chuyển và xử lý rác với thời gian thu gom định kỳ là 1 lần/ngày theo hợp đồng số 03/2023/HV-VP ngày 03/01/2023
- Chất thải rắn công nghiệp thông thường:
Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất và hoạt động của khu văn phòng khoảng
181 kg/ngày Thành phần chủ yếu gồm: các loại bao nilon, giấy vụn, găng tay nilon, găng tay cao su, các loại bao bì, thùng carton, thùng xốp hỏng Để giảm thiểu tác động từ nguồn chất thải này, chủ Cơ sở thực hiện các biện pháp sau:
- Bố trí thùng rác (có nắp đậy) hợp lý trong khuôn viên Cơ sở (20 thùng 60 lít bằng vật liệu nhựa Composite) tại các khu vực các phân xưởng và bộ phận sản xuất
- Hàng ngày được công nhân vệ sinh thu gom vào cuối ca sản xuất, tập kết về kho lưu trữ và chờ đơn vị thu gom đến thu gom và mang đi xử lý theo hợp đồng số 01/23/HĐKT/VP-TQ ngày 04/01/2023
- Xây dựng kho chứa CTR tái chế: Có diện tích 60 m 2 , bố trí ở cuối Cơ sở về phía Bắc nền bê tông cốt thép chống thấm, tường gạch, mái tole, đảm bảo kín tránh mùi bay ra bên ngoài Định kỳ hợp đồng với đơn vị đến thu gom và vận chuyển đi xử lý dưới dạng chất thải rắn công nghiệp thông thường và bán phế liệu đối với bao bì hư hỏng
Hình 3 20 Kho chất thải rắn công nghiệp của Cơ sở
- Công ty hợp đồng với Doanh nghiệp tư nhân nhựa tái sinh Tứ Quý thu gom vận chuyển CTR tái chế, Tần suất thu gom 1 lần/tháng:
Phụ phẩm phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy chủ yếu là các thành phần bị cắt bỏ của nguyên liệu cá trong công đoạn giết thịt và phi lê cá như đầu, ruột, vây, xương, phế phẩm đầu Đồng thời, quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng loại bỏ một số phế phẩm Số lượng phế phẩm hiện tại phát sinh tại nhà máy khoảng 66 tấn/ngày Theo định mức sản xuất tại nhà máy thì lượng phế phẩm phát sinh so với nguyên liệu là 1,8 Với công suất sau khi nâng cấp là khoảng 44.696 tấn sản phẩm/năm thì lượng phế phẩm phát sinh trong giai đoạn này khoảng 222 tấn/ngày
Lượng phụ phẩm cá phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy chế biến thuỷ hải sản đông lạnh sẽ được thu gom, vận chuyển hàng ngày giao qua Xí nghiệp chế biến bột cá, mỡ cá của Công ty TNHH MTV Thực phẩm Vĩnh Phước ngay bên cạnh Cơ sở để làm nguyên liệu sản xuất
Bùn thải phát sinh từ Hệ thống xử lý nước thải và Hệ thống xử lý nước cấp
Lượng bùn thải phát sinh từ hệ thống XLNT và hệ thống xử lý nước cấp hiện nay khoảng khoảng 5,3273 tấn/ngày
Công ty có lắp đặt thiết bị ép bùn, được xây dựng nền bê tông chống thấm, vách, mái che tôn tránh mưa nắng Công ty đã bố trí thiết bị Silo (có nắp đậy, sức chứa 15 tấn bùn sau ép) để lưu chứa và đóng bao Bùn sau ép Đồng thời sử dụng chế phẩm khử mùi để khử mùi bùn thải và hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển đem đi xử lý đúng quy định Công ty hợp đồng với Công ty TNHH Mai Thiên Thanh theo hợp đồng số 06/2022/MTT- CTRCNTT ngày 31/12/2022 thu gom vận chuyển và xử lý Tần suất thu gom 2 lần/tuần Định kỳ 1 năm/lần lấy mẫu phân tích định kỳ để phân định bùn thải và chuyển giao cho đơn vị chức năng xử lý đúng quy định.
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
- Nhà máy đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH có mã số QLCTNH: 87.000180.T ngày 22/07/2019 (cấp lần 5) (kèm theo Phụ lục I của báo cáo) Nhà máy đã ký hợp đồng với đơn vị được cấp phép để thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại là Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Trái Đất Xanh ( Giấy phép theo mã số QLCTNH: 5-6-7-8.084.VX) theo hợp đồng số 2666F/2023/HĐ-TĐX ngày 04/01/2023
Hiện tại lượng CTNH phát sinh thường xuyên của nhà máy được trình bày dưới bảng sau:
Bảng 3 10 Thống kê khối lượng và thành phần chất thải nguy hại phát sinh tại nhà máy
Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn)
Số lượng trung bình (kg/năm)
Phế liệu kim loại bị nhiễm các thành phần nguy hại (dính dầu, nhớt …)
2 Bóng đèn huỳnh quang thải Rắn 77 16 01 06
3 Dầu nhiên liệu và dầu diesel thải Lỏng 270 17 06 01
4 Các thiết bị, linh kiện điện tử thải Rắn 10 16 01 13
5 Bao bì cứng thải (bằng nhựa) Rắn 28 18 01 03
Giẻ lau, găng tay, vải lau nhiễm các thành phần nguy hại (dính dầu, nhớt …)
Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn)
Số lượng trung bình (kg/năm)
7 Bao bì cứng thải bằng kim loại Rắn 11 18 01 02
8 Pin, ắc quy chì thải Rắn 14 19 06 01
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Thực phẩm Vĩnh Phước, 2022)
Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh khoảng 39,33 kg/tháng Toàn bộ lượng chất thải nguy hại này sẽ được lưu trữ như sau:
- Cơ sở đã bố trí kho chứa chất thải nguy hại riêng biệt có diện tích 50m 2 (cách khu vực có khả năng xảy ra cháy nổ trên 10m) có mái che; tường bao, gờ cao bảo đảm không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn và có dán biển cảnh báo Bên trong bố trí 06 thùng chứa riêng biệt, có nắp đậy, dán nhãn rõ ràng và biển cảnh báo nguy hại
Hình 3 21 Kho CTNH của Cơ sở
- Bên trong kho chứa bố trí các thùng chứa riêng biệt, có nắp đậy, mã ký hiệu theo quy định chất thải nguy hại Đảm bảo tuân thủ quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và Thông tư số 36/2015/TT/BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
Chủ Cơ sở áp dụng những biện pháp giảm thiểu để đảm bảo trong khu vực Cơ sở tiếng ồn đạt quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT, độ rung đạt QCVN 27:2010/BTNMT, cụ thể như sau:
- Dây chuyền công nghệ của Cơ sở sẽ được trang bị các thiết bị thế hệ mới, hiện đại, tránh gây ồn, chấn động;
- Các máy móc, thiết bị gây tiếng ồn lớn tại khu vực sản xuất, khu vực máy phát điện của hệ thống sẽ được đặt trong buồng hoặc nhà xưởng có che chắn để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến khu vực lân cận, sẽ lắp đệm cao su chống ồn cho các máy có công suất lớn, phòng chứa máy phát điện phải được cách âm, giảm âm, đóng cửa kín, khi thiết bị xuống cấp phải được sửa chữa, nâng cấp để giảm thiểu tiếng ồng và tăng tuổi thọ thiết bị
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng máy móc thiết bị, tra dầu bôi trơn máy, phát hiện kịp thời âm thanh khác thường phát ra từ máy đang hoạt động và có biện pháp sửa chữa, thay thế phụ tùng;
- Khi cần xả van an toàn, nên xả vào thời điểm ban ngày để tránh gây ra tiếng ồn ảnh hưởng đến khu vực lân cận Mặt khác, sẽ lắp đặt các thiết bị giảm âm tại các đầu xả hơi thừa và các van an toàn tại khu vực lò hơi;
- Tại hệ thống sẽ lắp đặt thiết bị có mức độ ồn thấp, thiết bị giảm thanh và vật liệu cách âm tại những nơi cần thiết;
- Đúc móng máy đủ khối lượng (bê tông mác cao), tăng chiều sâu móng, đào rãnh đổ cát khô để tránh rung theo mặt nền;
- Các thiết bị gây rung sẽ được lắp đặt trên đệm cao su sao cho độ rung được giảm tối thiểu;
- Máy vận hành theo đúng công suất;
- Trồng cây xanh xung quanh khu vực Cơ sở nhằm giảm sự phát tán tiếng ồn và khí thải.
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
- Cơ sở đã được Phòng cản sát PCCC & CNCH duyệt phương án PCCC của công ty TNHH Thực Phẩm Vĩnh Phước
- Liên hệ phòng cảnh sát PCCC để lập hệ thống PCCC đảm bảo đủ tiêu chuẩn hiện hành và được cơ quan PCCC cấp: “Giấy chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy” Đồng thời trang bị thêm các thiết bị như: bình chữa cháy bọt CO2, máy bơm dự phòng và đường ống, vòi phun nước tự động vách tường, thùng nước, cát và thang xẻng dao búa,…
- Mặt bằng hệ thống phải đảm bảo thẩm mỹ công nghiệp, an toàn cháy nổ (có lối thoát hiểm và sơ đồ vị trí lối thoát hiểm) Khi xảy ra sự cố có thể dễ dàng ra khỏi khu vực và đi vào để khắc phục sự cố
- Gian chứa dây chuyền, phòng điều khiển phải nằm ở vị trí thuận lợi, không gian thoáng đãng có thể đưa xe vào ra để vận chuyển di dời thiết bị khi cần thiết hoặc các xe phòng cháy chữa cháy có thể vào ra
- Gian kho chứa mùn cưa, lò hơi, phòng điều khiển phải nằm ở vị trí thuận lợi, không gian thoáng đãng có thể đưa xe vào ra để vận chuyển di dời thiết bị khi cần thiết hoặc các xe phòng cháy chữa cháy có thể vào ra
- Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng nổ và vệ sinh công nghiệp: các cửa ra vào đủ lớn, mở ra bên ngoài, có trang bị các lam thông gió gian máy, chiều cao đủ lớn thoáng đãng Trong phòng máy có đầy đủ các bảng, nội qui, qui định, các dụng cụ vận hành sửa chữa, bảo hộ lao động, mặt nạ phòng độc
- Tất cả các thiết bị và kết cấu chống cháy tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt nam
- Các ống cáp điện phải được bố trí để không bị ngập trong chất lỏng dễ cháy
- Kiểm tra, bảo trì, bảo hành các máy móc thiết bị định kỳ;
- Cấm công nhân hút thuốc hoặc sử dụng các thiết bị phát lửa trong khu vực dễ gây cháy nổ;
6.2 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khi hoạt động kho lạnh xảy ra sự cố
6.2.1 Sự cố rò rỉ môi chất kho lạnh
Khi xảy ra sự cố rò rỉ môi chất lạnh, cần phải thực hiện các bước sau:
- Cô lập vùng xảy ra sự cố;
- Ngăn chặn, không cho công nhân qua lại khu vực xảy ra sự cố;
- Do đặc tính hấp thụ mạnh của nước đối với NH3, Công ty có thể sử dụng thiết bị phun nước hoặc màn chắn nước, nhằm ngăn chặn sự phát tán của NH3 khi xảy ra sự cố rò rỉ;
- Thông báo cho Ban lãnh đạo công ty;
- Phải tìm hiểu nguyên nhân gây rò rỉ, thất thoát NH3 và sửa chữa, khắc phục hậu quả trước khi đưa hệ thống kho lạnh đi vào hoạt động trở lại
Khi có sự cố cháy nổ xảy ra tại kho lạnh, cần thực hiện các bước sau:
- Cắt nguồn điện xung quanh khu vực xảy ra sự cố hoặc nguồn điện toàn Công ty;
- Thông báo cho Ban quản lý Công ty và di dời công nhân làm việc tại xung quanh khu vực xảy ra cháy nổ;
- Điện thoại cho cơ quan Phòng cháy chữa cháy;
- Dùng các phương tiện chữa cháy tại chỗ ngăn không cho đám cháy lan rộng;
- Đưa nạn nhân (nếu có) đến trạm y tế gần nhất để sơ cứu;
- Phối hợp với đội phòng cháy chữa cháy dập tắt đám cháy
6.2.3 Sự cố tai nạn do xe nâng trong kho lạnh
- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến trạm y tế gần nhất để sơ cứu;
- Thông báo cho Ban quản lý Công ty và ngăn cấm không cho công nhân qua lại khu vực xảy ra tai nạn;
- Tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tai nạn;
- Khắc phục hậu quả do tai nạn gây ra
6.2.4 Sự cố rò rỉ NH 3 trong hệ thống cấp lạnh Để kiểm soát sự cố đối hệ thống cấp lạnh và phòng ngừa sự cố rò rỉ NH3, Công ty đã và sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp sau:
- Tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu vận hành hệ thống cấp lạnh;
- Thực hiện tốt chương bảo dưỡng hệ thống và chương trình kiểm định hệ thống định kỳ theo quy định;
- Đào tạo, hướng dẫn công nhân viên về an toàn khi tiếp xúc và các biện pháp ứng cứu khi gặp sự cố;
- Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ ứng phó sự cố (mặt nạ phòng độc, bình Oxy) tại Nhà máy;
- Đầu tư lắp đặt hệ thống giám sát tự động rò rỉ NH3 trên hệ thống lạnh
Bảng 3 10 Thiết bị của hệ thống giám sát tự động rò rỉ NH 3
STT Thiết bị ĐVT SỐ
1 Đầu dò cảm biến nồng độ khí
*Cảm biến GDA Gas Detection unit EC 1000 Premium +, Model: 148H6017
+ Nồng độ hột động: 0-100ppm + Tín hiệu ngõ ra: 4-20 Ma + Phạm vi làm việc: Bán kính 4m
Hệ thống điều khiển Hệ 1 Korea
*Cáp điều khiển 4x0.75mm2 chống nhiễu M 1,450 Korea
*Dây điện RS 485_0.5sqmm x2C, chống nhiễu M 1,450 Ngoại nhập, Việt Nam
*Tủ điện điều khiển và phụ kiện lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống điện M 1 Phan Bach
Hình 3 22 Vị trí lắp đặt hệ thống giám sát rò rỉ NH3
6.3 Sự cố sụt lún, nứt vỡ, hư hỏng các đường ống nước cấp, đường ống thu gom và thoát nước thải, nước mưa
Các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố sụt lún, nứt vỡ, hư hỏng các đường ống nước cấp, đường ống thu gom và thoát nước thải, nước mưa được thực hiện như sau:
- Thực hiện công tác kiểm tra định kỳ về mức độ sụt lún, hư hỏng, xuống cấp và tiến hành bảo dưỡng hệ thống đường ống nước cấp, đường ống thu gom và thoát nước mưa, nước thải của Cơ sở
- Kiểm soát, tránh các hóa chất có tính axit, kiềm rơi vãi vào hệ thống đường ống gây ăn mòn đường ống
- Khi xảy ra sự cố Công ty bố trí nhân lực tập trung khắc phục sự cố trong thời gian nhanh nhất
Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố sụt lún, nứt vỡ, hư hỏng các đường ống nước cấp, đường ống thu gom và thoát nước thải, nước mưa được thực hiện trong suốt thời gian hoạt động của Cơ sở
Vị trí lắp đặt hệ thông giam sát rò rỉ NH3
6.4 Sự cố tắc nghẽn rác, bùn, cát trong các đường ống nước cấp, đường ống thu gom và thoát nước mưa, nước thải
- Các biện pháp phòng ngừa sự cố hệ thống thoát nước mưa, nước thải: thường xuyên quét dọn trong khu vực Cơ sở, vệ sinh các tuyến đường nội bộ khu công nghiệp
- Thuê đơn vị tiến hành nạo vét hệ thống đường ống thu gom và thoát nước của Cơ sở theo định kỳ
- Khi xảy ra sự cố, công ty sẽ tiến hành nạo vét vị trí bị tắc nghẽn, thu gom rác, khơi thông dòng chảy, trong trường hợp gặp sự cố nghiêm trọng, thời gian khắc phục kéo dài công ty sẽ liên hệ với các đơn vị thứ cấp đấu nối vào tuyến cống bị nghẽn để không xả nước thải vào hệ thống thu gom, đồng thời bố trí nhân lực tập trung khắc phục sự cố
6.5 Sự cố về hệ thống xử lý nước thải tập trung
Cơ sở đã xây dựng phương án ứng phó sự cố tại hệ thống xử lý nước thải số PL04/QT27 Để kiểm soát sự cố và hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải, Công ty thực hiện các biện pháp giảm thiểu như sau:
- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải;
- Phòng chống lưu lượng nước thải tăng lên do mưa lớn gây ngập úng: khu vực xử lý nước thải phải có đường thoát nước mưa riêng, không để nước mưa xả vào hệ thống xử lý nước thải;
Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác
7.1 Giảm thiểu bụi, khí thải, mùi hôi từ phương tiện vận chuyển nguyên liệu, phụ phẩm của Cơ sở
Bụi phát sinh từ phương tiện vận chuyển nguyên liệu được xem là dạng ô nhiễm phân tán dọc theo tuyến đường vận chuyển Để ngăn ngừa và hạn chế khả năng phát tán bụi vào trong môi trường không khí, Chủ Cơ sở thực hiện các biện pháp sau:
- Phương tiện vận chuyển nguyên liệu, phụ phẩm tươi là xe ben chuyên dụng (dạng hộp kín,có rãnh thu nước) hạn chế phát sinh mùi trong quá trình vận chuyển, tuy nhiên nguồn nguyên liệu của Cơ sở chủ yếu là từ Vùng nuôi Vĩnh Hoàn hoặc các vùng nuôi lân cận Cơ sở nên quá trình vận chuyển chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, không gây ảnh hưởng nhiều tới khu vực xung quanh
- Kiểm tra định kỳ các phương tiện vận chuyển nhằm đảm bảo xe hoạt động trong tình trạng tốt, hạn chế phát sinh bụi và khí thải; đảm bảo an toàn về môi trường trong quá trình vận chuyển
- Xe chở đúng tải trọng và tốc độ tránh gây ảnh hưởng trong lúc vận chuyển
- Bê tông hoá đường giao thông nội bộ
- Trồng cây xanh góp phần hạn chế bụi, tiếng ồn
7.2 Giảm thiểu khí thải từ máy phát điện dự phòng
Cơ sở nâng công suất không bổ sung thêm máy phát điện dự phòng, Chủ Cơ sở sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp giảm thiểu đang áp dụng tại Nhà máy hiện hữu, cụ thể:
Máy phát điện dự phòng chỉ hoạt động khi mất điện nên vấn đề ô nhiễm không khí từ nguồn phát sinh này không đáng lo ngai Để giảm nồng độ dioxit lưu huỳnh trong khí thải, chủ Cơ sở sẽ sử dụng nhiên liệu đốt là dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh thải (0,05%) và trang bị máy phát điện có xuất xứ từ các nước G7 đảm bảo khí thải ra đạt tiêu chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT, cột B (Kp=1, Kv=1)
Máy phát điện được đặt tại một khu vực riêng biệt trong nhà máy có diện tích 700m 2 , cách xa khu vực làm việc của công nhân và ở mỗi máy phát điện đầu trang bị nệm cao su, vách ngăn chống ồn Để đảm bảo chất lượng môi trường không khí tại Cơ sở, ống thải của máy phát điện được thiết kế với chiều cao 4m đảm bảo khuếch tán hiệu quả các chất khí gây ô nhiễm và
60 bố trí quạt đảm bảo áp lực để thải khói ra ngoài Mặt khác ống thải được bố trí trong hộp gen kỹ thuật áp tường nên ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường
7.3 Mùi hôi từ khâu nhập, phân loại nguyên liệu, từ khu phụ phẩm và từ khu vực lưu giữ chất thải rắn tạm thời Để hạn chế mùi tanh từ khâu nhập và phân loại nguyên liệu của nhà máy, chủ Cơ sở phối hợp cùng công nhân cần tuân thủ các yêu cầu sau:
- Nhà xưởng được thiết kế kín xung quanh tránh sự phát tán mùi hôi ra xung quanh;
- Nguồn nguyên liệu của Cơ sở được lấy từ các cơ sở chế biến thủy sản gần khu vực Cơ sở, chủ yếu được lấy từ Vùng nuôi Vĩnh Hoàn nên nguồn nguyên liệu nhập về được đưa vào sản xuất ngay trong ngày và trong trường hợp xảy ra sự cố trong quá trình sản xuất Công ty sẽ tạm ngưng nhập nguyên liệu và trữ tạm thời nguyên liệu cũng như phụ phẩm tươi trong kho lạnh của Nhà máy, không để phát sinh mùi hôi do việc tồn trữ nguyên liệu cũng như phụ phẩm tươi tại Cơ sở
- Phun xịt chế phẩm vi sinh khử mùi (EnviClean- 4AC) tại các khu vực nhập liệu, phân loại, khu vực lưu giữ chất thải rắn để hạn chế mùi hôi với tần suất 1-2 lần/ngày
- Trang bị khẩu trang cho công nhân;
- Vệ sinh mặt bằng và dụng cụ sau mỗi ca làm việc
- Không để nước tồn đọng tại khu vực Đối với khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp không nguy hại tạm thời phát sinh từ hoạt động chế biến của nhà máy như bọc nilong chứa nguyên liệu, thùng chứa hư hỏng; nhà máy cần thực hiện các biện pháp sau:
- Bọc nilong chứa nguyên liệu sẽ được bố trí khu vực chứa, phân công công nhân rửa bọc sau mỗi ca làm việc
- Hệ thống cống của phân xưởng luôn được dọn sạch và luôn đậy để chống mùi từ cống vào xưởng sản xuất
- Hệ thống thoát nước phải đảm bảo thoát hết nước thải về công trình xử lý, không gây ứ đọng
- Các hố ga thu gom nước được thiết kế có nắp đậy kín đảm bảo không gây phát tán mùi hôi
- Trồng cây xanh xung quanh khu vực Cơ sở nhằm hạn chế phát tán mùi hôi và khí thải (diện tích khu vực trồng cây xanh là 17.465 m 2, chiếm 27,49%)
7.4 Mùi hôi từ khu vực lưu chứa bùn thải, mùi từ bể kỵ khí trong trạm xử lý nước thải
- Mùi từ khu vực lưu chứa bùn thải: Cơ sở sử dụng hoá chất khử mùi EnviClean- 4AC
- Cách dùng: Pha loãng dung dịch với nước sạch không chứa Chlorine theo tỉ lệ 1:
100 - 1:300 lít nước (Có thể lên đến 500L tùy vào thời tiết và tính chất mùi phát sinh)
- Tần suất sử dụng: 2 giờ/lần
7.5 Giảm thiểu ô nhiễm nhiệt Để hạn chế ô nhiễm nhiệt, Chủ Cơ sở áp dụng các biện pháp sau:
- Nhà xưởng có độ thông thoáng để lưu thông không khí giữa khu vực sản xuất và môi trường xung quanh;
- Chủ Cơ sở đã lắp đặt hệ thống thông gió
Hình 3 25 Hệ thồng thông gió tại Cơ sở
Nguyên lý hoạt động của hệ thống thông gió (FCU)
Cuộn cảm sẽ nhận nguồn nước lạnh từ điều hòa trung tâm và tiến hành loại bỏ nhiệt từ hoặc thêm nhiệt vào không khí thông qua việc truyền nhiệt
Tiếp đến các đơn vị cuộn dây quạt truyền thống có thể chứa bộ ổn nhiệt bên trong của chúng hoặc có thể được nối dây để hoạt động với bộ điều khiển nhiệt từ xa Điều khiển tốc độ của động cơ quạt trong FCU được sử dụng một phần để điều khiển đầu ra và làm mát như mong muốn là ở nhiệm vụ tiếp theo
Khi đó một số modun của FCU sẽ thực hiện điều khiển tốc độ bằng cách điều chỉnh các vòi trên máy biến áp AC cung cấp nguồn cho động cơ quạt
Bảng 3 11 Thiết bị và thông số kỹ thuật của hệ thống thông gió
STT TÊN THIẾT BỊ XUẤT XỨ THÔNG SỐ
1 Quạt – Fan Việt Nam 0,35 kW 2
2 Dàn ống – coil Việt Nam Dàn coil bằng đồng 1
3 Bộ lọc bụi Việt Nam - 1
4 Máng hứng nước ngưng Việt Nam Inox 304 1
5 Ống thoát nước Việt Nam Inox 304 1
- Các đường ống tải môi chất có nhiệt độ cao như đường ống hơi, nước cấp, đường ống dầu, bể chứa dầu, ống khói,… đều được bọc các lớp bảo ôn cách nhiệt đạt tiêu chuẩn quốc tế;
Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Theo Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường số 2093/QĐ – BTNMT ngày 27/10/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Xí nghiệp chế biến thủy hải sản đông lạnh” có hạng mục cầu cảng
- Cầu cảng và khu tiếp nguyên liệu: Tổng diện tích 108 m 2 , cầu cảng đã được Sở giao thông vận tải tỉnh Đồng Tháp cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo giấy phép số 12/GPBTNĐ ngày 14/01/2019
Kết cấu, quy mô bến: Bờ tự nhiên, 01 cầu bến
Mục đích sử dụng: Cầu cảng của cơ sở chỉ phục vụ tiếp nhận nguyên liệu từ các ghe, thuyền chở nguyên liệu từ các vùng nuôi về, sau đó cá được chuyển vào xưởng bằng máng chuyển cá để bắt đầu quy trình chế biến sản xuất
Hình 3 26 Cầu cảng và hệ thống máng chuyển cá nguyên liệu vào xưởng của Cơ sở
Trong quá trình hoạt động, do quá trình bồi đắp phù sa của sông Dưa, làm cho mực nước sông xuống thấp do lớp bùn đáy sông được bồi đắp ngày càng cao, gây ảnh hưởng đến quá trình nhập nguyên liệu của Cơ sở
Khi tiến hành triển khai thực tế, Chủ Cơ sở xin đề xuất nội dung thay đổi so với nội dung đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 2093/QĐ – BTNMT ngày 27/10/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Vị trí nạo vét thuộc địa phận ấp An Phú, xã An Nhơn, H Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (nằm trong giới hạn các điểm: A,B,C,D) có tọa độ hệ VN 2000, KT trục 105°00, múi chiếu 3° như sau: Điểm X Y Điểm X Y
Hình 3 27 Phạm vi nạo vét lòng sông của cơ sở
- Quy mô: Nạo vét vùng nước bến thủy nội địa của cơ sở: chiều dài 200m, chiều rộng nạo vét trung bình khoảng 20m (tính từ mép ngoài cầu cảng), cao trình dáy sông trung bình là -4,5m, chiều sâu nạo vét trung bình là 1m
- Mục đích: Nạo vét vùng nước bến thủy nội địa đảm bảo cho các phương tiện chở cá ra vào được an toàn và đảm bảo cho cá không bị chết ngộp khi phương tiện neo đậu trong bến
- Mức độ ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy: Phạm vi nạo vét bến thủy nội địa Vĩnh Phước nằm ngoài hành lang bảo vệ luồng đường thủy
- Tần suất nạo vét: 1 năm/lần tùy theo mức độ bồi lắng của bến thủy và được cập nhật trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm
- Lượng bùn phát sinh từ quá trình nạo vét lòng sông phát sinh phát sinh khoảng 2.000 m 3 /lần nạo vét = 360 tấn/lần nạo vét (khối lượng riêng của bùn là 180kg/m 3 )
- Phương án xử lý lượng bùn phát sinh: lượng bùn phát sinh từ quá trình nạo vét được vận chuyển đến nơi được chính quyền địa phương phê duyệt và đính kèm hợp đồng thỏa thuận vận chuyển bùn sau mỗi đợt nạo vét lòng sông
(Bình đồ và mặt cắt ngang khu vực nạo vét; Phương án nạo vét; Phương án đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, vị trí tổng thể khu vực nạo vét được đính kèm phụ lục II của báo cáo)
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
1.1 Nguồn phát sinh nước thải:
- Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt từ hoạt đọng sinh hoạt của công nhân viên
- Nguồn số 02: Nước thải từ khu vực nhà ăn
- Nguồn số 03: Nước thải khu vực từ nhà giặt
- Nguồn số 04: Nước thải sản xuất
- Nguồn số 05: Nước thải từ quá trình làm mát máng chuyền cá vào xưởng
- Nguồn số 06: Nước thải từ Xí nghiệp chế biến bột cá, mỡ cá
- Nguồn số 07: Nước thải từ Xí nghiệp tinh luyện Dầu cá
1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa
Nhu cầu xả nước thải của Cơ sở như sau:
Bảng 4 1 Nhu cầu xả nước thải của Cơ sở
STT Nguồn phát sinh nước thải Lưu lượng (m 3 /ngày.đêm)
1 Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt từ hoạt đọng sinh hoạt của công nhân viên 76,8
2 Nguồn số 02: Nước thải từ khu vực nhà ăn 24
3 Nguồn số 03: Nước thải khu vực từ nhà giặt 4
4 Nguồn số 04: Nước thải sản xuất 2.146
5 Nguồn số 05: Nước thải từ quá trình làm mát máng chuyền cá vào xưởng 36
6 Nguồn số 06: Nước thải từ Xí nghiệp chế biến bột cá, mỡ cá 153
7 Nguồn số 07: Nước thải từ Xí nghiệp tinh luyện
Lượng nước thải phát sinh tối đa trong quá trình hoạt động Cơ sở là 2494,4m 3 /ngày.đêm Tuy nhiên, toàn bộ nước thải phát sinh tại Công ty sẽ được thu gom về xử lý tại hệ thống xử lý nước thải công suất thiết kế 2.900 m 3 /ngày.đêm Nên lượng xả thải xin cấp phép tối đa là 2.900 m 3 /ngày.đêm
Có 01 dòng nước thải sau hệ thống xử lý nước thải tập trung vào cống ngầm ra sông Dưa
1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải
Giới hạn thông số, nồng độ chất ô nhiễm được phép xả thải: Theo QCVN 11- MT:2015/BTNMT - Cột A (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản), Giá trị C (hệ số lưu lượng nguồn thải Kf = 1,0; hệ số lưu lượng/dung tích nguồn nước tiếp nhận nước thải Kq = 0,9)
Bảng 4 2 Giá trị giới hạn của các thông số trong nước thải
TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn tối đa
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 45
5 Amoni (NH4 +) (tính theo N) mg/L 9
7 Tổng Photpho (tính theo P) mg/L 9
8 Tổng dầu mỡ động thực vật mg/L 9
1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải:
- Vị trí nơi xả thải: ấp An Phú, xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
- Toạ độ vị trí xả nước thải (Hệ VN:2000, kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 3 0 ) đo được như sau: X = 1135344; Y = 594512
1.6 Phương thức và chế độ xả nước thải:
Xả bằng hình thức tự chảy Cống thoát nước thải này là loại cống ngầm được xây dựng bằng BTCT ỉ 400, chiều dài 28,5 m
1.7 Nguồn tiếp nhận nước thải
Nguồn tiếp nhận nước thải là Sông Dưa tại ấp An Phú, xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
Liên tục 24 giờ/ngày.đêm
B YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Biện pháp thu gom, xử lý nước thải
- Tiếp tục sử dụng hệ thống thu gom nước thải của Xí nghiệp hiện hữu trong đó có thu gom nước thải phát sinh từ 02 xí nghiệp gồm Xí nghiệp chế biến bột cá, mỡ cá và Xí nghiệp tinh luyện dầu cá như sau:
+ Nước thải sinh hoạt bể tự hoại hệ thống thu gom nước thải trạm xử lý nước thải tập trung của Cơ sở
+ Nước thải sản xuất (phát sinh từ khâu rửa cá, nước vệ sinh sàn, thiết bị) mương hở thu nước dọc khu vực chế biến hệ thống thu gom nước thải trạm xử lý nước thải tập trung của Cơ sở
+ Nước thải từ khu tiếp nhận nguyên liệu (phát sinh từ rửa sàn tiếp nhận nguyên liệu, làm mát máng chuyển cá) mương kín thu nước xung quanh khu vực tiếp nhận nguyên liệu hệ thống thu gom nước thải trạm xử lý nước thải tập trung của Cơ sở
+ Nước thải từ nhà ăn bể tách mỡ hệ thống thu gom nước thải trạm xử lý nước thải tập trung của Cơ sở
+ Nước thải từ nhà giặt hệ thống thu gom nước thải trạm xử lý nước thải tập trung của Cơ sở
+ Nước thải phát sinh từ Xí nghiệp chế biến bột cá, mỡ cá (Xí nghiệp đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 164/QĐ-UBND-HC ngày 25 tháng 02 năm 2020) và nước thải phát sinh từ Xí nghiệp tinh luyện dầu cá (Xí nghiệp đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1618/QĐ-UBND-HC ngày 16 tháng 10 năm 2020) của Công ty TNHH MTV Thực phẩm Vĩnh Phước hố thu gom nước thải hệ thống thu gom nước thải trạm xử lý nước thải tập trung của Cơ sở
- Toàn bộ nước thải phát sinh được đưa về trạm xử lý nước thải tập trung có công suất 2.900 m 3 /ngày đêm với quy trình công nghệ xử lý như sau: nước thải bể gom (01 bể dung tích khoảng 41 m 3 ) bể điều hòa (14 bể tổng dung tích khoảng 1.800 m 3 ) bể keo tụ - tạo bông 1 (01 bể, dung tích khoảng 17 m 3 ) bể tuyển nổi (01 bể dung tích khoảng 59 m 3 ) bể yếm khí (01 bể dung tích khoảng 538 m 3 ) bể Anoxic (02 bể tổng dung tích khoảng
844 m 3 ) bể sinh học hiếu khí (01 bể dung tích khoảng 3.381 m 3 ) bể lắng bùn sinh học (01 bể, dung tích khoảng 981 m 3 ) bể keo tụ - tạo bông 2 (04 bể, tổng dung tích khoảng 96 m 3 ) bể lắng bùn hóa lý (01 bể, dung tích khoảng 492 m 3 ) bể chứa nước
(01 bể, dung tích khoảng 101 m 3 ) bể khử trùng (01 bể, dung tích khoảng 95 m 3 ) mương quan trắc sông Dưa.
Hệ thống quan trắc tự động, liên tục
Lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục với các thông số: lưu lượng (đầu vào, đầu ra), nhiệt độ, pH, COD, TSS, Amoni Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục có camera theo dõi và truyền số liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp Yêu cầu về bảo môi trường: nước thải phát sinh của Cơ sở phải được thu gom, xử lý đảm bảo đạt QCVN 11- MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản cột A với kq = 0,9; kf = 1,0 trước khi thải ra sông Dưa.
Phương án phòng ngừa ứng phó sự cố
- Tuân thủ các yêu cầu về thiết kế và quy trình kỹ thuật vận hành trạm xử lý nước thải, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu vận hành, bảo trì, bảo dưỡng và có kế hoạch xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố đối với trạm xử lý nước thải
- Trường hợp trong quá trình xử lý gặp sự cố mà không thể khắc phục ngay được nhà máy sẽ ngừng hoạt động để khắc phục sự cố và gửi công văn thông báo đến
Bộ tài nguyên và môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp để, không để xảy ra sự cố xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.
NỘI DUNG CẤP PHÉP VỀ TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG
- Nguồn số 01: Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ khu vực xuất hàng
- Nguồn số 02: Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động của các máy móc thiết bị trong phân xưởng chính
- Nguồn số 03: Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ khu vực cảng
- Nguồn số 04: Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ máy phát điện
- Nguồn số 05: Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ HTXL nước thải
2.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung:
- Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung:
2.3 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung:
Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn và độ rung của nhà máy không quá Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BNTMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung QCVN 27:2010/BTNMT Cụ thể ở các bảng sau:
Bảng 4 3 Giá trị giới hạn tiếng ồn
TT Vị trí Đơn vị
QCVN 26:2010/BTNMT (khu vực thông thường)
1 Tất cả các điểm tại Cơ sở dBA 70 55
Bảng 4 4 Giá trị giới hạn độ rung
TT Vị trí Đơn vị
QCVN 27:2010/BTNMT (khu vực thông thường)
1 Tất cả các điểm tại Cơ sở dB 70 60
YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG
- Bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ theo đúng quy định
- Sử dụng thiết bị giảm âm ở các khu vực phát sinh tiếng ồn lớn như: khu vực máy nén khí, máy đóng gói, băng tải,
- Trồng cây xanh trong khuôn viên Xí nghiệp đảm bảo tỷ lệ cây xanh tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành
3 NỘI DUNG CẤP PHÉP VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI:
3.1 Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh:
3.1.1 Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên:
- Cơ sở đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH có mã số QLCTNH: 87.000180.T ngày 22/07/2019 (cấp lần 5) (kèm theo Phụ lục I của báo cáo) Nhà máy ký hợp đồng với đơn vị được cấp phép để thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại
Bảng 4 5 Thống kê khối lượng và thành phần chất thải nguy hại phát sinh tại Cơ sở
Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn)
Số lượng trung bình (kg/năm)
Phế liệu kim loại bị nhiễm các thành phần nguy hại (dính dầu, nhớt …)
2 Bóng đèn huỳnh quang thải Rắn 77 16 01 06
3 Dầu dầu diesel thải Lỏng 270 17 06 01
4 Các thiết bị, linh kiện điện tử thải Rắn 10 16 01 13
5 Bao bì cứng thải (bằng nhựa) Rắn 28 18 01 03
Giẻ lau, găng tay, vải lau nhiễm các thành phần nguy hại (dính dầu, nhớt …)
7 Bao bì cứng thải bằng kim loại Rắn 11 18 01 02
8 Pin, ắc quy chì thải Rắn 14 19 06 01
Nguồn: Công ty TNHH MTV Thực phẩm Vĩnh Phước, 2020 3.1.2 Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh:
TT Tên chất thải Số lượng (tấn/ngày)
1 Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất và hoạt động của khu văn phòng
3.1.3 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh:
TT Tên chất thải Khối lượng (tấn/ngày)
3.1.4 Bùn thải phát sinh từ trạm xử lý nước thải:
TT Tên chất thải Khối lượng (tấn/ngày)
1 Bùn thải phát sinh từ trạm xử lý nước thải 5,3273
3.1.5 Bùn thải từ quá trình nạo vét lòng sông khu vực cầu cảng
TT Tên chất thải Khối lượng (tấn/lần nạo vét)
1 Bùn thải từ quá trình nạo vét lòng sông khu vực cầu cảng 360
3.2 Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại:
3.2.1 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại:
3.2.1.1 Thiết bị lưu chứa: Đã trang bị các thùng phuy
- Chất thải nguy hại phát sinh được thu gom, phân loại và lưu chứa vào thùng chuyên dụng được đặt trong kho chứa chất thải nguy hại hiện hữu có diện tích 20 m 2 Chủ Cơ sở hợp đồng với đơn vị có đầy đủ năng lực và chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại đúng quy định
3.2.2 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường:
- Bố trí thùng rác (có nắp đậy) tại các khu vực các phân xưởng và bộ phận sản xuất để thu gom chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh, hàng ngày chuyển về lưu giữ tại kho chứa chất thải rắn tái chế hiện hữu với diện tích 60 m 2 Chủ
Cơ sở hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển đi xử lý
- Phụ phẩm phát sinh trong quá trình sản xuất của Cơ sở được thu gom, lưu giữ tại
02 Silo lưu chứa phụ phẩm, hàng ngày được chuyển bằng xe chuyên dụng đến Xí nghiệp chế biến bột cá, mỡ cá của Công ty TNHH MTV Thực phẩm Vĩnh Phước
3.2.3 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt:
- Thiết bị lưu chứa: Các thùng nhựa có nắp đậy
- Bố trí các Các thùng nhựa có nắp đậy đặt tại các khu vực như: khu nhà ăn, khu vực sản xuất, khu vực văn phòng để thu gom chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, hàng ngày chuyển về tập kết tại kho chứa chất thải rắn sinh hoạt hiện hữu của Xí nghiệp với diện tích 50m 2 Chủ Cơ sở hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển đi xử lý
3.2.4 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ Bùn thải từ trạm xử lý nước thải
- Bùn thải từ trạm xử lý nước thải bể chứa bùn máy ép bùn Silo để lưu chứa, khử mùi và đóng bao Chủ Cơ sở hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý đúng quy định
- Bùn thải từ trạm xử lý nước thải phải được lấy mẫu phân tích định kỳ để xác định ngưỡng nguy hại theo QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại; quản lý và xử lý theo loại chất thải tương ứng theo đúng quy định
3.2.5 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ bùn thải từ quá trình nạo vét lòng sông
- Lượng bùn phát sinh từ quá trình nạo vét được vận chuyển đến nơi được chính quyền địa phương phê duyệt và đính kèm hợp đồng thỏa thuận vận chuyển bùn sau mỗi đợt nạo vét lòng sông
4 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI
Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố khí thải: lắp đặt hệ thống giám sát tự động NH3 trên hệ thống lạnh, bao gồm:
(1) Hệ thống điều khiển để giám sát hệ thống;
(2) Cảm biến để phát hiện sự xuất hiện của NH3 trong môi trường;
(3) Hệ thống máy chủ để giám sát online và gửi cảnh báo sự cố đến người vận hành và bộ phận quản lý kỹ thuật.
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Bảng 5 1 Kết quả quan trắc nước thải 2021
TT Ký hiệu điểm quan trắc
Nhóm thông số pH BOD5
- mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L MPN/100mL
1 Nước thải trước xử lý
2 Nước thải sau xử lý
Bảng 5 2 Kết quả quan trắc nước thải 2022
TT Ký hiệu điểm quan trắc
Nhóm thông số pH BOD5
- mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L MPN/100mL
1 Nước thải trước xử lý
2 Nước thải sau xử lý
Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của Cơ sở
1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm được thể hiện tại bảng dưới đây:
Bảng 6 1 Thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm các hạng mục của
TT Nội dung Thời gian
1 Gửi văn bản thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường
10 ngày sau khi được cấp GPMT
2 Dự kiến thời gian bắt đầu vận hành thử nghiệm 15 ngày sau khi được cấp GPMT
3 Thời gian kết thúc vận hành thử nghiệm 90 ngày sau khi bắt đầu VHTN
4 Công suất dự kiến đạt được của hạng mục HTXL nước thải 2.900 m 3 /ngày đêm
1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải
Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý được thể hiện tại bảng sau:
- Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất, hiệu quả của công trình xử lý nước thải là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm Tần suất quan trắc là 15 ngày/lần
- Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định công trình xử lý nước thải là 07 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh Tần suất quan trắc là 01 ngày/lần
Bảng 6 2 Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu nước thải
TT Nội dung Thời gian
1 Lấy mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra của HTXL nước thải (Lần 1) 15 ngày/lần
TT Nội dung Thời gian
2 Lấy mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra của HTXL nước thải (Lần 2)
3 Lấy mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra của HTXL nước thải (Lần 3)
4 Lấy mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra của HTXL nước thải (Lần 4)
5 Lấy mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra của HTXL nước thải (Lần 5)
6 Lấy mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra của HTXL nước thải (Lần 6)
Lấy mẫu đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải với 01 mẫu nước thải đầu vào và 07 mẫu đơn nước thải đầu ra trong 7 ngày liên tiếp
Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu nước thải để đánh giá hiệu quả xử lý của HTXL nước thải được thể hiện tại bảng dưới đây:
Bảng 6 3 Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu nước thải
TT Loại mẫu Công đoạn
Số lượng mẫu Thông số ô nhiễm
Giai đoạn điều chỉnh: đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào và mẫu tổ hợp đầu ra Đầu vào 6 BOD, tổng N, tổng P, tổng dầu mỡ động thực vật, Clorine, Coliforms; (các thông số pH, TSS,
COD, Amonia đã được giám sát tự động liên tục) Đầu ra 6
Giai đoạn vận hành ổn định:
Lấy mẫu đơn đầu vào và đầu ra của HTXL nước thải Đầu vào 1 BOD, tổng N, tổng P, tổng dầu mỡ động thực vật, Clorine, Coliforms; (các thông số pH, TSS,
COD, Amonia đã được giám sát tự động liên tục) Đầu ra 7
Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật
2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
- Vị trí giám sát: 01 vị trí tại bể điều hoà và 01 vị trí tại đầu ra hệ thống xử lý nước thải của nhà máy
- Số lượng: 01 mẫu/vị trí;
- Thông số giám sát: BOD, tổng N, tổng P, tổng dầu mỡ động thực vật, Clorine, Coliforms; (các thông số pH, TSS, COD, Amonia đã được giám sát tự động liên tục)
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 11-MT:2015/BTNMT, Cột A (Kf = 1; Kq = 0,9);
- Tần suất giám sát: 3 tháng/lần
2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải
- Thực hiện theo quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Công ty sẽ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục 24/24 giờ, kết nối truyền số hiệu về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp nhằm kiểm soát liên tục chất lượng và lưu lượng nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận sông Dưa
- Vị trí quan trắc nước thải tự động, liên tục: tại mương quan trắc
- Tần suất: tự động, liên tục 24h/24h
- Các thông số giám sát tự động bao gồm: lưu lượng (đầu vào và đầu ra), nhiệt độ, pH, TSS, COD, Amonia.
Chi phí thực hiện chương trình giám sát môi trường
Đơn giá lấy theo Thông tư số 240/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 do Bộ Tài chính ban hành
Chi phí đo đạc, phân tích mẫu nước thải sau hệ thống xử lý
- Số lần thực hiện: 04 lần;
Chi phí đo đạc, phân tích chất lượng nước thải sau xử lý được trình bày trong bảng sau:
Bảng 6 4 Chi phí đo đạc, phân tích chất lượng nước thải sau xử lý cho 1 lần thực hiện
Stt Chỉ tiêu Đơn giá
(VNĐ) Số lượng Thành tiền (VNĐ)
Stt Chỉ tiêu Đơn giá
(VNĐ) Số lượng Thành tiền (VNĐ)
9 Tổng dầu mỡ động thực vật 400.000 1 400.000
Vậy tổng chi phí đo đạc, phân tích chất lượng nước thải sau xử lý cho 1 năm là:
Tổng chi phí lập báo cáo giám sát chất lượng môi trường của Cơ sở: được trình bày trong bảng sau:
Bảng 6 5 Tổng chi phí lập báo cáo giám sát môi trường cho 1 năm hoạt động của
Stt Hạng mục Thành tiền (VNĐ)
1 Chi phí đo đạc, phân tích chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý 5.512.000
4 Chi phí viết báo cáo 8.000.000
5 Photo, in ấn, chụp hình, … 4.000.000
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ
Thực hiện quyết định thanh tra số 12/QĐ-TTr.TNMT ngày 08/09/2022 của chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, từ ngày 15/09/2022 đến ngày 26/10/2022 Đoàn đã tiến hành thanh tra tại Công ty TNHHMTV Thực phẩm Vĩnh Phước và công ty TNHH Tỷ Thạc
Ngày 02/11/2022, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có kết luận thanh tra về lĩnh vực môi trường số 123/KL-TTr.TNMT ( đính kèm phụ lục I) như sau:
- Về lĩnh vực đất đai: Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng đất và được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận QSD đất Tuy nhiên, công ty chậm triển khai thực hiện các hạng mục mở rộng
- Về lĩnh vực bảo vệ môi trường: Cơ sở thực hiện hệ bố trí các khu vực thu gom và xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, thực hiện quan trác và báo báo công tác bảo vệ môi trường Tuy nhiên, cơ sở chưa có giấy phép môi trường theo quy định
- Về lĩnh vực tài nguyên nước: Công ty đã được cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 746/GP-UBND do UBND tỉnh Đồng Tháp cấp ngày 24/07/2019 thời hạn đến ngày 14/06/2023; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 766/GP- UBND do UBND tỉnh Đồng Tháp cấp ngày 30/07/2019 thời hạn đến ngày 29/10/2020
+ Đối với hoạt động xã nước thải vào nguồn nước, Công ty đã lập hồ sơ để được cấp giấy phép theo quy định Tuy nhiên, Sở TNMT có văn bản số 669/STNMT – TNNKS ngày 01/03/2022 hướng dẫn công ty thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
+ Tại thời điểm thanh tra, Công ty có lập sổ nhật ký vận hành, thực hiện báo cáo định kỳ về khai thác, sử dụng tài nguyên nước năm 2021, có nộp thuế tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác theo quy định
- Kiến nghị và biện pháp xử lý: Căn cứ điều 39 và khoản 3 điều 42 Luật BVMT năm 2020, yêu cầu công ty tiếp tục thực hiện thủ tục giấy phép môi trường Đồng thời, tiếp tục quản lý, xử lý các loại chất thải theo quy đinh của Pháp luật
Theo đó, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của cơ sở được UBND tỉnh Đồng Tháp cấp ngày 30/07/2019 thời hạn đến ngày 29/10/2020
Năm 2019, Công ty TNHH MTV Thực phẩm Vĩnh Phước gửi Văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị cho cải tạo lại đường ống xả thải và di dời điểm xả thải đến vị trí mới; Sở Tài nguyên và Môi trường đã có công văn số 3516/STNMT-TNNKS ngày 15/11/2019 hướng dẫn Công ty rà soát, thực hiện thủ tục cho phù hợp Đến tháng 7/2020, Công ty nộp hồ sơ đề nghị cấp phép gia hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; trong đó có đề cập đến việc điều chỉnh vị trí xả nước thải vào nguồn nước so với giấy phép đã được cấp Nội dung hồ sơ chưa làm rõ các vấn đề liên quan đến việc điều chỉnh vị trí xả nước thải, công tác thu gom, tiếp nhận, xử lý nước thải phát sinh từ Xí nghiệp chế biến bột cá, mỡ cá,…nên Sở Tài nguyên và Môi trường có công văn số 2369/STNMT-TNNKS ngày 06/8/2020 đề nghị Công ty chỉnh sửa, bổ sung, làm rõ các vấn đề liên quan, kèm theo các giấy tờ, tài liệu liên quan, làm cơ sở trình cấp phép đúng theo quy định Trường hợp của Công ty thực tế đã cải tạo đường ống, thay đổi vị trí xả nước thải, tiếp nhận thêm nước thải của Xí nghiệp Bột cá, mỡ cá; đồng thời giấy phép được cấp đã hết hạn; do đó, Công ty lập lại hồ sơ đề nghị cấp phép (mới) theo đúng hiện trạng thực tế, luận chứng rõ các thay đổi, kèm theo đầy đủ các giấy tờ có liên quan, quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, sơ đồ hệ thống thu gom, xử lý, xả nước thải,…
Theo Biên bản kiểm tra thực tế xả nước thải vào nguồn nước do Sở Tài nguyên và Môi trường lập ngày 20/5/2021 tại Công ty TNHH MTV Thực phẩm Vĩnh Phước, theo công văn số 1765 /STNMT-TNNKS ngày 03/06/2021 về việc nhận lại hồ sơ đề nghị cấp gia hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và tiếp tục thực hiện thủ tục đúng theo quy định Sở Tài nguyên và Môi trường có ý kiến như sau: Tuy quy mô cấp phép xả nước thải vào nguồn nước lưu lượng 2.900 m3/ngày đêm thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp; nhưng hiện nay thủ tục Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Công ty đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét Do đó, để cơ sở pháp lý liên quan đến biện pháp thu gom nước thải, công nghệ xử lý nước thải, hoạt động xả nước thải giữa các thủ tục liên quan được thống nhất, phù hợp thực tế; Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Công ty tiếp tục khẩn trương hoàn thiện để được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường đúng theo quy định Sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Công ty bổ sung nêu rõ các
82 nội dung được phê duyệt liên quan đến công tác thu gom, xử lý, xả nước thải vào Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; kèm theo các bản vẽ mặt bằng hệ thống thu gom, tiêu thoát nước thải; bản vẽ mặt bằng hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa (của cả 03 Xí nghiệp của Công ty); bản vẽ thiết kế (hoặc bản vẽ hoàn công) hệ thống xử lý nước thải; sơ đồ vị trí xả nước thải và vị trí lấy mẫu, mô tả thời điểm lấy mẫu ngoài hiện trường (các sơ đồ vị trí xả nước thải và vị trí lấy mẫu đã kèm theo hồ sơ được in từ Internet, bị đen, mờ, chưa thể hiện được)
Ngày 01/03/2022 , Sở TNMT tỉnh Đồng Tháp có gửi công văn số 669/STNTMT- TNNKS về việc nhận lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và tiếp tục thực hiện thủ tục đúng theo quy định Qua đó, Sở có ý kiến kể từ ngày 10/01/2022, việc thực hiện giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo quy dịnh của Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Cơ sở không thực hiện giấy phép xả thải mà thuộc đối tượng lập giấy phép môi trường
(Các công văn về việc thực hiện giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được đính kèm phụ lục I của báo cáo)
Chương VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
Chúng tôi là Công ty TNHH MTV Thực phẩm Vĩnh Phước của Dự án “Xí nghiệp chế biến thủy sả đông lạnh” đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại quyết định số 2093/QĐ – BTNMT ngày 27/10/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Xí nghiệp chế biến thủy hải sản đông lạnh”
Theo quy định tại khoản 02 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ, nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, chúng tôi xin gửi tới Bộ Tài nguyên và Môi trường hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của Cơ sở
Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường này, nếu có gì sai trái, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam
Chúng tôi cam kết sẽ áp dụng tất cả các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã đầu tư lắp đặt của cơ sở, xử lý tác nhân gây tác động xấu do nước thải, tiếng ồn và đã bố trí các thùng thu gom chất thải rắn, chất thải nguy hại, các biện pháp khắc phục sự cố môi trường, hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom chất thải rắn công nghiệp thông thường từ quá trình sinh hoạt của người lao động, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ hoạt động sản xuất và chất thải nguy hại,… trong quá trình hoạt động của cơ sở nhằm đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam và các quy định hiện hành