Theo đó, đối với các lò chợ thủ công cógóc dốc nhỏ, than trong lò chợ được vận chuyển bằng máng cào, đối với các lòchợ có góc dốc lớn than trong lò chợ được vận chuyển bằng máng trượt.Vậ
TÊN CHỦ DỰ ÁN
Chủ dự án: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Đơn vị đại diện Chủ dự án: Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Công ty Than Khe Chàm - TKV (Công ty Than Khe Chàm - TKV là đơn vị thành viên trực thuộc TKV, được giao thầu quản lý, bảo vệ ranh giới mỏ, tài nguyên trữ lượng than và tổ chức khai thác than tại Quyết định số 1865/QĐ-HĐQT ngày 08/8/2008 của Hội đồng quản trị TKV). Địa chỉ văn phòng: Khu 6, phường Mông Dương, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Người đại diện theo pháp luật của Chủ Dự án: Ông Lê Đình Dương; Chức vụ: Giám đốc Công ty. Điện thoại: 0203 3868 247; Fax: 0203 3868 267.
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh: mã số chi nhánh5700100256-060, đăng ký lần đầu ngày 24/7/2013, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 21/6/2016.
TÊN DỰ ÁN
Tên dự án: Khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm III (điều chỉnh) (gọi tắt là Dự án). Địa điểm thực hiện Dự án: Phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, nằm phía Bắc và cách trung tâm thành phố Cẩm Phả khoảng 22km.
Hình 1.1 Vị trí khu vực thực hiện Dự ánCông ty Than Khe Chàm - TKV đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
Giấy phép khai thác khoáng sản số 2793/GP-BTNMT ngày 31/12/2008.
Tọa độ các điểm khép góc ranh giới khu vực khai thác của dự án “Khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm III (điều chỉnh)” được trình bày tại Bảng 1.1.
Bảng 1.1 Tọa độ của các điểm khép góc ranh giới khu vực khai thác của Dự án Điểm góc
Tọa độ (Hệ tọa độVN2000, kinh tuyến trục 107 o 45’, múi chiếu 3 o ) Diện tích (km 2 )
(Quyết định số 921/QĐ-TKV ngày 26/5/2015)
Cơ quan phê duyệt Báo cáo ĐTM của Dự án: Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đã được phê Báo cáo ĐTM của Dự án.
Quy mô của Dự án: Dự án nhóm A.
Loại và cấp công trình: Công trình công nghiệp, cấp II.
CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN
Công suất khai thác: 2.500.000 triệu tấn/năm;
Tuổi thọ của Dự án: 35 năm (từ năm 2006 đến hết năm 2040, tính cả thời gian xây dựng và đóng cửa mỏ) Thời gian còn lại của Dự án là 19 năm (từ năm
Mức sâu khai thác: từ mức +25m đến mức -460m;
Trữ lượng địa chất huy động: 77.439 nghìn tấn; trữ lượng công nghiệp: 56.635 nghìn tấn;
Sản lượng than nguyên khai đã khai thác của Dự án từ năm 2009 đến 31/12/2021 là 9.920.021 tấn than nguyên khai, được trình bày tại Bảng 1.2.
Bảng 1.2 Trữ lượng than khai thác của Dự án giai đoạn 2009-2021
STT Năm khai thác Công suất khai thác (Đơn vị: nghìn tấn)
(Báo cáo hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Than Khe Chàm - TKV,
I.3.2 Công nghệ sản xuất của Dự án
Dự án “Khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm III (điều chỉnh)” được điều chỉnh trên cơ sở ban đầu là dự án “Khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm III” Dự án “Khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm III” đã được Hội đồng quản trị TKV phê duyệt tạiQuyết định số 464/QĐ-HĐQT ngày 26/02/2008 và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo ĐTM tại Quyết định số 1906/QĐ-BTNMT ngày05/8/2005 Dự án “Khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm III (Dự án điều chỉnh)” đã được Hội đồng quản trị TKV phê duyệt tại Quyết định số 921/QĐ-TKV ngày
26/5/2015; Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo ĐTM và Phương án cải tạo, phục hồi môi trường tại Quyết định số 100/QĐ-BTNMT ngày 23/01/2017 Năm 2022, Dự án tiếp tục thực hiện điều chỉnh (giữ nguyên công suất và công nghệ khai thác theo thiết kế tuy nhiên bổ sung thêm hạng mục bãi đổ thải đất đá mới là bãi thải khu Trung tâm), được gọi là dự án “Khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm III (điều chỉnh)” để phân biệt Dự án đã hoàn thiện giai đoạn xây dựng cơ bản và đi vào vận hành đạt công suất thiết kế từ năm 2017 Công nghệ sản xuất của Dự án như Hình 1.2.
Hình 1.2 Sơ đồ quá trình khai thác của Dự án I.3.2.1 Chuẩn bị khai trường
Trình tự khai thác của mỏ được thực hiện trên nguyên tắc sau:
Huy động vào khai thác các vỉa có điều kiện thuận lợi (về chiều dày, góc dốc, chất lượng than của vỉa) vào khai thác trước còn các vỉa có các điều kiện khó khăn hơn huy động vào sau.
Huy động các vỉa, các khu vực vỉa theo lịch trình khai thác của các mỏ lộ thiên phía trên sao cho ảnh hưởng lẫn nhau là nhỏ nhất.
Trong một cụm vỉa đối với cùng một mức: Vỉa nằm bên trên khai thác trước, vỉa nằm bên dưới khai thác sau, tuỳ thuộc vào cấu trúc địa chất của cụm vỉa mà có thể khai thác vỉa dưới trước khi các vỉa có góc dốc trung bình trở lên, chiều dày của vỉa không lớn và yếu tố quan trọng nhất là khoảng cách giữa các vỉa đủ để đảm bảo không phá vỡ vỉa trên khi khai thác vỉa dưới (khoảng cách này được tính toán cụ thể đối với từng chiều dày và góc dốc của vỉa) Trong trường hợp khai thác nhiều vỉa đồng thời hoặc các lớp trên cùng một vỉa thì các lò chợ của vỉa trên, lớp trên được bố trí khai thác vượt trước các lò chợ của vỉa dưới, lớp dưới một khoảng thời gian từ 3 ÷ 4 tháng, sao cho đất đá vách của lò chợ nằm phía dưới tương đối ổn định.
Trong một vỉa: Tầng trên khai thác trước, tầng dưới khai thác sau.
Các lò chợ gần khu vực sân ga và giếng được bố trí khai thác sau cùng.
2) Hiện trạng chuẩn bị khai trường
Việc chuẩn bị các lò chợ được thực hiện như sau: a) Lò chợ vỉa 14-5-1 (áp dụng công nghệ khai thác khoan nổ mìn, chống giữ lò chợ bằng giá xích).
Mức thông gió: Từ lò nối thông gió mức -100 đào lò dọc vỉa thông gió lò chợ 14-5-1 dài 425 m.
Mức vận tải: Từ thượng thông gió vận tải mức -154 ÷ -90 tiến hành đào lò dọc vỉa vận tải lò chợ 14-5-1 dài 725,6 m, sau đó tiến hành đào thượng mở lò chợ ban đầu với chiều dài L = 151,2 m; α = 2 o b) Lò chợ 14-5-1A (áp dụng công nghệ khai thác khoan nổ mìn, chống giữ lò chợ bằng giá xích).
Mức thông gió: Từ lò nối số 3 từ lò chợ 14-5-1 sang lò chợ 14-5-1A đào lò dọc vỉa thông gió lò chợ 14-5-1A dài 186 m.
Mức vận tải: Từ lò vận tải lò chợ 14-5-3 đã đào, tiến hành đào lò dọc vỉa vận tải lò chợ 14-5-1A dài 150,2 m, sau đó tiến hành đào thượng mở lò chợ ban đầu với chiều dài L = 75 m; α = 2 o c) Lò chợ 14-5-2A (áp dụng công nghệ khai thác cơ giới hóa đồng bộ có thu hồi than nóc).
Mức thông gió: Từ thượng thông gió, trục vật liệu -260 ÷ -100 đào lò nối số 1 lò chợ 14-5-2A rồi đào lò thông gió lò chợ 14-5-2A dài 615 m.
Mức vận tải: Từ thượng vận tải 14.5 mức -90 ÷ -278 vỉa 14-5 tiến hành đào lò vận tải lò chợ 14-5-2A dài 705 m, sau đó tiến hành đào thượng mở lò chợ ban đầu với chiều dài L = 150 m; α = 8 o d) Lò chợ 14-5-5 (áp dụng công nghệ khai thác cơ giới hóa đồng bộ có thu hồi than nóc).
Mức thông gió: Từ thượng vận tải than vỉa 14-5 đã đào, đào lò thông gió lò chợ 14-5-5 dài 565 m.
Mức vận tải: Từ thượng vận tải than vỉa 14-5, tiến hành đào lò vận tải lò chợ 14-5-5 dài 539 m và bunke rót than số 2 từ lò vận tải lò chợ 14-5-5 xuống thượng vận tải than vỉa 14-4 dài m = 35 m từ mức -180 ÷ -215 Sau đó, tiến hành đào thượng mở lò chợ ban đầu với chiều dài L = 150 m; α = 8 o e) Lò chợ 14-5-11 (áp dụng công nghệ khai thác khoan nổ mìn, chống giữ lò chợ bằng giá xích).
Mức thông gió: Từ thượng vận tải than vỉa 14-5 đã đào lò dọc vỉa trong than chiều dài L = 340m đến giới hạn mở lò chợ.
Mức vận tải: Từ thượng vận tải than vỉa 14-5, tiến hành đào lò vận tải lò chợ 14-5-11 dài 380 m và bunke rót than số 3 rót xuống thượng vận tải than vỉa 14-4 dài m = 28m từ mức -125 ÷ -153 Sau đó, tiến hành đào thượng mở lò chợ ban đầu với chiều dài L = 150 m, α = 35 o f) Lò chợ 14-4-8 (áp dụng công nghệ khai thác khoan nổ mìn, chống giữ lò chợ bằng giá khung).
Mức thông gió: Từ thượng vận tải than vỉa 14-4 (đã đào), tiến hành đào lò thông gió lò chợ 14-4-8 dài 310 m đến giới hạn mở lò chợ.
Mức vận tải: Từ thượng vận tải than vỉa 14-4, tiến hành đào lò vận tải lò chợ 14-4-8 dài 335 m Sau đó, tiến hành đào thượng mở lò chợ ban đầu với chiều dài L = 130 m, α = 37 o g) Lò chợ 14-4-9 (áp dụng công nghệ khai thác khoan nổ mìn, chống giữ lò chợ bằng cột thủy lực đơn).
Mức thông gió: Từ thượng vận tải than vỉa 14-4 (đã đào), tiến hành đào lò thông gió lò chợ 14-4-9 dài 335m đến giới hạn mở lò chợ.
Mức vận tải: Từ thượng vận tải than V14-4, tiến hành đào lò vận tải lò chợ 14-4-9 dài 340 m Sau đó, tiến hành đào thượng mở lò chợ ban đầu với chiều dài
3) Chuẩn bị các lò chợ giai đoạn duy trì sản xuất
Chuẩn bị khai trường theo hướng khấu giật từ biên giới mỏ, khu về các thượng khu khai thác Các vỉa than thiết kế giai đoạn duy trì sản xuất gồm: vỉa 14-5, vỉa 14-4, vỉa 14-2, vỉa 14-1, vỉa 13-2, vỉa 13-1, vỉa 12; chuẩn bị các lò chợ duy trì sản xuất được sắp xếp theo trình tự lịch khai thác.
Các hệ thống khai thác áp dụng:
1) Hệ thống khai thác cột dài theo phương, khấu than bằng khoan nổ mìn, chống giữ lò chợ bằng cột thuỷ lực đơn Áp dụng cho các vỉa có chiều dày đến 2,2 m, góc dốc đến 35 o , đất đá vách trụ vỉa từ bền vững trung bình trở lên, điều khiển đá vách bằng phương pháp phá hoả toàn phần Sản lượng than khai thác theo năm từ 100.000 ÷ 140.000 tấn/năm.
NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN
SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN
I.4.1 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng cho Dự án
Các loại vật liệu xây dựng chính như sắt thép, xi măng, gạch ngói, cát đá sỏi được lấy từ các nguồn của địa phương tại phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả vận tải về mỏ bằng các loại ô tô tự đổ tải trong từ 5 tấn ÷ 12 tấn, cự ly vận tải trung bình 30 km ÷ 35 km.
Các loại khung nhà công nghiệp, các loại thiết bị được lấy từ cảng vật tư Cửa Ông vận chuyển về mỏ bằng các loại xe vận tải có trọng tải 5 tấn ÷ 12 tấn và các loại xe chuyên dùng khác với cự ly vận chuyển trung bình 15 km hoặc do các nhà thầu cung cấp đến chân công trình.
Thuốc nổ sử dụng thuốc nổ nhũ tương, được lấy từ kho chứa VLNCN của Công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ Cẩm Phả, đưa về MBSCN +25 với cự ly vận chuyển 2 km bằng ô tô.
Nhu cầu nguyên nhiên liệu đầu vào của Dự án thể hiện trong Bảng 1.7.
Bảng 1.7 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu đầu vào
TT Thiết bị Đơn vị tính Số lượng
1 Thuốc nổ nhũ tương lò than kg/năm 161.336
2 Thuốc nổ nhũ tương lò đá kg/năm 30.749
4 Dầu máy các loại kg/năm 121.996
6 Gỗ chống lò kg/năm 6.242.280
(Dự án đầu tư khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm III (điều chỉnh), 2015)
I.4.2 Nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của Dự án
Khu vực thực hiện Dự án đã xây dựng hệ thống cung cấp điện hoàn chỉnh, đáp ứng cung cấp đủ điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt Dự án sử dụng nguồn điện lưới từ trạm 110kV Mông Dương dẫn về TBA-35/6kV-2×10.000kVA tại MBSCN +25 bằng 02 tuyến ĐDK 35kV, dây dẫn AC-95/16, tổng chiều dài tuyến 7,3km Ngoài ra, sử dụng lại 02 trạm phát điện điêzen 6kV công suất 5x2.500kVA và 2x2.500kVA cấp điện dự phòng cho các phụ tải của mỏ (gồm: trạm quạt gió chính mặt bằng mức +32, trạm bơm mức -150 và -180) Các chỉ tiêu cơ bản về điện khi mỏ khai thác đạt công suất thiết kế được trình bày trong Bảng 1.8.
Bảng 1.8 Nhu cầu sử dụng điện của Dự án
STT Tên gọi Đơn vị Giá trị
1 Tổng công suất đặt Pđ kW 31.013
2 Tổng công suất đặt làm việc Pđlv kW 19.335 trong đó: Điện lực kW 18.872
3 Công suất tính toán toàn mỏ trong đó: Công suất tác dụng kW 10.083
Công suất phản kháng kVAr 5.265
Công suất toàn phần kVA 11.375
4 Hệ số cần dùng Kc 0,60
5 Điện năng tiêu thụ hàng năm kWh 46.233.422
STT Tên gọi Đơn vị Giá trị
6 Suất tiêu hao điện năng cho 01 tấn than kWh/T 18,49
(Dự án đầu tư khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm III (điều chỉnh), 2015) I.4.2.2 Nguồn cung cấp nước
1) Nhu cầu sử dụng nước
Căn cứ theo nhu cầu sử dụng nước 09 tháng đầu năm 2022, nhu cầu sử dụng nước trung bình phục vụ Dự án được thể hiện trong Bảng 1.9.
Bảng 1.9 Nhu cầu sử dụng nước của Dự án
TT Tên hộ dùng nước
1 Nước sinh hoạt trên mặt bằng 420
2 Nước vệ sinh mặt bằng 670
3 Nước cấp cho ăn uống 150
4 Nước cấp cho hầm lò 658
5 Nước cứu hoả tính cho 01 đám cháy q = 15 L/s (Dự trữ 3h trong bể chứa) 162
Nước cứu hoả tính cho 01 đám cháy trên mặt bằng q = 10 L/s (Dự trữ 3h trong bể chứa) 108
(Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước 09 tháng đầu năm 2022 của Công ty than Khe
Dự án đã hoàn thiện hệ thống cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong mỏ Nguồn cấp nước sinh hoạt sử dụng nước từ moong vỉa 21 với nguồn nước bổ sung từ suối Bản Tài có lưu lượng nhỏ nhất khoảng 3.000 m 3 /ngày.đêm Nước từ moong vỉa 21 được dẫn về bể chứa nước sản xuất trung tâm 500 m 3 tại mức +50 và về trạm xử lý nước sinh hoạt mức +32,5 (cạnhMBSCN+25) qua trạm bơm cấp I và tuyến ống Φ100 Sau khi qua xử lý và khử trùng đạt tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt, nước được dẫn về bể chứa 150 m 3 mức +55 sát trạm lọc mức +32,5 Bể có nhiệm vụ dự trữ nước cứu hỏa và điều hòa giữa khu xử lý và bơm tăng áp.
Nguồn cấp nước sản xuất: Sử dụng bể chứa 500 m 3 mức +50 làm nhiệm vụ dự trữ, cung cấp nước cứu hoả, sản xuất trong lò và cấp nước sản xuất, rửa xe, tưới bụi trên mặt bằng Tại bể 500m 3 , nước được khử trùng bằng cloramin trước khi dẫn về các điểm tiêu thụ trên mặt bằng và trong lò Từ bể, nước tự chảy theo độ chênh cao địa hình, dẫn về mặt bằng và trong các đường lò khai thác, theo tuyến ống thép nối bích Φ200 ÷ Φ50.
Công ty Than Khe Chàm - TKV đã xây dựng nhà nồi hơi để cấp nhiệt cho khu vực ăn, tắm và giặt sấy phục vụ cho công nhân khai thác trong lò sử dụng sau ca làm việc Nhiệt cung cấp cho mỏ chủ yếu phục vụ tắm rửa và giặt sấy quần áo, nấu ăn Cụm nhà tắm giặt sấy, nhà ăn tại MBSCN +25 đã được hợp khối xây dựng, đáp ứng yêu cầu sử dụng cho khoảng 650 ÷ 750 công nhân ăn và tắm sau ca đông nhất.
Nhà giặt sấy quần áo, ủng với 04 máy giặt và 04 máy vắt sấy có cùng năng suất 35 ÷ 45kg/01 lần giặt vắt.
Nhà tắm bố trí 131 vòi hương sen, trong đó: có 01 gian tắm nữ và 01 gian tắm cán bộ.
Nhà đun nước nóng bố trí 02 nồi hơi (kiểu nằm) trọn bộ, bao gồm nồi hơi, máy bơm áp lực cao, bộ xử lý nước cục bộ cho nồi hơi, bộ chia hơi Nồi hơi có
P = 8kg/cm 2 , năng suất hơi P = 2.000 kg/h Hơi nước được dẫn lên téc nước nóng 25 m 3 để sục cho nước có nhiệt độ To= 80 ÷ 90 o C Nồi hơi sử dụng đốt là than và củi gỗ.
Téc chứa nước nóng và téc chứa nước lạnh được hòa trộn vào bể nước tắm có dung tích W = 25m 3 được bọc bảo ôn, bể đặt trên cao 6 m ÷ 10 m so với nền nhà tắm Khi tắm, công nhân tự mở van để sử dụng.
Tại khu sấy ủng được gia nhiệt bằng hệ thống giàn sấy nóng từ hơi quá nhiệt ở nồi hơi dẫn về, qua hệ thống quạt thổi vào, đảm bảo nhiệt độ trong phòng sấy đạt khoảng 40 o C - 45 o C Riêng khu giặt ủng bố trí 02 máy bơm có Q
= 1,8m 3 /h, H = 65m, Nđc = 1,5kW (01 làm việc, 01 dự phòng).
4) Nguồn cung cấp khí nén
Dự án đã được đầu tư hoàn thiện 02 trạm nén khí cố định như sau: a) Trạm nén khí cố định số 01 gồm: 06 máy nén khí loại SA-110A (05 máy làm việc và 01 máy dự phòng) Máy nén khí cố định SA-110A đã được đầu tư xây dựng với các thông số Q = 20 m 3 /phút, p = 8 at, P = 132 kW Trạm cung cấp khí nén cho các hộ tiêu thụ bao gồm: 02 gương lò đá, 04 gương than khoan nổ mìn, 02 lò chợ cơ giới hóa là lò chợ 14-5-5 và lò chợ 14-5-2A, 01 lò chợ thủy lực đơn là lò chợ 14-4-9, 02 lò chợ giá xích là lò chợ 14-5-11 và lò chợ 14-5-1. b) Trạm nén khí cố định số 02 gồm: 04 máy nén khí với 02 máy nén khí làm việc loại AS-250 và 02 máy nén khí dự phòng loại AS-150 Máy nén khí cố định AS-250 (máy làm việc) được đầu tư xây dựng với các thông số Q = 33,4 m 3 /phút, p =8 at, P = 190 kW Máy nén cố định AS-150 (máy dự phòng) được đầu tư xây dựng với các thông số Q = 20 m 3 /phút, p = 8 at, P = 110 kW Trạm cung cấp khí nén cho các hộ tiêu thụ phục vụ đào lò các lò chợ khu vực khai thác khu Đông Bắc và Đông Nam gồm 01 gương than khoan nổ mìn số 01, 02 lò chợ giá xích là lò chợ 14-5-1A và 14-5-18.
CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
Dự án đã có các giấy phép môi trường thành phần như sau:
1) Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường số 104/GXN-BTNMT ngày 09/10/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (hết hạn ngày 01/01/2027);
2) Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 5174/QĐ-UBND ngày28/12/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh cho MBSCN mỏ than Khe Chàm III của Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Công tyThan Khe Chàm - TKV tại phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả (gia hạn,điều chỉnh lần 1) (hết hạn ngày 28/12/2022).
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG
Tại thời điểm lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án (tháng 10/2022), Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đang trong quá trình lập, chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nên chưa có tiêu chí để đánh giá sự phù hợp của Dự án với nội dung này.
II.1.2 Sự phù hợp với quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh, phân vùng môi trường tỉnh Quảng Ninh
II.1.2.1 Sự phù hợp với quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh
Một trong các quan điểm chính xây dựng Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là phù hợp với Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh, Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, Quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành để đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và năng lực quản lý môi trường.
Cho tới nay, ngành than là ngành công nghiệp chính của tỉnh Quảng Ninh đóng góp cho phát triển điều kiện kinh tế của tỉnh Mặt khác, ngành than cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng môi trường, đặc biệt là gây ô nhiễm nguồn nước do nước thải khai thác than, ô nhiễm không khí do sự phát tán bụi từ hoạt động khai thác và vận chuyển than, tạo ra khối lượng chất thải rắn công nghiệp với đất đá thải từ hoạt động khai thác Theo chính sách hiện thực hóa chiến lược tăng trưởng xanh, trong tương lai, ngành than phải xem xét việc hài hòa về môi trường trong hoạt động khai thác Để hài hòa với phát triển kinh tế bằng việc xem xét tới môi trường nhằm giảm tác động của nước thải, bụi và chất thải rắn phát sinh, có khuyến nghị mạnh mẽ rằng Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh phải bao gồm kế hoạch quản lý môi trường của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).
II.1.2.2 Sự phù hợp của Dự án với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, các mỏ than trực thuộc TKV, trong đó có mỏ than Khe Chàm III, nằm trong khoản III, Phụ lục - Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2030, là nhóm các dự án xây dựng hệ thống thu gom xử lý chất thải và nước thải tại các mỏ than Định hướng phát triển là khai thác than bền vững, đảm bảo hoạt động khai thác phù hợp với mục tiêu phát triển du lịch và chất lượng sống Tập trung nghiên cứu công nghệ khai thác tiên tiến nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, tận thu tối đa nguồn tài nguyên, cải thiện điều kiện cho người lao động, chú trọng giải quyết môi trường Do vậy, Dự án phù hợp với quan điểm phát triển xã hội và BVMT của tỉnh Quảng Ninh.
II.1.2.3 Sự phù hợp của Dự án với Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050
UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài
2050 tại Quyết định số 816/QĐ-UBND ngày 27/3/2015 Tại mục 5.5.3 của Quyết định số 816/QĐ-UBND, định hướng phát triển đô thị của thành phố tại khu vực phía Bắc (khu vực trung tâm thành phố bao gồm cả vị trí thực hiện Dự án) duy trì sản xuất khai thác than theo Quyết định 60/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (hiện thay thế bằng Quyết định số 403/QĐ-TTg, Quyết định số 1265/QĐ-TTg) Trong đó, các mỏ than cần phải chuyển đổi phương thức khai thác từ lộ thiên sang hầm lò, sử dụng công nghệ cao và cách thức vận tải bằng băng tải kín để giảm tối đa tác hại với môi trường, hoàn nguyên các khu vực đóng cửa mỏ và các bãi thải được xử lý kỹ thuật, trồng cây xanh Trong quá trình vận hành, Công ty Than Khe Chàm - TKV sẽ phối hợp với các đơn vị xung quanh trồng bổ sung cây xanh tại các MBSCN, khu vực bãi thải đã kết thúc đổ thải và tại khu vực tiếp giáp với dân cư xung quanh để tạo khoảng không xanh BVMT, nâng cao hình ảnh của thành phố.
II.1.2.4 Sự phù hợp của Dự án với Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Nguồn tiếp nhận nước thải của Dự án là suối Khe Rửa, Bàng Nâu, Bàng Tẩy Theo Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 4358/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh, suối Khe Rửa, Bàng Nâu và Bàng Tẩy không sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt Do đó, đánh giá chất lượng mẫu nước mặt tại các suối này được áp dụng theo QCĐP 1:2020/QN - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước mặt tỉnh Quảng Ninh (cột B1 - phục vụ mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2) Nước thải sau xử lý của các trạm XLNT đạt QCĐP 3:2020/QN (cột B) đối với nước thải công nghiệp, QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) đối với nước thải sinh hoạt là phù hợp với Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đã được phê duyệt.
II.1.2.6 Sự phù hợp của Dự án với Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Theo Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 23/01/2018, Dự án không nằm trong khu vực đã và đang được định hướng là khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực có hệ sinh thái tự nhiên đặc thù cần bảo vệ hoặc khu vực hành lang đa dạng sinh học Dự án điều chỉnh dựa trên cơ sở Dự án đang vận hành từ năm 2017, đã hoàn thành các hạng mục công trình chính trên mặt và đi vào vận hành, do đó hệ sinh thái khu vực
Dự án khá nghèo nàn Tại các khu đất trống và đồi trọc gần nhà dân, các khu sản xuất, Công ty đã tiến hành trồng cây bạch đàn và cây keo Hiện nay, đã có những đồi bạch đàn phát triển rất tốt Dự kiến khu vực bãi thải Bàng Nâu là khu vực đổ thải của Dự án đang vận hành sẽ tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường, trồng phi lao, keo với diện tích lớn nhất trong khu vực.
II.1.2.5 Sự phù hợp với phân vùng môi trường tỉnh Quảng Ninh
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Đối với khu khai trường: Ứng dụng công nghệ hiện đại trong khai thác, áp dụng mọi biện pháp làm giảm ô nhiễm bụi và tiếng ồn. Đối với khu đổ thải: Cần thiết quy hoạch và thiết kế các khu đổ thải, bắt buộc và kiểm tra việc đổ thải đúng quy định và theo quy hoạch. Đối với các mỏ đã dừng hoạt động, có các giải pháp sau: Các moong khai thác cần được cải tạo theo quy hoạch hoặc san lấp thành không gian trồng cây hoặc một số moong làm hồ nước hoặc có tối thiểu một moong quy hoạch, thiết kế làm bảo tàng di sản khai thác than Quảng Ninh phục vụ du lịch trong tương lai, các khu vực đất đai sau khai thác (các bãi thải sau khai thác) cần được ổn định theo quy hoạch và thiết kế, trồng rừng phủ xanh các bãi thải đã ổn định (chọn các loại cây có biên độ sinh thái rộng, mọc nhanh, có khả năng cố định đạm và cải tạo đất, giảm xói mòn và trượt lở đất đá). Đối với các khu vực lân cận các khu dân cư và đô thị như Cẩm Phả, Hòn Gai, Mạo Khê cần thiết quy hoạch vùng đệm với hai dải nhỏ có chức năng khác nhau: phía rìa ngoài khu khai thác than quy hoạch dải xử lý đất đá trôi, nước thải do hoạt động sản xuất than đem tới; tiếp giáp với dải trên là dải cây xanh phân cách khu sản xuất than và khu dân cư.
Các yêu cầu trên của phân vùng môi trường đã được Dự án thiết kế và triển khai phù hợp.
II.2 SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Khu vực thực hiện Dự án thuộc khu vực các tiểu vùng trong vùng cải tạo,phục hồi môi trường, do đó việc khai thác, sản xuất than phải đáp ứng các yêu cầu về môi trường địa phương đã được UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành theo
Quyết định số 2476/QĐ-UBND ngày 21/07/2020.
Chủ dự án cũng đã thực hiện nhiều công trình, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, do đó chất lượng môi trường của khu vực ngày càng được cải thiện, đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Ninh.
Bụi và các hơi khí thải phát sinh trên trong lò, trên các tuyến đường vận chuyển nội mỏ, tại xưởng sàng, các xưởng sản xuất phụ trợ chủ yếu là nguồn mặt và nguồn đường và nằm trong khu vực sản xuất Chủ dự án đã có những công trình, biện pháp nhằm giảm thiểu tại nguồn, không cho lượng bụi này phát tán ra ngoài khu vực Dự án.
Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom xử lý tại trạm XLNT sinh hoạt số 01 có công suất 150-300 m 3 /ngày.đêm Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) được thải ra suối Bàng Tẩy theo Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 5174/QĐ-UBND Ngoài ra, Công ty đã chủ động xây dựng trạm XLNT sinh hoạt số 02 công suất 350 m 3 /ngày.đêm từ tháng 8/2021 để nâng cao hiệu quả xử lý Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) được thải ra suối Bàng Tẩy Nước thải sinh hoạt sau xử lý của trạm XLNT sinh hoạt số 01 và số 02 được dẫn về hố thu chung sau đó tự chảy ra suối Bàng Tẩy bằng đường ống PVC DN20 Nguồn tiếp nhận là suối Bàng Tẩy và tiếp theo là sông Mông Dương có mục đích sử dụng nước làm cấp nước công nghiệp Do đó, nguồn tiếp nhận này có đủ khả năng chịu tải đối với nước thải sinh hoạt của Dự án.
Nước thải hiện hữu của khu sản xuất gồm: nước thải nhiễm dầu, nước thải hầm lò. Đối với nước thải nhiễm dầu: Phát sinh từ phân xưởng Cơ điện - Cơ giới với khối lượng ít được thu gom về các bể tách dầu có lắp tấm lọc dầu SOS, xử lý đạt QCĐP 3:2020/QN (cột B) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận Do đó, nước thải không gây ảnh hưởng tới nguồn tiếp nhận. Đối với nước thải hầm lò: Phát sinh trong quá trình khai thác than hầm lò được chảy tập trung về hầm bơm mức -300 Nước thải được bơm trực tiếp từ hầm bơm trong lò lên bể lắng sơ bộ trước khi chảy vào hệ thống mương thu gom tập trung vào trạm XLNT cửa lò +25 Khe Chàm do Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV quản lý Chất lượng nước thải sau xử lý đạt QCĐP 3:2020/QN(cột B) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là suối Bàng Tẩy, sông Mông Dương.Công ty Than Khe Chàm - TKV đã ký hợp đồng thuê Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV xử lý toàn bộ lượng nước thải hầm lò, Công ty sẽ có nhiệm vụ bơm nước thải hầm lò về bể chứa nước đầu vào của trạm XLNT và chịu trách nhiệm chi trả tiền xử lý nước thải cho Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV qua đồng hồ đo lưu lượng Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV chịu trách nhiệm bơm nước thải từ bể chứa nước thải đầu vào đến trạm XLNT để chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn Trạm XLNT cửa lò +25 Khe Chàm doCông ty TNHH MTV Môi trường - TKV quản lý đã được cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 62/GP-BTNMT ngày 13/1/2025, với công suất28.800 m 3 /ngày.đêm, nguồn tiếp nhận là suối Bàng Tẩy, sau đó ra ngã ba suối
Bàng Nâu, rồi đổ ra sông Mông Dương Do đó, nguồn tiếp nhận nước thải của Trạm có khả năng chịu tải đối với nước thải của Dự án.
Theo báo cáo thuyết minh Quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định 4358/QĐ- UBND ngày 26/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh và Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 phường Mông Dương tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh tại Quyết định số 475/QĐ- ngày 16/02/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh, suối Khe Rửa, suối Bàng Tẩy, suối Bàng Nâu, đoạn tiếp nhận dòng nước thải tại sông Mông Dương không được quy hoạch cho mục đích cấp nước sinh hoạt Do đó, nước mặt tại suối này được áp dụng theo QCĐP 1:2020/QN - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước mặt tỉnh Quảng Ninh (cột B1 - phục vụ mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2) Nước thải sau xử lý của các trạm XLNT đạt QCĐP 3:2020/QN (cột B) đối với nước thải công nghiệp, QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) đối với nước thải sinh hoạt khi xả vào suối Bàng Tẩy là phù hợp với Quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đã được phê duyệt.
CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XLNT39 1 Thu gom, thoát nước mưa
III.1.1 Thu gom, thoát nước mưa
Hệ thống thu gom, thoát nước mưa được kế thừa từ hệ thống thu gom, thoát nước hiện có của mỏ, chỉ thực hiện nạo vét, cải tạo củng cố hàng năm nhằm đảm bảo khả năng tiêu thoát nước mặt khu vực MBSCN, kho than sự cố và bãi thải, đặc biệt vào mùa mưa lũ.
Hệ thống rãnh thu, hố lắng và thoát nước mặt trên MBSCN +25 như sau: nước mặt trên MSCN +25 được thu gom vào hệ thống rãnh có kích thước dài x rộng x cao là 1.335 m x 0,6 m x 0,8 m → hố thu lắng sơ bộ (hố ga) có kích thước dài x rộng x cao là 1 m x 1 m x 1 m (với số lượng 18 hố) → hệ thống thoát nước chung → suối Bàng Tẩy.
Hệ thống rãnh thu, hố lắng và thoát nước mặt khu vực kho than sự cố như sau: nước mặt khu vực kho than sự cố được thu gom vào hệ thống rãnh có kích thước dài x rộng x cao là 443 m x 0,6 m x 0,8 m → 02 bể lắng, thể tích mỗi bể V
= 46m 3 → hệ thống thoát nước chung → suối Bàng Tẩy.
Hệ thống rãnh thu, hố lắng và thoát nước mặt khu vực bãi thải như sau: Trên bãi thải áp dụng hình thức thoát nước tự chảy, trên mặt bãi thải và các tầng thải xây dựng hệ thống rãnh nước để gom nước mặt Khi bãi thải đã đổ ra tới biên kết thúc sẽ tiến hành xây dựng hệ thống dốc nước để dẫn nước từ các tầng cao xuống vị trí thoát nước tự chảy Tại dốc nước trên các tầng xây dựng các hố lắng lắng đọng nước và xử lý sơ bộ nước mặt Xây dựng hố xử lý nước thải tại chân bãi thải để lắng cặn trước khi thải ra suối Bàng Tẩy Công ty sẽ tiến hành xây dựng hệ thống mương, rãnh, hố lắng tại khu vực chân bãi thải (theo tiến độ đổ thải của Dự án) với kích thước dự kiến như Bảng 3.2.
Bảng 3.2 Thông số mương, dốc nước, hố lắng chân bãi thải khu Trung tâm
STT Hạng mục/công trình Đơn vị Khối lượng
I Mương nước chân bãi thải
STT Hạng mục/công trình Đơn vị Khối lượng
- Số lượng hố ga chân dốc nước Hố 26
IIII Rãnh nước mặt bãi thải
IV Hố lắng bãi thải
(Công trình lập thiết kế bãi thải tại khu vực bãi thải Trung tâm, 2022)
III.1.2 Thu gom, thoát nước thải
III.1.2.1 Hệ thống thu gom, thoát nước thải hầm lò
Tổng hợp số liệu nước thải bơm về trạm XLNT cửa lò +25 Khe Chàm công suất 1.200m 3 /h do Công ty Than Khe Chàm - TKV cấp, nước thải hầm lò phát sinh từ mỏ Khe Chàm III trung bình trong 03 năm (2019, 2020, 2021) khoảng 7.027 m 3 /ngày.đêm Theo Báo cáo công tác bảo vệ môi trường 2021, lượng nước thải hầm lò phát sinh từ mỏ Khe Chàm III là 2.101.099 m 3 /năm ước tính khoảng 5.756 m 3 /ngày.đêm.
Toàn bộ nước thải từ trong các đường lò được thu gom về hầm bơm qua rãnh thu gom bố trí ở hai bên đường lò Tại hầm bơm mức -300 bơm sử dụng hệ thống gồm 09 bơm (trong đó: 03 làm việc, 03 dự phòng, 03 bơm sửa chữa; với công suất bơm 800m 3 /h).
Công suất bơm: lưu lượng 800m 3 /h; áp lực bơm 432 mH 2 O; công suất 1.250 kW; U = 6 kV; số vòng = 1.480 vòng/phút.
Nước thải hầm lò được bơm lên MBSCN +25 qua 03 đường ống D500, chiều dài 500m về bể điều hòa của trạm XLNT cửa lò +25 Khe Chàm với công suất 1.200m 3 /h do Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV xây dựng và vận hành Nước thải hầm lò sau khi xử lý có hàm lượng các chỉ tiêu đảm bảo theo quy chuẩn QCĐP 3:2020/QN (cột B).
Hình 3.1 Sơ đồ thu gom và thoát nước thải hầm lò của Dự án
Trạm XLNT cửa lò +25 Khe Chàm do Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV quản lý và vận hành, việc xả thải từ Trạm không thuộc sự quản lý của Công ty Than Khe Chàm - TKV Trạm XLNT cửa lò +25 Khe Chàm đã được
Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo ĐTM của dự án “Đầu tư trạm XLNT cửa lò +25 Khe Chàm” tại Quyết định số 3052/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2014 và cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 62/GP-BTNMT. Theo Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 62/GP-BTNMT được cấp, vị trí xả nước thải của Trạm như sau:
Nguồn tiếp nhận nước thải: Suối Bàng Tẩy, đổ ra sông Mông Dương.
Vị trí xả nước thải: phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Tọa độ điểm xả ra suối Bàng Tẩy (hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục
Phương thức xả thải: Xả mặt, xả ven bờ.
Chế độ xả nước thải: Xả liên tục 24 h/ngày.đêm, liên tục trong năm.
Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 28.800 m 3 /ngày.đêm.
Thông số và giới hạn nồng độ tối đa chất ô nhiễm được phép xả thải: Thông số và giá trị nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải không vượt quá giới hạn QCVN 14:2008/BTNMT và QCĐP 3:2020/QN.
Thời hạn của giấy phép: 10 năm.
Bể điều hòa trạm XLNT cửa lò +25 Khe Chàm
Nước trong các đường lò
Hầm bơm -300: sử dụng bơm với công suất bơm 800m 3 /h
III.1.2.2 Hệ thống thu gom, thoát nước thải công nghiệp tại các phân xưởng
1) Nước mưa chảy tràn kho than sự cố
Nước mưa chảy tràn bề mặt kho than được thu gom vào rãnh thu nước, rộng x cao là 0,5 m x 0,5 m, tổng chiều dài là 443 m, đoạn qua trạm kiểm soát có nắp bằng tấm đan che dài 20 m Nước mưa chảy tràn từ rãnh thu gom tự chảy vào 02 bể lắng thể tích là 46 m 3
Nước mưa chảy tràn trên bề mặt kho than được thu vào bể qua các cửa thu nước, sau khi lắng qua các ngăn nước được dẫn ra ngoài bằng rãnh xây bằng đá hộc có tiết diện ngang của rãnh là rộng 0,6 m và cao 0,8 m Từ 02 bể lắng, nước tự chảy vào hệ thống thoát nước chung của mặt bằng kho than sự cố và chảy vào hệ thống rãnh thoát nước khu vực ra suối Bàng Tẩy Chiều dài từ bể lắng ra đến thoát nước chung của khu vực dài 80 m, đoạn 20 m qua cổng kiểm soát có nắp che bằng các tấm đan.
Nước mưa chảy tràn khu vực kho than sự cố có 01 điểm xả ra ngoài môi trường và đã được UBND tỉnh Quảng Ninh cho phép xả thải theo Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 5174/QĐ-UBND Theo Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 5174/QĐ-UBND được cấp, vị trí xả nước thải của Trạm như sau:
Nguồn tiếp nhận nước thải: Suối Bàng Tẩy, đổ ra sông Mông Dương.
Vị trí xả nước thải: Phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Tọa độ điểm xả ra suối Bàng Tẩy (hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục
Phương thức xả thải: Xả mặt, xả ven bờ.
Chế độ xả nước thải: Xả liên tục 24 h/ngày.đêm, liên tục trong năm.
Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 1.827 m 3 /ngày.đêm.
Thông số và giới hạn nồng độ tối đa chất ô nhiễm được phép xả thải: Thông số và giá trị nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải không vượt quá giới hạn QCVN 40:2011/BTNMT (nay đã được thay thế bằng QCĐP 3:2020/QN). Thời hạn của giấy phép: Hết năm 2022.
2) Nước thải phát sinh từ quá trình sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị tại phân xưởng Cơ điện
Nước thải nhiễm dầu phân xưởng Cơ điện theo rãnh hở dài 30 m, rộng 0,3 m, cao 0,4 m và độ dốc địa hình về bể tách dầu số 01 có thể tích 4,5 m 3 và bể tách dầu số 02 có thể tích 3,06 m 3 Nước thải sau tách dầu tự chảy theo đường ống thép D110 về hố thu tập trung trước khi thoát ra suối Bàng Tẩy.
3) Nước thải phát sinh từ quá trình sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị tại phân xưởng Cơ giới
Nước thải phân xưởng Cơ giới theo độ dốc mặt bằng đưa về bể tách dầu số
03 có thể tích 4,5 m 3 Nước thải sau tách dầu tự chảy theo đường ống thép D110 về hố thu tập trung trước khi thoát ra suối Bàng Tẩy.
4) Hệ thống thoát nước thải nhiễm dầu khu vực phân xưởng Cơ điện - Cơ giới
CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI
III.2.1 Công trình xử lý bụi, khí thải
Theo Báo cáo ĐTM của Dự án, Chủ dự án sẽ thực hiện lắp đặt hệ thống xử lý khí thải nồi hơi vào năm 2023 Do đó, công trình này sẽ nằm trong phạm vi Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khác Trong quá trình vận hành Dự án, nhu cầu sử dụng nồi hơi cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của công nhân mỏ ngày càng cao Khi nhu cầu sử dụng tăng cao đồng thời lượng khí thải của nồi hơi thải ra môi trường cũng lớn Hệ thống nồi hơi được Công ty sử dụng chủ yếu dùng nguyên liệu là than khai thác tại mỏ để cấp nhiệt Khí thải của nồi hơi đốt than chủ yếu mang theo bụi, CO2, CO, NOx, SO2, SO3… kèm theo là lượng tro xỉ do thành phần vật chất có trong than kết hợp với ôxy trong quá trình cháy tạo nên Do vậy, Công ty dự kiến xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý khí thải nồi hơi nhằm hạn chế việc phát tán khí, bụi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Đơn vị thiết kế: Công ty CP Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin Thời gian dự kiến thực hiện: Năm 2023.
II.2.1.1 Sơ đồ công nghệ
Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý khí thải nồi hơi như trong Hình 3.12.
Hình 3.12 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý khí thải nồi hơi (Tuấn Anh, 2022) III.2.1.2 Công nghệ xử lý
Dòng khí thải lò hơi sau quá trình sản xuất chứa bụi sẽ dùng quạt hút để hút toàn bộ lượng khí thải do lò hơi sinh ra để đưa vào xyclon khô.
Khí thải sau khi được đưa vào xyclon theo phương tiếp tuyến để tách phần lớn tro bụi, muội than dưới tác dụng của lực ly tâm và trọng lực, các hạt bụi có kích thước lớn sẽ va chạm vào thân thiết bị và mất quán tính rơi xuống đáy xyclon định kỳ được thu ra ngoài.
Khí thải sau khi loại bỏ được các hạt bụi có kích thước lớn tại xyclon sẽ theo hệ thống ống dẫn sang hệ xử lý khí hỗn hợp Luồng khí chứa bụi mịn, SO2,
SO3 và NOx được hấp thụ xử lý tại tháp thô Sau đó, luồng khí đi qua tháp xử lý tinh và CO sẽ được xử lý tại đây thông qua phản ứng hấp thụ chuyển hóa Qua hệ xử lý hỗn hợp này khí sạch kèm hơi nước được đưa theo ống khói, tách ẩm và thoát ra ngoài môi trường đảm bảo QCĐP 5:2020/QN (Kp = 1; Kv = 1).
III.2.1.3 Thông số kỹ thuật ảng 3.11 Các hạng mục thiết bị của hệ thống xử lý khí thải nồi hơi
TT Hạng mục chi phí Đặc tính kỹ thuật chi tiết Đơn vị Số lượng
Bơm nước cấp vào hệ thống rửa khí sơ cấp và thứ cấp
Bơm ly tâm trục ngang phớt chịu nhiệt, lưu lượng: Q = 30m 3 /h Bộ 2
Bơm định lượng hóa chất cấp hóa chất hấp thụ và rửa khí
Bơm định lượng chuyên dùng, kiểu bơm có màng, lưu lượng: Q = 40 ÷ 50 L/h.
3 Van điện xả bùn thiết bị rửa khí Loại: Van bướm Bộ 1
Dung tích bình 1.000 lít composite; độ dài trục khuấy 1,3m; độ dài cánh khuấy 0,6m Bộ 3
5 Động cơ khuấy trộn pha hóa chất Công suất: P = 0,4 kW Bộ 3
6 Sensor đo nhiệt độ Thang đo 0.00 ÷150 o C, độ phân giải
7 Sensor đo lưu lượng khí Thang đo 0.00 ÷ 10.000 m 3 /h, độ phân giải 1 m 3 /h, độ chính xác ± 1 Bộ 1 8
Thiết bị giải nhiệt và hấp thụ rửa khí sơ cấp
Lưu lượng: 5.000 m 3 /h, kích thước dài x rộng x cao là 4m x 2m x 3m Bộ 1
9 Tháp hấp thụ thứ cấp Lưu lượng: 5.000 m 3 /h, kích thước đường kính x độ cao là 1,6m x 2,5m Bộ 1 (Dự án hệ thống xử lý khí thải nồi hơi Công ty Than Khe Chàm, 2022)
III.2.1.4 Yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý
Bụi, khí thải sau xử lý đạt yêu cầu theo QCĐP 5:2020/QN (K p = 1; K v 0,8) - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ tỉnh Quảng Ninh.
Bên cạnh đó, Công ty Than Khe Chàm - TKV tiếp tục duy trì sử dụng các biện pháp và thiết bị giảm thiểu ô nhiễm đối với bụi đã được đầu tư như trình bày tại Mục III.2.2.
III.2.2 Các biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải
III.2.2.1 Giảm thiểu bụi, khí thải tại khu vực MBSCN, kho than sự cố và tuyến đường vận tải
Công ty đã đầu tư 01 xe téc tưới đường với hai cầu tưới nước dập bụi do Trung Quốc sản xuất Xe có dải phun nước rộng từ 8 m ÷13 m, dung tích chứa 10,5 m 3 , lưu lượng bơm 60 m 3 /h để phục vụ công tác tưới nước dập bụi các tuyến đường vận chuyển của Công ty.
2) Máy phun sương cao áp
Công ty đã thực hiện lắp đặt 02 hệ thống phun sương cao áp khu vực mặt bằng kho than sự cố nhằm giảm thiểu bụi trong quá trình sản xuất của Công ty phát tán ra môi trường xung quanh, cải thiện điều kiện làm việc và đảm bảo sức khỏe cho CBCNV trong khu vực sản xuất. Đơn vị thi công xây lắp: Liên danh Công ty CP đầu tư và thương mại Phú Đông và Công ty XP cơ khí Uông Bí.
Bảng 3.12 Các thiết bị của máy phun sương cao áp
TT Hạng mục/ Thiết bị Đặc tính kỹ thuật
1 Trạm phun sương dạng tháp
Góc quay: 359 o , tốc độ: 2 vòng/phút; Độ xa bao phủ: 45 m ÷ 60 m;
Lưu lượng: Q = 2,5 m 3 /h ÷ 5,5 m 3 /h; Công suất động cơ: P = 18,5 kW,
Công suất P = 7,5 kW; Điện áp U = 380V, f = 50Hz;
Hình 3.13 Máy phun sương cao áp tại kho than sự cố (Ảnh: Mai Anh)
3) Giảm thiểu bụi, khí thải trong lò
Phương pháp áp dụng để xử lý khí bụi thải trong lò vẫn chủ yếu là đảm bảo tốt chế độ thông gió mỏ trong hầm lò Gió sạch từ bên ngoài qua quạt gió đưa vào các đường lò, gương lò chợ khai thác Hàng tháng, hàng quý Công ty lập kế hoạch thông gió cho từng giai đoạn của mỏ Hệ thống quan trắc khí mỏ tập trung tự động thường xuyên đo đạc kiểm tra lưu lượng gió tại nút gió, tại nơi sản xuất.
Do mỏ xếp loại II-III về khí CH4 nên áp dụng phương pháp thông gió hút.
Số lượng quạt gió là 04 quạt, trong đó: 02 quạt dự phòng và 02 quạt gió chính làm việc liên hợp (tại cửa rãnh gió +32 là 02 quạt và cửa lò rãnh gió +112,5 là
02 quạt) Gió sạch được hút từ cửa lò giếng chính, 02 cửa lò giếng phụ tại mức +32 vào lò Sau khi đi qua các lò, lò xuyên vỉa, lò dọc vỉa vận tải đến lò chợ. Gió bẩn, theo đường lò dọc vỉa thông gió ra ngoài qua trạm quạt (quạt có khả năng tự đảo chiều) Trong đường lò có thiết kế các cửa gió tự động nhằm điều chỉnh lưu lượng gió theo yêu cầu Để đáp ứng lưu lượng gió theo tính toán, khi đào lò hoặc các vị trí gió bị tổn thất lớn tiến hành sử dụng quạt cục bộ để thông gió Thông số kỹ thuật của quạt gió như sau:
Loại quạt: 2K56-No30; Đường kính bánh công tác: 300 mm;
Lưu lượng trong vùng làm việc: 60-270 m 3 /s;
Tốc độ vòng quay 750 vòng/phút;
Hạ áp vùng làm việc: H-520 kG/m 2 ,
Công suất động cơ: 1.250 kW; Điện áp: 6kV;
Tự đảo chiều. Đơn vị thi công, lắp đặt: Công ty Than Khe Chàm - TKV tự thực hiện.
4) Dập bụi trong lò Đường ống nước được bố trí dọc theo đường lò vừa để dập bụi, vừa để phòng cháy chữa cháy trong lò Chiều dài ống phát triển theo tiến độ sản xuất. Đơn vị thi công, lắp đặt: Công ty Than Khe Chàm - TKV tự thực hiện.
Các xe vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, đất đá thải luôn được che phủ kín, tải đúng tải trọng và quây bạt theo yêu cầu đảm bảo không để rơi vãi đất đá, phát tán bụi làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh Bên cạnh đó, xe được rửa sạch trước khi ra ngoài ranh giới mỏ.
Trồng bổ sung thay thế cây xanh trong trường hợp các cây cũ héo, chết.
CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG
III.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt
Theo Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2021 của Công ty Than Khe Chàm - TKV, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh năm 2021 là 784.650 kg/năm tương ứng 2.150 kg/ngày Các loại chất thải bao gồm: các loại bao bì, vỏ lon, giấy vụn, túi nhựa, thức ăn thừa Công ty đã trang bị 30 thùng thu gom dung tích 90 L.
Năm 2021, Công ty Than Khe Chàm - TKV đã ký hợp đồng với Công ty
Cổ phần Môi trường Tuấn Đạt để thu gom, vận chuyển và xử lý toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh Vận chuyển rác thải sinh hoạt phát sinh với tần suất 01 chuyến/ngày; mỗi chuyến (dung tích 400 L/chuyến).
Hình 3.14 Bố trí thùng rác tại các khu vực thường xuyên phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (Ảnh: Bạc Cẩm Phương)
III.3.2 Chất thải rắn công nghiệp thông thường
Chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh của Dự án bao gồm: đất đá thải và các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường khác (săm lốp ô tô thải, băng tải cao su thải, sắt thép phế liệu thải).
III.3.2.1 Đất đá thải Đất đá thải của Dự án được đổ thải tại bãi thải Bàng Nâu (do Công ty CP Than Cao Sơn - TKV quản lý) và bãi thải khu Trung tâm (do Công ty Than Khe Chàm - TKV) quản lý Hiện nay, Công ty đang đổ thải tại bãi thải Bàng Nâu. Công ty Than Khe Chàm - TKV và Công ty CP Than Cao Sơn - TKV sẽ ký biên bản làm việc để bố trí vị trí đổ thải đất đá của dự án “Khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm III (điều chỉnh)” tại bãi thải Bàng Nâu cho năm 2022-2024 Công ty Than Khe Chàm - TKV sẽ tiến hành đổ thải tại bãi thải khu Trung tâm từ năm 2023-
2040 Tổng khối lượng đổ thải của Dự án tại bãi thải khu Trung tâm từ năm
2025 - 2040 là 3.431.700 m 3 (tương ứng khối lượng đổ thải trung bình hàng năm là 190.650 m 3 /năm).
Bảng 3.13 Bảng tổng hợp các thông số bãi thải khu Trung tâm
STT Thông số Đơn vị Giá trị
2 Góc nghiêng sườn tầng thải độ 30
3 Chiều rộng mặt tầng thải khi kết thúc m 10
8 Diện tích đổ thải ha 34,11
9 Thời gian đổ thải - năm 2023-2040
10 Cốt cao đỉnh bãi thải m +113,5
12 Chiều rộng mặt mương thoát nước m 3
(Công trình lập thiết kế bãi thải tại khu vực bãi thải Trung tâm, 2022) III.3.2.2 Chất thải rắn công nghiệp thông thường khác
Chất thải rắn công nghiệp thông thường của mỏ gồm: săm lốp ô tô, sắt thép phế thải… Theo Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2021 của Công ty Than Khe Chàm - TKV, khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trong năm là 22.530 kg/năm Lượng chất thải phát sinh được thu gom lưu giữ và định kỳ Hiện tại, Công ty đã thuê đơn vị chức năng để thu gom vận chuyển xử lý theo đúng quy định.
CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CTNH
Tất cả CTNH phát sinh tại Công ty Than Khe Chàm - TKV được thu gom, phân loại và quản lý theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Công ty đã đăng ký Sổ chủ nguồn thải CTNH mã số 22.000.031.T do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh cấp lần 4 vào ngày 22/8/2014 và thực hiện thu gom, thuê đơn vị có chức năng xử lý theo quy định.
CTNH phát sinh từ sản xuất của mỏ tương đối nhiều, nguồn phát sinh từ quá trình vệ sinh, sửa chữa các trang thiết bị mỏ Thành phần chủ yếu: bao bì cứng thải bằng kim loại, lõi lọc dầu đã qua sử dụng, bùn đất nạo vét có thành phần nguy hại, mùn cưa thải lẫn dầu, phoi từ quá trình gia công tạo hình, dầu thải, phế thải khác có chứa thành phần nguy hại, Lượng chất thải rắn nguy hại ước tính theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong khai thác than hầm lò và sàng than và được phân loại theo quy định của pháp luật, theo thực tế sản xuất của mỏ than Khe Chàm III.
Thống kê khối lượng, chủng loại CTNH phát sinh của Dự án được trình bày tại Bảng 3.14.
Bảng 3.14 Danh mục thống kê các loại CTNH phát sinh của Dự án
STT Tên CTNH Mã CTNH
1 Bao bì cứng thải bằng kim loại (vỏ phuy dầu) 18 01 02 3.366
2 Lõi lọc dầu đã qua sử dụng 15 01 02 2.880
3 Giẻ lau dính dầu mỡ thải 18 02 01 141
5 Bùn đất nạo vét có thành phần nguy hại 11 05 02 18.210
6 Mùn cưa thải lẫn dầu 09 01 01 12.090
7 Phoi từ quá trình gia công tạo hình 07 03 11 17.640
8 Hộp mực in thải có các thành phần nguy hại 08 02 04 16
10 Các chi tiết bộ phận của phanh đã qua sử dụng có chứa amiăng 15 01 06 16
11 Các thiết bị, linh kiện điện tử thải 16 01 13 2.620
12 Bóng đèn huỳnh quang thải và các loại thủy tinh hoạt tính thải 16 01 06 68
13 Phế thải kim loại thải lẫn dầu 11 04 02 327
14 Phế thải khác có chứa thành phần nguy hại 19 12 03 151.164
(Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2021 của Công ty Than Khe Chàm -
Công ty đã xây dựng 01 nhà kho chứa CTNH tập trung và định kỳ vận chuyển đi xử lý Kho chứa CTNH có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt, mặt sàn trong khu vực lưu giữ CTNH được thiết kế để tránh nước chảy tràn từ bên ngoài vào Kho lưu giữ CTNH có biển báo cảnh báo và có phương án đảm bảo phòng chống cháy nổ theo đúng quy định Trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy tại kho lưu chứa CTNH (gồm các bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa) được bố trí theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy.
Thiết bị lưu chứa CTNH: CTNH được lưu chứa tại các thùng bằng nhựa cứng, thép, có khả năng chống được sự ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hoá học với CTNH chứa bên trong Có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo TCVN 6707:2009 CTNH - Dấu hiệu cảnh báo; được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu Có từng thùng chứa riêng cho từng loại CTNH hoặc nhóm CTNH có cùng tính chất để cách ly với các loại hoặc nhóm CTNH khác có khả năng phản ứng hoá học với nhau Bố trí các thùng có nắp đậy để chứa các CTNH khác nhau.
Hình 3.15 Kho chứa CTNH khu vực Dự án (Ảnh: Bạc Cẩm Phương)
Vị trí kho chứa CTNH: Chủ dự án đã xây dựng 01 kho chứa CTNH tại MBSCN +25.
Quy mô, thông số kỹ thuật kho CTNH được trình bày trong Bảng 3.15.
Bảng 3.15 Thông số kỹ thuật kho CTNH
STT Hạng mục Thông số kỹ thuật
1 Kho chứa CTNH tại kho vật tư trung tâm
Diện tích xây dựng kho: 205,2m 2 Kích thước dài x rộng x cao = 17,1m x 12m x 4,5m Chiều cao mái là 6,9m.
Kho gồm 03 khu vực xây ngăn cách nhau:
01 khu vực để dầu nhớt thải và giẻ lau nhiễm dầu diện tích 68,4 m 2 ; 01 khu vực
STT Hạng mục Thông số kỹ thuật để thùng phuy chứa dầu diện tích 68,4 m 2 và 01 khu vực để ống tuy ô thủy lực diện tích 34,2 m 2
Kho có kết cấu: mái lợp tôn vỉ kèo thép 12m, tường bằng gạch dày 220mm, móng cột đúc bê tông cốt thép mác 200 cột thép.
Bố trí 02 rãnh thu dầu bằng gạch chỉ với vữa xi măng mác 200, dài 17,7m và 04 hố thu dầu kích thước dài x rộng x cao là 1,32 m x 1,32 m x 1,01 m Các rãnh thu dầu đều có lắp tấm đan.
Hàng năm, Công ty đã ký hợp đồng với Công ty TNHH 1TV Môi trường -TKV về việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH.
CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG
Ồn, rung phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu do hoạt động của thiết bị máy móc, phương tiện giao thông thực hiện trên mặt bằng mỏ và trên các tuyến đường vận tải đất đá thải.
Các giảm thiểu tác động của tiếng ồn bao gồm: Điều tiết các phương tiện, máy móc, thiết bị phù hợp tránh làm việc đồng thời trong thời gian dài sẽ giảm được mức ồn do tác động cộng hưởng;
Thực hiện đầy đủ công tác quy trình đầu ca, kiểm tra siết chặt các bu lông, đai ốc nhằm hạn chế độ rung tiếng ồn của các bộ phận truyền động.
Thường xuyên san gạt cải tạo mặt đường liên lạc, vận chuyển nhằm hạn chế độ rung, tiếng ồn do các thiết bị vận tải gây ra.
Trồng cây bổ sung tại khu vực Dự án (thay thế các cây đã héo, hỏng) nhằm giảm thiểu tác động của bụi và tiếng ồn ảnh hưởng tới người lao động và tới các khu vực lân cận.
Phối hợp với các mỏ xung quanh Dự án thống nhất thời gian nổ mìn để tránh tác động cộng hưởng do nổ mìn Thực hiện nghiêm túc các thông số và quy định kỹ thuật theo hộ chiếu nổ mìn để hạn chế tác động do nổ mìn.
PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
III.6.1 Nhận diện các sự cố môi trường có khả năng xảy ra
III.6.1.1 Giai đoạn vận hành thử nghiệm
1) Sự cố môi trường đối với nước thải
Sự cố môi trường đối với nước thải có khả năng phát sinh trong giai đoạn này bao gồm: sự cố tràn bể điều lượng trạm XLNT cửa lò +25 Khe Chàm, sự cố tràn bể đầu vào của trạm XLNT sinh hoạt số 01, trạm XLNT sinh hoạt số 02 và sự cố dừng tạm thời hoạt động của trạm XLNT cửa lò +25 Khe Chàm, trạm XLNT sinh hoạt số 01, trạm XLNT sinh hoạt số 02.
2) Sự cố môi trường đối với bụi
Sự cố môi trường đối với bụi và khí thải có khả năng phát sinh bao gồm: sự cố tạm dừng hoạt động của hệ thống xử lý khí thải nồi hơi, hoạt động của thiết bị mỏ, phương tiện vận chuyển và sự cố môi trường đối với khí thải độc hại do cháy các kho CTNH Tuy nhiên, đối với hệ thống xử lý bụi và khí thải, Công ty thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc định kỳ và có phương án thay thế, sữa chữa thiết bị nếu hỏng hóc/xuống cấp; bụi phát sinh do hoạt động của thiết bị mỏ, phương tiện vận chuyển với quy mô phạm vi nhỏ, phát tán ngay và không gây tác động nghiêm trọng đến môi trường xung quanh Bên cạnh đó, Chủ dự án đã thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tại nguồn, không cho lượng bụi này phát tán ra ngoài khu vực Dự án Như vậy, sự cố môi trường đối với bụi khả năng rất thấp có thể xảy ra tuy nhiên Dự án vẫn có khả năng xảy ra sự cố môi trường đối với khí thải độc hại do cháy các kho CTNH.
3) Sự cố môi trường khác
Các sự cố môi trường khác có khả năng phát sinh trong giai đoạn vận hành thử nghiệm của Dự án bao gồm: sự cố sạt lở bãi thải và sự cố ngập lụt mỏ do mưa, bão hoặc thời tiết cực đoan.
III.6.1.2 Giai đoạn Dự án đi vào vận hành
Trong giai đoạn vận hành của Dự án, các sự cố môi trường có thể xảy ra tương ứng với các sự cố môi trường trong giai đoạn vận hành thử nghiệm (theo Mục III.6.1.1) Như vậy, các sự cố môi trường trong giai đoạn Dự án đi vào vận hành bao gồm:
1) Sự cố môi trường đối với nước thải. a) Sự cố tràn bể điều lượng trạm XLNT cửa lò +25 Khe Chàm. b) Sự cố dừng tạm thời hoạt động của trạm XLNT cửa lò +25 Khe Chàm.
2) Sự cố môi trường đối với bụi, khí thải. a) Sự cố môi trường đối với khí thải độc hại do cháy kho CTNH. b) Sự cố tạm dừng hoạt động của hệ thống khí thải nồi hơi.
III.6.2 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
III.6.2.1 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tràn bể điều lượng trạm XLNT cửa lò +25 Khe Chàm
Trạm XLNT cửa lò +25 Khe Chàm do Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV quản lý và vận hành, việc xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường không thuộc trách nhiệm của Công ty.
Khi lượng nước thải mỏ phát sinh đưa về trạm XLNT tăng cao hoặc mưa bão dài ngày sẽ dẫn đến nguy cơ tràn bể điều lượng của Trạm Công ty TNHH
MTV Môi trường - TKV đã xây dựng lồng ghép phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn bể điều lượng trong kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của Trạm.
Theo nội dung phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố của trạm XLNT cửa lò +25 Khe Chàm, không quy định cụ thể trách nhiệm của Công ty khi sự cố xảy ra Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố Công ty sẽ phối hợp với Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV để xử lý.
III.6.2.2 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường dừng tạm thời hoạt động của trạm XLNT cửa lò +25 Khe Chàm
Sự cố trạm XLNT ngừng hoạt động tạm thời có thể xảy ra do cháy nổ hoặc hỏng hóc trang thiết bị của Trạm.
Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của Trạm đã nhận diện và đưa ra quy trình ứng phó khi sự cố cháy nổ xảy ra có thể gây dừng tạm thời hoạt động của trạm XLNT Các trang thiết bị, dụng cụ phòng chống cháy nổ bao gồm: bình cứu hỏa, chăn chiên chữa cháy, găng tay cách điện, ủng cách điện, xô cứu hỏa, xẻng cứu hỏa, thùng đựng cát chữa cháy, thang cứu hỏa, cầu liêm, bể cát, bể nước Hàng năm, Công ty tổ chức tập huấn, diễn tập phòng cháy chữa cháy tại cơ sở. Đối với sự cố do hỏng hóc thiết bị đã được nhận diện tuy nhiên chưa xây dựng phương án và tình huống ứng phó Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV cần bổ sung nội dung này trong phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của Trạm.
III.6.2.3 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khi trạm XLNT sinh hoạt tạm thời dừng hoạt động
Công ty Than Khe Chàm - TKV đã xây dựng 02 trạm XLNT sinh hoạt có tổng công suất là 650 m 3 /ngày.đêm Hiện công suất thực tế sử dụng trung bình khoảng 215 m 3 /ngày.đêm, nhỏ hơn công suất của mỗi Trạm) Khi 01 Trạm gặp sự cố dừng hoạt động, Công ty sẽ sử dụng Trạm còn lại để xử lý luân phiên, thay thế trong thời gian sửa chữa.
III.6.2.4 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do CTNH
Trong giai đoạn vận hành của Dự án có thể phát sinh sự cố môi trường đối với CTNH Hiện nay, Công ty thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, treo biển cảnh báo CTNH, tính chất của loại CTNH như dễ cháy, dễ nổ, độc hại và làm ô nhiễm môi trường Luôn vệ sinh kho tàng sạch sẽ, khô ráo, kiểm tra các nhãn mác, bao bì, thùng chứa nếu không đảm bảo an toàn hoặc có hiện tượng rò rỉ phải báo cáo lãnh đạo Công ty và các phòng ban chức năng để có biện pháp thay thế, xử lý kịp thời.
Trong kho trang bị đầy đủ các thiết bị phòng chống cháy nổ Không mang các vật dụng kích thích hoặc dễ cháy nổ đến gần kho chứa hoặc nơi để CTNH.Đối với sự cố về hóa chất, Công ty Than Khe Chàm - TKV cũng đã xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và được Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh xác nhận tại Văn bản số 1902/XN-SCT ngày 17/9/2014 (chi tiết xem phụ lục đính kèm).
Biện pháp khắc phục hậu quả sự cố do CTNH gây ra:
Khoanh vùng nơi có CTNH, nếu cháy phải tiến hành khẩn trương các biện pháp dập lửa như:
Sử dụng bình cứu hoả dập lửa theo đúng quy trình PCCC đã được các phòng ban An toàn, Bảo vệ quân sự huấn luyện;
Sử dụng cát dập lửa;
Dùng bao bằng sợi gai, sợi bông, sợi đay, chăn bông, chăn len, chăn dạ làm ẩm trùm lên đám cháy;
Nếu đổ, chảy tràn, loang trên mặt bằng Công ty phải khẩn trương ngăn không cho tiếp xúc với nước, dùng mùn cưa hoặc bao bằng sợi gai, sợi bông, sợi đay, chăn bông, chăn len, chăn dạ khô thấm, chặn lại, lau sạch vết loang (nếu trên nền bê tông, đường bê tông), đào hót chỗ đất bị ngấm dầu thải, dung môi (nếu trên mặt đất mềm hoặc xít) Kiểm tra mức độ bị hại của vùng bị CTNH làm ô nhiễm, nếu có ảnh hưởng nặng nề cần tẩy rửa và làm sạch môi trường, tuyệt đối không để CTNH ảnh hưởng phát tán ra môi trường.
CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÁC
III.7.1 Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái
Trong các quá trình xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ cho sản xuất mỏ đều hạn chế tối đa việc làm mất thảm thực vật xung quanh và tránh xảy ra hiện tượng chai cằn và phong hóa đất Hàng năm, Công ty đều phát động phong trào trồng cây nhân dịp đầu Xuân và các Ngày Môi trường thế giới Cây được trồng chủ yếu là cây bóng mát và cây cảnh khu văn phòng, mặt bằng, xưởng, trạm hoặc được trồng trên các bãi thải quanh khai trưởng mỏ.
Tổng diện tích trồng cây đã trồng là 27.520 cây các loại, tương đương với
11 ha cây được trồng, cụ thể:
Năm 2012, Công ty Than Khe Chàm - TKV đã trồng 15.000 cây keo, chiều cao cây từ 0,7 m - 0,9 m, tổng giá trị là 174.207.000 đồng.
Năm 2014, Công ty đã trồng bổ sung 2.100 cây keo, chiều cao cây từ 0,7 m
- 0,9 m, tổng giá trị là 10.972.500 đồng.
Năm 2015, Công ty đã trồng 920 cây phi lao, đường kính gốc cây khoảng 3 cm, chiều cao câu từ 1,5 m - 2 m, tổng giá trị là 126.800.000 đồng.
Năm 2016, Công ty trồng cây trên các bãi thải, đường vận chuyển, tổng số cây đã trồng khoảng 6.000 cây bóng mát (gồm xà cừ, keo, thông) trên bãi thải moong 21, đường vận chuyển.
Năm 2017, Công ty trồng cây trên các bãi thải, đường vận chuyển, tổng số cây Công ty đã trồng khoảng 3.500 cây phi lao, cao 1,5 m, tổng giá trị 311.384.000 đồng.
Năm 2018, Công ty trồng cây trên các bãi thải, khu vực văn phòng, tổng số cây Công ty đã trồng khoảng 1.021 cây các loại, tổng giá trị 195.000.000 đồng.
Năm 2019, Công ty trồng 30 cây các loại tại MBSCN +25, tổng giá trị 184.580.000 đồng.
Bên cạnh đó, Công ty còn kiểm soát chặt chẽ việc thải bỏ chất thải rắn Hạn chế dầu mỡ từ các thiết bị, máy móc, để trách nước mưa cuốn trôi ra khu vực xung quanh mà chưa qua xử lý Dẫn nước mưa chảy theo hướng nhất định vào các công trình, hệ thống thu gom đã xây dựng trên mặt bằng để không chảy tràn lan làm ô nhiễm trên diện rộng. Định kỳ san lấp hệ thống khe nứt và vùng sụt lún trên mặt mỏ, khơi thông rãnh đỉnh hướng dòng nước ra ngoài phạm vi khai trường Các đường lò thông lên mặt đất có thiết kế mái che mưa Hầm bơm trung tâm và hệ thống đường lò chứa nước được thiết kế theo quy phạm an toàn ở mức cao nhất, có cửa phòng chống bục nước.
Hình 3.17 Trồng cây xanh khu vực bãi thải (Ảnh: Mai Anh)
III.7.2 Nâng cao nhận thức và năng lực bảo vệ môi trường
Hàng năm, Công ty sử dụng quỹ môi trường vào các hoạt động bảo vệ môi trường như:
Công ty mở các lớp đào tạo huấn luyện về công tác bảo vệ môi trường và tham gia, phát động những chương trình hành động thiết thực về môi trường. Đồng thời, Công ty thiết kế lắp đặt các pano, khẩu hiệu bảo vệ môi trường tại các vị trí dễ thấy như trên đường vào lò, mặt bằng cửa lò để người lao động làm việc tại mỏ có ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, khen thưởng tập thể cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ môi trường.
Ngoài các công trình cải thiện môi trường cho người lao động, Công ty còn hưởng ứng tích cực Ngày Môi trường thế giới, hưởng ứng phong trào “Làm cho thế giới sạch hơn” Tuyên truyền cho CBCNV hiểu rõ được tác hại khi môi trường bị ô nhiễm Đến nay, người lao động trong Công ty không còn những hành động vứt rác bừa bãi, do Công ty đã cho đặt các thùng rác trong khu vực làm việc và có người thu dọn thường xuyên Công ty còn chú trọng xây dựng tác phong công nghiệp, xây dựng văn minh công sở, có ý thức tuyệt đối với công tác bảo vệ môi trường Tại các khu nhà nhận lệnh, khu văn phòng và khu tập thể đều được nâng cấp, có đội ngũ vệ sinh hàng ngày.
Cùng với các giải pháp về sản xuất, Công ty đang tiếp tục triển khai tốt việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, trong đó: coi trọng tiêu chí về môi trường sinh thái xanh - sạch - đẹp, môi trường sống, làm việc lành mạnh Tiếp tục làm tốt công tác môi trường xanh - sạch - đẹp, văn minh; xây dựng các mỏ như công viên, tiến tới du lịch sinh thái mỏ…
Công ty Than Khe Chàm - TKV đã thực hiện ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường theo Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt (nộp tiền vào ngân sách nhà nước tại Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh) với tổng số tiền ký quỹ phục hồi môi trường cho Dự án tới năm 2022 là 9.890.051.253 đồng Chủ dự án sẽ tiếp tục ký quỹ theo cam kết tại Chương IV Báo cáo này. III.7.3 Hệ thống giám sát khí mỏ tự động
Dự án đầu tư trạm giám sát người ra vào mỏ, camera được lắp đặt tại các vị trí trọng điểm, nhạy cảm và hình ảnh sẽ truyền trực tiếp về trung tâm điều hành sản xuất của Công ty thông qua công nghệ truyền hình internet, có thể xác định được vị trí làm việc của từng công nhân 24/24 giờ, giúp cho cứu hộ, cứu nạn kịp thời khi xảy ra Công ty đã lắp đặt hệ thống giám sát khí mỏ tập trung, tự động để đo và cảnh báo các thông số khí CH4, CO, CO2, tốc độ gió, nhiệt độ, … trong hầm lò Số đầu đo của toàn hệ thống là 32 đầu (trong đó: 28 đầu làm việc; 4 đầu dự phòng) Đầu đo gió có 03 đầu, hai đầu làm việc, 01 đầu dự phòng Hệ thống sẽ báo động khi một thông số nào đó vượt ngưỡng nguy hiểm đặt trước (bằng âm thanh và đèn nháy), đồng thời sẽ thực hiện cắt điện tại khi vực nguy hiểm.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống cảnh báo khí mê tan: Đầu đo CX - 1 được nối với bộ biến đổi KX - 1 bằng cáp nối riêng Bộ biến đổi được nối với tủ chỉ thị CTT 63/40 UP bằng cáp nhánh và cáp trục, đồng thời nối với máy điều khiển cắt điện Định kì 4 phút một lần tủ chỉ thị gửi tín hiệu mở kênh tới bộ biến đổi Sau khi nhận được tín hiệu, mới cấp nguồn cho đầu đo nồng độ mê tan rồi gửi kết quả về bộ biến đổi Bộ này biến đổi tín hiệu đô từ dạng dòng sang dạng tần số rồi truyền kết quả ra tủ chỉ thị ngoài mặt bằng Tủ này xử lý và so sánh với ngưỡng đã đặt cho đầu đo tại vị trí cụ thể, đồng thời đo kết quả diễn biến nồng độ mê tan trên băng giấy của máy ghi Trong trường hợp giá trị đo được vượt ngưỡng cho phép, tủ chỉ thị sẽ phát tín hiệu báo động bằng âm thanh và đèn báo, đồng thời máy điều khiển cắt điện nhận tín hiệu từ bộ biến đổi để khống chế máy cắt điện lực tại khu vực giám sát.
Tần suất kiểm soát khí cháy nổ là 24/24 giờ Giải pháp xử lý khí cháy nổ vượt ngưỡng giới hạn cho phép là thông gió tích cực.
Máy điều khiển cắt điện khu vực
Hình 3.18 Sơ đồ hệ thống cảnh báo khí mê tan (Thanh Nam, 2017)
BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NGUỒN NƯỚC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI KHI CÓ HOẠT ĐỘNG XẢ NƯỚC THẢI VÀO CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Dự án không có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi.
KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ, KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
III.9.1 Hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt
III.9.1.1 Giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường Đối với MBSCN, mặt bằng kho mìn, mặt bằng giếng gió và mặt bằng kho than sự cố: tháo dỡ các công trình trên MBSCN, mặt bằng giếng gió, mặt bằng kho than, hệ thống cung cấp điện, nước; san gạt đất đá, trồng phi lao mật độ 2.500 cây/ha trên toàn bộ mặt bằng đã tháo dỡ; nạo vét hệ thống rãnh thoát nước xung quanh mặt bằng; xây dựng hàng rào và đê chắn xung quanh moong 21; trồng phi lao mật độ 5.000 cây/ha trên mặt đê chắn. Đối với các cửa lò, cửa giếng: xây dựng 02 tường chắn trong lò bằng kết cấu bê tông mác 100, tường chắn thứ nhất được bố trí ở chiều sâu không nhỏ hơn 10 lần chiều cao lò, tường chắn thứ hai xây cách cửa lò 10 m với chiều dày trung bình thân tường chắn là 1,1 m, móng tường chắn là 2,9 m và tường chắn thứ ba tại miệng các cửa lò, cửa giếng; chèn lấp cửa lò bằng vật liệu không cháy; lắp đặt hàng rào và biển cảnh báo xung quanh khu vực cửa lò; lắp đặt 01 ống thoát khí và 01 ống thoát nước d = 219 mm để thông khí cho các đường lò; cải tạo sụt lún bề mặt; nạo vét rãnh thoát nước xung quanh mặt bằng cửa lò. Đối với khu vực bãi thải: san gạt, trồng cây phi lao mật độ 2.500 cây/ha trên toàn bộ diện tích bãi thải; nạo vét rãnh thoát nước dọc chân tầng bãi thải, mương thu nước dưới chân bãi thải; gia cố dốc nước sườn tầng bãi thải và đê chắn chân bãi thải. Đối với tuyến đường vận tải: trồng cây phi lao phủ xanh toàn bộ tuyến đường vận tải nội bộ giữa mặt bằng các cửa lò và tuyến đường từ mặt bằng cửa lò đến MBSCN và mặt bằng kho than sự cố; nạo vét rãnh thoát nước hai bên lề tuyến đường vận tải; tu sửa tuyến đường vận tải.
Tủ chỉ thị ngoài mặt bằng KX- 1
Bộ bi ến đổi Đầu đo CH 4
Nạo vét suối Bàng Tẩy đoạn chảy qua khu vực Dự án.
III.9.1.2 Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
Tổng kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường là 23.158.777.253 đồng (bằng chữ: Hai mươi ba tỷ một trăm năm mươi tám triệu bảy trăm bảy mươi bảy nghìn hai trăm năm mươi ba đồng).
Tổng số tiền mà Công ty đã ký quỹ đến nay là 9.890.051.253 đồng, số tiền còn lại Công ty phải ký quỹ tiếp là 13.268.726.000 đồng (bằng chữ: Mười ba tỷ hai trăm sáu mươi tám triệu bảy trăm hai mươi sáu nghìn đồng).
Bảng 3.16 Tổng số tiền đã ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường
STT Năm Số tiền (đồng) Giấy xác nhận
6 2017 1.230.490.000 Số 79/QBVMT ngày 10/02/2017 và số
9 2020 257.762.384 Số 75/QBVMT&PTĐ-GXN ngày
10 2021 266.912.948 Số 41/QBVMT&PTĐ-GXN ngày
11 2022 271.877.529 Số 46/QBVMT&PTĐ-GXN ngày
Số lần ký quỹ: Dự án có tuổi thọ đến năm 2040 Do đó, số năm còn lại của
Dự án là 19 năm nên Dự án phải ký quỹ nhiều lần, cụ thể như sau:
Số tiền ký quỹ cho mỗi năm còn lại (19 năm): 13.268.726.000/19 698.354.000 đồng (sáu trăm chín mươi tám triệu ba trăm năm mươi tư nghìn đồng).
Số tiền trượt giá hàng năm, sẽ được Công ty tự kê khai, nộp tiền ký quỹ,thông báo cho Quỹ bảo vệ môi trường và phát triển đất tỉnh Quảng Ninh và được Công ty nộp cùng với số tiền ký quỹ hàng năm của Dự án. Đơn vị nhận ký quỹ: Quỹ bảo vệ môi trường và phát triển đất tỉnh Quảng Ninh Số tiền nêu trên chưa bao gồm yếu tố trượt giá cho các năm ký quỹ từ năm 2023.
III.9.2 Kế hoạch, tiến độ thực hiện các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án
Căn cứ vào Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt và tình hình thực tế tại khu vực mỏ, kế hoạch, tiến độ thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường của
Dự án được trình bày tại Bảng 3.17.
Bảng 3.17 Kế hoạch, tiến độ thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án
TT Tên công trình Đơn vị Khối lượng Đơn giá
I Đo vẽ chi tiết bản đồ trên cạn, bản đồ tỷ lệ
1/2000, đường đồng mức 1m, cấp địa hình
100ha 0,56 53.418.153 30.079.762 Đầu tháng thứ 1 năm 2041
II Cải tạo MBSCN Đầu tháng thứ 2 năm 2041
1 Tháo dỡ các công trình trên mặt bằng
- Phá dỡ kết cấu bê tông bằng máy đào 1,25m 3 gắn đầu búa thủy lực m³ 3.496,75 94.924 331.925.427
- Phá dỡ kết cấu gạch bằng máy đào 1,25m 3 gắn đầu búa thủy lực m³ 1.953,68 34.581 67.559.739
- Phá dỡ kết cấu bê tông bằng máy đào 1,25m 3 gắn đầu búa thủy lực m³ 1.268,62 94.924 120.422.460
- Phá dỡ kết cấu gạch bằng máy đào 1,25m 3 gắn đầu búa thủy lực m³ 146,17 34.581 5.054.531
- Phá dỡ nền gạch, xi măng m² 9.838,22 20.740 204.044.683
- Tháo dỡ mái tôn bằng thủ công, chiều cao
- Tháo dỡ kết cấu sắt, thép tấn 60,00 1.638.000 98.280.000
- Đào xúc đá sau nổ mìn lên phương tiện vận chuyển bằng máy đào 2,3m 3 100m³ 67,09 2.510.760 168.437.607
TT Tên công trình Đơn vị Khối lượng Đơn giá
- Vận chuyển vật liệu tháo dỡ bằng ô tô tự đổ
- Vận chuyển vật liệu tháo dỡ bằng ô tô tự đổ
- Thuê đơn vị xử lý chất thải nguy hại tại Cẩm
- San đất mặt bằng bằng máy ủi 110CV 100m³ 359,40 189.128 67.972.488
- Đào đất đổ vào hố trồng cây, đất cấp I 100m³ 18,99 862.038 16.368.640
- Vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ 12 tấn trong phạm vi ≤1.000m, đất cấp I 100m³ 18,99 1.575.623 29.918.393
Vận chuyển đất 5km tiếp theo, cự ly vận chuyển ≤5km bằng ô tô tự đổ 12 tấn, đất cấp
Vận chuyển đất 5km tiếp theo, cự ly vận chuyển ngoài phạm vi 5km bằng ô tô tự đổ
- Trồng và chăm sóc cây phi lao 4 năm ha 11,98 109.198.544 1.308.198.554
- Nạo vét rãnh nước bằng máy đào 0,8m 3 , đất 100m³ 0,26 2.261.966 594.196
TT Tên công trình Đơn vị Khối lượng Đơn giá
Thời gian hoàn thành cấp II
- Vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ 12 tấn trong phạm vi ≤ 1.000m, đất cấp II 100m³ 0,26 1.802.217 473.424
Vận chuyển đất 1km tiếp theo, cự ly vận chuyển ≤ 5km bằng ô tô tự đổ 12 tấn, đất cấp
4 Xây dựng tuyến hàng rào dây thép gai
- Đào móng cột đất cấp III bằng thủ công m 3 58,50 437.849 25.614.167
- Lấp đất bằng thủ công, đất cấp III m 3 17,55 129.050 2.264.828
- Cọc bê tông đúc sẵn 200x200, L=2,6m cọc 468,00 377.000 176.436.000
- Lắp dựng cọc bê tông đúc sẵn cọc 468,00 30.493 14.270.724
- Dây kẽm gai 3,5mm kg 1.042,70 28.000 29.195.600
- Lắp dây kẽm gai vào cột m 10.427,04 4.609 48.058.227
5 Xây dựng đê chắn xung quanh khai trường
- Đào san đất đắp đê bằng máy ủi 110CV 100m 3 126,36 1.456.477 184.040.459
- Đắp đê bằng máy đầm 9 tấn k 100m 3 126,36 929.871 117.498.439
6 Trồng cây xen dầy trên mặt đê chắn xung quanh moong 21
TT Tên công trình Đơn vị Khối lượng Đơn giá
- Đào xúc đất để đắp hoặc đổ ra bãi thải, bãi tập kết, bằng máy đào 2,3m 3 , phạm vi 30m, đất cấp I
- Vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ 12 tấn trong phạm vi ≤ 1000m, đất cấp I 100m³ 3,56 1.575.623 5.610.004
Vận chuyển đất 5km tiếp theo, cự ly vận chuyển ≤ 5km bằng ô tô tự đổ 12 tấn, đất cấp
Vận chuyển đất 4km tiếp theo, cự ly vận chuyển ngoài phạm vi 5km bằng ô tô tự đổ
- Trồng và chăm sóc 4 năm cây phi lao mật độ
III Xây bịt cửa lò, cửa giếng, xử lý sụt lún bề mặt Đầu tháng thứ 5 năm 2041
- Xây mái dốc bằng bê tông mác 100 m³ 678,91 1.366.321 927.608.888
- Đào móng băng, bằng thủ công, rộng ≤3m, sâu ≤1m, đất cấp III m³ 258,07 285.754 73.744.535
- Đào xúc đất để đắp hoặc đổ ra bãi thải, bãi tập kết, bằng máy đào 2,3m 3 , phạm vi 30m, đất cấp II 100m³ 57,48 1.054.342 60.607.589
TT Tên công trình Đơn vị Khối lượng Đơn giá
- Vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ 12 tấn trong phạm vi ≤ 1.000m, đất cấp II 100m³ 57,48 1.802.217 103.598.275
Vận chuyển đất 1km tiếp theo, cự ly vận chuyển ≤ 5km bằng ô tô tự đổ 12 tấn, đất cấp
- Vận chuyển vật liệu bằng thủ công, 10m khởi điểm, đất các loại m³ 5.748,38 20.279 116.571.398
- San đất bằng máy ủi 110CV 100m³ 17,25 189.128 3.261.533
- Lắp đặt ống thông gió tròn, đường kính ống
Lắp đặt ống nhựa PVC, nối bằng phương pháp hàn đoạn ống dài 6m, đường kính ống
2 Xây dựng hàng rào B40 và biển báo
- Mua cột + biển báo cái 6,00 750.000 4.500.000
- Lắp đặt cột và biển báo phản quang, biển vuông 60x60cm cái 6,00 283.112 1.698.673
- Đào móng cột, trụ, hố kiểm tra, bằng thủ công, rộng ≤1m, sâu ≤1m, đất cấp III m³ 47,10 437.849 20.622.688
- Đắp đất nền móng công trình, nền đường bằng thủ công m³ 14,13 129.050 1.823.477
- Bê tông đá dăm sản xuất bằng máy trộn, đổ m³ 5,89 1.154.348 6.799.112
TT Tên công trình Đơn vị Khối lượng Đơn giá
Thời gian hoàn thành bằng thủ công, bê tông lót móng rộng
≤250cm đá 4x6, vữa bê tông XM PCB30 mác 100
Bê tông đá dăm sản xuất bằng máy trộn, đổ bằng thủ công, bê tông móng rộng ≤250cm đá 1x2, vữa bê tông mác 200 m³ 21,34 1.355.185 28.919.646
- Cọc bê tông đúc sẵn 200x200, L=2,6m cọc 92,00 377.000 34.684.000
- Lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn trọng lượng
>50kg bằng cẩu cấu kiện 92,00 34.104 3.137.542
3 Cải tạo khu vực sụt lún bề mặt
- Đào xúc đất san lấp khu vực sụt lún bằng máy đào 2,3m 3 , phạm vi 30m, đất cấp I 100m³ 2,00 862.038 1.724.076
- Vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ 12 tấn trong phạm vi ≤1.000m, đất cấp I 100m³ 2,00 1.575.623 3.151.245
Vận chuyển đất 4km tiếp theo, cự ly vận chuyển ≤5km bằng ô tô tự đổ 12 tấn, đất cấp
Vận chuyển đất 5km tiếp theo, cự ly vận chuyển ngoài phạm vi 5km bằng ô tô tự đổ
TT Tên công trình Đơn vị Khối lượng Đơn giá
- Trồng và chăm sóc cây phi lao 4 năm (mật độ 2.500 cây/ha) ha 0,05 109.198.544 5.459.927
4 Xây dựng rãnh thoát nước mặt bằng cửa lò
- Đào xúc đất bằng máy đào 2,3m 3 100m³ 1,23 862.038 1.055.997
- Vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ 12 tấn trong phạm vi ≤1.000m, đất cấp I 100m³ 1,23 1.575.623 1.930.138
IV Khu vực bãi thải
1 San gạt, trồng cây mặt bằng bãi thải Đầu tháng thứ 8 năm 2041
- San đất bãi thải bằng máy ủi 110CV 100m³ 840,00 189.128 158.867.251
- Đào xúc đất màu đổ vào hố trồng cây 100m³ 44,38 862.038 38.257.255
- Vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ 12 tấn trong phạm vi ≤1.000m, đất cấp I 100m³ 44,38 1.575.623 69.926.127
Vận chuyển đất 4km tiếp theo, cự ly vận chuyển ≤5km bằng ô tô tự đổ 12 tấn, đất cấp
Vận chuyển đất 5km tiếp theo, cự ly vận chuyển ngoài phạm vi 5km bằng ô tô tự đổ
- Trồng và chăm sóc cây phi lao 4 năm ha 28,00 109.198.544 3.057.559.225
TT Tên công trình Đơn vị Khối lượng Đơn giá
- Nạo vét rãnh nước bằng máy đào 0,8m 3 , đất cấp II 100m³ 19,80 2.261.966 44.778.782
- Vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ 12 tấn trong phạm vi ≤1.000m, đất cấp II 100m³ 19,80 1.802.217 35.677.406
Vận chuyển đất 1km tiếp theo, cự ly vận chuyển ≤5km bằng ô tô tự đổ 12 tấn, đất cấp
3 Gia cố dốc nước sườn bãi thải
- Bê tông lót móng đá 4x6 M100 m 3 18,76 1.112.127 20.863.509
- Bê tông tường sản xuất bằng máy trộn, đổ thủ công, đá 2x4 M250 m 3 109,35 1.770.522 193.606.622
- Cốt thép móng 10≤d≤18mm tấn 9,69 21.710.945 210.379.057
- Cốt thép thành bể 10≤d≤18mm tấn 12,93 22.380.410 289.378.701
IV Cải tạo hồ lắng Đầu tháng thứ 11 năm 2041
Giữa tháng thứ 11 năm 2041 (0,5 tháng)
- Đào xúc đất san lấp hồ lắng 100m³ 95,30 862.038 82.152.240
- Vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ 12 tấn trong phạm vi ≤1.000m, đất cấp II 100m³ 95,30 1.802.217 171.751.269
- Vận chuyển đất 1km tiếp theo, cự ly vận 100m³ 95,30 690.322 65.787.729
TT Tên công trình Đơn vị Khối lượng Đơn giá
Thời gian hoàn thành chuyển ≤5km bằng ô tô tự đổ 12 tấn, đất cấp
- San đất bãi thải bằng máy ủi 110CV 100m³ 28,59 189.128 5.407.160
- Trồng và chăm sóc cây phi lao 4 năm ha 0,44 109.198.544 48.047.359
V Nạo vét suối Bàng Tẩy
Cuối tháng thứ 11 năm 2041 (0,5 tháng)
- Nạo vét suối Bàng Tẩy bằng máy đào 0,8m 3 , đất cấp II 100m³ 297,00 2.261.966 671.803.878
- Vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ 12 tấn trong phạm vi ≤1.000m, đất cấp II 100m³ 297,00 1.802.217 535.258.413
Vận chuyển đất 1km tiếp theo, cự ly vận chuyển ≤5km bằng ô tô tự đổ 12 tấn, đất cấp
VI Cải tạo tuyến đường vận tải
- Trồng và chăm sóc cây phi lao 4 năm ha 3,13 109.198.544 341.791.442
- Sửa chữa, gia cố nền đường bằng máy ủi
3 Nạo vét rãnh thoát nước hai bên đường
- Nạo vét rãnh nước bằng máy đào 0,8m 3 , đất cấp II 100m³ 48,52 2.261.966 109.739.277
TT Tên công trình Đơn vị Khối lượng Đơn giá
- Vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ 12 tấn trong phạm vi ≤1.000m, đất cấp II 100m³ 48,52 1.802.217 87.434.552
Vận chuyển đất 1km tiếp theo, cự ly vận chuyển ≤5km bằng ô tô tự đổ 12 tấn, đất cấp
CÁC NỘI DUNG THAY ĐỔI SO VỚI QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐTM
III.10.1 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM
Công ty Than Khe Chàm - TKV tiếp tục sử dụng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của mỏ Bên cạnh đó một số hạng mục được cải tạo, xây mới đã được phê duyệt trong Báo cáo ĐTM, nhằm đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải, bảo vệ môi trường của Dự án, Công ty cũng sẽ thực hiện đầy đủ các nội dung này.
Chi tiết các hạng mục đã được xác nhận hoàn thành, các hạng mục không thay đổi so với Báo cáo ĐTM được thể hiện tại Bảng 3.1.
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI
IV.1.1 Nguồn phát sinh nước thải
IV.1.1.1 Nước thải công nghiệp Đối với nước thải công nghiệp, Chủ dự án đề nghị cấp phép đối với các nguồn nước thải sau:
Nguồn số 01: Nước thải nhiễm dầu sau xử lý qua bể tách dầu của phân xưởng Cơ điện và phân xưởng Cơ khí;
Nguồn số 02: Nước mưa chảy tràn bề mặt kho than sự cố sau xử lý;
Nguồn số 03: Nước thải hầm lò sau xử lý của trạm XLNT cửa lò +25 Khe Chàm.
IV.1.1.2 Nước thải sinh hoạt Đối với nước thải sinh hoạt, Chủ dự án đề nghị cấp phép đối với các nguồn nước thải sau:
Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt sau xử lý của trạm XLNT sinh hoạt (Trạm XLNT sinh hoạt số 01 công suất 150-300 m 3 /ngày.đêm và trạm XLNT sinh hoạt số 02 công suất 350 m 3 /ngày.đêm chung vị trí xả thải).
IV.1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa Đối với nước thải công nghiệp:
Lưu lượng nước thải nhiễm dầu sau xử lý qua bể tách dầu của phân xưởng
Cơ điện và phân xưởng Cơ khí xin cấp phép lớn nhất là 45 m 3 /ngày.đêm.
Lưu lượng nước mưa chảy tràn bề mặt kho than sự cố sau xử lý xin cấp phép lớn nhất là 1.827 m 3 /ngày.đêm (mùa mưa); 0 m 3 /ngày.đêm (mùa khô).
Lưu lượng nước thải hầm lò lớn nhất đưa về trạm XLNT cửa lò +25 Khe Chàm xử lý không vượt 28.800 m 3 /ngày.đêm. Đối với nước thải sinh hoạt:
Lưu lượng nước thải sinh hoạt sau xử lý của trạm XLNT sinh hoạt (của 02 trạm XLNT sinh hoạt số 01 và trạm XLNT sinh hoạt số 02) xin cấp phép lớn nhất là 650 m 3 /ngày.đêm.
Chủ dự án đề nghị cấp phép 04 dòng nước thải: Đối với nước thải công nghiệp:
Nước thải nhiễm dầu sau xử lý qua bể tách dầu của phân xưởng Cơ điện và phân xưởng Cơ khí đạt QCĐP 3:2020/QN (cột B với Kq = 0,9; Kf = 1; KQN 0,95) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là suối Bàng Tẩy, sau đó chảy ra sông Mông Dương.
Nước mưa chảy tràn bề mặt kho than sự cố sau xử lý đạt QCĐP 3:2020/QN (cột B với Kq = 0,9; Kf = 1; KQN = 0,95) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là suối Bàng Tẩy, sau đó chảy ra sông Mông Dương.
Nước thải hầm lò sau xử lý của trạm XLNT cửa lò +25 Khe Chàm sau xử lý đạt QCĐP 3:2020/QN (cột B với K q = 0,9; Kf= 0,8; KQN= 0,95) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là suối Bàng Tẩy, sau đó chảy ra sông Mông Dương Trạm XLNT cửa lò +25 Khe Chàm do Công ty TNHH 1TV Môi trường - TKV quản lý và vận hành. Đối với nước thải sinh hoạt:
Lưu lượng nước thải sinh hoạt sau xử lý của trạm XLNT sinh hoạt (của 02 trạm XLNT sinh hoạt số 01 và trạm XLNT sinh hoạt số 02) đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B với K = 1) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là suối Bàng Tẩy, sau đó chảy ra sông Mông Dương Trạm XLNT sinh hoạt số 01 và trạm XLNT sinh hoạt số 02 do Công ty Than Khe Chàm - TKV quản lý và vận hành.
IV.1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải
Theo Quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh, suối Bàng Tẩy không được quy hoạch làm nguồn cấp nước phục vụ sinh hoạt cho khu vực Hạ lưu của suối Bàng Tẩy là sông Mông Dương Do đó, các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải của Dự án được trình bày tại Bảng 4.1, Bảng 4.2.
Bảng 4.1 Bảng giá trị giới hạn nồng độ các chất ô nhiễm theo dòng nước thải
STT Thông số Đơn vị
6 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 100 85,5 73,1
STT Thông số Đơn vị
20 Tổng dầu mỡ khoáng mg/L 10 8,55 7,31
Tổng phốt pho (tính theo P) mg/L 6 5,13 4,39
STT Thông số Đơn vị
Bảng 4.2 Bảng giá trị giới hạn nồng độ các chất ô nhiễm theo dòng nước thải sinh hoạt
STT Thông số Đơn vị
3 Tổng chất rắn lơ lửng
4 Tổng chất rắn hòa tan mg/L 1.000 1.000
8 Dầu mỡ động, thực vật mg/L 20 20
9 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/L 10 10
IV.1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải
Nguồn tiếp nhận nước thải: Suối Bàng Tẩy, chảy về sông Mông Dương.
Vị trí xả nước thải: Khu 13, phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Tọa độ điểm xả ra suối Bàng Tẩy (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục
Cửa xả nước thải phân xưởng Cơ điện - Cơ khí: X = 2329914; Y = 452901. Cửa xả nước thải kho than: X = 2329615; Y = 452834.
Cửa xả nước thải sinh hoạt: X = 2329735; Y = 452994.
Phương thức xả nước thải: Nước thải sau xử lý được xả tự chảy theo hệ thống rãnh của khu vực, về suối Bàng Tẩy; xả mặt và ven bờ.
Chế độ xả nước thải:
Nước thải chảy tràn kho than: xả khi trời mưa.
Nước thải phân xưởng Cơ điện - Cơ giới: xả không liên tục, xả hàng ngày. Nước thải sinh hoạt: xả liên tục, 24 h/ngày.đêm.
Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 2.050m 3 /ngày.đêm (tương đương 85m 3 /h) (trong đó nước thải sinh hoạt 650m 3 /ngày đêm; nước thải phân xưởng Cơ điện -
Cơ giới 45m 3 /ngày đêm; nước thải chảy tràn kho than 1.827m 3 /ngày đêm).
Thông số và giới hạn nồng độ tối đa chất ô nhiễm được phép xả thải: Thông số và giá trị nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải không vượt quá giới hạn QCĐP 3:2020/QN (cột B với K q = 0,9; K f = 1; K QN = 0,95).
2) Theo Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 62/QĐ-UBND ngày 13/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, vị trí, phương thức xả nước thải vào nguồn nước của trạm XLNT cửa lò +25 Khe Chàm như sau:
Nguồn tiếp nhận nước thải: Suối Bàng Tẩy, chảy về sông Mông Dương.
Vị trí xả nước thải: Khu 13, phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Tọa độ điểm xả ra suối Bàng Tẩy (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục
Phương thức xả nước thải: Nước thải sau xử lý sẽ được dẫn qua kênh dẫn ngầm qua đường và xả vào nguồn tiếp nhận theo phương thức tự chảy, ven bờ. Chế độ xả nước thải:
Mùa mưa: liên tục, 24h/ngày.đêm;
Mùa khô: xả nước thải với thời gian 18h/ngày.đêm.
Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 28.800m 3 /ngày.đêm (tương đương
Thông số và giới hạn nồng độ tối đa chất ô nhiễm được phép xả thải:Thông số và giá trị nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải không vượt quá giới hạn QCĐP 3:2020/QN (cột B với Kq= 0,9; Kf= 0,8; KQN= 0,95).
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI
Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt, Chủ dự án đầu tư hệ thống xử lý khí thải nồi hơi có công suất 5.000m 3 /h vào năm 2023 Do đó, công trình XLNT này sẽ nằm trong phạm vi Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khác sau khi Chủ dự án thực hiện lắp đặt Chủ dự án sẽ đề nghị cấp phép đối với nội dung này sau.
Còn lại các nguồn phát sinh khí thải của Dự án chủ yếu từ các hoạt động của máy móc, thiết bị khai thác, vận chuyển than, vận chuyển đất đá thải, do đó,
Dự án không có các công trình xả khí thải khác Chủ dự án không đề nghị cấp phép đối với nội dung này.
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG
Chủ dự án đề nghị cấp phép đối với 02 nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung như sau:
Nguồn số 01: Tiếng ồn, độ rung phát sinh do hoạt động khoan - nổ mìn, các hoạt động khai thác trong hầm lò.
Nguồn số 02: Tiếng ồn, độ rung phát sinh do hoạt động của thiết bị máy móc, phương tiện giao thông thực hiện trên mặt bằng phục vụ sản xuất của mỏ và trên các tuyến đường vận tải than, đất đá thải.
IV.3.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung
Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung không tập trung, được phân tán ra xung quanh.
IV.3.3 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung
Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung khu vực Dự án được trình bày tại Bảng 4.3.
Bảng 4.3 Bảng giá trị giới hạn tiếng ồn, độ rung khu vực thực hiện Dự án
STT Thông số Đơn vị
QCVN 26:2010/BTNMT (khu vực thông thường)
QCVN 27:2010/BTNMT (khu vực thông thường)
1 Tiếng ồn dBA 70 (từ 6 giờ - 21 giờ) -
2 Độ rung dB - 70 (từ 6 giờ - 21 giờ)
QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA DỰ ÁN
V.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
Công ty dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm cho trạm XLNT sinh hoạt số 02 từ ngày 02/01/2023 đến ngày 02/04/2023 Công suất dự kiến đạt được trong giai đoạn vận hành thử nghiệm của trạm XLNT sinh hoạt số 02 là 350 m 3 /ngày.đêm.
V.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải Để tiến hành quan trắc, phân tích đánh giá hiệu quả xử lý chất thải của trạm XLNT sinh hoạt số 02, Chủ dự án tiến hành lấy mẫu tại 02 giai đoạn: giai đoạn vận hành điều chỉnh hiệu suất và giai đoạn vận hành ổn định.
V.1.2.1 Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý
Bảng 5.1 Thời gian dự kiến lấy mẫu
TT Giai đoạn vận hành Thời gian lấy mẫu Ghi chú
I Giai đoạn vận hành điều chỉnh hiệu suất (75 ngày đầu)
Lẫy mẫu tổ hợp 15 ngày/lần tại 06 vị trí.
II Giai đoạn vận hành ổn định (07 ngày cuối)
Lấy 01 mẫu đơn nước thải đầu vào trong ngày đầu và 01 mẫu đơn nước thải đầu ra trong 07 ngày liên tiếp.
TT Giai đoạn vận hành Thời gian lấy mẫu Ghi chú
V.1.2.2 Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn)
Bảng 5.2 Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu trong 75 ngày đầu
STT Vị trí giám sát Thông số
1 Nước thải đầu vào bể lắng 1 pH, TSS, TDS, dầu mỡ động thực vật, tổng chất hoạt động bề mặt, coliform
2 Nước thải đầu vào bể thiếu khí pH, TSS, TDS, tổng
, PO4 3-, dầu mỡ động thực vật, tổng chất hoạt động bề mặt, coliform
3 Nước thải đầu vào bể hiếu khí pH, BOD5, COD, TSS, tổng N, tổng P,
, S 2- , dầu mỡ động thực vật, tổng chất hoạt động bề mặt, coliform
4 Nước thải đầu vào bể lắng 2 pH, BOD5, COD, TSS, tổng N, tổng P,
NH 4 + , PO 4 3- , S 2- , dầu mỡ động thực vật, tổng chất hoạt động bề mặt, coliform
5 Nước thải đầu vào bể khử trùng pH, TSS, TDS, dầu mỡ động thực vật, tổng chất hoạt động bề mặt, coliform
STT Vị trí giám sát Thông số
Lưu lượng, pH, BOD 5 , COD, TSS, TDS, tổng N, tổng P,
, S 2- dầu mỡ động thực vật, tổng chất hoạt động bề mặt, coliform
Ghi chú: Mẫu quan trắc là mẫu tổ hợp, lấy ở 3 thời điểm đầu, giữa, cuối của ca sản xuất và được trộn đều với nhau.
Bảng 5.3 Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu trong 07 ngày cuối
STT Vị trí giám sát Thông số
1 Nước thải đầu vào Lưu lượng, pH, BOD5,
COD, TSS, TDS, tổng N, tổng P, NH4 +
, S 2- dầu mỡ động thực vật, tổng chất hoạt động bề mặt, coliform
2 Nước thải đầu ra 1 ngày/lần
Ghi chú: Mẫu quan trắc là mẫu đơn.
V.1.2.3 Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch
Tổ chức dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch: Công ty CP Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin (VITE) Công ty VITE đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm và đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường tại Quyết định số2156/QĐ-BTNMT ngày 30/9/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường(VIMCERTS 030) Phòng thí nghiệm của Công ty VITE đã được Văn phòngCông nhận Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận phòng thí nghiệm phù hợp với các yêu cầu của ISO/IEC 17025:2017 (mã sốVILAS 588) tại Quyết định số 489.2021/QĐ-VPCNCL ngày 06/9/2021.
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
V.2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ
Chương trình quan trắc môi trường định kỳ chất thải sẽ được giám sát với tần số, vị trí, thông số giám sát và quy chuẩn tham chiếu được trình bày tại Bảng5.4.
Bảng 5.4 Nội dung chương trình quan trắc định kỳ
STT Tên vị trí Thông số
Nước thải trước xử lý của trạm XLNT sinh hoạt (tại hố thu)
Lưu lượng, mùi, pH, TSS, TDS, BOD5, COD, sunfua,
NO 3 - , NH 4 + , tổng phốt-pho, tổng ni-tơ, PO4 3-, dầu mỡ động thực vật, tổng chất hoạt động bề mặt, tổng coliforms
Nước thải sau xử lý của trạm XLNT sinh hoạt (tại điểm xả thải)
II Nước thải công nghiệp
Nước thải trước xử lý của phân xưởng
Lưu lượng, màu, TSS, pH, BOD5, COD, Hg, Pb, As,
Cd, Cr, Cu, Fe, Mn, dầu mỡ khoáng, sunfua, coliform
Nước thải trước xử lý của phân xưởng
Nước mưa chảy tràn kho than sự cố trước xử lý
Nước mưa chảy tràn kho than sự cố sau xử lý
Nước thải hầm lò sau xử lý của trạm
1 Khí thải sau ống khói nồi hơi
Lưu lượng, SO 2 , CO, NO x , bụi, tiếng ồn, độ rung
STT Tên vị trí Thông số
1 Chất thải rắn thông thường, CTNH
Khối lượng, chủng loại, chứng từ giao nhận chất thải - Thường xuyên 2
Sạt lở, dịch động bề mặt khu vực khai thác
Chấn động rung, sụt lún - 06 tháng/lần
V.2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục
Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: Không có.
KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HÀNG NĂM
Công ty Than Khe Chàm - TKV thực hiện quan trắc môi trường hàng năm với kinh phí dự kiến như Bảng 5.5.
Bảng 5.5 Kinh phí giám sát môi trường giai đoạn vận hành Dự án
STT Hạng mục Đơn vị
Khối lượng (mẫu/năm) Đơn giá (đồng) Thành tiền
12 Tổng chất hoạt động bề mặt mẫu 8 420.000 3.360.000
STT Hạng mục Đơn vị
Khối lượng (mẫu/năm) Đơn giá (đồng) Thành tiền
II Nước thải sản xuất
III Môi trường không khí
Tổng cộng (I+II+III+IV+V) 258.468.000
Ghi chú: Đơn giá lấy theo Thông tư số 240/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập.
Số lượng mẫu tính theo số vị trí lấy mẫu và tần suất lấy mẫu.
CAM KẾT TÍNH CHÍNH XÁC, TRUNG THỰC CỦA HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Chủ dự án xin cam kết trước Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnhQuảng Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đồng thời cam kết thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã nêu trong Chương III; thực hiện đúng các nội dung xin cấp phép đã nêu tại Chương IV và chương trình quan trắc chất thải theo đúng kế hoạch đã đề xuất trong Chương V của Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Bên cạnh đó, tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan theo quy định của pháp luật.
CAM KẾT XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐÁP ỨNG CÁC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÁC CÓ LIÊN QUAN
VI.2.1 Cam kết xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường
Trong quá trình hoạt động, Chủ dự án cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các QCVN, QCĐP liên quan, bao gồm:
Nước thải công nghiệp khu vực phân xưởng Cơ điện - Cơ giới được thu gom qua hệ thống 03 bể tách dầu về hố thu tập trung trước khi từ chảy ra suối Bàng Tẩy Nước thải sau xử lý của bể tách dầu đạt QCĐP 3:2020/QN (cột B với
Nước mưa chảy tràn khu vực kho than sự cố được thu gom qua 02 bể lắng để lắng cặn trước khi thoát ra suối Bàng Tẩy Nước thải sau xử lý của bể lắng đạt QCĐP 3:2020/QN (cột B với Kq = 0,9; Kf = 1; KQN = 0,95).
Nước thải hầm lò được đưa về trạm XLNT cửa lò +25 Khe Chàm công suất 1.200 m 3 /h để xử lý đạt QCĐP 3:2020/QN (cột B với Kq = 0,9; Kf = 0,8; KQN 0,95) trước khi thải ra suối Bàng Tẩy.
Nước thải sinh hoạt được đưa về xử lý tại trạm XLNT sinh hoạt số 01 và số
02, xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (K = 1,0) trước khi thải ra suối Bàng Tẩy.
VI.2.2 Cam kết các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan
Cam kết thực hiện duy tu, bảo trì hệ thống thu gom, thoát nước, các công trình xử lý nước thải theo đúng thiết kế, đảm bảo tiêu thoát nước tốt, có hiệu quả.
Cam kết duy trì sử dụng hệ thống phun sương dập bụi, các xe chuyên dụng phục vụ công tác tưới nước dập bụi tại khu vực sàng tuyển, chế biến than và trên các tuyến đường vận chuyển.
Cam kết giảm thiểu tiếng ồn, độ rung phát sinh do hoạt động vận chuyển và hoạt động sản xuất tại các phân xưởng, mặt bằng sân công nghiệp.
Cam kết thực hiện công tác đổ thải đúng kỹ thuật và phạm vi cho phép đổ thải; nghiêm chỉnh chấp hành công tác quản lý và thu gom chất thải rắn, CTNH.
Cam kết thực hiện kịp thời và có biện pháp xử lý triệt để trường hợp phát sinh sự cố môi trường.
Ngoài ra, thường xuyên tổ chức tuyên truyền toàn bộ cán bộ công nhân viên nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng Vận động tham gia các hoạt động như trồng cây xanh, tổng vệ sinh khu vực.