Trang 3 -Không chỉ dừng lại ở cách hiểu, Bác Hồ còn nhấn mạnh việc tiết kiệm ở các nộidung cụ thể: 1 - Tiết kiệm sức lao động; 2 - Tiết kiệm thời gian; 3 - Tiết kiệm tiềncủa; 4 - Tất cả
Trang 1MỤC LỤC
I CẦN 1
II KIỆM 1
III LIÊM 2
IV CHÍNH 6
V CHÍ CÔNG VÔ TƯ 10
VI MỘT SỐ CÂU CA DAO, TỤC NGỮ, CÂU CHUYỆN VỀ ĐỨC TÍNH
CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH- CHÍ CÔNG VÔ TƯ 12
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO 20
1
Trang 2ĐỨC TÍNH CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH-CHÍ CÔNG VÔ TƯ CỦA BÁC HỒ
I CẦN
-Cần có nghĩa là cần cù, siêng năng, chăm chỉ trong học tập, trong lao động, trong
chiến đấu và trong sản xuất; cần còn có nghĩa là làm việc có phương pháp, có khoahọc và có trí tuệ Cần mà không có trí tuệ thì đó cũng chỉ là bán thân bất toại
Bác dạy: “Làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ về sớm Làm chochóng, cho chu đáo Việc ngày nào nên làm xong ngày ấy, chớ để ngày mai” Báccòn dạy: “Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi, nước mắt để trả lương cho tatrong những thì giờ đó Ai lười biếng tức là lừa gạt dân” Bác phân tích đối lập vớicần là lười biếng: “Lười biếng là kẻ địch của chữ cần Vì vậy, lười biếng cũng là kẻđịch của dân tộc Một người lười biếng, có thể ảnh hưởng tai hại đến công việc củahàng nghìn, hàng vạn người khác” Như vậy, theo Người, “người lười biếng là cótội với đồng bào, với Tổ quốc”, trái với đạo đức cách mạng, cản trở phong trào thiđua lao động sáng tạo của cả
II.KIỆM
-Kiệm là tiết kiệm thời gian, tiền bạc của cải vật chất và tinh thần cho nhân dân,
không lãng phí, tiêu dùng hợp lý nhằm mục đích mở rộng sản xuất và không ngừngnâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
-Theo Bác, tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là “xem đồng tiền to hơncái nống”, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu Tiếtkiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc Trái lại, tiếtkiệm cốt là để giúp tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng caomức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân Nói theo khoa học, thì tiết kiệm là tíchcực, chứ không phải là tiêu cực
Trang 3-Không chỉ dừng lại ở cách hiểu, Bác Hồ còn nhấn mạnh việc tiết kiệm ở các nộidung cụ thể: 1 - Tiết kiệm sức lao động; 2 - Tiết kiệm thời gian; 3 - Tiết kiệm tiềncủa; 4 - Tất cả mọi người đều phải cùng tiết kiệm
Ví dụ: Bác tiết kiệm tất cả mọi thứ có thể, đến cái nhỏ như tờ giấy bởi:
“Giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm.Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to Một cái phong bì có thểdùng hai, ba lần” Và Bác đã làm để mọi người bắt chước là hàng ngày các văn bảnBác đều viết ở mặt sau của bản tin Thông tấn xã Việt Nam; còn phong bì Bác đềudùng lại phong bì của các nơi gửi tới đến hai, ba lần
Bác Hồ mặc rất giản dị Người chỉ có hai bộ quần áo kaki dùng khi tiếpkhách Ở nhà Bác thường mặc bộ bà ba Có lần Bác đi thăm nước bạn, nhân dânyêu quý họ tung hoa làm áo Bác bị ố, giặt là không kịp Các đồng chí phục vụ đãmay thêm một bộ giống như bộ Bác đang dùng nhưng không cho Bác biết Tuy đãgiặt nhiều lần cho cũ đi nhưng khi mặc Bác vẫn phát hiện ra đó là quần áo mớimay Bác phê bình ngay: "Ai cho các chú may thêm, Bác chỉ cần hai bộ Nhân dân
ta còn đang thiếu vải mặc, Bác dùng như vậy là đủ rồi"
III LIÊM
-Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, Liêm tức là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và
của dân, không xâm phạm một đồng xu, một hạt thóc của Nhà nước và của nhândân: “ Liêm” tức là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân, sống trongsạch, không tham lam Không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sungsướng, không tham người tang bốc mình Vì vậy mà quang minh chính đại,khôngbao giờ hủ hóa Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ Như vậy đểtrở thành người có phẩm chất đạo đức tốt,phải hội đủ các yếu tố: cần, kiệm, liêm,chính
Trang 4-Trong suốt cuộc dời hoạt động cách mạng của mình, dù là người phụ bếp đến khitrở thành Chủ tịch nước- Hồ Chí Minh luôn nêu cao lối sống cần kiệm, giản dị,không màng danh vọng, không ham của cải, không ham sự xa hoa, không chuộngnhững nghi thức sang trọng Bác luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến đời soonggscủa nhân dân Bác nói: “Người ta ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng muốnphải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà mộtngười nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon, mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức”.Trước cảnh dân đói năm 1945, Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước nhườngcơm, sẻ áo cho nhau: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ,chúng ta không khỏi động lòng Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôixin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa Đem gạo
đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữarau, bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói” Bác đã gương mẫunhịn ăn vào tối Thứ 7, tự tay bỏ gạo vào hũ cứu đói dân nghèo Chiếc áo lụa đồngbào tặng, Bác cũng đem bán lấy tiền mua áo ấm tặng cho chiến sỹ trong mùa đônggiá rét Số tiền tiết kiệm ít ỏi là tiền nhuận bút các báo gửi cho Bác, Bác cũng đemmua nước ngọt tặng cho các chiến sỹ trực phòng không trong những ngày hè nóngbức Bác thường nói: “Nhân dân còn đói khổ, tôi ăn ngon sao được, nhân dân cònrách rưới mình mặc thế này cũng là đầy đủ lắm rồi”
Người chỉ rõ, do bất liêm mà đi đến tội ác trộm cắp Công khai hay bí mật, trựctiếp hay gián tiếp, bất Liêm tức là trộm cắp Người đã dẫn câu nói của Khổng Tử đểrăn dạy những kẻ bất liêm rằng: “ Người mà không liêm thì không bằng súc vật” ;Mạnh Tử cho rằng “Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy” Do vậy, Bác yêu cầu mỗingười, nhất là cán bộ lãnh đạo phải thực hiện tốt chữ liêm, Chữ liêm và chữ kiệmphải đi đôi với nhau như chữ kiệm phải đi đôi với chữ cần Có kiệm thì mới cóliêm được, bởi xa xỉ ắt sinh tham lam, không giữ được liêm Bác cũng chỉ rõ ngược
Trang 5lại với chữ liêm là tham ô, là ăn cắp của công làm của tư, đục khoét nhân dân, tiêu
ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của nhà nước làm quỹ riêng cho địa phươngmình Tham ô là trộm cướp, là kẻ thù của nhân dân Muốn liêm thật sự thì phảichống tham ô
- Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều làBẤT LIÊM
- Người cán bộ, cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm củacông làm của tư
- Người buôn bán, mua 1 bán 10, hoặc mua gian bán lậu chợ đen chợ đỏ, tíchtrữ đầu cơ
- Người có tiền, cho vay cắt cổ, bóp hầu bóp họng đồng bào
- Người cày ruộng, không ra công đào mương mà lấy cắp nước ruộng của lánggiềng
- Người làm nghề (bất cứ nghề gì) nhân lúc khó khăn mà bắt chẹt đồng bào
- Người cờ bạc, chỉ mong xoay của người làm của mình Đều là tham lam,đều là BẤT LIÊM
- Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là đạo vị (đạo là trộm)
- Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm, là tham vật úylạo
- Gặp giặc mà rút ra, không dám đánh là tham sinh úy tử
Đều làm trái với chữ LIÊM Do BẤT LIÊM mà đi đến tội ác trộm cắp Công khaihay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất liêm tức là trộm cắp
Trang 6Để thực hiện chữ LIÊM, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh cần có tuyên truyền và kiểmsoat, giáo dục và pháp luật từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên Bởi lẽ, theoNgười, cán bộ các cơ quan, đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ.
Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút,
có dịp “dĩ công vi tư” Vì vậy , cán bộ phải thực hành chữ LIÊM trước để làm mẫucho dân Người nói: “Mỗi người phải nhận rằng, tham lam là một điều rất xấu hổ,
kẻ tham lam là có tội với nước, với dân” Vì lẽ đó, hơn ai hết, cán bộ phải thi đuathực hành liêm khiết để làm tấm gương cho quần chúng noi theo Theo Người, mộtdân tộc biết Cần, Kiệm, Liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, làmột dân tộc văn minh, tiến bộ
Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, con thuyền cách mạng Việt Nam đãvượt qua bao thử thách to lớn để từng bước cập bến bờ thắng lợi Ngày nay, sauhơn 20 năm đổi mới, chúng ta đã gặt hái được nhiều thắng lợi to lớn trên tất cả mọilĩnh vực của đời sống xã hội: Từ kinh tế đến văn hoá Đặc biệt, con đường đi lênchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng được Đảng ta nhận thức rõ hơn Song, để
đi tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội, chúng ta còn phải vượt qua rất nhiều khó khăn,thử thách Trong đó, một trong những thử thách lớn nhất đối với chúng ta hiện nay
là tình trạng thoái hóa, biến chất của một bộ phân không nhỏ chức trách, chínhquyền, mà biểu hiện của nó là bất LIÊM Vì bất LIÊM mà tham ô, tham nhũng đãtrở thành “quốc nạn”, “quốc sỉ” đang làm lệch chuẩn những mục tiêu tốt đẹp củachủ nghĩa xã hội, làm băng hoại đạo đức - phong hoá, làm cho lòng dân không yên,
đe doạ đến sự an nguy của chế độ… Vì vậy, hơn lúc nào hết, hiện nay, toàn Đảng,toàn dân, toàn quân ta phải ra sức thực hành chữ LIÊM
Trước hết, Chính phủ phải thi hành một nền chính trị liêm khiết Đảng lãnhđạo và những cán bộ, đảng viên của Đảng phải là hiện thân của trí tuệ, danh dự vàlương tâm của thời đại Vì vậy, chúng ta phải quán triệt trong thực tế tư tưởng và
Trang 7cách làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong Di chúc Người đã dặn lại: “Đảng ta làmột Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đứccách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư Phải giữ gìn Đảng tathật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thànhcủa nhân dân” Ở thời điểm hiện nay, cần phải thực hiện nghiêm túc và có hiệu quảcông tác phòng, chống tham nhũng.
Cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp,… sao cho chặtchẽ, đồng bộ, không còn kẽ hở cho tham nhũng lợi dụng, luồn lách Mặt khác, đểphòng, chống tham nhũng lâu dài, đi đôi với siết chặt cơ chế, luật pháp còn phảithường xuyên tăng cường công tác giáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức cho cán
bộ, đảng viên Cần đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhtrở thành yêu cầu thường xuyên đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viênchức Phải làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng,quét sạch chủ nghĩa cá nhân- một kẻ thù nguy hiểm, một thứ “ giặc nội xâm”, lànguồn cội của bất LIÊM
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, một trong những nguồn cội của “ quantham” là do “ dân dại” Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót thì “ quan” dù “ khôngLiêm” cũng phải hóa ra “ liêm” Vì vậy, cần phải nâng cao dân trí để dân biếtquyền hạn của mình, biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ liêm.Đồng thời, pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa
vị nào, làm nghề nghiệp gì
IV.CHÍNH
-Chính “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn”
Một người phải cần, kiệm, liêm, nhưng còn phải chính mới là người hoàntoàn.Chính đối với mình là không tự cao, tự đại, luôn luôn chịu khó học tập, cầutiến bộ, phát triển điều hay và sửa chữa khuyết điểm của mình.Đối với người, phải
Trang 8yêu quý, kính trọng, giúp đỡ, không nịnh hót người trên, xem khinh ngườidưới.Phải để việc nước, việc công lên trên việc tư, việc nhà.Công việc dù to haynhỏ đều phải cố gắng hoàn thành.Phải luôn luôn nhớ “việc thiện thì dù nhỏ mấy
cũng làm.Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”.Chính là luôn đấu tranh để bảo vệ lẽ
phải, lên án những cái xấu, cái sai trái
Điều gì là không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà Nói về chính, Bác viết:
“Một người phải cần, kiệm, liêm nhưng còn phải chính mới là người hoàn hảo.Trên quả đất có hàng muôn triệu người sống, số người ấy có thể chia thành haihạng: Người thiện và người ác Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìn việc, song,những công việc ấy có thể chia làm hai thứ: Việc chính và việc tà Làm việc chính
là người thiện.Làm việc tà là người tà
-Cần, kiệm, liêm, là gốc rễ của chính.Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần cóngành, lá, hoa, quả, mới là hoàn hảo.Một người cần phải cần, kiệm, liêm nhưngcòn phải chính mới là người hoàn hảo
-Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công vô tư Cần,kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư Ngược lại, đã chí công vô tư, mộtlòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm,chính
Ví dụ: Trong công việc và sinh hoạt đời thường, Hồ Chí Minh luôn tôntrọng nhân cách người khác; Người biết nâng cao con người lên, khuyến khích,động viên để con người thấy rõ giá trị đích thực của cuộc sống, có khát vọng sốnglàm người mãnh liệt và có ý nghĩa Người tin tưởng ở tính tự giác và tinh thầntrách nhiệm của mọi người, nhưng không bao giờ sao nhãng việc kiểm tra, đánhgiá công việc của từng người, khen thưởng, động viên kịp thời những cá nhân cần
cù, sáng tạo trong công việc
Những lời nói của Bác về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư cho đến nay vẫn cònnguyên giá trị Đặc biệt là tấm gương của Bác về thực hành cần kiệm liêm chính
Trang 9vẫn mãi mãi để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta noi theo Trong kháng chiến cũngnhư trong xây dựng đất nước đã có nhiều tấm gương tiêu biểu về cần kiệm liêmchính, chí công vô tư Họ là những người luôn luôn gương mẫu, đi đầu trong laođộng sản xuất, chiến đấu và học tập Tuy nhiên còn có một số không ít cán bộ,đảng viên, đặc biệt là những cán bộ có chức, có quyền vẫn chưa làm đúng nhữnglời dạy của Bác.Nạn tham ô, tham nhũng, hối lộ, lãng phí, xa xỉ, quan liêu, côngthần, cửa quyền ngày càng nhiều Các vụ án PM18 ở Bộ Giao thông vận tải, vụchạy cô-ta ở Bộ thương mại hay vụ án Mạc Kim Tôn ở Thái Bình, v.v cho thấy
đó là những cán bộ, đảng viên bị sa sút về tư tưởng, chính trị, đạo đức và thahoá vềlối sống Họ đã làm giản sút lòng tin, uy tín của Đảng trong cán bộ, đảng viên vànhân dân
Thực hành tốt những lời dạy của Bác về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư làchúng ta đã góp phần làm giàu cho đất nước, làm tăng lòng tin của nhân dân vàoĐảng và chính quyền Như vậy là chúng ta cũng đã góp phần thực hiện tốt cuộcvận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Vì sao Hồ Chủ Tịch đề ra khẩu hiệu: Cần, Kiệm, Liêm, Chính?
-Vì Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của Đời sống mới, nền tảng của Thi đua áiquốc
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người
-Từ ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên Dân chủ Cộng hòa, cho đếnmấy năm kháng chiến, dân ta nhờ Cần, Kiệm, Liêm, Chính, mà đánh thắng đượcgiặc lụt, giặc dốt, giặc thực dân và giặc đói
Trang 10Tuy vậy đồng bào ta có người đã hiểu rõ, có người chưa hiểu rõ.Có người thựchành nhiều, có người thực hành ít Cho nên cần phải giải thích rõ ràng, để cho mọingười hiểu rõ, mọi người đều thực hành.
-Trên quả đất, có hàng muôn triệu người Song số người có thể chia làm hai hạng:người Thiện và người Ác
Trong xã hội, tuy có hàng trăm công, nghìn việc Song những công việc ấy có thểchia làm 2 thứ: việc Chính và việc Tà
Làm việc Chính, là người Thiện
Làm việc Tà, là người Ác
Siêng năng (cần), tần kiệm (kiệm), trong sạch (liêm), chính là thiện
Lười biếng, xa xỉ, tham lam, là tà ,là ác
Bất kỳ ở tầng lớp nào, giữ địa vị nào, làm nghề nghiệp gì, sự hoạt động của 1người trong xã hội có thể chia làm 3 mặt:
1 Mình đối với mình
2 Mình đối với người
3 Mình đối với công việc
-Luôn luôn cầu tiến bộ Không tiến bộ thì ngừng lại Trong khi mình ngừng lại thìngười ta cứ tiến bộ Kết quả là mình thoái bộ, lạc hậu
-Tiến bộ không giới hạn.Mình cố gắng tiến bộ, thì chắc tiến bộ mãi