1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤP PHÉP MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN MỎ MANGAN BẢN MẶC – PÁC RIẾC

100 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Dự Án Khai Thác Khoáng Sản Mỏ Mangan Bản Mặc – Pác Riếc
Trường học Công Ty Cổ Phần Măng Gan Cao Bằng
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Cao Bằng
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 29,48 MB

Cấu trúc

  • Chương I (7)
    • 1. Tên chủ dự án đầu tư (7)
    • 2. Tên dự án đầu tư (7)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư (8)
      • 3.1. Công suất của dự án đầu tư (8)
      • 3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư (9)
        • 3.2.1. Biên giới và tài nguyên quặng thiếc khai thác (9)
        • 3.2.2. Công nghệ khai thác (11)
        • 3.2.3. Công nghệ chế biến khoáng sản (21)
      • 3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư (21)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư (21)
    • 5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (22)
  • Chương II (24)
    • 1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (24)
    • 2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (25)
  • Chương III (26)
    • 1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (26)
    • 3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (31)
    • 4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (32)
    • 5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (33)
    • 6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành (33)
    • 7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (35)
    • 9. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (38)
  • Chương IV (40)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải (40)
    • 2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với khí thải (42)
    • 3. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với tiếng ồn, độ rung (42)
  • Chương V (44)
    • 1. Kết hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư (44)
      • 1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm (44)
      • 1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải (44)
    • 2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (48)
    • 3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm (49)
  • Chương VI (50)

Nội dung

Mở vỉa, trình tự khai thác * Mở vỉa: Sau khi xem xét các yếu tố nêu trên và cân đối trữ lượng, thời gian khai thác của từng mức khai thác phù hợp về mặt thời gian và không gian, để đảm b

Tên chủ dự án đầu tư

Công ty cổ phần Măng gan Cao Bằng

- Địa chỉ liên lạc: Đường Lê Lợi, phường Sông Bằng, TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

- Người đại diện: Ông Nguyễn Khắc Anh - Chức vụ: Tổng Giám đốc

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 4800152908 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng cấp lần đầu ngày 11/11/2003; đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 05/9/2019

Tên dự án đầu tư

- Tên dự án: Dự án khai thác khoáng sản mỏ mangan Bản Mặc – Pác Riếc, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (Giai đoạn 1: Khai thác Khu I)

- Địa điểm thực hiện dự án: xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

+ Quyết định số 2171/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh Cao Bằng Quyết chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư (Cấp lần đầu ngày 16/11/2021)

+ Quyết định số 667/QĐ-UBND ngày 28 tháng 05 năm 2015 của UBND tỉnh Cao Bằng Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản mangan tại khu vực Bản Mặc – Pác Riếc, xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng

+ Công văn số 1934/SCT-QLCN&KTATMT ngày 21 tháng 12 năm 2021 của

Sở Công Thương về việc thông báo kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công khai thác khoáng sản mỏ mangan Bản Mặc – Pác Riếc, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

+ Công văn số 2007/SCT-QLCN&KTATMT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của

Sở Công Thương về việc phúc đáp Công văn số 144/CV-MGCB ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Công ty cổ phần Măng gan Cao Bằng

+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số: 966/QĐ-UBND ngày 29 tháng 07 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án khai thác khoáng sản mỏ

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I)

+ Giấy phép khai thác khoáng sản số 1562/GP-UBND ngày 25 tháng 10 năm

2022 do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng cấp

- Quy mô của dự án đầu tư: Thuộc dự án nhóm C phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công (dự án có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ).

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1 Công suất của dự án đầu tư

- Công suất khai thác: 3.000 tấn quặng/năm

- Thời hạn thác: 07 năm (kể từ ngày kí giấy phép)

- Phương pháp khai thác: Hầm lò

- Công nghệ khai thác: Khoan nổ mìn hầm lò, vận chuyển bằng xe goòng hoặc cải tiến

- Nhu cầu sử dụng đất: Tổng nhu cầu sử dụng đất của toàn dự án là 8,312925ha + Tổng diện tích khu vực khai trường khai thác là 7,95 ha thuộc địa phận xã Quang Hán gồm hai khu Trong đó: Khu I: 1,95 ha được giới hạn bởi các điểm góc 1,

2, 3, 4; Khu II: 6 ha được giới hạn bởi các điểm góc 5, 6, 7, 8

+ Diện tích xây dựng khu phụ trợ là 0,1236ha

+ Diện tích khu vực bãi thải ngoài: 2.393,2m 2 , tương đương 0,23932ha

Ghi chú: Trong giai đoạn này chủ dự án chỉ thực hiện khai thác tại Khu I, Khu

II chưa tiến hành khai thác Do đó, Chủ dự án đề nghị cấp giấy phép môi trường cho hoạt động khai thác khoáng sản tại Khu I Đối với Khu II, Công ty sẽ thực hiện lập hồ sơ cấp giấy phép môi trường trước khi đưa vào hoạt động thử nghiệm sau hoàn thành các thủ tục liên quan

Bảng 1.1 Tọa độ khép góc khu vực khai thác của dự án Điểm góc

Kinh tuyến trục 105 0 45’ Múi 3 o Diện tích

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I)

(Nguồn: Báo cáo ĐTM của dự án) Bảng 1.2 Tọa độ khép góc khu vực bãi thải của dự án Điểm góc

Kinh tuyến trục 105 0 45’ Múi 3 o Diện tích

Các văn bản, hồ sơ pháp lý liên quan đến đất đai:

- Đối với khu vực khai thác: Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 06/04/2023 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc thu hồi và cho thuê đất (đợt 1) để thực hiện dự án: Khai thác khoáng sản mỏ mangan Bản Mặc – Pác Riếc (khu I), xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

- Đối với khu vực bãi thải: Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 14/08/2023 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc thu hồi và cho thuê đất (đợt 2) để thực hiện dự án: Khai thác khoáng sản mỏ mangan Bản Mặc – Pác Riếc (khu I), xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

3.2.1 Biên giới và tài nguyên quặng thiếc khai thác a Biên giới mỏ

Căn cứ vào các điều kiện trên, biên giới khai trường được xác định trên bản đồ có tọa độ tại Bảng 1.1 với các thông số cơ bản như sau:

Bảng 1.3 Bảng chỉ tiêu biên giới khai trường

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giá trị khai trường

II Chiều sâu khai thác

1 Chiều sâu khai thác cuối cùng TQ.1 m +688

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I)

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giá trị khai trường

3 Chiều sâu khai thác cuối cùng TQ.3 +705

III Diện tích khai trường ha 1,95 06

(Nguồn: Báo cáo ĐTM của dự án) b Tài nguyên trữ lượng khai thác b1 Trữ lượng địa chất trong ranh giới khai trường

Theo Quyết định phê duyệt trữ lượng số 667/QĐ-UBND ngày 28/5/2015 của UBND tỉnh Cao Bằng về Phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản mangan tại khu vực Bản Mặc – Pác Riếc, xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh (nay là huyện Trùng Khánh), tỉnh Cao Bằng Có trữ lượng như sau:

- Tổng trữ lượng quặng Mangan gốc cấp 122 là 28.067 tấn

- Tổng tài nguyên cấp 333 là 7.780 tấn

- Tổng trữ lượng và tài nguyên quặng mangan là 35.847 tấn

Bảng 1.4 Trữ lượng địa chất

STT Thân quặng Khối trữ lượng Trữ lượng, (tấn)

Tổng trữ lượng và tài nguyên 35.847

(Nguồn: Báo cáo ĐTM của dự án) b2 Trữ lượng được phép đưa vào thiết kế khai thác

Trữ lượng khoáng sản được đưa vào thiết kế khai thác là toàn bộ trữ lượng cấp

122 là: 28.067 tấn b3 Trữ lượng khai thác

Trữ lượng khai thác của mỏ (Qkt) là trữ lượng sau khi đã trừ đi phần trữ lượng do để lại trụ bảo vệ, tổn thất trong quá trình khai thác Trữ lượng huy động vào khai thác được xác định theo công thức:

Qđc: Trữ lượng địa chất, Qđc = 28.067 tấn quặng

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I) kkt: Tổn thất do phương pháp khai thác, kkt = 40 (theo Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31/7/2019)

Bảng 1.5 Trữ lượng khai thác

Thân quặng Trữ lượng địa chất (tấn)

Trữ lượng khai thác (tấn)

(Nguồn: Báo cáo ĐTM) Vậy, trữ lượng khai thác của mỏ là 16.840 tấn quặng

3.2.2.1 Mở vỉa, trình tự khai thác

Sau khi xem xét các yếu tố nêu trên và cân đối trữ lượng, thời gian khai thác của từng mức khai thác phù hợp về mặt thời gian và không gian, để đảm bảo an toàn và tận thu tối đa tài nguyên, dự án đề xuất phương án khai thông cho mỏ như sau:

Khu I: Khai thông cho 2 thân quặng TQ1, TQ2

Thân quặng TQ1; TQ2 được khai thông như sau:

- Cải tạo mặt bằng mức +694, khối lượng cải tạo 12.640 m 3

- Tại mặt bằng mức +694, đào giếng nghiêng số 1 vuông góc theo đường phương của vỉa quặng dài 62m, khối lượng đào 322,4 m 3

- Đào lò bằng xuyên vỉa mức +688 vào gặp 2 thân quặng dài 45m, khối lượng

- Đào lò bằng xuyên vỉa mức +668 vào gặp thân quặng TQ2 dài 20m, khối lượng 104 m 3

- Đào lò dọc vỉa vận tải mức +688 trong thân quặng TQ1 dài 200m, khối lượng 1.040 m 3

- Đào lò thượng thông gió - vận tải mức +688/+708 trong thân quặng TQ1 (dốc

45 0 ) cánh Tây Bắc dài 62m, khối lượng 260,4 m 3

- Đào lò thượng thông gió - vận tải mức +688/+707 trong thân quặng TQ1 (dốc

45 0 ) cánh Đông Nam dài 26m, khối lượng 109,2 m 3

- Đào lò thượng thông gió - vận tải mức +688 lên bề mặt địa hình trong thân quặng TQ1 (dốc 65 0 ), đào 4 lò với tổng chiều dài 95m, khối lượng 399 m 3

- Đào lò dọc vỉa thông gió mức +688 trong thân quặng TQ2 dài 242m, khối lượng 1 258,4 m 3

- Đào lò dọc vỉa thông gió mức +668 trong thân quặng TQ2 dài 167m, khối

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I) lượng 868,4 m 3

- Đào lò thượng thông gió - vận tải mức +668/+709 trong thân quặng TQ2 (dốc

35 0 ) cánh Tây Bắc dài 125m, khối lượng 525 m 3

- Đào lò thượng thông gió - vận tải mức +668/+707 trong thân quặng TQ2 (dốc

35 0 ) cánh Đông Nam dài 82m, khối lượng 344,4 m 3

- Đào các lò thượng thông gió - vận tải mức +668 lên bề mặt địa hình trong thân quặng TQ2 với tổng chiều dài 122m, khối lượng 512,4 m 3

- Khai thông chuẩn bị thân quặng TQ1

Từ bề mặt địa hình phía Đông khai trường, tiến hành san gạt, cải tạo mặt bằng tại mức +694 Từ mặt bằng mức +694, tiến hành đào giếng nghiêng số 1 mức +694, giếng đào vuông góc với đường phương của thân quặng

Giếng nghiêng số 1 mở từ mặt bằng +694 xuống mức +668 dốc 25 0 , chiều dài

Sau khi đào giếng nghiêng số 1,2 xuống giới hạn của khu vực khai thác Từ đây mở sân giếng, các lò chứa nước và sân ga hầm trạm Tại mức +688 của giếng nghiêng số 1,2 tiến hành đào lò bằng xuyên vỉa vận tải vào gặp các vỉa quặng TQ1, TQ2 Sau khi gặp thân quặng TQ1, tiến hành đào lò dọc vỉa bám theo đường trụ vỉa mức +688 ra tới biên giới hai phía của thân quặng Các đường lò này được đào với tiết diện hình thang, diện tích đào 5,2 m 2 , diện tích sử dụng 3,8 m 2 , chống gỗ, chèn lò bằng gỗ

Mức thông gió được thực hiện bằng các đường lò thượng cột thông gió vận tải được đào từ lò dọc vỉa vận tải +688 thông lên bề mặt địa hình Các đường lò có góc dốc ≤ 45 0 sẽ được đào với tiết diện hình thang, diện tích đào 4,2m 2 , diện tích sử dụng 3,24m 2 , chống bằng gỗ Các đường lò có góc dốc > 45 0 sẽ được đào theo góc dốc vỉa với tiết diện hình chữ nhật, diện tích đào 4,2m 2 , diện tích sử dụng 3,24m 2 , chống bằng gỗ

Ngoài ra, để thông gió cho cánh Tây Bắc của thân quặng TQ1 cần đào lò dọc vỉa thông gió mức +707 và +708 từ bề mặt địa hình vào gặp lò thượng thông gió, vận tải phía trong biên giới Lò được đào với tiết diện hình thang, diện tích đào 5,2 m 2 , diện tích sử dụng 3,8 m 2 , chống gỗ, chèn lò bằng gỗ

- Khai thông chuẩn bị thân quặng TQ2

Tương tự thân quặng TQ1, mức vận tải của thân quặng TQ2 được khai thông bằng lò xuyên vỉa vận tải mức +688 và +668 cho cụm vỉa

Mức thông gió được thực hiện bằng các đường lò thượng cột thông gió vận tải được đào từ lò dọc vỉa vận tải +668 và +688 thông lên bề mặt địa hình Các đường lò

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I) có góc dốc ≤ 45 0 sẽ được đào với tiết diện hình thang, diện tích đào 4,2m 2 , diện tích sử dụng 3,24m 2 , chống bằng gỗ Các đường lò có góc dốc > 45 0 sẽ được đào theo góc dốc vỉa với tiết diện hình chữ nhật, diện tích đào 4,2m 2 , diện tích sử dụng 3,24m 2 , chống bằng gỗ

Theo kết quả thăm dò khảo sát và đánh giá trữ lượng quặng tại khu vực, đồng thời trên cơ sở điều kiện địa hình, địa chất của khu mỏ, vị trí mặt bằng sân công nghiệp (bố trí phía Đông của khu I), trình tự khai thác được thực hiện khu I trước, khu II sau Trong mỗi thân quặng, trình tự khai thác các cột được thực hiện từ biên giới về phía lò xuyên vỉa vận tải

Căn cứ trữ lượng khai thác, công suất thiết kế tiến hành xây dựng lịch khai thác mỏ như sau:

Bảng 1.6 Lịch khai thác mỏ

TT Năm khai thác Thân quặng Sản lượng, tấn/năm

(Nguồn: Báo cáo ĐTM) 3.2.2.2 Công nghệ khai thác

Sơ đồ quy trình công nghệ khai thác được thể hiện như sau:

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I)

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình công nghệ khai thác khoáng sản tại mỏ Thuyết minh quy trình:

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

* Nhu cầu sử dụng điện Điện năng phục vụ toàn bộ hoạt động của dự án (bao gồm hoạt động khai thác, chế biến, chiếu sáng, sinh hoạt cho nhà ở của cán bộ công nhân viên là 750 Kwh/năm

Nguồn cung cấp điện cho khai thác mỏ, mặt bằng sân công nghiệp được lấy từ trạm điện 250KVA của mỏ được đấu nối với điện lưới Quốc gia, cách mỏ khoảng 500m

* Nhu cầu sử dụng nước

- Theo biên chế của mỏ, tổng số lao động là 54 người với nhu cầu 100 lít/người/ngày thì lượng nước là 5,4 m 3 /ngày

- Nước sản xuất chủ yếu phục vụ công tác phun tưới giảm thiểu bụi và vệ sinh thiết bị dự tính: Qcc = 4 m 3 /ngày

Như vậy, tổng nhu cầu sử dụng nước của mỏ là: 9,4 m 3 /ngày

Nguồn cung cấp nước: Suối Thống Lý cách mỏ khoảng 250m

* Các nguyên vật liệu khác:

Bảng 1.10 Bảng tổng hợp nhu cầu nguyên vật liệu dự án

TT Nguyên, vật liệu Đơn vị Số lượng Ghi chú

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I)

(Nguồn: Báo cáo ĐTM) Nguồn cung cấp vật liệu nổ: Được mua theo hợp đồng giữa Công ty với đơn vị cung cấp chi nhánh tại tỉnh Cao Bằng, giao hàng tại mỏ

Nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu: dầu, mỡ bôi trơn lấy trên địa bàn huyện Trùng Khánh hoặc thành phố Cao Bằng.

Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

Tổng vốn đầu tư là 12.559.499.000 đồng Trong đó: Vốn của Công ty là 40% tương ứng: 5.023.799.600,0 VNĐ; Vốn vay ngân hàng thương mại là 60% tương ứng 7.535.699.400,0 VNĐ

5.2 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án a Sơ đồ tổ chức sản xuất

Mô hình tổ chức thực hiện dự án như sau:

Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức quản lý và sản xuất của dự án

CÔNG TY CỔ PHẦN MĂNG GAN

Tổ bảo vệ Đội xúc bốc Đội vận tải

Giám đốc mỏ Đội KN Mìn

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I) b Biên chế và năng suất lao động

Bảng 1.11 Biên chế lao động

TT Nội dung Đơn vị Số lượng

I Bộ phận lao động trực tiếp Người 45

1 Bộ phận phục vụ chung cho đào lò và khai thác Người 3

- Công nhân vận tải, xúc dọn lò Người 2

- Nhân viên tiếp liệu Người 1

2 Phân xưởng hầm lò Người 36

- Phó quản đốc + Đội trưởng + Thợ đào lò Người 8

- Thợ cơ điện, vận tải Người 3

2.2 Đội khai thác +An toàn+Môi trường Người 25

- Chỉ huy+ Thợ nổ mìn Người 3

- Công nhân khai thác Người 12

- Công nhân cơ điện vận tải+ an toàn+ môi trường Người 3

- Công nhân trực trạm quạt Người 3

- Công nhân gác cửa lò Người 3

3 Phân xưởng sửa chữa+ cơ điện Người 3

4 Công nhân nhà giặt, sấy + nhà đèn Người 3

II Bộ phận lao động gián tiếp Người 9

4 Quản lý kho vật tư, thống kê Người 1

Tổng cộng Người 54 c Chế độ làm việc của mỏ

- Số ngày làm việc trong năm: 300 ngày

- Số ca làm việc trong ngày: 2 ca

- Số giờ làm việc trong ca: 8 giờ/ca

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I)

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Hiện nay, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang trong quá trình dự thảo và hoàn thiện, nội dung hoạt động của cơ sở và các giải pháp bảo vệ môi trường hoàn toàn phù hợp với quy hoạch

Dự án phù hợp với Quyết định số 2471/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Cao Bằng về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Cao Bằng giai đoạn 2016 - 2025 định hướng đến năm 2030 (giai đoạn 2021-2025 ổn định mức độ khai thác khoáng sản đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất các cơ sở chế biến khoáng sản (sắt, mangan, đồng, chì, barit, thiếc )

Dự án phù hợp với Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, có xét đến năm 2030 được Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng phê duyệt tại Quyết định số 2665/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh Cao Bằng

* Sự phù hợp của dự án với các mối tương quan khác:

- Địa hình khu vực mỏ được chia thành 3 dạng chủ yếu sau:

+ Địa hình núi cao: phân bố ở Nam Tây Nam và Bắc Tây Bắc Đây là địa hình có chứa quặng mangan gốc Do đặc điểm địa hình núi cao phức tạp, phân cắt mạnh việc thi công thăm dò gặp nhiều khó khăn

+ Địa hình núi thấp: phân bố khá rộng trong vùng, dạng địa hình này phân lớn hình thành từ trầm tích lục nguyên Có dạng địa hình đỉnh tròn, sườn dốc thoải, mức độ phân cắt địa hình đơn giản Khu vực Pác Riếc thuộc loại địa hình này

+ Địa hình thung lũng: là các thung lũng hẹp chạy quanh khu mỏ, thuộc đất canh tác của dân Công tác khai thác mỏ sau này sẽ không ảnh hưởng tới khu vực này

- Về đường giao thông: Khá thuận lợi và được đi bằng đường sau tới khu mỏ: + Từ thị trấn Trà Lĩnh đi khoảng 3km theo đường TL.210 (QL4A) là tới trung tâm khu mỏ Hiện tại khu I, II đã có đường rải đá cấp phối vào mỏ

- Hệ thống sông suối: Suối Thống Lý cách Khu I khoảng 60m

- Trạm biến áp khu vực: Cách mỏ khoảng 500m

- Khu dân cư: Dân cư trong khu vực mỏ thưa thớt, chủ yếu phân bố dọc các đường tỉnh 210 (QL4A) và đường vào khu vực mỏ Khu I cách đường tỉnh 210 khoảng 200m và

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I) nhà dân gần nhất khoảng 100m, khu II cách khu dân cư gần nhất khoảng gần 300m (qua 1 thung lũng)

- Khu di tích lịch sử, văn hoá: trong phạm vi bán kính 1km xung quanh khu vực dự án không có khu di tích lịch sử - văn hoá

Từ những phân tích trên cho thấy, địa điểm thực hiện dự án ngoài sự phù hợp với quy hoạch phát triển thì cơ sở hạ tầng, điện, nước, giao thông, tại khu vực thực hiện dự án cũng đã đáp ứng đầy đủ, đảm bảo cho dự án đi vào vận hành sản xuất.

Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường là không thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng phê duyệt tại Quyết định số 966/QĐ-UBND ngày 29 tháng 07 năm

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I)

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Thu gom, thoát nước mưa

- Tại khu vực phụ trợ: Xây dựng mương thoát với chiều dài 100 Trong đó: 50m được trát vữa xi măng dày 10cm, 50m là mương đào), kích thước (rộng x sâu) là (0,6 x 0,3)m Trên tuyến mương bố trí 02 hố ga lắng cặn thể tích 1m 3 , kích thước (dài x rộng x sâu) là (1 x 1 x 1)m, kết cấu: Hố ga được xây bằng gạch bock, dày 200 Nước mưa chảy tràn sau thu gom được thoát ra mương thoát nước chung dọc tuyến đường vào mỏ sau đó thoát ra nguồn tiếp nhận là suối Thống Lý

- Tại khu vực khai trường khai thác, khu vực cửa lò: Nước mưa chảy tràn được thoát theo địa hình tự nhiên Sau đó chảy vào mương thoát nước mặt khu vực phụ trợ Nước mưa chảy tràn sau thu gom được thoát ra mương thoát nước chung dọc tuyến đường vào mỏ sau đó thoát ra nguồn tiếp nhận là suối Thống Lý

- Tại khu vực bãi thải ngoài: Trong quá trình đổ thải, tạo rãnh thoát nước xung quanh khu vực bãi thải, kích thước (rộng x sâu) là (0,4 x 0,4)m, đảm bảo tối đa thoát nước mưa chảy tràn, tránh gây sạt lở Định kỳ 1 lần/tháng tiến hành nạo vét cặn lắng hệ thống mương thu gom, hố ga Thường xuyên theo dõi công trình thoát nước nhất là trong mùa mưa lũ, không để ảnh hưởng đến môi trường xung quanh khu vực dự án

Quy trình vận hành: Tự chảy

1.2 Thu gom, thoát nước thải a Công trình thu gom nước thải:

- Nước thải sinh hoạt: Được thu gom trực tiếp vào bể tự hoại

- Nước thải sản xuất: Nước trong lò chợ, lò thượng, dọc vỉa, xuyển vỉa chảy theo rãnh thoát nước kích thước (0,7 x 0,4 0,4)m dẫn về hầm chứa nước thể tích 5m 3 , kích thước (dài x rộng x sâu) là (2,5 x 2 x 1)m Tại đây nước được bơm cưỡng bức về bể lắng 20m 3 bằng đường ống HDPE D60 b Công trình thoát nước thải:

- Nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại thoát ra mương thoát nước mặt sau nhà vệ sinh

- Nước thải sản xuất: Ống HDPE D90, chiều dài 60m c Điểm xả nước thải sau xử lý: Suối Thống Lý

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I)

- Nước thải sản xuất sau bể lắng dẫn theo đường ống Ống HDPE D90, chiều dài 60m thoát ra suối Thống Lý d Mạng lưới thu gom, thoát nước thải:

- Mạng lưới thu gom, thoát nước thải của dự án được thể hiện như sau:

Hình 3.1 Sơ đồ mạng lưới thu gom, thoát nước thải của dự án

Mô tả sơ đồ thu gom, thoát nước thải:

- Nước thải sinh hoạt: Được thu gom xử lý bằng 01 bể tự hoại, thể tích 7m 3 Nước sau quá trình xử lý ở bể tự hoại được thoát ra mương thoát nước mặt phía sau khu nhà vệ sinh, sau đó thoát ra mương thoát nước chung ra suối Thống Lý

- Nước thải sản xuất: Được thu gom vào hệ thống hầm chứa nước với thể tích khoảng 5m 3 , sau đó bơm về bể lắng thể tích 20m 3 , sau đó theo đường ống HDPE D90 chảy ra suối Thống Lý

1.3 Xử lý nước thải a Nước thải sinh hoạt

- Tóm tắt quy trình xử lý: Nước thải → Bể tự hoại → Mương thoát nước mặt dự án → Mương thoát nước chung → Suối Thống Lý

- Thuyết minh quy trình: Nước thải sinh hoạt phát sinh được xử lý tại công trình nhà vệ sinh khép kín, diện tích 5m 2 , 01 bể tự hoại 3 ngăn, thể tích bể khoảng 7m 3 , kích thước (dài x rộng x sâu) là (3,56 x 2,56 x 0,75)m, nước sau xử lý ở bể tự hoại được thoát ra mương thoát nước mặt phía sau khu nhà vệ sinh, sau đó thoát ra mương thoát nước chung dọc tuyến đường vào mỏ ra nguồn tiếp nhận là suối Thống Lý

- Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại:

Nước từ lò chợ, lò dọc vỉa, lò thượng, lò xuyên vỉa khu I

Hầm chứa nước Bể lắng 20m 3

Mương thoát nước mặt dự án

Suối Thống Lý Mương thoát nước chung

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I)

Hình 3.2 Hình ảnh minh hoạ cấu tạo của bể tự hoại

- Kết cấu bể tự hoại:

+ Bể xây bằng gạch đặc mác 75 vữa XM mác 50

+ Mạch xây phải đông đặc, trát bằng vữa XM mác 75 dày 25, trát làm 2 lớp (lớp

+ Đánh màu bằng xi măng nguyên chất

- Quy trình xử lý: Nước thải thô được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò làm ngăn lắng - lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ lượng chất bẩn trong dòng nước thải Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải được chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động Các chất hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa, làm nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của chúng Cũng nhờ ngăn này, công trình trở thành một dãy bể phản ứng kỵ khí được bố trí nối tiếp, cho phép tách riêng hai pha (lên men axít và lên men kiềm) Quần thể vi sinh vật trong từng ngăn sẽ khác nhau và có điều kiện phát triển thuận lợi Ở những ngăn đầu, các vi khuẩn tạo axít sẽ chiến ưu thế, trong khi ở những ngăn sau, các vi khuẩn tạo methan sẽ là chủ yếu

- Hoá chất sử dụng: Định kỳ 3 - 6 tháng/lần bổ sung men vi sinh xuống bể tự hoại để tăng khả năng xử lý Nước thải sinh hoạt sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B) trước khi thải ra môi trường b Nước thải sản xuất

- Theo tính toán của Dự án, lượng nước thải mỏ phát sinh lớn nhất tại khai trường khu I năm đạt công suất thiết kế là 53 m 3 /ngày đêm Nước thải mỏ thường cuốn theo đất đá trong lòng đất nên chứa hàm lượng cặn lở lửng cao

- Quy trình thu gom, xử lý: Nước thải sản xuất → Rãnh thu gom → Hầm chứa nước → Bể lắng → Ống dẫn →Suối Thống Lý

- Thuyết minh quy trình: Nước trong lò chợ, lò thượng, dọc vỉa, xuyên vỉa được chảy theo rãnh thoát nước kích thước 0,7x0,4x0,5m dẫn về hầm chứa nước, tại đây nước thải được bơm cưỡng bức về bể lắng bằng đường ống HDPE D60 để lắng cặn

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I) với thể tích 20m 3 , kích thước (dài x rộng x sâu) là (5 x 2,5 x 1,6)m, sau đó theo đường ống HDPE D90 chiều dài 60m chảy ra suối Thống Lý

Kết cấu bể lắng khu I: Tường bể lắng được xây bằng gạch chỉ đỏ VXM M100, trát vữa XM M75 dày 1,5cm; đáy bể lắng đổ bê tông VXM M200 dày 150mm Định kỳ 1 tuần/lần, dùng máy xúc nạo vét đá, bùn tại bể lắng vận chuyển bằng ô tô về đổ thải tại bãi thải rắn

* Thông số kỹ thuật của máy bơm thoát nước trong hầm lò khu I như sau:

+ Áp lực đẩy của bơm: H = 20-30 m;

+ Chiều cao hút của bơm: H = 3,2 m;

+ Công suất động cơ: P = 4 kW;

+ Số lượng máy bơm: 02 chiếc (01 chạy, 01 dự phòng) c Đánh giá khả năng lắng đọng, chứa nước thải của Bể lắng:

Tính toán kích thước bể lắng khu I: Với lưu lượng bơm Q=8m 3 /h, hiệu suất bơm hy%, lượng nước thải thực tế cần xử lý là 8x0,79=6,3 m 3 /h, kích thước bể lắng được tính toán như sau:

* Tốc độ rơi của hạt cặn trong môi trường tĩnh:

Tốc độ rơi của hạt trong môi trường tĩnh (Uo, tính bằng cm/s) được tính theo phương trình Stốc:

18 𝜇 Trong đó: δh: Khối lượng riêng của hạt, g/cm 3 δn: Khối lượng riêng của nước thải, g/cm 3 à: Độ nhớt của nước thải, g/cm.s d: Đường kính trung bình của hạt g: Gia tốc trọng trường, lấy gần đúng bằng 9,81 m/s 2 Đối với mỏ quặng mangan:

- Hạt nhỏ nhất cần phải lắng là các hạt đất đá thải và quặng (d = 0,0025 cm; δh

- Mụi trường sa lắng là nước (δn = 1,1 g/cm 3 ; à = 1,139.10 -2 g/cm.s)

Do đó, tốc độ rơi của các hạt cặn trong môi trường tĩnh sẽ là:

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I)

Theo tiêu chuẩn TCVN 33:2006 Chiều dài của bể lắng ngang được xác định theo biểu thức sau:

Vtb: Tốc độ trung bình của dòng chảy ở phần đầu cuả bể lắng, lấy bằng 6-8 mm/s; 7-10 mm/s; 9-12 mm/s tương đương với nước ít đục, đục vừa và đục Chọn Vtb

Htb: Chiều cao trung bình của vùng lắng (m) Chọn Htb = 1,5m

Như vậy, chiều dài tối thiểu của bể lắng để có thể lắng được các hạt cặn theo yêu cầu là 5m

* Chiều rộng bể lắng: Để đảm bảo vận tốc trung bình của dòng chảy ở phần đầu của bể lắng

Vtb=6mm/s, chiều rộng bể lắng là

Trên cơ sở tính toán, lựa chọn thông số của bể lắng khu I như sau:

+ Chiều dài bể lắng là: 5 m

+ Chiều rộng bể lắng là: 2,5 m

+ Chiều cao bể lắng là: 1,6 m (trong đó 1,5 vùng chứa nước; 0,1m chiều cao dự phòng)

(Nguồn: Theo nội dung tính toán của báo cáo ĐTM)

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

a Đối với chất thải rắn sinh hoạt Được phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình khoảng 27 kg/ngày.đêm với số lượng 54 cán bộ, công nhân, định mức phát sinh 0,5kg/người/ngày đêm Thành phần: Túi nilon, nhựa, kim loại, giấy vụn, thức ăn thừa, vỏ hoa quả,

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I)

Toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt được phân thành 3 loại là chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng; chất thải nguy hại; chất thải rắn còn lại

+ Đối với loại có khả năng tái chế, tái sử dụng: Với rác thải vô cơ như giấy, nhựa, kim loại… được thu gom và bán cho các đơn vị thu mua phế liệu; rác thải hữu cơ như rau, củ, hoa quả, thức ăn thừa… được tận dụng cho công nhân làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm

+ Đối với chất thải nguy hại gồm: Bóng đèn huỳnh quang, pin, ắc quy thải … tập trung vào thùng chứa, chứa trong kho chứa chất thải nguy hại của mỏ

+ Đối với chất thải rắn còn lại (sành sứ, thuỷ tinh, túi nilon…) thực hiện thu gom vào 02 thùng rác thể tích 200 lít/thùng đặt tại các khu vực văn phòng, nhà công nhân Sau đó, tập trung đốt để giảm thể tích và chôn lấp tại hố chôn lấp hợp vệ sinh trong khu vực mỏ thể tích 2m 3 , kích thước (dài x rộng x sâu) là (2 x 1 x 1)m Định kỳ

2 – 3 ngày tiến hành lấp đất, khi hố đầy được lấp phủ đât, tiếp tục đào hố chôn lấp mới b Đối với chất thải rắn sản xuất

Khối lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 3.186 m 3 /năm sẽ được đổ thải tại bãi thải ngoài khai trường ở phía Đông Nam khu I, diện tích 2.393,2m 2 , dưới chân bải thải xây dựng kè rọ đá ngăn ngừa nguy cơ sạt lở bãi thải Kè rọ đá kích thước (dài x rộng đáy x rộng đỉnh x cao) là (15 x 1,2 x 0,6 x 2,5)m.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

- Dự báo khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành: khoảng 175 kg/năm Cụ thể như sau:

Bảng 3.1 Dự báo khối lượng CTNH phát sinh tại khu I

TT Loại CTNH Khối lượng phát sinh (kg/năm) Mã CTNH

3 Giẻ lau, vải bảo vệ (găng tay) dính dầu

4 Các loại can đựng dầu nhớt 10 18 01 03

5 Bóng đèn huỳnh quang thải 3 16 01 06

- Công trình lưu giữ, xử lý CTNH:

+ Thu gom, phân loại CTNH, tập kết vào 03 thùng phi, thể tích 200lít và các can nhựa đặt trong kho chứa chất thải nguy hại Kho diện tích 4m 2 , kích thước (dài x

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I) rộng) là (2 x 2)m, tại nhà kho bố trí hố thu gom để tránh dầu mỡ tràn ra xung quanh với thể tích 0,016m 3 , kích thước (dài x rộng x sâu) là (0,4 x 0,4 x 0,1)m Kết cấu nhà kho: Tường xây gạch block, mái bê tông cốt thép, nền láng xi măng

- Biện pháp quản lý CTNH khác:

+ CTNH được quản lý theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

+ Cam kết thu gom triệt để, lưu giữ chất thải nguy hại trong thùng đặt trong kho chứa đảm bảo không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố xảy ra

+ Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý để xử lý chất thải nguy hại theo quy định

+ Báo cáo công tác quản lý chất thải nguy hại định kỳ hàng năm lồng ghép với báo cáo công tác bảo vệ môi trường của dự án (kỳ báo cáo từ tháng 01 đến hết ngày

31 tháng 12) và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

- Các máy móc, thiết bị có khả năng gây độ rung được lắp đệm cao su để hạn chế tối đa rung động

- Thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị, kiểm tra độ mòn của các chi tiết và định kỳ bôi trơn hoặc thay những chi tiết hư hỏng

- Trang bị bảo hộ lao động là bao tai, nút bịt tai cho công nhân tiếp xúc trực tiếp với nguồn phát sinh tiếng ồn.

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành

a Các biện pháp an toàn do nổ mìn

- Sử dụng phương pháp nổ vi sai nhằm giảm sóng chấn động, giảm hậu xung để tránh hiện tượng làm nứt nẻ và mất ổn định đường lò

- Bố trí hộ chiếu khoan nổ thích hợp nhằm giảm thiểu lớn nhất ảnh hưởng do đá văng, chấn động Nổ mìn đúng như hộ chiếu dưới sự giám sát của chỉ huy nổ mìn và phó giám đốc điều hành mỏ

- Phân công giám đốc điều hành mỏ phụ trách công việc tại khai trường Lập hộ chiếu nổ mìn đầy đủ, chính xác theo quy định và phải được người có thẩm quyền phê duyệt Tuyệt đối chấp hành theo hộ chiếu đã được phê duyệt

- Trong quá trình nổ mìn phải tuân thủ đúng theo quy phạm an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (QCVN 01:2019/BCT)

- Công nhân thực hiện công việc nổ mìn ngoài có sức khỏe tốt, phải có đầy đủ

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I)

- Thường xuyên tập huấn các lớp sơ cấp cứu khi tai nạn xảy ra trong những tình huống thường gặp Nghiêm chỉnh chấp hành các quy phạm về an toàn lao động b Các biện pháp an toàn về phòng chống cháy, nổ

- Định kỳ phải kiểm định tính phòng nổ của các thiết bị điện trong hầm lò, nhằm loại trừ hoàn toàn tia lửa trần phát sinh trong quá trình sản xuất

- Kiểm tra sử dụng các chất dễ cháy, các thiết bị điện, việc thực hiện các quy phạm an toàn trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN QCVN 01:2019/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất nổ và phải được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về PCCC

- Các trang thiết bị dụng cụ chữa cháy phải được tính toán phù hợp với quy mô đám cháy khi xảy ra cháy

- Để chủ động phòng ngừa và sẵn sàng chữa cháy đạt hiệu quả cao khi cháy xảy ra, Công ty sẽ phối hợp với Công an, UBND huyện xây dựng phương án chữa cháy và tổ chức diễn tập để rút kinh nghiệm

- Thường xuyên giáo dục nâng cao ý thức của công nhân viên chức trong việc phòng chống cháy nổ c Các biện pháp phòng ngừa và xử lý các sự cố bục nước

Khi khai thác bề mặt địa hình tạo ra các kẽ nứt Vì vậy, trong khi khai thác sẽ chú ý theo dõi để tránh bục nước vào lò khai thác Một số biện pháp chủ yếu để phòng chống bục nước như sau:

- Hầm bơm trung tâm và hệ thống đường lò chứa nước được thiết kế theo quy phạm an toàn ở mức cao nhất, có đầy đủ hệ thống phòng chống ngập nước

- Hàng năm xây dựng các phương án giải quyết sự cố về bục nước nhằm chủ động ứng phó khi có sự cố xảy ra

- Thường xuyên kiểm tra bề mặt địa hình trong phạm vi khai trường, đặc biệt sau những trận mưa lớn, khi phát hiện những kẽ nứt hay sụt lún bề mặt, phải lập các biện pháp san lấp, xử lý bề mặt địa hình kịp thời nhằm hạn chế nước mặt ngấm xuống lò Ngoài ra, hệ thống rãnh thoát nước trên địa hình cũng cần được thường xuyên khai thông, tu bổ, nhất là vào mùa mưa

- Các khu vực đã khai thác thường chứa một lượng lớn nước ngấm từ bề mặt địa hình xuống, đặc biệt vào mùa mưa và tại các khu vực khai thác gần mặt đất Do vậy, cần lưu ý đề phòng bục nước từ các khu vực này Ngoài ra, khi gương lò ở gần khu khai thác cũ, phải thường xuyên cập nhật, khoan tiến trước thăm dò để dự báo các khu vực có nguy cơ bục nước nhằm lập các biện pháp và xử lý kịp thời Các đường lò phải có rãnh nước và thường xuyên được khai thông để thoát nước tốt

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I) d Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố sập lò

- Trong quá trình khai thác sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các thông số khoan nổ mìn, các thông số của hệ thống khai thác được nêu trong thiết kế khai thác mỏ

- Sẽ thường xuyên theo dõi các dấu hiệu biến động địa chất khai trường khai thác, nếu thấy có các dấu hiệu khác lạ sẽ tiến hành kiểm tra xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp xử lý phù hợp cho các vị trí đó

- Tổ chức ứng phó kịp thời mọi sự cố xảy ra do sập hầm mỏ e Biện pháp phòng chống sự cố trượt lở bãi thải

Các biện pháp phòng ngừa trượt lở bãi thải trong quá trình đổ thải đất đá thải của Dự án bao gồm:

- Tuân thủ kỹ thuật đổ thải với các thông số thiết kế

- Trong quá trình đổ thải thường xuyên kiểm tra và theo dõi tình trạng của bãi thải nếu phát hiện sụt lở, nứt, gây ra nguy hiểm sạt lở phải ngừng ngay đổ thải và báo cho các phòng ban liên quan biết và tìm biện pháp giải quyết kịp thời

- Xây dựng kè rọ đá dưới chân bãi thải để bảo vệ bãi thải, chống trôi lấp đất đá, trượt lở bãi thải Kè rọ đá kích thước (dài x rộng đáy x rộng đỉnh x cao) là (15 x 1,2 x 0,6 x 2,5)m f Phòng chống các sự cố, rủi ro khác

Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

- Ban hành các nội quy của Công ty về công tác khai thác với các biện pháp kinh tế (có thưởng, phạt)

- Mọi người trong khu mỏ từ cán bộ lãnh đạo đến công nhân sẽ tuân thủ các quy trình và quy phạm về kỹ thuật, vận hành máy móc trang thiết bị, các quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

- Hàng năm tổ chức các đợt tập huấn, giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường cho cán bộ công nhân viên, vận động tham gia các chương trình môi trường do địa phương phát động

- Mọi công nhân tham gia sản xuất đều phải cam kết thực hiện các quy định của

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I)

- Cử lực lượng bảo vệ tuần tra thường xuyên và phối hợp với lực lượng bảo vệ an ninh tại địa bàn nhằm ngăn chặn kịp thời các tệ nạn Nghiêm cấm các hành vi cờ bạc rượu chè, tụ tập hút chích và các tệ nạn khác, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực

- Nếu khi xảy ra sự cố doanh nghiệp sẽ tiến hành ngừng khai thác và huy động toàn bộ công nhân trong mỏ ứng cứu người bị nạn và báo cơ quan chức năng có các biện pháp hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp khắc phục sự cố

8 Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học

8.1 Kế hoạch, tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường

Hoạt động cải tạo các đường lò, mặt bằng cửa lò và cải tạo mặt bằng sân công nghiệp khu vực phụ trợ được thực hiện ngay khi kết thúc khai thác cả khu I và khu II vào năm thứ 7 Sau đó sẽ tiến hành trồng cây keo toàn bộ khu vực phụ trợ Sau khi thực hiện việc chăm sóc cây trong 3 năm đảm bảo cây trồng sống tốt Chủ dự án sẽ bàn giao mặt bằng lại cho chính quyền địa phương

Bảng 3.2 Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường

TT Nội dung thực hiện

Thời gian thực hiện (theo năm khai thác) Thời gian chăm sóc cây trồng

Tiến hành khai thác tại khu I và khu II

Cải tạo các đường lò, mặt bằng cửa lò

Cải tạo mặt bằng sân công nghiệp khu vực phụ trợ

5 Bàn giao mặt bằng cho địa phương

8.2 Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường

8.2.1 Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

- Khu vực khai thác: Xây bịt cửa lò bằng đá hộc; đào xúc đất, san gạt tạo mặt bằng, phủ đất màu với độ dày 0,3m; trồng cây keo trên mặt bằng đã được phủ đất màu

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I)

- Khu vực sân công nghiệp và phụ trợ: Di dời toàn bộ máy móc, thiết bị, tháo dỡ toàn bộ các hạng mục công trình khôn còn mục đích sử dụng, tiến hành phủ đất trên toàn bộ mặt bằng sân công nghiệp và trồng cây keo

- Khu vực bãi thải: tiến hành san gạt tạo mặt bằng tại đỉnh bãi thải, phủ đất màu với độ dày 0,3m; thực hiện trồng cây keo trên mặt, sườn tầng bãi thải

- Sau khi hoàn thành việc cải tạo, phục hồi môi trường Chủ dự án sẽ hoàn tất các thủ tục và bàn giao lại cho địa phương quản lý

8.2.2 Danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường a) Khu vực khai thác

- Công tác xây bịt đường lò, cụ thể: Xây bịt cửa lò bằng đá hộc; ngoài ra xây thêm hai tường chắn cách ly bằng đá hộc, một trong hai tường chắn được trí ở chiều sâu không nhỏ hơn 10 lần chiều cao lò (chiều cao lò 2,2m), tường chắn thứ 2 xây cách cửa lò 10m Khối lượng tường chắn cách ly và tường bịt cửa lò 54m 3 , xây móng tường chắn 15m 3 , đào móng tường chắn 15m 3 , lấp đất giữa các đoạn lò 480m 3

- Mặt bằng các cửa lò: Đào xúc đất, san gạt tạo mặt bằng, phủ đất màu với độ dày 0,3m, tổng diện tích mặt bằng các cửa lò 755m 2 , khối lượng đất màu phủ 226,5m 3

- Trồng cây keo trên mặt bằng đã được phủ đất màu, mật độ 1.660 cây/ha, tỷ lệ trồng dặm là 30%, số cây trồng 137 cây, trồng dặm 41 cây, thời gian chăm sóc cây 3 năm b) Khu vực mặt bằng sân công nghiệp và khu phụ trợ

- Di dời máy móc thiết bị: Di dời toàn bộ máy móc, thiết bị ra khỏi khu vực mỏ

- Tháo, phá dỡ các công trình phục vụ khai thác khoáng sản: Tháo dỡ mái tôn 800,8m 2 , tháo dỡ vì kèo bằgn thép 6,03 tấn, tháo dỡ cửa 79,24m 2 , phá dỡ tường gạch 307,76m 3 , phá dỡ nền xi măng 589,2m 2 , phá dỡ mái BTCT 0,5m 3 , tháo dỡ bệ xí 4 bộ, tháo dỡ trạm biến áp và đường dây

- San gạt mặt bằng và trồng cây: Diện tích mặt bằng sân công nghiệp và khu phụ trợ (đường vận tải, kho mìn, ) khoảng 1,7ha, sau khi tháo dỡ các hạng mục công trình xây dựng trên mặt bằng sẽ đào xúc đất, san gạt đất tạo mặt bằng với độ dày 0,3m và trồng cây keo, số lượng cây trồng 2.822 cây, trồng dặm 847 cây, thời gian chăm sóc cây 3 năm c) Cảo tạo khu vực bãi thải

- Tiến hành san gạt tại đỉnh bãi thải, phủ đất màu độ dày 0,3m và trồng cây keo trên mặt, sườn tầng bãi thải Tổng diện tích trồng 5.000m 2 , số lượng cây trồng 830 cây, trồng dặm 250 cây, thời gian chăm sóc cây 3 năm

- Giữ lại Kè chắn đất đá thải tại chân bãi thải để ngăn ngừa sạt lở bãi thải khi bãi chưa ổn định

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I) 8.3 Thực hiện ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường:

- Tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án khai thác khoáng sản mỏ mangan Bản Mặc - Pác Riếc, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng là 877.240.000 đồng (Bằng chữTám trăm bảy mươi bảy triệu, hai trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn)

- Số lần ký quỹ; 7 lần:

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

* Các nội dung thay đổi:

Bảng 3.2 Các nội dung thay đổi so với Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM

Tên công trình bảo vệ môi trường

Phương án đề xuất trong báo cáo ĐTM

Phương án điều chỉnh, thay đổi đã thực hiện

1 Kè chắn bãi thải ngoài

Dưới chân bãi thải xây dựng kè rọ đá kích thước (dài x rộng mặt x cao) là (50 x 1 x 2,5m)

Xây dựng kè rọ đá kích thước (dài x rộng đáy x rộng đỉnh x cao) là (15 x 1,2 x 0,6 x 2,5)m

Hệ thống thoát nước mặt

- Khu vực nhà ở công nhân: Đào rãnh thoát nước mặt dài 50m, kích chiều cao 0,4 m, chiều rộng 0,4 m định hướng thu gom về hố gas lắng cặn, lắng đọng trước khi thoát ra ngoài môi trường

- Khu vực mặt bằng cửa lò mức +694 nước mặt được thu

- Tại khu vực phụ trợ: Xây dựng mương thoát với chiều dài 100 Trong đó: 50m được trát vữa xi măng dày 10cm, 50m là mương đào), kích thước (rộng x sâu) là (0,6 x 0,3)m Trên tuyến mương bố trí 02 hố ga lắng cặn thể tích 1m 3 , kích thước (dài x rộng x sâu) là (1 x 1 x 1)m, kết cấu: Hố ga được xây bằng gạch bock, dày 200

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I) về rãnh thoát nước chân taluy mặt bằng cửa lò, rồi theo rãnh thoát tuyến đường nhập về rãnh thoát nước chân taluy mặt bằng cửa lò mức +692 dài

271 m, kích thước (chiều rộng x sâu là 0,4 x 0,4)m vào 01 hố gas lắng cặn kích thước (chiều dài x rộng x sâu là 4 x 2,5 x 1,5)m được bố trí tại mặt bằng cửa lò, thu nước, lắng đọng trước khi thoát ra ngoài môi trường

- Khu vực bãi thải: Nước bề mặt sườn tầng, mặt tầng bãi thải được thu về rãnh thoát nước chân taluy kích thước (chiều rộng x sâu là 04x 0,4)m để tránh trượt lở bãi thải;

- Tại khu vực khai trường khai thác, khu vực cửa lò: Nước mưa chảy tràn được thoát theo địa hình tự nhiên Sau đó chảy vào mương thoát nước mặt khu vực phụ trợ Nước mưa chảy tràn sau thu gom được thoát ra mương thoát nước chung dọc tuyến đường vào mỏ sau đó thoát ra nguồn tiếp nhận là suối Thống Lý

- Tại khu vực bãi thải ngoài: Trong quá trình đổ thải, tạo rãnh thoát nước xung quanh khu vực bãi thải, kích thước (rộng x sâu) là (0,4 x 0,4)m, đảm bảo tối đa thoát nước mưa chảy tràn, tránh gây sạt lở

* Đánh giá tác động đến môi trường từ việc thay đổi các nội dung so với báo cáo ĐTM:

- Kè rọ đá chắn bãi thải thay đổi chiều dài giảm từ 50m xuống 15m là do xây dựng theo địa hình thực tế khu vực bãi thải, bãi thải nằm ở phía Đông Nam khu vực dự án, có địa hình trũng so với xung quanh, dốc về phía Bắc, do đó cần xây dựng kè chắn ở phía Bắc bãi thải với chiều dài 15m Việc thay đổi chiều dài kè chắn so với báo cáo ĐTM không gây ảnh hưởng đến quá trình đổ thải, vẫn đảm bảo đất đá thải không tràn ra ngoài môi trường ranh giới bãi thải, hạn chế rửa trôi, sạt lở

- Hệ thống các công trình thoát nước mặt đầu tư xây dựng dựa cơ sở thực tế, các công trình mới được thiết kế lại theo các quy trình hợp lý hơn, phù hợp với địa hình khu vực dự án

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I)

Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải

1.1 Nguồn phát sinh nước thải:

- Nguồn số 01: Nước thải sản xuất (nước thải hầm lò) Tổng lượng nước thải phát sinh của dự án là 53 m 3 /ngày.đêm

- Nguồn số 02: Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân, lưu lượng phát sinh khoảng 5,4 m 3 /ngày

1.2 Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải:

1.2.1 Dòng thải 01: Nước thải sản xuất (nước thải hầm lò)

1.2.1.1 Nguồn tiếp nhận nước thải: Suối Thống Lý

1.2.1.2 Vị trí xả nước thải:

- Sau bể lắng nước thải theo ống dẫn HDPE D90, chiều dài 60 thoát ra suối Thống Lý, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

- Tọa độ vị trí xả nước thải: X(m): 2527210; Y(m): 556089 (sử dụng hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105 0 45 ' múi chiếu 3 0 )

1.2.1.3 Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 53 m 3 /ngày.đêm, tương đương tính trung bình là 2,2 m 3 /giờ

- Phương thức xả nước thải: Tự chảy, xả mặt, ven bờ

- Chế độ xả nước thải: Xả thải liên tục

- Chất lượng nước thải trước khi thải vào nguồn nước tiếp nhận phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN 40:2011/BTNMT - cột B - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, Cột B - quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt), cụ thể như sau:

Bảng 4.1 Thông số và giá trị giới hạn cấp phép đối với nước thải sản xuất

STT Thông số Đơn vị

Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I)

1.2.2 Dòng thải 02: Nước thải sinh hoạt của công nhân tại mỏ

1.2.2.1 Nguồn tiếp nhận nước thải:

Nước thải sinh hoạt sau xử lý được thoát ra mương thoát nước mặt sau nhà vệ sinh của mỏ, xả vào mương thoát nước chung dọc tuyến đường vào mỏ, sau đó đến nguồn tiếp nhận là suối Thống Lý

1.2.2.2 Vị trí xả nước thải:

- Cửa xả sau xử lý bể tự hoại nhà vệ sinh diện tích 5m 2

- Tọa độ vị trí điểm xả: X(m): 2527113; Y(m): 0556164 (hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105 0 45', múi chiếu 3 0 )

1.2.2.3 Lưu lượng xả thải lớn nhất: 5,4 m 3 /ngày, tương đương 0,225m 3 /ngày

- Phương thức xả nước thải: Tự chảy

- Chế độ xả nước thải: Xả thải gián đoạn, phụ thuộc vào nhu cầu sinh hoạt của cán bộ công nhân tại dự án

- Chất lượng nước thải trước khi thải vào nguồn tiếp nhận phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (QCVN 14:2008/BTNMT, cột B - Quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trương nước thải sinh hoạt khi thải vào nguồn nước được không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt), cụ thể như sau:

Bảng 4.2 Thông số và giá trị giới hạn cấp phép đối với nước thải sinh hoạt

STT Thông số ô nhiễm Đơn vị

Giá trị giới hạn Tần suất quan trắc định kỳ QCVN 14:2008/BTNMT

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I)

10 Tổng chất hoạt động bề mặt mg/l 10

Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với khí thải

Dự án không thuộc đối tượng phải cấp phép đối với khí thải theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường (do không có nguồn khí thải, bụi xả ra môi trường).

Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với tiếng ồn, độ rung

- Nguồn phát sinh: Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động của máy móc thiết bị khai thác, quá trình khoan, nổ mìn, phương tiện giao thông vận tải

- Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung: Trong khu vực Dự án khai thác khoáng sản mỏ mangan Bản Mặc – Pác Riếc, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 27:2010/BNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể:

Bảng 4.3 Giá trị giới hạn cấp phép đối với tiếng ồn

TT Thời gian áp dụng trong ngày và mức ồn cho phép (dBA) Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú

Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ

70 55 - Khu vực thông thường + Độ rung:

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I) Bảng 4.4 Giá trị giới hạn cấp phép đối với độ rung

Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép (dB) Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I)

Kết hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư

1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

Dự kiến thời gian vận hành thử nghiệm của Dự án là: Từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/12/2023 (3 tháng)

Bảng 5.1 Thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường

Thời gian bắt đầu vận hành thử nghiệm

Thời gian kết thúc vận hành thử nghiệm

Công suất dự kiến Đối với công trình xử lý nước thải:

Bể tự hoại 7m 3 Từ 01/10/2022 Đến 31/12/2023 100%

20m 3 Từ 01/10/2022 Đến 31/12/2023 100% Đối với hệ thống xử lý khí thải:

Không có công trình vận hành Đối với chất thải rắn, chất thải nguy hại:

Bãi thải rắn, kho CTNH 4m 2 là các công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn không phải vận hành thử nghiệm 100%

(Ghi chú: Dự kiến giai đoạn điều chỉnh hiệu suất, hiệu quả từ ngày 01/10/2023 đến hết ngày 15/12/2023, sau đó vận hành ổn định)

1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải Đối với dự án, công trình xử lý chất thải đáng quan tâm là hệ thống các công trình xử lý nước thải Vì vậy, báo cáo đưa ra kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình xử lý nước thải Đối với chất thải rắn sinh hoạt, chất

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I) thải rắn sản xuất, chất thải nguy hại chủ yếu là các công trình lưu chứa, tập kết sau đó hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo đúng quy định Chất thải rắn sản xuất thu gom, tập kết vào bãi thải

Căn cứ theo Khoản 5, Điều 21, Thông tư 02/2022/TT-BTNTMT ngày 10/01/2022 (dự án không thuộc đối tượng quy định tại Cột 3, Phụ lục 2, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP), việc quan trắc chất thải do chủ dự án đầu tư tự quyết định, nhưng phải bảo đảm quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong 3 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải, cụ thể:

- Đối với nước thải sinh hoạt: Tiến hành lấy mẫu nước thải đầu ra sau bể tự hoại Số lượng 03 mẫu đầu ra (03 ngày liên tiếp) trong giai đoạn hoạt động ổn định

- Đối với nước thải sản xuất: Tiến hành lấy mẫu nước thải đầu vào trước khi vào bể lắng và mẫu nước thải đầu ra tại bể lắng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là suối Thống Lý Số lượng 01 mẫu đầu vào và 03 mẫu đầu ra (03 ngày liên tiếp) trong giai đoạn hoạt động ổn định

Cụ thể kế hoạch quan trắc, đánh giá hiệu quả của dự án dự kiến như sau:

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Măng gan Cao Bằng

Bảng 5.2 Kế hoạch quan trắc, đánh giá hiệu quả của dự án

Loại mẫu đo đạc, phân tích

Vị trí lấy mẫu Thông số đo đạc, phân tích

Giai đoạn vận hành ổn định các công trình (tần suất quan trắc ít nhất 03 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh)

(trường hợp bất khả kháng không thể đo đạc, lấy và phân tích mẫu liên tiếp được, thì phải thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu sang ngày kế tiếp)

1 Nước thải sản xuất 3 Lần 1 đến 3

Số lượng 01 mẫu nước thải trước khi vào bể lắng (đầu vào) và 03 mẫu nước thải sau bể lắng (đầu ra) (03 ngày liên tiếp) pH, TSS, Nhu cầu oxy hoá học (COD), Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5), Thuỷ ngân (Hg), Chì (Pb), Asen (As), Sắt (Fe), Mangan (Mn), Cadimi (Cd), Sunfua (S 2- ), Tổng dầu mỡ khoáng, Coliform

2 Nước thải sinh hoạt 3 Lần 1 đến 3

Mẫu đơn 01 vị trí: sau bể tự hoại nhà vệ sinh pH, BOD5, TSS, Tổng chất rắn hòa tan, sunfua, amoni, Nitrat (NO3 -) (tính theo N), dầu mỡ động thực vật, tổng các chất hoạt động bề mặt, Phosphat (PO4 3-), Tổng

- Thời gian lấy mẫu có thể thay đổi tuỳ thuộc vào quá trình vận hành thiết bị nhưng vẫn đảm bảo tần suất, số lượng mẫu theo quy định

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến:

- Công ty cổ phần Măng gan Cao Bằng dự kiến sẽ hợp đồng với Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật tài nguyên và môi trường là đơn vị sẽ lấy mẫu quan trắc môi trường để thực hiện kế hoạch vận hành của dự án

CÔNG TY TNHH MTV KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

- Đại diện: Ông Phạm Anh Tuấn; - Chức vụ: Tổng Giám đốc;

- Địa chỉ liên hệ: Số 236, Võ Nguyên Hiến, phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An;

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I)

Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật

2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ

Căn cứ Điều 97, 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường và Phụ lục XXVIII, XXIX kèm theo Nghị định Dự án không thuộc đối tượng phải quan trắc môi trường định kỳ

2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải

Căn cứ Điều 97, 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường và Phụ lục XXVIII, XXIX kèm theo Nghị định Dự án không thuộc đối tượng phải quan trắc chất thải tự động, liên tục

2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ theo đề xuất của chủ dự án 2.3.1 Đối với nước thải

- Vị trí: Nước thải sau xử lý tại bể lắng trước khi thải ra suối Thống Lý

- Thông số giám sát: pH, TSS, Nhu cầu oxy hoá học (COD), Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5), Thuỷ ngân (Hg), Chì (Pb), Asen (As), Sắt (Fe), Mangan (Mn), Cadimi (Cd), Sunfua (S 2- ), Tổng dầu mỡ khoáng, Coliform

- Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: QCVN 40:2011/BTNMT (cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

- Vị trí: Nước thải đầu ra sau xử lý bể tự hoại nhà vệ sinh

- Thông số giám sát: pH, TSS, TDS, BOD5, S 2- (H2S), NH4 +-N, NO3 N, PO4 3 P, Dầu mỡ ĐTV, Tổng chất HĐBM, Tổng coliform

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

- Vị trí: 01 mẫu không khí tại khai trường khai thác

- Thông số giám sát: Bụi, Tiếng ồn, CO, SO2, NOx

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc; QCVN 02:2019/BYT:Quy

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I) chuẩn kỹ thuật Quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc; QCVN 03:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc

- Giám sát khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy hại phát sinh

- Giám sát hiện tượng trượt, sạt, lở để đảm bảo an toàn trong công tác khai thác khoáng sản

Giám sát sự cố, rủi ro tại một số vị trí nhạy cảm: Kho chứa CTNH, kho mìn, các rủi ro, sự cố bất thường.

Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm

Ước tính chi phí quan trắc hàng năm của dự án dự kiến khoảng 50.000.000 đồng

(Giai đoạn 1: Khai thác Khu I)

- Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong hồ sơ đề nghị cấp phép môi trường này, nếu có gì sai trái, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam

- Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến dự án Thực hiện đúng và và đủ theo các đề xuất về môi trường nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường

- Cam kết xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi thải ra môi trường

- Cam kết thu gom, xử lý triệt để chất thải nguy hại, chất thải sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất

- Cam kết sẽ dừng ngay hoạt động trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường; thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục ô nhiễm và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật

1 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 4800152908 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng cấp lần đầu ngày 11/11/2003; đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 05/9/2019

2 Quyết định số 2171/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh Cao Bằng Quyết chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư (Cấp lần đầu ngày 16/11/2021)

3 Quyết định số 667/QĐ-UBND ngày 28 tháng 05 năm 2015 của UBND tỉnh Cao Bằng Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản mangan tại khu vực Bản Mặc – Pác Riếc, xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng

4 Công văn số 2007/SCT-QLCN&KTATMT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của

Sở Công Thương về việc phúc đáp Công văn số 144/CV-MGCB ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Công ty cổ phần Măng gan Cao Bằng

5 Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số: 966/QĐ- UBND ngày 29 tháng 07 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án khai thác khoáng sản mỏ mangan Bản Mặc – Pác Riếc, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

6 Giấy phép khai thác khoáng sản số 1562/GP-UBND ngày 25 tháng 10 năm

2022 do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng cấp

7 Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 06/04/2023 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc thu hồi và cho thuê đất (đợt 1) để thực hiện dự án: Khai thác khoáng sản mỏ mangan Bản Mặc – Pác Riếc (khu I), xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

8 Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 14/08/2023 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc thu hồi và cho thuê đất (đợt 2) để thực hiện dự án: Khai thác khoáng sản mỏ mangan Bản Mặc – Pác Riếc (khu I), xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

9 Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình (hạng mục công trình) để bàn giao đưa vào sử dụng

1 Bản vẽ kho Chất thải nguy hại

2 Bản vẽ bể tự hoại

3 Bản vẽ kè chắn bãi thải ngoài

4 Bản vẽ hố ga, mương thoát nước mặt

5 Bản vẽ rãnh thoát nước, hầm chứa nước trong lò

6 Bản vẽ chi tiết bể lắng nước thải sản xuất khu I

7 Bản đồ tổng mặt bằng chung toàn mỏ (Khu I).

Ngày đăng: 23/02/2024, 22:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w