Trang 3 CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT NAM--- o0o --- BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ “CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT NAM TẠI THÀNH P
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
Tên chủ cơ sở
CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT NAM
- Địa chỉ: 485 đường Xa lộ Hà Nội, phường Linh Trung, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
- Tên cơ sở: Chi nhánh Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam tại Thành phố Đà Nẵng
- Địa chỉ cơ sở: quốc lộ 1A, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng
- Người đại diện theo pháp luật: Cheng, Hui-Ju
- Hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp: Công ty TNHH nước giải khát Coca- Cola Việt Nam
- Giấy chứng nhận đầu tư, mã Dự án số 32112000212 do Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng cấp, đăng ký lần đầu ngày 26 tháng 06 năm 2001, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0300792451-005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp, đăng ký lần đầu ngày 26 tháng 06 năm 2001, đăng ký thay đổi lần thứ 04 ngày 03 tháng 04 năm 2023
- Hợp đồng thuê đất ngày 25/11/2002 giữa Sở Địa chính – Nhà đất Tp Đà Nẵng và Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam với diện tích 40.000m 2
Tên cơ sở
2.1 Thông tin về cơ sở
“DỰ ÁN CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA
VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”
- Địa điểm thực hiện: quốc lộ 1A, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng
- Cơ quan cấp giấy phép xây dựng: Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng
- Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư: Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT)
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM):
• Quyết định số 1174/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 07 năm 2013 do Bộ TNMT cấp cho dự án “Nâng công suất nhà máy sản xuất nước giải khát Coca-Cola Việt Nam tại Đà Nẵng từ 105 triệu lít/năm lên 170 triệu lít/năm” (được đính kèm trong phần
• Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 95/GXN-BTNMT ngày
15 tháng 08 năm 2018 do Bộ TNMT cấp cho dự án “Nâng công suất nhà máy sản xuất nước giải khát Coca-Cola Việt Nam tại Đà Nẵng từ 105 triệu lít/năm lên 170 triệu lít/năm” (được đính kèm trong phần Phụ lục)
• Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 3129/GP-UBND ngày 25/08/2020 của UBND Thành phố Đà Nẵng cho phép Chi nhánh Công ty TNHH Nước giải khát
Coca-Cola Việt Nam tại Thành phố Đà Nẵng xả nước thải vào nguồn nước sau xử lý tại trạm xử lý nước thải của Nhà máy vào nguồn tiếp nhận là kênh Đa Cô với lưu lượng tối đa 1.000m 3 /ngày.đêm (được đính kèm trong phần Phụ lục)
- Quy mô của cơ sở:
• Cơ sở được phân loại thuộc dự án nhóm A, lĩnh vực công nghiệp với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng
• Theo quy định phân loại tại Điều 28, Luật BVMT số 72/2020/QH14 và Điều 25, Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì cơ sở thuộc nhóm I, và theo đó, sẽ phải thực hiện Giấy phép môi trường theo quy định tại Điều 39, Luật BVMT số 72/2020/QH14 và Điều 28, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, với mẫu báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường được quy định tại Phụ lục X (áp dụng đối với cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I) của Nghị định 08/2022/NĐ-CP
• Cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy định tại cột 3 Phụ lục II theo Nghị định 08/2022/NĐ-
CP và xả nước thải sau xử lý vào nguồn tiếp nhận là kênh Đa Cô
2.2 Tình hình hoạt động của cơ sở
Nhà máy nước giải khát (NGK) Coca - Cola tại Đà Nẵng bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1998 trên tổng diện tích mặt bằng là 40.000 m 2 với số lượng cán bộ công nhân viên là
300 người Ngành nghề sản xuất chính là sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng với dây chuyền sản xuất NGK có ga chai thủy tinh công suất 20 triệu lít/năm
Năm 2012, Cơ sở lắp đặt thêm 02 dây chuyền sản xuất là nước uống đóng chai PET công suất 20 triệu lít/năm và dây chuyền NGK có ga chai nhựa PET công suất 40 triệu lít/năm
Năm 2013, Cơ sở được Bộ TNMT cấp Quyết định số 1174/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 07 năm 2013 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án
“Nâng công suất nhà máy sản xuất nước giải khát Coca-Cola Việt Nam tại Đà Nẵng từ 105 triệu lít/năm lên 170 triệu lít/năm”, và sau khi hoàn tất, Cơ sở vận hành chính thức 04 dây chuyền sản xuất với tổng công suất vận hành là 170 triệu lít/năm:
- Dây chuyền NGK có ga chai thủy tinh công suất 20 triệu lít/năm;
- Dây chuyền NGK có ga chai PET công suất 40 triệu lít/năm;
- Dây chuyền nước uống tinh khiết công suất 20 triệu lít/năm;
- Dây chuyền NGK có ga bao bì lon công suất 90 triệu lít/năm;
Năm 2014, Cơ sở đã được Bộ TNMT cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 82/GXN-TCMT ngày 24 tháng 10 năm 2014 cho các hạng mục:
- Hệ thống thu gom, thoát nước mưa
- Hệ thống thu gom, thoát nước thải
- Hệ thống thoát nước thải sau xử lý ra nguồn tiếp nhận
- Bể xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ
- Hệ thống xử lý nước thải công suất 900m 3 /ngày.đêm
- Hệ thống xử lý khí thải lò hơi công suất 7.500m 3 /giờ bằng dung dịch NaOH
- Công trình thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải rắn sinh hoạt
- Công trình thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải rắn thông thường
- Công trình thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại
Năm 2016, cơ sở đã đầu tư nhà kho chứa hàng sau khi nhận được công văn số 31/TCMT-KSMT ngày 08/01/2016 phản hồi về việc không phải thực hiện thủ tục lập lại báo cáo ĐTM khi tiến hành đầu tư hạng mục trên Đến cuối năm 2016, Cơ sở tiến hành công tác nâng cấp hệ thống xử lý nước thải hiện hữu công suất 900m 3 /ngày.đêm lên 1.000m 3 /ngày.đêm sau khi đã gửi Công văn và nhận được phản hồi qua Văn bản số 4809/BTNMT-TCMT ngày 25/10/2016 của Bộ TNMT về việc nâng cấp hệ thống xử lý nước thải so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được duyệt
Năm 2017, Cơ sở được UBND Thành phố Đà Nẵng cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 5338/GP-UBND ngày 25/09/2017
Năm 2018, Cơ sở được Bộ TNMT cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 95/GXN-BTNMT ngày 15 tháng 08 năm 2018 cho các hạng mục:
- Hệ thống thu gom, thoát nước mưa
- Hệ thống thu gom, thoát nước thải
- Hệ thống thoát nước thải sau xử lý
- Bể xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ
- Hệ thống xử lý nước thải công suất 1.000m 3 /ngày.đêm
- Hệ thống xử lý khí thải lò hơi công suất 7.500m 3 /giờ bằng dung dịch NaOH
- Công trình thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải rắn sinh hoạt
- Công trình thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải rắn thông thường
- Công trình thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại
Năm 2020, Cơ sở đã trình nộp văn bản báo cáo một số nội dung thay đổi tới Bộ TNMT tại các Văn bản số 0016/CCBV-CV ngày 19/05/2020 và Văn bản số 0019/CCBV-
CV ngày 23/07/2020, theo đó các điều chỉnh này không làm tăng quy mô, công suất của
Dự án, không thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm chính của Dự án, không thay đổi công nghệ xử lý chất thải của Dự án so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, không làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình BVMT so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM
Hiện nay, Cơ sở vận hành chính thức 04 dây chuyền sản xuất với tổng công suất vận hành là 170 triệu lít/năm, bao gồm
- Dây chuyền NGK có ga bao bì thủy tinh công suất 10 triệu lít/năm;
- Dây chuyền NGK có ga chai PET công suất 34 triệu lít/năm;
- Dây chuyền NGK có ga bao bì lon công suất 54 triệu lít/năm;
- Dây chuyền NGK có ga và nước uống tinh khiết công suất 72 triệu lít/năm
Bảng I.1 Cơ cấu sử dụng đất của cơ sở
Stt Hạng mục công trình Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ (%)
4 Khu vực cải tạo lắp đặt NGK bao bì chai PET 2.500 6,25
Stt Hạng mục công trình Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ (%)
5 Khu vực phụ trợ (nhà xử lý nước, khu vực lò hơi) 2.100 5,25
6 Đường giao thông và cảnh quan 18.400 46,00
7 Khu vực xử lý nước thải 750 1,88
Nguồn: Chi nhánh Công ty TNHH NGK Coca-Cola Việt Nam tại Tp Đà Nẵng, 2023
Hình I.1 Mô hình thể hiện cơ sở - Chi nhánh Công ty TNHH NGK Coca-Cola Việt Nam tại Tp Đà Nẵng
Hình I.2 Không ảnh thể hiện hiện trạng khu vực thực hiện dự án tại thời điểm 04/2023
Khu dân cư Khu dân cư
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
3.1 Công suất sản xuất của cơ sở
Theo Giấy chứng nhận đầu tư, mã Dự án số 32112000212 do Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng cấp, đăng ký lần đầu ngày 26 tháng 06 năm 2001, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 24 tháng 07 năm 2013 thì công suất sản xuất của cơ sở đăng ký là 177 triệu lít/năm Theo Quyết định số 1174/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 07 năm 2013 của Bộ TNMT về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nâng công suất nhà máy sản xuất nước giải khát Coca-Cola Việt Nam tại Đà Nẵng từ 105 triệu lít/năm lên 170 triệu lít/năm”, Cơ sở vận hành chính thức 04 dây chuyền sản xuất với tổng công suất vận hành là 170 triệu lít/năm
3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở
Hiện nay, quy trình công nghệ sản xuất của cơ sở gồm 02 công đoạn với các quy trình khác nhau, cụ thể như sau:
• Quy trình xử lý nước cấp đầu vào làm nguyên liệu sản xuất (dây chuyền xử lý nước)
• Quy trình chuẩn bị bao bì chai thủy tinh,
• Quy trình chuẩn bị bao bì chai PET
• Quy trình chuẩn bị, pha chế syrup
• Quy trình sản xuất sản phẩm NGK có ga đóng chai thủy tinh (dây chuyền RGB)
• Quy trình sản xuất sản phẩm NGK có ga đóng chai PET (dây chuyền PET)
• Quy trình sản xuất sản phẩm NGK có ga đóng lon (dây chuyền CAN)
• Quy trình sản xuất sản phẩm nước tinh khiết đóng chai PET (dây chuyền sản xuất Dasani)
Các dây chuyền sản xuất của Nhà máy đều là dây chuyền tự động và được mô tả cụ thể như sau:
3.2.1 Quy trình xử lý nước cấp
Quy trình công nghệ dây chuyền xử lý nước cấp làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất được mô tả trong hình I.3 dưới đây
- Nước cấp từ các giếng khoan được cấp phép khai thác sẽ được bơm lên các bồn chứa nước, chlorination sẽ được châm trực tiếp trên đường ống dẫn về từ các máy bơm về các bồn chứa này Tùy thuộc vào mục đích sử dụng nguồn nước, mà nước sau xử lý tại các công đoạn khác nhau sẽ được dẫn đến vị trí sử dụng khác nhau, cụ thể như sau:
• Nước cấp rửa cho dây chuyền RGB và PET: nước từ các bồn chứa sẽ được đi qua bồn lọc cát và bồn lọc polisher
• Nước cấp cụm phụ trợ như lò hơi, khu NH3, rửa két, nhà vệ sinh, vệ sinh nhà xưởng, bồn nước PCCC, các thiết bị ứng phó sự cố (trạm rửa mắt) và khu HFCS (khu nguyên liệu sản xuất): nước từ các bồn chứa sẽ được đi qua bồn lọc cát và vào tháp nước trước khi theo các đường ống cấp vào các vị trí sử dụng
Bồn chứa nước nhà bơm 1- oPRP1 Bồn phản ứng
Lọc than 1, 2 Điều chỉnh chlorine Lọc cát 1, 2 Đèn UV- oPRP 02
Nước rửa dây chuyền RGB & PET
Nước cấp cụm phụ trợ:
-Lò hơi -NH3 -Rửa két -Nhà vệ sinh -Vệ sinh xung quyanh nhà máy
-Cứu hỏa -Trạm rửa mắt
Bơm nước cứu hỏa Tháp nước
Bồn chứa nước thu hồi 2
Bồn nước tuần hoàn hồi 2
Bồn nước tuần hoàn hồi 1
Phòng Xiro Dây chuyền RGB Dây chuyền PET Phòng RO Dây chuyền CAN Khu HFCS
Dây chuyền Dasani, Nhà ăn, Phòng thí nghiệm, Phòng Xiro, Máy làm ấm dây chuyền CAN
Hình I.3 Sơ đồ quy trình xử lý nước cấp đầu vào
• Nước cấp cho công tác PCCC sẽ được lấy từ bồn chứa 100m 3 , sau khi đã qua bồn phản ứng cùng với nguồn nước thủy cục và các hóa chất như PAC, Vôi, Chlorine để đảm bảo yêu cầu
• Nước cấp làm nguyên liệu sản xuất của các dây chuyền sản phẩm: sẽ được lấy từ bồn chứa 100m 3 và đi qua các công đoạn lọc cát, lọc than, điều chỉnh chlorine, tiệt trùng bằng đèn UV và lọc Polisher
3.2.2 Quy trình chuẩn bị bao bì chai thủy tinh
Vỏ chai thủy tinh có thể được tận dụng hoặc sử dụng chai mới Tất cả vỏ chai mới hoặc đã qua sử dụng không đạt yêu cầu vệ sinh đều được cho qua dây chuyền rửa chai tự động bằng máy rửa chai Hóa chất rửa chai gồm có NaOH, stabilon, divo LE
Toàn bộ khâu rửa chai được thực hiện trên máy tự động, máy sẽ kiểm tra và định lượng nước rửa phù hợp với độ sạch yêu cầu của chai Sau khi qua máy rửa chai, chai được kiểm tra bằng máy và nhân viên kiểm tra đạt yêu cầu qui định mới đưa vào máy chiết chai Thành phần của các hóa chất sử dụng:
Hình I.4 Quy trình chuẩn bị chai thủy tinh
3.2.3 Quy trình chuẩn bị bao bì PET
Phôi nhựa dùng để thổi chai được nhập về nhà máy, được chứa trong các thùng chứa Khi dây chuyền hoạt động, các phôi nhựa được đặt vào các phễu thổi chai (hệ thống hoạt động tự động), sau đó băng tải sẽ đưa các phôi nhựa qua hệ thống gia nhiệt sử dụng điện để tiến hành thổi chai theo mẫu đã định hình Chai PET sau khi qua hệ thống gia nhiệt sẽ được làm lạnh nhanh bằng nước, lượng nước này được tuần hoàn tái sử dụng ngay trong hệ thống Sản phẩm chai PET được kiểm tra chất lượng, sau đó các băng tải (kiểu thổi khí) sẽ đưa các chai PET này đến khu vực sản xuất
Với công suất của dây chuyền CSD (34 triệu lít) cần khoảng 61,6 triệu sản phẩm PET/năm và dây chuyền DASANI (72 triệu lít) cần khoảng 133,2 triệu sản phẩm PET/năm thì khối lượng phôi nhựa cần dùng là 2.830 tấn/năm
Hình I.5 Quy trình sản xuất chai PET
3.2.4 Quy trình chuẩn bị, pha chế syrup
Nước ngầm sau khi qua hệ thống nước đạt tiêu chuẩn của Coca-Cola, đường hạt sẽ được pha theo tỷ lệ thích hợp, tiếp theo sẽ được qua công đoạn nấu thành dung dịch siro, tiếp theo qua công đoạn thanh trùng, lọc và đưa vào thùng chứa Tại đây nước giải khát sẽ được pha thêm hương liệu, sau đó được cho qua thiết bị làm lạnh Thiết bị làm lạnh là thiết bị bản mỏng, nguyên liệu đi trong các tấm bản, tác nhân làm lạnh (NH3) đi bên ngoài (làm lạnh gián tiếp) và trao đổi nhiệt qua tấm bản Nhiệt độ của nước giải khát được hạ xuống đến từ 1-5 o C và được sục ngậm CO2 theo tỷ lệ qui định thành nước ngọt, nước ngọt được bơm tiếp qua máy chiết của các Dây chuyền đóng chai thủy tinh, chai PET và đóng lon Quy trình chuẩn bị, pha chế syrup cho sản xuất được mô tả trong sơ đồ dưới đây
Receiving by HFCS hose/ Nối ống nhận HFCS
Transfer to Sugar tank/Chuyển vào bồn chứa đường Filter 30mesh/Lọc 30 mesh
Return to supplier / Trả về nhà cung cấp Pass quality check /Kiểm tra chất lượng?
UV light system/Hệ thống đèn UV Filter/Lọc Air/Không khí
Hình I.6 Quy trình tiếp nhận HFCS để chuẩn bị pha chế syrup
Mixing Tank /Bồn pha trộn
Bag Filter/Lọc tỳi (10àm)
UV Light/Đèn UV 1&2- oPRP 03
Treated water/Nước xử lý
Final syrup tank/Bồn xiro cuối 1,2,3,4,5,6,7
Beverage bases/Concentrate Hương liệu
Mixing tank/Bồn phối trộn hương liệu 1 or 2
Screen filter/Lọc inox 30 mesh- oPRP 04
Hình I.7 Quy trình sản xuất syrup
3.2.5 Quy trình sản xuất sản phẩm NGK có ga đóng chai thủy tinh (dây chuyền RGB)
Nước ngọt sau quá trình pha chế được phân phối về từng dây chuyền sản xuất theo kế hoạch sản xuất, sau đó được chiết vào chai thủy tinh (đã qua quá trình rửa chai theo quy định) theo định mức tiêu chuẩn, qua máy đóng nắp, in mã ngày, nước ngọt tiếp tục qua khu vực kiểm tra mực nước trong chai, kiểm tra chất lượng sản phẩm, đóng gói và nhập kho thành phẩm
Quy trình công nghệ dây chuyền RGB từ giai đoạn pha chế syrup đến thành phầm được mô tả trong sơ đồ hình I.8 dưới đây
3.2.6 Quy trình sản xuất sản phẩm NGK có ga đóng chai PET (dây chuyền PET)
Nước ngọt sau quá trình pha chế được phân phối về từng dây chuyền sản xuất theo kế hoạch sản xuất, sau đó được chiết vào chai nhựa theo đúng tiêu chuẩn quy định và đóng nắp Chai PET sau khi rời khỏi máy chiết và đóng nắp sẽ được đưa qua máy in mã ngày tháng, đi qua máy làm ấm sau đó qua máy dán nhãn và đưa tới khu vực kiểm tra thành phẩm cuối cùng Sản phẩm đạt chất lượng sẽ được đóng gói bằng máy quấn nylon hoặc đóng thùng carton
Quy trình công nghệ dây chuyền PET từ giai đoạn pha chế syrup đến thành phầm được mô tả trong sơ đồ hình I.9 và I.10 dưới đây
Chiết và đóng nắp oPRP 09 &10
Bồn làm lạnh & sục Co2 Strainer- oPRP 08
Chai không đạt Trả về kho
Két trống Rửa két Đóng két (24 000 BPH)
Trả về kho Kiểm tra két Đạt
Nước rửa sơ bộ từ máy rửa
Bồn tuần hoàn nước rửa cuối
Nước rửa dây chuyển PET
Máy đo độ đường/CO2
Hình I.8 Quy trình công nghệ dây chuyền RGB từ giai đoạn pha chế syrup đến thành phẩm
Hopper preform/Phuể chứa phôi
Heating system/Hệ thống gia nhiệt
Cooling base / Làm mát đáy
Mold to blow bottle/ Khuôn thổi chai
Water Treatment/Xử lí nước
De-air /Loại không khí
Flo-mix / Bồn phối trộn
CC Tank Bồn làm lạnh và sục Co2
Carbo-trol Điều chỉnh Co2
Screen filter/Lọc inox 100 mesh- oPRP 14
CO2 Filter/Lọc CO2 (0.2mic)
Co-Brix Máy đo độ đường/Co2
Hình I.9 Quy trình công nghệ dây chuyền PET – công đoạn chuẩn bị từ chuẩn bị chai PET (A) và pha chế syrup (B)
Hệ thống băng tải gió
Rinser 50 head-/Hệ thống rửa chai oPRP 13
FILLER 80 vale/Máy chiết 80 van
Date coding 1/Máy in mã ngày
FG – inspection/Soi chai thành phẩm
Date coding 2/Máy in mã ngày
Pallet & Swapper/Chất pallet, quấn màng co
Full Good Warehouse/Nhập kho thành phẩm
Air Filter/Lọc khí Air/Khí
Air,CO2/ Khí nén, CO2
Closure conveyor/Băng tải nắp
Bag filter Final Rinse Water
Solar water/Water treatment Nước hệ thống năng lượng mặt trời/Nước xử lý
Hình I.10 Quy trình công nghệ dây chuyền PET
3.2.7 Quy trình sản xuất sản phẩm NGK có ga đóng lon
- Giai đoạn chuẩn bị bao bì lon: Toàn bộ các kiện bao bì lon rỗng được nhập mới về nhà máy Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các vỏ lon này được cho qua dây chuyền vệ sinh tự động Máy nén khí đưa khí qua hệ thống lọc (có tác dụng ngăn cản các hạt bụi có kích thước nhỏ, làm sạch khí) đưa vào các bình chịu được áp suất Sau đó khí này được cấp vào dây chuyền vệ sinh vỏ lon tự động, có tác dụng thổi vào phần rỗng trong lon để làm sạch lon
• Pha chế nước ngọt: Nước từ hệ thống nước sạch (nhiệt độ từ 28-30 o C), Siro thuần được đưa vào máy trộn với tỉ lệ thích hợp Thiết bị khuấy trộn sẽ hoạt động để khuấy đều nguyên liệu Siro với nước sạch tạo ra hỗn hợp nước ngọt Đồng thời, tại đây nước giải khát sẽ được pha thêm hương liệu
• Sau đó, hỗn hợp được bơm thêm CO2 theo tỉ lệ quy định để tạo ga rồi đưa vào thiết bị trao đổi nhiệt Thiết bị làm lạnh sử dụng môi chất glycol là tác nhân làm lạnh Nhiệt độ của nước giải khát được hạ xuống khoảng 18-20 o C
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
4.1 Nguyên liệu, vật liệu dùng trong giai đoạn hoạt động của cơ sở
Nhu cầu nguyên vật liệu dùng trong sản xuất của cơ sở cho công suất 170 triệu lít/năm được trình bày trong bảng sau
Bảng I.4 Nhu cầu nguyên vật liệu dùng trong sản xuất của cơ sở
Stt Nguyên vật liệu Đơn vị Khối lượng
1 Hương liệu Coca-Cola Tấn/tháng 7,2
2 Hương liệu Fanta Tấn/tháng 2,08
3 Hương liệu Sprite Tấn/tháng 4,4
4 Hương liệu Samurai Tấn/tháng 1,2
6 Đường lỏng HFCS Tấn/tháng 720
7 Nắp chai PET Tấn/tháng 12,25
8 CO2 (nhập khẩu) Tấn/tháng 50,4
10 Phôi nhựa (HDPE) Tấn/tháng 170
Nguồn: Chi nhánh Công ty TNHH NGK Coca-Cola Việt Nam tại Tp Đà Nẵng, 2023
Nhu cầu nhiên liệu sử dụng của cơ sở đầu tư được trình bày trong bảng sau
Bảng I.5 Nhu cầu nhiên liệu sử dụng của cơ sở
Stt Nguyên vật liệu Đơn vị Khối lượng
Dầu Diesel cho máy phát điện
(chỉ sử dụng tạm thời trong trường hợp sự cố)
2 Dầu Diesel cho lò hơi Tấn/tháng 75,0
Nguồn: Chi nhánh Công ty TNHH NGK Coca-Cola Việt Nam tại Tp Đà Nẵng, 2023
Nhu cầu hóa chất sử dụng của cơ sở đầu tư được trình bày trong bảng sau
Bảng I.6 Nhu cầu hóa chất sử dụng của cơ sở
Stt Nguyên vật liệu Đơn vị Khối lượng
Stt Nguyên vật liệu Đơn vị Khối lượng
Nguồn: Chi nhánh Công ty TNHH NGK Coca-Cola Việt Nam tại Tp Đà Nẵng, 2023
4.4 Nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
- Nguồn cung cấp: Nguồn điện cung cấp cho cơ sở được lấy từ mạng lưới điện của thành phố Đà Nẵng
- Lượng sử dụng: Hiện nay, tại nhà máy đã xây dựng trạm biến áp 3.200 KVA và 01 máy phát điện công suất 1.000 KVA Lượng điện sử dụng trung bình: 1.123.650 Kwh/năm
Toàn bộ nguồn cung cấp nước cho cơ sở được lấy từ nước giếng khoan trong phạm vi Nhà máy Coca cola tại Đà Nẵng Cơ sở đã được cấp phép khai thác cho 5 giếng khoan với lưu lượng 600 m 3 /ngày.đêm Hiện trạng sử dụng 05 giếng khoan như sau:
Hình I.15 Số lượng giếng khoan và chế độ khai thác
Stt Ký hiệu Giếng Lưu lượng m 3 /ngày.đêm
Chế độ khai thác giờ/ngày.đêm
Nguồn: Chi nhánh Công ty TNHH NGK Coca-Cola Việt Nam tại Tp Đà Nẵng, 2023
Hình I.16 Bảng cân bằng nước của cơ sở khi sản xuất với công suất 170 triệu lít/năm
Stt Dây chuyền sản phẩm
Công suất sản phẩm (m 3 /năm)
Tỷ lệ nước/ sản phẩm
1 NGK có ga bao bì chai thủy tinh 10.000 3,14: 1 31.400 103 21.400 70,39
2 NGK có ga bao bì chai PET 34.000 1,4: 1 47.600 157 13.600 44,74
3 NGK có ga bao bì lon 54.000 1,06:1 57.240 188 3.240 10,65
4 Nước uống đóng chai PET 72.000 1,4:1 100.800 332 27.329 89,9
Nguồn: Chi nhánh Công ty TNHH NGK Coca-Cola Việt Nam tại Tp Đà Nẵng, 2023
- 01 năm có 304 ngày hoạt động
- Nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt phục vụ 300 công nhân viên (200 người sản xuất trực tiếp và 100 người thuộc Bộ phận gián tiếp và hành chánh): 30 m 3 /ngày
Tổng lượng nước thải phát sinh từ hoạt động của nhà máy bao gồm nước thải sản xuất (215,65 m 3 /ngày) và nước thải sinh hoạt (30 m 3 /ngày): 245,65 m 3 /ngày.
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Hiện nay Chính phủ chưa phê duyệt Quy hoạch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-
2030, tầm nhìn đến năm 2050, nên chưa có phân vùng môi trường thành phố Đà Nẵng và theo Luật BVMT số 72/2020/QH14, Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì cơ sở thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt có mức độ nhạy cảm môi trường cao do nằm trong nội thành, nội thị thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I và điểm tiếp nhận nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn của Dự án là kênh Đa Cô, do vậy, việc áp dụng quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B với
Kq=0,9 và Kf=1,0 cho nước thải sau xử lý và QCVN 19:2009/BTNMT, cột B, Kp = 1; Kv
= 0,6 cho khí thải sau xử lý của Nhà máy là hoàn toàn phù hợp với thực tế và tuân thủ Quy định về bảo vệ môi trường của thành phố Đà Nẵng đã được ban hành tại Quyết định 33/2018/QĐ-UBND ngày 01/10/2018 và Quyết định 40/2020/QĐ-UBND ngày 09/11/2020 về phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn thành phố Đà Nẵn hiện vẫn còn hiệu lực.
Sự phù hợp của cơ sở với khả năng chịu tải của môi trường
Qua kết quả quan trắc các thành phần môi trường khu vực, đồng thời tham khảo các kết quả trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ và quan trắc tự động của Nhà máy hiện hữu cho thấy:
- Môi trường không khí khu vực chưa có dấu hiệu ô nhiễm, tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT, QCVN 02:2019/BYT và QCVN 03:2019/BYT Qua đó cho thấy hệ thống xử lý bụi, khí thải cùng các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường của Nhà máy bia hiện hữu đang hoạt động hiệu quả, đảm bảo môi trường làm việc cho CBCNV và không ảnh hưởng đến khu vực xung quanh
- Khí thải: Các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 19:2019/BTNMT cột B Kp = 1; Kv = 0,6
- Nước mặt: theo nội dung Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 3129/GP-UBND ngày 25/08/2020 của UBND Thành phố Đà Nẵng cho phép Chi nhánh Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam tại Thành phố Đà Nẵng xả nước thải vào nguồn nước sau xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy vào nguồn tiếp nhận là kênh Đa Cô với lưu lượng tối đa 1.000m 3 /ngày.đêm
Như vậy, việc triển khai và đưa dự án đầu tư vào hoạt động là hoàn toàn phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường.
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
Công trình thu gom, thoát nước mưa và nước thải trong khuôn viên của cơ sở đều được xây dựng tách riêng theo đúng quy định
Hình III.2 Sơ đồ nguyên lý hệ thống thu gom và thoát nước mưa, nước thải của cơ sở
1.1 Thu gom, thoát nước mưa
Nhà máy đã xây dựng hệ thống thoát nước mưa tách riêng với hệ thống thu gom nước thải, vận hành theo chế độ tự chảy và đã được Bộ TNMT xác nhận tại Giấy Xác nhận công trình bảo vệ môi trường số 95/GXN-BTNMT ngày 15/08/2018 (đính kèm trong Phụ lục
I.1 của Báo cáo), cụ thể như sau: Đối với khu vực Nhà xưởng: Nước mưa chảy tràn trên đường nội bộ và nước mưa từ trên mái nhà sẽ được thu gom bằng các đường ống nhựa uPVC (đường kính DN120mm) qua các máng thu được thu gom vào hệ thống cống BTCT và được tách rác, đất, cát và các thành phần chất rắn lơ lửng tại các hố ga ven đường Chiều dài hệ thống thu gom, thoát nước mưa là 697m với tổng số 36 hố thu gom và 02 cửa xả nước mưa Đối với nhà kho chứa hàng: nước mưa từ trên mái nhà kho sẽ được thu gom bằng các đường ống nhựa uPVC (đường kính DN150mm) qua các máng thu và nước mưa chảy tràn xung quanh khu vực nhà kho sẽ được thu gom vào hệ thống cống BTCT (đường kính DN400 mm) có chiều dài 129 m được kết nối bằng 09 hố ga có kích thước (1.200 x 1.200 mm và 2000 x 800 mm) được lắp đặt xung quanh khu vực nhà kho mới Sau đó nước mưa m và cống BTCT (đường kính DN800 mm) có chiều dài 225 m được kết nối bởi 24 hố ga có kích thước (1200 x 1200 mm; 1600 x 1600 mm; 2300 x 1900 mm; 1700 x 1700 mm;
2700 x 1700 mm; 2400 x 1200 mm; 4000 x 1800 mm; 1800 x 1800 mm) để lắng cặn, đất cát và chất rắn lơ lửng Chiều dài hệ thống thu gom, thoát nước mưa này là 452m
Sau đó nước mưa sẽ được thu gom qua bể tách dầu để loại bỏ, tách dầu mỡ trước khi qua 02 cửa xả nước mưa để thoát nước mưa vào nguồn tiếp nhận là kênh Đa Cô Vị trí 02 cửa xả nước mưa lần lượt là:
- Cửa xả số 1: XT4057 và Y76526
- Cửa xả số 2: XT4179 và Y76551
(hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107 0 45’, múi chiếu 3 0 )
Bảng III.1 Khối lượng hạng mục hệ thống thu gom, thoát nước mưa của cơ sở
Stt Hạng mục Đơn vị Khối lượng
A - Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Nhà xưởng
14 Cửa xả nước mưa Cái 02
B - Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của nhà kho
Nguồn: Chi nhánh Công ty TNHH NGK Coca-Cola Việt Nam tại Tp Đà Nẵng, 2023
Cửa xả thoát nước mưa số 1 Cửa xả thoát nước mưa số 2
Hố ga thu gom, thoát nước mưa trong cơ sở
Các bản vẽ, sơ đồ của mạng lưới thu gom, thoát nước mưa được đính kèm trong Phụ lục I.2 của Báo cáo
1.2 Thu gom, thoát nước thải
1.2.1 Các nguồn phát sinh nước thải của dự án
Các nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt của cơ sở được thu gom về bể xử lý nước thải sinh hoạt bao gồm:
- Nguồn số 01: khu vực nhà ăn;
- Nguồn số 02: khu vực nhà kho chứa;
- Nguồn số 03: khu vực văn phòng;
Các nguồn phát sinh nước thải của cơ sở được thu gom về hệ thống XLNT công suất thiết kế 1.000m 3 /ngày.đêm bao gồm:
- Nguồn số 04: hệ thống xử lý nước cấp;
- Nguồn số 05: dây chuyển chuẩn bị chai thủy tinh;
- Nguồn số 06: dây chuyển chuẩn bị chai PET
- Nguồn số 07: dây chuyền chuẩn bị, pha chế syrup;
- Nguồn số 08: dây chuyền sản xuất nước giải khát đóng chai thủy tinh;
- Nguồn số 09: dây chuyền sản xuất nước giải khát đóng chai PET;
- Nguồn số 10: dây chuyền sản xuất nước giải khát đóng lon;
- Nguồn số 11: dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng chai PET;
- Nguồn số 12: hệ thống làm lạnh NH3;
- Nguồn số 13: hệ thống xử lý khí thải lò hơi;
- Nguồn số 14: khu vực bảo trì;
- Nguồn số 15: khu vực bảo trì;
- Nguồn số 16: quá trình vệ sinh nhà xưởng
1.2.2 Phương án thu gom, thoát nước thải của cơ sở
Phương án thu gom, thoát nước thải của Dự án đã được Bộ TNMT xác nhận tại Giấy Xác nhận công trình bảo vệ môi trường số 95/GXN-BTNMT ngày 15/08/2018 (đính kèm trong Phụ lục I.1 của Báo cáo), cụ thể như sau:
- Nước thải phát sinh từ Nhà xưởng bao gồm nước thải sản xuất phát sinh từ các công đoạn rửa chai của các dây chuyền sản xuất (sản xuất nước ngọt có ga, nước uống đóng chai), vệ sinh nhà xưởng, nước vệ sinh từ các thiết bị nấu sữa, và nước thải sinh hoạt của các cán bộ công nhân viên nhà máy
- Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ các nhà vệ sinh (nước thải toilet) và từ căn tin (nước thải nhà bếp) Nước thải vệ sinh toilet (sau khi được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại) và nước thải nhà bếp (sau khi được xử lý sơ bộ bằng bể tách mỡ) theo các đường ống dẫn uPVC DN150 mm, uPVC DN250 mm và ống HDPE DN300 mm vào bể xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ để tiếp tục được xử lý, sau đó được đấu nối vào cống thoát nước thải sản xuất để dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung đễ xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra kênh Đa Cô
- Nước thải sản xuất: phát sinh từ các quá trình sản xuất nước giải khát, súc rửa chai và vệ sinh nhà xưởng, thiết bị Nước thải sản xuất được thu gom bằng hệ thống ống ngầm Etenic DN150mm, DN320mm, DN450mm và đường ống uPVC DN250mm thu gom nước thải từ tất cả các nguồn phát sinh nước thải sản xuất bên trong nhà máy Sau đó nước thải sản xuất được đấu nối vào các đường ống ngầm HDPE (đường kính DN600mm) bên ngoài nhà xưởng có tổng chiều dài là 94,2 m được kểt nối bằng 03 hố ga (kích thước 1600 X1600 mm; 3550 X 2300 mm; 1800 xl800mm) để thu gom toàn bộ nước thải sản xuất về hệ thống XLNT để xử lý đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B với Kq=0,9 và Kf=1,0 trước khi thoát ra ngoài môi trường với nguồn tiếp nhận là kênh Đa Cô
- Nước thải của Nhà máy sẽ thoát ra ngoài tại 01 cửa xả có tọa độ vị trí xả nước thải (hệ VN 2000): X=1.776.519, YT3.990 Tại vị trí cửa xả nước thải của Công ty có bố trí sàn thao tác kỹ thuật và các biển báo tại vị trí thuận lợi cho công tác kiểm tra và bảo trì bảo dưỡng các thiết bị và thuận tiện cho công tác lấy mẫu môi trường
Bảng III.2 Hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt
Stt Hạng mục Đon vị Khối lượng
Nguồn: Chi nhánh Công ty TNHH NGK Coca-Cola Việt Nam tại Tp Đà Nẵng, 2023
Bảng III.3 Hệ thống thu gom, thoát nước thải sản xuất
Stt Hạng mục Đon vị Khối lượng
1 Đường ống PIPE Etenic DN150 mm m 18
2 Đường ống PIPE Etenic DN320 mm m 529,4
3 Đường ống PIPE Etenic DN450 mm m 76,6
4 Đường ống uPVC DN250 mm m 249
5 Đường ống HDPE DN600 mm m 94,2
Nguồn: Chi nhánh Công ty TNHH NGK Coca-Cola Việt Nam tại Tp Đà Nẵng, 2023
Hình III.3 Hình ảnh hố ga và vị trí lắp đặt đầu dò của trạm quan trắc tự động nội bộ Các bản vẽ, sơ đồ của mạng lưới thu gom, thoát nước thải được đính kèm trong Phụ lục I.2 của Báo cáo
Nước thải sau xử lý tại hệ thống XLNT công suất 1.000m 3 /ngày.đêm đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B với Kq=0,9 và Kf=1,0 được đưa về hố ga với hệ thống quan trắc tự động nội bộ bên trong hàng rào trước khi được xả vào tuyến kênh thoát nước trong khu vực tại vị trí có tọa độ X=1.776.514 và YT3.990 trước khi chảy vào kênh Đa
Cô tại vị trí có tọa độ X= 1.776.495 Y= 543.934
(hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107 0 45’, múi chiếu 3 0 )
1.3 Công trình xử lý nước thải đã được xây lắp
Cơ sở đã hoàn thành việc xây dựng các công trình xử lý nước thải trong giai đoạn hoạt động và đã được Bộ TNMT xác nhận tại Giấy Xác nhận công trình bảo vệ môi trường số 95/GXN-BTNMT ngày 15/08/2018 (đính kèm trong Phụ lục I.1 của Báo cáo), cụ thể như sau:
- 03 bể tự hoại ba ngăn với thể tích mỗi bể 23,68m 3
- 01 Bể tách dầu mỡ tại nhà bếp
- 01 Bể xử lý nước thải sinh hoạt ba ngăn bằng bêtông cốt thép với thể tích 3,2m 3
- Hệ thống XLNT công suất 1.000m 3 /ngày.đêm
Hiện nay Cơ sở không còn công trình bảo vệ môi trường nào chưa được xây dựng
1.3.1 Xử lý nước thải sinh hoạt
- Nước thải toilet của nhà máy được thu gom, xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại, sau đó đưa đến bể xử lý nước thải sinh hoạt rồi dẫn về hệ thống XLNT công suất 1.000m 3 /ngày.đêm Hiện nay, tại nhà máy đã xây dựng 03 bể tự hoại với tổng thể tích mỗi bể là 23,68m 3 Vị trí các bể tự hoại được thể hiện trên bảng vẽ thoát nước của nhà máy đính kèm phần phụ lục
- Nước thải từ khu vực căn tin được thu gom xử lý sơ bộ bằng bể tách mỡ, sau đó đưa đến bể xử lý nước thải sinh hoạt rồi dẫn về hệ thống XLNT công suất 1.000m 3 /ngày.đêm
- Bể xử lý nước thải sinh hoạt được xây dựng bằng BTCT gồm 03 ngăn với các vách ngăn zích zắc
Bảng III.4 Hạng mục công trình xử lý nước thải sinh hoạt
Stt Hạng mục Số lượng Kích thước Mục đích
1 Bể tự hoại 3 bể LxBxH = 4,4 x 2,6 x 2,07 m,
Xử lý sơ bộ nước thải toilet
2 Bể tách mỡ 1 bể LxBxH = 4.4 x 2,6 x 2,07 m,
Xử lý sơ bộ nước thải nhà bếp (tách dầu mỡ)
Bể xử lý nước thải sinh hoạt
Tiếp tục xử lý một phần các chất ô nhiễm trong nước thải trước khi dẫn về hệ thống XLNT
Nguồn: Chi nhánh Công ty TNHH NGK Coca-Cola Việt Nam tại Tp Đà Nẵng, 2023
1.3.2 Xử lý nước thải sản xuất
Sơ đồ khối hệ thống XLNT công suất 1.000 m 3 /ngày được trình bày trong hình sau
Hình III.4 Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống XLNT công suất 1.000 m 3 /ngày
❖ Thuyết minh quy trình công nghệ XLNT
Nước thải từ các nguồn thải trong nhà máy được đẩu nối về hố ga cuối cùng dẫn vào hệ thống XLNT Nước thải được dẫn qua bể tách dầu (T00) trước khi đi vào hạng mục xử lý sơ bộ, tại đây dầu sẽ nổi lên trên bề mặt bể Sau đó nước thải chảy vào bể lắng sơ bộ
Trước khi vào bể lắng sơ bộ (T01), nước thải dẫn qua lược rác thô CS01 để loại bỏ các thành phần có kích thước lớn hơn 5 mm Bể được thiết kế để loại bỏ các chất rắn có khả năng lắng trong nước thải và kết tủa cặn phot pho
Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
Các công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải hiện hữu tại Cơ sở đều đã được Bộ TNMT xác nhận tại Giấy Xác nhận công trình bảo vệ môi trường số 95/GXN-BTNMT ngày 15/08/2018 (đính kèm trong Phụ lục I.1 của Báo cáo), cụ thể như sau:
2.1 Hệ thống xử lý khí NH 3 & O 3
Khí NH3 & O3 phát sinh trong các dây chuyền sản xuất của Nhà máy được thu hồi qua hệ thống xử lý hút NH3 & O3 thể hiện qua sơ đồ nguyên lý sau:
Hình III.6 Sơ đồ nguyên lý hệ thống hút NH3 & O3
- Khí NH3 là khí độc hại phát sinh ở các dây chuyền sản xuất được thu hồi qua hệ thống đường ống dẫn khí vào bể hấp thụ NH Tại bể hấp thụ NH , nước sạch được cung cấp từ hệ thống nước cấp Sau đó nước sẽ được bom lên tháp hấp thụ sử dụng dàn phun sương để hấp thụ một phần khí NH3 Khí NH3 sau khi được xử lý sơ bộ tại bể hấp thụ NH3 sẽ được quạt hút, hút qua bộ tách nước để xử lý tiếp theo đạt tiêu chuẩn Sau đó khí sạch sẽ được thải ra ngoài môi trường ở trên mái của các Nhà xưởng
- Đối với khí O3 sẽ được thu hồi qua bộ lọc than hoạt tính để loại bỏ chất độc hại, sau đó sẽ được quạt hút hút khí sạch ra ngoài môi trường
Hệ thống hút NH3 & O3 được các cán bộ kỹ thuật của Nhà máy vận hành thường xuyên và có quy trình vận hành rõ ràng
2.2 Hệ thống thoát khí thải lò hơi
Hiện nay Cơ sở đang vận hành 01 nồi hơi với công suất 2,5 tấn/giờ và nồi hơi 04 tấn/giờ sử dụng nhiên liệu dầu DO
- Tên lò hơi: Lò hơi IVAR;
- Công suất: 2,5 tấn hơi/giờ;
- áp lực làm việc: 7 kg/cm2;
- Lượng nhiên liệu sử dụng: 500 - 600 kg dầu DO/ngày;
- Thời gian đốt lò khoảng 7-8 giờ/ngày;
Cơ sở đã xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý khí thải, sử dụng phương pháp hấp thụ bằng dung dịch NaOH, tháp hấp thụ dạng đĩa
- Khói thải lò hơi có nhiệt độ từ 175°C - 250°C chứa nhiều bụi, chủ yếu là mồ hóng và các khí độc hại được cho qua một cyclon kiểu ướt đặt ở đầu hút quạt khói Nhờ tác dụng của lực ly tâm và được phun mưa toàn khối khí nên 80% lượng bụi được tách ra và được rửa trôi dọc thành bình xuống đáy côn
- Trong dung dịch phun mưa có pha NaOH có tác dụng trung hòa một phần axit được tạo thành do nước hẩp thụ khí SO2, chuyển hóa thành SO3 tác dụng với nước tạo thành axit sunfuric, giảm tải cho tháp hấp thụ chính phía sau
- Nhờ hiệu ứng phun mưa, khói thải được giảm nhiệt mạnh còn 70 - 80°C, lưu lượng khói giảm xuống Khói thải sau cyclon được quạt ly tâm đẩy vào tháp hấp thụ đi qua lớp vật liệu đệm cỏ tác dụng làm tăng diện tích tiếp xúc giữa khỏi và dung dịch hấp thụ lên nhiều lần Bụi khói còn lại và phần lớn các khí độc hại bị hấp thụ trong tháp đến 95% trước khi thải ra ngoài Khói sau tháp hấp thụ được tách nước trước khi đưa qua ống khói
- Phần dung dịch hấp thụ sau tháp hấp thụ và cyclon đuợc đưa về bể lắng Định kỳ tiến hành châm một ít dung dịch NaOH để trung hòa lượng axit còn lại trong rỉ bùn trước khi xả vào bể phơi cặn bùn Nước rỉ bùn đã được trung hòa xả vào hệ thống XLNT của nhà máy Nước trong sau bể lắng được đưa qua bể chứa dung dịch hấp thụ Sau đó được bơm trở lại, tiếp tục chu trình hấp thụ
- Với công nghệ được áp dụng như trên, chất lượng khói thải sau xử lý đảm bảo đạt QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý khói thải lò hơi như sau:
Stt Thiết bị Thông số kỹ thuật
1 Cyclon Kích thước: đường kính D = 0,8 m; chiều cao H = 3,176 m
Chủng loại: quạt ly tâm Lưu lượng: 7.500 m 3 /giờ;
Vật liệu: inox Động cơ: 5,5 KW x 4P x 380 x 50Hz
3 Ống khói Kích thước: đường kính D = 0,5 m; chiều cao H= 15 m
4 Bơm dung dịch Lưu lượng: 10-16 m 3 /giờ Động cơ: 2,2 KW x 2P x 380 xX 50Hz
5 Bể chứa dung dịch hấp thụ
Kích thước: Dài x Rộng x Cao = 1,8 x 1,7 x 1,2 m Vật liệu: tường xây bằng gạch thẻ; đáy và nắp đanh bằng bê tông cốt thép
Kích thước: Dài x Rộng x Cao = 1,1m x 1,1m x 1,2 m Vật liệu: tường xây bằng gạch thẻ; đáy và nắp đanh bằng bê tông cốt thép
Các bản vẽ, sơ đồ của hệ thống xử lý khí thải bằng dung dịch NaOH công suất 7.500m 3 /ngày.đêm được đính kèm trong Phụ lục I.2 của Báo cáo
Hình III.7 Một số hình ảnh về hệ thống xử lý khí thải lò hơi
2.3 Hệ thống xử lý mùi hôi phát sinh từ hệ thống XLNT: Để giảm thiểu mùi hôi phát sinh từ quá trình xử lý nước thải, Công ty đã tiến hành lằp đặt hệ thống xử lý mùi hôi theo sơ đồ nguyên lý thể hiện qua hình sau:
Sơ đồ nguyên lý hoạt động tháp rửa khí H2S
2.3.1 Nguyên lý hoạt động của hệ thống khử mùi
Khí sinh ra từ các bể lắng sơ bộ T01, bể chứa bùn T10 & hầm bơm T02, bể trung hòa T03 và bể chứa bùn T11 sẽ được thu gom vào các đường ổng mềm và được hệ thống quạt hút đẩy về tank khử mùi NaOH 1% Trong tank NaOH 1% khử mùi được thiết kế hệ ống xương cá bên dưới đáy khi khí đẩy vào tank dùng NaOH 1% để xử lý Sau khi mùi xử lý qua tank NaOH 1% hơi thoát ra dùng quạt hút thổi vào tank H2O dùng giàn phun sương để rửa thêm một lần nữa trước khi xả ra môi trường
- Dùng 2500 lít nước và 25 kg NaOH pha ra NaOH 1%
- Thay NaOH định kỳ 02 lần/ngày
- Hệ thống quạt hút cấp 1 được thiết kế 02 quạt hút chạy luân phiên theo thời gian
- Hệ thống quạt hút cấp 2 được lắp đặt 02 cái trong đó 01 cái hoạt động và 01 cái dự phòng
- Bơm tuần hoàn phun sương lắp 01 bơm
- Theo dõi hằng ngày trong quá trình vận hành
- Hằng quý dừng kiểm tra cánh quạt, bi & vô mỡ bi
- Hằng ngày thay bi cho các quạt, bơm nước.
Công trình, thiết bị lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
Các công trình, thiết bị lưu giữ chất thải rắn thông thường hiện hữu tại Cơ sở đều đã được Bộ TNMT xác nhận tại Giấy Xác nhận công trình bảo vệ môi trường số 95/GXN- BTNMT ngày 15/08/2018 (đính kèm trong Phụ lục I.1 của Báo cáo), cụ thể như sau:
3.1 Chất thải rắn sinh hoạt
Quy mô: Rác thải sinh hoạt của Nhà máy phát sinh chủ yếu gồm các nguồn thực phẩm dư thừa từ khu vực nhà bếp, rác thải sinh hoạt hàng ngày của cán bộ công nhân viên với khối lượng phát sinh khoảng 24.946,8 kg/năm)
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được thu gom vào các thừng chứa chất thải rắn thông thường (thùng màu xanh) để tránh sự phân hủy của các họp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng
Các thùng chứa chất thải sinh hoạt được đặt tại các nơi thích hợp trong nhà máy (khu vực căng tin, các lối đi chính, phòng bảo vệ, phòng làm việc) Hàng ngày nhà máy bố trí công nhân thu gom toàn bộ rác thải sinh hoạt về kho chứa chất thải rắn của Công ty và chứa tại ngăn chứa rác thải
Chất thải rắn sinh hoạt đã được Công ty ký hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có đủ chức năng, năng lực xử lý theo quy định là Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội – Chi nhánh miền Trung theo Hợp đồng 01/22/V150/0789 ngày 01/06/2022 (Hợp đồng được đính kèm trong Phụ lục I.2 của Báo cáo)
3.2 Chất thải rắn thông thường
3.2.1 Chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Thùng chứa: 10 sọt rác loại 12 lít, 14 thùng rác loại 120 lít (đặt quanh khuôn viên nhà máy) và 2 thùng chứa loại 660 lít (đặt tại nhà kho chứa chất thải rắn thông thường)
- Kho chứa chất thải thông thường: có tổng diện tích 75 m 2 , gồm 3 ngăn:
• Ngăn chứa mảnh chai: kích thước 4,8m x 8,6m = 41m 2 ;
• Ngăn chứa rác thải tái chế: kích thước 4,8m x 3,4m = 16m 2 ;
• Ngăn chứa rác thải: kích thước 4,8m x 3,7m = 18m 2 ;
• Kết cấu: tường xây dựng bằng gạch, mái lợp tôn
Khối lượng chất thải rắn sản xuất thông thường phát sinh như sau:
Bảng III.6 Thống kê khối lượng chất thải rắn sản xuất thông thường
Stt Tên chất thải Trạng thái tồn tại
(rắn/lỏng/bùn) Số lượng (kg/năm)
03 Phuy nhựa, pallet nhựa, can nhựa Rắn 3.305
06 Giấy carton, giấy vụn Rắn 9.031
08 Nắp chai kim loại, sắt thép vụn Rắn 3.972
Hiện nay, Công ty đang ký hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có đủ chức năng, năng lực xử lý theo quy định là Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Tuấn Thu theo Hợp đồng MRO/8/18/V150/1482 ngày 16/03/2018 và Phụ lục Hợp đồng số 05 về việc gia hạn thời gian hiệu lực đến hết 17/03/2024 (Hợp đồng được đính kèm trong Phụ lục I.2 của
3.2.2 Đối với bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải
- Lượng bùn thải từ quá trình xử lý sinh học nước thải công nghiệp (sau ép) phát sinh khoảng 100.000 kg/năm;
- Công ty đã bố trí kho chứa bùn có diện tích khoảng 10 m 2 được xây dựng bằng BTCT Trong kho có bố trí 01 xe thùng để lưu giữ bùn từ máy ép bùn và các pallet để lưu giữ tạm thời bùn thải và tạo điều kiện cho thuận lợi cho việc vận chuyển bùn lên các xe trung chuyển
- Khi bùn thải đầy xe chứa bùn, bùn sẽ được đóng vào các bao tải Mỗi bao tải có thể lưu chứa khoảng 01 tấn bùn/bao Sau đó các bao tải bùn này sẽ được xe nâng sắp xếp lên các pallet đặt bên cạnh Bùn thải của Công ty sẽ được vận chuyển đi xử lý bởi đơn vị có chức năng, có giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý theo đúng quy định
Hiện nay, Công ty đang ký hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có đủ chức năng, năng lực xử lý theo quy định là Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng theo Hợp đồng 01/20/CT/HĐKT ngày 31/12/2019 và Phụ lục Hợp đồng số 01 về việc gia hạn thời gian hiệu lực đến hết 31/12/2024 (Hợp đồng được đính kèm trong Phụ lục I.2 của Báo cáo).
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh tại Nhà máy thường xuyên được trình bày trong bảng sau
Bảng III.7 Danh sách chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên
Stt Tên chất thải Trạng thái tồn tại
Số lượng trung bình (kg/năm)
Kalihydroxit thải và bã thải có chứa Natrihydroxit, amonihydroxit, Kalihydroxit
02 Than hoạt tính đã qua sử dụng Rắn 2.000 02 11 02
03 Que hàn có các kim loại nặng hoặc thành phần nguy hại Rắn 06 07 04 01
04 Hộp mực in thải có thành phần nguy hại Rắn 06 08 02 04
05 Xỉ và tro đáy có thành phần nguy hại Rắn 180 12 01 05
06 Chất thải lây nhiễm (bao gồm cả chất thải sắc nhọn) Rắn/lỏng 2 13 01 01
07 Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải Rắn 24 16 01 06
08 Pin ắc quy thải Rắn 18 16 01 12
Các linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị điện có các linh kiện điện tử
10 Các loại dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải khác Lỏng 240 17 02 04
Chất thải rắn từ buồng lọc cát sỏi và các bộ phận khác của thiết bị tách dầu/ nước
12 Bao bì mềm thải Rắn 200 18 01 01
13 Bao bì cứng thải bằng nhựa Rắn 9.500 18 01 03
Chất hấp thụ vật liệu lọc, giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại
15 Thiết bị điện thải có CFC,
16 Hóa chất và hỗn họp hóa chất
PTN thải có thành phần nguy hại Rắn/lỏng 84 19 05 02
17 Vật liệu cách nhiệt có Amiang thải Rắn 10 11 06 01
- Công ty đã được Sở TN&MT thành phố Đà Nẵng cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, mã số QLCTNH: 48.000130.T (cấp lần thứ 07) ngày 16/10/2014
- Thùng chứa: 6 sọt rác loại 12 lít, 4 thùng rác loại 120 lít (đặt quanh khuôn viên nhà máy) và 15 thùng chứa loại 60 lít (đặt tại nhà kho chứa chất thải nguy hại)
- Trên các thùng chứa CTNH có dán nhãn cảnh báo và mã CTNH
- Kho chứa chất thải nguy hại: có tổng diện tích 53 m 2 , gồm 2 ngăn:
• Kích thước mỗi ngăn: Dài x Rộng = 8,6m x 3,lm
• Kết cấu: tường xây dựng bằng gạch, mái lợp tôn
- Phía trước kho chứa CTNH có dán nhãn cảnh báo CTNH theo quy định Bên trong kho chứa các thùng chứa CTNH được phân loại và xếp theo từng vị trí riêng, có chỉ dẫn đầy đủ để thuận tiện cho việc thu gom
Chất thải nguy hại đã được Công ty ký hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có đủ chức năng, năng lực xử lý theo quy định là Công ty TNHH Môi trường Sông Công theo Hợp đồng FAC/05/18/V100/1785 ngày 24/12/2018 và Phụ lục Hợp đồng số 03 về việc gia hạn thời gian hiệu lực đến hết 23/12/2023 (Hợp đồng được đính kèm trong Phụ lục I.2 của
Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
5.1 Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn
Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn hiện đang được Công ty thực hiện bao gồm:
- Định kỳ kiểm tra sự cân bằng của các máy móc, thiết bị trong quá trình vận hành theo quy định của nhà sản xuất
- Kiểm tra độ mòn các chi tiết và tra dầu bôi trơn định kỳ;
- Định kỳ bảo dưỡng, bảo trì máy móc, thiết bị;
- Trang bị nút tai chống ồn cho công nhân tại các khu vực làm việc có độ ồn cao;
- Tổ chức đào tạo định kỳ nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ bản thân cho các công nhân làm việc tại các khu vực có độ ồn cao
- Tiến hành đo đạc tiếng ồn khu vực làm việc định kỳ theo quy định và đột xuất để đảm bảo các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đang áp dụng là phù hợp và đề xuất các biện pháp phù hợp hơn (nếu có)
Tiếng ồn sẽ được đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, theo đó mức ồn tối đa áp dụng cho khu vực thông thường:
- Từ 06 giờ đến 21 giờ: 70 dBA;
- Từ 21 giờ đến 06 giờ: 55 dBA;
5.2 Các biện pháp giảm thiểu độ rung
Các biện pháp giảm thiểu độ rung của thiết bị, máy móc hoạt động đang được Công ty thực hiện bao gồm:
- Định kỳ kiểm tra sự cân bằng của các máy móc, thiết bị trong quá trình vận hành theo quy định của nhà sản xuất;
- Kiểm tra độ mòn các chi tiết và tra dầu bôi trơn định kỳ;
- Định kỳ bảo dưỡng, bảo trì máy móc, thiết bị; Độ rung sẽ được đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, theo đó mức gia tốc rung cho phép áp dụng cho khu vực thông thường:
- Từ 06 giờ đến 21 giờ: 70 dB;
- Từ 21 giờ đến 06 giờ: 60 dB;
Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với chất thải khi dự án đi vào vận hành
án đi vào vận hành
6.1 Hệ thống quan trắc tự động
Nước thải sau xử lý của Nhà máy tại các hệ thống XLNT 1.000m 3 /ngày sẽ được đưa vào hố ga với hệ thống quan trắc tự động trước khi được xả ra nguồn tiếp nhận là kênh Đa
Cô Hệ thống này đã được Sở TNMT thành phố Đà Nẵng xác nhận đấu nối và truyền tín hiệu về trung tâm thông tin theo yêu cầu của Luật BVMT tại Công văn số 190/STNMT- CCMT ngày 15/01/2021 (được đính kèm trong Phụ lục I.1 của Báo cáo)
6.2 Hệ thống xử lý nước thải
6.2.1 Biện pháp phòng chống Để hạn chế ảnh hưởng do sự cố hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhà máy thực hiện các biện pháp sau:
- Bảo đảm lượng nước thải dẫn vào hệ thống xử lý nước thải thấp hơn công suất thiết kế
- Hệ thống xử lý nước thải hoạt động theo 02 chế độ: tự động và thủ công Trong trường hợp có sự cố đói với chế độ tự động thì bảo đảm vận hành bằng phương pháp thủ công
- Lắp đặt thiết bị đo đạc và điều khiển tự động để kiểm soát quá trình vận hành đảm bảo đạt tiêu chuẩn Bố trí thiết bị dự phòng để thay thể kịp thời khi hư hỏng
- Bố trí các đường ống dự phòng nối tắt qua các bể để đề phòng trong trường hợp một bể hư hỏng thì hệ thống vẫn tạm thời hoạt động trong thời gian chờ khắc phục sửa chữa
- Lập kế hoạch và thực hiện duy tu bảo dưỡng định kỳ
Khi hệ thống xử lý nước thải xảy ra sự cố, dừng ngay hoạt động sản xuất của nhà máy, tắt các thiết bị máy móc phục vụ cho hệ thống xử lý nước thải
- Tiến hành kiểm tra, khắc phục nhanh chóng sự cố
- Chỉ vận hành trở lại khi sự cố đã được khắc phục đảm bảo yêu cầu của quá trình xử lý nước thải
- Ổn định nguồn dinh dưỡng hằng ngày: các loại sản phẩm hết hạn được thu gom trên thị trường, đưa về khu tập trung, lim trữ tạm thời chất thải tại nhà máy Sau đó, được công nhân mở nắp và thu hồi nước ngọt vào bồn chứa bằng inox, vỏ và nắp được bán cho các đơn vị có nhu cầu Hằng ngày, công nhân mở van để nước ngọt chảy vào hố thu nước thải sản xuất
- Bổ sung nguồn vi sinh: định kỳ 03 tháng/lần, nhà máy bổ sung hệ vi sinh xử lý nước thải với khối lượng 10kg/lần
- Hiện tại Công ty còn 01 bể sinh học hiếu khí có thể tích 400 m 3 của hệ thống xử lý nước thải cũ không sử dụng tới và Công ty chuyển đổi thành bể ứng phó sự cố của HTXL nước thải Nếu có sự cố xảy ra tại trạm xử lý nước thải tập trung công suất 1.000 m 3 như rò rỉ, vỡ các bể thì nước thải tại các bể trên sẽ được bơm hút qua bể ứng phó sự cố để lưu trữ nước thải trong khoảng thời gian thời gian nhất định và để tránh xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường, gây ảnh hưởng gây ô nhiễm môi trường xung quanh
Hình III.8 Hình ảnh bể ứng phó sự cố của hệ thống XLNT công suất 1.000m 3 /ngày.đêm
6.3 Hệ thống xử lý khí thải
6.3.1 Biện pháp phòng chống Để hạn chế ảnh hưởng do sự cố hư hỏng hệ thống xử lý khí thải, chủ đầu tư thực hiện các biện pháp sau:
- Bảo đảm hệ thống xử lý khí thải hoạt động đúng công suất thiết kế
- Hệ thống hoạt động theo 02 chế độ vận hành: tự động và thủ công Trong trường hợp có sự cố đối với chế độ tự động thì bảo đảm vận hành bằng phương pháp thủ công
- Lắp đặt thiết bị đo đạc và điều khiển tự động để kiểm soát quá trình vận hành đảm bảo đạt tiêu chuẩn Bố trí thiết bị dự phòng để thay thế kịp thời khi hư hỏng
- Lập kế hoạch và thực hiện duy tu bảo dưỡng định kỳ
- Khi hệ thống xử lý khí thải xảy ra sự có, dừng ngay hoạt động của lò hơi, tắt các thiết bị máy móc phục vụ cho hệ thống xử lý khí thải
- Tiến hành kiểm tra, khắc phục nhanh chóng sự cố
- Chỉ vận hành trở lại khi sự cố đã được khắc phục đảm bảo yêu cầu của quá trình xử lý khí thải.
Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác
Công ty đã thành lập bộ phận quản lý về An toàn - Môi tường và phân công 02 cán bộ phụ trách chung về các vấn đề an toàn và môi trường trong toàn bộ nhà máy Cán bộ này có nhiệm vụ giám sát tình hình an toàn, môi trường và báo cáo lên lãnh đạo Công ty Ngoài ra, Công ty lập ra các tổ vận hành các hệ thống xử lý nước thải (3 người) và hệ thống xử lý khí thải lò hơi (4 người) chịu trách nhiệm vận hành, kiểm tra thường xuyên các hệ thống xử lý nước thải, khí thải nhằm đảm bảo các hệ thống luôn hoạt động ổn định Hoạt động của các tổ vận hành này sẽ do cán bộ phụ trách chung về các vân đê an toàn và môi trường giám sát
Công ty đã được cấp Chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2008 (về hệ thống quản lý chất lượng), tiêu chuẩn ISO 14001-2015 (về môi trường), tiêu chuẩn ISO 45001-2018 (về An toàn sức khỏe nghề nghiệp)
Công ty đã tuân thủ việc lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ hàng năm nộp Sở Tài nguyên & Môi trường thành phố Đà Nang theo yêu cầu của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt tại Quyết định số 1174/QĐ-BTNMT ngày 17/7/2013
7.2 Biện pháp thông gió nhà xưởng
Công ty đã thực hiện các biện pháp thông gió tự nhiên và thông gió nhân tạo để khống chế các yếu tố vi khí hậu bên trong nhà máy cụ thể:
- Nhà xưởng sản xuất được thiết kế xây dựng đạt tiêu chuẩn quốc tế, trần cách nhiệt, bốn mặt bố trí các cửa đón gió bảo đảm điều kiện vi khí hậu khu vực làm việc
- Tại khu vực lò hơi, lắp đặt các quạt hút nhằm tăng cường khả năng trao đổi nhiệt để đảm bảo tiêu chuẩn về nhiệt độ
Ngoài ra, việc trồng cây xanh bên trong khuôn viên cũng góp phần cải thiện đáng kể các yểu tố vi khí hậu trong khu vực nhà máy
7.3 Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, rung Đối với tiếng ồn phát sinh trong quá trình sản xuất từ nhiều máy móc như: máy cấp, máy đóng chai, máy súc rửa Vì đây là một hệ thống hoàn toàn tự động, máy móc hiện đại, cho nên hạn chế được rất nhiều tiếng ồn, rung động phát sinh trong quá trình vận hành Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe cho công nhân làm việc tại nhà máy, Công ty đã áp dụng các biện pháp chống ồn như:
- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân Hiện tại công ty đã trang bị nút bịt tai cho các công nhân vận hành tại chỗ
- Định kỳ kiểm tra bảo dưỡng máy móc thiết bị, tra dầu mỡ cho động cơ để giảm thiểu tiếng ồn
- Đối với tiếng ồn phát sinh từ máy nén khí, máy phát điện thì sử dụng giải pháp bao che, cách ly hợp lý
- Các bệ móng được gia cố chắc chắn, đối với các máy móc có độ ồn lớn, đế móng còn được lắp thêm chân lò so giảm sốc thông qua đó giúp giảm rung
Hình III.9 Vị trí đặt máy nén khí và máy phát điện
7.4 Giảm thiểu tác động từ thiết bị kiểm tra độ đầy sử dụng tia X
- Tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của nhà cung cấp và cơ quan chức năng khi bố trí, lắp đặt thiết bị bức xạ có khả năng gây hại tới con người;
- Nhà máy đã lập hồ sơ xin cấp giấy đăng ký thiết bị phát tia X và đã được Cục an toàn bức xạ và hạt nhân - Bộ Khoa học & Công nghệ cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ số 1065/GP-ATBXHN ngày 14/12/2022, có thời hạn đến 31/12/2025 Ngoài ra, Cục an toàn bức xạ và hạt nhân đã cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho cán bộ phụ trách an toàn của nhà máy
- Đặt biển cảnh báo bức xạ tại khu vực máy phát tia X;
- Thiết bị phát tia X được kiểm tra định kỳ
- Cung cấp liều kế cá nhân cho cán bộ làm việc trực tiếp với thiết bị bức xạ
- Tổ chức theo dõi sức khỏe nhân viên theo quy định của Bộ Y tế cho nhân viên định kỳ 6 tháng 1 lần
- Bắt buộc nhân viên vận hành thiết bị phải vận hành theo hướng dẫn kỹ thuật của nhà cung cấp
7.5 Biện pháp tái sử dụng nước Để tiết kiệm tài nguyên nước và giảm lượng nước thải dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung, Công ty đã áp dụng các biện pháp tái sử dụng nước tại một số công đoạn sản xuất và đã đem lại kết quả rất khả quan, lượng nước tiết kiệm được mỗi ngày khoảng
- Nước sau công đoạn súc rửa chai từ dây chuyền sản xuất nước uống Dasani và dây chuyền chai nhựa PET trước đây được thải trực tiếp vào hệ thống thu gom nước thải, nay nhà máy đã bơm tuần hoàn về tank chứa để tái sử dụng vệ sinh mặt bằng Lượng nước tiết kiệm được khoảng 20 m 3 /ngày
- Nước rửa lọc từ hệ thống xử lý nước sạch RO 1&2 được hồi lưu về đầu dây chuyền xử lý nước cấp, không thải ra hệ thống mương thoát nước thải Lượng nước tiết kiệm được khoảng 50 m 3 /ngày.đêm
Hình III.10 Sơ đồ hệ thống tái sử dụng nước tại Công ty
7.6 Biện pháp giảm thiểu các sự cố môi trường
7.6.1 Quản lý và khống chế ô nhiễm kho chứa hóa chất, dầu mỡ và nhiên liệu
- Biện pháp phòng chống: Đối với kho chứa hóa chất, dầu mỡ và nhiên liệu dầu DO thì nhà máy thực hiện các biện pháp quản lý và khống chế, ngăn ngừa sự cố như sau:
- Có chế độ kiểm tra các bao bì, bồn chứa hóa chất, dầu mỡ, nhiên liệu trước khi đưa vào sử dụng và trong thời gian khai thác, nhằm hạn chế tối đa khả năng rơi vãi hóa chất, dầu mỡ và nhiên liệu
- Đổi với kho chứa hóa chất:
Kho chứa hóa chất có diện tích 50m 2 , được phân chia thành 4 khu vực để chứa các hóa chất riêng biệt Nền và tường được bê tông hóa, tránh rò rỉ hóa chất ra ngoài Xung quanh tường có hệ thống mương chống tràn và thu gom khi có sự cố Hệ thống ánh sáng và thông gió hoạt động tốt, hiệu quả Vật liệu chống tràn luôn trong tình trạng sẵn sàng
- Đối với kho chứa dầu mỡ:
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
1.1 Nguồn phát sinh nước thải
Các nguồn phát sinh nước thải được thu gom về hệ thống XLNT bao gồm:
- Nguồn số 01: khu vực nhà ăn;
- Nguồn số 02: khu vực nhà kho chứa;
- Nguồn số 03: khu vực văn phòng;
- Nguồn số 04: hệ thống xử lý nước cấp;
- Nguồn số 05: dây chuyển chuẩn bị chai thủy tinh;
- Nguồn số 06: dây chuyển chuẩn bị chai PET
- Nguồn số 07: dây chuyền chuẩn bị, pha chế syrup;
- Nguồn số 08: dây chuyền sản xuất nước giải khát đóng chai thủy tinh;
- Nguồn số 09: dây chuyền sản xuất nước giải khát đóng chai PET;
- Nguồn số 10: dây chuyền sản xuất nước giải khát đóng lon;
- Nguồn số 11: dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng chai PET;
- Nguồn số 12: hệ thống làm lạnh NH3;
- Nguồn số 13: hệ thống xử lý khí thải lò hơi;
- Nguồn số 14: khu vực bảo trì;
- Nguồn số 15: khu vực bảo trì;
- Nguồn số 16: quá trình vệ sinh nhà xưởng
Nước thải sau xử lý tại hệ thống XLNT công suất 1.000m 3 /ngày.đêm đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B với Kq=0,9 và Kf=1,0 được đưa về hố ga với hệ thống quan trắc tự động nội bộ bên trong hàng rào trước khi được xả vào tuyến kênh thoát nước trong khu vực tại vị trí có tọa độ X=1.776.514 và YT3.990 trước khi chảy vào kênh Đa
Cô tại vị trí có tọa độ X= 1.776.495, Y= 543.934
(hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107 0 45’, múi chiếu 3 0 )
1.3 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải
Nước thải sau xử lý qua hệ thống XLNT công suất 1.0000m 3 /ngày.đêm đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B với Kq=0,9 và Kf=1,0 trong đó các thông số và giá trị giới hạn của các thông số ô nhiễm như sau:
Stt Thông số ô nhiễm Đơn vị tính Giá trị giới hạn cho phép
Tần suất quan trắc định kỳ
Quan trắc tự động, liên tục
03 tháng/lần Đã lắp đặt
Stt Thông số ô nhiễm Đơn vị tính Giá trị giới hạn cho phép
Tần suất quan trắc định kỳ
Quan trắc tự động, liên tục
7 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 9
1.4 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải
- Nguồn tiếp nhận nước thải:
- Vị trí xả nước thải:
• Tọa độ vị trí xả nước thải: X=1.776.519, YT3.990
Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107 0 45’, múi chiếu 3 0
• Địa chỉ: phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
- Phương thức xả nước thải: theo ống dẫn tự chảy vào cống và xả vào kênh Đa Cô theo phương thức tự chảy
- Chế độ xả nước thải: liên tục 24 giờ/ngày.đêm
Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
2.1 Nguồn phát sinh khí thải
Các nguồn phát sinh bụi, khí thải trong quá trình hoạt động của Dự án bao gồm:
- Nguồn số 01: ống thoát khí của hệ thống xử lý khí thải lò hơi
- Nguồn số 02: ống thoát khí của hệ thống xử lý mùi trạm XLNT
- Nguồn số 03: ống thoát khí của máy phát điện dự phòng
2.2 Lưu lượng xả khí thải tối đa
- Nguồn số 01: lưu lượng khí thải lớn nhất 7.500m 3 /giờ
- Nguồn số 02: lưu lượng khí thải lớn nhất 200m 3 /giờ
- Nguồn số 03: lưu lượng khí thải lớn nhất 2.000m 3 /giờ
- Dòng số 01: ống thoát khí của hệ thống xử lý khí thải lò hơi
- Dòng số 02: ống thoát khí của hệ thống xử lý mùi hôi trạm XLNT
- Dòng số 03: ống thoát khí của máy phát điện dự phòng
2.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải
Chất lượng khí thải trước khi xả thải vào môi trường phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, QCVN 19:2009/BTNMT cột B, Kp = 1; Kv = 0,6, trong đó các thông số và giá trị giới hạn đối với các thông số ô nhiễm như sau:
Stt Thông số ô nhiễm Đơn vị tính
Giá trị giới hạn cho phép
Tần suất quan trắc định kỳ
Quan trắc tự động, liên tục (nếu có) Dòng khí thải số 01
1 NH3 mg/Nm 3 30 Không thuộc đối tượng
2.5 Vị trí, phương thức xả khí thải
- Vị trí xả khí thải:
Stt Dòng khí thải Tọa độ vị trí xả thải Phương thức xả thải
1 Hệ thống xử lý khí thải lò hơi 1776409 544209 Liên tục theo ca làm việc
2 Hệ thống xử lý mùi hôi trạm XLNT 1776497 544032
3 Máy phát điện dự phòng 1776428 544201 Gián đoạn
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung
3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung
Stt Nguồn phát sinh Tọa độ vị trí phát sinh
Liên tục trong ca làm việc
3 Hệ thống xử lý nước thải 1776486 544036
4 Hệ thống xử lý nước cấp 1776379 544209
3.2 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung
- Áp dụng giá trị giới hạn cho phép về tiếng ồn cho khu vực thông thường, theo quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT
• Từ 06 giờ đến 21 giờ: 70dBA
• Từ 21 giờ đến 06 giờ: 55dBA
- Áp dụng giá trị giới hạn cho phép về độ rung ồn cho khu vực thông thường, theo quy chuẩn QCVN 27:2010/BTNMT
• Từ 06 giờ đến 21 giờ: 70dB
• Từ 21 giờ đến 06 giờ: 60dB
Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn
4.1 Nguồn phát sinh chất thải:
- Nguồn phát sinh CTNH số 01: khu vực nhà xưởng sản xuất
- Nguồn phát sinh CTNH số 02: khu vực đóng gói thành phẩm
- Nguồn phát sinh CTNH số 03: khu vực văn phòng
- Nguồn phát sinh CTNH số 04: khu vực lò hơi
- Nguồn phát sinh CTNH số 05: khu vực hệ thống xử lý nước thải
- Nguồn phát sinh CTNH số 05: khu vực hệ thống xử lý nước cấp
4.1.2 Chất thải rắn sinh hoạt:
- Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt số 01: khu vực căn tin
- Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt số 02: khu vực văn phòng
- Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt số 03: khu vực nhà vệ sinh
4.1.3 Chất thải rắn công nghiệp thông thường:
- Nguồn phát sinh CTRCN thông thường số 01: khu vực nhà xưởng sản xuất
- Nguồn phát sinh CTRCN thông thường số 02: khu vực hệ thống xử lý nước thải
- Nguồn phát sinh CTRCN thông thường số 03: khu vực hệ thống xử lý nước cấp
4.2 Khối lượng và chủng loại phát sinh:
Stt Tên chất thải Mã chất thải
Khối lượng phát sinh dự kiến (kg/năm)
Kalihydroxit thải và bã thải có chứa
02 Than hoạt tính đã qua sử dụng 02 11 02 Rắn 2.000
03 Chất thải lây nhiễm (bao gồm cả chất thải sắc nhọn) 13 01 01 Rắn/lỏng 2
04 Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải 16 01 06 Rắn 24
05 Pin ắc quy thải 16 01 12 Rắn 18
06 Các linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị điện có các linh kiện điện tử 16 01 13 Rắn 25
07 Các loại dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải khác 17 02 04 Lỏng 240
Chất thải rắn từ buồng lọc cát sỏi và các bộ phận khác của thiết bị tách dầu/ nước
09 Thiết bị điện thải có CFC, HCFC, HFC 19 02 03 Rắn 12
4.2.2 Chất thải rắn công nghiệp cần phải kiểm soát
Stt Tên chất thải Mã chất thải
Khối lượng phát sinh dự kiến (kg/năm)
1 Que hàn có các kim loại nặng hoặc thành phần nguy hại 07 04 01 Rắn 06
2 Hộp mực in thải có thành phần nguy hại 08 02 04 Rắn 06
3 Xỉ và tro đáy có thành phần nguy hại 12 01 05 Rắn 180
4 Bao bì mềm thải 18 01 01 Rắn 200
5 Bao bì cứng thải bằng nhựa 18 01 03 Rắn 9.500
6 Chất hấp thụ vật liệu lọc, giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần 18 02 01 Rắn 108
Stt Tên chất thải Mã chất thải
Khối lượng phát sinh dự kiến (kg/năm) nguy hại
7 Hóa chất và hỗn họp hóa chất PTN thải có thành phần nguy hại 19 05 02 Rắn/lỏng 84
8 Vật liệu cách nhiệt có Amiang thải 11 06 01 Rắn 10
4.2.3 Chất thải rắn công nghiệp thông thường
Stt Tên chất thải Mã chất thải
Khối lượng phát sinh dự kiến (kg/năm)
3 Phuy nhựa, pallet nhựa, can nhựa 11 02 04 Rắn 3.305
6 Giấy carton, giấy vụn 18 01 05 Rắn 9.031
8 Nắp chai kim loại, sắt thép vụn 11 04 03 Rắn 3.972
4.2.4 Chất thải rắn sinh hoạt
Stt Tên chất thải rắn sinh hoạt Trạng thái tồn tại Tổng khối lượng
1 Chất thải sinh hoạt Rắn 30 tấn/năm
KẾ HOẠCH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải
1.1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải năm 2021
Theo nội dung Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2021, kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải của Cơ sở được thể hiện trong bảng sau:
Bảng V.1 Vị trí và tần suất định kỳ quan trắc nước thải
Stt Tên điểm quan trắc
Ký hiệu điểm quan trắc
Mô tả điểm quan trắc
1 Điểm quan trắc 35.1.1/2021/ML/NT 05/03/2021 1776501 544001 Mẫu nước thải của nhà máy sau hệ thống xử lý
2 Điểm quan trắc 286.1.1/2021/ML/NT 18/06/2021 1776501 544001 Mẫu nước thải của nhà máy sau hệ thống xử lý
3 Điểm quan trắc 358.1.1/2021/ML/NT 21/09/2021 1776501 544001 Mẫu nước thải của nhà máy sau hệ thống xử lý
4 Điểm quan trắc 570.1.1/2021/ML/NT 10/12/2021 1776501 544001 Mẫu nước thải của nhà máy sau hệ thống xử lý
Bảng V.2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải của Cơ sở trong năm 2021
Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả quan trắc nước thải năm 2021 QCVN 40:2011/
BTNMT (Cột A) Đợt 1 (05/03) Đợt 2 (18/6) Đợt 3 (22/9) Đợt 4 (10/12)
4 Mùi - Không có mùi lạ Không có mùi lạ Không có mùi lạ Không có mùi lạ -
5 TDS (Tổng chất rắn hòa tan) mg/L 973 978 968 936 -
7 Chất rắn lơ lửng mg/L 19,5 19,2 18,5 19,5 100
35 Chất hoạt động bề mặt mg/L