1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN HÀ TĨNH

110 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Của Nhà Máy Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh
Người hướng dẫn Phan Công Trình, KT. Tổng Giám Đốc Q. Phó Tổng Giám Đốc
Trường học Công Ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Tĩnh
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 4,96 MB

Nội dung

67 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTCT: Bê tông cốt thép BVMT: Bảo vệ môi trường CBCNV: Cán bộ công nhân viên CTNH: Chất thải nguy hại CTR: Chất thải rắn CTRCNTT: Chất thải rắn công nghiệp thô

Trang 1

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NGK SÀI GÒN

CÔNG TY TNHH MTV BIA SÀI GÒN - HÀ TĨNH

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

CỦA NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN - HÀ TĨNH

Địa điểm: Km 12 Đường tránh thành phố Hà Tĩnh,

xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

HÀ TĨNH, NĂM 2023

Trang 2

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NGK SÀI GÒN

CÔNG TY TNHH MTV BIA SÀI GÒN - HÀ TĨNH

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

CỦA NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN – HÀ TĨNH

Địa điểm: Km 12 Đường tránh thành phố Hà Tĩnh,

xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Trang 3

Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh i

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 3

1.1 TÊN CHỦ CƠ SỞ 3

1.2 TÊN CƠ SỞ 3

1.2.1 Địa điểm cơ sở: 3

1.2.2 Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: 3

1.2.3 Quy mô của cơ sở theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công 4

1.3 CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ 4

1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở: 4

1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở 5

1.3.3 Sản phẩm của cơ sở 8

1.4 NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG; NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ 8

1.4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phục vụ hoạt động của cơ sở 8

1.4.2 Nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liêu, hóa chất, điện, nước cho cơ sở: 9

1.5 CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 11

1.5.1 Tổ chức quản lý vận hành nhà máy 11

1.5.2 Thông tin về công tác bảo vệ môi trường tại Nhà máy 19

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 25

2.1 SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH BVMT QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG 25

2.1.1 Sự phù hợp với Quy hoạch Bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch tỉnh 25

2.1.2 Sự phù hợp với phân vùng môi trường 25

2.2 SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 26

CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 28

3.1 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XL NƯỚC THẢI 28

3.1.1 Công trình thu gom, thoát nước mưa 28

3.1.2 Công trình thu gom, thoát nước thải 29

3.1.3 Công trình xử lý nước thải 32

3.1.4 Thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục 44

3.2 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI 45

3.2.1 Công trình xử lý khí thải lò hơi 46

3.2.2 Hệ thống hút bụi từ quá trình xay malt, nghiền gạo 51

3.2.3 Hệ thống thu hồi CO2 từ quá trình lên men 54

3.2.4 Biện pháp xử lý khí thải của HTXLNT 55

3.2.5 Biện pháp xử lý bụi, khí thải khác 55

3.3 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG 58 3.3.1 Công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường 58

Trang 4

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh

Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh ii

3.3.2 Công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt 61

3.4 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 61

3.6 PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH 64

3.6.1 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải 64

3.6.2 Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải 67

3.6.3 Phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ 68

3.6.4 Phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất 69

3.6.5 Phòng ngừa, ứng phó sự cố rò rỉ từ hệ thống thu hồi CO2 71

3.6.6 Phòng ngừa, ứng phó sự cố nổ bồn chứa NH3, rò rỉ khí NH3 71

3.7 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÁC 72

3.7.1 Biện pháp giảm thiểu tác động do nhiệt dư và giải pháp tiết kiệm năng lượng: 72

3.7.2 Bộ phận chuyên trách về môi trường cho Nhà máy 73

3.7.3 Thực hiện quản lý hệ thống chất lượng theo TCVN ISO 14001 73

3.8 CÁC NỘI DUNG THAY ĐỔI SO VỚI QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 73

CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 78

4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 78

4.1.1 Nguồn phát sinh nước thải: 78

4.1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa: 78

4.1.3 Dòng nước thải: 78

4.1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: 78

4.1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: 79

4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: 80

4.2.1 Nguồn phát sinh khí thải: 80

4.2.2 Dòng khí thải: 80

4.2.3 Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường 81

4.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 82

4.3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung: 82

4.3.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung: 82

4.3.3 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: 83

CHƯƠNG V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 84

5.1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 84

5.2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải 87

Chương VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 88

6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 88

6.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 88

6.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của công trình xử lý nước thải tập trung 88

6.2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 89

6.2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ: 89

6.2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: 90

Trang 5

Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh iii

6.2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án 90 6.3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 91

Chương VII

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 92

7.1 Thông tin về các đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền từ năm 2021 đến nay: 92

Chương VI

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 100

PHỤ LỤC BÁO CÁO 101

Trang 6

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh

Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh iv

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Các hạng mục công trình của Nhà máy hiện hữu tiếp tục sử dụng cho dự án 5

Bảng 1.2 Nguyên nhiên vật liệu, hóa chất chủ yếu dùng trong 1 năm của dự án 8

Bảng 1.3 Bảng cân bằng nước đầu vào và đầu ra của dự án kh đạt công suất 70 triệu lít/năm 10

Bảng 1.4 Số lượng cán bộ nhân viên làm việc tại Nhà máy 18

Bảng 1.5 Tóm tắt các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của dự án 22

Bảng 2.1 KQPT môi trường nguồn tiếp nhận nước thải của Nhà máy từ 2021 đến nay 27

Bảng 3.1 Tổng hợp khối lượng thu gom thoát nước mưa 28

Bảng 3.2 Thông tin vị trí điểm thoát nước mưa 28

Bảng 3.3 Tổng hợp khối lượng thu gom thoát nước thải 31

Bảng 3.4 Nhu cầu nhiên liệu tiêu hao cho hệ thống xử lý nước thải 38

Bảng 3.5 Nhu cầu hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải 38

Bảng 3.6 Các hạng mục xây dựng và thiết bị của hệ thống XLNT công suất 1.200 m3/ngày đêm đã được xây dựng hoàn thành 41

Bảng 3.7 Danh mục thiết bị quan trắc tự động nước thải đã được kiểm định, hiệu chuẩn 44

Bảng 3.8 Các nguồn phát sinh khí thải 52

Bảng 3.9 Hệ thống thu gom khí thải lò hơi 52

Bảng 3.10 Thông số kỹ thuật của hệ thống lò hơi than đá 8T/h 52

Bảng 3.11 Thông số kỹ thuật của các hệ thống thu hồi bụi đã được lắp đặt 52

Bảng 3.12 Thông số kỹ thuật của thiết bị xử lý khí, mùi của hệ thống xử lý nước thải 58

Bảng 3.13 Khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường 58

Bảng 3.14 Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh 62

Bảng 3.15 Một số nội dung đề nghị điều chỉnh so với quyết định phê duyệt ĐTM 74

Bảng 4.1 Thông số và giới hạn tối đa chất ô nhiễm trong nước thải của Nhà máy 79

Bảng 4.2 Giới hạn nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải của nhà máy 82

Bảng 4.3 Giới hạn tiếng ồn, độ rung của nhà máy 83

Bảng 5.1 Kết quả quan trắc định kỳ nước thải trước xử lý của nhà máy năm 2021, 2022 83

Bảng 5.2 Kết quả quan trắc định kỳ nước thải sau xử lý của nhà máy năm 2021, 2022 70

Bảng 5.3 Kết quả quan trắc định kỳ khí thải lò hơi của nhà máy năm 2021, 2022 71

Bảng 6.1 Chương trình quan trắc định kỳ môi trường lao động 90

Bảng 6.2 Kinh phí quan trắc môi trường giai đoạn vận hành của dự án 91

Bảng 7.1 Tổng hợp thông tin các đợt thanh tra, kiểm tra công tác BVMT tại nhà máy từ 2021 - nay 91

Bảng 7.2 Nội dung giải trình, khắc phục các tồn tại theo yêu cầu của các Đoàn kiểm tra 91

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ vị trí nhà máy 3

Hình 1.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất và phát thải 6

Hình 1.3 Hiện trạng hệ thống dây chuyền sản xuất của nhà máy 6

Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức hoạt động của nhà máy 19

Hình 3.1 Sơ đồ mạng lưới thu gom và thoát nước mưa Nhà máy 29

Trang 7

Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh v

Hình 3.2 Sơ đồ tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải của dự án 30

Hình 3.3 Mương thoát nước sản xuất 32

Hình 3.4 Hố quan trắc tự động liên tục nước thải 32

Hình 3.5 Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung 33

Hình 3.6 Một số hình ảnh hệ thống xử lý nước thải tập trung và trạm quan trắc tự động liên tục đã lắp đặt tại nhà máy 40

Hình 3.7 Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải lò hơi 48

Hình 3.8 Sơ đồ PID hệ thống lò hơi 8T/h của nhà máy 48

Hình 3.9 Một số hình ảnh hệ thống xử lý khí thải lò hơi đã lắp đặt 51

Hình 3.10 Sơ đồ hệ thống hút bụi nguyên liệu 52

Hình 3.11 Hệ thống thu hồi bụi nguyên liệu đã lắp đặt 53

Hình 3.12 Sơ đồ hệ thống thu hồi CO2 54

Hình 3.13 Hệ thống thu hồi CO2 của nhà máy 55

Hình 3.14 Sơ đồ hệ thống đốt khí biogas bể UASB 55

Hình 3.15 Sơ đồ hệ thống xử lý mùi bể cân bằng 55

Hình 3.16 Khu vực kho chứa xỉ than lò hơi 60

Hình 3.17 Khu vực lưu giữ chất thải rắn thông thường và nguy hại của nhà máy 61

Hình 3.18 Biển cảnh báo các loại chất thải nguy hại trong nhà kho chứa CTNH 63

Hình 3.19 Sơ đồ quy trình ứng phó sự cố hệ thống xử lý nước thải 66

Hình 3.20 Hồ sự cố hệ thống xử lý nước thải đã xây dựng 67

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TNHH:

TN&MT:

Trách nhiệm hữu hạn Tài nguyên và Môi trường

Trang 8

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh

MỞ ĐẦU

Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh của Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh trực thuộc Tổng Công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn đã được khởi công xây dựng vào ngày 21/2/2011 tại xã Tân Lâm Hương (trước đây là xã Thạch Tân), huyện Thạch

Hà, tỉnh Hà Tĩnh và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2013 với sản phẩm chính là bia chai nhãn hiệu Sài Gòn 355ml và bia lon 333 Năm 2014, Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện “Dự án đầu tư nâng công suất Nhà máy bia Sài Gòn

- Hà Tĩnh từ 40 triệu lít/năm lên 50 triệu lít/năm” trên diện tích hiện hữu của Nhà máy và

đã nhận được quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án số 1492/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2014 Năm 2015, Công ty đã nhận được Giấy xác nhận số 97/GXN-TCMT ngày 07/10/2015 về việc xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường cho dự án “Đầu tư nâng công suất Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh từ 40 triệu lít/năm lên 50 triệu lít/năm”

Trong quá trình sản xuất, sản phẩm bia Sài Gòn luôn có tốc độ tăng trưởng cao, sản lượng chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường Do đó, năm 2020, Công ty đã quyết định triển khai thực hiện dự án “Đầu tư nâng công suất Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh từ 50 triệu lít/năm lên 70 triệu lít/năm” để đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng thêm nguồn thu cho doanh nghiệp Công ty đã tiến hành lập báo cáo ĐTM cho dự án nâng công suất và đã nhận được Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM số 2668/QĐ-BTNMT ngày 25/11/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Dự án “Đầu tư nâng công suất Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh từ 50 triệu lít/năm lên

70 triệu lít/năm” trên khuôn viên Nhà máy hiện hữu diện tích 192.110,9 m2, bằng phương

án tối ưu hóa quy trình công nghệ và nâng cao hiệu suất của máy móc thiết bị hiện hữu, tăng số giờ hoạt động của thiết bị Khi thực hiện dự án, Công ty không phải đầu tư thêm thiết bị và không xây dựng thêm các hạng mục công trình

Ngày 30/12/2021, Công ty đã tiến hành nộp hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2014 Ngày 25/01/2022, Tổng cục Môi trường đã có văn bản số 38/TB-TCMT thông báo kết quả kiểm tra việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường của Dự án, trong đó yêu cầu Công ty hoàn thiện, bổ sung hồ sơ báo cáo Theo đó, Công ty đã tiến hành rà soát bổ sung và hoàn thiện hồ sơ, công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu Trong quá trình thực hiện, do có sự thay đổi quy định pháp luật nên sau khi hoàn thiện việc cải tạo công trình, Công ty đã xin rút lại hồ

sơ Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án “Nhà máy bia Sài Gòn - Hà Tĩnh từ 50 triệu lít/năm lên 70 triệu lít/năm” để thực hiện hồ sơ Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, cấp Giấy

Trang 9

Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh 2

phép môi trường theo quy định Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 (Dự án thuộc thẩm quyền thẩm định theo điểm a khoản 1 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14)

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án được lập theo Biểu mẫu quy định tại Phụ lục X kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ (Biểu mẫu đối với cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II)

Trang 10

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 1.1 TÊN CHỦ CƠ SỞ

Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh

- Địa chỉ văn phòng: Km 12 đường tránh Thành phố Hà Tĩnh, xã Tân Lâm Hương,

huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án:

Ông Nguyễn Văn Toàn; Chức vụ: Tổng Giám đốc

- Điện thoại: 0393.691.879; Fax: 0393.691.879

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số 28121000062 do Sở kế hoạch và đầu tư

Hà Tĩnh cấp ngày 29/10/2009

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH MTV mã số 3001650260

do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Tĩnh cấp đăng ký lần đầu ngày 11/9/2012, cấp thay đổi lần thứ 3 ngày 23/8/2022

1.2 TÊN CƠ SỞ

“NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN – HÀ TĨNH”

1.2.1 Địa điểm cơ sở:

Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh có diện tích 192.110,9m2 tại Km 12 đường tránh Thành phố Hà Tĩnh, xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Hình 1.1 Vị trí Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh (Nguồn: Google Earth Pro, 2023)

1.2.2 Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:

- Quyết định số 2668/QĐ-BTNMT ngày 25/11/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư nâng công suất

VỊ TRÍ DỰ ÁN

Sông Rào Cái

Trang 11

Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh 4

Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh từ 50 triệu lít/năm lên 70 triệu lít/năm” tại xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

- Các Giấy phép môi trường thành phần đã được cấp:

+ Giấy xác nhận số 97/GXN-TCMT ngày 07/10/2015 về việc xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường cho dự án “Đầu tư nâng công suất Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh từ 40 triệu lít/năm lên 50 triệu lít/năm”

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 1106/GP-UBND ngày 06/4/2020 do UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp cho Nhà máy Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh với lưu lượng 1.200m3/ngày,

có thời hạn 5 năm

+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại số 42.000204.T do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh cấp ngày 13/3/2015

1.2.3 Quy mô của cơ sở theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công

Tổng vốn đầu tư của Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh công suất 50 triệu lít/năm theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 28121000062 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Tĩnh cấp ngày 29/10/2009 là 480.000.000.000 (Bốn trăm tám mươi tỷ đồng)

Dự án “Đầu tư nâng công suất Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh từ 50 triệu lít/năm lên

70 triệu lít/năm” bằng phương án tối ưu hóa quy trình công nghệ, kỹ thuật và hoạt động của các dây chuyền thiết bị, nhà nấu, sắp xếp hợp lý hóa kế hoạch sản xuất và nâng cao trình độ lao động của nhà máy nên tổng mức đầu tư cho dự án nâng công suất là 2.531.439.000 đồng (Hai tỷ năm trăm ba mươi mốt triệu, bốn trăm ba mươi chín nghìn đồng)

Căn cứ tiêu chí phân loại tại điểm d khoản 4 Điều 8 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 và hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ thì đối với dự án nhà máy sản xuất rượu, bia, nước giải khát có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đến dưới 1.000 tỷ đồng được phân loại vào dự án nhóm B Như vậy, Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh sau khi nâng công suất lên 70 triệu lít/năm

có quy mô tương đương dự án nhóm B theo tiêu chí của Luật đầu tư công

1.3 CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ

1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở:

1.3.1.1 Quy mô công suất:

Quy mô công suất của Nhà máy: 70 triệu lít bia/năm

Cơ sở có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020, được quy định chi tiết tại Phụ lục số II kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/02/2022 của Chính phủ, số thứ tự 14

1.3.1.2 Quy mô xây dựng:

Năm 2020, Công ty bắt đầu triển khai dự án “Đầu tư nâng công suất Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh từ 50 triệu lít/năm lên 70 triệu lít/năm” trên khuôn viên Nhà máy hiện hữu, bằng phương án tối ưu hóa quy trình công nghệ, kỹ thuật và hoạt động của các dây chuyền thiết

Trang 12

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh

bị, tăng thời gian hoạt động của dây chuyền chiết bia, sắp xếp hợp lý hóa kế hoạch sản xuất của nhà máy Khi nâng công suất, Công ty không xây dựng thêm hạng mục nào mới mà tiếp tục sử dụng các hạng mục công trình của nhà máy hiện hữu để đáp ứng cho dự án

Các hạng mục công trình của Nhà máy:

Bảng 1.1 Các hạng mục công trình của Nhà máy hiện hữu

III Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh)

1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở

Nhà máy sản xuất Bia từ các nguyên liệu chính là Malt đại mạch, Gạo, Houblon, Men bia, nước và một số phụ gia khác Công nghệ truyền thống giữ nguyên như trước khi nâng công suất và điều chỉnh nồng độ dịch nha theo hướng cô đặc hơn, cụ thể như sau:

Tỷ lệ nguyên liệu nấu là 75% malt và 25% gạo Nấu dịch nha nồng độ cao sau khi lên men chuyển đi lọc đồng thời pha loãng xuống nồng độ thấp theo từng loại sản phẩm Điều chỉnh độ hòa tan ban đầu của dịch nha lên 14,0 ± 0,4oP

Áp dụng công nghệ lên men hiện đại: lên men chính và lên men phụ tiến hành trong cùng một tank

Lên men chính: to = 7 ÷ 9oC

Lên men phụ: to = 2 ÷ 5oC

Trang 13

Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh 6

Hạ nhiệt độ trước khi lọc to = -1 ÷ 0oC

Cơ cấu sản phẩm: 100% bia lon 330 ml

Hình 1.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất và phát thải

Tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất bia:

- Nguyên liệu chính đưa vào sản xuất là Malt đại mạch, Gạo, Houblon , Men bia, nước và một số phụ gia khác

Phân phối Lưu thông Bán hàng

Trang 14

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh

- Malt và gạo từ kho nguyên liệu được sàng tách tạp chất, cân, rồi đưa tới bộ phận xay, nghiền

- Quá trình xay – nghiền malt cần phải giữ cho vỏ nguyên liệu nguyên vẹn, càng ít bị

vỡ càng tốt để khỏi ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và tạo điều kiện cho quá trình lọc dung dịch sau này

- Bột gạo được đưa vào nồi nấu gạo, bột Malt được đưa vào nồi nấu Malt để tiến hành quá trình dịch hoá, cháo gạo sau khi nấu được bơm qua nồi Malt để tiến hành quá trình đường hóa

- Quá trình đường hoá sẽ thuỷ phân tinh bột và protein tạo thành đường, axit amin và các chất hòa tan khác, đó là nguyên liệu chính của quá trình lên men Sau đó dung dịch được lọc qua nồi lọc (Lauter tun) để bỏ bã hèm “Nước nha” sau khi lọc được đưa vào nồi đun sôi và cho Houblon vào để thực hiện quá trình houblon hoá tạo hương vị cho bia

- Dịch sau khi houblon hoá được đưa qua thiết bị lắng xoáy (Whirlpool) để lắng cặn sau đó chuyển qua thiết bị lạnh nhanh hạ nhiệt độ dịch xuống 7 ÷ 8oC Dịch nha lạnh được đưa vào tank lên men để lên men Nấm men được nuôi cấy và nhân giống từ phòng thí nghiệm sang phòng gây men và được đưa sang các tank lên men theo tỷ lệ phù hợp Nhà máy bia Sài Gòn tại Hà Tĩnh sử dụng nấm men do Tổng Công ty CP Bia Rượu NGK Sài Gòn cung cấp

- Lên men chính và lên men phụ trong cùng một tank, sau khi kết thúc lên men phụ, tiến hành pha loãng dịch lên men bằng nước đã khử khí, tiệt trùng tuyệt đối, tỷ lệ pha nước tùy theo chủng loại bia sản xuất, đồng thời tiến hành lọc trong và đưa vào các bồn chứa bia trong Từ các bồn này bia được lưu giữ để ổn định bia sau đó được đưa tới dây chuyền chiết lon để chiết vào lon và đóng thùng

Quá trình lên men được chia thành hai giai đoạn chính và phụ:

- Giai đoạn đầu của quá trình lên men được gọi là giai đoạn lên men chính Trong giai đoạn này, sự tiêu hao cơ chất diễn ra mạnh mẽ, một lượng lớn đường được chuyển hóa thành cồn và CO2, sản phẩm của quá trình lên men chính là bia non đục, có mùi và vị đặc trưng nhưng chưa thích hợp cho việc sử dụng như một thứ nước giải khát Nhiệt độ trong quá trình lên men chính từ 7 - 9oC

- Sau giai đoạn lên men chính, chuyển sang quá trình lên men phụ và ủ bia Quá trình lên men này diễn ra chậm, bia được lắng trong, hàm lượng những sản phẩm phụ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của bia giảm, hương vị bia tăng lên, nhiệt độ trong giai đoạn lên men phụ từ 2 - 5oC

- Thời gian lên men chính khoảng 7 ngày, sau đó được chuyển sang chế độ lên men phụ trong khoảng 14 ngày Tổng thời gian lên men 21 ngày cho loại bia chiết lon 330ml

Trang 15

Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh 8

- Bia sau khi lên men phụ xong được đưa sang pha bia sau đó đưa vào hệ thống lọc, quá trình lọc bao gồm các chức năng: lọc trong, tạo ra sự ổn định cho bia, tạo ra sự đồng đều cho sản phẩm mỗi loại bia sẽ có tỷ lệ pha nước khử khí khác nhau tùy theo nồng độ yêu cầu Bia được lọc trong chứa trong các bồn chứa bia trong Từ các bồn này bia được đưa tới dây chuyền chiết lon Sau khi chiết, đóng nắp sản phẩm được thanh trùng theo chế độ công nghệ phù hợp để diệt men, kéo dài thời gian tồn trữ và sử dụng Khâu cuối cùng là in hạn sử dụng, xếp két Sau đó nhập kho thành phẩm, xuất đi tiêu thụ

1.4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phục vụ hoạt động của cơ sở

Nhu cầu nguyên nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng cho 1 năm sản xuất của Nhà máy khi nâng công suất lên 70 triệu lít/năm được ước tính như sau:

Bảng 1.2 Nguyên nhiên vật liệu, hóa chất chủ yếu

dùng trong 1 năm của cơ sở

TT

Tên nguyên, nhiên, vật

liệu

Đơn vị tính

Lượng sử dụng

Dự báo công suất 70 triệu lít/năm

Trang 16

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh

(Nguồn: Công ty TNHH MTV bia Sài Gòn – Hà Tĩnh)

1.4.2 Nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liêu, hóa chất, điện, nước cho cơ sở:

Nguồn nguyên vật liệu sử dụng cho Nhà máy hiện tại có cùng tính chất, yêu cầu kỹ thuật và nguồn cung cấp như đang áp dụng tại các nhà máy trong Tổng Công ty Theo công nghệ sản xuất bia Sài Gòn, nguyên liệu chính để sản xuất bia là malt đại mạch, gạo, houblon, nước Những nguyên liệu malt đại mạch, phụ gia, hóa chất chuyên dùng sẽ được Tổng công ty nhập khẩu và cung cấp lại cho Nhà máy bia Sài Gòn - Hà Tĩnh theo kế hoạch sản xuất Riêng gạo, Tổng Công ty mua của các nhà cung cấp trong nước

Nhiên liệu, năng lượng được sử dụng đều có nguồn cung cấp trong nước

Hơi nước bão hòa: Công ty sử dụng hơi được cấp từ 02 lò hơi đốt than 8 tấn hơi/giờ hiện hữu tiếp tục sử dụng phục vụ cho dự án

Hóa chất: Các hóa chất sử dụng sẽ tiếp tục được Công ty mua từ các nhà máy sản xuất hóa chất và/hoặc các công ty thương mại trong nước Các hóa chất sẽ được đựng trong các bao bì kín và việc vận chuyển tới nhà máy sẽ do nhà cung cấp thực hiện bằng đường

bộ Công ty thực hiện việc khai báo hóa chất sử dụng theo đúng quy định hiện hành của

Trang 17

Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh 10

* Cân bằng nước đầu vào và đầu ra của Nhà máy:

Theo dự báo tại báo cáo ĐTM dựa trên số liệu thống kê trước năm 2020 của Nhà máy, định mức nước cấp để sản xuất 1 lít bia là 4,5 lít nước/1 lít bia Trong đó 1 lít đi vào bia thành phẩm, 3,5 lít còn lại đi vào nước thải sản xuất

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kể từ sau khi phê duyệt ĐTM đến nay (2020 – nay), Công ty đã thực hiện các giải pháp tiết kiệm nước nên lượng nước tiêu thụ đã giảm theo từng năm Theo thống kê tại Nhà máy, định mức nước cấp để sản xuất 1 lít bia qua các năm 2020, 2021, 2022 lần lượt là 4,14 lít; 3,65 lít và 3,2 lít nước/1 lít bia Với định mức 3,2 lít nước cấp/1 lít bia, nhu cầu sử dụng nước cấp khi đạt công suất 70 triệu lít/năm ước tính là 224.000 m3/năm

Bảng 1.3 Bảng cân bằng nước đầu vào và đầu ra của dự án khi nhà máy đạt công

suất 70 triệu lít/năm

Nhu cầu

Lượng nước cấp vào thành phẩm Lượng nước đi

- Số ngày vận hành của HTXLNT là 365 ngày

- Nước cấp sản xuất: áp dụng định mức 3,2 lít nước cấp/1 lít bia (thống kê năm 2022)

- Nhu cầu nước cấp sản xuất: 70.000.000 lít bia/năm × 3,2 lít nước cấp/ 1 lít bia : 365

- Lượng nước đi vào thành phẩm: 70.000.000 lít/năm : 365 ngày = 191.780 lít/ngày =

- Lượng nước bay hơi trong quá trình nấu bia: Mỗi mẻ nấu 230.000 lít bia hay hơi 1.400 lít Lượng nước bay hơi là: 70.000.000 lít/năm : 230.000 x 1.400 : 365 ngày = 1.167

- Lượng nước thải: tính bằng lượng nước cấp trừ đi lượng nước vào thành phẩm và

(Nguồn : Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh)

Trang 18

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh

1.5 CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN NHÀ MÁY

1.5.1 Danh mục máy móc thiết bị sản xuất của nhà máy

Trên cơ sở hệ thống máy móc, thiết bị của nhà máy giai đoạn 50 triệu lít/năm (bao gồm các hệ thống tồn trữ, xử lý nguyên liệu; hệ thống nhà nấu; hệ thống lên men; hệ thống lọc bia; hệ thống CIP; dây chuyền chiết lon; hệ thống xử lý nước; thiết bị cung cấp hơi nước, hệ thống thiết bị lạnh, hệ thống thu hồi CO2, hệ thống khí nén,…), nhà máy đã phối hợp với các chuyên gia để đánh giá khả năng đáp ứng của thiết bị để tiếp tục sử dụng cho giai đoạn nâng công suất lên 70 triệu lít/năm Chi tiết máy móc thiết bị của cơ sở trình bày tại Bảng sau:

Bảng 1.4 Danh mục máy móc thiết bị của nhà máy

Đơn

vị tính

Năm chế tạo/Năm lắp đặt

Trang 19

Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh 12

Trang 20

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh

Trang 21

Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh 14

Trang 22

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh

Trang 23

Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh 16

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh)

* Một số hình ảnh hiện trạng nhà xưởng, dây chuyền thiết bị của nhà máy:

Trang 24

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh

Hình 1.3 Hiện trạng hệ thống dây chuyền sản xuất của nhà máy

Trang 25

Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh 18

1.5.2 Tổ chức quản lý vận hành nhà máy

Một năm nhà máy sản xuất vận hành liên tục 365 ngày

Nhà máy sẽ chia ra làm 3 ca sản xuất vì vậy nhân công nhà máy sẽ chia thành 3 ca cho mỗi khu vực sản xuất Mỗi ca sản xuất sẽ có các cán bộ quản lý kỹ thuật sản xuất Bộ phận văn phòng chỉ làm việc theo giờ hành chính

Bố trí nhân lực nhà máy: Số nhân viên của nhà máy hiện hữu là 106 người, đủ đáp ứng cho dự án nên Công ty không tuyển thêm nhân sự

Nhân sự nấu lên men: 6 người/ca sản xuất; Chiết đóng gói: 5 người/ca sản xuất; Cơ điện động lực: 6 người/ca sản xuất

Bảng 1.5 Số lượng cán bộ nhân viên làm việc tại Nhà máy

8 Quản đốc phân xưởng chiết 1

II NHÂN VIÊN VÀ CÔNG NHÂN

1 Phòng Kế toán – thống kê 4

2 Phòng hành chính nhân sự 5

4 Phòng kế hoạch - cung tiêu 17

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh)

Cơ cấu tổ chức nhà máy như sau:

Trang 26

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh

Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức hoạt động của nhà máy 1.5.3 Thông tin về công tác bảo vệ môi trường tại Nhà máy

Công tác lập, thẩm định và phê duyệt các hồ sơ, thủ tục về môi trường của Nhà máy

trong quá trình hoạt động được tóm tắt như sau:

* Giai đoạn quy mô công suất 50 triệu lít/năm:

- Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh của Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh trực thuộc Tổng Công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn đã được khởi công xây dựng vào ngày 21/2/2011 tại xã Tân Lâm Hương (trước đây là xã Thạch Tân), huyện Thạch

Hà, tỉnh Hà Tĩnh và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2013 với sản phẩm chính là bia chai nhãn hiệu Sài Gòn 355ml và bia lon 333 Công ty đã lập và được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án “Di dời, mở rộng Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh, công suất 40 triệu lít/năm” tại Quyết định số 2649/QĐ-UBND ngày 08/10/2007 Năm 2014, Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện “Dự án đầu tư nâng công suất Nhà máy bia Sài Gòn - Hà Tĩnh từ 40 triệu lít/năm lên

50 triệu lít/năm” trên diện tích hiện hữu của Nhà máy

- Các hồ sơ, văn bản pháp lý về môi trường của Nhà máy 50 triệu lít/năm bao gồm: + Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: Quyết định số 1492/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2014 của Bộ Tài nguyên và môi trường về việc phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án “Đầu tư nâng công suất Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh từ 40 triệu lít/năm lên 50 triệu lít/năm

Kiểm soát Viên

Ban Giám đốc Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh

XưởngĐộng lực

Phòng

Kế họach – Cung tiêu

Phòng

Kế toán – Thống

Phòng Hành chính – Nhân

sự

Phòng

Kỹ thuật

Hội đồng Thành Viên Công

ty TNHH MTV Bia Sài Gòn

– Hà Tĩnh

Trang 27

Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh 20

+ Giấy xác nhận số 97/GXN-TCMT ngày 07/10/2015 về việc xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường cho dự án “Đầu tư nâng công suất Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh từ 40 triệu lít/năm lên 50 triệu lít/năm”

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 1106/GP-UBND ngày 06/4/2020 do UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp cho Nhà máy Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh với lưu lượng 1.200m3/ngày,

* Giai đoạn dự án nâng công suất từ 50 triệu lít/năm lên 70 triệu lít/năm:

- Trong quá trình sản xuất, sản phẩm bia Sài Gòn luôn có tốc độ tăng trưởng cao, sản lượng chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường Do đó, tháng 7/2020, Công ty đã quyết định triển khai thực hiện dự án “Đầu tư nâng công suất Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh từ 50 triệu lít/năm lên 70 triệu lít/năm” để đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng thêm nguồn thu cho doanh nghiệp Dự án thực hiện trên khuôn viên Nhà máy hiện hữu bằng phương án tối

ưu hóa quy trình công nghệ và nâng cao hiệu suất của máy móc thiết bị hiện hữu, tăng số giờ hoạt động của thiết bị Khi thực hiện dự án, Công ty không xây dựng thêm hạng mục nào mới, mà tiếp tục sử dụng các hạng mục công trình của nhà máy hiện hữu để đáp ứng cho dự án nâng công suất Trong số đó, hầu hết các công trình bảo vệ môi trường của Nhà máy giữ nguyên theo Giấy xác nhận số 97/GXN-TCMT ngày 07/10/2015

- Quá trình thực hiện hồ sơ, thủ tục về môi trường của dự án nâng công suất:

+ Tháng 11/2020, Công ty đã lập báo cáo ĐTM cho dự án và nhận được quyết định phê duyệt số 2668/QĐ-BTNMT ngày 25/11/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án “Đầu tư nâng công suất Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh từ 50 triệu lít/năm lên 70 triệu lít/năm”

+ Từ tháng 7 - 11/2021, Công ty đã vận hành thử nghiệm công trình BVMT theo quy định Luật BVMT 2014 và Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ Các Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh trong quá trình vận hành thử nghiệm của dự án gồm có: Văn bản số 1734/STNMT-MT ngày 17/5/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh về việc chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án “Đầu tư nâng công suất Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh từ

50 triệu lít/năm lên 70 triệu lít/năm”; Văn bản số 5354/STNMT-MT ngày 29/12/2021 của

Trang 28

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh về việc thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án “Đầu tư nâng công suất Nhà máy bia Sài Gòn - Hà Tĩnh từ 50 triệu lít/năm lên 70 triệu lít/năm” Các kết quả quan trắc trong giai đoạn vận hành thử nghiệm được tổng hợp lại tại chương V của báo cáo

+ Tháng 12/2021, Công ty đã tiến hành nộp hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2014

+ Ngày 25/01/2022, Tổng cục Môi trường đã có văn bản số 38/TB-TCMT về việc thông báo kết quả kiểm tra việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường của Dự án, trong

đó yêu cầu Công ty bổ sung, hoàn thiện một số nội dung để gửi Bộ TNMT xem xét cấp Giấy xác nhận Theo đó, Công ty đã tiến hành rà soát bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và cải tạo, điều chỉnh các công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra Trong quá trình thực hiện, Công ty đã tiến hành cải tạo lại hồ sự cố (lót vải nhựa HDPE), đồng thời tiến hành lập hồ sơ đề nghị và được Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn số 148/2022/DNTM-VLXD cho sản phẩm tro xỉ lò hơi đốt than làm vật liệu san lấp tại Quyết định số 240/QĐCN-VLXD ngày 09/12/2022 Đây là hai công việc lớn, tiêu tốn nhiều thời gian và nguồn lực của Công ty

Trong suốt quá trình trên, hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường của Công ty vẫn được Tổng cục môi trường xử lý Tuy nhiên, do có sự thay đổi của pháp luật, nên sau khi xử lý xong các tồn tại thì việc xin xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường không còn phù hợp với Luật hiện hành Do đó, Công ty

đã có Văn bản xin rút lại hồ sơ Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án “Nhà máy bia Sài Gòn - Hà Tĩnh từ 50 triệu lít/năm lên 70 triệu lít/năm” để thực hiện hồ sơ Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, cấp Giấy phép môi trường theo quy định Luật Bảo vệ môi trường số

72/2020/QH14 (Các văn bản liên quan nêu trên xin xem chi tiết tại Phần Phụ lục)

Trang 29

Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh 22

Bảng 1.5 Tóm tắt các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của cơ sở

TT Hạng mục công trình BVMT Nội dung đã được xác nhận hoàn thành năm 2015

(1)

(giai đoạn 50 triệu lít/năm) Hiện trạng

I Công trình thu gom, xử lý nước thải

1 Hệ thống xử lý nước thải 01 hệ thống xử lý nước thải:

+ Công suất 1.200m3/ngày đêm

+ Công nghệ xử lý: Xử lý sinh học

+ Quy trình: Nước thải → Tách rác thô → Bể thu gom

→ Tách rác tinh → Bể cân bằng → Bể yếm khí → Bể lắng → Bể trung gian → Bể xử lý sinh học hiếu khí theo

mẻ → Bể khử trùng → Sông Ngàn Mo

Năm 2019, Công ty bổ sung thêm Cụm

xử lý Photpho cho hệ thống xử lý nước thải (theo văn bản chấp thuận số 3672/BTNMT-TCMT ngày 30/7/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường) + Công suất xử lý của hệ thống không thay đổi

+ Công nghệ xử lý: sinh học kết hợp hóa

+ Quy trình xử lý: Nước thải → Lược rác thô → Bể thu gom → Lược rác tinh

→ Bể điều hòa → Bể yếm khí UASB →

Bể lắng → Bể trung gian → Bể hiếu khí SBR → Bể điều tiết → Bể lắng photpho

→ Bể khử trùng → Hố lấy mẫu giám sát

tự động → Mương thoát nước thải → Kênh tiêu nước Đội Nối → Sông Rào Cái

2 Hệ thống thu gom nước thải Đã xây dựng hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn tách

biệt với nước thải

Không thay đổi

3 Hệ thống thu gom nước mưa

II Công trình xử lý bụi, khí thải

1 Công trình xử lý khí thải lò hơi 02 hệ thống xử lý khí thải lò hơi công suất 8 tấn hơi/ giờ Không thay đổi

(1) Trích nội dung Giấy xác nhận số 97/ GXN-TCMT do Tổng Cục Môi trường cấp ngày 07/10/2015

Trang 30

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh

TT Hạng mục công trình BVMT Nội dung đã được xác nhận hoàn thành năm 2015

(1)

(giai đoạn 50 triệu lít/năm) Hiện trạng

Công nghệ: Khí thải → Lọc bụi tại hệ thống xyclone →

bể xử lý khói lò bằng dung dịch NaOH → thải ra môi trường qua ống khói cao 26m

2 Công trình xử lý bụi từ quá trình xay

malt, nghiền gạo

Hệ thống thu hồi bụi bao gồm: quạt hút bụi, cyclone lắng

và lọc bụi túi vải cho hệ thống xử lý nguyên liệu, công suất 210 m3/phút

Không thay đổi

3 Hệ thống xử lý khí CO2 từ quá trình

lên men

Hệ thống thu hồi CO2 công suất 300kg/giờ

Quy trình công nghệ: CO2 → bình khử bọt → phao chứa khí CO2 → tháp rửa CO2 → máy nén CO2 → bộ khử mùi

→ bộ hấp thụ làm khô → hệ thống hóa lỏng → bồn chứa

CO2 lỏng → hệ thống hóa hơi CO2 → bồn ổn áp CO2 → nơi tiêu thụ

Không thay đổi

III Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

1 Khu vực lưu giữ chất thải rắn thông

thường

Diện tích 30m2, lợp mái tôn, xung quanh có tường bao, nền BTCT, chia làm 02 ngăn, giữa các ngăn có tường cao 1,8m phân cách

Không thay đổi

2 Silo chứa bã thải 01 silo chứa bã thải dung tích 25m3 làm bằng vật liệu

thép không rỉ, có hệ thống xuất bã thải ra xe tải

Không thay đổi

3 Tank chứa men thải 02 tank chứa men thải, mỗi tank có dung tích 7m3 Không thay đổi

IV Công trình lưu giữ, xử lý chất thải

nguy hại

1 Kho chứa chất thải nguy hại Kho lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại có diện tích 30m2,

đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định

Không thay đổi

V Công trình, biện pháp giảm thiểu

tác động môi trường khác

1 Công trình phòng chống cháy nổ Đã có Giấy chứng nhận thẩm định về phòng cháy chữa

cháy số 07/TD-PCCC do Công an tỉnh Hà Tĩnh cấp; Biên

Không thay đổi

Trang 31

Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh 24

TT Hạng mục công trình BVMT Nội dung đã được xác nhận hoàn thành năm 2015

(1)

(giai đoạn 50 triệu lít/năm) Hiện trạng

bản kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy với đại diện Phòng cảnh sát PCCC tỉnh Hà Tĩnh ngày 01/02/2013

2 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó hóa

chất

Đã có biện pháp phòng ngừa, ứng phó hóa chất

3 Cây xanh Diện tích trồng cây xanh đảm bảo 15% theo quy định Không thay đổi

4 Hệ thống quan trắc tự động, liên tục Đã lắp đặt thiết bị đo lưu lượng và hệ thống quan trắc liên

tục tự động để giám sát nước thải sau xử lý đối với các thông số DO, pH, TSS

Đã bổ sung quan trắc tự động liên tục các thông số: Lưu lượng (đầu vào và đầu ra),

pH, DO, TSS COD, Amoni, Nhiệt độ, Tổng N, Tổng P và truyền dữ liệu quan trắc online 24/24 về Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh

Trang 32

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án “Đầu tư nâng công suất Nhà máy bia Sài Gòn -

Hà Tĩnh từ 50 triệu lít/năm lên 70 triệu lít/năm”

2.1.1 Sự phù hợp với Quy hoạch Bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch tỉnh

- Quy hoạch BVMT Quốc gia:

Hiện nay, Quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chưa được ban hành Tuy nhiên, theo Dự thảo mới nhất Quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (chưa phê duyệt) thì khu vực triển khai dự án không nằm trong danh mục vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải tại phụ lục kèm theo Cơ sở có các đặc điểm, phương án BVMT phù hợp với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường được nêu trong dự thảo Quy hoạch, bao gồm nhóm giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường từ phát triển kinh tế - xã hội, nhóm giải pháp quản lý chất thải Dự án không mâu thuẫn với quan điểm, định hướng, mục tiêu của Dự thảo quy hoạch BVMT Quốc gia

- Chiến lược BVMT Quốc gia:

Theo Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022, Nhà máy có các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp với các nhóm nhiệm vụ của chiến lược, bao gồm: nhóm giải pháp chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn các tác động xấu lên môi trường, các sự cố môi trường; nhóm giải pháp chủ động kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; ngăn chặn các tác động xấu đối với môi trường; nhóm giải pháp chủ động phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; tăng cường quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

- Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh:

Theo Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 08/11/2022 thì vị trí Nhà máy không nằm trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải theo phương án phân vùng môi trường tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030

2.1.2 Sự phù hợp với phân vùng môi trường

Thời điểm hiện tại tỉnh Hà Tĩnh chưa có phân vùng môi trường cụ thể theo ranh giới các địa bàn Theo tiêu chí phân vùng môi trường được quy định tại Điều 22, Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, thì vị trí Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh tại xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch

Trang 33

Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh 26

Hà không có tiêu chí nào của vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải Ngoài

ra, theo dự thảo Quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì khu vực triển khai dự án cũng không nằm trong Phụ lục danh mục vùng bảo

vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải của tỉnh Hà Tĩnh Cụ thể: Vị trí nhà máy không

có mối liên hệ với hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di tích lịch sử văn hóa, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực nội thành, nội thị hiện có hoặc xác định quy hoạch của các đô thị Dự án không xả nước thải vào nguồn nước mặt cấp nước sinh hoạt (hiện tại

là một điều kiện thuận lợi đối với khả năng chịu tải của môi trường đối với các nguồn thải

từ dự án

- Đối với nước thải:

Mức lưu lượng xả nước thải của dự án thuộc mức lớn (theo điểm a, khoản 1 Điều 97 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, từ 500m3/ngày trở lên) Khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận (sông Rào Cái) đối với nước thải của Nhà máy đã được đánh giá chi tiết tại Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước của Nhà máy Bia Sài Gòn Hà Tĩnh (đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp giấy phép số 1106/GP-UBND ngày 06/4/2020, với lưu lượng 1.200m3/ngày đêm)

và tại Báo cáo ĐTM của dự án Theo đó, sông Rào Cái vẫn còn đủ khả năng chịu tải đối với các thông số ô nhiễm trong nước thải của Nhà máy Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh

- Đối với khí thải:

Mức lưu lượng xả khí thải của dự án chỉ ở mức nhỏ (không thuộc các điểm a b c khoản 1 Điều 98 Nghị định 08/2022/NĐ-CP) Hiện tại, xung quanh khu vực dự án khá thoáng đãng và có ít sức ép từ các nguồn khí thải công nghiệp Qua dữ liệu chất lượng môi trường cho thấy không khí khu vực chưa có dấu hiệu ô nhiễm Bên cạnh đó, khí thải được

xử lý đạt quy chuẩn mới thoát ra ngoài môi trường Do đó, nhìn chung khả năng tiếp nhận của môi trường đối với nguồn khí thải từ dự án là đảm bảo

Chất lượng hiện trạng môi trường tiếp nhận nước thải của dự án (sông Rào Cái) được Công ty quan trắc định kỳ 06 tháng/lần, kết quả phân tích trong năm 2021 và 2022 được thống kê tóm tắt tại bảng sau:

Trang 34

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án “Đầu tư nâng công suất Nhà máy bia Sài Gòn - Hà Tĩnh từ 50 triệu lít/năm lên 70 triệu lít/năm”

Bảng 2.1 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nguồn tiếp nhận nước thải của Nhà máy từ 2021 đến nay

08-MT:2015/BT NMT, Cột B1

+ T: Mẫu lấy tại Sông Rào Cái, phía trên điểm nhận thải khoảng 100m, điểm lấy mẫu có tọa độ: 105054'16'' (Đ); 18018'21'' (B);

+ H: Mẫu lấy tại Sông Rào Cái, phía dưới điểm nhận thải khoảng 100m, điểm lấy mẫu có tọa độ: 105054'18'' (Đ); 18018'32'' (B);

Nhận xét:

Qua chuỗi kết quả quan trắc định kỳ của Nhà máy thực hiện đối với nước sông Rào Cái, cho thấy chất lượng hiện trạng môi trường tiếp nhận nước thải của dự án đang đáp ứng theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt

Trang 35

Hà Tĩnh từ 50 triệu lít/năm lên 70 triệu lít/năm”

CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

3.1 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

3.1.1 Công trình thu gom, thoát nước mưa

- Lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất trong 1 ngày trên khu vực nhà máy được tính toán là 23.358,76 m3/ngày.đêm (theo tính toán tại báo cáo ĐTM của dự án, mục 3.2.1.1.3.3)

- Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh hiện hữu đã xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa tách riêng với hệ thống thu gom thoát nước thải, bao gồm: Đường ống thoát nước uPVC Φ 200 và ống BTCT Φ300, Φ400, Φ500, Φ600, Φ800 với tổng chiều dài 2.603m và 101 hố ga nước mưa Cụ thể như sau:

Bảng 3.1 Tổng hợp khối lượng thu gom thoát nước mưa

1 Ồng uPVC Φ 200: 134,0 (m) Thu gom, thoát nước mưa khu vực nhà

2 Ống BTCT Φ300: 1.719,0 (m) Thu gom, thoát nước mưa sân đường

3 Ống BTCT Φ400: 241,0 (m) Thu gom, thoát nước mưa sân đường

4 Ống BTCT Φ500: 140,0 (m) Thu gom, thoát nước mưa sân đường

5 Ống BTCT Φ600: 280,0 (m) Thu gom, thoát nước mưa sân đường

6 Ống BTCT Φ800: 89,0 (m) Cống thoát ra môi trường

7 Hố ga 1000 x 1000 101 (cái) Hố ga thu nước và đấu nối

Tổng cộng 2.603 (m)

Nước mưa chảy tràn được thu gom vào các cống thoát nước mưa của nhà máy và thoát ra mương tiêu nước Đội Nối tại hai vị trí, sau đó đổ ra sông Rào Cái

Bảng 3.2 Thông tin vị trí điểm thoát nước mưa

TT Vị trí Tọa độ điểm xả Kích thước

cống Cao độ đáy thoát nước Hình thức

Trang 36

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh

Hình 3.1 Sơ đồ mạng lưới thu gom và thoát nước mưa Nhà máy

Trang 37

Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh 30

3.1.2 Công trình thu gom, thoát nước thải

- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải của Nhà máy:

Hình 3.2 Sơ đồ tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải của dự án

Hoạt động của nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh khi đạt 70 triệu lít/năm sẽ phát sinh tổng lượng nước thải là 425,6 m3/ngày.đêm, trong đó bao gồm nước thải sinh hoạt 4,9m3/ngày và nước thải sản xuất 420,7 m3/ngày (theo bảng 1.3)

Nhà máy hiện hữu đã xây dựng hoàn thiện hệ thống thu gom nước thải tách riêng với

hệ thống thu gom thoát nước mưa, bao gồm: Đường ống HDPE chôn ngầm có các kích thước Φ110, Φ250, Φ315, Φ500 với tổng chiều dài khoảng 930m và 86 hố ga lắng cặn

Nước thải sinh hoạt Nước thải sản xuất

Nước xám Nước đen

Sông Rào Cái

Bể tự hoại

Hệ thống xử lý nước thải tập trung

Trang 38

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh

(kích thước 1,0x1,0x1,2m); Mương thu nước trong nhà bằng bê tông có nắp kích thước B300mm, lòng mương lát gạch chịu axit với tổng chiều dài 454 (m) Cụ thể như sau:

Bảng 3.3 Tổng hợp khối lượng thu gom thoát nước thải

TT Chủng loại Chiều dài Ghi chú

1 Mương BTCT B300 454 (m) Thu gom nước sản xuất trong nhà

2 Ống HDPE Φ110: 80 (m) Thu gom nước thải sinh hoạt và

nước thải sản xuất

3 Ống HDPE Φ250: 544 (m) Thu gom nước thải sinh hoạt và

Hình 3.3 Mương thoát nước sản xuất trong nhà xưởng

Trang 39

Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh 32

- Công trình thoát nước thải: Nước thải sau

khi xử lý đạt loại A QCVN 40:2011/BTNMT sẽ

thoát theo cống đúc hở bằng BTCT kích thước

BxH = 0,6x0,9(m) dài 50m chảy vào vào kênh

mương tiêu nước Đội Nối (tại địa phận thôn Liên

Hương, xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà

- Vị trí, điểm xả nước thải có tọa độ X =

2023480, Y = 0541436 (hệ tọa độ VN2000, kinh

tuyến trục 105o, múi chiếu 3o)

- Nguồn tiếp nhận nước thải: sông Rào Cái,

đoạn qua địa phận thôn Tân Hòa, xã Tân Lâm

Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Chế độ xả nước thải: Xả liên tục theo chu

kỳ (chu kỳ 03 lần/ngày đêm; 04 giờ/lần)

Phương thức xả thải: Nước thải được xả ven

bờ trên bề mặt nguồn tiếp nhận, theo phương thức

tự chảy

3.1.3 Công trình xử lý nước thải

Khi nhà máy hoạt động với công suất 70 triệu lít bia/năm thì tổng lượng nước thải là 425,6 m3/ngày.đêm (theo bảng 1.3) và hệ thống xử lý nước thải công suất 1.200

m3/ngày.đêm của Nhà máy có đủ khả năng xử lý nước thải của Dự án khi nâng công suất

Do đó, Công ty tiếp tục sử dụng hệ thống xử lý nước thải này để xử lý nước thải sản xuất

và nước thải sinh hoạt đảm bảo đạt QCVN 40:2011/ BTNMT, cột A, hệ số Kf = 1, Kq = 0,9

❖ Mô tả hệ thống xử lý nước thải đã hoàn thành:

Hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy được xây dựng với công suất 1.200

m3/ngày.đêm, đã được Bộ TN&MT xác nhận hoàn thành theo GXN số 97/GXN-TCMT ngày 07/10/2015 Đến năm 2019, nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, Công ty đã xin phép Bộ Tài nguyên và Môi trường cải tạo xây dựng bổ sung cụm xử lý Photpho cho hệ thống xử lý nước thải và được chấp thuận tại văn bản số 3672/BTNMT-TCMT ngày

30/7/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Văn bản xin phép và văn bản chấp thuận

đính kèm phụ lục báo cáo)

Như vậy, so với Giấy xác nhận hoàn thành đã cấp năm 2015, đối với hệ thống xử lý nước thải tại hồ sơ xin cấp phép lần này có bổ sung thêm hạng mục cụm xử lý Photpho để tăng hiệu quả xử lý cho hệ thống Ngoài ra, để phù hợp với việc bổ sung cụm xử lý Photpho thì hạng mục Bể khử trùng trước đây đã điều chỉnh thành bể điều tiết và bể khử trùng mới Các bể xử lý khác giữ nguyên như cũ Quy trình công nghệ của hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy hiện nay như sau:

Hình 3.4 Hố quan trắc tự động

liên tục nước thải

Trang 40

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh

Hình 3.5 Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung

Ngày đăng: 24/02/2024, 11:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN